Nhóm 3. Thực Tiễn Phát Triển Logistics VN - SCM02

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
THỰC TIẾN PHÁT TRIỂN LOGISTICS VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Thanh Huyền


Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Lớp: Quản trị chuỗi cung ứng 02

HÀ NỘI, 2024
MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS TOÀN CẦU.....................................................1
1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng logistics toàn cầu...............................................................1
1.2. Những quốc gia và công ty đứng đầu trong thị trường logistics toàn cầu......................2
1.3. Vị trí Việt Nam trong logistics toàn cầu.........................................................................3
PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS VIỆT NAM................................4
2.1. Tổng quan về ngành Logistics ở Việt Nam....................................................................4
2.2. Cơ sở hạ tầng..................................................................................................................7
2.3. Chất lượng dịch vụ và chi phí Logistics ở Việt Nam...................................................11
PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS..............14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................16
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS TOÀN CẦU
1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng logistics toàn cầu

18.23
17.06
15.79
14.4

12.68
11.23
9.98
8.96
7.89

4.92

2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030

Hình 1.1. Quy mô thị trường logistics toàn cầu (Đơn vị: Nghìn tỷ USD)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của World Bank
Nhìn chung quy mô thị trường logistics toàn cầu có sự tăng trưởng trong giai đoạn
2021-2023, dự kiến giai đoạn 2024-2030, sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Năm 2021 là thời điểm làn sóng Covid-19 ảnh hưởng mạnh mẽ tại các quốc gia như
Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Việt Nam,... tạo ra những nút thắt mới
trong chuỗi cung ứng toàn cầu và tiếp tục kìm hãm sự phục hồi nền kinh tế. Do vậy quy mô
thị trường logistics toàn cầu năm 2021 đạt 4,92 nghìn tỷ USD. Tại thời điểm này, thị trường
logistics toàn cầu chủ yếu được thức đẩy nhờ sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử.
Năm 2023, do tăng trưởng và các động lực chính của nền kinh tế toàn cầu phục hồi
chậm sau Covid-19, nên thị trường logistics toàn cầu cũng chưa cho thấy nhiều sự cải thiện
so với năm 2022. Quy mô thị trường logistics toàn cầu đạt 8,96 nghìn tỷ USD vào năm
2023, và dự kiến đạt 18,23 nghìn tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR)
là 10,7% từ năm 2023 đến năm 2030.

1
1.2. Những quốc gia và công ty đứng đầu trong thị trường logistics toàn cầu
Bảng 1.1. Top 10 quốc gia đứng đầu trong thị trường logistics toàn cầu
Xếp Quy mô thị trường Tốc độ tăng trưởng CAGR
Quốc gia
hạng (tỷ USD) (2023-2029)
1 Trung Quốc 1.760 5,23%
2 Hoa Kỳ 1.270 4,07%
3 Nhật Bản 580 2,14%
4 Đức 540 1,95%
5 Ấn Độ 500 11,89%
6 Vương quốc Anh 420 2,43%
7 Pháp 400 2,10%
8 Ý 380 1,87%
9 Canada 360 3,12%
10 Hàn Quốc 350 3,45%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của World Bank
Là đất nước tỷ dân với diện tích lớn nên việc Trung Quốc là đất nước đứng đầu về quy mô
thị trường logistics là hoàn toàn hợp lý. Quy mô thị trường logistics của Trung Quốc vào năm
2023 đạt tới 1.760 tỷ USD, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4.10% trong giai đoạn 2023-2029.
Trung Quốc rất chú trọng vào việc đầu tư hạ tầng logistics nhằm phục hồi nên kinh tế
hậu Covid-19. Đặc biệt, trong năm 2023 Trung quốc đang thực hiện hàng loạt chính sách ổn
định tăng trưởng, chuỗi cung ứng thượng nguồn và hạ nguồn của nhiều ngành có nhiều
chuyển biến tích cực.
Hơn nữa, Trung Quốc cũng thể hiện sự chịu chi cho ngành logistics thông qua việc
phân bổ 173 tỷ USD cho các dự án giao thông. Trong đó mạng lưới giao thông đông bắc
được đầu tư lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm mở rộng cơ sở hạ tầng cảng và xây dựng đường
sắt mới
Đứng thứ hai về quy mô thị trường logistics (bao gồm cả dịch vụ vận tải) là Hoa Kỳ với
quy mô logistics thị trường đạt 1,27 nghìn tỷ USD năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 1,62 nghìn tỷ
USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,07% trong giai đoạn 2023-2029.
Tốc độ tăng trưởng của ngành logistics Hoa Kỳ chậm hơn so với mức trung bình toàn
cầu. Điều này một phần là do sự trưởng thành của thị trường, cũng như sự cạnh tranh gay
gắt từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, ngành vẫn được dự đoán sẽ tăng trưởng trong những

