Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 314

TỪ NÔNG THÔN ĐẾN TRIỆU ĐÔ

Lê Anh Tuấn
10.10.2023
Tập 2

TỪ NÔNG THÔN ĐẾN TRIỆU ĐÔ 1


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 4
MỤC LỤC 6
Mối duyên kì lạ với 2 người anh tên Nam 9
FPT Software: “Đếch biết gì cũng tiến” 12
Con đường đi tới trăm triệu $ 13
Những phẩm chất của "Người Lãnh đạo cấp 5" 22
Những công ty từ zero đến to to mà vẫn giữ được chất từ đầu và kiên định cho mục tiêu lớn
26
Routine - cuộc chơi thời trang cần bền bỉ và đi vào chiều sâu 26
KIOTVIET - Think Big - Start Small 28
Wolfoo - Amanotes: Từ nông thôn đến Disney 30
CHƯƠNG 2: ĐI QUA TÂM BÃO 32
Gumac - Thương hiệu Việt đứng trước ngã rẽ định mệnh 32
Thương hiệu thời trang Việt trước phong ba 34
Suy thoái thì phải làm gì? 36
Chiếc phin cà phê top 1 Shopee 38
CHƯƠNG 3: CƠN SÓNG THẦN TIKTOK VÀ SOCIAL COMMERCE 42
Góc nhìn khởi nghiệp TMĐT từ anh Nguyễn Ngọc Điệp - CEO Vatgia 43
Video ngắn và Shoppertainment (mua sắm giải trí) là xu hướng quá rõ 44
TikTok - Đừng gọi anh là Idol 45
DC Group - Khi cuộc chơi mới được dẫn dắt bởi những cá tính không biết sợ 47
Bắc DC, Nam Tikplus 48
Vibula- Làm điều Như Ý sẽ đến ngày Quang Vinh 51
Polomanor và chuyện chưa kể về Ông chú Polo 53
Social Commerce lên ngôi 63
Social Commerce bùng nổ nhờ các nhóm chat 67
Livestream bán trực tiếp tới người tiêu dùng cắt khâu trung gian. 67
Social Selling 72
Dương Trọng Nghĩa - từ đòi nợ đến Founder 73
Đào tạo trên mây và khai vấn cộng đồng 78
Kiếm tiền bằng bán chuyên môn của chính mình 81
CHƯƠNG 4: BÁN CHUYÊN MÔN GIÁ CAO và HUẤN LUYỆN VIÊN SỐ 86
Minh Khôi- Từ BĐS dòng tiền tới bí mật học viện số 87
Mai Xuân Đạt - từ chuyên gia Marketing, OKR thành nhà huấn luyện doanh nghiệp triệu $
89
Mô hình huấn luyện giá cao 94
Con đường Xây dựng sản phẩm ít tốn kém 97
4 Mô Hình Digital Business tốt nhất năm 2023 99
CHƯƠNG 5: D2C Ecommerce (direct to customer) 106
Sokfarm là startup D2C có rất nhiều bài học giá trị 108
D2C ngành thời trang, cuộc chơi của Local brand 111
D2C trong kinh doanh Thực phẩm/ F&B online 112
F&B thời Social/ Ecom 113
Mô hình bếp tự động Expand 114
F&B. Lão Trư- 10 năm cho một cuộc tình 118
Ngành Dược phẩm/ Thực phẩm chức năng - cuộc chơi lớn giờ mới chỉ bắt đầu 121
4 giai đoạn vàng của ngành Dược phẩm/ TPCN 121
CVI - mô hình kinh doanh kết hợp 3 nhà kiểu mẫu 122
Cuộc chơi lớn cần những cái đầu sành sỏi về Chính sách, Pháp Lý 128
TPCN Việt Nam trong cuộc chơi toàn cầu 129
CHƯƠNG 6: GO GLOBAL - Hành trình từ nông thôn ra biển lớn 133
TẠI SAO GLOBAL LẠI NGON? 134
DROPSHIPPING - đưa hàng hóa từ Trung Quốc/ Việt Nam đi khắp thế giới 136
XÂY BRAND - cuộc chơi tỉ đô 139
Từ 100% Execution Believer cho đến Shark Tank Australia giá trị tài sản ~$200M 140
Chiến lược đàn cá con 142
ETSY - cuộc chơi của Đàn cá con 144
Duy Nguyễn - tự chợ trời tới chợ thủ công mỹ nghệ thế giới 145
Incense Burner - Thác khói trầm hương một sản phẩm High Perceived Value Product on
Tik Tok 147
Thế giới phẳng 150
Tư duy và chiến lược nghiên cứu chọn Sản phẩm trong global Ecommerce 151
Nên bắt đầu từ đâu, với số vốn bao nhiêu là vừa ? 153
POD (print on demand) - từ nông thôn đến Nasdaq 158
2021 và bây giờ mới kể. 161
Làm ăn với Mỹ và Trung Quốc 171
Cơn sóng TikTok đang thổi sức cho Cross Border 173
Cross-border ĐNA, chuyện không mới nhưng chưa bao giờ hết trend 176
Amazon, cánh cửa lớn nhất đã mở 179
2023-2025: Kinh doanh Việt Nam hay global 180
CHƯƠNG 7: CUỘC CHƠI HỆ SINH THÁI 181
Tân Bình - Tân Phú - Bình Tân 181
Hội Bình Lợi, Beecom và Nguyễn Thành Phi 183
Lê Trần Hùng - từ thợ sửa máy lạnh đến ông chủ nhãn thời trang 189
Lộc Nguyễn- từ quản lý xưởng may đến thương hiệu TiQi Jeans gây bão TikTok 190
Trương Văn Chiến - cậu nhóc quê nghèo đến chủ hãng thời trang vạn đơn 191
Cuộc chơi hệ sinh thái ngách 194
ATP Holdings và hệ sinh thái sản phẩm số 195
Sau phần mềm là bán sách và kinh doanh sản phẩm vật lý 199
Cuộc chơi lớn: ATP Holding Group 201
Hoàng Minh Quân - từ Gamer thành Entrepreneur 204
CHƯƠNG 8: CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CÂU CHUYỆN CÁ CHÉP VƯỢT VŨ MÔN 216
Chuyển đổi số là câu chuyện nhức nhối với ngay cả những tổ chức lớn 216
Số hoá vận hành chuỗi bán lẻ hoặc công ty Ecommerce quy mô dưới 100 tỉ 222
Những bài học trong chuyển đổi số của chuỗi bán lẻ thời trang 225
B. Số hóa chuỗi bán lẻ online + offline dựa vào 4 công cụ: website, CDP, BPO và CSKH
227
B1. Website luôn quan trọng kể cả trong thời đại sàn hay Social Commerce 227
B2. CDP (Customer data platform) cái lõi công nghệ của trải nghiệm khách hàng và
tối đa hoá vòng đời khách hàng 231
B3. BPO (Business process operation) - Số hóa vận hành thông minh 234
American Dream chắp cánh bởi sức mạnh Con người - Quy trình - Công cụ 251
Mieu đã đạt biên lợi nhuận ròng gấp 3 lần trung bình ngành nhờ tư duy và công cụ
hệ thống hóa 255
Số hoá vận hành doanh nghiệp bán lẻ quy mô 50 nhân sự, cân 1000 đơn/ngày. 257
Quản lí, gia tăng trải nghiệm Khách hàng đa kênh ở chuỗi bán lẻ 258
Cả thanh xuân xây dựng phần mềm Quản lí khách hàng trung thành và Zalo app 262
Thế khó của các startup SaaS Việt Nam (không chỉ là CNV) 263
SAAS - hay SÁT 264
Làm tech product và chuyện đẽo cày giữa đường 265
SAAS - SALE SALE SALE 267
Đinh Thái Hà và cuộc chinh phục thị trường CSKH qua tin nhắn / thoại 269
Xây Hệ thống Công nghệ dành cho con nhà nghèo mảng Giáo dục 274
Chuyển đổi số - case study từ GearVN 278
CHƯƠNG 9: TỪ triệu $ TỚI FOMO 282
Tiền của KH không biết đi đâu cả rồi? 287
Ai khôn ngoan mà không đu đỉnh 1 lần! 287
Kỹ nghệ show: Họ show ra cái họ muốn show 288
Tôi đã kiếm xxx từ làm yyy như thế nào" 290
FOCUS, hay FOMO!!! 291
2023- ván cờ cần thay đổi cách chơi 292
NHỮNG CÔNG TY SỐNG ỔN 295
CHƯƠNG 10: CUỘC CHƠI LỚN 300
HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ HÀNH TRÌNH TỈ ĐÔ CỦA FPT SOFTWARE 300
Học từ các Tập đoàn Đa quốc gia (Corp) 309
ĐỊNH GIÁ VÀ M&A. 310
Gọi vốn 313
LỜI KẾT 314
PHỤ LỤC 314

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Tập 1 “Từ nông thôn đến triệu $” là mối duyên lành với mình. Hơn 10,000 bản Ebook và sách đã
được phát hành. Rất nhiều người đã nhắn tin cảm ơn và hỏi mình sâu hơn về các mô hình mới.
Nhiều đàn anh còn hẹn gặp để nhờ mình tư vấn và kết nối cho các anh tài trong làng TMĐT. Có
một chú 60 tuổi mua sách chỉ để đưa cho cậu con trai 20 tuổi vẫn còn mê game với hi vọng
thằng nhỏ có thêm động lực. Rồi rất nhiều bạn sinh viên, lao động, nông dân đã thức tỉnh ước mơ.
Mình nghĩ thành công của cuốn sách là khi nó sống được trong cộng đồng chứ không phải là số
lượng bán ra.

Vì thế mình bắt tay vào viết ngay tập 2 và còn đặt ra tham vọng mỗi năm 1 tập, cho đến tận 20
năm nữa. Điều đó khả thi mà vì kinh tế số liên tục phát triển, những mô hình mới những cách thức
mới cứ thế sản sinh và các bài học kể mãi còn không hết. Hơn nữa mình là người làm kinh doanh,
mình cũng muốn có được 1 series để đời và tạo dựng tên tuổi lắm chứ.

Nhưng thực sự tập 2 mình viết rất chậm vì mấy lí do:


- Thứ nhất là 2 đợt Covid + khủng hoảng kinh tế + đóng băng BĐS làm cho mọi thứ trở nên chao
đảo. Nhiều cái mình từng dự đoán hoặc tin tưởng không còn đúng nữa. Nên chính mình cũng
hoang mang là sẽ viết cái gì đây?
- Thứ hai là những mô hình mới cần thời gian để kiểm chứng trước khi đưa vào sách. Chẳng hạn
mình từng nghĩ TikTok rất quan trọng, nhưng rồi nhận ra là cũng có nhiều điểm yếu; các idol
TikTok cũng bấp bênh lắm chứ không hẳn ngon ăn như anh em nghĩ.
- Thứ ba là định hướng để viết tập 2 cần khác với tập 1 vì không thể đi mãi một lối mòn. Mình cứ
trăn trở mãi viết thế nào cho hay. Mình không muốn viết những thứ hời hợt, nông cạn vì tri thức
mà truyền tải lệch lạc sẽ gây họa cho người đọc. Nên cứ lần lữa mãi chưa xong.

Thế rồi tháng 6.2023, mình tham gia buổi họp mặt kết hợp chia sẻ từ anh Nguyễn Thành Nam -
Cựu CEO FPT về lịch sử đi lên từ 0 tới x tỉ đô của FPT Software. Anh Nam nhấn mạnh tầm quan
trọng của các bài học lịch sử trong kinh doanh cần ghi chép lại để các thế hệ lãnh đạo đi sau có
cái mà tra cứu. Cái hay là anh Nam luôn kết hợp được những triết lí kinh doanh thâm sâu với
những đặc thù của văn hóa dân tộc, đặt trong bối cảnh thời vận.
Vô tình cuốn "Từ nông thôn đến triệu $ " mình cũng chọn kiểu kể chuyện sử và có nhiều tư tưởng
tương đồng. Mình tự tin hơn hẳn. Có những người đi trước như anh Nam soi đường và thúc giục
thì mình phải chạy thật nhanh cho kịp với thời cuộc.

Mình quyết định rằng tập 2 sẽ tập trung vào câu chuyện và bài học, các nhân vật là minh chứng.
Như thế cuốn sách mới có giá trị lâu dài. Mình chắc chắn là anh em sẽ thích kể chuyện kiểu này.
Vừa gần gũi, vừa sống động, vừa có chiều sâu quản trị, vừa đắc nhân tâm. Chúng ta cần hiểu bản
chất của từng xu hướng, từng mô hình, từng cách thức. Từ đó ngẫm lại bản thân để tìm hướng cho
tương lai. Mình sẽ tạo ra một tấm bản đồ để anh em chọn lựa rồi quyết định. Đó là vai trò mình tự
tin làm tốt nhất ở thời điểm này.

Tập 2 sẽ là sự pha trộn về tư tưởng giữa 3 cuốn sách:


- "Đông Âu anh hùng truyện": viết về các sói già Đông Âu thống trị kinh tế Việt Nam, giải mã căn
nguyên thành bại của họ. Anh Hoài Nam là pho tàng về kinh tế chính trị và có khả năng kể
chuyện xuất sắc nên dù sách bán giá mấy triệu/cuốn vẫn đắt như tôm tươi.

- "Đếch biết gì cũng tiến": Ngồn ngộn các sự kiện, nhân vật, bài học và triết lí, mọi câu chuyện
trong sách đều có bối cảnh và diễn tiến để suy ngẫm. “Đếch biết gì cũng tiến" rất đúng với tinh
thần của SME/ Startup - những người ít nguồn lực ít mối quan hệ nhưng vẫn dũng cảm khai phá
thế giới Ecommerce/ MMO và đạt nhiều thành tựu đáng giá. Anh Thành Nam cho rằng người Việt
có năng lực sáng tạo những thứ chưa từng có lời giải, vì thế các anh em nên học từ doanh nghiệp
Việt đi trước mới có tính ứng dụng cao. Cũng giống như mình: luôn tìm tòi các mô hình SME Việt
để lan tỏa những góc nhìn thực tế đa chiều và tích cực, kết nối các anh em vào những cộng đồng
chất lượng. Mấy năm qua mình thấy có nhiều anh em chọn làm cách này nên càng tin tưởng vào
triết lí đó. Những bài học và cảm hứng từ anh Nam đã thúc đẩy mình phải viết cho xong tập 2 này.
Kể cả Đếch biết gì cũng viết.
- Thế giới phẳng (Thomas Friedman): 2005, vào thời điểm thất vọng nhất của cuộc đời, mình đã
đọc cuốn sách này. Tư tưởng đi trước thời đại và những câu chuyện vĩ đại trong đó đã hun đúc
tinh thần kinh doanh trong mình. Thế là mình từ một đứa học Kỹ thuật đã quyết định dấn thân vào
con đường kiếm tiền dựa vào những nguồn lực của Internet/ Số hoá, đúng như tinh thần của "Thế
giới phẳng".

Tập 2 có điều gì khác biệt so với tập 1?


- Đầu tiên mình sẽ giảm bớt việc đi sâu vào một cá nhân (Hero). Lí do đơn giản vì cá nhân có thể
thay đổi về tư tưởng, lối sống, cách làm ăn. Nếu tôn vinh họ quá thì dễ khiến các bạn trẻ từ quá
thần tượng đến thất vọng trong phút chốc. Cá nhân vẫn quan trọng nhưng nên là một mảnh ghép
của thời cuộc và các mô hình kinh doanh thì hợp lý hơn. Mình sẽ đúc kết bài học nhiều hơn và
diễn giải bằng sơ đồ/ biểu mẫu để anh em tham khảo, trong đó cá nhân là minh chứng sống.
- Tiếp theo mình sẽ viết về cả thất bại, vì học từ thất bại luôn luôn giá trị. Nhất là mấy năm qua
nhiều bạn đã rớt xuống vực vì sự non nớt ngây ngô trước biến động khó lường của thời cuộc và
chủ quan vì chưa trải qua những thất bại. Ta thấy nhiều tấm gương thành công, nhưng có mấy ai
học theo được? Trong khi thất bại thì luôn chứa đựng quá nhiều bài học.
- Thứ ba, mình sẽ nói nhiều hơn về các mô hình của tương lai để anh em có định hướng mà
chuẩn bị. AI, Livestream, Cross border Ecommerce, global business, Business Life coach chắc
chắn là những mảnh đất bùng nổ trong vài năm nữa, rất nhiều người tiên phong đã kiếm tiền
được rồi. Vậy anh em có muốn đón sóng hay là đành chậm chân lần nữa?
- Thứ tư, mình sẽ nói về các mô hình kinh doanh lấy địa phương làm gốc: nông sản, đặc sản,
Farmstay, Check in, Affiliate… Lý do? Mình tin là với sự bùng nổ của hạ tầng giao thông và Social
network thì sống ở quê mà kiếm tiền được còn ngon hơn là vật lộn thành phố. Thực tế làn sóng
về quê của U30, U40 đã diễn ra khá mạnh rồi, nhưng không phải về để ở ẩn mà họ vẫn hội nhập
sâu rộng vào các lĩnh vực kinh doanh và sáng tạo nên nhiều mô hình đặc biệt hiệu quả. Thậm chí
nhiều bạn ngồi ở vườn nhà bán hàng trên Amazon kiếm đô la không hề là lạ. Khi các mô hình ở
địa phương phát triển thì nguồn nhân lực thành phố sẽ chuyển dịch về, gián tiếp giảm áp lực đô
thị và thúc đẩy sự phát triển các vùng quê đó là điều tuyệt vời cho xã hội, rất đáng để chờ đợi
trong vài năm tới.
- Thứ năm, mình sẽ kể nhiều hơn về những bài học từ tập đoàn như FPT, Thegioididong,
Vingroup...thực tế các anh em phất lên nhanh sẽ sớm gặp phải những bài toán khó giải vì đụng
trần năng lực và sa ngã vào những chiếc bẫy. Lúc đó ta cần học từ tập đoàn vì họ đã trải qua giai
đoạn đấy và tích luỹ quá nhiều bài học rồi. Mình sẽ trích dẫn nhiều nhất từ FPT Software vì được
anh Nam trực tiếp diễn giải rất nhiều bài học rất sâu vào bản chất.
- Cuối cùng mình sẽ nói về các tư tưởng kinh doanh mà SME cần coi trọng: profit first, tinh gọn,
global, địa phương...Sau nhiều năm kinh doanh có vẻ dễ dàng và lướt sóng khá êm thì hầu như ai
cũng đối mặt với nhiều thử thách khi kinh tế lâm vào khủng hoảng. Lúc này cần quay lại triết lí cơ
bản của kinh doanh: tạo giá trị - sinh lợi nhuận - nhân bản. Mọi thứ sẽ đỡ mông lung hơn khi gắn
với mục tiêu cụ thể liên quan tới giá trị.

Từ nông thôn đến triệu $ quả là một hành trình dài và đầy thách thức. Nếu trước đây con đường
đó mất chục năm thì bây giờ chỉ vài năm. Những người trong tập 1 và tập 2 đáng tuyên dương
không phải vì số tiền họ kiếm được, mà vì họ đã tiên phong khai phá và truyền bá cách thức kinh
doanh mới mẻ hiệu quả cho hàng triệu người vươn lên. Tất nhiên câu chuyện nào cũng có rất
nhiều mảng xám, nốt trầm và sa ngã. Chúng ta hãy học tinh thần và hướng đi của người đi trước,
còn lại con đường vẫn do bàn chân mình vạch ra.

MỤC LỤC
Phần 1: Đi qua tâm bão
Tập 1 ra đời ngay trước khi dịch, lúc đó mọi thứ còn rất màu hồng. Trải qua 2 đợt dịch nhiều doanh
nghiệp từ đỉnh cao đâm thẳng xuống vực sâu. Nhiều Founder không còn giữ được sự tập trung
mà lan man quá nhiều hướng. Tuy vậy vẫn còn nhiều anh em trong tập 1 mạnh mẽ vượt tâm bão
và từng bước thiết lập được những nền móng vững chắc cho tăng trưởng:
- Coolmate gọi vốn được nhiều vòng và đang là startup thời trang online được định giá cao nhất
Việt Nam.
- Gumac tinh gọn lại và bắt đầu hiệu quả.
- Mieu vẫn duy trì tỉ suất lợi nhuận cao nhất ngành.
- Vaithuhay bắt đầu bán vài nghìn sản phẩm ra toàn cầu mỗi tháng.
- Velacorp thì xây hẳn một building mới và tham vọng IPO trong thời gian ngắn
.......
Dịch bệnh và khủng hoảng phơi bày những điểm yếu của startup, nhưng cách họ đối mặt và vượt
qua từng nút thắt là điều ta sẽ học được. Vậy bài học của họ là gì? Mình sẽ vẽ lại một thời kì đáng
nhớ vừa trôi qua và chia sẻ nhiều keywords để ngẫm nghĩ cho giai đoạn tới.Cá nhân mình đánh
giá đây là phần lắng đọng nhất trong tập 2
Phần 2. Từ nông thôn đến New York
Viết về những anh em ngồi Việt Nam kiếm tiền trên khắp thế giới (global Ecommerce/ MMO). Đây
là nhóm kiếm tiền nhiều nhất trong khủng hoảng.
Khi mà cả Việt Nam đang lock down (thế giới cũng thế) thì nhóm này ngồi nhà vít ads chốt đơn,
bán từ cái khẩu trang, áo thun đến súng đồ chơi. Số tiền kiếm nhiều khủng khiếp, có những bạn
theo cái đà đó mà xây nhà máy, sản xuất sản phẩm bán toàn cầu. Có những công ty vài năm đã từ
0 lên tới chục triệu $ mỗi tháng. Nhưng họ rất kín tiếng, không xuất hiện và không muốn chia sẻ
nhiều nên ít ai biết. May mắn là sau hơn 1 năm ngồi đủ từ cafe tới bàn nhậu, từ tàu ngầm tới tàu
cao tốc mình cũng có được rất nhiều thông tin quý báu và những bài học tâm đắc để đào sâu cho
anh em.

Phần 3. TikTok, Short video và Shoppertainment


Chắc chắn TikTok là làn sóng đáng chú ý nhất 2 năm qua và có thể nhiều năm nữa. TikTok sẽ sinh
ra rất nhiều triệu phú sinh năm 2000, vậy các anh em 8x 9x có cảm thấy mình bắt buộc phải hồi
teen chưa?
May mắn là mình chơi với các anh em làm TikTok thời đầu: TikPlus, DC Group, TikPage, TikSell,
Vibula. Mình chứng kiến họ từ Zero lên tỉ view (và trăm tỉ đồng), nên thấy được cả hai mặt tối và
sáng. Mình cũng liên tưởng đến Facebook thời 201x, thuở hồng hoang đó đã tạo ra hàng vạn
triệu phú 9x. Có rất nhiều bài học quan trọng để anh em không bỏ lỡ cơn sóng 10 năm tới này.

Phần 4. Xây dựng Hệ thống kinh doanh vạn đơn


Mô hình đại lý, CTV, Dropship, Affiliate được hỗ trợ bởi các cổng thanh toán và công ty giao nhận
tạo nên mô hình kinh doanh tinh gọn và bùng nổ chưa từng thấy. Các Boss mỹ phẩm/ Thực phẩm
chức năng (TPCN) tuyển dụng đào tạo ra hàng ngàn người cùng bán cùng chia sẻ lợi ích. Chuyện
đẩy một công ty từ 0 lên vài trăm tỉ chỉ vài năm là không hề hiếm. Mô hình này còn được cộng
hưởng từ Social media, TikTok, Livestream tạo nên sức mạnh khó cưỡng. Từ đây tạo nên rất nhiều
Idol, KOC, KOL,... có khả năng đẩy sale/marketing bằng cả một công ty cỡ vừa. Từ bán sản phẩm
còn mở ra bán tri thức rồi đầu tư tài chính, tạo thành cả hệ sinh thái đáng mơ ước.

Phần 5. Digital Transformation - khi công nghệ làm động cơ cho tăng trưởng
Xuất thân mình là Tech và vẫn làm Tech suốt 15 năm qua nên chứng kiến hàng ngàn Tech startup
đến rồi đi. Những người có thành tựu nhất mình đều chơi với họ từ ngày đầu như: Haravan, Base,
Ecomobi, ViHAT...Vậy điểm chung để thành công là gì? Làm sao xây dựng được một công ty SaaS
có chiều sâu sản phẩm lẫn khả năng tự grow?Làm sao để doanh nghiệp biết vận dụng Tech thế
nào cho hiệu quả để tạo ra tăng trưởng? Rất nhiều thứ mình đã quan sát, cả thành lẫn bại, để đúc
kết ra. Phần này mình rất tâm huyết vì cả sự nghiệp mình không thành công về Tech.
Phần 6. KOC và Social Commerce
Có bao giờ bạn nghĩ một cá nhân có thể tự làm sản phẩm online (hoặc bán sản phẩm có sẵn)
cũng kiếm được vài trăm triệu/ tháng dù không sở hữu năng lực đặc biệt? Ta đã nghe quá nhiều
về những cái tên đi lên từ Social Commerce như Hà Linh, Dương Minh Hải, Phạm Thoại…, vậy bí
mật thành công của họ là gì ?
Phần 7. Hệ sinh thái ngách
Mình bị ấn tượng bởi Phan Bảo Long: một “dân chơi” thể hình có kiến thức về sức khoẻ dinh
dưỡng, bán rất nhiều sản phẩm dựa vào hiểu biết và thương hiệu cá nhân. Long xây một doanh
nghiệp trẻ, máu lửa ở ĐakLăk và nhanh chóng nổi bật trong ngành. Cách của Long có thể áp
dụng cho rất nhiều lĩnh vực, tận dụng được nhiều nguồn lực có sẵn để tạo ra kết quả bền vững.
Phần 8. Từ nông thôn đến nông thôn
Nông nghiệp là 1 ngành rất thú vị. Cá nhân mình đã bắt đầu chơi rất thân với nhóm nông sản của
Lê Kim Hạnh từ mấy năm nay và nhờ Hạnh đúc kết được rất nhiều case study đặc sắc: Sokfarm,
Hector, Laha coffee, Foodmap....Một năm nay mình lên Đà Lạt làm farm, gặp gỡ rất nhiều anh em
từ thành thị về quê làm nông xuất đi toàn cầu, mới thay đổi hoàn toàn góc nhìn về nông nghiệp.
Nghị quyết mới nhất về đất đai của chính phủ cũng hướng tới việc gom nguồn lực đất để tạo nên
những cánh đồng mẫu lớn, biến Việt Nam thành nơi sản xuất lương thực cho toàn thế giới.
Nông thôn nghèo, buồn, hay lạc hậu là chuyện của 10 năm trước. Mình tin chắc 10 năm tiếp theo
sẽ có rất nhiều triệu phú $ ở nông thôn (à mà thật ra giờ về quê mua đất cũng cần tiền tỉ rồi).
Phần 9. Thế giới phẳng
Cuộc cạnh tranh bây giờ không còn là giữa người Việt với nhau mà là toàn cầu. Các doanh nghiệp
nhỏ từ Đông Nam Á, Nhật, Hàn, nhất là Trung Quốc ào ạt qua Việt Nam để kinh doanh và tấn
công vào đủ mọi ngóc ngách. Họ không chỉ đi theo đường kinh doanh mà theo cả đường văn hóa
và nền tảng bán hàng. Phía sau TikTok, Shopee hay Lazada là cả một chiến lược thâu tóm thị
trường. Những doanh nghiệp Việt đang chống chọi thế nào và làm sao để cùng nhau phát triển?
Đó là câu hỏi lớn. Mình không tự trả lời được mà sẽ mời nhiều anh em cùng nói lên tâm tình.

Phần 10. Đừng ảo tưởng, đừng FOMO


Kinh tế tăng trưởng nóng và dòng vốn rẻ đổ vào liên tục tạo nên những cơn sóng thần thay đổi
cuộc sống hàng triệu người; nhưng rồi khi thủy triều rút mới biết ai còn mặc quần. Nhiều Founder
một thời hoành tráng đã sụp đổ, nhiều vụ bóc phốt nhau, nợ nần kéo nhau xuống hố, nhiều lời
tiên tri về tương lai hóa ra là trò đùa. Phần này mình sẽ nói về những thất bại điển hình và những
cái bẫy với những anh em khởi nghiệp, kinh doanh để tránh lặp lại trong tương lai.
Mượn lời của Ngọc Trâm - cô gái thôn quê đang ngồi ở HN bán hàng Dropship ở Mỹ rất thành
công nhưng khá giản dị và kín tiếng: “Mình rất thích tiêu đề: Từ nông thôn tới triệu $. 6 từ thôi
nhưng nó là cả quá trình nỗ lực; là mồ hôi, máu, nước mắt và vô vàn những cung bậc cảm xúc của
biết bao con người. Cuốn sách về một thế giới mà có lẽ không có quá nhiều các bạn đang làm
công việc truyền thống biết, không quá mới mẻ ở Việt Nam nhưng vẫn là khá xa lạ với nhiều
người. Bạn nào quan tâm có thể đọc nha”.

Mối duyên kì lạ với 2 người anh tên Nam


Anh Nguyễn Hy Hoài Nam - tác giả của cuốn sách lừng danh “Đông Âu anh hùng truyện” kể về
sự nghiệp và số phận của những sói già Đông Âu đã thống trị nền kinh tế Việt Nam từ đầu mở
cửa đến nay. Phải là người có nội lực thâm hậu, nhãn quan sắc bén, nguồn tư liệu sâu rộng và mối
quan hệ mạnh mẽ thế nào thì mới có thể kể chuyện về những tài phiệt như Phạm Nhật Vượng
(Vingroup), Madame Thảo (Vietjet Air), Nguyễn Cảnh Sơn (Euro Holdings), Hồ Hùng Anh
(Techcombank), Nguyễn Đăng Quang (Masan) và cả những siêu tỷ phú kín tiếng khác. Các bạn có
thể tìm mua bộ sách này để hiểu về cả một thời kì sáng tối của kinh tế Việt Nam và lý giải được
những thành bại của các tập đoàn.

Anh Nam là cháu ngoại của cụ Nguyễn Xiển, từng đi học Liên Xô rồi về Việt Nam kinh doanh nên
chơi được với cả giới kinh doanh, chính trị, nghệ thuật. Mình theo dõi anh Nam từ đầu những năm
2010 vì anh thường viết rất dài rất sâu về những sự kiện lịch sử trên Facebook…Số liệu dẫn chứng
lập luận đâu ra đấy, quá sắc nét. 80% nội dung từ cuốn sách “Đông Âu anh hùng truyện” mình có
đọc đâu đó trên Facebook anh Nam rồi nên khi anh ra sách thì mình vô cùng háo hức. Một duyên
lành đến khi mình viết cuốn sách “Từ nông thôn đến triệu $” xong thì Phùng Đại Lộc- người bạn
của mình giới thiệu với anh Nam vì thấy nét tương đồng giữa 2 quyển. Có thể nói cuốn sách của
mình là phiên bản thấp hơn nhưng có triết lí như cuốn của anh Nam. Gọi vui thì cuốn mình là
“Đông Dương anh hùng truyện” hoặc “Đông Lào Startup truyện”.

Anh Nam có đọc và cảm ơn mình đã tặng sách. Anh cũng ngợi khen sách của mình vì tính mới mẻ
và hợp thời cũng như truyền được cảm hứng cho giới trẻ. Mình biết là mình đã làm được một điều
có giá trị.
Anh Nguyễn Thành Nam, là 1 trong 13 người sáng lập FPT và đảm nhiệm chức vụ CEO FPT (2008
- 2010). Anh Nam tự nhận mình là người ham chơi nên dù kinh doanh rất giỏi thì anh vẫn rất bình
dân đi giao du với đủ mọi tầng lớp và học hỏi đủ thứ từ chính trị, nghệ thuật, võ đạo, quân sự.
Trên Facebook anh thường viết rất dài rất sâu về những câu chuyện khởi nghiệp và các sự kiện
lịch sử, lối viết vô cùng dễ hiểu hóm hỉnh nhưng đầy triết lí thâm sâu. Mình follow anh Nam từ đầu
những năm 2010 và học được vô số kiến thức giá trị từ đó, phong cách viết lẫn tư duy kinh doanh
của mình có một số điểm theo kiểu anh Nam. Mình cũng được tham gia nhóm chat “Đầu gà” trên
Facebook, có những đàn anh xuất chúng hàng ngày chia sẻ như anh Nam, anh Phan Minh tâm
(Chủ tịch 24h), anh Nguyễn Diệp (Chủ tịch MoMo), anh Trần Anh Dũng (Chủ tịch MOG), Phạm Kim
Long (tác giả Unikey) và các bạn khởi nghiệp cùng thời với mình như Phan Thanh Giản (clip.tv),
Đinh Lê Đạt (Antsomi), Đỗ Hữu Hưng (Accestrade), Ngô Đức Lợi (Antbuddy), Minh Nguyễn (Aka
digital), Hộ Nguyễn (Blueseed group), Trần Hải Linh ( Sendo)....Nghe các anh nói chuyện mỗi ngày
giống như học một khóa MBA trọn đời. Thi thoảng sẽ có gặp mặt offline để thắt chặt tình thân.

Tuy nhiên lần gặp quan trọng nhất là T6.2023. Lúc này anh Nam vừa viết xong bản thảo cuốn
“Đếch biết gì cũng tiến” kể về hành trình khởi nghiệp của FPT Software năm 1998 trải qua nhiều
gian nan cho tới khi sắp cán mốc tỉ đô doanh thu (2023). Anh Nam có gửi bọn mình xem bản thảo
để nhờ góp ý và cũng đăng khá nhiều phần trong sách lên Facebook. Câu chuyện quá hay và
quá nhiều triết lí sâu sắc nên Đinh Lê Đạt đề nghị anh Nam tổ chức 2 ngày chia sẻ trực tiếp cho
anh em trên Đà Lạt. Và một khóa học ngắn ngày không giống ai đã được tổ chức tại cánh đồng
hoa The Florest của Lê Xuân Trường - người đã tạo nên trang batdongsan.com.vn rồi bán cho
Propertyguru năm 2018 ở mức giá 80 triệu $.
"Hành trình xuất khẩu phần mềm của FPT Software từ 1998 đến khi rơi vào ngõ cụt 2000 rồi thấy
được ánh sáng cuối đường hầm 2002 và hướng tới mốc tỉ đô doanh thu 2023". Hầu hết mọi lí
thuyết mà ta học MBA đều soi chiếu rõ qua từng thành bại, từng lựa chọn, từng quyết định trong
cuốn sách này. Anh Nam diễn giải những thứ phức tạp qua lăng kính văn hoá và lồng ghép với
các bài học lịch sử của dân tộc. Vì thế mà mọi thứ thật sống động, giản đơn, có quy tắc, có
nguyên do. Có nhiều chuyện là đặc thù của FPT, không thể học 100%, nhưng với những ai đã kinh
doanh chìm nổi nhiều năm và đứng trước các ngưỡng cửa thành bại gang tấc, thì ắt sẽ đồng cảm.
Mình tin chắc rằng câu chuyện về FPT (hoặc Vingroup, Viettel, Thegioididong, Masan, PNJ, ..) mới
là những thứ mà startup Việt Nam nên học đầu tiên. Những mô hình từ các công ty Âu Mỹ hay
Nhật Hàn đều rất tuyệt nhưng có quá nhiều khác biệt về hoàn cảnh, văn hóa để ứng dụng được.
Vì thế nên việc nghiên cứu các bài học từ những công ty hàng đầu Việt Nam hay những SME đã
đi trước đạt được nhiều thành tựu là điều rất cần thiết để những người mới khởi nghiệp có thể
nhìn thấy bài học, hoặc sai lầm để rút ra vốn liếng cho bản thân.

Cả 2 anh Nam đều là những nhà lãnh đạo tinh thần và người truyền lửa xuất sắc. Mình như là
người học trò thầm lặng của hai anh suốt hơn 10 năm qua, và may mắn là cũng có những tư duy
hành động tương đồng. Vì thế mình càng có động lực để viết nên cuốn sách này.

FPT Software: “Đếch biết gì cũng tiến”


Khi mình bước chân vào đại học 2001 thì cái tên FPT đã rất nổi tiếng ở Việt Nam. FPT làm công
nghệ thông tin- ngành hot khủng khiếp, ước mơ của những đứa học khối A chuyên Toán như
mình. Ra trường, bạn mình cũng có nhiều đứa làm ở FPT Software từ 2004. Có cậu bạn tên Hiền
đến bây giờ vẫn còn làm và sống hẳn bên Nhật rất viên mãn. Còn mình ra trường thì đi làm cho
các công ty nước ngoài với mức lương tốt hơn và ít tham gia các hoạt động văn thể mỹ hơn. 2008,
mình khởi nghiệp. Thời đó mình có chơi chứng khoán và theo dõi những tuyên bố hùng hồn anh
Trương Gia Bình hay đăng đàn nên vẫn để ý tới FPT.

2009, mình kết bạn trên Facebook và đọc bài của các lãnh đạo FPT thời đầu như Nguyễn Thành
Nam, Hoàng Minh Châu, Hoàng Nam Tiến, Đỗ Cao Bảo. Cảm thấy rất thán phục vì các anh đều
có lượng tri thức khủng khiếp mà cách diễn giải vô cùng dễ hiểu dễ đi vào lòng người. Mình thật
sự biết ơn các anh đã khai sáng cho mình (và nhiều anh em thời đầu khởi nghiệp) cũng như
truyền cảm hứng để bọn mình gieo ước mơ lớn.

Rồi mình tiếp tục kết bạn với những người xuất thân từ vườn ươm “Tổ chim” của FPT (Visky): Trần
Anh Dũng (Chủ tịch MOG), Nguyễn Hòa Bình (Shark Bình), Phan Thanh Giản (Clip.tv), Đỗ Hữu
Hưng (CEO Accesstrade), Đắc Nguyễn (Shopdunk), Hoàng Nam Hải…và các thế hệ quản lí sau
này của FPT như Đinh Lê Đạt (Antsomi), Trần Hữu Đức (CEO Viisa), Trần Hải Linh (Chủ tịch Sendo),
Đức Lê (FPT Play), Phùng Tiến Công (Nhacso.net). Mỗi người đều có lí tưởng và năng lực xuất sắc.
Mình hiểu rằng FPT phải là công ty như thế nào mà lại sản sinh ra nhiều anh tài đến thế.
Trần Anh Dũng (Chủ tịch MOG) có viết rằng: Visky nếu làm tới nơi tới chốn thì đã có hàng chục
Unicorn. Họ đã làm Vitalk (ứng dụng chat trước cả Zalo), Nhacso (trang nghe nhạc trực tuyến số
một thời đó), Banbe.net (MXH ra đời chỉ sau Facebook vài năm). Anh Trương Gia Bình cũng dành
rất nhiều thời gian và công sức để đào tạo, truyền lửa, rồi kéo anh em đi Trung Quốc, Singapore
xem các mô hình khởi nghiệp tiên tiến nhất thời đó. Visky tan rã khoảng 2008. Dù không thành
công nhưng “lò Visky” đã hun đúc tinh thần khởi nghiệp và tạo nên nền tảng cho hàng trăm anh
em sau này lập thân.
Chuyện về FPT software mình sẽ viết chi tiết hơn và lồng ghép trong các phần sau. Nhắc lại,
chúng ta không thể sao chép được FPT, nhưng có thể học được nhiều điều hay ho (và cả những
điều không hay). Đó là giá trị của lịch sử và của các bài học đã phải trả bằng công sức của biết
bao thế hệ mở đường.

Con đường đi tới trăm triệu $


Đây là một trong những slide đắt giá của a Tài - Chủ tịch Thegioididong được chia sẻ năm 2019.
Để trở thành một tập đoàn tỉ đô như ngày nay, Thegioididong phải trải qua 3- 5 năm đầu chật vật
khi nguồn lực hữu hạn và thị trường liên tục thay đổi. Cho đến khi tìm ra được mô hình đúng và
xây được đội ngũ, văn hoá doanh nghiệp riêng, họ mới từng bước đi đến đỉnh cao.

Chúng ta hay bị ám ảnh bởi các con số và thành tựu của những doanh nghiệp lớn mà quên mất
rằng họ cũng phải mất bao năm vật lộn với biết bao sóng gió để có được thành tựu. Người ta hay
đi tìm bí kíp thành công mà xem nhẹ các nguyên lý nền tảng. Rất nhiều doanh nghiệp SME/
Startup muốn đốt cháy giai đoạn bằng những phép màu “growth hacking” mới nhận ra là không
thể đánh bại được quy luật thị trường.

2022-2023 là hai năm mất mát. Các Siêu tập đoàn sa vào nợ nần. Các Unicorn đứng bên bờ vực
phá sản. Các biểu tượng startup phải thu hẹp quy mô và quay trở về cốt lõi của kinh doanh: Lợi
nhuận. Các bạn trẻ may mắn kiếm tiền trong những làn sóng Online/ Ecommerce trước đó cũng
đối mặt muôn vàn khó khăn khi thời bán hàng dễ đã qua mất. Tất cả đều phải chấp nhận đi chậm
lại, học từ nền móng và tập trung vào con đường đúng. Và nhiều người cũng sẽ phải nhìn nhận
lại: mục tiêu, sứ mệnh cuộc đời mình là gì? Có nhất thiết phải kiếm (nhiều) tiền như trước hay
không? Trong số họ có những người tìm đến thiền, chữa lành, bỏ phố về rừng, lập làng sinh
thái…Cuộc sống sẽ tốt hơn khi người ta bớt tham lam và cùng nhau vun đắp nền tảng cho mai
sau.

Vậy con đường từ Zero đi lên quy mô trăm triệu $ như thế nào? Mình thì không đủ tầm để nói đến
các công ty tỉ đô nhưng từ vài triệu đến trăm triệu thì tiếp xúc khá nhiều. Mình sẽ đúc kết một số
đặc điểm cho anh em quan sát và tự đánh giá xem mình đang ở đâu.

Các chặng đường tăng trưởng của SME:

1. Hữu cơ: 1-3 triệu $


Các công ty dưới 3 năm tìm đúng thị trường, chọn được sản phẩm dịch vụ phù hợp thì tăng trưởng
rất nhanh. Từ 0 lên vài triệu $, mua nhà, sắm xe, mở shop, xây kênh rất hoành tráng. Nhiều tiền rồi
tái đầu tư kinh doanh hoặc đầu tư BĐS, tài chính…Ở tập 1 mình đã kể rất nhiều tấm gương như
thế.
Lúc này có lẽ là vui nhất. Cơ hội rộng mở. Nhân sự đoàn kết. Mối quan hệ hữu dụng. Nhất là khát
vọng luôn dạt dào. Tuy vậy lớn hơn một chút sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều vấn đề. Phần lớn nhất sẽ
do tầm lãnh đạo chưa tới, góc nhìn non nớt, lao vào cái ngắn hạn để bị vuột mất cơ hội lớn.
Ví dụ hồi 2008-2011, công ty mình đồng sáng lập là một Digital Marketing Agency phát triển bậc
nhất, nắm trong tay các khách hàng khủng như Samsung, Castrol, Nestle, Coke…. Tiền có và việc
không thiếu, chúng mình ngồi đó rung đùi và thu tiền.
Tiếc thay mình không thấy cái dài hạn: công nghệ (Google, Facebook ads) sẽ làm giảm vai trò
của con người và cách thức làm marketing/ ecommerce, và nhân sự rồi sẽ thay đổi. Vì thế bọn
mình đã không quyết liệt xây dựng quy trình, hệ thống hay nền tảng riêng....Mãi sau này, khi mở
rộng quy mô, chúng mình bắt đầu gặp sự cố và xoay xở mãi không xong. Trong khi các Agency
nhỏ hơn lúc đó biết nhìn xa thì đến giờ đã lớn gấp 10, có agency đã IPO.
Một phần nữa là mô hình kinh doanh sẽ luôn bị thay đổi do thời thế. Đôi khi chúng ta đang làm ăn
ngon quá mà quên tự hỏi lại xem mô hình kinh doanh mình là gì, có bất ổn hay rủi ro không? Rồi
cứ mải miết đi tìm dự án kiếm tiền mà không xây được nền móng. Khi thời cuộc thay đổi, ta không
kịp trở tay.
Ví dụ 2 năm qua, thứ nuôi sống các anh em bán online là Facebook ads đã thay đổi: khó ra đơn,
tài khoản bị quét, khách chuyển sang mua trên social và sàn,... trong khi TikTok bùng lên như vũ
bão. Những ai chậm chuyển dịch sẽ khó thở, thậm chí phải cắt giảm, co kéo lại.
Văn hoá doanh nghiệp và nhân sự ban đầu đơn giản: quá vui, quá thân thương nên quên rằng
chúng ta cần minh bạch, chuyên nghiệp và vượt ngưỡng. Vì thế đến khi công ty cần nâng tầm thì
nhân sự và tổ chức không đáp ứng nổi.
Những lãnh đạo, mô hình nào không thể vượt qua những giới hạn này đều chạm ngưỡng và bắt
đầu thu gọn. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận không lớn nữa mà cứ giữ đều đều cho vui. Không
sao cả vì con số nào (triệu hay tỉ) là tuỳ vào mục tiêu sống và số phận mỗi người.
2. Bơm thúc: 5-10 triệu$
Khi hữu cơ hết tác dụng thì phải bón thúc để cây lớn và ra hoa. Đây là quá trình các công ty đều
phải trải qua nếu muốn lớn. Lúc này phải thay đổi Tâm thế, Mô hình và nâng tầm năng lực lãnh
đạo là điều tất yếu:
- Tuyển nhân tài từ bên ngoài, thanh lọc đội ngũ, chuẩn chỉnh quy trình. Nhiều công ty còn đổi văn
phòng, mua sắm xe, phúc lợi hoành tráng...Tuy vậy điểm chết người là nếu cái mới và cái cũ
không hoà hợp thì sẽ đổ vỡ từ ngay trong nội tại. Bè phái, mâu thuẫn và các đổ vỡ có khi không
đỡ được.
- Thay đổi cấu trúc sản phẩm. Lúc này đòi hỏi doanh nghiệp phải học cái mới và chấp nhận giảm
tăng trưởng ngắn hạn. Cái này cũng đòi hỏi kiên nhẫn. Ví dụ Giao hàng nhanh (GHN) đã chuyển
đổi từ một công ty giao hàng (last mile) thành tập đoàn Logistics với cả hệ thống kho bãi, giải
pháp ứng dụng công nghệ thông minh. Bước đi này tốn kém và đòi hỏi phải đánh đổi nhưng bắt
buộc để đi tới đỉnh cao.
- Gọi vốn. Không chỉ là thêm tiền mà còn thay đổi cả cách vận hành và mô hình quản trị.
Cleverads - agency cùng thời với công ty mình sau khi gọi vốn từ Cyber Agent, Yello đã lên sàn
đạt quy mô ngàn tỉ.
Lúc này hầu hết sẽ gặp vấn đề. Vì đang yên đang lành, lãnh đạo buộc phải từ bỏ bớt quyền lực,
không được tự do nữa, rồi phải áp dụng các quy tắc, luật lệ rắc rối. Vì đang có tiền lại không được
“Cash out" mà còn phải tiếp tục đầu tư ngược lại rồi còn phải đi gọi vốn, vay mượn…Nhiều doanh
nghiệp không thể vượt qua, nhiều lãnh đạo đối mặt với những vụ kiện tụng, tranh chấp do không
lường hết độ phức tạp của cuộc chơi lớn.
Những doanh nghiệp qua được khúc này sẽ bắt đầu bứt phá so với mặt bằng chung và tạo ra
khoảng cách cách biệt với đối thủ. Điển hình như Concung, mất 6 năm đầu để xây dựng nội lực,
sau đó đã nhảy vọt so với Bibomart, Kidplaza, Tuticare…
Nhưng nhắc lại lẫn nữa không bao giờ có đường tắt. Nhiều khi nguồn vốn đổ vào nhiều quá và
năng lực lãnh đạo không theo kịp sẽ giết chết doanh nghiệp. Câu chuyện của Soya Garden từ vài
cửa hàng gọi vốn trăm tỷ rồi mở ra hàng trăm cửa hàng, chỉ sau 2 mùa dịch đã tan hoang là minh
chứng.
Hầu hết những doanh nghiệp xuất hiện trong tập 1 và 2 sẽ đối mặt với những vấn đề như thế này,
mình sẽ phân tích để mọi người có thêm bài học.
3. Bơm thúc + Bán: 10 triệu - 20 triệu $
Các công ty bắt đầu phát triển thành Group hoặc Holding, phân tách thành các mảng có P&L
riêng, và cứ mỗi mảng ngon lại bơm thúc rồi gọi vốn rồi bán (hoặc IPO). Tiền nhân tiền kinh
khủng. Đến lúc này đã là cuộc chơi của tài chính và đòn bẩy rồi. Các tập đoàn lớn hầu như sẽ
thực hiện cách thức đó, điển hình là:
- Vingroup lấy dòng tiền từ BĐS mở ra các mảng mới: bán lẻ, giáo dục, y tế, sản xuất, ô tô...Cứ sau
vài năm họ lại bán vốn hoặc IPO một công ty con và thu về tỉ đô
- Việt NamG kiếm tiền từ game rồi đốt ngàn tỉ xây Zalo. Giờ thì Zalo được định giá 2 tỉ đô. Các
mảng mới cũng mở ra và tăng trưởng rất nhanh (tất nhiên đóng lại cũng không ít).
- Thegioididong mở ra chuỗi điện máy (Dienmayxanh), rồi rau củ quả (Bachhoaxanh), nhà thuốc
(Ankhang), thời trang (Avakids)...Gần đây có thông tin Bách Hóa Xanh đang chuẩn bị bán 20%
vốn ở mức định giá 1.5 tỷ đô.
- Nexttech kiếm tiền từ mảng dịch vụ thanh toán và hậu cần cho thương mại điện tư. Sau đó lấy
tiền đi đầu tư các công ty khác, rồi lại đẩy lên và bán....Quy mô tăng chóng mặt.
Các ví dụ này để mọi người hình dung về cách làm thôi. Chuyện của tập đoàn phức tạp hơn nhiều
nên mình không đủ thông tin để bàn sâu.
SME nếu hiểu cách thức này thì sẽ lớn nhanh hơn và tận dụng đòn bẩy tốt hơn. Tuy nhiên đây là
cuộc chơi đòi hỏi phải có hiểu biết và sự tham gia của những Quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Nhiều
anh em mới biết sơ sơ đã vội vã đi huy động vốn, mở hệ sinh thái, đầu tư dàn trải để rồi mất hết
những gì đã tích lũy, còn mất cả tình nghĩa, ước mơ thời mới lập nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp sau giai đoạn ban đầu, đạt được những thành công nhất định, Founder và
đội ngũ nòng cốt rủng rỉnh tài chính rồi cũng rơi vào tình trạng "Bẫy thu nhập trung bình". Thay vì
đầu tư vào kinh doanh thì lan man sang các hướng lướt sóng và ham kiếm tiền hơn là tạo giá trị:
- Ít đầu tư R&D, ít có các dự án hay kế hoạch dài hạn
- Suy giảm năng lực cốt lõi, sản phẩm chiến lược dần mai một
- Mất nhân tài, người ở lại cũng mất đi động lực
- Quản trị hời hợt, nội bộ nảy sinh nhiều vấn đề, bè phái lên ngôi
Chỉ một số ít doanh nghiệp vượt qua được ngưỡng này, để trở thành doanh nghiệp tăng trưởng
"Nhanh, Bền Vững" và có quy mô lớn!
Ta cần hiểu các giai đoạn phát triển để có cách binh cuộc chơi cho phù hợp. Cho dù đang phải
kiếm ăn mỗi ngày nhưng vẫn cần nhìn xa, chịu đầu tư nền móng cho cuộc chơi lớn về sau. Muốn
có sự nhảy vọt về chất thì phải tích lũy đủ lượng
Velacorp (VELA) 7 năm tưf 1 đến trăm triệu $.
Tháng 1.2023, mình được Hiếu mời đi khai trương văn phòng mới của Velacorp, một toà nhà 7
tầng bề thế ngay trung tâm Bình Thạnh. Hiếu bảo bọn em muốn mua luôn mà chủ nhà không
bán, làm mình chỉ biết thở dài.
Hành trình hơn 10 năm của Velacorp (VELA) thật đáng kinh ngạc, từ nhóm sinh viên khởi nghiệp
bằng mảng vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam giờ đã thành một hệ sinh thái phục
vụ Ecom trải trên hàng chục quốc gia và hàng trăm kho bãi, hệ thống luật công nghệ hoàn chỉnh.
800 nhân viên tại 8 quốc gia, riêng Trung Quốc 150 người, 6 văn phòng ở Trung Quốc, Đông Nam
Á, sắp mở sang Bắc Mỹ. Vela là công ty hoàn toàn Việt Nam, do mấy anh em 8x- 9x tự làm tự
sống (chưa có quỹ). Vài năm nữa Vela lên sàn anh em canh mua cổ phiếu nhé

VELA có 2 mảng cực kì mạnh là nhập hàng từ Trung Quốc về và mảng bán hàng ở Đông Nam Á.
Anh em làm ecommerce đều biết là làm được 1 trong 2 mảng đã rất khó rồi vì liên quan đến pháp
lý, thuế, tài chính, con người, chính quyền… Đằng này VELA lại có hẳn 80 nhân sự để làm Tech, và
Tech chính là xương sống để vận hành. Anh em hiểu là nuôi 20 Tech đã tốn mà nuôi 80 Tech để
làm riêng cho group thì khủng tới cỡ nào.
Tuy vậy khởi đầu của VELA cũng vất vả. 2017, VELA còn gặp nhiều khó khăn. Nguyễn Thành Hiếu
cùng một số anh em khăn gói sang Philippines trực tiếp vận hành mảng E- Commerce và
Logistics để tìm con đường mới Cross- Border E-Commerce. Hiếu đứng giữa thủ đô Manila cầm
tấm bảng xả hàng tồn. Nhờ một năm ở Phil mà Hiếu đã học được bài học nhiều năm ở Việt Nam
và dần đưa Velacorp bứt phá vượt bậc.
Ngay từ những ngày đầu, VELA đã có niềm tin sắt đá vào Cross- Border E-Commerce. Vì thế mà
họ luôn sẵn sàng thử nghiệm các mô hình bán hàng qua Indo, Phi, Mã, Thái và thiết lập mối quan
hệ với những nhà máy, công ty logistics lớn nhất Trung Quốc. Khi Cross- Border bùng nổ từ 2018,
các anh em mới bắt tay làm thì VELA đã là tượng đài.
Thành công đến từ việc đánh cược vào tương lai. 2016, Hiếu và cộng sự đã bỏ 10 triệu $ $ tiền túi
lập quỹ VELAFUND, giải ngân cho hơn chục startup. Đến giờ vẫn còn 4 doanh nghiệp đang phát
triển tốt. Giá trị nhận về là vô vàn bài học để xây dựng hàng chục doanh nghiệp lớn hơn chứ
không phải tiền. Nếu đầu tư đất thì 10tr giờ thành 100tr ngon ơ rồi.
Hiếu nói: cảm giác đóng cửa một business lỗ là sung sướng nhất. “Xây một công ty nhỏ để nhập
hàng và bán thì rất lãi nhưng xây một công ty để IPO đòi hỏi chuẩn chỉnh về mọi mặt, và phải
đánh đổi. Vì thế anh em xác định muốn kiếm tiền hay làm việc lớn? Đường mình mình chọn chứ
đừng bắt chước người khác mà không hiểu rõ nguồn lực bản thân.”
VELA đang dốc toàn lực cho cuộc chơi “go global”. Sẽ sớm thôi, các seller chỉ cần ngồi ở Việt
Nam đặt hàng các nhà máy Trung Quốc để OEM và bán khắp thế giới. VELA đang thử nghiệm
dịch vụ này và đã có một số thành công bước đầu.
Xu hướng không thể đảo ngược là F2C (factory to customer): hàng sẽ đi từ nhà máy đến người
mua, thông qua các công ty làm dịch vụ fulfillment/ logistics/ payment/ legal. VELA là một mắt
xích quan trọng trong đó. Tuy thế VELA không làm hết mà hợp tác với những đối tác mạnh của
từng nước và thiết lập quy trình vận hành để khớp các đầu mối với nhau. VELA có công ty ở Hồng
khôngng xử lí thuế, công ty ở Trung Quốc xử lý sản xuất kho bãi, công ty ở Việt Nam lo phần công
nghệ. Nhìn Vela rất lớn nhưng năng lực lõi là “kết nối” chứ không ôm đồm,
Để chuẩn bị cho cuộc chơi tầm cỡ đó, VELA mấy năm nay quyết liệt xây dựng:
1. Pháp lý và quy trình chuẩn chỉnh
Đặc thù mảng hàng hoá đa quốc gia đòi hỏi phải tuân thủ pháp lý chặt chẽ nếu không rất dễ ăn
hành. Mỗi nước đòi hỏi pháp lý khác nhau nên doanh nghiệp vừa phải tuân thủ vừa phải biết tận
dụng sao cho có lợi nhất. Để vận hành hàng triệu $n một năm thì quy trình được hệ thống hoá và
đưa vào phần mềm là tối quan trọng. VELA nuôi hẳn một công ty mấy chục anh Dev chỉ để làm
phần này.
Để làm ăn ở tầm quốc tế thì phải hiểu và tuân thủ đủ các khâu từ bản quyền, luật, thuế, vận
chuyển, quy định... Khâu này không quá khó để hiểu vì mọi thứ khá rõ ràng. Nhưng làm sao vận
hành xuyên suốt, an toàn và tối ưu thì sẽ có ngàn việc không tên.
Ví dụ:
Nhập hàng sẽ có khoảng 40 quy trình, nếu làm thủ công thì lên ngàn đơn sẽ khó thở. Hiếu phải
xây hẳn platform công nghệ để tự động hoá 80%, mất 3 năm và một đống tiền, nhưng kết quả thì
mỹ mãn.
Hoặc quản lí kho. Nếu chỉ vài nghìn đơn và trăm mã hàng thì người vẫn làm được. Còn chục ngàn
đơn tại nhiều nước, vài ngàn mã hàng thì từng SKU và kho phải cực kì chuẩn, tự động hoá tới từng
mét vuông. Nhắc lại là không khó làm nhưng cần có một hệ thống chuẩn chỉnh từ con người, quy
trình đến công nghệ.
2. Tối ưu dòng tiền
Mỗi năm dòng tiền đổ qua VELA hàng ngàn tỉ đồng chia thành hàng trăm khoản mục. Chỉ cần tối
ưu 1% mỗi khoản là thu về lợi nhuận lớn rồi. Và cái vi diệu hơn là nếu biết cách tận dụng dòng tiền
đó kết hợp với đòn bẩy để đầu tư tài sản/startup thì thực sự đáng sợ.
Ví dụ hàng hoá thì được hoàn thuế (tuỳ loại), chạy ads lớn thì được Facebook/ Google rebate. Anh
nhận tiền $ rồi thanh toán ads bằng $ thì không dính chênh lệch tỉ giá. Vài chục đồng lẻ nhưng
nhân lên hàng triệu $, con số thu về rất khủng. Tiền thu về anh em mua tài sản hoặc đầu tư
startup vòng early stage sẽ x lần.
Dòng tiền lớn, liên quan đến ngoại tệ, và phân bổ thành các dòng thu, chi lớn nên nếu biết quản
lý thì ra lãi ngay. Ví dụ:
- Tiền hàng thu bằng Việt NamĐ nhưng mua bằng $ thì làm sao để giảm được % phí ?
- Tiền mặt và công nợ phải hỗ trợ làm sao để không hụt dòng tiền?
- Tiền ads thì dùng tài khoản nào để tiết kiệm và ổn định?
Nên nhớ với dòng tiền ngàn tỷ ra vào mỗi năm thì vài % bằng cả căn penhouse. Nên các nghiệp
vụ phải rất chuyên nghiệp và khôn ngoan (và đúng luật).

3. Xây dựng đội ngũ chiến binh


Nhân sự VELA bóc tách ra thì trẻ, không xuất sắc, nhưng phải đảm nhiệm công việc phức tạp tại
nhiều quốc gia. Để làm được vậy đòi hỏi lãnh đạo phải có năng lực biến họ thành các chiến binh
thích ứng với nhiều vai và làm việc bằng cả trái tim.
Muốn vậy ban lãnh đạo phải làm gương, tận tuỵ và tập trung. Ai tiếp xúc với Hiếu và ban lãnh đạo
VELA đều cảm nhận được điều này.
Quản lí vài trăm người phải kết hợp 3 hướng:
- Leadership của BOD và Manager phải cực kì mạnh mẽ để tất cả đều tâm phục, khẩu phục. Văn
hoá công ty cũng phải rất mạnh để năng lượng và khí chất tuôn chảy trong cả hệ thống,
- Cộng sự đồng chí hướng và chia sẻ lợi ích. Vela có 10 giám đốc bộ phận và 30 quản lí, hầu như
mảng nào cũng trao quyền và quản trị theo mục tiêu. Các anh em đi từ thời đầu nên tư duy và
cách làm rất ăn khớp.
- Cơ hội là thứ VELA không thiếu. Luôn tạo game mới, đủ hấp dẫn để thúc đẩy anh em dưới
trướng phát triển lên, tạo văn hoá cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp. Khi công ty có game
mới thì nhân viên lên Lead và quyền lợi cũng thêm. Nhân sự lại càng gắn bó. Đếm sơ sơ lúc nào
VELA cũng có tầm chục dự án tiềm năng triệu $/tháng. Nên đất dụng võ cho anh em không thiếu.
4. Chọn đúng game lớn để chơi
Hãy nhớ, muốn kiếm tiền được thật nhiều thì cuộc chơi là Hạ tầng hoặc Tiền tệ. VELA tập trung
vào 2 mảng Hàng hoá & Vận chuyển - 2 hạ tầng tạo ra dòng tiền lớn. VELA không lấn sang mảng
Bán lẻ hay Ecom để tránh giẫm chân nhau. VELA cũng không lan man qua các mảng dễ kiếm tiền
vì thế mà cuộc chơi chính rất vững chắc.
FWB (Friend with Business)
Đầu 2023, mình thành lập một nhóm gọi là FWB (Friend with Business) quy tụ gần 100 anh em
đang kinh doanh Online/ Ecom. Hội có chia sẻ kiến thức kinh doanh, quản trị mỗi tuần rồi tiện
beer bọt kết nối luôn. Hiếu cho mình mượn hẳn tầng 7 của VELA làm nơi tổ chức. Hiếu bảo: “anh
rủ thật nhiều người về làm cho năng lượng và tri thức lan toả thật mạnh. Anh cứ xem VELA như là
nhà của mọi người nha.” Nhiều tối thứ Bảy, Hiếu còn ở lại văn phòng, khuya hắn vẫn lên giao lưu
với anh em rồi sáng hôm sau còn đi công tác.
VELA có một phòng tiếp khách rất đẹp ở tầng 2, điểm nhấn là cái bàn trà bằng gỗ mua từ Trung
Quốc. Mỗi lần mình ghé chơi, Hiếu tự tay pha trà Phổ Nhĩ rồi hai anh em ngồi đàm đạo suốt mấy
tiếng liền. Hiếu bảo văn hoá tiếp khách của Trung Quốc là uống trà, ngồi nhấp ngụm trà trong
không gian tĩnh lặng thì sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng lớn. Hiếu kể cho mình nghe về nền Ecom và
Logistic của Trung Quốc, văn hoá làm việc và các quy tắc làm ăn quốc tế. Mình cảm nhận được
năng lượng và hào khí trong từng lời Hiếu chia sẻ.
Một lần nọ, mình, Hiếu và Hồ Chí Quyết ngồi uống trà. Hiếu giới thiệu Quyết, mới bán hàng online
2017 khi còn là sinh viên ở Đà nẵng, giờ đã là CEO của Thành Vinh group với 300 nhân sự bán
hàng khắp Đông Nam Á. Ngồi với Hiếu, Quyết khiến mình càng có niềm tin lớn lao vào câu
chuyện doanh nghiệp Việt Nam vươn ra biển lớn.

Nói tới VELA thì phải nói tới tay chơi còn mạnh hơn: GHN

2012, khi Giaohangnhanh (GHN) thành lập, Lương Duy Hoài mới tốt nghiệp đại học Bách Khoa.
Mình hay gặp Hoài, Thi và Ngôn (CEO Ahamove - công ty trong hệ sinh thái GHN) vì mấy anh em
đều là dân CNTT đi khởi nghiệp, nói chuyện hợp nhau. Lúc đấy mình không hiểu mảng giao hàng
có gì hay mà mấy bạn máu thế. Hoài nhìn thấy tương lai của Logistics/ Ecommerce và lĩnh hội
được tư duy lãnh đạo hiện đại từ những đàn anh trong Thegioididong. Những cuộc nói chuyện với
Hoài khiến mình sáng rõ hẳn ra về hai từ Lãnh đạo. những năm sau ít gặp Hoài nhưng mình luôn
theo dõi các bước phát triển thần tốc của GHN (và cả Ahamove), và đúc kết một điều quan trọng
nhất cho thành công của họ: LÃNH ĐẠO.

Những công ty lớn nhất Việt Nam đều có các nhà lãnh đạo thật sự lôi cuốn: anh Tài
Thegioididong, anh Dương Thaco, anh Vượng Vingroup, anh Long Hoà Phát…Những doanh
nghiệp (trăm) triệu $ đều được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo xuất sắc. Kể cả một công ty nhỏ
vẫn cần phải có người Lãnh đạo (và đội ngũ quản trị) đủ sức ảnh hưởng, là người mà nhân viên sẽ
nhìn vào và chiến đấu hết mình. Còn công ty lớn thì phải luôn có người lãnh đạo và đội ngũ kế
cận hùng mạnh.
Trong Giới SME/ Startup, có thể kể đến Hoài GHN, Tuấn F88, Vân Gumac, Nhu Coolmate, Hoà
Yody… đều là các lãnh đạo trẻ có khả năng khiến cho đội ngũ chiến quên mình.

Anh Thành Nam FPT nói rằng ở FSoft cứ mỗi quản lí sẽ có vài người sẵn sàng thay thế, vì vậy ông
nào muốn rời ghế thì rất thoải mái vì sẽ an tâm là người đi sau làm tốt hơn. Thực tế sau khi anh
Nam rời FSoft năm 2009 thì 3- 4 đời lãnh đạo tiếp theo đều tiếp quản rất trơn tru và đưa FSoft
tăng trưởng gấp chục lần.

Năng lực Lãnh đạo đến từ 3 phẩm chất chính:

- Đặt mục tiêu lớn (BHAG: Big, Hairy, Audacious Goals) và khả năng thuyết phục mọi người tin vào
mục tiêu đó. Ví dụ Vân Gumac đặt mục tiêu là công ty thời trang số 1 Việt Nam, cạnh tranh với
ZARA, hay Hoà Yody cạnh tranh với Uniqlo. Nghe hoang đường nhưng đội ngũ của họ tin vào
điều đó, vậy là đủ. Tương tự, mục tiêu vô địch WC là mệnh lệnh và nỗi ám ảnh suốt 22 năm
Argentina mới thực hiện được. Không mấy ai đủ kiên nhẫn và niềm tin vào nó, nhưng Messi và
Scaloni đã truyền được cho cả tập thể và đất nước ngọn đuốc chiến thắng.

- Khả năng truyền cảm hứng: luôn tạo ra năng lượng và tinh thần sáng tạo không ngừng nghỉ.
Mình đến Coolmate rất nhiều lần và đều rất bị cuốn vào nguồn năng lượng rực cháy mà bất kì
nhân sự nào cũng có. Coolmate thì luôn cháy hết mình trên cả online lẫn offline. Vì thế từng cá
nhân đều nỗ lực và vượt ngưỡng.

- Chính trực và công minh: giao trách nhiệm rõ ràng, thưởng phạt nghiêm minh, coi trọng quyền
lợi của tập thể. Điều này khiến mọi người tâm phục khẩu phục và không bao giờ lăn tăn về những
lợi ích vụn vặt.
Những phẩm chất của "Người Lãnh đạo cấp 5"
1. Tầm nhìn vượt trội.
Bill Gate, Mark Zuckerberg, Elon Musk, Sergey Brin đều có tầm nhìn rõ ràng, lớn lao ngay từ khi
bắt đầu! Vì vậy mà ngay khi còn là startup họ đã thu hút được quỹ lớn, nhân tài xuất chúng!
Ở Việt Nam, Lãnh đạo lớn của FPT, Vietjet, TGDD, ... đều có tầm nhìn lớn từ khi mới bắt đầu! Khi
doanh nghiệp đến quy mô tỷ USD, các anh chị vẫn sôi nổi nhiệt huyết, vì những mục tiêu lớn hơn
Tiền.
Lãnh đạo cấp độ 5 luôn là người đào sâu, tìm kiếm và chỉ ra con đường cho cả tổ chức! Lãnh đạo
thiếu đi tầm nhìn, như tổ chức mất đi con mắt, dù có mạnh cỡ nào, cũng sớm sa sút!
2. Cam kết:
Đưa một doanh nghiệp nhỏ đến thành tựu đã đòi hỏi sự hy sinh và nỗ lực khủng khiếp, nhưng đó
là giai đoạn của One Man Show - Một anh hùng làm nên tất cả!
Để doanh nghiệp lớn mạnh, đó là All Men Show! Và kỷ luật, cam kết là điều quyết định!
Cam kết là lời hứa phải thực hiện bằng mọi giá với khách hàng, đồng đội, đối tác và chính mình!
Lãnh đạo cam kết luôn có lòng tin của anh em, khách hàng, có chữ TÍN và sức ảnh hưởng ngày
càng lớn! Cam kết có nghĩa là đánh đổi, được việc lớn, phải hy sinh cái nhỏ, được tương lai phải
đầu tư hiện tại, được tập thể phải hạ thấp cái tôi!
Nhiều lãnh đạo, doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhỏ thì giữ được cam kết này, nhưng khi lớn, có
nhiều mối quan tâm. Khi có nhiều điều để mất, thì không giữ được, chữ tín, lòng tin mất dần.
1998, khi FPT Software mới thành lập, anh Trương Gia Bình đã đặt mục tiêu doanh thu tỷ đô, và
đề ra quyết tâm: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải xuất khẩu phần mềm”. Cho
tới 2004, FPT Software vẫn chưa có lãi, tiền vốn mất cả triệu $, nhiều ánh mắt nghi ngờ, nhưng
anh Bình và anh Nam vẫn cam kết với mục tiêu ban đầu và lặn lội khắp khu vực để tìm cho được
con đường. Đến 2023, FPT Software gần như sẽ đạt doanh thu tỷ đô. Một tầm nhìn kéo dài 25
năm và cam kết của hàng nghìn người sắp thành hiện thực.
3. Dụng nhân:
Doanh nghiệp càng lớn, càng cần nhiều nhân tài. Chính con người, lãnh đạo kế cận giỏi sẽ tiếp
tục viết tiếp ước mơ và hiện thực hoá nó. Doanh nghiệp trong bất kỳ thời điểm nào cũng cần
chăm lo đội ngũ kế cận F1, F2, F3... Có đội ngũ lãnh đạo kế cận giỏi hơn Founder là may mắn, có
như vậy mới chuyển giao và trở nên bền vững!

Cốt lõi của dụng nhân là chọn được đúng người đúng việc. Một đội quá nhiều ngôi sao chưa chắc
thắng và đội có ít người tài nhưng có đấu pháp hợp lý chưa chắc thua. Cái hay của Leader là tuỳ
vào con người và hoàn cảnh mà đưa ra các quyết định hợp lý và không ngừng cải tiến từng chi
tiết. Mấu chốt của làm Kinh doanh là tìm ra những con người đúng với triết lí để đưa họ vào đúng
vị trí và kích hoạt tối đa tiềm năng.

Ví dụ: từ khi khởi nghiệp 2008 thì mình hầu như chọn các bạn sinh viên để đào tạo, hoặc những
bạn làm trái ngành muốn chuyển sang Digital. Vì mình tin là các bạn đó có thừa khao khát lẫn nỗ
lực để vượt lên. Mà chi phí cho đội đó năm đầu tiên lại rất rẻ so với tuyển những bạn có năng lực
sẵn. Cứ 3 tháng là làm được việc, 6 tháng là có kỹ năng như người có kinh nghiệp một năm. 2
năm lên Lead, 3 năm lên Manager, 5 năm có thể làm đầu tàu một công ty nhỏ. Nhờ thế mình có
thể gầy dựng nhiều công ty (nhỏ) mà không tốn kém nhiều chi phí đầu tư và nếu sai thì sửa rất
nhanh.

Công ty tiêu biểu của Dụng nhân (và xây dựng Văn hoá doanh nghiệp) là Thegioididong. Các bạn
lên Youtube search bài nói chuyện của a Tài sẽ thấy cả một pho tàng. Mình tiếp xúc nhiều SME và
thấy là các sếp không mạnh về dụng nhân, nên thường xuyên thiếu nguồn lực (hoặc lại dư thừa
những nguồn lực kém cỏi). Nhưng muốn dụng nhân cần có chiều sâu và trải nghiệm về kinh
doanh, tâm lý, nhân sinh...những thứ này cần đam mê mới đi sâu được. Đa số chủ tịch tập đoàn
đều rất đỉnh về món này, nó là phần quan trọng nhất họ cần có còn những năng lực khác có thể
thuê được.

Dụng nhân đi kèm với bài toán chia bánh. Khi công ty nhỏ thì chỉ chia bánh mì, công ty to lên thì
phải chia bánh tiền. Đụng tới tiền là đụng tới tâm tính, phẩm giá...cái này phải luyện rất lâu mới
tỉnh được.

4. Lãnh đạo bằng xây dựng văn hóa và giá trị cốt lõi:
Giá trị cốt lõi của Argentina là: đoàn kết, hết sức, biết người biết ta. Một tập thể không quá mạnh
ở từng cá nhân (trừ Messi, Dimaria) nhưng vô cùng bất khuất ở khía cạnh tập thể. Argentina sau
thời Maradona có vô số các tài năng xuất chúng nhưng không sở hữu Core Value đó nên chỉ đi tới
nửa chừng.

Các công ty mình sáng lập đều có một giá trị cốt lõi là tận tâm. Kể cả nửa đêm ai nhắn hỏi thì
mình vẫn trả lời và bất kể cuối tuần nhân viên vẫn sẵn sàng phục vụ khách hàng. Nói thì dễ nhưng
để làm được liên tục qua nhiều năm, nhiều thế hệ thì không dễ. Giá trị cốt lõi phải đi kèm với
quyền lợi. Chúng ta không thể hô hào khẩu hiệu mà không đảm bảo phúc lợi cho nhân viên, cũng
không thể nói đạo lý mà bụng đói. Nên khi công ty nhỏ thì Giá trị cốt lõi thực dụng và có thể triển
khai. Ví dụ nhiều công ty đặt ra Giá trị cốt lõi "Chính trực" nhưng vẫn đang trốn thuế thì mâu thuẫn
quá.

Giá trị cốt lõi cũng cần gắn với mô hình kinh doanh. Ví dụ bạn là công ty môi giới BĐS thì cứ đặt
Core Value là "khôn lanh" đi, vì khôn lanh mới kiếm được đất ngon chứ. Còn công ty bán lẻ thì
"bắt trend" vì cái đó ra tiền mà, chứ đừng "innovation" vì nhân viên đa phần là mấy bạn Sinh viên
partime hay bán hàng thì innovate cái gì. Xây dựng văn hoá không khó, cứ cái gì thấy hiệu quả
mà hợp với sì tai mình thì làm. Thấy nhiều anh em copy từ Apple Amazon nhiều quá trong khi họ
đã đi trước mình trăm năm và nhân sự giỏi gấp mình trăm lần.

Một tên tuổi mình rất muốn viết trong sách "Từ nông thôn đến triệu $" là Yody. Mình có biết
Nguyễn Việt Hoà, nhưng chưa đủ duyên để gặp. Bài viết ngắn của Đoàn Văn Tuyển sẽ giúp mọi
người cảm nhận rõ ràng về Giá trị cốt lõi và Tầm lãnh đạo cấp độ 4 của Yody:

- Tốc độ (và sự thích nghi) là thứ quan trọng nhất.


Nhìn Yody phát triển đôi khi mình cảm thấy sởn gai ốc. Cho dù chưa mạnh ở các thành phố lớn
nhưng những gì Yody làm ở các thành phố nhỏ hơn thật dã man. Cửa hàng 4600m2 ở Bắc
Giang, 4 mặt tiền. Trong số hơn 110 cửa hàng của Yody có đến 15 cửa hàng trên 1000m2, vị trí
toàn đắc địa. Hoà có nói một câu mình rất thích, ở thời điểm này thì tốc độ quan trọng hơn to hay
nhỏ.
Những brand thời trang lớn 5-7 năm trước ở Việt Nam rất nhiều, trong số đó giờ đã nhỏ đi rất
nhiều thậm chí biến mất. Lý do lớn nhất có lẽ là họ đi chậm. Quả thật nhìn vào tốc độ phát triển
và tốc độ học tập của các bạn Yody mình thực sự khâm phục. Trong tình hình như hiện tại, mọi
thứ đang thu lại thì các bạn lại đang bung sức (mục tiêu mở thêm xx cửa hàng mới trong tình hình
dịch như hiện tại). Nhìn các bạn thấy tốc độ làm, tốc độ học của mình còn chậm quá.

- Niềm tin là thứ mang lại tốc độ:


Trong số những thứ mang lại tốc độ mình thấy rõ ràng là niềm tin là thứ quan trọng nhất. Niềm tin
vào bản thân và niềm tin vào người lãnh đạo là thứ giúp tổ chức đi nhanh hơn. Mình nhớ hồi còn
làm Adflex, team toàn những đứa cực kỳ "ngáo" nhưng lại đi nhanh không tưởng. Bởi càng ngáo
càng ít sợ, càng ngáo càng tự tin.
Mình nhớ lần đầu gặp team của Hoà ở Hải Dương một năm trước, anh em nhìn vào mảng online
một cách rất "ngây thơ", nhưng có lẽ chính sự ngây thơ đó khiến các bạn ít suy nghĩ, bớt những
câu hỏi kiểu: "Nếu....thì..." hay "Cái này khó vì....". Tất nhiên mọi thứ cũng cần có logic nhưng điều
đầu tiên là lòng tin, tin vào bản thân, tin vào đồng đội và tin vào lãnh đạo. Nếu không có lòng tin
làm gì có chuyện lao mình đi làm dù vẫn còn chưa biết gì như vậy, làm gì có sự bắt đầu huống hồ
là logic. Rõ ràng lòng tin là thứ quan trọng nhất của tổ chức (Hoà chia sẻ 3 yếu tố: Tầm nhìn, lòng
tin & hành động quyết liệt).

- Tư duy cầu tiến:


Một thứ nữa mình học được là "tư duy cầu tiến" ( Growth Mindset). Khác với fixed mindset hay
tạm gọi là "tư duy kinh nghiệm", tuy duy cầu tiến đặt bối cảnh của mục tiêu vào những thứ mình
chưa biết hay thậm chí là mình không biết rằng mình không biết. Nó giống như cách mà John
Kennedy nói về mục tiêu chinh phục mặt trăng: Chúng tôi sẽ đi đến mặt trăng bằng những cỗ
máy được sản xuất bởi những vật liệu mà giờ nó còn chưa được phát minh ra. Thay vì giới hạn
bản thân bởi những gì đã biết thì chúng ta cần thách thức bản thân bởi những gì chúng ta còn
chưa biết rằng nó có tồn tại trên đời. Quả thật những gì học được từ các bạn là rất nhiều. Xung
quanh quá nhiều người giỏi và mỗi ngày mình đi chậm lại là một ngày mình đi lùi. Nếu mục tiêu,
thử thách không khiến bạn cứ nghĩ đến là "sợ đái ra quần" thì có lẽ thử thách đó chưa đủ lớn.

Phần lớn anh em Founder sẽ chỉ ở mức lãnh đạo cấp 2, 3 thôi. Muốn lên level thì phải học. Những
đàn anh lãnh đạo tập đoàn mình biết đều học kinh khủng, học ở Harvard, học từ các guru, và học
một cách say mê. Các doanh nghiệp trẻ mới nổi gần đây quy mô 200-500 người cũng bắt đầu
học theo.
Thực tế học thôi, còn vận hành doanh nghiệp rất khác vì sự mâu thuẫn về lợi ích và văn hoá là
điều quá khó giải. Vì sao?
- Người Việt Nam mình rất cảm tính và hay so đo chứ không chuyên nghiệp như Tây. Các mâu
thuẫn xảy ra khi xử lí không khéo thành phốt, doanh nghiệp sập trong phút mốt.
- Một công ty muốn đi theo mô hình bài bản thì kinh doanh phải rất vững và nguồn tiền phải dồi
dào để duy trì được bộ máy vận hành như thế. Quay trở lại 2012, công ty mình thất bại vì không
đủ tiền để xây dựng bộ phận hậu phương theo kịp sự phát triển nên các công ty tiền tuyến ức chế
mà tan rã.
- Trình độ quản trị và xây dựng văn hoá phải rất xuất sắc thì mới giữ được hàng trăm cái đầu ngồi
quy tụ với nhau.

Đối với các công ty dưới 100 người, quan điểm của mình là:

- Cấu trúc phẳng: CEO nắm team tài chính/ kế toán và các BU (business unit). Tại mỗi BU chỉ cần
Head và các team vận hành/ chuyên môn.
- Không sinh ra nhiều quá nhiều kiểu binh/tướng là những người sở hữu quá nhiều quyền lực và
dính dáng tới quá nhiều công việc.
- Có KPI và bonus cho từng cá nhân, tập trung kiếm tiền hơn là vẽ vời các phong trào.

Tóm lại các mô hình quản trị đều có những nguyên tắc giống nhau. Càng đọc nhiều càng tiếp cận
nhiều thì tư duy mở mang ra, rồi từ đó tìm thấy cách thức riêng cho doanh nghiệp mình. Sẽ rất khó
có hình mẫu nào tuyệt đối đúng hay tuyệt đối hợp với mình để mà copy.

Những công ty từ zero đến to to mà vẫn giữ được chất từ đầu và


kiên định cho mục tiêu lớn

Routine - cuộc chơi thời trang cần bền bỉ và đi vào chiều sâu

Routine thuộc thế hệ những anh em đầu tiên bán thời trang Việt Nam xuất khẩu đầu tiên, từ
những năm 201x. Tới khoảng 2015-2017 thì OZ (tên cũ) mạnh bậc nhất về phân phối sỉ thời trang ở
Sài Gòn, tiền nhiều không phải nghĩ. Rất nhiều anh em đi theo mô hình đó và kiếm tiền tỉ như Trần
Viết Hưng (Hẻm Store), Vinh Đặng ( 1990Store), Trần Đại Dương (Somehow)
Sau đó Tuấn và Hương (2 vợ chồng sáng lập, sinh năm 99) quyết định bỏ luôn OZ để xây một
brand riêng tên là Routine. Hiện nay Routine có hơn 20 cửa hàng, một nhà máy, quy mô không
quá lớn nhưng cách làm luôn được anh em nể trọng và học hỏi. Vậy bài học là gì?
1. Vision:
Khi các anh em khác vẫn còn say sưa vì kiếm tiền từ phân phối quá dễ thì Tuấn đã thấy rằng mô
hình đó sớm muộn sẽ gặp khó, và không thể scale được nữa vì cạnh tranh gay gắt. Việt Nam có
nhân công tốt, kinh nghiệm gia công may xịn, hoàn toàn có thể làm được Brand mới. Routine ra
đời, một trong những Local Brand tiên phong và bắt đầu đi tìm mô hình.

2. Focus:
Để làm brand, Tuấn quyết định bỏ luôn mảng bán sỉ đang rất ăn nên làm ra. Điều này hơi khó
hiểu vì có thể duy trì song song. Tuấn cười nói đó là sự lựa chọn: khi mình all-in vào một thứ thì
mới có thể làm tới tận cùng, còn vẫn lăn tăn giữa ngắn hạn với dài hạn sẽ không bứt lên được.
Đây cũng là điểm yếu của nhiều Founder trẻ: quá nhiều cơ hội, làm gì cũng ra tiền nên không tập
trung hoàn toàn vào con đường mình chọn. Tất nhiên, đó vẫn là sự lựa chọn. Nếu bạn chọn "giàu
có" thì cứ làm gì ra tiền đều tốt. Nếu bạn chọn "giá trị" thì hãy làm điều gì đó thật xứng đáng, tất
nhiên tiền sẽ đến.

3. D2C
Đi rất sâu vào chuỗi giá trị: mở nhà máy, mở store, bán ecom, kiểm soát toàn bộ hệ thống bằng
ERP. Câu chuyện ERP cũng rất đau đầu: trước đây họ dùng KioViet, sau đó quyết triển khai ERP
bằng Microsoft, tốn tiền kinh khủng mà nhân viên thì phản đối vì khó dùng. Mất 3 năm và thay đổi
liên tục mới ổn được. Đến giờ ERP và Tech đang đóng góp quan trọng vào khả năng vận hành
của Routine.
Tuấn là người cực kì cầu toàn với sản phẩm, luôn đặt ra tiêu chí cực cao, ngay cả nhiều xưởng gia
công cho Nhật còn chưa đáp ứng được đòi hỏi. Cửa hàng mở rất thận trọng, tới giờ mới 20 cái, tự
mở chứ không huy động vốn. Gần đây họ bắt đầu làm nhượng quyền nhưng rất kĩ tính chọn đối
tác chứ không làm ồ ạt.
Routine cũng không đẩy mạnh sàn, họ hướng tới nhóm khách tại cửa hàng là nhóm đòi hỏi cao về
chất lượng và dịch vụ hơn. Website, cửa hàng đều làm chỉnh chu tới từng chi tiết. Vì thế tỉ lệ khách
hàng trung thành rất cao, đơn giá trị lớn về không xuể.
Routine tái đầu tư hầu hết lợi nhuận vào sản xuất và vận hành, họ liên tục đẩy năng lực lên tầm
mới. Thời trang ngày càng khó: giá nguyên vật liệu đã tăng 40% (giá bán lẻ không tăng), đối tác
luôn thúc ép, sàn giảm giá liên tục...chỉ có nâng cao nội lực mới cạnh tranh lâu bền.

4. Chuyên tâm:
Tuấn rất khiêm tốn, lắng nghe, và cực kì ít xuất hiện trên truyền thông. Tuấn nói rằng mình còn
làm chưa tốt nên mỗi ngày còn trăm thứ để xử lý. Tuấn học hỏi rất nhiều, qua tận Pháp để học

🙂
cách làm nhà máy. Hiện Tuấn trực tiếp quản lí hết mọi thứ, nhất là khâu sản xuất và thiết kế - cốt
lõi của thời trang. Về điểm này thì mình nghĩ các Founder không cần học có người thích
chuyên tâm tỉ mẩn, có người thích giao việc và truyền cảm hứng.

5. Đội ngũ và văn hóa:


Routine có hơn 100 nhân sự ở Headquarter rất gắn kết và lành. Mùa dịch không cắt giảm mấy mà
vẫn bày ra bán rau để có thu nhập. Qua văn phòng lúc 7h vẫn thấy anh em hăng say làm việc
trong im lặng. Phong cách văn phòng tối giản, yên lành kiểu Nhật. Cách quản trị của Tuấn khá
nhẹ nhàng, lắng nghe và thấu hiểu con người.

Mình kể câu chuyện về Routine như một tấm gương đáng để học hỏi và suy ngẫm. Thật ra những
điều đó, chắc anh em nghe nhiều rồi, không có gì quá mới nhưng để làm được là cả quá trình
đánh đổi và đi sâu tới tận cùng.
KIOTVIET - Think Big - Start Small
2.9.2021, KiotViet được quỹ KKR đầu tư 45 triệu $. Đó là con số quá khủng của một Startup nhất
là trong bối cảnh dịch bệnh. Anh Phan Minh Tâm, chủ tịch STI Holding đã thông báo đầu
tiên và gửi lời chúc đến KiotViet.

Mình cùng Mạnh Hùng (Sobanhang),Bùi Việt Cường (cựu quản lý Maybanhang) Đinh Khánh Nam,
cựu CEO Edumall (Topica) thảo luận tâm sự mỏng để phân tích thêm bài học cho mọi người. Nội
dung rất sâu sắc, anh em làm SaaS nên đọc lại. 45 triệu USD là tiền của người khác nhưng thành
công hay thất bại của họ chính là bài học cho chúng ta. Quan sát, học hỏi và tối ưu lại mô hình
kinh doanh thì sẽ có ngày đổi vận

Mình lấy cảm hứng từ KioViet để phân tích về một mô hình Startup lý tưởng, dám làm lớn từ quy
mô nhỏ cho anh em suy ngẫm. Thông tin không nhất thiết chính xác, và không ám chỉ cụ thể về
bên trong KiotViet, hiểu tinh thần thôi nhé.

Think Big
Mình không biết lúc khởi sự thì các Founder KioViet nghĩ gì trong đầu. Mình đoán thế này:
- Ban đầu CitiGold được một số công ty lớn đặt làm software quản lí điểm bán (POS), họ thấy làm
dễ quá (function đơn giản) mà ứng dụng hữu ích quá nên bắt đầu nhìn vào Mass market.
- Market size quá lớn: có hàng triệu điểm bán cần POS, từ công ty to đến bà tạp hoá. Mỗi người
sẵn sàng trả vài triệu/ năm. Tăng trưởng hai chữ số mỗi năm.
- Không có Market Leader: thì đây chính là Đại dương xanh (Blue ocean)
Vì thế Citgold quyết tâm phát triển một product độc lập theo dạng SaaS có tên là KioViet.

Bài học ở đây là muốn Think big thì:


- Market phải lớn, ít cạnh tranh và tăng trưởng cao
- Nhu cầu có tính thường xuyên và lặp lại
- Dễ phát triển, tinh chỉnh và triển khai sản phẩm

Start Small
Ban đầu KioViet chỉ giải quyết mỗi việc nhập đơn hàng, in bill. Đây là những nhu cầu đơn giản và
cần kíp nhất. Xây một sản phẩm công nghệ như vậy không khó với một công ty có đội Tech sẵn.
Market profit cũng không cần phải nghĩ, vì có sẵn một số hợp đồng lớn,các yêu cầu liên tục cứ
thế mà làm.

Bài học rút ra là làm gì cũng nên dựa trên nguồn lực có sẵn, tốt hơn là có khách trả tiền để vừa
làm vừa tối ưu.

Tới đây mình thấy chuyện rất giống CNV Loyalty hay Sobanhang của Bùi Hải Nam. Chuyện về 2
Startup này sẽ có trong phần tiếp theo. Từ SaaS, Kiotviet tiến lên cung cấp cả máy POS. Lý do:
các tiệm tạp hoá chả lẽ phải trang bị PC/ laptop chỉ để bán hàng? 1 cái máy POS gọn nhẹ giá rẻ
có sẵn SaaS, lắp đặt triển khai training trong một buổi là xong. Dễ đến mức bà ngoại bạn cũng xài
được.

Từ đó họ sẽ có 2 dòng doanh thu:


- SaaS: lãi gộp lên đến 70% sau khi đã trừ hoa hồng cho đại lý, đối tác
- Máy POS: lãi gộp lên đến 50% vì hàng Trung Quốc nhập rất rẻ

Có 2 dòng doanh thu là điều cực kì lợi hại trong kinh doanh vì:
- Giá trị đơn cao. Nếu bán SaaS thì được 3tr nhưng bán thêm POS cộng dịch vụ đi kèm thì 10tr.
Tăng 333%.
- Dễ làm chương trình khuyến mãi: mua POS tặng SaaS, mua SaaS giảm 10% POS...
- Giữ chân khách lâu hơn: bán cả phần cứng lẫn phần mềm và dịch vụ hỗ trợ có khác gì Apple

Bài học: giữ chắc chân khách hàng, làm sao mà họ có muốn bỏ mình cũng không được

Move Fast
Nhiều business không tới đích được là do quá làng nhàng. Mình rất nể cách grow của KiotViet
(hoặc Sapo, Haravan sau này):
- Đội sale cực đông, vài trăm người càn quét từ vùng sâu đến ngõ hẻm
- Chính sách % cho sale hay đối tác cực kì hấp dẫn. Làm chăm chỉ tháng kiếm vài chục củ thật
hơn cả mơ.
- Tuyển dụng, đào tạo và sàng lọc đội ngũ liên tục, giao KPI ngất ngưởng. Vì vậy nên dù đông
nhưng vẫn luôn có hiệu suất cao.
Ở đây sản phẩm không đóng vai trò cốt lõi nữa. Bán SaaS, POS lúc này không khác gì bán nước
ngọt. Một điều hay nữa là sự chuyển dịch rất nhanh sang Ecom. Lúc đầu họ phục vụ nhóm tạp
hoá. Sau đó làm SaaS phục vụ nhóm bán hàng online. Đây là bước đi hợp thời vì nhóm online rất
đông đảo và thích nghi công nghệ cực nhanh. Từ POS lấn sang quản lí kho, CRM và một phần là
Finance.

Tới đây thì KiotViet là lựa chọn "tất yếu" cho mọi merchant dù online hay offline. Market size gấp 3
lần (3tr doanh nghiệp) và tăng trưởng market trên 50%. Dù sản phẩm không đóng vai trò cốt lõi
nhưng nó đã có quá nhiều tính năng và trải nghiệm rất tốt. Đối thủ có muốn copy không hề đơn
giản.
Next?
Chuyện còn hấp dẫn. Sau nhiều năm, KiotViet nắm trong tay hàng triệu merchant. Họ biết từng
merchant bán hàng gì, ở đâu, doanh số bao nhiêu, giá vốn, tỉ suất lợi nhuận....vậy đoán xem họ
sẽ làm gì?
Phân phối
Theo tin vỉa hè, chỉ riêng mảng mỹ phẩm thống kê qua KiotViet mỗi năm gần 1 tỉ đô. Vậy thử đoán
xem dòng hàng hoá mỗi năm có phải 3 tỉ đô hay không? Sẽ ra sao nếu KiotViet kiếm được lãi 1%
trên con số đó? 30 triệu USD !!!
Làm sao?
Kiotviet liên kết với các công ty phân phối lớn (distributor) để cấp hàng cho Merchant với giá cả
và công nợ tốt hơn. Merchant nào không đủ tiền nhập hàng sẽ có ngân hàng đồng hành cho vay
dựa trên dòng tài chính của Merchant (đã nắm được qua hệ thống). Các công ty Logistics đảm
nhiệm phần giao hàng. Cuộc chơi quá khủng khiếp.
Next? Next?
Chuyện còn hấp dẫn hơn nếu có KiotPay hay KiotCredit hướng tới người mua. Mà thôi không đủ
khả năng đoán nữa.

Nhắc lại đây là một phân tích về mô hình lí tưởng. Thực tế cả mảng POS lẫn mảng Phân phối đều
khó nhai, không hề dành cho tay mơ. Ta sẽ thấy các trở ngại lớn của SaaS trong chương sau

Wolfoo - Amanotes: Từ nông thôn đến Disney


Hầu như ông bố nào cũng biết Peppa Pig - chú heo dễ thương và tinh nghịch trở thành biểu
tượng toàn cầu. Một số người cũng biết đến chú sói Wofoo nhưng ít ai biết làm ra nhân vật này là
S-connect, một công ty hoàn toàn Việt Nam.
Kể về Wofoo thì có lẽ nhiều lắm, mượn lời anh Nguyễn Thành Nam cho dễ thương:
“Ông Nam biết không: Mỹ có Mickey, Nhật Bản có Doranh emmon, Việt Nam có Wolfoo đấy. Cu
cháu từ Úc về hào hứng khoe. Thế là 2 ông cháu đội mưa đi thăm trụ sở “Disney” của Việt Nam.
Đúng hôm mưa to, nên cu cháu có cơ hội được tận mắt chứng kiến vịnh Triều Khúc dập dồn sóng
vỗ. Chắc nghĩ văn phòng phải hoành tráng như DisneyLand nên ku cậu có vẻ hơi thất vọng khi
thấy Disney Việt Nam chỉ là một tòa nhà rất đơn giản, nằm trong khu đất mới xây khá lộn xộn
trong ngõ 286 Nguyễn Xiển.
Tất nhiên là cu cậu không biết hơn 600 anh chị, cô chú ở đây đang sản xuất và đưa lên mạng
mỗi ngày hàng chục các đoạn phim hoạt hình, tạo nên 4.25 tỷ truy cập hằng tháng trên Youtube
và Facebook cho sói con dễ thương Wolfoo và các anh chị em của nó.
Hoàng - giám đốc công ty, nói với tôi: “bọn em là studio độc lập có sản lượng lớn nhất thế giới.”
Khi tôi hỏi bí kíp thành công, anh trả lời khá bất ngờ: tuân thủ triệt để những hướng dẫn của
YoutubeKid về việc tạo ra các sản phẩm. Anh cho rằng chúng ta thường hay tỏ ra sáng tạo, bỏ
qua các chỉ dẫn của chuyên gia. Điều thú vị là đại đa số nhân viên, trừ một số vị trí chủ chốt, là
những người yêu nghệ thuật nghiệp dư, chẳng cần phải tốt nghiệp đại học mỹ thuật nào cả. Bản
thân Hoàng là kỹ sư CNTT tốt nghiệp Học viện kỹ thuật quân sự. Anh nói: các bạn trẻ, đặc biệt là
các bạn nữ rất tỉ mỉ và khéo léo, phù hợp để làm phim hoạt hình. Công ty của Hoàng cũng đã
triển khai khu vui chơi Wolfoo Land và ngày 13/10 tới sẽ ra mắt bộ phim hoạt hình chiếu rạp đầu
tiên có tên là “Hòn đảo kỳ diệu””.
Với quy mô lớn và phát hành toàn cầu, Wolfoo phải cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn như
Peppa Pig. Nên vấn đề đau đầu nhất của Hoàng bây giờ là xử lý các kiện cáo về vi phạm bản
quyền. Tôi an ủi: ra biển thì sóng lớn, sóng lớn sẽ có cá to. Rất cần bản lĩnh và thông minh, vì
mình chưa mạnh đổ tiền để thuê luật sư xoi mói như đối thủ. Anh em luật trẻ Việt Nam nào tự tin
có thể thi đấu toàn cầu, liên lạc với Hoàng, để tham gia đội tuyển “chiến” trận tầm WorldCup
này. Cu cháu, sau khi tự tay nặn các cây nấm và được đích thân giám đốc đánh giá tạm được và
trả 10 nghìn đồng, rồi cho đổi thành bộ xếp hình Cảnh sát Wolfoo đã hoàn toàn thỏa mãn. Ra về,
còn góp ý cho giám đốc là Pando (một người bạn của Wolfoo) được vẽ trên tường hầm xe, phải
có tai đen chứ không để trắng như thế này”.

Amanotes thành lập tại Việt Nam vào năm 2014 bởi Võ Tuấn Bình (Bill Võ) và Nguyễn Tuấn Cường
(Silver Nguyễn). Từ một startup công nghệ chỉ làm được vài game mobile trong giai đoạn đầu, đến
nay, Amanotes đã có hơn 200 nhân sự, đạt hơn 2,7 tỷ lượt tải ứng dụng tại 190 quốc gia, là nhà
phát hành game âm nhạc có lượt tải về lớn nhất trên toàn cầu.Trụ sở của Amanotes trên cùng con
đường với công ty mình (cũng làm phần mềm) cách nhau 1km nhưng họ cách xa mình cả ngàn lần.
Bình Võ, 8x đời cuối, là thanh niên từ thôn làng ra, rất giỏi thổi sáo đánh đàn nhưng việc cạnh
tranh game trên thế giới đòi hỏi Kỹ năng khác. Cốt lõi của Amanotes là Tốc độ: họ học hỏi những
game hot nhất rồi cải biến lại với tốc độ nhanh nhất trước khi hết xu hướng. Về điểm này thì kĩ sư
Việt Nam giỏi và năng suất hơn phương Tây rất nhiều.
Cũng như Wofoo, Amanotes không giỏi làm ra cái mới nhưng xuất sắc trong việc học và cải biên
từ cái đã thành công. Phảng phất bài học từ FPT Software đúng không? Đúng thế. Hãy cứ mơ thật
lớn. Học các mô hình đã thành công rực rỡ. Và vận dụng khéo léo hơn khả năng, thành công nhất
định sẽ tới.
Ta khó trở thành một Thegioididong thứ 2, nhưng hoàn toàn có thể thành Thegioididong đầu tiên
trong ngành giáo dục, mỹ phẩm, nông sản, nước hoa…
Đó cũng chính là điều mình muốn chia sẻ trong tập 2 này.

CHƯƠNG 2: ĐI QUA TÂM BÃO


Mùa Covid, mình ở nhà sưu tầm được ít nhiều câu chuyện thấm đẫm nước mắt của các bạn bè
kinh doanh thành cuốn ebook Corona kí sự - A1demy.pdf . Mọi người đọc chắc sẽ thấy nhiều
đồng cảm
Mình cũng gặp gỡ nhiều anh em (qua Zoom) để đàm đạo về những giải pháp vượt dịch rồi tổ
chức các buổi chia sẻ bài học cho các bạn trẻ. Những phần dưới đây mình viết từ đợt dịch, vẫn
còn nguyên giá trị cho cả thời gian sắp tới. Vì chúng ta vẫn có thể phải đối diện với những dịch
bệnh kinh hoàng hơn trong tươi lai. Và vì chúng ta vẫn có những ổ dịch ngay chính bên trong
doanh nghiệp mình
Khi đọc bản thảo, Nguyễn Mạnh Tấn, CMO Haravann, người luôn nắm rất sát thực trạng của các
anh em bán lẻ/ TMĐT góp ý: bây giờ nhiều doanh nghiệp đang rất đuối, rất loay hoay không biết
phải làm gì, anh hãy viết ra những đúc kết và định hướng giúp họ hiểu những việc cần làm tiếp
theo. Mình cảm thấy quá khó vì những gì khó khăn hôm nay chính các công ty của mình đang
phải đối mặt và chưa biết có tìm được cách thức vượt qua hay không thì lấy tư cách gì để khuyên
ai. Tuy nhiên mình cũng có trách nhiệm phải giải quyết 1 phần yêu cầu này để đáp ứng mong đợi
từ mọi người, vì trong số độc giả chắc 50% là những người có theo dõi mình thường xuyên trên
Facebook. Trong mỗi chương mình đều cố gắng đút kết gọn rồi đưa thêm phương hướng hành
động, hi vọng mọi người sẽ tìm ra được 1 vài keywords nào đó để áp dụng.
Những bài học vượt dịch tuy đã trôi xa nhưng giá trị vẫn còn nóng hổi. Và rất nhiều keywords đắt
giá để chiêm nghiệm. Với những bạn trẻ cuối 8x, đầu 9x trở đi được hưởng lợi từ chu kì 10 năm
tăng trưởng nóng của nền kinh tế (2012 - 2021) thì những cú vấp trong đợt này là cần thiết để đi
xa hơn. Bạn sẽ khó mà đạt tới thành công lớn nếu chưa chịu đựng những thất bại từ sớm
Gumac là 1 case study điển hình. Lên như diều. Rồi gục ngã vì những sai lầm khi mở rộng và cả 2
đợt dịch trời giáng. Cắt lỗ, đóng bớt văn phòng Hà Nội, cắt các cửa hàng không phù hợp. Vân
cũng không đi thiền nữa mà quay lại cùng vợ trực tiếp điều hành công ty, bình tĩnh, gỡ từng nút
thắt, và vượt qua một cách bình thản. Gumac 2023 có rất nhiều vết sẹo và cả những thương tổn
chưa lành chứ không hề long lanh như trong tập 1. Nhưng Vân vẫn ở đó, bất khuất và hào sảng
thiết lập những cuộc chơi mới bền chắc hơn. Câu chuyện của Gumac kể lại sơ lược ở đây để nhấn
mạnh một điều rằng: Kinh doanh có lúc đúng lúc sai nhưng chỉ cần ý chí không phai thì sẽ mãi là
người không chiến bại.

Gumac - Thương hiệu Việt đứng trước ngã rẽ định mệnh


Tâm sự của Vân giữa những ngày nước sôi lửa bỏng
“Trưa nay test Covid cho 30 người ở lại ký túc xá công ty, kết quả may mắn là âm tính. Nói may
mắn là bởi vì các công ty xung quanh đều bị Covid và phải đóng cửa hết, bên mình tuy đóng cửa
nhưng bên trong vẫn làm việc được khi tổ chức ăn ở và làm việc tại công ty.
Cá nhân mình thời gian qua cũng căng như dây đàn, 2 vợ chồng phải cân nhắc rất nhiều thứ, cứ
nâng lên đặt xuống nhiều thứ, từ việc quyết định đóng văn phòng miền Bắc cho tới việc tính toán
việc đóng hay duy trì cửa hàng nào, có cắt giảm nhân sự hay không, rồi chính sách lương bổng
mùa dịch như thế nào? Rất nhiều thứ cần được đưa ra, nhiều khi lòng nặng trĩu, không muốn đối
diện….
Làm trong ngành thời trang nên mình rất hiểu các chuỗi bán lẻ đang khó khăn như thế nào khi
doanh thu tụt giảm rất nhiều, có nơi giảm 80 - 90% mà cứ liên tục như này thì còn gì mà vận
hành.
Gumac cũng đang tìm mọi cách để bán hàng khi gần như các cửa hàng đã đóng sạch. Mọi chi
phí vẫn phải chi trả đối với công ty lúc này là rất lớn. Cũng là lần đầu tiên mình phải trải qua
những khó khăn như vậy, nhưng mình tin đây là bài học lớn bởi thời gian qua Gumac đã lớn
nhanh hơn cá nhân mình.
Nhưng mình vẫn đang vững chãi đón nhận thử thách này bởi mình sống không phải chỉ vì mình,
phía sau còn là hàng trăm hàng ngàn con người đang trông đợi vào mình, để mọi người có công
ăn việc làm, có môi trường làm việc phù hợp để cống hiến.
Xa hơn nữa là trách nhiệm, là tình yêu, là hoài bão là khát vọng cho thời trang Việt. Vốn dĩ thời
trang Việt trước giờ bé nhỏ, lẻ tẻ, yếu ớt trên sân nhà rồi, nay lại thêm cú giáng này nữa. Liệu vết
thương này khi nào mới hồi phục, hay có những thương hiệu phải phá sản luôn. Biết kinh doanh
là khắc nghiệt, là có sự đào thải nhưng thật sự mình rất thương và thấu cảm cho những người
chủ doanh nghiệp có tâm, hết lòng nhân viên, vì mọi người nhưng phải tạm dừng cuộc chơi.
Mình luôn khắc khoải mong ước sẽ có những thương hiệu Việt để có thể tạo ra 1 tầm ảnh hưởng,
truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ doanh nhân tiếp theo tự tin vươn ra thế giới.
Biết bây giờ là khó khăn nhưng mình vẫn luôn tin rồi Gumac và các thương hiệu thời trang Việt
khác cũng sẽ ổn, và sẽ sát cánh cùng nhau để chinh phục những điều lớn lao hơn.
Thời gian qua mình hàng ngày vẫn cật lực làm việc, làm mọi việc từ livestream, từ việc bán hàng,
kêu gọi từng cá nhân ủng hộ cho GUMAC, có lẽ với nhiều người việc đó thật khó với các ông chủ
nhưng với mình thì dễ dàng bởi đó là con người thật của mình, luôn nhiệt huyết và hồn nhiên.
Với mình còn được ngồi đây viết bài này đó là một may mắn, một đặc ân của đất trời rồi. Chỉ biết
nỗ lực hết sức mình để giúp Gumac vượt qua giai đoạn khó khăn này. Vẫn là câu “khi cùng nhau
không gì là không thể””.

Đóng làm sao được


Khi thành công, có quyền lực thì các lãnh đạo khó mà thức tỉnh lắm, nên khó khăn thất bại là cần
thiết để các nhà lãnh đạo biết mình đang ở đâu và sáng suốt lựa chọn đúng đường để đi:
- Phải sống, phải đối diện, phải thích nghi, phải linh hoạt ứng biến. Sẽ trở lại mạnh mẽ.
- Phải tập trung nâng nội lực. Trước đây có vẻ dễ vì tăng trưởng ồ ạt, thời đó qua rồi.
- Chấp nhận sống với lũ. Đặt mục tiêu thấp lại. Cái khó ló cái khôn.
Trong những ngày đó, Vân cùng 30 anh em trực chiến tại văn phòng, phần còn lại work from
home. Mỗi ngày cùng nhau học tập để biến chuyển tất cả sang một tầm nhận thức mới, thức tỉnh
mục đích sống, giữ vững động lực, kết nối, san sẻ yêu thương.
Họ cũng livestream mỗi ngày, tìm mọi cách để bán hàng, rủ cả anh em họ hàng vào bán giúp. Bây
giờ không gọi là bán nữa mà là ủng hộ và đồng cảm với khó khăn của Gumac. Vân cũng trực tiếp
livestream kể chuyện từ kho hàng, chia sẻ tình hình nội tại, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng.
Đội CSKH hơn 100 người vẫn hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm, còn viết thư tay cảm ơn
khách. Vào hashtag #gumaccamon sẽ thấy được tình yêu thương dạt dào của Gumac.
Khi mà Sếp cũng ăn ngủ làm việc tại chỗ với nhân viên thì tốc độ nhân lên nhiều lần. Vân cũng
xây ra Chương trình "Chiến binh bán hàng" dựa trên thái độ, Kỹ năng, nhờ đó đánh giá lại toàn bộ
năng lực chính xác nhân viên và loại đi những ai không chịu nỗ lực . Gumac vẫn phải giảm lương,
nợ lương...nhưng dựa trên việc thương lượng và chia sẻ cụ thể cho toàn thể thành viên, từ đó nuôi
dưỡng sự đồng hành, xây văn hoá cho nhận.

What doesn't kill you make you stronger


Dịch qua đi, Gumac như lột xác, trở thành phiên bản tinh gọn hơn, chân thành hơn và vững vàng
hơn. Những gì hào nhoáng, lung linh đã qua đi. Vân trở về với cuộc sống an lành và cùng đội ngũ
âm thầm xây dựng những ước mơ mới.

Thương hiệu thời trang Việt trước phong ba


Shop Rabity tại TTTM lớn nhất nhì Hà Nội, ngày khai trương cách đây mấy năm, khách từ bốn
phương tới gây tắc đường cả tuần trời. Sau gần 2 năm Covid, các gian hàng phải trái trước sau đã
lần lượt trả quầy, những quầy còn lại chìm trong im lìm.
Tâm sự của Hạnh Trần, CEO Rabity:
Bạn tôi cảm thán: “Thật thương cho những gian hàng đóng cửa!”
Tôi lắc đầu: “Hãy thương cho những gian hàng còn sáng đèn…”
Tôi tin chắc, suốt những tháng ngày qua, rất nhiều nhà quản lý, CEO, nhiều doanh chủ trong
ngành bán lẻ, F&B… đã hơn một lần nâng lên đặt xuống, tính toán shop nào phải đóng cửa, shop
nào cần duy trì. Bỏ hay giữ, buông hay gồng?
Tôi hiểu lựa chọn tiếp tục bám trụ, tiếp tục chiến đấu giữa cơn bão lớn luôn khó khăn hơn rất
nhiều. Nó không chỉ là bản lĩnh của người cầm quân, mà còn là trách nhiệm với hàng trăm người
lao động. Đó không chỉ là sự tính toán, vun vén về nguồn lực, mà còn là niềm tin sắt đá với sản
phẩm, mô hình kinh doanh của mình. Và trong sâu thẳm, đó là khát khao chưa bao giờ cháy
bỏng đến thế, về việc quyết tâm không để mất thị trường của người Việt vào tay thương hiệu
ngoại.
Bởi vậy, hãy nhìn những cửa hàng còn sáng đèn trên phố như thành trì cuối cùng của thương
hiệu nội trong trận chiến khốc liệt trên chính sân nhà mình.
Xin gửi lời chia sẻ thân thương đến những anh chị em đang gồng mình. Hẹn ngày chắc thắng,
chúng mình gặp lại
Tố Uyên là một trong những nữ tướng đánh mảng mỹ phẩm online rất kinh, trước dịch có đến
hàng ngàn đại lý, bán ngàn đơn. Dịch đến, nguồn hàng gần như tắc, đại lý cũng thoi thóp. Chỉ
trong vòng 2 tháng, Uyên đã xoay xở để chuyển dịch toàn bộ mảng kinh doanh từ mỹ phẩm sang
thực phẩm thiết yếu.
Covid 2 - Thay đổi hay chờ chết ???
“Tôi chuẩn bị tất cả các kịch bản thay đổi và họp gấp công ty chia nhân sự ra thành 2 nhóm, 1
nhóm vẫn vận hành mảng hệ thống bán lẻ thời trang, phụ kiện, túi ví, giày dép của hệ thống
COLL Shop nhưng chỉ chọn những sản phẩm thực sự bán được giá rẻ phù hợp với tình hình mức
thu nhập hiện tại và tư duy “ăn no mặc ấm” chứ không phải “ăn ngon mặc đẹp”. Những sản
phẩm mới cũng nhập và bán theo tiêu chí đó và giảm giá thành bán giá lợi nhuận thấp để chỉ đủ
duy trì hệ thống.
Nhóm còn lại sấp mặt và quay như chong chóng với dự án mới, trong khi mọi người ở nhà thì tôi
và team mới đi làm bất kể ngày đêm hay thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày ngủ có 4 tiếng khiến tóc tôi
bạc đi rất nhiều, nhưng bù lại chúng tôi rất thành công. Trong NGUY có CƠ, nhân viên chúng tôi
vẫn đang nhận 100% lương và vẫn có thưởng cho đến giờ phút này trong khi nhiều các doanh
nghiệp khác sa thải nhân viên và co cụm chờ thời.

Quyết định thay đổi toàn bộ showroom thời trang phụ kiện qua bán hoa quả nhập khẩu, gà,
sâm. Trước đây, tôi hay đầu tư cổ phần vào nhiều công ty ở những lĩnh vực khác tiềm năng, trong
đó có Nhân Sâm Bố Chính Tuệ Lâm. Khi Việt Nam công bố dịch, tôi đã liệt ra rất nhiều những sản
phẩm thiết yếu có thể kinh doanh được trong đại dịch kể cả khi hết đại dịch chờ kinh tế phục hồi
lại (cũng phải mất cả năm như dự đoán). Nhận thấy nhu cầu mua những sản phẩm để tăng
cường sức đề kháng ngày càng cao nên tôi quyết định mua thêm cổ phần và đầu tư mạnh xây
dựng tổng kho 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chỉ trong vòng 3 ngày kêu gọi tôi thu hút được hơn 100
nhà phân phối và đại lý ở tất cả các tỉnh thành cùng bán Nhân Sâm Bố Chính Tuệ Lâm khiến sản
lượng tiêu thụ sâm lên đến vài tạ/ngày, gấp nhiều lần trước đây.
Nhờ quan hệ tôi mua lại được chuỗi cửa hàng LaviFruits - hoa quả nhập khẩu cùng với ôm lô
hàng Gà Thảo Mộc Hun khói Nhật Bản ăn liền. Cả 3 loại hàng sản phẩm tôi đang cung cấp đều
nằm trong sản phẩm thiết yếu không bị đóng cửa. Tôi quyết định chuyển đổi cơ cấu tất cả các
showroom thời trang túi ví giày dép thành cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu, bán gà, bán sâm
hết.”
Bài học của Uyên: Không có mô hình Kinh doanh bền vững đâu. Chuyển dịch ngay hoặc đóng.
Đừng nghe các thầy bà nói về các giải pháp chung chung. Quyết là làm, với tốc độ và năng suất
gấp đôi thì may ra mới có cơ hội
2023 với Uyên còn khó khăn hơn. Việc nhập hàng từ Trung Quốc về và bán online không còn
phù hợp nữa vì các nhà buôn Trung Quốc đã mở tổng kho ngay sát biên giới, còn Facebook ads
thì ngày càng đắt đỏ. Uyên cũng phải xoay xở mô hình, đóng bớt nhiều mảng kém hiệu quả, thử
nghiệm kinh doanh global. Uyên như tái khởi nghiệp. Gặp Uyên T8.2023 không còn là big boss,
không còn ăn to nói lớn nữa, nhưng nụ cười vẫn phớ lớ và hành động luôn nhanh, nhiệt. Uyên bảo
hơn 10 năm kinh doanh chưa bao giờ khó như 2023 này, nhưng em sẽ sớm trở lại thôi. Mình tin và
chờ đợi điều đó
Suy thoái thì phải làm gì?
Hết dịch, mọi người nô nức mở lại mặt bằng và mạnh dạn đầu tư hàng hóa để đón mùa vụ mới.
Chưa được mấy tháng thì 2022- 2023 đến, khủng hoảng kinh tế lại trầm trọng, những vấn đề vĩ
mô như tín dụng, tiêu dùng suy giảm… ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của rất nhiều doanh
nghiệp.

Tổng hợp kinh tế 6 tháng đầu năm của Nguyễn Tùng Giang:

Số liệu thực tế:


- 100.000 doanh nghiệp rời cuộc chơi trong đó ở Hồ Chí Minh có tới 20.000 công ty đóng cửa.
- Số doanh nghiệp toang nhưng không làm thủ tục giải thể hay tạm ngưng ước tính x lần => một
số trở thành doanh nghiệp bỏ trốn => hệ lụy sẽ để các doanh nghiệp ở lại từng giao dịch hóa
đơn chứng từ ăn phạt vạ lây với cơ quan thuế.
- Chỉ 70.000 doanh nghiệp thành lập mới
- Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất tháng thứ 4 liên tiếp chỉ số này nằm dưới
mức trung bình, cho thấy “sức khỏe” ngành sản xuất trong nước tiếp tục suy giảm. Cỡ như nhà
máy lớn mà phải đi sản xuất những đơn hàng vài ngàn thì thật không thể tin được.

