20231029 - Final - Nhóm 2 - T.5 - Ẩm thực HQ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

MÔN HỌC: VĂN HÓA HÀN QUỐC


CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC

ẨM THỰC HÀN QUỐC


BỐN MÙA

Nhóm:
Kiều Thị Quỳnh Ly-48.01.756.037
Cù Ngọc Hà Thi-48.01.756.068
Trương Thị Hoàng Nữ-48.01.756.055
Nguyễn Lê Phương Anh-48.01.756.004
Nguyễn Thị Ngọc Nhi-48.01.756.050
Trần Thanh Mai-48.01.756.038
GVHD: ThS. Huỳnh Thị Minh Tú

Thành phố Hồ Chí Minh – 10/2023


I. DẪN NHẬP.....................................................................................................................1

II. ẨM THỰC HÀN QUỐC MỖI MÙA..........................................................................2

1. Mùa xuân....................................................................................................................2

1.1 Rau củ...................................................................................................................2

1.2 Bạch tuộc..............................................................................................................4

1.3 Thịt Ba Chỉ Nướng.............................................................................................5

2. Mùa hè........................................................................................................................6

2.1 Mì lạnh (냉면)......................................................................................................6

2.1.1 Lịch sử hình thành........................................................................................6

2.1.2 Mì lạnh nước (물냉면)..................................................................................7

2.1.3 Mì lạnh trộn (비빔냉)...................................................................................8

2.1.4 Mì lạnh đậu nành (콩국수)..........................................................................9

2.2 Gà tần sâm (삼계탕)............................................................................................9

2.2.1 Lịch sử hình thành........................................................................................9

2.2.2 Tiết Sambok (삼복)....................................................................................10

2.2.3 Ngày gà tần sâm..........................................................................................11

3. Mùa thu....................................................................................................................12

3.1 Cá nướng(전어구이).........................................................................................12

3.1.1 Lịch sử hình thành......................................................................................12

3.1.2 Tại sao rắc muối lên cá...............................................................................12

3.2 Cá trích (청어회)..............................................................................................13

3.2.1 Lịch sử hình thành......................................................................................13

3.2.2 Dân ca và phong tục...................................................................................14

3.3 Cua ngâm tương (간장게장)............................................................................14

3.3.1 Lịch sử hình thành......................................................................................14

3.3.2 Dị ứng...........................................................................................................15

4. Mùa đông..................................................................................................................16
4.1 Canh xương bò hầm (설렁탕)...........................................................................16

4.1.1. Lịch sử hình thành.....................................................................................16

4.1.2. Những lợi ích cho sức khỏe.......................................................................16

4.1.3. Độ nổi tiếng.................................................................................................16

4.1.4. Cách chế biến.............................................................................................17

4.1.5. Sự khác biệt giữa các món hầm................................................................17

4.2 Cá trích phơi khô (과매기)...............................................................................18

4.2.1. Nguồn gốc ra đời.......................................................................................18

4.2.2. Những lợi ích cho sức khỏe.......................................................................18

4.2.3. Cách chế biến.............................................................................................19

4.2.4. Lựa chọn cá trích phơi khô hay cá trích nướng.....................................19

III. TỔNG KẾT...............................................................................................................20

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................1

PHỤ LỤC...........................................................................................................................4
I. DẪN NHẬP

Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh chóng bậc nhất châu Á.
Cùng với đó, Hàn Quốc cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt của văn hóa Á Đông
thể hiện qua nhiều mặt như: phong cách trang phục, ẩm thực hay âm nhạc,... Đặc biệt,
Đại Hàn Dân Quốc được thiên nhiên ưu ái ban tặng đường bờ biển rộng lớn 2,413km với
nhiều cá, tôm, thủy hải sản phong phú. Vì thế, ẩm thực đa dạng là một trong những nét
nổi bật lôi cuốn mọi người mỗi khi nhắc đến quốc gia này.

Khác với Việt Nam, Hàn Quốc là quốc gia có khí hậu Ôn Đới. Do đó, khí hậu nơi
đây phân bố theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Nguồn thực phẩm phong phú và
tươi mới được cung cấp không ngừng qua mỗi mùa.

Các món ăn của Đại Hàn Dân Quốc từ những món đơn giản đến món phức tạp,
không chỉ gần gũi mà còn thấm đẫm văn hóa truyền thống dân tộc và đặc tính của từng
mùa, từng vùng. Hơn thế, lịch sử của Hàn Quốc còn được lưu giữ và ngày càng được
quảng bá ra thế giới qua những món ẩm thực đa dạng như Kim Chi ( 김치), cơm cuộn (
김밥), miến lạnh (냉면),…

1
II. ẨM THỰC HÀN QUỐC MỖI MÙA

Hàn Quốc là quốc gia nằm ở phía Đông của Châu Á, nhận nguồn khí hậu Ôn Đới
mát mẻ với bốn mùa phân bố rõ rệt trong năm. Tiếp theo đó, nguồn rau củ quả cùng thủy
hải sản ở quốc gia cũng đa dạng và chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp nâng cao sức
khỏe của người dân Hàn Quốc. Vì vậy, ẩm thực độc đáo mỗi mùa trong năm với hàng
trăm món ăn khoe sắc là đại diện cho nguồn thực phẩm tươi ngon của Đại Hàn Dân
Quốc.

1. Mùa xuân

Mùa xuân ở Hàn Quốc kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng 5. Vào thời gian này nhiệt
độ trung bình từ 5~7 độ C, thời tiết khá mát mẻ và dễ chịu. Đây cũng là thời điểm nguồn
hải sản, rau củ, trái cây,... ở Hàn Quốc rất phong phú và đa dạng. Nhờ có những nguyên
liệu tươi mới này đã khiến cho ẩm thực mùa xuân ở Hàn Quốc trở nên đặc sắc và độc
đáo.