2
năm tới, được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, sự phát triển của thương mại
điện tử và sự gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Bảng 1.2. Top 10 doanh nghiệp đứng đầu trong thị trường logistics toàn cầu năm 2023
Doanh thu
Doanh nghiệp Quốc gia sở tại Tốc độ tăng trưởng
(triệu USD)
DHL Đức 41.357 -15,7%
Kuehne+Nagel Thụy Sĩ 29.659 -34,2%
DSV Panalpina Đan Mạch 23.063 -30,7%
DB Schenker Đức 20.654 -30,5%
C.H. Robinson Mỹ 17.596 -25,2%
Nippon Express Nhật Bản 15.499 -14,3%
CEVA Logistics Thụy Sĩ 15.210 26,8%
Sinotrans Trung Quốc 14.062 -11,7%
Maersk Đan Mạch 13.916 -3,5%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của World Bank
Amzon Tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ này cũng sở hữu mạng lưới logistics rộng
khắp, cung cấp dịch vụ vận chuyển, kho bãi và quản lý chuỗi cung ứng cho cả bên thứ nhất và
bên thứ ba, với quy mô hơn 140 tỷ USD trong năm 2023 và tốc độ tăng trưởng lên tới 19%,
là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi trên thế giới có tỷ lệ tăng trưởng dương.
Công ty DHL Supply Chain là nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới, thuộc
tập đoàn DHL Group với hàng loại các chi nhánh tại nhiều quốc gia trên toàn cầu. Hoạt
động trên 220 quốc gia và lãnh thổ với hơn 170.000 nhân viên và hơn 3.5 triệu khách hàng,
sở hữu mức doanh thu lên đến hơn 40 triệu USD, điều này đã đưa DHL lên top những doanh
nghiệp đứng đầu về logistics toàn cầu.
1.3. Vị trí Việt Nam trong logistics toàn cầu
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2023, Việt Nam đứng vị trí thứ 43
trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics, thuộc nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN, sau
Singapore, Malaysia, Thái Lan và cùng vị trí với Philippines.
Theo bảng xếp hạng của Agility 2023, thị trường logistics Việt Nam được xếp hạng 10
trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR)
giai đoạn 2022 - 2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%.
Nhận thấy rằng, logistics Việt Nam đang có sự tăng trưởng, chuyển biến tích cực. Hơn
nữa, Việt Nam cũng là một trong những thị trường tiềm năng để phát triển logistics.

3
PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS VIỆT NAM
Logistics đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, giúp hỗ
trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương,
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Điều này được thể hiện một cách rõ
ràng trên thực tế trong những năm gần đầy (2021 - 2023) thông qua những dữ liệu tổng quan
về ngành Logistics ở Việt Nam như quy mô và tốc tăng trưởng của ngành Logistics, các
doanh nghiệp Logistics, nguồn nhân lực Logistics,...
Không những vậy, Việt Nam cũng đã có sự chú trọng tới hoạt động đầu tư cũng như
phát triển hạ tầng trong Logistics (hạ tầng vận tải, hạ tầng kho bãi, hạ tầng công nghệ) nhằm
nâng cao năng lực hệ thống logistics, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ logistics và
nâng cao giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ và chi phí logistics cũng là những tiêu chí vô cùng
quan trọng không thể bỏ qua vì nó góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành
Logistics Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
2.1. Tổng quan về ngành Logistics ở Việt Nam
2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của ngành Logistics ở Việt Nam
Tốc độ phát triển của ngành logistics đạt khoảng 14-16%, quy mô thị trường đạt 40-42
tỷ USD/năm. Theo báo cáo của Mordor Intelligence, thị trường logistics Việt Nam đạt giá trị
45,19 tỷ USD vào năm 2023. Dự kiến thị trường sẽ đạt 63,97 tỷ USD vào năm 2029, với tốc
độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,54% trong giai đoạn từ 2023 đến 2029.
Theo bảng xếp hạng của Agility năm 2023, Việt Nam thuộc top 10 thị trường logistics
mới nổi trên thế giới và đứng thứ 4 Đông Nam Á. Về cơ hội logistics trong nước, Việt Nam
đứng thứ 16; về cơ hội logistics quốc tế, Việt Nam đứng vị trí thứ 4; về điều kiện kinh doanh
và chỉ số sẵn sàng công nghệ, Việt Nam được đánh giá lần lượt ở vị trí 19 và 15 của bảng
xếp hạng. Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, song ngành logistics vẫn có đủ những điều
kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ…
Xét về thứ hạng, theo bảng xếp hạng LPI 2023 của World Bank, Việt Nam nằm ở vị trí
thứ 43 trong số 139 nền kinh tế được xếp hạng. Xét về nhóm điểm, Việt Nam đứng ở nhóm
điểm thứ 11 (có chỉ số LPI là 3,3) cùng 7 quốc gia khác là Croatia, Czechia, Malta, Oman,
Philippines, Slovak Republic và Slovenia.
Có thể thấy rằng, thị trường logistics Việt Nam thuộc nhóm thị trường mới nổi, có cơ
hội tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng kép tương đối ổn định. Chỉ số LPI của Việt