Trên tivi:
- Việt Nam là ngôi sao sáng Châu Á, chỉ số xuất siêu top thế giới, doanh nghiệp sẽ vượt qua giai
đoạn này, không có dấu hiệu lạm phát giảm phát ... một tương lai tươi sáng sẽ tới.

Trên Online:
- Số lượng anh em rao BĐS ngộp nhiều vô kể, nhưng đỉnh điểm quý IV.2023 mới là thời điểm
nhiều anh em sẽ ngáp trên đống tài sản đã lỡ mua bằng tiền vay mượn bank trong khi đó số
người mua BĐS mới chỉ nghe ở trên tivi.
- Số lượng anh em doanh chủ tham gia livestream deal 1k, xả kho, xả hàng, deal sốc, deal đặc
quyền, phá giá, giảm giá tăng như vũ bão. Giờ ngày nào cũng có chứ không cần ngày big sale
như trước.
- Số post bán xe giá rẻ, xe giá hời để " lên đời " bỗng chốc tăng mạnh mấy tuần nay. Dự là số
lượng lớn anh em rao bán để " lên đời " sẽ còn tiếp tục tăng mạnh, nhất là cuối quý III, IV.
- Số lượng anh em bỗng nhiên muốn được đứng lên đào tạo, chia sẻ cơ hội, bí kíp sau bao nhiêu
năm tập trung kinh doanh giấu nghề tăng vọt.
- Cuối cùng trong nguy có cơ: thời điểm này là thời điểm vàng cho anh em cho vay nặng lãi, M&A
tha hồ shopping, đào tạo nở hoa.

Thẳng, phô nhưng thật. Đó là câu chuyện tại T8.2023. Các dự đoán đều cho thấy phải hết 2024
mới tạm ổn.
Chúng ta phải làm gì?
Bài học này mình viết 07.2021, đã áp dụng tốt trong thời điểm đó. Mình bổ sung thêm các ý mới
phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên đây chỉ là các gợi ý tham khảo, mỗi hoàn cảnh cần
những liệu pháp riêng:

1. Dịch bệnh và Suy thoái thì cần hành động như thế nào?
- Chuyển đổi số: nói nghe hơi nhàm nhưng các công ty làm tốt thì khó khăn cũng vẫn xoay xở
được, và gồng kịp đến khi tìm được cơ hội. Nội lực tốt cộng với công cụ mạnh tạo ra ý tưởng và
sức cạnh tranh mãnh liệt.
- Giữ tiền mặt: để ý thấy ít có ai hô hào "trong rủi ro là cơ hội" vì anh em thấm đòn lắm rồi. Nên giờ
có tiền thì cứ giữ chắc vì khó khăn còn kéo dài tới giữa 2024 (lạc quan) và đầu 2025 (xấu).
- Chờ thời: lành mạnh hoá bộ máy và chờ cơ hội chốt hạ. Linh hoạt trong vận hành: giảm chi phí,
tổ chức từ xa hoặc phân tán. Ai cũng khó đều như nhau nên ông nào may mắn sống sót thì ôm
trọn thị trường.

2. Nếu khởi nghiệp thì nên chọn thị trường thế nào?
- Online / Ecommerce/ global: thế giới quá rộng và họ chiến thắng dịch quá khoa học nên đấy là
đất làm ăn.
- Đồ thiết yếu: dễ thấy túi tiền dân đã cạn nên các thứ thiết yếu vẫn được ưu tiên mua.

3. Marketing, Bán hàng và Chăm sóc khách hàng mùa suy thoái 2023:
Mùa này các anh em than khóc vì doanh số rớt thê thảm, ads vừa đắt vừa không hiệu quả,
promotion cũng khó ra đơn. Việc này khó. Mình cũng vậy, doanh số rớt trên 50% muốn đẩy số lên
cũng chưa nghĩ ra cách nào hết.
Vậy Marketing & CSKH mùa này nên làm gì?
3.1. Thay đổi mục tiêu
Thay vì cố gắng tạo ra doanh thu (khó) thì hãy tạo ra sự tin cậy (dễ). Tất nhiên doanh nghiệp có áp
lực để gồng gánh đủ thứ chi phí. Tuy vậy không phải muốn là được vì tâm trạng chung của người
mua giờ là phòng thủ và bi quan. Tâm trạng nhân viên cũng mỏi mệt . Thay vì đưa ra các mục tiêu
quá nặng về doanh số để khiến tất cả bị stress thì hãy tạo ra sự thoải mái hơn, để thêm năng
lượng vượt bão.
3.2. Thay đổi cách thực hiện
- Xây dựng các nội dung mang tính đồng cảm: hướng dẫn, lời khuyên, thông tin hữu ích...giúp mọi
người thêm động lực vượt khó. Họ sẽ nhớ đến bạn.
- Xây dựng các kênh tương tác 1-1 với khách bằng "cá nhân hoá": thay vì gửi chatbot/ SMS cứng
nhắc thì viết thư tay (như Lê Thành Vân CEO Gumac viết thư tay tặng khách dù lòng bề bộn lo
toan). Thay vì cố gắng gọi khách để chốt đơn thì hãy hỏi thăm tình hình họ trước. Thay vì cố gắng
làm phiền khách thì hãy lắng nghe và động viên họ. Nhân viên hỏi thăm khách qua Zalo/ Mess.
- Xây dựng văn hoá đồng cảm trong chính công ty: sếp và nhân viên cùng làm cùng chiến đấu,
loại bỏ các tư tưởng tiêu cực, cắt các quy trình rối não...Tạo ra bầu không khí cởi mở vui vẻ trong
các hoạt động tại công ty và các hội nhóm.
3.3. Cấu trúc lại mô hình kinh doanh
Khó khăn còn dài , khó mong đợi trong một năm tới mọi thứ sẽ tốt đẹp như trước kia. Vậy bước
tiếp theo là gì ?
- Chấp nhận cắt các mảng kinh doanh không có tiềm năng.
- Giữ vốn. Còn vốn là còn cơ hội.
- Giảm chi phí cố định (mặt bằng, thiết bị, xe cộ...) tăng việc cộng tác bên ngoài và làm việc từ xa.
- Thay đổi cấu trúc sản phẩm. Hướng về các loại sản phẩm có tính thiết yếu, dễ bảo quản, dễ vận
chuyển.

3.4. Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn


Ngắn hạn tính bằng 1 tháng còn dài hạn tính bằng 6 tháng.
Ví dụ: Concung bán rau mùa dịch, đó là ngắn hạn. Lí do là các sản phẩm khác của họ không bán
được nhiều nên tận dụng mặt bằng để bán. Thật ra bán rau không phải để kiếm lãi mà để tạo ra
khách mới, giữ chân khách cũ và tăng uy tín.
Dài hạn cần:
- Cân nhắc về mặt bằng: rủi ro khá lớn trong một năm tới.
- Thống kê và quản lí chắc dòng tiền: lúc này nếu gãy dòng tiền có thể sụp luôn, đi vay không dễ
đâu
Làm CEO là chịu trách nhiệm trước cuộc sống hàng ngàn người. Đó là lựa chọn, và phải chiến đấu
tới cùng cho sứ mệnh

Vũ Việt Đức Co-Founder Message Coffee - Cà Phê Thông Điệp là người có ý chí và tinh thần dấn
thân đáng nể. Gắn bó với nghề rang xay bán lẻ cafe từ 2011 với số vốn ít ỏi, Đức đã kinh qua
nhiều mô hình từ mở quán, bán xe đẩy, rang xay…chưa kịp giàu thì dịch đã tới. Đức và đội ngũ lao
đao. Nhưng chính nhờ dịch mà Đức đã tìm ra hướng đi mới và tiếp tục phát triển rất ổn sau mùa
dịch. Mình theo dõi hành trình của Đức từ đợt trước dịch đến giờ rất ngưỡng mộ, không phải vì
thành công, mà vì tấm chân tình của Đức với cái nghề đã chọn. Cafe đắng nghét- nhưng sẽ hậu vị
sẽ ngọt.

Chiếc phin cà phê top 1 Shopee


“Tháng 3/2020 Khi Covid ập đến và Sài Gòn phải giãn cách xã hội lần đầu, tụi mình một công ty
trước đó thuần B2B buộc phải chuyển mình. Lên sàn, dù rất bỡ ngỡ nhưng tụi mình cũng nhanh
chóng lựa chọn, đăng ký tài khoản Shopee, chụp hình sản phẩm, viết mô tả, đăng bán...và sau
đó đợi kết quả về. Và bạn chắc cũng biết kết quả rồi đó...chẳng có đơn hàng nào về cả.

Phải mất thêm khoảng 2 tuần, ngồi chờ đợi kết quả, nghiên cứu đối thủ, nằm vùng trên các
group bán hàng Shopee, đọc khá khá các bài viết chia sẻ của những người đã làm thành công.
Tụi mình phát hiện ra cơ số những vấn đề, trong đó có một vấn đề là gian hàng chưa có các sản
phẩm bán kèm, sản phẩm dẫn...và câu chuyện bán phin cà phê bắt đầu từ đây.”
Sản phẩm mua kèm

"Thị trường ngách, biên lợi nhuận thấp, không phải sản phẩm chính, tại sao tụi mình chọn tham
gia?" Rất rõ ràng tụi mình nhận ra phin cà phê không phải là sản phẩm chính, cũng không phải là
sản phẩm tụi mình có thể tự sản xuất để có thế mạnh về giá, tuy nhiên ở góc độ hành vi khách
hàng (KH) có tới hơn 70% những người mua cà phê nguyên chất về pha tại nhà là pha phin. Và
thông thường KH luôn có xu hướng ưu tiên mua các sản phẩm liên quan ở cùng một shop, một là
là vì tiện, hai là tiết kiệm phí ship.

Nhanh chóng lục tung các network, tham khảo trên Google tụi mình cũng tìm được một đơn vị đủ
chuyên nghiệp đáp ứng sản xuất số lượng và quan trọng là sản phẩm có chất lượng tốt. Tuy
nhiên sau khi có giá sản xuất, tính kỹ phương cơ cấu giá bán với các khoản phí sàn, vận hành...
so sánh với giá chung của thị trường. Tụi mình mới tá hỏa "Biên lợi nhuận quá thấp, giá vốn cao".
2 lựa chọn cho tụi mình lúc này: 1 Không kinh doanh hoặc 2. Kinh doanh không lợi nhuận?

May mắn trước đó mình có đọc được một số bài chia sẻ kinh doanh trên sàn có nói rằng ngoài
nhóm sản phẩm chủ lực cần phải có sản phẩm mồi, sản phẩm dẫn, sản phẩm mua kèm. Mục
đích bán của các nhóm sản phẩm khác nhau nhưng tựu chung đều phục vụ cho mục đích "tối ưu
trải nghiệm, tạo sự tiện lợi cho KH."

Suy nghĩ về việc KH mua cà phê ở gian hàng của mình xong phải qua shop khác kiếm cái phin,
hay lấy về rồi phải chạy ra tạp hóa, siêu thị mua thêm cái phin...thật bất tiện. Chính vì vậy tụi
mình quyết định bỏ qua câu chuyện phải đạt lợi nhuận ở sản phẩm. Chọn nhập hàng về bán và
bán giá ở mức giá gần như hòa vốn để KH có thể "tiện mua cà phê lấy kèm cái phin về".

Nguyên lý hòn tuyết lăn

“Chính vì mục tiêu để khách "tiện mua cà phê lấy thêm cái phin" nên khi set giá, giá của tụi mình
gần như là tốt nhất sàn lúc đó. Kết hợp với việc tối ưu hình ảnh, từ khóa, bán combo sản phẩm
phin cà phê của tụi mình nhanh chóng leo Top và nhận được các đánh giá tích cực của người
mua.

Đến đây nhiều có thể nhiều Bạn sẽ hỏi: "Bán giá thấp thì bán không lời thì bán nhiều đúng thôi,
có gì hay ho nhỉ?" Thú thực thì mình cũng không thấy điều gì hay ho ở đây ngoại trừ nó link được
với một vài thứ rất riêng khi bán sàn khác các kênh khác:

- Khi mới bắt đầu, chưa có lượt bán, lượt đánh giá, shop chưa có nhiều follow cho dù bạn bán giá
thấp hơn đối thủ trực tiếp đáng kể, sản phẩm của bạn vẫn không hiện ra khi KH tìm kiếm.

-Để cạnh tranh, bạn chấp nhận bán không lợi nhuận để bán được nhiều nhưng rồi KH chỉ mua
đúng sản phẩm giá tốt đó, vậy cái gì mang về lợi nhuận cho bạn? (Với tụi mình là các sản phẩm
cà phê).
-Sự liên quan chặt chẽ của sản phẩm mua kèm và sản phẩm chính, tụi mình phát hiện ra một số
không nhỏ KH đến với gian hàng từ sản phẩm phin, sau đó mua thêm sản phẩm cà phê. Lúc này
sản phẩm mua kèm trở thành sản phẩm dẫn một cách rất tự nhiên và hiệu quả.

Ngoài ra, các sản phẩm khi đã có các lượt bán lớn, lượt đánh giá tích cực nhiều, theo thuật toán
tối ưu của sàn thì các sản phẩm này lại được ưu tiên hiển thị, gợi ý kết quả tìm kiếm dẫn đến cơ
hội bán tăng lên -> càng bán được nhiều hơn...Mình gọi đây là nguyên lý hòn tuyết lăn, một thứ
rất hay ho của sàn mà các bạn nếu kinh doanh sàn sẽ cần phải hiểu để ứng dụng.”

Đổi mới nhanh hơn những kẻ bắt chước

"Rồi các nhà bán hàng khác bắt kịp chiến lược, dồn nguồn lực đua top, sao tụi mình vẫn tự tin sẽ
luôn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của KH?". Việc kinh doanh trên sàn cũng giống như bất kỳ hoạt
động kinh doanh truyền thống nào khác. Việc cạnh tranh và đối thủ học hỏi, bắt kịp những chiến
thuật của Bạn là điều tất yếu (ở môi trường online thì tốc độ này diễn ra nhanh hơn). Không có gì
là bí mật cả, khi đối thủ làm tương tự, thậm chí làm mạnh tay hơn (chấp nhận bán lỗ nhiều, kéo
thêm traffic từ các kênh khác) vị trí sản phẩm bán tốt. Bạn đang sở hữu có thể sớm bị thay đổi
nếu bạn không có những hành động phù hợp, vậy giải pháp là gì?

Thực tế với sản phẩm phin, tụi mình đã và sẽ gặp ngày một nhiều hơn các đối thủ sử dụng chung
chiến thuật như vậy. Tụi mình cảm nhận rất rõ áp lực cạnh tranh, cảm thấy sức nóng phả ngay
phía sau gáy... Lúc này ngồi lại cùng nhau, tụi mình nhìn lại mục tiêu lúc xuất phát đó là "tối ưu
trải nghiệm, tạo sự tiện lợi cho KH" vậy khi sự tiện lợi, giá là những thứ các đối thủ cũng đã làm
tốt. Cánh cửa cho tụi mình chỉ còn có thể tập trung vào từ khóa "trải nghiệm".

Rà lại các điểm chạm của KH từ hình ảnh, mô tả sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, trả lời các thắc
mắc, đóng gói hàng hóa, thư tay cảm ơn, các đánh giá nhận xét...Tụi mình phát hiện và lọc ra
một số nhu cầu của KH: Khắc phin theo yêu cầu, phin làm quà tặng, phin theo chủ đề...

Và để đáp ứng tốt hơn tụi mình đã bổ sung thêm các dịch vụ nhận khắc phin theo yêu cầu, làm
thêm cái hộp đựng từng chiếc phin để làm quà tặng, ra thêm dòng sản phẩm phin theo các chủ
đề. Như mùa Euro này, tụi mình cho ra dòng sản phẩm phin Euro đang được khá nhiều Fan bóng
đá ưa chuộng. Mua một chiếc phin và cà phê sẵn pha tại nhà thức xem Euro, một gợi ý khá ổn
áp đúng không nào.

Bàn về cạnh tranh với bất kể sản phẩm nào cũng đều là các câu chuyện rất dài. Bản thân mình
thì thích câu nói "muốn thoát khỏi cạnh tranh, hãy đổi mới nhanh hơn những kẻ bắt chước". Bản
thân áp lực cạnh tranh giúp chúng ta cải tiến hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, KH sẽ được sử dụng
sản phẩm dịch vụ với trải nghiệm tốt hơn. Và đó là quy luật phát triển, nếu không muốn bị đào
thải, Bạn phải tốt lên với tốc độ nhanh hơn đối thủ.
Việc lựa chọn đúng sản phẩm chỉ là bước đầu, việc có chiến lược đúng đắn cho sản phẩm đó,
giải bài toán cạnh tranh khi các đối thủ khác bắt kịp mới là điều quan trọng. Giữ tâm thế luôn
không hài lòng với kết quả đã đạt được, nỗ lực học hỏi để làm tốt hơn là chìa khóa để Bạn đứng
vững và phát triển.

Tụi mình đang trên con đường đó, học hỏi từng ngày và tập trung đáp ứng tốt hơn nhu cầu, cải
thiện trải nghiệm của KH. Một con đường không có lỗi tắt và luôn cần nỗ lực mỗi ngày”.

Mình dùng bài của Đức để kết thúc chương này. Mình thích những câu chuyện như thế, đơn giản,
dễ hiểu và rất đời. Khởi nghiệp chỉ là con đường để ta đi giải quyết những trăn trở của cuộc đời,
con số chỉ là phép chứng minh cho lời giải mà thôi. Đường còn xa và còn nhiều thú vị lắm. Vì thế
nếu có 1 giai đoạn nào đó bạn bị chới với hoặc hụt chân, thì cứ bình tĩnh, hít thở, ngắm mây trời,
và định hướng để đi tiếp

Những điều mình chia sẻ ở trên vẫn tiếp nối xuyên suốt trong cuốn sách này. Các bạn đón đọc
tiếp nhé.
.
CHƯƠNG 3: CƠN SÓNG THẦN TIKTOK VÀ SOCIAL
COMMERCE
Sàn TMĐT đã là kênh mua sắm quen thuộc với mọi người dân, từ nông dân đến bô lão.
Lockdown, work from home, sự phổ cập của thanh toán online và cuộc đua Digital Bank đã làm
cho việc mua sắm online gần như hiển nhiên.
Tuy thế 2023 lại chứng kiến sự suy giảm rất mạnh của sàn TMĐT và sự bùng nổ mạnh mẽ của
TikTok Shop. Nhu cầu mua sắm giảm cả ở kênh truyền thống lẫn online, và hành vi mua bị tác
động nhiều bởi các yếu tố giải trí (Shoppertainment). TikTok nhanh chóng vươn lên số 3 các sàn
TMĐT , ngôi sao một thời - Tiki sa sút còn Sendo chuyển hướng sang bán thực phẩm online. Cuộc
chơi TMĐT thay đổi chóng vánh.
Một làn sóng tiếp theo đang nổi lên rất mạnh là Social Commerce: các KOL/ KOC với tầm ảnh
hưởng và khả năng “thao túng tâm lý” đỉnh cao kết hợp với các nhà máy để tạo nên các cơn bão
mua sắm. Có ai nghĩ cô gái trẻ Võ Hà Linh bán 15 tỉ tiền hàng trong một phiên livestream, hay dị
nhân Phạm Thoại ngày livestream sáng đêm bán tiền tỉ tỉ. Những bạn genZ giờ đây đổ xô lên
TikTok, Youtube làm idol và trở thành người định hướng mua sắm cho cả một ngành. Các tên tuổi
như: Call me Duy, Dương Minh Hải, Hằng Du Mục,... nhiều năm trước vô danh bây giờ đã có chỗ
đứng hiên ngang với thu nhập còn hơn cả CEO công ty lớn. Quả là một thời đại rực rỡ.
Mỗi kênh TMĐT có tệp khách hàng và trải nghiệm mua sắm riêng. Người mua là được lợi vì hàng
hóa phong phú, voucher ngập tràn và chất lượng phục vụ tuyệt vời. Còn nhà bán (Seller) thì càng
ngày càng khó, thuế phí sàn tăng, quảng cáo đắt, lãi mỏng như dao cạo. Những Seller mạnh về
vốn và quản trị vẫn sống ổn nhưng người chơi mới thì qua thời kiếm tiền dễ rồi. Và bên kia biên
giới, các seller Trung Quốc đã lập các tổng kho, mạnh tay bán thẳng vào Việt Nam qua đường
Shopee, TikTok. Thời kì nhập hàng Taobao vít ads Facebook đã kết thúc. Những nhóm hàng tiêu
dùng dễ mua bán trên sàn chỉ còn là cuộc chơi của nhà buôn và nhà máy.

Ecom Việt Nam không theo mô hình của Trung Quốc:


Trung Quốc là nơi sản xuất ra sản phẩm số lượng rất lớn và bán rẻ vì nhiều mục đích, lấy số lượng
bù chất lượng, bán rẻ để tiêu thụ nguyên vật liệu. Ví dụ các nhà máy trong ngành vải sản xuất ra
hàng chục triệu mét vải đủ loại, có mấy mã vải tồn cả triệu mét, tiền lãi nằm ở cái đống này. Thế là
họ đưa qua xưởng may để ra mấy sản phẩm dễ bán như quần thể thao, đồ ngủ, váy... bán rẻ như
cho trên khắp các mặt trận sàn TMĐT. Đấy là ví dụ của ngành may mặc thôi nhé. Các ngành khác
tương tự vậy. Họ bán rẻ nhưng họ vẫn lãi lớn, ta mà học theo thì muôn đời cùng dìm nhau xuống
đáy.
TikTok Shop bây giờ cũng đang cuốn theo cạnh tranh nhau về giá. Đến nỗi sản phẩm 200k lãi
đúng 8k, bán đến 50k sản phẩm mới được mấy trăm triệu (lãi dự kiến) và đống hàng tồn kho
chưa biết đi về đâu để chốt lãi.

Ở Việt Nam vẫn còn đang phổ biến COD và chuyện bùng đơn, hàng hoàn cứ phải 10-20%. Tất cả
đều cắn vào lãi của shop, vì lãi quá mỏng nên CSKH cũng thiếu đầu tư.
Ecom Việt không theo mô hình của Mỹ:
Vì mức lương ở Mỹ cao nên họ sẽ chú trọng vào Tech để tối ưu hoá năng suất và tự động. Còn
Việt Nam chi phí nhân công quá rẻ nên cứ người và tool là đủ.
Ecom Việt Nam chịu áp lực rất lớn từ cạnh tranh bởi các nhà bán Trung Quốc với sản phẩm đa
dạng và phí logistic siêu rẻ. Các sàn cũng nằm trong tay Trung Quốc mất rồi. Cho nên các công ty
Việt Nam sẽ khó cạnh tranh và chỉ còn đi được vào một số ngách đòi hỏi chiều sâu về dịch vụ,
văn hoá địa phương.
Ecom tăng trưởng rất mạnh nhưng thực chất vẫn chưa tới 10% so với bán lẻ truyền thống. Sức
mạnh nằm trong tay các nhà sản xuất, phân phối khi họ chuyển đổi mạnh sang mô hình D2C
(direct to consumer) hoặc Social Commerce. Như vậy khi vào Ecom, muốn đi lâu dài cần xác định
rất rõ mình ở mắt xích nào trong chuỗi giá trị để tập trung vào năng lực lõi của mình chứ đừng có
lan man.
Mỗi sàn TMĐT cát cứ một phương sở hữu hệ thống bán hàng chuyên nghiệp, marketing và quản
trị khách hàng đồng bộ. Các cá nhân tham gia vào TMĐT thì rất dễ bị hòa tan, nghĩa là lớn không
nổi. Câu chuyện vẫn là bản lĩnh tới đâu, vốn tích lũy (tài chính, kinh nghiệm, mối quan hệ) được
bao nhiêu để làm cho chuyên nghiệp.

Góc nhìn khởi nghiệp TMĐT từ anh Nguyễn Ngọc Điệp - CEO
Vatgia
Anh Điệp là pho tàng về startup, đầu tư và quản trị. Anh hiện nay gần như rất ít xuất hiện nhưng
vẫn điều hành công ty và dành nhiều thời gian để nghiên cứu các mô hình mới. Mình và Eric Ha
(CEO Student Life Care) mời được anh Điệp tổ chức các buổi mentor 1-1 cho các startup trong
group Growth Mastermind. 1.5 giờ với anh Điệp như cả nhiều tháng mày mò. Anh luôn lắng nghe,
hỏi đúng trọng tâm và chia sẻ quan điểm thẳng thắn.“Bạn có thể tiết kiệm được 10 năm bằng việc
học từ các sai lầm/ thất bại của anh".

Vatgia, một thời được xem như sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam, tuy thế đã không theo kịp xu thế của
sàn TMĐT thế hệ mobile: Shopee,Lazada, Tiki, Vatgia thay đổi chiến lược và trở thành tổ hợp
nhiều công ty kinh doanh các mảng online/ Ecom, sản phẩm số. Việc chuyển đổi từ sớm đã giúp
Vatgia vẫn tăng trưởng và duy trì được sự ổn định tài chính, không bị cuốn theo các cuộc đua đốt
tiền của sàn.

Anh Điệp nhắc đi nhắc lại:


1. Không thể xây nhà trên đất người khác.
Nhiều bạn trẻ nhanh nhạy đã kiếm tiền từ sàn TMĐT. Tuy thế cuộc chơi đó ngày càng khắc nghiệt
vì trước sau gì sàn sẽ "ăn thịt" tất cả và đặt lại luật theo hướng kiểm soát mọi thứ. Nếu chỉ cần
kiếm tiền vài năm rồi tính sau thì sàn vẫn ổn. Nhưng muốn xây một startup lớn lao thì bắt buộc
phải nắm giữ khách hàng.
Ví dụ: Coolmate ngay từ đầu đã xây đội Dev để làm websitesite và đẩy mọi traffic, khách hàng về
đó. Theo thời gian họ cứ tối ưu dần thì giờ websitesite đã tạo ra lượng đơn hàng rất lớn - đến từ
SEO, Social, Referral và Return. Đó là một tài sản lớn được tích luỹ bởi sự cần mẫn,và hoàn toàn
chủ động khai thác lâu dài. Sàn hay Facebook vẫn là nơi bán được nhưng websitesite luôn là
trung tâm và trọng yếu.

2. Làm thương mại cũng tốt nhưng muốn đi xa thì cần branding:
Coolmate, Polomanor, Gumac là những ví dụ cho thấy việc xây brand thời trang từ zero đi lên là
khả thi và không đòi hỏi năng lực cao siêu quá. Vấn đề cần đặt ra là:
- Tìm được đúng ngách để vào. Ví dụ Coolmate là đồ cơ bản, không cần thiết kế, chú trọng
vào chất liệu; Polomanor là polo cho giới trẻ. Một ngách như vậy làm tốt đã vài trăm tỉ.
- Làm sao để bán. Sản phẩm chưa ổn thì tối ưu dần nhưng phải bán được thì mới có tiền và
feedback. Và chuyện bán 100 đơn với 1000 đơn sẽ rất khác nhau về năng lực vận hành,
đòi hỏi đội ngũ cần chuyên tâm. Lúc này sẽ tự phát sinh các vấn đề về Tech, quy trình,
văn hoá…Các ông lớn như BigC, Thegioididong, FPTShop... Uniqlo đều phải tự xây dựng
hệ thống bán hàng online đa kênh (omni-channel) chuyên nghiệp.

Video ngắn và Shoppertainment (mua sắm giải trí) là xu hướng


quá rõ
Trước đây, người xem vẫn quen với các thể loại video dài, rất phù hợp với các nội dung mang tính:
Giải trí, Giáo dục hay Tin tức. Hai năm vừa qua bùng nổ xu hướng mới mà các nền tảng MXH đầu
tư mạnh mẽ, đó là: short story - đều thấy trên cả TikTok, Youtube, Facebook, Insta, Zalo,
Facebook, Linkedin….Từ đó dẫn đến cách xem video mới, theo hướng thấy rõ nhất là trên TikTok
rồi từ đó lan sang Facebook, Instagram.

- Nhanh gọn (short story content): những câu chuyện thường ngày, nhanh gọn và tiếp nối
liên tục theo dòng chảy thời sự. Người xem muốn lướt nhanh hơn nên Video cần phải cô
đọng và dễ cảm thụ hơn
- Co-create: GenY và GenZ luôn muốn là một phần của câu chuyện chứ không muốn chỉ là
người xem. Những video do chính họ tạo ra, hoặc có thể tương tác, bình luận sẽ thu hút
được sự hưởng ứng nhiệt liệt.
- Đa sắc: video không chỉ đơn giản như trước mà có thêm rất nhiều hiệu ứng giúp người
sáng tạo thể hiện điểm nhấn và cá tính. Các platform video đầu tư rất lớn để hỗ trợ nhà
sáng tạo nội dung: mua tác quyền âm nhạc, tài trợ và huấn luyện cho Content Creator, tối
ưu trải nghiệm xem...

Thói quen xem video cũng gắn liền với thói quen tương tác trên các MXH. Theo research từ
Facebook, video ngắn được xem nhiều nhất MXH (ảnh hưởng từ thói quen lướt xuống khi dùng
Facebook), và có tới 63% người dùng xem video bị động khi đang lướt MXH. Đây cũng là nguồn
hàng đầu để tìm kiếm thông tin với 45% người lựa chọn.

Tại sao video ngắn lại thu hút đến thế?

- Con người cần những thứ đơn giản, dễ hiểu và dễ thúc đẩy cảm xúc hơn. Mình vô cùng ngạc
nhiên khi xem các clip về Đà Lạt (quê mình) và không tin rằng đây làm bằng smartphone. Vì thế
trên TikTok, anh nông dân vẫn có thể nổi hơn cô ca sĩ. Văn hoá nội dung của TikTok/ Reels là đại
chúng, thoả mãn số đông. Ai hiểu được điều này thì lên xu hướng ngay. Như mình vốn rất ngại
đăng video lên Facebook/Youtube nhưng một ngày vẫn có vài cái trên TikTok. Hơn nữa, clip ngắn
làm cho việc sáng tạo đơn giản hơn, chỉ cần một khoảnh khắc hay một khung hình hay một giai
điệu ngắn là đủ.

- Không chỉ là ghép nhạc hay tạo hiệu ứng, các tool cho phép sáng tạo vô biên. Như vậy người
nhiều chữ chưa chắc đã ngon, người hiểu độc giả muốn gì mới lên xem. Mỗi người làm clip theo
sở trường của họ mà không lo bị phán xét, vì không cần phải xây mối quan hệ.

- Tệp xem video ngắn không phải là người nghèo hay thế hệ trẻ. Đó là tệp của những người thích
sự vui vẻ, thoải mái sau giờ làm việc. Họ muốn được thả lỏng cảm xúc vào những thứ dễ hiểu dễ
nhớ, và sẵn sàng thưởng cho người sáng tạo những đơn hàng.

Các nền tảng bây giờ đều ưu tiên video ngắn. Facebook có Reels, Youtube có Youtube short. Gần
nhất Zalo cũng gia nhập cuộc chơi video ngắn, với tệp người dùng hơn 70 triệu người thì Zalo sẽ
làm thị trường sôi động hơn nữa.

Còn Shopee? Gã khổng lồ thống trị thương mại điện tử cũng phải thay đổi sau khi bị giảm sút đơn
hàng trong năm vừa qua. Mới nhất họ công bố các chiến lược mới để giúp người bán đẩy đơn:

- Livestream những ngày chiến dịch lớn .


- Video shopping - tương tự như Tik Tok.
- Gắn được sản phẩm và coupon.
- Trỏ thẳng link về trang sản phẩm.
- Xem được review - số lượng bán và những thông tin chi tiết khác.
- Short Video Commerce - rồi ai cũng phải làm video ngắn.

TikTok - Đừng gọi anh là Idol


TikTok sáng như mặt trời chính ngọ. Thống kê mỗi tháng TikTok có 28.2 triệu người dùng hoạt
động, 102.7 triệu lượt xem video, thời gian dùng app là 56 phút. Tỉ lệ độ tuổi từ 18-24 chiếm đa số
(32%) nhưng độ tuổi từ 25-34 cũng lên tới 26%
TikTok đặt kì vọng 50 triệu user - mức mà Facebook mất 10 năm mới đạt được . Với lượng user
lớn, trẻ và thích mua sắm, khám phá như vậy thì cơ hội bán hàng rất lớn. Điển hình có những bạn
bán tháng 6.000 đơn mà chỉ cần một kênh, sẵn sàng bỏ vài trăm triệu tiền vít ads. Thời này, người
ta mua sản phẩm không chỉ vì công năng, mà còn vì cảm xúc và đám đông.

Đám sắp già như mình vào TikTok thấy rất hổ lốn, léo nhéo, tốn thời gian. Nhưng tầng lớp thấp
hơn hoặc trẻ hơn thì thấy vui. Vì sao? Facebook quá đa dạng về thông tin và tốn não để chém
gió, mối quan hệ trên Facebook cũng lẫn lộn với ngoài đời nên phải cân nhắc trước sau. Còn
TikTok hoàn toàn là giải trí, cứ lướt lướt để tìm niềm vui và mặc kệ thời thế. Y như game, TikTok
đáp ứng nhu cầu được thoát ra khỏi những hỗn tạp của đời thật để bước vào một đời ảo chỉ có
niềm hoan ca.

Tệp người xem TikTok vì thế cũng rất khác Facebook, tạm coi là những ai "không là gì" trên
Facebook sẽ tìm thấy vị trí tại TikTok. Điều này giúp cho các bạn kinh doanh online thêm một
kênh bán tuyệt vời.

Bạn mình, Hùng Hà, CEO TikPage là người đã tham gia làm TikTok từ năm 2019, thời mà chưa mấy
ai đụng tới. Hùng kể về trường hợp bán 20,000 cái đồng hồ trên TikTok. Chỉ có thể là vì người
mua quá vui nên chốt ngay lúc hứng chứ tỉnh ra thì chắc không hứng đến thế.

Hùng giúp cho rất nhiều người bán vạn đơn trên TikTok từ 2020-2021. Chính Hùng cũng ngạc
nhiên là sao lạ quá:

- Những thứ đã bán rất nhiều trên Facebook như đồng hồ, chỉ việc reup clip qua TikTok rồi
ads/livestream là bán được đơn.
- Những thứ rất vớ vẩn hầu như bị chặn bán trên Facebook, qua TikTok livestream bán hơn
70,000 đơn.

- Những clip review nhí nhố vốn không được ưa chuộng trên Facebook vẫn có thể nổ đơn trên
TikTok.

Những người đi từ sớm (2019) như Hùng đã nhanh chóng gặt hái được thành công chóng mặt.
2021, khi bắt tay vào viết tập 2, mình đã hỏi chuyện một loạt anh em làm TikTok và nhận ra rằng
họ đã quá nhạy bén với làn sóng. Khi mà nhiều người còn nghi hoặc thì họ đã kiếm tiền tỉ
2023, nhiều thứ đã đổi thay. Nhưng ta vẫn điểm lại những cái tên này để ôn lại những ngày tháng
rực rỡ chưa xa

DC Group - Khi cuộc chơi mới được dẫn dắt bởi những cá tính không biết sợ
Nói về nắm bắt và dẫn đầu các xu hướng, ít ai nhanh và mạnh hơn DC Group
DC - Donie Chu hay Chuu Chu, nick name của Chu Xuân Đức, một thanh niên có gương mặt khá
“khó chịu” và kiểu ăn mặc rất hippie, nhưng cách nói chuyện rất vui vẻ và kiến thức sâu rộng. Chu
bắt đầu chạy Facebook ads từ những năm 2012, cùng hội sáng lập ISocial chung với Bình Nguyễn
(Ladipage), Trung Đức (Mediaz), cô giáo Lý Bầu, Nữ hoàng TMĐT Tố Uyên (những chuyện này
mình đã kể trong tập 1).
Thông minh, khôn lanh và không biết sợ, nên Chuu nắm rất sâu về các thủ thuật trắng, đen của
Facebook ads. DC Media rất mạnh về mảng chạy quảng cáo cho đối tác (ads Agency) cũng như
tự bán hàng. Cái hay của Chuu là quy tụ được rất nhiều tài năng “ngổ ngáo” khác về làm chung
để mở rộng công ty cả về chiều rộng. DC Uni do Chuu lập ra cũng có livestream hàng tuần về đủ
các chủ đề: ads, nhập hàng, quản lí kho, tài chính, nhân sự…với khách mời toàn là những nhân vật
đình đám trong làng kinh doanh online và được dẫn dắt bởi phong cách tưng tửng bất cần của
Chuu. Đợt dịch, mình tối nào cũng xem Chuu live trên Fanpage, vừa tấm tắc vì những nội dung
giá trị vừa cười sặc vì cái không khí rất chợ.
Lần hiếm hoi mà Chuu xuất hiện “nghiêm túc” là khi cùng Nguyễn Kim Cương lên gọi vốn Shark
Tank mùa 4. Nói là “nghiêm túc” chứ màn bắn rap liên hồi và phong cách ngổ ngáo của Chuu
khiến ai không quen cũng phải bật ngửa. Nobita Pro gọi vốn 6 tỉ nhờ nỗ lực của Chu, không chỉ là
trên sân khấu mà còn cả năm trước đó Chuu và DC Media đã đẩy bán hàng nhiệt liệt. Khi nhiều
người vào chúc mừng Chuu gọi vốn, Nhannguyensharing nói nhỏ với mình: “ổng gọi cho vui để
PR chứ riêng cái đồng hồ Chuu đeo trên sân khấu đã hơn 1 tỷ”.
Mình cũng vài lần ngồi nhậu với Chu, công nhận là vui. Vẻ mặt khó ưa, sẵn sàng combat trên
mạng nhưng Chu sống nghĩa khí, được nhiều anh em tín nhiệm làm trung gian hoà giải các tranh
chấp. DC Group vừa khai trương văn phòng ở Tân Bình, một căn biệt thự mấy trăm mét vuông,
trang trí long lanh, trai xinh gái đẹp nườm nượp. Có lẽ số phận chọn Chuu là “người truyền nước”
Facebook TikTok thật.

Duy Muối, chàng trai 9x đời cuối có gương mặt công tử nhưng hành trình khá sóng gió. Khi du
học ở Trung Quốc, Duy lo bán hàng nên nợ môn rồi phải về Việt Nam trước hạn. Tự kinh doanh
chật vật, tuổi 20 của Duy bế tắc và sa sút. Thế rồi Chu rủ làm TikTok, Duy đã bắt được thời. DC
Media được lập ra bởi Duy Muối với sự hậu thuẫn từ DC Group -llò đào tạo ra những idol TikTok
thời đầu. Có lẽ phải cả ngàn người đã đi học từ Duy Muối và kiếm tiền khủng khiếp. Các sự kiện
của DC Media hàng năm bán vé đắt như liveshow ca nhạc, thuê cả hội trường mới chứa đủ, sân
khấu hoành tráng rực rỡ. Luôn mở đầu là bài hát của team DC Group, nào là “mới đầu 2 đã đủ
tiền nghỉ hưu”, “triệu view lan tỏa easy", “seeding càng nhiều view càng cao"....toàn những cảm
hứng dạt dào mà chỉ thời TikTok mới tạo ra.
Duy Muối luôn là gương mặt vàng được TikTok gửi gắm để phổ cập những kĩ thuật và xu hướng
mới nhất. Duy tích cực đi khắp nơi truyền bá nghề TikTok, như mấy tháng vừa qua đi từ Đà Lạt tới
Lạng Sơn để cùng livestream bán nông sản với bà con. Dù đấy cũng là công việc thôi nhưng mình
rất quý mến Duy vì những điều tích cực và giá trị rõ ràng đã và đang ảnh hưởng tới hàng triệu
người.

TikTok không hề nhảm và nông như mọi người từng nghĩ. Họ đang đẩy mạnh các nội dung giải trí,
học tập và luôn hướng Creator vào con đường đúng đắn. Ví dụ: câu đầu tiên trong clip của ông
chú Polo luôn là “Chú ơi chú, con sắp ….chú tư vấn cho con với”, rồi các clip về BĐS cũng thường
bắt đầu với câu: “10 điều cần làm trước khi mua đất”. Đào tạo, DIY (do it yourself - các mẹo vặt
trong cuộc sống) cũng được TikTok ưu tiên.
Làm TikTok rất đơn giản và đời nhất có thể. Chỉ cần sử dụng các thiết bị cơ bản: gimbal, iPhone
12, đèn led...chỉ cần vậy thôi mà Poloman đã tạo ra chuỗi video “ông chú Polo" thần thánh đem về
hàng tỉ đồng doanh thu. Cài app Capcut là gần như đủ cho mọi thể loại nhạc, hiệu ứng. Creator
với TikTok đơn giản là một người kể chuyện. Nông dân, công nhân, chú bán cafe muối, em bán
báo…đều có thể thành idol.
Thực ra không cần phải sáng tạo mới mà học từ Trung Quốc (app Doujin). Duy vẫn thường chỉ cho
học trò như vậy. Nhiều người không thích thì chê cười DC Media chỉ biết “bắt chước". Mình thì
nghĩ, để “bắt chước” mà ra được tiền và tiếng thì phải có tài và được trời độ như thế nào chứ.
Nhiều người muốn còn không được
Học trò của Duy thì nhiều lắm
- Tiencedric: sinh năm 2003, hiện tại mỗi tháng kiếm được hơn 150tr/ tháng
- Sư tử ăn chay: hình trai đẹp 6 múi, tóc dài lãng tử, chia sẻ về kiến thức dinh dưỡng→ bán
đồ tập, thực phẩm tăng cơ...Content nổi bật: mỗi sáng đi quanh nhà gặp những người thân
quen tặng quà cho họ.
- Trần Vũ Pencil: khoe tài điêu khắc mọi thứ trên mọi thứ trên một cái bút chì.
- Doãn Quốc Hà Nhi : kênh giáo dục nhắm tới số đông, có kèm một chút nhấn nhá về sản
phẩm, mới hơn một tháng đã bán hàng rất tốt
- Trình cafe: bán mà như không bán. Video là cảnh pha cafe lồng nền nhạc trữ tình, tạo sự
gợi tả ấn tượng. Trong thời giãn cách như này những video như vậy sẽ tạo được sự thèm
thuồng và đồng cảm lớn → bán cafe mang về.

Bắc DC, Nam Tikplus


Nguyễn Thế Huy CEO TikPlus là chàng trai hiền lành, chân phương, giọng nói còn đặc sệt Trung
bộ. TikPlus sau 2 năm, từ một nhóm nhỏ đã trở thành Agency con cưng của TikTok, văn phòng là
2 căn nhà bề thế ở Vạn Phúc City nhìn ra sông Sài Gòn lộng gió. Cùng sáng lập với Huy là Trần
Khánh Duy (9x) vốn là MC triển vọng và Lê Tuấn Linh (9x). Họ cùng làm ngày đêm, hết làm rồi tối
lại đào tạo nghề, rồi đi khắp các tỉnh phổ biến kiến thức theo lời mời từ các hội doanh nghiệp
hoặc TikTok. Nhìn năng lượng và công sức các bạn làm kinh khủng, mình hồi tưởng lại thời
2008-2012 tụi mình cũng đã như thế. Nếu không xuất chúng hơn người thì phải nỗ lực gấp bội
phần để bắt nhịp được cơn sóng.
Đỉnh cao Huy bán một ngày 10,000 đơn mỹ phẩm tầm giá 250k-500k qua TikTok, thời 2020 gần
như độc chiếm TikTok ads. Trước đây Huy đã làm Facebook 7,8 năm nhưng chưa bao giờ có cảm
giác đơn nhảy theo giây từ sáng tới đêm như vậy. Nhận thấy hướng đi TikTok như Facebook thời
đầu, nên Huy không muốn bỏ lỡ. Huy xây kênh cho Huyền Phi, tăng trưởng doanh số gấp 5 (vài
chục tỉ) với chỉ 4 mã hàng. Thời 2020 Huy đã đẩy đơn cho hàng loạt các Boss mỹ phẩm với đơn vị
tính bằng vạn đơn mỗi ngày. Bí quyết để bán vạn đơn 2020 cũng khá dễ hiểu
- Sản phẩm mang tính vui vẻ, dễ xem dễ mua
- Nội dung ấn tượng, ngắn gọn tạo sự tập trung
- Phủ sóng liên tục. Cuộc chơi TikTok trước đây khá đơn giản nhưng bây giờ cần đầu tư nghiêm
túc.
TikPlus có 30 người, chia làm team quay, dựng, ads riêng, số tiền chạy ads mỗi tháng tính bằng
đơn vị tỉ đồng. Huy say sưa kể về những boss ngàn đơn, những bạn trẻ trăm triệu nhờ các clip làm
dễ như ăn kẹo.
Khi đã đi vào đầu sóng thì cái gì cũng dễ. Mình nhớ lại thời đầu những năm 201x, Facebook ads
quá dễ, chỉ cần biết chạy ads và nhập hàng Trung Quốc về bán là ngày kiếm vài triệu tiền lãi. Cho
nên thời nay mọi thứ sẽ đến rất nhanh (và bão hòa rất nhanh). Cuộc chơi TikTok sẽ rất thơm với
những bên đi đầu như Tikplus và DC Media. Đó là lợi thế của người tiên phong

Giữa 2020 mình hay gặp Huy để hỏi về TikTok nhưng lúc đấy vẫn chưa tin. Rồi dịch bệnh,
lockdown, mình và nhiều anh em chững lại, chỉ có Huy là vụt sáng. Hết dịch, mình đội mưa qua
gặp Huy uống trà để hỏi “mười vạn lý do tại sao?”.
Đầu tiên thấy trụ sở to 5 tầng đã “mệt” rồi. Huy dắt mình đi từng tầng. Toàn là máy móc xịn, hàng
Apple iMac, màn hình 4k mà mỗi nhân viên phải 2 cái. Studio đầy đủ thiết bị quay chụp dựng tối
tân. Bàn ghế toàn đồ xịn cho đỡ mỏi lưng, muốn ngả ghế ra ngủ đợi xuất phim cũng được. Đầu tư
nguyên đống thiết bị như vậy cũng vài tỷ.
Ngồi nhấp từng ngụm trà và hỏi cặn kẽ từ ads, kênh, MCN, live đến đơn, ship, tồn, tiền...mới thấy
quá nhiều thứ phải làm. Những gì thấy qua các event ngành hay các tấm ảnh khoe đơn đều
không phản ánh đúng thực chất. Vì phía sau đó là cả sự đầu tư và nỗ lực lớn lao của Huy cùng
các bạn trẻ 2k. Nếu nói về kiến thức marketing, sáng tạo quảng cáo hay tối ưu trải nghiệm khách
hàng thì đội của Huy không thể so với những marketing agency trong ngành. Nhưng thứ mà Huy
có thì ít ai sánh kịp: Tốc độ học cái mới và Năng lượng làm không mệt mỏi.

1. Tốc độ
Mọi thứ trên TikTok đều cực kì nhanh: build kênh nhanh, viral nhanh, nổ đơn nhanh, và có thể sụp
nhanh. Khác với Facebook cần sâu sắc và Google cần chậm chắc thì làm TikTok cần nhanh và
thần tốc. Vì thế để làm TikTok thành công thì cần một team trẻ, thiện chiến và biết nhìn trước các
xu hướng, và có khả năng hoạt động liên tục.
Mà để như thế thì phải xây dựng môi trường làm việc cool ngầu, giàu cảm hứng, trang bị đủ mọi
điều kiện và thiết bị tối tân để nhân sự làm. Khác với các môi trường cũ thiên về trải nghiệm sâu
và chính sách chuẩn thì môi trường team TikTok cần tự do thoáng đạt hơn.

2. Hiểu nền tảng


Nhiều anh em nhảy vào muốn hớt váng, rồi ăn hên được một vài campaign. Sau đó thất bại và cố
thay đổi vẫn không được. Vì anh em không chịu tìm hiểu sâu vào nền tảng.
Ví dụ: đầu 2021, TikTok ưu tiên cho các loại livestream thì bây giờ hạn chế mà đổi qua dạng video
tương tác. Hoặc TikTok Shop sắp tới sẽ ưu tiên hàng thật, có brand, có chính sách CSKH tốt. Nếu
chuẩn bị kĩ và tuân theo cuộc chơi thì sẽ được lợi.
Nói rộng ra thì bất kì nền tảng nào đều có chiến lược phát triển riêng và họ nắm user nên chúng
ta hãy tuân thủ để cộng tác lâu dài. Cố gắng hack game chỉ đạp nồi cơm của mình và người khác.

3. Hàng hoá - Tài chính - Quản trị


Nhiều anh em bán ngàn đơn, cả tỷ mỗi ngày vẫn chết. Lí do? Người tiêu cực đổ cho TikTok huỷ
đơn hay giam tiền. Người tích cực sẽ hiểu cốt lõi:
- Hàng hoá: có chất lượng, thương hiệu và chính sách rõ ràng. Ví dụ: Polomanor tỉ lệ hoàn chỉ 3%,
còn hàng mà TikPlus tham gia vận hành cũng dưới 5%. Nếu anh em nào thích lướt hàng rẻ thì vẫn
ăn được nhưng sẽ gặp vấn đề tiếp theo.
- Tài chính: như đã nói, TikTok rất tốc độ, tức là sự thay đổi về hành vi vô cùng nhanh. Ví dụ 3
tháng trước bán rất tốt, nghĩ là ngon liền bỏ một cục tiền lớn ôm hàng, rồi bán chậm lại hoặc
không bán được nữa. Coi như lỗ sấp mặt vì hàng tồn.
Thực tế nhiều brand từng bán chục tỷ/ tháng giờ còn 1- 2 tỷ. Mọi thứ rất nhanh và không tính toán
kĩ thì dễ chết trên thành công.
- Vận hành: có đơn rồi thì làm sao ra lãi, khai thuế thế nào, đẩy sale ra sao. Vấn đề thuế khá nhức
nhối, nếu đóng đủ thì mất lãi, mà đóng không đủ thì ôm bom.

4. Nhân sự
Anh em có thể đi học chiêu này kia nhưng cốt lõi muốn đi lâu dài vẫn là con người. TikPlus có
team hơn 30 người nhưng thiện chiến, văn hoá mạnh, chính sách tốt, năng lượng ngập tràn. Vì thế
làm được nhiều campaign lớn. Nên nhớ TikTok đòi hỏi sáng tạo content liên tục, các công thức cũ
sẽ lạc hậu rất nhanh. Vì thế làm sao xây dựng được một team phát triển và thay máu liên tục là
chìa khoá.

5. Chiến lược
TikPlus tập trung vào khách hàng B2B lớn và hàng hoá.
- Khách hàng B2B: làm tốt thì các công ty lớn sẽ tới và có quyền chọn khách. Có khách rồi thì có
power đi thương lượng với các vendor khác.
- Hàng hoá: đi sâu hợp tác với các brand tốt để đẩy số và chia % doanh thu.
Để làm được điều này thì cần:
- Đầu tư vào cơ sở vật chất, thiết bị, con người.
- Tập trung: bớt khoe số, bớt màu mè.
- Thử nghiệm liên tục: học từ Trung Quốc là dễ nhất, nhưng phải xuống tiền để xem có ra số hay
không chứ không phải chỉ để trong đầu.
Cách Huy xây dựng một Agency TikTok thật sự chất, chiến. Mình đã mở Agency từ 2008, thuộc
thế hệ tiên phong ngành Digital. Nhìn Huy thấy có bóng dáng mình ngày xưa. Tin chắc là Huy sẽ
thành công hơn thế.

Vibula- Làm điều Như Ý sẽ đến ngày Quang Vinh


Cặp đôi Bùi Như Ý (95) và Nguyễn Quang Vinh (98) bắt đầu sự nghiệp với vị trí Media Content
chuyên làm các video. TikTok đã thay đổi sự nghiệp của họ. Ban đầu chỉ mày mò xây dựng kênh
rồi vô tình bắt được long mạch, Vinh và Ý đã tạo ra Vibula - môt Agency chuyên cung cấp các
dịch vụ trên TikTok: xây kênh, book KOC, chạy ads, bán TikTok Shop. Khách hàng của họ là các
Boss thời trang, mỹ phẩm, sẵn sàng bỏ tiền tỷ và sẽ tăng ngân sách không giới hạn nếu bán được
hàng. Với đội ngũ chỉ hơn 10 người, đa số 99-2000, văn phòng 40m2, Vibula đã góp phần tạo ra
lượng đơn hàng trị giá hàng ngàn tỉ mỗi năm.
Nếu không phải là TikTok, có lẽ dù được làm việc như ý cũng sẽ rất khó đến ngày quang vinh. Mô
hình marketing agency không dễ cho các bạn trẻ cạnh tranh với các ông lớn có bề dày trăm, chục
năm và nắm trong tay đội ngũ thiện chiến. Nhưng TikTok lại là đại dương xanh, nơi thuyền to chưa
vươn tới và thuyền cũ khó lướt.
Vibula, Tikplus là những con thuyền siêu tốc tìm đúng dòng hải lưu. Họ tận dụng được đúng lợi
thế của người trẻ: nhanh, máu, bắt sóng, và không thiếu các chiêu trò.
Vibula không lớn về quy mô.Có vẻ cả Vinh và Ý vẫn là những chàng trai bay bổng hơn là doanh
nghiệp tham vọng. Tuy thế họ thường đi rất nhanh trong các xu hướng và tạo nên nhiều
campaign đáng học hỏi.
T4.2022, khi TikTok Shop mới triển khai thì một seller trong hệ thống Vibula đạt hơn 1 tỷ doanh
thu trong chỉ với 3 tiếng Livestream.. Đó là một trong những cú nổ tiền tỉ đầu tiên.
Tết 2023, Vibula chạy campaign bán hàng Tết cho Langfarm đạt thành công vang dội. Kết hợp
Video Shopping, đặc biệt là Live Shopping, huy động đội Creator / Seller / KOC tạo ra doanh số
khủng. Team chỉ vài người thực hiện toàn bộ khối lượng công việc đó.
Video/Livestream không chỉ tiếp cận nhóm trẻ mà cả những nhóm rất truyền thống như người già,
người nội trợ - hay nhóm ít online như tài xế, lao động phổ thông…Độ phủ của video gần như
tuyệt đối. Như case Langfarm này, gần 15 triệu người đã xem, doanh số tăng 8 lần trên TikTok.
Khó có kênh nào tạo ra độ lan toả lớn và nhanh như vậy.
Sự bùng nổ của các video platform tạo ra một thế hệ Video Content Creator mới: họ có đầy đủ
các công cụ để tạo nên những video triệu view và tạo thành các xu hướng. Những bạn xem
TikTok thường xuyên sẽ không còn xa lạ với Hana Ban Mê (Thu Hà), Huyền sầu riêng (Thái
Huyền), Thuý Liễu Vinh Sang, Ba Thức foods (Trần Phương Dung)... họ vừa là người sản xuất, vừa
marketing, vừa bán hàng, vừa xây nhân hiệu…tất cả chỉ qua một chiếc điện thoại có cài TikTok.

Vạn đơn
Trước đây, trăm đơn, ngàn đơn là đủ xuýt xoa rồi. Giờ thì TikTok và Livestream đem tới các idol
vạn đơn.
- Huyền Phi: xuất hiện với tần suất dày đặc trên Facebook, một thời đi đâu cũng thấy ads và
livestream của team này. Sản phẩm đúng phân khúc giá bình dân, dễ mua, nhu cầu cao,
chiến thuật bán hàng là phủ khắp mọi kênh và đeo bám bằng công cụ quảng cáo
retargeting. Khi Facebook ads bị khó thì mở ra thêm TikTok, trong vòng vài tháng bán
ngày vạn đơn. Huyền Phi xây hệ thống hàng ngàn CTV cùng bán, chia làm các cấp, liên
tục đào tạo và thổi lửa. Trong vài năm doanh số đã lên mức vài trăm tỷ . Mô hình này gọi là
Boss mỹ phẩm. Hyền Phi đi lên từ một cô nhân viên công sở, làm online để thoát nghèo
rồi bắt được làn sóng bán mỹ phẩm theo mô hình boss cực thịnh từ 2016-2021. Sau 7 năm
đã có nhà máy, biệt thự và danh tiếng lừng lẫy.
- Lê Chí Linh: Linh có một quá khứ hơi thị phi, dính tới đa cấp, một thời gian phải sống ẩn
dật. Bỗng Linh nổi bật trên TikTok với những clip triệu view và những sản phẩm vạn đơn,
rồi mua nhà mua xe hoành tráng. Linh nhanh nhạy tạo ra các gói huấn luyện TikTok giá cả
tỉ đồng, nhiều người học theo và họ kiếm tiền được tiền thật. Dù có tranh cãi thì Linh là
người có tài, có ý chí và sự nhạy bén đáng nể với các xu hướng mới nhất của thời Ecom.
Kể một chút về Huyền Phi và Lê Chí Linh để nhấn mạnh: TMĐT có thể giúp những thanh niên
thôn quê thành “Boss” trong vài năm nếu bắt được sóng và biết vận dụng sức mạnh truyền thông
Social và các mô hình phân phối kiểu mới (học từ đa cấp). Cá nhân mình không thích cách làm đó
lắm nhưng vẫn phải công nhận là họ siêu giỏi và mô hình có quá nhiều bài học hay.
Nếu mà kể tên một thương hiệu đổi vận nhờ TikTok và tạo cảm hứng bất tận thì mình sẽ dành cả
ngày để nói về Polomanor.

Polomanor và chuyện chưa kể về Ông chú Polo


Poloman chỉ trong 1 năm đã là thương hiệu thời trang doanh số trăm tỉ và tạo được cơn sốt trong
giới trẻ - kênh TikTok "Ông chú Polo" lên tới triệu view còn Shopee thì ngày chục ngàn đơn.
Một sự cố về mặt bảo hộ thương hiệu đã buộc Poloman đổi tên thành HappyHow rồi tiếp tục đổi
thành Polomanor từ giữa 2022. Dù cái tên nào thì trong 3 năm, họ chỉ bán áo polo và chỉ bán
online đã đạt tới mức đỉnh doanh số 1 triệu $/ tháng.
Trần Trọng, sinh năm 1995, trước đó tập tành làm MMO rồi khởi sự Poloman từ 2020 chỉ với vài
cộng sự ngang tuổi. Cơ duyên làm thời trang đến với Trọng khi đi dự một buổi chia sẻ về kinh
doanh online do Lê Thành Vân (Gumac) tổ chức. Quả là duyên lành.
Trọng thông minh, ngộ tính cực cao và vô cùng khiêm tốn. Trọng không muốn nói nhiều về mình
khi cảm thấy thành tựu chưa quá lớn, nhưng mình động viên bảo thôi em cứ kể đi, lúc chưa thành
công mới có nhiều tâm sự. Trọng ngần ngại mãi mới nhận lời.
Mình đến thăm Trọng lần đầu ngay sau dịch, khi đó Poloman mới chuyển văn phòng từ Gò Vấp về
một sàn 600m2 nhìn thẳng xuống Aeon Mall, văn phòng 4 mặt kính đầy nắng với cây xanh, đội
ngũ 30 người toàn 99-2k trở lên, văn hoá làm việc liên tục nhưng thư thái. Mọi thứ đều chỉnh chu,
từ cái hộp giấy gói hàng, đến kệ xếp áo, đến phòng studio, đến từng cái bàn hay ly nước. Khó mà
tin được nơi đây do một tay mấy cậu thanh niên xây dựng, vì nó vừa bề thế vừa tinh tế. Trọng luôn
khiêm tốn khi vẫn mải miết tập trung đi tìm mô hình của mình và không ngừng lắng nghe những
xu hướng mới nhất và những chuyển động vi diệu nhất của thời Social.
Mình lập group Growth Mastermind vào 12/2019 để chia sẻ các bài học thành công, thất bại trong
quá trình khởi nghiệp, kinh nghiệm quản trị, tài chính, nhân sự và cả nhân sinh. Trộm vía ban đầu
rất nhiệt huyết nên được các bạn trẻ theo dõi. Rồi nhiều chuyên gia, đàn anh thành công cũng
tham gia vào các hoạt động: workshop, websiteinar, ăn nhậu, banh bóng…từ đó hình thành nên
một cộng đồng chất theo kiểu người đi trước giúp người đi sau, tránh được các vấp váp.
Trọng đóng tiền tham gia từ khi đó, nhưng mình không để ý lắm cho tới 1 ngày thấy story này

Doanh số sương sương 1,2 tỷ ngày 4/4/2021 vừa rồi. Đứng Top 3 thời trang Lazada, Top 1 ngành
thời trang nam Shopee.
Mình tò mò hỏi Tâm (Vaithuhay), Tuyết (Mieu) và Tấn (Haravan) thì ai cũng nói đến Poloman với sự
ngưỡng mộ. Điều kì lạ là chỉ vài tháng trước đó chưa ai biết đến Poloman còn Trọng thì quá mới
trong ngành này.
Có quá nhiều người đã bán áo polo nhưng chưa ai tập trung hoàn toàn vào. Trong khi áo polo
đáp ứng được nhu cầu thời đại mới: tinh tế hơn áo thun nhưng thoải mái hơn áo sơ mi
Chiến lược vào ngành của Trọng gói gọn trong 2 khẩu quyết:
1. Lấy công nghệ thắng quy mô. Đi sau và nhỏ thì phải đi nhanh. Vì thế phải bắt được các con
sóng của sàn, TikTok, online và tự động hoá tối đa bằng các giải pháp công nghệ. Đỉnh điểm khi
lên tới doanh số triệu $ / tháng thì team vẫn chỉ khoảng 30 người. Mọi thứ gọn gàng, hiệu suất và
tự động nhất có thể
2. Lấy sáng tạo thắng kinh nghiệm. Đi sau thì phải chỉnh chu và lắng nghe khách nhiều hơn. Ví dụ
một chi tiết nhỏ: Trọng yêu cầu nhân viên trả lời dưới 5s, 24/7 nên khách cực kì yêu thích. Trọng
cũng nghiên cứu để cải tiến sản phẩm liên tục theo chất liệu, thời tiết, xu hướng…điều đó đến từ
việc lắng nghe cộng đồng.

Trọng rất khiêm tốn, cực kì ham học và sẵn sàng cho đi. Hơi hướng nội nhưng Trọng rất tích cực
kết nối với các anh em kinh doanh thời trang chia sẻ kiến thức rồi hỗ trợ nhau làm ăn: Vinh Icon
Denim, Thức Levents, Phú Leonardo, Dương Somehow. Trọng là tiêu biểu thế hệ doanh nhân trẻ
mới: tài trí, ham học và cho đi, chắc chắn các bạn sẽ làm nên việc lớn trong tương lai gần.
Trọng là lãnh đạo còn linh hồn đứng sau kênh "Ông chú Polo" đình đám là Trần Thanh Bình.
Bình sinh năm 1997, khởi đầu là một nhân viên viết content khiêm tốn tại Leonardo.vn (bạn có thể
đọc lại tập 1). Bình rất đam mê về sáng tạo và yêu thích marketing, nhưng môi trường startup thì
phải tự mày mò học đủ thứ từ Social Media, SEO đến video. Đầu 2020, Trọng nghe nói về TikTok
rồi đề nghị là phải làm. Bình phản đối là mình có biết TikTok là gì đâu. Vậy thì đi học khoá của Duy
Muối (DC MEDIA)mở thu hút cả trăm ông chủ choai choai như thế. Trong buổi đầu giới thiệu học
viên, Bình nói về Poloman và mong muốn làm TikTok bán áo polo. thầy gợi ý một case study từ
Douyin bán áo hiphop: một anh chàng bán đồ hip hop rất ế bèn nhờ ông ngoại quay clip mặc đồ,
không ngờ hot đến mức bán sạch hàng.
1 keywords trị giá trăm tỉ, 1 người thầy dẫn đường tới đỉnh cao. Eureka: chỉ cần tìm 1 ông chú thật
chất mặc áo Polo thì chắc sẽ thắng.
Vừa học vừa lướt Facebook, vào group Satorial guys (1 group đồ classic chỉ có 20k mem) thì thấy
chú Alain Tân, người rất nổi trong group đó. Biết chú ở quận 8 gần nhà, Trọng bèn hẹn cafe. Chú
Tân từ chối vì thấy ý tưởng không thuyết phục. Trọng vẫn kiên trì, chú Tân cảm kích tinh thần khởi
nghiệp nên đồng ý quay thử (miễn phí). Ông chú Alain Tân không biết diễn nhưng có thần thái và
nụ cười khiến cho bất kì ai cũng thấy vui vẻ.
Video đầu tiên không mấy lượt xem nhưng trong một buổi bắt đầu đã lên vọt. Từ đó điểm nút đã
được gỡ.
Serie "Ông chú Polo" là hiện tượng của TikTok khi nhanh chóng đạt tới con số triệu, chục triệu
view. Không hề có triết lí cao siêu hay câu chuyện phức tạp, mọi thứ đều đơn giản và nhí nhố như
đám trẻ mới lớn đi tìm niềm vui. Clip không bán hàng mà khách vì quá thích thú sẽ tự lên Shopee
mà mua.
Team chỉ có 3 người: Bình tìm ý tưởng (từ Douyin, Việt Nam) rồi bàn với team xem liệu có hợp
không. Một bạn làm storyboard rồi cùng chốt lại âm nhạc. Một bạn chụp hình để ngoài clip còn
dùng để làm ấn phẩm truyền thông. Tất cả chỉ cần một chiếc Iphone 12 promax và App Limix pro.
Bình hồ hởi: “TikTok là sân chơi sáng tạo tự do, không phân biệt ai trước ai sau, ai KOL ai thường
dân. Sự đào thải sẽ rất nhanh, nên cuộc chơi sẽ nằm trong tay những team nào giữ được năng
lực để không bị giới hạn ý tưởng”.
Sau khi có kênh, thời điểm viral nhất là 4.2021 thì chưa ra chuyển đổi. Thắc mắc. Đến tháng 5 thì
doanh số bỗng tăng 30%, tháng 6 lên 40% - 50%. Ngẫm ra là ban đầu người xem chưa tin, chưa
đủ động lực mua ngay nên sự quan tâm sẽ tăng dần và khi đủ độ chín thì chuyển đổi sẽ thật sự
đáng kể. Đỉnh điểm tháng 6 lên tới mốc 20 tỉ doanh thu, gấp 2 trước đó.
Họ bắt đầu đưa Ông chú vào các ấn phẩm khác. Nhiều người nhầm tưởng ông chú là người sáng
lập, nhưng thực ra mối quan hệ chỉ là hợp đồng miệng, chỉ cam kết không nhận các brand liên
quan tới Polo.
Chú không biết diễn nên clip chỉ có vài cảnh đơn giản: cười, đi lại. Bình muốn làm đa dạng hơn,
diễn độc lạ hơn nhưng chú không diễn được. Thế mà kênh hot rần rần. Nói chung quả thật là
“tâm linh". Chú nhận được rất nhiều hợp đồng, nhưng vẫn giữ lời hứa không làm cho bất kì brand
Polo nào dù có vô số lời mời. Các bên khác book chú lại vô tình đẩy Poloman lên.

Một ngày TikTok gọi điện thông báo case được TikTok mời làm gương mặt đại diện cho sự kiện
Small Wins Business củaTikTok. Bình vô cùng tự hào vì thành tựu không thể ngờ trong bước đầu
làm Creative của mình.

Dịch Covid làm kênh giảm sút vì không thể quay được. Mọi xu hướng trên TikTok đều trôi qua rất
nhanh. Đến tháng 10, họ nghĩ nên bỏ kênh, như cách Zidane giải nghệ sau CK WC. Nhưng rồi vẫn
quyết tâm và kênh lên lại. Việc phụ thuộc một người rất rủi ro nhưng Bình nghĩ rằng điều này cần
thiết để đưa Poloman lên tầm cao mới.

Bí quyết?
Đầu tiên là may mắn: đúng người đúng thời điểm. Bình cũng hay đúc kết 10 video view nhiều nhất
theo các tiêu chí rồi tự hào là mình data-driven nhưng cuối cùng vẫn không thấy quy luật gì cả .
Anh em vẫn nói TikTok là cuộc chơi của “tâm linh", lên xu hướng là nhờ “cô thương".

Tuy nhiên chẳng có thành công nào mà may mắn cả. Mình ngồi rất nhiều buổi với Trọng, Bình và
những bạn am hiểu kinh doanh thời trang như Tuyết (Mieu), Tâm (Basic house), Quang (Reckless),
Đông (Ecomobi), Thức (Levents) và nói rất nhiều về những bài học từ Polomanor. Trọng thì không
bao giờ tự nói về bài học hay thành công. Trọng còn luôn bảo mình là anh đừng kể vì bọn em còn
nhỏ bé lắm

10 Bài học của Polomanor là điển hình cho thời đại kinh doanh mới: Social + Commerce.
1. Sản phẩm tập trung và đủ tốt
Bản thân chữ Poloman đã thể hiện được hết ý này. Họ chỉ bán đúng một sản phẩm là áo Polo
dành cho man. Sự tập trung giúp họ làm ra được sản phẩm đủ tốt và bán ở mức giá đủ hấp dẫn,
đồng thời xây dựng Brand thông qua các câu chuyện rất rõ ràng về thông điệp (lát sẽ nói).
Anh em lưu ý rằng bán online thì nên tập trung ít sản phẩm để dễ Marketing và Vận hành. Đến
giờ chỉ cần chưa tới 30 nhân sự, bán chính trên sàn TMĐT, CEO và 4 Manager, team không cần
năng lực đặc biệt chỉ cần máu chiến. Một số công ty theo triết lí này cũng đang grow mạnh mẽ:
Coolmate, Levents, Erosska.
Thị trường thời trang vẫn còn dư địa vô cùng lớn. Dịch làm các ông to mệt mỏi, nhưng các tay chơi
mạnh online như Polomanor hay Coolmate lại càng mạnh.
2. Bán hàng bằng cảm xúc.
Họ không bán thời trang mà bán cảm xúc & trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, từ những chi
tiết nhỏ nhất như hình ảnh đến chiếc hộp đến cái lớn hơn như chất liệu, thiết kế và đến cái vi diệu
nhất là "Ông chú Polo".
Đừng nghĩ là bán một cái quần hay một bộ đầm. Giá trị lớn nhất của thời trang chính là:
- Cảm hứng: cuộc sống ngày càng bận rộn và nhiều mệt mỏi. Hãy đem tới điều tích cực và năng
lượng tươi mới mỗi ngày, hãy kể những câu chuyện khiến mọi người phải xôn xao. Như thành
công của TikTok "Ông chú Polo", chỉ là những tiết tấu đơn giản nhưng dồn dập phả niềm vui vào
cuộc sống, khiến mọi thứ trở nên lung linh và hứng khởi. Không cần bán, mà người ta sẽ mua vì
quá vui.
- Lòng tự hào: người ta sẽ thấy tự tin hơn khi khoác trên mình một cái áo có câu chuyện. Coolmate
đang làm rất tốt điều này. Còn Adidas, Uniqlo bán đắt gấp 10 chỉ vì cái logo của họ khơi gợi được
lòng tự hào.
Các brand streetwear rất mạnh ở chỗ: bán văn hóa. Bán một cái áo, tạo ra câu chuyện. Một case
mà anh em ai cũng ngả mũ: Levents bán đồ streetwear cho học sinh cấp 2, 3 - tạo ra trào lưu mà
những cô cậu học sinh khao khát trở thành một phần trong đó. Doanh số đỉnh điểm lên tới triệu $
/ tháng, Founder chỉ mới hơn 20 tuổi.

Xấu, đẹp, hay, dở đều được miễn nó tạo ra CẢM XÚC


Bình kể, có những clip rất ất ơ nhưng tự dưng bắt mạch được cảm xúc người xem thì thắng lớn. Ví
dụ clip này.
Lúc đó đã cuối ngày, còn dư 1 tiếng, Bình nói chú Tân quay thêm một clip nữa cho vui. Không
chuẩn bị gì, lấy đúng cái sàn trống ở văn phòng để quay, đúng 13s. Bình thấy cũng bình thường
(mình cũng thế). Nhưng sau 2 ngày thì bán được 500tr.
Bình kết luận: mình không thấy hay nhưng người xem thấy hay; cho nên mọi công thức chỉ để
phỏng đoán không không chắc đúng
Vậy cảm xúc sinh ra từ đâu?
- Thật: TikTok tôn vinh những chất liệu thật. Chẳng hạn cảnh gieo hạt, bón phân, ủ trấu, cắt
thịt…cảnh nước mắt rơi cảnh mồ hôi đổ...Thật ở đây không có nghĩa là không có dàn dựng; mà là
lấy ý tưởng bối cảnh câu chuyện từ thực tế, không cần đẻ ra một cái gì cao siêu. Các clip Ông chú
Polo đều là một tình huống thực tế được chú diễn giải rất tự nhiên.
- Không bán hàng: không có ai thích xem quảng cáo bán hàng cả, nên mọi thứ cứ lồng ghép tự
nhiên và coi trọng cảm xúc người xem. Để ý kĩ video trên Ông chú Polo hướng các bạn trẻ tới suy
nghĩ vui vẻ, tích cực - áo chỉ là chất xúc tác.
Một thông tin thú vị: Trên 60% khách mua Poloman là nữ (kì lạ vậy). Thì ra các bạn nữ mua tặng
cho người mình yêu, hoặc chị gái mua cho em trai. Họ thích các câu chuyện và diễn xuất của ông
chú Polo quá nên hào hứng đặt cho người thân yêu.

3. Tạo dựng trào lưu


Trên 50% các brand thời trang nổi bật đang sản xuất chung một xưởng, cùng chất liệu, na ná mẫu
mã. Vậy khác nhau cái gì?
Polo là sản phẩm cũ, nhưng Polomanor đã thổi hồn vào biến nó thành một thứ đồ trend dành cho
giới trẻ. Họ tạo được nhóm đông đảo các fan hâm mộ thông qua " Ông chú Polo", từ đó cứ mỗi
sản phẩm tung ra đều bán rất chạy. Bí kíp: hiểu tâm lý và xu hướng mua sắm của người tiêu dùng,
đặc biệt là GenZ.
Trào lưu: review đồ local brand bằng KOLs. Chỉ cần một cái áo có in hình trái tim vỡ và một câu
caption “hôm nay chia tay" thì bán ầm ầm. Thích là mua.
Cuộc chơi giờ đây nằm ở khách hàng: ai hiểu, ai cho họ niềm vui, ai cho họ khát khao thì người đó
thắng. Đừng nhìn sản phẩm rồi đánh giá tốt hay không, hãy nhìn cách tạo ra cảm xúc và dẫn dắt
khách hàng

4. Cạnh tranh bằng Trải nghiệm khách hàng:


Không phải là tool, automation mà là sự tinh tế và quan tâm tới từng chi tiết. Cái áo nên có thêm
một chút hương, chất liệu nên mát thoáng hơn cho mùa nắng, màu nên xanh hơn một tí....Hãy
nghĩ về cảm nhận của khách hàng và làm tất cả vì điều họ thích.
Trải nghiệm đến từ những thứ nhỏ nhất như việc gọi điện xác nhận đơn: tại sao lại là lời xác nhận
mà không phải là một lời hỏi thăm hay một câu nói dễ thương xua đi phiền muộn. Poloman có các
kênh: Group, TikTok thường xuyên chia sẻ về các tips lên outfit, lối sống, tinh thần yolo...Họ biến
mình thành một brand định hướng phong cách, thu hút sự cuồng nhiệt của giới trẻ. Muốn làm tốt
thì phải xây dựng văn hoá, tạo môi trường hứng khởi, kích hoạt năng lượng của đội ngũ và cho họ
cơ hội làm những điều hơn cả khả năng.

5. Thương hiệu là cái hiệu được thương


Đừng lăm le lên TikTok để bán hàng. Polomanor ngay từ đầu vạch ra 3 mục tiêu
- Brand awareness: nhiều người biết càng tốt
- Brand recognition: nhiều người nhận ra đây là bán áo Polomanor
- Brand preference: nhiều người xem vui vẻ sẽ nghĩ rằng Polomanor đại diện cho sự tích cực, trẻ
trung
Không liên quan gì đến tăng doanh số cả. Nói như vậy không phải vì họ không cần sale. thời
điểm lên TikTok thì Polomanor cũng mới startup và đang bí bách với Facebook, nên họ cũng áp
lực phải tìm kênh mới. Vấn đề mà bất kì brand mới muốn đi sâu vào tâm trí khách hàng cần có
trình tự và đủ độ ngấm chứ không phải cứ oang oang là người ta tin
Để tạo được ghi nhớ thì:
- Thông điệp duy nhất: càng đơn giản càng dễ sáng tạo. Ví dụ Ông chú Polo chỉ nói về các tình
huống cuộc sống, Ông chú chanh dây( kênh mình đang tự làm ) chỉ nói về trồng chanh dây. Đây
là yếu tố "Nhớ" trong Marketing: khi người ta xem đủ lâu thì họ sẽ khắc ghi điều đó vào đầu.
Chẳng hạn giờ có ai hỏi mua áo polo ở đâu mình sẽ nói ngay lên Polomanor mà mua (dù mình
chưa mua).
- Ý tưởng đủ dài: không thể một phát ăn luôn mà phải đủ lâu mới ngấm. Bạn phải nghĩ ra một
concept mà làm được hơn 100 video, chứ đừng có làm tới 20 rồi cạn ý.
- Có sự xuyên suốt: ví dụ kênh review xe cũ luôn sử dụng cách chơi chữ để tạo ấn tượng. Họ gọi
Raptor là chiếc xe của người yêu Rap, và lái chữ xe bán tải thành xe tái bản..ngay cả một người
khó tính như mình cũng thấy thích.
- Có sự đáng tin: dễ nhất là có "con người" trong đó. Ví dụ một anh bán BĐS hạng sang, suốt
ngày ngồi tại các dự án tâm sự về chuyện đời chuyện nghề, thế mà bán ầm ầm.
- 3s đầu là quyết định. Các yếu tố cộng thêm: nhạc hay, mẫu xinh, cảnh đẹp, lời đạo lý...
CẢM XÚC + GHI NHỚ = HÀNH ĐỘNG
6. Tạo ra lý do mua hàng:
Polomanor kết hợp 4 hình thức để bán:
- Viral clip (kênh Ông chú Polo)
- Book KOC
- Livestream
- ads
Hiện nay tỉ trọng doanh số từ TikTok chiếm 1/3 (bằng với sàn và Facebook). Kinh nghiệm sau của
Bình (có thể không đúng với các anh em khác nhưng số tiền đốt ngu cũng vài tỏi):
6.1. KOC
Đầu tiên ai cũng nghĩ rằng book KOC thì:
- Phải kiếm người nổi tiếng: nhưng tiền rất đắt, có khi số không đủ tiền book. Bình trả 7tr cho 1
bạn hơn một năm trước thu về được 6.7tr, lỗ luôn cái áo.
- Phải nói về sản phẩm a, b, c...: nhưng như vậy thì mấy ai xem. Thực tế các clip, Bình chỉ yêu cầu
đúng 2s lướt qua logo Polomanor và một câu rất ngắn và đi thẳng vào vấn đề "hôm nay mình
mua chiếc áo từ Polomanor".
- Phải chọn KOC đúng target: ví dụ Polomanor bán áo cho nam thì chọn cho nam. Thực tế có một
số KOC nam ổn nhưng sau này Bình đổi qua KOC nữ vẫn ổn. Lý do: nữ mua cho bồ, chồng, em
trai...trên 60% khách Polomanor là nữ. Ví dụ một clip book KOC nữ quay clip mua áo cho chồng,
thu về 13tr doanh số (tiền book 1tr). 1 clip KOC nữ quay clip gợi ý em trai mua áo Polo đi cua gái,
thu về 7tr (tiền book 800k).
- Phải book qua agency: chỗ này hơi nhạy cảm nhưng Bình đã thử agency và không hiệu quả nên
tuyển hẳn một bạn để lo phần booking, chi phí rẻ hơn mà liên tục tối ưu được.
- Phải bán thật nhiều sản phẩm: thực sự thì chỉ nên đưa vài sản phẩm Hero cho KOC, khi đó mới
dễ bán, các sản phẩm khác sẽ ăn theo.
- KOC nên book số lượng lớn: nếu vài ông thì lượng tiếp cận cũng chừng đó, nên book hàng trăm,
nhưng mỗi KOC tầm dưới 1tr thì số tiền sẽ không lớn.
- KOC cần thay đổi liên tục: vì bản chất trend TikTok cũng đổi sau vài tháng nên có KOC này đợt
trước ra số đợt sau fail lòi ra.
- KOC đừng nhìn vào số follow hay view: hãy nhìn vào chất lượng clip và cách họ tương tác. Thậm
chí cứ yêu cầu họ gửi số liệu book cho nhãn khác qua, được thì chơi không thì next (KOC cần
mình mà)
- Dùng clip của KOC rồi thay đổi lại để tạo thành clip viral
6.2 Livestream:
Ban đầu Bình nghĩ livestream là lố lăng, gào thét nên ngại không làm. Mãi sau khi nghe Bùi Như Ý
(Vibula) khuyên thì mới làm. Cứ nghĩ kênh triệu follow thì live sẽ ấm nhưng các live đầu loe que
vài chục mắt, doanh số đúng 1000$. Lỗ sấp mặt.
Đổi cách làm:
- Đưa sản phẩm Hero lên live
- Lên kịch bản chi tiết
- Có combo, chính sách độc nhất tại live
- Có thông báo lịch và design đẹp mắt
- Live liên tục
Thì kết quả tốt hơn rõ rệt. Từ đó Bình nghĩ khác về live: bản chất live giống như mini gameshow
mà brand muốn tạo ra để tăng tính tương tác và hứng thú cho fan, chứ không phải buổi trình diễn
sản phẩm để kéo số. Vẫn quay lại phần 1: Cảm xúc. Livestream Shopee rất ngon. Bình trực tiếp
live, được sàn hỗ trợ nên tỉ lệ chuyển đổi rất tốt.

7. Nghĩ lớn và tạo ra môi trường làm việc đầy cảm hứng
Thời trang là ngành có sự đào thải rất mạnh. Trend thay đổi liên tục. Cách làm cũng khác. Mới vài
năm trước chuỗi cửa hàng là lợi thế thì giờ là gánh nặng. Tuy nhiên tuổi trẻ lại có dư thời gian và
sức mạnh để làm những điều phi thường.
- Hãy xây công ty bằng giấc mơ lớn: nghĩ về IPO, go global. Coolmate rất hay vì họ có giấc mơ
lớn. Họ không quá căn ke tới lãi trên từng đơn hàng mà họ tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc
tạo nên công ty số 1 về trải nghiệm (kiểu Zappos).
Mùa dịch Trọng nhận ra thêm những ý nghĩa khác ngoài tiền bạc và bắt đầu vẽ 1 giấc mơ lớn.
Trọng muốn làm 1 mô hình khác, biến thời trang thành niềm vui và ý nghĩa để chinh phục. Team
Poloman đa phần mới 99-2000 thì làm sao để họ đủ sức sáng tạo vượt tầm tuổi tác? Hãy tạo ra
môi trường tự do, cảm hứng. Hãy cho các bạn trẻ lòng tự hào khi được làm những thứ cool ngầu
kiểu Ông chú Polo. Hãy quán triệt tinh thần phục vụ khách hàng tới các bộ phận thấp nhất

8. Ứng dụng công nghệ tối ưu quy trình


Đầu tư cho websitesite: Trọng đặt ra tỉ lệ phải 50% mua hàng qua websitesite. Điều này như anh
Điệp có phân tích là không thể xây nhà trên đất người khác. Dù sàn hay TikTok có vạn đơn thì
websitesite vẫn là đất nhà mình, là nơi để hiểu từng hành vi nhỏ nhất của khách hàng, tạo cho họ
trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất, cho họ những lựa chọn cá nhân hoá. Tại Mỹ, các seller đã
dịch chuyển từ Amazon sang làm websitesite trên Shopify từ 5 năm trước. Việc mua hàng trên
websitesite sẽ là chìa khóa để giữ được sự phát triển ổn định. Có website cộng CRM , chiến lược
CSKH đúng sẽ giúp nắm giữ data và tăng loyalty, từ đó làm chủ cuộc chơi.
Làm Web thế nào?
Đi Học. ví dụ : UX/ UI → tham khảo case Vaithuhay. Poloman tự xây một team 8 người để làm
websitesite, vừa làm hệ thống quản lí hàng hóa, hệ thống report, CRM, CSKH. Dù Haravan,
Shopify rất tốt nhưng vẫn phải tự xây mới chủ động được.
Tốn rất nhiều tiền cho IT và nhận ra hướng đi bị sai (giống Gumac). Nhưng Trọng vẫn chấp nhận vì
nếu không mất tiền hôm nay thì hôm sau cũng phải trả giá.
Đóng gói quy trình từng bước để đảm bảo chỉ cần có ý tưởng là sẽ thực hiện được đúng tiến độ
và chất lượng kể cả nhân sự nghỉ. Tốc độ phát triển nhanh nhưng Trọng không hề tăng nhân sự.
Trước đó Trọng thử nhiều kênh rồi nên việc vận hành cũng không có vấn đề gì trừ việc phải tăng
nhân sự đóng hàng parttime.

9. Bán hàng đa kênh


Trước khi làm TikTok đã đạt doanh số : 12 tỉ/ tháng. Sau đó từ T5.2021 quyết định chạy thêm cả
Facebook, Shopee tạo sức mạnh cộng hưởng. Tháng 06.2021 cán mốc gần 20 tỷ đỉnh điểm. Sàn
chiếm 70%, 25% Facebook và 5% website. Nhưng sàn quá rủi ro, lên xuống theo nhịp sàn.
Nên phải thử nghiệm kênh mới. Youtube short đang tăng rất nhanh, kết hợp với SEO sẽ giúp lên
thứ hạng của websitesite trên Google.
Đây lại là bí thuật: khi bán hàng đa kênh và chạy marketing rầm rộ thì websitesite sẽ có lượng
organic traffic (từ tìm kiếm) và referral (từ khách quay lại). Dần dần websitesite sẽ là kênh mua
hàng chủ động, đem lại lợi nhuận bền vững. Cái khó chính là cơ hội cho những công ty làm
nghiêm túc, có đủ quyết tâm và sự tỉ mẩn. Lợi thế của team trẻ là chịu cày và học rất nhanh, điều
này các Big Corp không thể so được.

10. Bản quyền và Pháp lý


Cuối cùng, lưu ý với anh em về vấn đề Bản quyền thương hiệu. "Polo" đã bị đăng kí bản quyền tại
Việt Nam vì thế mọi thương hiệu không được phép xài nếu không được cho phép. Vì vậy giờ đây
mọi thứ Poloman phải đổi thành Happyhow. Thiệt hại không hề nhỏ. Wofoo cũng bị Peppa Pig
kiện và bị Youtube gỡ bỏ mọi video ở Anh. Rõ ràng cuộc chơi đã là toàn cầu và bản quyền,
trademark ngày càng trở nên gắt gao.
Mọi thứ trôi qua như vũ bão, nếu không bắt kịp sự chuyển động của các xu thế thì mãi ngồi ngẩn
ngơ tiếc nuối. Mà cho dù biết đấy thì cũng chỉ có cách duy nhất là xắn tay lên trả giá mới ra được
niềm tự hào.

Mình tin đại dịch là một cuộc sắp đặt lại những bàn cờ. Dịch làm các ông lớn đứng lại còn các
team trẻ như các tay đua nhanh chóng vượt lên. Khoảng cách ngắn lại vài năm. Miếng bánh
online và Cross-Border E-commerce đang nở ra sau dịch và đó chính là cơ hội trăm năm dành
cho chúng ta.

Kinh doanh thời trang Local brand thời đại mới. Bài học từ lứa Founder 95-98?
Khi viết tập 1, mình gặp nhiều Local brand của những bạn 8x-9x. Đến tập 2 thì gặp nhiều bạn 95 -
98. Mình thấy có sự khác biệt khá rõ ràng. Nếu thế hệ trước đi rất sâu vào sản xuất và bán cửa
hàng (Routine, Biluxury, ICON DENIM) thì thế hệ sau tập trung vào sáng tạo và tận dụng sức mạnh
Social commerce quá tốt
Bài học thành công của các bạn là:
- Tập trung đúng một hoặc vài dòng sản phẩm chủ lực và làm thực sự tốt từ marketing tới CSKH
để tạo điểm nhấn.
- Tạo ra một lifestyle mới mẻ, cổ vũ lối sống mới, truyền cảm hứng cho giới trẻ, chứ không đơn
thuần bán quần áo.
- Tận dụng cộng đồng: có đội content (97-99) cực kì chất, tạo được những kênh cực kì giá trị,
dùng KOL chất...theo dõi các kênh của Poloman (hay Coolmate) rất bánh cuốn và bổ cả não lẫn
mắt.
- Đầu tư cho công nghệ: Poloman có hẳn team Dev 5 người để làm hệ thống vận hành tự động,
App, CRM...trong khi ngay cả các brand lâu đời còn loay hoay chọn công nghệ gì thì Trọng đã làm
sắp xong.
- Thật sự có chất: trong thời đại mà một mét vuông có chục shop, một sản phẩm có trăm người
bán thì bạn đừng bán những thứ hời hợt.
- Tốc độ và Tinh gọn: hầu hết các bạn đều rất trẻ, đa nhiệm và thực thi rất nhanh. Đó là lợi thế
trong thời buổi mà mọi thứ quá dễ sao chép.
- Táo bạo: điều khác biệt nhất là các bạn đều cực kì táo bạo (và liều lĩnh) bước vào cuộc chơi lớn
không sợ hãi. Trong khi các anh chị em U40 lại an toàn hơn nên bị chậm lại.
Hình: ông chú u40 (mình) ngồi với thế hệ trẻ giỏi giàu 95-98 làm thời trang: Trọng, Bình, Dương,
Nhật

Social Commerce lên ngôi


Cho đến giờ, những chuỗi Bán lẻ lớn nhất vẫn bán những thứ căn bản nhất: TGDD/ FPTShop bán
đồ công nghệ, Concung/ Bibomart bán đồ trẻ em, Pharmacity/ Long Châu bán thuốc,
Bachhoaxanh bán thực phẩm…. TMĐT ban đầu như một loại hình bán lẻ kiểu mới, phủ sóng rộng
hơn và tiện lợi hơn, nhưng chủ yếu vẫn bán những mặt hàng thiết yếu.
Tuy nhiên khi mà cơm đã đủ no, áo đã đủ ấm thì con người ngày càng hướng về các sản phẩm có
tính cảm xúc nhiều hơn. Uống cafe phải đến nơi có view checkin. Mua quần áo phải vào những
shop lớn có decor sang xịn. Các mô hình chuỗi ngày càng hướng đến việc tăng trải nghiệm cho
khách hàng để họ cảm thấy thoải mái vui thích nhất, chứ không còn chỉ chăm chăm bán nữa.

Mua hàng trên Mạng xã hội (Social Commerce) là điều quá quen thuộc. Đâu đó chúng ta thấy bạn
bè có rao bán hàng trên Facebook, Zalo; rồi vào các hội nhóm rao vặt thì người mua kẻ bán tấp
nập. Người ta mua vì tò mò, vì review, vì những cơn lốc voucher. Người ta thích thú xem ai đó
livestream, mở hộp rồi tự mua lúc nào không biết.

Nếu đã sống trên thế giới Social thì bạn nên để ý tới Commerce (bán hàng). Vì nó tạo ra thu nhập
tốt và chính đáng. Như mình từng một thời không thích dùng Facebook để bán hay mời chào ai
cả, nhưng sau này cũng bán đủ thứ: sách, khóa học, chanh dây, rau…ban đầu cũng hơi ngại và
một số bạn bè cũng thấy kì kì. Rồi mãi cũng quen. Ồ ai cũng phải bán thứ gì đó để sống chứ.
Nhưng điều thú vị nhất là trên 70% đơn hàng của mình đến từ những người lạ hoắc (chứ không
phải là bạn bè tương tác lâu năm), thậm chí có những người chưa hề kết bạn. Mình nhận ra là nếu
có một chút thương hiệu cá nhân và bán sản phẩm tử tế thì sẽ luôn có hàng ngàn người ủng hộ.
Việc kinh doanh chưa bao giờ dễ dàng và tự do như thế.
Khi các nền tảng cho phép sáng tạo nội dung tinh vi hơn thì bán hàng trên đó cũng trở nên thú vị,
đa dạng hơn rất nhiều. Mỗi cá nhân, mỗi kênh, mỗi video bỗng trở thành nơi đáp ứng cho hàng
vạn người.

Thay vì bán sản phẩm hay công dụng, bây giờ người ta bán uy tín (qua Thương hiệu cá nhân) hay
cảm xúc (qua các câu chuyện). Và cách thức phổ biến là “dựng lên” những nhân vật - những tài
khoản - nổi tiếng trên mạng xã hội để phục vụ bán hàng.

Ví dụ:

- Chú Long cafe muối - một “người chú” 54 tuổi, thật thà chất phác, quê Quảng Ngãi vào
Sài Gòn khởi nghiệp bán hàng nghìn ly cafe muối mỗi ngày. Chú có xe cafe ở phố đi bộ
Nguyễn Huệ sầm uất và chi nhánh tại một số tỉnh thành. Câu chuyện một người già vươn
lên làm chủ kinh doanh quả là truyền cảm hứng.
- Bác sĩ Thịnh nổi tiếng trên TikTok / Facebook gần đây với những clip triệu views. Phía sau
bác sĩ Thịnh là cả một ekip sáng tạo ra câu chuyện mỗi ngày, thuyết phục đến nỗi người ta
thần tượng và tin tưởng tuyệt đối vào điều bác sĩ nói.
- Phan Bảo Long - một người em của mình, từng học Y ở ĐH Huế nên có nhiều kiến thức y
khoa. Long còn là vận động viên thể hình với lối sống lành mạnh, tích cực. Long chia sẻ
kiến thức giảm cân chuẩn y khoa (tức là các kiến thức có cơ sở khoa học được bác sĩ
khuyến nghị), xây kênh TikTok triệu views và xuất hiện khắp nơi trong các sự kiện kinh
doanh, khởi nghiệp. Long phát hành cuốn sách “Bye Béo” (kiến thức giảm cân), các khóa
đào tạo dinh dưỡng giảm cân, thực phẩm giảm cân…đều đắt hàng. Long là điển hình của
một người bình thường biết xây dựng tên tuổi rồi tạo ra cả một mô hình kinh doanh trên
MXH.
- Nguyễn Bích Thủy, cô gái sinh năm 1998, học trò của mình. Thủy nổi tiếng trên TikTok /
Facebook với những clip chia sẻ về kinh doanh và làm bánh bao. Đó chính là kênh
marketing cho thương hiệu bánh bao Thúy Đỗ quy mô 4 cửa hàng, đạt doanh số rất ổn kể
cả trong thời kì khó khăn năm 2023.

…và rất nhiều người đã thành công nhờ MXH rồi sau đó tận dụng tên tuổi để phát triển thương
hiệu riêng.

Hieu.tv
Khoảng 2 năm gần đây, Hieu.tv bỗng nổi tiếng nhờ những PODcast về tự do tài chính, đầu tư và
lối sống tối giản.Ban đầu mình không ngạc nhiên vì anh Hiếu vốn cũng nổi tiếng trong giới Digital
startup chục năm rồi và website ngochieu.info là địa chỉ ưa thích cho các anh em Digital thời đầu.
Nhưng cứ vài ngày thấy trong friend list có người chia sẻ video của anh Hiếu kèm những lời khen
ngợi hết mực thì mình phải đi xem lại nhiều lần.
Anh Nguyễn Ngọc Hiếu là người bạn khá thân của mình từ những năm 2010. Anh Hiếu khởi đầu
làm Web Master tại Sony, rồi sang VON (Việt Nam online network) làm Online Manager, phụ trách
các website đình đám trước 2010 như Yume.vn, rồi sang Ringier (tập đoàn truyền thông lớn của
Thuỵ sĩ) phụ trách các trang Bepgiadinh, Marry, Marrybaby…Có thể nói anh Hiếu là một trong
những người tiên phong và xuất sắc nhất xây dựng các sản phẩm số ở Việt Nam. Sau đó anh đi
Úc, làm tư vấn tại các tập đoàn lớn của Úc, rồi về Seedcom với vị trí Chief Product officer.
Thời gian này anh Hiếu hay về Việt Nam và mình hay mời cafe để hỏi thêm về những vấn đề xoay
quanh việc xây dựng sản phẩm. Lúc này anh Hiếu ít xuất hiện và ít giao lưu. Chỉ 2 năm nay, sau
khi không còn làm fulltime nữa thì mới bắt đầu làm Youtube, PODcast. Mình cứ nghĩ anh Hiếu nghỉ
hưu hẳn hoặc đi vào rừng khám phá thiên nhiên chứ (ừ thì sau 40 đàn ông hay có những sở thích
như thế). Nhưng Hieu.tv quả là một hướng đi vô cùng khác biệt, tinh tế và thông thái.
Hieu.tv đem lại danh tiếng quá rõ ràng, nhưng anh Hiếu kiếm tiền từ kênh như thế nào. Rất tiếc
mình không thể chia sẻ vì anh Hiếu không thích ồn ào và mình không nên đánh động sự tĩnh lặng
và an nhiên của Hieu.tv. Các bạn suy nghĩ một chút chắc sẽ hiểu ra thôi.

Ngày xưa muốn kinh doanh phải đi kiếm mặt bằng thì thời đại Social Commerce bây giờ sẽ thay
bằng đi tìm một nhân vật nào đó, làm cho họ nổi tiếng rồi sau đó bán hàng. Điều này không có gì
sai trái cả. Bán hàng bằng tên tuổi, bằng thương hiệu cá nhân là chuyện có từ hàng trăm năm nay.
Từ khi MXH phát triển thì hình thức đó càng trở nên dễ làm và đạt hiệu quả đáng kinh ngạc. Tuy
nhiên không nhất thiết phải xây dựng thương hiệu cá nhân thì mới bán được. Làm group, kênh
hay websitesite đều có thể tạo ra đơn.

Ví dụ Hội “Nghiện nhà” một thời rần rần trên Facebook. Bạn Admin đứng phía sau bán được rất
nhiều đồ nội thất (vì uy tín). Hoặc hội mẹ bỉm thì bán đồ chăm con, hội phong thủy bán vòng trầm,
hội xe moto bán quần áo phụ kiện….Cậu em Huỳnh Quang Minh có group dành cho dân LGBT
nam cực kỳ sôi nổi, cậu kết hợp với Trần Lâm và Trần Thanh Tùng tạo ra một sản phẩm nước hoa
vùng kín với tên gọi Loli & The Wolf bán cả tỷ doanh số mỗi tháng.

Như vậy nếu bạn có thể tạo ra một hội nhóm hàng ngàn người và có tương tác thật sự thì bạn đã
có thể kiếm tiền rất (hoặc rất rất) nhiều

Gần đây nhất có hội “Flex đến hơi thở cuối cùng” chỉ trong khoảng 1 tháng đã lên hơn 1 triệu
người. Nhiều hoa hậu, ca sĩ, doanh nhân, Idol, người nổi tiếng cũng vào để tham gia “Flex”. Nếu
mà admin muốn kiếm tiền thì chỉ cần thu phí đăng bài hoặc gắn link Affiliate thôi cũng kiếm được
tỉ đồng mỗi tháng. Nhưng có vẻ cậu admin cũng lường được các rủi ro nên đã tạm đóng nhóm
vào giữa tháng 7 năm 2023.

Nếu biết tạo ra một kênh (Fanpage, Website, Youtube hay Instagram) thì cứ thế định kỳ đăng bài
bán các sản phẩm, thu nhập từ Social Commerce không tệ.

- Kênh Ba Thức Food bán đồ ăn vặt (khô bò Gia Lai, mực khô..) những thứ không mới nhưng cách
làm mới đầy hấp dẫn khiến mọi người hứng thú. Vợ chồng Thức tự livestream cùng với các bạn
nhân viên, mỗi phiên bán được cả trăm triệu. Ba Thức Food được mời đi khắp các địa phương
tham gia chiến dịch livestream bán nông sản hỗ trợ bà con, còn được TikTok mời qua cả
Indonesia trưng bày sản phẩm. Gần nhất tháng 07. 2023, Thức khoe lên VTV1. Từ một người bán
hàng online trở thành thần tượng của giới trẻ khởi nghiệp trong một đêm là có thật
- Kênh Tây Bắc TV, Huha foods, Chim sẻ foods cũng đang tăng trưởng rất nhanh và tạo ra doanh
số tiền tỉ. Mỗi clip đạt tới cả triệu views và ngàn lượt đặt hàng, thật sự choáng ngợp.

- Kênh Mộc Nhân có lẽ nổi tiếng sớm nhất. Phong cách học từ Lý Thử Thất (bên Trung Quốc),
kênh này đưa ta đến những làng quê mộc mạc, những cảnh giếng nước hồ sen, bếp lửa bập
bùng. Những sản phẩm làm thủ công bằng nguyên liệu thiên nhiên của Mộc Nhân được ưa
chuộng và bán khắp toàn quốc.

- Kênh Hana Ban Mê: Hà đen (nickname của Nguyễn Thu Hà), một cô gái trẻ Tây Nguyên có
giọng nói thân thương. Môi ngày Hà đều có vài clip tâm tình về cuộc sống gắn chặt với nương rẫy.
Lượng views cả triệu. Hà đen thực sự nổi tiếng và được yêu thương, nhờ đó bán được rất nhiều
sản phẩm cafe, nông sản Tây Nguyên.

- Kênh Huyền sầu riêng: một cô gái Tây Nguyên buôn sầu riêng có những clip TikTok cả triệu
views. Ai bảo nghề buôn là chợ búa? Xem clip của Huyền rất dễ thương, nhí nhảnh, như một cô
gái thành phố đang say mê những vườn sầu. Có lẽ vì thế mà Huyền dễ chiếm được cảm tình của
mọi người.

Ba Thức Food - ngoài đời sao thì trên mạng vậy. Đó là chìa khóa để từ nông dân thành ngôi
sao.

Kênh Ba Thức Food đi lên bằng cách tạo ra các video về quá trình làm ra các gói bò khô đậm vị
Gia Lai, cũng như chia sẻ niềm vui nghề bán hàng. Khi video lên xu hướng được 3 - 4 ngày thì bắt
đầu nhồi thêm ads để tăng giá trị chuyển đổi, đồng thời đẩy thêm Affiliate qua những KOC review
sản phẩm.

Đây là công thức phổ biến (và dễ làm) cho những ai muốn vận hành tinh gọn. Chỉ cần đội ngũ hơn
10 người đã tạo ra doanh số tiền tỷ mỗi tháng, lợi nhuận hàng trăm triệu.

Bài học của Ba Thức gói gọn trong những điều cơ bản sau:

- Chuẩn chỉnh sản phẩm mẫu: hình ảnh, bao bì, nhãn mác cần thể hiện sự đầu tư và tâm
huyết. 50% người mua bò khô không phải vì ngon (đã ăn đâu mà biết), mà vì cách vợ
chồng Thức tâm tình câu chuyện. Để làm thế thì cần có kịch bản sẵn và chuẩn bị các góc
quay thú vị. Có clip nói về công dụng, chức năng sản phẩm, có clip đơn giản chỉ là đi thăm
chuồng bò hay clip sắp xây dựng xưởng mới sẵn cảm ơn khách hàng….Cái chất mộc mạc
của dân quê được Ba Thức truyền tải rất rõ nét và đậm đà như mùi vị khô bò vậy.

- Thu hút được KOC review làm Affiliate: vợ chồng Ba Thức rất chịu khó xuất hiện tại các sự
kiện và xây dựng mối quan hệ với các KOC. Nhờ thế mà họ có thể đẩy được Affiliate trên
nhiều kênh mạnh với chi phí thấp. Nhiều KOC thấy sản phẩm Ba Thức tốt còn tự nguyện
gắn link affiliate để bán luôn. Tưởng tượng là có 100 KOC gắn link affiliate và mỗi ngày họ
bán một đơn thì bạn đã có 100 đơn rồi..
- Khai thác được tính đặc sản, món ngon, món lạ vùng miền…dù khô bò là món không quá
hiếm nhưng vẫn mang tính đặc trưng Tây Nguyên, thu hút được sự tò mò của phần đông
những người ở địa phương khác.

Social Commerce bùng nổ nhờ các nhóm chat


Khác với nhóm thông thường, các nhóm chat trên Zalo hay Telegram hay Facebook thiên về
chuyện truyền thông tin hơn. Mọi người tham gia vào nhóm để cùng tìm hiểu một số chủ đề cụ
thể. Người chủ nhóm nếu biết điều hướng sẽ bán được hàng.

Chẳng hạn có rất nhiều nhóm chat hướng dẫn cách mở tài khoản chứng khoán và nhận định thị
trường hàng ngày. Đây là điều hợp lệ và công khai, chủ nhóm kéo được ngàn người vào chat và
mở được vài trăm tài khoản thì hoa hồng trên giao dịch thu về không hề ít .

Zalo là công cụ mua bán BĐS tốt nhất. Chỉ cần định vị map, video cận cảnh và tấm hình cuốn sổ
đỏ. Đếm sơ sơ mỗi năm giao dịch tỷ đô.

Livestream bán trực tiếp tới người tiêu dùng cắt khâu trung gian.
Người người nhà nhà livestream, doanh nghiệp muốn tồn tại phải livestream hay làm video
content. Đây là điều đang diễn ra tại Trung Quốc và Việt Nam thường sẽ đi theo sau 3 năm.

Nguyễn Thành Hiếu (Velacorp) tháng 06.2023 qua Trung Quốc đi một vòng các nhà máy, công ty
phân phối lớn đã chứng kiến sức mạnh khủng khiếp của nền công nghiệp livestream.

- Công nghệ: dùng AI (trí tuệ nhân tạo) để tạo mặt nạ, chạy 2 hệ thống quay song song tại 2 nơi
khác nhau, độ trễ live gần như không có dù ở bất kì đâu.

- Thanh toán và giao nhận tuyệt hảo với chi phí siêu thấp.

- Có những làng livestream quy tụ hàng vạn người cùng làm, với đầy đủ hệ sinh thái hỗ trợ:
phòng, thiết bị, mạng, kho, hậu cần, trường đào tạo…Mỗi làng như thế này có thể đẩy đơn cho
ngàn nhà máy.

Livestreamer có thu nhập chẳng kém gì bất kì ngành nào mà có thể làm tự do, nhiều người sẽ
nhận ra là thay vì tốn 4 năm Đại học thì chỉ cần 4 tháng học livestream là đã có thể bắt đầu đi
làm. Rồi học livestream cũng sẽ giống như đi học MC, học hát, học diễn xuất…những nghề vừa
gắn giữa việc kiếm tiền với cuộc sống mang tính giải trí.

Trải nghiệm đầu tiên của mình với livestream là khi được mời về Cần Thơ tham gia buổi livestream
tư vấn tuyển sinh của trường Đại học FPT Cần Thơ giữa năm 2021. Thật sự ngạc nhiên về cơ sở
vật chất và độ chuyên nghiệp của trường bao nhiêu thì còn kinh ngạc về kết quả của buổi tư vấn
bấy nhiêu.

Số liệu vô cùng kỷ lục, tiết lộ bởi chính Phan Trung, Head of Marketing Đại học FPT Cần Thơ:
“ Một buổi livestream:
- Hơn 100.000 lượt theo dõi. Gần 70.000 lượt xem. Lượt share - like - comment - inbox: các chỉ số
đều vượt 5 lần.

- Hoàn toàn là do truyền thông tự nhiên chưa nhờ vào kênh quảng cáo nào. Chúc mừng cả
nhóm, các chỉ số đều nhân ba so với năm 2020! Nếu chỉ chạy ads hay PR thì rất khó đạt được
những con số như thế (với ngân sách bỏ ra rất ít)”.

Bí quyết: Trung đã mời được những anh em chủ doanh nghiệp rất chất tới chia sẻ với sinh viên.
Họ tự biết nói lên câu chuyện và cơ hội của ngành. Tất nhiên chi phí rẻ thôi vì đa phần anh em
đều mang tâm thế đi hỗ trợ trường.

Đó là lần đầu tiên mình tin livestream hiệu quả thật.

Đến lần thứ hai là câu chuyện livestream bán 6 tấn cam bóc Phủ Quỳ của cô em Lê Na.

Đến nông dân cũng livestream bán hàng

Đây là thành quả của một chủ vườn cam ở Quỳ Hợp - Nghệ An với sự giúp đỡ của Giám đốc
Gumac Lê Thành Vân và Nguyễn Thị Lê Na, cô gái tiên phong bán nông sản với nhiều câu
chuyện rất cảm hứng. Sức mạnh của mạng xã hội và livestream thật kì diệu. Mô hình bán hàng tại
farm tới tận cửa bếp càng rõ hơn bao giờ hết.

“Chu choa là vui mừng cả nhà ơi!

Như vậy là sau 2 ngày nhờ sự hỗ trợ của bạn Lê Thành Vân chủ tịch của Gumac mà Cam bóc
Phủ Quỳ đã đạt hơn 6 tấn đặt hàng, trong đó suýt soát 4 tấn (3 tấn 96) là từ page Gumac và hơn
2 tấn là từ trang cá nhân của Vân và của mình. Hiện tại, nhóm vẫn chưa check hết mà chỉ mới
đếm tạm qua thôi, nên chắc chắn số lượng cao hơn thế nữa.

Lần đầu tiên trong lịch sử bán hàng của mình có thể bán được số lượng lớn như thế trên
livestream (trước đây, mình từng bán một tút sầu riêng được 1 tấn là cao nhất rồi). Thật sự là tuyệt
vời không biết nói sao cho hết đây nữa. Thậm chí mình còn nghĩ rằng đây có thể là một hướng đi,
một con đường mới cho nông dân Việt Nam.

Những ngày này ở Nghệ An nắng nóng lắm, cam gần như bị héo mềm trên cây, nhà nào muốn
giữ quả là đêm đêm bắt đầu phải kéo vòi đi tưới rồi. Chỉ mong nắng sẽ dịu đi, và đừng mưa
giông đột ngột kẻo lại trút hết như câu chuyện 11 năm về trước của gia đình mình.

Tiếp tục mong được mọi người chia sẻ, lan tỏa thông tin về Cam bóc Phủ Quỳ để thật nhiều, thật
nhiều, thật nhiều người tiêu dùng khắp cả nước biết tới hơn nữa ạ”.

Giữa tháng 5 năm 2023, TikTok tung ra chương trình hỗ trợ các nhà nông bán TikTok Shop. Họ
mời rất nhiều thần tượng bán nông sản tiền tỷ lên sóng và tổ chức chương trình đào tạo khắp các
tỉnh để giúp nông dân làm chủ kỹ năng TikTok. Qua đó rất nhiều tấm gương được hé lộ: kiếm tiền
tỷ bằng cách ngồi ở quê xây kênh bán toàn quốc, rất nhiều nông dân sau một đêm trở thành ngôi
sao được lên báo lên TV.
“Yody live stream”
Sân khấu hoành tráng với hơn 200 con người, đầu tư nhiều tỉ đồng cho sự kiện và hàng tỉ đồng
chạy Facebook ads. Yody livestream cạnh tranh spotlight ngang ngửa với các sàn TMĐT lớn.
Yody thành lập từ 2013 bởi Nguyễn Việt Hoà, sinh năm 84, cửa hàng đầu tiên ở quê nhà Hải
Dương. Tập trung vào phân khúc thời trang công sở (sơmi, đồng phục từ 300-500). Tới 2016 Yody
có 16 cửa hàng, Hoà đi học về quản trị, nhân bản doanh nghiệp, rồi tới các Kỹ năng truyền cảm
hứng, văn hóa doanh nghiệp. Văn hoá Yody rất “dị”, kiểu như 8h đứng vỗ tay và trưa thì ra nắng
nhảy nhót. Hoà cũng đi dạy về doanh chủ, mục tiêu là để tìm kiếm các đối tác có năng lượng phù
hợp để mở cửa hàng. Hoà có ước mơ mãnh liệt biến Yody thành Zara Việt Nam. miệt mài mở
chuỗi từ 2017 tới giờ có 200 cửa hàng, bằng hình thức cho các Manager góp vốn tại từng cửa
hàng. Rồi mở nhà máy rất lớn ở Hải dương
Những điểm độc đáo nhất của Yody:
- Đào tạo nội bộ liên tục: từ tầm nhìn, sứ mệnh, Kỹ năng, teamwork, có hẳn xe đưa đón
nhân viên từ Hà Nội về Hải Dương, có ăn trưa miễn phí. Anh em chỉ yên tâm mà làm việc.
- Thử thách bản thân: chạy, thi Ironman. Lãnh đạo cũng đứng ra bán hàng, livestream. Yody
có đội core team sẵn sàng chiến đấu khô máu cho mục tiêu IPO.
- Sản phẩm đơn giản, dễ mặc, giá hợp lý. Những dịp khai trương giá còn giảm rất hấp dẫn
đến dân tỉnh lẻ vẫn mua được.
- Quyết tâm chuyển dịch online. Tới 2020 mới đẩy mạnh nhưng có hẳn một đội đông đảo
chỉ làm livestream và một đội Tech 70 người làm hệ thống Ecom.

Gumac livestream
Trong sự kiện bán hàng 6.8.2021, Gumac đã tổ chức một buổi livestream suốt một ngày. Lần đầu
tiên từ CEO đến trưởng bộ phận và nhân viên đều thay nhau livestream. Chẳng ai giỏi về diễn
xuất, không phải ai cũng đẹp và nói hay, nhưng cảm xúc và năng lượng thì kéo dài không ngớt từ
sáng tới tối. Hơn 1 tỉ/ ngày nhờ livestream là con số đáng để nói. Có thể không lãi (bán 1 tỉ ngày
vẫn có thể bị lỗ- đó là điều kì cục của Ecommerce và bạn sẽ biết tại sao trong các phần sau)

Chiến thần Livestream. Nữ hoàng phòng Live

Gần 80.000 người xem Live trong cùng một thời điểm, Gần 2.000 - 4.000 người đang mua hàng,
Phá đảo và giành vị trí Top sever tại Việt Nam. Doanh số chục tỷ trong vòng mấy giờ.

Đó là những mỹ từ để nói về phiên Livestream của Võ Hà Linh tháng 5.2023 vừa qua. Nhà mình 3
đời làm marketing chưa thấy khi nào kinh khủng như thế.
Về năng lực của Hà Linh thì không phải bàn rồi. Tuy nhiên không có những thứ học được và
những cái không thể học. Ta sẽ cần biết cốt lõi chuyện livestream thành công của Hà Linh là gì.

Mình ngồi với Trần Thanh Bình (Polomanor), Bùi Như Ý (Vibula), Phan Minh Thức (Ba Thức Food),
Trần Lâm (Jul House/Maccaland) để mổ xẻ kinh nghiệm Livestream TikTok từ các thần tượng đã
bán được live hàng tỷ. Đó là việc chúng mình hay làm, để rút ra bài học áp dụng cho các anh em
kinh doanh online. Khen, chê không quan trọng bằng việc học được gì. Người ta kiếm tiền tỷ thì
mình cũng phải kiếm được tri thức chứ!
Trần Lâm phân tích:

Nói về lượng truy cập thì buổi live của Hà Linh phá vỡ mọi kỷ lục đến lúc này. Tuy vậy không chỉ
do sức hút từ Hà Linh mà do TikTok đã đẩy view cho livestream. Đây là chiến lược marketing của
TikTok: đẩy các idol trong từng ngành lên thành hiện tượng để thu hút truyền thông hướng về Tik
Tok. Tất nhiên vì đây là buổi livestream của Hà Linh và Brand lớn nên TikTok mới đẩy view, còn
nếu bạn là một shop hoặc một Affiliate bình thường thì …mơ đi.

Bên cạnh đó thì việc Hà Linh lên bài thông báo trước trên kênh mình, các kênh vệ tinh đăng rất
nhiều cũng giúp cho buổi livestream thu hút người xem.

Kết quả là mắt xem liên tục trung bình 60k view, tổng hơn 13.000 view, con số quá khủng.

Thêm nữa toàn deal hot nhất trước giờ của các nhãn hàng: Deal 1 tặng 1, Deal giảm sâu hơn giá
bán...Nhãn hàng thì nổi tiếng, sản phẩm đang hot trên thị trường, nên có thể nói là cực kỳ dễ
chuyển đổi, thực tế là chưa kịp khởi động đã có sản phẩm cháy hàng”.

Mình tin đây là live có chuyển đổi tốt nhất trước giờ của TikTok. livestream trên kênh KOC ra số
tốt nhất, triển khai đều hàng tháng để giúp tăng trưởng doanh số cho doanh nghiệp”.

Livestream có lãi không?

Câu hỏi thú vị. Thực tế nhiều buổi live tiền tỷ vẫn lỗ vì: giảm giá, hoàn huỷ, tiền book KOL, tiền
ads, tiền hàng....còn chưa chắc lãi được thương hiệu.

