Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

(1)

Để tìm hiểu về các Thiên hậu cung (chùa Thiên Hậu) cũng như sự ảnh hưởng của tín
ngưỡng Má Tổ với đời sống của người Hoa tại Bình Dương, chúng tôi cần tìm hiểu về 3 vấn đến:
Một là tổng quan nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Việt Nam, hai là quá trình du nhập,
hòa nhập của cộng đồng người Hoa vào đại gia đình các dân tộc Việt Nam, ba là quá trình tiếp
biến văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Việt Nam.Từ các yếu
tố cấu thành trên tạo thành mạch suy nghĩ và phương pháp chung để thực hiện việc nghiên cứu
các chùa Thiên Hậu tại tỉnh Bình Dương và chỉ ra được sự ảnh hưởng của tín ngưỡng Má Tổ với
đời sống của người Hoa tại Bình Dương nói riêng và cộng đồng cư dân bản địa tại tỉnh Bình
Dương.
Từ tổng quan nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Việt Nam, chúng tôi thông qua
đọc một lượng lớn các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu, các bài viết liên quan đến tín ngưỡng, văn
hóa lễ hội của người Hoa có một số các nhận định như sau:
- Theo các giai đoạn lịch sử khác nhau, các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Việt
Nam có sự khác nhau về đề tài nghiên cứu, nội dung và đối tượng nghiên cứu; mức độ nghiên
cứu chuyên biệt hay hòa lẫn với các đề tài nghiên cứu về tín ngưỡng và văn hóa cũng có sự khác
nhau.Ví dụ như trước 1945 thì các nghiên cứu chủ yếu là tài liệu sưu tầm, ghi chép về vị trí địa lý
của các đền thờ Thiên Hậu tại Việt Nam, các tài liệu này tồn tại ở dạng địa chí hay ký sự và được
viết bằng chữ Hán, ví dụ như quyển “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” được viết bởi Phan
Quang Định viết vào đầu thế kỷ thứ 17 có đề cập đến vị trí địa lý miếu Thiên Hậu ở các xã Thanh
Hà, làng Minh Hương; hay các sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, “Đại Nam
nhất thống chí” đều có đề cập đến vị trí địa lý các chùa người Hoa, trong đó các chùa miếu Thiên
Hậu.Từ năm 1945 đến 1975, đây là giai đoạn Việt Nam tiến hành hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ để dành được độc lập và thống nhất, giai đoạn này đã có nhiều công trình
nghiên cứu hơn về quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, các
nghiên cứu về phong tục tập quán tín ngưỡng được bước đầu nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên
cứu về chùa Thiên Hậu và lễ hội của chùa Thiên Hậu vẫn phân tán rải rác ở các bài viết đơn lẻ,
chưa được hệ thống hóa theo vùng miền. Giai đoạn sau 1975 đến những năm 2000 thì các nghiên
cứu tăng lên nhiều hơn, có 32 tư liệu nghiên cứu về kiến trúc và lễ hội ở một số các đền, chùa
Thiên Hậu1. Sau năm 2000 đến nay thì số lượng nghiên cứu tiếp tục tăng lên đến 170 bài viết và
công trình nghiên cứu, trong đó có các luận văn Tiến sĩ nghiên cứu về văn hóa và tín ngưỡng của
người Hoa ở Huế, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh như: “Tín ngưỡng người Hoa ở miền Nam”
của Võ Thanh Bằng (2005), “Chính sách của các vương triều Việt Nam với người Hoa” của
Huỳnh Ngọc Đáng (2005), “Lịch sử tổ chức xã hội người Hoa ở phương Nam” của Nguyễn Đệ
(2018). Theo sự phát triển của kinh tế xã hội Việt Nam, nghiên cứu về Văn hóa tín ngưỡng người
Hoa, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Thiên Hậu ngày càng được chú trọng, các đề tài nghiên cứu từ
những ghi chép đơn giản về vị trí địa lý đến đa dạng hơn như thuyết minh về kiến trúc, đối tượng
thờ cúng, lễ hội. Hình thức nghiên cứu từ đơn giản như ghi chép, ký sự đến các công trình nghiên
cứu công phu là các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành lịch sử và văn hóa. Tuy nhiên các
1
Phan Thị Hoa Lý, Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu ở Việt Nam, Hà Nội, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.96
nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thiên Hậu đa phần mới chỉ tập trung vào các vùng có ảnh hưởng
văn hóa, chính trị lâu đời của Việt Nam như Phố Hiến, Huế, Hội An, Thành Phố Hồ Chí Minh mà
chưa tập trung nghiên cứu đến các tỉnh thành khác cũng có số lượng người Hoa tập trung sinh
sống đông như tỉnh Bình Dương. Các nghiên cứu chuyên biệt về tín ngưỡng thờ Thiên Hậu ở các
tỉnh thành và địa phương nói trên đề cập khá kỹ về quá trình hình thành cộng đồng người Hoa và
các chùa Thiên Hậu, đề cập đến kiến trúc, văn hóa lễ hội..cũng đề cập đến sự giao lưu và hội
nhập văn hóa của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu với văn hóa và tín ngưỡng của các địa phương. Tuy
nhiên, với tỉnh Bình Dương, tuy là tỉnh có số lượng người Hoa tập trung sinh sống khá đông so
với các tỉnh thành khác của Việt Nam, đây là dân tộc có số dân lớn thứ 2 sau người Kinh, có hơn
200 năm lịch sử sinh sống tại tỉnh Bình Dương, họ với nhóm người Hoa Phúc Kiến là chủ yếu có
những đặc sắc trong văn hóa và kinh tế như giỏi làm gốm, nghệ thuật múa Hẩu, nhạc lễ của người
Triều Châu, có 7 chùa Thiên Hậu trên khắp địa bàn tỉnh [ 2] lại vẫn chưa có các nghiên cứu
chuyên sâu. Vậy quá trình hình thành của các ngôi chùa Thiên Hậu trên địa bàn Bình Dương như
thế nào? Phong cách kiến trúc ra sao? Đối tượng thờ cúng trong các chùa là ai? Những đặc sắc
trong văn hóa lễ hội của các chùa Thiên Hậu là gì? Sự giao lưu tiếp biến trong Văn hóa, kiến trúc,
thần điện giữa tín ngưỡng thờ Thiên Hậu với tín ngưỡng, văn hóa, kiến trúc bản địa là gì? Sự
thích nghi và hội nhập của tín ngưỡng Thiên Hậu tại Bình Dương ra sao? So sánh với các vùng
miền khác của Việt Nam thì tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Bình Dương có gì khác biệt? Đây là
những vấn đề khoa học đặt ra để tác giả có thể bắt tay nghiên cứu.
- Về quá trình du nhập của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Việt Nam:

(2)
Đối với phạm vi tỉnh Bình Dương, sau khi người Hoa ở Cù Lao Phố bị Tây Sơn truy quét và
bắt buộc di chuyển nơi sinh sống về địa bàn Sài Gòn Gia Định, người Hoa gốc Phúc Kiến do giỏi
về nghề làm Gốm, do đó họ tiếp tục tìm kiếm những nơi ven sông có nguồn đất sét dồi dào và
chất lượng để xây lò gốm và tiến hành sản xuất, do đó họ tiếp tục men theo sông Sài Gòn lên phía
bắc và bắt đầu định cư và sản xuất ở các nơi như Lái Thiêu, Tân Phước Khánh, từ đó hình thành
các điểm sản xuất gốm nổi tiếng như Gốm Lái Thiêu, Gốm Tân Phước Khánh. Nối tiếp sau đó là
những nhóm người Hoa Quảng Đông, Triều Châu, Sùng Chính tiếp tục đến với mảnh đất Bình
Dương và định cư tại đây. Các nghiên cứu về quá trình di dân và hòa nhập của người Hoa tại Việt
Nam cũng như quá trình du nhập của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Việt Nam có nhiều, nhưng tập
trung chủ yếu ở những nơi có lịch sử ảnh hưởng lâu đời của người Hoa, có vị trí địa lý quan trọng
về mặt kinh tế, chính trị và xã hội với Việt Nam như Phố Hiến, Huế, Hội An, Thành phố Hồ Chí
Minh chứ rất ít các đề tài tập trung nói về quá trình trình hình thành và phát triển của cộng đồng
người Hoa tại Bình Dương cũng như quá trình xây dựng chùa Thiên Hâu và sự ảnh hưởng của tín
ngưỡng thờ Thiên Hậu đối với cư dân người Hoa cũng như cư dân bản địa. Mặt khác, trong các
nhóm người Hoa ở Bình Dương là người Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu và Sung Chính thì
tín ngưỡng thờ Thiên Hậu của họ có những đặc sắc gì? Có khác biệt gì với các nhóm người khác
hay không? Tại sao có những khác biệt đó? …Từ những thiếu khuyết trên, đây là mảng nghiên
2
[] [8] 黄玉当,《华人在平阳-历史与现状》,2010 年,平阳历史科学会,7 页.
cứu mà tác giả có thể bắt tay tìm hiểu và phân tích, qua đó có những đóng góp có giá trị cho tín
ngưỡng thờ Thiêu Hậu tại Bình Dương cũng như Việt Nam.
