Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH KÌ THI CUỐI HỌC KỲ I NĂM 2020

TRƯỜNG THPT KỲ LÂM Bài thi: NGỮ VĂN


Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 02 trang)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau:
“...Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn.
Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động:
những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị
ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho
mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. Trong một công trình nghiên
cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm
2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời
và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa?
Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức
trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay
không?"
Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận,
dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.
Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt
với những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả
với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư
duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ 21...”
(Bài phát biểu khai giảng - Thầy Nguyễn Minh Quý -THPT Trần Nguyên Hãn - Hải
Phòng 05/09/2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn trích, người viết đã chỉ ra những thách thức nào mà học sinh phải đối
mặt ở thế kỉ XXI?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu văn sau: “Liệu chúng ta,
thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu
với cuộc cách mạng 3.0 hay không?”
Câu 4. Quan điểm “Những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay,
chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

1
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200
chữ) về sự cần thiết phải thay đổi bản thân trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích hình tượng sông Đà, từ đó nhận xét về cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn
trích sau:

“…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn
hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói
Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã
xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh
ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô.
Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy
dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà
gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi
nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu đã thấy thèm
chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống
một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt
mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi
“Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm
bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa
dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng
thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm
bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay
đấy…”
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2018, trang 191)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU: 3.0
1 Nghị luận 0.5
2 Câu 2. Trong đoạn trích, người viết đã chỉ ra những thách thức 0.75
nào mà học sinh phải đối mặt ở thế kỉ XXI?

2
Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới
đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài
nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá
ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho
mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai

3 Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu văn sau: 0.75
“Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với
cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay
không?”
- Tạo giọng điệu băn khoăn, trăn trở.
- Nhấn mạnh thông điệp tư tưởng của tác giả: Nhắc nhở,
nhắn nhủ thế hệ trẻ VN hành động, đổi mới để bắt kịp với
sự phát triển của nhân loại.

4 Câu 4. Quan điểm “Những định hướng nghề nghiệp em chọn cho 1.0
mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai” trong
đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?
- Nhận thức được những khó khăn, thách thức trong cuộc
sống và lựa chọn nghề nghiệp hiện tại và tương lai.
- Biết định hướng, dám đổi mới để đón đầu xu thế của thời
đại

II LÀM VĂN: 7.0


1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn 2.0
(khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải thay đổi bản thân trong cuộc
sống hôm nay.

a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn có Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn 0.25
b.Xác định được vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải thay đổi 0.25
bản thân trong cuộc sống hôm nay.
c.Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập 1.0
luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng
phải làm rõ sự cần thiết phải thay đổi của mỗi người trong cuộc
sống. Có thể triển khai theo hướng:

- Thay đổi để từ bỏ, khắc phục những hạn chế của bản thân

- Thay đổi để để làm mới mình; để thích nghi, bắt nhịp với sự phát

3
triển của xã hội

-Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc; Ngữ pháp tiếng Việt 0.25

-Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu 0.25
sắc về vấn đề nghị luận
2 Phân tích hình tượng sông Đà, từ đó nhận xét về cái tôi 5.0
trữ tình thể hiện trong đoạn trích
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0.25
Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề;
Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích vẻ đẹp trữ tình, thơ 0.5
mộng của hình tượng sông Đà, từ đó nhận xét về cái tôi trữ tình
thể hiện trong đoạn trích
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng.
* Giới khái quát về nhà văn Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò 0.5
sông Đà
Phân tích, triển khai vấn đề
* Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của hình tượng sông Đà 1.5
- Sông Đà như một áng tóc trữ tình hình mềm mại, hiền hòa; mượt
mà, duyên dáng, yêu kiều như áng tóc của người con gái. Trên nền
thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, SĐ toát lên nét ẩn hiện, hư ảo, nên
thơ.
- Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được Nguyễn Tuân thể hiện qua việc
miêu tả sắc nước: khi thanh khiết thơ mộng, khi đậm nét hư ảo,
mơ màng cổ xưa; khi giận dữ nỗi niềm bực bội.
- Sông Đà như một cố nhân gần gũi đầm ấm, một cá tính mãnh
liệt, hấp dẫn, đi xa thì nhớ, gặp lại thì mừng vui khôn xiết.
- Nghệ thuật: Quan sát công phu; câu văn dài phóng túng, giọng 0.5
điệu nhẹ nhàng, giàu chất thơ; nghệ thuật so sánh, liên tưởng, nhân
hóa tài hoa độc đáo; ngôn ngữ giàu hình ảnh…
* Cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn trích 1.0
- Đam mê cái đẹp thiên nhiên; ngợi ca, tự hào trước vẻ đẹp hùng
vĩ, thơ mộng của Tây Bắc; cái tôi yêu nước, hòa nhập với cuộc
sống mới, con người mới.
- Cái tôi uyên bác, tài hoa với thể tùy bút phóng túng
d. Chính tả,dùng từ, đặt câu: 0.25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: 0.5
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị

4
luận.

You might also like