Tuy vậy nếu livestream cẩn thận vẫn lãi. Chẳng hạn Ba Thức Food mỗi phiên livestream doanh số
300 triệu, dùng nhân sự trong nhà làm, thì vẫn có lãi được hơn chục phần trăm. Mỗi tuần vài lần
live thì chỉ cần một lần có lãi và mấy lần kia không lỗ là được.

Tuy vậy nếu làm không cẩn thận thì lỗ như thường. Trần Lâm than thở: “Tự live thì chỉ cần
2.500.000đ đã hoà vốn, thuê KOC thì cần đến 67.000.000 mới hoà vốn”.

Bán được nhiều thì ai cũng thích, book được nhiều KOC để livestream thì ai cũng ghiền, nhưng
xong nhớ đếm lại lời lỗ để có thể hiểu điều gì đang xảy ra để còn điều chỉnh cho phù hợp, chứ tự
livestream và booking KOC để livestream khác nhau xa lắm.

- Chi phí thuê livestream thuê KOC thì toàn chục triệu, nhà tự livestream thì chi phí lương cộng
phụ cấp không tới 1 triệu - "chi phí cố định".

- KOC livestream thì phải giảm giá sâu, mua 1 tặng 1, quà tặng cho khách, nhà tự livestream thì
giảm ít cho có ưu đãi thôi "biến phí".

Từ chi phí cố định và các biến phí phát sinh khi triển khai các hoạt động các bạn nên tính kĩ để
biết điểm hoà vốn từng trường hợp là gì mà khi triển khai điều chỉnh cho phù hợp.

Lê Thành Vân - rút ra bài học: “Livestream là cách bán hàng mới, thật ra cũng không còn mới
nữa, chỉ là thuận tiện hơn vì TikTok là sự kết hợp thuận tiện cho khách hàng mua sắm. Khách của
mình ở đâu thì mình ở đó thôi. Không chỉ có livestream mà còn bán hàng qua video ngắn trên
Facebook, TikTok... vẫn đang có rất nhiều người bán hàng rất tốt rất hiệu quả, không livestream
cũng chẳng sao, tất cả là sự phù hợp bởi chẳng phải ai cũng mua hàng trên livestream cả.

Nước lên thì thuyền lên, đi trước quá thì cũng chưa phải là cách hay, cứ là đúng lúc đúng thời
điểm để đỡ tốn nguồn lực, đỡ phải hao phí thời gian ngóng trông, và Gumac cũng đã từng bị
thao túng tâm lý bởi sàn khi lúc nào cũng đứng top và dần tự bào mòn chính mình khi chạy theo
sàn và giảm giá. Lần sau cứ thế giảm mạnh hơn lần trước. Khiến việc vận hành cũng rối rắm, đội
ngũ thì đôi khi cũng ảo tưởng về thương hiệu mình khi lúc nào cũng top đầu. Khiến mọi thứ đi
xuống, lỗ rất nhiều dù doanh thu rất cao.”

Social Selling
“Có tiếng mà không có miếng” là câu cửa miệng của rất nhiều người trước đây khi sở hữu những
tài năng đặc biệt, hoặc được vinh danh thì vẫn không kiếm được bao nhiêu so với những bạn kém
tiếng hơn.
Như bản thân mình, tuyển thẳng đại học, rồi cầm 2 bằng đại học Bách Khoa và Sư phạm ra trường
vẫn bắt đầu với mức lương tầm trung suốt mấy năm, thua xa các bạn làm các ngành kinh tế. Để
kiếm thêm thu nhập, kĩ sư công nghệ bọn mình vẫn phải tìm các việc lập trình freelancer, tranh
thủ buổi tối hay cuối tuần cắm đầu trên máy tính, đánh đổi không ít sức khỏe và tuổi trẻ. Nhiều
bạn cứ đi mãi theo con đường đấy quá 30, sức cạnh tranh kém đi và thời gian eo hẹp hơn thì
cũng chỉ đủ sống giữa thành phố ngày càng đắt đỏ. Dù rất giỏi chuyên môn.
Nhiều bạn có những tài lẻ như đàn hát, nhảy múa, vẽ tranh…cũng phải gác đam mê để lao vào
những công việc chuyên môn trái sở trường và cứ mãi lặn ngụp trong vòng xoáy đó. Để rồi sự
nghiệp lưng chừng mà tài năng thui mòn.
Cho đến khi internet bùng nổ, blog/forum rồi Youtube Facebook rồi Instagram TikTok là môi
trường rộng lớn đón nhận mọi loại tài năng để mọi người được thoả với đam mê và nhận về
những giá trị tương xứng với danh tiếng của mình. Từ tri thức và danh tiếng đến thịnh vượng càng
gần hơn bao giờ hết.
Nếu đã đọc tập 1, các bạn hẳn biết về những tấm gương đã gây dựng danh tiếng dựa trên tri thức
- trải nghiệm - sức lan toả của mình, để trở thành “idol” trong các nhóm cộng đồng, và xây dựng
nên các sản phẩm tri thức (khoá học, tư vấn, sách, đầu tư..) vô cùng hiệu quả. Đó là:
Thái Phạm: Happy.live
Nếu vẫn theo nghề Marketing thì anh Thái vẫn là một nhân tố xuất sắc với mức thu nhập rất cao
tại Vinamilk. Nhưng anh đã kiếm được gấp nhiều lần mức đó với vai trò là người truyền lửa, huấn
luyện đầu tư chứng khoán. Điều có lẽ khiến anh Thái sẽ hạnh phúc nhất là 80 triệu lượt xem các
video trên Youtube. Hàng triệu bạn trẻ đang hàng ngày đọc sách theo dõi các bài viết của anh để
trở thành một phiên bản tốt đẹp hơn. Việt Nam cần nhiều người có tầm ảnh hưởng tích cực như
anh Thái không kém gì các sản phẩm sữa của Vinamilk.
Nhưng anh Thái không chỉ dừng lại ở một nhà truyền lửa hay một huấn luyện viên chứng khoán.
Điều này dĩ nhiên đem lại danh tiếng và thịnh vượng nhưng điều to lớn hơn vẫn còn ở trước mắt.
Cả một hệ sinh thái đang dần hình thành, từng bước một, vững chắc và đều đặn như một runner.
- B1: Xây dựng danh tiếng bằng các video miễn phí trên Youtube và các bài viết về đầu tư,
chứng khoán trên Group Facebook, website Happylive.com và trang cá nhân.
- B2: các hoạt động xây dựng đội nhóm như chạy bộ, offline, livestream để tạo ra một lượng
fan đông đảo, tự nguyện.
- B3: tạo ra các sản phẩm “thiết yếu” và “dễ sử dụng”. Bộ sách Đầu tư chứng khoán giá
không rẻ, không sale off mà luôn bán rất chạy. Khoá học đầu tư tại Sài Gòn, Hà Nội không
rẻ nhưng luôn kín chỗ. Tới B3 thì danh tiếng đã thực sự song hành với tài chính và sẽ liên
tục gia tăng theo thời gian.
- B4: nếu chỉ dừng lại ở B3 thì mô hình vẫn có thể sao chép hoặc bị cạnh tranh bởi các idol
trẻ hơn hấp dẫn hơn. Công nghệ sẽ tạo lợi thế. Kungfu Stock Pro là 1 bộ công cụ hỗ trợ
đầu tư rất mạnh mẽ, vừa kết hợp các tiện ích phân tích tài chính như các công cụ khác mà
lại bổ sung thêm các tri thức riêng từ anh Thái. Ban đầu bán cho các “fan” và dần dần phổ
biến ra cả thị trường. Chi phí sale, marketing gần như bằng 0. Có kiểu bán nào mà hiệu
quả hơn thế. Gần đây, Fiinhay được đầu tư 25 triệu $, AZFin 5 triệu $, thì việc Kungfu
Stock Pro được định giá vài triệu $ chỉ là chuyện anh Thái có muốn hay không thôi.
- B5: tiếp tục tìm thêm các sản phẩm tài chính, đầu tư và công nghệ để thêm lựa chọn cho
fan và gắn kết thành viên.
- B6: Kungfu Stock hay Thái Phạm có thể trở thành một “trường phái”. Ai mà biết được. Lúc
đó “đế chế” Thái Phạm lại quá khủng khiếp rồi.
Hãy đọc lại tập 1 và đoạn này rồi nghiền ngẫm về mình rồi đọc các case tiếp theo. Bạn sẽ nhìn
thấy con đường.

Tất nhiên anh Thái, anh Hiếu.Tv là những con người xuất sắc về chuyên môn, có bề dày thành tựu
và có phong thái sống độc đáo nên việc họ thành “idol” và tạo ảnh hưởng không quá ngạc nhiên.
Vậy với một người “bình thường” hơn thì có thể không. Ngạc nhiên là có quá nhiều case study để
chúng ta phải tròn mắt.

Dương Trọng Nghĩa - từ đòi nợ đến Founder


Sinh năm 1992, quê ở Kiên Giang, vùng đất miền Tây sông nước xa xăm, Nghĩa lên Sài Gòn học
Đại học Công nghiệp 1 năm rồi bỏ ngang vì khi đi nghe các hội thảo về Internet Marketing (một
số đa cấp núp bóng, hầu như sinh viên nào cũng từng bị vướng vào, đến bây giờ nhiều người vẫn
nghĩ bán hàng online là đa cấp). Được truyền quá nhiều cảm hứng và thấy không còn muốn học
nữa, Nghĩa về nhà xin ba cho nghỉ 1 năm để dấn thân vào con đường Internet Marketing. Bắt đầu
với SEO, MMO từ 2016, Nghĩa đi lên từ những công việc bình thường như viết content, chạy ads,
bán hàng online…Ngoài giờ thì lân la trên các group Digital Marketing, tham gia các sự kiện kết
nối với đàn anh. Không phải tuýp người quá xởi lởi, lại hơi khó gần, chưa từng đi làm cho các tập
đoàn lớn, phong cách thường thấy là dép tổ ong và áo thun quần vải. Không mấy người có ấn
tượng hay đặt niềm tin vào Nghĩa. Thực tế Nghĩa cũng lạc trôi qua rất nhiều công việc, mông lung
giữa các cơ hội. Đó là thời kì Ecom đang bùng nổ và rất nhiều bạn trẻ cùng tuổi Nghĩa đã lao ra
ngoài nhập hàng, vít ads, bán sàn….Số thành công khoe xe nói đạo lý rất nhiều. Nghĩa hiểu vận
hội của mình sắp tới và con đường chắc chắn sẽ là kinh doanh online. Nhưng làm sao tìm được
“long mạch” và “gió đông”?
Sau thời gian tích lũy năng lực và các mối quan hệ, tới 2018 Nghĩa lập team làm dịch vụ Digital
Marketing cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân bán hàng online. Dự án có, tiền đủ trả lương,
nhưng khá chật vật và luôn trong tình trạng “đói” cơ hội, vì Nghĩa không có đủ thương hiệu cá
nhân để được chọn mặt gửi vàng.

Và cơ duyên bắt đầu từ những điều thật buồn cười.


Nghĩa đăng kí khoá học viết content từ một đàn anh, qua những lời quảng cáo có sức thôi miên.
Nghĩa mong rằng học xong sẽ trở thành phù thuỷ ngôn từ và kiếm được nhiều tiền nhờ nghề
Content Freelancer khá hot lúc đó. Học phí 12 triệu bằng cả tháng thu nhập, nhưng đã chơi là
không tiếc. Cuối cùng tiếc thật vì khoá học không hề đáng giá như mong đợi, tới 50% là những
màn nhảy múa lên tinh thần và những kiến thức quá căn bản. Thất vọng hoàn toàn và cảm thấy
không được tôn trọng, Nghĩa xin nghỉ và đòi tiền học phí (khoá học hứa sẽ hoàn tiền nếu không
hài lòng) nhưng năm lần bảy lượt không đòi được mà còn bị rất nhiều nick dè bỉu. Cảm thấy bị xúc
phạm và không muốn nhiều người mất tiền oan như mình, Nghĩa quyết định làm hẳn một loạt các
clip và đăng bài khắp các group để đòi lại số tiền chính đáng. Chuyện của Nghĩa được rất nhiều
anh em Digital/ Ecom đồng cảm và share liên tục tạo nên một cú viral náo loạn Facebook một
thời. Vẫn không đòi được nợ, Nghĩa quyết định chơi lớn bằng cách làm hẳn một websitesite đòi
nợ, đi xuyên Việt ôm tấm bảng đòi nợ, còn chạy ads từ nguồn tiền ủng hộ của mọi người. Các bạn
search “Dương trọng nghĩa đòi nợ” sẽ rõ. Chuyện này có nhiều tranh cãi nên mình không đi sâu.
Kết quả đòi nợ không phải là số tiền mà là những vận hội mà Nghĩa có lẽ cũng không hề nghĩ tới:
- Sự nổi tiếng: dĩ nhiên. Mình không biết Nghĩa là ai và vốn cũng không thích những lùm
xùm bóc phốt nhau trên cộng đồng nhưng quả thực vẫn phải chú ý nhiều lần cái tên này.
- Mối quan hệ: với một loạt idol, người có ảnh hưởng, admin group, người làm chuyên môn
trong ngành, nếu mà tự đi xây dựng quan hệ theo cách thông thường thì có lẽ mất vài
năm.
- Tài lẻ: Nghĩa bỗng khám phá ra khả năng viết bài theo lối “cà khịa” đầy sức hút lẫn khả
năng làm clip “bựa” và cả năng lực xây một websitesite chỉnh chu có chuyển đổi. Và đây
chính là hành trang cho Nghĩa tiến xa trên con đường chuyên môn nhiều năm sau
Tất nhiên không ai đi xa chỉ nhờ chuyện bóc phốt và Nghĩa không hề có ý định lên đời theo cách
đó. Kết thúc việc không đáng có, Nghĩa tập trung xây dựng một nhóm freelancer tập trung vào 3
mảng:
- Content bán hàng: là những bài viết về sản phẩm/ dịch vụ theo lối “mạng” có sức nặng.
Nghĩa khám phá ra sự thật thú vị là mỗi nhóm độc giả trên mạng lại có gu đọc, tiếp nhận
thông tin rất riêng chứ không phải cứ văn hoa là được. Ví dụ nhóm khách thu nhập thấp ở
miền Tây rất thích lối viết hài, bựa, hơi thổi phồng, cách xưng hô thân tình, thậm chí sai
chính tả lại tốt. Kem trắng da, son, kẻ mắt..hàng loạt nhãn hàng nội địa đã thâm nhập vào
nhóm khách này bằng những content kiểu hai lúa như thế này. Và kinh nghiệm phong phú
từ đợt đòi nợ khiến Nghĩa vô cùng tự tin sáng tạo nên những bài viết kiểu như thế, có
chuyển đổi cao. Đến giờ Nghĩa được công nhận là một người viết content có độ quái dù
vẫn thường xuyên sai chính tả.
- Landing Page: Nghĩa đăng kí làm đối tác của Ladipage (mình có viết về Ladipage trong
tập 1, gần đây họ lên Shark Tank và được shark Bình đầu tư). Vừa được hưởng % trên đơn
Ladipage, vừa thu tiền dịch vụ Ladipage, vừa thu tiền content, vừa được tăng danh tiếng.
Nhờ vậy Nghĩa lên rất nhanh, team 6 người làm không hết việc, mức thu nhập hàng trăm
triệu mỗi tháng.
- Xây các phễu chuyển đổi: chạy ads kéo traffic tạo thành lead để bán các dịch vụ, đặc biệt
là các sản phẩm đào tạo trực tuyến.
- Bán hàng: khi làm dịch vụ ads/ content/ landing page cho Khách, Nghĩa phát hiện ra rất
nhiều sản phẩm ngách tiềm năng bán rất tốt mà chưa mấy ai làm. Sẵn tiền và kiến thức,
Nghĩa nhập hàng luôn từ xưởng rồi tự làm marketing tự tổ chức đội sale. Ví dụ đợt trước
dịch Nghĩa làm website concumeo.com bán những mảnh gỗ nhỏ để ghép lại thành các
mô hình đơn giản, trẻ con hay người lớn đều có thể chơi vừa vui vừa rèn sự khéo léo.
Nhập từ xưởng có 40,000, giá bán lên tới 300k, trừ hết các chi phí còn lãi được 100k/ bộ,
mỗi ngày bán hơn 100 đơn. Mô hình siêu tinh gọn: Nghĩa tự nhập hàng, tự làm Landing
Page, tự viết content, tự chạy ads, thêm một bạn nhân viên chốt đơn rồi đóng gói đợi GHN
tới lấy đi ship; tiền nhận qua Bank/ MoMo hoặc COD. Thời điểm Covid 1, Nghĩa bán rất tốt
vì khi đó trẻ con thì rảnh rỗi còn người lớn thì stress, ai cũng muốn có một thứ đồ chơi để
quên đi thời gian. Một thời gian sau nhu cầu không nhiều nữa, giá quảng cáo tăng, rồi
Covid 2 làm vận chuyển bế tắc, Nghĩa dừng dự án. Tiền kiếm được bằng vài năm lương
của một Senior Manager tại một công ty lớn với thời gian và kỹ năng tương đương. Rồi cứ
thế Nghĩa đi tìm các mô hình ngách khác.
- Đào tạo: ban đầu Nghĩa tuyển nhân viên đào tạo về LadiPage và content để giao việc rồi
thấy nhiều người cũng cần học để tự làm nên mở lớp. Vừa có tiền học phí (không hề ít, 1tr/
khoá * vài chục người/ tháng), vừa bán được Ladipage vừa có dự án marketing. Nghĩa còn
tạo khoá học trên Kt.city (đọc tập 1 phần nói về Thế Khương) và có luôn thu nhập thụ
động.
Với danh tiếng, năng lực chuyên môn, mối quan hệ và tinh thần khám phá liên tục, mình biết chắc
Nghĩa sẽ còn sinh ra nhiều mô hình kiếm tiền hiệu quả nữa, hoàn toàn dựa trên những gì bạn đã
gầy dựng. Tất cả chỉ mất 5 năm- con đường không hề khó hay độc lạ, nhưng hiệu quả tài chính
bằng 10 năm của một người bài bản hơn.
Mình không có ý định tôn vinh hay cổ vũ các bạn làm theo kiểu của Nghĩa. Có người thích làm
freelancer cũng có người thích đầu quân cho tập đoàn. Xã hội có sự phân công và mọi ngành
nghề vừa bổ trợ vừa phụ thuộc vào nhau. Nghĩa kiếm được tiền cũng nhờ những bạn shipper của
GHN hay bạn Coder ở LadiPage đang làm công việc thầm lặng hơn.
Nhưng mình luôn cổ vũ các bạn trẻ hãy mạnh dạn bước ra cuộc sống sớm, dấn thân tìm đường và
khai phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân để làm giàu chính đáng như Nghĩa. Nếu cứ ngồi
trên ghế nhà trường, chắc giờ này Nghĩa vẫn chỉ là một anh chàng công sở khó ưa hoặc lông
bông giữa các con đường xuôi ngược đô thị nào đó. Nhờ sự dấn thân, không đầu hàng nghịch
cảnh, nhờ khát khao để đón những vận hội tạo ra liên tục trong thế giới Internet, Nghĩa đã tìm
thấy con đường của mình.
Hiện Nghĩa vẫn song song vận hành mảng dịch vụ mang tên KP03 vừa vận hành 2 chuỗi cửa
hàng là Shamdi (bán đồ quần áo tập thể thao), Lipsticks Box (bán đồ trang trí phòng ngủ cho các
quý cô sang chảnh). Nghĩa còn là gương mặt quen thuộc chia sẻ cho các sự kiện về Marketing, và
đứng phía sau hỗ trợ cho rất nhiều idol mở các chương trình đào tạo online.
Nói chuyện với Nghĩa thấy một thế giới underground của những bạn trẻ đang lăn xả kiếm tiền ở
đủ mọi ngóc ngách của thế giới Internet. Có bạn bán những bài viết chuẩn SEO chỉ có 30k/ bài,
có người bán template Canva cho dân Mỹ kiếm tiền $, có chị bán khóa học Yoga 500k, lại có anh
nhận design trên Fiverr với giá 10$. Những con số có thể nhỏ bé và lắt nhắt nhưng người siêng
năng vẫn có thu nhập cả ngàn đô còn người khôn lanh hơn kiếm được hàng trăm triệu.
Điều này khiến nhiều người phải định nghĩa lại khái niệm học và làm việc. Học, có bắt buộc là
Cao đẳng/ Đại học hay Sinh/ Hóa/ Y/ Tin ….Học hiểu đơn giản hơn là trang bị một vài Kỹ năng để
có thể làm được việc (ví dụ viết, làm clip, vẽ, thu âm…) và những cái này hoàn toàn có thể học rất
nhanh bằng các khóa online chứ không phải đến trường để nhận bằng cấp. Làm việc, có bắt
buộc là phải đến văn phòng rồi thăng tiến từ nhân viên lên trưởng phòng, từ lương vài triệu mỗi
năm tăng 10% để 10 năm sau được vài chục triệu. Làm việc, hiểu đơn giản là làm một công việc
mà người khác cần và được trả tương xứng với giá trị tạo ra. Ví dụ quay clip TikTok review sản
phẩm nhận vài triệu tiền công. Mình tin là sẽ có rất nhiều bạn trẻ thoát ra khỏi các khuôn mẫu cũ
để sớm bước vào một thế giới tự do hơn - nơi học là việc cả đời và công việc gắn liền với những
trải nghiệm cuộc sống.

Phần tiếp theo mình sẽ chia sẻ về những người mang hơi hướng tự do như thế

Digital Nomad
Từ “nomad” tiếng Anh chỉ những người không có chỗ ở cố định, bắt nguồn từ chữ Latin “nomas”
(người chăn cừu lang thang). Trong thế giới Internet, Digital Nomad được dùng miêu tả những
người có thể làm việc qua Internet không phụ thuộc vào chỗ ở, vì thế có thể trải nghiệm cuộc
sống ở rất nhiều nơi trên thế giới, miễn là ở đó có điện và Internet. Chỉ cần chiếc điện thoại/
laptop kết nối wifi/3G, vài tài khoản để giao tiếp trên các nền tảng, và một vài Kỹ năng là đủ thành
một sự nghiệp rực rỡ:

- Trang Chó (Nguyễn Thu Trang): xuyên Việt với 7 triệu, kiếm 1 tỷ khi 25 tuổi.
Nguyễn Thùy Trang được biết đến với biệt danh Trang Chó ngộ nghĩnh - là tác giả của
cuốn sách “Tài lẻ đẻ ra tiền” được cộng đồng freelancer yêu thích. Bên cạnh đó, cô còn
nổi tiếng với những câu chuyện như: Đi xuyên Việt với 7 triệu $ng, 600 ngày đi khắp các
nước Đông Nam Á, Cô gái kiếm được 1 tỷ khi mới 25 tuổi và Làm freelancer kiếm 400 triệu
trong 3 tháng xây nhà cho bố mẹ... Trang tự nhận xét về mình: “Một cô gái vùng biển
ngông, điên, lầy và cũng yêu tiền như sinh mạng. Ấy vậy mà tôi lại dành trọn tiền tiết kiệm
hơn 600 triệu để “đốt” vào đam mê du lịch.” Trong câu chuyện nào Thùy Trang cũng gắn
với một hình ảnh phóng khoáng và đầy nghị lực. Thế nhưng cô gái sinh năm 1995 này lại
cho rằng: “Mọi người cứ nghĩ mình có được kỹ năng gì đó cao siêu nhưng thực chất mọi
thứ vô cùng đơn giản.”
Trang kiếm sống bằng nghề viết. Phần lớn thời gian Trang đi du lịch bụi, hết xuyên Việt lại
tới thảo nguyên xanh bao la của Mông Cổ. Vừa đi vừa viết. Càng đi nhiều càng có chất
liệu nhiều để viết. Viết nhiều lại có nhiều followers mua sách mua khóa học, rồi lại có tiền
để đi chơi tới những vùng đất xa hơn. Đó có phải là cuộc sống mà nhiều người muốn
hướng tới ?
- Đồng hành với Trang trong nhiều chuyến đi là Nguyệt Digi, sáng lập MMOWRITER.COM:
Nguyệt là cô gái trẻ đến từ vùng biển Khánh Hòa, học Đại học GTVT, ra trường năm 2017,
đi làm đúng ngành đúng nghề và từng bước thăng tiến. Sau chuyến đạp xe xuyên Việt
kéo dài 33 ngày từ Bắc chí Nam, cô gái trẻ nhận ra thứ mình đam mê là làm việc và sống
cuộc đời giàu trải nghiệm. Ngoài công việc văn phòng, Nguyệt Digi thử sức với MMO và
Freelance Writer. Covid ập đến, sẵn có lượng khách hàng ổn định và kinh nghiệm tích lũy
nhiều năm cô gái trẻ quyết định nghỉ hẳn công việc văn phòng và dấn thân vào hành trình
Digital Nomad.
Hiện Nguyệt đang vận hành mô hình kinh doanh online của riêng mình và làm “người
đóng gói nội dung”. Vừa viết kịch bản TikTok, PODcast, TVC,... vừa đóng gói chương trình
đào tạo online, phễu nội dung, các sản phẩm số như ebook, template,... cho doanh
nghiệp của mình và khách hàng. Nguyệt Digi còn được biết đến với vai trò là Ghostwriter -
người chấp bút cho doanh chủ, KOL, influencer.
Lựa chọn con đường solopreneur- một mình làm hết, theo đổi lối sống du mục số đồng
nghĩa bạn đánh đổi rất nhiều thứ “ổn định”: thu nhập ổn định, địa vị ổn định, tương lai ổn
định. Bù lại những bạn trẻ như Nguyệt Digi chủ động thời gian làm việc, có thể đi khắp
nơi, vừa được sống tự do như mơ tưởng, vừa tiện tay đầu tư đất vùng xa :D. Những cô gái
như Nguyệt vừa có năng lượng của tuổi trẻ, vừa có sự ham học hỏi của người đang vươn
lên, vừa có sự mạnh mẽ của người thích khám phá. Đó có phải là cuộc sống mà nhiều
người muốn hướng tới ?
- Xu Điên: hiện đang ở Ý, từng đạp xe từ Bắc Kinh về Việt Nam, nhân vật chính trong cuốn
du ký Đường về nhà. Lạ thay là Xu làm việc cho một công ty Trung Quốc trụ sở tại Việt
Nam.
- Tâm Tammy: hiện đang làm việc tại Úc, trước đây thường di chuyển liên tục, làm freelancer
trên upwork, hoặc các công việc tại điểm đến: host, phiên dịch,... Yêu thể thao, thích trải
nghiệm.
- Trang Tara: trước đây là HR Freelancer, sau chuyển sang coder, du mục số cùng bạn trai
và con, hiện không dùng Facebook. Google Trang Tara có kha khá bài.
- Emi P. Hoàng: Digital Nomad đời đầu, đã có gia đình, đang sống ở châu Âu. Thường đầu
tư đất ở Việt Nam.

Một trong những công việc mà Digital Nomad lựa chọn là Lớp học trên mây: hướng dẫn các bạn
trẻ kiếm tiền online bằng các công việc mang tính đầu óc sáng tạo ( né các mô hình bán hàng vật
lý cần nhiều năng lực source hàng hay vận hành phức tạp). Tập trung vào con số (ngàn đô), quy
trình chi tiết, một số Kỹ năng cụ thể có thể thực hành được. Chẳng hạn
- Lydapotato: dạy Kỹ năng làm content, design rồi hướng dẫn cách lên Fiverr kiếm job, làm
template Canva bán…Một bạn học viên chăm chỉ và khéo léo có thể kiếm được ngàn $ từ
công việc này, nên khoá học trăm $ không phải vấn đề, nhưng Lydapotato có thể dạy cho
hàng chục ngàn người như thế mỗi năm, con số thực sự khó tưởng tượng. Hiện tại cô nàng
đã chuyển hướng sang dạy free, xây dựng cộng đồng “tinh nhuệ, máu chiến” để tham gia
vào cuộc chơi Short Video.
- Mayashare: coach online TikTok. Maya từng nằm trong đội sáng lập Kt.city (xem tập 1) và
sáng lập Cat on chain, kênh TikTok hàng đầu về crypto mới được đầu tư triệu $. Maya
cũng là giảng viện dạy TikTok tại AIM, đào tạo TikTok/ Short video cho nhiều tập đoàn lớn.

Ta sẽ nói về Mô hình đào tạo Lớp học trên mây trong phần tiếp theo .

Đào tạo trên mây và khai vấn cộng đồng


Các lĩnh vực Khai vấn, Huấn luyện, Đào tạo về Phát triển bản thân - Kinh doanh - Chữa lành - Sức
khỏe - Tình duyên… bắt đầu nở rộ những năm gần đây theo sự phát triển của mạng xã hội và
những nền tảng tương tác trực tuyến. Nhu cầu khách hàng rất nhiều và đa dạng: người trẻ thì cần
tìm coach để định hướng; người già thì cần chữa lành, thiền định; người chơi vơi thì cần truyền lửa;
người trầm cảm thì cần cứu rỗi; người béo cần giảm cân còn người gầy cần tăng ký….Từ đó các
thầy/ huấn luyện viên/ mentor/ xuất hiện. Khác với việc học kiến thức thì mô hình hướng tới giải
quyết vấn đề: bạn có vấn đề không tự mình làm được thì sẽ có người hướng dẫn, đồng hành. Số
tiền chi trả trả phụ thuộc vào kết quả bạn mong đợi.
Trước đây nghề giáo dục thuộc nhóm thu nhập bình thường, chỉ một số ít dạy thêm mới có mức
khá, tuy vậy sẽ luôn giới hạn bởi vì mỗi ngày chỉ có chừng đó thời gian chừng đó sức để dạy thôi.
Từ khi dạy online ra đời, những người dạy giỏi chợt bừng tỉnh: thu nhập là không giới hạn. Chỉ cần
một giáo trình rồi quay dựng thành video là có thể bán cho hàng triệu người.
Nếu Van Gogh mà sống ở thời này thì chắc danh họa sẽ không phải sống trong nghèo đói mà sẽ
thành tỉ phú đô la nhờ các khóa học online dạy vẽ tranh, hoặc chỉ cần dạy người ta hiểu các bức
họa của ông là cũng kiếm được trăm triệu $ rồi.
Thực tế nhiều khi khá nghịch lý: rất nhiều người kiếm được triệu $ từ bất động sản, chứng khóa
không nhờ đầu tư giỏi mà nhờ biết cách dạy giỏi. Bạn có bao giờ nghĩ:
- Bán khoá học vài trăm củ đến vài tỷ?
- Bán suất đầu tư vài tỷ?
- Bán gói tư vấn 1-1 trăm triệu?
- Bán liệu trình trăm triệu?
...thậm chí trên thế giới, bán khoá học dạy làm chuồng gà cũng kiếm triệu $.
Đây là đặc điểm thú vị của nền kinh tế số: cá nhân hóa, phân tán và tự động.
- Cá nhân hóa: cùng nhu cầu giảm cân nhưng hàng trăm triệu người luôn có những đặc
điểm riêng biệt về cơ thể, hoàn cảnh, tâm lý, mức độ cần kíp…nên cũng có hàng triệu
người hướng dẫn/ huấn luyện giảm cân tương ứng.
- Phân tán: không cần trường lớp hay cầm tay gặp gỡ gì cả. Mọi thứ chỉ cần màn hình máy
tính để giao tiếp với nhau. Nhưng vẫn có thể đồng hành với nhau trên mọi thời điểm.
- Tự động: mọi thao tác từ tìm kiếm đến tư vấn đến trả tiền và học đều có thể tự động tới
tận 90%. Người dạy chỉ tập trung vào sáng tạo nội dung và xây dựng ekip hỗ trợ.
Dương Trọng Nghĩa chuyên đứng phía sau xây hệ thống websitesite / CSKH cho những “coach
online”. Nghĩa kể rằng có rất nhiều bạn tuổi đôi mươi đều đều kiếm mỗi tháng vài trăm triệu tới cả
tỉ nhờ bán những khoá học dạy Kỹ năng và cách kiếm tiền. Mình lướt qua thì thấy kiến thức không
có gì cao siêu, đa phần là tổng hợp từ nhiều nơi rồi chế biến thành món ăn hợp khẩu vị dễ tiêu
hóa với số đông. Nhưng mà họ bán được thật, số tiền kiếm được là thật, từ ngày này qua tháng
khác. Thậm chí bán xong vài khoá đầu tương tác trực tiếp họ đã xây thành các video cùng quy
trình bán tự động, khách chỉ cần mua và vào học. Rung đùi đi chơi cũng có tiền.
Chuyện này nghe thật khó tin. Trong một thời gian dài mình cũng không muốn tin dù nắm số liệu.
Lý do: mình vẫn thuộc kiểu cũ, thấy gì hay thì chia sẻ miễn phí, lâu lâu tổ chức một vài buổi có thu
phí để thêm chút trách nhiệm. Sự nghiệp của mình và nhiều người giỏi chuyên môn khác vẫn đi
theo hướng bán các sản phẩm vật lý, niềm cảm hứng của bọn mình là Tesla, Apple và Thế giới di
động.
Sản phẩm tri thức đã bắt đầu có từ đầu những năm 2000. Các trường đào tạo doanh chủ, các
trung tâm dạy Anh ngữ, các thầy dạy chứng khoán, bất động sản nổi tiếng đã kiếm được rất nhiều
tiền. Tuy nhiên trong mô hình kiểu truyền thống bị giới hạn bởi địa điểm, số lượng học viên và vận
hành bộ máy cồng kềnh thì khó mở rộng nên không có nhiều tên tuổi quá đột phá. Điểm qua có
một vài cái tên như Pace, PTI, AIM, Vinalinks, HBR.
Khi internet và Digital Marketing phát triển, các startup giáo dục trực tuyến mở ra và gặt hái được
ít nhiều thành công:
- Kyna.vn của Hiếu và Trâm bạn mình thời đỉnh điểm có doanh số vài chục tỉ, được shark
Dũng, Chủ tịch Phan Minh Tâm (24h) đầu tư. Từ đây họ mở ra thêm mảng KynaforKids dạy
Anh văn cho trẻ em (online) rất mạnh và doanh số nhanh chóng vượt cả Kyna. Hiếu và
Trâm thật sự là những người làm giáo dục có tâm và thấu hiểu sức mạnh công nghệ và
internet. Sau 10 năm từ tay ngang, Hiếu đã xây dựng được hẳn một công ty Edtech hàng
đầu thị trường và tiếp tục phát triển thêm những mảng tư vấn dựa trên nền tảng đó. Tuy
vậy mình đánh giá Kyna.vn hơi chững lại khi mà xu hướng học các Kỹ năng mới để làm
giàu (bán sàn TMĐT, TikTok, Livestream…) đang rất cao mà Kyna không theo kịp. Đó cũng
là vấn đề của Edtech: nhu cầu học thì có nhưng lại thay đổi chóng mặt, nếu không kịp
nhận ra thì các đối thủ sẽ vươn lên chiếm lĩnh thị phần và ta sẽ phải rất nỗ lực tăng tốc
nếu không muốn hụt hơi.
- Thanh Hocexcelonline.com: Thanh- 9x đi du học Đức. Trong những ngày ở xứ Âu lạnh lẽo,
Thanh quay video và viết bài chia sẻ về các thủ thuật excel lên website. Không ngờ lượng
người quan tâm quá lớn, đỉnh điểm lên tới hơn 1 triệu truy cập/ tháng. Thanh quay thành
các khoá học ngắn rồi bán, mỗi khoá chỉ vài trăm ngàn tới vài triệu. Người học chỉ việc
thanh toán online, rồi xem video học , có sẵn các biểu mẫu và chỉ dẫn. Đỉnh điểm doanh
thu cả tỉ đồng. Thanh vẫn đi làm chuyên môn chính, việc dạy excel chỉ là đam mê và tận
dụng những lúc rảnh rỗi. Mô hình của Thanh là nguồn tham khảo tuyệt vời cho những bạn
muốn kiếm tiền tay trái từ chuyên môn chính mình.
- Gitiho.com của Nguyễn Xuân Bách, một 9x nhiều tham vọng và có khả năng solo đáng
nể. Trước đây Bách từng cộng tác với Thanh đẩy trang Hocexcelonline.com lên đỉnh
điểm, nhưng vì một số khúc mắc nên tách ra lập Gitiho (nghĩa là Giỏi tin học). Gitiho bán
các khóa học mang tính ứng dụng cho dân văn phòng nâng cao tay nghề: tin học, digital
marketing, quản lí dự án…Học nhanh, giá hợp lý, có hỗ trợ sau khóa học nên Gitiho được
ưa chuộng. Bách còn mở ra mảng B2B chuyên đi đào tạo tập trung cho các tập đoàn,
hoặc bán luôn phần mềm quản lí việc học tập của công ty. Bách là một Fullstack Digital
Marketer rất am hiểu về các công cụ digital marketing như ads, SEO, Content, Inbound
marketing…nên đội Gitiho rất gọn gàng mà thiện chiến. Nếu cứ duy trì mô hình như thế thì
dư tiền mua nhà, sắm xe. Nhưng Bách tham vọng hơn, muốn Gititho trở thành nền tảng
học tập cho mọi doanh nghiệp nên quyết định gọi vốn và trước dịch đã được một quỹ đầu
tư rót hơn 1 triệu $. Nhu cầu học tập bùng nổ trong dịch nên Gitiho tiếp tục gặt hái được
nhiều thành công. Tuy thế khó khăn bắt đầu khi nhu cầu học sau dịch giảm rõ rệt và các
chi phí tăng lên khi công ty phải chuyên nghiệp hóa. Bách và đội ngũ phải nỗ lực nhiều
hơn và chuyên tâm cho cuộc chơi Edtech đầy tốn kém.
- Funix.vn do anh Nguyễn Thành Nam, một trong các sáng lập FPT mở ra. Mô hình Funix đi
theo triết lí mentor: học dưới sự kèm cặp của một “sư phụ” chỉ dẫn, ít dạy lý thuyết mà
giao bài tập, dự án cho làm. Chẳng hạn một bạn Junior Developer học với một Tech Lead
ở FPT thì sau 6 tháng là đã có trình độ ngon và đủ sức đi ứng tuyển ở các công ty lớn (như
FPT) với mức lương gấp đôi. Triết lí này thật sự xuất sắc vì nó đi ngược với kiểu học kinh
viện chậm chạp trước đây mà đi thẳng vào những thứ cốt lõi để thành công. Vừa rồi Funix
đã bán cho Galaxy Education với định giá hàng chục triệu $. Con số này nhỏ thôi so với
anh Nam, nhưng coi như là một lời minh chứng cho thành công của triết lí khác biệt mà
anh Nam vẫn nghiên cứu mỗi ngày.
Nói về Kyna, Gitiho và Funix để thấy sự chuyển dịch của các mô hình Edtech.
- Kyna là mô hình “chợ” khóa học. Họ cố gắng tạo ra nhiều khóa học nhất có thể để mọi
người đều có thể mua được. Đây là cách làm của 10 năm trước khi nhu cầu phổ cập kiến
thức digital rất lớn và các trung tâm đào tạo thì đắt đỏ. Nhưng hiện nay mô hình này có
nhiều điểm hơi lạc hậu: khoá học quá nhiều nhưng không đủ sâu, chậm cập nhật kiến
thức mới, cách học qua video không tạo được động lực. Các coach trẻ tự mở khoá học tự
bán, cách dạy sinh động hơn, chăm học viên kĩ hơn và giải quyết được nhu cầu sâu hơn.
Những trang như Kyna dần trở thành nơi “phổ cập kiến thức” hơn là đào tạo.
- Gitiho là mô hình “ngách” tập trung vào 1 nhóm cụ thể (dân văn phòng) và các Kỹ năng
thiết yếu (vi tính, anh văn, kế toán…). Nhóm học viên này có áp lực phải đi học (điều tiên
quyết) nên rất nghiêm túc và sẵn sàng trả phí cao. Vì thế Gitiho đầu tư giáo trình, giáo viên
và thiết kế các hoạt động hỗ trợ liên tục. Khi học viên ứng dụng được thì công ty sẽ cử
thêm người đi học hoặc mời Gitiho thiết kế các khoá đào tạo riêng cho từng phòng ban,
từng cấp bậc. Gitiho phát triển hẳn phần mềm quản lí việc đào tạo ở doanh nghiệp và
cung cấp sẵn một loạt khoá học nền tảng. Vì thế họ đi rất nhanh và liên tục cập nhật được
các yêu cầu từ thực tế.
- Funix là mô hình “mentor ” tức là người học và người dạy ngang bằng nhau, cùng tập
trung để giải quyết mục tiêu xác lập từ đầu. Ví dụ nếu một bạn 30 tuổi muốn học lập trình
để có mức lương 2.000$ sẽ khác còn nếu một ông chú 60 tuổi muốn học lập trình để gõ
máy cho vui sẽ khác. Rõ ràng học không thể nào cứ đại trà và áp đặt như trước đây được.
Vì cá nhân hoá như thế nên Funix có thể thu được mức học phí rất cao, tất nhiên đội giảng
viên phải giàu năng lực và dành thời gian thật sự để đồng hành. Trả tiền cao để đạt được
mục tiêu, người học cần như vậy. Mình tin rằng triết lí của Funix sẽ là 1 trong các xu hướng
chủ đạo cho việc học tương lai.
Như vậy mô hình đã thay đổi từ chợ (bán mọi thứ) sang chuỗi cửa hàng riêng biệt (bán một vài
thứ) rồi bán theo nhu cầu. Cả 3 mô hình này vẫn tồn tại song song và bổ sung cho nhau, tuy
nhiên nếu bạn muốn khởi nghiệp thì nên theo các mô hình mới sẽ có cơ hội dẫn đầu.

Kiếm tiền bằng bán chuyên môn của chính mình


Đây là tựa đề cuốn sách cùng tên của Linh Phan, một người dạy viết và Kỹ năng làm việc độc lập.
Linh sống ở Châu Âu, đi du lịch khắp thế giới, đúc kết trải nghiệm và góc nhìn thành các bài học
để dạy. Học trò của Linh có rất nhiều Tiến sĩ, Doanh nhân. Mình chưa đọc nhưng hiểu tinh thần
của cuốn sách và tán thành những người kiếm tiền nhờ chuyên môn và trải nghiệm như thế.

Ai mà không có một Kỹ năng giỏi nào đó. Cắm hoa, trồng rau, câu cá, nuôi chim, xếp lego…có
bao giờ bạn nghĩ mình sẽ kiếm ngàn đô từ việc dạy cho người khác trên online? Thử đi. Kinh
nghiệm không phải là điều quan trọng. Mấu chốt là tập trung tối đa năng lực và tâm huyết vào
một kỹ năng duy nhất để trở thành người giỏi thực sự. Rồi phải kiếm tiền được dựa trên kỹ năng
và phương pháp đó. Đóng gói thành các bước cụ thể và hướng dẫn lại cho một người mới có thể
làm theo, gieo cho người ta ước mơ. Bạn có thể kiếm rất rất nhiều tiền từ việc đó.
Các mô hình này đa phần học từ nước ngoài. Từ Kỹ năng (người Việt Nam thông minh học rất
nhanh), cách xây THCN (cần một chút năng khiếu), cách tạo phễu bằng content rồi chốt đơn.
Ngày xưa làm Elearning đòi hỏi nhiều Kỹ năng: công nghệ, streaming, vận hành. Hiện nay mô
hình mới chính là cách các idol/ expert tự xây trang bán khoá học qua zoom và hỗ trợ qua Zalo,
tạo sự kết nối 1-1 và cập nhật kiến thức, tình huống liên tục, chia sẻ thông tin giúp nhau cùng tiến
bộ.

Mở khoá học dạy vài kỹ năng thực hành giúp người khác làm được việc là điều tuyệt vời. Ví dụ:
dạy một bạn newbie biết làm video Youtube/ TikTok thì tốn 1 tháng. Bạn này sẽ tìm được công
việc lương 7 triệu, bạn hoàn toàn có thể thu 2 triệu từ khoá đó.
Một số coach sau này thích đi theo mô hình giá cao: dạy về tư duy, cách xây dựng mô hình….học
phí lên tới cả tỷ. Nhiều người sẵn sàng đi học vì bỏ 1 tỷ học thành công có thể kiếm lại vài tỷ.
Nhưng rất dễ xảy ra các tranh cãi bất tận về hiệu quả mang lại: nhiều coach đã đánh mất danh
tiếng từ mô hình này.

Bài học: bán đúng giá trị và tạo ra kết quả đo lường được. Đừng hứa hẹn, đừng quá ảo tưởng về
mô hình của mình. Thành công của một người là hội tụ của rất nhiều yếu tố nên rất khó mà
chuyển giao mô thức đó toàn vẹn sang người khác.

Ví dụ: Dạy một bạn mô hình xây kênh Youtube/ TikTok để kiếm tiền thì mất vài tháng nhưng tỉ lệ
thành công thấp. Người dạy có thể đã kiếm cả tỷ và chia sẻ tất tần tật mọi bí kíp và cả hỗ trợ về
sau nhưng người học có kiếm được trăm triệu không còn tuỳ nhiều cơ duyên nữa.
Tuy nhiên không phải cứ bán giá cao là “cắt cổ”. Tuỳ đối tượng nữa. Không phải ai đi học cũng vì
kiếm tiền. Ví dụ Poca thú cưng dạy người ta cách xây kênh TikTok với pet thì người học đơn giản
là quá yêu pet. Thậm chí có người bỏ 900 triệu học khoá TikTok chỉ vì con chị ấy xem TikTok hàng
ngày nên chị muốn xây kênh cho con xem. Một số ngách dạy cách tán gái, cách làm vợ vui thu
hút hàng vạn người tham gia. Nếu người ta sẵn sàng bỏ cả tỷ đồng đi học thì việc gì bạn phải từ
chối.

Phan Bảo Long vừa xong một khoá huấn luyện giảm cân trị giá mấy tỷ cho cậu học trò tên Sơn
Tùng nặng 180kg trong 6 tháng. Tin không? Mình hỏi Long sao mà đắt vậy. Long bảo: anh không
biết những người béo phì khổ sở thế nào đâu, họ đã thử mọi cách rồi kể cả can thiệp y khoa mà
vẫn không được. Họ tìm đến Long vì nếu không họ sẽ đối mặt với những biến chứng kinh khủng
có thể ảnh hưởng tính mạng. Long không chỉ giúp giảm cân mà đưa họ vào khuôn khổ thể dục,
ăn uống, sinh hoạt, tâm lý…Kết thúc khoá học, Tùng còn 90kg, sống phơi phới đúng với lứa tuổi
U30. Vậy mấy tỷ có đáng không? Mình tin là đáng.

Điểm tên những gương mặt vàng trong làng “bán chuyên môn” dù tuổi đời còn rất trẻ:
- Minh Xin Chào: sinh năm 2000, Minh tuyên bố là đã kiếm được 1 triệu $ và đang hướng tới
3 triệu $. Số thực thì mình không nắm rõ nhưng vì có chơi với nhiều người quen biết Minh
nhiều năm nên con số này có thể tin được. Minh bán các khóa học dạy viết (copywriting)
với giá 3 triệu, người học chỉ cần chuyển khoản rồi điền thông tin sẽ được gửi link để vào
học qua video. Mỗi năm có hàng chục ngàn người đăng kí học. Tuy nhiên Minh không chỉ
dạy viết mà dạy người ta dùng các Kỹ năng đó để lên Upwork (một nền tảng kiếm việc
làm thêm online) tìm dự án, thương lượng giá và làm để kiếm thu nhập 1.000 - 2.000$/
tháng. Đã có nhiều người thành công nhờ phương pháp của Minh, rồi chính họ có thể
đăng kí làm CTV để bán các khóa học của Minh. Minh cũng sở hữu kênh Facebook,
TikTok và Youtube cực kì đông follower nên lượng người biết tới và hứng thú đăng kí rất
đông. Minh còn rất giỏi xây dựng các kịch bản gửi email tự động để chăm sóc những
người quan tâm để hướng họ vào việc đi học.
- Phùng Thảo Nhung: mô hình tương tự như Minh, cũng dạy content và Kỹ năng kiếm tiền
trên mạng. Lượng học viên rất đông. Và học viên chính là người đem khoá học đi bán để
nhận hoa hồng, sử dụng chính kỹ năng đã được học. Tuy nhiên cách làm của Nhung hơi
tranh cãi nên mình không đi sâu vào.
- Nhannguyensharing: cậu em hay chơi với mình, hơn chục năm lăn lộn trong nghề từ làm
Digital Marketing, MMO đến khởi nghiệp. Nhân dễ mến, biết nhiều và chia sẻ thật tâm nên
anh em yêu mến. Các khoá học của Nhân rất nhiều thông tin, đi vào nền tảng cơ bản, có
nhiều tips hay áp dụng được ngay, rất phù hợp cho newbie. Thu nhập từ bán khoá học
đều đặn. Trước đây Nhân từng nướng tiền tỷ để làm sản phẩm bán trên sàn, Facebook
nhưng chẳng được gì (ngoài cái danh Founder). Bài học từ Nhân vẫn giàu trải nghiệm hơn
so với những người chỉ biết kiến thức.
- Trần Hoàng Ngọc Tâm: mới 25 tuổi Tâm đã kiếm tiền tỷ nhờ công sức và trí tuệ của chính
mình. Tâm từng ghét viết lách, nhưng năm nhất đi làm thực tập ở ATP Software thì được
giao nhiệm vụ đi viết và seeding trên các group để bán phần mềm. Niềm tin ngây thơ của
Tâm là không kiếm được tiền cũng có trải nghiệm, ai ngờ được cả hai. Sau vài năm liên
tục, Tâm đã có Kỹ năng xuất sắc, trở thành best seller với thu nhập có khi lên tới trăm triệu
(ở ATP tính hoa hồng rất cao, một gói phần mềm bán được có khi nhận ngay 500k, ngày 5
đơn là có ngay 2.5 triệu). Khi ATP mở ra sản phẩm mới là Simplepage (một dạng landing
page kéo thả giống LadiPage - đọc tập 1 phần Bình Nguyễn), Tâm được mời làm
Co-Founder kiêm giám đốc kinh doanh, dưới quyền hơn 10 người (đa số Junior) biết viết
giỏi và bán hàng mau mắn. Tuy thế làm startup công nghệ cần nhiều kỹ năng và độ từng
trải hơn là chỉ bán hàng. Những khúc mắc và bế tắc về kinh doanh không vươt qua được
nên Tâm rời Simplepage đi làm công ở Haravan. Suốt mấy năm, Tâm chăm chỉ viết mỗi
ngày và tập hợp các bài lên ngaocontent.com, biến đây thành kênh truyền thông chính.
Cộng với danh tiếng gầy dựng khi đi seeding trên các group hay làm Speaker ở các sự
kiện, Tâm bắt đầu mở khoá học viết content bán hàng dựa trên chính trải nghiệm và thành
quả đã có. Mỗi tháng mở 1-2 lớp, thu nhập ngang với Senior Manager ở tập đoàn. Mình hỏi
sao em không nghỉ luôn mà đi dạy, Tâm cười đáp: em cần đi làm để học hỏi quy trình,
cách vận hành doanh nghiệp và kết nối với các sếp giỏi. Nghĩ như thế chắc chắn Tâm sẽ
tiến xa và dĩ nhiên ngaocontent.com vẫn cứ tăng trưởng dù Tâm chỉ cần dành mỗi tuần 1-2
buổi. Sắp tới Tâm có nhiều sự chuyển hướng trong sự nghiệp. Hi vọng mình sẽ có nhiều
quyển sách hơn nữa để update hành trình phát triển của các bạn được đề cập trong cuốn
sách này.

Tất nhiên đào tạo tràn lan, không kiểm chứng chất lượng, không chịu ràng buộc của luật có nhiều
hệ luỵ. Nhiều "thầy" lùa gà hay đa cấp làm méo mó nghề. Tuy nhiên những mô hình đào tạo đàng
hoàng chắc chắn sẽ phát triển vì nhu cầu học là vô tận.
Thế nào là mô hình đào tạo đàng hoàng?
- Thực hiện đúng cam kết. Ví dụ thu học phí 100 triệu và dạy bạn biết quay TikTok thì vẫn gọi là
đàng hoàng. Người ta đưa ra giá và bạn trả phí rồi nhận về đúng cam kết thì có gì sai đâu. Cũng
không cần tranh cãi vì sao lại 100 triệu (đây chỉ là con số giả dụ). Vì có người ăn tô phở 25 ngàn
nhưng có người ăn tô phở cả triệu. Mỗi mức giá ứng với một đối tượng và kết quả khác nhau.
- Không dụ dỗ góp vốn hay bán sản phẩm trá hình. Vì hai cái này có thể dẫn đến hậu quả về sau.
Ví dụ dạy BĐS rồi rủ học viên góp vốn mua sau đó cả đám đu đỉnh, tệ hơn là bị quịt; dạy chứng
khoán rồi phím mua hàng khiến người học nợ nần...
- Không ăn cắp chất xám hoặc tài liệu nơi khác để dạy. Ví dụ nhiều ông đi học chỗ khác lấy tài
liệu về chỉnh sửa một tí rồi hăng say dạy cho người kém hiểu biết. Dạy sai thì hướng con ngươi ta
vào chỗ lệch lạc thì bất nhân lắm.
- Không huyên thuyên về những điều mình chưa trải qua. Ví dụ nhiều ông chẳng biết chạy ads
vẫn lấy account người khác mở lên chém như siêu nhân thì tệ lắm.
Mô hình đào tạo đàng hoàng này phù hợp với những người:
- Có Kỹ năng tốt về một skill gì đó. Ví dụ mình thấy nhiều người dạy bơi, yoga, hay content. Thậm
chí có đợt bạn nào dạy chụp ảnh qua video online vẫn kiếm được 50 triệu. Câu nói bất hủ: khi
bạn có Kỹ năng giỏi thì đừng làm nó miễn phí, trừ khi bạn thích cho đi.
- Có tinh thần tạo giá trị và đồng hành: dạy 1, 2 khoá thì dễ chứ mở đến chục khoá và dẫn dắt
hàng ngàn học viên là điều không đơn giản; cần động lực và khả năng truyền tải liên tục.
- Có sự tôn trọng với kiến thức: đúng nhận sai cãi. Nhiều thầy cứ coi mình là nhất, sai rồi còn chày
cối thì dần dần không ai tôn trọng nữa.
- Có sự cải tiến liên tục: kiến thức kinh doanh Ecom sẽ thay đổi mỗi năm, nếu bạn không cập nhật
thì không có gì mới để dạy. Như mình cả năm nay không dạy gì bởi vì đi chơi miết có chữ nào đâu
mà đòi dạy ai.

Mô hình này vận hành tinh gọn thế nào ?


- Người dạy chính là nhân vật trung tâm cho các hoạt động sale & marketing: tóm lại học viên đi
học vì người dạy đó.
- Dạy vad support online, tận dụng các công cụ miễn phí (Zoom, Zalo, Drive...)
- Kết nối sâu hơn qua các buổi cafe offline hoặc tương tác 1-1 qua livestream
- Bán thêm sản phẩm phụ: sách, ebook, template…
- Bán một số gói cao cấp: đào tạo Enterprise, Cố vấn, Coach 1-1, Train the Trainer...
- Kết hợp với các platform để ăn longtail revenue: ví dụ đưa khoá học lên Kt.city, Kyna...hoặc tự
xây websitesite Elearning.
- Đưa khoá học ra quốc tế: just idea nhưng mình nghĩ là khả thi.
Tạo ra các khoá miễn phí, kéo hàng ngàn người vào Zoom, liên tục 5-10 ngày. Kéo mồi bằng
những con số hấp dẫn (tiền tỷ), ước mơ (tự do tài chính), rồi làm nóng liên tục trong phễu. Cuối
cùng chốt các khoá học giá trị cao đến rất cao. Đó là cách làm phổ biến nhất hiện nay
Kim Hưng kể: mùa dịch có những thầy dạy Toán online kiếm cả tỷ/ tháng. Không có gì phải ngạc
nhiên. Clevai, Edutopia - 2 platform dạy học sinh cấp 2-3 online đều huy động được số tiền chục
triệu $, chứng tỏ sức hút quá lớn từ mô hình này.

Từ đào tạo sẽ mở ra được nhiều hướng:


- Bán phần mềm: ví dụ đào tạo chứng khoán thì bán thêm phần mềm soi chart
- Lập công ty làm dịch vụ: ví dụ dạy content thì mở công ty nhận outsource content sẵn lấy học
viên ra làm.
- Làm Edtech: xây hệ thống phục vụ các doanh nghiệp khác
- Xây trường offline: game này rất hấp dẫn
- Xây hệ thống CTV/ đại lý bán sản phẩm. Ví dụ dạy sale BĐS thì có hàng ngàn người cùng bán
- Đầu tư: khi thấy học viên có ý tưởng hay mô hình kinh doanh phù hợp thì cùng đồng hành bằng
tri thức, nguồn lực và vốn liếng.

Có một số ý kiến mỉa mai là nếu kinh doanh giỏi rồi thì đi dạy làm gì (ám chỉ người vô công rỗi
nghề hoặc thất bại mới đi dạy). Thật ra những người giỏi thành đạt rất thích đi dạy nếu thu xếp
được thời gian. Các lãnh đạo ở FPT như anh Trương Gia Bình, Nguyễn Thành Nam, Hoàng Nam
Tiến đều rất hay đi dạy và đi chia sẻ ở các hội thảo. Anh Trần Kim Thành (sáng lập Kido) ngoài
việc dạy cho các bạn trẻ các khoá CEO khởi nghiệp còn mở hẳn chương trình Mentee. Những ai
phỏng vấn đậu được thì rất vinh dự gọi là “Học trò thầy Thành” (mình bị rớt 2 lần, âu là chưa đủ
duyên). Một người anh kinh doanh mỹ phẩm online hồi 2015, đỉnh điểm công ty có hơn 200
người, tối nào anh cũng đào tạo cho nhân viên và mời những bạn quản lí bên ngoài vào cùng học.
Mình dự mấy buổi vô cùng giá trị.
Những doanh nghiệp lớn đi dạy thường không quan tâm tới thù lao, hoặc nếu có thì cũng chuyển
vào quỹ từ thiện. Anh Lâm Minh Chánh, người chủ trì các khoá CEO khởi nghiệp nói: “ bao nhiêu
tiền để mời được anh Trần Kim Thành đi dạy? Thế mà anh dạy miễn phí và chương trình Mentor
cũng miễn phí.” Rõ ràng những doanh nghiệp lớn hiểu rất rõ giá trị của việc cho đi.
Câu hỏi ngược lại: người thành đạt đi dạy thì đáng học, còn người chưa thành công đi dạy khác
nào chém gió lấy tiền? Có lúc mình đã từng nghĩ như thế và rất hạn chế chia sẻ. Nhưng ngẫm lại
thì ai cũng có những kiến thức, kinh nghiệm với từng nhóm người. Các anh lớn thì xuất sắc về
chiến lược quản trị nhưng chắc chắn không có nhiều “bài” để quản 10 người. Anh CMO tập đoàn
thì rất xuất sắc về Quản trị thương hiệu nhưng không rành Facebook ads hay TikTok. Rõ ràng kiến
thức là muôn vẻ và mỗi người dạy tận tâm sẽ phù hợp với một nhóm độc giả riêng, định hình được
chất liệu riêng. Mình có người bạn Vũ Ngọc Chiến chuyên dạy bơi cho các CEO để họ tự tin bơi
biển hoặc thi Ironman, cứ cuối tuần dắt cả trăm anh em ra hồ Trị An hay hải đăng Vũng Tàu để
bơi. Nếu có hàng vạn người như Chiến thì trẻ con sẽ có kỹ năng sinh tồn tốt hơn và người lớn sẽ
vui trẻ khoẻ hơn. Vậy thì ai có kỹ năng, kinh nghiệm gì hãy mạnh dạn chia sẻ và nhận về thù lao
xứng đáng .
Các Sếp đi dạy có nhiều lợi ích không đo đếm được:
- PR cho công ty
- Tăng sức hút nhân tài
- Cho đi để nhận lại
- Hiểu sâu hơn về xã hội, con người
- Hợp tác làm ăn
Rất nhiều sếp công ty dịch vụ còn đi dạy rồi qua đó tìm học viên, nhất là các mảng tư vấn. Học
viên học lí thuyết thấy hay quá nhưng bắt tay vào làm chua quá thôi mời thầy về cầm tay chỉ việc.
Cho dù không đi dạy bên ngoài thì việc dạy, cố vấn cho chính đội ngũ bên trong vẫn phải làm. Vì
thế đào tạo là Kỹ năng mà mọi bạn làm chủ doanh nghiệp, quản lí nên có.
Để ý công ty dịch vụ nào mà có mảng đào tạo đi kèm thì rất vững. TikPlus - agency hàng đầu về
tư vấn triển khai TikTok ở Việt Nam đứng phía sau các chiến dịch đình đám với Langfarm,
Highland, tháng nào cũng mở các lớp đào tạo TikTok Master tại văn phòng, giảng viên chính là
đội chuyên gia ở công ty. Học viên được dùng studio, thiết bị có sẵn để thực hành. Huy, CEO
TikPlus than thở: làm agency dịch vụ thì kí hợp đồng to với khách hàng lớn nghe rất oai chứ dòng
tiền rất chậm mà chi phí lớn; may nhờ có doanh thu đều đặn từ dạy mới gồng được qua nhiều thời
điểm chật vật.
Tuy nhiên không ai đồng tình với các khoá học lùa gà. Bí quyết kiếm tiền tỉ của các thầy hay khoe
ngàn đơn: “Bán ngàn đơn, chấp nhận lỗ trăm triệu/ tháng nhưng lấy số liệu đó mở khoá học kiếm
lại 500 triệu, vẫn lãi. U là trời”. Có ai tiếc 10 triệu đi học khoá bán ngàn đơn/ngày đâu. Doanh số
sẽ nhảy theo phút vui lắm, còn lãi hay không thì thầy không nói.
CHƯƠNG 4: BÁN CHUYÊN MÔN GIÁ CAO và HUẤN
LUYỆN VIÊN SỐ
2 trong số những mô hình rất độc đáo và học theo các guru của thế giới là:
- Bán chuyên môn cam kết hiệu quả
- Học viện số giá cao
Mấu chốt:
- Chọn ra 1% người phù hợp nhất trong ngách để bán
- Bán kết quả, không bán thông tin
- Thiết kế sản phẩm chỉnh chu và tinh vi
- Bán đúng người đúng thời điểm đúng giá trị, không lan man

Ảnh: một idol ở US bán sơ sơ 300k$ tiền sách (tự viết) trong 1 phiên livestream. Thứ mà ta nghĩ
không thể thì người khác đã làm từ đời nào.

Ai thấy mình có Kỹ năng, am hiểu gì mà chưa biết cách tạo ra trăm triệu/ tháng thì hãy đọc tiếp.
Biết đâu nắm được yếu quyết để kiếm được tiền trăm triệu từ chính chuyên môn của mình.
Một số ngành phù hợp với mô hình bán giá cao:
- Tư vấn khai mở phát triển bản thân
- Đào tạo năng lực chuyên sâu
- Đầu tư và đầu cơ
- kinh doanh cá nhân
- Sale/ agent
Ta sẽ bắt đầu đi sâu vào mô hình này từ câu chuyện của Minh Khôi và Mai Xuân Đạt

Minh Khôi- Từ BĐS dòng tiền tới bí mật học viện số


Minh Khôi sinh năm 91, người Tày quê Cao Bằng. Học thiết kế xây dựng, ra trường làm ở FLC Quy
Nhơn, lăn lộn với công trình mà thu nhập chẳng bao nhiêu. Rồi bố xin cho vào nhà nước làm.
Không chịu nổi sự cứng nhắc nên Khôi quyết chí ra riêng, mở công ty thiết kế xây dựng (nhà,
shop) để chứng minh cho bố mẹ thấy khả năng tự lập của mình. Vẫn không tới đâu, Khôi gặp rất
nhiều khó khăn, không tiền, không chỗ dựa. Có thời điểm Khôi cả năm mới về nhà một lần, bố
con cứ nói chuyện là cãi nhau gay gắt, mẹ chỉ biết khóc. Nhưng Khôi bướng bỉnh và háo thắng,
quyết làm nên việc lớn.

Nhận ra là làm thiết kế thì không giàu mà đầu tư BĐS thì không có vốn. Nhưng nhiều người có
sẵn tài sản lớn (nhà, đất) mà lại chưa biết cách kiếm tiền từ đó. Về lý thì cứ xây nhà rồi cho thuê
đứt hoặc thuê phòng nhưng nếu không thiết kế đúng và không biết marketing, quản trị thì tỷ suất
lợi nhuận trên tài sản (ROE) rất kém. Eureka!!! Những người có nghề xây dựng và lại biết
marketing như Khôi sẽ kết hợp với người có sẵn tài sản để cùng khai thác và chia lợi. Đó chính là
mô hình BĐS dòng tiền.

Thử làm vài căn nhỏ ra được dòng tiền ngon thật nên Khôi mạnh dạn đi tìm các nhà giàu để đặt
vấn đề. Tưởng là khó vì các cô chú U60 cầm trong tay tài sản trăm tỷ tin gì bọn oắt con mặc vét
chưa có nổi 1 tỷ? Khó, nhưng mà dễ. Lợi ích thôi: Khôi chuẩn bị một bài toán tài chính rõ ràng và
các phương án được minh hoạ chi tiết bằng sơ đồ. Nói chuyện trên thực tế thì người nào chịu
nghe sẽ thấy thuyết phục ngay. Mỗi tháng gặp 100 người (ngày 3 người), chốt 5 kèo thì đủ để
chạy việc vài tháng.
Khôi thực sự đam mê tối ưu dòng tiền cho các chủ nhà. Cảm thấy tiếc cho những miếng đất để
một chỗ thì không tạo ra được tiền nên cứ thấy chỗ nào có ý tưởng là nhảy vào tìm chủ nhà để
thuyết phục. Làm được vài kèo thành công thì tiếng lành đồn xa. 2019 có dòng tiền đi mua đất
lớn. Lần đầu tiên được cưỡi xe đi mua vài hecta đất và tự hào khoe trên Facebook đây là đất của
mình. Nhận được tiền tư vấn, có thể góp vốn với chủ đất, Khôi lại tư vấn cho chủ xây mô hình ra
dòng tiền, rồi lại nhận thêm việc quản lí khai thác . Cùng một chủ mà đội của Khôi có tận 4 nguồn
thu. Rất nhanh và hiệu quả cho đôi bên.
Gặp đúng uptrend nên lãi kép: cả BĐS lẫn dịch vụ lẫn đầu tư. Làm một phát đùng đoàng luôn.
Tiếp cận được những khách hàng có cả ngàn tỷ. Lần đầu tiên bố mở lời lại với Khôi sau nhiều
năm. Và lần đầu tiên Khôi nhận ra mọi thành công không thể so sánh được với tình nghĩa gia đình.
Nhắc tới BĐS dòng tiền, mình nhớ lại thời điểm 2015 công ty mình có thuê 100m2 sàn tại một toà
nhà nhỏ ở Quận 10. Tiếp đón và kí hợp đồng thuê với mình là một cậu rất trẻ, đoán là cuối 8x đi
SH, đồng hồ, dây chuyền vàng, giày da bóng lộn, ăn nói nhanh nhảu. Dù mình đã khởi nghiệp
nhiều năm và gặp nhiều sếp trẻ tài ba nhưng vẫn rất ấn tượng với phong cách ăn to nói lớn của
cậu này. Cậu kể là học Bách Khoa (chung trường), đi làm vài năm thì làm mô hình thuê và khai
thác BĐS: hợp tác với chủ để xây toà nhà, tầng dưới cho thuê làm cafe/ shop house, tầng giữa
cho thuê văn phòng, tầng trên làm phòng trọ, tầng trên cùng thì chủ ở. Có hầm gửi xe, bảo vệ,
camera..Một lúc cậu làm 4-5 toà, mọi thứ từ thiết kế thi công quản lí đều giao cho đối tác nên 2
vợ chồng chỉ lo đi thuyết phục chủ và thu tiền. Mình cứ xuýt xoa sao mà em giỏi thế, chứ anh khởi
nghiệp 7 năm vẫn phải ở nhà thuê và văn phòng thuê. Cậu còn rủ mình góp vốn: cứ mỗi toà nhà,
cổ đông sẽ góp và nhận lãi hàng quý, mức rất hấp dẫn. Rồi còn hỏi mình có nhận chạy
Facebook ads để tìm khách thuê cho các toà nhà trống và cấn trừ dịch vụ. May là mình không có
tiền để nhận.
Nhắc lại vì 2015-2017 là khoảng thời gian rất khó khăn trong quá trình khởi nghiệp của mình,
nhưng cũng học được nhiều điều giá trị nhất. Lúc đấy mình cũng băn khoăn cứ đi làm agency
digital marketing hay đi bán hàng Quảng Châu hay đi làm môi giới BĐS? Nhưng cái duyên với
nghề cứ níu kéo, phần vì tính mình ít khi dám liều, nên đành nhìn lớp lớp các đàn em lướt các cơn
sóng kiếm tiền như thác lũ.

Trở lại với Khôi. Sau khi đã sáng lập và vật lộn với 4 công ty về nhà cho thuê, thiết kế kiến trúc,
xây dựng, đầu tư BĐS thì Khôi đã tích luỹ được kha khá vốn liếng về tri thức và quan hệ với những
đại gia trăm tỷ/ ngàn ty. Vì Khôi là người ra mặt và làm THCN nên rất nhiều người có tiền thường
nhắn tin để đăng kí học hoặc góp vốn. Đó là giai đoạn tiền rẻ, ngân hàng bơm vốn làm cho các
cơn sóng đầu cơ đổ tới ào ạt, những người cầm tiền hăng say đi tìm cơ hội. Và những người có
kiến thức có khả năng triển khai có danh tiếng như Khôi chính là địa chỉ tin cậy để gửi gắm.

Khôi kiếm được khá nhiều tiền từ những kèo làm ăn đó. Tuy nhiên Khôi còn phát hiện ra cách làm
khủng khiếp hơn: Đào tạo cho những người có khả năng và tư duy giống Khôi cùng kiếm tiền. Mô
hình Prophack Academy (học viện số) ra đời: dạy cho mọi người các Kỹ năng và tư duy biến bất
động sản thành dòng tiền rồi cùng hợp lực để đi săn kèo. Khi hàng ngàn người có cùng khát
khao, cùng hệ giá trị, cùng niềm tin mà hợp sức lại thì sức mạnh khó mà đo đếm được.
Thật ra mô hình này ở nước ngoài đã làm rất nhiều rồi. Do Khôi rất chăm chỉ đi học các khóa về
phễu marketing, bán sản phẩm số từ các guru như Russell Brunson nên mới bắt được các công
thức để áp dụng vào lĩnh vực bất động sản . Khôi học rất nhanh, biến tấu rất giỏi, chơi tới bến và
ra được kết quả khiến tất cả ngạc nhiên. Ban đầu Khôi chia sẻ free sau đó mở các lớp đào tạo
chuyên sâu. Lượng học viên tham gia rất rất nhiều, có những buổi Zoom đợt dịch lên tới ngàn
người. Mình có để ý Khôi từ ngày đầu mới làm chỉ lèo tèo vài chục học viên cho đến khi lên tới
hàng nghìn thì rất ngạc nhiên là tại sao sức hút khủng đến thế. Trung bình một chương trình đào
tạo vài trăm người đã là mạnh lắm còn lên tới vài ngàn và duy trì liên tục vài năm thì khó tin.

Tất cả đều làm Online 100%, mỗi tháng 1-2 chương trình. Tổng tới 30.000 người tham dự free, và
1.000 học viên trả phí (tiền học phí là vài chục triệu/ người). Khôi được các cộng đồng đầu tư kinh
doanh mời đi chia sẻ, danh tiếng càng vang dội. Dòng tiền ổn định là sức mạnh. Vừa có nguồn
tiền dồi dào từ đào tạo, nguồn đều đặn thì cho thuê và nguồn đột biến từ đầu cơ, Khôi đã đạt tới
mức “cơn mưa tiền” như cách mà guru Russell Brunson đã dạy.
Khôi quyết định đóng gói lại mô hình BĐS dòng tiền 2019 để trở thành mô hình học viện số trên
websitesite Bí mật học viện số (vẫn học từ các idol nước ngoài). Rồi Khôi chuyển giao cho các
chuyên gia có năng lực làm môn này rất thành công.
Mai Xuân Đạt - từ chuyên gia Marketing, OKR thành nhà huấn luyện doanh nghiệp triệu $
Mai Xuân Đạt học Quản trị Kinh doanh Đại học Kinh tế Quốc dân. Đạt được giữ lại trường nhưng
được 1.5 năm thì máu kinh doanh nên quyết rời giảng đường. Đạt mở SEOngon Làm dịch vụ
Google ads. Thời đó nhiều người đâu biết Google ads là gì. Đạt bắt đầu từ việc đi dạy. Đạt cho
rằng chỉ cần có người cần học là đi dạy được. 2013, lớp học thực hành Google Adwords ra đời. Sự
khác biệt là “thực hành”, học viên làm trên lớp vài buổi là ra kết quả ngay. Thời này Google ít cạnh
tranh nên nhiều người chỉ cần làm đúng là ra kết quả.
Đạt là người có tham vọng, giàu ý tưởng và hay hứng chí làm cái mới. Cứ học hành ở đâu đó hay
đọc được quyển sách tâm đắc lại quên ngày quên đêm, ngâm cứu tỉ mẩn, thỉnh thoảng lại vỗ đùi
cái "Đét" : "DM, hay quá thể, cơm áo là đây rồi" trong khi lũ xung quanh ngỡ ngàng ngơ ngác (
thỉnh thoảng lại bật ngửa ). Sau đó Đạt sẽ gạ gẫm lôi anh em đi làm dự án mới.
Đôi khi gặp anh em hợp cạ, ngồi với nhau cafe, bàn tính trên trời dưới bể xong sẽ cắt máu ăn thề,
quyết lập hội vườn đào cùng xây gây nghiệp lớn.Nên Đạt tạo ra kha khá công ty. Trend hồi đó gọi
là Holding nghe oai lắm. Mở nhiều sẽ khó quản lý hết được trong khi ngành online mà làm không
tới nơi thì khó mà có tiền nhiều được. Đấy cũng là đặc điểm của nhiều anh em ham vui, thích làm
lớn trong khi nguồn lực chưa đủ. Tuy thế đam mê công việc và không chịu ngồi yên nhìn các xu
hướng nở như nấm sau mưa nên họ cứ lao vào, cháy cho đến hết thanh xuân mới bắt đầu nhận ra
là cần phải lược bớt những thứ vụn vặt để đánh một trận để đời.
Đạt có sự ám ảnh về huấn luyện và nghiên cứu các công thức phát triển doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất phát từ chính sự rối rắm, cồng kềnh trong chính công ty mình, rồi trải qua nhiều giai đoạn thử
sai, đi học hết thầy này tới phái nọ vẫn không thỏa mãn với lời giải. Mất vài năm kết hợp giữa sách
vở với các tool quản trị và sự quyết tâm của tập thể, Đạt cũng giải được bài toán khó.
2020, Đạt sáng lập VNOKR, dạy OKR (Objective Key results - mô hình quản trị tiên tiến được áp
dụng bởi Google và nhiều startup tỷ đô ở Silicon Valley). Khả năng tạo nội dung và chia sẻ của
Đạt nhiều kinh khủng, giờ cứ lên Google gõ OKR thì chắc 50% kết quả đến từ Đạt. Sẵn danh tiếng
và khả năng đào tạo nên người đi học rất đông. Nhưng rất nhiều vấn đề nảy sinh.

Vấn đề 1:
OKR thiên về tư duy, CEO đi học nhưng cần cả công ty cùng cam kết mới ra kết quả sau vài quý.
Các lớp đầu tiên rất đông vui (học phí 2tr/ người). Các lớp sau rơi rụng dần. Quá khó để giúp
người học thành công.
Vấn đề 2: bán giá rẻ
Khoá học thì được chắt chiu đúc kết từ bao nhiêu sai lầm, bao nhiêu năm kinh nghiệm, tốn nhiều
tỷ đồng và nhiều lần thất bại nhưng bán rất rẻ, chỉ vài triệu cho một khoá học full 2-3 ngày. Vì bán
rất rẻ nên:
- Ai cũng tham gia được, kể cả doanh nghiệp lớn lâu năm nhiều người hay người mới khởi nghiệp.
Đầu vào khác nhau về trình độ lẫn trải nghiệm nên rất khó để tạo ra được giáo trình đáp ứng
chung cho tất cả.
- Người tham gia có học nhưng không có nhiều động lực để hành động, học được chữ nào hay
chữ nấy.
- Không đủ nguồn lực để đồng hành cùng mọi người tới bến được, Đạt phải xoay xở để đảm bảo
sự hài lòng của người học nhưng đôi khi phải chấp nhận những điều không thể đảm trách. Bản
thân Đạt cũng phải kiếm tiền từ việc khác nên dần đánh mất động lực, ít đầu tư cho đội ngũ và
bản thân để kèm thật chắc và thật chặt học viên.

Vấn đề 3: tốn quá nhiều thời gian


Đào tạo offline thì phải mất thời gian nói đi nói lại một vấn đề nên tốn sức. Vướng bận địa điểm và
mất công tổ chức. Người học muốn học thì phải đợi ngày tổ chức mới được học, lúc đó có khi đã
hết nhu cầu.
Vấn đề 4: không giúp khách hàng ra kết quả
Khách hàng trả giá thấp thiếu động lực để hoàn thành chương trình. Coach không thể cam kết
đồng hành tới cùng với học viên. Sau vài buổi, học viên nhận ra khó mà đạt được kết quả mong
đợi nên bằng lòng với việc chỉ nhận thông tin.
Đây là điều xảy ra với 90% các chương trình đào tạo hiện nay. Người học thì vẫn phải đi học
nhưng tâm lý thôi học luôn hiện hữu. Lắm khi đi học chỉ để lấy tấm bằng hoặc lấy quan hệ với
thầy, bạn để làm việc khác. Người dạy thì thôi làm cho hết giáo án và hỗ trợ trong khả năng chứ
không thể nào giúp mãi được. Tiền, thời gian và tâm sức bỏ ra rất nhiều mà không ai đạt được kết
quả.
Chỉ những người đau đáu mới quyết tâm phải làm khác đi. Vì cảm giác mình trao hết những bí
quyết mình có rồi mà học viên học hời hợt và không ra kết quả thật dằn vặt.

Đạt đặt ra Sứ mệnh lớn: 1.000 OKR giúp 1.000 doanh nghiệp làm OKR. Nhưng thực tế chỉ có 5%
người đi học chịu áp dụng, trong số đó chỉ khoảng 10% làm tới nơi: tỉ lệ thành công thấp đau đớn.
Rõ ràng với cách làm như thế thì Đạt không kiếm được tiền và không thể đạt tới sứ mệnh. Ai hỏi
Đạt có kiếm được không thì chỉ cười trừ: em làm vì đam mê.

09.2021, có người nhắn tin lùa Đạt: em có websiteinar này hay lắm anh xem đi. Cậu này là ai? Học
viện số là đưa video lên websitesite hả? Sau mấy ngày Đạt bảo anh biết thừa em muốn dụ anh
hả.
Khôi bảo:
- Anh đang không trao giá trị. Vì có bao nhiêu người học anh mà thành công?
- Anh có biết bao nhiêu doanh nghiệp sẵn sàng trả anh tiền tỉ để chữa bệnh cho họ về
quản trị không, trong khi anh đang bận dạy giá rẻ. Ừ nhỉ!
- Anh bảo không cần tiền nhưng nếu không có đủ tiền thì anh làm sao đủ động lực mà
cống hiến?
Tới đây Đạt khó chịu lắm rồi: bạn là ai mà nói về Digital Marketing với Mai Xuân Đạt? Nhưng hắn
vẫn lắng nghe. Khôi hứa hẹn: em sẽ giúp anh kiếm 100k$ trong vòng 30 ngày. Chương trình này
có giá là x tỷ. Đạt ngã ngửa. Hôm đó Đạt đã bị “lừa”. Và đó là khoảnh khắc thay đổi sự nghiệp
coaching của anh ta mãi mãi.
Đạt quyết định bỏ số tiền rất lớn để tham gia DAS. Khôi cũng bất ngờ vì thường những người như
Đạt sẽ ít coi trọng những tay trẻ mới nổi, mặc vest trông như đa cấp, hơi chém gió quá đà. Hơn
nữa Đạt còn là người dạy về Marketing, Content, Business Model thì sao phải cắp cặp đi học ai.
Bỏ cái tôi xuống, chấp nhận mình làm chưa tốt và sẵn sàng tham gia chương trình huấn luyện
nghiêm túc là khoảnh khắc đáng giá về sau của Đạt. Bỏ kiêu hãnh cá nhân xuống và chấp nhận
rằng có những điều mình không biết, hoặc biết chưa đến nơi đến chốn, thì lúc đó tâm hồn sẽ mở
rộng để đón nhận những điều mới mẻ.

Đạt và team của mình đã làm việc mạnh mẽ, quyết liệt nhất trong chương trình DAS K1 của Khôi:
- Cứ 1 tuần học video, 1 tuần làm bài tập. Đạt và 5 nhân viên cùng làm. Lượng bài tập phải
làm nhiều kinh khủng.
- Cấu trúc lại toàn bộ chương trình, chuyển từ dạy đại trà thành Coaching ( kèm cặp, huấn
luyện ) và đóng gói toàn bộ giá trị chương trình nhỏ lẻ thông thường thành một chương
trình cao cấp. Giá 500-600tr.
Đó là khoảnh khắc kì diệu: Đạt chọn bán giá cao gấp 100 lần - hàm lượng kiến thức chỉ tăng vài
lần. Trong mấy tuần đầu tiên, Đạt tự đi bán chương trình thì bất ngờ vì... có quá nhiều người
muốn mua. Họ nói rằng tầm này cũng ngang một chương trình MBA bên Mỹ chứ có đắt lắm đâu.
Bán được vài người thì gần như đủ tiền vận hành toàn bộ một năm.
Đạt ngờ ngợ nhận ra: để người ta hành động thì phải có nỗi đau, nếu không họ sẽ tham gia cho
vui. Các khoá học online bây giờ giá vài trăm nghìn, có người mua 100 khoá rồi để đấy. Nên họ
chẳng học và chẳng thể nào đến đích. Nỗi đau lớn đến mức bệnh tật thì phải trả cho bác sĩ bất kể
con số. Bạn có tin người ta sẵn sàng trả 10 tỷ cho bạn để học không nếu bạn giúp họ kiếm được
50 tỷ. Còn nếu chỉ bán kiến thức thì 5 triệu, nỗi đau lúc này không hẳn là tiền. Ví dụ: sự hài lòng
của nhân viên, thời gian làm việc của CEO. Có những CEO mỗi năm doanh số vài trăm tỷ thì bỏ
vài trăm triệu đi học khoá học “Giải phóng lãnh đạo” là bình thường.

Bài học đầu tiên của kinh doanh khoá học giá cao: người học có nỗi đau lớn và cam kết mạnh
mẽ. Từ chối nếu khách không đúng nỗi đau. Đảm bảo học viên sẽ hành động thì tỷ lệ thành công
mới cao.

Phương pháp đào tạo mới


Lập bảng và chỉ dẫn sẵn cho học viên tự điền. Có giám sát và thúc đẩy để người học có kết quả
theo từng tuần (giống huấn luyện thể hình). Bản thiết kế chương trình 8 tuần: vấn đề, giải pháp,
giá trị. Nghĩa là bạn phải tạo ra chiến thắng cho khách hàng.
- Tuần đầu: chỉ hỏi nỗi đau và “tra khảo” cho ra hết bệnh. Bắt đầu với “why”? Lý do tại sao
công ty phải thay đổi. Cả chủ doanh nghiệp và đội ngũ phải cùng tỏ bày theo 8 bước dẫn
dắt sự thay đổi của John Potter. Đưa người học vào tiến trình để họ khai phá giải pháp.
- Tuần sau sẽ chia nhóm: dạy các doanh nghiệp giống nhau kiến thức nền rồi có các buổi
Coaching: 1-1 để đưa ra bài tập và giải quyết. Nếu không quyết liệt làm bài tập thì sau 7
ngày người ta sẽ lãng quên 80% những gì đã học.
- Tuần sau nữa: Thảo luận case study chung
- Tuần sau nữa: Mentoring, chọn giải pháp đồng hành. Ví dụ xem phim, tuyên bố sứ mệnh
với nhân viên.
Mỗi tuần phải có quick win, nếu ai không làm thì dừng lại không cho học nữa. Bác sĩ phải rắn thì
bệnh nhân mới mau khỏi bệnh.

Chương trình đào tạo đảm bảo rõ ràng, đầy đủ, chi tiết từ đầu. Có cấu trúc khoa học, có điểm
“wow” . Mỗi topic phân tích một case study điển hình. Hành động, công cụ tiếp theo sẽ là cái gì
(checklist, template…)?
Đạt đưa toàn bộ chương trình lên Online, chỉ xuất hiện để kèm cặp và trả lời câu hỏi. Đây là một
khoảnh khắc kì diệu thứ hai vì giải phóng hoàn toàn vấn đề địa điểm và công sức nhắc đi nhắc lại
một nội dung kiểu cũ. Thời gian dạy giảm xuống được một tuần vài buổi. Nhàn hơn thì sẽ có năng
lượng và tâm huyết để đồng hành cùng học viên hơn.
Ví dụ một khoá học chỉ có 14h/ tuần, kéo dài 2 tháng. Mỗi doanh nghiệp đóng 400 triệu/ khóa.
Sau 2 năm ngắn ngủi Đạt đã huấn luyện 42 doanh nghiệp, doanh thu 16 tỷ. Mà thời gian xuất hiện
và dạy không quá nhiều như trước. Thời gian và trí não nhiều nhất là để đồng hành cùng giải bài
tập với doanh nghiệp. Đó lại là nghề của những ông chuyên quản trị doanh nghiệp tinh gọn như
Đạt.
Đạt tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp tham gia Coaching gồm những thành viên rất mạnh mẽ
về nguồn lực, năng lượng, cùng nhau hoạt động sôi nổi và ai cũng có KẾT QUẢ. Mọi người thấy
nhau phát triển thì lại có động lực học hỏi từ Coach rồi học lẫn nhau, thay đổi hoàn toàn các niềm
tin giới hạn ban đầu và thổi một luồng sinh khí mới vào công ty. Khi đội ngũ đoàn kết, chủ động
và năng suất thì kết quả đương nhiên sẽ tốt. Đôi khi không phải do ta kém mà vì ta không tin
mình có thể làm được điều thần kỳ.
Mô hình Đạt và Khôi áp dụng là Lớp học đảo ngược: Giảng viên đưa video cho học viên xem. Lên
lớp thì đưa các đoạn trong video ra để thảo luận và làm bài tập về nhà. Những thứ mình nhai đi
nhai lại hàng ngàn lần không còn hứng thú nữa thì hãy đóng gói và tự động hoá khúc này để tiết
kiệm công sức cho cả đôi bên.

Lớp học OKR đại trà Đạt vẫn làm. Vì tâm huyết thật, nhưng lúc này đã dư dả rồi, Đạt bỏ tiền ra làm
Mobile App đóng gói hết khoá học lại bán free. Hơn 1.000 người đăng kí ngay lập tức. Đạt còn
tặng cho Gitiho để họ bán giá tốt cho thật nhiều người học. Coi như giá trị và ảnh hưởng cộng
đồng vẫn giữ nguyên. Nhưng bạn biết rồi đấy, cái gì miễn phí thì lại ít người học.

Mình lấy chuyện của Đạt và Khôi để chứng minh cho hiệu quả của mô hình này. Tuy thế công
thức là thế nhưng có ra được con số hay không vẫn phải do bạn mà thôi. Mình dừng lại ở đây vì
không muốn các bạn bị ám bởi con số 1 triệu $ này và cũng không muốn mọi người bị cuốn vào
chương trình DAS của Khôi.

Thực ra Đạt, Khôi chưa phải là những tên tuổi nổi bật nhất nhưng họ chịu chia sẻ sâu câu chuyện
để phân tích. Còn những người đỉnh nhất thì thu nhập vài chục tỷ mỗi năm từ chuyện dạy không
hề ít. Mình để một vài cái tên ở đây, các bạn tự đọc thêm: Cô Giáo Long (truyền thông), Nguyễn
Thành Tiến (BĐS), Nguyễn Tất Kiểm (kinh doanh online), Hoàng Bá Tàu (kinh doanh online), Phạm
Thành Long (đào tạo phát triển doanh nghiệp), Lê Chí Linh ( TikTok),...
Mô hình huấn luyện giá cao
Suy nghĩ thông thường: phải có thành tựu mới bán được giá cao. Vì thế bạn không bao giờ bán
khóa huấn luyện (vì bạn nghĩ là mình chưa có thành tựu), hoặc cứ mãi bán giá thấp (không đạt
được mục tiêu về tài chính và không có động lực để trau dồi năng lực huấn luyện).
Suy nghĩ đột phá: bán đúng người đúng bối cảnh thì được giá cao. Chẳng hạn giữa sa mạc bán
chai nước suối 1 triệu vẫn có người mua. Luôn có top 1% người sẵn sàng trả cho bạn giá cao như
vậy. Vấn đề là bạn phải tìm ra nhóm người đó và cung cấp cho họ đúng chai nước giữa sa mạc.
Khách giá thấp dễ phàn nàn và ít động lực để hành động. Dễ thấy là có nhiều chương trình miễn
phí cho sinh viên với diễn giả rất giỏi thì Đoàn trường phải đưa tiêu chí chấm điểm thi đua mới
chịu đi. Còn vé BlackPink hơn chục triệu thì rất nhiều sinh viên ngày đêm trông ngóng rồi đội mưa
để hò hét về nhà còn post bài hưng phấn.
Khách giá cao là những người muốn là trả tiền và bắt tay vào làm ngay. Vì họ hiểu rằng tiền là để
sinh ra tiền, với họ đi học là một khoản đầu tư cần đem lại kết quả sớm.
Điều này mình cũng trải nghiệm nhiều lần. Có những khóa tư vấn 1-1 mình post chơi chơi thì có
những bạn lạ hoắc sẵn sàng chuyển vài chục triệu để giữ chỗ và hẹn lịch, còn những buổi
workshop thu phí vài trăm ngàn thì ít người đóng tiền và cũng ít người đi luôn. Đó là một sát na
thay đổi cuộc đời.

Tư Duy Ngược - Biến tri thức thành Mô hình kinh doanh


Sự thay đổi chỉ nằm trong một quyết định:
1. Làm sao biến những thứ mình có trong đầu trở thành một mô hình kinh doanh? ( có thể thu về
cả triệu $ ).
2. Làm sao để tri thức mình trao đi thực sự giúp được người khác mà không bị khinh rẻ?
3. Làm sao để tìm đúng người sẵn sàng thay đổi và hành động ?
4. Làm sao để tăng X3-X10 lần giá trị mà không cần phải đốt cháy cuộc đời của chính mình ?
5. Làm sao để tự động hóa được 80-90% tiến trình Sale - Marketing - Vận Hành.

Đúc kết lại mấu chốt của chương trình Bán tri thức giá cao và hiệu suất
1. Cấu Trúc chương trình giá trị cao ( tăng giá và giá trị lên 100 lần ).
2. Chuyển từ Offline sang Online tối đa.
3. Chuyển từ bán thông tin sang bán kết quả (Training => Coaching ).

Để bán giá cao thì phải cấu trúc sản phẩm xứng tầm, từng chi tiết cần chau chuốt, chứ không thể
nhìn sơ sài rẻ tiền được. Điều này cũng giống như bán sản phẩm vật lý thôi: một chiếc bánh trung
thu để bịch giấy bóng ngoài chợ khoảng 100 nghìn nhưng đưa vào hộp dát vàng để biếu Sếp thì
giá vài triệu - chất lượng chỉ hơn kém nhau 2 lần nhưng giá thì gấp 20 lần.
Sản phẩm giá cao đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực cải tiến liên tục, mỗi chi tiết tốt hơn 1% thì sẽ tăng
được giá lên vài chục %.

Triết lí kinh doanh của Khôi là lấy 1% tiền trên đỉnh tháp những người giàu nhất (từ trên xuống).
Khôi gọi đó là tập khách hàng kim cương: có nhu cầu cao, khẩn cấp, riêng biệt. Giống như bệnh
nhân cần phẫu thuật khẩn cấp thì bỏ 1 tỉ để mổ ngay là bình thường, còn người đang nằm viện
theo dõi thì có khi mua viên thuốc còn đắn đo loại nào cho rẻ.
Bán giá đắt nhưng phải đảm bảo hiệu quả x10 và chứng minh được bằng công thức - số liệu - quy
trình. Bất kì thắc mắc nào của khách đều được giải đáp bằng slide/ video / template/ sách/ hình
ảnh…tạo cảm giác rằng mọi trăn trở trong lòng bạn tôi đã có lời giải trong lòng bàn tay.
Toàn bộ quy trình tìm khách và chốt khách đều chạy 80% tự động: khách quan tâm thì nhấn vào
chatbot → xem video → điền form → đặt lịch → phỏng vấn sơ bộ online → gặp trùm cuối (là Khôi)→
chốt.
Nghe có vẻ hơi lạ, khách VIP thì phải săn đón chứ. Nhưng Khôi cho rằng nếu săn đón thì ta chỉ có
thể săn được vài khách và như vậy lại như các ngành truyền thống phụ thuộc một super sale. Cứ
chảnh, quy trình lớp lang thì mới có thể săn được hàng ngàn khách VIP. Ngay cả bệnh nhân lên
bàn mổ còn phải đợi bác sĩ xếp lịch chứ có phải chồng tiền là được đưa lên bàn đâu. Chấp nhận
có những khách không được đáp ứng kịp thời sẽ rời đi nhưng biển xanh bao la thiếu gì tôm cá.

Vấn đề hóc búa: làm sao có người mua ?


Đa số tắc ở khâu định giá sản phẩm. Phải tạo ra được một offer có người mua. Phải có 5-10 khách
hàng thành công (có kết quả thật sự) thì mới đi dài hạn. Nếu không thì người ta sẽ nghĩ ông chém
gió. Đây là bộ môn bán kết quả chứ không bán thông tin.
Ví dụ Phan Bảo Long bán gói huấn luyện giảm cân cao nhất là hơn 10 tỷ đồng / năm, còn các gói
vài tỷ thì khá nhiều. Mình rất ngạc nhiên là ai trả từng đó tiền chỉ để giảm cân? Dù mình cũng hơi
thừa cân và cũng là người có thu nhập cao nhưng vẫn chưa từng nghĩ đến việc trả 100 triệu cho
việc giảm cân.
Mấu chốt người tìm đến Long là những người đã tuyệt vọng về cân nặng. Họ đã sống với số cân
lên tới hơn 150kg trong nhiều năm và bắt đầu phát sinh vô số vấn đề sức khỏe, kéo dài có thể
dẫn tới cái chết sớm. Họ cũng phải trả rất nhiều tiền cho đủ liệu pháp rồi. Vậy thì họ tìm đến Long
vì lời cam kết: sẽ giảm được về dưới 100kg. Chỉ cần lời cam kết đủ sức nặng thì người ta sẽ xuống
tiền. Bán kết quả là như vậy: hãy đưa ra kết quả sẽ đạt được chứ không cần nói quá nhiều về giải
pháp. Tất nhiên người ta sẽ tìm hiểu về giáo trình, mô hình, sự an toàn…nhưng kết quả vẫn là điều
dẫn dắt chính cho quyết định
Có những Lifecoach trên thế giới kiếm 10-50 triệu $ mà chỉ cần vận hành đội ngũ 20 người. Rất
nhiều người ở Việt Nam sau thời gian đi làm công sở đã bắt đầu bỏ hàng trăm triệu đi học các
khóa Lifecoach với ước mơ như thế. Mình không biết họ có đạt được hay không. Nhưng vẫn chúc
may mắn vì họ nhận ra rằng đã đến lúc tìm một người thầy để nâng tầm bản thân; cuộc đời họ sẽ
thay đổi. Ta cứ hướng về phía có nắng thì sẽ thấy ánh sáng diệu kỳ.

Quy trình 4 bước bán sản phẩm giá cao


- B1: Thiết kế sản phẩm và định giá. Cứ đưa ra khoảng mười lăm sản phẩm mẫu rồi đưa ra
các offer và định giá phù hợp. Có sẵn các video và tổ chức workshop liên tục để mọi
người tin rằng mình đang trao giá trị.
- B2: Bán trước cho một nhóm nhỏ hoặc bán lại cho các nhóm data có sẵn.
- B3: Thả thính, hẹn lịch gọi Zalo. Không bán public mà sẽ luôn là nhắn tin hẹn lịch.
- B4: Xây cộng đồng, quy tụ những người đã follow, tin, yêu. Cộng đồng không cần đông
nhưng toàn những chuyên gia đầu ngành. Ví dụ Khôi có cộng đồng chỉ hơn 70 người
nhưng toàn là những nhân vật tầm cỡ đã kiếm tiền triệu $ như Mai Xuân Đạt nên có khách
mới sẽ chốt rất nhanh và không bị chất vấn nhiều. Cộng đồng chính là minh chứng cho
thành công của coach.
- B5: Kaizen (beta forever) liên tục cải tiến và nâng cấp giáo trình theo các phản hồi của học
viên.
- B6: Bóc tách khóa học ra thành các nội dung nhỏ hơn và đưa lên các kênh truyền thông
(Youtube, TikTok, Fanpage) tạo tiếng vang. Từ khóa 2 trở đi thì học viên tự học qua video
và làm theo hướng dẫn chứ không trực tiếp dạy nữa. Mô hình thực sự tự động hóa.
Chiến lược là làm đúng long mạch thì sẽ ra được kết quả ngay. Còn nếu không vẽ được bản đồ
hành trình thì sẽ chỉ làm được lưng chừng hoặc bề nổi. Đó chính là điều vượt ra khỏi suy nghĩ
thông thường. Nếu cứ bán cho nhóm ít tiền, kèn cựa, hoài nghi thì sẽ khó đột phá được.

Tự động hóa - Giải phóng người huấn luyện


Bên trong Khôi đã xây hết cho mọi người các template và các content. Giờ chỉ việc mua các tool
về dùng rồi dần dần hợp nhất trên một nền tảng để đội ngũ và học viên có thể vận hành được.
Khi xây lõi chương trình và hệ thống tự động xong mới bắt đầu đi hợp tác để tìm thêm những đối
tác cùng bán. Mọi giá trị lõi đã ngon rồi và có quá nhiều minh chứng thành công rồi thì việc tìm
đối tác rất dễ. Sản phẩm giá trị cao thì hoa hồng quá hấp dẫn để đối tác cùng hưởng lợi
Mở rộng quy mô kênh: sau khi đã có nội dung chất rồi thì cứ cắt ra mà xây kênh. Nếu cố xây kênh
ban đầu rồi nhỡ bán sai tệp khách thì vừa tốn công vừa chẳng kiếm được tiền. Nhiều người quá
tốn thời gian cho các việc sáng tạo nội dung và tạo phễu rồi không thể ngồi chờ cho ra kết quả
được đành bỏ dang dở.
Khi học viên cần Mentor đồng hành thì Khôi và đội chuyên gia sẵn sàng tham gia vào, rồi hợp
nhiều nguồn lực khác để đẩy họ lên. Từ đó bơm thêm tài chính, thực hiện M&A (mua bán sáp
nhập) và trở thành Holdings. Thời gian có hạn, hãy chọn người có năng lực và tham vọng để ráp
nối với nhau thành cuộc chơi lớn thật sự.

Làm đào tạo ở Việt Nam phải có bản lĩnh và niềm tin sắt đá. Vì có quá nhiều người chửi bới, ném
đá, hoạnh họe. Khi mình hỏi Khôi có sợ những điều này không thì Khôi tự tin đáp: những người
thành công lớn đều bị chửi cả thôi anh ạ. 50 năm nữa có ai thèm nhắc đến mình nữa đâu, nên
đừng quá lo sợ về điều bị chửi hôm nay. Người ta chỉ tiếc về những điều họ không dám làm.
Khôi nhắc lại chuyện tỏ tình cô bạn hotgirl hồi lớp 11: nếu không dám thì cả đời sẽ muộn phiền hối
tiếc, còn đã nói ra và bị từ chối thì mọi thứ đều rất sáng lạn. Cột mốc đó đã biến cậu bé Khôi nhút
nhát dám làm những điều điên rồ sau này. Cho đi kiến thức, triết lí, con đường là còn mãi. Các tập
đoàn lớn đều cho đi qua sách, đào tạo, học thuyết…con đường này tất cả anh em làm doanh
nghiệp đều nên làm.
Nhắc lại là mình không có mục đích vinh danh Khôi, Đạt hay bất kì ai làm nghề đào tạo, huấn
luyện. Nghề nào cũng là nghề, miễn không vi phạm pháp luật và không gây hại cho ai là được.
Những mô hình sai trái, gây ảo tưởng rồi sẽ bị đào thải. Còn cái gì đúng thì cứ thế đi lên và bền
chắc.
Khôi có niềm tin mãnh liệt là Việt Nam mới vươn ra thế giới, cơ hội đang chuyển dịch về Châu Á.
Điển hình Trung Quốc đang dẫn đầu các xu hướng AI, Ecom, xe điện, sản xuất. Việt Nam có lợi
thế: vùng nguyên liệu; thế hệ mới: giỏi ngoại ngữ, học cực nhanh, tiếp cận các làn sóng mới từ rất
sớm. Với đòn bẩy internet, mạng xã hội, thông tin…Khôi tin rằng sẽ có một lớp tỷ phú thế hệ mới
giàu lên nhờ tri thức và toàn cầu chứ không chỉ là bất động sản hay quan hệ nữa. Vì thế Khôi vẫn
liên tục học hỏi và lan toả tri thức cho các anh em.

Con đường Xây dựng sản phẩm ít tốn kém


Với các bạn khởi nghiệp ít tiền thì thế nào ? Đi kiểu truyền thống thì rất chậm và có thể sẽ mất
nhiều tiền. Hãy đóng gói kiến thức kỹ năng thành sản phẩm số, nhắm tới phân khúc cao,
marketing và bán hàng tự động. Đó chính là bí mật học viện số. Mình trích lời tâm sự của Mai
Xuân Đạt thay cho lời muốn nói:
““Tri thức” ở Việt Nam ta… rất rẻ.
Bạn có thể mua một cuốn sách, và nếu nó có giá >250 nghìn đồng đó là một cuốn sách… đắt.
Bạn có thể dễ dàng tìm một khoá học dành cho đối tượng doanh nghiệp (CEO, Leader) với giá
dưới 8 triệu $ng. Hoặc nếu là khoá học video online thì rất rất nhiều lựa chọn dưới 1 củ. Rất rất ít
khoá học, chương trình có giá 1.000 - 2.000 USD. Vì như thế… quá đắt.
Nhưng vấn đề của “rẻ” là khó chuyển hoá “tri thức” thành hành động. Vấn đề không nằm ở tri
thức là ở mô hình đào tạo, huấn luyện.
Điều hay ho là thế giới đã nhìn ra điều này từ lâu. Tư bản với lối tư duy thực dụng đã tìm ra cách
biến “tri thức” thành “tài sản” từ lâu. “Tài sản” không có nghĩa là “bạn càng đi học thì thầy càng
giàu” mà là tài sản của người học.
Cách thức đào tạo, huấn luyện mà người phương Tây thực hiện đã thành công đưa “tri thức”
trong đầu những chuyên gia, nhà đào tạo, huấn luyện vào “hành động” của khách hàng và biến
chúng thành “giá trị”.
Xin mạn phép nói rộng ra là vậy, vì thực tế ít thấy chúng ta (Việt Nam) phổ biến các phương pháp
đào tạo khác ngoài việc đến lớp học liên tục nhiều buổi, thực hành một chút rồi… thôi. Vẫn có
những chương trình, những người “thầy” khác biệt, dạy thông qua case study, dạy ít thực hành
nhiều, dạy thông qua cộng đồng… nhưng chưa phổ biến. Vẫn có những nhà tri thức sáng tạo
trong phương pháp truyền đạt, suy nghĩ trăn trở nhiều năm để làm mới chính mình, chương trình
của mình, nhưng chưa nhiều.
Và ngay cả việc sáng tạo, thì cũng thật lãng phí vì khi chúng ta sáng tạo từ 5 6 lên 6 7, thế giới
đã có những mô hình đào tạo huấn luyện lên 9, 10 rồi. Tham khảo và học tập từ họ sẽ đẩy nhanh
quá trình nâng cao hiệu quản đào tạo, huấn luyện của Việt Nam chúng ta.”
Thứ duy nhất bạn cần có là chuyên môn sâu (giải quyết được 1 vấn đề gì đó). Không cần phải nổi
tiếng mà chỉ cần được biết đến rộng rãi trong ngành như một chuyên gia và có chỗ đứng là bắt
đầu được rồi.
Chúng ta muốn thu nhập cao hơn, tự do hơn, ở đâu cũng làm được, chủ động sắp xếp được lịch
biểu của mình. Chúng ta thật tâm muốn giúp được nhiều người hơn và được tôn trọng hơn (dần
dần đây sẽ là động lực cao nhất của chúng ta sau khi tiền bạc và tự do được giải quyết ).

Hãy hiểu là luôn có người cần một bài học nào đó (trong khi mình nghĩ là cái này thì ai cần). Bạn
cần tự vấn xem: “tôi đang có điểm mạnh gì, xã hội đang cần gì, làm sao làm mà không bị bắt
chước?”.
Nếu nội lực chưa đủ thì dành 3-6 tháng luyện cho tới. Chẳng hạn chưa giỏi về Ecommerce thì
nhập hàng về bán và đi học những ông giỏi nhất, đảm bảo một năm bạn cũng rất này nọ và có
thể mở lớp dạy cho nhiều newbie. Đừng có nửa vời, chưa biết gì đã chém như đúng rồi là được.
Còn nếu như bạn là chuyên gia, quản lí, vận hành doanh nghiệp muốn xây dựng sự nghiệp riêng
hãy tự tin là rất nhiều người đang cần tri thức của bạn.
Làm sao biến những thứ mình có trong đầu trở thành một mô hình kinh doanh?
Mình thấy nhiều quản lý từ công ty lớn nhảy ra làm các mô hình truyền thống (cafe, quán ăn, nhà
hàng ...) tốn vài trăm triệu đến cả tỷ đồng để bắt đầu, chi phí cố định lớn, rồi đối mặt với vô vàn
khó khăn và nếu ít kinh nghiệm sẽ không hiệu quả. Hướng đi mới nên cân nhắc là kinh doanh tri
thức theo mô hình online, tận dụng tối đa hệ thống tự động hóa, tự do thời gian, địa điểm và bắt
đầu được ngay lập tức. Cùng lắm không bán được thì bạn cũng chẳng mất thời gian mà còn có
được bài học về khảo sát thị trường.
Các ứng dụng công nghệ, tự động hóa 80% hạn chế tối đa sai sót của con người và không phải
quản lý đội ngũ quá đông đảo. Rất tinh gọn, hiệu suất. Cộng đồng chuyên gia, KOLs, KOCs, nhà
đào tạo, huấn luyện viên và làm dịch vụ chuyên nghiệp đang ngày càng nở to ra. nhiều người có
thể biến kiến thức, kỹ năng của mình thành một công việc nghiêm túc tạo ra thu nhập 2k-5k
$/tháng. Đóng gói được thành Mô Hình Học viện số như Khôi - con số có thể đạt đến mốc
10-50K$/tháng. Một số trường hợp đạt 100K$/tháng.

Những mô hình ta có thể chưa từng nghĩ tới nhưng người ta đang bán ầm ầm:
- Khóa học gia tăng hiệu suất não bộ: rất nhiều chủ doanh nghiệp tin rằng nếu não bộ có
hiệu suất cao hơn thì họ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Chẳng hạn chủ doanh nghiệp đang
có doanh số 2 tỷ/ tháng, chỉ cần gia tăng thêm 20% doanh thu là lợi nhuận mỗi năm thu
về cả tỷ. Vậy khóa học này có thể định giá 200 triệu mà người học vẫn lời. Trong khi theo
suy nghĩ thông thường bán đại trà cho dân công sở thì cùng lắm là 1 triệu là cùng.
- Khóa học Audit (kiểm toán): một bạn từng làm cho các công ty lớn ở vị trí Audit Vendor đã
mở ra gói coach 1-1 trị giá 300 triệu để giúp vendor biết cách tìm và tham gia vào mạng
lưới của các tập đoàn lớn. Gói cao nhất: đảm bảo cho được vào công ty lớn thì lấy 2 tỷ. Rất
nhiều vendor vẫn đi học vì với số tiền bỏ ra chỉ cần họ trúng một hợp đồng đã lãi to.
- Khóa học phòng cháy chữa cháy: Một gói 20K $ giúp các công ty làm đúng yêu cầu PCCC
vẫn xứng đáng. Vì nhiều doanh nghiệp lớn đối mặt với chuyện bị thanh kiểm tra liên tục,
số tiền mất mát lên đế hàng tỷ.
- Khoá học Yoga online đạt tới doanh số cả tỷ/ tháng. Chỉ cần tài khoản Zoom và vài tiếng
mỗi sáng để cùng tập và hướng dẫn cho học viên, rồi trưa chiều thì viết bài soạn tài liệu
hỗ trợ qua group Zalo. Tất nhiên là cô giáo đã có kinh nghiệm và danh tiếng từ trước, cũng
mở được nhiều lớp offline rồi, nhưng việc kiếm tiền tỷ từ online là điều chắc không mấy ai
nghĩ tới. Nhờ dịch mà cả người dạy lẫn người học đều thay đổi hoàn toàn suy nghĩ: ừ nhỉ,
sao lại cần phải tới lớp, thứ ta muốn học là kiến thức và các chỉ dẫn để làm được việc thôi
mà; thời gian và năng lượng dành cho việc di chuyển quá nhiều, nếu tiết kiệm được thì
học sẽ hiệu quả hơn nhiều

4 Mô Hình Digital Business tốt nhất năm 2023


1.Một mình cân tất: Một chuyên gia (và vài người hỗ trợ):
- Tạo ra 1 chương trình huấn luyện, dịch vụ giá cao 1-1
- Nhân sự: bạn (chuyên gia), 1 hỗ trợ. Mọi người phải đa di năng hết mức.
- Software: 1 vài phần mềm tự động, cần đầu tư tối ưu (riêng cái này thì không được tiếc)
- Kênh thu hút khách hàng :
+ 1 kênh ấm duy nhất chủ đạo, có thể là Profile Facebook cá nhân (có thêm 1-2 kênh khác
nhưng là hỗ trợ).
+ Email hoặc Chatbot, nhóm Zalo, Facebook Group sẽ tích lũy dần để xây dựng danh sách
sở hữu, tránh phụ thuộc ads quá nhiều về dài hạn.
- Số lượng khách hàng để đạt mục tiêu: 10-30 ( tùy vào mức giá )
- Biên lợi nhuận 90%.
- Bán qua cuộc gọi Zoom/Call/ Google Meet.
- Quên văn phòng đi, làm online hết. Ai đòi thấy văn phòng mới mua, một là thuyết phục họ, hai là
nghỉ luôn đi.
Mốc Doanh thu 20-50K$/Tháng (400 triệu -1 tỷ VNĐ/tháng) là khả thi. Các lĩnh vực đã được kiểm
chứng: dinh dưỡng giảm cân, yoga, dạy Anh văn, lập trình, tư vấn tài chính.
Sai lầm thường gặp (và Khôi đã từng mắc phải) :
1. Bán chương trình giá thấp trước (bán cho 99% khách hàng thông thường) rồi mới Up sell khách
hàng dần dần lên (từ dưới lên trên) thay vì chọn chiến lược bán chương trình giá cao trước (cho 1%
khách hàng kim cương) rồi mới chẻ nhỏ dần ra xuống dưới (từ trên xuống dưới). Kết quả là thu hút
nhiều khách hàng thích miễn phí và mệt mỏi để thuyết phục họ mua và kiệt sức khi họ trả bạn
quá ít mà cái gì họ cũng muốn.
2. Tạo ra quá nhiều chương trình tầm thấp, tầm trung làm hỗn loạn khách hàng và phân tán sự tập
trung của bạn. Suốt ngày tập trung vào pha bán thay vì phục vụ khách hàng.
3. Tuyển dụng quá đông và quá sớm trước khi đạt đến mức doanh thu kỳ vọng, 2-3 người làm
việc của một người, công ty không có định hướng rõ ràng, mâu thuẫn nội bộ, lãng công, mua
nhiều chương trình và phần mềm lung tung.
4. Phân tán ra nhiều kênh bán hàng quá sớm (làm TikTok, Youtube, SEO quá sớm trước khi kiểm
chứng được chương trình). Nhầm lẫn giữa việc làm truyền thông dành cho Direct Sale của SME,
Startup với cách truyền thông đốt tiền của doanh nghiệp lớn. Mệt mỏi khi làm nội dung. Bạn được
dạy rằng phải cho đi thật nhiều trước khi bán hàng, và công ty/ đội nhóm của bạn chết trước khi
bán được hàng và TikTok, Youtube lên được nhiều sub.
Trong khi triết lý đúng phải là tập trung phục vụ 1% khách hàng kim cương trước, để tạo nguồn lực
và mới bắt đầu bổ xuống phân khúc rộng trong 1-2 năm kế tiếp.

Người huấn luyện copywriting và kiếm tiền online thành công bậc nhất chắc phải nói đến Minh
Xin Chào (Thiện Minh)

Minh 21 tuổi, trước đây mê game nên học hành chẳng tới đâu cả. Thế rồi một lần lang thang trên
mạng, Minh bắt gặp khóa học copywriting (viết lách) với cam kết sẽ tạo ra thu nhập ngàn đô. Bí
quá Minh đi học. Đó là bước ngoặt thay đổi cuộc đời. Học xong khóa ngắn hạn đó, Minh lên
Upwork (trang tuyển cộng tác viên viết lách tiếng Anh) rồi nhận những công việc viết thêm. Từ vài
đô mỗi ngày lên vài chục đô rồi vài trăm đô, Minh đã nhanh chóng đạt tới mức thu nhập trên
10.000 $ ở tuổi 20. Đúc kết những hiểu biết và kỹ năng tinh thông đó, Minh mở một trang dạy
copywriting online thu học phí khoảng hơn 3 triệu/khóa. Tổng kết năm rồi Minh đã kiếm được
doanh số hơn 1 triệu $ trước tuổi 21. Mục tiêu tiếp theo của Minh là 3 triệu $.

Tất nhiên mình không PR cho khóa học của Minh, còn số thu nhập triệu $ thì nhiều người chơi với
mình và có làm cùng Minh xác nhận đúng. Mà điều đó không quan trọng. Chỉ muốn nhấn mạnh
rằng bạn có một kỹ năng đủ sắc nét thì ngồi nhà dạy người khác thành công hoặc kiếm tiền
online là chuyện có thể làm được.