- Quá trình tiếp biến văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại
Việt Nam. Tiếp biến văn hóa và giao lưu tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tức
chỉ quá trình giao lưu và hội nhập về Văn hóa trong truyền thuyết (Truyền thuyết Thiên Hậu ở
Việt Nam và Trung Quốc có gì khác nhau?), trong kiến trúc (Chùa Thiên Hậu và chùa Việt có gì
giống và khác nhau? Giao lưu với nhau ở nét kiến trúc nào?), trong văn hóa thần điện (chùa Thiên
Hậu ngoài thờ chính là bà Thiên Hậu ra thì còn thờ những vị thần khác như Quan Công, Ngọc
Hoàng Thượng Đế, Thần Tài, các vị thần bản địa của Việt Nam như ông địa, tiền hiền, hậu hiền,
thành hoàng…hay thần linh của Phật giáo như Quan Âm Bồ Tát…). Quá trình giao lưu, tiếp biến
văn hóa của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu đang vận động và biến đối cùng với tác động của bối cảnh
kinh tế, chính trị và xã hội…ví dụ như lễ hội chùa Bà tại Thủ Dầu Một Bình Dương được tổ chức
vào ngày rằm tháng Giêng được cùng lúc tổ chức với các hoạt động cầu tài cầu lộc, hoạt động
đấu giá đèn lồng, sự tham gia của các đội múa lân trong và ngoài nước, các biện pháp phòng
chống dịch bệnh trong đợt dịch bệnh covid 19 năm 2020 và 2021….Các vấn đề giao lưu văn hóa
nói trên được đề cập khá nhiều trong các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thiên Hậu sau năm 2000,
tuy nhiên với các chùa Thiên Hậu tại Bình Dương thì các nghiên cứu về tiếp biến văn hóa, kiến
trúc, thần điện vẫn chưa được đề cập đến…Những câu hỏi như tại sao trong chùa Thiên Hậu Phú
Cường lại thờ thổ địa? Tại sao có tục rước kiệu bà vào ngày 15/1 âm lịch hằng năm? Tại sao chức
năng của thờ Thiên Hậu ngoài bảo hộ bình an ra còn có các yếu tố cầu tài cầu lộc? Phong tục vay
tiền bà Thiên Hậu và trả tiền tạ lễ vào cuối năm? Có phải những điều trên là ảnh hưởng của văn
hóa bản địa hay không? Đây đều là những câu hỏi, những định hướng nghiên cứu mà tác giả có
thể bắt tay tiến hành tìm hiểu và phân tích, qua đó cung cấp cho giới học giả nghiên cứu về vấn đề
tín ngưỡng Thiên Hậu trong và ngoài Việt Nam có những cách nhìn mới, góc nhìn mới về vấn đề
này.
Từ những phân tích và mạch suy nghĩ nêu trên, đề tài nghiên cứu về chùa Thiên Hậu tại Bình
Dương và tín ngưỡng thờ Má Tổ được hình thành dựa trên cơ sở:
- Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển và phân bố cư dân người Hoa trên địa bàn
của cả nước, đi theo đó là quá trình truyền bá và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Việt
Nam trong cộng đồng người Hoa và người Việt Nam đã được bắt đầu từ thế kỷ thứ 17 cho đến
nay. Các nghiên cứu được phong phú hóa, sâu sắc hóa từ hình thức đến nội dung và mục đích.