4
Nam qua đợt đánh giá của World Bank năm 2023 đạt 3.3 (thuộc mức khá) cho thấy Việt
Nam đã có sự quan tâm, xây dựng và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển
ngành logistics trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, để có thể tăng hạng so với nhiều quốc
gia khác trên toàn cầu, Việt Nam cần có những giải pháp quyết liệt hơn.
2.1.2. Các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam
Việt Nam hiện có hơn 34.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp logistics trong nước chiếm khoảng 89%, doanh nghiệp liên
doanh chiếm khoảng 10%; 1% còn lại là doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ
logistics xuyên quốc gia với các tên tuổi lớn trong danh sách 50 công ty logistics lớn nhất
thế giới như DHL, Kuehne + Nagel, DSV, DB Schenker,...
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), một số doanh nghiệp
Việt Nam như Transimex, Sotrans, Tân Cảng Sài Gòn,... đã trở thành những doanh nghiệp
kinh doanh logistics lớn, cung cấp dịch vụ 3PL, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngoài và đã có chi nhánh hoặc đại diện tại nhiều thị trường trên thế giới.
Tuy nhiên, dù doanh nghiệp trong nước đang vượt trội về số lượng, nhưng lại chỉ
chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài vì doanh nghiệp
Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, hạn chế về vốn, nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt
động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp
dịch vụ logistics và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu cung cấp các dịch vụ logistics nội địa, bao gồm:
Vận tải nội địa, giao nhận, kho bãi, thủ tục hải quan, giám định hàng hóa,... So với doanh
nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đang nắm giữ nhiều cơ sở hạ tầng, tài sản phục vụ
hoạt động logistics, đồng thời có lợi thế am hiểu tập quán kinh doanh và khách hàng nội địa,
nhưng hoạt động còn đơn lẻ, năng lực tài chính, quản trị còn hạn chế, chỉ phục vụ trong từng
phân khúc nhất định mà thiếu sự kết nối xuyên suốt để cung cấp dịch vụ logistics tích hợp.
2.1.3. Nguồn nhân lực Logistics
Việt Nam hiện có tổng số 563.354 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp dịch
vụ logistics. Nhưng trong đó, số lao động được đào tạo bài bản về dịch vụ logistics chỉ
chiếm khoảng 5 - 7% và dự kiến sẽ thiếu đến 2 triệu lao động trong ngành logistics. Do đó,
nhu cầu nhân lực có trình độ về ngành Logistics trong hiện tại và tương lai đều rất cao.
Thực tế cho thấy, quy mô đào tạo chính quy dài hạn và đào tạo ngắn hạn chưa đáp ứng
được nhu cầu nhân lực logistics của doanh nghiệp hiện nay. Có đến 85,7% doanh nghiệp
Việt Nam phải tự đào tạo, bồi dưỡng nhân lực logistics thông qua thực tế công việc. Đặc

5
biệt, một số doanh nghiệp logistics quy mô lớn đã tự đầu tư trung tâm đào tạo nhân lực
logistics và quản lý chuỗi cung ứng riêng để bảo đảm mục tiêu phát triển.
Công tác đào tạo nhân lực chất lượng có trình độ đại học được chú trọng và nâng cao
hàng năm. Số trường và chỉ tiêu tuyển sinh liên quan đến ngành logistics có xu hướng tăng
qua các năm. Các chuyên ngành đào tạo liên quan đến logistics nói chung khá đa dạng, như:
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, hải quan và logistics, quản lý dịch vụ logistics, quản lý
vận tải và logistics, kinh doanh quốc tế và logistics, … Các chuyên ngành đào tạo nhiều
nhưng phần lớn là các chương trình đào tạo chưa được kiểm định chất lượng trong và ngoài
nước với tỷ lệ lên đến 65%.