2. 5 anh em trên 1 chiếc xe tăng:


Tạo ra một chương trình cao cấp 1:1 gọi là Front-End Offer. Tiếp tục cung ứng một chương trình
cao cấp hơn (gọi là Back-End Offer) - sau khi khách đã hoàn thành
Team khoảng 4-5 người để có thể hướng đến mục tiêu 1M$/năm gồm: Founder - Trợ Lý - Sale (2
người) và Huấn Luyện Viên.
Bán chính qua 1 kênh Facebook Profile và cộng đồng đã được xây dựng dần dần ở bước 1 - có thể
là Youtube, Instagram, TikTok nhưng phổ biến và uy lực mạnh nhất với tính tương tác cao nhất là
Facebook Group (một số chuyển sang Skool trong năm 2022-2023).
Số lượng khách hàng để đạt mục tiêu : 30-50 khách hàng, tùy thuộc vào mức giá chương trình
Bán qua cuộc gọi Zoom/Call/ Google Meet, đôi khi chỉ cần nhắn tin mà khách đã chốt.
Chiến lược bán: Bước này nên chọn nhiều hơn 1 cách :
1. Tiếp cận trực tiếp khách hàng ấm.
2. Nghệ thuật thả thính và chuỗi 30-90 ngày content.
3. Event/ workshop
4. Low-End / Mid-End và Coaching => offer lại khách hàng cũ.
5. Hệ thống bán hàng tự động : High End Funnel
6. Chạy quảng cáo.
Mốc doanh thu 50K-120K$/tháng.
Minh chứng cho các quy trình này là Dương Trọng Nghĩa.
Thời gian gần đây (10.2023) mọi người hay thấy Nghĩa đăng các status kiểu như “Mô hình
affiliate kiếm 1000$ / tháng, inbox vào việc”. Không có thông tin gì cụ thể, không có tài liệu gì
chứng minh cả. Nhưng vẫn có người inbox và sau 1 cuộc gọi với Nghĩa thì chuyển ngay 1000$
học phí. Cứ mỗi tháng Nghĩa mở ra vài khóa kiểu đó và thu hút khoảng hơn 20 học viên. Mình vô
cùng ngạc nhiên với kiểu bán khóa học như thế. Những ai không chơi với Nghĩa hoặc chỉ vô tình
đọc tới đây sẽ nghĩ là bịa. Nhưng sự thật là điều đó Nghĩa làm được, không chỉ một mà nhiều lần
Mấu chốt: bán kết quả, không bán quá trình. Ai tin thì đóng tiền, ai không tin thì thôi không cần
năn nỉ. Mình ngồi uống bia với 1 bạn mới đóng tiền cho Nghĩa dù bạn này ở HN chưa gặp Nghĩa
lần nào. Câu trả lời rất đơn giản: “em đang làm affiliate rồi và em cũng kiếm được 1 ít tiền rồi, nên
em sẵn sàng bỏ ra chừng đó đi học anh Nghĩa để tìm thêm cách thức; nếu không được cũng
chẳng sao. Kiếm được tiền thì đầu tư lại con số đáng cho việc học cũng là điều cần làm”
Cách của Nghĩa làm gần như giống gì Khôi đã chia sẻ. Hiệu quả tuyệt đối. Thực ra mô hình này
là của các guru nước ngoài, họ đã chia sẻ liên tục tại các khóa học online (học phí vài ngàn đô)
và cả miễn phí trên Youtube. Việc của Khôi, Nghĩa là học theo và cải tiến liên tục cho phù hợp với
từng nhóm sản phẩm muốn bán
Sai lầm thường gặp trong giai đoạn này :
1. Phân tâm: đẻ ra quá nhiều sản phẩm mới tầm trung, tầm thấp. Dẫn đến đẻ tiếp ra nhiều phễu tự
động lung tung.
2. Mệt nhoài vì học quá nhiều mà áp dụng được quá ít, vì thiếu tập trung và hành động (Hiện
tượng tích trữ thông tin - Kho sách di động). Đâu cũng thấy đi học nhưng được một thời gian thì lại
nhảy sang người khác, cuối cùng xôi hỏng bỏng không.
3. Tiếp tục lại là phân tán ra làm Free traffic quá sớm đã làm lại đi nhầm vào các concept sai lầm
không ra tiền (Kiểu: đóng phim, diễn xuất - "Chủ tịch và cái kết " sau mệt quá lại bỏ dở kênh
không làm nữa).
4. Cung ứng và hỗ trợ khách hàng đông lên và rắc rối bắt đầu phát sinh. Một số sơ hở trong pháp
lý hoặc lời hứa của bạn trong giai đoạn trước chưa được tính toán cẩn thận và giờ bạn lãnh đủ.
5. Nhân sự vượt 10-15 người ( trong khi đúng ra chỉ cần 4-5 người ) - Dẫm chân lên nhau - người ra
người vào, mâu thuẫn, cái tôi cao, oánh nhau.
3. Học viện số
Mốc này sẽ có nhiều biến thể về mặt mô hình, nhưng đây là biến thể phổ biến theo kinh nghiệm
của Khôi:
- Ngoài sản phẩm, dịch vụ tầm cao (High-End), đây là lúc tạo ra sản phẩm tầm trung và tầm thấp
(Mid-End và Low-End).
- Huấn Luyện, Dịch Vụ dạng 1-1 kèm theo các buổi Group Coaching (thường là hàng tuần). Có
chuyên gia/huấn luyện viên đỡ cho bạn đoạn này.
- Với các chương trình dành cho khách hàng cấp cao hơn, bạn huấn luyện hoặc có chuyên gia hỗ
trợ.
- Mạng xã hội đa kênh, tốt nhất là làm một lần định dạng ra nhiều loại ( Video ngắn + Video Dài ),
đăng đa kênh ( phổ biến là Youtube, TikTok, Instagram, Website), cài cắm trên các Funnels.

- Bạn - Founder , 2 trợ lý kiêm admin, 2-3 người sale, 2-3 huấn luyện viên, 1-2 ads thủ lo marketing
và funnels.

- 60-100 khách hàng tùy theo mức giá chương trình của bạn.
- Biên lợi nhuận khoảng 50% ( phân chia doanh thu cần kỹ càng và chi tiết hơn).
- Các tầng phễu chuyển đổi đa dạng hơn: thường bao gồm 4 phễu bán hàng tự động chính:
High-End Funnels, Mid-End Funnels, Low End-Funnels và phễu cộng đồng (Facebook Group
hoặc Skool... ).
- Bán qua cuộc gọi bán hàng qua Zoom/Call/Meet cho các chương trình giá cao, nhân sự sale bán
các chương trình giá trung và giá thấp.
Thông qua 4 cách chính :
1. Tiếp cận trực tiếp khách hàng ấm.
2. Nghệ thuật thả thính và chuỗi 30-90 ngày content.
3. Event/ Workshop
4. Low-End / Mid-End + Coaching => Offer lại khách hàng cũ.

Sau đó dựa vào tình hình thực tế chúng ta mới cân nhắc sử dụng các phương pháp kế tiếp để mở
rộng trong giai đoạn sau :

5. Xây dựng sale team.


6. Hệ thống bán hàng tự động : High End Funnel Và Challenge Funnel.
7. Chạy quảng cáo.
8. Xây dựng mạng xã hội đa kênh.
9. Viết sách, sự kiện, đối tác Dream 100
Mốc Doanh thu 100K$-300K$ /tháng: đã được kiểm chứng với Mai Xuân Đạt, Minh Khôi
Sai lầm giai đoạn này :
● Nhân sự, nhân sự, nhân sự.
● Gãy về văn hóa doanh nghiệp
● Tài chính.
● An ninh và bảo mật.
● Rủi ro danh tiếng.
● Xử lý sai lầm với khách hàng (trước và sau bán).
Mốc Doanh thu 300K$-2M$ (và hơn nữa)/tháng :
Đây là mô hình hoàn chỉnh nhất của Học Viện Số mà các tên tuổi lớn trong ngành dịch vụ, đào
tạo, coaching như :
- Russ Ruffino : Mốc khoảng 1.5-2M$/tháng - Chỉ thuần từ Coaching bán hàng giá cao, team
khoảng 15-20 người. Online 100%, tự động hóa đến 80%.
- Dotcomsecrets của Russell Brunson (chuyên coaching, đào tạo): trước khi anh ta tung ra SaaS -
ClickFunnels và đạt mục tiêu 100M$/năm doanh thu mà không cần gọi vốn từ VC - Quỹ đầu tư
mạo hiểm. Ở mốc 100 triệu $/ năm thì khoảng 30% doanh thu vẫn đến từ coaching, 70% là doanh
thu đến từ phần mềm.
- Lady Boss và Vshred: trong ngành coaching Fitness Online vừa Coaching về vóc dáng, cân
nặng và bán các sản phẩm thực phẩm chức năng, giảm cân, các sản phẩm vật lý liên quan đến
tập luyện. Lady Boss đạt mốc doanh thu khoảng 1.5-2M$/tháng (tức khoảng 35-40M$/năm ) và
Vshred khoảng 15-20M$/tháng (200-220 M$/năm).
- Alex Hormozi: Tạo ra doanh nghiệp chuyên tư vấn set up phòng Gym - Gym Launch đạt doanh
thu khoảng 2-3M$/tháng và bán nó đi với mức khoảng 40-50 triệu $ trước khi tạo ra doanh
dghiệp chuyên M&A là Aquisition.com đẩy tài sản lên mức 100M$ - nên hay được gọi là "Người
đàn ông 100 triệu $".
Chiến lược Học viện số và Business không chỉ dừng lại ở việc kiếm tiền hay xây dựng Thương
hiệu mà có thể mở rộng ra thành các công ty Mẹ-Con trong tập đoàn dạng Holding. Đây là một
hướng đi mà các SME đang âm thầm áp dụng để mở rộng quy mô và tạo thành hệ sinh thái mà
không cần phải bỏ nhiều vốn từ đầu.
Ví dụ CFM:
CFM là công ty đào tạo và tư vấn IPO, sáng lập bởi Nguyễn Quốc Trung, 8x đời cuối, đã niêm yết
trên sàn chứng khoán HN (mã CFM). Trung nằm trong nhóm chơi với Khôi, Đạt và vận hành mô
hình khá giống với những gì đã kể ở trên.
Khóa học của Trung giúp các SME hiểu về lộ trình để niêm yết doanh nghiệp trên sàn chứng
khoán. Môn này đòi hỏi nhiều hiểu biết tài chính sâu và chỉ dành cho các doanh nghiệp đã qua
giai đoạn kiếm ăn muốn làm chuyện lớn nên dĩ nhiên là học phí rất cao. Vì thế CFM cũng xây
được một cộng đồng các doanh nghiệp mạnh trong nhiều ngành. Họ cũng có gói đồng hành tư
vấn tái cấu trúc doanh nghiệp hoặc cung cấp các dịch vụ Tài chính.
Từ các mối quan hệ này, CFM lập thêm một quỹ đầu tư chuyên cấp vốn và đồng hành cùng các
doanh nghiệp để đưa họ theo đúng lộ trình từ Zero đi tới IPO. Nhờ am hiểu về nhiều lĩnh vực và
mối quan hệ thân thiết nên CFM có thể tìm ra được nhiều “mầm non" chưa nhú và tham gia đầu tư
trong giai đoạn sớm. Ngoài vốn, họ có sẵn các khóa học và chuyên gia để đồng hành nên coi như
của nhà trồng được. Từ đó họ xây hẳn được một nhóm nhiều doanh nghiệp trẻ khỏe khao khát và
sẵn sàng cho cuộc chơi lớn. CFM có thể bán cổ phần của từng doanh nghiệp cho các tập đoàn
lớn hơn, hoặc gom nhiều doanh nghiệp lại để bán cho có giá, hoặc niêm yết trên sàn để IPO.
Khi mình nói chuyện với nhiều group công ty nhỏ hơn thì mọi người đều đồng ý rằng đào tạo là
con đường hiệu quả nhất để lập ra các công ty con. Việc huấn luyện quyết liệt và nâng tầm tư
duy liên tục sẽ biến các nhân viên thành Manager, và Manager thành người lãnh đạo, biến các
team nhỏ thành những nhóm thiện chiến có thể tự vận hành. Khi đó chỉ việc tách ra cho họ một
cái tên mới, một chiến lược dài hạn và bổ sung vốn và nguồn lực là đã thành một công ty có sức
cạnh tranh. Công ty mẹ ban đầu nắm trên 51% cổ phần rồi theo lộ trình thoái vốn dần để chỉ cần
nắm dưới 30%, những người quản lý chính tại công ty con và nhà đầu tư mới sẽ có đủ phần trăm
để an tâm cống hiến. Về lí thuyết, có thể phát triển vài chục công ty con như vậy.
Người Việt Nam không giỏi phối hợp trên quy mô lớn nên thường các SME khi lên 100 người là
phát sinh đủ vấn đề. Cách giải quyết mà mình đã áp dụng là cứ tách ra thành những công ty nhỏ
hơn chỉ 20-30 nhân sự thì vấn đề giảm hẳn và hiệu quả tăng lên ngay. Công ty mẹ (Holding) chỉ
cần nắm về tài chính, cổ phần và hậu cần, việc marketing- bán hàng - phát triển sản phẩm không
cần phải lo nghĩ. Việc này làm cho mọi người nhàn hơn và tập trung vào kết quả hơn là những
tranh cãi vụn vặt.

Làm thế nào Khôi làm được tỉ mẩn như thế ?


Đây là câu hỏi mà rất nhiều anh em đặt với mình khi viết phần này.
Khôi cũng có 3 giai đoạn khủng hoảng giá trị niềm tin: 2012,2015, 2018. Lúc mới khởi nghiệp,
Khôi lận đận vì cãi lời gia đình, người yêu bỏ, bạn bè nghĩ là đa cấp chém gió. Lúc đó chỉ hiểu
rằng thứ này không dành cho mình, Khôi như người mù lao vào làn sương tìm con đường. Có lúc
chỉ còn 2 triệu không biết tháng sau trả tiền trọ thế nào. Bắt taxi lên Hồ Tây cho gió tát vào mặt
rồi về nhà ngủ mới vào giấc. Bố không thèm nhìn mặt, cứ về nhà là cãi nhau. Chỉ có duy nhất một
tài sản: niềm tin là Khôi chưa đánh mất. Chỉ đến khi kiếm được 5 tỉ đầu tiên bố con mới nhìn mặt
nhau. Lúc có chút thành tựu rồi vẫn chẳng phải lúc nào cũng vui vẻ được. Làm nhà cho thuê:
người thuê không trả tiền; làm đào tạo thì bị chửi.
Khôi tâm niệm rằng cứ sống cho mình, đừng quan tâm bên ngoài, miễn đừng phản bội niềm tin,
đừng làm hại ai. Cứ làm đi. Cắm ngọn cờ lên thì gió bão sẽ thổi lung lay
2018, Khôi gặp khủng hoảng, phải đóng cửa 3 tháng rồi nghe Phật pháp cuối cùng nghiệm ra sứ
mệnh cuộc đời. Khôi nhận ra điều mình muốn là phải làm thứ gì đó thật lớn có ảnh hưởng tới hàng
triệu người. Như vậy thì phải làm thứ gì mà người ta có thể học theo và thành công. Khát vọng lớn
đến mức có thể hi sinh tất cả vì điều đó.
Quan điểm của Khôi là làm khác biệt, kể cả sau này người ta có copy. Khôi welcome tất cả anh
em đến với Khôi, copy và sử dụng cho bất kì điều gì. Cho đi hay nhất là cho đi cần câu mà ai cũng
có thể lấy được cá.

Để kết phần này, hãy nhìn lại hệ sinh thái Giảm cân chuẩn y khoa của Phan Bảo Long
LMS - Giảm Béo Chuẩn Y Khoa là một startup còn non trẻ mới thành lập vào năm 2020 - ngay
thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát. Thương vụ bất ngờ - 5 shark đầu tư 100.000 USD cho 25%
cổ phần, mỗi Shark 5%.
Đúng như Shark Bình nhận xét: "Lĩnh vực của LMS khá là truyền thống, rất may, Covid vừa rồi
LMS đã chuyển đổi số, đem lại những kết quả kinh doanh tốt. Làm được những việc khó mà lại
chuyển đổi số từ xa được thì rất tuyệt vời". Một startup như LMS muốn cả hai thứ: “đi nhanh và đi
xa” thì ngay lúc này cần một sự lan tỏa rất lớn.”

Lý do LMS ra đời.
Vấn đề mà rất nhiều người đang gặp hiện nay là kiểm soát cân nặng và tăng cường sức khỏe từ
bên trong. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc ăn uống và tập luyện không đúng khoa học. Nhiều
bạn chạy theo các phương pháp béo sai lầm, không hiểu đúng về vai trò của dinh dưỡng. Phan
Bảo Long và các cộng sự đã tìm thấy một ngách đi khác biệt (có thể nói là long mạch) và áp dụng
được rộng rãi trong cộng đồng. Long chuyên tư vấn và triển khai các giải pháp về giảm béo
chuẩn y khoa, chăm sóc sức khỏe của khách hàng, tạo nên một cộng đồng hỗ trợ tư vấn giảm
cân an toàn, khoa học, lành mạnh.

LMS được thành lập trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Phòng tập gym cùng các dịch vụ offline
đi kèm buộc phải đóng cửa để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. Thế nhưng, trong
khủng hoảng, LMS lại tăng trưởng rất tốt và vượt mong đợi. Bí mật nằm trong mô hình mang tính
linh hoạt cao và tập trung vào các "khóa coach giảm béo online" của LMS.
● Khách hàng có thể giảm béo ngay tại nhà.
● Chế độ tập luyện và dinh dưỡng cá nhân hóa.
● Áp dụng công nghệ, kết nối với khách hàng ở bất cứ đâu.
Phòng tập offline cố định với nhiều máy móc, dụng cụ tập hiện đại chỉ là một phần của phương
pháp Giảm Béo Chuẩn Y Khoa. Các khách hàng của LMS đã giảm béo thành công với dịch vụ
coach online, một điều mà nếu cách đây chỉ 1-2 năm thôi, không ai tin là thật. Long còn coach
online khoá dinh dưỡng giảm cân global, phí 300$ tương tác 1-1 qua zoom, thanh toán qua
Paypal. Mỗi ngày vài người là đủ tiền nuôi team. Chưa tính các khoá coaching đặc biệt cả tỷ.

LMS tập trung vào xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh nhằm giải quyết vấn đề béo phì. Đây
cũng chính là điểm khác biệt của LMS so với các đơn vị gym – fitness truyền thống. Đó là chia sẻ
từ đội ngũ chuyên gia y khoa. Kết hợp nền tảng khoa học vận động và y học. Nội dung kiến thức,
cập nhập bắt kịp các xu hướng mới trên thế giới.

Hệ sinh thái mà LMS đang dốc tâm huyết xây dựng gồm có 6 mảng chính như sau:
1- Coach offline: huấn luyện viên cá nhân và coach dinh dưỡng 24/7, theo dõi, đánh giá bữa ăn,
đảm bảo học viên ăn đủ, ăn đúng và khoa học.
2- Coach online: coach 1 kèm 1 với sự giám sát của huấn luyện viên trực tuyến, thực đơn được lên
bởi bác sĩ dinh dưỡng, được cá nhân hóa cho từng học viên.
3- Giáo án giảm cân: lộ trình tập luyện và chế độ dinh dưỡng được bác sĩ và coach thiết kế riêng
dựa trên từng học viên.
4- LMS Academy: cung cấp các khóa học giúp học viên chủ động xây dựng cho mình được kế
hoạch tập luyện và dinh dưỡng phù hợp, tạo nên một lối sống khỏe, năng động, tích cực.
5 - LMS Shop: chuyên phân phối các sản phẩm bổ sung: supplement, các thực phẩm sạch
healthy, sản phẩm hỗ trợ dành cho gymer từ các thương hiệu chính hãng, uy tín nhất trên thị
trường.
6 - LMS Book: Tổng hợp những cuốn sách về phương pháp, bài tập, chế độ ăn khoa học để giảm
cân do đội ngũ LMS biên soạn.
Tóm lại, phương pháp của LMS đã giúp được nhiều người và là “lối đi đúng đắn” cho một phong
cách sống khỏe, sống hạnh phúc hơn. Mà 2 case study điển hình nhất cho đến thời điểm hiện tại
là bạn Mạo Vũ và bạn Thuận Vũ (2 bạn mặc trang phục áo đen xuất hiện cạnh Long trong phần
thuyết trình Shark Tank).
Cộng đồng giảm béo với khoảng 40K thành viên trên Facebook mà LMS đang sở hữu là: Cộng
đồng hỗ trợ tư vấn Giảm cân an toàn - Phan Bảo Long. Ở đây các thành viên chia sẻ về kinh
nghiệm, thành quả giảm béo rất nhiều, bạn có thể học hỏi được nhiều tips hay áp dụng cho bản
thân đấy.nMột startup chăm sóc sức khỏe tiềm năng đã sẵn sàng vươn ra biển lớn!

CHƯƠNG 5: D2C Ecommerce (direct to customer)


D2C là hình thức bán hàng thẳng từ nhà máy đến người tiêu dùng cắt hầu hết các khâu trung
gian. Nhờ đó brand có thể hiểu rõ từng nhu cầu, từng phản hồi và từng nỗi nhức nhối của khách
để cải tiến sản phẩm liên tục để đáp ứng. Ưu điểm của mô hình D2C là tốc độ, linh hoạt, và khai
thác được sức mạnh của Social media/Ecommerce. Tiêu biểu và đã nói nhiều trong sách này là
Coolmate, Polomanor, Levents, Gumac: bán quần áo tự sản xuất tới khách hàng và khai phá được
các ngách, tạo dựng được một lớp khách hàng riêng.
Nếu bạn còn hoài nghi thì Trung Quốc đã nở rộ mô hình này rồi và họ đã lập các kho khổng lồ sát
biên giới để bán vào Việt Nam. Còn thế giới thì quá nhiều. The Honest Company của cô đào
Jessica Alba, Kylie cosmetics của siêu mẫu Kylie Jenner, Gymshark đều là những công ty D2C tỷ
đô.
Năng lực quan trọng đầu tiên của D2C là phát hiện ra một ngách thị trường và sản phẩm chưa
được thoả mãn để tiến vào. Ví dụ ông anh Vietnam Do làm case điện thoại cá nhân hoá. Giá rất rẻ
(ngang case bán ngoài đường) mà lại mang dấu ấn cá nhân. Mỗi người sẽ mua vài case mỗi năm
và thị trường luôn tăng trưởng. Các ông lớn sẽ không dễ nhảy vào vì biên lợi nhuận quá thấp còn
ông nhỏ thì khó cạnh tranh vì phải xử lí quá nhiều vấn đề nhiêu khê về sản xuất.
Sản phẩm phù hợp với số đông, dễ mua, dễ sử dụng.Ví dụ: sách này ai cũng đọc được từ các Chủ
tịch tập đoàn muốn biết bọn trẻ giờ kiếm tiền thế nào, tới 1 em cấp 3 muốn tìm hiểu về kinh
doanh từ sớm để định hướng . Sản phẩm cũng cần có sự độc đáo, chẳng hạn không thể tìm được
cuốn thứ 2 viết về các chuyện tương tự. Hoặc Coolmate: ai cũng mua 1 cái dù giàu hay nghèo, dù
làm nghề gì. Như mình, lần cuối mua Uniqlo/ Nike là từ trước dịch, tới dịch ở nhà toàn mặc
Coolmate và thấy không khác mấy, đến giờ tủ quần áo 50% các brand như Coolmate
Không cần phát minh ra thứ hoàn toàn mới. Có quá trời nhu cầu chưa được lấp đầy và làm tốt một
cái thì bạn sẽ thắng.
Mai Quốc Bình nổi danh với Thegioigiay, đi lên từ số vốn 30 triệu nhờ nắm rất chắc khách hàng (là
các tập đoàn lớn nhất). Bí quyết ở chỗ:
- Phục vụ miễn chê: bất kì yêu cầu nào trong bán kính 100km sẽ được xử lí trong ngày. Trễ 1h thì
tặng thêm hàng
- Hư hỏng sẽ đền/ hoàn tiền
- Cho dùng thử đã đời rồi mới bán.
Với các ưu đãi đặc biệt như vậy thì hầu hết khách hàng đều gắn bó rất lâu và sẵn sàng giới thiệu
mà không đòi hỏi gì. Chuyện của Bình đọc trong tập 1
Một ví dụ khách, cuốn sách này đã nhận được gần 500 review công khai hoặc inbox, trong đó có
rất nhiều đàn anh nổi tiếng. Chẳng hạn khi thấy Phùng Đại Lộc viết review thì anh Nam Béo, tác
giả bộ sách "Đông Âu Anh hùng truyện" viết về các Sói Nga cũng nhắn mình để mua. Những tình
cảm đó đến từ chất lượng sản phẩm và dịch vụ chứ không đổi bằng tiền được
Sản phẩm có thể mở rộng ra lâu dài. Sách sẽ có tập 2, tập 3,....tập n miễn là tác giả còn đủ não để
viết. Mua sách rồi đi sự kiện, talk show, tham gia các group...Khách đã tới sẽ ở lại lâu dài.
Năng lực thứ 2 của D2C là huy động được sức mạnh cộng đồng và các kênh bán online để tạo ra
cơn bão mua sắm và hằn sâu vào tâm trí khách.
. Levents có một cộng đồng fan cuồng 200x, với các em thì được mặc chiếc áo có logo Levents
và những câu quotes để đời là niềm sung sướng. Vì thế chiếc áo có giá bằng cả khoá học online
các bạn vẫn mua.
. Coolmate có mối quan hệ rất hữu hảo với báo chí, KOL, hội anh em kinh doanh trẻ đến sắp già
nhờ việc chịu khó đi chia sẻ , kết nối. Vì thế được ủng hộ và lan tỏa câu chuyện tự nhiên.
D2C vẫn ở thế yếu so với truyền thống nên luôn cần các câu chuyện để gắn kết tình cảm người
mua.
Năng lực thứ 3 của D2C là xây được đội ngũ và văn hóa tinh gọn. Dễ hiểu thôi, sinh sau đẻ muộn
mà muốn bán số lớn, có lợi nhuận thì phải tiết kiệm người vận hành:
- Đa năng: nhân viên có thể kiêm rất nhiều việc: sale, đóng hàng, CSKH...ngay cả CEO cũng
khuân vác như ai.
- Huấn luyện kĩ càng: có hẳn system đào tạo nội bộ (online).
- Phối hợp liền mạch: các hệ thống quy trình và quản trị được thiết kế chi tiết đảm bảo thông suốt.
- Có đội ngũ tin yêu và hăng say đi bán. Khách dẫu biết cũng không chắc sẽ mua, nên sự nhiệt
tình và sôi động của người bán là chìa khoá để họ quyết định. Rồi bán xong còn vận hành nữa,
nếu đội ngũ tinh gọn và năng suất thì mới có lãi.

Ta sẽ thấy D2C của từng lĩnh vực trong phần tiếp theo.

Sokfarm là startup D2C có rất nhiều bài học giá trị


Hành trình của Phạm Đình Ngãi và Kathy Thạch, bỏ phố về quê.
“Cái hình 3 năm về trước, hai đứa dắt nhau dzìa quê khởi nghiệp với cây dừa sau gần 10 năm
sống ở Xì Gòn, với sản vật bản địa, với cái nghề thu mật hoa dừa và làm xưởng chế biến tại Trà
Vinh.

Nhớ lại những ngày đầu, khi mà kiến thức về ngành này là con số 0, 2 đứa lụi hụi mê mẩn xem đi
xem lại tài liệu, báo khoa học và các video trên mạng. Rồi hí ha hí hửng xuống vườn dừa làm
thực nghiệm. Nhưng mà càng thử thì càng thất vọng, vì thực tế nó hổng có như lý thuyết.

Thời điểm lúc đó, giá dừa ở Trà Vinh rớt thậm tệ, có lúc 1200 trái dừa mà bán có được 2 triệu $ng
thôi. Nên nếu mình nghiên cứu thành công thì sẽ giúp nông dân tăng thêm từ 2-3 lần giá trị kinh
tế cây dừa và Việt Nam mình sẽ có doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thương mại hoá các sản
phẩm từ mật hoa dừa. Vì vậy, 2 đứa cùng nhau quyết tâm làm cho bằng được, cùng nhau vượt
khó và động viên nhau.

Rồi 2 đứa lụi hụi tiếp 3 tháng nữa, nhưng cũng không được. Thế là 2 đứa đổi kế hoạch đi học
thực địa, lên kế hoạch để đi Campuchia, An Giang xem cách người ta thu nước thốt nốt, sang
Thái Lan để xem cách thu mật hoa dừa. Ghi ghi chép chép, cuối cùng thì thần dừa đã ủng hộ
team, với việc áp dụng mát xa hoa dừa có hiệu nghiệm, những bông dừa đã bắt đầu cho mật
ngọt và bắt đầu hành trình tạo mật ngọt lành cho đời.

Nhớ cái lúc mới bắt đầu đi cắt hoa dừa, nhiều nông dân bảo mấy đứa khùng, ai đời cây dừa
không thu trái là lại thu mật. Nhưng tới giờ thì Sokfarm đã liên kết hơn 10 hộ dân rồi, và nhiều hộ
dân mới cũng đăng ký đồng hành cùng doanh nghiệp. Nhiều đài truyền hình quốc gia đã đưa tin
về mô hình, cũng như là các giá trị mang lại cho cộng đồng.
Sau khi đã xong phần nguyên liệu thì 2 đứa lại lụi hụi làm về chế biến sản phẩm, lúc này mới thật
sự phát huy đúng chuyên ngành khi vợ là Thạc sĩ Công nghệ Thực phẩm ĐHBK còn tui là Thạc
Sĩ Điện Công Nghiệp ĐH SPKT TPHCM. Nên trong thời gian ngắn 2 đứa phối hợp đã có thể làm
chủ được công nghệ và quy trình sản xuất sản phẩm.

Nói chung khởi nghiệp thì cũng có nhiều cái lợi lắm, mà tui thấy lợi nhất là sổ hồng sổ đỏ gì được
bảo quản và lưu trữ kỹ lắm. Trong ngân hàng hết, haha. Rồi xưởng cũng được khai trương và bắt
đầu kinh doanh mật hoa dừa thương hiệu Sokfarm vào 09/2019. Lúc này Sokfarm còn nhỏ nên 2
đứa lụi hụi vừa sản xuất vừa đi bán hàng.

May mắn, thần dừa vẫn luôn theo dõi và ủng hộ team Sokfarm. Đến nay đã gần 2 năm đi thị
trường. Mật hoa dừa Sokfarm đã có hơn 100 nhà phân phối đại lý trên 20 tỉnh thành, Sokfarm đã
có hơn 5 dòng sản phẩm đi thị trưởng và đạt được các chứng nhận ISO 22000:2018, HACCP,
FDA xuất sang Mỹ. Năm ngoái, team cũng xuất sắc đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp thanh niên
nông thôn toàn quốc, và mới đây là bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ.

Từ 2 đứa việc gì cũng làm hiện tại đã có hơn 20 nhân sự (95% là người Khmer địa phương) làm
việc tại công ty rồi. Mà cái hạnh phúc nhất của team đó là đã tìm được một hướng đi mới cho cây
dừa tỉnh Trà Vinh, giúp tăng được giá trị kinh tế cho nông hộ, cải thiện kế sinh nhai, phù hợp với
biến đổi khí hậu ở miền tây và tìm ra được một ngành sản xuất xanh. Hầu như không thải ra môi
trường và FAO đánh giá đây là ngành nghề bền vững.

Trong mùa dịch này, do là doanh nghiệp đặt ở tỉnh nên cũng đỡ hơn các doanh nghiệp ở Sài
Gòn. Mới thấy, mình vẫn may mắn khi chọn về quê để khởi nghiệp, dù có khó khăn nhưng vẫn
còn may mắn lắm khi vẫn được sản xuất, vẫn lo cho công nhân được và đủ hàng cung cấp cho
đại lý, NPP cả nước.

Đó là câu chuyện của mình, câu chuyện về quê nhà khởi nghiệp, hành trình về đứa con Mật hoa
dừa Sokfarm và con đường này không hề dễ dàng xíu nào. Bạn phải học rất nhiều thứ như luật,
dòng tiền, thị trường, đọc vị, quản lý, quan hệ cá nhân. Nhiều lần thức trắng đêm, đối tác lừa,
không đủ tiền mặt sản xuất, áp lực thị trường, lì chai mặt, và chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn
tiếp bước, nhưng mình tin khó khăn sẽ giúp mình kiên cường hơn.

Bỏ phố về quê, hay là rời quê lên phố, cái nào cũng được. Nhưng quan trọng là chúng ta có tìm
được ước mơ của đời mình, cái mục tiêu mình tìm kiếm bấy lâu nay và cảm thấy hạnh phúc với
nó. Khó khăn thì luôn hiện hữu ở cuộc sống này, cho nên chúng ta phải vượt qua nó và tiếp tục
cuộc hành trình. Mình vẫn tin rằng làm gì có đường, mình đi riết thì thành đường đi thôi. “

Bài học của Sokfarm là gì?


1. Sản phẩm đơn giản nhưng đặc sắc:
- Tận dụng nguyên liệu sẵn có, khả năng mở rộng vô hạn: mật hoa dừa
- Đã có những sản phẩm tương tự thành công ở Thái Lan
- Là ngành truyền thống đang bị mai một vì cách làm cũ không hiệu quả, cần sự cải tiến
- Tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm: 1 hũ mật hoa dừa bán được cao gấp chục lần so với nguyên
liệu thô. Ai cũng hiểu việc đó nhưng ai sẽ tiên phong làm?
- Đi theo hướng organic là trend của thế giới
2. Mô hình cộng lực
- Khai thác được thế mạnh và nhân lực địa phương
- Dễ dàng nhận được sự ủng hộ của chính quyền
- Thu hút được sự chú ý của cộng đồng, đem lại giá trị rõ ràng cho xã hội
Về cơ bản, Sokfarm huy động được: nông dân, chính quyền, tổ chức xã hội, quỹ đầu tư, nhà phân
phối cùng làm. Họ chính là trung tâm của ngành này.
3. Biết xây dựng thương hiệu bằng câu chuyện
Bí thuật: sản phẩm tốt + câu chuyện hay + bán hàng đỉnh = thương hiệu + doanh số.
Sokfarm tận dụng cực kì tốt Facebook, TikTok để kể câu chuyện của mình. Những việc rất đơn
giản như cánh đồng, cây dừa, cuộc sống thôn quê đến những cái khó hơn như chế biến, R&D,
tiêu chuẩn chất lượng…được kể một cách thú vị qua ngôn từ của chính Founder. Và họ làm mỗi
ngày.
4. Xây được hệ thống phân phối:
Không cần tốn team sale đi làm thị trường, Sokfarm tận dụng các kênh online để tìm nhà phân
phối và đẩy hàng. Hơn 400 NPP khắp nước là điều tuyệt vời, thậm chí họ đã vươn ra thế giới. Sau
3 năm tạo dựng nền tảng giờ đội ngũ đại lý đã tự tin nhập hàng và đẩy số mạnh mẽ. Vì thế
Sokfarm cứ mở rộng quy mô sản xuất và thêm sản phẩm là có doanh số mà vẫn đảm bảo được
dòng tiền.
Bạn có thể theo dõi thêm phần phỏng vấn của Phạm Đình Ngãi/ Kathy Thạch về câu chuyện của
Sokfarm trên PODcast của cô Kim Hạnh:
Thu mật hoa dừa và kinh doanh “Hạnh Phúc”| Đình Ngãi & Chal Thi từ SokFarm | 5W1H Pod…

Mô hình D2C hoàn toàn có thể đi ra thế giới. Thực tế thì Sokfarm, Hector đang bán hàng trên
Amazon và bán sỉ cho các nhà phân phối ở nhiều quốc gia. Các thương hiệu Việt Nam tận dụng
được thế mạnh nguyên liệu thiên nhiên và những câu chuyện gắn với địa phương có thế mạnh rất
rõ trong cuộc chơi toàn cầu
Chia sẻ của Tony Triệu:
- Thị trường Việt Nam toàn anh tài nhưng cạnh tranh đỏ máu để giành giật những miếng nhỏ.
Trong khi đúng ra anh em Việt Nam mình nên bắt tay để ra biển lớn. Thị trường thế giới nếu làm
đúng thì thực tế dễ hơn thị trường Việt Nam.
- Đa phần mọi người ở Việt Nam đều phải xây dựng hạ tầng từ đầu và căng sức bé nhỏ của mình
ra để đáp ứng quá nhiều khâu từ thanh toán, logistic, chăm sóc khách hàng, công nghệ, kỹ
thuật...Thường là quá sức với những người mới khởi nghiệp nên tỷ lệ thất bại quá cao. Trong khi
việc đó hoàn toàn có thể giải quyết nếu đòn bẩy hệ thống của những ông lớn. Không cần chống
lại mà nên kết hợp ông lớn.
- Điểm mạnh doanh nghiệp Việt khi go global không nằm ở công nghệ hay sản xuất ( không đọ
nổi Tung Của và mấy anh bạn Ấn ) mà nằm ở các vùng nguyên liệu đặc thù chỉ trồng được ở Việt
Nam.
- Do đặc điểm thị trường nhỏ nên nhiều business Việt để đạt định giá lớn phải đẻ ra rất nhiều
tầng kinh doanh với nhiều dòng sản phẩm mới. Vì thế lại càng phức tạp hơn, không thể tinh gọn
nên biên lợi nhuận giảm.
- Sự thắng lợi ban đầu nằm ở các mô hình kinh doanh: Nếu đòn bẩy các hệ thống lớn có sẵn thì
luôn có những mô hình tăng trưởng X10 mà không cần tăng nhân sự. Có những brand đánh toàn
cầu lên định giá 10-20M$ trong thời gian siêu ngắn mà chỉ có không đến 10 nhân sự. Trong khi đó
các mô hình ở Việt Nam hay rơi vào trạng thái tốn sức, thiếu đòn bẩy, chọn thị trường nhỏ nên
thường vất vả mà không lớn được

D2C ngành thời trang, cuộc chơi của Local brand


Cao Ánh Tuyết (founder MIEU) luôn học hỏi và quan sát rất kĩ về các mô hình bán lẻ thời trang
Local brand. Ngồi với Tuyết vài buổi gần như nắm trọn mọi yếu quyết của ngành. 3 keywords của
Tuyết:

1. Sản phẩm:
Bạn phải có điểm gì độc đáo hoặc tạo dấu ấn riêng. Trước đây Tuyết nhập hàng Việt Nam về bán,
cạnh tranh từng đồng với các shop khác. Từ 2017 quyết định làm Mieu. Về mẫu mã Mieu không
quá mới mẻ nhưng từ chất liệu, form dáng, đường may mũi chỉ...đều rất chỉn chu và hợp với khách
hàng. Điều này khiến hàng Mieu bán rất chạy và không cần giảm giá. Thậm chí có giai đoạn chỉ
tốn 5 triệu tiền ads mỗi tháng mà doanh số vẫn tiền tỷ.
Đây là việc khó với các bạn mới startup vì chưa đủ thấu hiểu và vẫn thích làm gì nhanh hơn là đi
sâu vào chi tiết. Tuy nhiên không có nghĩa làm sản phẩm là tự đi sản xuất, mà bạn đi mua cũng
được, miễn trả lời được 3 câu hỏi:
- Tại sao mình lại chọn sản phẩm này?
- Điều gì khiến khách hàng phải xuống tiền?
- Tại sao họ sẽ trả chừng đó tiền?
Và công việc kinh doanh luôn xoay quanh các câu hỏi này.

2. P&L
Kinh doanh thì phải có lãi. Net margin của Mieu rất cao, Tuyết không cần phải đẩy mạnh bán để
có doanh số mà tập trung tối ưu từng khâu để có lãi. Ngay cả một nhân viên của Mieu cũng biết
cách lập P&L cho từng sản phẩm mình quản lý.

3. Hiểu khách hàng:


Đi lên từ bán offline nên Tuyết tiếp xúc khách hàng thường xuyên và hỏi từng người về lý do tại
sao họ chọn sản phẩm này mà không chọn sản phẩm kia họ có mong muốn gì thêm không. Vì
vậy Tuyết vẽ được chân dung khách hàng tiềm năng chính xác và tập trung vào nhóm đó để phát
triển.
Điều này rất quan trọng. Nếu bạn bán online, dù có data nhưng vẫn chỉ nói lên được các thông tin
bề mặt, nên bạn sẽ phải đổ nhiều tiền ads để A/B test, hoặc cùng lắm thì làm khảo sát để hiểu
nhu cầu của họ bất chấp sự lên ngôi của Ecom.
Nhiều bạn tay ngang khởi nghiệp thường thích tập trung cho những thứ hay ho như branding/
content/ video/ ads mà quên đi mất điều quan trọng nhất là hiểu khách hàng. Nhiều khi bạn bán
tốt là do may mắn hoặc gặp thời, đến khi gặp khó khăn bạn không đủ hiểu khách hàng để điều
chỉnh lại nữa. Mieu phát triển 10 năm nhờ Tuyết thực sự hiểu quá sâu sắc khách hàng cần phục
vụ- điều này là cả quá trình tích luỹ chứ không tự nhiên mà có

D2C trong kinh doanh Thực phẩm/ F&B online


Covid và đặt món online đã tạo ra nhiều thay đổi với ngành F&B ở Việt Nam:
- Sự gia nhập mạnh mẽ của Grabfood, Shopee Food, Gojek và các mô hình cloud kitchen
(bếp online chỉ bán qua mạng) tạo ra nhiều lựa chọn thuận tiện cho khách hàng. Trước
đây phải ra quán để ăn hoặc mua về nhà thì bây giờ chỉ cần đặt món và đợi ship tới; vừa
tiết kiệm thời gian đi lại vừa đỡ nắng mưa. Dân văn phòng, sinh viên, người làm việc tự do
rất thoải mái với hình thức này. Những quán không ngon, không thuận tiện dần biến mất.
Những quán ngon giờ đây cũng phải mở thêm kênh online để bán. Ngạc nhiên nhất là
những quán trà sữa, ăn vặt chỉ cần mặt bằng nhỏ để shipper tới lấy có thể bán mỗi ngày
cả ngàn đơn
- Xu hướng ăn uống chuyển dần qua thưởng thức. Tức là ngoài chuyện món ăn ngon thì cần
không gian đẹp, nhạc hay, trải nghiệm thú vị. Haidilao có hẳn khu để khách giũa móng và
có màn múa mì thần thánh. Pizza4Ps thì luôn tạo không gian rộng mát như resort. The
Coffee House với triết lí “ai cũng có quán cafe gần nhà”, với chỗ ngồi mát đẹp còn hơn ở
nhà. Khắp Đà Lạt nở rộ các quán ăn, quán cafe check in với view đẹp hơn cổ tích. The
Gangs - 1 quán nhậu luôn có nhạc DJ bốc tới nóc và các màn nhảy tưng bừng, trở thành
địa chỉ ăn chơi của giới trẻ.
- Món ăn trở nên cân bằng dinh dưỡng và đa dạng nhu cầu hơn. Trước đây là ăn nhiều ăn
ngon. Thì bây giờ ăn vừa phải, đúng nhu cầu dinh dưỡng và đa dạng phong cách hơn: tây,
tàu, chay, healthy, alacarte, Hàn, Nhật…Chỉ cần làm một ngách nhỏ là đã sống rất thoải
mái rồi.
- Ăn bằng câu chuyện.Chủ quán, đầu bếp trở thành KOL kể câu chuyện về quán và thôi
thúc sự tò mò của thực khách. Chúng ta hẳn có biết về cafe muối chú Long: chưa biết cafe
ngon dở ra sao nhưng câu chuyện về người chú cả đời tần tảo rồi sáng tạo ra món cafe
độc đáo được các Tik Toker, KOL cổ xuý đã thành xu hướng hot mà ai cũng muốn thử một
lần. Đoàn Anh Thư - chủ chuỗi quán Vua cua ngày nào cũng làm clip đăng lên Reels/
TikTok đạt hàng triệu view và thành idol của các bạn trẻ khởi nghiệp - góp phần quan
trọng đẩy thương hiệu cho quán.
- Các xu hướng xuất hiện như mưa rào mùa hạ. Nào là trà sữa trân châu Hạ Long, trà mãng
cầu, cafe muối, Mixue, chè khúc bạch….Những ai bắt kịp xu hướng thì kiếm bộn tiền
nhưng đi vào sai thời điểm thì đu đỉnh. Trong thời đại TikTok, Review và KOL thì một món
ăn bình thường có thể được thổi bùng lên trong vòng một nốt nhạc.

Từ những điều trên đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho người đi sau:
Trước đây ta nghĩ F&B chỉ dành cho những người giỏi nấu nướng thì bây giờ giỏi ăn giỏi nói cũng
có thể làm tốt
- Trước đây ta nghĩ F&B là phải có quan hệ có mặt bằng có tiền thì bây giờ có thương hiệu
cá nhân và có câu chuyện là đủ.
- Trước đây ta nghĩ F&B là to lớn, lung linh thì bây giờ chỉ cần là một căn bếp và kênh truyền
thông.
- Trước đây ta nghĩ F&B là dầu mỡ, than khói thì bây giờ mọi thứ có thể làm trên mây
(online).
- Trước đây ta nghĩ F&B là cả đội ngũ thì bây giờ mọi thứ chỉ cần một người.
Tất nhiên những mô hình F&B truyền thống vẫn chiếm ưu thế. Ở đây mình chỉ kể một số mô hình
mới, đơn giản và linh hoạt để ai cũng có thể bắt đầu và sống được với nghề này.

F&B thời Social/ Ecom


Các mô hình F&B truyền thống được định hình bởi sức mạnh tài chính và khả năng vận hành xuất
sắc. Những đế chế như Golden Gate, Highland Coffee, Nam An Group…là những tượng đài. Trong
cuốn sách này mình sẽ kể về những mô hình tinh gọn hơn (dĩ nhiên là nhỏ bé hơn) nhưng đang
tăng trưởng rất nhanh và đi đúng xu thế Social commerce: Bánh bao Thuỷ Đỗ, Jamte, Bánh mì Má
Hải, Cafe muối chú Long

Bánh bao Thủy Đỗ


Một cô gái trẻ sinh năm 1998 đi làm văn phòng vài năm thì nung nấu ý tưởng khởi nghiệp chuỗi
bánh bao. Cô gái đi học khắp nơi: TikTok, Reels, Quản trị doanh nghiệp và chơi với các bạn trẻ lẫn
bạn già khởi nghiệp để học hỏi. May mắn chọn được đúng người và làm đúng cách nên tăng
trưởng rất nhanh và trở thành hiện tượng đáng chú ý. Khi mình tổ chức khóa học ngắn cho các DN
kinh doanh online gần đây thì Thủy đăng kí ngay lập tức. Vừa học mình online vừa hoàn tất nốt 1
số môn ở Đại Học bên Bangkok. Mình ngạc nhiên hỏi em học gì lắm thế? Thủy bảo em còn thiếu
sót nhiều thứ lắm anh (nếu mà nói ở tuổi của Thủy thì mình chắc thiếu triệu thứ). Bỗng ngẫm ra là
thế hệ genZ khởi nghiệp sẽ rất khác mình, họ sẽ đốt cháy năng lượng để đạt tới thành tựu sớm
hơn và dấn thân học hỏi nhiều thứ hơn. Và cũng may mắn vì họ sẽ có nhiều chọn lựa học từ
những người giàu kinh nghiệm, có mô hình thành công ngay từ đầu để đỡ nhiều năm đi lan man

Jamte - bếp online của cô gái nghỉ việc ngân hàng


Nguyễn Thanh An, cô gái 9x đi làm ngân hàng vài năm nhưng lại đam mê nấu nướng. An nghỉ
việc để khởi nghiệp bán đồ ăn online trong căn bếp ở chung cư. Ban đầu là các món cơm trưa
giao tại chung cư, rồi các món tiệc nhẹ tại các sự kiện, rồi các món giò chả bán cho các gia đình
trữ tủ lạnh. An chăm chỉ và luôn sáng tạo các món mới nên được mọi người ủng hộ. An cũng tích
cực đi các event khởi nghiệp để tìm thêm những người đồng cảm và tranh thủ sự ủng hộ từ các
công ty nhỏ. Đợt 2020, An chịu khó đi học các lớp của mình dạy nên sau này mình cũng giới
thiệu cho An nhiều đơn đặt hàng từ các công ty khác. Công việc và cuộc sống của An rất ổn.
Nhiều lần hỏi An sao em không mở rộng quy mô (scale up) lên thì An thành thật trả lời rằng nếu
nhận nhiều đơn quá thì sẽ không đảm bảo chất lượng; hơn nữa đồ ăn khó để lâu nên chỉ dám làm
trong thời gian cho phép.

Từ chuyện của Thủy Đỗ và Thanh An, mình muốn nhấn mạnh tới mô hình kinh doanh F&B kiểu
mới dựa trên năng lực sáng tạo & bán hàng của cá nhân. Họ làm chủ công việc và sống với niềm
đam mê của mình. Việt Nam có hàng triệu người như thế. Họ đóng góp một phần quan trọng vào
việc giữ gìn và phát huy các món ăn của người Việt và đem bữa ngon tới từng ngóc ngách cuộc
sống.
Tuy nhiên vấn đề của An hay Thủy chính là mở rộng. Cá nhân luôn bị giới hạn bởi năng lực và vận
hành. Chỉ một số ít liều lĩnh mở rộng là thành công, còn đa phần sẽ đắm đuối trong những bấn
loạn của quy trình. Nhiều năm qua Grabfood hay Shopeefood đã nỗ lực để đưa những người như
An lên thành đối tác - mọi thứ về marketing, giao nhận, thanh toán đã có Grab lo. Tuy vậy mức phí
cao của Grab và sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu lớn khiến Jamte của An hầu như không
có lợi nhuận. An quyết định giữ cái bếp của mình ở mặt đất chứ không lên mây nữa.

Thực ra bài toán của An sẽ có lời giải nếu gặp Khoa từ sớm.
Mô hình bếp tự động Expand - sân sau và cánh tay nối dài cho những người kinh doanh ẩm thực.
Thay vì chỉ bán được 50 đơn/ ngày, An đưa công thức và quy trình sang cho Expand để đội ngũ
Expand sản xuất và bán 500 đơn/ ngày vẫn với thương hiệu Jamte. Doanh thu gấp 10 và lợi
nhuận gấp 5. Đó là triết lí mà Expand theo đuổi: đi cùng với các chủ bếp có công thức và năng
lực sáng tạo món.

Mô hình bếp tự động Expand


Nguyễn Chí Khoa sinh năm 1992, nhà có điều kiện, học FPT xong thì đi khởi nghiệp. Thời
2016-2018 Khoa nhập đàn từ Trung Quốc rồi đưa lên Lazada bán rất thành công - gần như là top
sàn. Vô tình lúc này công ty mình thuê văn phòng sát bên nhà Khoa, những tối về muộn mình qua
uống bia với bố Khoa được nghe kể về cậu con trai bán đàn. Nhưng tận 3 năm sau mình mới gặp
Khoa trong một sự kiện về khởi nghiệp. Lúc này Khoa đã mở công ty làm Camera AI rồi bán cho 1
tập đoàn lớn với định giá nhiều triệu $. Ở tuổi trước 30, Khoa đã có thành công trong cả 2 lĩnh vực
TMĐT, Công nghệ - điều mà mình tận 40 mới đạt được. Dù vậy Khoa vẫn máu lửa với những ý
tưởng mới trong ngành F&B.

Nhưng không chỉ có An, ngay cả các nhà hàng dù nổi tiếng hay nhiều chi nhánh tới đâu thì vẫn bị
giới hạn bởi khả năng phục vụ. Chẳng hạn một quán phở rất ngon mỗi ngày bán 1000 suất nhưng
gần như không thể bán nổi 2.000 suất tại quán. Lên online bán trên nền tảng Grab Food, Shopee
Food phải trả mức phí tới 25% khiến cho lợi nhuận không còn hấp dẫn nữa, ngoài ra thì việc đáp
ứng đơn hàng online vào giờ cao điểm là điều không dễ giải.
Việc mở rộng là điều sống còn vì nếu cứ mãi nhỏ bé thì dần dần sẽ bị các chuỗi lớn lấn át và bị
những người bán online nhỏ lẻ cạnh tranh. Làm thế nào để mở rộng mà vẫn đảm bảo được lợi
nhuận và không bị phân tán nguồn lực. Có mấy cách sau:
- Mở thêm chi nhánh: nếu không tự làm được thì huy động vốn rồi tổ chức đội ngũ vận
hành. Tuy vậy mở vài chi nhánh là khá mệt rồi vì việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng
như vận hành chi tiết không hề đơn giản.
- Nhượng quyền: đưa ra mô hình tài chính, quy trình rồi đi bán gói nhượng quyền. Cách này
đang được nhiều người lựa chọn. Tuy vậy nhượng quyền phù hợp với những mô hình hàng
quán ít công thức, hơn nữa không dễ mà duy trì được chất lượng mà vẫn đảm bảo được lợi
nhuận cho người nhận nhượng quyền.
- Thiết lập mô hình chuỗi để ngày nào đó được lớn như Phúc long, Pizza 4Ps. Tuy nhiên bài
toán quản trị chuyên nghiệp và tài chính rất phức tạp chứ không dành cho tay mơ.
- Lên online: như đã nói thì việc tự bán online qua các nền tảng không dễ ra được lợi nhuận.
Với mô hình online, thay vì tự vận hành thì có cách dễ chịu hơn đó là hợp tác với bếp bên ngoài
để mở rộng công suất bán online. Tức là đóng gói công thức, nguyên liệu cho đối tác bên ngoài
để họ tự chế biến và vận hành online rồi chia lợi nhuận.
Mô hình này rất phù hợp với những nhà hàng truyền thống không giỏi về online / TMĐT mà muốn
mở rộng. Kể cả những cá nhân có sẵn công thức và biết sáng tạo món ăn ngon nhưng hạn chế
nguồn lực thì vẫn có thể mở rộng quy mô khi cộng tác với bên có thể làm chuyên nghiệp
Cụ thể ra làm sao?
Expand có các bếp trung tâm ở những địa điểm đông traffic.
- Bếp: Vốn là dân công nghệ, Khoa tin rằng mọi thứ cần tự động hóa. Expand có hệ thống
bếp công nghiệp nhập khẩu từ châu Âu và được lập trình để kết nối với nhau. Chẳng hạn
món cơm tấm sườn ốp la được làm như sau: gạo, thịt ướp, trứng được đưa vào khay rồi tự
động đưa vào máy để nấu. Khi có 1 đơn hàng phát sinh trên online thì sẽ tự động đổ ra
hộp rồi nhân viên chỉ việc đóng gói lại và chờ shipper tới lấy. Bếp hoạt động 24/24 nên
ngay cả 2 giờ sáng muốn ăn cơm vẫn có thể đặt. Chất lượng 8/10 so với những quán cơm
sườn ngon nhất. Bếp còn có thể làm ra những món mà người bình thường chưa qua
trường lớp dạy nấu ăn khó làm được. Ví dụ món đùi heo muối Tây Ban Nha.
- Hệ thống giao vận: cái khó nhất của đồ ăn là phải giao ngay khi còn nóng sốt và nhanh
nhất có thể. Expand có hẳn một phần mềm quản lí từng suất ăn và từng đơn giao, chủ
động điều phối shipper để món ăn tới tay thực khách được đảm bảo nhất. Hệ thống kho
lạnh, kho mát cũng được quản lí tự động để nguyên liệu luôn tươi ngon và các dụng cụ
luôn đảm bảo vệ sinh. Khoa tâm sự: cái quan trọng nhất của nhà hàng là bếp, tuy nhiên
nhiều quán nhỏ thì bếp lại rất dơ và vệ sinh vô cùng kém. Vì thế Expand luôn quản lý quy
trình khép kín sạch sẽ nhất và đảm bảo môi trường vận hành an toàn nhất.
- Hợp tác: rất nhiều quán cafe, homestay có sẵn bếp nhưng lại bỏ không. Khoa sẽ hợp tác
để cùng khai thác và biến các chỗ đó thành nơi cung cấp thức ăn cho vùng lân cận. Mọi
người đều có lợi. Những quán đã gia nhập hệ thống của Expand có thể tạo ra các món
gộp để gia tăng doanh thu.
- R&D: các món mới theo phong cách Âu, Hàn, Nhật…sẽ được đội ngũ của Khoa nghiên cứu
và đề xuất thêm. Rõ ràng khi có máy móc xịn và con người chuyên tâm thì việc sáng tạo
món không phải là trở ngại - điều này một quán đơn lẻ khó mà làm được.
- CSKH và kéo khách quay lại mấu chốt của F&B là khách quay lại (vì chất lượng sản phẩm
hoặc dịch vụ). Khoa xây dựng công nghệ và quy trình để vận hành việc này. Ví dụ một bạn
đặt cơm sườn tuần trước thì tuần sau sẽ nhận được voucher để tiếp tục đặt. Hoặc một
khách ăn cơm sườn không ngon mà phàn nàn thì CSKH sẽ lắng nghe để tìm hiểu vấn đề
rồi xử lí ngay đảm bảo khách không phải bận lòng. Ăn thì phải ngon và vui chứ không thể
rước bực vào người

Expand phát triển ra các công cụ giúp chủ nhà hàng theo dõi được quá trình nấu nướng, giao
nhận và phản hồi của khách. Ví dụ khi một số khách phản ánh là tô bún mặn quá thì kiểm tra
được xem là công thức hay nguyên liệu hay chế biến bị sai ở khâu nào, từ đó điều chỉnh lại
Trong tương lai Khoa sẽ mở rộng Expand theo 3 hướng:
- Kết hợp với các farm xung quanh HCM để chủ động nguồn nguyên liệu sạch, ngon cho
các nhà hàng. Đúng theo triết lí nhà hàng chỉ việc đưa công thức và quy trình, phần còn lại
Expand sẽ vận hành toàn bộ để có được hiệu quả cao nhất.
- Gia tăng sự hợp tác giữa các nhà hàng trong hệ thống theo chiều dọc để phục vụ khách
hàng tốt nhất. Expand có thể sẽ trở thành một chợ ẩm thực online nhưng chỉ quy tụ những
nhà hàng ngon và được đảm bảo chất lượng từ đầu vào.
- Đào tạo, phát triển những người kinh doanh ẩm thực online rồi trang bị công cụ, tài chính
giúp họ làm chủ sự nghiệp.
- Nâng tầm ẩm thực Việt Nam bằng những câu chuyện về văn hóa lịch sử kết hợp với quy
trình vận hành hiện đại.

Còn quá sớm để nói đến việc thành công hay không, nhưng triết lí của Expand là điều chúng ta
có thể học hỏi. Đúng theo mô hình mà Internet và Social Network đã tạo ra:
- Phân tán: thay vì thị trường tập trung vào một vài người thì sẽ mở ra sân chơi cho hàng
triệu người.
- Hợp tác: những cá nhân đơn lẻ sẽ hợp tác với nhau dựa trên một hệ thống để cùng chia
sẻ tài nguyên và tạo thành liên minh.
- Số hóa/ tự động hóa: vừa nâng cao năng suất vừa tích lũy tri thức để gia tăng giá trị cho
khách hàng.
- Gia tăng giá trị sản phẩm: sạch hơn, dinh dưỡng hợp lý hơn, phù hợp với từng nhóm khách
riêng biệt.
Đây là điều mà những startup lớn nhất thế giới đã vận dụng và phát triển từ 20 năm nay. Rất thú vị
khi thế hệ kinh doanh mới của Việt Nam đã học được và tiếp tục vận dụng linh hoạt theo đặc thù
của người Việt Nam.
Khoa vừa tham gia hội chợ ẩm thực ở Thái Lan và gửi cho mình 10 xu hướng này. Khá hay và khớp
với Việt Nam.

1. Thực phẩm chay/ healthy


Dễ thấy là khi thu nhập cao lên thì dân có điều kiện sẽ ăn sạch/ ăn lành mạnh. Người ta sẵn sàng
mua 1 triệu/kg trái cây organic hoặc vài chục triệu /kg sâm bổ. Việt Nam có nền nông nghiệp lâu
đời và sản vật phong phú nên ai đi theo hướng này rất ổn về dài hạn. Ví dụ: các nhà hàng chay
cao cấp như Hum, các sản phẩm tốt cho sức khoẻ như Hector, Sokfarm.

2. Farm to door
Nhiều người có tiền setup farm quanh Sài Gòn, Hà Nội rồi sơ chế bán trên Ecom/ TikTok rất mạnh.
Ví dụ: Mộc Nhân, Ba Thức Phan Minh Thức, Dốc Mơ Farm..thậm chí nhiêu farm đạt chuẩn xuất
khẩu luôn.

3. Plant-based
Thay thế đạm bằng thực vật là xu hướng của thế giới, đảm bảo vẫn ăn ngon mà lại hạn chế sát
sinh. Vinamit đang đi đầu cho trend này, kênh Ông chú Plant-based và lớp học Hiểu về cơ thể do
chú Lâm Viên, Chủ tịch Vinamit trực tiếp đứng ra hướng dẫn.

4. Từ packaging đến story


Vẫn là sản phẩm cũ nhưng thổi hồn mới. Ví dụ: cafe muối, không có gì lạ, không ngon nhưng khi
có câu chuyện chú Long thì thành siêu hot.

5. Cá nhân hoá sản phẩm cho từng đối tượng


Rõ ràng cùng là coke nhưng người U50 và GenZ có cách lựa chọn khác nhau. Với sự phát triển
của công nghệ và các mô hình đoán nhận nhu cầu, các brand có thể sáng tạo ra nhiều dạng thức
khác nhau để thoả mãn nhiều nhóm khách hàng.
Ví dụ: nhà hàng Lão Trư (Nghĩa Tuấn Ngô) luôn có nhiều loại bia cho nhiều nhóm khác nhau và
thử nghiệm các món mới liên tục đáp ứng khẩu vị thay đổi.

6. Kết nối chặt chẽ với người tiêu dùng


Người mua hiểu rằng sản phẩm có thể chưa hoàn hảo, họ muốn được góp ý và muốn được lắng
nghe. Nếu brand có thể điều chỉnh hoặc chủ động phản hồi thì niềm tin sẽ cao hơn.

7. Ăn bằng cảm xúc


Trước đây ăn bằng lưỡi, rồi ăn bằng mắt, và giờ là ăn bằng cảm xúc. Ăn phải đi kèm với nhạc hay,
cảnh chill, có các màn quẩy hoặc gamification. Các quán như The Gangs, Pops, bia craft tuy
không quá đặc sắc về ăn uống nhưng không gian và không khí luôn khiến giới trẻ bốc lên.

8. Module hoá và Tự động hoá


Có nhất thiết nhà hàng phải có đầu bếp giỏi? Hay là việc nấu nướng có thể được làm từ nhiều nơi
rồi đưa tới quán để "lắp ghép" lại.
Có nhất thiết là người nấu hay là chỉ cần máy móc tự động theo công thức?
Có nhất thiết đồ ăn từ quán A phải do A nấu hay là từ B cách xa 30 cây số nấu rồi giao.
Có nhất thiết phải có nhà bếp lớn hay chỉ cần một gian bếp "đóng gói" đặt ở bất kì nơi đâu.
Khi F&B ứng dụng công nghệ và mô hình kinh tế chia sẻ thì sẽ thật sự khác biệt.

9. Sản phẩm đóng gói tiện dụng


Khi các chuỗi cửa hàng tiện lợi phát triển thì có một mô hình mới: đóng gói sản phẩm và bán tại
đó. Ví dụ: cơm sườn đẩy vào cửa hàng người mua chỉ việc nhờ nhân viên hâm lại rồi ra ghế ăn
hoặc đem về nhà. Như thế sản phẩm không còn chế biến ở bếp nữa mà đưa từ nhà máy. Điểm
không tốt là chúng ta sẽ phải ăn các món dở hơn, công nghiệp hơn và kém chất lượng hơn. Biết
làm sao bây giờ, sản phẩm đóng gói, thực phẩm trên sàn TMĐT hay Retails sẽ là xu hướng lớn
trong tương lai đó.

10. Chưa biết diễn giải

F&B. Lão Trư- 10 năm cho một cuộc tình


Ngô Tuấn Nghĩa sinh năm 88, dân Thủ Đức, lớn lên với những cánh đồng và dừa nước chứ không
phải phố thị gì. Học CNTT nhưng đam mê kinh doanh nên Nghĩa đi làm nhà hàng từ sớm, trải qua
nhiều vị trí marketing, sale về bar, cafe, ẩm thực.
Nghĩa và Thuỷ, cô bạn quê Đắk Lắk mở quán Lão Trư đầu tiên tại Bình Thọ (Thủ Đức) năm 2017,
diện tích 100m2, bán các món fusion Âu Á và bia craft. Mô hình này lúc đó rất mới mẻ nhưng
đúng trend nên lợi nhuận rất tốt, mỗi tháng lãi hàng trăm triệu. Cảm thấy quá hào hứng, họ quyết
định mở quán lớn hơn ở trung tâm. Mất cả tháng đi tìm mặt bằng, một lần nọ Nghĩa tới khu Song
Hành (An Phú, Q2) thấy bãi đất trống rất hợp ý bèn quyết tâm tìm chủ để hỏi. Mất mấy ngày mặc
áo mưa đi hỏi dò, cuối cùng chốt được hợp đồng thuê với giá hơn 100 triệu, gấp 10 lần tiền thuê ở
quán đầu tiên. Đây quả là một sự liều lĩnh khi 2 bạn mới khởi nghiệp và không hề có hậu thuẫn gì.
Lão Trư song hành có diện tích gần 500m2, mặt tiền dài đẹp, treo bảng hiệu màu cam rực rỡ, chỉ
cần qua khỏi cầu Sài Gòn nhìn tay phải đã thấy. Đêm xuống lung linh ánh đèn. Lão Trư nhanh
chóng trở thành một trong các quán nổi bật và bám trụ lâu nhất tại con đường đắc địa này.
Một buổi sáng mùa thu, mình hẹn gặp Nghĩa ở cafe khu Đặng Văn Bi để hỏi về bài học 6 năm xây
dựng chuỗi F&B thành công ...Không ngờ Nghĩa toàn nói về những đau thương, thất bại và sự
phức tạp trong vận hành. Nhưng mà như vậy mới thật sự giá trị.
F&B là ngành vô cùng hấp dẫn: thị trường lớn, nhiều phân khúc, tiền tươi, biên lãi cao, nhu cầu
dồn dập, dễ mở rộng huy động vốn hay nhượng quyền, dễ cải tiến...khi đã vận hành ổn thì không
cần trực tiếp nhúng tay làm...bởi vậy 70% người nhảy ra kinh doanh đều nghĩ tới F&B đầu tiên.
Tuy vậy làm sao để thành công? Sẽ chẳng có công thức nào cả mà chỉ là sự đúc kết từ những
case đã làm tốt trước đó để soi chiếu lại cho bản thân.

3 điểm mấu chốt trong kinh doanh F&B cho người mới khởi nghiệp
1. Chọn đúng ngách và sản phẩm phù hợp với nguồn lực
Không thể nào bắt chước các tay to được, cũng không thể nào làm quá đơn giản để rồi bị tay nhỏ
bắn tỉa. Chọn đúng thì sẽ có vị thế và con đường để đi và có tập khách trung thành
Chất lượng là chìa khoá. Bạn có thể kéo khách bằng deal hoặc viral nhưng nếu chất lượng thấp
thì sẽ mất khách và không thể kéo được nữa.
Bảo là tìm được USP trong ngành F&B thì cực khó. Nhưng giá trị cộng thêm cho khách hàng thì cứ
chi tiết là có thể thêm được vô khối thứ. Những “giá trị” nhỏ nhỏ kiểu như giũa móng tay, free đồ
ăn nhẹ lúc chờ, gấp giấy và gần đây nhất là gội đầu… Tổng hợp lại biến chúng thành USP.
2. Concept phù hợp kết hợp giữa món ăn và trải nghiệm
Tại sao The Gangs luôn có DJ mix nhạc theo phong cách trend nhất? VÌ họ muốn các bạn trẻ văn
phòng hoặc những người hơi già muốn hồi xuân được quẩy lên sau giờ làm việc. Lão Trư thì
không thể làm như vậy vì tập khách già hơn cần vui theo kiểu phóng khoáng hơn. Như vậy sự
khác biệt là yếu tố tiên quyết để giữ thị phần và mở rộng.
Món ăn chỉ là một phần, khách hàng cảm thấy được phục vụ khiến bữa ăn ngon hơn, thế là quay
lại, thế là cái “cúi đầu sâu” đã thành “móc tiền lâu”.
Một số xu hướng trải nghiệm đang chứng minh được hiệu quả:
- Ăn uống kết hợp với giải trí bốc lửa: The Gangs, Ba gác, Pops.
- Tiên phong trong một ngách nào đó: ví dụ Lão Trư đi đầu về bia thủ công.
- Làm mới một thị trường đã có nhu cầu: ví dụ Phê La đi vào ngách trà ô long mà Phúc Long đã
làm tốt nhưng họ có concept khác lạ.
- Làm thật tốt mảng online: ví dụ Đảo Hải sản, hay Bánh bao Thủy Đỗ
- Tạo ra câu chuyện viral và bán giá thấp: ví dụ cafe muối chú Long.
- Tạo ra các trải nghiệm thú vị: ví dụ trà sữa Maycha.
- Offline kết hợp online để đẩy số: ví dụ Rau má mix, cơm tấm Phúc Lộc Thọ.
- Đi thẳng từ sản xuất tới quán tạo ra mức giá siêu hấp dẫn: ví dụ Mixue.
- Học tập các mô hình từ Thái, Hàn, Nhật rồi biến tấu cho hợp từng địa phương.

3. Đi sâu vào chuỗi giá trị


Lão Trư có hẳn nhà máy bia thủ công và nhà máy sản xuất hào sữa để bán B2B. Việc đi sâu sẽ
giúp tối ưu chi phí và đẩy doanh số lên cao nhất. Nghĩa khoe là mùa này tuy doanh số các nhà
hàng giảm nhưng doanh số cung cấp hào sữa sỉ thì vẫn tăng đều đặn.

4. Tập trung để đóng gói mô hình.


Thành công 1,2 quán có thể chỉ là ăn may thôi, nở ra là gãy. Hơn nữa F&B vẫn là ngành dịch vụ
nên có quá nhiều yếu tố không thể đóng khung được cần cải tiến tuỳ tình hình.
Thực ra đến giờ Lão Trư vẫn chỉ có 4 quán, khá chậm so với các chuỗi khác. Trong mấy năm đó,
Nghĩa cũng mở và đóng vài mô hình, chưa kể 2 đợt dịch cũng bị dập cho tơi tả. Đến giờ mô hình
mới chắc để đi xa. Gần đây Lão Trư được 1 tập đoàn lớn mời hợp tác để setup và vận hành quán ở
các địa điểm sẵn có của họ, đem về cho Nghĩa 1 nguồn thu mới và nhiều bài toán mới. Như vậy
vấn đề không phải là đi nhanh hay chậm mà là sự tích lũy knowhow và năng lực đội ngũ - khi mọi
thứ đã sẵn sàng thì chuyện mở rộng không quá khó

5. Cẩn thận với các bài toán tài chính:


- Mọi thứ quy về P&L: trước khi bày vẽ idea hay đầu tư thì phải tính được P&L và dự toán chi tiết
từng đồng. Chỉ cần sai và hụt dòng tiền là ôm sô.
- Nhượng quyền, gọi vốn..là những cái bẫy ngọt ngào. Rất dễ để có người đưa tiền cho bạn mở
nhà hàng vì ai cũng vừa sở hữu nhà hàng vừa được ăn chia lợi nhuận hấp dẫn. Nhưng nếu vội vã
nhận tiền và không kiểm soát được quy trình chất lượng thì sẽ gục ngã khi mở rộng.
- Phải có tâm và có tầm: nếu không sẽ sa ngã vào con đường xấu và làm hại mọi người. F&B liên
quan trực tiếp đến sức khỏe người dân, nhưng thực phẩm thì không gây hại ngay lập tức mà cứ
ngấm dần, Nên làm nhà hàng cần phải kiên quyết nói không với nguyên liệu độc hại.

NHỮNG CÁI BẪY MANG TÊN NHƯỢNG QUYỀN


Nhiều bạn hỏi mình về các mô hình nhượng quyền, thấy anh em có vẻ dễ tin quá trước những bài
toán thu hồi vốn đẹp đẽ. Mình lấy bài phân tích của Hoàng Nam, ông bạn 8x kinh doanh đa
ngành. Mình đồng quan điểm, và cũng nhấn mạnh các bạn rằng nhượng quyền là cái bẫy mà phải
rất cẩn trọng. Tất nhiên vẫn có những mô hình nhượng quyền rất hiệu quả nên mọi người cứ cân
nhắc và tìm hiểu kĩ các chiêu trò nhé

5-7 năm trước, cái hồi mà mì cay 7 cấp độ làm mưa làm gió cả nước. Lúc đó có 1 cái trò thế này:
Một nhóm vớ vẩn nào đó, đi thuê đại 1 người Hàn để đứng tên 1 thương hiệu mì cay nào đó, như
mì cay 7 cấp độ Ăn Xong Dông chẳng hạn. Rồi 1-2 tháng đầu tiên đó, team này kéo traffic vào
quán, cho quán lúc nào cũng đông nghẹt khách, làm đủ kiểu marketing, rồi ăn miễn phí, đi 2 tính
tiền 1, rồi giá rẻ, rồi thuê người để vào ăn, thuê xe sao cho bãi giữ xe lúc nào cũng kín chỗ, bàn
kín người. Sau đó bắt đầu quá trình đi săn mồi. Gì chứ người có tiền mà thiếu kiến thức kinh
doanh thì nhiều vô kể: thừa kế này, trúng vé số này, trúng đất này….Nói chung nhiều kiểu, bất
ngờ giàu lên thì sẽ muốn có mô hình nào đó dễ nổi tiếng để làm. Các nhóm sẽ tìm cách kéo mấy
người dư tiền đó đến xem quán, nói thương hiệu này bán đắt như tôm tươi, cam kết (miệng) là 1-2
năm thu hồi vốn, rồi sau đó chỉ ngồi mát đếm tiền thôi. Nghe bùi tai thì rót tiền vào mua nhượng
quyền thương hiệu, mở chi nhánh, setup quán.
Vào vận hành mới thấy 1 mớ bòng bong, rồi không bán được hàng. Sau 1 năm càng làm càng lỗ,
nên phải giải tán. Người được lợi là cái team vẽ cái quán đó, ăn phí nhượng quyền (dù chưa chắc
thương hiệu đó kịp đăng ký bản quyền, mà thiếu kiến thức nên những người mua ngây thơ bị lừa
cái 1), xây dựng setup... 1 mớ xong rồi phủi tay.
Về cơ bản thì mấy chuyện này không mới. Mình có mấy người quen từng chia sẻ cách làm giàu
nhanh nhất là build 1 công ty lên, và mông má cho số liệu đẹp rồi bán. Kể cả M&A cũng thế. Thầy
mình (anh Trần Kim Thành, sáng lập Kido), người có số má trong làng M&A Việt Nam, từng chia
sẻ rằng, nếu em nhắm 1 mảng nào đó mà em tự làm 10 năm nữa cũng không mạnh bằng họ thì
em mua luôn công ty đó đi. Còn nếu em nhắm trong 3 năm em sẽ làm được, thì tự xây. Nên nhiều
công ty chuyên làm là xây 1 công ty lên, làm quy trình cho tốt, vận hành ổn, rồi bán lại cho những
tập đoàn nhiều tiền mà thiếu thời gian. Nên nếu nói khác về bản chất thì 1 cái là bán giá trị thật, 1
cái là cái vỏ rỗng xa hoa mà vô giá trị. Vì vậy nên nếu làm chuyên nghiệp phải có 1 đội tài chính
vào thẩm định giá, kiểm toán sạch sẽ giấy tờ sổ sách, rồi kéo luật sư chuyên ngành vào đàm
phán...
Lúc mình chia sẻ đề tài này trong nhóm chat riêng, có bạn cũng hỏi là chuỗi cafe Milano với
Napoli có phải vậy không. Mình trả lời mấy năm trước bên Milano, Napoli... công khai nói trên
báo rằng họ kiếm tiền từ việc thi công quán cho đối tác nhượng quyền (100-200tr, quán lớn tầm
700tr-1 tỷ), cũng có thu phí hàng năm ( không nhiều, đủ để duy trì), nhưng lợi nhuận biên đủ lớn
để nhà đầu tư làm. Ngoài ra, cái thương hiệu Milano, Napoli đến giờ vẫn phát triển khá tốt, chứ
không phải sớm nở tối tàn như đám mì cay 7 cấp độ kia (Milano hơn 10 năm, Napoli hơn 20 năm,
giờ đang là 2 chuỗi nhiều điểm bán nhất VN). Nên mô hình này không giống mô hình kiểu lừa
đảo đẩy bomb cho nhà đầu tư. Cũng có bạn nói chuỗi kem & trà sữa xyz cũng đang nhượng
quyền cả tỷmà lợi nhuận mỏng. Cái này nói thật mình chưa tìm hiểu, nhưng mình có biết chuỗi
xyz là 1 trong những chuỗi kem và trà sữa lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, để thành công được ở
VN hay không thì khác nhiều. Vì giá bán ở Việt Nam XẤP XỈ so với Trung Quốc, nhưng họ quên
rằng mức thu nhập bình quân đầu người ở VN chỉ 4110 USD (2022), trong khi ở TQ lên tới 12.438
USD (2021), GẤP 3 LẦN. (Đến 10.2023 thì cái chuỗi xyz đó đang gặp vấn đề trầm trọng, hàng
trăm người biểu tình tố, đòi tiền)

Ngành Dược phẩm/ Thực phẩm chức năng - cuộc chơi lớn giờ mới
chỉ bắt đầu
Ngành Dược / TPCN đã thay đổi ngoạn mục như từ một ngành rất truyền thống có nhiều rào cản
gia nhập trở thành ngành tiêu dùng nhanh hợp với thời đại Social/ Ecommerce. Có những cơn
sóng khủng khiếp của Đông y, Mỹ phẩm, Sinh lý, Hệ thống Boss...tạo nên những triệu phú đô la ở
tuổi U30. Mình biết rất nhiều bạn trẻ vốn chẳng có bất kì hiểu biết, quan hệ, nền móng gì mà chỉ
vài năm đã là ông chủ TMV, Spa, TPCN…Những cái tên này kì lạ lại gắn với nhau theo một cách
nào đó vì đa phần họ đều xuất thân từ một vài cái lò hoặc đi theo một vài sư phụ. Từng cái tên đó
thành công (dù chính hay tà) đều có lý do (tài năng đặc biệt, vận hội, cơ duyên…). Mình được
nhiều lần nghe trực tiếp anh Phan Văn Hiệu, Chủ tịch CVI Pharma kể chuyện, cứ như đọc 101
chương hồi của truyện Kim Dung.
Anh Hiệu đúc kết 4 giai đoạn vàng của ngành Dược phẩm/ TPCN để nhìn lại cả một giai đoạn hào
hùng và đầy biến động:

4 giai đoạn vàng của ngành Dược phẩm/ TPCN


- Giai đoạn 1: từ đầu 2000 - 2008 những công ty dược nhà nước cổ phần hóa hoặc đi theo
hướng hiện đại hóa bắt đầu sản xuất ra những sản phẩm hiện đại và phân phối tới hang
cùng ngõ hẻm. Ví dụ: Dược Hậu Giang, Dược Nam Hà, Dược phẩm TW3….Từ cái nôi đó bắt
đầu tạo nên những nhân tài kinh doanh và kích thích tinh thần doanh chủ.
- Giai đoạn 2: từ đầu 2008 - 2012 những công ty tư nhân ra đời chủ yếu làm thương mại.
Một số bắt đầu phân phối TPCN, Đông y, Đông dược để tránh sự cạnh tranh với các công
ty lớn. Họ phất lên rất nhanh khi tiêu dùng bùng nổ và người dân bắt đầu cởi mở với
TPCN. Một số cái tên không quá lớn nhưng tiêu biểu thời kì này: Đông nam dược Bảo
Long.
- Giai đoạn 3: từ đầu 2012 - 2017 những công ty biết khai thác sức mạnh của Digital
Marketing và truyền thông để tạo ra sự cất cánh cho thương hiệu. Những sản phẩm dân
gian như dầu gội đầu bồ kết, kem nghệ trị nám, thuốc bổ thận tráng dương….được khoác
lên tấm áo lộng lẫy và đặt tên lung linh, ví dụ: Sắc Ngọc Khang, Dạ Hương, Rocket 1 giờ …
Các công ty tiêu biểu có: Hoa Thiên Phú, Ích Nhân, Khang Dược, Hoa Linh, CVI
pharma…Điểm khác biệt là họ đi rất nhanh và khai phá những ngách đa dạng. Từ chữa
nám, trắng da, trị mụn, sinh lý. Họ đầu tư mạnh mẽ chiếu TVC trên giờ vàng, tài trợ cuộc
thi Hoa hậu, phủ banner/ PR khắp các báo mạng, hợp tác hình ảnh với người nổi
tiếng…tạo nên một thời kì thống trị của TPCN.
- Giai đoạn 4: từ 2017 → nay những công ty cất cánh nhờ KOL và TMĐT. Những sản phẩm
được sản xuất như hàng tiêu dùng nhanh rồi đưa lên sàn TMĐT, lên Facebook vít ads
hoặc bán qua KOL/Idol…nhanh chóng đạt tới doanh số tiền tỷ hàng tháng mà quy mô rất
gọn. Điều ngạc nhiên là những bạn sáng lập không hẳn là dân chuyên môn Y dược mà đa
phần là dân Marketing / Sale online/ TMĐT. Nếu bạn đã đọc tập 1 thì biết tới Keto giảm
cân của Nguyễn Trung Kiên hay HQ của Nguyễn Tùng Giang. Tuy nhiên họ vẫn chưa phải
là những tay to nhất. Có những cái tên khét tiếng như Hoàng Hường, OBD, Huyền Phi,
Mama sữa non - nhưng mình không tiện phân tích ở đây. Ngay cả các nghệ sĩ cũng nhảy
vào hợp tác với công ty dược để làm nhãn riêng rồi họ trực tiếp xây dựng hệ thống bán.
Hà Hồ, Trấn Thành, Nhã Phương, Việt Hương đều có nhãn mỹ phẩm / TPCN riêng với
doanh số vài trăm tỷ. Khủng nhất phải nói tới Đoàn Di Băng - môt ca sĩ ít nổi tiếng nhưng
phất lên hàng đại gia chỉ sau vài năm nhờ kinh doanh mỹ phẩm/ TPCN. Mình chỉ nêu tên
vậy thôi chứ không đủ dữ kiện để đi sâu vào những cái tên này.
Anh Hiệu là người anh đáng kính và đáng mến trong làng kinh doanh TPCN thế hệ thứ ba. Công
ty của anh - CVI pharma, chuyên sản xuất phân phối các mặt hàng TPCN có nguồn gốc thảo
dược, nổi tiếng nhất là dòng nghệ Cumargold. Nhà máy CVI theo tiêu chuẩn tiên tiến nhất
GMP-WHO đặt tại KCN Hoà Lạc. Hôm đón chúng mình lên thăm, anh Hiệu dành cả buổi nói về
quá trình khởi nghiệp và những bài học thấm đẫm mồ hôi nước mắt của người giàu từ nghề thuốc
và cũng lao tâm khổ tứ vì sự phức tạp của nghề.

Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội, anh Hiệu có 10 năm đi làm thuê cho các tập đoàn, vươn lên tới đỉnh cao
là Phó TGĐ phụ trách kinh doanh ở một công ty bán thuốc bệnh viện lớn tại Việt Nam. Khi công ty
thay đổi chiến lược, anh Hiệu cũng quyết định ra riêng để lập nghiệp. Đúng thời điểm và đủ
nguồn lực sẽ dễ thành công. Anh Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch TGDĐ có nói là khởi nghiệp tuổi 35
phù hợp nhất vì khi đó tích lũy đủ độ dày về tri thức, kinh nghiệm, quan hệ, bản lĩnh, tài chính…và
vẫn còn nhiều năng lượng, khao khát để vươn xa.

CVI - mô hình kinh doanh kết hợp 3 nhà kiểu mẫu

2013, CVI thành lập với vốn 3 tỷ, con số không lớn không nhỏ. Tuy vậy với ngành dược/ TPCN thì
số đó không bõ bèn gì, chỉ 6 tháng sau CVI đã tiêu gần hết mà vẫn chưa ra được sản phẩm gì.
Thật ra anh Hiệu đã có ý tưởng khác biệt từ đầu rồi. Một công ty đi sau, vốn ít thì phải tìm ra đại
dương xanh mới cạnh tranh được. Quan sát ngành Dược thời đấy, anh Hiệu thấy đa phần các
công ty lớn chỉ làm Tân dược, còn các sản phẩm Đông dược thì làm theo kiểu gia đình, không xây
thương hiệu và không xây hệ thống phân phối. Trong khi thảo dược Việt rất tốt và nhu cầu tiêu
dùng TPCN đang tăng lên. Chiến lược của CVI là đi vào các sản phẩm bào chế từ thảo dược theo
nghiên cứu từ các giáo sư đại học và có thương hiệu/ hệ thống phân phối hiện đại. Nhớ lại người
thầy cũ ở ĐH Y có công trình nghiên cứu về nghệ, anh Hiệu quyết tâm cho ra đời Cumargold: một
ngách rất hay và táo bạo. Nghệ có nhiều công dụng đặc biệt, sử dụng đa dạng (bôi, uống, ăn,
thoa), thói quen đã có từ ngàn năm. Cái thiếu là: một thương hiệu đủ sức hút, một sản phẩm tiện
dụng có chứng nhận sáng chế, và một hệ thống phân phối tới hang cùng ngõ hẻm.

CVI = Collecting Vietnamese Intelligence. Không phải hô khẩu hiệu mà đúng mô hình kết hợp tài
năng từ 3 nhà: nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà thương mại để tạo nên công ty dược phẩm
kiểu mới rất thành công ở Việt Nam.

2013 cũng là thời điểm bắt đầu lên ngôi của Facebook ads, những công ty nhỏ bán hàng online
chạy ads rất mạnh nhưng các công ty lớn lại chưa để ý. Ở Hà Nội lúc này có nhiều bạn trẻ hăng
say nghiên cứu, chạy ads và dạy ads. Vốn ham học nên anh Hiệu cũng đăng ký khoá học ads rồi
biết tới những tên tuổi trong làng ads, trong đó có Lý Bầu (mình đã kể ở tập 1). Anh Hiệu mời Lý
Bầu về chạy ads và cũng tuyển người xây đội Marketing online. Thời điểm đó quá dễ để chạy ra
đơn. Một đơn chốt được qua ads có chục ngàn Việt NamĐ trong khi một sản phẩm bán vài trăm
ngàn. Hàng bán online không kịp, chưa kể hàng đẩy ra nhà thuốc cũng bán được nhờ độ phủ
truyền thông qua ads. Có thể nói, đến ngày hôm nay anh Hiệu vẫn chưa biết chạy ads, nhưng đã
đổi đời nhờ ads. Mà đúng thôi, Founder cần biết cái gì quan trọng và ai có thể làm việc đó chứ
đâu nhất thiết phải làm. Tính cách xởi lởi, cầu hiền, không ngại hỏi của a Hiệu giúp anh tìm được
những nhân tài ẩn dật như thế.
Một cách marketing rất khác biệt nữa của CVI là tạo ra các câu chuyện mang tầm vóc ngành, có ý
nghĩa xã hội để thu hút sự chú ý của Báo, Đài truyền hình. Đó là chuyện về mô hình hợp tác với
nhà khoa học để nâng cao giá trị cây thảo dược; là chuyện phát minh ra các sản phẩm thuần việt
cạnh tranh với quốc tế; là các hội thảo thúc đẩy sự đi lên của ngành TPCN…CVI vụt sáng thành
con cưng của cả truyền thông chính thống lẫn MXH.
Kết quả đáng kinh ngạc: tới 2017, CVI mỗi năm tăng trưởng dựng đứng, đạt hàng trăm tỷ doanh
thu và lợi nhuận rất lớn. Khi quỹ Daiwa- SSI vào thẩm định mua CVI năm 2017, họ đã trả 4 triệu $
cho 20%, tương ứng định giá công tylà 20 triệu $ = 480 tỷ. Như thế chỉ sau 4 năm, từ 3 tỷ, anh
Hiệu đã nhân giá trị CVI lên 160 lần - một con số không tưởng.
Bài học rút ra rất đơn giản mà vô cùng giá trị:
- Chọn đúng ngách thị trường: điều tiên quyết. Không chỉ CVI mà những công ty đã chọn
ngách này từ 2013-2018 đều thắng rất lớn. Tiêu biểu có Dược Thái Minh của Nguyễn
Quang Thái, 1 người em thân thiết của a Hiệu hồi Đh, Hoa Thiên Phú của anh Nam - 1 thời
tài trợ cho hoa hậu Việt Nam. Nhỏ hơn ở tập 1 mình có viết về Nguyễn Trung Kiên với sản
phẩm Keto giảm cân, Huân Võ với các sản phẩm mỹ phẩm từ thiên nhiên.
- Khai phá ra cách làm mới: từ việc nghiên cứu hợp tác với nhà khoa học đến việc chạy
Facebook ads, anh Hiệu đều tiên phong, và đến giờ sau 10 năm cách này vẫn được nhiều
công ty áp dụng hiệu quả. Nhưng đó không phải là ăn may mà là kết quả của 1 quá trình
mày mò học hỏi quan sát rất kĩ. Thế mạnh của anh Hiệu là điều mà các bạn trẻ khởi
nghiệp nên có: khả năng quan sát đúc kết sắc nét, quan hệ sâu rộng với cả giới chính trị
khoa học lẫn vỉa hè, và không ngần ngại đi cầu hiền tài.
- Giấc mơ lớn: CVI không sinh ra để đi bán TPCN online. A Hiệu có giấc mơ thay đổi cả
ngành TPCN. Vì thế ngoài kinh doanh, anh còn năng nổ tham gia các hoạt động đào tạo
nghiên cứu, xây dựng các vùng trồng thảo dược, tham gia góp ý xây dựng các đề án với
Chính phủ. Anh Hiệu còn là người sưu tập sâm có tiếng với hàng trăm loại sâm Việt, Hàn
có tuổi đời vài chục năm, là chủ trì dự án trồng sâm Lai Châu, thành viên hội Dược công
nghệ cao..mơ lớn nhưng không nề hà những việc nhỏ và luôn nghĩ cách để rủ các anh em
làm cùng. Người có năng lượng dạt dào phóng khoáng như thế có lẽ làm gì cũng thành
công hiển hách.
Tuy nhiên việc đầu tư 2017 không hẳn là đổi đời mà lại là một cú rẽ hơi lòng vòng. Nhà đầu tư
muốn công ty hoạt động chặt chẽ, tuân thủ quy trình như phong cách vốn có của người Nhật,
nhưng vô tình lại khác với cách phát triển thần tốc như trước đây. CVI cũng dồn hầu hết nguồn lực
vào việc xây nhà máy chuẩn GMP-WHO to vật vã ở Hoà Lạc. Nhà máy vừa xây xong thì gặp 2 đợt
dịch Covid, hệ thống phân phối offline trục trặc. Mọi việc khá trì trệ trong khi chi phí để vận hành
nhà máy rất lớn. Anh Hiệu nhanh chóng chuyển dịch mạnh mẽ lên online bằng cách tìm các đội
đang bán TMĐT/online giỏi để hợp tác gia công sản phẩm cho họ. Trong mấy năm qua, Nhà máy
CVI đứng sau gia công cho rất nhiều thương hiệu TPCN gây bão thị trường. Anh Hiệu rất tự tin về
năng lực nghiên cứu, sáng chế và sản xuất của CVI nên hầu như anh em nào muốn làm sản phẩm
chỉ cần tới đặt vấn đề là có ngay đáp án.
Việc làm lớn và đi vào sản xuất khiến CVI chậm chân so với nhiều công ty khác. 2017-2022 vẫn là
thời điểm bùng nổ các mô hình bán TPCN online ở Việt Nam, những công ty đi sau CVI nhưng tập
trung vào phân phối offline /online đều tăng trưởng thần tốc. Chẳng hạn Thái Minh, đi sau nhưng
về trước, giờ quy mô lớn hơn CVI khá nhiều. Hoặc nhóm AELS (Anh em Lương sơn) đã kể ở tập 1
chỉ bán online mà trong vài năm quy mô doanh số nhân sự chẳng kém. Rồi Thuocsi.vn (gọi vốn 54
triệu $), Charme (mỗi lần đi ngang Cộng Hoà nhìn biển billboard mà thấy quá khủng), Moi
Cosmetics (của Hà Hồ, mỗi năm doanh số vài trăm tỉ), hay Huyền Phi của 1 cô gái 9x đi lên từ 0
giờ chắc trên 500 tỉ
Việc đầu tư quá nhiều vào nền tảng dài hạn cũng đem tới những áp lực dòng tiền. Nguồn lực dần
suy giảm, cạnh tranh khó khăn hơn, đánh mất dần lòng tin từ khách hàng, đối tác, đại lý, nhà cung
cấp... Khi nguồn lực yếu rồi thì làm cái này không được, cái kia cũng không xong... Vậy chọn cái
nào để làm?
Giải pháp duy nhất là phải tập trung vào định hướng, hành động đúng giá trị cốt lõi, lấy lại niềm
tin từ các phía bằng bất cứ phương thức cơ bản hay sáng tạo nào như thu hồi hàng lỗi, bảo hành
đổi trả, chiết khấu hay dùng thử đến khi hài lòng.
Rõ ràng CVI đã lãng phí rất nhiều thời cơ để có thể dẫn đầu như họ đã từng.
Anh Hiệu trầm ngâm: “Cái bẫy hào nhoáng ấy dễ làm mình nhìn nhận thiếu tỉnh táo và sai lầm
chiến lược”. Ý rằng khi thành công quá nhanh, được tung hô, được kích thích bởi những lý tưởng,
sẽ khiến ta mở rộng theo chiều ngang và vẽ ra nhiều dự án chưa cần thiết trong ngắn hạn. Nếu
quay lại 2017 thì anh Hiệu chắc không xây nhà máy nữa mà cứ đem số tiền tích luỹ đi xây kênh
phân phối, làm marketing, hay mở ra bán doanh nghiệp - giống như các đàn em đã thành công.
Việc sản xuất cứ giao cho những nhà máy khác làm OEM.
“Đầu tư cho tăng trưởng không chỉ tạo ra doanh thu và lợi nhuận mà quan trọng hơn, khi có
doanh thu khủng rồi mới quay lại làm nhà máy sẽ tối ưu ngay được công suất của nhà máy ngay
khi đưa vào hoạt động. Hiện giờ quy mô doanh số chưa được 50% doanh thu sẽ tạo ra áp lực rất
lớn về tính hiệu quả và chiến lược phát triển, buộc phải tìm thêm đối tác OEM để tối ưu công suất
thay vì chỉ tập trung vào một số sản phẩm cốt lõi với quy mô sản xuất lớn”.

Sai lầm đầu tiên có thể gọi là Tâm thế. Lúc ban đầu là một sản phẩm nhỏ, thương hiệu nhỏ, thiếu
thốn đủ loại nguồn lực nên phải triển khai sales và marketing vô cùng sáng tạo mới có thể gia
nhập thị trường và thành công. Còn khi bắt đầu các thương hiệu kế tiếp với nguồn lực sẵn sàng
thì tâm thế khởi nghiệp lại không còn, sự đổi mới sáng tạo cũng không còn, chỉ còn dập khuôn
công thức và ngân sách cũ như tâm thế của những ông lớn khác. Rốt cuộc, là hiệu quả cũng
không như kỳ vọng, thậm chí là thất vọng.
Sai lầm tiếp theo là cái bẫy mở rộng. Khi nguồn lực lớn lên, niềm tự tin rằng mình sẽ kiểm soát tốt
mọi thứ, làm gì cũng thắng nên muốn làm nhiều việc cùng lúc hơn, ôm đồm cả chuỗi giá trị từ
vùng nguyên liệu, sản xuất tới hệ thống phân phối, online, offline…. Trong khi đáng lẽ nên củng
cố, gia tăng sức mạnh trong chuỗi cung ứng đạt tới đỉnh cao, đưa bò sữa trở thành ngôi sao...thì
lại đầu tư dàn trải. Kết cục là vuột mất cơ hội, cái gì cũng đẽo cày giữa đường, chỗ cần bơm
mạnh thì lại cắt, chỗ phải cắm cờ thì không đầu tư cho đủ. Thành công quá khứ và tự tin thái quá
có thể là cạm bẫy lớn đưa đến những quyết định thiếu tỉnh táo.
Một sai lầm nữa trong giai đoạn kiếm tiền dễ là việc đầu tư chóng vánh vào các dự án hoặc các
công ty mới thành lập mà chưa nghiên cứu kĩ về mức độ khả thi. Mỗi dự án khởi nghiệp phung
phí một ít thì nhiều lần cộng lại sẽ là một khoản tiền lớn. Đây là điều mà nhiều người hay mắc
phải: khi thành công đến nhanh thì quá tự tin vào năng lực và sức mạnh của mình nên muốn mở
rộng quy mô, thâu tóm thị trường nhanh chóng. Đến cả những tập đoàn lớn ở Việt Nam cũng
mắc phải cái bẫy này và hậu quả là một loạt cú quỵ ngã trong giai đoạn ngân hàng siết tín dụng
vừa qua.
Anh Hiệu không tiếc nuối về số tiền đã mất đi, nhưng thấm thía bài học là phải chọn đúng người
dám nghĩ dám làm tới tận cùng chứ không nên đặt niềm tin vào những bạn trẻ khởi nghiệp mộng
mơ. Thêm nữa là cần tập trung đầu tư xoay quanh các mảng kinh doanh cốt lõi để gia tăng sức
mạnh hệ sinh thái. Những bài học đó tuy trả giá không ít tiền nhưng là hành trang quý báu cho
giai đoạn tiếp theo.

CVI quyết định tái cấu trúc cho giai đoạn mới. Anh Hiệu nhìn thấy xu hướng Social Commerce và
bán hàng TMĐT xuyên biên giới đã bùng nổ. Chẳng hạn Cocoon - một nhãn hàng mỹ phẩm sản
xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên trong vài năm đã thống trị các sàn TMĐT. Mới nhất Cocoon đã
bán qua hệ thống chuỗi siêu thị Guardian. Hector - nước sâm đông trùng hạ thảo cũng mới vài
năm đã thành thương hiệu nổi tiếng với đội ngũ CTV hàng ngàn người, bán cả ra thế giới qua con
đường Amazon. Các team 9x vài chục người đặt hàng nhà máy Việt Nam/ Trung Quốc sản xuất
theo nhãn mác riêng rồi bán khắp doanh nghiệp thu tiền trăm tỷ rất nhiều. Một buổi live của Võ
Hà Linh có thể tạo doanh số bằng cả đội sale. Anh Hiệu cứ nhắn gửi bọn mình là: “anh hoàn toàn
có thể làm ra những sản phẩm tốt không kém Cocoon hay Hector nhưng anh và đội ngũ CVI
không được thiết kế để bán hàng trên online mạnh mẽ như thế. Ngược lại các team đang bán tốt
khi mở rộng sẽ gặp các vấn đề về chất lượng hàng hóa, giấy phép, pháp lý, hệ thống phân
phối…Vì thế điều cần thiết phải liên minh, mỗi người hãy làm thật tốt việc của mình và cùng nhau
làm cho miếng bánh to lên để ai cũng có phần”.

Anh Hiệu quá hiểu sức mạnh của Online/ Social/ Ecom/ KOL/ Cross - Border Ecommerce. Nhưng
CVI đã đi sâu vào sản xuất và anh Hiệu cũng qua thời cơm áo gạo tiền để mà lên online tạo sóng.
CVI muốn trở thành một nền tảng sản xuất, bất cứ team nào có ý tưởng và năng lực để bán online
thì anh Hiệu đều đón chào hợp tác. Nếu có hàng ngàn bạn như vậy thì Việt Nam sẽ có hàng ngàn
nhãn mỹ phẩm/ TPCN phủ sóng không chỉ trong nước mà thế giới. Đội quân Digital Marketing sẽ
có thu nhập cao hơn. Nông dân trồng nguyên liệu sẽ sống được trên mảnh đất của mình, và công
trình của các nhà khoa học sẽ có ứng dụng thực tiễn. Chấp nhận lùi về phía sau, mở lòng cầu
hiền, kiến tạo cuộc chơi lớn, đó là tâm huyết của a Hiệu. Mình thực sự trân trọng và ủng hộ suy
nghĩ đó.
Hình: [Business_Tour] là sự kiện hàng tháng của group Growth Mastermind – đi thăm và học hỏi
từ các doanh nghiệp hùng mạnh.
Hôm 31.7.2023 mình rủ các anh em đi thăm nhà máy CVI, vô tình gặp được thêm cả Vũ Vương -
Founder thuocsi.vn(startup vừa gọi vốn hơn 50 triệu $) và anh Phát - Giám đốc kinh doanh
Charme - thương hiệu nước hoa Việt Nam phát triển thần tốc mấy năm qua mà mỗi lần đi ngang
vòng xoay Cộng Hòa mình chỉ biết ngạc nhiên nhìn tấm bảng to hoành tráng. Cứ mỗi lần đi lại
gặp được nhiều người nghe được nhiều mô hình độc đáo tiếp thu được nhiều kiến thức đường
phố - chính là chất liệu để mình hoàn thiện cuốn sách này.

Người đã trải qua mới thấm, và người đang trải qua thì nói tới đâu ngấm tới đó... Và biết, hiểu là
vậy đấy, thực tế tàn khốc và tiến thoái lưỡng nan hơn rất rất nhiều.

Đôi điều tích lũy lại từ 10 năm thăng hoa và trầm lắng của CVI, những điều mà phải dốc hết mấy
bình rượu sâm anh Hiệu mới chia sẻ cùng các anh em:
- Khi đang gặp thời thì nên chú trọng vào vận hội đó, để đánh nhanh thắng lớn, không nên dồn
toàn lực vào những dự án dài hạn (dẫn câu chuyện CVI đầu tư quá lớn vào nhà máy để rồi chậm
chân ở mảng TMĐT). Bởi lẽ bạn bị đọng vốn, hụt nguồn lực, mất thời gian… mà cơ hội đi qua lại
phải chờ lâu lâu mới có thể gặp lại (nếu may mắn).

- Nên ứng dụng công nghệ kể cả khi còn nhỏ vào cải tiến quy trình kinh doanh, bán hàng/ phân
phối, chăm sóc khách hàng. Mình đã đi sau, giá không tốt bằng, thương hiệu cũng công bằng thì
phải có chiêu mới đấu lại được. Khi đã lớn thì càng phải ứng dụng công nghệ mạnh mẽ (ERP,
CRM, Cơ khí tự động…). Mà để ứng dụng thì tốt nhất nên đi ra thế giới mà học. Ví dụ để xây nhà
máy CVI, anh Hiệu đã nhiều năm đi Hàn, Nhật, Trung Quốc xem nhiều nhà máy hiện đại nhất rồi
thuê cả tư vấn để cùng làm.

- Quỹ rót vốn thì oai thật, nhưng không chắc đã thơm. Khi nhận vốn từ nhà đầu tư chiến lược, bạn
nên hiểu rõ về NĐT đó và quan sát đủ lâu để xem có hợp không, chứ đừng vội vàng. Bởi phía sau
một thương vụ đầu tư là những ràng buộc về Pháp lý, Vận hành, Tài chính, Tuân thủ….mà đôi khi
chúng ta không lường trước được.

- Hợp tác – kết nối là chìa khóa để xx doanh số. Tập trung vào thế mạnh của mình thay vì làm tất
ăn cả. Kinh doanh mảng chính nhưng không quên quan sát thị trường để thực hiện các phi vụ đầu
tư lãi nhiều lần. Chẳng hạn trong các giai đoạn thị trường bất động sản đang rất tốt thì đưa dòng
tiền kinh doanh vào mua đất để xây kho bãi, nhà máy, văn phòng là điều cực kì đáng làm.

- Hỗ trợ người nông dân – thực thi trách nhiệm xã hội bằng việc bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy phát
triển vùng nông sản, hợp tác cùng phát triển. Một nhà máy như CVI có thể mua nguyên liệu từ
hàng chục vùng trồng thảo dược, nông sản, tạo thu nhập cho hàng vạn nông dân. Không những
thế, khi tiêu chuẩn chất lượng nâng cao thì bà con sẽ học thêm kiến thức mới và áp dụng quy
trình canh tác hiện đại, giảm thiểu sự manh mún, ô nhiễm. Tác động xã hội là quá to lớn nên anh
Hiệu rất tâm huyết mở rộng thị trường kéo nhiều anh em vào để tạo ra hàng ngàn thương hiệu
mạnh - cũng là tạo ra cơ hội cho hàng triệu nông dân.

- Tránh cái bẫy hào nhoáng, ảo tưởng. Có thời thì cứ tự tin nhưng vẫn cần tỉnh táo để chọn lọc cơ
hội và nuôi dưỡng nguồn lực. Nhiều người lên đỉnh vinh quang rồi không còn đứng trên mặt đất
nữa và sa đà vào những điều viển vông. Sở dĩ Việt Nam không có nhiều thương hiệu mạnh vì các
bạn trẻ dễ thỏa mãn, ít có tham vọng làm điều có tác động tốt cho xã hội. Kinh doanh là hành
trình 20, 30 năm nên hãy giữ trái tim nóng và cái đầu lạnh để đi tới tận cùng.

Những bài học từ CVI như những liều thuốc quý để các anh em trẻ tuổi có thể ngẫm lại và chuẩn
bị cuộc chơi bài bản, chắc chắn hơn. Những trải nghiệm của anh Hiệu, chỉ có người đã trải qua
bối cảnh thực tế thì mới mường tượng được bối cảnh ra những quyết định khó khăn như vậy.

Cuộc chơi lớn cần những cái đầu sành sỏi về Chính sách, Pháp Lý
2012-2019 là thời đại miền Tây hoang dã với các anh em kinh doanh Bán lẻ/ TMĐT. Bán quá dễ và
tiền kiếm quá nhanh. Rồi tiền mặt đổ sang chứng khoán, Bđs lại nhân đến hàng chục lần. Thế nên
những triệu phú tuổi 25-30 trên Facebook nhiều không đếm nổi.
Điều đáng tiếc (và cũng có thể may mắn) là thời thịnh trị 10 năm hết chu kỳ. Những cú sập kinh
hoàng của thị trường tài chính và cơn kiệt quệ của tiêu dùng làm nhiều anh em khó thở. Nói may
là vì điều đó xảy ra sớm, nên anh em còn đủ thời gian để quay đầu. Những doanh nghiệp lớn đều
phải trải qua những giai đoạn khủng khiếp như thế trước khi thành cá mập.
20220 - 2023 rất nhiều anh em đã sa sút khi mà thị trường thay đổi đột ngột còn nguồn lực thì bị
phân tán khắp các cuộc chơi ngắn hạn. Nhiều anh em than thở: giá như đừng tham, giá như biết
nghe lời người đi trước. Thôi thì cái gì qua đã qua. Sự thay đổi biến chuyển hàng ngày trong kinh
doanh vừa là thách thức, niềm vui, thú vị; vừa là cái thứ đau đầu nhất. Bởi nó như một phương
trình có vô hạn biến số. Dữ liệu ngày hôm nay không nói lên điều gì ngày mai, nếu như mục tiêu
thay đổi hay là các điều kiện môi trường xung quanh thay đổi hoặc cũng có thể thay đổi từ trong
chính nội bộ doanh nghiệp. Hằng số duy nhất là dữ liệu quá khứ, mà đôi lúc cũng không có giá
trị.
Đã tới lúc phải bài bản hơn. Tuân thủ pháp lý, thuế, chính sách và xây dựng doanh nghiệp hội
nhập toàn cầu
1. Thuế
Cơ quan thuế sẽ làm rất gắt. Đừng nghĩ là mình nhỏ không sao, có kế toán rồi không sao ( làm sai
công ty chịu), có bạn bè làm bên thuế không sao (tiền phạt thì có sao đấy). Tóm lại không đùa
giỡn với thuế được vì mọi khoản sẽ phải đóng phạt, tính lãi trả chậm, và trốn thuế thì truy tố hình
sự. Giải thể công ty còn trần ai nữa vì sẽ phải hoàn tất hết nghĩa vụ thuế.
Việc này sẽ dẫn đến các hệ quả
- Công ty sẽ tốn tiền cho bộ phận kế toán : 1 Kế toán trưởng và 1 Kế toán viên cỡ 30 triệu/ tháng.
- Công ty sẽ bị truy thu các khoản thuế sai lệch trước đây (dồn nhiều năm là con số không nhỏ)
- Công ty không còn lãi nhiều nữa. Cứ đóng thuế 8% Vat và 20% tndoanh nghiệp rồi BHXH, TNCN
thì có khi đang lãi thành lỗ.
Mình từ 2013 đến giờ đã tốn nhiều (tỷ) cho các ngu phí liên quan đến thuế thế nên có đủ thương
tích để nói với anh em như vậy. Nếu cho quay lại thời gian thì mình ước là sẽ học Thuế, Tài chính
nghiêm túc từ khi công ty còn chưa có tiền. Một kẻ tự hào học giỏi Toán nhất nhì tỉnh như mình
mà còn bị những lỗi mất tiền tỉ vì ngu ngơ Tài chính thì thật đáng hổ thẹn
2. Luật
Các anh em kinh doanh online/ SaaS thì đọc kỹ về luật dữ liệu, am hiểu luật kẻo có ngày bị vả
cho không trượt phát nào. Ví dụ: Luật dữ liệu quy định không được lưu dữ liệu người dùng nếu
chưa cho phép, nếu làm sai sẽ bị phạt. Nhưng nhiều website/ app vẫn vô tư lấy dữ liệu khách
hàng âm thầm và lưu ngầm trên server. Tình ngay lý gian, tối thiểu phải có một bản yêu cầu cho
phép được lưu các dữ liệu nào từ ban đầu chứ không tự tiện thế.
Hoặc nhiều bạn vô tư đi mua danh sách triệu email để gửi mail thì bị phạt cũng không có gì mà
than vãn.
Anh em bán hàng cũng coi lại các hợp đồng với khách kẻo bị kiện lại kêu oan.
Anh em kinh doanh hàng hoá không chứng từ không nguồn gốc cũng nên đọc kĩ luật.
Anh em huy động vốn công khai trả lãi suất cao thử xem Việt Nam có luật đó chưa.
Tại sao các doanh nghiệp nước ngoài phải lập nhiều pháp nhân ở nước sở tại để xử lí các việc
nhạy cảm, đặc thù. Vì họ luôn ngại pháp lý và nếu có gì xảy ra cũng có người nhận trách nhiệm
thay.

TPCN Việt Nam trong cuộc chơi toàn cầu


Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để trở thành điểm đến của thương mại khu vực trong 10 năm
tới. Đầu tiên là sự chuyển dịch các nhà máy từ Trung Quốc sang: những công ty to, nhỏ từ Trung
Quốc, Đài Loan sang Việt Nam để lập nhà máy hoặc hợp tác đầu tư. Thứ hai, các hiệp định
thương mại khu vực làm cho việc lưu thông hàng hoá từ Việt Nam đi ra thế giới rất dễ dàng. Thứ
ba, sự phát triển của các sàn TMĐT và các nền tảng TikTok, Facebook làm cho ranh giới giữa các
quốc gia dường như không còn nữa.
Một team ngồi Việt Nam, đặt hàng từ nhà máy rồi bán đi Thái, Phi, Indo không còn là chuyện lạ.
Điểm yếu lớn nhất là sự đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau giữa các thế hệ kinh doanh chưa nhiều.
Người Trung Quốc đi đâu cũng có bang hội, có China town. Người Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan,
Singapore sang Việt Nam cũng kéo từng đoàn rồi hỗ trợ giúp đỡ nhau. Người ta giàu, giỏi mà còn
đoàn kết như vậy nên đi đâu cũng thành công. Việt Nam thì khác, tâm lý kèn cựa, tranh giành
miếng ăn vẫn còn phổ biến, sự cộng tác thường ở bề nổi (trên bàn nhậu) chứ ít khi đi vào chiều
sâu. Hiếm có hội Việt Nam nào ra khu vực mà phối hợp để cùng chiếm lĩnh thị trường
Khoảng cách giữa các thế hệ cũng là rào cản. Những người đi trước kinh doanh hơi truyền thống
như anh Hiệu chưa kéo được các bạn trẻ kinh doanh kiểu mới về phía mình và thuyết phục các
bạn về cơ hội lớn. Ngược lại những bạn trẻ sớm có thành tựu lại hay nhìn các đàn anh theo kiểu
mấy ông này chậm và cũ rồi. Thật đáng tiếc vì nếu 2 nhóm này bắt tay được với nhau thì sức
mạnh khó mà nước ngoài địch nổi.
Có lần mình đem chuyện này hỏi anh Nguyễn Thành Nam, cựu CEO FPT thì anh Nam lý giải:
người Việt không giỏi về tổ chức, quy trình nên khó mà làm lớn hay bài bản như Tây nhưng lại
chịu khó và học cực kì nhanh nên các môn mới chưa có công thức làm rất nhanh. Ngẫm lại thấy
quá đúng với ngành TMĐT. Rất ít có công ty nào làm chuẩn thật sự nhưng có hàng vạn công ty
nhỏ đang hăng say khai hoang mảnh đất trù phú này. Những công ty đó được sinh ra từ thời kì
vàng của TMĐT (2016 - 2019) do chính những bạn trẻ chẳng biết sợ là gì đã tiên phong tạo nên
những cơn bão bán sàn, bán TikTok, bán livestream, chạy ads, chạy dropshipping… Kỹ năng và độ
sáng tạo chẳng kém gì bất cứ bạn đồng lứa ở quốc gia nào. Rồi một số công ty nhỏ như thế đã
bắt đầu hợp lực lại thành các Holdings, học mô hình quản trị tiên tiến để tính chuyện lớn hơn. Nên
mình nghĩ rằng 5 năm tới sẽ có nhiều công ty thực sự mạnh cả sản phẩm lẫn độ sáng tạo để làm
gương cho những bạn trẻ biết đoàn kết biết chung tay vì cuộc chơi thật sự lớn của người Việt.
Mình sẽ kể một vài cái tên tiềm năng như vậy

Hồ Chí Quyết, CEO Thành Vinh Group


Một chàng trai 9x, bắt đầu chạy ads bán hàng từ khi còn sinh viên (2017). Nhập hàng từ Trung
Quốc rồi đưa lên online, đi đúng con sóng Facebook ads và Shopee nên Quyết lên rất nhanh.
Đến giờ Thành Vinh Group của Quyết là tập hợp một nhóm nhiều công ty với vài trăm nhân sự ở
Đà Nẵng, đặt hàng gia công từ Trung Quốc rồi bán khắp doanh nghiệp. Cách làm khá đơn giản:
một team đi tìm hàng (thông qua 1688,Taobao) rồi test về khả năng bán trên online, thấy tín hiệu
tốt thì đặt sản xuất số lượng lớn rồi đẩy hàng qua từng nước để dùng dịch vụ giao vận tại đó. Mấu
chốt là Quyết xây dựng được đội ngũ trẻ trung (98-2k) có năng lực sáng tạo tốc độ trên các nền
tảng, trở thành con cưng của TikTok, Facebook. Ở tuổi 30, Quyết đã muốn nghỉ hưu, nhưng được
vài tháng thì thấy chán quá nên quay lại làm việc, tiếp tục vào Sài Gòn mở chi nhánh để lập thêm
dự án mới. Quyết y như một chàng thanh niên nông thôn, sống ở ven Đà nẵng, không có dáng vẻ
gì của một doanh nghiệp hay người sành sỏi mỹ phẩm cả nhưng các mặt hàng mỹ phẩm của
Quyết đang phục vụ hàng triệu người khắp ĐNA.

Nguyễn Văn Tuấn ngồi Việt Nam bán hàng khắp ĐNA
Sinh năm 92, Tuấn có 1 tuổi thơ cơ cực ở Vũng Tàu. Hết cấp 3, Tuấn đi xuất khẩu lao động sang
Malaysia, làm đủ các nghề từ phụ hồ tới ship hàng. May mắn gặp được nhiều người bạn Malaysia
dễ mến nên Tuấn bắt đầu tìm thấy cơ hội tại các công ty TMĐT ở đây. Trở về Việt Nam, Tuấn gia
nhập Topica 2018, rồi được phân công phụ trách dự án phát triển sản phẩm sang Thái Lan. Học
được tư duy quản trị từ các sếp giỏi ở Topica cộng với năng lực thực chiến sẵn có, Tuấn đã đạt
được những Kết quả lớn. Tới 2020, Tuấn rời Topica, rồi cùng mấy người bạn lập công ty chuyên
bán các sản phẩm TPCN từ Việt Nam đi khắp ĐNA. Thế mạnh lớn nhất của team Tuấn là thị
trường Malaysia, nơi quy định là rào cản nhưng lại dễ với Tuấn. Hiện hơn 100 nhân sự ngồi khắp
ĐNA, mỗi năm Tuấn dành vài tháng tới từng nước để làm việc và nghiên cứu thị trường.

Sơn Tùng, “lạc trôi” khắp Châu Phi và ĐNA


Sinh năm 92, làm ngân hàng rồi rẽ ngang làm logistics, TMĐT từ 2017. Một thời Tùng bán hàng từ
Việt Nam sang tận Nigeria - mình ngạc nhiên hỏi sao mà bán, em có quan hệ gì bên đó hả. Tùng
cười tươi: em chỉ đưa sản phẩm lên Facebook rồi chạy ads thôi anh, có đơn thì đối tác bên đấy sẽ
ship rồi tiền chia nhau. Nghe mà thấy hơi quê. Cái gì bán được ở Việt Nam bằng cách chạy ads thì
có thể bán được ở nhiều nơi bằng cách đó chứ sao. Triết lí đơn giản đó là cách kiếm tiền của
Tuấn, Tùng. Sau khi bàn giao châu Phi cho cộng sự, Tùng tập trung bán hàng ở Việt Nam và ĐNA.
Thuê hẳn sàn 1500m2 của một toà nhà văn phòng lớn làm nơi làm việc cho vài trăm người (thật ra
có vài sàn như thế). Tùng đang tổ chức đội làm livestream mấy chục người; 12 phòng livestream
hoạt động hết công suất. Kết hợp các món võ ads, livestream, SEO, sàn TMĐT, KOL, KOC..group
của Tùng đã bán hàng triệu sản phẩm. Tuy thế Tùng bảo em chưa to đâu, còn nhiều công ty ở Hà
Nội quy mô gấp vài lần.
Công ty mà Tùng nhắc đến có thể kể tên là DLS. Cái tên này mình đã nghe từ 2020 nhưng mãi
chưa được gặp. Thế rồi đầu 2023 khi mình lập một nhóm các anh em giao lưu chia sẻ kinh
nghiệm kinh doanh thì bỗng nhiên nhận được phí hội viên từ Luân - CEO DLS. Luân hẹn mình sẽ
vào Sài Gòn giao lưu với anh em. Một ngày giao lưu đó cho rất nhiều bài học. Khởi đầu, Luân,
Sơn, Dương - 3 người bạn quê Thanh Hoá ra Hà Nội làm việc chỉ mong kiếm được mức lương 15
triệu (như đang có). Họ tìm kiếm nguồn hàng từ Trung Quốc rồi bán sang Mỹ, mô hình này gọi là
Dropshipping. Hàng chọn theo trend, theo các mùa sale ở Mỹ, rồi chạy ads để chốt khách. Sau 2
năm thì Luân đã đạt mức thu nhập gấp hàng trăm lần. DLS vẫn lấy trụ sở ở Thanh Hoá, nơi có thể
lê là chè xanh thuốc lào mỗi sáng. Văn phòng Hà Nội là nơi tuyển chọn nhân tài. DLS có hẳn một
team công nghệ vài chục người để xây dựng các hệ thống phục vụ bán hàng/ CSKH. Một thời
DLS còn lập cả nhà máy ở Việt Nam nhưng không hiệu quả nên thôi. Đi với bọn mình, Luân bảo:
“em vô cùng nể các anh em bán TMĐT ở Việt Nam. Thị trường cạnh tranh như thế, người mua
luôn chờ giảm giá, giao vận khó…vậy mà các anh có lãi được thì quá tài. Mô hình bán hàng ở Mỹ
đơn giản hơn nhiều vì người mua chịu chi, thanh toán giao vận quá tiện, các công cụ hỗ trợ tuyệt
vời”. Nghe mà xấu hổ thật.

