Triết 3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

61.

Theo triết học Mác - Lênin, phản ánh là thuộc tính của đối tượng nào
trong thế giới vật chất?
a. Chỉ có ở dạng vật chất vô sinh
b. Chỉ có ở các dạng vật chất hữu sinh
c. Chỉ có ở con người
d. Phổ biến ở mọi tổ chức vật chất
62. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, hình thức phản ánh đơn giản nhất là:
a. Phản ánh sinh học
b. Phản ánh vật lý, hóa học
c. Phản ánh tâm lý
d. Phản ánh của ý thức
63. Chọn phương án đúng. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về
lao động
a. Lao động là tất cả mọi hoạt động của con người
b. Lao động là quá trình con người học tập, nghiên cứu và ứng dụng khoa
học tự nhiên vào cuộc sống
c. Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào
giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con
người
d. Lao động là toàn bộ các hoạt động vật chất và tinh thần của con người
nhằm cải biến giới tự nhiên và xã hội
64. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, khẳng định nào đúng về bản
chất của ý thức?
a. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản
ánh
tích cực, sáng tạo thế giới khách quan của óc người
b. Ý thức là hình ảnh phản chiếu thế giới khách quan vào trong bộ óc của
con người
c. Ý thức là kết quả của quá trình tư duy của con người
d. Ý thức là kết quả nhận thức về bản thân mình trong mối quan hệ với thế
giới bên ngoài
65. Trong các yếu tố tạo thành ý thức, yếu tố tình cảm giữ vai trò gì?
a. Định hướng hành vi của con người
b. Xác định bản chất của con người
c. Phản ánh quan hệ giữa người với người, giữa người với thế giới khách
quan
d. Các phương án được nêu đều đúng
66. Hêraclit cho rằng thực thể đầu tiên của thế giới là gì?
a. Nước
b. Lửa
c. Không khí
d. Nguyên tử
67. Quan điểm nào cho rằng các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau
vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau?
a. Quan điểm siêu hình
b. Quan điểm biện chứng
c. Quan điểm duy tâm chủ quan
d. Quan điểm duy tâm khách quan
68. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, nguồn gốc phát triển của các sự
vật, hiện tượng là:
a. Do sự tăng hay giảm về lượng, có sự thay đổi về chất
b. Do sự tác động của các thế lực siêu nhiên
c. Do chính bản thân sự vật, hiện tượng
d. Do quá trình lịch sử - tự nhiên
69. Phép biện chứng xem xét các sự vật hiện tượng trong thế giới có quan
hệ với nhau như thế nào?
a. Có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, do đó, chúng vận động, biến
đổi và
phát triển không ngừng
b. Tồn tại cô lập, tĩnh tại không vận động và phát triển, hoặc nếu có vận
động thì chỉ là sự dịch chuyển vị trí trong không gian và thời gian do những
nguyên nhân bên ngoài
c. Sự tồn tại và biến đổi của các sự vật, hiện tượng là do những tác động từ
những nguyên nhân thần bí bên ngoài
d. Không tuân theo một quy luật nào
70. Quan điểm nào cho rằng nhận thức là sự “hồi tưởng lại” của linh hồn về
“thế giới các ý niệm”?
a. Duy tâm chủ quan
b. Duy tâm khách quan
c. Duy vật siêu hình
d. Duy vật biện chứng
71. Hoàn thiện luận điểm sau của Ăngghen: “Phép biện chứng chẳng qua
chỉ là môn khoa học về …… của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của
xã hội loài người và của tư duy”
a. Bản chất
b. Nguồn gốc
c. Những quy luật phổ biến
d. Những trạng thái khác nhau
72. Hình thức vận động nói lên sự thay đổi vị trí của vật thể trong không
gian?
a. Cơ học
b. Vật lý
c. Xã hội
d. Sinh học
73. Đặc trưng cơ bản của quy luật xã hội là gì?
a. Diễn ra tự phát thông qua sự tác động của các lực lượng tự nhiên
b. Diễn ra tự giác thông qua sự tác động của các lực lượng tự nhiên
c. Hình thành và tác động thông qua hoạt động của con người nhưng không
phụ
thuộc vào ý thức của con người
d. Diễn ra tự phát qua sự tác động của các lực lượng siêu nhiên