Hình 2.1. Số lượng trường đại học và chỉ tiêu tuyển sinh ngành/chuyên ngành logistics
Nguồn: Báo cáo Logistics 2023
Năm 2023, đã có 58 trường đại học với tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 5.600 sinh viên có
liên quan đến chuyên ngành Logistics. Mặc dù tổng số chỉ tiêu là 5.600 sinh viên ngành
logistics tại thời điểm này đã tăng so với các năm trước, nhưng so con số hơn 1 triệu nhân
lực ngành cần cho đến 2025 thì đây vẫn là sự thiếu hụt rất lớn.

2.2. Cơ sở hạ tầng
2.2.1. Hạ tầng vận tải
- Về hạ tầng vận tải đường bộ:

6
Đường biển Đường hàng không
Đường sắt 4.95% 0.01%
0.19%

Đường thủy nội địa


20,3%

Đường bộ
74,5%

Hình 2.2. Cơ cấu hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục Thống kê
Đường bộ vẫn là phương thức vận tải phổ biến nhất, chiếm 74,5% tổng lượng hàng hóa
được vận chuyển trong năm 2023, đứng thứ hai là đường thủy nội địa với 20,3%. Bị bỏ cách
rất xa về tỷ trọng là đường biển với 4,95% trong khi tỷ trọng của vận chuyển hàng hóa bằng
đường sắt và đường hàng không vẫn rất thấp ở mức 0,19% và 0,01%. Như vậy, hệ thống cơ
sở hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả
năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa còn hạn chế.
Việc vận tải hàng hóa do đường bộ hiện đảm nhận vẫn ở mức cao dẫn đến luôn quá tải
cho kết cấu hạ tầng đường bộ, gia tăng kinh phí bảo trì, tốn kém nhiên liệu, gây ô nhiễm môi
trường và gây tai nạn giao thông.
Ngoài ra, kết nối giao thông tới các cảng biển của Việt Nam là hệ thống đường bộ, chủ
yếu là các kết nối thông qua các quốc lộ. Việc kết nối cảng biển với các tuyến cao tốc còn ít.
Điển hình như khu vực cảng biển Hải Phòng. Đây là cảng biển được xếp vào nhóm
cảng biển đặc biệt ở khu vực phía Bắc, nhưng đang đối mặt với “điểm nghẽn” về hạ tầng
giao thông kết nối. Do chủ yếu vận tải đường bộ nên tuyến đường nội đô Nguyễn Văn Linh
thường xuyên ùn tắc do lưu lượng xe quá lớn. Hạ tầng giao thông đường bộ trong thành phố
kết nối đến cảng cũng chưa hoàn thiện. Trong khi đó, phí sử dụng đường cao tốc Hải Phòng
- Hà Nội đoạn Đình Vũ - QL10 cao nên các xe chở hàng container hạn chế đi vào cao tốc.

7
Tại khu vực miền Nam, kết nối giao thông tới các cảng biển là hệ thống đường bộ, chủ
yếu là các kết nối thông qua các quốc lộ. Trong khu vực này có nhiều cảng biển nằm sâu
trong đất liền. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa, nhưng cũng
tạo áp lực lớn về giao thông kết nối. Khu vực các cảng biển thường xuyên bị ách tắc bởi các
xe trọng tải lớn.
- Về hạ tầng cảng biển:
Tính đến hết năm 2023, cả nước có 296 bến cảng, với 34 tỉnh thành trong cả nước có
cảng, bến cảng. Đã hình thành các cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế tại phía Bắc
và phía Nam; tiếp nhận thành công tàu container đến 132.000 DWT tại khu bến Lạch Huyện
(Hải Phòng), đến 214.000 DWT tại khu bến Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Hải Phòng là địa
phương tập trung nhiều bến cảng nhất (50 bến cảng), tiếp đến là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (48
bến cảng) và TP.Hồ Chí Minh xếp vị trí thứ ba (40 bến cảng).
Như vậy, Việt Nam đã hình thành được một hệ thống cảng biển hoàn chỉnh từ Bắc vào
Nam. Hệ thống cảng biển được quy hoạch đồng bộ gắn liền với các trung tâm, vùng kinh tế
lớn của cả nước.
Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng, hệ thống cảng biển Việt Nam không ngừng
được nâng cao về năng lực và chất lượng dịch vụ, do đó sản lượng hàng hóa thông qua hệ
thống cảng biển ngày một lớn. Việt Nam có 3 cảng biển lọt top 100 cảng container lưu
thông hàng hóa lớn nhất thế giới, bao gồm cảng Hải Phòng, TP. HCM và Cái Mép.
Về năng lực xếp dỡ container tại các cảng biển ở nước trong khu vực Đông Nam Á,
trung bình là 25 container/cần cẩu/giờ. Còn tại các cảng biển của Việt Nam, năng lực xếp dỡ
container tại các cảng biển chính của Việt Nam hầu hết thấp hơn nhiều so với các cảng biển
trong khu vực ASEAN, ngọai trừ cảng VICT với năng lực bốc dỡ 26 container/cần cẩu/giờ,
Tân cảng (Cát Lái) đạt 25 container/cần cẩu/giờ và đặc biệt cảng Quảng Ninh sau khi được
đầu tư mạnh về trang thiết bị hiện đại đã đạt năng suất xếp dỡ từ 38 - 40 container/cần
cẩu/giờ.
Cả hệ thống cảng biển của Việt Nam hiện chỉ có khoảng 30 thiết bị chuyên dụng
(loaiship-to-shore gantry crane) để làm tàu container với chất lượng khá, giá trị đầu tư cho
mỗi thiết bị từ 4,5 đến 6,5 triệu USD. Trong số đó Tân cảng chiếm 15 chiếc, VICT 5 chiếc,
Hải Phòng 6 chiếc, 4 chiếc còn lại chia đều cho các cảng Cái Lân và Đà Nẵng. Trong khi đó
chỉ riêng một cảng Singapore đã có đến 100 chiếc cầu trị giá từ 8,5 đến 11 triệu USD/chiếc,
còn cảng Kaohsiung có 62 cầu lọai này
Nhận thấy rằng, năng lực cạnh tranh của các cảng biển Việt Nam còn yếu kém so với
các quốc gia trong khu vực và bộc lộ rất nhiều vấn đề bất cập, do sự đầu tư dàn trải, manh