1.1 Rau củ

Rau củ là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong bất kì căn bếp nào của
mỗi gia đình Hàn Quốc và Việt Nam. Vào mùa xuân, người dân Hàn Quốc rất ưa chuộng
những món ăn làm từ rau, bởi vì thời điểm này cây cối đâm chồi nảy lộc, hương vị và
thành phần dinh dưỡng của rau củ đạt đến mức tốt nhất.

1.1.1 Rau mầm (수싹채소)

Đối với thực phẩm theo mùa, điển hình như rau mầm thì thời điểm thu hái là rất
quan trọng. Nhiều loại rau mầm chỉ có thể ăn khi cây đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân.
Một khi cây tăng trưởng, phần ngọn non trở nên dai và cứng, khi đó không thể dùng để
ăn được nữa.

Mùa xuân là thời điểm thu hoạch hầu hết các loại rau mầm như: giá đỗ, giá đậu
nành, rau bomdong (cải thảo đầu xuân),... Các loại rau mầm chính là nguồn cung cấp
chất dinh dưỡng dồi dào, chống oxy hóa, giúp cơ thể chúng ta chống chọi lại với các
mầm bệnh vào những ngày thời tiết chuyển mùa đông sang xuân.

2
Hình 1. Rau mầm trộn.

Ngoài ra, rau mầm còn góp phần quan trọng trong các món ăn mang đậm sắc mùa
xuân của người Hàn Quốc như: cơm trộn, salad trộn, các loại kimchi,… không chỉ giúp
làm đẹp da, tốt cho cơ thể đặc biệt đối với nữ giới mà còn hỗ trợ lớn trong việc giảm cân,
cân bằng tình trạng sức khỏe cơ thể.

Hình 2. Cơm trộn rau mầm

1.1.2 Naengi (냉이)

Naengi (냉이) là loại rau đầu tiên báo hiệu sự kết thúc của mùa đông và sự khởi đầu
của mùa xuân. Thường được trồng ở các cánh đồng hoặc ruộng, loại rau này được thu
hoạch vào đầu mùa xuân. Với hương thơm độc đáo và vị hơi đắng, Naengi là một trong
những nguyên liệu phổ biến nhất được tìm thấy trên bàn ăn của người Hàn Quốc vào mùa
xuân. Loại rau này có thể được ăn toàn bộ, bao gồm cả phần rễ đến lá.

3
Naengi rất tốt cho những người có hệ tiêu hóa yếu và giúp làm sạch máu. Phù hợp
đối với những người bị bệnh về đường tiêu hóa, giúp cơ thể họ tăng cường cũng như khí
hư trong cơ thể sau mùa đông lạnh buốt. Naengi được dùng trong nhiều món ăn khác
nhau như: Naengi jeon (bánh kếp rau tề) và Naengi doenjang jjigae (canh tương đậu với
rau tề),...

1.1.3 Dureup (두릅)

Dureup cũng là một loại rau mà người Hàn Quốc ưa chuộng vào ngày mùa xuân
tươi mát. Là cái mầm trên đầu cây, đâm chồi vào mùa xuân, người Việt Nam hay gọi là
đọt gai. Vì thân cây có nhiều nốt như gai vậy.
Dureup thì không đắng như Naengi và rất dễ ăn. Chúng ta có thể luộc sơ rồi chấm
với tương ớt pha giấm hoặc ăn cùng mực luộc. Khi ăn kiểu này, chúng ta sẽ nghĩ đến
món rau luộc chấm nước mắm ở Việt Nam, vừa đơn giản nhưng lại cung cấp nguồn
vitamin dồi dào. Rất tốt cho sức khỏe, tim mạch của con người.

Hình 3. Ngọn cây Dureup

Cho vào một miệng một miếng Dureup chỉ vừa trần sơ, người ăn sẽ cảm nhận được
đồng thời sự mềm mại lẫn cái giòn khi nhai nó. Chúng ta có thể chế biến thành nhiều
món khác nhau: Dureup luộc, bánh rán Dureup, Dureup ngâm,..

1.2 Bạch tuộc

Sự đa dạng trong ẩm thực Hàn Quốc còn được thể hiện qua việc sử dụng cùng một
nguyên liệu chính để chế biến ra nhiều món ăn khác nhau chẳng hạn như bạch tuộc sống
chấm với mù tạc, bạch tuộc nướng, lẩu bạch tuộc,…
4
Lưu ý nếu bạn muốn thỏa thích trải nghiệm qua các món ăn từ bạch tuộc trong tour
du lịch Hàn Quốc thì hãy đến Boryeong, Taean hay phía tây ở Seocheon những nơi nổi
tiếng xứ Kim chi về đánh bắt bạch tuộc.

Bạch tuộc là một trong những hải sản ngon nhất mùa xuân, có kết cấu mềm và dai,
có thể ăn sống hoặc nấu chín. Bạch tuộc con( bạch tuột baby) được tẩm gia vị và xào
nhanh với mội số loại rau củ để tạo ra món ăn bạch tuộc xào cay. Đây là một trong những
món ăn phổ biến nhất trên bàn nhậu và cũng là món ăn kèm hoàn hảo khi uống cùng loại
rượu quốc dân của Hàn là soju (소주)

Hình 4. Bạch tuộc xào cay


1.3 Thịt Ba Chỉ Nướng

Nhắc tới ẩm thực Hàn Quốc không thể không nhắc tới thịt nướng.

Mặc dù người Hàn ăn thịt nướng suốt bốn mùa trong năm, và món ăn ngày được
tìm thấy ở rất nhiều nhà hàng, tiệm cơm ở xứ sở kim chi, thế nhưng tháng 3 là thời điểm
người ta tiêu thụ thịt nướng nhiều nhất trong năm. Lý do là vì người Hàn có hẳn một
ngày kỷ niệm gọi là ngày thịt nướng Hàn Quốc vào tháng 3.