Đừng nghĩ là các bạn như Quyết, Tuấn, Tùng ăn may hoặc nhất thời. Nhìn mô hình không phức
tạp nhưng phải có năng lực thực thi xuất sắc thì mới có thể tạo ra được kết quả. Đó là:

+ Nhìn thấy xu hướng: trong hàng triệu sản phẩm thì chọn cái nào để bán? Bán ở Việt Nam thì
sản phẩm nào và bán ở Philippines thì thay đổi thế nào? Trời nóng hanh khô thì bán gì và trời mưa
dầm dề thì bán gì? Chẳng hạn cùng một loại áo chống nắng bán chạy nhất nhì Thái Lan là do mấy
team Việt Nam nhập từ Trung Quốc đem qua bán - logic khá đơn giản là Thái Lan rất nóng mà
chưa có những chiếc áo chống nắng đẹp như các chị em hay choàng ở Việt Nam. Thế mà kiếm
triệu $.
Để nhìn xu hướng thì các bạn thường sử dụng các tool trên mạng: thống kê các sản phẩm hot,
các từ khóa đang tìm nhiều, các seller đang bán tốt, kết hợp với việc đọc báo chí tin tức ở các
nước đó (không biết tiếng địa phương thì Google Translate). Những công ty lớn có thể sẽ buồn
cười với kiểu chơi du kích này vì họ sẽ phải thuê các đối tác nghiên cứu thị trường và ăn dầm nằm
dề để đánh giá cơ hội chứ không thể nào ngồi một chỗ đoán như thế. Nhưng quả thật các team
nhỏ chỉ có con đường thử sai để tìm thấy cơ hội thành công.
+ Tốc độ và tinh gọn: dù có chọn đúng xu hướng thì cũng có rất nhiều người biết và nhảy vào
cạnh tranh quyết liệt. Vậy thì ai đi trước sẽ được phần, miếng bánh cũng đủ lớn cho nhiều người.
Thị trường sẽ thơm ngon trong 1 năm rồi bão hòa rất nhanh và chỉ còn lại vài người chơi có thực
lực mới trụ lại được. Lúc này lại phải tinh gọn để có lợi nhuận.
Công thức chung là: nhanh chóng phát hiện xu hướng → chọn và test đúng sản phẩm win → đẩy
mạnh doanh số hết mức có thể nhằm tối đa hóa lợi nhuận → đóng gói quy trình để chuyển giao lại
cho team tự vận hành tinh gọn → đi tìm xu hướng mới.
Chẳng khác nào những nhà hàng hải đi khai phá những vùng đất mới với cái la bàn và những
chiếc thuyền gỗ. Tinh thần dấn thân không biết sợ là phẩm chất và lợi thế của những bạn trẻ
trong cuộc chơi không cân sức với cả khu vực. Phần thưởng không dành cho tất cả, có người đã
phải bỏ cuộc trước khi tới được bờ, nhưng sẽ rất ngọt ngào. Nhiều lần như vậy tạo nên bản lĩnh.
Cho nên những bạn như Quyết dù còn trẻ thì kinh nghiệm rất dạn dày và nhãn quan vô cùng sắc
bén.

+ Sáng tạo thực dụng: mình phải nhấn mạnh chữ THỰC DỤNG vì các bạn trẻ này đa phần chưa
được trải qua những công ty marketing chuyên nghiệp để mà sáng tạo một cách chuẩn mực. Đôi
khi nhìn vào các hình ảnh, video, bài viết khá thô sơ, “kì cục” nhưng lại hiệu quả. Mấu chốt ở đây
là đội sáng tạo của họ luôn tìm tòi những gì hiệu quả trên thế giới rồi đem về “chế tác” lại và bỏ
thêm ít tiền ads để test thử. Cứ vài ngày là có một mẫu sáng tạo mới, một tháng có thể vài chục
mẫu. Chỉ cần vài mẫu hiệu quả là chạy liền mấy tháng. Công thức chung là: Creative (mẫu sáng
tạo) + ads = Doanh số. Chẳng hạn như ví dụ bán váy chống nắng ở Thái Lan, sau khi bỏ 10 triệu ra
làm khoảng 10 mẫu video thì chọn được 1 mẫu và lập ra công thức: cứ tốn 1$ tiền ads bán được 1
cái váy 10$, trừ đi chi phí lãi được 2$; thế là mỗi ngày bỏ 1.000$ tiền ads là có ngay 2.000$ lợi
nhuận. Bạn có thể hỏi cắc cớ là sao không bỏ luôn 1 triệu $ tiền ads ? À không đơn giản thế vì
mỗi mẫu quảng cáo chỉ có hiệu quả với một tệp nhất định khoảng vài trăm ngàn người nên dù có
tăng tiền lên thì không chắc ra được lợi nhuận tương ứng. Nhưng ta có thể test thêm hàng trăm
mẫu sáng tạo nữa để tìm ra được vài mẫu nhằm gia tăng doanh số. Quả thật về độ khôn lanh và
nhanh nhạy thì dân Việt Nam chẳng kém cạnh ai
Cách làm rất du kích này rất hợp thời vì hành vi, xu hướng mua sắm trên online thay đổi rất nhanh
nên những gì chuẩn chỉnh (và tốn thời gian) sẽ khó theo kịp được. Đấy cũng là rào cản của những
bạn đã làm nhiều năm ở tập đoàn ra khởi nghiệp bán online: họ luôn làm mọi thứ chỉnh chu, có kế
hoạch, nhưng lại thiếu tốc độ và sự thực dụng cần thiết. Bạn nào biết dung hòa hai trường phái thì
sẽ thành công lớn.

+ Tận dụng tối đa các nền tảng công nghệ: đây lại là một thế mạnh nữa. Những nền tảng hỗ trợ
TMĐT như websitesite, chatbot, phân tích dữ liệu, marketing tự động, bán hàng cá nhân hóa,
CSKH số lượng lớn xuất hiện liên tục và thường có mức giá rất ưu đãi nhằm lấy thị trường. Biết sử
dụng các công cụ đó sẽ đem lại hiệu quả gấp trăm lần. Chẳng hạn email marketing: gửi 1.000
email thành công chỉ tốn khoảng 1$ nhưng có thể bán được vài đơn trị giá trăm đô, ROI = 100. Có
những team chỉ ngồi ở Việt Nam vận hành hệ thống gửi email mà mỗi tháng tạo ra doanh số hàng
trăm ngàn đô.
Mình có dịp đi tư vấn cho nhiều tập đoàn từ quy mô vừa như CVI đến quy mô rất lớn thì thấy việc
ứng dụng công nghệ khá chậm. Không phải vì họ không biết mà vì đội ngũ và quy trình quá chắc
chắn nên để đưa một cái gì đó mới vào đòi hỏi rất nhiều thủ tục và qua nhiều cửa lãnh đạo xét
duyệt. Thẳng thắn mà nói trong lĩnh vực Marketing và ECom thì các tập đoàn ở Việt Nam đang
chậm ứng dụng công nghệ hơn những bạn trẻ nhiều năm. Mình sẽ có nhiều ví dụ hơn minh chứng
cho việc này trong các phần tiếp theo.

Câu chuyện của Quyết, Tuấn, Tùng, Luân cho mình niềm tin lớn lao rằng tương lai rất gần sẽ có
hàng vạn công ty nhỏ Việt Nam đủ sức vươn ra thế giới qua con đường TMĐT/ Kinh tế số. Thế hệ
2k hiện nay được học tiếng Anh, tiếp xúc với Google,Youtube, Facebook từ bé, khả năng giao tiếp
tốt, thành thạo máy tính, ipad, smartphone cộng với trí thông minh và khả năng học hỏi thừa
hưởng từ cha anh - chính là nguồn lực hùng hậu để chinh phục thế giới.
Ta sẽ tiếp tục về câu chuyện global ở chương 4.

CHƯƠNG 6: GO GLOBAL - Hành trình từ nông thôn


ra biển lớn

30.4.2020 mình ngồi Đà lạt với ông bạn thì ông ấy bảo gọi cậu em ra ngồi cùng. Toản chạy
Exciter tới, đầu đội nón lưỡi trai, ăn mặc đơn giản, mặt mũi trẻ như 9x, bảo là mới vào Đà Lạt làm
mấy tháng. Mình nghĩ là chắc cậu này làm shipper hay phụ hồ. Ngồi hỏi chuyện thì bảo làm
online, rồi kể ra vài thứ mình mới thầm nghĩ gặp tay to rồi. Đó là ấn tượng đầu tiên mà sau này cứ
thấy đứa nào trẻ trẻ đi lang thang Đà lạt Đà nẵng là 90% bọn đang kiếm tiền khủng từ online
Thực ra khi đó Toản mới bước chân vào bán global được mấy tháng. Ở tuổi 36, chưa từng chạy
ads, tiếng Anh lõm bõm, ít hiểu biết về US thế mà vẫn dấn thân làm. Quyết định bỏ hết việc khác,
về quê ngồi làm solo, tự học, tự tìm sản phẩm, tự chạy ads, và tự kiếm rất nhiều tiền.
Campaign win đầu tiên: bán được doanh thu 650K $ trong 25 ngày với chỉ với một sản phẩm là
áo bra (lợi nhuận dropship trên 20%). Có ngày vít hơn 650K $. Bí quyết của Toản: tạo ra các sản
phẩm có AOV cao (để vít ads thoải mái) và đánh tốc chiến (để người khác không kịp cạnh tranh).
Suốt 1 năm Toản vừa solo vừa quy tụ các anh em về làm chung để xây dựng thành hệ sinh thái
G-Way Holdings gồm rất nhiều công ty bao gồm: đào tạo, làm dịch vụ hỗ trợ seller (cổng thanh
toán, giao vận, media), sản xuất và TMĐT. Hiện có khoảng hơn 100 nhân sự, doanh số không tiết
lộ nhưng mình đoán cỡ (nhiều) chục triệu $. Đội ngũ quy tụ toàn những anh tài trẻ 9x-2k. Văn hoá
làm việc rất Tây, và hệ thống quản lí phân cấp bài bản. Toản nói: việc của em bây giờ chỉ là ra
quyết định chứ không tham gia bất kì việc vận hành gì nữa.
Ngồi với Toản mới hiểu thế giới global Ecomm bao la với vô vàn cơ hội và những câu chuyện đổi
đời. Người Việt Nam có rất nhiều thế mạnh để tham gia cuộc chơi này. Ước tính có khoảng 100k
seller đang bán global (Amazon, Dropship, POD...). Số seller kiếm vài nghìn đô/ tháng rất nhiều.
Còn số mà kiếm được doanh thu vài chục đến trăm triệu $ không hề ít. Có những team mỗi tháng
đốt đều đặn 1 triệu đô cho Facebook ads. Có những bạn trẻ chuyển hẳn vào Đà Nẵng, sáng tắm
biển, chiều lượn dù, tiền vẫn cứ róc rách chảy về tài khoản.
Chuyện này với anh em đã làm global rồi sẽ thấy không có gì lạ. Còn các anh em chưa tham gia
Ecom/ MMO/ Digital thấy hơi khó tin. Cho nên trong sách mình sẽ đưa ra nhiều case study người
thật việc thật, để anh em thấy "thế giới rất rộng lớn và có nhiều việc để làm"

TẠI SAO GLOBAL LẠI NGON?


1. Tinh gọn và tập trung
Để có một doanh nghiệp bán lẻ / Ecom doanh số 10 triệu $ ở Việt Nam thì quy mô khoảng
100-200 người. Với global thì cần 20-40 người.
Lý do: ở Việt Nam phải làm đủ mọi việc từ quản kho, đóng hàng, marketing, telesale, CSKH, thu
tiền, bảo hành...nên đội ngũ rất cồng kềnh và năng suất kém. Nhiều công ty có doanh số nhưng
lợi nhuận mỏng dính hoặc tiền nằm hết trong tồn kho.
Bán global, bạn chỉ cần tập trung vào việc chọn sản phẩm rồi marketing. Mọi công đoạn khác đã
có đối tác xử lý, có thể tracking tự động qua các app. Như vậy một người có thể bán ngàn đơn /
ngày. Thậm chí có những mùa sale thì bán vạn đơn, miễn là test được camp win.
Đây là điểm vô cùng mấu chốt. Mình làm khởi nghiệp nhiều năm rồi nên thấy rõ vấn đề của các
SME khi mở rộng quy mô là gặp trục trặc ngay. Cho nên bán hàng ở Việt Nam khá khó. Toản và
nhiều anh em bán Dropship khác đều nói: “em nể seller Việt Nam lắm, bán khó và lãi mỏng thế
mà vẫn sống được quá tài. Tụi em làm đơn giản hơn nhiều, vì thị trường sẵn có và chuỗi cung ứng
quá hoàn hảo.”
Các team chỉ cần tập trung vào đúng việc chọn sản phẩm và marketing. Vì thế họ sẽ tích luỹ dc
knowhow và rèn dũa tay nghề rất nhanh. Phần thưởng (tiền) đủ lớn để họ không phải lăn tăn đi tối
ưu những thứ họ không mạnh (sản xuất, vận chuyển).
2. Lợi nhuận và vòng quay vốn tốt hơn
Làm tốt thì net margin trên 20%, có những campaign win thì net tận 30%. Lợi nhuận chốt theo
ngày vì khách thanh toán online nên số bán trong hệ thống là tiền thật. Tiền bán được quay vòng
để chạy ads và nhập hàng. Vì thế số vốn thực sự phải bỏ ra ban đầu không lớn.
100 triệu là đủ để học và làm 4 tháng. Bởi vì kể cả bạn chọn sai sản phẩm hoặc chạy ads tệ lắm,
ngày lỗ 1 triệu thì vẫn đủ duy trì 4 tháng. Nhưng do hệ thống report và phân tích quá rõ ràng chính
xác nên trong 4 tháng đó bạn có 101 cơ hội để tối ưu hoặc chọn lại. Chỉ cần tuần cuối cùng chọn
được camp win thì dư sức lấy lại hết số lỗ.
Toản hỏi: ở Việt Nam cầm 100 triệu kinh doanh cái gì lãi 10 triệu/ tháng được không. Mình cười
bảo là “anh chịu thua, trừ khi ăn may lướt sóng chứng, coin chứ 90% người mới làm sẽ mất sạch.
Tất nhiên global có rủi ro nhưng so ra thi cơ hội vẫn lớn hơn.”
Lợi nhuận lớn cũng vì AOV (average order value: giá trị đơn hàng) cao và văn hoá tips. Cùng một
nỗ lực, bán cái áo ở Việt Nam được 200k và lãi 20k; thì bán nước ngoài được 500k và lãi 150k.
Khách Mỹ hài lòng thì sẵn sàng tips thêm 5-10$ còn khách Việt Nam thì không vui là bắt hoàn tiền
hoặc phốt.
Ví dụ cái áo bra mà Toản bán: AOV tận 60 $, giá vốn hàng chỉ có 20$, nên Toản có tận 40$ để vít
ads. Có những ngày để bán một đơn mất 30$ tiền ads nhưng có những ngày chỉ tốn 10$. Cứ có
lợi nhuận là bơm tiền ads không giới hạn.
Đánh tốc chiến như thế hỏi sao không tích lũy lớn trong thời gian ngắn.
3. Công cụ và thị trường rộng mở hơn
Việt Nam chỉ có 100 triệu dân, GDP thấp. Mỹ có hơn 300 triệu dân, GDP gấp trăm lần. Bán Mỹ
không được thì đổi qua Nhật, Hàn, Ả rập, Âu… Ở Việt Nam đa số chỉ bán Facebook, Google, sàn,
TikTok, website còn global thì có thêm cả Amazon, Etsy, Twitter, Snapchat, Line..mỗi nước đã có
thêm hàng chục kênh để bán và mỗi kênh làm tốt thôi là đã rất ngon rồi. Toản kể có team mỗi
tháng đốt cả triệu $ cho Twitter (dĩ nhiên doanh số sẽ khoảng 5 triệu $).
Công cụ sẵn sàng để phân tích data, spy sản phẩm, làm content, email marketing... Chỉ riêng
email marketing mà làm tốt thì tháng đã tăng doanh số thêm vài trăm k$.
Làm global mà giỏi tiếng Anh thì rất tốt nhưng không giỏi cũng chẳng sao vì các tool dịch, viết,
hoặc đội freelancer quá nhiều.
Dù khủng hoảng kinh tế thì nhu cầu tiêu dùng luôn có và Ecom vẫn tăng trưởng. Nhìn 5 năm tới,
mảng global ở Việt Nam có thể tăng gấp đôi. Vì thế Toản quyết định xây G-Way thành một hệ sinh
thái để hỗ trợ, thúc đẩy và cung cấp sức mạnh cho seller thành công.
Toản là ai và G-Way lớn thế nào?
Đọc tới đây nhiều bạn nghĩ ông Toản bình thường nào đó mà sao làm ăn lớn thế? Thực sự Toản là
tay khởi nghiệp có số má rồi. Toản sáng lập và dẫn dắt một công ty bán Ecom với sản phẩm cốc
nguyệt san làm mưa gió thị trường doanh số mỗi năm vài trăm tỷ. Toản đầu tư vào iCheck, công ty
làm giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng đầu Việt Nam. Ở tuổi 36, Toản không thiếu tiền hay danh
vọng- dù trên Facebook có vẻ hơi lowkey.
Quyết định một mình làm Dropship gây ngạc nhiên cho nhiều người. Nhưng đó là tính cách của
Toản: quyết đoán và dấn thân, khi đã làm phải tập trung và all-in. Khi làm thành công rồi, Toản có
tham vọng lớn xây dựng nguyên hệ sinh thái để làm chuyện thật to. Vì thế G-Way ra đời.
Toản không chỉ là seller giỏi mà thật ra là Nhà quản trị xuất sắc. Đó là điểm khác biệt lớn nhất để
Toản làm được chuyện lớn hơn hẳn so với seller khác. Khi đã lên team và công ty thì bài toán
không chỉ là bán hàng nữa mà còn là xây dựng đội ngũ, quy trình văn hoá, quản trị tài chính, xây
chiến lược...mỗi thứ trong này đã là một năng lực rất khó rồi, phải có nội lực và tài năng thật sự
mới đi lâu bền được.
G-Way không phải công ty quá to trong ngành và Toản vẫn là cái tên đi sau. Ta sẽ thấy những cái
tên đáng gờm hơn ở phần sau. Toản cũng có vài việc chưa được lòng các anh em trong ngành.
Nhưng mình đưa lên đầu vì Toản chịu chia sẻ và có giương cao ngọn cờ, cổ vũ rồi thu hút nhiều
anh em tham gia cuộc chơi. Một phần vì G-Way làm dịch vụ, nền tảng nên phải lên sóng; một
phần vì họ cũng có khát khao quy tụ nhân tài thật sự. Ngành này khá thị phi và những anh em trẻ
vừa cá tính vừa tự kiếm được nhiều tiền nên chẳng ai muốn chịu ai. Mình phải nói trước thế vì chủ
đề Cross Border khá nhạy cảm, thông tin cũng nhập nhoạng lắm.
Nếu bạn đọc với tâm thế cởi mở, đón nhận tinh thần, không phán xét thông tin thì tiếp tục đến
phần sau nhé.

DROPSHIPPING - đưa hàng hóa từ Trung Quốc/ Việt Nam đi khắp


thế giới
Mô hình này không mới, nhiều anh em đã kiếm tiền từ 2015 tới giờ. Tuy thế sóng vẫn còn dài và
đủ cho mọi người làm thoải mái thêm chục năm nữa. Lý do?
- Sự dư thừa công suất của các nhà máy ở Trung Quốc khiến họ phải đẩy mạnh việc hợp tác với
seller khắp nơi qua con đường dropship. Ngày xưa mua hàng ít thì nhà máy chê chứ bây giờ họ
săn đón như VIP.
- Nhu cầu mua sắm online vẫn tăng trưởng, nhất là qua 2 đợt dịch. Và dropship thì bán cho cả thế
giới chứ không phải Mỹ, Âu, Úc.
- Hạ tầng thanh toán, logistics, Ecom rất hoàn thiện; các nền tảng sàn TMĐT, TikTok hỗ trợ seller
cực kì tốt. Dễ thấy so với 10 năm trước phải biết 10 skill mới kinh doanh được thì bây giờ chỉ cần
2-3 skill.
- Cơ hội luôn có với người mới: trong nhiều lĩnh vực, yếu tố kinh nghiệm hay nguồn lực là tối quan
trọng. Với Dropship, sự dấn thân và óc sáng tạo là ưu điểm; vì thế có rất nhiều tay mơ nhảy vào lại
thắng lớn.
- Tiền và Tự do luôn hấp dẫn: hiếm có nghề nào mà vừa kiếm được tiền vừa rong chơi khắp bốn
bể. Thậm chí ngồi nhậu vẫn set ads và ra đơn như thường - mà những lần nhậu lại là những lúc
hưng phấn để sáng tạo ( just kidding).
- Cộng đồng quá lớn và chất lượng: trong nhiều lĩnh vực, rào cản để gia nhập là thông tin: hỏi ai,
kiến thức ở đâu, bắt đầu thế nào? Thì với Dropship, các cộng đồng seller chia sẻ case study, công
cụ, tút tricks liên tục. Vì thế một người mới có thể lĩnh hội rất nhanh và bắt tay làm ngay. Nếu làm
sai vẫn có một loạt đầu mối để hỏi. Bất kì ngành nào mà cộng đồng mạnh thì đều cất cánh.
- Gia nhập cuộc chơi toàn cầu và hấp thụ nền văn hoá toàn cầu: sự kiện Vinfast IPO và bán xe
điện ở US làm cho nhiều anh em xôn xao. Sẽ khó mà ta làm được như Vinfast. Nhưng việc làm
một seller bán phụ kiện xe điện cho dân US rồi mỗi năm qua đó lái xe bờ đông bờ tây, checkin ở
Nasdaq thì nhiều người sẽ làm được.
Những bạn kinh doanh global cũng có xu hướng sống chill hơn: đi leo núi, nhảy dù, lặn biển, trek,
trail...họ cũng được tiếp cận những xu thế mới nhất của thế giới như Blockchain, Web3, Social
Commerce, Fintech...
- Nhiều cuộc chơi để vùng vẫy: không chỉ có bán hàng mà có nhiều thứ để kiếm được tiền. Làm
dịch vụ , đào tạo, làm referral, bán tài khoản, xây công cụ, làm KOL, làm booking....mỗi thứ làm tốt
cũng kiếm triệu $. Ở Việt Nam có những team vài chục người chỉ viết tool / template bán trên
Shopify (1 nền tảng ưa thích của dân dropship) mà lãi triệu $. Hay có bạn trẻ chỉ dạy cách viết
content và kiếm tiền trên Upwork/ Canva mà tháng đều đều cả tỷ.

Tất nhiên cuộc chơi nào cũng có rủi ro và mặt trái. Điều nhấn mạnh ở đây là: global lớn gấp 1.000
lần nội địa nên nếu bạn làm tốt thì sẽ có nhiều miếng bánh ngon để ăn ngập mặt.
Dropship khá phù hợp với các bạn làm solo hoặc xây team nhỏ dưới 10 người. Lúc này sự tập
trung sẽ tạo ra năng suất
. Hiếu - cậu em hiền lành quê ở Huế có 10 năm đi làm ở Sài Gòn không hề dư dả. Hiếu chọn về
quê cùng mấy anh em làm dropship. Bỏ mấy chục triệu đi học, lỗ thêm gần 800 triệu trong 1 năm.
Rồi dịch Covid tới, Hiếu phát hiện ra ngách quà tặng cảm ơn các bác sĩ - người Mỹ rất sẵn lòng bỏ
tiền tri ân những người họ coi là anh hùng. Cú tất tay bằng những đồng tiền cuối cùng này giúp
Hiếu lấy lại tất cả những gì đã mất và lãi đậm thêm một khoản đủ để tự tin làm lớn. Mấy anh em
sống ở đất Huế mộng mơ, sáng cafe, trưa set ads, tối chạy bộ đôi bờ sông Hương. Mình bảo anh
chỉ biết ước.
. Bạn của Hiếu là Phan Xuân Hữu, cũng rời Sài Gòn về Huế lập 3W - Agency chuyên cung cấp tài
khoản (BM) Facebook ads cho các ads thủ đánh global. Hữu chỉ lấy được % nhỏ trên số tiền ads
thủ chi tiêu, nhưng cũng đủ xông xênh tận hưởng cuộc sống êm ả nơi cố đô. Dễ hiểu thôi, mỗi
năm các ads thủ đánh global đốt sơ sơ tỷ đô tiền Facebook ads (đây là con số ước tính trên bàn
bia hơi vỉa hè chứ báo cáo chính thức không có).
Dropship là thế. Một cú đánh trúng có thể đổi đời.
Trịnh Đức Huy và American Dream với EFE
Trịnh Đức Huy bắt đầu khá sớm với Digital Marketing từ năm 2009, trải qua hơn mười năm lăn lộn
trong các global agency lẫn trải nghiệm từ các startup công nghệ đình đám trong khu vực. 2016
Huy về Việt Nam cùng các anh em mở ra Performance agency đầu tiên ở Việt Nam và bén duyên
sâu hơn với TMĐT. Nhận thấy một số hạn chế của TMĐT Vietnam (văn hoá tiêu dùng, quy mô và
độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường, đến năm 2019 Huy tham gia vào Cross-border Ecom và bắt
đầu với mảng dropshipping, gặt hái được một số thành tựu, Huy cùng các seller kỳ cựu đời đầu
cùng lập ra Cộng đồng thực chiến Cross-border E.F.E với sứ mệnh trở thành bệ phóng cho các
thương hiệu go global nhắm đến thị trường Mỹ và cùng Huy viết tiếp giấc mơ Mỹ đầy cảm hứng
cho một thế hệ kinh doanh mới tại Việt Nam.
CẤU TRÚC CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH DROPSHIP - theo Huy
- Giá vốn: 15-20%. Nếu deal tốt xuống 12% thì ok. Giá vốn đã bao gồm đóng hàng và tới tay người
bán. Đây là điều rất hay: anh em chỉ cần bán và trả tiền cho nhà máy để họ lo liệu toàn bộ, không
cần bận tâm tới tiểu tiết.
- Chi phí cổng thanh toán: 2-5%. Nếu tính cả chuyện bị hold tiền và tỉ giá thì cứ cho lên tới 8%.
- Tiền marketing: 30-40%. Team nào làm SEO hoặc Email marketing tốt thì sẽ giảm được. Còn nếu
chỉ phụ thuộc ads thì khả năng là lời ít, hoặc chỉ có lời xin lỗi.
- Các chi phí khác: tool, services tầm 5%.
Như vậy không hẳn là lời, Chuyện lỗ hoặc mất tiền có thể xảy ra. Tuy vậy có mấy điểm khác của
Dropship so với bán trong nước:
- Bán lại cho khách cũ: qua email marketing, CSKH. Khách nước ngoài rộng rãi hơn và trung thành
hơn nên làm tốt thì sẽ được ủng hộ. Khá thường xuyên được tip thêm 5-10%.
- Bán đứt luôn store: sau khi vận hành một thời gian nếu muốn chuyển nhượng thì có hẳn sàn và
hàng triệu người sẵn sàng mua. Thậm chí store lỗ vẫn mua nếu người ta thấy được tiềm năng.
- Bùng nổ nhờ những ngày Super Sale: những mùa mua sắm cuối năm người ta mua điên cuồng
và các nhãn cũng nhân cơ hội khuyến mãi chóng mặt. Đó là cơn mưa tiền mà seller nào nhanh
tay đều có phần.
Một người chăm chỉ, kỹ năng tốt có thể kiếm được 1-2k/ tháng; đây là mức thu nhập rất tốt nếu
chọn sống ở Huế, Đà Lạt, Cần Thơ. Nếu lập team 3-5 người và biết vận hành nhịp nhàng thì có
thể lên mức 5k/ tháng. Đây là mức thu nhập rất tốt nếu chọn sống ở Vũng Tàu, Đà Nẵng. Nhưng
con người mà, ai đã lên cao rồi thì chẳng thể ngồi yên, họ sẽ bị cuốn vào những tham vọng hoành
tráng hơn: 10k, 50k, 100k và 1 triệu $. Thậm chí IPO, M&A.
Đây là điểm vô cùng nhạy cảm. Muốn làm lớn thì năng lực không còn là chuyên môn nữa mà là:
quy trình, vận hành, nhân sự, tài chính, sản phẩm....tức là y như một công ty khởi nghiệp. Nhiều
anh em sẽ gãy ở chỗ này vì họ không có sẵn năng lực đó, họ chỉ giỏi marketing/ sale thôi. Nếu ai
chịu khiêm nhường và đi học để tích luỹ nội lực thì vài năm sau sẽ xây được cơ đồ. Nếu cứ ngạo
nghễ cho rằng mình kiếm được tiền sớm cần gì nghe ai thì sẽ đến lúc ngồi trên cái đồi sạt lở.
Nhiều anh em bán Dropship sau thời gian mở rộng quy mô không được, cảm thấy mệt mỏi quá
đành chấp nhận làm một kẻ lowkey: sống giản đơn ở một miền quê nào đó, vui thú điền viên, mà
tiền vẫn chảy âm thầm là được.
Còn các anh em tham vọng có nội lực thì lập công ty, xây tầm nhìn, đầu tư công nghệ...để trở
thành một tổ chức có giá trị.
DLS - công ty mình kể ở phần trên, mới thành lập từ 2019. Ban đầu Luân Founder chỉ muốn kiếm
15 triệu/ tháng- mức lương khi đó đang nhận ở công ty lớn ở Hà Nội. Thế rồi một năm sau đã gấp
trăm lần con số đó. DLS đi học từ các guru ngành, các bậc thầy quản trị để xây công ty có sức
mạnh cạnh tranh quốc tế chứ không chỉ là dropship nữa. Khi viết cuốn sách này mình nhớ lại lời
mời ra Thanh Hoá uống nước chè của Luân, chắc sẽ sớm thực hiện.
XÂY BRAND - cuộc chơi tỉ đô
Tây đã qua thời làm dropship, không phải vì họ chê tiền mà văn hoá kinh doanh của họ luôn
hướng tới việc phải xây dựng brand rồi exit hoặc IPO. Vì thế các cao thủ Dropship phương Tây
sau khi đạt thành tựu rồi sẽ thoải mái chia sẻ lại bí kíp cho cộng đồng rồi dồn tâm sức đi làm
brand mới.
Hoka: từ 10 năm doanh số vài triệu lên 1.3 tỷ $.
Dân chạy bộ thường xuyên như mình sẽ chọn Hoka chứ không phải Nike. Dù Hoka đắt hơn và
kém danh tiếng hơn nhưng đi đôi Hoka thì cảm giác chân đã hơn và có vẻ sẽ “đẳng cấp" hơn.
Các elite runner cũng chọn các brand riêng như Hoka, Solomon.

This stupid shoe is stealing Nike’s lunch money. The brand is Hoka and they’ve gone from
$3M to $1.4B in sales in the last 10 years.
Bài này mình lấy từ page của Nick Shackleford để tạo cảm hứng cho mọi người. Chứ không
dễ gì mà học và làm theo Hoka được.
Sáng lập Hoka là Nicolas Mermoud và Jean-Luc Diard vốn là 2 người yêu thích chạy địa hình
đồi núi như việc chạy lên xuống dãy Alps. Tuy vậy họ không thể chạy nhanh khi đi các đôi
giày bình thường. Và thời điểm đó, xu hướng tối giản “minimalism” cũng đang lên ngôi, nhiều
người thích chọn các sản phẩm ít màu mè phụ kiện cho những chuyến di chuyển liên tục. Ý
tưởng về một brand giày chạy bộ vừa nhanh, vừa bảo vệ chân và vừa tối giản ra đời.
Các anh em chạy núi đều hiểu rằng xuống dốc (downhill) vô cùng vất vả. Năm ngoái mình
tham gia cự li 42km chạy núi ở Sapa thì những đoạn đổ dốc bê tông thật sự kinh hoàng, mình
hầu như không thể chạy mà phải dò dẫm từng bước một với sự trợ lực tối đa từ gậy. Chỉ cần
sai nhịp hay không kìm được tốc độ thì mỗi bước như một cú giáng trăm cân thẳng xuống mặt
nền xi măng. Vì thế Hoka được thiết kế phần đế và phần cổ rất chắc, êm và bó để mỗi cú
downhill sẽ êm ái hơn. Và vì thế chạy sẽ nhanh hơn mà không cần quá gắng sức. Chỉ cần một
phát kiến như thế, Hoka đã trở thành thương hiệu dành cho các Ultra mountain runner. Mà các
bạn hiểu rằng trong môn chạy bộ, được gắn chữ Ultra là tự hào lắm.
Tiếp tục, Hoka bán các đôi giày cho những người mẹ ở các vùng ven đưa con gái đi dạo công
viên. Lí do, trẻ nhỏ thì chạy rất nhanh và luôn thừa năng lượng, đi theo được chúng đòi hỏi
nhiều sức lực lắm, và rất cần một đôi giày tốt. Nhưng vì sao các mẹ không chọn Nike, mà lại
chọn Hoka?
Đây là bí mật tỷ đô: mọi người đều thích cái gì đó mới và hữu ích. Nhưng họ cũng đã nhàm
chán với các mẫu mã quen thuộc từ các thương hiệu cũ như Nike. Họ muốn thử các đôi giày
mới cũng như nếm các món ăn mới. Mặc dù các đôi streetwear của Nike như Jordans, AF1s,
Air Maxs, đều tốt và thời thượng, nhưng với những người ham thích cái mới thì như vậy chưa
đủ hấp dẫn. Họ thích Hoka không phải vì nó tốt hơn mà vì những cải tiến không ngừng cho
phù hợp với các nhu cầu vận động đặc thù, từ phục vụ vận động viên leo núi đến các bà mẹ
đi dạo công viên với con. Với họ, Hoka năng động hơn, chuyên biệt hơn và đáng để thử 1 lần.
Vậy Nike nghĩ gì về các xu hướng này? Nếu đầu tư thì họ đủ sức dẫn đầu và kiếm được nhiều
tiền chứ? Nhưng họ quá lớn và họ sẽ không quá để tâm vào những kẻ thách thức nhỏ bé.
Nike đang bán quá tốt những đôi giày thời thượng, công năng đơn giản ở mức giá cao, và họ
cứ ngồi đợi những brand như Hoka lớn lên để thâu tóm
Nhắc đến Hoka thì cũng nhắc đến Decathlon. Người bạn mình có hơn 7 năm gắn bó với
Decathlon và lăn lộn hết các nhà máy sản xuất thời trang ở Việt Nam vừa khoe là năm nay
công ty chạm doanh số tỷ đô (ở Việt Nam). Decathlon bán sản phẩm dành cho những người
thích vận động ngoài trời: giày, quần, áo, mũ nón, lều trại, gậy, bóng….chất lượng tốt, giá phải
chăng và mẫu mã mới liên tục. Khi chạy giải Sapa năm ngoái mình đi một đôi Kiprun mua ở
Decathlon có 800k mà đã chạy suốt mấy năm, thấy thoải mái không kém gì những đôi
Solomon vài triệu.

Từ 100% Execution Believer cho đến Shark Tank Australia giá trị tài sản
~$200M
Quang Nguyễn, cậu em mình chơi rất thân trong giới Dropship. Quang học MBA ở Mỹ, từng làm
vài năm bên đó rồi về Việt Nam. Quyết định dấn thân vào Dropship từ 2017, sau 1 năm tìm đường,
Quang đã có những thành tựu vững chắc trong ngành. Đợt dịch, Pati Group của Quang thắng lớn
nhờ bán mặt nạ, đồ chơi bảo vệ cho dân Mỹ đang hoang mang vì lockdown và bạo lực. Hiện
Quang đang mở cộng đồng GEC để chia sẻ mỗi ngày về tư duy, case study bán Dropship cho các
bạn Việt Nam. Mộng ước của Quang vẫn là xây brand riêng và bạn đang dốc lòng để tích lũy
nguồn lực thực hiện điều đó.
Tư duy, kiến thức global của mình chịu nhiều ảnh hưởng từ Quang, Huy, Linh
Chia sẻ của Quang về Davie Fogarty, Founder “The Oodie”:
“Mình follow Davie Fogarty ngay từ những ngày đầu tiên bạn quyết định public hình ảnh cá nhân
từ tháng 05/2021. Lúc đó The Oodie đã đạt được doanh số tổng $250M. Bây giờ The Oddie đã
vượt xa con số $500M và năm nay Davie chính thức tham gia Shark Tank Australia với vai trò là
shark rồi. Davie mới 29 tuổi.
Khoảng 2 năm trước đó (tức là 4 năm trước, vào 2019), trong private group các về Ecommerce,
mình đã để ý đến The Oodie khi Nick Shackleford lấy “The Oodie” làm ví dụ để nói về cách làm
creative cho Facebook thời đó rồi. Ngay tại thời điểm đó, cũng không ai biết nhiều Founder đứng
sau The Oodie là ai… cho đến tận 2 năm sau.
Ý tưởng của “The Oodie” không hề mới. Thậm chí, The Comfy mới là brand đi đầu trong ý tưởng
về oversize hoodie, xuất hiện tại Shark Tank Mỹ năm 2017. Vậy giờ The Comfy đang ở đâu? Mình
vô thử websitesite của Comfy thì thấy brand không có gì đổi mới so với 2 năm trước. Trong khi
“The Oodie” liên tục cải tiến các mẫu oversize hoodie mới, xây dựng cộng đồng người mặc
Oodie trở thành một văn hóa ở Australia, mở rộng thị trường sang Châu Âu, Bắc Mỹ, rồi ký hợp
đồng chiến lược với các hãng lớn như Walt Disney….
Với lợi thế là được xuất hiện trên Shark Tank trước đó 2 năm, shark Barbara đầu tư $50k cho
30% cổ phần, giờ The Comfy vẫn còn đang chật vật đi tìm hướng đi. Còn The Oddie khởi điểm
với $1,000.
Vậy để có thành công như The Oodie như hiện tại, Davie Fogarty có thực sự là thiên tài (Genius).
Với mình Genius là từ chỉ dành cho những người thay đổi thế giới như Bill Gates, Elon Musk. Thực
tế là Davie KHÔNG phải thiên tài gì. Nhưng Davie là một trong những người dám và chịu thất bại
nhiều và nhanh nhất mình từng biết. Đối với mình, bạn này là dạng 100% Execution Believer
(người có sự ám ảnh về thực thi).
Mình nhớ những ngày đầu tiên Davie lên sóng public, khi công ty đã đạt doanh số $250M, bạn
vẫn phải tập đi tập lại public speaking để ra từng video đầu tiên, sửa từng câu nói. Liệu Davies
có thành công ngay từ những ngày đầu tiên không? KHÔNG. Davie thực ra đã thất bại tới 7-8
businesses trước đó rồi. Davie từng thất bại với khi bán case iPhone, huấn luyện cá nhân, gỏi
cuốn Việt Nam, … rồi cả khi có The Oodie rồi bạn vẫn thất bại với weighted blanket, weighted
toy… Có người hỏi tiền đâu bạn thất bại nhiều vậy :)). Thực tế, trước khi all-in với The Oodie trước
đó Davie cũng đã cày cuốc làm nhân viên bưng bê quán ăn, sau đó làm một trong những
influencer marketing agency nổi nhất ở Úc để được mentor bởi Gretta Van Riel, một trong những
người đi đầu ở Úc về influencer marketing những năm 2016-2018.
Kết quả sau vài năm, Davie trở thành shark trẻ nhất trong lịch sử Shark Tank Australia năm nay.
Mình follow Davie Group từ những ngày đầu, giờ các bạn có khoảng 80-100 nhân viên, đa số là
GenZ. Trong đó, Head of Social Media của The Oodie là một bạn gái người Việt Nam, từ những
ngày đầu tiên (2020) làm việc tại The Oodie chỉ là Content Creator. So much respected!
Tóm lại, điều mình muốn nói là gì? Nếu Founder không chịu thay đổi, phát triển thì đừng mong
nhân viên thay đổi, phát triển. Khi nhìn Comfy sau vài năm vẫn lên báo nghêu ngao đang sống
dở chết dở thì mình coi đấy là một sự… ĐÁNG TIẾC!”
Không chỉ Quang, tất cả Founder đều ước mơ làm được một brand chỉ cần bằng 1/10 như thế
trong đời. Nhưng đời dĩ nhiên không phải là mơ.
Phải nói là người Việt Nam giỏi bán hàng chứ không giỏi xây brand. Bởi vì xây brand cần thời gian
dài và chiều sâu về sản phẩm, xã hội hơn. Có lẽ cần thêm một thế hệ dropship nữa (5 năm) thì
mới bắt đầu có những brand Việt Nam đáng kể. Hiện tại có thể kể đến một cái tên: Autonomous
(bàn ghế tự động) đỉnh cao lên được vài trăm triệu $ hay Cocoon - mỹ phẩm thuần chay sau khi
làm mưa gió thị trường trong nước đã vươn ra ĐNA và Mỹ (qua Amazon).
Để làm Dropship hay xây brand thì cần phải học. Thế giới cạnh tranh bằng tri thức và thông tin.
Toản nói: em cho rằng những bạn bán global chỉ hơn ở chỗ họ có thông tin (và tin vào nó) thôi. Vì
thế mình và Toản đồng ý rằng việc truyền tải cảm hứng và kiến thức thực tế qua các khoá học
(hay cuốn sách này) là điều cần thiết.

Nguyễn Quang Việt Huy, sinh năm 91 hay cafe với mình có một sự nghiệp đáng nể và cuộc đời
đáng sống. Dân Cam Ranh, Khánh Hoà, gia đình cơ bản. Học Ngoại thương xong đi làm sale Xuất
khẩu vài năm, lên được chức quản lý team và bắt đầu gầy dựng được quan hệ tốt trong ngành.
Huy sớm nhận ra cơ hội kiếm tiền trên internet: Dropship, Affiliate, POD (print-on-demand) nên
tham gia từ sớm và gặt hái thành công lớn khi còn rất trẻ. Điều kiện tốt như thế giúp Huy theo
đuổi đam mê: du lịch và cá thuỷ sinh. Các chuyến đi khắp Úc, Mỹ, Phi của Huy được khắc họa qua
những bức ảnh thiên nhiên đẹp tới nao lòng mà sau đó các báo lớn phải xin để đăng. Huy mỗi
năm đi chơi chục lần ở những nơi độc đáo như Pakistan, Tây Tạng, xuyên Mỹ…những bức ảnh đẹp
tới nao lòng của Huy được các báo lấy đăng suốt. Ai không biết cứ nghĩ cậu này là nhiếp ảnh gia
hoặc travel blogger. Không đi du lịch thì Huy vui vầy với các hồ thuỷ sinh, rồi mở công ty bán hồ,
cá…Ngồi với Huy mình như ông anh lạc hậu vì cả 2 thứ đó mình đều lơ tơ mơ.

Sau khi thành công với Dropship global, Huy có vốn mở thêm nhiều công ty ở Việt Nam xuất khẩu
đủ các loại hàng hóa. Có brand bán kẹo đã xuất được vào chuỗi siêu thị lớn ở Mỹ. Huy còn mở
công ty vận chuyển 2 chiều từ Mỹ về Việt Nam. Trong 10 năm chàng trai tỉnh lẻ học Ngoại thương
đã trở thành một Doanh nhân toàn cầu kiêm công dân thế giới như vậy.

Chiến lược đàn cá con


Trịnh Đức Huy đã kể ở trên, sinh năm 89 mà có lịch sử công việc liên quan đến Ecom dày đặc.
Sau nhiều năm làm Digital Planner ở Mindshare, một trong các tập đoàn quảng cáo lớn nhất
thế giới, Huy gia nhập Chin Media - một Digital Agency Việt Nam ở vị trí Co-Founder. Tiếp theo
là CMO ở Việt Namtrip - startup booking Khách sạn nổi tiếng và Wowholiday - một startup nữa
cũng về mảng du lịch khách sạn trong hệ sinh thái Vingroup. Sau khi cảm thấy quá đủ với tập
đoàn, Huy gia nhập Dropship. Chỉ 3 năm, Huy có những bước tiến vượt bậc, vừa có Kỹ năng bài
bản từ tập đoàn, vừa học được các món võ đường phố của MMO. Điểm mình thích nhất ở Huy
là tư duy chiến lược sắc sảo và tinh thần chia sẻ không giấu giếm.

Chiến lược đàn cá con" là đúc kết của Huy sau nhiều năm lăn lộn trong ngành
Chiến lược này như thế nào?
“Thay vì trở thành cá mập (công ty siêu to siêu khổng lồ) hãy trở thành một đàn cá con ở mức
độ vừa phải. Hoặc thay vì xây một tàu cá to vật vã lao ra biển đánh cá phải cạnh tranh với
những tàu cá to vật vã khá hãy dựng một đội thuyền thúng ra đánh cá, mỗi ông gom một ít.
Mọi chuyện đều có lý do của nó. Hiện tại ở Việt Nam theo mình quan sát trong 10 năm làm
cộng đồng Cross Border eCommerce thì tâm lý bán hàng nhỏ lẻ phát triển rất nhanh. Điều này
có hai mặt. Tích cực là anh em bán hàng Việt Nam nhập cuộc thị trường rất nhanh, có gì ngon
là lập tức sao chép theo, có một khả năng thích nghi đáng nể. Tiêu cực là khi nghĩ về những
điều dài hạn thì cần chủ công ty phải là người có tầm nhìn dài và thực tế, điều này khó tìm
hơn. Khoảng 1.000 anh em ra bán hàng thì được 1 - 2 anh em đạt level này. Hoặc nhiều khi
không phải là anh em dở, mà là anh em chưa chín mùi để có thể lao ra đấu đá ở level cao
hơn.
Ví dụ mảng Amazon Sellers, mình gặp khá nhiều team và nhận ra là nếu team trở nên to vật
vã đẩy store lên cao thì vừa gặp sự đu bám quyết liệt từ anh em Việt Nam sao chép theo, mặt
khác khi số to thì cũng bị anh em Seller Trung Quốc dòm ngó và vả thẳng tay. Từ cuộc chơi
nhỏ lẻ, thành cuộc chơi của các tay to, vừa bị rỉa, vừa phải đấu đá sống còn. Như vậy các
team trở nên to trong thời gian ngắn đối mặt với quá nhiều khó khăn chưa kể đến việc nội bộ
chưa ổn định, sếp chưa phát triển kịp với quy mô công ty. Đoạn này là vì chưa đủ lực mà chọn
"quyết chiến". Thắng được 1 - 2 trận, nhưng thua cuộc chiến.
Trong những lúc thế này, mình nhận ra là những team phát triển ổn nhất là những team chọn
phương án thay vì xây 1 store siêu to siêu khổng lồ, họ chia ra 5 - 10 store tầm trung (revenue
300 - 400k/năm). Như vậy doanh thu tổng năm vẫn về ổn, nhưng tránh được sự dòm ngó của
đội đâm chọt bên dưới và sự vả thẳng mặt của anh em Seller tay to Trung Quốc bên trên. Giai
đoạn này gọi là ẩn mình chờ thời. Vừa xây dựng hệ thống, phát triển quy trình, xây dựng đội
ngũ mà phát triển dần dần, đợi đến khi thực sự đủ mạnh thì bắt đầu tấn công vào kẻ địch.
Theo mình điểm khó nhất ở đây là: hiểu mình, hiểu đối thủ, biết kiên nhẫn chờ đợi để thắng
được cuộc chiến. Vì thương trường là chiến trường. Lao ra thế giới còn phải chịu sự đấu đá
kinh hồn của anh em nước ngoài, anh em Mỹ thì quá mạnh về brand còn anh em Trung Quốc
thì vừa bạo tiền vừa mạnh performance. Lúc này, không phải là lúc để anh em Việt Nam chọn
quyết chiến tới cùng mà là lúc nuôi quân, dưỡng binh, phát triển từng bước một.
Tương tự, với chiến lược “Đàn cá con” này. Mình cũng xây lại cộng đồng Cross Border
Ecommerce bên mình theo hướng thay vì xây dựng vài anh em top server doanh thu khủng,
thành một nhóm các anh em thực sự quyết tâm làm, phát triển từ quy mô nhỏ đến tầm trung.
Nhóm anh em này đã hiểu thị trường (ra số, dù nhỏ), và đủ tin tưởng để phát triển đến tầm
trung. Từ đó xây dựng một đội “Đàn cá con” hay “Đội thuyền thúng” anh em vừa và nhỏ ở Việt
Nam bán hàng sang Mỹ, sang châu Âu, sang Úc. Khi đội cá nhỏ này đã đủ cứng cáp (cỡ vài
trăm anh em), thì mới bắt đầu nghĩ đến việc ngồi lại và phát triển lớn hơn để đấu trực tiếp với
các đối thủ Mỹ và Trung Quốc.
Đoạn này làm mình nhớ đến một đoạn trong Binh Pháp Tôn Tử tạm dịch là "tăng cường sức
mạnh của bản thân, làm yếu đối thủ, rồi mới bắt đầu quyết chiến". Đây cũng là cốt lõi của bài
viết này và niềm tin của mình về việc phát triển các cộng đồng ở Việt Nam. Đây là cũng là
chia sẻ giúp anh em newbie, anh em team nhỏ có thể lựa chọn trận chiến đúng đắn cho bản
thân trước khi lao vào mảng Cross Border eCommerce”.
ETSY - cuộc chơi của Đàn cá con
Phúc Sự, chủ tịch 69M Holdings, công ty triệu $ top lớn nhất tại Hà Nội trong ngành POD (print on
demand). Sự còn mở các lớp đào tạo Etsy để truyền nghề với mức học vài nghìn USD nên một
buổi websiteinar như thế này cũng đáng giá vài trăm $ rồi.
Với xu hướng bán hàng xuyên biên giới cùng với tay nghề thủ công mỹ nghệ cực kì cao của người
Việt thì doanh nghiệp hay người bán đã và đang tìm hướng đưa sản phẩm của mình đến với nhiều
khách hàng hơn trên thế giới, Etsy trở thành một lựa chọn vô cùng tuyệt vời và phù hợp. Không
chỉ vậy, 2 năm trở lại đây thì Etsy cũng là một đại dương mới vô cùng tiềm năng cho các team bán
POD.
Etsy cũng trở thành một lựa chọn tốt cho các “đàn cá con" vì họ luôn ưu ái các shop nhỏ nên khá
dễ bán được hàng, không đòi hỏi nhiều vốn. Cách làm Etsy là mở một lúc hàng chục shop nhỏ,
mỗi shop doanh số vài trăm đô/ ngày thì cả tháng tổng doanh số cũng cả trăm ngàn $. Làm tốt thì
lợi nhuận cũng được 15%. Những người mới gia nhập ngành nên chọn các nền tảng như thế:
Merch By Amazon, Etsy, Zazzle Google Shopping, TikTok ads để bắt đầu.

Lê Minh Thành, mới 5 năm trước còn là một nhân viên thiết kế, giờ đã số má trong mảng quốc tế
Dropship, vừa làm vừa đi phượt khắp nơi. Thành hướng nội, cần mẫn và chịu cày. Thành bán chủ
yếu bằng cách chạy Google Shopping ads. Chỉ thế thôi là đủ. Những lần Thành vào Sài Gòn rủ
mình đi cafe, gặp các bạn trẻ tương tự như Ngọ Nguyễn, Trần Ngọc Linh (admin Cuồng phong hội
- một nhóm chia sẻ về MMO/ Affiliate cực đỉnh) hay Nguyễn Quang Việt Huy (kể ở trên), Trần Kim
Đông (người Việt Nam từng xuất hiện trên billboard tại quảng trường New York khi Payoneer IPO
sàn Nasdaq). Mỗi bạn như vậy lại đẻ ra một “đàn cá con" là những người em, người cộng sự cùng
nhau ngồi ở đâu đó tại một căn nhà khiêm tốn ngoại ô để cùng nhau kiếm tiền đô khắp bốn bể.

Nguyễn Chí Hùng, sinh năm 2000, từ năm 2 ĐH Ngoại thương, đã bắt tay vào làm Etsy, Dropship,
doanh số đỉnh điểm có lúc lên vài trăm ngàn $ mỗi tháng. Hùng tuyển chọn các bạn sinh viên ở
Hà Nội, cùng làm cùng học, đến giờ đã là một nhóm làm Etsy trẻ đáng nể. Hùng rất chịu học hỏi,
mỗi lần mình ra Hà Nội là kéo mình tới gặp ngay để được truyền lửa. Thật tiếc là không có nhiều
thời gian cho những bạn xuất sắc như thế. Hùng chịu khó học từ những đàn anh như Phúc Sự,
mình, Trịnh Đức Huy để tích lũy nội lực cho tương lai. Công ty của Hùng hiện có hơn 13 người,
nằm ở một căn villa chung với chục công ty “cá con" khác cùng hệ sinh thái 69M holding của
Phúc Sự.
Khác với Hùng vẫn làm dropship trên Etsy thì Duy Nguyễn lại có hướng đi sáng tạo sản phẩm từ
đầu. Tưởng là khó mà vô cùng phù hợp cho các “cá con” muốn tìm lạch nước riêng
Duy hay tham gia các hoạt động kết nối, chia sẻ do mình tổ chức. Một lần Duy nhắn tin bảo là em
mời anh đến nhà uống rượu, em muốn học hỏi vài điều về kinh doanh để chọn hướng đi. Em sẵn
sàng trả tiền công cho anh. Ok thôi. Một chiều mưa lâm râm, trong căn nhà nhỏ ở Bình Thạnh, 2
anh em uống rượu, thưởng trà trong không gian đặc quánh mùi thời gian như Hongkong 1990. Và
Duy say sưa kể về đam mê lẫn số phận chìm nổi của mình.
Duy Nguyễn - tự chợ trời tới chợ thủ công mỹ nghệ thế giới
Trong những workshop của group Growth Mastermind đầu 2020 mình tổ chức, có một người luôn
ngồi ghi chép cẩn thận và học hỏi rất nghiêm túc. Làm quen một hồi mới biết Duy có mấy năm
bán Etsy và kiếm được tiền kha khá. Người bán Etsy thì mình có gặp rồi nhưng mà tự chế tác rồi tự
bán thì ít thấy.
Duy sinh năm 1991, vốn chẳng có background gì về Marketing hay Ecommerce cả. Xuất phát từ
đam mê kì lạ: chế tác các sản phẩm từ xương động vật, rồi vô tình vào các forum nước ngoài thấy
họ bán trên Etsy, Duy cũng tự mày mò mở shop. Nickname Duyskeleton có từ đó.
Duy làm ở nhà, có 1 xưởng nhỏ, có vợ hỗ trợ. Thị trường hiện 95% là đi Mỹ, 5% còn lại là Canada,
UK, EU, Netherlands. Người chơi môn này gọi là Articulator - Ráp Khớp. Ở nước ngoài thì họ gọi
Duy và vợ là artist, còn ở Việt Nam thì ít ai quan tâm.
Duy nhỏ nhẹ:
"Em chỉ là biết mở cái shop rồi em bán lẻ bán sỉ thôi, doanh số của em trên đó không là gì so với
mấy shop hàng đầu hết anh ơi. Ở Việt Nam hình như có cỡ 2.500 người tham gia Etsy, trong đó
có cỡ 300 shop đang hoạt động ổn. Làm xương kiểu vầy ở Việt Nam có khoảng chục người thôi,
nhưng chỉ 4 - 5 người làm được đến mức tỉ mỉ và chỉ 2 người làm theo hướng nghệ thuật. Em hiện
bán nước ngoài ổn, nên mới trích 20% lợi nhuận hàng tháng ra để xây brand mới toanh ở Việt
Nam về dịch vụ hình ảnh và truyền thông. Em đang team up các bạn về Gaphic Designer,
Content Marketer, Google ads để làm brand của em. Và vì thế mà em mới mời anh tới để góp ý. "
Xuất phát điểm của Duy rất bình thường, gia đình không có điều kiện nên cả thời trai trẻ, Duy phải
làm phụ hồ, buôn bán chợ trời rồi bốc vác tận Thái Lan. Mãi mới tìm được vị trí nhân viên hành
chính tại một công ty nhỏ và cưới vợ xong, tưởng sẽ ổn định thì gặp biến cố chỉ còn vài đồng để
thuê nhà, xoay xở đủ đường mới tạm vượt qua. Nếu không cố gắng thì Duy sẽ mãi là một anh
nhân viên hành chính, sự nghiệp chắc không có gì để nói. Bước ngoặt tới vào đầu 2020, Duy bắt
đầu làm những mô hình thủ công bằng xương động vật và bán trên Etsy.com. Đam mê này có từ
thời Duy còn trẻ, lúc đó đã mày mò học cách làm trên Youtube rồi đem về cất trong tủ quần áo,
thi thoảng lôi ra ngắm nghía. Nghĩ là chơi cho thỏa vậy thôi chứ làm sao kiếm được tiền. Thế mà
đưa lên Etsy thì mỗi cái bán vài trăm đô, có cái lên tới cả ngàn đô. Duy chỉ có cách marketing duy
nhất là đăng hình lên Instagram, có người hỏi thì Duy trả lời rồi một thời gian sau người ta mua.
Đúng là kiểu người làm vì đam mê (mà ra tiền thật)
Trong quan điểm của người phương Tây, mỗi sinh vật chết đi đều bắt đầu một cuộc sống mới, và
những bộ xương vẫn có linh hồn riêng. Duy có biệt tài nghĩ ra những hình thù kì quái, nhờ tâm hồn
nghệ sĩ và cả thanh xuân nếm trải đủ thứ mặn đắng của đủ nghề. Nhờ sự từng trải mà Duy có
những chất liệu rất sâu từ cuộc sống và có sự trân quý vô bờ với miếng cơm có được ngày hôm
nay.
Không gian làm việc của Duy được thiết kế theo kiểu đại gia Sài gòn thập niên 60, với ánh sáng
vàng, rèm đỏ, bàn ghế chạm trổ, đèn chùm Pháp, kín và lành lạnh. Trong căn phòng hoàn toàn
cách biệt với thế giới đó, chỉ có nhạc, trà và những câu chuyện đậm đặc về nhân sinh và nghệ
thuật. Nhìn cách Duy hưởng thụ cứ như quý tộc Sài gòn trước 75 mà mình thấy mình kém xa quá.
Chưa giàu nhưng Duy có tấm lòng rất rộng rãi, hàng tháng lương ở công ty nhường lại cho các
bạn nhân viên (lúc này Duy đã lên quản lý), còn tiền bán Etsy thì đầu tư vào nguyên vật liệu và các
không gian để trưng bày. Cách sống và cách làm theo đam mê như vậy thật sự quá đủ đầy.
Cuộc sống sẽ luôn tử tế với những người có tâm. Mỗi tài năng đều có giá trị với một ai đó. Cứ say
mê làm việc và sống tròn đầy như Duy, thì hạnh phúc và an vui sẽ tới .
Mình gặp nhiều bạn như Duy. Khi chưa có internet và MXH thì nhiều thứ tài năng chỉ có thể vứt
đấy, và nhiều người có chí hướng chỉ biết thở dài. Còn bây giờ, nhiều khi chỉ cần biết nhún nhảy,
là đã có thể kiếm tiề. Mà nghề nào làm đẹp làm vui cho đời thì đều xứng đáng mà đúng không?

Căn phòng đậm chất chơi của Duy, một nơi vừa
làm việc vừa tận hưởng những thành quả ngọt
ngào mà Etsy và xương đã mang lại.

Việt Nam rất có năng lực sản xuất các mặt hàng
thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Ví dụ có bạn bán bàn
phím thủ công mà mỗi phím lên tới vài trăm $. Mặc
dù hàng Trung Quốc cạnh tranh rất nhiều nhưng
thực sự chất lượng Việt Nam vẫn khác bọt. Điểm hạn chế là người Việt Nam vẫn chưa có điều
kiện để mua các sản phẩm tinh xảo đắt tiền. Thì MXH và các nền tảng toàn cầu như Etsy, Amazon
chính là cánh cửa mở toang đưa kĩ nghệ Việt Nam ra thế giới.
Duy cho rằng:
“Muốn đưa sản phẩm ra thế giới, phải có dấu ấn, cái tôi, cái "danh dự" của mình trong đó. Đó là
tư cách của "artist". Mình luôn đứng ở vị thế của người đem giá trị chứ không "xin xỏ". Muốn thành
công trên Etsy thì vẫn cần tập trung vào design rồi sản xuất chứ không có đường tắt”.
Tất nhiên vì Duy là “artist" nên có kiêu hãnh riêng trong việc tự thiết kế sản phẩm. Có nhiều con
đường khác để làm như POD (print on demand) hay Dropshipping (đặt hàng từ Trung Quốc/ Việt
Nam rồi bán). Nhưng ý nhấn mạnh ở đây là yếu tố thiết kế, thẩm mỹ là tối quan trọng
Muốn làm thì phải học từ các seller đỉnh nhất: cách decor, cách làm content, review (chỉ cần có
một đánh giá 4 sao đã là vấn đề lớn). Và phải học cách làm traffic, ví dụ Duy cũng “ăn may” nhờ
đăng ảnh lên Instagram được vô số người hỏi mua. Instagram chiếm tới 30% doanh số. Sau khi
gặp mình và nghe nói về websitesite thì Duy quyết định bỏ tiền ra làm website bằng Shopify luôn
dù chưa biết gì về kĩ thuật. Quả là người hành động chứ không hề mộng mơ.

Trần Ngọc Linh nhận xét: “Làm Etsy thì khoảng cách giữa việc kiếm $1 hay kiếm $250 từ bán
hàng online không khác nhau là mấy. Cái khác LỚN NHẤT nằm ở khúc $0 -> $1, hoặc từ nói /
biết sang làm / thực hành.”
Nên anh em đọc tới đây mà cảm thấy hưng phấn rồi thì xin mời LÊN THUYỀN.

Incense Burner - Thác khói trầm hương một sản phẩm High Perceived Value
Product on Tik Tok
Quang Nguyễn chia sẻ:
“Store này tồn tại và phát triển hơn 2 năm và hoàn toàn dựa vào organic traffic. Traffic phần lớn
đến từ content TikTok siêu khủng với cùng một concept video và nhạc nền đơn giản, không cần
giải thích nhiều nhưng lại sở hữu lượng view và follow khổng lồ ( 2.5M follower và gần 45M lượt
thích các video). Ước tính doanh thu chắc cũng phải tầm 1M+
https://www.TikTok.com/@zendaistore
Link store: https://zendaincense.com/
Sản phẩm bán có mức giá bán từ 69-99$ và giá vốn check trên Aliexpress chiếm tầm 30% giá
bán. Đây thực sự là một High Perceived Value Product (sản phẩm giá trị cao vượt trội). Với việc
không phải trả chi phí cho tiền ads thì store này có net profit vô cùng ấn tượng và đáng ao ước
tại thời điểm hiện tại.
Mình nhận thấy ở Việt Nam nhiều anh em bán AMZ hay Etsy bán nhiều dạng sản phẩm thủ công
Mỹ nghệ, chế tác có thể làm content theo dạng như thế này. Đơn giản, dễ làm, dễ phát triển
content mà lại phù hợp với thị trường Mỹ và Châu âu. Xây content này trên TikTok dễ lên xu
hướng và từ đó mà lấy video này để đổ thêm tiền vào chạy TikTok ads thì như hổ mọc thêm
cánh. Nó sẽ làm giảm đáng kể tiền bạn phải bỏ ra cho việc test creative giống như cách làm
truyền thống bên Facebook.
Với người đã có kinh nghiệm trong việc xây brand hoặc làm Dropship ở Việt Nam thì việc ra
global là khả thi. Thế giới phẳng, ngồi ở Dalat bán hàng cho dân Dallas chẳng phải là điều lạ.

Thế giới phẳng


Mùa hè 2005, lúc đang còn là sinh viên ĐHBK HCM, mình đọc cuốn sách này từ tủ sách của bố.
Học CNTT và hay đọc sách kinh doanh từ sớm nên mình bắt nhịp ngay với những tư tưởng mới
mẻ từ tác giả Thomas Friedman. Từ đó mình ước mơ tham gia vào các công ty tận dụng sức mạnh
kết nối từ Thế giới phẳng. 2008 mình khởi nghiệp với đám bạn, làm Digital Marketing và thấy rõ
vận hội của thời đại mới. Bọn mình ngồi ở một căn nhà nhỏ Bình Thạnh, trả tiền mua quảng cáo
Google/Facebook qua thẻ tín dụng rồi cung cấp click cho Samsung, Castrol, Nestle…Rồi bọn
mình viết được các phần mềm nhắn tin qua Yahoo Messenger, Yahoo Blog. Kể ra để nói rằng
mình biết ơn Thế giới phẳng thế nào, nếu không có cuốn sách chắp cánh ước mơ đó, giờ đây có
thể mình sẽ là một độc giả của cuốn sách này, và thốt lên “giá như”.

Tư duy của Thế giới phẳng trùng khớp với Cross Border Ecommerce:

- Internet, viễn thông sẽ khớp nối các nền kinh tế lại. Friedman lấy ví dụ một chiếc Lexus được
R&D ở Mỹ do kĩ sư Do Thái, sản xuất tại Trung Quốc theo dây chuyền từ Nhật Bản, và được vận
chuyển bởi DHL do các tài xế người gốc Phi. Trong Cross Border Ecommerce, một chiếc áo thun
được R&D (nghiên cứu phát triển) bởi đội thiết kế tại Sài Gòn, gia công từ xưởng ở Long An, được
đăng tải trên Facebook của một cậu sinh viên ở Buôn Mê Thuột và được chuyển tận tay người
mua tận Indonesia, điều này diễn ra nhịp nhàng, qua các app/websites với quy mô không giới
hạn.

- Nguồn lực dư thừa sẽ được tái phân phối lại. Ví dụ Apple chuyển nhà máy gia công sang Trung
Quốc, Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công dồi dào chăm chỉ. Trong thế giới Cross Border,
những người nhiều thời gian và ít tiền đã tìm thấy vô số công việc có thể tạo ra thu nhập mà
không cần lao ra đường. Khi Cross Border phát triển, nhân lực sẽ chuyển về các vùng quê vì họ
ngồi đâu cũng có thể kiếm tiền, điều này giảm tải ít nhiều áp lực đô thị.

- Chuyên môn hoá làm tăng năng suất. Việt Nam có nhân sự khéo léo là nơi hầu hết các hãng thời
trang đến đặt nhà máy. Trong thế giới Cross Border ở tương lai: các công ty tập trung vào sản
xuất và hậu mãi, việc bán hàng giao cho các công ty Cross Border hay Affiliate, việc giao hàng để
các công ty vận chuyển, người tiêu dùng được hưởng lợi nhất: giá tốt hơn, chất lượng cao hơn và
giao dịch đảm bảo hơn.

- Tri thức và công nghệ sẽ lan tỏa rộng hơn, Cross Border sẽ khiến cho những người trình độ thấp
có thể tiếp cận tri thức mới, sử dụng thiết bị hiện đại…gián tiếp giúp họ có hiểu biết và nền tảng
văn hoá tốt hơn.

Chúng ta hay nói về khối đầu tư mang các nhà máy tới tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao
động, góp hàng trăm tỷ đô vào ngân sách. Thì việc Google, Facebook, TikTok, Shopee, Lazada,
Amazon vào Việt Nam cũng tạo ra hiệu ứng như thế: hàng triệu người tham gia vào các công việc
trên internet, và hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang kinh doanh trên các nền tảng, đóng góp
đáng kể cho nước nhà. Mỗi năm doanh thu từ Google, Facebook, TikTok sơ sơ gần 2 tỷ đô, nhân
với 5% thuế nhà thầu phải đóng ở Việt Nam là con số đáng kể.

Một ý nghĩa to lớn khác là các Kỹ năng làm Cross Border mang tính toàn cầu, nghĩa là bạn làm
giỏi ở Việt Nam thì ra thế giới vẫn làm được, làm cho các doanh nghiệp ở Âu, Mỹ kiếm tiền đô.
Nếu hàng triệu bạn trẻ Việt Nam thành thục các kỹ năng Cross Border toàn cầu thì hàng tỷ đô sẽ
đổ về đất nước. Đáng để cổ vũ chứ.

Tư duy và chiến lược nghiên cứu chọn Sản phẩm trong global Ecommerce
Mình vẫn lấy bài của Quang Nguyen (GEC) vì Quang luôn có tư duy bài bản và thực chiến ít thấy.
Chọn sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quyết định việc có lãi hay không. Quang nhắc lại case study
kinh điển thời đầu làm Dropship: chiếc mặt nạ lặn biển (scuba diving mask) trong 6 tháng bán
được 450k $, lợi nhuận trên 20%.
Vũ Tuyên Hà, cậu em từng làm nhân viên chạy Digital ở Nguyễn Kim (một vị trí khiêm tốn) rồi
quyết định nghỉ việc 2019 để làm Dropship. Hà kể với mình là bán áo bra nhập từ Trung Quốc cho
phụ nữ Mỹ mà trong 1 tuần tạo ra doanh số gần 30k $ (lợi nhuận vẫn trên 20%). Những case như
vậy không phải là hiếm. Mấu chốt chỉ là làm sao tìm được cái “scuba diving mask” hay “bra"?
Đó chính là Winning products: đúng như tên gọi, cứ chạy là sẽ thắng.
Những bạn làm marketing/ kinh doanh ở tập đoàn/ startup không lạ gì việc Nghiên cứu thị trường
và chọn lựa Phân khúc. Các mảng Dropship, POD cũng thế. Tuy nhiên cách nghiên cứu sẽ thủ
công hơn và gần như là online. Một câu hỏi lớn: làm sao bạn ngồi ở Đà Nẵng có thể hiểu được
dân Mỹ thích mua sắm gì mùa Noel 2023 này để bán? Trả lời: dùng công cụ nghiên cứu từ khóa
và chạy thử ads để đoán nhận thôi.
Làm như thế nào ?
Ngắn gọn quy trình sẽ là: Research để hiểu insight, từ insight ra pain point (nỗi đau, nhu cầu). Sau
đó search theo pain point, càng nhiều nơi càng tốt để có góc nhìn đa chiều, quan trọng là trả lời
được:
● Ai mua ?
● Tại sao mua, yếu tố tác động đến việc mua?
● Sản phẩm hiện hữu làm tốt / chưa tốt ở điểm nào?
● Xác định purchasing power: giá có thể mua, tần suất mua, thời vụ
● Điểm vào (có thể vào theo mùa theo dịp theo trend)
● Hành trình khách hàng…
Rồi test thôi. Sau 7*7=49 lần test sẽ tìm ra mô hình phù hợp để scale.

PHƯƠNG PHÁP PRODUCT RESEARCH


Sử dụng các công cụ miễn phí:
• Google Search: gõ tên sản phẩm + myshopify.com. Ta sẽ tìm được các store bán sản phẩm A, có
thứ hạng cao nhất trên Google, và bắt đầu tìm hiểu họ bán gì, giá cả ra sao, nội dung cách trình
bày và những điểm gì nổi trội .
• News Feed Facebook: click vào những store bán tốt, nhiều like share nhất, rồi click đến Add to
card, lặp lại nhiều lần để Facebook thấy mình có ý định mua hàng, từ đó thuật toán Facebook sẽ
ưu tiên hiển thị cho mình tất cả các sản phẩm đang bán chạy cùng loại.
• Alihunter: Có thể spy những store dùng Shopify, cho biết những sản phẩm nào bán chạy nhất,
rồi xem họ bán thế nào, số bán và rating ra sao.
• Amazon: Ama Top Sellers; Ama Movers and Shakers là các tool cho biết những sản phẩm bán
chạy nhất trong vòng 24h.
• Google Trends cho biết nhu cầu tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm tăng giảm thế
nào, từ đó đoán được là sản phẩm theo mùa hay quanh năm, là trend ngắn hạn hay bền vững,
tránh những hàng downtrend.
Sử dụng các công cụ trả phí:
• adspy: linh động spy ở những thị trường mình muốn bán và cả thị trường mình chưa bán. Ví dụ,
có thể spy sản phẩm ở UK mà chưa có ở Mỹ, rồi chạy ads thử test ở thị trường Mỹ xem có bán
được không
• Similarweb: để xem nguồn traffic của các store đang bán tốt đến từ kênh nào (Facebook,
Instagram, SEO hay từ khóa nào..)
Mình chỉ liệt kê ra các phương pháp cơ bản này để anh em có tư duy làm. Thực tế thì các cao thủ
global sẽ ứng dụng nhiều chiêu thức khác nhau, trong khuôn khổ một bài không thể nói hết nổi.

CÁC TIÊU CHÍ CỦA WINNING PRODUCTS


● Sản phẩm phải giải quyết được nỗi đau của khách hàng, có Unique Selling Point
● Sản phẩm phải có sẵn trên Aliexpress and Amazon và có good reviews. Điều đó chứng tỏ
đó là sản phẩm chất lượng, sẵn sàng đưa đến tay khách hàng.
● Biên lãi gộp phải trên $30, sau khi đã trừ giá vốn (base cost) và giao nhận (shipping cost).
Dễ hiểu là bán global phải có lãi trên từng đơn lớn hãy làm chứ nếu không thì chẳng đáng
công.
● Sản phẩm có high perceived value (giá trị cảm nhận cao) để có thể bán lâu dài hoặc tăng
giá khi đã tối ưu nội dung và thương hiệu (brand).

Mindset dành cho người mới: Thay vì làm cá to, hãy làm một đàn cá bé. Thay vì tập trung đào
các sản phẩm triệu đô (dành cho đội tay to) thì team có nguồn lực nhỏ hơn hãy tập trung đi tìm
nhiều sản phẩm doanh số - mỗi cái ăn chục K$ hoặc trăm K$ thì sẽ khả thi và vừa miệng hơn.
Lợi thế: cá bé thường ăn được ... lâu hơn. Mỗi tháng không ra tiền triệu nhưng tầm 100K - 200K
đều hàng tháng. Điểm bất lợi là ăn được ít, chậm nên nhiều người thích miếng lớn sẽ không
kiên trì.

Nên bắt đầu từ đâu, với số vốn bao nhiêu là vừa ?


Đây có lẽ là một trong những câu hỏi mà mình gặp nhiều nhất từ anh em newbie, lẫn oldbie đang
bắt đầu lại sau một thời gian chật vật.
Trịnh Đức Huy chia sẻ:
“Mình nghĩ trước tiên cần làm rõ rằng không có một mô hình nào là đúng nhất cho tất cả mọi
người, con hổ không đi học cách bắt chuột và con mèo thì không thể lao ra đồng săn linh dương
được, mồm rộng / mồm bé, tay to / tay nhỏ có những chiến lược chiến thuật khác nhau. Đầu vào
và đầu ra khác nhau.
Trước tiên, cần xác định thật rõ mục tiêu, ví dụ xét trên khía cạnh thời gian thu hồi vốn có lãi thì
cần trả lời:
1. Muốn có lời ngay.
2. Muốn có lời sau một mùa.
3. Muốn có lời sau một năm.
Bạn cần phải xác định thật rõ mục tiêu nhìn từ góc độ kinh doanh: doanh thu, lãi / lỗ, điểm hoà
vốn. Mỗi mục tiêu sẽ cần một chiến lược khác nhau, nguồn lực khác nhau, cách thực thi khác
nhau về cả sản phẩm, chuỗi cung ứng, quảng cáo, xa hơn là marketing. Ví dụ nếu bạn là newbie,
vốn không nhiều thì (2) (3) không phải là một sự lựa chọn sáng suốt: cố tí nữa sẽ có lãi, nhưng vì
chuẩn bị nguồn lực không đủ, quản lí rủi ro không tốt dẫn đến chuyện chuẩn bị lãi thì bị anh em
tay to đè cho sml (chuyện này không phải là hiếm), thành ra hết vốn, nản và bỏ cuộc. Ngược lại,
nếu bạn có kinh nghiệm, có vốn lớn, có chiến thuật rõ ràng cho một ngách thì việc đi theo chiến
lược gieo trồng là phù hợp, bạn kiên trì xây dựng không chỉ ads mà còn free traffics (pages,
groups, community..) / SEO, email để tập trung cross-sale / up-sale về sau thì việc ban đầu chịu
lỗ một chút về ads là khả thi. Lúc đấy, có nhiều yếu tố hơn phải quan tâm như đấy có phải là sản
phẩm có khả năng repeat purchase (mua lại) hay không. Ví dụ như anh em bán TPCN liên quan
đến sức khoẻ thì việc lỗ đơn đầu tiên vẫn chấp nhận được vì sẽ lãi các đơn sau, nhưng sản phẩm
mang tính chất trending thì phải lãi ngay từ đơn đầu. Đã đánh hàng trend thì cứ bán được giá
cao bao nhiêu để tăng profit mà không ảnh hướng đến sức mua thì cứ làm: ví dụ giá khởi điểm là
60$, tăng lên 70-80-thậm chí 100 mà vẫn bán được, lãi hơn thì chả tội gì mà không bán.
Cần xác định trường phái muốn chơi
1. Trend surfing
- Lợi: ăn được thì ăn to
- Hại: không phải lúc nào cũng có trend, có lúc hốc lắm mà phần lớn ngồi chơi xơi nước.
2. Evergreen
- Lợi: ăn đều, ổn định, dễ tạo lợi thế cạnh tranh hơn.
- Hại: khó vào, cạnh tranh cao, đa số khó ăn to. (nhưng có khi lại ăn rất to) À, nhân tiện nhắc đến

😀
chuyện lãi lỗ thì mình thấy hiện tượng LÃI MÀN HÌNH xuất hiện ở rất nhiều team, cảm tưởng anh
em còn không chịu tối ưu. Dẫn tới chuyện cứ vít lấy vít để xong lỗ sml . Mình thả ví dụ cho một
file tracking PnL cơ bản mà ít nhất trong team mình phải làm để tính toán. Không chỉ tính toán lãi
lỗ mà còn tính toán dòng tiền, sai một ly đi một Paypal là sấp mặt bán nhà lúc nào không hay.”

Mình sẽ phân tích một số case study từ nhỏ đến lớn để anh em hiểu cách làm sao để có LÃI sớm,
đều đặn. Những case study này được G-Way Holdings cung cấp:
Case Study 0 - 1K$
Đa phần anh em newbie thường chọn những ngách như gia dụng,chó mèo... Những ngách đánh
này nhìn thì dễ nhưng mà độ cạnh tranh khá là cao vì sản phẩm luôn được cập nhật mới và quan
trọng là ngân sách của anh em như thế nào.
Vậy nên đánh ngách nào cho phù hợp nhỉ?
Sắp quý III và quý IV thì nên tập trung đánh về những ngách như quà tặng, sức khoẻ, giáng sinh
... nhiều sản phẩm và dịp để khai thác.
Tiếp theo là cách scale audience:
Ban đầu thì brand target cold audience (người chưa tương tác với brand lần nào), kết quả cũng
ok, nhưng chưa đủ tốt. Brand nghĩ là TikTok ads có thể ngon hơn hẳn. Nên Brand tìm cách gộp
audience, thay vì mỗi adset 1 audience thì chúng tôi gộp interested lại, khoảng 5 interests/ads.
Đoạn này brand hơi sợ vì theo tư duy Facebook giai đoạn update iOS thì phải chia nhỏ audience
để reach đúng hơn nên cũng rén.
Scale thế nào? Sau 2 ngày đầu mà thấy ngách nào có sale ngon là mình scale ra liền. Test thêm
4,5 interest để coi có thêm interest ngon nào không.
Bài học và sai lầm:

● Sau 4,5 ngày adset nào hoạt động tốt thì mình scale lên, tăng budget nhẹ.
● adset nào ngon thì mình split tuổi và giới tính ra test luôn. Nói chung là mình test tất tần
tật.
● Sau khi Custom Audience nào đã đạt 200, mình bắt đầu chạy Retarget.

Mình thấy Dropship không khó vì có thể thấy được nhiều sản phẩm và nhiều hướng đánh khác
nhau, chạy nhiều thị trường để test và khai thác để hiểu rõ hơn về thói quen và phong tục ở các
quốc gia. Với anh em newbie, đơn đầu rất khó nhưng khi anh em đã tìm được long mạch thì sẽ
sớm tự tin để bán hàng.
Anh em ngân sách nhỏ có thể đi theo các ngách nhỏ để hiểu cách bán rồi mình sẽ có vốn rồi từ
từ scale lên sẽ ổn định hơn.

Luôn luôn test test test thêm bất cứ thứ gì có thể. Tiền lời sẽ không nhiều nhưng bạn sẽ có nhiều
thông số hay ho để cho những camp sau.
Case Study 0 - 2K$
Bạn học viên này học bên G–Way Holdings từ tháng 4 năm 2023, công việc chính là Coder,
không biết gì về Dropship và chạy quảng cáo trên Facebook. Mình có support bạn đấy từ hành
trình chưa biết tìm kiếm sản phẩm và làm thế nào để có tài khoản ads chạy khoẻ đến scale như
thế nào cho ổn định? Ai bắt đầu cũng sẽ gặp rào cản là làm thế nào để làm đúng? Làm sao để
vào "ngành" một cách trơn tru nhất ? Đây là chỉ số mà bạn đấy test một ngày là 10$:
Ngày thứ 2: Vẫn duy trì camp nhưng để ngân sách là 20$ để test và có ngay sale đều ting ting
để biết mùi sale như thế nào?
Với người mới, sale đầu khá quan trọng vì họ không biết họ đã làm đúng hay chưa? Hoặc đang
gặp lỗi ở đâu.Ngủ một giấc dậy thì có sale thì khoe ngay, thầy ơi bán được 2 sale đầu rồi vui
quá. Lãi to liền.
Ngày thứ 3, vẫn duy trì camp để quan sát chỉ số có nên Scale lên hay không?

Sau một thời gian bạn đấy muốn test thêm cả content trên cả TikTok và Facebook, thì thấy khá
ổn trên TikTok và cả Facebook. Bạn vẫn non về quảng cáo, nên kết quả mới được như thế này.
Đợi khi tốt nghiệp và được thầy kèm để có định hướng tốt, chắc bạn sẽ khá hơn
Tóm lại thì 1k hay 2k không khó. Vấn đề là có lãi so với công sức bạn bỏ ra hay không. Và có thể
duy trì được điều này như một thói quen hay không
Tùy bạn!

POD (print on demand) - từ nông thôn đến Nasdaq


Trần Kim Đông sinh năm 87, từ năm nhất đã mày mò cách kiếm tiền trên internet để trang trải
cuộc sống. Ban đầu Đông làm Affiliate qua Clickbank, rồi dần dần bén duyên với POD. Đông từng
là best seller của Teespring rồi Sunfrog. Khi Payoneer lên sàn Nasdaq, họ chiếu một video ở
Times Square về những seller đã thành công cùng Payoneer, trong đó có Đông. Chưa từng tới
NewYork nhưng Đông đã đi từ nông thôn tới NewYork theo cách đó.
Một thành tựu nữa Đông tự hào là chưa bao giờ làm black (chạy lậu) dù có không ít cám dỗ. Kiếm
tiền thì ai cũng ham nhưng làm gì để mình ngủ ngon mới là điều cần phải cân nhắc.
POD (print on demand)
Đông bán POD thời đầu, lúc đó còn không biết photoshop, tiếng Anh thì trung bình. Ban đầu bán
không được. Đông cứ suy nghĩ mãi, kể cả lúc ngủ lẫn đi toilet, tìm đủ mọi cách vẫn không biết tại
sao. Một lần Đông ngồi lại lấy giấy ra đúc kết 10 yếu tố tiên quyết để thành công mà Đông quan
sát từ các seller khác. Gạch từng cái một: thông minh, làm lâu, nhiều tiền, vẽ giỏi, Anh văn
giỏi...đều không phải. Cuối cùng, Đông nhận ra một điều duy nhất: làm nhiều hơn.
Thật vậy, muốn kiếm được tiền phải làm gấp đôi gấp ba người khác. Chân lý đó thật giản đơn
nhưng đánh đổi không hề dễ dàng.
Khi Teespring tổ chức buổi Mastermind mời các seller từ khắp thế giới về chia sẻ case study,
Đông thấy tụi Tây rõ ràng là hiểu hành vi người dùng hơn và có khiếu thẩm mỹ hơn. Nhưng Việt
Nam có một thứ hơn: là khát khao/ động lực kiếm tiền mãnh liệt hơn. Đó là điều duy nhất và đáng
giá nhất để cạnh tranh trên thị trường global. Từ điều này tạo nên cách làm khác biệt của Việt
Nam so với Tây.
- Có lãi là làm: Profit = Sale - Base cost - ads cost. Cứ có lãi là làm. Ví dụ bán một cái áo trên
Teespring mất 10$ ra 1 đơn và lãi được 2$ thì ngày bán 5.000 cái là có 10K $. Nên có giai đoạn
Đông vít ads mỗi ngày tận 50k $ vì cứ vít là có tiền. Tây thì cần net margin phải tốt chứ Việt thì chỉ
cần có tiền.
- Chăm chỉ mày mò: khi vít ads tới 50K/ ngày thì Đông không dám ngủ, vì mỗi tiếng đốt mất 2K,
chỉ cần website bị sập hoặc thanh toán bị lỗi là mất nặng. Để tiền về tài khoản nhanh (mới có tiền
vít ads tiếp) thì phải đẩy nhanh việc vận chuyển và xử lí đầu cổng thanh toán. Để tài khoản vít ads
được số lượng lớn thì phải làm việc chặt chẽ với Facebook. (Thống kê 2015 thì Đông là một trong
những cá nhân chạy ads với số tiền nhiều nhất Việt Nam).
- Tư duy liên tục: làm POD thì phải test design mới liên tục, làm 100 ăn 1 đã ngon. Mà để design
đúng thì phải tìm hiểu các trend, đọc các tin tức của Âu Mẽo xem có gì sắp xảy ra, rồi quan sát
các seller đang bán tốt xem lí do gì...cái não phải luôn nghĩ về những vấn đề từ bên kia bán cầu
mà mình chưa từng đặt chân tới. Ví dụ: mùa Father/ Mother day thì bán sản phẩm về gia đình,
mùa Covid bán khẩu trang, hay Đông bán áo cho người chặt thịt (thành phần yếu thế trong xã hội
nhưng không được mấy ai quan tâm). Chẳng có ai dọn sẵn ý tưởng cho mà xài nên năng lực quan
sát và sáng tạo phải luôn giữ.
POD đem lại cơ hội đổi đời cho hàng trăm ngàn bạn trẻ. Có những bạn sinh năm 98 tháng bán cả
chục ngàn đơn - lợi nhuận rất tốt. Có đàn em của Đông giờ công ty 300 người, tháng bán vài trăm
ngàn đơn, văn phòng khắp Âu Mỹ Sing...Mình hỏi những bạn kiếm được 1.000$ / tháng nhiều
không, Đông nói là đông không đếm nổi.
POD thiên về thiết kế và cá nhân hoá - 2 cái này là lợi thế của những team nhỏ chăm chỉ. Chỉ cần
hiểu được một nhu cầu/ xu hướng nào đó là đã có một sản phẩm win và lãi rất tốt vì mọi thứ liên
quan đến sản xuất/ vận hành/ logistic/ payment đều không phải lo. Ví dụ cái áo hoodie tên Papa,
Đông bán được 50k sản phẩm, việc này nếu ở Việt Nam thì không thể.
POD có khó không?
Đông cho rằng làm Ecom ở Việt Nam khó hơn global rất rất nhiều vì margin thấp, giá rẻ và COD
80%. Nên ai cũng có thể làm global. Vấn đề là mọi người ngại vì chưa tin hoặc chưa sẵn sàng làm
quen với thế giới mới. Như 10 yếu tố để thành công từng viết ra, Đông không thấy gì đặc biệt. Một
cậu em chỉ học cấp 3, tiếng Anh không hề biết, vẫn dùng Google translate bán qua email kiếm
ngàn đô. Khi Đông làm trưởng một nhóm bán global vài trăm người thì doanh số nhóm đó đã
nhiều triệu $. Thực sự global quá tốt để các bạn trẻ thử sức.
Từ nông thôn đến global quả là một hành trình dài và đầy thách thức. Nếu trước đây con đường
đó mất chục năm thì bây giờ chỉ một năm. Những người như Đông đáng tuyên dương không phải
vì số tiền họ kiếm được, mà vì họ đã tiên phong khai phá và truyền bá cách thức kinh doanh mới
mẻ hiệu quả cho hàng triệu người vượt lên bẫy thu nhập trung bình.
Tất nhiên câu chuyện global có rất nhiều mảng xám và cạm bẫy. Chúng ta hãy học tinh thần và
hướng đi của người đi trước, còn lại con đường vẫn do bàn chân mình vạch ra.

Đông và các bạn làm POD/ Dropship cũng thường hay góp tiền và huy động tấm lòng của các
anh em Doanh nhân để làm từ thiện. Nhóm của Đông có Quang Nguyễn (kể trên), Thành Trần (rất
giỏi Amazon), Lê Thành Công (POD)...thường xuyên đi trao quà cho người nghèo ở bệnh viện.
Hùng Vũ có hẳn một chương trình CEStalk Online chia sẻ hướng dẫn cả về công cụ và tư duy để
gây quỹ xây 1.000 ngôi trường ở vùng cao. Hỏi vì sao lại 1.000, Hùng bảo đã đặt mục tiêu thì làm
lớn hẳn đi anh. Được sự ủng hộ của những bạn trẻ có uy tín trong giới kinh doanh online Hà Nội
như Donnie Chu, Phùng Thái Học, Trọng Hưng… . Hùng đã tổ chức được hơn 10 cái CESTalk và
tương ứng hơn 10 trường.
Hùng là một người thú vị. Từng đi du học Úc nhưng sự nghiệp sau đó lận đận, kinh doanh bết bát.
Tới tận 2017 Hùng vẫn còn là nhân viên hạng bét ở Topica Thái Lan, tham gia vào dự án Topica
Native (dạy Anh văn online). Sếp của Hùng là Đỗ Trà Ly, một cô gái cá tính đã gắn bó với ngành
online Việt Nam thời đầu, đóng vai trò quan trọng ở Vatgia, Topica (bây giờ thì ở ẩn). Sếp tốt,
đồng nghiệp trẻ khoẻ nên Hùng như cá gặp nước. Rời Topica 2019, Hùng quyết định khởi nghiệp
mảng global. Ngồi ở Việt Nam, bán hàng dropship qua US, team tinh gọn, chạy sạch và hiệu quả
khủng. Doanh số tính bằng triệu $ / tháng.
Facebook của Hùng thì toàn con cái, niềm vui cuộc sống, lí tưởng...
Nói thế thì anh em hiểu rằng công ty Hùng đã chuyển đổi số ở mức độ cao cỡ nào rồi ha
● 100% làm việc online
● 100% giao việc online
● 100% cuộc họp với đối tác online
● 100% quản lý chất lượng sản phẩm online
● 100% hợp đồng quốc tế online
● 99% hợp đồng nội địa Việt Nam online

2021 và bây giờ mới kể.
Chuyện của cô em tên Tr mình thường xuyên nói chuyện trên Facebook. Tr kiếm tiền rất tốt và rất
low-key. Vì thế Tr cho mình mượn case study này nhưng không để tên.
Đây là case study bán POD của team Tr hồi 2021. Từ một buổi tán dóc vô thưởng vô phạt về bài
hát Hotel California, Tr đã phát hiện ra một ngách bán triệu $.

“Trong một lần chia sẻ với nhóm Hội Cái Bang gồm mấy thằng em hay khóc, mình vô tình thấy
trend liên quan tới ban nhạc và bài hát Hotel California. Research lại có một mẫu trên tool thấy
có một bên khác đã bán ăn khá ngon ( hình 1).
Đây là campaign nhà người ta, cũng bình thường thôi. Chỉ bán một cái áo duy nhất và bỏ tận 2
năm rồi không thấy phát triển idea gì thêm để ăn thêm đơn. “Cũ người mới ta”, mình chịu đào
sâu trên một ý tưởng đã có kết quả rồi dồn toàn lực vào vít ads thì miếng ăn không tệ.

Với tính tỉ mỉ khắt khe, mình dành nguyên ngày xem nghe, đọc về bài hát đó. Nghiên cứu kĩ và
lên kế hoạch để làm một loạt version từ nguyên bản campaign cũ tới phát triển ý tưởng và sản
phẩm. Và đây là một campaign mình tự tin có thể nói là win thật sự của bên mình vào mùa
Halloween 2021.
Nhìn bề ngoài thì tầm thường thôi nhưng kết quả có thể khó ngờ luôn. Hơi tiếc Zalo bị full nên
quá trình làm việc với idea và design không còn chụp lại được nhiều vì ảnh đã mất chỉ còn text.
Không thì có thể show hết cho mọi người tham khảo.
Campaign hơn 7.000 đơn/ngày là nó đó, mỗi đơn sơ sơ lãi mấy chục $.
Sau khi oanh tạc đơn cá nhân thì cú ăn cuối là nhắm tới áo cặp cho các đôi đang yêu hẹn hò và
áo nhóm cho các team mặc lễ hội. Với mảng thời trang nhiều khi bạn phối sẵn cho họ, định
hướng sẵn cho khách mặc như thế nào, với ai và mặc đi đâu thì sức mua cũng được kích thích
khá nhiều.
Nỗi khổ nhất là sau khi vít Facebook ads to để ăn nhiều nhất có thể là phải quay về đánh du
kích ăn lai rai thật lâu. Ý tưởng mới lên phải thay Fanpage, thay URL websitesite và không cho
active ngay. Phải học theo các cụ chỉ đánh một cách lai rai.

Thực tế không chỉ ăn mỗi Tshirt. Mình phủ đủ tất cả các sản phẩm khác như 3D, tumber, blacket,
quilt, bedding set. Nói chung có cái gì mà POD được thì ăn đủ cái đó. Chạy đủ luôn. Sau khi bị
nhiều team soi quá, mình chuyển sang đánh du kích nhiều page, nhiều post nhiều platform.
Ý tưởng về blanket/quilt ban đầu. Nhưng thật ra khi ý tưởng áo thay đổi với hình ảnh album của
bài hát Hotel California ở 5s đầu thì hình ảnh đại lộ với hai hàng xương rồng đã được thể hiện rõ
nét hơn ở các phiên bản dưới.
Mình khắt khe với Design lắm, từng cái mockup một để làm mới và thể hiện chất lượng đó. Chả
phải spy đâu. Nhìn cái mockup ban đầu với kết quả cuối cùng mà bản thân tự thấy nể mình lắm
luôn.
Hành trình ra một ý tưởng cũng yêu cầu tỉ mỉ kỹ thuật lên xuống lắm. Làm việc với tụi nhỏ tới 2-3
giờ sáng để phát triển ý khi vào guồng win. Không bỏ sót bất cứ cái gì trong đầu. Đó nhìn nó
khác bọt hẳn và hú hồn hẳn luôn.
Nhưng hình này chưa phải cuối cùng. Ảnh cuối nó ma mị hơn khi có đàn rơi nữa mà máy full đã
xóa mất ổ cứng thì không tiện lấy ra.

5s bài hát được khắc họa lại luôn và hầu hết các khách U50 trở ra đều ồ à khi nhìn thấy nó. Với
họ nhìn cái là có kỉ niệm ùa về. À với mockup Tshirt 2D thì cái mặt nạ và đôi giày cũng được bán
kèm một cách ào ạt. So với nguyên bản đôi dép sandal ở 2019 thì cái mockup đôi giày và cái
mặt nạ được sáng tạo bởi yêu cầu của mình nhìn nó HAlLOWEEN hơi rất nhiều. Mình sẵn sàng tự
cao rằng mình làm tốt hơn bạn mình chỉ biết spy.
Chỉ riêng với hình ảnh đại lộ nó cũng có hai version: thẳng tắp và cong uốn lượn.
Bố cục mockup khi chạy đa sản phẩm. Cũng được tính toán điểm nhìn trong marketing. Các thứ
tự không phải để bừa mà đều phải tính toán từ hệ chuyển màu sao cho đạt được yêu cầu của
người chạy ads là mình.
Nhìn bề ngoài thì nghĩ lợi nhuận mỗi chiếc áo hơn chục đô thôi nhưng thực tế thì cả trăm. Bởi vì
người Mỹ hâm mộ bài hát này từ đời bà cố tới con trẻ thì phải.

Chạy campaign test nhìn nó nảy nảy ting ting mới thấy thật là bá đạo.
Và khi được Bà cô độ thì 3% thuê tài khoản Facebook ads cũng chơi được.

Con pixel cũng thật sự ngon sau camp này.


Tỉ lệ chuyển đổi và upsell khủng khiếp luôn.”
Mình đăng nguyên văn phần chia sẻ của Tr để giữ được cái chất hùng hồn và đường phố của dân
POD. Ngoài đời, Tr là cô gái quê đảm đang, có gia đình êm ấm. Khởi đầu 2 vợ chồng Tr làm ngân
hàng rồi bén duyên với POD chưa lâu. Tr vừa mới xây căn “biệt phủ" to vật vã ở quê cho bố mẹ và
tự tay chuẩn bị toàn bộ mâm cỗ đãi họ hàng. Nhưng trên Facebook thì Tr không hiền như thế. Có
lẽ những người làm POD/ Dropship đều phải có “võ" để phòng vệ và đương đầu với vô số thị phi,
cạm bẫy của nghề kiếm tiền online.

Làm ăn với Mỹ và Trung Quốc


Đây là điều mình rất tâm đắc vì bản thân đã chứng kiến quá nhiều anh em phất lên nhờ khai thác
lợi thế địa chính trị Việt Nam để làm ăn với siêu cường. Việt Nam ở sát một siêu cường hàng hóa
như Trung Quốc và lại là đối tác “chiến lược toàn diện" của Mỹ thì thời cơ là gì? Trong một buổi
đêm khuya livestream cùng Nguyễn Quang Khải và Hà Nhất Anh- 3 anh em đều thống nhất nhận
định:
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài nên làn sóng các nhà máy Trung Quốc sang
Việt Nam hợp tác để liên doanh sản xuất rồi bán vào thị trường Mỹ nhằm tránh thuế là
điều có thể thấy. Nguyễn Thành Hiếu, CEO Velacorp (anh em đọc ở tập 1) kể là mỗi tháng
tiếp vài chục đoàn Trung Quốc sang thăm đặt vấn đề mua lại nhà xưởng hoặc hợp tác
chuyển giao công nghệ làm brand. Nếu vài năm trước thì họ chẳng mở lời đâu, nhưng
hiện nay thì đó là cánh cửa mà họ đang cần phải gõ. Chơi với dân làm ăn Trung Quốc khá
dễ: đi thẳng vào vấn đề, chia sẻ cuộc chơi. Người Trung Quốc nghĩ dài hạn: bạn nhập ít
cũng được, miễn là cứ nhập đều và tăng trưởng và nỗ lực cộng tác. Còn chuyện bia rượu
thì Việt Nam quá giỏi so với Trung Quốc.
- TikTok là kênh để Trung Quốc phổ biến các xu hướng giải trí, văn hóa của họ ra thế giới
(và Việt Nam khó mà tránh). Vì thế hàng từ nhà máy Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam qua
TikTokshop, Shopee, Lazada. Ta không thể chống lại được điều này khi mà hàng vừa tốt
vừa rẻ mà ship lại siêu nhanh. Nhưng ta có thể cưỡi sóng TikTok để bán hàng Trung Quốc
ra thế giới qua cửa ngõ Dropship/ Amazon/ TikTok. Các bạn trẻ Việt Nam quá giỏi về ads
hơn hẳn Trung Quốc hay ĐNA. Vì thế chỉ cần biết chơi với Trung Quốc và hiểu văn hoá
tiêu dùng của Mỹ thì bán mỏi tay. Mà giới trẻ Việt Nam giờ học Anh văn rất tốt và tiếp cận
văn hoá, con người Mỹ từ sớm nên có lợi thế. Điều này lý giải vì sao có những cậu 2000
kiếm vài chục K/ tháng. Hàng hoá Trung Quốc thì thôi rồi, chất lượng và chủng loại vô
biên. Logistics phát triển nên muốn nhập xuất đi đâu rất đơn giản. Tuy thế nhấn mạnh là
xu hướng nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam bán sẽ sớm thoái trào vì các nhà buôn
Trung Quốc đang đẩy mạnh bán sỉ lẻ ở Việt Nam qua các sàn và TikTok, ta không có lợi
thế gì cả.
- Việt Nam vẫn có rất nhiều loại hàng hóa tốt để bán ngược lại vào Trung Quốc. Ví dụ: thảo
dược, thực phẩm, nông sản….Nguyễn Quang Khải, người đã sang Trung Quốc để buôn
hàng từ 2006 và mỗi năm sống một nửa thời gian khắp các đô thị lớn ở Trung Quốc chia
sẻ: làm ăn với Trung Quốc khá thoải mái và sòng phẳng, họ rất cởi mở để hợp tác và luôn
hướng đến các cuộc chơi lớn dài hạn. Ví dụ đến một nhà máy sản xuất ngàn tỷ thì Chủ
tịch mời vào uống trà cả buổi cùng chém gió là bình thường, dù chưa biết mình sẽ mua
bao nhiêu. Bạn hàng của Khải còn cho nợ cả tỷ, ngạc nhiên hỏi thì chỉ cười: “Thà để tụi
mày lừa tao 1 tỷ còn hơn là đến lúc mày lừa trăm tỷ". Dân buôn bên đó thoáng hơn, chuyên
nghiệp hơn và biết nghĩ lớn hơn. Nói chung tư duy và cách làm ăn của doanh nghiệp
Trung Quốc vẫn đi trước Việt Nam nhiều năm nên ta có thể học từ họ.
- Các anh em Việt Nam có thể thắng trong các mảng: thực phẩm, thảo dược thiên nhiên,
hàng hoá đi kèm với dịch vụ, hàng bảo hộ chính sách. Còn lại khó mà có cửa đấu với
Trung Quốc khi mà họ có thể tự bán trên sàn Ecom và giao thẳng từ kho biên giới qua Việt
Nam.
Nền sản xuất, thương mại, logistic của Trung Quốc đi trước mình 30 năm. Vậy nên Trung Quốc là
nơi đáng để học và làm ăn. Mỗi năm qua Trung Quốc vài tháng, đi các hội chợ, thăm các nhà máy,
hợp tác là việc đáng làm. Trung Quốc gần Việt Nam và có nhiều nét tương đồng về văn hoá, lịch
sử, người dân Trung Quốc cũng thân thiện với người Việt Nam hơn các quốc gia khác.

Tới đây nhiều bạn sẽ phản đối: Trung Quốc nổi tiếng gian thương, lừa lọc, các vụ việc sang Việt
Nam buôn hàng rồi cho người Việt đu đỉnh quá nhiều. Mình hiểu và cũng không tranh cãi gì về
điều này. Chỉ nhấn mạnh là ta làm ăn tử tế và chọn người giỏi, đứng đắn mà chơi thì dù họ mang
quốc tịch nào cũng không cần lo lắng.

Một con đường thông thoáng hơn là mua hàng từ Trung Quốc hoặc OEM với nhà máy ở Trung
Quốc rồi bán sang ĐNA. Qua Mỹ thì xa xôi và pháp lý phức tạp còn ĐNA coi như là nhà
Thực tế rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm, dầu gội đầu, phụ khoa đang bán ở Thái Lan, Indo, Mã Lai
vạn đơn là do đội Việt Nam làm; sản phẩm thì được nhà máy Trung Quốc gia công theo đơn đặt
hàng (gọi là OEM). Trinh, học trò của mình sinh năm 97 có thương hiệu riêng về sản phẩm phụ
khoa bán doanh số cả tỷ trên Shopee kể:” làm với nhà máy Trung Quốc thì bao bì chất lượng rất
ổn, em tìm khắp Việt Nam ít có nhà máy nào làm được như thế với mức giá đó”. Còn Thành Vinh
Group của Hồ Chí Quyết có đến hàng chục mặt hàng mỹ phẩm, TPCN bán khắp Việt Nam và
ĐNA đều từ hợp tác với Trung Quốc. Có thể bạn không tin, năm 2017 mới là sinh viên năm 2,
Quyết tập tành bán online, thì đến giờ đã có công ty 200 nhân sự và đi đầu cả kênh sàn, TikTok,
Facebook.
Mô hình Cross Border ĐNA được tiếp sức từ các bên làm dịch vụ Fulfillment như Boxme/ Pancake:
lưu kho, dán nhãn, giao hàng, thu tiền. Velacorp của Hiếu cũng có dịch vụ tương tự, nhưng bây
giờ tiến hóa mức cao hơn: Hợp tác với các nhà máy Trung Quốc làm các hàng hóa phù hợp cho
từng nước rồi bán kênh Ecommerce tại đó. Gần nhất Hiếu khoe mình cái nồi chiên không dầu
đang bán rất tốt ở Indo. Lí do chọn Indo: thị trường to và rất khó làm vì có quá nhiều đảo (khó
giao vận), khác biệt văn hoá (đạo Hồi) và có quá nhiều đối thủ lớn. Vì thế những bên có thực lực
như Velacorp lại không sợ bị cạnh tranh bởi những nhóm ads thủ.

Shark Phú chia sẻ:


“Bây giờ là thời điểm vàng của Việt Nam vì Việt Nam đang chơi thân với 2 ông lớn thế giới là
Trung Quốc và Mỹ. Một ông đầu vào một ông đầu ra. Ông đầu vào thì đang tìm cách đẩy mạnh
liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất hàng cho Mỹ, còn ông đầu ra cũng đang tìm
cách mở nhà máy ở Việt Nam để dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang. Cho nên thế hệ 7x
8x 9x bây giờ không tận dụng cơ hội “trăm năm có một” này để biến Việt Nam thành con hổ mới
Châu Á thì sẽ không có thế hệ nào làm được”.

Thị trường không phải đang đi xuống mà nó dịch chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, nên chúng ta
bị kẹt ở đáy thì vẫn có người khác lại đang từng ngày leo đỉnh. Do chúng ta cùng ở dưới đáy nên
than vãn nhau như những con ếch mà không thấy sự thay đổi ngoài kia thôi.

Cơn sóng TikTok đang thổi sức cho Cross Border


Hầu hết mọi anh em kinh doanh online đều nhìn thấy là TikTok sẽ trở thành một nền tảng có sức
ảnh hưởng lớn trong tương lai, không chỉ giải trí nữa mà còn mua hàng, shopping, đào tạo,
livestream…Nhưng liệu đây có phải một cơn FOMO khác của anh em khi kinh tế đi xuống, cạnh
tranh tăng cao hay là một kênh thực sự hiệu quả?
Trần Ngọc Linh chia sẻ:
“TikTok là nền tảng nội dung video. Khi mà cả TikTok, Facebook, Youtube đều đẩy mạnh hành vi
xem video ngắn, smartphone, 5G có ở khắp nơi thì TikTok càng mạnh.
Bản chất người bán hàng online là con buôn traffic: mua traffic từ nơi ít người chạy và đang rẻ
(TikTok), sau đó kéo về các nền tảng bán hàng để kiếm tiền từ bán hàng hoặc affiliate. Mọi
chuyện sẽ tốt đẹp cho tới lúc hàng triệu người đổ vào buôn, dẫn đến chi phí mua traffic từ ads
tăng lên, ăn hết vào lợi nhuận. Ai biết tối ưu TikTok theo hướng free traffic (xây kênh hoặc
livestream) hoặc tìm được nền tảng đang lên mới để tiếp tục quay vòng buôn traffic thì sẽ thắng
(như Toản nói ở phần trước, Twitter, Snapchat, Pinterest là những mỏ vàng traffic mà một số anh
em tiên phong đang gặt hái thành quả).
Thế mạnh của anh em Việt Nam là Performance Marketing. Chưa thấy mấy cái case study ở
nước khác ngoài Việt Nam mà ngân sách 1K đô, xong chia nhỏ thành 50 campaign, mỗi
campaign $20, chia từng tí một để target cho chuẩn, tối ưu từng đồng một. Điều này, phải nói
thật sự đáng nể. Cũng có thể 1K, vài nghìn đô với nước ngoài là tiền nhỏ nên họ không cần phải
tối ưu chi li như thế.
Trong giai đoạn Facebook thống lĩnh thị trường, nhiều anh em vít ads mạnh mẽ ở các thị trường
như Mỹ, châu Âu, Úc...có những giai thoại về team nào đó vít 1 triệu $ một đêm cho Facebook
ads.
Công thức vít Facebook ads cho anh em bán hàng nhỏ lẻ ở global là:
Tỷ lệ thắng = Performance (80%) + Creative (20%) + May mắn
Cho nên biết tối ưu chỉ số performance là đã có cửa thắng lớn rồi. Thậm chí chỉ cần dùng ảnh
đơn giản làm minh họa, chưa tối ưu ads copy đã có thể ăn dày và ăn ấm với Facebook.
Các team Việt Nam chạy TikTok cũng đi rất nhanh và rất sâu, performance quá kinh khủng. Tối
ưu tới 99% những gì mà hệ thống cần để học.
Tuy nhiên, công thức ở TikTok sẽ đổi lại:
Tỷ lệ thắng = Performance (20%) + Creative (80%) + May mắn.
Khi đó anh em Việt Nam lại kém sức cạnh tranh. Vì năng lực sáng tạo: xây câu chuyện, quay
dựng, viral kênh, tương tác với fan... nhìn chung là còn yếu và chưa khớp với thị trường Âu Mỹ.
Thế hệ trẻ (GenZ hoặc trẻ hơn) sống với TikTok vài năm nên họ hiểu nền tảng, video cần gì để
viral, nội dung như thế nào mới gọi là TikTok, làm sao để lồng ghép câu chuyện bán hàng vào
cho mượt mà. Nhưng họ thiếu là kỹ năng Performance và những kinh nghiệm từ bán hàng
POD/Dropship/ Crossborder sang Mỹ, Âu, trong khi các anh em Cross Border đã làm tầm chục
năm nên cũng sẹo và sạn đầy người rồi.
Khoảng trống bây giờ là làm sao để đưa 2 nhóm này làm việc với nhau. Nhóm trẻ cần học cách
tiếp cận văn hóa Âu Mỹ để xem và làm nhiều video đúng insight hơn. Nhóm kinh nghiệm thì cần
từ bán hàng đường phố (street-smart) học và rèn luyện trở thành chủ doanh nghiệp thực sự.
Nghĩa là vạch đường, định hướng và trao lại quyền sáng tạo vào anh em trẻ.
Hình dưới đây là kết quả (lụm trên mạng) từ một team bán hàng sang Mỹ (US) để thấy là:
- Thị trường vẫn còn rộng mở để anh em khai phá.
- Cần những team trẻ kết hợp với anh em có kinh nghiệm, mỗi bên chia sẻ và hợp tác để có thể
chia miếng bánh này từ thị trường Mỹ. Nếu mỗi bên tự đi thì cũng được thôi, mà sẽ mất 2 - 3 năm
để có thể thuần thục kênh TikTok để làm kênh bán hàng chính. Nếu kết hợp lại theo mình chỉ cần
khoảng 1 năm để tạo sự khác biệt.
Thị trường Việt Nam chỉ có 100 triệu dân, AOV thấp (200K), ở Mỹ như mình quan sát thì AOV
trung bình đã là $40/đơn cho các sản phẩm bình dân rồi. Và Mỹ là 30o triệu dân, miếng bánh
quá khủng khiếp để anh em có thể bắt đầu. Mỹ còn đỡ cạnh tranh và fomo hơn là thị trường Việt
Nam
Miếng bánh sẽ còn ăn được trong 2 - 3 năm sắp tới trước khi anh em Trung Quốc tràn vào Mỹ.
Thử nghĩ xem seller Trung Quốc vừa có sẵn hàng hóa vừa hiểu TikTok từ trong trứng thì Việt Nam
sẽ cạnh tranh kiểu gì?”.
Hình ảnh được mượn từ Server Discord Cuồng Phong Hội. Bài chia sẻ là của Trần Ngọc Linh,
admin group.
Cross-border ĐNA, chuyện không mới nhưng chưa bao giờ hết trend

Trong tập 1 mình có nhắc đến mô hình bán hàng ĐNA của hội anh em Lương Sơn (AELS). Đáng
tiếc là AELS đã tan rã vì nhiều lí do ngoài chuyên môn. Nhưng làn sóng bán ĐNA vẫn tiếp tục sôi
động cho đến bây giờ và còn kéo dài nhiều năm nữa.
ĐNA là nhà và là thị trường thuộc hàng lớn nhất nếu xét về quy mô dân số. Khi mình đi qua Sing
dự hội thảo của Google năm 2019, họ luôn nói rằng 2020-2025 thì ĐNA là nơi đáng để đầu tư
nhất trong lĩnh vực kinh tế số. Amazon cũng vào và đối đầu với Alibaba, tiền bơm lên rất nhiều và
các startup ĐNA được hưởng lợi. ..
Ở ĐNA thì Indo số 1, to gấp mấy lần Việt Nam, sau đó tới Thái, Phi, Mã. Trình độ marketing, bán
hàng của họ không hơn ta nên mình cạnh tranh được. Tuy vậy trở ngại lớn nhất là anh em Việt
Nam chưa có thói quen đi xa, khả năng hòa nhập không tốt và chưa dám chơi dài hạn. Vì thế dù
ĐNA gần nhưng có vẻ vẫn xa xa. Nhiều team trẻ Việt Nam đã chọn ĐNA để phất cờ từ đầu. Kể ra
một vài cái tên:
1. Phan Bá Tuấn, Comme Asia: Tuấn 9x nhưng rất từng trải trong mảng online. Bỏ học năm
2, rồi đi làm Social Media, Facebook ads rồi bán hàng online… nói chung cái gì ra tiền là
làm. Sau nhiều năm chăm chỉ và lăn lộn, Tuấn có nhà, xe ở Hà Nội, từ mảng ban đầu là
Digital Marketing mở ra mảng Fulfillment ĐNA. Tuấn là ví dụ tiêu biểu về thanh niên nông
thôn đi ra thế giới qua con đường Facebook. Mà quả thật Tuấn đặc sệt nông thôn: chè
đặc, dép lào, ăn nói bỗ bã, chứ chẳng có dáng vóc gì của một doanh nhân tầm khu vực
cả.
2. Hà Nhất Anh: du học MBA ở Mỹ, về Việt Nam khởi nghiệp cũng lận đận. Khi mình ra cuốn
sách tập 1, Nhất Anh là người đặt Ebook đầu tiên rồi còn tự in ra để đọc, lúc đó chưa có gì
và nhiều khao khát làm giàu lắm. Sau đấy thì bén duyên với mảng bán hàng ở Thái Lan.
Có casestudy Nhất Anh kể bán chiếc nhẫn lông đuôi voi ở Thái đạt doanh số triệu $. Rồi
làm thêm mảng Dropship Mỹ. Sau vài năm kiếm triệu $, giờ thì rất phong lưu rồi.
3. Trần Văn Độ thanh niên trẻ máu chiến, chịu lăn lộn khắp ĐNA để đi tìm thị trường.
4. Nguyễn Xuân Đông, Co-Founder Ecomobi, nói về đẩy số cho Ecom ĐNA thì Đông là pho
tàng.

Ở các nước khác, người mua thích mua trên sàn và websitesite hơn, vì thế việc vận hành cũng
đơn giản và có quy trình hơn, thay vì phải ôm điện thoại chat chốt đơn trên Facebook như Việt
Nam. Nếu bán vài trăm đơn/ ngày thì vấn đề nằm ở marketing, sale, còn lại đã có bên fulfillment
lo.
Chung Tiến Minh Quang, Co-Founder của Reckless Việt Nam (brand túi xách, bóp ví da rất cá
tính) bắt đầu tìm hiểu cách bán ĐNA từ giữa 2021 khi thấy nhu cầu ở Việt Nam đang giảm. Quang
kể là em không nghĩ dễ như vậy. Cứ lập websitesite, chạy Facebook ads, làm video và content
(như Việt Nam) rồi giao cho Boxme đóng gói giao hàng thu tiền, phí có vài nghìn đơn. Nhờ ĐNA
mà Reckless Việt Nam mới sống ổn trong suốt 1 năm qua khi mà cả ngành thời trang trong nước
lao dốc.
Coolmate cũng thử nghiệm bán men personal care (sữa tắm, dầu gội) từ tháng 10.2022. doanh số
tăng trưởng tốt. Cách làm như sau: team ở Việt Nam lo nguồn hàng, chạy marketing rồi outsource
cho một đội ở nước sở tại để chốt đơn và một đối tác fulfillment để giao vận và chuyển tiền. Tỷ lệ
huỷ thấp (dưới 5%) và người mua không cần hỗ trợ 1-1 nhiều (đa phần qua online) nên cũng không
cần nhiều nhân viên chốt đơn.

