TUẦN 3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

lOMoARcPSD|32584559

Bài tập cá nhân tuần 3 - ddd

Foreign Languages K36 (Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by nhi yen (yenhi23022005@gmail.com)
lOMoARcPSD|32584559

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHI MINH

Nguyễn Vũ Lâm

Thông qua bài đọc tuần 2 &3 các anh chị hãy đánh giá các nhân
tố tạo nên năng suất lao động của Việt Nam.

BÀI TẬP LUẬN VĂN

TP.HỒ CHÍ MINH - 2022

Downloaded by nhi yen (yenhi23022005@gmail.com)


lOMoARcPSD|32584559

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VŨ LÂM

Thông qua bài đọc tuần 2 &3 các anh chị hãy đánh giá các nhân
tố tạo nên năng suất lao động của Việt Nam.

BÀI TẬP LUẬN VĂN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP.HỒ CHÍ MINH

Downloaded by nhi yen (yenhi23022005@gmail.com)


lOMoARcPSD|32584559

Mục lục:

Contents
Mục lục:................................................................................................................................................3
I. Mở đầu..............................................................................................................................................4
1. Năng suất lao động là gì ?...........................................................................................................4
II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM.................4
1. Nguồn nhân lực:...........................................................................................................................4
2. Khoa học công nghệ.....................................................................................................................5
2.1. Thành công:...........................................................................................................................5
2.2. Hạn chế..................................................................................................................................5
3. Quy mô nền kinh tế.....................................................................................................................6
4. quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................................................................6
5. Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực:................................................7
III. Lời kết:...........................................................................................................................................7
Danh mục tài liệu tham khảo:............................................................................................................8

Downloaded by nhi yen (yenhi23022005@gmail.com)


lOMoARcPSD|32584559

I. Mở đầu
Trong bối cảnh nước ta đang dần hội nhập quốc tế, năng suất lao động góp phần trở thành một
trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần vào nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và
cả quốc gia. Năng suất lạo động của nguồn lao động của Việt Nam đã được cải thiện tương đối
đáng kể và tăng đều qua các năm gần đây. Nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực
thuộc Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. Vì thế việc học sinh, sinh viên nắm bắt được
các nhân tố tạo nên năng suất lao động của nước nhà là vô cùng quan trọng

1. Năng suất lao động là gì ?


Năng suất lao động đo lường sản lượng hàng giờ của nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể hơn,
nó biểu đồ lượng tổng sản phẩm quốc nội, tức GDP, thực tế do một giờ lao động tạo ra.

II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
1. Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là một yếu tố ảnh hướng đến sản xuất trực tiếc. Nguồn nhân lực của quốc gia
được xây dựng từ chính lực lượng lao động của quốc gia đó. Tuy nhiên không phải cứ chỉ đông
về lượng thì sẽ có thể có nguồn nhân lực phát triển mạnh.

*Về nguồn nhân lực ở Việt Nam

Về số lượng nguồn nhân lực: Việt Nam hiện có lực lượng lao động cực kì dồi dào so các quốc
gia trong khu vực và cả trên thế giới. Tổng số dân của Việt Nam trong năm 2020 là 97.757.118
người, là quốc gia có số dân đông thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có đến 54,56 triệu
người (chiếm 58% dân số) đang trong độ tuổi lao động. Tỷ trọng dồn về nhóm tuổi 25-29.

Về chất lượng nguồn nhân lực: Chật lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức thấp trong
bậc thang năng lực quốc tế, thiếu lao động có tình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật cấp cao. Số
người có tình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có đến 11,39 triệu lao động (20,87% ) qua đào tạo và
chứng chỉ. Trong suốt 10 năm gần đây, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng mạnh nhưng vẫn còn
76,9% người tham gia lực lượng lao động chưa được đào tạo sâu chuyên môn

Downloaded by nhi yen (yenhi23022005@gmail.com)


lOMoARcPSD|32584559

2. Khoa học công nghệ.


Khoa học là tri thức về các hiện tượng, sự vật, qui luật của tự nhiên, xã hội, tư duy. Nó là một hệ
thống tri thức được tích lũy trong suốt quá trình hình thành của lịch sử xã hội và được chứng
minh qua thực tiên, phản ánh những qui luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt
động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo hiện thực.

*Về thực trạng khoa học – công nghệ Việt Nam.

2.1. Thành công:


Khoa học và công nghệ đã được sử dụng hợp lý vào các tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường, đồng thời áp dụng được các công nghệ và phương pháp nghiên cứu tiên tiến và các công
tác điều tra, thăm dò tài nguyên thiên nhiên. Nhiều kết quả môi trường còn được đánh giá cao:
nghiên cứu chính sách và biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái và xử lý ô
nhiễm nước,… Về thủy sản đã bắt đầu dùng các kỹ thuật mới để nuôi baba, sinh sản đã thành
nghề giàu có ở nông thôn. Trong công nghiệp, vô số các kỹ thuật tiên tiến được áp dụng và tạo
ra được các sản phẩm may mặc, đồ nhựa, cao su,… với chất lượng cao, gia tăng thành công chất
lượng của nguồn lực lao động ở Việt Nam.

2.2. Hạn chế


2.2.1) Đầu tư cho khoa học công nghệ còn ở mức thấp hơn so với các quốc gia trên thế
giới.
Việt Nam chưa có chính sách khoa học dông nghệ nhất quán thể hiện bằng hệ thống pháp luật
như các quốc gia khác. Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng tạo nguồn tài
chính để đầu tư cho khoa học và công nghệ nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Theo số liệu thống kê từ năm 1965 đến nay, mức đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước dành
cho hoạt đông nghiên cứu và triển khai chiếm từ 0,2% đến 0,82% thu nhập quốc dân. Trong 10
năm đổi mới, nước ta đạt được những thành tựu kinh tế đáng mừng, tổng kinh phí đầu tư cho
khoa học và công nghệ được nâng lên dần, nhưng do giá cả hàng hóa tăng cho nên giá trị thực tế
của vốn đầu tư không tăng.