8
mún, không đồng bộ, không đáp ứng nhu cầu cho tàu trọng tải lớn và tàu chuyên dụng. Đầu
tư ồ ạt, dàn trải trên diện rộng, lãng phí, thiếu hợp lý nhưng lại manh mún trong khâu cảng
chủ chốt. Chuẩn tắc luồng tàu chưa phù hợp với quy mô cầu bến, nạo vét duy tu không kịp
thời, chậm được cải tạo nâng cấp.
2.2.2. Hạ tầng kho bãi
Hệ thống kho bãi logistics tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đáp ứng được các
yêu cầu của doanh nghiệp trong việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, quá trình
phần nào phát triển không đồng đều và có các yếu tố tác động quan trọng. Theo báo cáo từ
Bộ Công thương, phần lớn diện tích kho bãi tập trung ở các tỉnh thành phía Nam, chỉ có
30% diện tích được quy hoạch ở miền Bắc. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng kho bãi tăng trưởng
liên tục do các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Hệ thống kho bãi ở miền Bắc tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành xung quanh Hà Nội và
các trung tâm kinh tế ven biển như Hải Phòng. Tuy tỷ lệ kho trống đang giảm, nhưng khả
năng phát triển thêm hệ thống kho bãi ở miền Bắc đang tăng lên do sự chú ý từ nguồn vốn
đầu tư nước ngoài.
Miền Nam, với sự thuận lợi về kết nối giao thông, là một thị trường phát triển kho bãi
sôi động. Sức mua lớn và tăng trưởng doanh nghiệp bán lẻ tại khu vực này tạo điều kiện cho
sự gia tăng của các doanh nghiệp và nhu cầu về kho bãi.
2.2.3. Hạ tầng công nghệ
Kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ cùng với sự kết nối đa dạng giữa các quốc gia
khiến logistics có bước phát triển vượt bậc. Trong khi đó, ứng dụng công nghệ thông tin là
một trong những yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp logistics nói riêng.
Các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam đã dần nhận thức được tầm quan trọng của
việc ứng dụng công nghệ trong quá trình làm việc và sản xuất. Điển hình như Tổng Công ty
Tân cảng Sài Gòn đã và đang từng bước ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào công
tác chăm sóc khách hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Trợ lý ảo Pi của Tân cảng Sài
Gòn được học máy 25 kịch bản, 301 bước quy trình, 4532 câu mẫu để trả lời tự động cho
khách hàng. Với kiến thức được trang bị đó, Chatbot Pi có thể trả lời ngay lập tức các vấn đề
của khách hàng với tỷ lệ 100% khách hàng liên hệ đều nhận được phản hồi. Hay Công ty
SLP Việt Nam cho biết công ty đang dần thay thế nhà kho truyền thống thành nhà kho hiện
đại. Nhà kho hiện đại được trang bị các công nghệ tiên tiến như hệ thống tự động hóa và
giám sát toàn diện, giúp cải thiện tốc độ và hiệu quả của quá trình vận chuyển; Các công