Câu hỏi là bán ĐNA thì có phải hiểu văn hóa, tập quán tiêu dùng, đặc điểm nhân khẩu học gì hay
không? Trả lời: cứ lấy các content đã chạy được ở Việt Nam rồi chạy Facebook ads để đổ về
website và đo tỉ lệ chuyển đổi là biết, một số hàng chỉ cần làm mockup, banner xem phản ứng tốt
không trước khi quyết định bán. Khá gọn gàng và ít tốn kém.

Hàng đi chính ngạch hay tiểu ngạch đều được, các bên dịch vụ vận chuyển, fulfillment đều đáp
ứng. Tuy vậy cũng có những đặc thù riêng mà làm lớn sẽ cần phải kĩ lưỡng nếu không sẽ mất tiền
(lớn):
- Nguyên vật liệu: Coolmate có những loại vải phải đặt mua riêng cho từng thị trường, mỗi
lần cả vài tấn, riêng tiền tồn kho vải đã hàng chục tỷ, nhưng đặt ít thì không ai làm cho.
- Kho vận: quy mô nhỏ thì thuê một căn nhà vừa làm kho vừa ở vừa làm văn phòng, quy mô
lớn thì không thể làm thủ công: cần có barcode, quy trình sắp xếp hàng hóa, phần mềm
kho, máy tự động..tất cả đều là chi phí khổng lồ, vì thế chọn thuê đối tác sở tại là tốt nhất.
- Thuế quan: từng nước sẽ có quy định khác nhau về thuế và tiêu chuẩn hàng hoá. Ví dụ
nhập hàng tiêu dùng vào Mỹ phải có FDA, bán sang Malaysia phải có Halal.
- Pháp luật: mỗi nước có quy tắc kinh doanh riêng và luật lệ trắng, đen riêng

Chốt lại bán ngàn đơn, vạn đơn thì lợi nhuận nằm ở việc tối ưu chuỗi cung ứng. Vì thế các bạn trẻ
trước khi ra biển lớn cần phải hiểu về các mô hình vận hành và chọn lựa đối tác cẩn thận
Thực ra tương lai của Ecom là Cross Border rồi. Hàng hoá sẽ lưu thông khắp ĐNA chứ không còn
là chuyện cục bộ nữa.
Peony Trang, cô gái 8x, có nhiều năm làm du lịch ở Thái Lan. Mùa dịch, Trang phải xoay xở bằng
cách hỗ trợ các đội Việt Nam (trong đó có AELS) lập kho, tuyển người CSKH và giao vận hàng ở
Thái. Từ đó Trang bén duyên với nghề làm Fulfillment. Trang kể là hàng Việt Nam cạnh tranh ở
Thái khá tốt, biết làm thì lợi nhuận hơn hẳn. Ví dụ chiếc quần jean sản xuất ở Việt Nam giá vốn
khoảng 60K thì Trang bán ở Thái khoảng 240K, mẫu mã gần như nhau chỉ thêm thắt một vài chi
tiết và màu sắc cho phù hợp, trong khi Việt Nam chỉ bán được khoảng 200K. Người Thái mua bán
khá dễ tính, ít khi bom hàng, miễn là mình làm tử tế thì có đất sống. Các hàng: thời trang, mỹ
phẩm, TPCN, thực phẩm, phụ kiện..đều phù hợp
Nhắc lại điểm bất lợi của Việt Nam là nằm ngay sát công xưởng thế giới nên buộc chúng ta phải
sáng tạo và năng động tìm hướng. Điểm lợi là có nhiều thứ nhập rẻ bán đắt được, đỡ phải nghĩ
nhiều
Nguyễn Mạnh Tấn, CMO Haravan cảnh báo:
Trung Quốc đang xây dựng sắp xong khu bán hàng xuyên biên giới ngay cạnh biên giới Việt
Nam. Việc mọi người mua hàng Trung Quốc nhận hàng tận nhà sau 1 - 2 ngày khắp tỉnh thành, đã
cận kề.
China Asean Cross Border Ecommerce Logistics Industrial Park là mô hình All in one - Khu này sẽ
bao gồm:
- Khu vực bán hàng, cụ thể là phòng Marketing, khu vực Livestream (Có sẵn hàng hoá và phòng
riêng).
- Khu vực kho vận Fulfillment.
- Khu vực Logistics (Xuất nhập hàng hoá cho Ecommerce).
Nói về quy mô, thì bạn có thể tưởng tượng nó như lớn như một đại siêu thị tổ hợp mà chuyên bán
online vậy đó.
Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ không trữ toàn bộ mặt hàng Ecom mà họ có vào đây, mà dựa trên các số
liệu thị trường thì họ thừa biết hàng nào bán chạy, hàng nào đang xu hướng, hàng nào ai thích
mua gì… và ưu tiên giao nhanh nhất thì trữ. Đấy là lợi thế của họ khi gần như 3 sàn lớn nhất ĐNA
là Shopee, Lazada, Tiktokshop - các tập đoàn Trung Quốc đều là cổ đông lớn.
Họ sẽ xây dựng nhiều khu AIO như trên tại các vùng biên cạnh biên giới Việt Nam, Lào để bán
hàng đi khắp Đông Nam Á. Khả năng cao sẽ đào tạo chuyên nghiệp chính người bản địa tại quốc
gia đó để livestream trong khu này, vừa live đa ngôn ngữ, vừa live tiếng bản địa.
Trước mắt là thấy các anh chị em ngành thời trang, đồ gia dụng, cửa hàng phụ kiện điện thoại là
mệt mỏi rồi. Nếu chỉ xem đối thủ của mình là seller trong nước, thì từ bây giờ anh em nên đưa các
seller nước ngoài với độ lớn, kinh nghiệm, chịu chơi X5 X10 vào tầm quan sát gấp.
Tranh thủ phát huy sự khác biệt, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo uy tín thương hiệu…
khách ở đâu, thích nghi nhanh các bán ở đó nha, chứ nước tới cổ rồi.
Amazon, cánh cửa lớn nhất đã mở
Một buổi sáng thứ Bảy giữa tháng 09.2023, mình dự hội thảo với gần trăm anh em seller Amazon
đang đau đáu giấc mơ kinh doanh toàn cầu. Mặc dù đã đi dự hàng ngàn buổi meet up kiểu này
nhưng không khí và năng lượng hôm đó quả là đặc biệt.
Ấn tượng đầu tiên là khát khao thực sự từ những bạn tham gia, trong đó có rất nhiều người quen
biết đã rất thành công ở trong nước. Thì ra họ vẫn có khát khao mãnh liệt để đưa hàng Việt Nam
lên bản đồ thế giới. Ấn tượng tiếp theo là những bạn trẻ mới khởi nghiệp đã quyết định tiến thẳng
qua thị trường toàn cầu để chơi lớn luôn. Quả là đáng hoan nghênh vì rõ ràng người Việt Nam có
nhiều lợi thế về hàng hoá (gần Trung Quốc) và kỹ năng marketing (ads, content) để cạnh tranh.
Nếu bạn nghĩ bán Amazon khó thì hãy xem case study của Dũng, admin Amazon Sellers Viet
Nam bán xơ mướp (thứ không còn mấy giá trị ở Việt Nam) sang cho dân Mỹ dùng để kì cọ tắm
gội. Dũng nhìn thấy nhu cầu lớn mà chỉ mới có một seller Trung Quốc làm qua loa nên mạnh dạn
sản xuất và bán, kết quả là thắng lớn 2019.
Ấn tượng cuối cùng: bán Amazon rất bài bản và ..dễ. Bài bản là vì mọi thứ đều có quy chuẩn,
logic, hỗ trợ tận răng. Vì thế mà dễ. Anh em bán hàng Việt Nam rồi sẽ thấy bán Amazon đơn giản
hơn nhiều về tư duy và cách vận hành. Điều cốt yếu nhất là hiểu nhu cầu và sáng tạo các sản
phẩm mới có điểm nhấn. Bạn mình, người nhiều kinh nghiệm trong mảng tài chính hỏi: bán
Amazon hay bán global có lãi không? Mình bảo: làm đúng thì lãi hơn bán trong nước nhiều. Lý do:
lấy hàng ở nơi có sẵn (và rẻ) bán cho nơi cần (giá cao), mô hình chuẩn tinh gọn thì lãi đều và ổn
định, lại có thể đi khắp nơi mà việc tự chạy. Đó cũng là triết lí linh doanh của Amazon và TMĐT
xuyên biên giới
Always day 1- quả là slogan đầy hào hứng. Tưởng là buổi vỡ lòng cho newbie mà gặp rất nhiều
“cá mập” đã thành công. Hỏi anh tới đây làm gì. Đáp: Việt Nam kiếm ăn khó quá rồi nên giờ anh
cũng phải vượt đại dương .
Mình tin rằng nếu anh em ngành Ecom muốn làm lớn làm đỉnh cao thì chắc chắn là nên mở ra thế
giới. Nhưng anh em cũng đừng quá FOMO. Muốn làm gì cũng phải hiểu thị trường, hành vi người
tiêu dùng và luật chơi của từng nền tảng. Những sai lầm, ngộ nhận có thể kéo ta đi xa bờ.
Mình gặp Thành, một trong những bạn trẻ đã bán Amazon và Etsy hơn 5 năm qua. Thành bảo,
không dễ ăn lắm đâu anh, hãy xác định mất một năm để setup giấy tờ, tài khoản và học cách vận
hành. Những vấn đề tưởng dễ mà nếu không hiểu thì có thể bay tài khoản ngay. Thành kể có một
seller Trung Quốc bán doanh số mấy trăm triệu đô nhưng vi phạm là bị khóa sạch. Amazon luôn
coi khách hàng là trung tâm, họ cũng chẳng thiếu seller nên cần phải tuân thủ cuộc chơi và đem
lại lợi ích cho người mua thì mới sống bền được.
Thành nhận xét, làm trên Amazon có đặc điểm là tuyến tính và kế thừa. Khi đã làm ổn rồi thì hầu
như sẽ có doanh số và lợi nhuận đều. Từ sản phẩm này lại bán thêm sản phẩm khác, cách thức
như nhau nên đội vận hành quen việc rất nhanh. Bỏ qua Trung Quốc (vốn quá mạnh) thì Việt Nam
nằm trong top những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về doanh số nhà bán trên Amazon.
Nhiều anh em sau nhiều năm làm Amazon bắt đầu tiến sâu vào mở xưởng, nhà máy để sản xuất.
Vì ai cũng hiểu là nếu cứ nhập hàng TQ thì chỉ cần vài tháng thôi, sẽ bị cạnh tranh, đạp giá và lợi
nhuận có khi bằng 0. Đi sâu vào sản xuất và tự xây dựng brand luôn là giấc mơ ám ảnh mọi seller.
Thành kể có một brand trà thảo mộc Việt Nam sau vài năm lên Amazon đạt doanh số hơn chục
triệu đô cũng vừa bán luôn cả business đó thu về số tiền lớn. Như vậy kinh doanh Amazon không
chỉ là kiếm lợi nhuận hàng tháng mà còn có nhiều cửa exit khác. Thậm chí các dịch vụ hỗ trợ cho
seller kinh doanh Amazon hiện nay còn quá thiếu và quá yếu, nếu làm được thì cũng là mảng
kinh doanh tốt.
Tháng 10.2023, mình tham gia hỗ trợ một công ty sản xuất ở Việt Nam đưa hàng lên Amazon. Mọi
thứ thật mới mẻ và đầy kích thích. Những người đã hiểu về Marketing/ Ecom như mình còn thấy
ngợp thì quả thật một seller nhỏ không dễ gì làm được. Nhưng đó mới là cơ hội. Đi sớm và gặt hái
thành quả sớm sẽ tạo vị thế tốt để đi xa hơn.
Bán trên Amazon không phải chỉ dừng ở việc đi source hàng rồi đăng hàng lên shop mà phải
hiểu về logistics: vận chuyển thế nào cho đúng hạn và an toàn, xuất nhập khẩu (giấy phép/ luật
lệ), tiêu chuẩn sàn (các quy định được và không được), trademark….Cho nên một seller giỏi
Amazon chẳng khác nào một nhà kinh doanh quốc tế sành sỏi. Giống như Thành, thua mình mấy
tuổi mà hiểu biết chắc gấp mấy lần.
Có lẽ bán Amazon hay global thì cái được lớn nhất không chỉ là tiền, mà còn là nâng bản thân lên
tầm cao hoàn toàn mới.

2023-2025: Kinh doanh Việt Nam hay global


Đây là một câu hỏi nghiêm túc mình nghĩ suốt mấy tháng nay. Vì thế tâm tình lại anh em
Nếu những anh em muốn khởi nghiệp lúc này, mình đều khuyên hãy nghiên cứu global. Đằng nào
cũng tốn công thì hãy chơi game lớn từ đầu, với lại global sẽ hồi phục sớm hơn Việt Nam nên đón
sóng cho khỏe.
Nhưng global cũng khoai sắn. Nguyễn Quốc Anh, founder Hula.vn mình có nhắc trong tập 1 mấy
năm nay đã bỏ hẳn các mảng kinh doanh ở Việt Nam để tập trung bán hàng ở Mỹ. Quốc Anh kể
là anh phải thay đổi lại tư duy và chấp nhận ngốn rất nhiều tiền để tìm ra cách. Có lúc đã từng bán
Amazon tới doanh số 100K mà vẫn lỗ. Tới mùa dịch thì Mỹ bắt đầu ngon khi mà nhu cầu mua
hàng online bùng nổ. Bây giờ khó khăn hơn nhưng việc kiếm được vài K tới chục K vẫn khả thi.
Tất nhiên đó là Quốc Anh, người đã lăn lộn gần 20 năm với nghề online và tích lũy vô số vết
thương lẫn trải nghiệm. Bạn nào mới toanh thì cứ xác định mất vài năm dò đường. Không thể nào
mà nhanh được

CHƯƠNG 7: CUỘC CHƠI HỆ SINH THÁI

Tân Bình - Tân Phú - Bình Tân


Đây là 3 quận nằm ở ven thành phố, trước đây là những ao rau muống và kênh rạch đen ngòm.
Giờ là trung tâm công nghiệp sản xuất của cả đất nước.
Tân Bình, trung tâm là sân bay Tân sơn nhất, có hệ thống kho, cảng lớn. Những công ty logistics
lớn nhất đều tập trung ở đây. Tiki, GHN từ lâu đã đầu tư các kho thông minh khổng lồ với công
nghệ tự động xếp hàng xuất nhập hàng. Nắm trong tay logistics là nắm được cả nền kinh tế. Chợ
vải Tân Bình là nơi cung cấp nguồn vải lớn bậc nhất.
Tân Phú là quận rất nghèo và heo hút, nhưng bây giờ là nơi tập trung các xưởng sản xuất hàng
công nghiệp nặng và may mặc. Từ thang máy, ốc vít, bao ni lông, quần áo đều được sản xuất ở
đây.
Bình Tân vừa xa vừa hoang vu nhưng bây giờ khang trang và lộng lẫy. Đây là nơi tập trung nhiều
khu công nghiệp, sản xuất, đầu mối nông sản và giao thương với Đồng bằng sông Cửu Long.
Những bạn trẻ 9x đi lên từ các nghề lao động tay chân đã nhìn thấy cơ hội kiếm tiền lớn từ những
miền đất hứa này. Ban đầu họ nhận làm dịch vụ thuê cho các nhà máy, làm trung gian thương mại,
buôn sỉ lẻ. Khi internet bùng nổ, những người thức thời đã bắt cơn sóng này để thành các ông chủ
lớn.
Họ đã bắt đầu như thế nào?
Trí, ông bạn cùng tuổi mình mở cửa hàng bán kệ inox, kệ xếp cách đây 12 năm. Ban đầu chỉ là cửa
hàng nhỏ buôn bán túc tắc đủ sống. Thế rồi Trí tình cờ biết đến Google Search và đi học các lớp
chạy ads, làm SEO, làm website. Thời đó ít người làm nên hầu như các websites của Trí đều chiếm
top search. Ngày bỏ ra vài trăm ngàn là có vài chục cuộc gọi, chốt được vài đơn là tiền lãi cả chục
triệu. Đó là công thức thay đổi cuộc đời.
Ta có thể thay kệ inox bằng cửa cuốn, nhôm kính, vách thạch cao, mái tôn, quạt công
nghiệp…những mặt hàng nặng giá trị cao này trước đây chủ yếu bán tại cửa hàng hoặc qua trên
bàn nhậu thì bây giờ bán trên toàn cõi mạng. Chi phí bán hàng thấp mà doanh số bùng nổ không
giới hạn.
Làm vài năm thì kiếm bằng người ta làm cả đời. Trí tuyển các em trẻ về dạy cách làm rồi bàn giao
hệ thống website, Youtube, hotline cho các đầu mối quản lý. Trí chốt định hướng, mục tiêu, KPI
đầu năm và mỗi tuần dành vài buổi họp hành với anh em. Phần lớn thời gian Trí đi bán các dự án
lớn và xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp lớn. Mỗi năm dành vài tuần qua Trung Quốc đi
tìm thêm hàng.
Trí rất nhạy với các xu hướng mới. TikTok, Reels, sàn, Affiliate…đều được Trí đưa vào mục tiêu
chiến lược để đội ngũ triển khai. Trí không trực tiếp làm nhưng độ nhạy và hiểu các xu hướng mới
thì rất đáng nể.
Những bạn như Trí không đếm hết. Quy mô thị trường các sản phẩm công nghiệp ở 3 quận cả tỷ
đô, những doanh nghiệp nhỏ chiếm trên 50%, chia đều cho 10.000 người làm tốt (như Trí) thì mỗi
ông kiếm được chục tỷ/ năm.
Điều đơn giản đấy đến giờ mình mới ngộ ra. Đám đi làm công sở như mình sẽ hướng ra các trung
tâm tài chính Q1, Q3, Q7 và hầu như rất ít biết tới những khu vực lao động ven đô. 12 năm trước
mình đi dạy cho các trung tâm đào tạo Internet Marketing đã gặp nhiều học viên như Trí, nhưng
mình không để tâm lắm. Vài năm sau mới hiểu ra đó mới là những đại gia tiền mặt thực thụ.
Việt Nam vẫn là nước sản xuất tiêu dùng, 90% GDP nằm ở khối kinh doanh hàng hoá. Tiền từ
những ngành này lại đổ qua BĐS, tài chính, xuất nhập khẩu tạo nên sự thịnh vượng cho tất cả.
Những người biết vận dụng công cụ internet từ sớm thì một bước từ công nhân lên Mẹc quá dễ.

Dũng, cậu thanh niên 9x từ miền Bắc vào kinh doanh ở khu vực này 10 năm nay chở mình đi một
vòng các khu kinh tế sầm uất ở đây. Dũng có chục công ty, hơn 200 nhân sự chủ yếu bám vào
các ngành nghề này. Dũng kể có khi cả tháng em không ra khỏi Tân Phú, cứ ở đây kiếm tiền, giao
lưu và sống thì chẳng thiếu thứ gì.
Dũng kể: “anh có biết nghề bán thang máy không? Một chiếc thang máy nhỏ vài trăm triệu được
sản xuất tại chính Tân Phú, bán cho các khách sạn 1-2 sao, các khu nhà trọ, các toà nhà văn
phòng, các chung cư mini đang mọc lên như nấm nhờ đô thị hoá. Anh hoàn toàn có thể đặt hàng
sản xuất theo nhãn hiệu của riêng a và thuê các đội thợ đi lắp đặt, bảo trì. Việc của a chỉ là bán.
Mỗi chiếc lãi 100 triệu. Mỗi tháng anh bán 10 chiếc là ấm rồi đúng không?
Mà làm sao để bán? Đi nhậu, đi đấu thầu hay phải giang nắng đi phát brochure? Không anh ạ.
Xưa rồi. Người thông minh sẽ ngồi phòng máy lạnh hay quán cafe chờ điện thoại hoặc tin nhắn
Zalo. Vì mọi kênh kiếm khách hàng do Google đảm trách rồi. Lập mấy chục cái website, chạy
ads, chạy SEO, phủ nội dung - người ta cứ search và bấm vào đâu cũng ra website của mình.
Ngày 20 cuộc gọi chẳng lẽ không chốt được 1 đơn.
Bội phục. Tư duy của dân buôn đi lên từ nghề như Dũng khiến mình như tỉnh giấc. Hoá ra mọi thứ
đơn giản và trong sáng như thế. Mà cái gì đơn giản thì mới mở rộng quy mô. Internet/ Ecommerce
len lỏi vào trong những ngành công nghiệp tiêu dùng đã tạo nên những cú đổi đời như thế.

Hội những bạn trẻ khởi nghiệp mảng công nghiệp kết hợp online như Dũng rất đông và rất thật.
Mới vài năm trước họ còn đi lắp điều hoà thì nay đã là chủ của một công ty phân phối điều hoà.
Mới vài năm trước họ còn đi lắp cắt may thuê thì nay đã là chủ của một xưởng sản xuất phân phối
thời trang. Tất cả là nhờ Google. Dũng bảo dù có bao nhiêu nền tảng tốt đi nữa thì anh cứ làm
Google giỏi là yên tâm ngủ ngon tiền cũng về. Còn nếu anh làm giỏi cả Facebook, TikTok, sàn thì
anh đủ sức thao túng một ngành (dĩ nhiên ngành nhỏ thôi).
Hội các bạn chơi rất thân và chia sẻ cho nhau các kiến thức, mô hình mới. Vì vậy họ đi rất nhanh.
Rồi họ có tiền lại rủ nhau đầu tư: tòa nhà: quán nhậu, quán cafe, nhà xưởng, kho bãi…từ các ông
chủ nhỏ liên minh thành các ông chủ lớn và họ vẫn không ngừng học để đi tìm tiếp những mỏ
vàng.

Hội Bình Lợi, Beecom và Nguyễn Thành Phi


Bình Lợi một sáng mùa đông 2020, gió thổi xơ xác. Cách đây 10 năm khu này hoang vu và lụp
xụp lắm. Giờ đường 8 làn, quán cafe và quán nhậu nào cũng to rực rỡ. TMĐT cũng thế, từ chỗ là
cái ngành để thoát nghèo thì bây giờ đã là xu thế tất yếu thay đổi cả một phần lớn của nền kinh
tế, giúp hàng vạn anh em thanh niên tỉnh lẻ mua nhà sắm xe. Có tiền rồi, họ bắt đầu chọn các khu
đô thị mới khang trang làm nơi an cư lạc nghiệp. Bình Lợi, nhìn qua sông là Vạn Phúc City, chạy
qua cầu là Gigamall, ngược vào trong là Cityland Garden - đó là những nơi quy tụ nhiều công ty
kinh doanh online của các anh em thế hệ 9x. Nhiều cái tên oai hùng lắm: HVNet, ViHAT,
Pharmatech, VNsport, Skylink..mình sẽ lần lượt kể
Người anh cả của Bình Lợi phải kể đến là Huy Nguyễn, CEO HVNet - một group nhiều công ty
kinh doanh online các mảng sách, mỹ phẩm, TPCN. Trong top những công ty chi tiêu nhiều tiền
nhất cho Google, Facebook luôn có tên HVNet. Trong top những brand bán mạnh nhất trên
Facebook, sàn và cả Amazon sẽ có dính tới HVNet. Huy, 8x, một người giản dị, khiêm nhường và
ít xuất hiện trừ những cuộc nhậu nhóm nhỏ của các anh em thân tình, vì thế mình sẽ không nhắc
đến nhiều.
Người trẻ và thành công rực rỡ nhất là Nguyễn Ngọc Tuấn Lợi, CEO Skylink, một group gồm nhiều
công ty làm đủ các mảng “màu mỡ" như Game, MMO, Ecommerce, bán lẻ….Lợi là nhà đầu tư của
Mia.vn chuỗi vali lớn bậc nhất vừa rồi gây bão vì thuê mặt bằng đẹp nhất vòng xoay Phù Đổng
tiền tỉ / tháng và được quảng cáo bởi hàng loạt hoa hậu cầu thủ diễn viên đình đám. Lợi sinh năm
92, từ khi 18 tuổi đã kinh doanh online và bắt được rất nhiều cơn sóng thần của MMO nên gặt hái
được thành công từ rất sớm. Vui vẻ, hòa đồng và nhiệt tình, tư duy vô cùng sắc sảo, nhạy bén, Lợi
đúng kiểu người sinh ra để khai hoang những mỏ vàng của thời miền Tây hoang dã.

Gương mặt xuất hiện nhiều nhất và hay dẫn dắt các cuộc vui là Nguyễn Thành Phi, người quy tụ
các anh em vào sân chơi lớn và thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ tư duy kinh doanh/ lãnh
đạo. Gặp Phi sẽ bị thu hút bởi nụ cười rạng rỡ, giọng nói âm vang và năng lượng hồn hậu. Phi tự
nhận mình là “người chia sẻ”, kết nối mọi người một cách tự nhiên và kiểu nào cũng say sưa được.
Bạn bè, chiến hữu, các anh em trong ngành thường tìm đến Phi để nhận những lời khuyên, tư vấn
chân thành. Họ gọi Phi là "người nam châm".

Phi đang kinh doanh rất nhiều mảng từ Đồ gia dụng, Mỹ phẩm, Nhà hàng đến Toà nhà. Mảng nào
cũng lớn mà cách làm thì rất "nhàn nhã". Cái hay của Phi là luôn rất nhạy bén với các trend kiếm
tiền bền vững và quy tụ được các anh em trẻ giỏi chơi cùng. Có thể kể tên những bạn trẻ đang rất
nổi như Phan Tuấn Anh (VNsport), Phạm Bá Luân (Bà Mụ spa), Nghiêm Xuân Sỹ (Aura), Trần Quân
(Admatrix), Văn Đức Sơn Hà (Appnet), Nguyễn Hữu Thuận, Nguyễn Sĩ Nguyên…tên của hội là
Beecom.
Phi rất thân thiện, cởi mở và thẳng thắn theo kiểu dân Đăk Lăk (vùng đất có rất nhiều anh em làm
Ecommerce đỉnh). Xuất phát điểm học ĐH SPKT ngành ôtô rồi trải qua thời sinh viên kinh doanh
đủ thứ, học nhiều kỹ năng xã hội. Kiếm được tiền rất sớm nhờ bán linh kiện máy tính, bán hoa
tươi….Từ bán hàng, Phi bắt đầu tự làm website/ forum bằng open source, rồi làm SEO để kéo
traffic, học Google ads. Rồi các kỹ năng online giúp Phi bán các khoá học đào tạo kỹ năng mềm:
đội nhóm, lãnh đạo, marketing, sale...các video được sao lưu vào CD-rom/ USB. Cứ 2 triệu mỗi bộ,
bán đắt như rau, có ngày thu về hàng chục triệu, rất nhiều quản lý ngân hàng, tập đoàn đã mua
về training nhân viên. Kiếm tiền sớm và nhận thấy cơ hội kinh doanh khủng khiếp dựa trên
internet và các công nghệ sẵn có, Phi bắt đầu dấn thân vào ngành này nghiêm túc. Cái hay của
Phi là luôn rất nhạy bén với các trend kiếm tiền bền vững và quy tụ được các anh em trẻ giỏi chơi
cùng. Làm sao có được khả năng đó?
Trích lời Stephen Hawking: trí thông minh phải luôn thay đổi và thích nghi. Khi thấy market đỏ thì
chuyển qua xanh nhanh nhất có thể. Khi có khó khăn thì phải thích nghi. Và luôn đầu tư cho học
tập để khai tâm mở trí.
Hành trình của Phi hào hùng và sảng khoái như tính cách của con người Tây Nguyên. Có những
con dốc cao và những cú ngoặt cùi chỏ. Có những cơn mưa dầm và những buổi nắng gắt. Có
những ngọn gió vun vút. Trọn một thời kì 10 năm rực rỡ nhất của online/ TMĐT Việt Nam.
Phi là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thanh niên 8x (86) xuất phát từ những làng quê bình
thường, học những trường bình thường và bắt đầu với những công việc bình thường, với khát
vọng, sự nỗ lực vượt bậc đã bén duyên với việc kinh doanh online. Từ tay trắng làm nên cơ nghiệp
triệu $ trong vài năm. Khi tương đối thành công thì vẫn tiếp tục nỗ lực khai phá những hướng mới
để đem lại giá trị cho XH.

Con dốc nào cũng quanh co và trúc trắc


Khởi nghiệp từ 2008 bằng việc phân phối các thiết bị điện tử (USB, RAM, ổ cứng), khi đó thị
trường đang bước vào giai đoạn sôi động nhất với nhu cầu tăng vọt. Phi nhập thiết bị, phụ kiện và
linh kiện từ nhiều nguồn rồi phân phối về các đại lý ở nhiều tỉnh thành với sản lượng lớn. Có tiền
lại tiếp tục mở nhà hàng, vừa tiếp khách vừa dùng online (Facebook, Google) để kéo khách đến.

2014, Attom được hình thành, là thương hiệu giày da nam made in Vietnam tiên phong trong thị
trường ngách giày tăng chiều cao dành cho nam giới. Ngành giày chưa có ai thực sự đột phá, các
doanh nghiệp chỉ làm các sản phẩm truyền thống bán các kênh cũ như cửa hàng, đại lý. Có một
số thương hiệu chỉ mạnh ở một số vùng miền còn toàn quốc thì chưa.
Làm sao đi vào ngành này? Chọn ngách: tăng chiều cao. Nam giới luôn thích cao, nhất là các ngôi
sao và các anh em hay phải ngoại giao. Họ sẵn sàng chi hàng triệu để mua vì thực ra đôi giày đi
vài năm vẫn chưa cũ.

Attom tự thiết kế rồi hợp tác với các nhà máy để gia công. Tìm được nhà máy chất lượng không
dễ. Các thương hiệu lớn (Bitis, Hồng Thạnh) đặt số lượng lớn, đẩy công suất rồi nên nhỏ như
Attom thì phải chờ. Những nhà máy sản xuất giày thủ công tích luỹ được nguồn lực lớn nên họ rất
kén khách. Còn các nhà máy nhỏ thì chất lượng không đồng đều và năng suất thấp. Làm giày tây
khó hơn thể thao: phải tinh tế để giữ form nhưng phải mềm mại để không đau chân, vì thế việc
tìm nhà máy là câu chuyện nan giải.
Mãi mới tìm ra được cách: phải thể hiện đẳng cấp và nguồn lực để họ tin thì mới chịu làm. Phi tổ
chức buổi party lớn với 20 nhà sản xuất để họ thay nhìn nhận lại về Attom. Rồi các buổi tiệc cuối
năm cũng phải làm hoành tráng, truyền năng lượng và chia sẻ khát khao để tìm kiếm sự ủng hộ.
Quả là mỗi ngành có đặc thù riêng và nếu không dấn thân thì khó mà tìm thấy con đường.

Bài toán khó tiếp theo là xây dựng thương hiệu. Làm thế nào khi mà Phi cũng mới kinh doanh và
chưa có kinh nghiệm gì về marketing? Cũng chưa có brand nào mạnh ở Việt Nam để học lúc đó.
Vậy thì học nước ngoài: Zappos. Họ đã là biểu tượng của khởi nghiệp ở toàn cầu rồi, câu chuyện
của Tony Hsieh vô cùng truyền cảm hứng. Phi luôn tâm niệm: Học từ win/ fail của người khác và
chính mình.
Tuy vậy cũng không học được nhiều từ Zappos lắm đâu vì họ là “Tỷ phú bán giày” còn Phi là
“Nông dân bán giày”. Mà đã là nông dân thì phải cặm cụi theo kiểu con nhà nghèo. Cái đầu tiên
là websitesite, lúc đó phải tự làm thôi. Thức trắng đêm nghiên cứu từ UX/UI, font, design, tự phải
làm chứ không thể đưa bên ngoài vì sẽ phải tốn rất nhiều tiền và nhiều thời gian. Tự làm tuy
không quá đẹp nhưng có sự tự chủ tối đa và ý tưởng nảy sinh liên tục.
Cái khó nữa là chụp hình: tìm được người chụp sản phẩm khi đó rất khó vì nghề chụp cho
Ecommerce / Social chưa phát triển. Phi phải đi học cơ bản rồi tự nghiên cứu từ góc chụp, ánh
sáng, ISO. Thiết bị chỉ có máy, một cái bàn và mấy cái đèn đơn sơ để chụp. Ảnh rất chất lượng,
không phải do kỹ thuật mà sự tận tâm của người thực hiện.
Việc làm video sản phẩm cũng lắm nhiêu khê vì không ai dạy, cứ tự lên mạng xem rồi bắt chước.
Phi mua phông trắng, nhờ bạn bè, người trong công ty tự quay. Các bạn nhân viên rất thích thú
khi được xuất hiện trong clip. Phi hiểu ra rằng cứ tìm những bông hoa chưa nở để tôn nhau lên.
Phải thật nhiều video để khách hàng thực sự cảm nhận sản phẩm dưới nhiều góc độ. Đến giờ
những video từ 2014 vẫn còn ra đơn hàng rất tốt, trong khi rất nhiều bên vẫn xài sẵn hình trên
mạng.

Xong website và nội dung thì câu hỏi là marketing và bán hàng bằng cách nào?
Facebook ads được chọn. Lí do vì Facebook có thể tiếp cận và kích thích nhu cầu của các nhóm
Khách hàng chưa có sẵn nhu cầu (nhưng bỗng thấy thích là mua). Thời điểm 2004 ít ai nhận ra.
Sau khi khách hàng mua sẽ có đội ngũ hỏi thăm, tương tác theo các kịch bản khác nhau qua
email/ tin nhắn/ call để mời mua lại rất nhiều
Trong 6 tháng đầu tiên, Phi chi rất nhiều tiền cho ads để phủ khắp Sài Gòn. Khi mà ai cũng biết
tới Attom và giày cao rồi thì bắt đầu mở store.
Nếu chỉ trông đợi vào khách vãng lai thì rất hên xui. Tuần đầu khai trương bán được đúng 5 đôi
giày. Nhưng nhờ các kênh online đã chuẩn bị sẵn rồi nên các tuần tiếp theo bán tăng vọt, đỉnh
điểm lên gấp trăm lần.
Mở cửa hàng cũng là 1 chiêu thức marketing: làm cho người khác nghĩ mình mạnh, đừng khoa
trương nhưng phải xây vị thế. Khách bị hấp dẫn và ấn tượng từ khắp online đến cửa hàng sẽ biết→
thử→ mua→ share.
Atom là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc dùng online để mở chuỗi. Sau 1,5
năm đã mở hơn 10 cửa hàng, ngày nào cũng có người từ khắp nơi muốn nhượng quyền. Cửa hàng
chính tại TP.HCM, diện tích trung bình mặt sàn cửa hàng hơn 300m2, nằm trên các trục phố chính
sầm uất như Cách Mạng Tháng Tám, Quang Trung, Võ Văn Ngân; bên cạnh đó còn có các cửa
hàng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An. Online quá thần tốc và tạo ra sức lan tỏa rộng khắp. Tuy nhiên
lúc này Phi gặp bài toán khó về xây dựng nhượng quyền và quản lý chuỗi: đồng bộ giá, marketing
cho từng điểm bán, đồng đều chất lượng; rồi cửa hàng thì: sắp xếp, chào hỏi, chuẩn mực giao
tiếp… Không ai dạy cả. Lại phải học từng chút một. Phi hiểu ra rằng quy trình là cái quan trọng
nhất để đúc kết những bài học và tránh sai lầm. Cứ mỗi lần sai thì fix lại tư duy, kiến thức và hệ
thống hóa thành quy trình.

Bước tiếp theo là bán sỉ: Phi tuyển 5 bạn kinh doanh và tự mình đi bán cùng họ. Nhân viên đi
trước, sếp đi sau. Thất bại vì khó gặp chủ shop hoặc đa số họ đã có mối sẵn, mà giá Attom thì
cao. Gian truân thì mới có sáng kiến. Phi nghĩ ra các chương trình hỗ trợ miễn phí (lau chùi cửa
hàng, hoặc chạy ads để bán dùm…). Dần dần bắt đầu có mối sỉ.
Mặc dù Attom có vốn đầu nhưng Phi luôn làm với tâm thế là mình nghèo, phải tối ưu tới từng chi
tiết, tiền quay vòng phải nhanh. Nhờ quyết liệt và chịu khó nên nhân viên cũng hiểu được chí
hướng và hoàn cảnh công ty và cống hiến bền bỉ hơn. Dù cấp quản lý chỉ cần hiểu tổng thể
nhưng phải nhúng tay vào và chứng minh cho nhân viên thấy là làm được thì họ mới tin theo
Startup là phải thế. Hãy nghĩ rằng mình sẽ làm được. Ví dụ trong 1 đêm mình sẽ học được cách
chụp ảnh, học được Adobe Premiere dù trước đó chưa làm. Cứ tìm hiểu và xắn tay với tâm thế sẽ
làm được thì mọi thứ sẽ có kết quả.

2015, khi mọi thứ tại Attom đã đi vào guồng quay ổn định và vững vàng, ngọn lửa đam mê kinh
doanh trong lòng lại thôi thúc Phi tiếp tục với những dự án mới của chính mình. Phi ra riêng với
thương hiệu Neochic (nay thành Piedo), dòng thời trang dành cho nam giới.

Neochic đạt hơn 15.000 đơn /tháng, doanh thu hàng năm lên đến triệu $. 90% bán trên website/
Facebook và Ecom.
Những bài học từ Attom đã được Phi nâng lên tầm cao mới nên dù nguồn lực ít hơn mà kết quả
đột biến hơn. Online: đẩy mạnh độ phủ bằng Google ads và thu hút người mua qua SEO, hầu như
các keywords liên quan đều có website của Phi. Offline: xây đội ngũ sale, CSKH khi đó đã ứng
dụng phần mềm để chăm sóc tự động và gia tăng năng suất. Vì thế khách từ online rất nhiều và
lợi nhuận cực kì tốt.
Rõ ràng mô hình kết hợp giữa online marketing và truyền thống (xây dựng hệ thống kinh doanh)
rất hiệu quả giai đoạn này.
Để lại Neochic cho vợ quản lý, Phi tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các hệ thống TMĐT mới. Phi
nhận ra rằng mỗi ngành sẽ có một sản phẩm phù hợp với TMĐT, nếu ôm hết được từ xây dựng
thương hiệu tới sản xuất thì sẽ thắng lớn. Giai đoạn này Phi đã gặp nhiều anh em đốt vài trăm
triệu ads / ngày, lượng bán khủng khiếp. Họ đi hướng khác so với các sàn vốn bán đại trà mọi loại
sản phẩm. Phi và những anh em thời này chọn cách đánh nhanh, tiên phong vào 1 vài ngách và
rời đi nhanh khi đã bắt đầu đỏ lửa.
Để làm được nhiều game như vậy thì cần các năng lực:
- Tìm cộng sự: Triết lí của Phi là không tìm người giỏi mà tìm người phù hợp, muốn học,
muốn gắn bó. Người có tố chất thì mình sẽ đồng hành cùng họ đi lên. Tuyển người tài
cũng bằng cách khác lạ: mở lòng cho đi kiến thức, định hướng và bài học để xây dựng uy
tín và tầm ảnh hưởng. Từ đó nhiều bạn trẻ tìm đến và cùng bàn việc lớn.
- Đào tạo nhân sự: Phi học theo văn hoá của Toyota, xem mọi người bình đẳng, và lựa cách
truyền tải với từng nhân viên. Chẳng hạn nhân viên mới, trình độ yếu thì sẽ truyền đạt cẩn
thận và tâm lý, không gây sức ép khiến họ sợ. Phi luôn biết kiểm soát cảm xúc và hành vi
suy nghĩ cực kì tốt, không để tâm trạng trồi sụt. Để làm vậy thì phải hiểu cơ thể và sức
khỏe, không quá giới hạn, đặt kỷ luật bản thân.
- Nhân bản công thức đã thành công sang mô hình khác và cải tiến đến mức độ hoàn thiện
hơn. Tìm người phù hợp để trao công thức / quy trình, chứ không tìm người vào này mò để
rồi không biết sẽ đi tới đâu.
- Chọn lọc mối quan hệ: một mặt Phi rất mở lòng, ít tính toán, biết cách biến người lạ thành
người quen rất nhanh. Mặt khác Phi rất nhạy cảm, luôn biết chọn lọc mối quan hệ chứ
không lan man. Quan điểm: chất hơn thời lượng, cân bằng giữa các mối quan hệ và công
việc.

Phi là kiểu lãnh đạo thích cưỡi trên đầu ngọn sóng, đón đầu xu thế, và điều chỉnh liên tục. Hiện có
trong tay 18 thương hiệu cốt lõi, nắm hơn 60 websitesite, hàng trăm Fanpage và kênh
Ecommerce để đẩy hàng. Kinh doanh đa ngành đòi hỏi kỉ luật, chỉnh chu từng việc nhỏ và rất tập
trung để đẩy mọi thứ lên.

Cuộc chơi lớn với mảng Đèn năng lượng mặt trời Kitawa
Đang nhàn nhã với kinh doanh online, tới 2020 Phi dồn sức vào mảng sản xuất phân phối Đèn
năng lượng mặt trời (thương hiệu Kitawa). Mảng này quy mô rất lớn vì từ nhà dân đến khu đô thị
đến khu công cộng đâu cũng phải lắp. Có những dự án lớn lên tới ngàn cái đèn. Như đã phân tích
ở trên, các mảng liên quan đến sản xuất công nghệ cộng với dịch vụ thì những người như Phi sẽ
có lợi thế: vừa am hiểu online để đẩy mạnh marketing tốc chiến, vừa có vốn để sản xuất lớn, vừa
có năng lực quản trị để xây. Mảng này cũng chưa quá lớn để các tập đoàn nhảy vào, vừa không
dễ để các nhóm buôn hàng Trung Quốc cạnh tranh (vì phải có thêm phần dịch vụ, bảo hành), và
vừa quá phức tạp với các ads thủ hay sàn thủ.
Vẫn phong cách của Phi: quyết liệt, xắn tay với từng việc nhỏ và phủ sóng mạnh mẽ. Cứ lên
Youtube gõ Kitawa sẽ ra một loạt clip triệu views mà nhân vật chính đứng diễn thuyết chính là
ông Phi kính cận nụ cười tươi. Các dự án đấu thầu ở những tỉnh xa xôi vẫn là Phi đi chiến cùng
anh em. Mình không đi sâu vào Kiawa vì mảng này Phi không chia sẻ nhiều.

Câu chuyện của Phi gói gọn trong 3 chữ mà mọi người thấy rất bình thường: học, xắn tay làm,
công thức.
1. Học
Tất cả đều phải tự học mà ngộ ra cách thức và truyền đạt lại cho nhân sự. Không hề có bất kì lối
tắt hay may mắn nào
Cái học của Phi cũng rất tự nhiên: từ sách, từ các mô hình đi trước, từ quan sát cách làm của người
ta rồi đúc kết và vận dụng ngay. Đó là cả quá trình lặp đi lặp lại, kiên nhẫn và không ngừng đặt ra
những mục tiêu tham vọng. Mình có cơ duyên gặp rất nhiều người xuất chúng nhưng cách tư duy
và đúc kết của Phi khiến mình thật sự bội phục. Vì vậy, từ một cậu sinh viên bán đủ thứ, thành
CEO hãng giày đình đám, rồi làm thời trang, mỹ phẩm, năng lượng...thì mảng nào cũng đáng nể
và rất tiên phong sáng tạo ra nhiều cách thức
Học thì không có gì bí mật, các khóa học hay những người giỏi chia sẻ đầy rẫy. Các bạn khi lên
tầm cao rồi hay tự tin vào hiểu biết bản thân để coi nhẹ việc học, hoặc nghĩ rằng phải đi tìm khoá
học xứng tầm. Mình thấy cách của Phi rất tự nhiên và giản đơn, đi sâu vào nắm vững cốt lõi và
tâm pháp. Từ Zappos đến Toyota, những thứ cao siêu được lĩnh hội và triển khai từng bước trong
tổ chức tạo ra kết quả vững vàng.

2. Xắn tay làm


Phi có thể làm được nhiều thứ: ads, SEO, media, chuỗi, marketing....không phải thứ nào cũng giỏi
nhưng luôn làm với cả tấm lòng.
- Chỉnh chu: mọi thứ từng chi tiết đều phải đúng và hiểu được nguồn cơn tại sao
- Quy trình hoá: thành những chỉ dẫn hết sức đơn giản để ai cũng làm được và tránh các sai sót,
lâu dần sẽ nâng cao hiệu suất
- Tập trung: không làm nhiều việc cùng lúc mà cái gì ra hiệu quả cái đó. Nói đi đôi với làm.
Ví dụ khi bán sỉ giày tăng chiều cao Attom, Phi đi tới từng đại lý, trực tiếp bán, chấp nhận bị từ
chối, rồi nỗ lực làm thân và hỗ trợ từng người, rồi bắt đầu bán từng đơn một. Trong khi lúc đó
không hề biết gì về bán giày và hầu hết CEO sẽ không muốn đóng vai salesman như vậy. Làm
từng chút một và đúc kết ra chân lý, chứ không thể trông chờ vào ai đó giúp. Tất nhiên khi đã giàu
rồi có thể thuê hay hợp tác nhưng startup luôn phải tự cánh sinh.

3. Công thức
Khi đã làm được cần đóng gói thành công thức và tìm người phù hợp để trao lại. Có nhiều bạn lúc
đầu bình thường nhưng sau quá trình được chia sẻ và trao công thức từ Phi đã phất lên mạnh mẽ.
Trong đó có những đứa em mình khá thân như: Nguyễn Xuân Đường (chuỗi ghế massage KLC),
Nguyễn Đức Mạnh (M7 tennis). Việc mở rộng đa ngành cũng đều dựa trên công thức, chỉ cần tinh
chỉnh cho hợp. Cái hay nhất là sẽ không tốn thời gian quay lại những thứ đã trả giá và ai cũng có
thể nắm bắt được. Một điều nữa là cách Phi truyền tải cho mọi người hiểu cũng rất tinh tế. Mỗi cá
nhân có tư duy và khả năng tiếp thu riêng, thay vì đập công thức vào và ép thì luôn lắng nghe,
dẫn dắt từng bước và điều chỉnh. Vì vậy bộ máy tuy đông nhưng luôn vận hành liên tục và có
năng suất.

Gặp Phi như ôn lại cả một loạt những kiến thức cao sâu về quản trị và lãnh đạo mà trước giờ mình
có biết hoặc có vận dụng một ít. Từ đó lại có thêm niềm tin về sứ mệnh đi chia sẻ Bài học và Mô
hình kinh doanh thực chiến để giúp các bạn trẻ thêm động lực, bớt sai sót hay cẩu thả.
Thành công như thế, nhưng với Phi, tất cả mới chỉ là khởi đầu.
● Học, là việc cả đời.
● Học, từ những câu chuyện sống động quanh ta.
● Học, từ những thứ đơn giản nhất và biết kết nối với những thứ cao siêu hơn thành ngộ.

Lê Trần Hùng - từ thợ sửa máy lạnh đến ông chủ nhãn thời trang
Hùng là gương mặt tích cực trong các cộng đồng Beecom, là CEO của Phong cách Sài Gòn
chuyên sản xuất bán sỉ thời trang công sở. Tính cách vui vẻ, nhẹ nhàng, khiêm nhường, có gì đó
hơi quê quê, nếu ít gặp sẽ nghĩ Hùng chắc không có gì ghê lắm. Gặp rồi mới biết là ghê thật.

1. Máu làm ăn sớm


Nhiều bạn trẻ không quan tâm lắm tới việc kiếm tiền từ sớm, điều này ok thôi. Những ai máu kiếm
tiền thường sẽ kiếm được (nhiều) tiền. Từ cấp 3, Hùng đã ngày ngày vào thôn mua mít, bơ chở ra
chợ thị trấn cách 10km để bán. Ngày kiếm 200k, bằng lương đi làm hồi 2009. Nhà nghèo nên
Hùng rất muốn kiếm tiền từ sớm. Rời quê, xuống Sài Gòn học, Hùng đã lo đi làm từ năm nhất với
chân chạy tiệc cưới, nhiều kèo quá bèn làm "thầu" kéo cả đám KTX đi làm. Học thì dở nhưng các
mánh mung ngoài xã hội thì biết sớm.
Đây là điểm khác nhau giữa người giỏi học và người giỏi xoay. Tất nhiên giỏi cả 2 thì tuyệt nhưng
giỏi xoay từ sớm thì không cần phải lăn tăn về thu nhập. Kết nối với các đàn anh từ sớm nên Hùng
được mấy anh giao cho các căn nhà để bảo trì điện, máy lạnh. Hùng không nề hà gì mà làm rất
chăm chỉ. Có ông anh thấy thằng này được việc bèn giao cho cả chục căn phòng trọ để lắp đặt,
bảo trì. Hùng lập đội mấy chục thợ chỉ để làm nghề này. Việc khắp nơi. Tất nhiên là vất vả rồi,
ngoài đi làm còn lo đi nhậu để lấy mối. Nhưng cảm giác làm chủ từ trẻ quả thật khiến Hùng đi rất
nhanh.

2. Không ngại thử thách


Vợ Hùng bán quần áo online nên Hùng hay lân la với các xưởng. Thấy làm cũng có tiềm năng nên
quyết định mở xưởng, trong khi không biết gì về nghề may. Nhanh trí kéo các ông anh cứng nghề
từ các nhà máy lớn về, các khâu sản xuất từ đó ổn thoả. Hàng sản xuất bao nhiêu đều bán sỉ hết.
Được tự do, Hùng mua đất ở quê lúc còn rất rẻ và đầu tư vào các mô hình bán vật tư ở địa
phương. Tới 30 tuổi, Hùng đã là big boss có cơ ngơi vững chắc và các mối quan hệ xã hội chất
lượng.
Hùng không phải là câu chuyện cá biệt, nhiều bạn còn làm được hơn vậy. Tuy nhiên ở Hùng luôn
có sự chân thành học hỏi, vì thế suy nghĩ rất chín chắn và quy tắc. Đừng nghĩ là không học nhiều
hay chỉ biết làm ăn nhỏ lẻ. Thực sự những trải nghiệm từ sớm tạo nên bản lĩnh và năng lực thích
ứng tuyệt vời, điều mà không trường lớp nào dạy nổi.

Kết lại, muốn có tiền thì nên Xắn tay kiếm tiền từ sớm và không ngại việc gì. Khi năng lực thực
chiến và bản lĩnh thích nghi dày lên thì tiền sẽ tới. Mà nếu chưa có tiền cũng chẳng sao, niềm vui
trong công việc và sự hoàn thiện bản thân là vô giá.
Lộc Nguyễn- từ quản lý xưởng may đến thương hiệu TiQi Jeans gây bão
TikTok
Lộc làm thời trang nhưng chẳng có vẻ gì của người có gu thời trang cả. Ăn mặc đơn giản, nói
chuyện xuề xoà, tính cách hoà đồng. Lộc hay Hùng là những người làm thời trang do dòng đời
đưa đẩy.
Trước đây mình nghĩ người làm thời trang phải có năng khiếu thiên bẩm về nghệ thuật hoặc có lối
sống dị biệt lắm. Nhưng điều thú vị là Google, Facebook, TikTok lại sinh ra một nhóm rất đông
những người làm thời trang như cơm cháo ngoài chợ: đi lên từ sản xuất phân phối, nhìn ra ngách
để kiếm tiền và phất lên nhờ biết cách tận dụng đòn bẩy internet.
Lộc sinh năm 90, quê ở Vũng Tàu, rồi gắn bó với mảnh đất Tân Phú. Sau vài năm làm thuê, tích
luỹ được chút vốn thì chuyển qua buôn quần áo từ các xưởng bỏ mối khắp các chợ. Có vốn lại
đầu tư mở xưởng, gia công cho các thương hiệu nhỏ khác. Cứ thế sau 7 năm Lộc đã có cơ ngơi
khấm khá. Thực chất Lộc là nhà buôn và xưởng chứ không phải nhà kinh doanh thời trang.
Bước ngoặt là khi Lộc quyết định dồn sức cho ra đời TiQi Jeans.
Làm sản xuất quần jeans nhiều năm, Lộc có am hiểu rất sâu về vải vóc, kiểu dáng, phụ kiện, quy
trình nên việc làm nhãn quần jeans thì đơn giản: một cái tên, nhãn mác và một chiến lược bán
hàng.
Mấu chốt: chọn đúng phân khúc và đúng kênh
- Phân khúc: jeans thì có quá nhiều hãng lớn nhỏ làm rồi nhưng vẫn còn nhiều khoảng
trống. Lộc nhận ra giới trẻ thích các loại quần jeans có chất liệu mềm mát (vì khí hậu ngày
càng nóng và di chuyển ngày càng nhiều); kiểu dáng thay đổi liên tục và giá phải mềm.
Yếu tố giá rất quan trọng: các hãng lớn thì giá rất đắt còn hàng giá rẻ nhập Trung Quốc thì
chất vải kém kiểu dáng nhàm chán. TiQi Jeans giải quyết được việc đó. Các mẫu quần từ
200k - 400k sau giảm giá rất vừa túi tiền với sinh viên/ công sở/ công nhân
- Kênh phân phối: TiQi Jeans đặt cược vào TikTok. Đây là chiến lược tận dụng đòn bẩy quá
thông minh. TikTok đang hớp hồn giới trẻ và kiểu làm nội dung bóng bẩy đa nhân cách rất
hợp với quần jeans. Lộc nhanh chóng bắt tay với TikPlus để triển khai các chiến dịch bán
hàng dồn dập trên TikTokshop, thuê các KOL mới nổi để phủ toàn cõi mạng. Riêng Lê
Bống đã trở thành biểu tượng của TiQi Jeans với bộ hình cưỡi ngựa siêu cuốn.

Dịch và khủng hoảng kinh tế làm Hùng, Lộc lao đao. Đến lúc này mới thấy sự thiếu hụt về năng
lực quản trị, tài chính và nhân sự sẽ đáng sợ thế nào. Mọi thứ trở nên xấu rất nhanh, những rối rắm
và lỗ hổng cứ bục ra. Một ngày cuối tháng 7, Lộc chạy từ tận Tân Phú qua Q9 để cafe với mình và
than thở tìm thêm động lực. Hàng tồn nhiều mà sức mua giảm dù làm rất nhiều chương trình vốn
rất hiệu quả như trước đây. Lộc cười gượng nhưng gương mặt sáng tươi đã hằn những vết nhăn.
Còn Hùng cũng chạy từ Tân Phú qua Q2 cafe với mình giữa trưa nắng, chỉ để trút bầu tâm sự.
Mảng bán lẻ gặp khó khăn còn bán sỉ bị cạnh tranh nên lợi nhuận teo tóp. Hùng phải thu gọn lại
rất nhiều mảng và quay lại nhúng tay vào xử lí từng sự vụ
Mình tin Lộc, Hùng sẽ sớm vượt qua những khúc cua ngặt nghèo. Vì bản lĩnh và tinh thần quật
khởi luôn chảy trong huyết quản. Mình bảo: “hai em còn trẻ, gặp lúc khó này sẽ học được nhiều
điều để làm ông chủ lớn thật sự trong tương lai. Chứ đừng để tới lúc quá lớn rồi mà sai lầm thì
không gượng được.”
Thi thoảng gặp lại 2 đứa ở các sự kiện, cụng với nhau lon bia thấy cười tươi hơn thì mình biết là đã
ổn hơn rất nhiều rồi.

Trương Văn Chiến - cậu nhóc quê nghèo đến chủ hãng thời trang vạn đơn
2020, một lần mình tổ chức tiệc BBQ gặp gỡ cho group Growth Mastermind thì thấy Trương Văn
Chiến tới, cứ tưởng nó là cháu của đứa bạn. Vì Chiến nhỏ thấp, mặt non choẹt như học sinh cấp 3.
Đến khi cụng ly sắp say mới biết Chiến đang bán thời trang ngày 5.000 đơn. Xém ói!
Vài tháng sau gặp lại nó bảo ngày vạn đơn ổn định, muốn lên vài vạn cũng được nhưng chưa đến
lúc. Nhân sự vài trăm người, xưởng vài cái. Cuối 2020, Chiến rủ mình và Bùi Sơn Tâm đi tới dự tiệc
cuối năm công ty trong một nhà hàng hơi lùi xùi ở Tân Phú. Sảnh, tiệc và không khí như mấy đám
cưới ở quê thập niên trước. Mà vui thật. Chiến lên phát biểu, ấp a ấp úng rồi bẽn lẽn trao thưởng
cho các bạn nhân viên. Đến lúc này mình mới tin thằng này làm thật.
Nếu bạn hoài nghi thì thôi. Còn nếu thấy thú vị thì ngồi ngay ngắn đọc sách xem lứa trẻ 2000 làm
ăn thế nào. Bể học vô biên.
Chiến sinh năm 2000, nhưng đã có 5 năm kinh nghiệm với bán online, quản lí mấy trăm nhân sự,
và tự mình tham gia hầu hết các mảng từ ads đến sản xuất đến CSKH đến vận đơn. Chiến bán
nhiều sản phẩm, nhiều ngách, mỗi ngày vài chục ngàn đơn thời trang từ rẻ tới đắt. Anh em gọi
Chiến là Chiến thần đồng vì hầu như cái gì cũng nắm sâu sắc.
Chiến quê ở Thạch Hà, Hà Tĩnh, hết cấp 3 theo anh vào Sài Gòn làm công nhân xưởng may. Tự
mày mò lên mạng học Facebook ads rồi bán thử quần áo ở xưởng. Không ngờ ra đơn thật. Tự
chạy ads, tự đóng gói, tự quản lý tiền bạc. Sau vài năm Chiến đã tích lũy được kiến thức và tiền
bạc rủng rỉnh.
Cách chạy ads của Chiến lai giữa trắng và xám (greyhat). Chiến có một dàn mấy trăm điện thoại
chỉ để nuôi nick, đi share bài và tạo tài khoản quảng cáo. Phần này mình sẽ không nói kĩ vì ranh
giới giữa đúng và sai không rõ ràng.

4 bài học từ Chiến:


1. A/B test:
Bán gì cũng cần test, có khi theo ngày, test từ hàng tới content tới ads...có những thứ mình không
tin bán được thì đắt như tôm tươi (và ngược lại).
Test thế nào?
- xây tài nguyên: page, account, nick...cái này có tool. Chiến có vài ngàn nick và page cái nào
chết có cái khác bật lên ngay
- cần chịu nghĩ: vì hàng cần có mới liên tục còn hàng cũ thì luôn chất đống. Phối trộn ra sao?
- Cần chấp nhận đốt tiền ngu: rén tay quá thì không test được gì, 10 lần thì 9 lần sai chỉ cần 1 lần
đúng là ngon
2. Nhân bản:
khi test ok rồi hãy nhân bản ngay lập tức lên con số hàng trăm, ngàn (page, campaign, website..)
trên đa nền tảng (Facebook, sàn, TikTok, Aff...). Kiếm được tiền hay không nằm ở khả năng nhân
bản quy mô lớn mà không bị sai sót.
- Page: Chiến có hàng ngàn page, mỗi page một ngách và chỉ cần chục đơn/ ngày là được
- Ads account: tương tự, mỗi account gắn với một page và chia bởi tuổi, địa lý, giới tính...để tránh
trùng.
- Content: chú trọng vào video để tạo độ phủ.
- Sale: hàng trăm sale chốt đơn qua các tool telesale, chatbot.
- Shop: tạo ra hàng trăm shop trên một sàn, mỗi shop cũng chỉ cần chục đơn/ ngày.
- Landing page/ website: hàng trăm cái, cứ thế clone và vít.
Lúc này cần tool và quy trình: Chiến cứ thấy tool nào được là xài, hàng trăm tool. Tư duy này rất
khác so với các công ty muốn bài bản và hệ thống hoá; lợi điểm là nhanh triển khai và không cần
nghĩ ngợi nhiều.

3.Tốc độ:
Muốn có ăn thì phải đi nhanh và đi liên tục với tốc độ dẫn đầu. Một mã hàng win thì vài bữa là có
100 ông đạp giá. Làm sao mà khi người ta nhảy vào là lúc mình đã có lời rồi và bắt đầu xả tồn.
Cách của Chiến rất linh hoạt:
- Nếu mã nào không ăn được, sẵn sàng xả lỗ để lấy vốn về làm cái mới.
- Nếu nhân sự nào không hợp, sẵn sàng cho nghỉ để nhường sân cho người khác
- Nếu page nào bị khóa, có ngay page mới backup
- Phân nhỏ các team ra, từ vài tới chục người, khoán việc và kpi để tránh vướng chân nhau

4. Chuyên sâu:
Nói thì dễ thế chứ muốn có ăn thì phải đi sâu tối ưu từng phần. Chiến đi lên từ sản xuất nên làm
rất chắc phần này. Vải nào, mẫu nào, cắt, dập..ra sao, mọi thứ đều quy về KPI. Chẳng hạn một
nhân viên cắt phải được 1.000 mẫu/ ngày, một người đóng gói được 500 đơn, một sale cần 100
khách...KPI đi kèm với thưởng rõ ràng.
Sau mấy năm có hàng triệu khách thì bán lại thế nào? Tư duy: trao lợi ích. Ví dụ một sản phẩm sắp
ra, bán 300k thì sẵn sàng gửi khách cũ 150k. Chiến tạo ra rất nhiều nhóm Zalo săn deal shock để
khách thấy hấp dẫn.
Nói chứ làm gì cũng phải cày cuốc, chăm ngoan, biết nhường trên kính dưới, biết sống tốt đời đẹp
đạo.Nếu mà giới thiệu Chiến đang là chủ shop thời trang đã ít ai tin, còn bảo là ngày vạn đơn thì
chắc ai cũng cười vào mặt. Người làm thời trang lâu năm có khi nghĩ thằng nhóc này biết gì về
thời trang mà đua đòi.
Thực tế thì mấy năm qua Chiến vẫn rất ổn. Những gì không phù hợp thì cắt, làm sai thì sửa, có
chửa thì đẻ, bán rẻ không được thì cắt lỗ. Những bạn như Chiến có một năng lực mà ngay cả mình
không thể so bì: khả năng học và làm những thứ mới với tốc độ tên lửa.
Phan Minh Thức (Ba Thức foods) kể: 11h đêm Chiến làm xong rủ em qua nhậu, 3h sáng em chở nó
về nhà thì 5h đã thấy nó dậy chạy bộ. Sức chiến như thế thì ai mà bằng.
Mình nhớ lại thời 2008 - 2011 mới khởi nghiệp cũng thức khuya cày cuốc điên cuồng như thế. Bởi
vậy mình có thể đi nhanh gấp 3 người cùng nguồn lực. Bây giờ Chiến có thể gấp 9, vì ngoài sức
cày còn có tool để cày chung.
Cứ mỗi lần gặp, Chiến đều say sưa kể về những việc đã làm để tối ưu vận hành. Am hiểu về
ngành sâu sắc và khả năng đi sâu vào chi tiết khiến cho Chiến rất chắc tay. Kể cả khi gặp khó,
Chiến vẫn xoay xở rất tốt nhờ kỹ năng học và cày và ứng dụng các tool. Mình bảo: em kiếm được
tiền thì nên mua đất làm xưởng, mua nhà làm văn phòng, vừa tích lũy được tài sản vừa có dòng
tiền. Chiến bảo em có mấy cái rồi. Mình im không nói gì thêm. Sinh năm 2k mà tư duy và độ trải
có kém gì ai.

Chuyện của Lộc, Hùng, Chiến cho ta kết luận: bất cứ ngành nào đều có cơ hội để thâm nhập, làm
đủ lâu và chơi đủ sâu để chọn được con đường thì sẽ thành công. Các nền tảng digital marketing
và Ecommerce tạo ra hàng triệu triệu cơ hội, chỉ cần có khát khao và học hỏi thì ta sẽ bắt được
sóng. Và đổi đời.

Nhưng Hùng hay Lộc sẽ gặp vấn đề khi mở rộng sang những mảng không còn là thế mạnh. Hùng
phải đóng cửa nhiều shop vì doanh số lao dốc và sản phẩm không theo kịp thị hiếu. Lộc không
quản lí được tồn kho và dòng tiền dẫn đến nhiều áp lực bủa vây. Tuy vậy khi các bạn biết chấp
nhận sai lầm và mạnh dạn cắt đi những gì lan man để tập trung cho sản phẩm cốt lõi thì nhanh
chóng ổn định. Phẩm chất của con nhà nông và ý chí kiên cường của người đi lên từ lao động tay
chân là năng lượng dồi dào để vượt qua thử thách. Mình sẽ phân tích sâu hơn về các thất bại và
giới hạn của các bạn trẻ đi lên nhanh trong các phần tiếp theo

Young blood
Gần đây mình được tiếp xúc với rất nhiều các bạn rất trẻ mà đã gánh vác trọng trách trong tổ
chức. Những bạn 98, 2k đã tự kinh doanh hoặc đứng vai quản lý mảng TMĐT của những công ty
trẻ với doanh số hàng chục tỷ, những phiên livestream tiền tỷ. Phải thừa nhận thế hệ trẻ giỏi thật
sự, khả năng học quá nhanh và sáng tạo đỉnh cao. Trong khi đó thị trường thay đổi quá nhanh và
sinh ra các ngành, các mô hình kinh doanh mới rất độc đáo, nhanh hơn tất cả những gì sách vở
hay trường học có thể dạy.

Các sếp ở thế hệ 8x - 9x thời đầu có vốn, có quan hệ, có kinh nghiệm nhưng cái máu trẻ thì
không thể nào quay lại để lấy được. Hãy xem dòng máu trẻ là động lực tăng trưởng:
- Đặt niềm tin vào các bạn trẻ, tốt nhất dưới quyền nên có 2-3 bạn đủ sức cân 50% việc chính.
- Học hỏi và kết nối với đám trẻ chân thành. Không hiểu sao khi ngồi với mấy bạn trẻ là mình thấy
cả bầu trời khát khao sống dậy.
- Có chương trình tuyển chọn và phát triển tài năng trẻ liên tục theo các cấp độ. Không bỗng
dưng mà big corp có Management Trainee Program là nguồn đưa lên Manager vài năm sau.
- Nếu có tiền nữa có thể đầu tư. Tìm ra một team trẻ và đặt niềm tin không khác gì đào được mỏ
vàng. Đó cũng là cách để SME có thể mở rộng mà không bị giới hạn bởi tầm quản trị. Vì bản thân
SME vận hành khá bản năng, chắp vá nên càng lớn sẽ càng gặp đủ các vấn đề, các mâu thuẫn và
sai lầm do ý chí chủ quan. Việc phân tán quyền lực và trao trách nhiệm sớm sẽ giúp công ty dần
khai phá được các cơ hội mới và bứt phá bằng năng lượng tuổi trẻ.

Ngọa hổ tàng long


Một buổi tối mình được Trần Trọng (Polomanor) gọi đi uống bia với mấy anh em Ecommerce. Đến
nơi thì hóa ra toàn người quen, nhưng mà không dễ gì được gặp họ và được chia sẻ tận tình. Già
nhất (thua tuổi mình) có Lợi Nguyễn Skylink (mỹ phẩm/ TPCN), Tuấn Trần Mia (Vali/ túi du lịch). Hai
ông này kinh doanh hơn chục năm, đều rất số má, đều đi lên từ zero và đến giờ vẫn xắn tay vào
mọi việc kể cả chạy ads hay tìm hàng.
Trẻ nhất là Bá Thức, sinh năm 97, từ khi là sinh viên ĐH đã tự nhập hàng về bán. Rồi có chút vốn
mở ra Levents, thương hiệu thời trang streetwear dẫn đầu xu hướng cho giới trẻ (cấp 3, đại học).
Sau 2 năm, Levents có 4 cửa hàng, 60 nhân sự và doanh số triệu $ / tháng. Thức còn đầu tư một
công ty khác có quy mô và doanh số tương tự. Thức vô cùng khiêm tốn và bẽn lẽn khi ngồi cạnh
các đàn anh để lắng nghe nhưng thực sự hắn là mới là long hổ.

Cuộc chơi hệ sinh thái ngách


Vingroup, Masan, Novagroup, Sơn Kim là những ví dụ kinh điển về hệ sinh thái truyền thống. Bắt
đầu từ một mảng kinh doanh, rồi mở ra nhiều mảng khác, rồi lại tích hợp với nhau, rồi lại gia tăng
lợi ích cho nhau. Khi khách hàng nằm trong hệ sinh thái thì dường như mọi nhu cầu sẽ được đáp
ứng đầy đủ và tận tuỵ nhất.
Ví dụ: mua nhà Vinhomes sẽ được voucher xe Vinfast, được giảm học phí Vinschool, được tặng kì
nghỉ Vinpearl, rồi được tích điểm ViniD mua sắm rồi khi lớn thì vào học VinUni lúc bệnh vào
Vinmec….Mua thực phẩm: nước tương, mì gói, thịt Meat Deli ở Winmart được tích điểm và uống
cafe Phúc Long.

Các hệ sinh thái mới sau này đi theo hướng công nghệ tích hợp làm lõi để thúc đẩy bán lẻ, ví dụ
Seedcom.
Ban đầu Seedcom là quỹ đầu tư chiến lược vào các chuỗi: The Coffee House, Juno, HNoss, Cầu
Đất Farm, King Food. Rồi họ đầu tư mạnh vào GHN biến startup giao hàng này thành tập đoàn
S-commerce làm đầy đủ các giải pháp về logistic: GHN Express (giao hàng last mile), Ahamove
(giao hàng tức thời), Gido (cross border ecommerce), GHN logistics (kho bãi). Rồi họ đẩy Haravan
từ công ty làm website thành công ty chuyên phát triển các công nghệ lõi, làm đầy đủ các giải
pháp phục vụ cho bán lẻ và Ecom: website, chatbot, kho, workplace, ads, loyalty. Mô
hình hệ sinh thái đảm bảo các công ty có thể tận dụng được nguồn lực, kiến thức, dòng tiền của
nhau.
Chẳng hạn Haravan chính là bên triển khai website cho Juno, HNoss và làm hệ thống quản lí
nhân sự cho The Coffee House, vừa có doanh thu và kiến thức và case study từ đầu. Khi hệ sinh
thái Seedcom nở ra thì Haravan cứ thế lớn theo và ngược lại, những hiểu biết của Haravan khi làm
cho thị trường lại được tích tụ lại trong những bộ não siêu việt ở Seedcom.
Nếu kinh doanh mà không tham gia một hệ sinh thái hoặc tự lập thì quả là khó. Như ở Thái Lan,
chỉ có các công ty công nghệ rất lớn hoặc rất nhỏ, vì công ty tầm trung thì đều bị M&A hoặc bị đè
bẹp.
Để xây hệ sinh thái khủng như kiểu Seedcom thì quá khó nhưng một hệ sinh thái nhỏ gọn hơn thì
rất nhiều anh em đã làm được nếu họ ý thức từ đầu. Tiêu biểu là: Levents Velacorp, DCgroup…
Trong phần này mình sẽ phân tích một số hệ sinh thái để mọi người hình dung ra cách làm và bài
học phát triển

ATP Holdings và hệ sinh thái sản phẩm số


Internet phát triển và hành vi tiêu thụ thông tin qua online tạo nên xu hướng số hoá các sản phẩm
truyền thống. Một lớp học giờ đây có thể là classroom thông qua Zoom. Một bộ sách dày cộp gói
gọn trong một file Pdf. Một buổi tập Gym được gói gọn qua một video.
Sản phẩm số tạo nên một trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới và cách thức sử dụng hiệu quả
hơn. Chẳng hạn nhiều người rất ngại đi học vì sợ không thu xếp được thời gian và không biết liệu
giáo trình có phù hợp thì bây giờ hoàn toàn có thể học qua Zoom trực tiếp tương tác với giảng
viên, về nhà có record, không vui có thể đòi hoàn tiền. Hay người muốn giảm béo nhưng không
có thời gian tới phòng tập thì hoàn toàn có thể ở nhà mở Zalo lên có PT hướng dẫn rồi theo dõi
chỉ số hàng ngày. Nhìn theo cách đó, rất nhiều người với những chuyên môn đều có thể “số hoá”
công thức của họ và biến thành một món hàng. Không có tồn kho, không tốn công vận chuyển,
không bị hư hao, làm một lần và ăn cả đời là có thật.

Một loại hình sản phẩm số khác là các phần mềm ứng dụng trong kinh doanh hoặc cuộc sống.
Muốn quản lí nhân viên, có phần mềm chấm công theo dõi đến từng người qua app. Muốn họp
hành, có phần mềm đặt lịch và gọi trực tuyến. Muốn đăng bán hàng tự động trên hàng ngàn
group, có phần mềm tạo kịch bản và bắn tin. Sự bùng nổ của các phần mềm tạo cơ hội cho hàng
triệu người kinh doanh theo kiểu công ty TNHH “một mình tao”. Chỉ cần cái máy tính, cài sẵn vài
phần mềm, chục tài khoản ngân hàng, thì ngồi trên rừng hay giữa biển vẫn luôn nghe tiếng ting
ting.

Tiêu biểu cho những phần mềm như thế, cần nói đến ATP Holdings
Trần Thịnh Lâm sinh năm 1991, quê ở Ea Hleo, Đăk Lăk. Trả lời câu hỏi của mình là sao nhiều anh
em Đăk Lăk thành công trên TMĐT như thế, Lâm cười nói: tính cách của người Tây nguyên rất hào
sảng, phóng khoáng vì vậy rất dễ thu hút mọi người cộng tác, mặt khác sự mạnh mẽ và can
trường khiến họ có thể tự mình khám phá những mảnh đất đầy thử thách.

Đó cũng là tóm gọn cho những phẩm chất nổi trội nhất của Lâm

Khi học năm nhất ĐH GTVT, Lâm bắt đầu đi làm thêm để không phải xin tiền gia đình (năm đó gia
đình Lâm có biến cố khiến cậu phải thức tỉnh). Làm Pboy, sau một năm lên trưởng nhóm, rồi bén
duyên với mảng bán sim số từ 2011. Lâm tham gia rất nhiều group cộng đồng, viết bài chia sẻ, xây
dựng hình tượng đáng tin và thân thiện, từ đó thu hút Khách hàng đến với mình. Lâm còn tự tay
xây dựng rất nhiều group, đỉnh điểm nắm trong tay hàng chục group với số lượng member lên
đến vài trăm ngàn. Lâm bán sim số online thuộc loại lớn nhất Sài Gòn những năm đó, tiền bạc
rủng rỉnh không cần phải nghĩ.
Có tiền, Lâm mạnh dạn mua lại công ty sở hữu mấy cửa hàng Mobifone ở Đăk Lă. Biển hiệu, văn
phòng hoành tráng, CEO Lâm vừa có tiền vừa có danh lớn. Nhưng hỡi ôi đụng vào mới biết thuế
má, bảo hiểm, tài chính nát như tương, trong khi Lâm không có kinh nghiệm gì xử lí. Hơn một năm
sau đóng cửa, Lâm trả giá đắt cho sự bộp chộp.

Trước đó Lâm đã bắt đầu cùng với cậu bạn thân học IT làm công cụ ATP Software . Xuất phát từ
việc thường xuyên đi chia sẻ trên các group, công việc cứ lặp đi lặp lại: viết, đăng bài, comment,
nhắn tin, kết bạn...nếu có tool thì hiệu suất tăng lên gấp bội. Tài năng lập trình của bạn kết hợp
với tư duy sản phẩm nhạy bén của Lâm đã tạo nên sản phẩm hữu dụng được rất nhiều anh em
kinh doanh online sử dụng từ 2013. Lâm nhanh chóng đạt tới con số lợi nhuận 1 tỷ/ tháng trong sự
ngỡ ngàng của các anh em chơi chung.

Đến 2017 lại có biến cố lớn, cậu bạn mất, mọi thứ liên quan đến công nghệ bị tắc lại. Như một
phép màu, Lâm tuyển được mấy bạn trẻ vào kế thừa và xây dựng lại, đội ngũ ATP lúc đó rất trẻ lại
càng đoàn kết để cùng nhau vượt qua mất mát. Họ đi lên từ đó.

Lâm vẫn nhắc đến Bình Nguyễn (sách tập 1 có kể) như người đàn anh đáng học hỏi. Ban đầu Lâm
tham gia cộng đồng ISocial rồi hay viết bài “seeding” bán hàng nên bị Bình nhắc nhở, tức khí bèn
lập cộng đồng riêng. Cười khi nhắc lại thời trẻ trâu đó, Lâm sau này học rất nhiều từ Bình cách xây
dựng sản phẩm, tinh thần cho đi và khả năng dẫn dắt cộng đồng. ATP có nhiều sản phẩm học
theo Bình: Simple ID - lấy ID từ các group để tạo tệp học iTarget, còn Simple page học theo
Ladipage. Cạnh tranh nhưng vẫn giao lưu và học hỏi lẫn nhau, đó là tính cách “quân tử” của các
bạn trẻ kinh doanh có thực lực.

Lâm muốn ATP không chỉ cung cấp sản phẩm công nghệ mà cả kho tàng tri thức giúp cá nhân và
doanh nghiệp nhỏ kinh doanh online thành công. Các bài viết chia sẻ về kinh doanh thực chiến
của Lâm và cộng sự rất công phu, với đầy đủ số liệu biểu mẫu và dẫn chứng sắc bén. Các bộ tài
liệu hướng dẫn được đóng gói cẩn thận, trình bày bắt mắt và chia sẻ miễn phí, thu hút hàng chục
ngàn lượt tải. Hệ thống websitesite gần 100 website bao phủ mọi kiến thức công cụ kinh doanh
mỗi tháng thu hút 3 triệu lượt truy cập. Có thể nói giá trị và tầm ảnh hưởng mà ATP tạo ra vô cùng
to lớn.

ATP đã làm điều đó như thế nào? NEVER STOP LEARNING & SHARING
Nói về Lâm và ATP thì sẽ mất 10 trang sách nên bài viết này nhấn vào Khẩu hiệu nằm lòng của
Lâm đã giúp cho ATP từ 1 công ty nhỏ thành 1 "đế chế" có giá trị cao và năng lực sáng tạo không
ngừng nghỉ
Khi đi các group sẽ thấy ATP xuất hiện liên tục, chia sẻ đủ thứ từ case study đến tool đến video
đến ebook....hệ thống nick và group của họ lên tới vài trăm, còn hệ thống website thì vài triệu
pageview / tháng. Trên TikTok thì cũng có chục bạn đã đạt tới con số triệu view
Năm 2015 họ mới loanh quanh vài trăm triệu/ tháng thì đến nay đã tăng trưởng gấp chục lần

Chìa khóa cho sự phát triển của ATP nằm ở 3 điểm:


- Đội ngũ trẻ thiện chiến và có tư duy làm chủ, những bạn Leader trẻ như: Trần Hoàng Ngọc Tâm,
Nguyên Phong, Leo Minh, Phan Anh Toàn, Đại Bùi... đều có thể cân dự án từ xây dựng sản phẩm
đến marketing đến sale, ra lợi nhuận dương. Lâm rất hào phóng chia sẻ % doanh thu cho Leader,
có người đạt tới mức thu nhập hàng trăm triệu, sau vài năm đã có thể mua Vinhomes sắm Vinfast.
Ngoài thu nhập hậu hĩnh, họ còn được tự chủ, học hỏi không ngừng, phát triển không giới hạn.
Lâm đã xây dựng được đội ngũ có khát khao làm giàu cho bản thân, dựa trên sự học hỏi và tinh
thần làm việc cực kì hiệu suất.
- Sản phẩm luôn đổi mới liên tục theo thời thế . ATP Care để nuôi nick, Simple Page để tạo
Landing Page, Simple ID để tạo tệp, WinERP để quản lí doanh nghiệp....tất cả đều tự xây tự bán và
cải tiến theo năm tháng. Với một startup tự thân vận động thì làm được một thứ trong đó là giỏi
lắm rồi nhưng ATP có chục cái và không ngừng lại. Điểm độc đáo nữa là ngay cả các bạn Dev ở
ATP cũng được hưởng % doanh thu theo tháng, chính vì vậy họ đầu tư hoàn toàn tâm ý để làm
nên các sản phẩm có giá trị ứng dụng rất thực tế.
- Marketing và sale cực kì hiệu quả. Hiếm có doanh nghiệp nào mà từ sếp đến nhân viên đều
hừng hực đi xây dựng thương hiệu cá nhân, làm cộng đồng, chia sẻ và bán hàng ngày đêm như
ATP. Cơ chế % cũng là điểm nhấn khiến nhân viên làm việc với niềm hăng say và không sợ hãi.
Các chương trình đào tạo, review, thăng tiến được thực hiện quyết liệt cũng tạo ra không khí làm
việc say mê cho tất cả mọi người.
Nói thì dễ, nhưng làm sao để tạo dựng được những điều đó. BÍ QUYẾT: Người lãnh đạo phải nêu
gương.
- Thời gian đầu, Lâm cày liên tục, tất cả những việc marketing và sale đều trực tiếp làm, và
làm với hiệu suất đáng sợ. Đó là tấm gương rõ nét nhất để tất cả nhân viên nhìn vào và
noi theo
- Khi đã trao quyền, Lâm ít lên công ty hơn, có nhiều thời gian để theo đuổi các sở thích cá
nhân hơn (đầu tư, du lịch…). Nhưng Lâm không thỏa mãn hay cho phép mình nghỉ ngơi.
Vẫn đọc sách, xem các video, đi học rất nhiều, có thể dành nhiều giờ chỉ để nghiên cứu
và ghi chép lại. Học nghiêm túc với thái độ cầu thị và tâm mở để lĩnh hội tri thức và áp
dụng liên tục vào doanh nghiệp. Trong mô hình của ATP sẽ thấy những bài học từ
Thegioididong, Nexttech, được biến hoá cho phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp nhỏ.
- Khi đã “giàu có", Lâm vẫn sẵn sàng dấn thân khai phá những cách làm mới với tâm thế của
người thực sự muốn vươn lên (hơi ngược đời khi Lâm đã ở trên đỉnh cao). ATP đã rất thành
công nhờ Facebook. Nhưng khi TikTok lên ngôi, Lâm vẫn dành cả năm trời thử nghiệm đủ
kiểu làm TikTok để kéo followers. Sau 1 năm đầu coi như bỏ đi, đến 2020 thì kênh TikTok
của Lâm đã tăng trưởng rất mạnh mẽ, Lâm trở thành idol TikTok với những clip trăm ngàn
view về kinh doanh, đầu tư, phát triển bản thân….Chính Lâm lại tiên phong khai phá ra
mảnh đất màu mỡ tiếp theo cho ATP. Khi CEO làm gương quyết liệt như thế thì toàn team
sẽ luôn chạy rầm rập.

ATP bán những sản phẩm công nghệ bình thường bằng những chiêu thức phi thường. Trong khi
rất nhiều startup Công nghệ (SaaS) lỗ lên lỗ xuống và loay hoay trong việc gọi vốn, tìm thị trường
thì ATP luôn tăng trưởng bất chấp cả Covid. Khi tìm hiểu sâu về ATP và đọc lại case study của
Bình Nguyễn (Ladipage) trong tập 1 ebook các bạn sẽ thấy có những điểm giống nhau và cũng là
hình mẫu mà những công ty SaaS nên noi theo:
- Xây sản phẩm giúp khách hàng giải quyết được một việc nhưng cũng gián tiếp đào tạo
cho họ cách làm theo kiểu mới. Cứ làm tới đâu thì tung ra thị trường, đi chia sẻ, lắng nghe
phản hồi để thay đổi. Ví dụ ATP Software là phần mềm trên máy tính, giúp người sale có
thể tự động hóa việc kết bạn, comment, tương tác, inbox….để chăm sóc khách hàng tiềm
năng và bán hàng theo kịch bản định sẵn. Có hàng triệu người cần công cụ như thế, và có
hàng trăm ngàn người đã kiếm được tiền nhờ nó.
- Sản phẩm phải đi theo xu hướng mà thế giới đã chứng minh. Cho đến khi mà các thuật
ngữ bán hàng online, social commerce mới rộ lên gần đây thì ATP Software đã giải quyết
các bài toán đó từ sớm rồi.
- Phát triển sản phẩm dựa theo kinh nghiệm, thấu hiểu nhu cầu hiện tại nhưng luôn phải
nhìn về tương lai vài năm sau: ban đầu Simple ID là công cụ để lấy UID từ các group trên
Facebook nhằm chạy quảng cáo. Đến khi Facebook thay đổi, các thuật toán và cách làm
thay đổi thì ATP Software ra đời để giúp cá nhân hóa việc kết nối, chăm sóc. Rồi khi khách
hàng cần nền tảng làm websitesite đơn giản thì Simple page ra đời. Rồi khi khách mở
rộng quy mô, cần một hệ thống bài bản hơn thì lại có ATP Care. Mỗi sản phẩm giải quyết
bài toán mới nhưng vẫn kế thừa được nền tảng đã xây từ đầu. Mỗi team lập ra có cách
hoạt động và đặc thù riêng nhưng vẫn kế thừa được quy trình và văn hóa chung. Đó chính
là điều tạo nên sức bật và tốc độ mà ít có công ty nào theo kịp.
Sản phẩm của ATP được hầu hết các anh em mới kinh doanh sử dụng để tìm kiếm khách hàng,
chạy quảng cáo hay bán hàng. Mỗi lần họ chi trả rất ít, vài trăm ngàn hay vài triệu, nhưng trong
vòng đời chục năm kinh doanh thì có nhiều người đã trả hàng trăm triệu. Đó quả là mối hợp tác kì
diệu, và tạo ra dòng chảy hàng hóa bất tận trên khắp các nền tảng số.
Một trong những vũ khí rất sắc bén để giúp ATP tung sản phẩm đó chính là phát triển cộng đồng.
ATP sở hữu rất nhiều group chất lượng, tổng lên tới hàng triệu member. Các bạn mod đều rất
chăm chia sẻ, tạo các nội dung có giá trị và xây dựng mối kết nối 1-1 với những người có “vai vế”.
Nhờ cộng đồng mà ATP thấy được xu hướng và các nhu cầu tiềm tàng để xây sản phẩm. Và chính
cộng đồng là nơi đầu tiên để đưa sản phẩm ra đời sống, đón nhận phản hồi, cải tiến, và hoàn
thiện. Đó là mối lương duyên kì diệu, là cách làm marketing điển hình ở thị trường sản phẩm công
nghệ rất khó bán và không được coi trọng (đoạn này giống hệt Ladipage).
Một sự cố đáng tiếc: trong bài đăng của Hiếu PC (chuyên gia bảo mật) có bằng chứng về việc
ATP Software có lưu cookies của người dùng về server, dẫn đến có nguy cơ lộ thông tin tài khoản
Facebook. Điều này có vi phạm tới Luật Bảo vệ dữ liệu người dùng vì phần mềm không xin phép
từ đầu. Lâm thừa nhận là họ chưa biết (vì phần mềm làm từ rất lâu rồi) và cũng chủ quan trước
những quy định mới. Chấp nhận chịu phạt, gỡ bỏ tính năng và kinh doanh lao dốc vì ảnh hưởng
thương hiệu. Lâm và đội ngũ vẫn chăm chỉ cần mẫn như trước nhưng biết nhìn trước ngó sau hơn
và cẩn trọng trước các sự cố hơn. Khi việc này xảy ra, Lâm cũng hoang mang hỏi mình cách xử lí.
Mình bảo em cứ nhận sai và đưa ra cam kết rồi đừng nói gì nhiều thêm, làm tử tế thì sẽ được ủng
hộ lại. Rất may thì đến giờ mọi thứ đã ổn.

Sau phần mềm là bán sách và kinh doanh sản phẩm vật lý
Chuyện kinh doanh sách đến từ quyết tâm của Lâm: sau bao năm làm sản phẩm số thì Lâm muốn
dấn thân vào bán sản phẩm vật lí, có vậy mới thật sự hiểu những người đang bán hàng thiếu gì,
cần gì để bổ sung tính năng ngược lãi.
Và đã bán thì phải có lãi, chứ anh không thể cung cấp vũ khí khi anh là kẻ thất trận. 1-2 năm sau
dịch, Lâm cũng thực sự bí hướng phát triển sản phẩm, nhưng từ ngày làm ATPBook, va chạm kinh
doanh thực chiến, mới có thêm nhiều ý tưởng để làm, về các tools, tính năng mà các doanh
nghiệp/shop kinh doanh cần (thị trường chưa có)
Và công ty công nghệ đi bán sách thì cách tiếp cận phải khác dân buôn sách chứ
Khác thế nào?
- R&D: ATP phát triển hẳn một phần mềm để crawl số từ các sàn TMĐT về và bóc tách ra
xem trong mảng sách thì ai đang bán tốt, số đơn là bao nhiêu, thời điểm nào bán được,
các dòng sách nào đang tăng…..Từ số liệu, Lâm phát hiện thấy là những shop bán tốt nhất
cũng chỉ có doanh số tỷ / tháng, nhìn tích cực thì đây là cơ hội rất tốt để vượt lên
- Chiến lược: chơi TikTok hăng say từ đầu 2020 nên Lâm phát hiện ra là dân TikTok rất dễ
mua theo hứng (thuật ngữ gọi là shoppertainment). Bán sách nếu cứ bám vào nội dung,
câu chuyện thì khó bán. Nhưng nếu bám vào cảm hứng và kết hợp với các thủ thuật giật
tít, tâm tình thì hiệu quả. Rất nhiều kênh đã bán theo cách như vậy.
- Tiêu chí: không phải sách nào cũng bán được dù nội dung rất hay. Sau khi bỏ vài chục
triệu ra thử mua và quan sát cách bán của các shop, Lâm lặp ra hẳn bộ tiêu chí những
cuốn sách nào sẽ hot. Đó là:
+ Tiêu đề quyến rũ: Muôn kiếp nhân sinh, Quẳng gánh lo đi mà sống, Biến mọi thứ thành
tiền, Cơn bão triệu phú, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu….chỉ cần nghe thôi là đã tò mò muốn
biết bên trong là gì rồi.
+ Giá dao động từ 200k - 300k, thấp hơn thì lãi quá ít còn cao hơn thì khó bán.
+ Có nhiều câu chuyện hay để viral. Các sách quá khoa học thì khó bán trên sàn vì người
làm marketing chưa chắc đã hiểu nổi nội dung. Sách gì mà tạo ra được trend hay câu cửa
miệng (ví dụ Bye béo) thì sẽ rất dễ đi vào lòng người.
- Cạnh tranh và tăng trưởng nhờ chính sách hoa hồng dành cho affiliate cởi mở. Như case
trong hình nhờ chính sách affiliate 30% là một phần giúp số lượng bán ra và video gắn sản
phẩm tăng vọt. Nổ 26.800 đơn trong 30 ngày.
Sau gần 5 tháng setup dự án ATPBook

“Kết quả vẫn chưa ổn định và chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Nhưng có lãi ngay từ tháng
thứ hai đến nay, ít nhiều cũng HỌC ĐƯỢC NGHỀ và đang dần bắt đầu ổn định kênh bán hơn.
Vừa xây “tài sản online” vừa kiếm tiền để duy trì dự án…
2-3 tháng đầu mình rất cày với dự án, đi vào chi tiết từng việc nhỏ nhất. 2 tháng gần đây, từ sau
Tết tới giờ gần như không TRỰC TIẾP LÀM GÌ (chỉ quan sát và tác động team). Kết quả hiện tại là
do sự nỗ lực của team tự chạy. Dự án còn nhiều “miếng đánh” cần chinh phục, sẽ còn x3-5 lần
nữa nếu duy trì sự tập trung đúng mực.
Cuộc chơi lớn: ATP Holding Group
Sau gần 10 năm, Lâm đã quá đầy đủ cả về tiền bạc lẫn danh tiếng. Bước phát triển tiếp theo của
Lâm là một Holding Group đóng vai trò đầu tư và phân bổ nguồn lực cho các công ty con. Mô
hình này Lâm tham khảo từ Nexttech group của shark Bình - tạo ra hệ sinh thái các “đàn cá hổ"
để cộng sinh và đối chọi với những tay chơi mạnh bạo hơn. Với một loạt những công ty sinh lời
được điều hành bởi các Leader trẻ khỏe, Lâm có nhiều thời gian để nghiên cứu về những xu
hướng đầu tư mới: bất động sản, chứng khoán, coin….Mỗi khi tìm thấy kênh sinh lời, thì Lâm lại
chia sẻ để các cộng sự cùng tham gia, và cùng kiếm tiền. Ẩn sau vẻ bình thản, thâm trầm là một
cái đầu cực kì sắc bén và đôi tay nhanh như chớp.
“Qua những trải nghiệm, mình đúc kết được “công thức” để có xác suất win cao hơn với game
kinh doanh (làm thương mại/sản phẩm vật lý):
- Chỉ cần lựa chọn đúng mặt hàng kinh doanh có lợi thế
- Chọn đúng nhân sự cốt cán có khả năng thực chiến ra việc (tập trung full nguồn lực)
- Có chiến lược và kế hoạch điều chỉnh đúng đắn. Biết nên làm gì trước, sau để dự án hiệu quả ở
những giai đoạn đầu
Chúng ta không biết điều mình không biết”, thực sự là khi DẤN THÂN làm mới THỬ SAI & vỡ oà
ra nhiều thứ mà trước đây mình bị “MISS”.
Lĩnh vực thương mại sách không phải quá ngon về tiềm năng hay lợi nhuận. Nhiều mảng khác
ngon hơn nhiều. Nhưng sách là cánh cửa rộng để mở ra các mảng tiếp theo…”
Nói sơ để anh em hiểu thêm về phong cách làm việc của Lâm:
- Không trực tiếp làm, chỉ setup “game” để anh em tự “bơi” đến khi có kết quả.
- Core-team sẽ có cổ phần tại dự án (% tại dự án mới là thứ giúp anh em thoát nghèo)

- Giúp anh em tốt nhất là môi trường làm việc và định hướng. Qua đó cày cuốc theo thời gian sẽ
giỏi lên, sẽ có kết quả…

- Chọn lựa 9x, tính cách ổn, thái độ ổn. Chịu khó, chăm chỉ, kiên trì,… làm 2-3 năm chắc chắn ổn.
Còn ai muốn có kết quả nhanh dưới 1 năm thực sự không dễ.

Sau khá nhiều thất bại khi mở rộng hệ sinh thái, Lâm hiểu rõ về việc phải tập trung. Đã từng có
chút chểnh mảng, lan man mở rộng theo chiều ngang là phải trả giá rất đắt. Nhưng tập trung ở
đây không phải là “rập khuôn/cứng nhắc” với 1 thứ duy nhất mình đang làm, đôi khi cái mình đang
tập trung nó “không hợp thời” thì sao?” Sau khi cân nhắc mọi thứ, Lâm quyết định tập trung vào 2
mảng chính: công nghệ và sản phẩm tiêu dùng.

CÔNG NGHỆ
Nhìn quanh các doanh nghiệp công nghệ có kết quả tốt, duy trì vị thế tăng trưởng ổn định thì ban
đầu đều đi lên nhờ tiên phong làm tốt sản phẩm nào đó, nhưng theo thời gian đều phải mở rộng
thêm các tính năng, để tăng “ĐIỂM CHẠM” và lợi thế cạnh tranh. doanh nghiệp công nghệ phát
triển các tính năng "ĐỤNG NHAU" là điều hết sức bình thường. Ai không nâng cấp, không hoàn
thiện nhanh tính năng và công nghệ thì bị đào thải là chuyện hết sức bình thường. Cả Google,
Microsoft, Amazon,… cũng có thể bị thay thế bởi các “tay chơi” mới nếu không tiếp tục phát triển
đủ nhanh:
- Các doanh nghiệp công nghệ Việt kiểu: Misa, Base,… rất to và xịn xò, quy mô trăm triệu $.
Nhỏ hơn kiểu Pancake, Ladipage, Atosa, Metric cũng rất rất xịn, từ vài triệu đến vài chục
triệu $.
- Những lĩnh vực trên online vẫn luôn “trường tồn” và rất khó xâm nhập như kiểu: Matbao,
Inet, Pavietnam, HostVN,… doanh nghiệp nào giờ cũng lãi to, doanh thu vài trăm tỏi mỗi
năm hết rồi.

Sản phẩm vật lý


Các lĩnh vực kinh doanh truyền thống nhưng có tập trung yếu tố công nghệ để phát triển như:
Fonos, Coolmate, Boxme, các đơn vị giao vận…Sau sách, Lâm còn định lấn sang văn phòng
phẩm, đồ thể thao, phụ kiện…

Lâm vẫn là chàng trai tỉnh lẻ, khiêm tốn và hòa đồng. Rất chịu khó đi gặp những người cùng hệ
giá trị, cẩn thận ghi chép mọi điều trong một cuốn sổ tay, rồi lại ngẫm nghĩ tẩy xóa, rồi lại đúc kết
ra thành các bài dài hàng chục trang post lên các group. Đâu đó trên Facebook, TikTok sẽ thấy
các video livestream của Lâm với chất giọng trầm ấm và tinh thần chia sẻ không giấu giếm. Lâm
cho rằng càng cho đi sẽ càng thu nạp về được, từ kiến thức tới tiền bạc và mối quan hệ, Lâm thực
sự hào sảng và không tính toán. Có thể liên tưởng tính cách đó của những người đi kinh tế mới ở
vùng đất cao nguyên Đăk Lăk đầy khắc nghiệt, một mặt phải tự trang bị bản lĩnh sinh tồn, một
mặt luôn quần tụ để nương nhau mà sống. Tính cách đó có thể gặp ở nhiều bạn trẻ, nhưng với
dân Đăk Lăk thì quả thực nổi bật.
Lâm là tiêu biểu cho một thế hệ trẻ sinh sau những năm 90. Họ được đón nhận nền giáo dục tốt
hơn, được học những kỹ năng của thời đại số như vi tính, Anh văn từ sớm. Họ vào đại học với ít
gánh nặng tiền bạc hơn. Họ cũng được anh chị hỗ trợ định hướng và công việc tốt hơn. Chính vì
thế, họ có đủ điều kiện để đi nhanh hơn các thế hệ trước vài năm, đạt thành công sớm, và làm
được những điều đáng nể. Nhưng điều rất hay là họ thật sự khiêm tốn, khát khao tạo dựng giá trị
cũng như bước vào cuộc chơi lớn nâng tầm cả ngành nghề hay quốc gia.

Giai đoạn trước đây khi kinh doanh thuận lợi, nhiều anh em rất ham thích xây hệ sinh thái bằng
cách tuyển tướng về giao quyền hoặc M&A các công ty nhỏ. Dịch bệnh rồi khủng hoảng hậu
Covid khiến nhiều công ty lao đao và những hệ sinh thái lỏng lẻo bắt đầu phát sinh những bất
cập rồi tan rã. Lý do chính:
- Thiếu nhà lãnh đạo đủ tầm cỡ để giữ vững mục tiêu và dẫn dắt anh em vượt qua thách
thức. Nhiều bạn mới chỉ ở tầm quản lí chuyên môn thôi, khi nhảy lên vai trò lãnh đạo nhóm
công ty thì bộc lộ nhiều điểm chưa tròn vai. Lãnh đạo là do thiên bẩm, hoặc phải trải qua
nhiều tôi rèn mới thành. Thế nên những bạn còn quá trẻ, ít trải nghiệm, thiếu độ dạn dày
sẽ khó mà lèo lái được tổ chức lớn phức tạp.
- Thiếu hệ thống quản trị phân cấp chuyên nghiệp: các doanh nghiệp lớn rất coi trọng quy
trình, chính sách và đầu tư rất nhiều cho hạ tầng, hệ thống hỗ trợ, dự đoán. Vì thế sức
mạnh nội tại không ngừng gia tăng và các rủi ro kinh doanh được kiểm soát. Những anh
em trẻ hay hăng máu làm nhanh, ẩu nên khi gặp các biến động bất thường thì thất trận.
- Thiếu tham vọng xây cuộc chơi lớn: nếu chỉ là một nhóm công ty ngồi với nhau để hỗ trợ
và chia sẻ nguồn lực thì không khác gì việc liên minh hay hợp tác. Mấu chốt khi gia nhập
hệ sinh thái là phải khai thác được tài nguyên chung để nhân gấp nhiều lần giá trị doanh
nghiệp, hoặc tích tụ nội lực cho một vài công ty trong nhóm để họ trở thành số một. Ví dụ
với Seedcom, GHN là công ty logistics chung cho cả nhóm, Haravan là công ty công nghệ
chung. Họ vừa nhận được đơn hàng vừa khai thác được các tri thức kinh nghiệm từ các
công ty khác. Vì thế khi Seedcom càng lớn thì GHN và Haravan càng nhân sức mạnh lên
nhiều lần.
- Thiếu độ thấm về văn hoá doanh nghiệp: nhiều người nhiều cá tính nhiều mối quan hệ
đan xen sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề. Chuyện bè phái, đồn đoán, móc ngoặc, cạnh
khoé..diễn ra thường ngày, nếu không có những nhà kĩ trị xuất sắc thì lâu dần sẽ tích tụ
thành những khối u gây mục nát hệ thống.
- Thiếu sự đổi mới và phát kiến: từng công ty nhỏ rất sáng tạo nhưng khi gộp lại thì trì trệ,
rối rắm. Vì thế tiết kiệm được nguồn lực chỗ này lại phát sinh lãng phí chỗ khác. Khi hiệu
suất chung bị chững lại thì những nhóm mạnh nhất sẽ bị kéo chân và họ cảm thấy bí bách
muốn tách ra tự chơi.
- Thiếu chặt chẽ về pháp lý: dễ mở thì dễ đóng. Nhiều công ty lập ra chớp nhoáng, nhiều vụ
m&a diễn ra trên bàn nhậu. Sự lỏng lẻo về cam kết, hợp đồng và kế hoạch khiến cho các
công ty phát sinh rất nhiều mâu thuẫn lợi ích về sau.

Nhiều anh em sau một thời gian xây hệ sinh thái đã quyết định cắt giảm hàng loạt chỉ giữ lại các
mảng cốt lõi. Đông thì vui, hoành tráng thì oai, nhưng tóm lại kinh doanh phải hỏi là sau 1 năm 3
năm có tiền không. Và không phải ai cũng giỏi làm lớn. Giữ vững một công ty tinh gọn hiệu quả
tốt hơn là gồng gánh một tổ chức hỗn loạn.
ATP Holdings cũng thế. Lâm cắt một số mảng, tập trung lại các hoạt động cốt lõi, chấp nhận chia
tay những tướng trẻ hết tiềm năng. Lâm âm thầm hơn và đi chậm lại để học thêm kiến thức và tích
lũy nội lực. Cuộc chơi còn dài, và hệ sinh thái cần thời gian để sinh sôi lành mạnh thay vì những
cú tăng trưởng bong bóng.

Hoàng Minh Quân - từ Gamer thành Entrepreneur


Một buổi sáng cách đây hơn 1 năm (2022), giữa tiết trời se lạnh, mình và Quân hẹn cafe tại thành
phố Gia Nghĩa - Đăk Nông. Lúc này Quân vừa cưới vợ xong và đi xuyên Việt cùng với một người
bạn, còn mình cũng đang phượt Đăk Nông. Thấy nhau checkin trên Facebook bèn hẹn gặp ngay.
Trước đó mình mới gặp Quân một lần ở Landmark 81, cũng nhân một lần thấy Quân check in Sài
Gòn. Và khi viết cuốn sách này, mình hẹn Quân cafe online nói chuyện là lần thứ 3.
Thế giới kinh doanh online là vậy, anh em ít giao lưu ngoài đời nhưng nhờ Facebook và những
vòng tròn quan hệ đa dạng nên đều có thể biết nhau làm gì, thế mạnh ra sao, phong cách làm ăn
thế nào. Chạm đúng tần số và chờ đúng dịp thì mới gặp. Và đã gặp thì sảng khoái, hết lòng.

Phải gọi Quân là big boss (danh nhân lớn) vì Quân có trí tuệ, năng lực kiếm tiền lẫn triết lý kinh
doanh xuất sắc mà mình chỉ thấy ở các Chủ tịch Tập đoàn lớn. Quân là đại diện cho thế hệ doanh
nghiệp mới: nghĩ lớn, kiếm tiền rất nhanh và rất nhiều; nhưng biết mình biết thời, tiến lên bằng
lòng quyết tâm và suy nghĩ khác biệt, làm ăn sáng tạo bền bỉ.
Quân sinh năm 1991, quê ở Lào Cai, gia đình cơ bản: mẹ giáo viên, bố buôn bán nhỏ. Xuống Hà
Nội học rồi đi làm, mong ước giản đơn là có cái nhà để trụ lại ở đất thủ đô. Thế rồi chưa đến tuổi
25 thì Quân đã có hết mọi thứ.
2015, Quân kiếm triệu $ đầu tiên, mua xe BMW, mua thêm đất nhà. Tất cả đều nhờ việc bán các
sản phẩm và làm dịch vụ game. Từ đó Quân mở công ty, và hình thành nên HQ group gồm các
mảng: dịch vụ game, TMĐT, thanh toán, công nghệ. Dẫn đầu trong mảng booking KOL cho ngành
game vào đúng thời bùng nổ của game nên tiền kiếm rất nhanh và tốc độ tăng trưởng thẳng
đứng. Đội ngũ quản lí của HQ đều là những bạn trẻ 9x-2000 theo Quân từ thời ngồi quán net cày
game, nên có độ thấm về văn hóa và đồng điệu về tinh thần. Nhưng đó cũng là vấn đề khiến HQ
gặp nhiều trục trặc khi mở rộng và Quân đã phải trả rất nhiều tiền để học những bài học quý giá.
Điều đáng nể trọng nhất về Quân là: người có giấc mơ lớn, hăng say dấn thân vào các cuộc chơi
và sẵn sàng trả học phí đắt để hoàn thiện bản thân. Quân xem kinh doanh và cuộc đời là quá
trình học, trải nghiệm và chinh phục các mục tiêu; và dĩ nhiên mình trưởng thành thì tiền sẽ đến.
Từ Gamer thành Solo Entrepreneur

2012, Quân mới ra trường và chưa có bất kì ý tưởng gì cho cuộc đời. Một người bạn rủ chơi game
nhập vai Avatar, Ninja School, thế là lao vào game luôn. Sau vài tháng vì muốn có thêm nhiều
đồng đội cùng chơi nên Quân tham gia các diễn đàn game, viết bài chia sẻ về kinh nghiệm chơi,
build đồ, tâm sự đêm khuya...Tính tình cởi mở thân thiện hay thích tâm tình nên Quân kết nối được
rất nhiều anh em để xây bang hội (clan) đông mạnh. Hồi đó diễn đàn tính độ uy tín của cá nhân
theo số bài viết và số lượt thả tim bài, nên chỉ sau vài tháng Quân được đẩy lên làm Mod (người
quản trị) của game. Mod rất oai, có quyền lực và uy tín với anh em lắm. Dân chơi game khi đó tâm
huyết, máu lửa và đoàn kết hơn bây giờ, game mà Quân chơi cũng nổi rần rần nên uy thế của
Quân càng lớn. Người chơi càng hăng lại càng có nhiều nhu cầu trao đổi, mua bán đồ vật trong
game bằng tiền lớn. Vì họ không quen biết nhau nên cần một người trung gian cho uy tín, chấp
nhận trả 10% giá trị giao dịch. Lúc đó Quân đã là người nổi tiếng nhất nhì diễn đàn tựa game Ninja
School lại là Mod diễn đàn nên hái ra tiền nhờ nghề làm trung gian đó. Chẳng hạn một món đồ
100 triệu thì Quân có ngay 10 triệu. Mà nhu cầu thì nhiều vô hạn: người chơi class cung thích đổi
nhân vật sang chơi class kiếm, người muốn mua đồ trong game bằng tiền mặt,...rất rất nhiều. Có
ngày Quân ngồi chat mỏi tay. Sẵn tiền, Quân còn đứng ra thu mua đồ trong game rồi bán lại, có
khi một phi vụ đã lãi gấp đôi. Những đợt Tết, các game tung ra chương trình nạp thẻ chiết khấu
cao, Quân bỏ số tiền lớn nạp thẻ rồi cứ thế bán lại, mua 1 lời 2 là bình thường. Bố mẹ thấy con
quyết tâm, kiên trì, ra kết quả bèn cho mượn sổ đỏ cắm ngân hàng lấy vốn làm ăn, chỉ cần hơn
tháng là thu về cái sổ đỏ và lãi thêm nhiều sổ đỏ nữa.
Một kiểu kiếm tiền ăn đậm nữa là thâu gom nick: những người chán game bán rẻ nick, Quân bỏ
tiền ra mua lại rồi sau đó bán giá cao gấp đôi. Vì nick của Quân có độ uy tín, có quyền đăng bài
trên diễn đàn nên Quân còn mở dịch vụ làm trung gian kí gửi bán nick game: ai cần bán thì Quân
sẽ đăng hộ rồi thu phí 10% giá bán; nhưng có khi Quân thấy nick ngon thì tự mua luôn để đầu cơ.
Nên nhớ một cái nick có thể giá hàng trăm triệu, bằng một mảnh đất khi đó; nên nghề của Quân
không khác gì đầu cơ môi giới bất động sản.
Một mình Quân làm tất. Nhưng khi giao dịch Quân vẫn nói với khách có là có đội ngũ, có trợ lý để
trông chuyên nghiệp. Quân tạo ra các nick mới để đóng vai trợ lý của chính mình, khi có khách
hỏi thì Quân sẽ tạo nhóm chat rồi add nick trợ lý vào. Quân còn mày mò lập website bằng
Wordpress, thực ra chỉ là trang thông tin dịch vụ đơn giản có số tài khoản để mọi người chuyển
tiền, nhưng nhờ có websitesite nên khi người ta search (tìm kiếm) thì sẽ ra thông tin rất nhanh.
Một người vừa biết làm thương hiệu cá nhân, vừa giỏi quan sát, đặt vấn đề và đúc kết để chộp cơ
hội mới liên tục như thế thì thành công là quá xứng đáng.
Tới 2015, Quân đã có 1 triệu $ đầu tiên và mua được chiếc BMW bóng loáng. Chuyện chơi game
mà làm giàu nghe thật khó tin. Tuy nhiên ngẫm lại thì thời đó đúng là hoàng kim của ngành game.
Ông anh học cùng trường ở gần nhà trọ với mình, sau này là giám đốc kĩ thuật của VNG
(Vinagame) từng kể rằng các game hot khi đó doanh số mỗi tháng có thể đạt tới vài chục tỷ, hầu
hết là tiền game thủ nạp vào để mua đồ. Thị trường website game từ 2008 - 2015 ước tính lên
đến hàng chục ngàn tỷ. Những bạn như Quân đã vô tình bước vào một thị trường quá béo bở và
sơ khai nên cứ thế mà đào vô tận.

Đinh Khánh Nam, từng là CEO Topica Edumall một thời cầm vài trăm quân tướng chiếm lĩnh thị
trường đào tạo trực tuyến ở VN ngồi trầm ngâm với mình trong quán cafe Hà Nội một chiều muộn
tháng 10.2023: “Anh Tuấn ạ, những người như anh em mình tưởng đi sớm về online và quản trị
oai phong chứ về độ nhạy kiếm tiền thì thua xa những bạn trẻ như Quân. Chẳng hạn mình nhìn
Netflix là tài khoản để xem film còn các em sẽ nhìn việc bán các tài khoản đó có thể tạo ra tiền
tỷ mỗi tháng (cứ bán cho vài ngàn người). Cứ thay tài khoản Netflix bằng Canva, Google Drive,
chatGPT, Gmail…sẽ thấy 1001 thứ để kiếm tiền tỷ”. Mình đáp lời: “đúng là 10 năm có quá nhiều
thứ để làm nhưng nếu chính chuyên quá thì khó mà nhìn ra. Nên 10 năm sau phải hạ cái tôi
xuống để học hỏi thế hệ trẻ nhiều hơn”.

Giang sơn luận kiếm


Những năm 2008 - 2015 là thời kì hoàng kim của website game. Trước đó từ 2000, các dòng PC
game như Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế, Dota, Empire đã tung hoành các phòng net. Khu vực
đường Đồng Nai , Bắc Hải (quận 10) là thiên đường của các phòng game. Bọn mình khi đó cứ tối
tối ăn cơm xong là kéo nhau ra các quán đánh game tới tận khuya, sáng hầu như nghỉ học,
chiều lên trường tí rồi í ới nhau về sớm để đi chơi. Ít nhất một nửa số bạn mình là con ngoan trò
giỏi ở quê đã nướng vài năm tuổi trẻ trong các giấc mộng đêm hè rồi hậu quả là bị đuổi học, ở
lại lớp; đứa nào ra trường cũng vật vờ đợi hết giờ để lao vào những cuộc vui qua ngày đoạn
tháng. Mình cũng có vài năm say sưa với trò xây thành rèn lính trong game Empire, lên tới trình
cao thủ. Công ty đầu tiên mình đi làm là Gameloft, chuyên về game trên mobile nên xung quanh
mình toàn là Game thủ. Nhưng đến khi khởi nghiệp 2008 thì mình quyết định đoạn tuyệt với
game. Bạn bè mình đi theo nghề làm game đến giờ đều có thành tựu lớn.
Cơn sốt game tiếp tục khi VNG (Vinagame), FPT online, VTC game, Garena đầu tư mạnh mẽ cho
website game và social game, có những tựa game đạt tới doanh số vài chục tỷ/ tháng. Họ mời
các ngôi sao giới trẻ như Hoàng Thùy Linh, Ngọc Trinh, Mai Phương Thúy làm đại sứ, tổ chức
những buổi ra mắt hoành tráng, các buổi họp mặt gamer như đại nhạc hội. Tiền thu về lớn khủng
khiếp. Nhiều game studio nhỏ cũng dễ dàng kiếm được lợi nhuận hàng tỷ/ tháng bằng cách mua
source game từ Trung Quốc về rồi dựng server lên và marketing để thu phí.
Mình có 2 cơ hội để kiếm tiền lớn từ game trong giai đoạn này. Nam, ông anh cùng trường cấp 3
và trọ chung hồi ĐH khi đó là Senior Tech lead ở Vinagame rủ mình làm Social game để cắm lên
Zing me - 1 trò kiếm tiền béo bở khi đó. Tụi mình lập ra team 5 người gồm toàn nhân tài nhưng
sau 6 tháng loay hoay không ra được game thì dẹp team. Tới 2012, một cậu em tên Nam cùng
mình sáng lập công ty đầu tiên rủ mình tham gia 1 dự án làm website game mới; mình từ chối.
Sau đó chứng kiến Nam kiếm vài tỷ năm đó, còn mình thì cứ loay hoay với những mớ bòng bong
của khởi nghiệp. Ngẫm ra mình không có số giàu nhờ game.
Kể lại để thấy game là ngành công nghiệp lớn và thịnh vượng đến mức độ nào. Bạn mình, Phan
Thanh Giản, một tay làm game kì cựu ở FPT online lí giải vì sao game lại thu hút mọi tầng lớp:
“Game cho ta được sống với những ước mơ không có ở đời thực. Trong game, ta có thể làm vua,
tướng, có thể công thành, giải cứu mỹ nữ, được tung hô và suy tôn. Những tầng lớp yếu thế (sinh
viên, công nhân, thanh niên vô công rỗi nghề) tìm thấy được cuộc đời lí tưởng trong game để
quên đi thực tại thấp kém. Nhưng ngay cả những đại gia lắm tiền vẫn thấy trong game những
niềm tự do chinh phục mà họ khó có được ngoài đời. Bỏ hàng trăm triệu nâng cấp đồ, bỏ hàng tỷ
đầu tư cho một cuộc đấu. Cũng giống như người ta đi du lịch sang chảnh hoặc mua du thuyền
sưu tầm cổ vật mà thôi. Mỗi người đều có những khát khao và họ luôn muốn tìm một nơi mà họ
được sống với chính mình không bị vướng vào những quy tắc lề lối xã hội”.
Nếu mình hiểu được điều này sớm, có lẽ mình đã đi theo ngành game.
2015 khi game mobile bùng nổ và Flappy Bird gây sốt toàn cầu, một thế hệ thanh niên 9x đã đi
theo cảm hứng từ Nguyễn Hà Đông để lập ra các studio Việt vươn tầm thế giới. Vài năm sau họ
trở thành Amanotes, Athena, Sconnect, Axie Infinity….mình sẽ kể câu chuyện này trong phần sau.
Nói dông dài một tí để lí giải vì sao những bạn mê game và hiểu cách kiếm tiền từ game như
Quân lại giàu lên nhanh chóng như vậy. Còn những kẻ kém thức thời như mình chỉ biết đứng
ngoài nhìn bằng con mắt hoài nghi .