Downloaded by nhi yen (yenhi23022005@gmail.com)


lOMoARcPSD|32584559

2.2.2) Sự không hợp lý trong công tác phân bố lực lượng lao động khoa học.
Có thể nói sự phân bố lực lượng lao động mất cân đối giữa các ngành, các khu vực giữa các
vùng, giữa các thành phần kinh tế đã gây ra hậu quả xấu cho quá trình phát triển, càng làm sâu
sắc thêm sự chênh lệch và phát triển giữa các vùng, các ngành.

2.2.3) Thiếu thốn trong lực lượng cán bộ nòng cốt.


Kết quả điều tra 233 cơ quan khoa học công nghệ chủ yếu thuộc trung ương cho thấy : trong số
22.313 cán bộ công nhân viên thì số người có trình độ trên đại học là 2.509 người, cao đẳng và
đại học 11.447 người và dưới cao đẳng là 8.357

Trong số các cán bộ có trình độ tiến sĩ và phó tiến sĩ chỉ có 15,1% là nữ, cũng trong số các cán
bộ có trình độ học vấn cao này chỉ có 19,9% giữ các chức vụ lãnh đạo.

So với yêu cầu phát triển thì nhiều ngành còn thiếu lực lượng lao động có trình độ khoa học- kỹ
thuật. Trước tình hình mở cửa nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân đã thu
hút số lượng đáng kể lao động có trình độ chuyên môn cao từ các cơ quan khoa học công nghệ
của nhà nước. Ở tất cả các đối tượng lao động, số trường hợp ra đi nhiều hơn số trường hợp đến,
đặc biệt với số cán bộ khoa học có học vị cao, số ra đi vượt hẳn số đến

3. Quy mô nền kinh tế.


Với xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế nhỏ, việc thu hẹp khoảng cách tương đối về thu nhập
bình quân và NSLĐ của Việt Nam với các nước trong thời gian qua là một thành tựu đáng ghi
nhận nhưng chưa đủ để thu hẹp khoảng cách tuyệt đối về giá trị NSLĐ so với các nước trong
khu vực. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), NSLĐ của Việt Nam vẫn thuộc
nhóm thấp nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn
Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu
nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.

4. quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng tích cực nhưng còn chậm, các ngành
công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang tính chất động lực hay huyết mạch của
nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, du lịch của nước ta còn chiếm tỷ trọng thấp. Việc NSLĐ
của Việt Nam thấp là do lao động của nước ta chủ yếu làm việc trong khu vực kinh tế có năng
suất lao động thấp, phương tiện sản xuất chậm đổi mới (nông, lâm, thủy sản là khu vực kinh tế

Downloaded by nhi yen (yenhi23022005@gmail.com)


lOMoARcPSD|32584559

có năng suất lao động thấp nhất; chiếm khoảng 37, 7% lao động của cả nước nhưng chỉ tạo ra
14, 7% GDP) (Theo Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung Ương)

5. Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực:


trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn bất cập. Tăng trưởng kinh tế ở
nước ta chủ yếu dựa vào đóng góp của vốn và lao động. Năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp
còn hạn chế, còn một số “điểm nghẽn” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính. Việc huy động
được nguồn vốn lớn mặc dù đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng hiệu quả đầu tư
vẫn còn thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR của Việt Nam ở mức cao. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư (hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,98 năm 2018 và 6,08 năm
2019. Bình quân giai đoạn 2016-2019, hệ số ICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai
đoạn 2011-2015.

III. Lời kết:


Để hỗ trợ nâng cao thực trạng nguồn nhân lực, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có
chính sách, biện pháp kết hợp thật tốt giữa đào tạo và sử dụng trong tổng thể phát triển kinh tế
của đất nước, đáp ứng có hiệu quả nguồn lao động có chất lượng cao cho yêu cầu phát triển của
nền kinh tế

Downloaded by nhi yen (yenhi23022005@gmail.com)


lOMoARcPSD|32584559

Danh mục tài liệu tham khảo:

Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Kinh tế và Kinh doanh, 08/06/2021 ,“NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG Ở VIỆT NAM - PHẦN I: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG”, truy cập tại

< https://crceb.neu.edu.vn/vi/ban-tin/nang-suat-lao-dong-o-viet-nam-phan-i-cac-yeu-to-anh-
huong#:~:text=Tuy%20v%E1%BA%ADy%2C%20%C4%91%E1%BB%A9ng%20tr
%C3%AAn%20g%C3%B3c,%3B%20(5)%20Tr%C3%ACnh%20%C4%91%E1%BB%99%20t
%E1%BB%95>

Dân Kinh Tế, “Thực trạng khoa học – công nghệ Việt Nam”, truy cập tại
http://www.dankinhte.vn/thuc-trang-khoa-hoc-cong-nghe-viet-nam/

TS. Trần Thị Thanh Hương, 13/08/2021, “Tổng quan các nhân tố tác động đến năng suất lao
động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, truy cập tại

< http://consosukien.vn/tong-quan-cac-nhan-to-tac-dong-den-nang-suat-lao-dong-cua-cac-
doanh-nghiep-vua-va-nho.htm>

Dương Tâm, 17/11/2019, “Human resources quality remains big challenge for Vietnam”, truy
cập tại:

<https://e.vnexpress.net/news/business/economy/human-resources-quality-remains-big-
challenge-for-vietnam-4013565.html>

Downloaded by nhi yen (yenhi23022005@gmail.com)

You might also like