Các nghiên cứu dần chuyên biệt hóa theo từng vùng miền địa lý và được khái quát hóa về đặc
điểm giao lưu và tiếp biến văn hóa, kiến trúc, thần điện…Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn còn mang
tính khu biệt hóa vùng miền, và địa bàn Bình Dương đã thiếu hẳn các nghiên cứu chuyên sâu về
chùa Thiên Hậu và tín ngưỡng Má Tổ. Các chùa Thiên Hậu ở đây hình thành như thế nào? Thờ
cúng những đối tượng nào ngoài Thiên Hậu? Kiến trúc ra sao? Lễ hội thế nào? Có nét gì đặc sắc
khác với các vùng miền khác hay không? Đây là những câu hỏi chưa có lời đáp, là khoảng trống
trong nghiên cứu mà tác giả mong muốn được lấp đầy.
- Bình Dương có 4 nhóm người Hoa chính là: Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu và Sùng
Chính. Họ đã có lịch sử sinh sống hơn 200 năm tại tỉnh Bình Dương, nhưng so với lịch sử hơn
300 năm hình thành vùng đất này thì họ đến đây chậm hơn gần 1 thế kỷ. Như vậy, họ đến định cư
tại Bình Dương với mục đích gì? Quá trình hình thành cộng đồng làng xã ra sao? Nó gắn liền với
lịch sử hình thành của 7 ngôi chùa Thiên Hậu trên địa bàn tỉnh như thế nào? Việc phân tích quá
trình hình thành và lịch sử phát triển của các cộng đồng người Hoa tại Bình Dương gắn liền với
lịch sử xây dựng và tôn tạo các chùa Thiên Hậu, từ đó chúng ta mới có thể thấy được sự ảnh
hưởng của tín ngưỡng Thiên Hậu với cộng đồng người Hoa nói riêng và cộng đồng người dân bản
địa nói chung. Trong các đề tài nghiên cứu từ trước đến nay thì mối liên kết giữa lịch sử hình
thành cộng đồng người Hoa Bình Dương và sự truyền bá, xây dựng chùa Thiên Hậu tại Bình
Dương chưa được nhắc đến, đây là một hướng nghiên cứu mà tác giả có thể tiến hành phân tích và
nghiên cứu ra những điều thú vì và có giá trị khoa học cao.
- Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa, kiến trúc, thần điện giữa người Hoa, tín ngưỡng thờ Thiên
Hậu với người bản địa và văn hóa bản địa được thể hiện cụ thể ở những hiện tượng, sự vật nào?
Sự hình thành và quá trình giao lưu đó được dựa trên cơ sở kinh tế và chính trị ra sao? Ảnh hưởng
có nó là tiêu cực hay là tích cực? Đây là những điều mà tác giả có thể tiến hành nghiên cứu và đưa
ra được những giá trị học thuật hữu ích cho người đọc và giới học giả.
- So sánh những đặc điểm khác và giống nhau giữa tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Bình
Dương với các tỉnh thành khác trên cả nước. Sự giống và khác nhau thể hiện ở trên kiến trúc, đối
tượng thờ cúng, văn hóa lễ hội và sự giao lưu văn hóa…từ đó tìm ra những điểm thú vị và độc đáo
của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Bình Dương; đóng góp những góc nhìn hấp dẫn với những nhà
nghiên cứu về đề tài Thiên Hậu và chùa Thiên Hậu.
(3)
Những thần linh được người Hoa ở Bình Dương thờ cúng công cộng là những vị thần có ảnh
hưởng lớn đến đời sống thực của họ trong quá trình di cư, nhập cư ở vùng đất mới. Đó là những vị
thần mà họ cho là đã phù hộ cho họ trên đường di cư, cụ thể là con đường lênh đênh trên biển và
các vị thần linh dân gian họ mang theo từ cố hương để có thể luôn nhớ về nguồn cội. Thiên Hậu
Thánh Mẫu được hầu hết người Hoa ở Bình Dương tôn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu; trước tiên bà
với tư cách là vị thần bảo hộ người Hoa trên con đường di dân trên biển, sau khi người Hoa định
cư tại vùng đất mới thì bà lại còn là hiện thân của vị thần bảo hộ cho sự bình an, cho phúc lộc, cho
trẻ em và phụ nữ. Tại tỉnh Bình Dương, hiện có 7 ngôi chùa Thiên Hậu được rải khắp trên địa bàn
tỉnh, gồm:
1/ Thiên Hậu Cung tại Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một;
2/ Thiên Hậu Cung tại Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một;
3/ Thiên Hậu Miếu tại Bưng Cầu, thành phố Thủ Dầu Một;
4/ Thiên Hậu Cung tại huyện Dầu Tiếng;
5/ Thiên Hậu Cung tại Lái Thiêu, thành phố Thuận An;
6/ Thiên Hậu Cung tại An Thạnh, thành phố Thuận An;
7/ Thiên Hậu Cung tại Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên.