Thịt dùng cho món nướng thường là thịt lợn, thịt bò hoặc lòng heo được ướp thêm
tương ớt Hàn Quốc. Có thể ăn kèm với lá mè, rau diếp và uống thêm rượu soju. Hương vị
cay nồng của rượu kết hợp vị thơm ngọt của thịt và chút đắng đắng, bùi bùi của rau sẽ
đánh thức vị giác của bạn.

5
Hình 5. Thịt ba chỉ nướng phong cách Hàn Quốc.

2. Mùa hè

Những ngày mùa hè không chỉ ở Việt Nam mà Hàn Quốc nhiệt độ cũng tăng cao,
phổ biến từ 29 đến 33 độ. Vì thế, dưới cái nắng oi bức cơ thể mọi người thường rất nóng
bức, kèm theo các hiện tượng chán ăn. Mọi người mong muốn ăn những món ăn có tính
mát và giúp cơ thể giải nhiệt nhanh chóng để có thể quay lại với công việc hằng ngày,
tránh đau ốm.

Ở Việt Nam, người Việt chúng ta thường chuộng uống nước đá, những loại thức
uống, kem lạnh hay các loại nước ép như: nước cam, nước dưa hấu,... nước dừa, sâm, trà
bí đao,... và các loại nước ngọt như: coca, pepsi,.. kèm theo ly đá. Đây là những thức
uống người Việt Nam đặc biệt ưa chuộng để giải tỏa cơn nóng trong mùa hè oi ả.

Còn đối với người Hàn Quốc, mùa hè là thời điểm các loại ẩm thực mang đậm nét
đại Hàn lên ngôi. Ngoài các loại nước ép, thức uống giống người Việt Nam, người Hàn
Quốc còn đặc biệt ưa thích các loại món ăn

2.1 Mì lạnh (냉면)

2.1.1 Lịch sử hình thành

Đây là một trong những món ăn lâu đời nhất trong lịch sử của Hàn Quốc. Món mì
lạnh bắt nguồn từ Bình Nhưỡng (Triều Tiên) vào giữa thời đại Cao Ly. Qua nội chiến

6
Hàn Quốc, mì lạnh đã phổ biến khắp mọi miền đất nước này mang lại vẻ đẹp độc đáo
trong ẩm thực Hàn Quốc và Triều Tiên.

Mì chính là món ăn được chế biến từ tinh bột được tạo ra trước cả các loại bánh mì
tại Hàn Quốc. Thời Choseon, người ta chế biến các loại mì thanh mát để phục vụ vua
chúa trong các bữa ăn cung đình vào mùa hè.

Ngày nay, mì lạnh trở thành một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Mì
thường được bày trong các bát sắt với nước dùng lạnh, dưa chuột thái sợi, được trình bày
với những lát lê Hàn Quốc, củ cải trắng Hàn Quốc muối chua nhẹ thái mỏng, có thêm
trứng luộc hoặc lát thịt bò luộc lạnh hoặc cả hai.

Theo truyền thống, sợi mì dài sẽ được ăn mà không cắt vì chúng tượng trưng cho
tuổi thọ và sức khỏe tốt. Mì lạnh (냉면) gồm hai loại là mì lạnh trộn và mì lạnh nước:

2.1.2 Mì lạnh nước (물냉면)

Đây là loại mì lạnh với nước dùng ướp lạnh. Đây là món ăn tinh tế từ cách chế biến
đến cách trình bày. Đầu tiên, vắt mì được dùng phải tròn trịa, khi thả vào nước phải giữ
nguyên được hình dạng.

Tiếp theo, nước dùng phải được nấu từ thịt và xương. Không nêm nếm quá nhiều để
giữ được vị thanh nhẹ, kết hợp với chút rong biển. Khi ăn chỉ cho vừa đủ để làm ướt sợi
mì mà không gây nhão.

Khi ăn, vắt mì sẽ nằm giữa tô, trên đó có gồm có củ cải, hành lá, thịt heo và trứng
luộc vừa chín tới. Tất cả các nguyên liệu này phải được cắt nhỏ vừa ăn và sắp xếp tinh tế,
gọn gàng trên vắt mì.

7
Hình 6. Mì lạnh nước

2.1.3 Mì lạnh trộn (비빔냉)

Món mì lạnh này cách chế biến cơ bản giống với mì lạnh nước, nhưng không có
nước dùng. Sốt cay kim chi giúp cho món ăn này có màu rất hấp dẫn.

Món ăn này cũng cho ta thấy tình yêu Kim Chi của người dân nơi đây khi hầu hết
các món ăn trong nền ẩm thực nước này đều có thể ăn kèm với Kim Chi. Đây là món ăn
kích thích cảm giác thèm ăn của mọi người trong những ngày mùa hè nóng bức.

Hình 7. Mì trộn khô

2.1.4 Mì lạnh đậu nành (콩국수)

Mì lạnh đậu nành là một trong những món ăn phổ biến vào mùa hè tại Hàn Quốc.
Nước mì được làm hoàn toàn từ đậu nành xay nhuyễn và muối. Đây là một món ăn chay
thanh đạm, tươi mát với hương vị tự nhiên hoàn hảo dành cho mùa hè. Mì thường được
8
ăn kèm kim chi củ cải hoặc dưa chuột. Nhiều khi cả nước dùng cũng được làm lạnh và
rắc thêm một chút vừng, trông vô cùng bắt mắt.

