Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chương 4: QUẢN LÝ ĐỔI MỚI TRONG DOANH NGHIỆP

3.1. Những thách thức trong sự phát triển của công nghệ và thị trường mới

1. Đường cong S: Mô tả quá trình phát triển công nghệ qua thời gian.

Ban đầu, công nghệ mới thường phát triển chậm do nghiên cứu và thử nghiệm. Sau đó, khi
công nghệ được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, tốc độ phát triển tăng nhanh. Cuối cùng, khi
công nghệ trở nên lỗi thời hoặc bão hòa, tốc độ phát triển sẽ giảm xuống.

Mô hình đường cong S giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của công nghệ và
thị trường, từ giai đoạn sớm của nghiên cứu và phát triển đến giai đoạn trung gian của tăng
trưởng nhanh chóng và cuối cùng là giai đoạn muộn của sự bão hòa và cạnh tranh.
Trong giai đoạn sớm, công nghệ mới đang được nghiên cứu và phát triển, nhưng chưa được
chấp nhận rộng rãi. Trong khi đó, công nghệ hiện tại vẫn đang chiếm ưu thế và tiếp tục được
sử dụng rộng rãi trên thị trường. Sự chuyển đổi từ công nghệ hiện tại sang công nghệ mới bắt
đầu xuất hiện, nhưng chưa phổ biến.

-> Trong giai đoạn này, Thách Thức trong Công Nghệ: Trong giai đoạn này, công nghệ
thường đang trong quá trình phát triển và thử nghiệm. Do đó, các thách thức có thể bao gồm
việc đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của công nghệ, cũng như đánh giá và giảm thiểu các
rủi ro kỹ thuật.
-> Thách Thức trong Thị Trường: Thị trường chưa định hình rõ ràng và có thể đang chờ đợi
để thấy sự chấp nhận của công nghệ từ phía khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp phải đối
mặt với thách thức trong việc xác định và định hình nhu cầu của thị trường mục tiêu.

Ở giai đoạn trung gian, công nghệ mới đã đạt được sự chấp nhận rộng rãi hơn và tiếp tục
phát triển nhanh chóng. Công nghệ hiện tại bắt đầu phải đối mặt với áp lực từ công nghệ mới,
và quá trình chuyển đổi giữa hai công nghệ diễn ra mạnh mẽ.

-> Trong giai đoạn trung gian của đường cong S, khi công nghệ mới bắt đầu được chấp nhận
và áp dụng rộng rãi hơn, thách thức chính thường là về khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường
và đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Các tổ chức cần phải nhanh chóng thích nghi
và mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Cuối cùng, trong giai đoạn cuối, công nghệ mới trở thành tiêu chuẩn và chiếm thị phần lớn,
trong khi công nghệ hiện tại bắt đầu phai nhạt và có thể bị loại bỏ khỏi thị trường. Các công
ty chủ yếu tập trung vào việc cải tiến và phát triển công nghệ mới để duy trì sự cạnh tranh
trên thị trường.

-> Trong giai đoạn muộn của đường cong S, khi công nghệ mới trở thành tiêu chuẩn và thị
trường đạt đến mức độ bão hòa, thách thức chính là giữ vững sự cạnh tranh và duy trì sự cải
tiến trong sản phẩm hoặc dịch vụ. Các tổ chức cần phải tập trung vào việc phát triển và cải
tiến sản phẩm hoặc dịch vụ để duy trì hoặc mở rộng thị phần trước sự cạnh tranh khốc liệt từ
các đối thủ và tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường.

2. Thiết kế vượt trội (Dominant Design)

Dominant Design là một mô hình hoặc kiểu dáng cụ thể của sản phẩm hoặc dịch vụ trở thành
tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp. Khi xác định được, các doanh nghiệp tập trung vào phát
triển và cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên thiết kế này thay vì tạo ra các biến thể hoàn
toàn mới. Dominant Design mang lại lợi ích bằng việc tạo ra sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa
trong ngành, giảm chi phí sản xuất và tăng tính tương thích giữa các sản phẩm và dịch vụ.
Chính công dụng to lớn của Dominant Design đã đặt cho doanh nghiệp những thách thức sau:

Ø Cạnh tranh về thiết kế

 Cần đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra thiết kế độc đáo và tối ưu.
 Đối mặt với áp lực từ đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần thể hiện sự sáng tạo và
khả năng thích ứng nhanh chóng.
 Phải đảm bảo rằng thiết kế được chọn phản ánh tốt nhất nhu cầu của thị trường và tạo
ra giá trị cạnh tranh.