Các ngày lễ hội liên quan đến việc thờ cúng bà Thiên Hậu gồm có Lễ vía Bà Thiên Hậu vào
ngày 23 tháng 3 Âm lịch, ngày 9 tháng 9 Âm lịch là lễ Thánh Mẫu phi thăng. Ngoài ra, ngày 15
tháng 1 Âm lịch (rằm tháng giêng) hàng năm một số cơ sở thờ Bà tổ chức lễ hội Thiên Hậu du
364 xuân, điển hình là lễ hội rằm tháng giêng được tổ chức tại chùa Bà Phú Cường, thu hút hàng
ngàn người tham dự.
Sự tôn sùng Bà Thiên Hậu và thờ cúng Bà một cách rộng rãi trong cộng đồng người Hoa ở
Bình Dương đã lan tỏa sang cộng đồng người Việt. Bởi tín ngưỡng tâm linh không có gì khác hơn
là cầu mong được sự phù hộ của thần linh, mà Bà Thiên Hậu là một điển hình của thần bảo hộ.
Trong quá trình cộng cư lâu dài, sự giao thoa văn hóa đã dẫn đến việc tín ngưỡng dân gian dễ
dàng thâm nhập lẫn nhau, dù xuất xứ của Bà Thiên Hậu là đối tượng trong tín ngưỡng dân gian
của người Hoa.
Với đề tài nghiên cứu của tác giả là: Nghiên cứu về chùa Thiên Hậu và tín ngưỡng thờ Thiên Hậu
tại Bình Dương, tác giả nhắm đến các mục đích cụ thể gồm:
(1) Nghiên cứ về sự truyền bá của Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Việt Nam và Bình Dương. Tín
ngưỡng thờ Thiên Hậu được truyền bá và ảnh hưởng tại Việt Nam cũng như Bình Dương
theo con đường nào và phuơng thức nào? Vai trò của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu trong đời
sống cộng động người Hoa và cộng đồng cư dân bản địa ra sao?
(2) Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của 7 ngôi chùa Thiên Hậu trên địa bàn tỉnh
Bình Dương. Sự hình thành của các cơ sở tín ngưỡng, trong đó có các ngôi chùa Thiên Hậu
luôn gắn liền với quá trình di dân và định cư của nhóm cư dân người Hoa. Khi bắt đầu xây
dựng một cơ sở tôn giáo tại một vùng đất mới, cơ sở tôn giáo đó cần có chỗ dựa là nhóm cư
dân cư trú ổn định, có sự nghiệp và khả năng kinh tế có thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng
và duy trì cơ sở tôn giáo. Như vậy, 7 ngôi chùa Thiên Hậu tại tỉnh Bình Dương gắn liền với
lịch sử hình của cộng đồng người Hoa tại tỉnh Bình Dương như thế nào? Cơ sở kinh tế, dân
số, chính sách địa phương như thế nào để có thể xây dựng chùa mới? Trong quá trình xây
dựng thì sự góp sức của các nhóm cộng đồng người Hoa như thế nào? Với sự ảnh hưởng của
lịch sử, Kiến trúc và địa điểm xây dựng của chùa Thiên Hâu có sự thay đổi gì không (trường
hợp của chùa Thiên Hậu Phú Cường là điển hình). Đây đều là những điều tác giả muốn
nghiên cứu khi nhắc đến lịch sử hình thành của các ngôi chùa Thiên Hậu tại Bình Dương.
(3) Nghiên cứu về đặc điểm kiến trúc, phương thức bài trí thờ tự tại các ngôi chùa. Các ngôi
chùa Thiên Hậu được xây dựng trên nguyên lý kiến trúc nào? Cấu trúc tổng quan toát lên ý
nghĩa gì? Phương thức bài trí trong và ngoài điện thờ ra sao? So sánh giữa chùa Thiên Hậu
của các nhóm cư dân người Hoa thì đặc điểm kiến trúc có gì khác và giống nhau hay không?
Tại sao lại có sự khác nhau (nếu có).