Hình 8. Mì lạnh đậu nành

2.2 Gà tần sâm (삼계탕)

2.2.1 Lịch sử hình thành.

Trên thực tế thì món ăn này mới chỉ được biết đến từ những năm 1920. Những năm
Nhật trị, các gia đình bắt đầu ăn gà tần sâm nấu cùng bột nhân sâm thay cho món ăn khác
vào ngày nóng và từ đó đóng vai trò quan trọng không thể thiếu để cung cấp chất dinh
dưỡng cho sức khỏe tránh mắc phải các căn bệnh trong thời tiết mưa nhiều của Hàn
Quốc.

Nhưng món gà tần sâm thì đã là món ăn yêu thích người Hàn Quốc từ xa xưa đặc
biệt vào những ngày có tiết trời nóng bức, cơ thể mọi người cần được giải phóng năng
lượng tiêu cực. Và Trong điển cố triều đại Joseon có ghi “gà tần hoàng kỳ đã được dâng
lên hoàng phi của vua Nhân Tổ (Injo) khi sức khỏe của bà không tốt”. Gà Tần Sâm là
món ăn bồi bổ sinh lực của người Hàn Quốc trong mùa hạ.

Ngoài ra, từ xa xưa, thịt gà đã được ghi chép trong Donguibogam (Đông y bảo
giám) là món ăn có tính ấm, có tác dụng giữ ổn định đường ruột, tăng sức đề kháng cho
cơ thể. Vì vậy, vào ngày sambok, mọi người thường ăn nhiều món ăn có thịt gà, chẳng
hạn như gà kho cay, súp gà. Đây đều là những món ăn được biết đến là những thực phẩm
tốt cho sức khỏe vì nó có chứa rất nhiều axit amin, protein và collagen.
9
2.2.2 Tiết Sambok (삼복)

Gà Tần Sâm có nguyên liệu chính là gà, người ta sẽ hầm nguyên con gà trong bụng
gà sẽ bỏ các loại đồ ăn như nhân sâm, táo đỏ, nếp,....Đặc biệt, nhân sâm là nguyên liệu
quý giá và nổi tiếng của đất nước xứ sở Kim Chi.

Những ngày Sambok (삼복) là ngày nắng nóng nhất trong năm. Sambok (Tam
phục) cũng được tìm thấy trong các ghi chép từ triều đại Joseon. Vào ngày Sambok,
hoàng cung ban thưởng cho các quan chức cấp cao băng phiếu để giúp họ vượt qua cái
nóng ngoài việc ăn các món ăn. Bởi vì băng đá ở thời kỳ này rất hiếm do cách bảo quản
khó khăn, vì vậy đó là một đặc ân dành cho các quan chức lớn mới có, còn những người
dân thường thì họ thường sống ở khe suối hoặc bờ sông để làm giảm cái nóng và mặc áo
xô gai và nằm ngủ lên gối làm bằng tre.

Hình 9. Gà tần sâm

Sambok (삼복) là 3 ngày 초복(Sơ phục), 중복 (Trung phục), 말목(Mạt phục) diễn
ra cách quãng 10 ngày một lần, nên khoảng thời gian từ Sơ phục đến Mạt phục phải mất
20 ngày. Theo cách này, nếu Tam phục rơi vào 20 ngày, nó được gọi là Mai phục, vì Mạt
phục rơi vào quãng sau tiết lập thu, nếu khoảng thời gian giữa Trung phục và Mạt phục là
20 ngày, có nghĩa là đã sang một tháng mới nó được gọi là Nguyệt phục.
Đây là những ngày nóng nhất trong năm và khiến cho cơ thể mỗi người nhanh
chóng mất đi năng lượng vốn có. Từ đó không thể làm việc nhanh chóng và đạt hiệu quả
10
cao. Việc ăn món ăn chứa các thành phần dinh dưỡng thay cho việc uống thuốc và một
cách độc đáo và mới lạ trong bước tiến dùng thuốc làm món ăn của người Hàn Quốc.
2.2.3 Ngày gà tần sâm.
Ở Hàn Quốc, mùa hè thường rất nóng bức và mưa ở nhiều nơi. Vì thế, người dân xứ
Kim Chi luôn cảm thấy mệt mỏi và ăn các món ăn bồi bổ cơ thể để có thể vượt qua được
mùa hè mà không bị bệnh. Gà tần sâm đã trở thành món ăn đặc trưng của người Hàn
Quốc trong tiết trời nóng bức hằng năm.

Người Hàn Quốc ăn gà tần sâm vào ngày nóng nhất trong năm là 3 ngày 초복 (Sơ
phục), 중복 (Trung phục), 말목(Mạt phục). Mỗi năm, ba ngày nóng nhất này lại có sự thay
đổi khác nhau, theo lịch âm là vào khoảng tháng 6 và tháng 7. Thông thường 3 ngày này cách
nhau khoảng 10 ngày. Để tránh nóng thì họ xem việc ăn món ăn này như một cách lấy độc
trị độc hay lấy nóng trị nóng. Bởi trong gà tần sâm, món ăn có rất nhiều nguyên liệu quý
giá và bổ dưỡng như nhân sâm, táo đỏ,… được hầm trong nhiều giờ để thoát ra tất cả chất
dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể con người.

Hình 10. Hàng dài người xếp hàng để ăn gà tần sâm

Đây là ngày mà người Hàn Quốc kéo nhau đi ăn Gà Tần Sâm như là một cách bồi
bổ dinh dưỡng cho cơ thể và tránh nóng nực của mùa hè. Từ người trẻ con đến người già,
ai cũng thích món gà tần sâm bởi nó không chỉ có thành phần dễ ăn như gà, nhân sâm,
táo đỏ,… được hầm nhừ trong nhiều giờ khiến ai ăn vào cũng cảm thấy thoải mái khi
không cần phải nhai quá lâu. Và những ngày này như là ngày để người Hàn Quốc quảng
bá những nét đặc trưng văn hóa của nước mình đến với bạn bè quốc tế cũng như lưu giữ
văn hóa lâu đời của đất nước.