Ø Thử nghiệm một cách kỹ lưỡng

 Đòi hỏi đầu tư mạnh vào quá trình thử nghiệm và kiểm tra chất lượng.
 Cần duy trì một quy trình thử nghiệm linh hoạt và nhanh chóng để đáp ứng sự biến
động và phản hồi của thị trường.

Ø Nhiều cấu hình khác nhau

 Việc có nhiều cấu hình khác nhau của sản phẩm hoặc dịch vụ trong quá trình phát
triển và thử nghiệm có thể tạo ra sự phức tạp và đòi hỏi sự quản lý hiệu quả.
 Đồng thời, cần phải đảm bảo rằng quá trình phân phối và hỗ trợ khách hàng cho mỗi
cấu hình sản phẩm đều được quản lý một cách hiệu quả, để đảm bảo sự hài lòng và
niềm tin của khách hàng.

3. Thị trường trẻ (Young Market)

 Bất Định: Trong thị trường trẻ, có sự thiếu rõ ràng về thành công, hướng đi và sự phát
triển trong tương lai. Điều này tạo ra nhiều rủi ro và không chắc chắn cho các doanh
nghiệp hoạt động trong thị trường này.
 Động: Thị trường trẻ thường phát triển và thay đổi nhanh chóng, yêu cầu sự linh hoạt
và sẵn sàng thích ứng của các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường và thách
thức mới.

4. Tác động của Tính Linh Hoạt trong Thị Trường Mới

 Phải đồng bộ với các tiến bộ công nghệ


 Phải duy trì đầu tư trong khi thị trường không chắc chắn
 Phải kiên nhẫn đợi để thấy kết quả trở về.

3.2 VẤN ĐỀ KHÚC MẮC CỦA QUẢN LÝ ĐỔI MỚI

1. Cân bằng được lợi ích từ tính hiệu quả (efficiency gains) / lợi ích từ sáng tạo
(creativity gains)

Các công ty thường gặp mâu thuẫn giữa nhu cầu ổn định và nhu cầu sáng tạo. Họ cần ổn định
để thực hiện công việc hàng ngày một cách hiệu quả, giúp cạnh tranh hiện tại. Nhưng đồng
thời, họ cần sáng tạo để phát triển các ý tưởng và sản phẩm mới, đảm bảo cạnh tranh trong
tương lai. Điều này đòi hỏi một môi trường linh hoạt cho sáng tạo và đổi mới.

Ví dụ, các công ty như Mars, Ford, P&G, và Sony phải sản xuất sản phẩm chính xác và giao
hàng đúng hạn để giảm chi phí, tăng hiệu quả. Nếu không, chi phí tăng lên, làm giảm khả
năng cạnh tranh. Nhưng để phát triển lâu dài, các công ty cần cải tiến sản phẩm và quy trình
sản xuất, nghĩa là phải tạo ra không gian cho sự linh hoạt và sáng tạo.

Tình hình này phức tạp vì nó đặt ra một thách thức căng thẳng: khi công ty đổi mới nhiều,
nguy cơ thất bại cũng tăng lên do rủi ro. Ngược lại, nếu công ty ít đổi mới, nguy cơ thất bại
cũng cao do sự lạc hậu trong cạnh tranh. Để giải quyết vấn đề này, công ty cần cân nhắc cẩn
thận giữa việc giảm chi phí, tăng cường hiệu quả hoạt động hàng ngày và tạo điều kiện cho
đổi mới.

Đây chính là tình thế tiến thoái lưỡng nan: "Công ty càng tìm cách đổi mới xa hơn, được
đo bằng mức độ thay đổi từ các thị trường cơ bản và công nghệ của mình, thì khả năng
các nỗ lực đổi mới của nó thất bại càng lớn. Và ngược lại, công ty càng ít tìm cách đổi
mới, khả năng toàn bộ công ty sẽ thất bại càng lớn."

Nếu một công ty quá tập trung vào việc đổi mới mà không kiểm soát được phạm vi và tốc độ
của sự thay đổi, hoặc không đảm bảo rằng các đổi mới này phản ánh đúng nhu cầu của thị
trường và tiến bộ công nghệ, thì khả năng thất bại của họ sẽ cao. Điều này có nghĩa là, dù có
nỗ lực đổi mới mạnh mẽ, nhưng nếu không được thực hiện một cách cân nhắc và thông minh,
chúng vẫn có thể dẫn đến kết quả không mong muốn.