Không dừng lại ở game, Quân bắt đầu tìm hiểu về Wap, website, trang tin tức game, KOL…rồi mở
rộng ra làm nhiều mảng. Quân muốn làm lớn và xây dựng nền tảng bài bản nên đầu tư rất mạnh
tay. Do việc kiếm tiền từ mảng game rất thuận lợi nên Quân có điều kiện để phát triển doanh
nghiệp quy củ từ sớm. Tuy nhiên chuyển từ việc làm ăn một mình nhờ thương hiệu cá nhân sang
xây doanh nghiệp mất nhiều thời gian hơn, lợi nhuận giảm, khách hàng vẫn chỉ muốn gặp ông
Quân chứ không thích nói chuyện với ai khác. Đó là một quá trình rất mất thời gian và nhiều bực
bội, nhưng Quân quyết phải làm vì nghĩ cho đường dài.
Quân cũng mất tiền nhiều. Có giai đoạn FOMO chứng khoán, coin mất cả triệu $, còn số tiền (tỷ)
mất vì hợp tác làm ăn rất nhiều. Quân hiểu điểm yếu của mình và đa số anh em MMO: may mắn
chớp thời cơ, tận dụng thời điểm nên kiếm tiền nhanh chóng, nhưng năng lực kiếm tiền và xây
dựng doanh nghiệp là 2 cái khác nhau. Duy trì và phát triển được doanh nghiệp phải đến từ năng
lực quản trị, điều này tốn thời gian và phải trả giá bằng thực tế chứ không phải cứ muốn là được.
Nhiều anh em MMO thành công sau một thời gian mở doanh nghiệp không phát triển được đành
quay trở lại làm mô hình solo hoặc team nhỏ để kiếm tiền.
Quân xem mọi thứ đều là bài học: có thể mất tiền nhưng phải học được bài học để khôn ra, và
không bao giờ được phép mất tiền lần thứ 2.

Từ Solo Entrepreneur thành Serial Entrepreneur


Từ 2016, Quân tập trung phát triển mảng dịch vụ booking KOL cho ngành game. Lúc đó nhiều
game thủ đã được xem là nghề có thu nhập và vị trí, Cộng đồng game thủ lên tới hàng chục triệu
người, những KOL / idol game hot được hàng triệu người theo dõi, các buổi livestream đánh game
nô nức không kém một trận bóng đá. Quân nhìn thấy cơ hội kiếm tiền: ngoài game ra thì game
thủ/ KOL game có thể kiếm được tiền từ việc review app, bán hàng, dự sự kiện, PR truyền
thông….sẵn uy tín và quan hệ với nhiều idol nên HQ tập trung khai phá ngách này, đỉnh điểm
chiếm tới 60% thị phần.
Việc đi tìm các công ty game để chào mời dịch vụ booking KOL không khó vì thị trường game
Việt Nam cũng chỉ có khoảng chục nhà phát hành lớn, mà đội quản lý trong đó đi lên từ game thủ
nên Quân có quan hệ gần hết. Ngành game hái ra tiền nên chi tiêu cho marketing rất rộng rãi.
Công thức chung khi đó: dựng game xong thì book KOL review game, chạy tuyến bài PR, tổ chức
sự kiện rầm rộ rồi chạy quảng cáo. Những mảng này thì hầu như HQ đều làm rất tốt cho các tựa
game quốc tế. Những game lớn trên thế giới không phát hành ở Việt Nam thì vẫn làm các hoạt
động marketing online để thu hút tệp game thủ Việt Nam. Vì thế HQ có hẳn bộ phận để phục vụ
nhóm nhà phát hành game này. Vì uy tín và mạng lưới KOL, mạng lưới quan hệ truyền thông mạnh
mà HQ gần như thống lĩnh mảng này. Global bền hơn vì họ đi đường dài, không ăn xổi, có những
hợp đồng đi với nhau vài năm đem lại lợi ích lớn cho đôi bên.
Hình dung đơn giản như sau: khi một tựa game ra mắt, ngân sách để book KOL có thể lên tới vài
tỷ đồng. HQ sẽ nhận được 20% phí dịch vụ. Mỗi tháng vài chục tựa game thì doanh thu lên tới
chục tỷ đồng. Đội ngũ để vận hành chỉ khoảng 20 người vì công việc chỉ là đứng trung gian để
quản lý KOL và đáp ứng yêu cầu khách hàng. Mỗi hợp đồng book KOL đều có % hoa hồng cho
sale, có những bạn trẻ măng kiếm được thu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng.
Cảm thấy nghề KOL quá dễ kiếm tiền nên HQ lấn sân vào mảng đào tạo KOL gà nhà: họ sẽ
casting những gương mặt triển vọng, tuyển về trả lương rồi áp công thức xây dựng thương hiệu
cá nhân vào. Phía sau là đội studio bài bản, và đội truyền thông có nghề cùng hợp lực đẩy nội
dung lên MXH. Sau 6 tháng/ 1 năm khi tên tuổi KOL nổi lên thì đi chào booking cho các hãng
game, hãng máy tính….lợi nhuận ăn chia với KOL theo tỉ lệ. Cách làm này phổ biến trong ngành
giải trí khi mà những thần tượng ca nhạc/ phim ảnh được đào tạo rồi cùng kiếm tiền với bầu show.
Lý thuyết có vẻ thơm nhưng thực tế phát sinh rất nhiều nghịch lý:
- Đầu tư bài bản cho khâu sản xuất nội dung chưa chắc tạo ra view cao - trong khi nhiều
clip mà KOL tự làm thì lại viral. Vì thế việc nuôi đội sản xuất và mua sắm thiết bị không
đem lại hiệu quả tương ứng
- Khi kênh của KOL lên nhanh sẽ có 2 trường hợp: 1 là KOL bị ngáo giá, ảo tưởng nên tự cho
mình các đặc quyền rồi dần dần muốn tách ra riêng, 2 là KOL bị áp lực sau 1 đêm thành
sao nên phải chỉnh chu trong từng lời ăn tiếng nói nhưng view lại đi xuống - cứ tụt view
mãi rồi nản chí
- Chiến dịch booking KOL xong thì kênh của KOL lên, vì HQ phải bỏ rất nhiều tiền ra để
chạy quảng cáo. KOL nổi tiếng thì đòi lên giá, và đỏng đảnh khó chiều, nổi tiếng quá thì
hầu như khó hợp tác
- Nhiều KOL lên hàng sao thì bỗng dưng lăn đùng ra chán, muốn trở lại làm người bình
thường. Ban đầu chưa có tiền chưa có tên tuổi thì còn nỗ lực chứ khi đã có tất cả từ sớm
thì người ta lại muốn điều khác: làm thứ mình thích (theo tháp nhu cầu Marshmallow) chứ
không muốn diễn như robot nữa. Vì thế giữ lửa và uốn nắn KOL gà nhà vào khuôn khổ là
điều bất khả thi .
HQ chuyển hướng sang việc đồng sở hữu kênh với KOL theo giai đoạn 1-3 năm, hợp tác chia sẻ
doanh thu, sau 3 năm kênh thuộc về KOL 100% hoặc họ có thể gia hạn tiếp. Làm như vậy nhẹ đầu
hơn mà bền hơn. Quân hiểu rằng với những người có cá tính mạnh mẽ và lối sống tự do như KOL
game thì tốt nhất hợp tác chứ đừng kiểm soát .

Từ 2020, game bắt đầu suy giảm. MXH là kẻ thù lớn nhất của game: TikTok, Youtube, Facebook,
Tinder chiếm quá nhiều thời gian của con người, nhiều game thủ rời màn hình để kết nối lập công
danh trên MXH. Chỉ có game bóng đá là đi lên, hoặc các game có gắn với yếu tố kiếm tiền (play
to earn) mới bùng nổ.
Nhận thấy xu hướng đó, HQ đầu tư vào mảng KOC, biến game thủ/ KOL thành những người làm
affiliate hoặc tham gia bán hàng online. Chẳng hạn các game streamer quảng cáo sản phẩm mỗi
khi livestream, hoặc review các món đồ phục vụ việc chơi game. Sự bùng nổ của nghề KOC tiếp
tục làm HQ group hưng thịnh. Quân mở ra công ty con IKONIX chuyên làm KOL/ KOC, đỉnh điểm
lên tới cả trăm người.

Nhưng không phải cái gì cũng ra tiền. Chẳng hạn mảng ESport: Quân có hẳn một team thi đấu
giải quốc tế đoạt chức vô địch nhưng vẫn lỗ. Coi như làm vì đam mê. Nhưng lỗ nhất là mảng phát
hành game: cứ nghĩ là có sẵn đội KOL và đội marketing, sẵn vốn và quan hệ thì chắc thắng, nào
ngờ chỉ toàn trái đắng.
Lý do: xu hướng hiện nay là các game phát hành toàn cầu vì giới trẻ thành thạo tiếng Anh, ở Việt
Nam chỉ ăn được giấy phép. Thị trường game trong nước tuy lớn nhưng quá nhiều tay to nên công
ty như HQ cũng chẳng là gì.
Tuy thế cơ hội vẫn lớn: tìm những con game hàng đầu thế giới, phái sinh với nó để cùng đẩy thị
trường Việt Nam hoặc ĐNA. Đó là xu hướng đã được chứng minh ở thị trường quốc tế.
Câu chuyện phát hành game khá phức tạp nên mình không đi sâu vào

HQ tiếp tục mở ra thêm nhiều công ty con để phục vụ mục tiêu của tổ chức:
- HQPay: công ty thanh toán. Lúc đầu mình cứ nghĩ Quân làm cổng thanh toán hoặc ví điện tử,
những mảng cực kì khủng ở Việt Nam. Tuy vậy không phải, HQ chưa có tuổi mà chen vào. HQPay
chỉ làm việc đơn giản: quản lý dòng tiền của group. Hình dung thế này: với group nhiều mảng thì
mỗi năm dòng tiền thu/ chi chảy qua các tài khoản có thể lên tới cả ngàn tỷ. Các ngân hàng, tổ
chức tài chính đều có chính sách chia sẻ % nếu đổ tiền qua hệ thống của họ. Như vậy chỉ cần lãi
được 1-2% trên dòng tiền từ việc hợp tác đó thì HQPay đã có vài chục tỷ doanh số mà không cần
làm gì. Đây quả là một điều mới mẻ với cá nhân mình (và nhiều anh em startup quy mô nhỏ). Rõ
ràng muốn lớn thì phải hiểu và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị mảng tài chính.
- Hub-js: có thời điểm HQ sở hữu cả ngàn websitesite, fan page, kênh truyền thông, và lượng dữ
liệu người dùng lên tới hàng triệu. Cần một hệ thống tập trung để quản lí và tái sử dụng các dữ
liệu này phục vụ cho kinh doanh. Đó chính là CDP (Customer data platform). HQ đầu tư vào
Hub-js, một startup nhỏ và đặt ra tầm nhìn để họ lớn dậy. Sáng lập Hub-js là Thành Long, một cậu
em 9x của mình, người có hàng chục năm lăn lộn với các mô hình công nghệ trong TMĐT/ Quảng
cáo/ Bán lẻ….Long tận tụy và say mê với nghề làm Tech, có được hỗ trợ từ Quân nên Hub-js tiến
những bước vững chắc trên con đường số hóa ngành bán lẻ.
Tầm nhìn với Công nghệ của HQgroup rất rõ ràng: đây chính là vũ khí để họ tiến vào các mảng
mới như TMĐT, cạnh tranh với các đối thủ khác nhờ nắm giữ tài sản dữ liệu. CDP là hệ thống mà
các tập đoàn lớn, từ bán lẻ, viễn thông, ngân hàng, tài chính, game, TMĐT, super app đang rất
mạnh tay đầu tư để nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng giá trị vòng đời khách hàng (lifetime
value). Mình sẽ nói sâu hơn về CDP trong chương Chuyển đổi số.
Quân vẫn còn vài dự án lớn nữa đang trực tiếp vận hành nhưng chưa tiết lộ được. Từ giữa 2023,
Quân tuyển hẳn một CEO xuất thân từ Big4 về để điều hành thay. Sau nhiều năm đủ đầy về tài
chính và tích lũy được rất nhiều bài học đắt giá, Quân muốn tham gia cuộc chơi lớn ở tầm toàn
cầu. Tự nhận mình là người hiền lành, tình cảm và thiếu kinh nghiệm điều hành kiểu tập đoàn,
Quân quyết liệt tuyển chọn các Giám đốc chuyên nghiệp về làm thay. Điểm mạnh nhất của Quân
là nắm bắt và đón đầu những làn sóng mới và tập hợp anh tài rất nhanh - thì cứ thế tập trung vào.
Một con sóng như game ngày xưa có thể đưa HQ group tăng gấp vài lần.

Quân thừa nhận là nếu chỉ muốn kiếm tiền thì khá đơn giản, cứ đem đi mua đất là lãi ngay vài lần,
chứ đầu tư và mở rộng doanh nghiệp thì hiệu suất kém hơn nhiều. Suốt 2 mùa lockdown Covid,
HQ group chưa sa thải, chưa nợ lương 1 đồng, thậm chí còn sẵn sàng tuyển dụng thêm các anh
em từ đối thủ sang. Nhưng tình cảm hay tử tế không phải lúc nào cũng nhận về được; những
chuyện nặng đầu về nhân tình thế thái chẳng thể nào tránh được. Một tổ chức muốn vững mạnh
thì cần những bàn tay sắt và những nhà quản trị chuyên nghiệp. Ngay cả trong việc đầu tư, ngày
xưa ông Quân quyết tất (tiền của ông ấy mà) nhưng bây giờ có hẳn ban đầu tư gồm toàn bộ óc tài
giỏi từ các quỹ về, ông Quân cũng phải trình bày và bỏ phiếu như ai. Việc đó khiến nhiều quyết
định bị chậm lại và nhiều kèo ngon bị rơi mất: ví dụ một Founder trẻ đã từ chối hợp tác vì chỉ
muốn làm việc cùng Quân chứ không thích phải đi trình bày kế hoạch với ban thẩm định. Đó là
điều không dễ chịu gì nhưng muốn làm lớn thì phải học sự bài bản và tôn trọng kỉ luật tổ chức.
Quân là của hiếm khi từ người làm MMO may mắn kiếm tiền đã xây dựng được hẳn một tổ chức
có tên tuổi và chiều sâu. Tuy nhiên đa phần những bạn phất lên nhờ MMO lại không thành công
khi xây dựng doanh nghiệp. Nhiều bạn thành công sớm quá nhờ vào may mắn gặp thời hoặc biết
khai thác các cơ hội lớn để kiếm được tiền, chứ năng lực chưa hẳn đã chín. Tiền kiếm sớm và dễ
quá nên 1 số sinh ra ảo tưởng về bản thân rồi nghĩ rằng làm gì cũng thành công.
Giới MMO hay có kiểu rủ nhau cafe, bia hơi ngồi bán cái này cái kia bỗng lóe ra một ý tưởng mới
xong rồi chốt ngay tại bàn, hôm sau là mở công ty luôn. Vì quyết định quá nhanh trong lúc đang
hưng phấn nên khi làm thì thay đổi kế hoạch xoành xoạch, đội ngũ bị xoay như chong chóng. Rồi
việc này chưa xong thì đã lan man sang việc khác theo kiểu như thế nên không tập trung vào một
cái gì cả. Mỗi lần sai thì đốt mất một khoản kha khá và mất đi vài mối làm ăn. Lúc thời vận đang
tốt thì làm 10 ăn 3, còn khi đã hết thời thì có khi không ăn nổi 1.
Một số bạn MMO kiếm được tiền từ những mảng hơi nhạy cảm nên không muốn công khai cái
mình làm, nhưng vẫn muốn thể hiện bản thân nên thích làm cái A, cái B lấy danh để khoe. Ví dụ
mở bar, club, nhà hàng, khách sạn, showroom xe….nhưng khổ nỗi những cái này cần đầu tư và
phải tập trung vận hành; chứ không dễ mà kiếm được tiền. Nhiều bạn kiếm chỗ này đã nướng
sạch qua chỗ khác, chưa kể việc chi tiêu hoang phí không kiểm soát. Có một số bạn kiếm vài
triệu $ dễ nên xem thường kỹ năng quản trị giỏi. Rồi cứ quen cách làm tips, trick, lách luật,
blackhat….lâu dần thành thói quen và cứ thế đi lầm đường lạc lối. Rất nhiều anh em MMO từ 2012
2013 giờ vẫn còn làm những món cũ kĩ như bán group Facebook , bán member, bán view, xây
website tải ứng dụng….tất nhiên ai làm tốt vẫn có tiền, nhưng xét trên góc độ xây dựng thành
công ty thì chỉ 10% làm được.

MMO có những thứ chỉ kiếm được tiền trong ngắn hạn nên khi không kiếm được tiền nữa thì các
dự án thua lỗ biến thành nợ, rồi nợ chồng nợ và nhiều anh em tới đường cùng làm những chuyện
phạm pháp. Đó là mặt trái của những môn kiếm tiền nhanh, âu thì mỗi người phải hiểu đúng thời
vận và kiểm soát lòng tham .
Phải nhấn mạnh rằng các bạn MMO có kỹ năng kiếm tiền siêu đẳng từ những thứ chẳng ai nghĩ
tới, hơn hẳn những anh em startup đao to búa lớn trong ngành. Khi ở đúng trong mảng của họ thì
năng lực solo đảm bảo họ vẫn kiếm tiền vượt trội .

Quân trải lòng:

“Bây giờ đi đâu cafe nói chuyện nhìn thấy anh em MMO rồi giới trẻ tràn đầy năng lượng ngồi bàn
dự án này ý tưởng kia vào mỗi buổi cafe tôi chỉ mỉm cười và lắng nghe . Tôi nhìn thấy mình của
nhiều năm trước đó, một chàng trai háo thắng, đầy năng lượng và hào hứng khi lắng nghe những
thứ mới mẻ. Bây giờ Tôi không còn bị cuốn vào câu chuyện đó nữa, hiện tại tôi chỉ nghĩ về công
ty. Xem những thứ đó có thực sự giúp ích được gì cho công ty hay cá nhân của mình tại thời điểm
hiện tại không ? Nếu không thì nó sẽ ở giai đoạn nào ? Tôi sẽ sắp xếp ý tưởng đó vào các giai
đoạn sau của doanh nghiệp và triển khai nó khi tôi có thêm thời gian và nguồn lực . Tôi có hẳn
một danh mục riêng để lưu trữ toàn bộ tất cả các ý tưởng, dự định của bản thân cũng như doanh
nghiệp. Những khi cần thêm ý tưởng hoặc muốn thử sức một cái gì đó mới tôi mới vào đó để
ngẫm nghĩ và triển khai. Tôi sẽ không để mất quá nhiều thời gian cho những thứ đó. Tôi cần tập
trung cho câu chuyện của hiện tại .”

Quân cho rằng, điểm mạnh của anh em đi từ MMO đi lên là có nghề, có độ nhạy về thị trường
nhưng để phát triển được thành mô hình quản trị cần trải nghiệm, cần đau đáu, cần thấu hiểu
ngành nghề. Vì câu chuyện làm doanh nghiệp nó rất khác, vô vàn chi phí ẩn, và rất nhiều đặc thù
cần kinh nghiệm và sự dấn thân sâu mới có thể làm tốt được.
Một điểm nữa là anh em lúc khó khăn rất đoàn kết, khi có lãi rồi thì hay xảy ra xung đột vì chia
không đều. Vì thế nhiều anh em không thể gắn bó để làm lớn được mà cứ chia tách thành những
team nhỏ hơn, làm các dịch vụ giống nhau.
Đa số những anh em MMO mở doanh nghiệp vướng ở tài chính và quản trị nhân sự. Tài chính là
không quản trị được rủi ro, không phân bổ được dòng tiền, không có kỉ luật nên khi lập công ty
hay bị gãy dòng tiền. Chưa kể anh em trẻ hay bị vướng vào tiền ảo, Forex, chứng khoán, long
short…Dân MMO fomo hơn bất kỳ dân kinh doanh nào khác. Thói quen kiếm tiền nhanh và sống
trong hội ai cũng flex giàu sang làm anh em luôn bị hút vào những gì dễ kiếm tiền. Cá nhân Quân
đã từng mất triệu $ vì coin. Nhưng vì quá trẻ và ít nếm trải thất bại nên anh em đều có Khẩu vị rủi
ro cao, và thiếu Kỹ năng quản lí dòng tiền.
Tóm lại việc thành công của MMO sớm là một cơ hội để các bạn có một bước tiến phát triển sự
nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên các bạn nên học cách quản lý tiền, quản trị nhân sự, quản lý
bản thân cho phù hợp với từng thời điểm . Đừng vì kiếm tiền dễ quá mà mất đi sự nhiệt huyết và
cầu tiến của bản thân. Buông thả bản thân đánh mất đi giá trị lõi của mình ảnh hưởng đến tương
lai.

CÁCH XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÓ SỨC MẠNH:


Khi mới phát triển công ty, Quân cũng hăng say đi học các khóa này khóa kia để áp dụng, kết quả
"sập cả công ty". Ngẫm lại thì do là học chưa tới để hiểu thực sự vấn đề, hoặc là thời điểm đó chưa
phù hợp với doanh nghiệp non trẻ của mình. Rõ ràng là học không đúng thầy hoặc học môn võ
không hợp với cơ địa thì sẽ tẩu hỏa nhập ma.
Một điểm mấu chốt nữa là sự khác biệt giữa tư duy, thế giới quan của người lãnh đạo và đội ngũ
tại thời điểm đó. Quân hàng ngày tiếp xúc với những anh chị giỏi và bị ảnh hưởng bởi tư duy bài
bản, rồi háo hức đem về truyền đạt lại cho nội bộ. Nhưng các bạn nhân sự khi đó chỉ ở trong 4
bức tường với những việc kiếm tiền thì làm sao mà hiểu được chuyện phức tạp ngoài thế gian. Rõ
ràng cần nhiều nhịp để chuyển biến về nhận thức chứ không phải chỉ là vài cuộc họp vài bài học
là lột xác được. Quân thất bại trong việc áp dụng những thứ học vào thực tế doanh nghiệp là dễ
hiểu.
“Đa số anh em MMO rất nặng tình, chúng ta cố gắng kéo anh em đi cùng lên bằng cách tự dẫn
dắt hay đào tạo bằng những thứ chúng ta được học được trải nghiệm . Nhưng có bao giờ bạn tự
hỏi bạn thực sự có khả năng đào tạo? Bạn đã được trải nghiệm chưa hay chỉ là lý thuyết ?
Phương pháp đó có phù hợp với năng lực của đội nhóm đi cùng không ?
Nếu cho tôi lựa chọn lại tôi sẽ tuyển người đã từng có kinh nghiệm quản trị về để làm chứ không
cố gắng gồng gánh quản trị tại thời điểm đó nữa. Mình mạnh thứ gì làm thứ đó. Khó nhất là việc
định hướng cho công ty làm sao đi đúng hướng và đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất, chứ việc
quản trị chúng ta hãy để cho người giỏi nhất việc đó làm.”
Quản trị nhân sự
Đa số anh em MMO đi lên từ solo xong tuyển người thân quen về lập team và một thời gian sau
mở công ty, mỗi người đều quản lý một vài vị trí với chức danh mỹ miều. Cái danh thì có nhưng
kiến thức chuyên môn thì không. Môi trường không có sự cạnh tranh, không có sự đào thải nhiều
sẽ khó mà phát triển được năng lực lõi. Khi team còn nhỏ thì năng lực sẽ được khỏa lấp bởi sự
đồng lòng gắn kết; kể cả lúc khó khăn mọi người vẫn nhảy vào hỗ trợ đưa nhau đi lên. Miễn kiếm
được tiền là vui, không phân biệt sếp lính, không để ý việc quản trị. Đến khi làm to hơn thì 90%
gãy vì năng lực lãnh đạo chưa đủ và khả năng tổ chức kém.
Có 2 cách là đưa người giỏi trong tổ chức lên hoặc tuyển người mới vào. Quân cho rằng nên làm
theo hướng thứ hai, vì cơ chế thu nhập không giống ai: lương 7 triệu , thu nhập tận 100, 200 triệu
(theo kết quả). Với mức thu nhập cao như thế có thể thuê hẳn tướng tài hoặc CEO từ các công ty
chuyên nghiệp về lãnh đạo. Chứ các công thần lại là rào cản, vì họ là lính tinh nhuệ chứ không
phải tướng giỏi. Muốn là tướng giỏi thì phải tham gia các trận đánh lớn và trưởng thành trong các
môi trường doanh nghiệp bài bản.
Nhưng người quản trị chuyên nghiệp rất ngại vào làm ở các công ty MMO vì cơ chế không rõ ràng
và hay đụng chạm với người thân hoặc công thần. Như thế cần xác định quyền hạn và để cho họ
được mạnh tay xử lí nội bộ. Vì họ được tuyển để đảm trách các mục tiêu của tương lai nên họ
không quan tâm kết quả quá khứ. Phải chia các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp ra và tìm
kiếm người phù hợp với từng giai đoạn

Nhân sự là cái không thể đốt cháy giai đoạn khi quản trị, có tiền cũng không mua được sự trưởng
thành của nhân sự. Vì thế phải chấp nhận vừa tuyển vừa đào tạo và trả giá cho những sai lầm của
con người

“Đa số anh em MMO đi lên là nhờ nghề, nhưng lại muốn làm quản trị làm CEO. Sau nhiều năm
lăn lộn mở ra đóng vào hơn 10 business tôi nhận ra một điều không phải ai kiếm tiền giỏi cũng
có thể làm điều hành và không phải ai làm điều hành cũng kiếm tiền giỏi .
Chúng ta may mắn tiếp xúc MMO sớm và kiếm được tiền từ nó một cách dễ dàng nhưng chúng
ta lại chưa học cách để quản lý tiền. Nên khi mở doanh nghiệp ra chúng ta đầu tư vào nhiều thứ,
bản thân cũng đi học khóa này khóa kia và nghĩ nó CÓ THỂ áp dụng vào doanh nghiệp của
mình nhưng KHÔNG. Việc học và thực hành là hai thứ hoàn toàn khác nhau.
Việc quản trị khác việc kiếm tiền ở một thứ đó là chúng ta cần sự trải nghiệm, rất khó để đốt
cháy giai đoạn nâng năng lực quản trị ngoài việc đốt tiền, hoặc nhìn những người xung quanh
đốt tiền cho con người để có bài học và trải nghiệm.
Để quản trị tốt cần 3 -5 năm kinh nghiệm thậm chí cả chục năm. Và cần có môi trường đào tạo
và rèn luyện chuyên nghiệp để chúng ta được học, được nhìn và đúc kết cho doanh nghiệp của
chúng ta.”

Giải pháp chung là phải có lộ trình và mục tiêu rõ ràng theo từng giai đoạn rồi xây dựng đội ngũ
lẫn cơ chế phù hợp. Ví dụ giai đoạn đầu thì Quân và các anh em giỏi chuyên môn sẽ làm hết để
ra được mô hình. Tới khi đã ổn rồi cần tăng tốc thì sẽ tuyển đội mới có sẵn năng lực làm lớn vào
để tiếp nối, sẵn sàng chia phần rất hấp dẫn để họ toàn tâm cống hiến.
Ví dụ câu chuyện làm dịch vụ ở Thái Lan: ban đầu Quân tự làm vì mọi thứ cần nhanh và tự quyết.
Đến khi ổn rồi, Quân tuyển hẳn đội ngũ người Thái về và đưa ra hết các chỉ số vận hành cho họ
xem rồi hỏi bạn làm được không thì chia phần. Kết quả chi phí giảm từ 25% xuống còn 20%, phần
lãi dư ra chia nhau rất vui vẻ mà Quân an tâm để đi mở thị trường mới theo cách thức tương tự.
Cứ mỗi giai đoạn kéo dài 0-3 năm, 3-5 năm, có phân định rõ mục tiêu, KPI, quyền lợi. Có Mục tiêu
và KPI thì không ngại chuyện công thần hay phân vân với quyền lợi của nhân tài đến sau.
Nếu không giỏi cái gì hãy kiếm người dõi về làm cho mình, 1 người không được, thì 2 người, đừng
cố gắng tìm bản sao mà là tìm mảnh ghép đúng. Quân không điều hành doanh nghiệp vì biết
điểm yếu của mình là sống tình cảm, hiền, thiếu quyết đoán. Cho nên thay vì tốn công sức đi học
quản trị thì Quân sẽ tuyển CEO về thay và chỉ tập trung vào điểm mạnh là khai phá thị trường và
tìm ra mô hình mới. Từ khi có CEO mới về, Quân nhận ra năng lực và độ chỉnh chu của công ty lên
hẳn. Có những cơ chế chính sách trước đây phải suy nghĩ loay hoay mất 3-4 ngày rồi khi triển
khai bị lủng khiến anh em chán nản thì bây giờ CEO mới chỉ cần 1 ngày. Rõ ràng bạn đấy được
sinh ra để làm việc đó và bạn đã được tôi rèn trong những môi trường lớn, phức tạp gấp chục lần
rồi nên mọi thứ đều nắm trong lòng bàn tay.Việc tuyển người cũng là cách để lấy know-how cho
chính mình và đội ngũ, đây là cách mà các tập đoàn lớn thường làm. Có những năng lực dù đi học
chục năm chưa chắc đã làm tốt được.
Kinh nghiệm của Quân khi tuyển nhân tài là trả lương cao và xây tiêu chí reject (chứ không phải
Job Description): tức là nếu bạn phạm phải 10 tiêu chí này tôi tiễn bạn đi. Cứ xây dựng cơ chế đủ
tốt: minh bạch, công bằng, hấp dẫn, đủ thách thức và khả thi thì sẽ có người giỏi vào chơi cùng.

Đặt mục tiêu lớn và đi từng bước nhỏ


Có một thứ nữa là chưa đặt được mục tiêu của doanh nghiệp một cách rõ ràng cụ thể. Chúng ta
hay xây đội nhóm trước rồi đặt KPI phù hợp với năng lực của họ chứ không phải mục tiêu của tổ
chức từ đầu. Nghịch lý: doanh nghiệp thường đã có mục tiêu doanh nghiệp rõ ràng thì tìm kiếm
người phù hợp mục tiêu đó. doanh nghiệp MMO: có người rồi, có công thần rồi tinh chỉnh mục
tiêu theo người.
Cách làm của Quân hiện tại khi bắt đầu một dự án: Đặt ra mục tiêu và tìm người phù hợp về để
thực thi.
Mục tiêu chia làm 3 nhóm: của công ty ( trong cùng thời điểm), của từng leader, của cá nhân. Nếu
mục tiêu công ty lớn lao quá so với cá nhân thì dễ thành ảo tưởng, nhân sự khó mà thấu cảm
được rồi dần sẽ nghỉ hết. Cứ nên chia nhỏ mục tiêu ra, có KPI theo từng giai đoạn để anh em có
động lực. Khi thành công các bước nhỏ thì nhân sự sẽ đi theo, dần dần sẽ lên tới đỉnh núi.
Có 4 giai đoạn của một công ty nghiệp:
+ Khai phá: đi tìm ra sản phẩm, công thức hay mô hình nào đó khả thi. Lập được kế hoạch để biết
mức độ cần đầu tư và kết quả thu về.
+ Scale: mở rộng quy mô và tăng trưởng để chiếm lĩnh thị phần
+ Có lãi: hoặc là lỗ trong kế hoạch và trả lời được là khi nào có lãi.
+ Không thể chết: tức là đã chi phối được một ngành hay thâm nhập quá sâu vào cuộc sống đến
mức không thể thiếu. Ví dụ khi Quân đi Hàn thì mới thấy mức độ thống trị của Samsung, Hyundai,
LG vào đời sống nhân dân, họ hầu như không thể sụp đổ được (tất nhiên vẫn có những lúc suy
thoái).
Vì thế Quân luôn xây dựng tầm nhìn lớn đến mức công ty không thể chết, nhưng sẽ chia các giai
đoạn doanh nghiệp ra để làm dần dần. mơ lớn, làm từng bước nhỏ.
Mình hỏ: “vì sao em làm nhiều thế, em có thiếu gì nữa đâu”. Quân bộc bạch rằng nếu chỉ để kiếm
tiền thì không dại gì đi khai phá nhiều mảng mới liên tục và đầu tư dàn trải như thế. Vì cứ tập
trung vào những thứ hiện tại và cải thiện từng khâu là đã gấp 2 kết quả rồi . Tuy vậy Quân hiểu
tâm tư của những anh em theo mình nhiều năm, nếu cứ để họ làm những thứ quen thuộc, dễ dãi
thì họ không phát triển được năng lực nữa. Bản thân anh em cũng muốn được học và trải nghiệm
cái mới để nâng tầm. Cách tốt nhất để giữ chân người tài là luôn có bài toán mới để giải. Đấy
cũng là điều mà FPT, Viettel, Vingroup hay làm.

ĐỊNH HƯỚNG HQ GROUP TRONG NHIỀU NĂM TỚI


Quân ít xuất hiện lại, trên Facebook chủ yếu khoe ảnh vợ con, ảnh đi chơi hoặc những bài chém
gió vui vẻ. Quân và đội ngũ đang tập trung phát triển ở thị trường quốc tế, ít nhất đã thấy tín hiệu
tích cực từ Nga, Arab. Thực ra đích đến của Quân là Mỹ (market size gấp 150 lần Việt Nam) nhưng
phải tập làm các thị trường nhỏ để lấy kinh nghiệm cái đã. Khi tìm được công thức thành công, rất
dễ nhân bản. Chiến lược là đầu tư vào các nhóm sản phẩm số không biên giới, không bị giới hạn
bởi thời gian, nhu cầu toàn thế giới. Đội của Quân tự xây hệ thống kênh bán để không phụ thuộc
vào sàn nào.

HỌC GÌ TỪ QUÂN? TƯ DUY, NĂNG LƯỢNG, TINH THẦN


- Tìm đúng người cho từng giai đoạn của doanh nghiệp. Trả lương thật cao để có người
tài thay vì ngồi loay hoay tự mò mẫm.
- Tham vọng đi kèm với lộ trình và quyết tâm làm tới tận cùng. Nếu sai thì cắt lỗ và nhận
về bài học.
- Go global, chọn cuộc chơi mà mình có thể chủ động và chiến thắng.
- Học từ những người giỏi nhất và không ngừng nghỉ. Năng lực của doanh nghiệp đi lên
từ việc học và thử sai.
- Lúc nào cũng năng lượng, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ.
- Xác định ngưỡng đủ của mỗi người: kiếm tiền đi kèm với việc sử dụng tiền đó vào đâu,
quản trị rủi ro như thế nào.
- Chấp nhận mất tiền trong phạm vi cho phép, không vay mượn, mất tiền thì có
know-how và đổi lấy 1 tấm vé để bước vào ngành.
- Nếu thất bại, hãy rút ra bài học. Vì tiền cũng là để mua bài học, nên đừng day dứt
CHƯƠNG 8: CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CÂU CHUYỆN
CÁ CHÉP VƯỢT VŨ MÔN
Chuyển đổi số là câu chuyện nhức nhối với ngay cả những tổ chức
lớn
Hãy bắt đầu từ câu chuyện về tái cấu trúc và chuyển đổi số ở PNJ, được đích thân Chủ tịch Cao
Ngọc Dung chia sẻ vào tháng 9.23 tại 1 sự kiện do JCI tổ chức.
Ý chính là do bạn Tú Nguyễn - Chủ tịch Freitag Invest & Chuỗi đồ uống Thế giới Dừa Coco+ ,
Mentor Đóng gói mô hình kinh doanh tinh gọn với 11 năm đầu tư và điều hành các chuỗi bán lẻ
ghi chép. Mình biên tập lại và bổ sung thêm các góc nhìn từ 1 người có chuyên môn sâu về Công
nghệ và Chuyển đổi số.
Cô Dung tâm sự: “Nếu chúng ta bền bỉ, thị trường có khó có xuống rồi cũng sẽ lên. Nói gì thì nói,
đất nước Việt Nam ta còn phát triển, GDP Việt Nam luôn tăng, tầng lớp khách hàng trung lưu
tăng, sản phẩm dịch vụ cao cấp của chúng ta sẽ luôn có khách hàng. Đó là con đường mà PNJ
chúng tôi tin tưởng theo đuổi.” Khởi đầu của PNJ từ niềm tin rằng “Tôi làm được”. Cái gì không
biết thì quyết tâm đi học.”
Giai đoạn sơ khai của doanh nghiệp đa phần cần có “năng lực lõi” giống nhau và con đường đi
lên cũng gập ghềnh như nhau:
Năm 1988 PNJ khởi sự, kinh doanh vàng tư nhân bị cấm, nhưng nhà nước cũng chưa có năng lực
tự doanh nên hai bên thường phải “hợp tác”. Cả thị trường đang loay hoay chỉ có duy nhất một
phương án như vậy. Cô Dung nhận định khi đó ngành vàng đang ở thời điểm cuối chu kỳ và
không ai để ý đến sản xuất.
Cô Dung quyết tâm thuyết phục lãnh đạo để chọn lối đi riêng. Sau khi nhận được sự đồng ý, cô
quyết tâm đi học để làm bài bản: từ những nghệ nhân, từ các anh kỹ thuật… để hiểu rõ thị trường,
hiểu rõ cấu trúc ngành rồi bắt đầu xây dựng nền tảng sản xuất.
Đến năm 1992, những thương hiệu mạnh trước kia lần lượt chao đảo, biến mất bởi sự cạnh tranh
của khối tư nhân (khi đó đã được phép kinh doanh) thì PNJ đã có được một xí nghiệp, có đội ngũ
nghệ nhân và chỗ đứng vững trong ngành. 3 năm sau, hội đồng vàng Châu Á vào Việt Nam đánh
giá thì chỉ có PNJ là đơn vị vừa có năng lực design sản xuất vừa có mạng lưới bán hàng, và các
designer của chúng tôi được họ tuyển chọn ra nước ngoài để học. Tất cả những điều đó có được
đều là do bắt nguồn từ giá trị cốt lõi, từ 1 niềm tin ban đầu: tôi làm được. Để rồi xây dựng được
niềm tin với khách hàng, với thị trường.
Ở giai đoạn doanh nghiệp mới bắt đầu, lý do để startup tồn tại chính là “phục vụ khách hàng”.
Giao lưu hội nhóm, báo chí, hội thảo, trường lớp… cần phải có mục đích cụ thể chứ đừng ham vui
để rồi sao lãng. Hãy dành 4-5 năm đầu tiên khởi nghiệp để tập trung vào xây dựng sản phẩm và
phục vụ khách hàng.
Năng lực lõi ở giai đoạn đầu chính là R&D phát triển sản phẩm, dịch vụ. Dù bạn có sales mạnh thế
nào, marketing mạnh ra sao, mà sản phẩm dịch vụ không có chất lượng thật và tương xứng thì
cũng chỉ là “trăng trong nước, bóng trong gương” vì khách hàng ngày càng nhiều thông tin, thông
thái hơn.
Cô Dung và 20 nhân sự đầu tiên của PNJ chỉ tập trung vào R&D nghiên cứu phát triển sản phẩm,
tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu, làm cho nó tốt hơn, rồi tốt nhất có thể. Nhờ thế, họ
đứng vững. Và tới những năm 1997-1998 khủng hoảng lần thứ nhất thì họ có đủ nguồn lực vững
chãi để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Ngay cả khi làm tốt giai đoạn đầu như vậy thì người lãnh đạo vẫn luôn trăn trở: "Lúc đó PNJ đã
được một nền tảng sản xuất vững, nhưng tôi biết nếu không thay đổi 1 cách nghiêm túc, chúng tôi
sẽ khó có thể tồn tại và phát triển."
Cô Dung nhấn mạnh PNJ sẵn sàng xoay chuyển, tái cấu trúc thay đổi ngay khi đang trên đỉnh.
Trong khi đó đa số SME chỉ “chịu” xoay chuyển khi gặp biến cố, hoặc quá khó khăn phải thay đổi.
Một lần trên một chuyến bay Hà Nội - Sài Gòn, có một chị khoe sợi dây chuyền được chồng tặng
mua ở shop tận Dubai, nhưng cô Dung nhìn cái mác đó biết là của PNJ. Và cô chợt nhận ra đã
đến lúc PNJ cần chuyển mình xây dựng hệ thống cửa hàng hàng và năng lực phát triển thương
hiệu.
Ý tưởng lóe lên có thể bình thường, có thể xuất sắc, nhưng thành công hay không nằm ở việc
thực thi có đủ sâu sắc và bền bỉ không. PNJ đã chứng minh rõ nét năng lực thực thi và liên tục cải
tổ của họ qua mấy chục năm và rất nhiều thời kì biến động dữ dội của kinh tế
“Năm 1994, PNJ mở chi nhánh đầu tiên Hà Nội và 10 năm sau đó đã có cả trăm cửa hàng. Lúc
ấy, các công ty khác chỉ nghĩ tới kinh doanh vàng miếng, không quan tâm tới kinh doanh trang
sức thì chúng tôi đã có năng lực để sản xuất trang sức và phát triển thương hiệu PNJ rồi. Chúng
tôi hướng tới giới trẻ trước vì tôi nghĩ rằng bạn trẻ mua bạc tặng người yêu thì khi cưới vợ sẽ mua
vàng, lớn hơn chút nữa thì cả gia đình sẽ mua các sản phẩm khác cho con cái, ông bà…Từ những
năm 2000, chúng tôi đã có văn hóa đặt khách hàng là trung tâm rồi. Trong suốt quá trình 35
năm, PNJ luôn luôn tái cấu trúc tầng quản trị mỗi chặng đường 5 năm để nhìn lại: xem mình
đang đứng đâu, bối cảnh thị trường bên ngoài, doanh nghiệp nước ngoài vào tác động thế nào,
nội lực bên trong mình tác động thế nào… Năm 2011, anh Lê Trí Thông (lúc đó còn làm ngân
hàng) đưa tôi đọc cuốn sách Dẫn dắt sự thay đổi của John P. Kotter, toàn bộ lãnh đạo PNJ chúng
tôi cùng đọc, thảo luận và quyết tâm phải thay đổi từ mindset (tư duy)”
Tú Nguyễn tâm sự thêm:
“Mặc dù đã quản trị điều hành chuỗi 11 năm rồi. Từ 2016, tôi mới bắt đầu tham gia việc đầu tư các
chuỗi bán lẻ cùng vài ekip khác nhau. Chúng tôi có cả lúc đầu tư vào giai đoạn ban đầu, chứ
không như bây giờ chỉ đầu tư vào doanh nghiệp đang ở giai đoạn tăng trưởng, và trải qua đủ
các cung bậc thăng trầm của việc quản trị doanh nghiệp có nhiều tầng, có sự chồng chéo về hệ
thống giá trị niềm tin, quan điểm quản trị; và đặc biệt là loay hoay ở từng giai đoạn phát triển
của doanh nghiệp. Khi đầu tư, có nhiều lúc tôi tự thấy: chúng tôi cứ vật lộn đúng kiểu “vụng chèo
khéo chống”, hay “giật gấu vá vai”... Tóm lại là nhiều khi ngẫm lại thấy mình “lấy ngắn cắn dài”,
khi mà không hiểu bản thân, không hiểu doanh nghiệp của mình đang ở giai đoạn nào? nên tập
trung vào đâu? thiếu mentor định hướng, ekip hay nguồn tiền? cần đóng gói điều gì để tăng
trưởng và đột phá tiếp?
Khoảng 6 năm trước, tôi tình cờ xem được một tài liệu có hình ảnh 7 giai đoạn phát triển của
doanh nghiệp vừa và nhỏ (hình dưới), rồi sử dụng suốt tới bây giờ, càng dùng càng thấm. Khi
nghe cô Dung chia sẻ về PNJ, nghe anh Mai Hữu Tín (Chủ tịch U&I group) trả lời thảo luận, tôi
thấy họ đi đúng con đường như vậy:
- Đầu tiên họ sử dụng thời gian vô cùng hiệu quả và tập trung, xây dựng được năng lực cốt lõi về
sản xuất, năng lực tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng và năng lực bán hàng vượt trội. Chắc
chắn, họ đều từng là những CEO bán hàng xuất sắc nhất công ty.
- Kế tiếp, họ chuyển mình xây dựng năng lực marketing, năng lực phát triển thương hiệu, trên nền
tảng tư duy chuẩn “đặt khách hàng là trung tâm.”
Hình: 7 giai đoạn SME phát triển

Một lần nữa, nói thì dễ, làm mới khó. Vì tất cả chúng ta đều dễ bị sao lãng bởi những công việc
điều hành chi tiết khác, bởi những cơ hội có vẻ ngon ăn khác; và thậm chí dễ nản lòng bỏ cuộc
bởi những khó khăn thách thức mà cuộc sống cố tình đẩy tới trước mặt.
Cô Dung lúc nào cũng nhấn mạnh 2 từ “niềm tin” và “văn hóa”, nghe có thể hơi khó hiểu, nhưng
khi trực tiếp điều hành chuỗi bán lẻ sẽ thấm.
Tại sao PNJ cứ liên tục phải tái cấu trúc?
- Vì không chỉ PNJ, doanh nghiệp và sản phẩm nào cũng sẽ có giai đoạn thoái trào và cần được
đổi mới sáng tạo để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng (xem hình 3, và ví dụ về Apple ở hình 4).
- Vì mô hình của PNJ là fashion, khách hàng coi chất lượng (xứng đáng với giá tiền) là chuyện
đương nhiên, họ kỳ vọng hơn ở việc thay đổi mẫu mã thường xuyên bắt kịp xu hướng thời thượng,
phù hợp nhiều bối cảnh sự kiện. Việc PNJ phát triển đội R&D gồm cả trăm nghệ nhân, có xưởng
sản xuất riêng, không phải đi nhặt mẫu, gia công ở xưởng ngoài là lợi thế chủ động vô cùng lớn.
Năm 2012 PNJ quyết định mời đơn vị tư vấn của Ý để thiết kế và xây dựng hệ thống bán lẻ một
cách chuyên nghiệp, bởi câu nói cũ “Nếu không thay đổi một cách nghiêm túc, chúng tôi sẽ chết."
Doanh nghiệp nào khởi sự cũng bắt đầu bằng việc kiếm tiền, nhưng vẫn cần thiết phải thiết kế
xây dựng mô hình kinh doanh hay chiến lược, hệ thống quản trị từ sớm. Những ai xem thường việc
xây dựng hệ thống quản trị, từng chỉ đề cao việc kiếm tiền; đến lúc kinh doanh chạm ngưỡng sẽ
phải đi học hỏi và bắt tay xây dựng hệ thống quản trị từ đầu rất vất vả .
Hãy xem lại hình 7 giai đoạn SME phát triển, PNJ lúc này đã tới bước 5-6, vừa cấu trúc được hệ
thống quản trị bán lẻ hiện đại, chuyên nghiệp; vừa thu hút được những nhân tài như anh Lê Trí
Thông về điều hành. Cho nên việc chuyển đổi mô hình và đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ là điều
bắt buộc để bước vào giai đoạn mới.
Năm 2017, PNJ tiếp tục cử người qua Singapore và Mỹ để học về chuyển đổi số. Năm 2018, PNJ
bắt đầu kết nối và chuẩn bị chuỗi cung ứng bán lẻ hiện đại. Cô Dung nhấn mạnh:
“Ai cũng nghĩ chuyển đổi số là máy, nhưng thực sự chuyển số nằm ở con người.” Để chuyển đổi
số thành công đến nhân viên cấp dưới cùng của hệ thống, người phụ trách cần có đủ kiến thức
chuẩn, kinh nghiệm và quyền lực để thực hiện tới cùng. Ở PNJ, chị Thảo phụ trách trung tâm
chuyển đổi số lúc đó vừa được học chuyển số ở MIT (Mỹ), vừa có 3 năm kinh nghiệm chuyển đổi
số ở Ngân hàng ANZ (Úc), vừa là thành viên HĐQT. Ngoài ra, cả hệ thống cần có chung niềm tin
là “Chúng tôi sẽ làm được” thì mới có thể làm được”
Vì sao PNJ cần chuyển đổi số tới vậy, thậm chí không tiếc đầu từ triển khai ERP SAP cả triệu $,
chấp nhận có thể mất nhân sự hay sụt giảm doanh thu cả trăm tỷ?
- Vì khách hàng của ngành hàng luxury fashion không chỉ đòi hỏi chất lượng, tính thời thượng, mà
còn cả tính trải nghiệm dịch vụ. Và nếu không có hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp cùng với công
nghệ thì trải nghiệm chỉ là câu chuyện nói trên đầu môi ở các chuỗi bán lẻ.
- Vì lợi thế cạnh tranh bền vững: có mấy đối thủ có thể đầu tư, xây được văn hóa mạnh và thực thi
tới cùng được như họ.
Thành quả của việc đầu tư quyết liệt trong mấy năm gồm:
- Thiết kế hệ thống bán lẻ hiện tại
- Thu hút nhân tài về quản trị điều hành hệ thống
- Chuyển đổi số, xây dựng năng lực công nghệ số toàn diện
- Xây dựng năng lực cung ứng hiện đại
Kết quả ấn tượng không thể nào quên:
“Khi Covid19 xảy ra, chúng tôi nhớ rất rõ cả nhà đang nghỉ Tết mà phải chuẩn bị cho ngày Thần tài
(cả nước đi mua vàng & trang sức vàng). Chị Thảo ngồi trên xe, mà làm sao phải dùng số điều
khiến các trung tâm số điều chuyển hàng hóa cung ứng cho cả nước. Và năm đó, PNJ thắng lợi
lớn nhất. Nếu năm 2012 không làm hệ thống quản trị chuyên nghiệp, năm 2017 không chuyển đổi
số đưa ERP vào thì chúng tôi không thể tạo ra được thành quả ngoạn mục như vậy.”
Ta thấy rằng chuyển đổi số là hành trình gian nan và đánh đổi, nhất là với những doanh nghiệp
lớn như PNJ. Thật may là ngày nay, có rất nhiều lí thuyết bài bản để tham khảo và nhiều công cụ
hữu dụng để triển khai. Vì thế khi còn nhỏ, ta cũng cần chuyển đổi số từ sớm, nhưng quan trọng
nhất vẫn là thay đổi tư duy của cả bộ máy liên tục theo thời cuộc. Xem lại chính mình, không bao
giờ tự mãn, luôn phát triển nguồn nhân lực trẻ và nhấn nút tái tạo.”
Mình có vài kỉ niệm nhỏ với PNJ. 2018, mình thuê căn biệt thự nhỏ ở khu compound ven sông
đường Trần Não (Q2) làm văn phòng, cách nhà cô Dung có chục căn. Buổi tối mình hay ra bờ
sông hóng gió ngắm du thuyền và ánh sáng lung linh từ bên kia sông hắt qua, cảm giác thật
sảng khoái. Giai đoạn ở đó công ty mình tăng trưởng rất tốt và mình có bước tiến lớn về nhận
thức kinh doanh nên mình luôn nhớ rõ về nơi đấy.
2020, mình được PNJ mời qua chia sẻ về CDP cho các cấp quản lí bộ phận và chị Thảo, con gái
cô Dung đang trực tiếp phụ trách mảng chuyển đổi số. Lúc đó mình hiểu rằng PNJ nghiêm túc
chuyển đổi số thật sự vì trước đây cứ nghĩ tới PNJ là nghĩ rằng đấy là doanh nghiệp nửa nhà
nước, cồng kềnh và truyền thống lắm.
Gác lại chuyện của PNJ, ta sẽ đi sâu vào việc chuyển đổi số ở những chuỗi nhỏ hơn. Tưởng là đơn
giản hơn, nhưng thực ra cũng nhiều vấn đề lắm, đụng tới đâu là lỗ hổng bung ra tới đó.

Số hoá vận hành chuỗi bán lẻ hoặc công ty Ecommerce quy mô


dưới 100 tỉ
Bán lẻ ở quy mô một vài cửa hàng, quản lý vài kênh thì khá thoải mái. Tiền tươi mỗi ngày, nhân sự
tinh gọn, biên lợi nhuận tốt. Tuy nhiên khi mở 5-20 cửa hàng trở lên, mọi thứ không còn vui như
thế nữa. Doanh số có thể cao nhưng vận hành kém thì dòng tiền sẽ không có và rắc rối phát sinh
suốt ngày. Để trở thành chuỗi bán lẻ mạnh mẽ thì số hoá và chuẩn hóa quy trình vận hành là điều
bắt buộc.
Một câu chuyện cũ mà vẫn giá trị: Thế giới di động mở cửa hàng đầu tiên năm 2004, tới 2007 mới
có 7 cửa hàng. Quy mô và danh tiếng của họ không hơn nhiều chuỗi khác cùng thời. Nhưng ngay
từ đầu, đội ngũ lãnh đạo đã dám đầu tư nghiêm túc xây hệ thống websitesite, vận hành doanh
nghiệp (sau này gọi là ERP) và quy trình. Đến 2007 khi Dragon Capital đầu tư, họ đã có đầy đủ
nền móng để bứt phá, chỉ vài năm sau đã vượt qua 100 cửa hàng, đến hôm nay mấy ngàn cửa
hàng, chiếm thị phần tuyệt đối.
Những người đã dẫn dắt hệ thống công nghệ của Thế giới di động thời kì đầu là anh Đinh Huân,
Điêu Chính Hải Triều và Phạm Văn Trọng - đều là 3 ông anh trên mình vài lớp ở trường chuyên
Thăng Long (Đà Lạt). Kể ra để PR cho trường một tý và lấy cảm hứng vậy thôi.
Ở quy mô 10 tỷ tới 100 tỷ, từ vài chục tới trăm nhân viên thì cũng đủ vấn đề để chủ doanh nghiệp
phải nhức đầu:
- Không quản lý được trải nghiệm khách hàng: vì khách tiếp xúc tại nhiều điểm chạm khác
nhau và nhu cầu rất đa dạng, đòi hỏi phải đáp ứng nhanh và khéo léo. Ví dụ: khách mua
trên Shopee, 1 tháng sau lên page chat hỏi thì CSKH có biết để chăm cho đúng không?
Hoặc khách đặt trên website rồi hẹn 2 hôm sau ghé shop lấy thì nhân viên ở shop có
chuẩn bị đúng hàng theo yêu cầu chưa? Muôn vàn tình huống phát sinh mà nếu không
giải quyết tốt thì có khi ăn một sao ngay.
- Không kết nối được bộ phận tiền tuyến (sale, ship, CSKH) với hậu phương (kế toán, kho,
hành chính, nhân sự). Ví dụ hàng tại shop thiếu mà kho không cấp kịp, khách muốn giao
trong ngày mà không có ship, khách đã chuyển tiền qua bank nhưng sale không kiểm tra
thấy...rất nhiều điểm tắc khiến vận hành rối não, rất nhiều điểm mù làm chậm nhịp. Rồi các
yêu cầu hàng ngày: duyệt chi, đề xuất, hỏi thông tin, giao việc...giữa các team sẽ nhảy liên
tục trên các group chat rồi trôi vào hư vô.
- Nhân sự chạy liên tục nhưng không hiệu suất: quá nhiều nhân sự non thiếu tính chuyên
nghiệp và lại giao tiếp qua quá nhiều công cụ phân tán thì quản lí rất khó. Nhiều khi phải
phó mặc cho Manager hoặc sếp phải chạy khắp các shop để đôn đốc. Nhưng vẫn không
xuể vì con người luôn có những cảm xúc và hành vi khó đoán trước. Ví dụ: nhân viên chậm
trễ trả lời bắt khách chờ (khó chịu lần 1), nhân viên A nghỉ nhưng B không biết, C cần file
thiết kế sáng nay mà D lại bận việc Z...mỗi sự lạc nhịp như vậy sẽ làm tiêu tốn thời gian lẫn
tiền của, nhân cho hàng trăm nhân sự thì quả là số lớn. Vì công ty không hiệu quả dẫn
đến lương thưởng thấp, công việc áp lực, và nhân viên giỏi sẽ tìm cách rời bỏ.
Các CEO trẻ thiếu trải nghiệm ở những môi trường lớn thường hay lầm tưởng rằng có gì khó đâu.
Mà thật ra ngay cả các CEO kì cựu xuất thân ở những mảng hơi truyền thống cũng sẽ có các lầm
tưởng này:
- CEO nghĩ rằng giao việc xây hệ thống cho IT hoặc Marketing là xong. Thực tế cần nguyên team
chuyên trách cùng CEO trực tiếp làm hàng ngày mới xong việc. Có hàng trăm việc chi tiết và rối
rắm liên quan đến quy trình, nhân sự, chính sách, văn hoá...mà không thể ai hiểu và quyết định
thay CEO
- CEO nghĩ rằng mua 1 vài tool và lắp ghép là xong. Thực tế cần con người giỏi để vận hành tool
và Chuyên gia giỏi để tư vấn, chia sẻ. Nếu chi phí cho tool là 1 thì chi phí cho con người là 2. Rất
tiếc nhiều CEO sẵn sàng mua tool nhưng không sẵn sàng chi cho người tài
- CEO không chịu bỏ tiền đi tìm các chuyên gia, nhà tư vấn có tâm mà cứ thích hóng hớt các bài
viết free trên Google. Rồi mất tiền oan. Mình gặp nhiều doanh nghiệp bỏ tiền tỉ ra xây website/
app/ CRM..rồi không biết xài, nếu họ biết hỏi đúng người từ đầu thì chỉ tốn tiền trăm triệu thôi.
Hãy luôn nhớ: chất xám, trải nghiệm là vô giá
Công nghệ, Nhân sự, Quy trình, Chính sách đều quan trọng và gắn bó chặt chẽ với nhau. Các
Phần mềm sinh ra sau khi có Quy trình và Nhân sự rồi.
Con người- quy trình- công cụ trong Vận hành
Công nghệ không phải là chiếc đũa thần. Tùy chiến lược từng doanh nghiệp mà việc số hoá sẽ
được ưu tiên trước hoặc sau. Chẳng hạn
- Nếu doanh nghiệp tập trung vào CON NGƯỜI, cứ xây quy trình chính sách văn hoá cho
thật ngon. Mọi vấn đề sẽ giải quyết được khi con người có quyết tâm và yêu thương nhau.
Công cụ sẽ là hỗ trợ để minh bạch và xuyên suốt hơn. Mình thấy có những doanh nghiệp
100 người vẫn dùng Google sheet bình thường.
- Nếu doanh nghiệp tập trung vào TÀI CHÍNH, cứ xây OKR/ KPI và hệ thống quy trình thước
đo nhằm đảm bảo số luôn như mong muốn. Cách này các công ty Bđs làm rất tốt. Họ
chẳng có hệ thống công nghệ tự động gì cả, mọi thứ hầu như giao tiếp qua Zalo mà mỗi
năm cũng bán được cả ngàn tỷ (trước 2021).
- Nếu doanh nghiệp tập trung vào KHÁCH HÀNG, cứ xây quy trình cơ chế hệ thống quản lí
hỗ trợ, ưu đãi....nhằm đảm bảo khách luôn yêu. Cách này các chuỗi F&B như Pizza4Ps,
The Coffee House làm tốt.
Như vậy điều đầu tiên phải hiểu được cốt lõi của chiến lược doanh nghiệp và mục tiêu chính của
chuyển đổi số là gì. Rồi sau đó mới đi các bước tiếp theo.
Tool thì nhiều: CDP, CRM, Workplace, Chatbot, RPA…, nhà cung cấp cũng nhiều. Nhưng mấu chốt
không ở tool mà ở con người. Cần có đội ngũ đầy đủ năng lực và quy trình đào tạo phát triển
nhân sự tốt rồi hãy nghĩ đến số hóa. Chứ giao chiếc Lamborghini cho nông dân thì có gì hơn là
đưa họ chiếc xe bò.
Như vậy đầu tiên cần xây được một tổ chức mà con người và môi trường hòa hợp, có sức chiến
đấu, có khát vọng. Thay vì nghĩ đến việc thay thế con người, hãy tìm kiếm những mầm mống tốt
và trao cho họ vũ khí sắc bén.
Mình gặp cả ngàn doanh nghiệp SME trong hơn 10 năm qua và cũng trực tiếp quản lý vài doanh
nghiệp nhỏ. Thì thấy rằng làm việc với con người không phải là khó, chỉ cần lưu ý các điểm chính
yếu sau:
- Sự phù hợp là quan trọng: siêu sao hay bình thường đều có giá trị riêng khi hoà hợp vào công ty.
Bạn đã có bộ tiêu chí và quy trình phỏng vấn đánh giá chưa? Hay cứ giao Leader tự phỏng vấn và
tuyển?
- Sự hoà nhập là nút thắt: nhiều nhân viên vào công ty 1 ngày và xin nghỉ, vậy còn tốt hơn là vào 1
tháng rồi nghỉ. Dễ dãi hay sơ sài trong giai đoạn hoà nhập sẽ làm nhân viên bơ vơ, mất niềm tin
và bắt đầu uể oải. Quá dồn dập sẽ khiến họ áp lực. Vậy nên cần hài hoà và dẫn dắt để họ khám
phá công việc và bộc lộ khả năng.
- Sự đào tạo và sắp xếp là chìa khoá: nhiều nhân viên có bộ năng lực khác với công ty nên cần
thời gian để uốn nắn, hoặc vị trí ban đầu không đúng thì cần điều chỉnh lại. Không phải cứ lương
cao là có người làm được việc ngay mà cái gì cũng có quá trình chia sẻ. Nếu doanh nghiệp biết
tuyển những măng non để đào tạo ra chiến binh thì sẽ không lo lắng về chuyện nội lực. Kinh
nghiệm của mình 15 năm khởi nghiệp luôn đi theo hướng đó.
- Sự thúc đẩy động lực và xây dựng văn hoá là quyết định: con người không phải cái máy mà cứ
giao KPI là chạy. Cần sự lắng nghe, thấu hiểu, sẻ chia; lúc rắn lúc mềm. Những công ty có văn hoá
tốt thì năng lượng luôn tràn đầy và áp lực luôn được giải toả.
Có người tốt rồi mới tới quy trình. Nếu làm tốt khâu nhân sự thì quy mô nhỏ (dưới 30 người) chỉ
cần quy trình đơn giản. Nhưng quy mô cồng kềnh thì buộc phải có quy trình bài bản, phải xây dựa
trên đặc thù từng doanh nghiệp chứ không thể copy từ đâu.
Cuối cùng: công cụ sinh ra để hỗ trợ con người và làm mượt quy trình. Nó rất cần thiết nhưng
không phải cái đầu tiên nghĩ tới.
Thông thường, ban đầu doanh nghiệp nhỏ chỉ cần dùng Google Sheet, Google Docs rồi từ từ thấy
trơn tru sẽ tìm phần mềm thay thế. Mỗi phần mềm dù nhỏ được triển khai triệt để sẽ tạo ra những
thay đổi tích cực và tạo được văn hóa làm việc dựa trên công nghệ. Một số phần mềm nhỏ có thể
sử dụng ngay:
- Phần mềm check in, chấm công, tính lương thưởng Kpi: giúp nhân viên thấy được kết quả và
hiệu suất, tránh sự mù mờ trong đánh giá, giảm phiền hà hành chính.
- Phần mềm HRM (human resource management): tuyển dụng, đào tạo, chấm điểm, khen
thưởng...giúp nhân viên thấy được các lộ trình và yêu cầu, kết nối mọi người với nhau và với HR,
kết nối mục tiêu cá nhân với mục tiêu công ty, giảm rối loạn về chính sách quy trình.
- Phần mềm hỗ trợ công việc: CRM, Chatbot, Call center…giúp nhân viên làm việc chuẩn chỉnh,
chặt chẽ hơn, giảm việc phải mày mò hoặc lo lắng giữa đúng và sai. Ví dụ: nhân sự mới rất hay
viết mail lôm côm, thì CRM tạo sẵn đống template và tự động gửi sẽ đỡ nhiều sai sót. Hoặc trên
CRM có một thư viện Q&A thì đỡ phải ngồi gõ máy hay trả lời ngu ngơ.
- Phần mềm kế toán tài chính: như Bizzi.vn của ông bạn Vũ Trọng Nghĩa giúp kế toán gom hóa
đơn tự động về một nơi và lập ra các bản thu chi, kê khai rất khoa học. Những cái nhỏ như thế
này sẽ giúp không bị sai sót và đỡ phải đi hỏi lòng vòng lẫn nhau.
Mình gặp khá nhiều tình huống các bạn CEO trẻ chưa hiểu hết vấn đề và lầm tưởng về sức mạnh
của công nghệ rồi đắm đuối mất thời gian vào đó. Tuỳ giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và
"nỗi đau" mà mình cần tập trung vào cái nào. Đừng nhìn thấy hàng xóm có CRM mà mình bắt
buộc phải mua, đôi khi bạn chỉ cần một file google sheet cho tử tế. Hoặc bạn cuồng các
automation tool (chatbot chẳng hạn) nhưng thật ra chỉ cần đối đãi tốt hơn với nhân viên CSKH là
hiệu quả đã hơn rồi. Khi mình bảo các bạn ngồi tập trung lập kế hoạch, review lại toàn hệ thống
trên tờ A4 thì làm qua loa, các định hướng và kiến trúc tổng thể còn chưa thông suốt thì tốt nhất
đừng làm gì.

Những bài học trong chuyển đổi số của chuỗi bán lẻ thời trang
Câu chuyện dưới đây sẽ phù hợp cho các chuỗi có đặc thù sau:
- Hoạt động phân tán tại nhiều store, đa kênh (online, offline, sàn)
- Vận hành thủ công: google sheet và một đống phần mềm (chatbot, website, pos, CSKH..)
- Nhân lực non trẻ: chỉ 1 nhóm nòng cốt là chuyên môn cao, phần còn lại ra vào liên tục và
trình độ thì lẹt đẹt
Đếm sơ sơ thì riêng Sài Gòn cũng vài ngàn chuỗi như vậy rồi nhỉ. Trước dịch thì các chuỗi đều ăn
nên làm ra nên chuyện chuyển đổi số nói cho vui. Tính từ 2023 đến giờ hầu như chuỗi nào cũng
giảm 50% doanh số, phải thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự; có chuỗi tạm ngủ đông. Câu chuyện
số hoá tối ưu hoá vận hành nóng hơn bao giờ hết.
Biluxury là một chuỗi có hơn 100 store, hoạt động 10 năm, nguồn lực mạnh và đội ngũ giỏi nghề.
Anh em đọc tập 1 đã hiểu hành trình từ bán hàng online vươn lên thành chuỗi thời trang tự thiết
kế của anh em Tuấn Bi.
Tuy thế điều hơi ngạc nhiên là Biluxury không bán mạnh trên online trước 2020. Lí do vì cửa hàng
bán quá tốt, việc mở cửa hàng hoặc nhượng quyền rất hiệu quả nên mảng Ecommerce chỉ là bổ
trợ. Tỉ trọng doanh số online chỉ 2%, vì thế không có nhiều tiếng nói. Họ cũng chỉ triển khai một
số hoạt động Digital Marketing đơn giản: chạy Facebook / Google Ads đổ về websitesite,
Fanpage, làm SEO, đi bài PR….hầu như chỉ có tác dụng nhắc nhớ về thương hiệu và hỗ trợ kéo
khách tới cửa hàng.
Hai mùa dịch Covid khiến Biluxury phải chuyển đổi số và đầu tư mạnh cho Ecom. Tuy nhiên làm
thế nào? Câu chuyện không đơn giản là vít ads hay đưa lên sàn để bán. Biluxury quá lớn, quá
nhiều sản phẩm, quá nhiều nếp tư duy offline đã ăn sâu.
A. Muốn làm cái mới phải bắt đầu từ sự quyết tâm của lãnh đạo và chọn được tướng đánh trận
Thật vậy, mô hình hay phần mềm để chuyển đổi số thì khá nhiều, các đối tác cung cấp giải pháp
chỉ cần gọi là tới trình bày. Nhưng chỉ có quyết tâm và cam kết thay đổi thực sự thì các luồng gió
mát lành mới lan tỏa vào từng ngóc ngách và thổi đi các bụi bặm cũ kĩ.
Biluxury trước đây có đủ tiền và đủ nguồn lực nhưng không làm được. Vì lãnh đạo chưa quyết tâm
(hoặc chưa bị dồn vào thế bí). Và vì cũng chưa có ai để trao ấn kiếm. Cho đến khi cả 2 điều đó
xảy ra cùng lúc. Covid khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc số hóa và lên Ecom. Một
tướng trẻ, nhiệt cũng được đặt vào ghế nóng.
Nói một chút về Thanh Tuấn: sau vài năm làm Digital Marketing tại Maxgroup - agency có tiếng ở
Hà Nội, Tuấn quyết định Nam tiến. Qua một người bạn giới thiệu, Tuấn gặp mình tại Sài Gòn năm
2018, vừa may lúc đó mình đang tìm Digital Leader phụ trách việc bán hàng mỹ phẩm online. Vì
thế 2 anh em cùng làm được 6 tháng, rồi phải dừng lại vì kết quả không như mong đợi. Đến
2019, khi mình phát triển dự án mới A1 Digihub- nền tảng phân tích dữ liệu thông minh cho doanh
nghiệp kinh doanh online, thì người đầu tiên mình rủ về team là Tuấn.
Suốt 3 năm, 2 anh em vừa xây dựng sản phẩm, vừa phát triển cộng đồng, vừa kết nối với những
doanh nghiệp Retail/ Ecom mới nổi ở Việt Nam để bán và hoàn thiện sản phẩm. Chính những
hoạt động đó giúp mình học được vô số mô hình hay, nắm được quá nhiều thông tin quý báu để
viết tập 1 “Từ nông thôn đến triệu $”.
Rất tiếc sản phẩm A1 Digihub chưa đủ tốt để chinh phục thị trường nên đành dừng dự án giữa
2021. Cổ đông sáng lập chung với mình, Đinh Lê Đạt quyết định phát triển sản phẩm mới:
Antsomi, nền tảng CDP (customer data platform), kế thừa rất nhiều tính năng và tri thức đã có từ
A1 Digihub. Tuấn trở thành một trong những key member tạo dựng nên CDP Antsomi.
Sau 3 năm, Antsomi đã triển khai được CDP cho nhiều chuỗi bán lẻ lớn ở ĐNA: PNJ, Mercedes
Malaysia…Mới nhất tháng 07.2023, Antsomi được DAC đầu tư 5 triệu $. Đinh Lê Đạt, người bạn
thân của mình, sinh ra lớn lên ở Nga, tốt nghiệp Tiến Sĩ Máy tính, luôn cháy bỏng giấc mơ xây
sản phẩm công nghệ Việt Nam vươn mình ra thế giới, dấn thân chinh phục những mảng khó nhất
trong Marketing technology như Data, CDP, Machine learning, Ads Serving, Automation.. mình sẽ
nói kĩ hơn về những công nghệ này ở chương tiếp theo.
Thanh Tuấn gia nhập Biluxury cuối 2021 với trọng trách đẩy mảng Ecom và chuyển đổi số. Quả là
duyên lành. Những trải nghiệm lẫn kiến thức của Tuấn quá phù hợp với vị trí vừa khó vừa kén
người này.
Thách thức rất lớn:
- Quá nhiều data / quy trình ăn sâu vào vận hành không dễ thay đổi
- Quá nhiều tool mà các lãnh đạo chưa hiểu là gì
- Quá nhiều rối rắm khi đi sâu vào chi tiết triển khai: CDP, CRM, chatbot, omni channel
- 3 triệu khách hàng mua suốt 10 năm, từ rất nhiều nền tảng (website, store, face..).
- Quá nhiều rào cản tư duy từ các bộ phận, kể cả CEO có muốn cũng không dễ gì tác động
Những điều này rất quen thuộc trong bất kì tổ chức nào muốn số hoá. Chắc các bạn có nghe
chuyện khi PNJ triển khai ERP thì 30% nhân sự nghỉ việc, doanh số 1 năm không tăng trưởng.
Chuyển đổi số cần quyết tâm cao từ lãnh đạo và tinh thần không ngại thử thách của Tướng trận là
vậy.

B. Số hóa chuỗi bán lẻ online + offline dựa vào 4 công cụ: website, CDP,
BPO và CSKH
B1. Website luôn quan trọng kể cả trong thời đại sàn hay Social Commerce
Giá trị lâu dài của kinh doanh online là tài sản số (website, page, BM, kênh, CRM, data..). Điều này
thì sàn TMĐT sẽ không cho bạn được, vì mọi tài sản là do họ nắm giữ và mình thuê lại.
Khi phỏng vấn Nhu Phạm - CEO Coolmate hay Mai Sao - CEO Lixibox cho cuốn"Từ nông thôn đến
triệu $" mình đặt câu hỏi đầu tiên là "Tại sao ngay từ đầu doanh thu chưa bao nhiêu đã nuôi đội
Dev, trong khi tiền đó để vít ads tặng voucher kiếm ngon hơn nhiều?". Thì câu trả lời đều là: phải
sở hữu nền tảng để thấu hiểu người dùng (dù chưa mua hay mới quan tâm) và gia tăng trải
nghiệm. Đừng nhìn website chỉ là website, mà đó là một thành phần trong hệ thống để vận hành
Bán lẻ: website, CRM, ERP, CSKH, Business Operation Process (BPO), Finance...tất cả đều kết nối
nhau và tạo ra cỗ máy để không phụ thuộc con người. Nói ghê gớm vậy thôi chứ nếu bạn không
tự xây được thì mua hệ thống có sẵn của Haravan, Sapo, Nhanh cũng rất ổn và hợp túi tiền.
Một vấn đề lớn hơn cần nhấn mạnh là không phụ thuộc vào một nền tảng được. Sàn ban đầu ưu
đãi để có seller rồi sau đó cũng tăng thuế phí và đến lúc họ sẽ loại những shop không đúng luật
chơi. Facebook sau thời gian thả cửa đã chém hàng loạt Fanpage, BM không cần lý do. Nếu bạn
có công ty hàng trăm người chỉ cần 1 ngày bị khoá shop trên sàn thì thiệt hại ra sao. Hoặc sàn có
thể đóng cửa: câu chuyện Leflair đóng rồi bùng tiền vẫn còn đó.
Khi nhỏ thì cứ cộng sinh để kiếm sống còn to rồi thì phải xây hệ thống riêng cho mình
TẠI SAO WEB QUAN TRỌNG?
Web còn hơn cả nơi để marketing hay bán hàng. Web là trung tâm trong vận hành bán lẻ online /
offline.
Nhìn vào sơ đồ dưới, ta thấy hầu hết doanh nghiệp đang ở 2 giai đoạn đầu:
1. Hiện diện online: tức là đưa được hàng lên sàn, Facebook, website....cho người mua thấy và tìm
hiểu. Trừ những anh em bán ngàn đơn thì không nói chứ bán vài chục đơn tới trăm đơn thì đa
phần website đều khá sơ sài .
2. Có sự kết nối giữa Online với Offline
Khi lên mô hình chuỗi thì điều này là quan trọng. Tuy vậy nếu website lởm thì có kết nối cũng
không phát huy hết hiệu quả.

Vậy một website tốt là như thế nào?


- Branding: website kể được câu chuyện về thương hiệu, có tác dụng thu hút người đọc và tạo sự
đồng cảm. Ví dụ: Coolmate có rất nhiều nội dung về tầm nhìn, sứ mệnh, đóng góp xã hội, giải
thưởng...khi nhìn vào sẽ thấy thật sự nể (dù có mua hàng hay không).
- Marketing: website thuyết phục người xem bởi cách bố cục thông minh, tương tác mượt mà và
khám phá sản phẩm tiện lợi. Ví dụ: vaithuhay.com - từ UX đến Content đến design đều rất mướt
mắt. Hoặc website digiworld.com.vn do mình trực tiếp triển khai, từ UI đến design đều rất xứng
tầm.
- Bán hàng: website có các tính năng kích thích người xem mua và thanh toán dễ dàng. Về điểm
này thì mình không thấy mấy website làm quá tốt (thành thật là như vậy), trừ website của mấy siêu
sao như Thegioididong . Vì thế đa số CRO (chỉ số mua hàng) chỉ ở mức 1-2%.
- O2o2o: website là trung tâm tương tác hỗ trợ khách hàng rồi điều hướng xuống offline, hoặc
kéo từ offline lên online. Để làm được điểm này thì ngoài website cần thêm giải pháp đấu nối API
để tự động hoá (ví dụ Hexasync.vn).
- CSKH & Loyalty: website là nơi để Khách hàng kiểm tra lịch sử mua, tích điểm và nhận ưu đãi.
Nếu tích hợp thêm các tool marketing automation thì có thể bám đuổi và theo dõi hành trình từ
khi họ chưa mua đến khi mua lại.
- Phễu: nếu website mà tốt thì có thể tạo vô số phễu từ Social media, SEO, KOL, KOC, review...và
đỡ ít nhất 50% tiền ads.
Câu hỏi là nếu bán trên sàn rồi thì cần gì website? Có nhiều ngành mà chỉ việc nhập hàng rồi bán
trên sàn hoặc livestream rất dễ dàng nên việc xây website tốn kém, phức tạp liệu có cần thiết
Thực ra website và sàn luôn song hành với nhau như đôi bạn cùng tiến. Mỗi kênh có 1 vai trò
riêng, nếu làm tốt cả 2 thì hiệu quả sẽ gấp nhiều lần
- Website giống như cửa hàng riêng còn shop trên sàn giống như bán ở chợ hoặc trung tâm
thương mại. Bán ở đâu thì tuỳ thuộc vào thế mạnh từng doanh nghiệp và đặc thù sản phẩm. Ví dụ
dây chuyền bạc mấy trăm ngàn thì bán qua sàn được chứ kim cương tỷ đồng thì phải bán ở
flagship store hoặc shopping center.
- Website thì tốn công sức ban đầu xây, tốn năng lực vận hành, tốn thời gian xử lí. Thật ra bây giờ
các nền tảng website cũng xịn mượt lắm rồi nhưng vẫn phức tạp hơn sàn. Nên 1 cá nhân có thể
bán qua sàn rất nhanh nhưng để bán qua website ngon thì cần team vài người có chuyên môn.
- Website và sàn đòi hỏi những sở trường khác nhau. Ai thích đánh nhanh, bán ào ạt và kiếm tiền
nhanh thì bán qua sàn có thể dễ đạt mục tiêu hơn. Ai thích tỉ mẩn tối ưu, xây brand và nắm chắc
khách hàng thì nên đầu tư website.
Mình hay ngồi với Nguyễn Mạnh Tấn, CMO Haravan để tranh luận về chủ đề này. Tấn bảo, mùa
dịch doanh số Haravan bùng nổ vì doanh nghiệp to nhỏ nào cũng phải xây website ngay lập tức
và quyết liệt đẩy mảng phân phối bán lẻ lên online qua cánh cửa website. Còn giai đoạn
2022-2023 khi mọi ngành kinh doanh đều khó khăn thì Haravan vẫn tăng trưởng? Ngạc nhiên? Lí
do là doanh nghiệp cần cắt giảm chi phí vận hành offline thì việc chuyển dịch lên online là bắt
buộc để duy trì kinh doanh, hơn nữa người tiêu dùng vẫn có nhu cầu, họ sẽ mua online vì thuận
tiện và rẻ hơn. Rõ ràng trong các kênh bán thì websitesite gần như luôn cần có.
Kinh doanh thì nhìn vào hiệu quả, khách ở đâu mình ở đó. Nơi nào kiếm được tiền thì đầu tư. Ví dụ
cùng là bán hàng thời trang giá rẻ hoặc trung bình:
- Cậu em Trương Văn Chiến kể ở phần trước ngày vạn đơn, cách chính là chạy ads đổ về
messenger rồi chốt, sau này thấy sàn ok thì lên sàn.
- Coolmate thì lại xây website thật ngon rồi đổ ads/ KOL/ KOC/ PR/ SEO về website mãi sau này
mới lên sàn. Coolmate không thể có một dị nhân như Chiến nên dù biết là Chiến làm ngon vẫn
không thể bắt chước được.
- Polomanor thì chạy website và sàn song song nhưng vẫn đầu tư rất nhiều tiền của cho website.
Polomanor không thể có team sâu về website và tự động hóa như Coolmate nhưng ngược lại
Coolmate không thể có kênh ông chú Polo bá đạo, nên dù họ ngồi cafe nhậu với nhau vẫn khó
có thể bắt chước nhau .
- Gumac thì ban đầu làm website bán ngon quá rồi mở cửa hàng kéo ads về cửa hàng rồi lại thấy
sàn ngon thì bán sàn...Gumac có Lê Thành Vân hồi trước livestream quá đỉnh và truyền động lực
quá siêu nên dù anh em có biết thế cũng khó mà học theo.
Tóm lại mỗi mô hình kinh doanh sẽ có 1 kiểu bán riêng, không có công thức nào cả vì nguồn lực
và chiến lược từng bên khác nhau.
Khi quyết định đầu tư cho kênh nào thì nhìn P&L
Bán sàn thì tốn cỡ 10% phí, nếu bên nào doanh số 4 tỷ thì mất 400tr/ tháng. Số đó dư sức nuôi đội
vận hành website lẫn ads lẫn content lẫn SEO, như vậy thay vì trả tiền cho sàn thì trả tiền cho nội
bộ hoặc agency. Nhưng nếu bên nào doanh số cỡ 100tr/ tháng thì trả 10tr cho sàn coi bộ sẽ lợi
hơn làm website. Vậy thì mỗi kênh cần tính các chỉ số trên P&L trong vài tháng hoặc 1 năm rồi
quyết định chứ không dựa vào vài test case được.
Mặc dù nhiều anh em bán sàn, Facebook, TikTokshop rất tốt nhưng không thấy nhiều anh em bán
website tốt. Lí do là vì làm website KHÓ:
- Khó vì phải xây dựng customer flow, UX/UI, content, graphic, mỗi cái này thực sự tốn não và thời
gian.
- Khó vì lựa chọn công nghệ và tính năng ưu tiên để phát triển. Việc này cần Tech cứng hoặc
Project Manager xịn.
- Khó vì cần tích hợp với các hệ thống phía sau: CRM, Kho, Giao vận, CSKH, Loyalty và các hệ
thống Marketing Automation.
- Khó vì cần quan tâm tới SEO, CRO.
Vì khó như vậy nên nhiều anh em không muốn làm, hoặc có muốn thì làm không tới. Tệ hơn là lựa
chọn sai hướng, sai đối tác dẫn đến mất tiền và đập đi xây lại.
Gumac có một chuyện không vui. Khi Lê Thành Vân quyết định làm lại website mới cho xứng tầm,
họ đã không xác định đúng bài toán vận hành bán hàng mà sa đà vào chuyện trình diễn hiệu
ứng, sắc màu. Hậu quả là tốn tiền tỉ mà website rất khó thao tác, nặng nề và rối rắm. Vân nhờ
mình góp ý, mình đưa cả sớ dài những cái cần cải thiện rồi kết luận: đập đi xây lại. Đấy, ngay cả
những người làm online lão luyện vẫn còn chưa thấu hiểu hết về cách làm 1 thứ tưởng chừng bình
thường như vậy.
Tất nhiên Vân có thể đỡ được những nỗi buồn đó nếu gặp mình sớm, hoặc gặp những chuyên gia
có am hiểu và độ trải trong ngành.
Một trong những người như thế, đã từng hỗ trợ Bùi Sơn Tâm dựng website Vaithuhay.com là Võ
Quốc Cường - CEO Egany.
2013, Cường là IT ở Trung Nguyên, phụ trách phát triển ERP cho chuỗi cửa hàng nhượng quyền.
Trong một lần Cường đi hội thảo có mình và Đinh Lê Đạt làm diễn giả chia sẻ về các giải pháp
số hoá Digital Marketing. Máu startup nổi lên, Cường quyết định xin nghỉ việc trong vòng 2 ngày.
Mãi sau này gặp lại mình Cường mới kể câu chuyện đó.
Team Cường có vài người, làm các theme, app trên Haravan và giúp các doanh nghiệp tối ưu
websitesite để có chuyển đổi. Chuyên tâm, giỏi nghề và tập trung nên Egany nhanh chóng lọt
top các công ty phát triển ứng dụng tốt nhất trên Haravan. Cường mở rộng ra các nền tảng khác
như Shopify, Odoo… kinh nghiệm rất sâu trong việc phát triển các hệ thống phục vụ Ecom, từ UX/
UI tới tech và chuyển đổi. Cường tham gia dự án tối ưu website Biluxry và đóng vai trò cố vấn
cho Tuấn để nâng cấp trải nghiệm người dùng, tăng hiệu quả bán hàng. Tư vấn theo mô hình 3
bước từ xây dựng tới tối ưu ecommerce site dựa trên kinh nghiệm 8 năm làm tại EGANY giúp
doanh nghiệp tiết kiệm vài trăm triệu $ng mỗi năm khi triển khai Ecommerce websites.
Nói kĩ về website như vậy để mọi người thấy rằng những việc khó đòi hỏi sự đầu tư sẽ đem về kết
quả xứng đáng. Mấy tháng nay khi sàn bắt đầu tăng phí, thu thuế sát sao thì nhiều doanh nghiệp
bán website rồi khai thác các data khách bằng CDP, CSKH vẫn có lợi nhuận. Ta sẽ tiếp tục tìm
hiểu về những công cụ song hành với website

B2. CDP (Customer data platform) cái lõi công nghệ của trải nghiệm khách hàng và tối đa
hoá vòng đời khách hàng
Doanh số dựa trên giá trị vòng đời Khách hàng và tốc độ tăng trưởng. Web đóng vai trò cửa hàng
mặt tiền. CDP như một cỗ máy giúp nuôi dưỡng và tăng giá trị khách hàng một cách realtime,
chính xác trên quy mô lớn.
Bán hàng đa kênh (cửa hàng, sàng ECOM, website, Facebook) bắt buộc các doanh nghiệp phải
tối ưu trên từng kênh và quản lí được data / hành vi của khách hàng. CDP ứng dụng đặc biệt hữu
ích trong việc đó.
- Phân tích Customer Analytics để vẽ được chân dung và nhu cầu khách hàng.
- Tối ưu shopping behaviour trên các điểm chạm để tăng LTV (Lifetime value) - giá trị vòng đời
khách hàng
- Hỗ trợ ra quyết định dựa trên data
Hiểu khách hàng thì sẽ có tất cả. Biết hành vi của khách hàng thì tăng Conversion Rate, AOV
(Average order value), LTV (Lifetime value).... Một số ngành như BĐS, bảo hiểm, chứng khóa vòng
đời khách hàng dài và giá trị cao thì việc xây mối quan hệ và tăng trải nghiệm là tối quan trọng.
CDP giúp hiểu khách hàng liên tục và tự động hoá vô số kịch bản để tương tác và gia tăng sự kết
nối:
- Discover data: cho biết insight khách hàng như: Basic info; Purchase behavior, product
category, giá, khuyến mãi; digital behavior, kênh nào hay mua nhất. Có thể tạo hàng trăm/
ngàn segment tuỳ ý. Ví dụ: nhóm từ Social Commerce chỉ mua 1 lần, nhóm mua website
mua từ 3 lần trở lên. Từ đó biết nên tối ưu website hơn là chỉ đổ tiền cho Social nào.
- Xây campaign tự động để tăng doanh số, thiết lập kịch bản sẵn để tương tác/ phản hồi Kh
tự động và đúng ngữ cảnh. Kết hợp với Pixel sẽ chạy ads hiệu quả hơnx
- Tìm cơ hội gia tăng doanh thu: khi CDP ứng dụng đủ lâu sẽ đem đến rất nhiều thông tin
hữu ích để khám phá ra các cơ hội bán hàng mới dựa trên nhu cầu tiềm ẩnx
Anh Nguyễn Hải Triều dành cả thanh xuân cho Tech/ CDP/ Data. Anh Triều là Founder của
PrimeData- công ty làm CDP hàng đầu thị trường. Trước đó anh là CEO của Younet Media - sở
hữu tool SocialHeat nổi tiếng. Những hiểu biết và tư duy về CDP của mình được anh Triều và
Đinh Lê Đạt khai sáng.
CDP tích hợp không khó: chỉ cần một script gắn vào để đổ data từ các platform về một nơi. Trong
tương lai có thể gắn chatbot, social listening vào.
Nhưng CDP sinh ra không để thay thế các tool marketing / CSKH khác mà đóng vai trò tích hợp
data về một nơi để giúp ra quyết định (tự động hoặc hỗ trợ khách hàng). Mọi người vẫn cố gắng
tối ưu từng kênh (ads, email) nhưng sẽ tới giới hạn. Việc hiểu khách hàng sâu, realtime và có kịch
bản tiếp cận đa dạng mới là chìa khoá để vượt qua giới hạn đó.
Giả sử tung sản phẩm mới, làm sao đồng bộ thông tin và tái tiếp cận khách hàng trên tất cả các
kênh? Việc này nếu làm bằng tay thì rất phức tạp và không có nhiều người đủ sức làm. CDP giải
quyết được vấn đề đó
Hãy bắt đầu từ việc nắm giữ và thấu hiểu Customer data trước - tài sản lớn nằm ở chỗ đó.
Machine learning/ AI chỉ áp dụng được nếu có data. Nếu không thì AI chỉ là tờ giấy trắng. Thực tế
thì CDP là câu chuyện phức tạp đòi hỏi độ lì và năng lực sâu từ đội ngũ triển khai
Nghe Thanh Tuấn và câu chuyện triển khai CDP tại Biluxury để thấy độ phức tạp của công việc
này
Tuấn mất 1.5 tháng để đấu nối hết các hệ thống: website, Facebook, sàn, ERP, chatbot…lại với
nhau để đồng bộ về một nơi (chính là CDP). Giai đoạn này rất khổ vì mỗi phòng ban có một kiểu
lưu data khác nhau (trong phần mềm, trên excel, ở group chat…) và độ chính xác không đảm bảo
(ví dụ data team này với team kia không khớp nhau). Và câu hỏi khó trả lời nhất: kéo data về một
nơi tốn công tốn của như vậy để được gì?
CDP giúp Tuấn thâu gom data khách hàng từ khắp các kênh bán và phân làm 11 nhóm theo mô
hình RFM METRICS.
RFM được viết tắt của 03 từ recency, frequency, monetary: đây là một kỹ thuật phân tích được sử
dụng để xác định lượng khách nào là khách hàng tốt nhất bằng cách kiểm tra mức độ gần đây
khách hàng đã mua, tần suất họ mua, và số tiền khách hàng chi tiêu. Từ đó đưa ra dự báo, xem
đâu là những khách hàng có nhiều khả năng mua hàng hóa/dịch vụ nhất và có thể mua nhiều
hơn.
Đi sâu hơn vào từng metric:
Tính chất mới xảy ra (recency)
+ Khách hàng nào mua hàng gần đây? Lần mua hàng gần đây nhất là khi nào (cách đây bao
nhiêu ngày)
=> Khách hàng càng mới mua thì càng có khả năng mua tiếp, vì việc mua bán mới diễn ra nên
khách hàng ít có khả năng tiếp xúc với các đối thủ cạnh tranh, trong khi nhu cầu vẫn còn, hoàn
toàn có thể dễ dàng sell hay cross sell.
Tần suất (frequency)
+ Khách hàng nào mua hàng thường xuyên? Tần suất mua hàng (số đơn hàng) như thế nào?
=> Những khách hàng thường xuyên mua sẽ là những người tiếp tục mua. Việc họ quay lại lần
thứ hai cho thấy, hàng hóa/dịch vụ của bạn đang đáp ứng đúng nhu cầu
Tiền (monetary)
+ Khách hàng nào có tiền mua hàng lớn?
=> Một người đã chi tiêu nhiều tiền mỗi lần, thì người đó cũng sẽ chi nhiều hơn trong những lần
mua tiếp theo.
Trong hành trình khách hàng, bất kỳ giai đoạn nào khách hàng đều có thể rời bỏ mình (churn
rate). Việc dự đoán tỷ lệ rời bỏ sẽ giúp ích rất nhiều cho anh em trong việc giữ chân khách hàng,
cung cấp giá trị hữu ích "kịp thời" tại mỗi điểm chạm.
Thực hiện phân tích và phân nhóm Khách theo #RFM giúp Biluxury tìm ra những nhóm khách
mang lại lợi nhuận cao nhất (để tăng cường hỗ trợ chăm sóc) và những nhóm khách thụ động
nhất (để tiếp cận và khai phá lại nhu cầu của họ).
Group khách hàng thành các nhóm sau:
Recency:
1- Long-standing customers: khách hàng mua cách đây lâu
2- Relatively recent customers: khách hàng mua khá gần đây
3- Recent customers: khách hàng mua gần đây
Frequency:
1- Purchase rarely: chỉ mua 1 đơn hàng
2- Purchase infrequently: mua không thường xuyên
3- Purchase often: mua thường xuyên
Monetary value:
1- Low value of purchase: đơn hàng giá trị thấp
2- Average value of purchase: đơn hàng giá trị trung bình
3- High value of purchase: đơn hàng giá trị cao
Từ đó tạo ra các kịch bản chăm sóc để bán lại.
Tuy vậy để tạo ra được 11 nhóm đó thì mất 8 tháng. Vì không đơn giản là đọc số mà còn phải đi
trao đổi với sale và CSKH để hiểu ý nghĩa từng con số. Thậm chí phải thử đi bán hàng để kiểm
nghiệm xem các hiểu con số có đúng hay không.
Nhưng với hàng trăm cửa hàng trải dài khắp cả nước, hàng vạn đơn phát sinh mỗi ngày và hàng
triệu $ nằm sâu trong hệ thống qua chục năm thì hiểu số kiểu gì? Kể cả những chuyên gia/ quản lí
nhiều kinh nghiệm nhưng ít làm việc với các hệ thống công nghệ dữ liệu cũng cảm thấy choáng.
Tuấn kể là dù em đã rất quen với CDP, với ads hay Ecom thì cũng đắm đuối ngày đêm với những
mô hình và biểu đồ như thế. Mà các sếp hay các bộ phận khác còn càng không thể hiểu.
Cái khó đầu tiên đó phải hơn 50% doanh nghiệp không thể vượt qua. Các ý niệm về hợp nhất dữ
liệu rồi phân tích và ứng dụng Machine Learning/ Big Data đẹp đến mức người ta nghĩ rằng cài
đặt bấm nút là số nhảy. Rồi đến khi triển khai thấy nặng nhọc, thủ công và rối não quá mà không
có tướng đủ kiên trì là rất dễ từ bỏ.
Sau khi đã phân nhóm thì xây kịch bản chăm sóc tự động rồi đo lường xem kết quả từng kịch bản
có hiệu quả chưa để tinh chỉnh tiếp. Cho đến khi tìm ra kịch bản tuyệt vời.
Tuy nhiên vẫn không dễ lắm. Quá trình triển khai có rất nhiều chi tiết li ti mà nếu không để ý kĩ sẽ
đốt tiền vô nghĩa. Tuấn kể một lần setup kịch bản gửi SMS tự động để gửi voucher cho khách
mua trên website; nghe có vẻ dễ thật nhưng vô tình đường link trong SMS bị cắt 1 kí tự, khách
bấm vào đều ra link lỗi. Mất 25 triệu tiền SMS chỉ thu về 10 triệu danh số. Cạn lời.
Điều tuyệt chỉ đến khi ta biết đứng lên từ những lần ngu ngốc. Hệ thống bắt đầu chạy được và tạo
ra những kết quả chưa từng thấy: Campaign sinh nhật Biluxury tháng 7, chỉ cần 500tr tiền Zalo
ZNS để chăm sóc khách hàng cũ, thu về hơn 12 tỷ doanh số. Quá phấn khích.
Từ những phép toán chứng minh như thế, các bộ phận bắt đầu hiểu hơn về CDP và ứng dụng
mạnh mẽ vào hoạt động. Kể cả đội sale cửa hàng vốn rất low-tech cũng biết xem các bản report
trong CDP về hiệu quả marketing để thay đổi cách bán. Ví dụ, khi một chiến dịch tặng voucher
mua hàng trên website, khách đem voucher đến thì sale đã biết ngay khách tên gì, từng mua
hàng gì để xưng hô và tư vấn ngay. Điều đó quả là phép màu.
Kết quả: doanh số online chiếm tỉ lệ 12% sau 1 năm đầu tư cho CDP và website. Vai trò và nỗ lực
của Tuấn đã được chứng minh rõ nét bằng con số.

B3. BPO (Business process operation) - Số hóa vận hành thông minh
Cao Ánh Tuyết - CEO MIEU fashion là nhân tài khởi nghiệp hiếm hoi kết hợp giữa tính sáng tạo,
tính chặt chẽ và tính logic công nghệ. Từ khi gặp Tuyết rồi phỏng vấn và đưa câu chuyện của
Mieu vào tập 1, mình luôn ngạc nhiên vì những cải tiến liên tục của Tuyết trong quá trình vận
hành. Vì thế tuy Mieu không mở rộng quy mô nhưng hiệu quả hoạt động rất cao so với các chuỗi
tương tự. Bí quyết của Tuyết: thích chơi đồ (công nghệ).
Cuối 2022, ông bạn Nguyễn Ngọc Tuấn bắt đầu nói về Lake Suite - phần mềm ưu việt giúp số
hoá vận hành doanh nghiệp. Đam mê nghiên cứu, vọc vạch rồi chia sẻ cho mọi người cùng làm,
Tuấn đã xây dựng được cộng đồng 14 ngàn thành viên cùng học và triển khai Lake Suite nghiêm
túc. Hiếm có phần mềm nào nhanh chóng được ứng dụng và đào sâu ở Việt Nam như Lake Suite.
Tuyết tiếp cận với Lake Suite từ sớm và bắt tay vào làm ngay- đây là điều rất khác của Tuyết so
với những CEO khác (như mình) vốn thích bày việc ra cho team làm. Những nâng cấp của Tuyết
trong vận hành rất đơn giản nhưng chỉnh chu và hoàn mỹ. Mình sẽ giới thiệu một số case study
mà Tuyết đã làm và ra kết quả rõ ràng cho anh em tham khảo.
Mieu đã triển khai những công cụ hỗ trợ công việc trong quá khứ (Trello, Asana, Notion, GGsheet,
Taskade, Todoist...) , thường thì chạy được tầm dăm ba tháng rồi tạch từ từ và điểm trừ chung là
phân mảnh thông tin ở quá nhiều nơi. Lần này Tuyết dành hẳn 2 tháng mày mò, tối ưu tìm cách
khớp với cách hoạt động hiện tại của công ty rồi ​mới dám đưa vào chuyển đổi.
All in one: Thật sự đúng là kiểu tụ mọi thứ về một nơi. Quá sức tiện, thông tin tổng hợp không bị
phân mảnh.
- Đồng bộ đa chiều (Chat - Docs - Mail)
+ Làm việc trên Docs (gồm word, sheet, bitable..) thay thế cho bộ MS Office hay Google Suite.
Cái hay là mỗi khi có ai comment là BOT bắn message về App chat ngay lập tức, xử liền không bị
bỏ sót thông tin. Các hệ thống khác đa số chỉ nhận thông báo comment qua mail nên phản hồi
siêu chậm.
+ Mail nhắn đến ai thì trợ lý BOT cũng sẽ gửi message riêng đảm bảo không chạy đi đâu được.
- Chat: Các điểm cộng cộng :
+ Tab thông báo : Toàn bộ các thông tin quan trọng, file làm việc .. nhân viên mới vào chỉ cần
dòm trên tab này là đủ thông tin. Khác hoàn toàn với việc dùng Zalo để giao tiếp nội bộ.
-> Điểm cộng lớn nữa là khi dùng mobile -> mở các file này (sheet, docs...) vẫn lướt file trên giao
diện chat (chứ không bị chuyển đổi qua app khác) nên siêu tiện khi làm việc. Mà file sheet lướt
mượt mà chứ không bị chậm như Drive.

+ Tạo task ngay từ đoạn chat.


+ BUZZ - như thời yahoo :))) như kiểu nhấn chuông nhắc đọc mess một cách tinh tế quá chừng.
+ Hiện trạng thái "seen" -> status người online theo logic thì thấy thừa, tuy nhiên nhân sự seen
nhiệm vụ mà không rep thì.....
+ Nhân viên vào / ra chỉ cần admin xoá trên hệ thống là auto xoá khỏi các group không cần left
từng group chi cho đau lòng nhau.
- Mail: sử dụng chung giao diện với chat thì nó tiện không còn gì để nói. Thêm mấy BOT
nhắc nữa chứ, miss làm thế nào được.
- Calendar: Không khác gì Google Calendar
+ Lịch chung team
+ Lịch cá nhân

- Docs:
+ Lark Docs : Nếu ai từng xài Notion - thì Lark docs tương tự nhưng mạnh hơn với cái công
cụ (mindmap , chèn sheet excel ngày trong docs, cây phụ lục …)
+ Lark Sheet : như Google sheet. Những file không dùng hàm phức tạp, Tuyết đã chuyển
nhà qua đây hết vì tích hợp được cả Docs, Bitable, Sheet. Còn gì tiện hơn nữa.
+ Relationship Documents : Nhìn phát biết các file đang mention như mạng lưới liên kết.
Những cái cơ bản như thế đã giảm công sức quản lí giao tiếp đáng kể. Nhưng phần tiếp theo còn
tuyệt vời hơn: Giải phóng lãnh đạo khỏi các việc thủ công
- Số hoá quy trình phê duyệt
- Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ
- Tự động hoá quy trình
Approval chân ái đúng kiểu. Chỉ cần chỉnh sửa xíu cho khớp với vận hành, data management của
approval đồng bộ về Base bộ phận liên quan để follow trạng thái xử lý.
Kết quả sau vài tháng:
1. Số hoá - không còn tờ giấy nào
2. Minh bạch - không còn đổ lỗi sai quy trình
3. Chuyên nghiệp - tác phong và văn hoá xử lý step by step của team thay đổi hẳn

Tuyết phải thốt lên: “Em chịu không nổi với sự vi diệu của Lark. Hiện tại em gần như không dùng
powerpoint nữa mà có thể work, brainstorm mọi thứ qua Lark Docs.”
Mình không PR cho Lark. Thâm tâm mình vẫn muốn ủng hộ hàng Việt hơn: Base.vn, Myxteam,
1office, Haraworks, Cubable. Mình chỉ các câu chuyện về Lark để minh chứng cho sức mạnh của
tự động hoá.
Michael John (Minh Đức), CEO Funimart vốn là dân công nghệ nên đã tận dụng tính “mở” của
Lark Suite để xây dựng hẳn quy trình tự động hoá vận hành bán lẻ trên sàn. Chỉ dùng Lark bản
free, sau khi cấu hình thì mọi thứ tự động hoàn toàn. Tiết kiệm vài nhân viên hành chính và 20%
thời gian phải đi hỏi thông tin.
Xem thành quả từ Michael John:
Tính năng 1: Báo cáo đơn huỷ
Mục đích: các đơn hàng bị huỷ, bị hoàn, bị trả hàng hoàn tiền sẽ được tools thông báo vào Group
Lark.
- Với các đơn huỷ: để CS chủ động liên hệ khách tư vấn nhằm giúp khách lên đơn hàng lại.
- Với các đơn bị hoàn: hàng hoàn về kho thì bạn nhân sự kho sẽ thả tym để đánh dấu là đã
nhận được hàng hoàn. Vì vấn đề shipper hoàn đôi khi họ nhấn đã trả hàng, nhưng gom
2-3 ngày mới trả 1 lần dễ bị sai sót thất thoát.
- Với các đơn bị trả hàng hoàn: nhận được thông báo để nhân sự vô xử lý kiểm tra ngay
Tính năng 2: Báo cáo chỉ số vận hành hằng ngày
Để xem được hôm qua có bao nhiêu đơn hàng phát sinh, đơn hàng đã giao thành công nhưng
tiền chưa về, và đơn đang trên đường giao cũng như doanh số tháng nay để theo dõi tăng
trưởng, dòng tiền, ...

Tính năng 3: Thông báo vòng đời sản phẩm


Để chủ động chăm sóc các khách hàng đã mua hàng của mình, với các sản phẩm có vòng đời. Ví
dụ bên Michanh eml bán bỉm sau 10-15 ngày phải liên hệ tư vấn để họ quay lại mua hàng của
Shop mình giúp tăng LTV (lifetime value)
Tính năng 4: Thông báo hành trình đơn hàng
Cái này phổ biến nếu ở các phần mềm quản lý bán hàng,

Tính năng 5: Tự động phản hồi tin nhắn khi khách nhắn tin tới
Hiện tại bên Michael John đang tập trung lên shop yêu thích nên để đạt được tỷ lệ phản hồi
>90% hơi khó, do đó tính năng này khi khách hàng nhắn tin tới, tools sẽ tự động trả lời lại một tin
nhắn tự động dạng shop đã nhận được thông tin và phản hồi ngay ... tăng điểm phản hồi cũng
như giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm tốt hơn.
Tính năng 6: Quản lý lãi lỗ
Mục quản lý sản phẩm, Micahel sẽ điền chi tiết giá vốn kèm vòng đời sản phẩm, trang thống kê
sẽ cho biết doanh số hôm nay (sau chi phí), lợi nhuận, thuế phải đóng, ... Từ đó giúp quản lý được
lãi lỗ để điều chỉnh ngay. Ví dụ nhập sai giá, voucher quá sâu, ...Ưu điểm là xem real-time, hiện tại
đã có một số phần mềm quản lý bán hàng đã có, tuy nhiên chưa phổ biến

Tính năng 7: Check lệch tiền về


Mục danh sách đơn hàng sẽ hiển thị danh sách các đơn hàng và có thể xem danh sách đơn hàng
có lợi nhuận âm / dương, tiền về bị lệch, ... Giúp mình chủ động theo dõi hơn.
Tính năng 8: Tự động nhắn tin qua Zalo ZNS khi đơn thành công, follow up, promotion ZNS,
Shopee Chat
Đã có update theo template Zalo ZNS

Tính năng 10: Liên quan tới Lark


• Thông báo nhân sự đi trễ
• Thông báo nhân sự làm việc ở nhà (WFH), / nghỉ phép / OT cho HR

Tính năng 11: Thông báo tiền Về


Hiện tại Support: VietinBank

Amazing, gút chóp Michael!


Anh em sẽ thắc mắc làm những thứ rối não như Tuyết, Michael thì được gì? Hay là màu mè rồi
chẳng ra tiền?
Điểm rõ ràng nhất là:
- Quy mọi thông tin, dữ liệu, hoạt động về một mối. Nhân sự chỉ cần một nơi để có được tất
cả mọi thứ cần cho công việc. Như thế đã giảm được 20% thời gian mỗi ngày cho các việc
hỏi, kiểm tra, mò…năng suất tăng lên thấy rõ, các sai sót giảm hẳ.n
- Tự động hoá một nửa những thứ tay chân như chấm công, duyệt phép, báo cáo, nhắc
lịch…giảm 50% lượng công việc của quản lí. Khi đó sức sáng tạo sẽ tăng lên.
- Tạo nền móng cho tăng trưởng, khi mở thêm chi nhánh, thêm kênh bán hay nhân sự thì hệ
thống giãn theo. Quá sức nhàn.
- Giảm chi phí hệ thống: mỗi doanh nghiệp có ít nhất vài phần mềm trả phí, cộng lại cũng
ngốn chục tới vài chục triệu mỗi tháng. Sử dụng thông minh những giải pháp sẵn có (và
đang miễn phí) sẽ làm giảm đi đáng kể các hao phí.
Tuy vậy công cụ tốt chưa chắc đã đem tới hiệu quả. Chuyện số hoá của Tuyết cho thấy là phải
quyết liệt và sắt thép mới gò được đội ngũ vào khuôn. Ở quy mô nhỏ, nhân lực trẻ và Sếp còn sâu
sát với vận hành như Michael John, Tuyết sẽ dễ làm hơn. Cỡ khoảng 50 nhân sự, 5 bộ phận trở
lên là khá rối và triển khai gì cũng nhiều trở ngại.
Những trắc trở và thất bại trong chuyển đổi số của chuỗi bán lẻ, Ecom là gì? Từ chuyện của Tuấn,
Tuyết và quan sát hàng trăm doanh nghiệp, mình tổng kết lại các lý do chính:
1. Con người và công cụ không hoà hợp
- Con người giỏi nhưng công cụ bèo. Từ đó kém hiệu suất.
Ví dụ công ty sale rất giỏi nhưng không có công cụ để làm việc nhóm và xử lí từ xa thì luôn gặp
các vấn đề khi cần tăng tốc. Biểu hiện chung là: rườm rà, họp hành liên miên, việc nhỏ cũng họp...
Tại các công ty truyền thống, giấy tờ quá nhiều, quy định chồng chéo khiến mọi người tốn thời
gian vào việc ngoài chuyên môn. Năng lượng thấp, tốc độ kém và tính hợp tác yếu
2. Coi nhẹ con người và tôn thờ công cụ
Một nhóm các startup có xu hướng thần thánh hoá công cụ. Nào là AI, Tự động hoá, cỗ máy kinh
doanh...luôn sẵn sàng bỏ tiền mua những thứ công cụ "vạn năng" để muốn thay thế con người.
Thực tế: con người mới đủ tư duy để giải quyết vấn đề phát sinh. Công cụ chỉ hỗ trợ một phần chứ
không thay thế được (việc đó 5 năm nữa có thể). Giao 1 chiếc máy bay cho 1 anh nông dân thì
chẳng thể bay đi đâu.
Ví dụ: một số công ty mua chatbot rồi thuê chuyên gia về thiết lập hàng trăm kịch bản bán hàng.
Nhưng chatbot thì ngô nghê, nhân viên tư vấn thì kém và dịch vụ thì lôm côm. Khác nào đuổi
khách.
Đúng ra phải thế này: nhân viên tư vấn tốt và dịch vụ chuẩn chỉnh, rồi mới đưa chatbot vào hỗ trợ.
Các doanh nghiệp ít để ý: số tiền các bạn mua giải pháp công nghệ trong năm đầu tiên: website,
CRM, chatbot, tool...cỡ 50-100 củ tức bằng lương một năm của một nhân viên. Nhưng nhân viên
tốt sẽ đem về 500tr doanh số năm còn bộ Tool lôm côm thì chắc không nổi 50tr
3. Quy trình thì lúng túng mà cứ đòi công nghệ cao siêu
Rất nhiều công ty chưa biết xài Canva, Meet, Sheet...đã đòi CRM/ ERP. Việc áp dụng Công nghệ
phải theo thứ tự tiến hoá: sơ khai trước rồi mới hoàn thiện theo các quy trình. Đừng mong áp
Công nghệ vào là hệ thống chạy rốt rẻng ngay.
Ví dụ: GHN những ngày đầu, nhân viên tới cửa hàng ghi giấy các đơn rồi cuối ngày điền vào
excel. Sau nhiều năm họ mới có website/ app.
Quy trình vốn dĩ nhức não nên ít người thích. Nhưng làm đúng thì sẽ tạo nội lực cho công ty đi rất
xa. Ví dụ quy trình sale bên mình mất 4 tháng thì một bạn nhân viên mới biết cách sale thế nào
cho ổn. Trong khi nhiều công ty tuyển nhân viên vào 3 ngày bắt đi telesale. Thật khó nghĩ.
Mối quan hệ giữa 3 thành tố trên vi diệu ở chỗ: không cần tốt nhất mà hoà hợp nhất.
- Con người ở level nào thì dùng công cụ đấy: ví dụ công ty bán mỹ phẩm ngàn đơn, nhân viên
đa phần trình độ 12 đến trung cấp thì Google sheet là tuyệt nhất vì ai cũng biết dùng, nhập
nhanh, chỉnh sửa nhanh, không bao giờ sập server.
- Công cụ phải đi theo quy trình: công ty hoạt động thế nào thì xây dựng bộ công cụ mô phỏng lại
như thế. Chứ rất khó đem công cụ mà ông Google đang dùng ngon áp về mình được.
- Con người thế nào thì quy trình thế ấy. Ví dụ một công ty giao vận, tài xế toàn là người trình độ
thấp thì phải diễn giải quy trình bằng các ngôn ngữ bình dân nhất để họ hiểu, và phải có các
hướng dẫn từng bước để tuân thủ.
- Con người, quy trình,công cụ khác nhau tuỳ vào mô hình công ty. Ví dụ với startup Tech thì công
cụ là ưu tiên nhưng với công ty thiên về đào tạo/ sự kiện thì con người là số 1.

American Dream chắp cánh bởi sức mạnh Con người - Quy trình - Công cụ
Câu chuyện truyền cảm hứng dưới đây sẽ khắc họa rõ nét cho anh em thấu hiểu những ý trên
2020 group Growth Mastermind Hà Nội mời Ngô Văn Thoả chia sẻ cách dùng Bitrix24 để tự động
hoá 80% quy trình ở 1 công ty tour du lịch Mỹ. Pan America của Thoả khi đó mới có vài chục
người, doanh thu chưa lớn. Gặp 2 mùa Covid cũng bị ảnh hưởng nặng.
Nhưng bây giờ thì đã x4 nhân sự và x10 doanh số! Và trở thành số 1 mảng du lịch Mỹ. Bí quyết là
gì?
1. Mọi thứ cần được băm nhỏ thành các đầu việc để nhiều mắt xích có thể học và làm dễ dàng
Tour gồm nhiều công đoạn cần sự chính xác nhịp nhàng. Các công ty truyền thống khá phụ thuộc
vào năng lực và kinh nghiệm của nhân sự nên không tăng quy mô nhanh chóng được; hoặc nếu
tăng thì khó giữ được chất lượng 5 sao. Pan America biết phân đoạn quy trình ra rất nhỏ rồi áp
dụng công cụ tự động hỗ trợ. Mỗi nhân sự làm vài công đoạn thì rất dễ đào tạo (và tuyển dụng).
Như thế scale được và tăng năng suất được. Ý về tăng năng suất rất hay - mấu chốt là có tool và
có thể đo lường từng khâu khá chính xác để nhân sự biết cách cải tiến.
Bây giờ Pan America vẫn xài Bitrix24 và thêm một loạt app khác: Base, Casso, Lark...Hiếm có
công ty ngành truyền thống nào lại chịu học và thay đổi nhanh như vậy.
2. Giá vốn thấp nhờ lợi thế quy mô và bán hàng nhanh
Muốn có giá vốn tốt cần mua từ nhà cung cấp với số lượng lớn từ sớm. Rồi từ đó thúc đẩy bán sỉ,
lẻ để có doanh thu lớn mà không cần giảm giá. Rồi dòng tiền mạnh lại quay về để mua hàng tiếp
Muốn thế phải đảm bảo 3 yếu tố:
- Planning rất tốt (2 năm) để không bị thiếu trước hụt sau
- Vận hành phải mượt để giữ được độ ổn định tăng trưởng
- Trải nghiệm khách hàng phải tốt để khách quay lại, khách giới thiệu
Mà muốn như vậy thì quay lại 1.
Pan America hiện nay mua sỉ trên 50% ghế bay thẳng từ Việt Nam đi Mỹ, trở thành đối tác số 1
của các hãng có chặng bay này. Họ vừa giữ được vé cho khách, vừa có thể linh hoạt đổi vé khi
cần (điều mà các hãng lữ hành khác khó làm), vừa bán vé lại cho các đối tác khác. Khi đã block
được ghế chuyến bay thì đối thủ muốn cạnh tranh bằng giá rẻ hơn e là khó.
3. Sáng tạo sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường đủ nhanh
Làm tour khi ra sản phẩm mới cần có data để nghiên cứu và thiết kế cho tốt. Từ đó tung ra là
chiếm thị phần, khiến đối thủ đi sau phải ngại hoặc không thể đấu về chất lượng.
Người làm R&D design phải có sự chuyên tâm và năng lực marketing/ sale để thấu cảm với khách
hàng. Và đội ngũ triển khai tại Việt Nam lẫn đội tại quốc gia phải rất khớp
Trong mấy năm qua, Thoả và team đã bay khắp Mỹ, Âu, ĐNA, đến những mảnh đất còn chưa
được biết, vẽ nên những cung đường mà ít người hiểu. Đa phần các tour nước ngoài đều khai
thác các điểm đến nổi tiếng, ăn các món phổ biến, mua những món đồ quen thuộc. Trải nghiệm
như thế không đặc sắc và không hơn gì việc đi tự túc. Với Pan America, trải nghiệm độc đáo mới
lạ hơn và dịch vụ chu đáo chuẩn chỉnh là điều đặc biệt để giữ chân du khách.
Để làm được vậy thì cần có hệ tri thức (knowledge base) và hệ cơ sở dữ liệu (database) chi tiết để
có thể trao đổi thông tin và truy xuất ngay lập tức. Chẳng hạn có 3 team cùng R&D Mỹ, mỗi team
test 10 lộ trình, thu thập được 100 thông tin quan trọng - thì làm sao mà đội quản lí ở nhà có thể
nắm bắt và ra quyết định? Chẳng lẽ gửi hình/ video qua Zalo hay phải có người ngồi viết thành file
tổng hợp hết tất cả rồi thuyết trình lại? Rồi năm này qua tháng khác hàng ngàn lộ trình như thế
liệu ai còn nhớ?
Quan trọng nhất là phải hoàn chỉnh đầu vào và sẵn sàng mở kết nối với các đầu ra. Các module
chính đều được kết nối với nhau: training (knowledge base beta), truyền thông nội bộ (chat, call
video, meeting) cùng với một lô xắc xông thứ hay ho như site, landing page (làm website giới
thiệu, Ecom) cho tới contact center (mail, telesale, call tracking, livechat, app chat, social, bot, …).
Có thể nói đây không phải một CRM, mà nó là ERP (ở quy mô vừa và nhỏ, hay như anh Thỏa nói
là mini ERP).
Thỏa là người đã rất sẵn lòng cho đi không chỉ là từ khóa, mà còn là cơ hội để thử và thay đổi, để
tốt hơn. Nhanh hơn, gọn ghẽ hơn, chính xác hơn, và tự động để scale up một cách chắc chắn hơn
trên nền tảng thực sự vững mạnh.
Công nghệ có vai trò ở chỗ đó. Thông tin là nguồn nhiên liệu của ý tưởng, Dữ liệu tạo ra cơ sở
cho quyết định. Thoả đã ý thức được điều đó từ đầu, vì thế Pan America càng đi càng thấy đường
rộng mở.
4. Tạo lợi thế khiến đối thủ không thể chen vào
Vẫn là bài toán con người, quy trình, công nghệ đã chia sẻ ở trên. Cả 3 yếu tố này Thoả đều làm
rất tốt. Đó chính là lợi thế khác biệt. Chứ không có nghĩa khắc biệt là phải làm ra điều gì đó quá
mới mẻ chưa từng có trên đời. Từng chi tiết được tinh chỉnh sắc nét hơn, từng điểm nút được nối
khớp tinh tế hơn, từng thông tin được diễn giải sâu lắng hơn..tất cả sẽ tạo nên sức mạnh vượt trội
5. Con người có tâm và dịch vụ có chất
Nhiều năm làm ngành dịch vụ, chứng kiến nhiều tên tuổi vẫn cứ làm theo cách truyền thống và
đau đầu với bài toán con người, Thỏa muốn tìm kiếm giải pháp công nghệ để người chủ không
quá bị phụ thuộc vào người làm và vẫn quản trị được chất lượng khi scale up.
Nghe thì rất đơn giản, nhưng thực sự những ai đã vào làm dịch vụ mang hình thái có màu sắc của
kinh nghiệm, năng lực trải nghiệm hướng tới phát triển bền vững, thì đều dễ vướng vào việc phụ
thuộc người làm. Nhất là mảng tư vấn du lịch đòi hỏi cao về chất lượng thì khá nhiều rủi ro về lâu
dài, khi mà nhân sự không còn trung thành nữa, hay họ muốn tách ra, hoặc bị đối thủ chiêu dụ, …
Một vấn đề nữa: Để có một nhân viên ưng ý thì chi phí đào tạo, cơ hội và thời gian là rất lớn, tính
bằng đơn vị vài năm, chi phí tính bằng vài tỷ. Nhưng nếu theo kiểu quản lý thủ công như cũ, dù có
bỏ công sức lớn thì về sau chưa chắc đã giữ được người hay can thiệp được vào quy trình tư vấn.
Về dịch vụ trước nay Hà Nội không mạnh bằng Sài Gòn. Nhưng lần này gặp mới nhất tháng
08.2023 ở Hà Nội cho mình góc nhìn khác. Nếu lãnh đạo tâm huyết và chỉnh chu thì sẽ làm được
thôi. Mà chỉ cần như vậy thì công ty luôn tiến lên dù thị trường có thế nào .
Bài toán Thỏa đã giải được là, làm thế nào để một người mới ra trường, qua đào tạo 2-4 tuần, có
thể làm được việc ngay, còn những phần khó thì dưới 6 tháng là được .
Thoả đã xây được quy trình và tài liệu rất công phu rồi đẩy hết lên Bitrix24 để đồng bộ và tự động
hóa:
- Hiện thực hóa quy trình và những biến thể ở mỗi khâu, ráp và hoàn thiện nó, và cho mỗi
người đảm nhận một phần khâu đó. Bắt một người ráp ô tô thì quả thực khó, nhưng để
dạy họ ráp một cái đèn pha thì làm được.
- Chuẩn hóa dữ liệu và chia nhỏ mỗi khâu xử lý để bất kì ai đều có thể làm khi đã đào tạo.
Thực tế việc này khó. Mảng du lịch tưởng là về dịch vụ, nhưng nghiệp vụ và khối lượng
công việc thì có lẽ không khác gì một công xưởng sản xuất vừa công nghiệp. Đặc thù sản
phẩm du lịch cũng mang âm hưởng của sự gia công hàng thủ công (về sự tỉ mỉ, lâu dài),
nói không ngoa hơn thì là vừa sản xuất, vừa chăm, vừa bán.
- Xây dựng công thức bán hàng không khác gì gia công trong nhà máy sản xuất, nơi mà ở
đó tối ưu được thời gian, bỏ đi được khâu thừa lặp, giảm nhân lực xử lí thủ công, tăng năng
suất lao động, tăng khối lượng xử lí công việc ở tổng thể. Từ A sang B, rồi từ B sang C, rồi
tới D. Đều có chỉ dẫn ở mỗi khâu, làm gì, chú ý gì, rồi cần hợp đồng, giấy tờ văn bản như
nào, có sẵn icon ở khâu đó, nhấn trỏ là có. Tính chất ngành du lịch là sự thay đổi giá trị
của hợp đồng theo mỗi thời điểm, lead “nuôi” và “chăm” với thời gian kéo dài, có khi vài
tháng, có thể 1 năm. Nếu dùng bằng cơm vận hành thì chắc chắn sẽ có thiếu sót, hay sai
lẫn (có thể phải trả phí bằng tiền tỷ). mọi thứ từ thời gian kéo dài, việc phải tổng hợp, việc
làm hợp đồng, rồi đối chiếu, rồi sửa đổi, rồi follow, rồi nhắc nhở, … quá tốn thời gian và dễ
sai sót. Nhờ sự hỗ trợ của workflow và các option Bitrix24 mà Thoả đã tạo nên được một
chu trình khép kín tuyệt vời như thế.