11
3. Mùa thu

Mùa thu ở hàn quốc bắt đầu vào tháng 9 và kéo dài đến khoảng cuối tháng 11 hằng
năm. Trong đó tháng 9 và tháng 10 được xem là thời gian tốt nhất để khám phá và trải
nghiệm ẩm thực xứ hàn. Bởi lúc này nhiệt độ trung bình dao động khoảng 10-20 độ C
tương đối mát mẻ và dễ chịu, bên cạnh đó cây lá dần chuyển sang màu đỏ và vàng tạo
nên một khung cảnh vô cùng lãng mạn.

Ở việt nam, mùa thu kéo dài khoảng ba tháng tính từ tháng 8 đến tháng 10 Dương
lịch tương ứng với tháng 7 đến 9 âm lịch. Do đó, Tết Trung Thu, đánh dấu thời điểm
chính giữa mùa thu, được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng 8 âm lịch.

3.1 Cá nướng(전어구이)

3.1.1 Lịch sử hình thành

Từ lúc con người tạo ra lửa, săn bắt động vật, và dùng lửa để nướng thịt thì nướng
cá cũng được hình thành lúc con người bắt đầu đánh bắt cá và nướng chúng trên lửa.
Món này tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu được nấu đúng cách nó thậm chí còn
ngon giống như thịt.

Ở hàn quốc món cá nướng đã xuất hiện từ khá lâu đời, khi những ngư dân đi đánh
bắt và tận dụng loại cá có giá bán thấp để chế biến trong bữa cơm gia đình.

3.1.2 Tại sao rắc muối lên cá

Có nhiều lý do để giải thích vì sao người ta lại rắc muối lên cá nướng như nó sẽ làm
tăng thêm hương vị cho món ăn, hoặc chỉ đơn giản đó là truyền thống nấu nướng đã trải
qua nhiều thế kỷ. Dưới đây là một vài lí do tiêu biểu.

3.1.2.1 Tăng hương vị

Muối là một gia vị tuyệt vời để là bật lên hương vị nguyên bản của món cá nướng.
Rắc muối lên bề mặt cá trước khi nướng giúp muối hút bớt độ ẩm trong cá từ đó tạo ra
nước muối ngấm vào cá với vị mặn nhẹ nhàng. Điều này tăng thêm hương vị tổng thể của
món ăn, tạo cảm giác thơm ngon và bắt mắt.

3.1.2.2 Gia vị

12
Cá nướng tương đối mềm nên muối đóng vai trò là gia vị cơ bản bổ sung và cân
bằng nguyên liệu cũng như các hương vị khác trong nấu ăn . Nó làm dậy lên các nguyên
liệu thảo mộc, gia vị và nước chấm, tạo ra một kết cấu hoàn hảo

3.1.2.3 Cảm giác thưởng thức

Muối là gia vị quan trọng trong việc giúp chúng ta cảm nhận hương vị của cá
nướng. Trong lúc nướng cá, nước từ trong cá bốc lên hòa chung với muối tạo nên một lớp
vỏ mỏng hơi giòn trên da cá, tương phản với phần thịt mềm bên trong. . Kết cấu này khi
ăn sẽ góp phần tăng thêm trải nghiệm hương vị.

3.2 Cá trích (청어회)

Cá trích nhỏ “lát xương” nổi tiếng vào tháng 8 và tháng 9. Cá trích có số lượng cá
thể khổng lồ nên nó đã trở thành một món ăn quan trọng ở những vùng giáp biển như
Hàn Quốc với phần lớn lãnh thổ giáp biển.

3.2.1 Lịch sử hình thành

Vào thời Joseon, lượng đánh bắt cá trích tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là do ảnh
hưởng của thời kỳ đỉnh cao nên khối nước lạnh đã mở rộng quy mô lớn đến tận biển
Hoảng Hải.

Khi khối nước lạnh mở rộng, các trích vốn là loại cá thuộc họ cá Hallyu cũng đã mở
rộng môi trường sống và tiến vào bở biển trung quốc. vào thời điểm đó, cá trích là loài có
thể được tìm thấy ở bất cứ đâu.

3.2.2 Dân ca và phong tục

Trò chơi câu cá trích là trò chơi truyền thống từ khu vực đảo phía tây Jeollanam của
Hàn Quốc, đây là một loại trò chơi Ganggangsullae (강강술래), được phỏng theo “

청어엮기놀이” Ganggangsullae, thường được diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch
hàng năm ở khắp khu vực phía Tây Nam của Hàn Quốc.

Đây là một trong những phong tục để cầu nguyện cho mùa màng sung túc, bội thu.
Vào đêm trăng tròn sáng nhắt, hàng chục cô gái trong làng sẽ tụ tập lại và nắm tay nhau

13
tạo thành một vòng tròn, một người sẽ bắt nhịp đoạn đầu của “Ganggangsullae” và mọi
người sẽ hát tiếp nối theo. Trò chơi này tiếp diễn suốt đêm và họ sẽ nhảy múa trong khi đi
quanh một vòng tròn và kèm theo đó là những trò chơi dân gian.

Gỏi cá trích đối với người mới ăn lần đầu sẽ cảm thấy hơi tanh nhưng khi ăn kèm
với rong biển và wasabi thì vị ngon hơn rất nhiều.

Hình 11. Cá trích sống

3.3 Cua ngâm tương (간장게장)

3.3.1 Lịch sử hình thành

Cua ngâm tương được biết đến khoảng 1600 năm trước

Những ghi chép đầu tiên về cua ngâm tương được cho là vào thời đại Joseon. So với
việc đi săn bắt hay đánh cá nguy hiểm, người dân thời đó có thể dễ dàng tìm thấy cua dù
là ở sông hay biển. Trong thời Trung Cổ, có nhiều cách chế biến khác nhau, chẳng hạn
như ngâm nước tương, ngâm rượu bằng giấm và ngâm muối.

