Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

211. Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là do?

a. Nhu cầu trị thủy chống chọi lại thiên tai, lũ lụt
b. Chiến tranh phân chia lại bờ cõi giữa các quốc gia
c. Lực lượng sản xuất phát triển làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện “của
dư”
d. Những thủ đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong xã hội
212. Kế cấu xã hội - giai cấp là gì?
a. Là dấu hiệu chủ yếu quy định địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp
b. Là các mối quan hệ kinh tế - vật chất giữa các tập đoàn người trong phương thức sản
xuất
c. Là tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn
lịch sử nhất định
d. Là tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác do đối lập về
địa vị trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định
213. Trong việc phân loại các giai cấp, giai cấp gắn với phương thức sản xuất thống
trị, được xem là sản phẩm của những phương thức sản xuất thống trị nhất định được
gọi là gì?
a. Giai cấp cơ bản
b. Giai cấp không cơ bản
c. Giai cấp thống trị
d. Giai cấp bị trị
214. Trong việc phân loại giai cấp, các giai cấp gắn với phương thức sản xuất tàn dư
hoặc mầm mống trong xã hội được gọi là gì?
a. Giai cấp cơ bản
b. Giai cấp không cơ bản
c. Giai cấp thống trị
d. Giai cấp bị trị
215. Nhận định nào sau đây là sai về đấu tranh giai cấp?
a. Đấu tranh giai cấp diễn ra khi mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa
b. Đấu tranh giai cấp là một hiện tượng lịch sử khách quan
c. Đấu tranh giai cấp là hiện tượng vĩnh viễn trong lịch sử
d. Trong đấu tranh giai cấp liên minh giai cấp là tất yếu
216. Đấu tranh giai cấp đạt tới đỉnh cao thường dẫn đến?
a. Cải cách xã hội
b. Cách mạng xã hội
c. Tiến bộ xã hội
d. Đảo chính
217. Đâu không phải là nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện
nay?
a. Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa theo định hướng tư bản
chủ nghĩa
b. Thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công
c. Đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực sai trái
d. Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của thế lực thù địch,
bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
218. Ai là người đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về dân tộc?
a. C.Mác
b. Ph.Ăngghen
c. V.I.Lênin
d. Chưa ai đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh
219. Cộng đồng bao gồm những thị tộc có quan hệ cùng huyết thống hoặc các thị tộc
có quan hệ hôn nhân liên kết với nhau được gọi là gì?
a. Bào tộc
b. Bộ lạc
c. Bộ tộc
d. Dân tộc
220. Đặc trưng nào sau đây dùng để phân biệt dân tộc theo nghĩa quốc gia - dân tộc và
dân tộc - tộc người (đa số hay thiểu số)?
a. Dân tộc là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất
b. Dân tộc là cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ, kinh tế
c. Dân tộc là một cộng đồng bền vững về văn hóa và tâm lý, tính cách
d. Dân tộc là một cộng đồng người có một nhà nước và pháp luật thống nhất
221. Đối với cách mạng Việt Nam chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “muốn cứu nước
và giải phóng …… không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Điền
vào chỗ trống từ còn thiếu để hoàn thiện câu nói trên:
a. Giai cấp
b. Dân tộc
c. Đồng bào
d. Còn người
222. Chọn phương án đúng. Ý thức xã hội có thể?
a. Hoàn toàn độc lập với tồn tại xã hội
b. Lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
c. Biến mất cùng tồn tại xã hội ngay lập tức
d. Bị chi phối hoàn toàn bởi tồn tại xã hội
223. Đâu không phải là nguyên nhân làm cho ý thức xã hội lạc hậu hơn tồn tại xã hội?
a. Do tác động mạnh mẽ nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người nên tồn tại
xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội
b. Do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ của hình
thái ý thức xã hội
c. Do ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai cấp nào
đó trong xã hội
d. Do ý thức xã hội phản ánh đúng được những mối liên hệ logic, khách quan, tất yếu,
bản chất của tồn tại xã hội
224. Ngày nay hiện tượng mê tín dị đoan thể hiện đặc tính nào trong tính độc lập tương
đối của ý thức xã hội?
a. Tính vượt trước
b. Tính lạc hậu
c. Tính kế thừa
d. Tính tác động qua lại
225. Việc chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào cách
mạng ở Việt Nam thể hiện đặc tính nào trong tính độc lập tương đối của ý thức xã hội?
a. Tính khách quan
b. Tính lạc hậu
c. Tính kế thừa
d. Tính tác động qua lại
226. Kết luận của Ăngghen về vai trò quyết định của lao động trong việc hình thành
con người và là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội là nhờ:
a. Áp dụng quan điểm của Đác-uyn trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài” của ông