9
nghệ mới như IoT, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa đã giúp nâng cao hiệu suất và độ chính
xác của hoạt động kho hàng.
Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp logistics ứng dụng công nghệ còn khá thấp, và nếu
có ứng dụng thì mức độ thực hiện mới chỉ đang ở con số rất khiêm tốn.
Theo khảo sát của VLA, các doanh nghiệp logistics thực hiện khai báo hải quan điện
tử trên 75,2% do quy định bắt buộc phải khai báo hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu, còn lại các ứng dụng công nghệ thông tin khác đều dưới mức trung bình. Những
chỉ số này phản ánh rõ nhất về hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin của các
doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa theo kịp nhu cầu phát triển và xu thế. Hơn nữa, các
kết quả ứng dụng công nghệ thông tin mang tính bền vững như Logistics thông minh và
Logistics xanh chỉ đạt rất thấp tương ứng 6,1% và 5,4%, cho thấy điểm hạn chế của các
doanh nghiệp logistics trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Bảng 2.1. Tình hình áp dụng CNTT của các doanh nghiệp logistics

STT Ứng dụng CNTT Mức độ thực hiện (%)

1 Khai báo hải quan 75.2

2 Hệ thống quản lý giao nhận 41.9

3 Logistics thông minh 6.1

4 Hệ thống quản lý kho hàng 34.5

5 Thương mại điện tử 15.5

6 Soi mã vạch 27

7 Logistics xanh 5.4

8 Logistics điện toán đám mây 38.5


Nguồn: Tác giả tổng hợp theo khảo sát của VLA (2023)
Mặc dù xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin đang rất mạnh mẽ, song các chuyên
gia đánh giá ngành E-logistics Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp logistics của Việt Nam ứng dụng công nghệ còn ở mức
độ thấp, gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số do phần lớn doanh nghiệp logistics tại Việt
Nam có quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về khả năng tài chính, nguồn nhân lực chuyên sâu về
công nghệ thông tin còn yếu và thiếu.

10
2.3. Chất lượng dịch vụ và chi phí Logistics ở Việt Nam
2.3.1. Chất lượng dịch vụ Logistics
Chỉ số chất lượng dịch vụ logistics (Logistics competence score) là một trong 6 bộ chỉ
số đánh giá hiệu quả hoạt động logistics quốc tế và nằm trong nhóm yếu tố đầu vào của
chuỗi cung ứng gồm: hải quan, cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ logistics. Chỉ số này
được sử dụng để đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ logistics như các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và vận tải đa phương
thức; doanh nghiệp kho bãi và phân phối; đại lý giao nhận; cơ quan hải quan; đại lý hải
quan…

4.1 4.4
3.97 4.09
4.1
3.99 4.09
3.93

3.4 3.2
3.09
2.88

2014 2016 2018 2023

Việt Nam Singapore Nhật Bản

Hình 2.3. Chỉ số chất lượng dịch vụ logistics của Việt Nam, Singapore và Nhật Bản
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo LPI
Nhìn chung chỉ số chất lượng dịch vụ logistics của Việt Nam có xu hướng tăng, tuy
nhiên lại có nhiều biến động. So với Singapore và Nhật Bản thì chất lượng dịch vụ logistics
Việt Nam còn ở khá thấp, cho thấy chất lượng dịch vụ logistics Việt Nam có cải thiện, tuy
nhiên mức độ cải thiện so với các nước trong khu vực và trên thế giới là chưa cao.
Theo báo cáo LPI của Ngân hàng thế giới, năm 2023 chỉ số chất lượng dịch vụ
logistics của Việt Nam là 3,2 điểm, xếp hạng thứ 53 trên tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh
thổ. So với số liệu báo có công bố trước đó vào năm 2018, chỉ số chất lượng logistics năm
2023 giảm 0,2 điểm và tụt 11 bậc.