(4) Đối tượng thờ cúng: Tại các ngôi chùa Thiên Hậu, đối tượng thờ cúng ngoài Bà Thiên Hậu
ra còn có những vị thần linh, tiền hiền nào nữa không? Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng bản địa
và tín ngưỡng ngoại lai khác với các ngôi chùa Thiên Hậu là gì? (ví dụ như chùa Thiên Hậu
Phú Cường thờ cả Ngũ Hành Nương Nương và ông Địa, là những vị thần linh dân gian của
người Việt). Từ các đối tượng thờ cùng trong các ngôi chùa Thiên Hậu, tác giả tìm ra những
nguyên nhân, cơ chế “bản địa hoá” và sự hoà nhập thích nghi của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu
tại Bình Dương.
(5) Nghiên cứu về Văn hoá lễ hội: Sự giao lưu văn hoá bản địa và tín ngưỡng thờ Thiên Hậu
được thể hiện trong các ngày lễ Vía Bà Thiên Hậu 23 tháng 3, lễ Thánh Mẫu phi thăng 9
tháng 9 và lễ hội rước bà 15 tháng 1 âm lịch hằng năm. Có những lễ hội đặc biệt, những
phong tục tập quán đặc biệt chỉ xuất hiện ở những ngôi chùa Bà tại tỉnh Bình Dương như tục
rước Cộ Bà 15 tháng 1 âm lịch, tục đấu giá lồng đèn, nghệ thuật múa Hẩu của người Phúc
Kiến, phong tục xếp đoàn rước cộ Bà, phong tục “Vay mượn” và “Trả lễ” Bà…Trong các lễ
hội trên, sự hình thành của các phong tục đặc biệt trong lễ hội như thế nào? Ý nghĩa của nó
ra sao? Sự giao lưu văn hoá giữa tín ngưỡng bản địa và tín ngưỡng thờ Thiên Hậu là gì? Tất
cả đều là những mảng kiến thức mà tác giả muốn tìm hiểu và phân tích trong đề tài.
(6) Nghiên cứu về sự giao lưu và tiếp biến trong văn hoá kiến trúc, đối tượng thờ cũng và lễ hội.
Sự hình thành và quá trình giao lưu đó được dựa trên cơ sở kinh tế và chính trị ra sao? Ảnh
hưởng có nó là tiêu cực hay là tích cực? Đây là những câu hỏi mà tác giả khi nghiên cứu đề
tài muốn đề cập đến và giải quyết.
(7) So sánh những đặc điểm khác và giống nhau giữa tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Bình Dương
với các tỉnh thành khác trên cả nước. So sánh tại các phương diện: Đặc điểm kiến trúc cơ sở
thờ tự, đối tượng thờ cúng và lễ hội. Các vùng miền được đem ra so sánh gồm: Hội An,
Thành Phố Hồ Chí Minh; đây đều là những tỉnh thành có tục thờ Thiên Hậu nổi tiếng tại Việt
Nam, là những địa bàn có lượng lớn người Hoa sinh sống lâu đời, có đặc sắc văn hoá nổi bật.
2、Giá trị nghiên cứu
(1) Giá trị học thuật:
Thông qua phương thức điền dã, phỏng vấn và tìm hiểu các tư liệu về lịch sử hình thành cộng
đồng người Hoa, văn hoá tín ngưỡng người Hoa Bình Dương…tác giả tìm ra được các giá trị học
thuật cụ thể như sau:
- Nguyên nhân và nguyên lý hình thành của các chùa Thiên Hậu tại tỉnh Bình Dương. Từ đặc
điểm cộng đồng, lịch sử hình thành của bốn bang người Hoa tại Bình Dương phát hiện ra nguyên
lý hình thành của các chùa Thiên Hậu; sự kết nối của chùa Thiên Hậu với nhóm người Hoa xây
dựng nên các ngôi chùa này;
- Tại Bình Dương, tín ngưỡng thờ Mẫu rất đa dạng, riêng về thờ Mẫu thì có “Thiên Hậu
Thánh Mẫu” được đặt vào hàng cao hơn do số lượng “tín đồ” cũng như quy mô tổ chức lễ hội
hàng năm. Còn những vị nữ thần khác, cả trong tâm linh người dân, cả trong cơ sở thờ tự và quy
mô lễ hội có lẽ vị trí của những mẫu thần là ngang nhau. Các vị nữ thần đều là những người bảo
vệ xóm ấp, độ mạng nữ giới, ai có điều gì mong mỏi cũng tới cầu xin các bà. Vậy cơ chế tiếp
nhận và thích ứng của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Bình Dương quyết định đến mức độ phổ biến
và sự ảnh hướng có nó đến cộng động; vậy cơ chế và mức đột thích ứng được thể hiện ở những
phương diện nào đều là những giá trị học thuật mà luận văn này có thể cung cấp được đến người
đọc.