Thời nay, tên gọi của món ăn này là cua ngâm tương. “nước tương” là một từ bổ
nghĩa được đưa vào khoảng năm 1990 để phân biệt với “ cua ngâm nước tương”.

Có một số truyền thuyết thú vị về cua ngâm tương như cua ngâm ăn cùng với quả
hồng có thể bị đau bụng và có người lợi dụng điều này để đi đầu độc, một câu chuyện
khác là nếu bỏ đói cua cả ngày sau đó cho cua ăn thịt bò và cho nước tương vào thì chất

14
lượng sẽ tăng lên và nước tương cũng ngon hơn và câu chuyện này đã được xuất hiện
trong tập truyện tranh xuất bản hằng ngày vào những năm 1980.

3.3.2 Dị ứng

Nếu ai có tiền sử dị ứng với các món ăn từ động vật giáp xác thì khi ăn cua ngâm
tương có thể xuất hiện triệu chứng môi và miệng sưng vù, ngứa thậm chí có thể dẫn đến
khó thở. Lúc đó, chúng ta nên sử dụng thuốc trị dị ứng hoặc đến ngay bệnh viện để khám
sức khỏe ngay lập tức. Cua ngâm tương là món ăn rất ngon nhưng cũng là một trong
những món ăn kén người thưởng thức.

Tùy theo từng người mà có thể luộc lên hoặc nấu chín kỹ để không bi dị ứng hoặc
dị ứng nhẹ. Có một số nhà hàng làm cua ngâm tương bằng cách hấp.

Hình 12. Cua ngâm tương.

4. Mùa đông
4.1 Canh xương bò hầm (설렁탕)
4.1.1. Lịch sử hình thành
Canh xương bò hầm (설렁탕) có nguồn gốc từ đâu và du nhập vào Hàn Quốc khi
nào cho đến nay vẫn là một vấn đề bí ẩn. Có rất nhiều giả thuyết xoay quanh vấn đề này.
Giả thiết nổi tiếng và được công nhận nhiều nhất có thể kể đến câu chuyện thời Josoen.
Trong một lễ nghi cúng tổ tiên của vua Joseon, tại Seonnongdan, những món ăn tượng
trưng cho trời đất gồm có gạo, kê, một con bò và một con lợn sẽ được đem đi cúng tế lễ.

15
Điều này cực kỳ thiêng liêng đối với người dân lúc bấy giờ vì họ cho rằng điều này
thể hiện cho lời cầu nguyện của họ về một năm mưa thuận gió hòa sẽ đến được với thần
linh. Sau khi thực hiện tất cả các nghi thức, tất cả những người tham gia buổi lễ sẽ cùng
nhau ăn món súp được làm từ bò đã tế lễ. Món ăn đó chính là món canh xương bò hầm
(설렁탕).

Hình 13. Người dân thưởng thức món canh xương bò hầm
4.1.2. Những lợi ích cho sức khỏe
Canh xương bò là được xem là một thức ăn giàu dinh dưỡng với hàm lượng các
chất dinh dưỡng cao, bổ sung dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, có một
điều cần chú ý với món ăn này, canh xương bò có chứa một lượng photpho, cản trở quá
trình hấp thu canxi, điều này không tốt cho các bệnh nhân đang trong quá trình phục hồi.

4.1.3. Độ nổi tiếng


Canh xương bò không chỉ là tinh hoa ẩm thực của Hàn Quốc mà còn là một món ăn
nổi tiếng trên toàn thế giới. Người phương Tây rất thích Canh bò Seolleongtang vì hương
vị chua cay đặc trưng khó quên, cùng vị ngọt của xương bò.
4.1.4. Cách chế biến
Seolleongtang được làm từ xương và thịt bò, trong đó có xương sụn, lưỡi, sụn đầu
gối và lồng ngực. Tất cả những phần này cần phải được hầm trong khoảng mười giờ.
Bằng cách làm như vậy, một canh món súp xương bò được tạo ra. Món canh này ăn với
cơm thì thực sự hấp dẫn. Một số người cho thêm muối, ớt hoặc hành lá, theo khẩu vị của
từng người.
Để cho ra một bát canh xương bò ngon thì chúng ta có thể thực hiện theo các bước
sau:
16
 Cho nước vào nồi và đun nóng trong 10 phút ở nhiệt độ cao. Khi sôi, thêm xương
đầu gối, xương sụn và lưỡi và đun sôi trong 5 phút.Sau đó đổ nước váng đi.
 Cho thêm nước, xương đầu gối và xương sụn vào nồi. Đun sôi khoảng 1 giờ ở
nhiệt độ cao. Hạ nhiệt cho vừa và đun nhỏ lửa trong 5 giờ, luôn luôn chú ý gạn
nước bọt chất béo hình thành trên bề mặt. Thêm lưỡi, ức và chân vào nồi đun sôi
trong 1 giờ. Thêm gia vị, hầm khoảng một giờ nữa. Sau đó hầm trên lửa nhỏ trong
30 phút nữa.
 Khi lưỡi và phần khác đã chín đưa ra khỏi nước luộc.Hớt chất béo đi và đun sôi
một lần nữa trong 10 phút với lửa to.
 Đặt thịt bò vào cái bát, đổ nước dùng và các gia vị vào.
4.1.5. Sự khác biệt giữa các món hầm
Trong ẩm thực Hàn Quốc có nhiều món hầm được làm từ bò và cho ra những hương
vị riêng đặc biệt, thơm ngon. Chúng ta có thể so sánh và phân biệt một chút 3 món hầm
nổi tiếng của Hàn Quốc là canh xương bò (설렁탕), canh sườn bò (갈비탕) và canh thịt
bò (곰탕)
 Canh xương bò (설렁탕): được nấu từ hầu hết các bộ phận của con bò. Chỉ hầm
các bộ phận của bò thôi và hầm trong nhiều lần.
 Canh sườn bò (갈비탕): được nấu từ sườn bò non cùng củ quả, hầm trong khoảng
thời gian ngắn (khoảng 1 tiếng)
 Canh thịt bò (곰탕): được nấu với nhiều thịt bò hơn 2 món còn lại, nước súp hơi
đục chứ không trắng sữa và đậm đà.