11
Trong năm 2023, hệ thống chính phủ cùng các doanh nghiệp logistics đã có những nỗ
lực cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics như: xây dựng chiến lược phát triển
dịch vụ logistics, tổ chức triển lãm quốc tế logistics Việt Nam đầu tiên, khởi công và hoàn
thành nhiều dự án về cơ sở hạ tầng giao thông, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động
logistics,… Chất lượng dịch vụ logistics tại Việt Nam đã có sự cải thiện nhưng chưa rõ rệt
và còn nhiều hạn chế.
Doanh nghiệp là đơn vị trực tiếp lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý những hoạt
động của logistics đồng thời cũng là yếu tố có tác động lớn đến chất lượng dịch vụ logistics.
Cơ cấu về quy mô doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp logistics tại Việt
Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa
làm hạn chế về ý chí của lãnh đạo, vốn, nhân lực ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và ứng
dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động logistics.
Theo báo cáo logistics Việt Nam năm 2023, 90,5% doanh nghiệp tham gia khảo sát có
mức độ trưởng thành số ở giai đoạn số hóa. Theo đó, các phần mềm thông dụng, truyền
thống như Microsoft Excel, Google Sheet, hệ thống khai báo hải quan tự động (VNACC) có
hơn 90% doanh nghiệp dịch vụ logistics sử dụng. Trong khi đó, các phần mềm, hệ thống đặc
thù lại được sử dụng ít hơn: hệ thống quản lý giao nhận (FMS) là 34,3%, hệ thống quản lý
quan hệ khách hàng (CRM) là 32,1%, hệ thống quản lý vận tải (TMS) là 11%, hệ thống
quản lý kho bãi (WMS) là 10,1%, hệ thống quản lý đơn hàng (OMS) là 6,3%,… Sự hạn chế
trong việc sử dụng các công cụ khoa học công nghệ trong hoạt động logistics của doanh
nghiệp đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ logistics như gia tăng chi phí, thông tin
thiếu tính minh bạch, lưu thông hàng hóa kém thông suốt…
2.3.2. Chi phí Logistics
Cước phí vận tải của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023 được đánh giá là tương đối
cao. Mà cước phí vận tải chiếm tới 60% chi phí logistics, dẫn đến chi phí logistics hiện nay
của Việt Nam được đánh giá là khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chi phí
logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8-17% GDP (2023). Trong khi đó, chi phí
logistics tại Nhật Bản chỉ chiếm 11%/GDP, Singapore 8%, Malaysia 13%, Indonesia 13%.
Mức chi phí này cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của thế giới (10,6% GDP).

12
17

13 13

10.6 11

Thế giới Nhật Bản Singapore Malaysia Indonesia Việt Nam

Hình 2.4. Phần trăm chi phí logistics trong tổng GDP (Đơn vị:%)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo Logistics 2023
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến chi phí logistics tăng cao:
Thứ nhất, các loại phụ phí cơ sở hạ tầng tại cảng cao, ví dụ tại cảng Hải Phòng, phí
phụ thu cơ sở hạ tầng cảng đã chiếm tới 30-40% giá thành sản phẩm, trong khi tỷ lệ này chỉ
chiếm khoảng 15% ở quốc gia khác. Ngoài ra còn rất nhiều các loại phí phụ thu khác: phí vệ
sinh container, phí lệnh giao hàng, phí xếp dỡ hàng hoá,…
Thứ hai, chưa được ứng dụng và cập nhật các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới
hiện nay nên đang tạo ra sự tắc nghẽn dòng dịch chuyển logistics.
Thứ ba, thiếu sự đồng bộ giữa các phương thức vận chuyển.
Chi phí logistics quá cao sẽ đẩy giá thành sản phẩm, dịch vụ cao, khiến các doanh
nghiệp Việt Nam bị giảm năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế; giảm lợi nhuận và khả
năng mở rộng phát triển doanh nghiệp. Chi phí logistics cao cũng phản ảnh sự thiếu liên kết
giữa các doanh nghiệp và Chính phủ, dẫn đến Chính phủ chưa có những chính sách phù hợp
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giảm chi phí logistics. Để phát triển lâu dài và tăng
năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam, việc giảm chi phí logistics là vô cùng
quan trọng.

