Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

31.

Phản ánh nào mang tính thụ động, chưa có tính định hướng lựa chọn của vật
chất tác động?
a. Phản ánh lý -hóa
b. Phản ánh sinhhọc
c. Phản ánh tâm lý
d. Phản ánh năng động, sángtạo
32. Hình thức phản ánh nào biểu hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản
xạ?
a. Phản ánh lý -hóa
b. Phản ánh sinhhọc
c. Phản ánh tâmlý
d. Phản ánh năng động, sángtạo
33. Phản ánh năng động, sáng tạo đặc trưng cho dạng vật chấtnào?
a. Vật chất vô sinh
b. Giới tự nhiên hữu sinh
c. Động vật có hệ thần kinh trung ương
d. Bộ óc người
34. Hình thức phản ánh nào chỉ có ở conngười?
a. Phản ánh lý - hóa
b. Phản ánh sinh học
c. Phản ánh tâm lý
d. Phản ánh năng động, sáng tạo
35. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và
ý thức? Chọn đáp án đúng nhất:
a. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan
b. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải phát huy tính năng động chủ
quan của con
người
c. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan,
tôn trọng khách quan; đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của
con
người
d. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tùy vào mỗi tình huống cụ thể
mà nhận
thức và hành động
36. Thế nào là tính khách quan của sự phát triển?
a. Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng
b. Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
c. Đó là việc giải quyết mâu thuẫn tồn tại khách quan trong chính sự vật quy
định sự vận động, phát triển của sự vật
d. Các phương án được nêu đều đúng
d. Quá trình phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của con người
37. Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm nguyên nhân: “Phạm trù
nguyên nhân dùng để chỉ…....giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau để từ đó tạo ra…....”.
a. Sự tác động lẫn nhau - sự biến đổi nhất định
b. Sự liên hệ lẫn nhau - một sự vật mới
c. Sự tương tác - một sự vật mới
d. Sự phát triển lẫn nhau - sự biến đổi nhất định
38. Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm kết quả: “Phạm trù kết quả
dùng để chỉ những….... xuất hiện do….... giữa các mặt, các yếu tố trong một sự
vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật hiện tượng”.
a. Biến đổi - sự tác động
b. Sự vật, hiện tượng mới - sự kết hợp
c. Mối liên hệ - sự chuyển hóa
d. Sự vật hiện tượng mới - sự liên hệ
39. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Quy luật là những mối
liên hệ ….… giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự
vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau”
a. Chủ quan, ngẫu nhiên và lặp lại
b. Bản chất nhưng không phổ biến, không lặp lại
c. Khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại
d. Khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến
40. Việc không dám thực hiện những bước nhảy cần thiết khi tích luỹ về lượng
đã đạt đến giới hạn của độ là biểu hiện của xu hướng nào?
a. Hữu khuynh
b. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh
c. Tả khuynh
d. Quan điểm trung dung
41. Việc nôn nóng vội vàng muốn đốt cháy giai đoạn, không tôn trọng quá trình
tích lũy về lượng ở mức độ cần thiết cho sự biến đổi về chất là biểu hiện của xu
hướng nào
a. Tả khuynh
b. Hữu khuynh
c. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh
d. Quan điểm trung dung
42. Hệ thống triết học nào quan niệm “sự vật là phức hợp của các cảm giác”?
a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
43. Quan điểm nào dưới đây của chủ nghĩa duy tâm khách quan?
a. Sự vật là sự “phức hợp của các cảm giác”
b. “…người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
c. Ý niệm, tinh thần, ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới là cái có trước thế giới
vật chất
d. “Không có cái lý nào ngoài tâm”; “ngoài tâm không có vật”
44. Chủ nghĩa duy vật trải qua những hình thức cơ bản nào?
a. Chủ nghĩa duy vật cổ đại
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
d. Các phương án được nêu đều đúng
45. Đặc điểm chung của các nhà triết học duy tâm là gì? Chọn phương án đúng
nhất
a. Phủ nhận vai trò của con người
b. Thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự nhiên
c. Thừa nhận vật chất tồn tại khách quan