- Đặc điểm kiến trúc và văn hoá thần điện chung của các ngôi chùa Thiên Hậu tại Bình
Dương; sự khác biệt của chúng với các ngôi chùa khác tại các khu vực khác của Việt Nam, qua
đó tìm kiếm được sự thay đổi và thích nghi của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Bình Dương khác
so với những nơi khác.
- Đặc điểm văn hoá, lễ hội và hoạt động tâm linh liên quan đến tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại
Bình Dương, cơ chế kết nối giữa văn hoá lễ hội với đặc điểm xã hội, kinh tế của cộng đồng dân
cư người Hoa.
- Phương pháp điền dã khảo sát trực tiếp tại các ngôi chùa Thiên Hậu tỉnh Bình Dương và
nghiên cứu một lượng lớn các tài liệu lịch sử và văn hoá người Hoa tại Nam Bộ và tỉnh Bình
Dương. Qua phương pháp kết hợp như trên, tác giả tìm ra được cơ chế hình thành và truyền bá tín
ngưỡng thờ Thiên Hậu tại tỉnh Bình Dương. Mặt khác, đặt trong quá trình lịch sử hình thành của
vùng đất Bình Dương, sự hình thành của các nhóm người Hoa tại đây gắn liền với việc xây dựng
chùa Thiên Hậu có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế và tinh thần với sự định cư và phát triển của cư dân
bản địa nói chung và cư dân người Hoa nói riêng.
(2) Giá trị ứng dụng:
Về giá trị ứng dụng của đề tài Chùa Thiên Hậu tại Bình Dương và tín ngưỡng thờ Má Tổ
- Làm phong phú thêm kho tàng nghiên cứu về đời sống văn hoá tinh thần và tín ngưỡng của
người Hoa tại Việt Nam. Đặc biệt là mảng nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại Bình
Dương còn đang thiếu cả về số lượng và yếu về chất lượng. Nghiên cứu đi sâu vào phân tích
các ngôi chùa Thiên Hậu tại Bình Dương, qua đó phân tích về lịch sử hình thành, sự giao
lưu, tiếp biến văn hoá trong kiến trúc, đối tượng thờ cúng, văn hoá lễ hội…bổ sung các kiến
thức và nghiên cứu quan trọng cho quá trình tìm hiểu về văn hoá tín ngưỡng của người Hoa
tại tỉnh Bình Dương.
- Đóng góp một công cụ nghiên cứu và hoạch định chính sách để giữ gìn, phát huy văn hoá
đặc sắc của cộng đồng người Hoa tại Bình Dương. Giúp cho những nhà quản lý và hoạch
định chính sách có những công cụ quản lý phù hợp và hữu ích; qua đó thúc đẩy được việc
giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
- Giúp tăng cường hiểu biết và tạo khối đoàn kết dân tộc giữa các dân tộc tại địa bàn tỉnh Bình
Dương; làm phong phú hoá nên văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng một tỉnh Bình
Dương có nền văn hoá đa màu sắc và phát triển hài hoà, bình đẳng.
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá và tín ngưỡng. Trong suốt chiều dài lịch sử
dựng nước và giữ nước, Việt Nam là nơi sinh sống của 54 dân tộc anh em và cũng là nơi giao
thoa của những tôn giáo lớn nhỏ khác nhau, tuy nhiên tại nơi này tuyệt nhiên không có chiến
tranh tôn giáo và sắc tộc nghiêm trọng như những nơi khác. Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu tại
Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng cũng được tiếp nhận và hoà hợp với dòng chảy
lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương thì sự thích nghi của tín
ngưỡng thờ Thiên Hậu được thể hiện cụ thể như thế nào? Mức độ tiếp nhận và hoà hợp của
cộng đồng bản địa với tín ngưỡng thờ Thiên Hậu ra sao? Tác giả thông qua các phương pháp
nghiên cứu điền dã, phân tích các tài liệu nghiên cứu lịch sử và văn hoá của người Hoa để
phân tích, nghiên cứu cụ thể.

You might also like