4.2 Cá trích phơi khô (과매기)


Người Hàn Quốc có câu "Muốn ăn ngon thì ăn cá trích, ăn nhiều thì ăn cá minh
thái". Cá tuyết, cá minh thái và cá trích là ba loại cá phổ biến trên bàn ăn của người Hàn
Quốc, trong đó cá trích được xem là đệ nhất mĩ vị.
4.2.1. Nguồn gốc ra đời
Không rõ tên gọi “gwamegi” (과매기) bắt nguồn từ đâu. Vào thời hậu Joseon, nhà
thực học Seo Yu-gu (1764~1845) trong cuốn sách “Điền ngư chí” (Record of Hunting
and Fishing) đã giải thích món cá trích khô thời bấy giờ thường không rạch và phanh
phần lưng cá mà sẽ được xâu nguyên con bằng sợi rơm và hong khô dưới ánh nắng mặt
17
trời. Seo Yu-gu đã đưa ra giả thuyết rằng đôi mắt cá trích trong suốt và có thể xuyên qua
bằng sợi rơm nên gọi là “quán mục”. Cũng có giả thuyết cho rằng từ này đã bị biến đổi
và trở thành “gwamegi” (과매기) như hiện nay.
4.2.2. Những lợi ích cho sức khỏe
Cá trích phơi khô (과매기) được cho là nguồn cung cấp axit béo omega 3 tự nhiên,
tốt cho việc giảm cholesterol và ngăn ngừa huyết áp cao, xơ cứng động mạch.

Hình 14. Cá trích phơi khô

4.2.3. Cách chế biến


Cá trích phơi khô (과매기) được làm khô theo cách “phơi nguyên con” còn rất ít
nhưng vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Cách phổ biến là xẻ bụng, bỏ xương và nội
tạng, cắt hai bên thân cá và hong khô ngắn ngày trong gió biển, được gọi là “phơi
baejiki”. Cá trích phơi khô (과매기) làm theo cách phơi nguyên con mất nhiều thời gian
để thành phẩm. Ngoài ra, cá trích nhiều mỡ, thân dày và to hơn cá thu đao nên phơi khô
sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu phơi khô cá thu đao nguyên con mất tầm nửa tháng, thì
cá trích nguyên con phải mất hơn một tháng. Tuy nhiên, thời gian phơi càng lâu, vị cá lại
càng đậm đà; đặc biệt cá trích phơi nguyên con vào giữa mùa đông thường có trứng cá
trong bụng nên vị ngon hơn rất nhiều. Những miếng cá trích khô được xé nhỏ vừa ăn,
cuốn kèm với rong biển hoặc lá kim cùng với tỏi, ớt và tỏi thái lát.

18
Hình 15. Cá trích phơi khô (과매기) ăn cùng rong biển

4.2.4. Lựa chọn cá trích phơi khô hay cá trích nướng


 Cá trích phơi khô: thời gian lâu, không xương
 Cá trích nướng: thời gian nhanh, vị đậm đà, ngọt; nhiều xương nhỏ.

III. TỔNG KẾT


Nền Ẩm thực truyền thống Hàn Quốc rất đa dạng và phong phú. Phong cách ẩm
thực theo từng mùa rất đặc trưng, các món ăn khác nhau với phương pháp chế biến khác
nhau, cùng những nguyên liệu tươi ngon và tốt cho sức khoẻ.
Chủ đề về Ẩm thực Hàn Quốc nói riêng và văn hoá Hàn Quốc nói chung, qua đó
chúng ta có thể hiểu thêm về Văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc là sự kết hợp một cách tinh
tế của các loại thức ăn đa dạng mang đậm chất truyền thống. Những món ăn của Hàn
Quốc mang nét đặc trưng riêng biệt ngoài ra còn chịu sự ảnh hưởng của các nền văn hóa
ẩm thực khác nhau.
Mong rằng thông qua phần tìm hiểu về ẩm thực Hàn Quốc này, đã cung cấp được
những thông tin bổ ích cho các bạn về văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc. Qua đó làm
19
phong phú thêm kiến thức và sự hiểu biết về nền Văn hoá Hàn Quốc và chúng ta càng
yêu hơn nữa đất nước xứ sở Kim Chi.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang web/ Internet:

1. Hàn Quốc Lý Thú (14/9/2023). 겨울 바다의 서물, 정이- Cá trích, quà tặg mùa đông
của biển cả. Truy xuất ngày 15/9/2023 từ https://hanquoclythu.blogspot.com/2022/04/ca-
trich-qua-tang-mua- ong-cua-bien-ca.html?m=1
2. kpopfood-케이팝푸드 (25/8/2023). 여수맛집 | 청정게장촌 | 리필이되는
돌게장백반 꼭 드셔보세요.
Truy xuất ngày 15/9/2023 từ https://www.youtube.com/watch?v=p8-DoQwArsk
3. Sozem (1/9/2023) 홍대 맛집 삼겹살 청돈옥 깨끗하고 퀄리티 좋은 고깃집. Truy
xuất ngày 17/9/2023 từ https://www.youtube.com/watch?v=7toLeAZKIRo
4. Thông tin Hàn Quốc (15/2/2020). TOP 5 Loại Rau Của Mùa Xuân Được Người Hàn
Quốc Yêu Thích Và Chế Biến Những Món Ăn Ngon. Truy xuất ngày 17/9/2023 từ
https://tthqnews.com/5-loai-rau-mua-xuan/
5. 가난한부자(10/5/2023). 봄철에 먹으면 좋은 것들. Truy xuất ngày 16/9/2023 từ
https://sosick1sang.tistory.com/38
6. KBS News (7/7/2023). “더위야 물렀거라”…이열치열 삼계탕축제 개막. Truy xuất
ngày 14/9/2023 từ https://www.youtube.com/watch?v=HzU10UdScq8
7. 월간경남 (9/2021). 경남의 맛] 제철 맞은 가을 전어. Truy xuất ngày 17/9/2023 từ
http://monthly.knnews.co.kr/news/articleView.html?idxno=939
Link hình ảnh:
1. Thế giới ẩm thực. Salad rau mầm trộn thịt bò ngon đậm đà. Truy cập ngày 17/9/2023
từ https://thegioiamthuc.com/salad-rau-mam-tron-thit-bo/ (Hình 1)