Ngược lại, nếu một công ty không đầu tư đủ vào việc đổi mới, họ có thể rơi vào tình trạng lạc
hậu và mất dần cạnh tranh trên thị trường. Việc không thích ứng và tiếp tục giữ nguyên mô
hình cũ trong khi thị trường và công nghệ phát triển sẽ dẫn đến nguy cơ thất bại lớn hơn.

Vì vậy, để tồn tại và thành công, công ty cần phải tìm ra một cách cân bằng hợp lý giữa việc
đổi mới và duy trì ổn định, tạo ra một sự cân nhắc giữa sự thay đổi và sự ổn định để không bị
lạc hậu nhưng cũng không mạo hiểm quá mức.

-> Như thường lệ, với những tình thế tiến thoái lưỡng nan, câu trả lời chính là doanh nghiệp
cần phải đa năng cân bằng, Tính đa năng của một tổ chức là khả năng thực hiện cả hai
năng lực Khai thác (Exploitation) và Khám phá (Exploration) một cách cân đối và linh
hoạt.
 Khai thác (Exploitation): Năng lực khai thác liên quan đến việc tối ưu hóa và sử
dụng hiệu quả những gì đã có, nhằm tạo ra giá trị ngay từ những tài nguyên, quy trình
và sản phẩm hiện tại. Điều này bao gồm việc tăng cường hiệu suất, kiểm soát chi phí,
và giảm biến thể để đảm bảo sự ổn định và hiệu quả trong hoạt động hàng ngày của
doanh nghiệp.
 Khám phá (Exploration): Ngược lại, năng lực khám phá tập trung vào việc tìm kiếm
và phát triển những điều mới, từ việc tìm ra cơ hội mới trên thị trường đến việc sáng
tạo và đổi mới trong sản phẩm và dịch vụ. Nó cũng bao gồm việc tự chủ và chấp nhận
sự đa dạng để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ.

Doanh nghệp cần đạt được tính tưỡng toàn

----Lưỡng toàn: Sự kết hợp cả hai năng lực trên để đạt được sự cân bằng giữa khai thác và
khám phá. Điều này đòi hỏi các tổ chức phải linh hoạt và đa nhiệm, cạnh tranh đồng thời trên
cả thị trường hiện tại và thị trường mới.

----Năng lực động: Khả năng của một tổ chức để đối phó với một môi trường kinh doanh
biến đổi nhanh chóng bằng cách tích hợp, phát triển và cấu hình lại các năng lực nội và ngoại
vi. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của thị trường trẻ đầy thách thức và sự cạnh
tranh gay gắt.

2. Sự suy yếu

Vấn đề làm suy yếu ở đây là sự khó khăn hoặc rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi
cố gắng thực hiện các hoạt động đổi mới và sáng tạo. Cụ thể, các yếu tố sau đây đều đóng
góp vào việc làm suy yếu khả năng đổi mới của một tổ chức:

+ Nguồn lực

 Các doanh nghiệp đã thành lập thường có nhu cầu sử dụng nguồn lực rất lớn.
 Doanh nghiệp chính có thể chỉ ra những tổn thất tương đối chắc chắn nếu không nhận
được nguồn lực, trong khi doanh nghiệp mới chỉ có thể chỉ ra những lợi ích không
chắc chắn nếu nhận được.
 Doanh nghiệp chính thường có nhiều cấp quản lý hơn, đồng thời họ cũng mạnh mẽ và
đáng tin cậy hơn.

+ Doanh nghiệp mới


 Doanh nghiệp mới có thể đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp hiện tại (hiện tượng tự
ăn thịt)
 Doanh nghiệp mới có thể gây phân tâm khỏi doanh nghiệp hiện tại

+Tính trì trệ

 Tính trì trệ từ phía doanh nghiệp chính sẽ làm trở ngại cho việc thiết kế một tổ chức
mới
 Tổ chức mới cần có các cấu trúc, hệ thống, phần thưởng, và văn hóa khác biệt để thực
hiện chiến lược kinh doanh mới
 Tổ chức cũ sẽ phải được thuyết phục ở mỗi bước đi rằng thiết kế hiện tại của nó
không phù hợp

You might also like