74. Trong “Bút ký triết học”, Lênin viết: “Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi
và vô tận của……. đến khách thể”. Hãy điền từ thích hợp vào chổ trống để
hoàn thiện câu trên.
a. Chủ thể
b. Ý thức
c. Tư duy
d. Con người
75. Chọn câu trả lời đúng nhất. Tri thức của con người ngày càng hoàn thiện
là do đâu?
a. Thế giới đang vận động bộc lộ càng nhiều tính qui định
b. Nhờ sự nỗ lực hoạt động thực tiễn của con người
c. Nhờ hệ thống tri thức trước đó (chân lý) làm tiền đề
d. Do khả năng tổng hợp của trí tuệ của con người trong thời đại mới
76. Trường phái triết học nào cho rằng vận động bao gồm mọi sự biến đổi
nói chung, là phương thức tồn tại của vật chất?
a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
77. Sự khác nhau cơ bản giữa phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh
khác của thế giới vật chất là ở chỗ nào?
a. Tính đúng đắn trung thực với vật phản ánh
b. Tính sáng tạo, năng động
c. Tính quy định bởi vật phản ánh
d. Tính thụ động
78. Bất kỳ sự vật hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian thời gian nào đều có
mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Đó là biểu hiện của:
a. Sự phát triển của thế giới vật chất
b. Mối liên hệ phổ biến
c. Tính khách quan của thế giới vật chất
d. Tính kế thừa trong sự phát triển của các sự vật, hiện tượng
79. Trường phái triết học nào cho vận động là tuyệt đối, đứng im là tương
đối?
a. Chủ nghĩa duy vật tự phát
b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
80. Theo C.Mác, yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại của con người là gì?
a. Làm khoa học
b. Sáng tạo nghệ thuật
c. Lao động sản xuất
d. Làm chính trị
81. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau
đây là đúng?
a. Phát triển là xu hướng chung của sự vận động thế giới vật chất
b. Phát triển là xu hướng chung nhưng không bản chất của sự vận động của
sự vật
c. Phát triển là xu hướng cá biệt của sự vận động của các sự vật
d. Phát triển là điều hiển nhiên
82. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau
đây là đúng?
a. Sự biến đổi về chất là kết quả sự tích lũy dần dần về lượng của sự vật
b. Không phải sự biến đổi về chất nào cũng là kết quả của sự biến đổi về
lượng
c. Chất không có tác động gì đến sự thay đổi của lượng
d. Chất biến đổi trước khi có sự biến đổi của lượng
83. Luận điểm sau đây thuộc trường phái triết học nào? “Sự thống nhất của
các mặt đối lập loại trừ sự đấu tranh của các mặt đối lập”
a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
c. Chủ nghĩa duy tâm
d. Chủ nghĩa duy lý
84. Trong mâu thuẫn biện chứng, các mặt đối lập quan hệ với nhau như thế
nào?
a. Các mặt đối lập luôn thống nhất với nhau
b. Các mặt đối lập luôn đấu tranh với nhau
c. Các mặt đối lập dung hòa với nhau
d. Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
85. Trong xã hội Tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và
giai cấp tư sản được gọi là:
a. Mâu thuẫn đối kháng
b. Mâu thuẫn bên trong
c. Mâu thuẫn bên ngoài
d. Mâu thuẫn thứ yếu
86. Chọn đáp án đúng. Đứng im là:
a. Biểu hiện của trạng thái vận động trong thăng bằng
b. Biểu hiện của sự vận động lặp đi lặp lại
c. Sự vật không có sự biến đổi
d. Sự vật giữ nguyên vị trí
87. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức có mấy nguồn
gốc? Đó là nguồn gốc nào?
a. Một, nguồn gốc tự nhiên
b. Một, nguồn gốc xã hội
c. Hai, nguồn gốc tự nhiên và thế giới khách quan
d. Hai, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
88. Cơ quan vật chất của ý thức là yếu tố nào?
a. Bộ óc người
b. Thế giới khách quan
c. Thực tiễn
d. Thế giới vật chất
89. Talet cho rằng cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới là gì?
a. Apeirôn
b. Nguyên tử
c. Nước
d. Lửa
90. Hình thức phản ánh nào đặc trưng cho vật chất vô sinh?
a. Phản ánh lý -hóa
b. Phản ánh sinh học
c. Phản ánh tâm lý
d. Phản ánh năng động, sángt ạo

You might also like