9. Hương Khê -Đề 12 Gủi Sở.21

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ NĂM HỌC 2020- 2021


Bài thi : Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm 01 trang)

PHẦN I- ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích:
“Xin cảm ơn những khu rừng thiên
Tán lá rợp cho ta trầm tĩnh lại
Chông tẩm thuốc sau nhà, đá mài dao dưới suối
Con đường mòn nung đỏ dưới ngàn cây
Một cọng rau gợi nhớ về xuôi
Củ chuối chát ghi mối thù canh cánh
Đêm bên suối sao trời rơi óng ánh
Nhắc ta hoài biển đang vỡ dưới kia
Con đường tấy lên như một lời thề
Đất gọi ta, làng gọi ta, nóng bỏng
Vịn vào cây ven đường nhẵn bóng
Ngỡ như đồng đội đỡ ta lên…”
(Trích Sức bền của đất- Hữu Thỉnh, NXB Tác phẩm mới, 1977)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả cảm ơn những khu rừng vì điều gì?
Câu 3. Nêu và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong các
câu thơ sau:
Con đường tấy lên như một lời thề
Đất gọi ta, làng gọi ta, nóng bỏng
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong
đoạn trích.
PHẦN II- LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): Theo những điều được gợi lên từ nội dung văn bản phần Đọc
hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức của anh/ chị về trách
nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc.
Câu 2. (5,0 điểm)
"…Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất
chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò. Mặt sông trong tích tắc loà sáng lên như một cửa
bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương,
hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng,
đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước
của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh
táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một
phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái
đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ
đá nơi ải nước hiểm trở này.Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con
thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà,
phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông
đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy
luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa
đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào
tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này,đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo, đứa thì
ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau
thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu
khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè
thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy.... "
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD tr189)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó,
nhận xét cách nhìn mới về người lao động của nhà văn Nguyễn Tuân.
-------------HẾT---------------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT


NĂM HỌC 2020- 2021
Môn thi : Ngữ văn
Đáp án Điểm
Câu I. PHẦN ĐỌC HIỂU 3,0
Câu 1 Thể thơ: Tự do 0,5
Câu 2 Trong đoạn trích trên, tác giả cảm ơn những khu rừng vì : Tán lá rợp cho ta trầm 0,5
tĩnh lại/ Chông tẩm thuốc sau nhà, đá mài dao dưới suối/ Con đường mòn nung
đỏ dưới hàng cây.
Câu 3 -Biện pháp tu từ: so sánh/ lặp cấu trúc. 1,0
- Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ; nhấn mạnh lời thề thiêng
liêng với Tổ quốc của những người lính trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Câu 4 HS trả lời theo gợi ý sau: 1,0
- Đất nước, dằng dặc trong lịch sử là những cuộc binh đao và vì thế, thời điểm
nào những thế hệ ưu tú nhất cũng phải đương đầu, những dòng máu tươi nhất
cũng sẵn sàng dâng hiến để đòi lại điều đã mất, bảo vệ điều bị đe dọa, tước đoạt.
- Trong hoàn cảnh ấy, những người lính đã đi theo tiếng “Đất gọi ta, làng gọi ta,
nóng bỏng”, tự nguyện hiến dâng phần đời đẹp nhất của mình cho Tổ quốc thân
yêu. Nhà thơ không giấu nổi niềm cảm phục, tự hào về lý tưởng cao cả của cả
một thế hệ…
II. PHẦN LÀM VĂN:
Câu 1 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, tổng - phân -hợp, quy nạp, 0.25
móc xích, song hành…
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: nhận thức của anh/ chị về trách nhiệm của thế 0.25
hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
Thí sinh chọn lựa các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được quan điểm.
- Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi sáng, tích
cực của bức tranh cuộc sống.
- Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy niềm hưng phấn, với tinh thần
trách nhiệm rất cao.
- Thế hệ trẻ cần dấn bước vào đời với quyết tâm lớn, với những hành động quyết
liệt, vì mục đích đưa đất nước bước lên tầm cao mới, khẳng định được tư thế tồn
tại đường hoàng của mình trước thế giới, nhân loại.
- Thế hệ trẻ phải biết không ngừng khám phá, sáng tạo, “đi con đường người
trước đã đi/ bằng rất nhiều lối mới”.
Lưu ý: Đây chỉ là một đoạn văn ngắn, không đòi hỏi quá khắt khe về bố cục, về
hệ thống “ý”.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2 Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong đoạn trích
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở 0,25
bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn
đề
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng người lái đò qua đoạn 0,5
trích, nhận xét cách nhìn mới của Nguyễn Tuân về người lao động.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3,5
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa dẫn chứng và phân tích; đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận 0.5
* Vẻ đẹp hình tượng người lái đò qua đoạn trích:
- Vẻ đẹp hình tượng người lái đò được bộc lộ thông qua cuộc chiến với thạch trận 0.25
đá Sông Đà. Cuộc chiến này diễn ra qua 3 hiệp đấu, đoạn trích là hiệp thứ 1, 2.
- Sông Đà trong đoạn trích: 0.5
+ Là một đối thủ kiên cường, nham hiểm, lắm mưu nhiều kế: đánh đến miếng đòn
hiểm độc nhất, đánh hồi lùng, đòn tỉa, đòn âm. Không chấp nhận thua cuộc, ở
trùng vi thứ hai này, sông Đà bố trí của sinh ngược với trùng vi trước, quyết tiêu
diệt người lái đò “cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn”. Thạch trận vì
thế càng hiểm trở hơn, khó vượt qua hơn.
+ Ở đoạn sông này, sông Đà được liên tưởng như một con thú dữ “dòng thác
hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”, hùng hổ tấn công, quyết tâm tiêu
diệt con mồi. Đá trên sông Đà, dưới ngòi bút biến hóa thần tình của Nguyễn
Tuân, đã trở thành đội quân liều lĩnh, hung hãn “xô ra định níu thuyền lôi vào tập
đoàn cửa tử”.
- Ông lái đò:
+ Cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt cuống lái…-> kiên cường, dũng cảm. 0.75
+ Hiểu và nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá nên thay đổi luôn chiến
thuật, táo bạo, nhanh nhẹn cưỡi lên tác sông Đà "như là cưỡi hổ";
+ Động tác điêu luyện, chuẩn xác "ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng
nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía
cửa đá ấy"
+ Ông nhớ mặt "bọn thủy quân cửa ải nước", đứa thì ông "tránh mà rảo bơi
chèo", đứa thì ông "đè sấn lên" bỏ lại sau lưng tất cả các cửa tử.
- Đây là hiệp đấu không cân sức, chiến thắng đã thuộc về người lái đò. Đó là 0.5
chiến thắng của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những
thử thách khốc liệt. Bên cạnh đó còn là chiến thắng của tài trí con người, của sự
hiểu biết và kinh nghiệm của những người đã nhiều năm gắn bó với nghề sông
nước.
* Đánh giá:
- Cách nhìn mới về người lao động: 0.5
+ Theo Nguyễn Tuân, người nghệ sỹ không chỉ là người sáng tạo ra cái đẹp mà là
người biến công việc lao động của mình trở thành một nghệ thuật…
+ Qua hình ảnh người lái đò, Nguyễn Tuân đã thể hiện tấm lòng trân trọng, cảm
phục những con người lao động bình thường, nhỏ bé nhưng đã góp phần không
nhỏ trong công cuộc xây dựng Tổ quốc. Đó chinh là "Thứ vàng 10 đã qua thử lửa
của tâm hồn con người lao động".
- Nghệ thuật: 0.5
+ Từ ngữ biến hoá phong phú; giàu nhịp điệu, âm thanh, giàu sức truyền cảm,
dồn nén nhiều động từ mạnh; những ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được tác giả sáng
tạo độc đáo.
+ Nguyễn Tuân đã vận dụng kiến thức thể thao và kiến thức quân sự để miêu tả
cuộc chiến gay cấn, giằng co quyết liệt giữa sông Đà và ông lái…-> tài hoa, uyên
bác.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt 0.25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu săc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới 0.5
mẻ

You might also like