b. Áp dụng quan điểm duy vật lịch sử vào nghiên cứu vấn đề nguồn gốc loài người
c. Áp dụng quan điểm của các nhà kinh tế chính trị học Anh “lao động là nguồn gốc
của mọi của cải”
d. Suy luận chủ quan của Ph.Ăngghen
227. C.Mác viết: “Các học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm
của những hoàn cảnh giáo dục… Các học thuyết ấy quên rằng chính những con người
làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Câu
nói này trong tác phẩm nào sau đây:
a. Luận cương về Phoiơbắc
b. Hệ tư tưởng Đức
c. Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844
d. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen
228. C.Mác đã định nghĩa bản chất con người như thế nào?
a. Trong tính hiện thực, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ giống loài
b. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà tất cả các mối quan hệ
gia đình, nhà nước và pháp luật
c. Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt; trong
tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội
d. Con người là động vật xã hội có tính chất đặc biệt
229. Con người là thể thống nhất của các mặt cơ bản:
a. Sinh học - xã hội
b. Tâm lý - xã hội
c. Xã hội - tinh thần
d. Nhân cách - xã hội
230. Cống hiến quan trọng nhất của triết học Mác về bản chất con người:
a. Vạch ra bản chất con người là chủ thể sáng tạo lịch sử
b. Vạch ra vai trò của quan hệ xã hội trong việc hình thành bản chất con người
c. Vạch ra hai mặt cơ bản tạo thành bản chất con người là cái sinh vật và cái xã hội
d. Vạch ra bản chất con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể của hoàn
cảnh
231. Yếu tố căn bản và mang tính quyết định của lực lượng sản xuất là:
a. Tầng lớp trí thức
b. Quần chúng nhân dân lao động
c. Giai cấp tư sản
d. Vĩ nhân
232. Lao động có vai trò gì đối với việc hình thành và phát triển con người:
a. Lao động có vai trò vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử
b. Lao động góp phần điều hòa các quan hệ xã hội của con người
c. Lao động là điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và
phát triển của con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội
d. Lao động giúp con người sống lương thiện hơn
233. Theo quan điểm của triết học Mác, yếu tố nào được xem là “thân thể vô cơ” của
con người?
a. Xã hội
b. Giới tự nhiên
c. Lao động
d. Tài nguyên thiên nhiên
234. Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thành luận điểm đúng theo quan điểm của triết
học Mác: “Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là…...của lịch sử”
a. Tác nhân
b. Nhân tố
c. Sản phẩm
d. Động cơ
235. Chọn luận điểm đúng nhất trong các luận điểm dưới đây:
a. Cho dù các quan hệ xã hội thay đổi thì bản chất của con người vẫn không bao giờ
thay đổi
b. Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người
cũng sẽ thay đổi theo
c. Các quan hệ xã hội thay đổi trước, bản chất con người thay đổi sau
d. Các quan hệ xã hội tồn tại độc lập với bản chất của con người
236. Theo quan điểm của triết học Mác, thực chất của lao động bị tha hóa là:
a. Lao động tạo ra của cải vật chất cho đời sống xã hội
b. Quá trình lao động và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ con người, để phát
triển con người đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người
c. Lao động mang lại giá trị và sự tự do cho con người
d. Lao động là vinh quang
237. Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong luận điểm sau: “Sự phát triển tự do của
mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của…….”
a. Cá nhân kiệt xuất
b. Quần chúng nhân dân
c. Tất cả mọi người
d. Thế giới vật chất
238. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử:
a. Cá nhân và xã hội không tách rời nhau
b. Xã hội do các cá nhân cụ thể hợp thành, mỗi cá nhân là một phần từ của xã hội sống
và hoạt động trong xã hội đó
c. Quan hệ cá nhân - xã hội là tất yếu, là tiền đề và điều kiện tồn tại và phát triển của
cả cá nhân lẫn xã hội
d. Các phương án được nêu đều đúng
239. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận điểm nào được nêu dưới đây
sai?
a. Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự
nhiên và của lịch sử xã hội
b. Con người cũng như mọi động vật khác phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu
tranh sinh tồn” để ăn uống, sinh đẻ con cái, tồn tại và phát triển
c. Con người là một sáng tạo tuyệt đối của đấng sáng tạo tối cao trong vũ trụ, có quyền
năng vô hạn
d. Con người là một bộ phận đặc biệt, quan trọng của giới tự nhiên, nhưng lại có thể
biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình, dựa trên các quy luật khách quan
240. Hãy điền chữ còn thiếu chỗ trống trong luận điểm sau theo quan điểm của triết
học Mác về bản chất của con người: “Bản chất của con người là…...các quan hệ xã
hội”
a. Tổng hợp
b. Sự thống nhất
c. Tổng hòa
d. Biện chứng

You might also like