2. 최쓰리 (2022). 캔참치 요리 참치비빔밥, 새싹채소 상추 넣고 비벼비벼. Truy cập


ngày 17/9/2023 từ 캔참치 요리 참치비빔밥 양념장, 새싹채소 상추.. : 네이버블로그
(naver.com) (Hình 2)

3. Hàn Quốc Lý Thú (2022). 봄식탁의 보물, 두릅 Ngọn bạch chỉ- bảo vật của mâm
cơm mùa xuân. Truy cập ngày 16/9/2023 từ
https://hanquoclythu.blogspot.com/2022/02/ngon-bach-chi-bao-vat-cua-mam-com-
mua.html (Hình 3)

4. Mediamart. Bí quyết làm bạch tuộc xào cay Hàn Quốc đúng chuẩn hương vị. Truy cập
ngày 18/9/2023 từ https://mediamart.vn/mon-xao/bi-quyet-lam-bach-tuoc-xao-cay-han-
quoc (Hình 4)
5. Phượt Đi (2020). Quán thịt nướng Kang’s Food ngõ 298 Tây Sơn, Đống Đa. Truy cập
ngày 18/9/2023 từ https://phuotdi.vn/quan-thit-nuong-kangs-food-ngo-298-tay-son-dong-
da.html (Hình 5)

6. Đoan Trang (2018). 5 món ăn giải nhiệt hiệu quả mà ai cũng khó lòng bỏ qua nếu đến
Hàn Quốc vào ngày hè nóng bức. Truy cập ngày 19/9/2023 từ https://kenh14.vn/5-mon-
an-giai-nhiet-hieu-qua-ma-ai-cung-kho-long-bo-qua-neu-den-han-quoc-vao-ngay-he-
nong-buc-20180325164555003.chn (Hình 6)

7. Sunny Triệu (2023). Chi tiết cách làm Mì lạnh Hàn Quốc phân loại chi tiết. Truy cập
ngày 19/9/2023 từ https://duhocsunny.edu.vn/mi-lanh-han-quoc/ (Hình 7)

8. Hà Hồ (2018). Mì sữa đậu nành - món ăn giải nhiệt siêu hot của Hàn Quốc nhưng
không phải ai cũng "mặn mà" nếm thử. Truy cập ngày 18/9/2023 từ https://kenh14.vn/mi-
sua-dau-nanh-mon-an-giai-nhiet-sieu-hot-cua-han-quoc-nhung-khong-phai-ai-cung-man-
ma-nem-thu-2018041722444458.chn (Hình 8)

9. Nguyen Phuong (2021). 9+ món ăn từ sâm đương quy thơm ngon hấp dẫn dễ làm.
Truy cập ngày 19/9/2023 từ 9+ Món ăn Từ Sâm đương Quy Thơm Ngon Hấp Dẫn Dễ
Làm (putaleng.vn) (Hình 9)

10. Anh Minh (2021). Gà hầm sâm - món 'lấy độc trị độc' của người Hàn Quốc. Truy cập
ngày 20/9/2023 từ Samgyetang - món canh lấy độc trị độc của người Hàn Quốc
(vnexpress.net) (Hình 10)

11. 국찐이 (2023). [종로]고등어회 청어회 찐 맛집 : 제주바당. Truy cập ngày


20/9/2023 từ [종로]고등어회 청어회 찐 맛집 : 제주바당 : 네이버 블로그
(naver.com)

(Hình 11)

12. 금성키진 (2021). [간장게장 추천] 유투버 참피디가 소개한 그 간장게장. Truy
cập ngày 21/9/2023 từ [간장게장 추천] 유투버 참피디가 소개한 그 간장게장 :
얌테이블 간장게장 : 네이버 블로그 (naver.com) (Hình 12)

13. Yoon So Jeong (2015). Công thức nấu ăn Hàn Quốc: Xương bò hầm –
Seolleongtang. Truy cập ngày 19/9/2023 từ Korean recipes: Ox bone soup, Seolleongtang
(설렁탕) : Korea.net : The official website of the Republic of Korea (Hình 13)
14. Hallie Brabley (2019). Korean Eating: The Winter Delicacy Known as
Gwamegi. Truy cập ngày 18/9/2023 từ Korean Eating: The Winter Delicacy Known as
Gwamegi – The Soul of Seoul (Hình 14, 15)

PHỤ LỤC

Câu 1. Đây là món gì qua các nguyên liệu bên dưới ?

A. 배추

B. 파

C. 당근

D. 고추가루

 김치

Câu 2: Đây là món gì qua các nguyên liệu bên dưới ?


A. 밥

B. 미역

C. 꼬들 단무지

D. 볶은 계란

 김밥

Câu 3: Đây là món gì qua các nguyên liệu bên dưới ?

A. 밥

B. 김치

C. 볶은 계란

D. 맛고 추장

 비빔밥

You might also like