d. Không thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới
46. Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của ý thức
đối với vật chất?
a. Ý thức do vật chất sinh ra, do vậy, ý thức không thể tác động trở lại vật chất
b. Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn
c. Ý thức trực tiếp tạo ra thế giới vật chất
d. Ý thức biến đổi thế giới vật chất theo chiều hướng ngày càng tiến bộ
47. Apeirôn là cơ sở đầu tiên của mọi vật trong vũ trụ, là một dạng vật chất đơn
nhất, vô định, vô hạn và tồn tại vĩnh viễn. Quan niệm này là của nhà triết học
nào?
a. Talet
b. Platon
c. Anaximander
d. Đêmôcrí
48. Ph.Ăngghen viết: "[.........] là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống
loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải
nói: [..........] đã sáng tạo ra bản thân con người". Hãy điền một từ vào chỗ trống
để hoàn thiện câu trên.
a. Vật chất
b. Lao động
c. Tự nhiên
d. Ý thức
49. Theo quan niệm triết học Mác - Lênin, tính thống nhất của thế giới là gì?
a. Tính hiện thực
b. Tính vật chất
c. Tính tồn tại
d. Tính khách quan
50. Theo quan điểm của triết học Mác, phương thức và hình thức tồn tại của vật
chất là?
a. Vận động
b. Không gian
c. Thời gian
d. Vận động, không gian và thời gian
51. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong kết cấu của ý thức
yếu tố nào là cơ bản và cốt lõi nhất?
a. Tình cảm
b. Niềm tin
c. Tri thức
d. Ý chí
52. Định nghĩa về vật chất của Lênin được nêu trong tác phẩm nào?
a. Biện chứng của tự nhiên
b. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
c. Bút ký triết học
d. Nhà nước và cách mạng
53. Khi nói vật chất là cái được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh lại, về mặt nhận thức luận, Lênin muốn khẳng định điều gì?
a. Cảm giác, ý thức là nguồn gốc của thế giới vật chất
b. Cảm giác, ý thức của chúng ta không thể phản ánh đúng thế giới vật chất
c. Cảm giác, ý thức phụ thuộc thụ động vào thế giới vật chất
d. Cảm giác, ý thức của chúng ta có khả năng phản ánh đúng thế giới khách
quan
54. Kết cấu của ý thức theo chiều dọc gồm những yếu tố nào?
a. Tri thức, tình cảm, niềm tin
b. Tri thức, tình cảm, ý chí
c. Tự ý thức, tiềm thức, vô thức
d. Tự ý thức, niềm tin, ý chí
55. Tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, không thấy được tính năng động, sáng tạo của
ý thức trong hoạt động thực tiễn là quan điểm của trường phái triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
b. Chủ nghĩa duy tâm
c. Nhị nguyên luận
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
56. Từ nguyên lý về mối quan hệ biện chứng giữa Vật chất và Ý thức nói rằng:
“Vật chất sinh ra và quyết định ý thức” chúng ta rút ra bài học là:
a. Coi trọng giá trị tinh thần hơn giá trị vật chất
b. Coi giá trị tinh thần và giá trị vật chất là như nhau
c. Coi giá trị vật chất là cao nhất
d. Các điều kiện vật chất quyết định đời sống tinh thần
57. Tính độc lập tương đối của ý thức đối với vật chất được thể hiện ở nội dung
nào sau đây?
a. Ý thức phải hoàn toàn phù hợp với điều kiện vật chất
b. Ý thức có quy luật vận động, phát triển riêng không lệ thuộc hoàn toàn vào
vật chất
c. Nguồn gốc của ý thức sinh ra từ vật chất nhưng không bị vật chất quyết định
d. Sự vận động, phát triển của ý thức hoàn toàn không lệ thuộc vào vật chất
58. Nguyên tắc phương pháp luận “tôn trọng tính khách quan” có yêu cầu gì?
a. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan
b. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải phát huy ý kiến cá nhân
c. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân
và tập thể
d. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải phát huy tính sáng tạo của ý thức
59. Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động nào sau
đây?
a. Hoạt động tư duy của con người
b. Hoạt động lý luận
c. Hoạt động thực tiễn
d. Hoạt động tinh thần
60. Những phát minh nổi bật của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX có tác động như thế nào đối với chủ nghĩa duy vật?
a. Là cơ sở khoa học luận chứng rằng vật chất đã biến mất
b. Là cơ sở khoa học để chủ nghĩa duy vật biện chứng bảo vệ và phát triển quan
điểm về vật chất
c. Là cơ sở lý luận khiến chủ nghĩa duy vật sụp đổ
d. Là cơ sở để chủ nghĩa duy tâm dung hòa với chủ nghĩa duy vật

You might also like