13
PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS
VIỆT NAM
Theo báo cáo của Bộ Công thương, ngành dịch vụ logistics Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng khá nhanh từ 14%- 16%/năm và đóng góp khoảng 3% vào GDP của cả nước, điều
này được thúc đẩy bởi sự phát triển kinh tế của đất nước và thương mại toàn cầu ngày
càng tăng. Khi các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng và tham gia vào thị trường quốc tế,
nhu cầu về các dịch vụ logistics hiệu quả và đáng tin cậy đã trở nên tối quan trọng. Chất
lượng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp nhìn chung đều có bước tiến triển rõ
rệt. Nhiều doanh nghiệp logistics đang ứng dụng một số nghiên cứu khoa học công nghệ
cao vào hoạt động logistics. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế về cơ sở hạ tầng,
áp dụng công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực,… đòi hỏi phải có những giải pháp thiết
thực từ phía nhà nước và doanh nghiệp.
3.1. Giải pháp từ phía nhà nước
Thứ nhất, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Chính phủ nên tập trung nâng cấp các tuyến đường hiện có và xây dựng các đường cao
tốc mới để cải thiện khả năng kết nối giữa các thành phố lớn và khu công nghiệp. Bên cạnh
đó, việc đầu tư vào bảo trì, sửa chữa đường bộ sẽ giúp đảm bảo vận chuyển hàng hóa thông
suốt, an toàn.
Tăng cường cơ sở vật chất và năng lực cảng là điều cần thiết để xử lý khối lượng
thương mại ngày càng tăng. Việc xây dựng các bến container hiện đại và đào sâu bến tại các
cảng trọng điểm, như: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng sẽ tiếp nhận tàu lớn hơn,
giảm thời gian quay vòng cho tàu.
Việc xây dựng các nhà kho hiện đại và được trang bị tốt nằm ở vị trí chiến lược gần
các trung tâm công nghiệp và các tuyến giao thông chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
lưu trữ và phân phối hàng hóa hiệu quả. Việc triển khai công nghệ như hệ thống quản lý kho
để tối ưu hóa hàng tồn kho và thực hiện đơn hàng.
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực.
Chính phủ cần rà soát và tiếp tục thực hiện các chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động
logistics. Đặc biệt, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên trách với DN nhằm
xác định chính xác nhu cầu lao động và tuyển dụng.
Chính phủ cũng cần xây dựng các bộ tiêu tiêu chuẩn nghề đối với lĩnh vực logistics, hỗ
trợ các trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc lĩnh vực logistics,… Các địa

14
phương nên hình thành và liên kết với những trường đào tạo chuyên ngành về logistics, đặc
biệt liên kết với nhà đầu tư từ nước ngoài trong việc đào tạo nguồn nhân lực này.
3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất, áp dụng các công nghệ logistics tiên tiến. Các doanh nghiệp logistics có thể
áp dụng các giải pháp sau:
(i) Hệ thống quản lý vận tải (Transportation Management Systems - TMS): TMS là
phần mềm được thiết kế để hợp lý hóa và tối ưu hóa các quy trình vận tải. Các doanh nghiệp
logistics có thể sử dụng TMS để lập kế hoạch và tối ưu hóa các tuyến đường, theo dõi
phương tiện trong thời gian thực và quản lý mức tiêu thụ nhiên liệu. Nó giúp giảm chi phí
vận chuyển, cải thiện việc giao hàng đúng hạn và tăng cường quản lý đội xe tổng thể.
(ii) Hệ thống quản lý kho hàng (Warehouse Management Systems - WMS): WMS là
giải pháp phần mềm tối ưu hóa hoạt động kho hàng và quản lý hàng tồn kho. Bằng cách sử
dụng WMS, các doanh nghiệp logistics có thể tự động hóa các tác vụ như chọn đơn hàng,
đóng gói và theo dõi hàng tồn kho. Công nghệ này cho phép tận dụng tốt hơn không gian
nhà kho, giảm lỗi và tăng tốc độ thực hiện đơn hàng.
(iii) Giải pháp theo dõi và truy xuất: Hệ thống theo dõi và truy xuất sử dụng các công
nghệ, như: mã vạch, RFID (Nhận dạng qua tần số vô tuyến) hoặc GPS để giám sát chuyển
động của hàng hóa dọc theo chuỗi cung ứng. Khách hàng và các doanh nghiệp logistics có
thể theo dõi các lô hàng trong thời gian thực, mang lại sự minh bạch và đảm bảo việc giao
hàng kịp thời.
Thứ hai, tập trung vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp
logistics có thể xây dựng một lực lượng lao động có năng lực và tập trung vào khách hàng
bằng các giải pháp sau:
(i) Đào tạo kỹ thuật: Cung cấp các chương trình đào tạo kỹ thuật để nâng cao trình độ
của nhân viên trong các lĩnh vực logistics cụ thể, như: hoạt động kho bãi, quản lý vận tải,
thủ tục hải quan và quản lý hàng tồn kho. Đào tạo kỹ thuật để cải thiện độ chính xác và hiệu
quả của các công việc hàng ngày, giúp các hoạt động logistics diễn ra suôn sẻ hơn.
(ii) Đào tạo về an toàn và tuân thủ: Tiến hành các buổi đào tạo về an toàn để giáo dục
nhân viên về các phương pháp tốt nhất để xử lý hàng hóa, vận hành máy móc và đảm bảo an
toàn tại nơi làm việc. Ngoài ra, cung cấp đào tạo về tuân thủ các quy định của ngành, thủ tục
hải quan và thông lệ thương mại quốc tế để đảm bảo các hoạt động hợp pháp và có đạo đức.
(iii) Đào tạo áp dụng công nghệ: Cung cấp đào tạo về cách sử dụng hiệu quả các công
nghệ logistics, như: TMS, WMS và các giải pháp theo dõi và truy vết.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

You might also like