Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

151.

Điền vào chỗ trống từ còn thiếu để hoàn thiện nhận định sau của Mác - Ăngghen:
“Lịch sử tất cả các xã hội cho đến nay chỉ là lịch sử…”
a. Đấu tranh kinh tế
b. Đấu tranh chính trị
c. Đấu tranh giai cấp
d. Đấu tranh dân tộc
152. Hình thức đấu tranh nào được xem như là hình thức đấu tranh cao nhất, có ý nghĩa
quyết định đến thắng lợi của giai cấp vô sản?
a. Đấu tranh kinh tế
b. Đấu tranh chính trị
c. Đấu tranh xã hội
d. Đấu tranh tư tưởng
153. Hình thức cộng đồng người cao nhất và phổ biến nhất của xã hội loài người hiện
nay là?
a. Thị tộc
b. Bộ tộc
c. Bộ lạc
d. Dân tộc
154. Sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao các hình thức cộng đồng người sau:
a. Thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc
b. Thị tộc, bộ tộc, bộ lạc, dân tộc
c. Bộ tộc, bộ lạc, dân tộc, thị tộc
d. Bộ tộc, thị tộc, dân tộc, bộ lạc
155. Có mấy đặc trưng chủ yếu của dân tộc?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
156. Điền vào chỗ trống từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm sau: “Sản xuất là hoạt
động không ngừng sáng tạo ra giá trị ….… nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tồn tại
và phát triển của con người.”?
a. Vật chất
b. Tinh thần
c. Xã hội
d. Vật chất và tinh thần
157. Phương diện nào sau đây trong sự sản xuất xã hội giữ vai trò là cơ sở của sự tồn
tại và phát triển của xã hội loài người?
a. Sản xuất vật chất
b. Sản xuất tinh thần
c. Sản xuất ra bản thân con người
d. Sản xuất ra giá trị thặng dư
158. Trong các phương diện sau đây của sự sản xuất xã hội, phương diện nào quyết
định toàn bộ sự vận động, phát triển của đời sống xã hội?
a. Sản xuất vật chất
b. Sản xuất tinh thần
c. Sản xuất ra bản thân con người
d. Sản xuất ra giá trị thặng dư
159. Nhà triết học nào sau đây đã khẳng định: “Lao động đã sáng tạo ra bản thân con
người”?
a. C.Mác
b. Ph.Ăngghen
c. V.I.Lênin
d. Phoiơbắc
160. Quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất được gọi là gì?
a. Phương thức sản xuất
b. Lực lượng sản xuất
c. Quan hệ sản xuất
d. Tư liệu sản xuất
161. Sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng
lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất
định của con người và xã hội được gọi là gì?
a. Phương thức sản xuất
b. Lực lượng sản xuất
c. Quan hệ sản xuất
d. Cơ sở hạ tầng
162. Yếu tố nào sau đây không thuộc về tư liệu sản xuất?
a. Người lao động
b. Đối tượng lao động
c. Công cụ lao động
d. Phương tiện lao động
163. Những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con người dùng tư liệu lao động
tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người
được gọi là?
a. Tư liệu sản xuất
b. Đối tượng lao động
c. Công cụ lao động
d. Phương tiện lao động
164. Những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sử dụng để tác động vào đối
tượng lao động làm biến đổi chúng nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu con
người và xã hội được gọi là?
a. Tư liệu sản xuất
b. Tư liệu lao động
c. Công cụ lao động
d. Phương tiện lao động
165. Yếu tố nào sau đây trong tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định đến năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm?
a. Người lao động
b. Đối tượng lao động
c. Công cụ lao động
d. Phương tiện lao động
166. Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa?
a. Người lao động và công cụ lao động
b. Phương tiện lao động và đối tượng lao động
c. Đối tượng lao động và công cụ lao động
d. Công cụ lao động và phương tiện lao động
167. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện khẳng định sau của C.Mác: “Những thời đại
kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản
xuất ra bằng cách nào, với những ….… nào.”
a. Tư liệu sản xuất
b. Tư liệu lao động
c. Công cụ lao động
d. Phương tiện lao động
168. Yếu tố nào sau đây được xem là nguồn gốc của mọi sáng tạo trong sản xuất vật
chất, nguồn gốc của sự phát triển sản xuất?
a. Người lao động
b. Đối tượng lao động
c. Công cụ lao động
d. Phương tiện lao động
169. Đặc trưng của kinh tế tri thức là?
a. Công nghệ cao
b. Công nghệ thông tin
c. Trí tuệ nhân tạo
d. Các phương án được nêu đều đúng
170. Quan hệ nào sau đây có vai trò quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả
của nền sản xuất?
a. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
b. Quan hệ về địa vị kinh tế - xã hội
c. Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất
d. Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
171. Quan hệ nào sau đây được xem là “chất xúc tác” kinh tế thúc đẩy tốc độ, nhịp điệu
sản xuất, làm năng động hóa toàn bộ đời sống kinh tế xã hội?
a. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
b. Quan hệ về địa vị chính trị - xã hội
c. Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất
d. Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
172. Yếu tố nào sau đây được xem là mặt nội dung của phương thức sản xuất?
a. Phương thức sản xuất
b. Lực lượng sản xuất
c. Quan hệ sản xuất
d. Tư liệu sản xuất
173. Yếu tố nào sau đây được xem là mặt xã hội của phương thức sản xuất?
a. Phương thức sản xuất
b. Lực lượng sản xuất
c. Quan hệ sản xuất
d. Tư liệu sản xuất
174. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất có ảnh hưởng như thế
nào đến nền sản xuất? Chọn câu trả lời sai.
a. Quy định mục đích, xu hướng phát triển của nền sản xuất xã hội
b. Hình thành hệ thống động lực thúc đẩy sản xuất phát triển
c. Đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất
d. Kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất
175. Khi quan hệ sản xuất không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì
nhận định nào sau đây là đúng?
a. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
b. Thúc đẩy sự phát triển của quan hệ sản xuất
c. Kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
d. Kìm hãm quan hệ sản xuất phát triển
176. Trong thực tiễn muốn phát triển kinh tế và bắt đầu từ phát triển yếu tố nào sau
đây?
a. Lực lượng sản xuất
b. Quan hệ sản xuất
c. Tư liệu sản xuất
d. Đối tượng sản xuất
177. Ông đã chia lịch sử ra thành ba “làn sóng” tức ba nền văn minh lần lượt kế tiếp
nhau: nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp. Ông là ai?
a. Francis Fukuyama
b. Samuel Huntington
c. Alvin Toffler
d. Edward Said
178. Ai là tác giả của bài viết “Sự xung đột giữa các nền văn minh” đăng trên tạp chí
Ngoại giao của Mỹ?
a. Francis Fukuyama
b. Samuel Huntington
c. Alvin Toffler
d. Edward Said
179. Định nghĩa “Giai cấp” của Lênin cho thấy, giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã
hội có tính chất nào sau đây?
a. Tính trừu tượng
b. Tính tuyệt đối
c. Tính cụ thể
d. Tính lịch sử
180. Trong các chế độ xã hội sau đây, chế độ xã hội nào chưa có giai cấp?
a. Cộng sản nguyên thủy
b. Chiếm hữu nô lệ
c. Phong kiến
d. Tư bản chủ nghĩa

You might also like