Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT MAI THÚC LOAN

MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI TNTHPT NĂM 2021


Môn: Ngữ Văn 12; Hình thức thi: Tự luận
Thời gian: 120 phút.

Mức độ cần đạt


Nội dung Vận dụng Tổng
Kiểm tra đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng số
Cao
I. Ngữ liệu: -Nhận diện phương Dựa vào đoạn Lời khuyên
Đọc thức biểu đạt chính trích anh chị trong đoạn
hiểu 01 một đoạn văn cảu văn bản, hiểu.. trích có ý
ngoài SGK - Theo đoạn trích,
nghĩa ntn.
tác giả cho rằng

Số câu 2 1 1 4
Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0
Tổng
Tỉ lệ 10% 10% 10% 30%
II. 1. Các văn bản: Từ nội Viết bài
Làm Người lái đò sông dung phần văn nghị
văn Đà; Vợ chồng A Đọc hiểu luận văn
Phủ; Vợ nhặt; viết đoạn học hoàn
Rừng xà nu; Chiếc văn NLXH chỉnh
thuyền ngoài xa. 200 chữ
2. Kiều bài làm
văn: Nghị luận về
một đoạn trích
trong tác phẩm văn
xuôi
Số câu 1 1 2
Số điểm 2,0 5,0 7,0
Tổng
Tỉ lệ 20% 50% 70%
Tổng Số câu 2 1 2 1 6
toàn Số điểm 1.0 1,0 3,0 5,0 10,0
bài Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%

Lộc Hà, ngày 10 tháng 04 năm 2021

DUYỆT BCM DUYỆT TỔ CM NGƯỜI LẬP

Nhóm văn 12
Trần Thị Cảnh Thuần
TRƯỜNG THPT MAI THÚC LOAN KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021
ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Việt Nam đất nước ta ơi Đất nghèo nuôi những anh hùng
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Cánh cò bay lả dập dờn Đạp quân thù xuống đất đen
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Quê hương biết mấy thân yêu Việt Nam đất nắng chan hòa
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mặt người vất vả in sâu Mắt đen cô gái long lanh
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn. Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung.
(Trích Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi, NXB Thanh niên,
2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong bốn dòng thơ đầu, tác giả đã chọn những hình ảnh nào để tái hiện khung cảnh đất
nước Việt Nam?
Câu 3. Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả với quê hương, đất nước?
Câu 4. Đọc đoạn thơ, anh/ chị cảm nhận được những vẻ đẹp nào của nhân dân, đất nước?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Dựa vào nội dung của bốn dòng thơ được in đậm trong đoạn thơ ở phần Đọc hiều, hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam.
Câu 2 (5.0 điểm)
“Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm
sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: Điêu! Người thế mà điêu!
Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay
thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn
thấy hai con mắt.
– Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười: Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn
miếng giầu đã. Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu. Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
– Đây, muốn ăn gì thì ăn.
Hắn vỗ vỗ vào túi: Rích bố cu, hở!
Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả: Ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện
trò gì. ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
Hắn cười:
– Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ:
thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ
thế nào hắn chặc lưỡi một cái: Chặc, kệ!
Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra
hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”.
(Trích “Vợ nhặt”, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ nhặt qua đoạn trích trên. Từ đó làm rõ sự tác động
của hoàn cảnh đến nhân phẩm của con người.
----------------------------Hết----------------------------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ tên học sinh:
.................................................................SBD……………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát 0.5
2 Các hình ảnh: Mênh mông biển lúa; Cánh cò bay lả dập dờn; 0.5
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn.
3 Tình cảm của tác giả: yêu thương, gắn bó, tự hào, kiêu hãnh,… 1.0
về nhân dân, đất nước.
4 - Cần tập trung khái quát những vẻ đẹp của thiên nhiên và con
người đất Việt:
+ Thiên nhiên vừa gần gũi, thơ mộng, êm đềm; vừa hùng vĩ, trù 0.5
phú, tràn trề sức sống.
+ Con người vừa hiền hòa, bình dị; vừa bất khuất, hiên ngang- 0.5
dẫu nếm trải bao nhiêu vất vả, gian nan, đau thương, mất mát
mà tâm hồn vẫn sáng trong, nhân hậu, thủy chung
II LÀM VĂN 7.0
1 Viết đoạn văn về vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong 2.0
4 câu thơ…
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong 4 câu thơ…
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1.0
Tham khảo gợi ý sau:
- Trên hành trình mấy ngàn năm dựng nước và giữ nươc, dân tộc Việt
Nam đã phải luôn đương đầu với những thử thách nghiệt ngã, đã phải
nếm trải nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh…
- Dân tộc Việt Nam đã vượt lên mọi gian nan, thử thách, mất mát, đau
thương, bằng sức mạnh của tinh thần bất khuất, sức sống mãnh liệt và
tâm hồn nhân ái, bao dung, tình nghĩa…
- Dân tộc Việt Nam mang vẻ đẹp hiền hậu, chất phác trong cuộc sống
đời thường.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt
mới mẻ.
2 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ nhặt qua đoạn trích 5.0
trên. Từ đó làm rõ sự tác động của hoàn cảnh đến nhân phẩm của
con người.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài 0.25
triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận về nhân vật người 0.5
vợ nhặt qua đoạn trích trên. Từ đó làm rõ sự tác động của hoàn cảnh
đến nhân phẩm của con người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo
các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về nhà văn Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, dẫn dắt 0.5
vào đoạn trích cần phân tích, cảm nhận.
*Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích 2.0
1. Tóm tắt về lần gặp thứ nhất
2. Cảm nhận
- Nạn đói đã tàn phá nhân hình của thị:
+ Quần áo rách tả tơi như tổ đỉa
+ Gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy có hai
con mắt
- Nạn đói đã tàn phá cả nhân tính của thị
+ Từ một cô gái vui vẻ, giờ đây thị trở nên đanh đá: sầm sập chạy tới,
sưng sỉa, con cớn với Tràng
+ Thị trơ trẽn trong hành động đòi ăn: ăn gì thì ăn chứ chả ăn giầu
+ Thị đánh mất phép lịch sự tối thiểu trong hành động ăn: ngồi sà
xuống, cắm mặt, ăn một chặp 4 bát bánh đúc, cầm đũa quệt ngang
mồm.
+ Thị trở nên bất chấp, liều lĩnh trong việc quyết định theo không
Tràng chỉ qua một câu nói đùa.
* Nhận xét nghệ thuật 0.5
* Đánh giá 0.5
Qua việc miêu tả sự tha hóa của nhân vật “người vợ nhặt”, Kim Lân
cho ta thấy:
- Hoàn cảnh có sức mạnh ghê gớm, có thể làm biến dạng về cả nhân
hình lẫn nhân tính của con người.
- Qua đó ông lên tiếng tố cáo tội ác của các thế lực đen tối lúc bấy giờ
đã đẩy người dân vào bước đường cùng.
- Đồng thời, Kim Lân cũng giúp chúng ta thấy được một khát vọng bất
diệt của con người mà hoàn cảnh dù có bi đát đến đâu vẫn không thể
dập tắt được: đấy chính là khát vọng hạnh phúc.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.5
Thể hiện sự suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn
đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM 10.0

--------------Hết--------------

You might also like