Khi mà tất cả các khâu được giải quyết trên cùng một nền tảng, khi nội bộ có thể giao tiếp chung
với nhau (như một social đầy đủ thu nhỏ), khi khách hàng giao tiếp được với người làm thì mọi
chuyện sẽ rất nhịp nhàng. Người làm thoát khỏi những thứ lặp đi lặp lại sẽ tăng năng suất lên và
gắn bó với công ty lâu dài.
Tóm lại, lời giải cốt lõi nằm ở BPO: business process operation
- Đồng bộ hết mọi số liệu tại một nơi, giúp CEO và Manager nhìn thấy mọi diễn tiến, kết quả của
doanh nghiệp.
- Tự động nhắc nhở nhân viên các tác vụ (đã được thiết lập từ đầu), tăng tính kỉ luật và chính xác.
Nếu không có ứng dụng hỗ trợ thì nhân viên sẽ phải tự ghi chú, nhớ việc và không dễ mà tạo
được thói quen đó từ đầu.
- Đưa quy trình, tài liệu thành một luồng để mọi người truy cập và theo dõi rất nhanh.
- Tự động hoá quá rõ rệt. Khi công sức được giảm tải thì mới sáng tạo và du trì được năng lượng
làm việc vô hạn.

Mieu đã đạt biên lợi nhuận ròng gấp 3 lần trung bình ngành nhờ tư duy và công cụ hệ
thống hóa
Lại nói về Mieu và Cao Ánh Tuyết để làm minh họa cho tư duy quản lí tập trung, hệ thống hóa.
Mieu có những “nỗi đau" dai dẳng về vận hành như mọi chuỗi thời trang nhỏ khác
- Nguồn lực nhân sự giới hạn: ít người, trình độ non. Chỉ cần key member gãy là chững lại hoặc đi
xuống.
- Tài sản nằm ở tồn kho.
- Hoạt động marketing hầu hết là giảm giá, rất ít nhân sự đánh giá được tiềm năng và giá trị từng
sản phẩm.
- Phụ thuộc lẫn nhau giữa các team, nên cần họp liên tục, thông tin rất nhiều và đôi khi không
chính xác.
Bài toán mà Tuyết phải giải trong nhiều năm là Làm sao hệ thống hoá thông tin và số liệu để ra
quyết định chính xác ? Nhất là giai đoạn khó khăn này thì mọi thông tin phải kịp thời và mọi quyết
định phải cực kì nhanh chóng, chuẩn xác .
Mấu chốt là phải có HỆ THỐNG: kho lưu trữ dữ liệu (data warehouse) để lưu giữ mọi dữ liệu vận
hành.
- Các đầu vào: Haravan, Kiotviet, Nhanh, sàn...nối thẳng vào master data sheet. Ban đầu làm thủ
công nên cần người thu thập và đẩy dữ liệu vào. Thường các sếp thích xem số doanh thu nhưng
các chỉ số bên trong mới là quan trọng.
Tại sao Zara lại bán rất tốt dù chi marketing chỉ 2-3%? Vấn đề là họ dành 80% nỗ lực để sáng tạo
sản phẩm dựa trên data:
- Production tracking/ P&L tracking: tại bất kì thời điểm nào cũng biết lãi lỗ, chỉ sau 7 ngày đã
đánh giá được sản phẩm tiêu thụ tốt hay chậm. Các Sản phẩm 5 sao: bán tốt và thỏa thêm một số
tiêu chí nữa thì gọi là Hero product, đưa vào sản xuất số lượng lớn và dự đoán luôn cần stock bao
nhiêu hàng trong bao lâu. Với sản phẩm bán chậm, marketing sẽ đẩy hàng thật nhanh để sửa lỗi
cho team sản xuất. File trạng thái sản phẩm có quy ước màu sắc để các team nói chuyện
- Phân nhóm Hero và 5 sao
- Phân nhóm bán tốt và bán chậm. Việc này cần chính xác vì làm sai thì nguyên dây chuyền sản
xuất phía sau sẽ sai
- Dùng hàm excel để search sản phẩm nhanh nhất và biết được lượng bán tốc độ bán, xu hướng
bán của từng sản phẩm và tìm nguyên do, xem tỉ lệ tiêu thụ các kênh bán (offline, online) để biết
nên điều chỉnh thế nào ( ví dụ đẩy ads thêm để bán online mạnh hơn); hoặc có vấn đề gì không
+ Sale through: tỉ lệ bán ra trên tỉ lệ nhập vào.
+ CM: biết được giảm giá bao nhiêu mà vẫn đảm bảo không lỗ. Dựa vào file để ra quyết
định.
+ Tồn kho cho phép là 15% nên marketing phải cực kì cố gắng để đẩy hàng tồn kho xấu +
Biết định phí để biết giảm giá bao nhiêu là tối đa.
+ Phân các loại hình sale và biết từng thời điểm nên dùng loại nào, bạn Junior mở file lên
vẫn biết cần làm gì chứ không cần phải hỏi Sếp, vì đã set giá và set mức giảm .
Chuyện của Mieu, Pan America minh chứng cho ta thấy tầm quan trọng và sức mạnh của BPO. Và
đó là điều mà mọi CEO đều muốn hướng tới
Tuy thế một lần nữa nhấn mạnh là không cần cuồng công nghệ hay cố gượng ép áp dụng công
cụ mới. Nhiều năm làm tư vấn, triển khai chuyển đổi số cho các tập đoàn và chính doanh nghiệp
mình, bài học mình rút ra là:
1. Phù hợp là quan trọng nhất
Có doanh nghiệp chỉ cần excel, có doanh nghiệp thì cần CRM và có doanh nghiệp cần tới CDP.
Việc áp dụng cái nào thì tuỳ thuộc vào chiến lược. Chẳng hạn muốn tăng số ngay lập tức thì xài
các tool "mì ăn liền" như chatbot, SMS, ads...muốn lâu dài cần xây "core" rồi tới các ứng dụng cắm
vào.
2. Phải gắn với bài toán kinh doanh
Nghĩa là khi triển khai cần thấy được việc cần thiết, và tạo ra được giá trị rõ ràng. Ví dụ có doanh
nghiệp cứ đòi phải có CDP trong khi lượng data rất ít. Ngoài Tech thì knowhow và con người cần
sẵn sàng để ứng dụng. Ví dụ mua CRM về rất cần một đội có tay nghề để setup quy trình, đào tạo
team, customize ...và chi phí đó không hề rẻ.
3. Phải biết hợp lực
Tận dụng những giải pháp sẵn có, xây thêm, hoặc hợp tác với những bên đã xây sẵn. Ví dụ muốn
đầy đủ bộ đồ chơi cho retail/Ecom thì cứ Haravan trước rồi sau này có thể nâng cấp hoặc thay
mới. Muốn làm CRM thì cứ excel cái đã rồi triển khai dần. Muốn xài tool nào thì nên mời expert tư
vấn rồi hẵng làm.
4. Đừng thần thánh hoá
Số hoá không phải bấm nút là xong mà cả một quá trình "đau khổ" mới ra kết quả. Những cái như
Big data , AI còn xa lắm. Những hứa hẹn x2, x10 chỉ là trong thử nghiệm chứ thực tế chua lắm.
Slide chỉ màu mè chứ triển khai đuối lắm.

Số hoá vận hành doanh nghiệp bán lẻ quy mô 50 nhân sự, cân 1000 đơn/ngày.
Nguyên Phong là cựu Manager tại ATP holdings. Phong còn trẻ lắm mới 25 chứ mấy nhưng đã 5
năm gắn bó với nghề bán tool ATP và kinh doanh online nên rất thực chiến. Phong chia sẻ các
giải pháp về vận hành mình đang triển khai giúp tối ưu.
Giải pháp:
- Quản lý công việc các team: Trello + GG Sheet + Zalo chat trao đổi nhanh (đang chuyển dịch hết
sang Lark)
- Quản lý bán hàng trên Sapo OmiChannel (số liệu nào cũng có, support 30s, góp ý cải thiện tính
năng nhanh)
- CSKH đa kênh: Zalo ZNS, tổng đài Omicall của ViHAT, Smaxbot chăm sóc 100.000 user đúng
đỉnh.
- Chat tư vấn khách qua Pancake (nhanh mượt mà) và Sapo (lên đơn)
Giải pháp cho marketing
- Nuôi dàn nick seeding SFB pro, fplus, maxcare
- Chăm sóc hệ thống fanpage So9 (clone bài đỉnh), Kingcontentpro (tìm content tốt)
- Studio livestream: A6400, xsmax, Obs, Gostream, Prismlive
- Media: edit video Capcut, Camtasia, thiết kế ảnh Canva.
- Website/Landingpage: Simplepage (nhiều mẫu template), Sapowebsite (đồng bộ SKU với social
và sàn)
- Facebook ads dùng Simple UID (spy tệp), Smit (check ngưỡng), Mktcity (quản lý dàn tài khoản
quảng cáo)
1000 đơn vận hành tốt cũng ra tiền tỉ lợi nhuận mỗi tháng đó. Nên việc đầu tư công nghệ đúng và
tới nơi thì hiệu quả kinh ngạc ....
Hình: cách Masan tư duy về Digital transformation + Data rất hay.

Quản lí, gia tăng trải nghiệm Khách hàng đa kênh ở chuỗi bán lẻ
Sakuko là chuỗi bán hàng Nhật cao cấp có 30 cửa hàng tại Hà Nội, hơn 50 ngàn khách hàng mỗi
tháng. Tỷ lệ 80-85% khách hàng quay lại mua thường xuyên với tần suất 1.3 lần mỗi tháng.
Việc quản lí, gia tăng trải nghiệm Khách hàng đa kênh gặp nhiều thách thức vì
- Khách hàng cao cấp nên đòi hỏi cao về trải nghiệm. Đổi lại khi đã hài lòng thì họ sẽ ủng hộ lâu
dài mà không cần khuyến mãi
- Nhân viên trình độ không cao và hoạt động phân tán khắp nơi, khó trong việc đào tạo, giám sát
- Đội ngũ quản lí trước đây đi lên từ truyền thống nên không am hiểu về công nghệ hay quản trị
kiểu mới
Bí quyết của Sakuko là giao cho mỗi nhân viên tại mỗi cửa hàng một tệp riêng, tự chăm sóc tại
điểm, tạo sợi dây liên kết chặt chẽ giữa họ và khách hàng. Từ việc chăm sóc 1-1 và chu đáo sẽ kéo
khách quay lại hoặc giới thiệu bạn bè.
Việc này được hỗ trợ bởi ứng dụng Abaha: thay vì tiếp cận thủ công tại điểm bán thì tự động hóa
tiếp cận, đo lường trên app bằng các quy trình tự động và đa kênh.
Khi triển khai App, thách thức lớn là khách không quen tải app thì phải làm thế nào? Mấu chốt ở
chỗ là khách thấy tiện lợi và nhân viên thấy hiệu quả. Mỗi nhân viên chủ động thuyết phục khách
tải app để được chăm sóc tốt hơn, vì thế lượng tải và dùng app rất nhiều mà không hề tốn tiền
promotion.
Việc chuyển dịch khách qua App còn làm tăng tỉ trọng mua hàng online lên đến 10%-20% tuỳ
điểm bán: khách hàng có được nhiều giá trị hơn, và gần gũi với thương hiệu yêu thích. Khách sử
dụng lại app tới 90%.
Khi việc bán hàng và CSKH thuận tiện, đạt hiệu quả cao thì nhân viên cũng gắn bó với doanh
nghiệp lâu hơn và hăng say cống hiến hơn. Có nhiều nhân viên làm tới tận 5 năm.
Cách chăm sóc qua Zalo nghe chừng khá “thủ công” nhưng hiệu quả bất ngờ. Cửa hàng thời
trang Akyo 75% doanh số từ KH vãng lai. Chỉ cần đơn giản sale buộc 100% kết bạn với khách
hàng sau mua (dĩ nhiên có món quà nhỏ ) rồi hàng tháng gửi 1 chương trình riêng cho từng nhóm
khách. 60% doanh số là từ khách hàng cũ tăng doanh số trung bình 15-25%.
Quản lý con người cũng là khâu then chốt để gia tăng trải nghiệm. Sakuko tuyển chọn rất kỹ, phù
hợp về văn hoá là ưu tiên số 1. Việc đào tạo sẽ do các nhân sự cũ làm mentor cho Nhân sự mới.
Các nhân sự trung thành là đại sứ nhân sự, truyền cảm hứng cho nhân sự mới, cứ thế tạo thành
dòng chảy văn hoá và năng lực rất rõ nét.
Những doanh nghiệp retail lớn đang đối mặt với rất nhiều thách thức vì sự dịch chuyển hành vi
mua sắm (offline → online, cửa hàng→ đa kênh), và bắt buộc phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ cả về
dịch vụ khách hàng lẫn công nghệ. Sự phức tạp trong việc kết nối vận hành giữa đội frontend
(cửa hàng→ ship) với backend (văn phòng). Ở quy mô vài chục cửa hàng và vài trăm nhân sự thì
mỗi sự cồng kềnh, đứt gãy sẽ làm suy giảm hiệu quả kinh doanh, thậm chí gây thất thoát đổ vỡ
Một số vấn đề nổi cộm:
- Làm sao kết nối việc bán hàng tại cửa hàng với các quy trình nội bộ bên trong như lên đơn,
duyệt chi, tính lương thưởng, xuất hoá đơn, thanh toán…nếu dùng zalo hay excel thì việc chậm trễ
hoặc sai sót rất lớn. Vòng xanh (xedap.vn) đã xây SOP (sale order process) thế nào để xử lí hàng
ngàn đơn vô cùng trơn tru và đo lường chi tiết từng công đoạn trong quá trình đưa sản phẩm tới
Khách hàng.
- Làm sao để tạo ra môi trường cho bất kì ai cũng có thể đóng góp ý kiến đề xuất ngay lập tức. ví
dụ: Soc & Brothers có một Workplace (giống Facebook nội bộ), bất kì điều gì chưa ổn tại bất kì
cửa hàng nào đều được post lên để xử lí ngay lập tức. Điều này thật sự không thể xử lí qua zalo
- Làm sao để thúc đẩy động lực nhân viên thông qua các quy trình chấm công tính lương duyệt
task tự động. ví dụ: dienthoai24 có hẳn một quy trình tự động để xử lí mọi vấn đề phát sinh và cập
nhật mọi chính sách tới từng nhân viên cấp thấp nhất.
Đừng nghĩ mọi thứ cao siêu và khó làm. Cứ bắt đầu sớm thì đến khi lớn sẽ ổn. Chuyển đổi số là
bắt buộc từ mọi khâu trong vận hành, quyết tâm và nỗ lực từng phần sẽ làm được. Bài học từ các
chuỗi lớn chắc chắn là tư liệu tham khảo quý giá cho chúng ta.
MISSION CONTROL
Trích từ bài giảng của Vanto - tổ chức chuyên đào tạo cho Thegioididong, Seedcom, xoay quanh
các kỹ năng teamwork, phát triển bản thân và team và sự nghiệp lên tầm cao hơn.
Vấn đề của mọi tổ chức là vận hành, không phải thị trường hay sales. Muốn có Profit thì phải cận
hành tốt (Productivity)
4 nền tảng của một tổ chức:
1. Relationship
- Để thúc đẩy và cộng tác với nhau
- Để thấu hiểu và tìm ra điểm chung
- Để đồng cảm và cùng sáng tạo
- Để sẵn sàng nỗ lực vì điều chung
2. Enrollment
- Mọi người thoải mái kết nối
- Không có các rào cản khiến anh em bế tắc
3. Hiện diện
- Lời nói/ quyết định hiện diện ở đâu (mail/ CRM/ paperwork)
- Cách hiện diện thế nào cho lôi cuốn? Ví dụ nói "anh em cố lên " không phê bằng "anh em có
cam kết chốt 1.000 đơn đến 12h đêm nay không".
4. Integrity
- Nói đi đôi với làm
- Không thoả hiệp với những gì sai trái
Hiểu cơ bản: Integrity giống như một cái bánh xe, nếu mọi thứ đều tròn trịa nhẵn nhụi thì đi rất
nhanh; nếu 1 chỗ méo thì sẽ đi chậm; nếu quá nhiều chỗ méo lủng thì tắc.
Nếu 4 nền tảng này mỗi cá nhân từ thấp đến cao đều thông suốt thì sẽ dẫn đến Productivity (hiệu
suất).
Bạn dùng tool gì để quản lí công việc? Trello, Asana, Slack...
--> Tool nào cũng được nhưng cần đảm bảo các nền tảng cốt lõi.
Hiện diện
- Thông tin của bạn hoặc của team xuất hiện ở đâu để ai cũng có thể truy cập được.
- Ngôn từ thế nào để ai cũng hiểu (chứ không phải mỗi người một cách hiểu và đi cãi nhau).
- Cập nhật: khi bạn làm xong hoặc có khó khăn gì, làm sao đồng đội biết.
- Mô tả công việc bằng cách mô tả thành quả. Ví dụ: thay vì giao task a, b, c thì hãy nói rằng tôi
muốn bán được 1000 đơn hôm nay, và bạn hãy làm các task a, b, c.
Enrollment
- Hãy để người nhận việc cảm thấy thoải mái, lôi cuốn nhất. ví dụ "Tuấn ơi giúp e việc này nhé,
thương a" sẽ hay hơn nhiều là "Tuấn gửi tui cái này"
- hãy ghi rõ ràng task: ví dụ deadline, ngân sách, mong đợi...

Biến "lịch" thành "dịp"


Những người bận rộn và chuyên nghiệp nhất luôn có lịch kín mít, được xắp xếp rất kỷ luật. Người
nào không biết xếp lịch thì không nói ha. Nhưng lịch cũng dễ tạo ra cảm giác mệt mỏi, khô héo.
Hãy nhớ những gì bạn sẽ thấy hào hứng. Đó là "dịp": dịp Tết, dịp nghỉ lễ, dịp đi company trip, dịp
gặp lại bạn thân . Hãy nhớ những gì khiến bạn nỗ lực thường là "Nhân dịp abc, em xin...."
Một mẹo nhỏ là hãy thiết kế "lịch" thành "dịp":
- Lịch gặp Mr.An --> Dịp được cafe với triệu phú online An euro --> (tâm thế làm việc đổi thành tâm
thế tìm cơ hội)
- Lịch đi công tác HN--> Dịp được đi khám phá Bắc bộ --> (tâm thế làm việc đổi thành tâm thế tìm
trải nghiệm )
Dịp cần có cái gì?
- Thành quả: sẽ đạt được, một thứ mình sẽ mong chờ
- Thời gian, địa điểm rõ ràng
- Các task đi kèm để "dịp" đó được diễn ra hiệu quả nhất
- Dịp tiếp nối dịp: để động lực luôn duy trì
- Ưu tiên: biết đặt thứ tự cái gì trước cái gì sau
Nghe đơn giản như vậy nhưng bản chất là sự thay đổi tư duy
- Biến những điều bị ép buộc thành sự chủ động
- Hiểu được giá trị của từng công việc, từng mối kết nối
- Trân trọng từng khoảnh khắc
- Luôn suy nghĩ tích cực để tìm cơ hội
- Kỉ luật, tập trung và nghiêm túc trong mọi việc
- Nâng tầm giá trị bản thân
Tóm lại trước khi nghĩ đến công nghệ cao xa thì hãy biết cách tạo ra môi trường lý tưởng để nhân
tài phát huy năng lực và tỏa sáng. Đó chính là bài học thành công từ Thế giới di động, FPT, PNJ.
Kết phần này mình dành đôi chút lời cổ vũ cho Antsomi - startup về CDP (customer data platform)
ở Việt Nam đang triển khai giải pháp cho những khách hàng là các chuỗi bán lẻ lớn ở khu vực.
Sáng lập Antsomi là Ts. Đinh Lê Đạt người có 20 năm học tập, nghiên cứu và startup trong các
lĩnh vực Data, Martech, hơn 5 năm sống tại Sing và mở thị trường khắp ĐNA. Đạt có tầm nhìn
sâu sắc về các xu hướng mới nhất của Retail/ Ecom và liên tục cùng đội ngũ tạo ra các giải pháp
Martech chuyên sâu phục vụ cho ngành. Đạt từng là CTO của FPT online, chịu trách nhiệm xây
dựng hệ thống vận hành quảng cáo tự động thông minh cho VNexpress.net (programmatic ads
serving platform). Rời tập đoàn để thoả chí cho cuộc chơi tự do sáng tạo hơn, Đạt lập ra Ants
Programmatic chuyên cung cấp các giải pháp đo lường tối ưu quảng cáo dựa trên dữ liệu cho
các publisher lớn ở khu vực như 24h.com.vn. Môn đó gọi là DMP (data management platform),
thuộc loại khó nhất trong các công nghệ của ngành quảng cáo trực tuyến thời 2014-2016. Ants
được FPT, 24h đầu tư và hiện nay đã sáp nhập với The Purpose Group - một tập đoàn quảng cáo
lớn tại Việt Nam
Antsomi là cuộc chơi tiếp theo của Đạt, định hướng đem công nghệ Việt Nam ra khu vực. Còn
sớm để nói về thành công nhưng luôn nể phục và theo dõi Đạt cùng đội ngũ, những người dám
cống hiến thanh xuân để giải những bài toán khó nhất của thị trường số hoá Bán lẻ. Hãy nhớ
rằng các gã khổng lồ nước ngoài: Google, Facebook, TikTok, Salesforce, Oracle, Microsoft, đều
đang tham gia rất sâu vào thị trường này bằng những giải pháp siêu khủng. Người Việt Nam hầu
như chỉ mua và vận hành, tiền 80% đổ về tài khoản các ông lớn. Vì thế Antsomi là một trong
những startup hiếm hoi, đơn độc giữa cuộc chiến không cân sức đó.
Một cái tên cũng kiên trì, bền bỉ và chìm nổi nữa trong cuộc chiến đó là CNV Loyalty,

Cả thanh xuân xây dựng phần mềm Quản lí khách hàng trung thành và Zalo
app
Nguyễn Tuấn Phú - Đỗ Đăng khoa là 2 người em rất thân thiết của mình. Trước Đây Phú mở công
ty gia công phần mềm, Khoa có Agency Digital Marketing. Cảm thấy nghề đi làm dịch vụ khó mà
mở rộng được, hai anh em quyết hợp sức nhau làm chuyện lớn. CNV ra đời năm 2018 và sớm gây
được tiếng vang. Tại SharkTank mùa 3, CNV được shark Bình đầu tư 11 tỷ. Tiền rót về thật chứ
không phải hứa hẹn.
CNV Loyalty triển khai giải pháp cho rất nhiều chuỗi nhà hàng, bar, thời trang…những ngành mà
khách hàng trung thành là điều cốt yếu tạo ra lợi nhuận. doanh nghiệp muốn tạo chương trình
khách hàng thân thiết (loyalty program) để tích lũy điểm, thông tin thông báo, chăm sóc khách
hàng và bán hàng trực tiếp thì sẽ phải tự làm hoặc thuê bên ngoài phát triển ứng dụng. Tự làm sẽ
tốn chi phí chừng 200 - 300 triệu tới 1 - 2 tỷ.
CNV loyalty cung cấp luôn toàn bộ giải pháp trên dưới dạng thuê bao, tính phí trên số lượng
thành viên hoặc doanh thu với chi phí vài chục triệu/năm.
Ngoài ra, CNV Loyalty còn customize thành các giải pháp chuyên cho một số ngành như F&B,
Retail, Spa…với một số tính năng đặc thù.
CNV Loyalty rõ ràng đánh vào yếu tố nhanh rẻ của nhiều doanh nghiệp nhỏ. Thị trường cũng rất
lớn.
Nghe hay phải không? Vấn đề không phải là mọi thứ như màu hồng
Nguyễn Bình Nam, CEO OplaCRM, người có nhiều năm tư vấn Salesforce/ Oracle, chuyển đổi số
phân tích những thách thức chờ đón CNV Loyalty phía trước ngay khi SharkTank hạ màn:
- Đây là mô hình all-in-one nên không có chỗ nào sâu. Tôi khá chắc tất cả tính năng từ ưu đãi, tới
marketing tới Ecommerce đều ở mức cơ bản. Nên nếu nói có thì có, nhưng cần sâu hơn một chút
là khách hàng dễ lắc đầu bỏ đi.
- CNV đang nhắm vào phân khúc SME. Mà đây là phân khúc ngân sách ít, đòi hỏi nhiều và nhu
cầu rất đa dạng. Chạy theo nhóm này tương lai sẽ như KiotViet, Misa, Bravo…. khó ra khỏi ao
làng vì gắn chặt mình với các đặc thù quá Việt Nam.
- Mô hình này rất dễ copy vì không cần nhiều “know-how” khi phát triển. Các công ty phần mềm
nhỏ nhỏ làm vài app chăm sóc khách hàng hay Ecommerce kiểu vầy đều có thể nhanh chóng
đóng gói một sản phẩm tương tự và bán giá rẻ hơn.
-Loyalty là một tính năng quá bé. Có model nào vài ngàn hay hàng vạn đơn hàng với nó chưa ?
Apple hay Samsung có loyalty không? VinID 11-12 triệu user và mua sắm thường xuyên, hiệu quả
ra sao ?
Ý kiến phản biện của Nam không đại diện cho tất cả, nhưng là góc nhìn sâu sắc để mỗi doanh
nghiệp công nghệ cần suy ngẫm trước khi dấn thân.
Quay trở lại chuyện của CNV Loyalty. Thực tế Nhu cầu có một giải pháp chuyên sâu về loyalty
của enterprise kể cả trong và ngoài nước đều rất rõ ràng nhưng số lượng nhà cung cấp giải pháp
rất ít và giá thành đắt. CNV đã nỗ lực xây được giải pháp loyalty chuyên sâu với đầy đủ tính năng.
- Thiết kế các nhóm thành viên (member tier), chương trình (program/campaign/gamification) đa
dạng linh hoạt: theo sản phẩm, theo thương hiệu, theo công ty thành viên, theo chương trình,
theo đối tác.
- Cơ chế tích lũy và đổi điểm (earn and burn) linh hoạt, bao gồm theo thời gian, sự kiện (lúc đăng
ký, lúc sinh nhật, kỷ niệm 5 năm làm thành viên…), theo chi tiêu (transaction), theo hạng thành
viên…với hàng loạt quy định: thời điểm hết hạn, điểm có trước thì hết trước hay hết sau, tỉ lệ quy
đổi giữa các mốc thời gian, các sản phẩm, thương hiệu…
- Tập hợp, tích hợp, phân loại, làm sạch dữ liệu để có nguồn dữ liệu vừa nhiều vừa nhanh cho
doanh nghiệp tái sử dụng.
-Customize từng đối tượng và tích hợp hàng loạt các tính năng từ các đối tác khác như Haravan,
Vinat, Zalo….
Bài toán thị trường khá mở. Nhiều doanh nghiệp hiểu tầm quan trọng và sự cần thiết phải có
Loyalty để kéo chân khách hàng. Giải pháp CNV Loyalty cho SME ngon bổ rẻ nhanh, được triển
khai đồng loạt cho hàng trăm nhà hàng, quán bar, chuỗi bán lẻ…Thời điểm trước dịch, CNV có
gần 100 nhân sự chuyên môn sâu, đội ngũ bán hàng hùng hậu, còn được cả hệ sinh thái Nexttech
hỗ trợ cùng bán. Lúc đó khí thế lắm. CNV như ngôi sao đang lên kéo theo sự xuất hiện của một
loạt loyalty nữa Thực tế mọi thứ chỉ đẹp lúc ký hợp đồng. quá trình triển khai, xuất hiện vô số
những đòi hỏi của thị trường Loyalty chưa trưởng thành. Người dùng luôn đặt câu hỏi là tại sao
phải cài thêm một app? Và hàng chục app nếu có nhiều brand ưa thích. Rồi brand sau lúc đầu hào
hứng sẽ hỏi bây giờ tôi phải làm gì để tăng khách hàng và doanh thu? Khá bất tiện và nhiều khó
khăn để giải pháp hay ho trên mockup trở nên sống động ngoài đời thực.

Thế khó của các startup SaaS Việt Nam (không chỉ là CNV)
Nam OplaCRM lại gay gắt:
“SaaS chạy theo khách hàng để xây dựng một chiếc xe ba gác: vừa chở hàng, vừa chở người để
rồi chả bao giờ xuất khẩu được một chiếc nào ra nước ngoài vì chẳng ai cần ba gác. Vì vậy, nếu
tôi có một ước mơ, tôi sẽ ước mơ được chia sân các doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt.
Mỗi ông làm vài món thôi nhưng làm thật sâu, thật xịn thật chuyên. Phải đi kiểu ấy mới mong ra
khơi được”.
Điểm bất lực nữa là trình độ lập trình viên của Việt Nam phần đông như thợ mộc rong, đóng được
cái xe ba gác là tốt rồi. Những công việc nặng nhọc trong ngành sản xuất phần mềm như viết
code, nhập liệu thì Việt Nam có nhân lực đông đảo, nhưng ở các mảng chất lượng cao đòi hỏi
chất xám như kiến trúc hệ thống, quản lý quy trình, phân tích nghiệp vụ thì lại thiếu. Nhân tài thật
sự bị hút hết vào những tập đoàn lớn, hay các startup tỷ đô ở khu vực . Nên dù gọi vốn như CNV
vẫn chỉ như muối bỏ bể, không đủ để quy tụ nhân tài làm nên sản phẩm xuất sắc. Nhiều tính năng
chỉ làm được nửa vời, không sử dụng được hoặc rất khó sử dụng. Nhiều doanh nghiệp lớn dù
muốn ủng hộ startup Việt lắm nhưng không đủ niềm tin để lựa chọn.
Ví SaaS như xe ba gác rất chính xác bởi nó linh động đủ để chạy được ở đặc thù địa phương.
Nhiều giải pháp global chưa thể vào Việt Nam bởi chưa đấu nối với các nhà cung cấp trong nước.
Một khi những bên làm nền tảng của Việt Nam như kiểu Payment, Logistic, OTT, Call Center.... mà
đấu nối được với nhiều đối tác global thì chắc các giải pháp SaaS Việt Nam gặp khó khi đấu trên
sân nhà chứ chưa nói việc đi ra khu vực.
Nhưng nếu chỉ nhắm đến thị trường Việt Nam thì xe ba gác vẫn hoạt động tốt mà. Hay như Nhật
sản xuất xe máy cũng là nhắm vào thị trường Việt Nam hay các nước có điều kiện giao thông
tương tự. Nên nếu đi nhỏ trước, một core app cho ổn cho một thị trường trước rồi tạo các
expansions cho app. Hoặc mạnh hơn thì tạo platform (eco system) với các dịch vụ liên kết với các
nhà cung cấp dịch vụ địa phương để giảm chi phí vận hành. cứ đi ba gác trước rồi lên xe tải con,
lên tải lớn rồi máy bay tàu thủy. Dụng tốc bất đạt.
Ta sẽ thấy mô hình xe ba gác hiệu quả thế nào trong câu chuyện về ViHAT, Haravan ở phần sau.
Covid 19-21 đã làm các chuỗi cửa hàng lao đao và tế CNV cũng lao dốc theo. Khi mà đội ngũ
đang tăng trưởng và giải pháp được rất nhiều doanh nghiệp đón nhận thì bỗng nhiên bánh xe
khựng lại. Quá khó cho Phú, Khoa.
Câu cửa miệng vui đùa của Phú là “gồng lỗ”. Thực sự từ khi bắt đầu tới bây giờ thì CnV khó mà có
lãi. Mình cứ trêu bảo chắc em lấy vợ giàu nên mới gồng lỗ mạnh như thế. Chừng đó con người và
nguồn lực nếu làm chuyện khác thì có lẽ thành công sớm hơn. CNV chuyển dịch nhanh chóng
qua xu hướng Mini Zaloapp. Đó là điều thật sự đáng cảm phục cho sự kiên trì và quyết tâm lớn lao
từ Phú.

SAAS - hay SÁT


Bài này nêu ra để mở đầu cho chương tiếp theo về thế khó và nỗi gian truân của những startup
công nghệ Việt Nam.
SaaS (software as a service) là ngành lớn trên thế giới, những công ty tham gia ngành này đều có
doanh thu và định giá khủng khiếp: Salesforce, M$, Hubspot, Shopify. Triết lý SaaS còn đi trước
và là tiền đề cho sharing economy (Uber, Grab, Airbnb) hay service on demand (Netflix, Spotify).
Vô số công ty đạt tới unicorn.
Về Việt Nam thì đúng nghĩa SÁT: sát ván, sát phạt, sát xo (xót xa)
Sát ván
Việt Nam còn quá nhỏ và mức độ số hoá quá thấp. Các doanh nghiệp vẫn ưu tiên xài free hoặc
dùng nhân công giá rẻ. Doanh nghiệp lớn thì cần customize. Cả 2 xu hướng này đều khác xa với
SaaS. Nên các công ty SaaS muốn sống sót thì phải ngả về 1 trong 2, hoặc sống nhờ dòng vốn
đầu tư. Để có doanh số phải hạ giá tới sát ván.
Nghĩ sao mà SaaS đầy đủ tính năng, hỗ trợ tận răng mà bán 200k/ tháng. Bằng một cậu sinh viên
bán cái áo thun. Mà bán áo thun chắc chắn có lời và không tốn công chăm sóc, bán SaaS không
lời mà còn gánh trách nhiệm nhiều năm.
Sát phạt
Cuộc chơi SaaS không chỉ trong nước mà còn là toàn cầu. Những công ty SaaS không cần lập vp
ở Việt Nam mà vẫn bán rất mạnh: Clickup, Monday, Bitrix, Larksuite, Shopify, Supermetrics...muốn
sát phạt cỡ nào họ cũng chiến
Ae SaaS Việt Nam đa phần sẽ không đủ nguồn lực mà chơi tới bến như thế. Cho nên sau vài năm
là bỏ cuộc. Chỉ 1 số ít đi được 5, 10 năm và vẫn đang giương cao ngọn cờ. Respect
Sát xo
SaaS quy tụ toàn talent: kĩ sư, du học sinh, PM, PO, Data Analyst, BI, BA, Growth, CX, UX, UI,
Community...mỗi vị trí này chỉ cần solo cũng kiếm được tiền. Nhưng khi gom lại với nhau thì không
kiếm được tiền, chỉ trông chờ Esop hay viễn cảnh xa xôi. Xót xa là vì thế.
Nhưng Yuval Harari (Homo Sapiens) đã nói: con người khác con khỉ ở chỗ họ cần lý tưởng chứ
không cần chuối. Cho nên SaaS là lí tưởng mà bất kì ai có tham vọng thời 4.0 đều muốn thử
(trong đó có tui). Vậy thì cứ đi theo lí tưởng thôi, đến khi hết chuối rồi sẽ nói chuyện ngô khoai.

Làm tech product và chuyện đẽo cày giữa đường


Autotable.vn startup từng được đầu tư triệu $. Bài của Justin Bui Tran/ CEO Autotable dài và khó
đọc vì nhiều từ chuyên môn nhưng rất đáng xem trong ngày đẹp trời, hoa lá khép mình không nở
vì Covid (2021).
Một điều thú vị khi làm product là "LÀM CÁI GÌ TRƯỚC và LÀM CÁI GÌ SAU?" trong một mớ tính
năng cần phải thực hiện? Thực tế là cho dù mình đi copy thì cũng phải ưu tiên copy cái gì trước, vì
là người đi sau, thì nguồn lực hoặc rất nhiều (tiền + người nhưng ít thời gian vì người ta đi trước),
hoặc vừa ít thời gian vừa ít tiền hơn thiên hạ. Ca nào cũng chua và mấu chốt nằm ở Timeline +
Trigger growth.
Trong đời làm product của mình, mỗi ngày mình sẽ tìm ra 100 ideas, có 1.000 ý tưởng tuyệt vời mà
bạn bè và bá tánh yêu thương chia sẻ, kể cả user cũng sẽ chia sẻ cùng bạn, cũng có những ngày
như đâm đầu vào tường thấy số ảm đạm không chạy, bất lực. Do vậy cần tìm được một bộ chỉ số
đo cho sản phẩm của mình để phát triển. Nếu bạn là người vừa quản lí vừa làm product như mình
thì cũng tương đối may mắn vì bạn đủ số, đủ thông tin để làm. Nhưng nếu chỉ là 1 người đơn
thuần thì hơi khó khăn một chút vì chiều lòng Leader và cũng thiếu số. Nhưng mấu chốt nó vẫn
nằm ở core model business.
1. Bám vào cái business model
Mình ví dụ: Sản phẩm quản lý dự án nhưng cách ông A và ông B tính tiền khác nhau thì làm
product phải ra tính năng có điểm khác để tăng convert.
Ví dụ: ông A tính theo user free tính năng, thì ông này sẽ ra tính năng tưng bừng free nhưng mà
những tính năng đó tập trung được việc phục vụ cho việc tăng user để đẩy người sử dụng tới giới
hạn trả tiền.
Ông B tính theo tính năng và không giới hạn user để đập ông A, thì ông B phải tìm cách đẩy
nhiều user vào trước (lấy user của ông A vì tập user trong market là không có đẻ ra thêm nhiều
đặc biệt là B2B) và siết tính năng nào mà user không có thì giảm hiệu suất (time + usage) để đẩy
user bực mà trả tiền, đồng thời giảm độ phủ của ông A. Khó ghê không?
Đó là câu chuyện tổng thể trước. Như vậy bạn lead 1 product, bạn phải nắm và hiểu được các
chiến lược này để còn biết đường mà binh đồ chơi, và bố trận.
1. Làm sao xử cái list một ngàn tám trăm tính năng đang đợi trong danh sách, kể các các phát sinh
bugs, các thứ user yêu cầu thêm trong quá trình sử dụng.
Nếu bạn làm product mà chưa cứng tay và chưa va chạm nhiều về marketing và kinh tế thì sẽ làm
theo Alphabet: cái nào được yêu cầu trước làm trước, hoặc cái nào sếp yêu cầu thì ưu tiên cho
vừa lòng, hoặc cái nào user la lối quá thì làm trước. Cũng có nhưng bạn cứng cựa thì tạo ra 1 bộ
chỉ số để đánh giá (framework) coi cái nào cần làm ưu tiên. Ví dụ: mình hay xài I.C.E
I = Impact: là khả năng nó có sức ảnh hưởng tới cái trục sản phẩm chính và mô hình kinh doanh
của bạn ở point số 1
C = Confidence: nôm na theo mình hay xài là khả năng bạn tự tin bạn có thể thiết kế nó dùng ổn
thỏa không (vì có 1 số thứ muốn làm nhưng mà nó rất mơ hồ và hoang mang, không hiểu nó sẽ ra
sao)
E = Easy: thường thì làm gì bà con cũng hỏi, làm cái này có khó không? hỏi để biết là mình sẽ hao
bao nhiêu lúa, tốn bao nhiêu time, để còn cộng với 2 yếu tố trên mà quyết định. Ví dụ khó quá
mà chả impact gì nhiều làm chi tốn thời gian và lúa???
Rồi cộng điểm lại và ra quyết định thoai. Tìm hiểu thêm thì bác ra Google.
Ngoài ra bạn phải đo được ngân sách để xây tính năng, từ việc lập trình cho tới việc marketing. Ví
dụ: cái chức năng đó hay mà nó ngốn của bạn 30 man date (giả sử một man date của bạn là 10tr)
thì đã tốn 300tr và thời gian chuẩn bị kế hoạch marketing, chi phí cho nhân sự các kiểu thì phóng
đoán nó tầm 500tr đi. Như vậy tính năng này ra có tạo được hai giá trị quan trọng là BUSINESS
GROWTH hoặc MARKETING GROWTH không? Và so sánh với các tính năng khác trong danh
sách coi nên chọn cái nào sẽ có mức IMPACT về Sale, marketing và chi phí tốt hơn? Tại sao cần
cần cân nhắc thì bạn thừa hiểu là nó sẽ tiêu tốn THỜI GIAN, NHÂN SỰ, TIỀN và CƠ HỘI. Bạn làm
sai thì bạn mất cơ hội thu hút user, và lượng user như mình nói đã rơi vào tay người khác.
Chia sẻ cái framework này rồi thì nó là cái sườn, tiếp nữa là các chỉ số nhỏ hơn trong mô hình kinh
doanh của bạn. Ví dụ bạn đang tập trung vào tệp khách hàng nào? Họ có đang tạo ra doanh số
cho bạn cao không? bạn có thể tập trung vô để đẩy mức độ Engage của họ tăng lên và viral ra
tiếp không?
2. Quy luật 20/80
Thật ra 10 cái tính năng cho sản phẩm của mình thì user chắc chỉ xài có 2-3 cái chính, những cái
còn lại là cho vui, có thì nó đầy đủ, user vui, không có chắc cũng chả sao. Như vậy mình sẽ chia
cái danh sách ra là:
20% tính năng gọi là Painkiller: tức là nó giảm đau tức thì cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm
mình cho một vấn đề nào mà mình đang muốn giải quyết.
80% còn lại là vitamin chức năng: Làm đẹp sau khi 20% được giải quyết, gia tăng trải nghiệm, thú
vị, abc các kiểu con đà điểu.
Trong 20% đó, khi có được quyết định làm cái nào rồi thì bạn cũng cần phải chẻ nhỏ tiếp cùng
công thức để tính tiếp là trong một tính năng quá lớn thì cần làm cái gì trước cái gì sao, theo cùng

😀
một framework như trên + thêm một gợi ý nho nhỏ là phải release nó càng lẹ càng tốt để coi
phản hồi từ user, vì tất cả những cái bạn đang tính là "bạn nghĩ" chứ hơm phải "người trả tiền
của bạn nghĩ." (nhớ 4 yếu tố: Time, Nhân Sự, Money & cơ hội nữa).
4. Trong một tính năng sẽ có nhiều tệp khách hàng, bạn phải rào nó lại và mài mũi công kích cho
nhọn đối với một tệp khách hàng cụ thể để tăng tính engage của họ với mình. Vì 1 tính năng
nhưng bối cảnh sử dụng và người sử dụng khác nhau cũng có nhiều cái biến thể khác nhau. Cái
này thì sâu rồi, có data mới tính được.

SAAS - SALE SALE SALE


Điểm chung của các anh em anh em lên từ chuyên môn hay sản xuất là ngại sale. Hoặc cứ nghĩ
rằng cứ làm sản phẩm tốt thì khách sẽ quay lại. Hoặc nghĩ thời gian làm chuyên môn còn
không có lấy đâu ra mà đi chém gió.
Thực tế thì không có đúng hay sai. Mình từng nghĩ như thế, nhưng 10 năm nhìn lại thấy các
công ty khác trong ngành đi nhanh gấp mấy lần thì ngẫm nghĩ mãi mới nhận ra là do mình sale
kém. Đừng tự hào là mình làm có tâm hay tốt, trong kinh doanh thì cứ nhìn số nói chuyện. Mà
số phải đến từ sale.
SaaS ở Việt Nam không hề thuần SaaS (khách tự dùng) mà luôn phải có sale để demo, chốt và
hỗ trợ. Đó là một dạng lai giữa công ty phần mềm và công ty dịch vụ. Vì thế khi các startup
SaaS đến hỏi mình cách để tăng số, câu trả lời luôn là sale.
- Haravan: bóc tách từng giải pháp thì Haravan ở mức ổn. Các anh em khó tính hoặc vận
hành phức tạp sẽ thấy Haravan chưa đủ phê. Nhưng nhờ có team sale cả trăm người mà mỗi
năm họ bán chục ngàn sản phẩm Tech (mỗi sale 100 đơn- easy). Trong khi công ty làm
website giỏi đi nữa mỗi năm không tới 500 dự án (mình có 1 công ty Tech 40 người nên thấm
thía vụ này).
- Base: cũng giống Haravan, Base không xuất sắc về sản phẩm. Gần đây Larksuite nổi lên thì
e là Base khó so sánh. Nhưng đội Sale & Consultant của Base thì tuyệt vời. Nhưng cái đỉnh
nhất là Base bán được cả công ty cho FPT, rồi mời FPT tham gia đầu tư startup mới tên
True...ôi sale vậy thì đỉnh của đỉnh rồi.
- Tương tự: Kiotviet, Sapo, 1office, Misa. Sau này có CNV, Getfly, ViHAT. Họ đều cực kì mạnh
về sale (tất nhiên có nhiều cái cũng mạnh).
Ở chiều ngược lại nhiều giải pháp khá tốt nhưng cứ chậm chậm và đi vào ngõ cụt (không tiện
nêu tên)
TỔ CHỨC ĐỘI SALE THẾ NÀO?
Đầu tiên, phải xem sale là một khoản đầu tư chưa chắc ra lời ngay. Ví dụ tuyển 10 sale, lương 8
củ thì 3 tháng mất 300 củ (phải cộng cả phí quản lý bảo hiểm vào). Mà chưa chắc mỗi sale đã
mang về được 10 củ. Rồi khi họ đi thì công ty lỗ. Điều này sẽ tiếp diễn cả năm cho tới khi công
ty xây được bộ khung phù hợp. Chuyện lỗ 1 tỏi là bình thường. Nhưng chỉ cần lọc giữ được 5
sale thôi thì mỗi sale mỗi năm có thể đem về cho công ty lãi 200tr. như vậy hoàn vốn. Đầu tư
mà 1 năm hoàn vốn thì quá ngon rồi.
Tiếp theo, tài sản không phải là sale (họ sẽ rời đi) mà là năng lực tuyển chọn + đào tạo + xây cơ
chế + ép KPI. làm sao có được vài trăm đến ngàn sale theo cách đó mới là năng lực lõi
Cuối cùng, công ty phải có văn hoá sale. Biết truyền lửa, tạo động lực, biết tôn vinh những
người làm ra tiền, biết khiến khách hàng phải rút hầu bao. Nhiều CEO gặp mình nhờ bán cái
này hoặc giới thiệu cái kia nhưng bản thân họ và team không có năng lượng sale thì sao mà
chờ người khác được. Trong lòng mình khát khao sale và day dứt về số thì công ty mới đi lên
được
Chúng ta hãy dành những lời yêu thương cho CNV, Antsomi, ViHAT, Haravan, Sapo, Base, Abaha.
Họ đã và đang thắp sáng lên tinh thần khởi nghiệp và nỗ lực tột cũng giúp doanh nghiệp chuyển
đổi số. Không thành công cũng thành nhân.

Đinh Thái Hà và cuộc chinh phục thị trường CSKH qua tin nhắn / thoại
Đinh Thái Hà sinh năm 1987, quê Đăk Lăk, học ĐHBK HCM sau mình 4 khoá, khởi nghiệp sau
mình 4 năm nhưng bây giờ quy mô ViHAT đã to gấp 4 lần mình. Từ startup 3 người bán SMS cho
các doanh nghiệp nhỏ đến giờ đã là công ty làm giải pháp Omni call với 120 người, có đội ngũ
làm product và CSKH rất tuyệt.
2013, ViHAT ra đời, làm về tin nhắn SMS. Lúc đó thị trường có những doanh nghiệp làm rất lâu
năm về SMS rồi nhưng họ lại tập trung chính cho các khách hàng lớn. ESMS của ViHAT lại tập
trung vào khách hàng nhỏ, tập này rất đông và nhu cầu đơn giản. ViHAT chiếm lĩnh thị trường từ
đó.
Nghe thì đơn giản nhưng "khoai":
- Đầu tiên, phục vụ khách hàng nhỏ cũng tốn thời gian mà không ra tiền ngay. Ví dụ có ông khách
hàng 1 tỷ đủ nuôi công ty năm đầu nhưng 100 ông khách hàng 3tr thì đói. Đi theo cách này phải
chấp nhận sống khổ trước rồi làm tốt khách hàng sẽ quay lại, giới thiệu bạn bè...lúc đó sống
được.
- Scale: muốn phục vụ hàng chục ngàn khách hàng thì phải xây hệ thống tự động hoá và phải có
quy trình tốt. Công nghệ thì không hề rẻ, và tốn thời gian để hoàn thiện.
- Quản trị: phải thật sự tốt vì biên lãi mỏng, chỉ cần làm bậy bạ xíu là lỗ ngay.
ViHAT ngoài thu phí dịch vụ của khách hàng còn ăn % tiền thưởng của các nhà mạng khi cuối
năm đạt doanh số SMS lớn. Liên tục nhiều năm, ViHAT đạt lợi nhuận lớn. Quả là đáng nể. Trong
số các SaaS (software as a service) sau này, ViHAT là một trong những tên tuổi đáng nể nhất vì
tính đơn giản mà hiệu quả. Tư duy chọn thị trường và làm product của ViHAT rất hay, theo đúng
triết lí startup, cùng với tinh thần nỗ lực không ngừng nghỉ đã giúp họ dù đi sau nhưng luôn bứt
lên đúng lúc thị trường Ecommerce/ BĐS nở rộ.
Bài học tăng trưởng từ ViHAT
1. Chọn thị trường "đại dương xanh"
2008 khi mình bắt đầu startup công ty đầu tiên, Vietguys và ViHAT đã là 2 công ty tên tuổi trong
mảng SMS. Văn Đức Tài, Lê Đình Phương (Vietguys), Âu Dương Đạt, Vũ Hoàng Tâm (ViHAT) là
những người bạn thời đó suốt ngày say sưa nói về việc gửi tin nhắn SMS. Mình khá hờ hững. Vì
những thứ dân digital marketing bọn mình làm lúc đó là chiến lược (strategy), sáng tạo (creative),
media (Google, Yahoo, Facebook). SMS thì có gì mà nói? Quá đơn giản và quá sức nhàm chán.
Mình lầm. Vô cùng lầm. Những thứ đơn giản nhưng hàng triệu danh nghiệp cần mới là thứ để
kiếm tiền. Thử hỏi doanh nghiệp nào khi đó không cần gửi SMS xác nhận đăng kí hay CSKH. Thử
hỏi có ngân hàng nào không gửi SMS Otp? Thử hỏi có ông môi giới BĐS nào không nhắn khách
để gửi thông tin dự án. Hàng tỉ SMS được gửi, nếu mỗi SMS lãi 10 đồng thì mỗi năm 1 công ty bán
SMS đã lãi chục tỷ đồng.
Ôi. Bọn mình đúng là những gã IT mơ mộng làm thứ cao siêu mà bụng rỗng tuếch. Nếu cho quay
lại 2008, chắc chắn mình sẽ làm SMS.
Nhưng khi Hà bắt đầu khởi nghiệp năm 2013 thì mảng SMS đã có rất nhiều tay to nắm hết các
doanh nghiệp lớn. Ems đi sau nhưng đã tìm thấy "đại dương xanh": hàng triệu cá nhân buôn bán
nhỏ đều cần SMS: môi giới BĐS chứng khoán, nhà xe, bán hàng online, shop quần áo, thầy giáo
dạy thêm…Hà và đội ngũ đã quyết liệt làm ra 1 websitesite mà ai cũng có thể đăng kí rồi nạp tiền
và gửi SMS dễ dàng: giao diện đơn giản, kịch bản có sẵn, tự động gửi theo lịch, hỗ trợ 24/7. Khách
chi tiêu từ 1 đến vài chục triệu/ tháng nhưng số lượng lên đến hàng trăm ngàn. Thời điểm đó
Ecom cũng đang bùng nổ nên ai cũng cần .
Từ đó ViHAT tăng tốc chiếm lĩnh thị trường rồi bỏ lại nhiều đối thủ phía sau.
2. Marketing du kích
Khác với các ông lớn thích PR hoành tráng, ViHAT chọn cách làm tốc độ và tiết kiệm hơn
- SEO: gần như search về SMS sẽ ra eSMS. không phải mấy ô kia không biết SEO vấn đề là họ
thích làm hoành tráng hơn và thích bán B2B hơn.
- Cộng đồng: Hà rất chịu khó tham gia và hỗ trợ các startup ngay thời đầu nên sau này khi họ
raise fund thì quay lại ủng hộ.
- Kết nối : eSMS làm API SMS rất chuẩn chỉnh và dễ dùng nên hầu như bên nào cần tích hợp SMS
sẽ tìm đến.
Khi thị trường bán hàng online, môi giới bùng nổ thì nhu cầu mua dịch vụ SMS lớn khủng khiếp.
Ems có sẵn websitesite tự phục vụ (self serve) nên ngày cả ngàn khách dùng cũng được. ESMS
còn tặng nhiều gói dùng thử miễn phí (100 SMS = vài chục ngàn đồng) để khách yên tâm. Vì thế
lượng khách nạp tiền và sử dụng tăng dựng đứng. Rõ ràng ViHat đã xây nền móng quá tốt để đón
đầu thời cơ, trong khi nhiều đối thủ vẫn theo quy trình cũ: gọi lên hotline có sale hỗ trợ thủ tục, kí
hợp đồng rồi hướng dẫn sử dụng mất vài ngày.
3. Product lead
Core team ViHAT từ Viettel ra nên rất đầu tư làm product : mạnh mẽ, dễ dùng, ổn định. Họ có
đam mê thực sự với product. Lúc đầu có thể đi chậm nhưng theo thời gian tích luỹ đủ know how
và năng lực lõi thì bỏ xa đối thủ. Đi sau mà về trước là vậy.
4. Innovation
Hệ thống Omni call cho phép doanh nghiệp có thể CSKH đa nền tảng: voice, SMS, zalo,
viber....với những công ty có team CSKH từ 5 người trở lên dùng rất hiệu quả. Nhìn thì có vẻ
không khó nhưng đầu tư vào R&D và develop đòi hỏi đầu tư mạnh và làm nhiều năm. ViHAT đang
tiên phong trong mảng này và tự tin để bứt phá.
5. Sale tốc chiến
Mình hay ngồi cafe tâm tình với Phan Huỳnh Khánh Duy Head of eSMS, mảng kinh doanh trăm tỉ
của VIHAT nên thấu cảm được nỗ lực của Hà và tập thể ViHAT.
Khi Duy ra trường, chẳng biết sale là gì, nộp Cv mấy chục công ty không ai gọi phỏng vấn. Cuối
cùng được nhận vào VIHAT làm sale SMS. Bí quá đành nhận việc .
Khi Duy mới đi làm 5 năm trước, team mới khoảng 30 người, doanh số mỗi năm hơn 30 tỉ. Hà và
Ban giám đốc đều là dân IT nên cũng không giỏi sale. Nhưng các nhân viên sale đầu tiên như
Duy cũng đều non nớt. Nỗi khổ của startup bé là thế, muốn tuyển người giỏi thì không có tiền,
còn tuyển người non thì chẳng biết làm sao bán được hàng.
5 năm sau, dưới Duy là 80 nhân sự, Duy vừa sale vừa tuyển dụng đào tạo phát triển sản phẩm
vừa tìm kiếm cơ hội. Mỗi năm ems đóng góp hơn trăm tỉ vào doanh số chung của Tập đoàn.
ViHAT đã thuê hẳn 1 building lớn ở Vạn Phúc city, mở ra các mảng Tổng đài CSKH, Quảng cáo
màn hình xe hơi…
Tại sao đội ngũ không có tố chất gì nổi trội, không có sẵn các mối quan hệ để sale, không có tên
tuổi để đi chốt các hđ tiền tỉ, lại rất nhiều hạn chế về năng lực mà lại đi bán hàng tốt như thế? mấu
chốt nằm ở đâu?
A. TẬP TRUNG TỐI ĐA NỖ LỰC TẬN CÙNG ĐỂ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
Năng lượng và sức cày là điều mà startup có thừa. Từ Hà đến Duy và bất kì sale mới vào nghề nào
đều không nề hà bất kì việc gì để tạo ra doanh thu. Cái gì khó quá không học được thì tìm trợ
giúp. Cái gì sai thì sửa. Cái gì ngu quá bị chửi thì nghe.
Sms là mảng biên lợi nhuận thấp và cạnh tranh gay gắt. 1 sale mới vào nghề phải nỗ lực gấp đôi
mới có thể có được cơ hội. Bán SMS cũng không sang chảnh, thú vị gì nên phải vượt qua các mặc
cảm để chắt chiu từng kèo. Khách hàng từ ô môi giới BĐS xài 1tr tới ô bán lẻ xài cả trăm triệu nên
phải biết phục vụ đủ các thể loại yêu cầu và tự đúc kết bài học. công ty nhỏ thì quy trình không
mạnh và thương hiệu không nổi nên phải tự thân tìm khách.
Các bạn trẻ mới đi làm rất hay "đòi hỏi". Muốn lương cao nhưng không muốn gánh Kpi. Muốn
công ty phải to, ngon, vui, sếp phải tốt, đồng nghiệp phải cool. Muốn sản phẩm phải xịn, quy trình
phải ổn và khách phải có sẵn. Nhưng nếu việc thơm như thế thì sẽ không tới lượt bạn. Muốn ngồi
vị trí ngon thì phải làm những việc không ai muốn.
Các sếp thì rất ngại phải đi sale hợp đồng nhỏ. Nhưng lúc công ty còn bé thì sếp cần làm gương.
Mình rất ngạc nhiên khi mỗi lần mời Hà đi chia sẻ sự kiện hay tham gia websiteinar là gật đầu
ngay dù không chắc là qua đó tìm được khách hay không. Và tại mỗi sự kiện thì đội của Duy đều
có mặt trực booth, phát leaflet, giao lưu với mọi người. Cả tập thể cùng quyết liệt như vậy thì
doanh số sớm muộn gì cũng bùng nổ .

B. YÊU công ty YÊU CÔNG VIỆC YÊU KHÁCH HÀNG


Duy có lòng nhiệt tình và tích cực với mọi việc. Đặc biệt là với khách hàng. Chỉ cần gọi là Duy
chạy xe máy chục cay số tới cafe, dù chưa biết có ra việc hay không. Chỉ cần công ty có việc thì
thứ Bảy, Chủ Nhật, sáng sớm, tối khuya vẫn đi sự kiện. Chỉ cần nơi nào có khách thì Duy sẽ đến
và hoà đồng.
Các bạn trẻ mới đi làm rất hay "ngại sợ". Muốn có khách nhưng ngại đi xa ngại tốn tiền. Muốn
người ta quý nhưng ngại gặp ngại thăm hỏi. Muốn người ta nhớ nhưng ngại xuất hiện
Tuổi trẻ chỉ có 2 thứ là thời gian và lòng nhiệt tình. Những người khách lớn không cần gì ngoài 2
thứ đó. Vậy nên trong 3 năm đầu hãy xây cho mình "ngân hàng tình cảm" + "mạng lưới mối quan
hệ " để có thể dùng nhiều năm sau. Mà muốn xây thì phải chấp nhận bỏ công sức, tiền của, bỏ đi
cái tôi cái dở hơi của mình thì mới được chấp nhận
Nhưng làm sao mà công ty có thể khiến Duy làm được vậy. Đó chính là Văn hoá doanh nghiệp và
Cơ chế hoa hồng. Văn hoá lan toả từ người lãnh đạo (Hà): làm gương, quyết liệt, không ngại khó
ngại khổ, cày ngày đêm. Cơ chế minh bạch tạo động lực: 1 nhân viên sale biết rằng chốt 1 hợp
đồng sẽ nhận được bao nhiêu, nên họ sẽ nỗ lực hết mình để đem số về. Có những bạn trẻ thu
nhập lên tới vài chục triệu/ tháng. Thật tuyệt vời.

C. CHIA SẺ CƠ HỘI VÀ THÚC ĐẨY NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ


Sau 3 năm lên Team lead, Duy được quyền tuyển dụng và xây dựng team. Các cơ chế % Duy đều
chủ động nhường cho các bạn để giúp họ tự tin và có thêm động lực. Mọi hoạt động trong team
tạo ra đều nhằm nâng cao sức mạnh tổng thể. Mọi thứ làm đều nghĩ tới quyền lợi công ty và team
trước hết. Duy hành xử như một owner.
Chính nhờ cơ chế cởi mở, coi trọng hiền tài mà ViHAT thúc đẩy được Duy. Nếu ở công ty khác,
Duy khó mà được trao quyền lớn đến thế vì bạn còn thiếu rất nhiều phẩm chất và Kỹ năng quản lí.
Nhưng ở ViHAT thì Hà chỉ mong có được những bạn chưa giỏi nhưng hết mình như thế để gửi
gắm niềm tin. Rồi khi Duy lên cấp thì các bạn phía sau sẽ nhìn vào đó để đặt mục tiêu
Bài học từ Haravan và ViHAT có nhiều điểm chung.
Bí kíp thành công của Haravan
Mình hay ngồi cafe nhậu với Nguyễn Mạnh Tấn - Cmo Haravan, rồi cũng gặp Huỳnh Lâm Hồ (CEO
Haravan), Lê Anh Bằng (GĐ sản phẩm), Deco Thanh (GĐ tư vấn), Lê Hồng Đức (quản lí ads). Nhân
chuyện ViHAT mình chia sẻ thêm về bài học marketing , bán hàng của Haravan để Anh em làm
SaaS có thể học
1. Khách hàng mua knowhow chứ không phải tech
2016 Haravan đã win được dự án làm Ecom site cho Vinamilk trị giá vài tỷ. Lí do? Founding team
có anh Huân, anh Hồ là những người quá thành công và am hiểu Ecom rồi nên khách hàng tin
tưởng rằng họ sẽ được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất . Sau đó là Bitis, Thiên long, Vieon...
-> Bán SaaS là bán knowhow + platform. Vì thế anh em làm SaaS mà thiên về tech quá cũng
không được.
2. Đứng trên vai người khổng lồ
2017 Tấn apply cho Haravan vào Google launchpad, nhận được 100k $ tiền cloud và 50k$ tiền
mặt. Haravan còn được mời qua Mỹ để tập huấn. Tiếp tục apply vào Facebook shop và nhận
được hỗ trợ nhiệt tình.
Bài học: tìm cơ hội từ các tay to, vừa có tiếng vừa có miếng
Một chiêu khác: Haravan kết hợp với Vecom, Google, Facebook cùng tổ chức các sự kiện
Marketing, vừa có brand vừa có tiền làm lớn.
3. Tiên phong và đầy đủ hệ sinh thái
Haravan hợp tác sâu rộng với các platform: sàn, Google , Facebook..làm các giải pháp rất phù
hợp cho merchant: chatbot, shopping ads, đồng bộ hàng...gần như cần gì cũng có. Đội ngũ Tech
rất chịu research và nâng cấp sản phẩm theo xu thế. Vì vậy Haravan luôn hút được merchant mới.
4. Hiểu Khách hàng
Nằm trong Seedcom, Haravan được học và thử nghiệm với những chuỗi lớn từ đầu như Juno,
HNoss, The Coffee House...từ đó giúp họ hiểu rất rõ cách vận hành và pain points của Retail /
Ecom.
Cấu trúc team gồm: Product, Product marketing, marketing, sale, Cs phối hợp chặt chẽ với nhau
cùng hướng tới khách hàng.
Ví dụ: Harafunel là chatbot, nhưng khi truyền thông thì xoáy vào thông điệp: "bán lại cho khách cũ
hàng loạt" - dễ hiểu và hấp dẫn. Vì thế product triển khai rất nhanh và hiệu ứng mạnh mẽ.
Vấn đề của SaaS là khách không gia hạn. Vậy phải trả lời được các câu hỏi:
- Khách hàng đã giải quyết được bài toán gì và đạt kết quả gì?
- Có lộ trình để đào tạo hỗ trợ từng bước không? Có giúp họ lúc khó khăn không?
- Tạo thói quen và sự phụ thuộc: Khách hàng đã xài rồi rất ngại thay đổi

Xây Hệ thống Công nghệ dành cho con nhà nghèo mảng Giáo dục
Xưa nay, mọi người hay tranh cãi: đầu tư Công nghệ trước để tạo lợi thế cạnh tranh và tối ưu vận
hành; hay là có tiền rồi mới làm?
Bài học từ Nam Nguyễn - CEO Vietop English cho ta rất nhiều góc nhìn sâu sắc từ thực tế
Trong các trung tâm đào tạo iElts thì Vietop không là gì so với ILA, VUS. Tới 2018, Vietop mới 2 cơ
sở, 300 học viên. Quy mô khá nhỏ bé
Nam cũng không phải là dân làm chuỗi hay Giáo viên. Sinh năm 1993, học chung Bách khoa với
Bùi Sơn Tâm (vaithuhay), sau nhiều năm làm xây dựng mới hợp tác với một người chị làm mảng
này. Tới 2018, Nam mới nghỉ việc chính thức về điều hành. Bị ảnh hưởng bởi tư duy Tech + Data
của Tâm nên Nam cũng áp dụng rất nhiều chiêu vào Vietop. Tâm nói: “Nam học nhanh lắm anh,
những gì em làm được thì nó còn đỉnh hơn”
Ban đầu do thích Tech và tìm được team Lập trình phù hợp nên Nam vẽ việc cho làm. Nuôi team
Lập trình không hề rẻ, tốn tiền tỉ mà kết quả không quá rõ ràng. Tới 2020-2021, Vietop có 4 cơ sở,
1000 học viên thì xảy ra đại dịch. Tới lúc này team Lập trình mới phát huy sức mạnh: trong vòng 15
ngày toàn bộ học viên và giáo viên chuyển từ offline lên online, vận hành trơn tru suốt 6 tháng.
Khi mà học viên cũng quen với học online thì hiệu quả tạo ra rất lớn. Đúng là nuôi quân 3 năm
đánh 1 trận sạch không kình ngạc. Từ đó Nam mạnh dạn đầu tư quyết liệt thêm những ý tưởng đã
ấp ủ từ lâu để hoàn thiện toàn bộ chu trình từ Marketing → Sale → CSKH
Con đường Nam vạch ra từ đầu: Số hóa trước → có data → phân tích → ra quyết định
Mục tiêu hệ thống phải đáp ứng cho 1500 học viên học đồng thời, tổng 4000 mỗi năm. Khi Quy
trình + công nghệ sẵn sàng thì lên 2000 - 3000 học viên đồng thời vẫn thuận lợi. nền móng tối ưu
thì chỉ cần tăng được doanh số 20% mỗi năm, lợi nhuận sẽ tăng lên gấp rưỡi
Sức mạnh cạnh tranh là ở đây. Khi đã xây được nền tảng và trải nghiệm Khách hàng xuất sắc thì
đủ sức cạnh tranh với các đối thủ nhỏ (đạp giá) hay tay to (có độ phủ và nổi tiếng hơn)
TẠO SỨC MẠNH NỀN TẢNG:
Mảng dạy iElts hay nhiều mảng giáo dục khác khó mà tạo ra sự khác biệt. Ai dạy cũng như nhau,
giáo án có thể sao chép, cơ sở vật chất có thể tham khảo. Mấu chốt thu hút học viên nằm ở chỗ
phải tạo được trải nghiệm và cảm xúc đủ mạnh để tăng động lực đăng kí + học tập. Như vậy 1
trung tâm giáo dục phải có tư duy và năng lực về dịch vụ chứ không chỉ là giảng dạy
Thế thì phải xây LMS (learning management system): học viên học và làm bài kiểm tra trực tiếp
trên LMS, GV theo dõi, giao bài, chấm điểm cụ thể từng khía cạnh và trả kết quả tức thời. Tất cả
đều online, ai ngồi đâu cũng thao tác được, mà hệ thống rất dễ sử dụng và vô cùng trực quan.
Tính năng chính:
.Hỗ trợ học viên: sau khi login vào, có các module cơ bản hướng tới việc tự học, tự làm bài và tự
động chấm điểm. Hệ thống thu thập đủ nhiều dữ liệu và người học có thói quen đủ tốt thì không
cần GV, công cụ machine learning hỗ trợ làm bài và tự đề xuất module mới
. Hỗ trợ học tự động: kết hợp 1 số đối tác (như Elsa -app dạy phát âm Tiếng Anh vừa gọi vốn 15
triệu $) để tích hợp API nhằm tạo ra các ứng dụng hỗ trợ học viên. ví dụ học viên muốn biết các
đọc 1 từ vựng đúng chưa thì chỉ việc bật micro lên đọc và hệ thống sẽ tự chấm điểm tự sửa sai
cho. Khi tích hợp đủ nhiều API xịn như Elsa thì hệ thống có thể trở thành nền tảng để mọi người
có thể tự học IELTS
. Hỗ trợ GV: chỉ cần 1 GV có thể đảm trách hàng trăm học viên, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành
sản phẩm. 1 GV trước đây chỉ có thể chăm được 20 học viên thì bây giờ có thể 40 đồng thời mà
vẫn ngồi nhà làm đủ thứ việc. Mỗi Gv có 1 dashboard hiển thị rõ hiện trạng và lịch sử học tập của
học viên tới từng chi tiết, dựa vào đó sẽ biết cần hỗ trợ hay gợi mở gì thêm
Kết quả: học viên học với chi phí rẻ hơn, vui hơn và thuận tiện hơn. Thời gian dành cho việc học
giảm đi 70% vì không tốn công di chuyển, chờ GV, thở vì mệt, nghỉ giải lao…Thêm nữa việc học là
phải liên tục mỗi ngày, hoặc khi nào nổi hứng là có thể học ngay- điều này thì LMS hữu ích hơn
bất kì mô hình trường dạy nào. Việc đánh giá kiểm tra vô cùng chính xác và tức thời: hồi đó làm
test iElts chỉ biết bao nhiêu câu đúng/ sai, bây giờ chỉ ra được sai ở từ nào, các lỗi thường gặp
nhất, tần suất lặp lỗi. Kể cả có làm đúng thì vẫn có những điểm cần lưu ý: thời gian đã dành để
giải câu hỏi, các lỗi có thể mắc phải…Như thế thì cả GV lẫn Học viên đều nắm rất rõ năng lực và
những điều cần cải thiện, việc học dần trở thành niềm vui
Trong vận hành trung tâm, Mấu chốt tạo tăng trưởng lợi nhuận ở chỗ tự động hoá được Vận hành:
kế toán, tài chính, nhân sự. Việc này tưởng đơn giản vì Vietop còn nhỏ, nhưng không dễ vì làm
giáo dục thì quy trình rất nhiều và rất quy củ. Nếu mỗi khâu làm chậm, tốn người thì khó mà có lợi
nhuận tốt được
Nam tiếp tục phát triển hệ thống phần mềm để Giải quyết các bài toán: định biên nhân sự, tỉ lệ
chuyển đổi, sự hài lòng của KH. Phần Tài chính/ HRM (Human resource management) thì tự xây vì
các giải pháp đang có trên thị trường quá nhiều tính năng (chi phí cao) nhưng lại rắc rối. Việc tự
xây sẽ tập trung vào đúng nhu cầu và điều chỉnh liên tục. Trong phân hệ Tài chính, ngoài các
module cơ bản như Báo cáo lãi lỗ, chấm công tính lương, phân tích hiệu suất…thì Nam xây thêm
các module để đánh giá chi tiết các chỉ số, tìm ra các lãng phí rủi ro, tạo cảnh báo hiệu suất…
Trong phân hệ Sale & Marketing, Nam xây các module để Theo dõi & Tối ưu hành trình chuyển
đổi từ khi Khách hàng hỏi đến khi tư vấn đến khi học và cả khi quay lại học. Mấu chốt là chu trình
đó phải được thực hiện xuyên suốt trên phần mềm, không có điểm tắc thì mới tạo trải nghiệm tốt
được. Chẳng hạn khi khách thấy quảng cáo trên facebook rồi nhắn tin vào fan page, Sale hẹn lịch
tới trung tâm làm test, thì tư vấn ở cơ sở đã nắm thông tin rồi. khách tới đã có người chào hỏi
đúng họ tên, được làm test trên ipad, thấy ngay kết quả test (tự động), dựa vào đó Tư vấn đánh
giá, định hướng, hỗ trợ chính xác. Kết quả là tỉ lệ chốt tăng lên vài lần, còn khác cũng hài lòng khi
thấy mọi thứ nhanh gọn chính xác như thế
Ngay khi Khách đã chốt xong, thư mời học, hoá đơn, học liệu, tài khoản..được gửi ngay lập tức
cho khách và toàn bộ các nhân sự liên quan. Thông tin và trình độ của khách được lưu vào CRM /
LMS và sẽ tiếp tục được cập nhật liên tục về sau
Ban đầu Nam kết hợp nhiều tool có sẵn như excel, power BI, Lark suite với nhau, vừa làm vừa sửa
và nâng cấp dần. Chơi với Tâm(vaithuhay), Tuyết (Mieu) và Justin Bùi Trân (Autotable) nên Nam
được “thừa hưởng” rất nhiều mô hình lắp ghép các tool theo kiểu “con nhà nghèo” mà các bạn đã
làm ổn rồi. Nhưng Nam chỉnh chu, mực thước hơn nên mọi thứ trông ngon mắt hơn hẳn
LÀM CHI TIẾT VẬY CÓ KHÓ KHÔNG?
Nam cho rằng các Trở ngại chính nằm ở: tư duy của người quyết định chứ không phải chi phí. các
Tập đoàn lớn luôn đặt ra câu hỏi đầu tư 1 tỉ cho Tech từ đầu đem về được bao nhiêu thì khó ai trả
lời được. Nam cũng không nhớ hết mình đã đầu tư bao nhiêu tỉ và mang về bao nhiêu, nhưng
điều thấy rất rõ là sức cạnh tranh của Cty và hiệu suất đội ngũ tăng lên mạnh mẽ. Tài sản chính là
đây
Lợi thế của Sme là bắt trend công nghệ nhanh, làm sai thì đập bỏ hoặc linh hoạt điều chỉnh quy
trình. Khi một module được xây ra thì Test bằng offline để xem trải nghiệm đủ tốt hay chưa, rồi áp
dụng toàn cty nhanh chóng. Vì người quyết định xây (Ceo) cũng là người chỉ huy việc triển khai
nên mọi thứ luôn bám sát mục tiêu. Sau đó khi áp dụng cho cty được rồi hoàn toàn có thể bán
phần mềm để có thêm đối tác cùng sử dụng và phát triển (mô hình Saas)
Cạnh tranh đòi hỏi chiến lược đúng và quyết tâm đủ lớn từ đầu. khi đã xây được nền tảng tốt thì
đủ lực để scale và cứ có thêm doanh thu là thêm lợi nhuận. Công nghệ đã sẵn sàng, nhà quản lí
chỉ cần là người kiến trúc sư để lắp ghép và làm mềm các mối nối.
LÀM THẾ NÀO ?
Giai đoạn 1: Tìm kiếm cách để quản lý tốt và chi tiết hơn
Nam bắt đầu bằng việc đi tìm hiểu hết các phần mềm được xây sẵn cho Giáo dục
● Vấn đề:
+ Chi phí: đắt
+ khó đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng 1 phần trong nhu cầu thực tế của doanh nghiệp (đặc biệt các
mảng các bộ phận chuyên biệt chuyên biệt như HR, Tài chính, Đánh giá)
+ Ma trận công nghệ: quá nhiều thứ, cái nào cũng thấy hay và cũng muốn áp dụng
+ Trend: số hoá, phân tích dữ liệu, AI…quá nhiều cái hay ho để áp dụng mà các phần mềm không
có sẵn
Cần phải Thay đổi tư duy và cách làm cũ của nhân viên, giáo viên để tiếp nhận việc thay đổi
trước. một ứng dụng chỉ thành công khi được sự hưởng ứng từ con người. Thực tế lúc đầu, việc
vận hành vẫn kết hợp song song giữa cách làm thủ công cũ với 1 số luồng đi mới trên phần mềm.
Sau đó tiếp tục chạy 2 luồng song song để so sánh rồi mới triển khai tiếp. Chỉ khi nào nhân sự
thấy rõ là phần mềm hỗ trợ họ tăng năng suất (hoặc thu nhập) thì mới áp dụng lâu dài được
Bài học Nam rút ra là
+ Giải quyết các bài toán trước mắt phục vụ bài toán vận hành của doanh nghiệp. Vì cái này liên
hệ trực tiếp tới lợi nhuận, lương thưởng, teamwork
+ Xây dựng lại quy trình thực tế sát với định hướng phần mềm. Vì ban đầu quy trình nào cũng
phức tạp, nếu đưa hết lên phần mềm thì quá rắc rối cho người sử dụng
+ Tập nhân sự việc thay đổi và sử dụng phần mềm. Vì nếu họ đối phó thì chẳng có tác dụng gì

Giai đoạn 2: Xây dựng thủ công trên GG Sheet, Studio và các phần mềm riêng biệt
● Các phần mềm sử dụng đồng thời:
- Marketing: Tool Ahrefs, SERP Robot, WP Rocket, GP Premium, ...GG Sheet + GG Studio
- Kinh doanh: GG Sheet, GG Calendar, → Getfly, CRM Việt → GG Sheet + GG Studio
- Vận hành, Tài chính, Nhân sự, Đào tạo: GG Sheet, GG Studio
- Kiểm soát hiệu quả nhân sự, đội ngũ: Wunderlist, Base: Request, Workflow, Wework
●Đạt được:
+ Định hình được luồng công việc quản lý, kết hợp việc xây dựng các quy trình thực tế tại các bộ
phận, phòng ban;
+ Tạo cho nhân sự thói quen sử dụng cái mới và luồng quy trình mới;
+Quản lý thực tế dựa trên số liệu và biểu đồ.
Tuy nhiên Quá nhiều bước và phần mềm trung gian như thế này thì rất khó trong việc kiểm soát,
nhập liệu. Tưởng tượng là 1 nhân viên phải mở 10 phần mềm cùng lúc rồi copy paste chỗ này sang
chỗ kia, vừa cực nhọc vừa dễ sai sót. Việc phân quyền chưa đủ phù hợp và đi sâu sát từng bộ
phận và nhân sự nên nhiều thứ không được bảo mật, tạo ra các nguy cơ rò rỉ thông tin.
Sử nhiều nhiều phần mềm trung gian nên không hợp nhất được dữ liệu, khó xuất ra các báo cáo
phân tích chuyên sâu, khó khai thác được dữ liệu phát sinh. Cấp quản lý khó khăn trong việc tổng
hợp số liệu và nhiều khi họ hoài nghi liệu kết quả có chính xác chưa?
Quy mô doanh nghiệp 30-40 nhân viên có thể phù hợp. Còn mở rộng hơn nữa sẽ rối. Vì thế phải
tới lúc tự xây

Giai đoạn 3: Bắt tay xây dựng phần mềm riêng cho doanh nghiệp
Nam đi học hỏi các phần hay và phù hợp của từng phần mềm và cải tiến từ từ. Việc này tuy kích
rích nhưng phù hợp với nguồn lực hạn chế và linh hoạt thay đổi.
Chiến thuật Đánh du kích: Ưu tiên các phần đã dần hình thành luồng - quy trình và có biểu hiện
quá tải về dữ liệu và mức độ phân quyền để quyết liệt chuyển đổi lên phần mềm mới. Các phần
chưa cấp thiết thì vẫn dùng phần mềm cũ để đảm bảo quá trình vận hành song song của doanh
nghiệp.
Làm tới đâu chắc tới đó. Nên nhớ 1 công sửa = 5 công làm, việc giao đúng đề bài cho DEV là Tối
quan trọng. Đi theo kiểu du kích thì khối lượng công việc của Dev sẽ được dàn trải từ từ, giảm sai
sót lẫn áp lực
Nam tiếp tục mở ra thêm mảng b2b: bán các khoá học AV cho những DN lớn nâng cao năng lực
nhân viên. Giữa t7.2023, ngồi với mình và Tâm ở Lão Trư quán, Nam khoe vừa chốt được 1 hợp
đồng đào tạo cho mấy ngàn nhân sự ở 1 Tập đoàn. Mà lúc này hệ thống LMS lại phát huy sức
mạnh tuyệt đối: nhân sự rải ở khắp đất nước vẫn học tập vui vẻ hàng tuần và GV luôn bám sát
được kết quả, BOD Tập đoàn cũng an tâm khi Report tình hình học được cập nhật realtime
Đó là minh chứng sống động cho thấy việc Chuyển đổi số quy mô nhỏ đem lại giá trị thế nào
Vietop vẫn là 1 trung tâm nhỏ trong hàng ngàn trung tâm như thế khắp Sg-Hn. Nhưng nhỏ mà có
võ thì luôn đáng nể đáng quý

Chuyển đổi số - case study từ GearVN


GearVN là 1 chuỗi bán các thiết bị (gear) dành cho dân chơi game như máy tính, bàn phím, tai
nghe, chuột, ghế….Họ đầu tư các flagship store có mặt bằng rất lớn, tại các tuyến đường lớn, thiết
kế hẳn 1 khu để mọi người có thể chơi game hoặc uống cafe ngay trong store, và sẵn lòng lắng
nghe mọi yêu cầu ráp các bộ máy chơi game lên tới cả tỉ. Vì thế GearVN là địa chỉ yêu thích dành
cho những game thủ hoặc các Richkids

Nguyễn Thế Anh, sinh năm 90, từ khi là sinh viên ở ĐHBK HCM đã bắt đầu nhập các loại gear về
bán trên 5giay.Vn, rồi bắt đầu xây website/ Youtube/ fan page để bán hàng quy mô lớn hơn. Tới
2015, Thế Anh lập GearVN với mục tiêu trở thành 1 chuỗi bán đồ công nghệ tầm cỡ như TGDD
trong ngành gaming. Đến giờ, GearVN đã có 3 cửa hàng rất lớn, 8 trung tâm bảo hành, là đối tác
của rất nhiều hãng công nghệ hàng đầu (MSI, Microsoft, Logitech…), hơn 200 nhân sự (đa phần
đều 9x đời cuối) và doanh số ở ngưỡng 1000 tỉ. Mình gặp Thế Anh từ 6.2022, ban đầu không để
ý lắm vì mình không chơi gear, và giữa 1 rừng chuỗi bán đồ Công nghệ thì GearVN có vẻ hơi nhỏ.
Nhưng gặp rồi mới nể vì những con số ấn tượng. Quy mô quá khủng cả về đội ngũ nhân sự lẫn
doanh số, điều mà không nhiều công ty bán lẻ cùng hoàn cảnh có thể làm được..
Tuy vậy phần này mình không flex số của Gear. Thế Anh khá khiêm tốn và kiệm lời, mình cũng
không hỏi nhiều. Phần lớn câu chuyện của 2 anh em xung quanh việc quản trị và số hoá vận
hành- chủ đề mà 2 ông BK ngồi cả ngày không hết

"Nâng cao trải nghiệm cho khách hàng luôn là mục tiêu chiến lược của GearVN tuy nhiên cũng
là thách thức cực lớn cho việc hiện thực hoá nó qua thực thi nó đến từng cá nhân trong đội ngũ."
tâm sự của Thế Anh nhân dịp khai trương showroom hoành tráng ở Thái Hà.
Nhưng GearVN thành công nhờ những lí do gì? Theo góc nhìn của mình thì các điểm chính sau
đây
1. Chọn Phân khúc & sản phẩm đúng, ngon
Nhóm chơi game không tiếc tiền và sẵn sàng đầu tư/ nâng cấp đồ xịn cho sướng. Nhóm này ngày
càng trẻ hoá và tiếp cận xu hướng rất nhanh vì thế thích là nhích (nhiều khi ba mẹ, anh chị hay bồ
dắt đi mua nên tiền không cần nghĩ - có khi quẹt thẻ trăm triệu trong vòng 1 nốt nhạc). Một nhu
cầu rất lớn nữa là setup phòng giải trí (chơi game, nghe nhạc, xem film, làm việc), người có tiền
không tiếc đầu tư những món xịn nhất để tận hưởng đúng nghĩa. Mỗi tháng GearVN bán gần
1000 cái ghế công thái học (mỗi cái tận 8 triệu)
Ngẫm lại thấy nhu cầu thay đổi quá nhanh, ngày trước thì cần bộ máy tính mạnh và cái bàn chắc,
thì nay một bộ bàn phím cơ có đèn led có khi bằng cả chiếc máy tính; phần “khoe" quan trọng
không kém phần “làm"
2. Marketing & community
Yếu tố tác động tới hành vi mua hàng nhóm này là cảm xúc cộng đồng + KOL. Vì thế việc nuôi đội
40 người để làm content/ media quả là xứng đáng. Gần như xoay quanh mảng gear thì GearVN
thống lĩnh. Những Idol trong làng stream / game như Viruss là đối tác thân thiết góp phần cổ xuý
cho xu hướng đầu tư gear của giới trẻ. Cộng đồng những game thủ giàu có và chịu chơi cũng
luôn săn đón những sản phẩm mới nhất, ngầu nhất và không tiếc tiền cho các trang thiết bị tối tân
3. Trải nghiệm Khách hàng
Ai làm bán lẻ đều hiểu tầm quan trọng của Trải nghiệm Kh nhưng để hiện thực hoá thì không dễ
vì các lí do sau
- Không có công thức: mỗi sản phẩm, nhóm Khách hàng có nhu cầu được chăm sóc khác
nhau. Việc quan sát, lắng nghe, phán đoán phải thường xuyên và tinh ý mới hiểu được
- Tốn công đào tạo/ chỉnh sửa: Nhân viên bán hàng, bảo vệ, kĩ thuật, CSKH..đều tham gia
vào Trải nghiệm Khách hàng vậy thì phải làm sao để tất cả hiểu + tuân thủ + quyết tâm. Mà
Nhân viên nằm ở nhiều nơi, cả online lẫn offline thì làm sao để giám sát thúc đẩy họ? Rồi
những sai sót làm sao để phát hiện, uốn nắn kịp thời? Rồi những khó chịu của Khách hàng
làm sao biết và sửa?....quá nhiều thứ li ti phải giải
- Vận hành phức tạp: quá nhiều điểm chạm, nhiều phát sinh, nhiều quy trình...thì làm sao để
khớp nối? Đòi hỏi phải có hệ thống Tech: Crm, Erp, call center...Nhưng để đưa Tech vào
khớp với văn hoá doanh nghiệp cần đào tạo và thúc đẩy nhân sự. Rồi Tech sẽ cần mở
rộng nâng cấp liên tục thì đầu tư tốn kém. Quả là không dễ dàng để thoả hiệp .....
Để làm được việc này cần 1 người tướng đủ tài và đủ tâm để cầm cương. Nguyễn Việt Hà - CRO
(chief retail officer) là người như thế. Hà, 8x cũng là 1 anh tài trong làng Retail/ Ecommerce. Khởi
đầu Hà làm ở VNG rồi bén duyên với TMĐT khi Nhommua bắt đầu tuyển nhân tài rầm rộ. Sau đó
Hà về Concung làm GĐ khối Online, 1 thời gian sau thì qua Mia.Việt Nam làm CEO, góp công lớn
trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chuỗi Mia. Một thời gian sau Hà tham gia Hiip.asia, 1 nền
tảng tiên phong về KOL network, rồi lại tham gia mảng phân phối Thuốc khi là tư vấn cho chuỗi
nhà thuốc Mạnh Tý có hơn 40 cửa hàng tại miền Trung. Khi về GearVN, Hà đã tham gia rất sâu
vào cải tổ quy trình vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng các giải pháp triệt để cả về
quy trình, đào tạo con người lẫn hệ thống

Bắt buộc - Không thoả hiệp


- Tự động hoá để giảm nhân lực, hoặc số lượng nhân sự không tăng nhanh như quy mô doanh
nghiệp
- Giải quyết bài toán cho Từng bộ phận: thay vì toàn bộ thì tập trung vào từng team, từng nhóm
công việc
Ví dụ: ghế Công Thái Học, mỗi tháng bán 1000 cái. Nếu làm thủ công thì rất khó vì vận hành cồng
kềnh, nhân viên không tải nổi và sẽ rời bỏ. Vậy phải giúp họ những công cụ thông minh để đỡ đi
các khâu bê vác, kiểm, đóng hàng
- Mắt xích nào quan trọng nhất thì phải tập trung chuyển đổi số trước
- Hiểu Kh: GearVN bốc các talent vào làm dự án Customer experiences 1 năm. Chính họ mới biết
phải áp dụng Cđs vào khâu nào, cải tiến cái gì
- Áp dụng hết chức năng của phần mềm và tối ưu hoá hiệu suất nhân viên, rồi mới làm cái khác.
Đừng muốn tất cả trong 1. Sử dụng các giải pháp hỗ trợ con người (chứ không phải thay thế)
Con người là gốc rễ
Biến phòng Hr thành nơi đo lường, theo dõi các hoạt động tuyển dụng. Bài toán cho HR là phải
hiểu insights ứng viên và biết làm content / ads/ design để tuyển. Vì thế đội ngũ luôn ngon, trẻ,
khoẻ và đoàn kết
GearVn có 1 nhóm chạy bộ khá đều chân. Mình đi các giải chạy đều gặp Thế Anh dẫn đầu đoàn,
lúc nào cũng tươi cười đúng khí chất lãnh đạo. Có lẽ vì thế mà GearVn luôn có rất nhiều GenZ làm
và cùng nhau tạo ra rất nhiều điều đặc sắc trong 1 ngành bán lẻ khốc liệt
Nói đến GearVn thì cần nhắc tới nhiều anh đại trong làng Bán lẻ Đa kênh
- Mia.Việt Nam:
hầu như các bạn ở Sài gòn sẽ biết tới Mia, chuỗi bán lẻ vali & balo du lịch có tới mấy chục cửa
hàng. Sáng lập Mia.Việt Nam là Trần Tuấn, sinh năm 85, dân Daklak (cùng quê với Thế Anh). Tuấn
học Kiến trúc, thời Sinh viên đi theo đàn anh nhập ba lô từ Trung quốc về bán trên 5giay, rồi xây
web balohanghieu.com. Gặp đúng thời các forum rao vặt bán rất tốt và Facebook ads lên ngôi,
Tuấn làm ăn rất phát đạt. Rồi bắt đầu việc bán hàng bị cạnh tranh, Tuấn quyết định xây dựng
thành chuỗi để có Thương hiệu và phân phối chính hãng. Mia.Việt Nam ra đời (Mia - Mía là tên
con gái Tuấn) với thiết kế màu cam nổi bật và các mảng kính lớn sang trọng, mặt bằng đắc địa,
thu hút mọi người bằng những chương trình khuyến mãi vô cùng hấp dẫn. Mình còn nhớ 1 buổi
khai trương cửa hàng ở đường Cộng Hoà, bán vali 799,000, từ sớm khách đã xếp thành hàng dài,
CEO Việt Hà còn phải tự đi dắt xe, tới 9h sáng hầu như hàng khuyến mãi đã bán sạch sẽ. Mia
thành hiện tượng trong ngành bán lẻ, chỉ bị chững lại vì đợt Covid. Tuấn cũng phải đóng bớt cửa
hàng, tinh giản bộ máy, nhưng vượt qua được và tiếp tục tăng trưởng ấn tượng sau dịch. Đội ngũ
Mia hiện tại khoảng 50 nhân sự đa phần trẻ, Tuấn vẫn trực tiếp chia sẻ cho anh em cách chạy
adss, cách viết content và tiếp tục đi học hỏi các mô hình vận hành mới để phát triển công ty
Skylinks group:
Bạn thân của Tuấn Mia là Lợi Nguyễn, sinh năm 90. Lợi trước đây là 1 thành viên chủ chốt của
Hdviet.com (phim) rồi sáng lập công ty chuyên bán mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng, truyền
thông….
Didongviet:
Nguyễn Ngọc Đạt trông gầy gò, giản dị chứ không có dáng dấp của ông chủ chuỗi điện thoại lớn.
Thế nhưng Didongviet lớn thật. Cửa hàng flagship ngay trục đường Đồng Khởi đắt đỏ nhất nước,
và vài chục cửa hàng to đẹp khác ở các tuyến phố lớn. Phân phối chính hãng Vertu/ IPhone/
Samsung. Mình khá ngợp khi cứ thấy mỗi tháng Đạt lại khai trương vài cửa hàng. Mỗi dịp mở bán
mới thấy toàn ngôi sao, người nổi tiếng tới dự và được tặng điện thoại xịn. Tặng thật chứ không
phải diễn- thực ra tiền điện thoại chính là phí booking KOL thôi. Nói tới đây mọi người sẽ thắc
mắc: làm gì mà lắm tiền thế. Mình chưa bao giờ hỏi Đạt câu này, và cũng không cố đi tìm hiểu làm
gì. Mình chỉ chứng kiến lúc Didongviet mới có vài cửa hàng đơn sơ ở quận 10 và ông bạn thân
mình (Đỗ Tấn Lợi) phụ trách phần marketing bên đó. Lợi kể là Didongviet phải tối ưu từng đồng,
chạy Google ads hay Seo phải ra đơn, ngày nào số không đủ là thấy Lợi bạc cả tóc. Sau vài năm,
Didongviet đi theo mô hình chuỗi bán lẻ đa kênh, mở rộng quy mô liên tục hẳn là có nguyên cớ.
Mình đoán biết được lí do nhưng xin không bình phẩm ở đây
Dienthoaigiakho:
Tuấn Anh (hay gọi thân mật là Bi) năm 2012 mới học năm 3 ĐH xin thực tập không lương ở công
ty mình. Lúc đó Bi được giao việc viết các bài review điện thoại Samsung đăng lên các diễn đàn.
Chẳng biết có phải 1 phần cơ duyên đó không mà ra trường, Bi cùng mấy người bạn bắt đầu bán
iphone (xách tay, cũ). Dienthoaigiakho, đúng như tên gọi, bán các dòng điện thoại tốt mà giá “tận
kho”. Định vị này giúp họ chinh phục được nhóm khách hàng trẻ ít tiền mà vẫn muốn xài đồ xịn.
Tới nay Dienthoaigiakho có 8 cửa hàng, đa phần ở các quận ven, diện tích nhỏ. Nhưng hiệu quả
vận hành thì cực kì tốt. Website Dienthoaigiakho rất xuất sắc cả về hình thức lẫn trải nghiệm lẫn
nội dung, chính là nơi tạo ra Brand + lượng khách đông đảo. Dienthoaigiakho rất chú trọng dịch
vụ, mọi yêu cầu của khách đều được hỗ trợ tận tình, đội kĩ thuật có nghề và chăm chỉ. Cửa hàng
nhỏ nên đỡ tốn phí vận hành, đóng vai trò là nơi xem hàng và bảo hành.
Trước đợt dich 2021, Tuấn Anh thuê 1 căn biệt thự rộng đẹp với giá 100tr/ tháng để làm văn phòng
và chỗ ở. Nó rủ mình làm quán cafe tại đó để quy tụ các anh em về chia sẻ workshop, đào tạo, hỗ
trợ startup…Quả là ý tưởng thú vị. Quán mở vài tháng, bán cafe 25k nhưng toàn các anh tài danh
tới giao lưu, trong đó rất nhiều nhân vật xuất hiện trong cuốn sách này. Thế rồi dịch ập đến,
lockdown, 2 anh em đành ngậm ngùi đóng quán. Mình cũng lo lắng cho nó vì phong toả và khó
khăn thì ai mua điện thoại. Thế mà hết dịch, nó mở tiếp cửa hàng, đội ngũ thì tăng lên hơn 100
người. Quá đáng nể. Không ai chống lưng cả, gia đình cơ bản, mấy đứa nó lấy vợ xong vẫn đi ở
thuê. Vài lần qua ngồi hỏi em ổn không. Nó cười xuề xoà: cứ chiến thôi anh, còn trẻ mà sợ gì
Bán điện thoại có lãi không? Câu trả lời là không. Chiếc iphone mười mấy triệu chỉ lãi 500k sau
khi trừ các chi phí. Nhưng sẽ lãi ở chỗ khác: bán thêm miếng dán màn hình, ốp lưng, sạc dự
phòng, tai nghe…các món này cộng lại lãi hơn điện thoại. Bán gói bảo hành: mặc định hãng chỉ
bảo hành 2-3 năm nhưng Dienthoaigiakho sẽ bảo hành thêm vài năm nữa khi khách chịu bỏ thêm
1 triệu- lãi là ở đây chứ đâu. Hợp tác với các công ty tài chính: khách quẹt thẻ, vay FE credit thì
đều có %. Rồi khi khách có nhu cầu đổi trả điện thoại cũ, lên đời điện thoại mới thì đều có tiền
chênh lệch
Khi các ông lớn đồng loạt bán giá sát ván để lấy doanh thu, mình hỏi Bi em có ổn không? Lại cười
xuề xoà: không đến nỗi đâu anh, người ta mua điện thoại cân nhắc nhiều thứ chứ không phải rẻ
hơn vài trăm k. Thực tế bọn em vẫn có tập khách hàng riêng, đôi khi họ có so sánh giá thật nhưng
rồi vẫn chọn mình
Vậy mấu chốt là ở chất lượng dịch vụ + sự hài lòng khách hàng. Và ở điểm này thì những chuỗi
nhỏ, chịu đầu tư công nghệ + con người, quyết tâm tới cùng như Dienthoaigiakho chẳng thua kém
chuỗi nào. Nhỏ mà có võ là như vậy

CHƯƠNG 9: TỪ triệu $ TỚI FOMO


FOMO là viết tắt của từ Fear of missing out. Đây là cụm từ chỉ về nỗi sợ của một ai đó khi bỏ lỡ
hoặc bị mất cơ hội.
Ai cũng fomo và sai lầm thôi. Những cơn sóng kiếm tiền tới liên tục và những lời mật ngọt pha
tung hô suốt ngày bủa lưới. Là chủ doanh nghiệp, sẵn tiền, sẵn đội ngũ, sẵn các mối quan hệ thì
khó mà kiềm được lòng tham. Khổ nỗi quá fomo thì sẽ lan man khỏi các việc kinh doanh cốt lõi,
rồi khi không dừng lại kịp thì bị sóng cuốn rất xa bờ
Rất nhiều anh em kiếm được tiền từ chỗ này đã ném sạch vào chỗ khác rồi quay trở về máng lợn,
thậm chí khoá máy, tố, phốt nhau. Lúc kinh tế tăng trưởng, kiếm tiền dễ thì thua keo này bày được
keo khác, chứ khi mà mọi thứ đang xám xịt thế này thì mọi fomo sẽ phải trả giá vô cùng đắt
Đến cả mấy Doanh nhân ngàn tỉ cũng vì fomo và vung tay mà không còn đường về
Để fomo thao túng thì rất dễ sa ngã. Những cơn sóng ban đầu nhè nhẹ cho ta cảm giác sảng
khoái rồi dần sẽ tăng cấp độ và vùi dập đến lúc chẳng còn mảnh áo. Thời đại thông tin tràn ngập
và các hội nhóm liên tục khoe tiền thì nhiều người không còn giữ được cái đầu bình tĩnh nữa.
Những lần trót dại đã khiến bao nhiêu người phải trả giá: đầu tư tiền ảo đa cấp, Lướt sóng bđs rồi
đủ đỉnh, Góp vốn trả lãi cao, Đầu tư nhị phân (bản chất như xóc đĩa)
Kinh tế càng khó khăn, thất nghiệp càng nhiều thì những hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi và tổ
chức thành hẳn đường dây. Không chỉ có người kém hiểu biết bị dính mà ngay cả nhiều bạn đi
làm tập đoàn lớn hay quản lí cũng ít nhiều nhúng chân vào. Và rất nhiều người không thoát ra
được, từ nạn nhân thành kẻ tham gia tiếp tay
Fomo nhìn mặt tích cực thì chính là động lực để cố gắng dấn thân vào những điều mới mẻ. Nhiều
người đã khởi nghiệp vì fomo theo những cơn sóng: 2012 sóng TMĐT, 2017 sóng Shopee, 2020
sóng Tik Tok. Nhiều bạn trẻ đã thắng lớn nhờ sự liều lĩnh. Nhiều người rụt rè đã bước ra khỏi vỏ
kén để tung cánh. Nhiều startup đã đổi đời nhờ đánh cược vào những thị trường hoang sơ

Kinh doanh là quá trình học hỏi từ những sai lầm, vì thế mình sẽ dành 1 phần để nói về những
THẤT BẠI và FOMO. Mọi người đọc sẽ thấy bản thân trong đó. Còn những ai chưa thấy thì cứ ghi
chú lại vì ai rồi cũng thế thôi.

Phần này mình sẽ không nói về việc fomo của cá nhân mà sẽ phân tích những fomo điển hình mà
hầu hết những anh em kinh doanh mới nổi sẽ mắc phải. Chẳng có đúng sai, tất cả là lựa chọn.
Nhiều khi phải liều lĩnh + fomo mới làm nên đại nghiệp, nhưng ta luôn cần trái tim nóng và cái đầu
lạnh để kiểm soát mọi việc trước khi đi quá xa
Điểm qua 10 loại Fomo của 2022-2023
1. Từ dịch vụ nhảy sang bán hàng
Nhiều anh em đang làm dịch vụ tốt thấy khách bán giàu quá nên vội nhảy qua. Kết quả ôm đống
tồn kho và ngập lụt trong vận hành
Thực ra không hẳn là sai. Vấn đề là 2 mảng đòi hỏi 2 bộ kĩ năng riêng và không dễ gì để giỏi cả
2. Kinh nghiệm là cần chọn được đối tác thật sự giỏi về hàng hoá + vận hành, mình làm đúng
mảng marketing & cskh thì ổn hơn. Hoặc phải giữ vững được nồi cơm (dịch vụ) và dự trù được tài
chính mảng bán hàng
Hường, cô nhân viên cũ của mình sau 1 thời gian làm dịch vụ viết content và booking PR thì cũng
tiết kiệm được khoảng 500 triệu. Sẵn đội ngũ biết làm digital marketing bèn nhập hàng điện lạnh
về để bán trên shopee. Cứ tưởng chạy quảng cáo là sẽ có đơn. Thực tình cuộc đời không dễ như
vậy. Ban đầu có đơn thật nhưng rồi đơn ít dần trong khi chi phí nhân sự, lưu kho tháng nào cũng
tốn. Sau 6 tháng phải cắn răng xả kho vẫn không được. Có lẽ nếu Hường nghĩ đơn giản hơn, đem
500 triệu $ gửi về quê mua đất và cứ túc tắc đi làm dịch vụ thì đã an nhàn
Nên nhớ cuộc chơi nhìn bên ngoài thì dễ chứ nhảy vào mà không đánh giá đúng tình hình và huy
động đủ nguồn lực thì sẽ sảy chân ngay
2. Kinh doanh khó khăn quá lấy tiền đi chơi coin chứng đất
Kết quả là chia 10 hoặc kẹt vốn. Khóc trên đống tài sản
Thực ra không hẳn là sai. Đầu tư tài chính là chuyện nên làm nhất là mấy năm qua thị trường bùng
nổ. Vấn đề là cần có kiến thức + kinh nghiệm chứ không phải lướt là ăn ngay. Cũng cần biết
hoạch định vốn cho kinh doanh và vốn đầu tư tách bạch để tránh sập hố
Mùa dịch khi kinh doanh bị chững lại còn đất khắp nơi tăng chóng mặt, rất nhiều anh em chủ
doanh nghiệp đã rủ nhau đi buôn đất. Các nhóm chat lập ra, chỉ cần 1 kèo có vẻ thơm thì trong
vài phút đã huy động được hàng chục tỉ để. Lãi thật. Rồi kéo nhau đi thăm đất, chia lãi. Những idol
kinh doanh bỗng trở thành idol đất khiến các bạn trẻ mới khởi nghiệp cảm thấy hoang mang.
3. TikTok ngon hơn Facebook
Nhiều anh em thấy người ta bán trên platform khác ngon quá thì nhảy vào. Kết quả tốn 1 đống
tiền đi học và thuê dịch vụ rồi chẳng được gì
Vấn đề là mỗi platform phù hợp với từng doanh nghiệp và từng nhóm khách hàng riêng. không có
platform nào ngon hơn platform nào. Ông bán sàn giỏi cứ bán sàn nhưng không có nghĩa là bán
web không ăn được. Ông bán Facebook ngon cứ bán chứ qua TikTok có khi đổ nợ
Thực tế sóng TikTok rất ngắn. Một mã hàng bán tốt vài tháng thôi đã có hàng trăm người nhào
vào bán, giá bị đạp sát về giá nhập, giá nhà máy. Người nào lỡ ôm đống hàng lớn thì chỉ có khóc.
Cuối cùng thì người thắng là nhà máy, nhãn hàng hoặc Koc.
Tất nhiên cơ hội làm giàu nhờ Tiktok rất nhiều, mình có phân tích ở các chương trước. Nhưng cần
nhấn mạnh rằng cuộc chơi nào cũng cần hiểu biết và kĩ năng thành thục. Chớ thấy sóng lớn lướt
ngon để rồi ngã sấp mặt
4. Gọi vốn và IPO để đổi đời
Sự thực thì gọi vốn là 1 khoản vay có sự cam kết, còn Ipo dành cho 1% doanh nghiệp
Tập trung vào những thứ cơ bản nhất: doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng, brand, đội ngũ, quản
trị...trước khi nghĩ xa xôi
Nhiều bạn xem show truyền hình nghĩ là gọi vốn dễ lắm, chỉ cần có vài số liệu và lời hứa là đem
tiền về cho mẹ. Nhiều bạn cứ nghĩ phải gọi được vốn, phải Ipo mới thành công. Thực tế hành trình
xây dựng Dn rất dài và đi lên bằng nội lực trước khi trông chờ đòn bẩy
5. Tự động hoá/ Tự do tài chính
Nếu kinh doanh mà dễ như vậy thì doanh nghiệp thành tiên hết rồi
Hầu hết phải è cổ ra cày 5 năm đầu tiên rồi mới bắt đầu tiến tới Tự động hoá từng phần, hầu hết
Sme chỉ tự động hoá được 30% vì có quá nhiều rào cản về thói quen, thủ tục, phân mảnh…
Tự do tài chính không dành cho số đông. Các Ceo/ Chủ tịch mình có quen biết tới tận 60 vẫn làm
chẳng kém đám u40. Thuyền to thì sóng lớn. Tự do chỉ đến khi ta thật sự thông tuệ và thấu hiểu
thời vận
6. Nghĩ mình cái gì cũng tài
Nhiều anh em gặp thời, làm 1 vài mảng thành công, đi chia sẻ vài lần, nắm profile vài k like bỗng
nghĩ mình tài. Sẵn tiền, sẵn quan hệ, sẵn danh tiếng nên làm gì cũng thuận. Rồi chết ở những deal
lớn nhất.
Hầu như phốt trong ngành đều xảy ra với những anh em trẻ giỏi. 1 số biết rút kinh nghiệm và sửa
sai để quay lại. 1 số thì bắt đầu trượt dài qua những thương vụ lởm khởm tiếp theo
Thực ra không hẳn là sai. Cơ hội nhiều và kèo thơm tận miệng thì phải tranh thủ thôi
Vấn đề là mỗi mảng đòi hỏi những năng lực và cơ duyên riêng. Khi đi vào 1 mảng mới luôn có
những góc khuất mà cần phải xắn tay lên, đào sâu, trả giá mới hiểu được. Và mảng nào cũng đầy
cạm bẫy. Chẳng hạn
- Đang làm Tech nhảy qua Crypto --> Toang 1
- Đang sản xuất nhảy vào bds --> Toang 2
- Đang bán sàn nhảy vào chứng khoán --> Toang 3
- Đang làm gia công nhảy vào xây Brand --> Toang 4
Làm gì cũng sẽ giàu nếu đi sâu và trở thành master. Bà bán bún vẫn có vài căn nhà mặt phố, ô
bán trà sữa vẫn có trăm củ. Nên đôi khi không cần phải quá đa tài
Mxh làm cho người ta dễ bị cuốn vào các vòng tung hô. Thánh, thầy, trùm...có thể khiến 1 bạn trẻ
trở nên mất bình tĩnh. Nhưng kinh doanh thò đòi hỏi độ sâu, độ lì và những trải nghiệm đánh đổi
bằng nhiều mất mát chứ không phải cứ vẽ mô hình rồi vít ads là ăn. Trừ 1 số quá thiên tài
Kinh nghiệm của mình là nên tìm mentor để học. Lúc mình còn đang trẻ trâu và mới phất lên may
mắn gặp được 1 người chị Mentor là founder 1 tập đoàn lớn, đến giờ cứ nhìn công ty chị ấy làm và
cách chị ấy giảng giải mình luôn thấy nhỏ bé và ngộ ra được vô số điều
7. Giấc mơ lớn (hão huyền)
Ban đầu đa phần đặt mục tiêu kiếm tiền, nên đôi chân luôn ở mặt đất. Đến khi kiếm được hơi
nhiều tiền rồi bắt đầu đặt ra những ước mơ vượt tầm
Điều đó rất đúng. Những doanh nghiệp lớn đều bắt đầu như thế
Tuy nhiên phải rất tỉnh táo giữa giấc mơ lớn và giấc mơ hão huyền. Nhất là ở Việt Nam
Giấc mơ lớn dựa trên việc ta rất thấu hiểu nhu cầu thị trường và tiềm năng của bản thân, từ đó có
cách để giải quyết. Ví dụ Tgdd bắt đầu từ 1 cửa hàng bán đt năm 2004 và trước 2009 chỉ có chục
cửa hàng, sau đó mới mơ lớn.
Giấc mơ hão huyền là do thế lực nào đó thao túng tâm lý. Làm những thứ vượt quá sức rồi phải trả
giá. Làm những cái đi trước thời đại mà không đủ lực
Ví dụ 2011, công ty mình khi đó đang có chút tiền nhờ làm digital marketing agency, sếp muốn
làm app chat (như zalo), mua bán (như chotot). Mình là đứa cực lực phản đối vì đó là Giấc mơ
lớn(hão huyền). Sau 1 năm công ty dẹp hết mấy cái đó, tốn tiền tỉ. Mơ lớn là cần thiết nhưng với 1
công ty đang vừa thoát nghèo và lực không mạnh thì đó là hão huyền
Rất nhiều buzzword được bơm vào đầu các founders/ CEO của Sme làm họ hiểu sai. Unicorn, Ipo,
Scale up, Change the world...để làm gì? không có nó công ty bạn có tồn tại và tạo giá trị không?
90% Sme nên tự sống trên đôi chân hơn là nghĩ về chuyện to tát. Còn 10% siêu việt thì không
dám nói
8. Đùa với lửa
Kinh doanh chân chính khó giàu còn ma mãnh nhanh kiếm tiền
Nhiều scammer làm hết vụ này vụ khác rồi nhởn nhơ nói đạo lý
Nhiều người bán hàng lậu, trốn thuế vẫn sống phây phây
Nhiều người chơi game lobby kiếm kèo thơm...
Những cách kiếm tiền quá nhanh quá kinh làm cho các anh em không kìm được lòng
Nhưng khi ta nhúng tay là lúc không rút ra được nữa
Đừng hỏi vì sao thằng kia bán hàng lậu mà mình lại bị thị trường hốt
Đừng hỏi vì sao 1000 ông bán shopee vạn đơn mà mình có nhõn chục đơn bị phạt thuế
Đừng hỏi vì sao, vì trời kêu ai nấy dạ thôi
sau 18 năm kinh doanh, mình chứng kiến nhiều anh em lên nhanh và rớt nhanh tương ứng. Nhìn
10 năm tới cũng sẽ có nhiều anh em như thế. Vậy hãy nhìn kinh doanh là hành trình dài 20-30-40
năm để làm cho đúng, nếu có lỡ nhúng chàm thì cũng nên biết cách quay đầu sớm. Luật ngày
càng siết và thị trường ngày càng chuyên nghiệp, ta cần hiểu và tuân thủ luật chơi
9. Bán hàng rác
Nhìn quan điểm thực dụng thì bán cái gì cũng được miễn kiếm tiền ngon và không phạm luật
Nhìn quan điểm đạo lý thì bán cái gì cũng được miễn kiếm tiền ổn và không gây hại cho XH
Việt Nam là thị trường tiêu dùng lớn và tầng lớp thu nhập thấp, ít hiểu biết đông. Đó là thiên
đường của hàng giả, hàng độc hại, hàng rác
Bán hàng rác dĩ nhiên ngon, 1 vốn 10 lời, chả chịu trách nhiệm gì. Đông y là ví dụ tiêu biểu. Rồi
cho vay, cá độ, tiền ảo, forex...mỗi vụ khui ra cả ngàn tỉ và cả chục ngàn nạn nhân
Internet và MXH làm cho việc bán hàng rác quá dễ. Chỉ cần vài fan page + Bm+ sale page và trăm
cái nick ảo là đủ làm ăn mạnh rồi. Hậu quả thì quá kinh khiếp
10. Ngáo
Ngáo là trạng thái khi không còn đứng trên mặt đất nữa. Thành công quá nhanh và Mxh quá
mạnh làm nhiều bạn trẻ nghĩ mình là thiên tài. Rồi bắt đầu đạo lý, dạy đời, xây tuyến dưới, hình
thành các nhóm đệ tử....hậu quả nhẹ thì làm tổn hại tới tư tưởng của follower còn nặng thì làm
người tan cửa nát nhà

Tiền của KH không biết đi đâu cả rồi?


Là câu hỏi mà nhiều anh em chủ doanh nghiệp dạo này cafe, beer hay hỏi nhau nhất.
Nguyễn Tùng Giang phân tích
Bắt đầu từ giữa tháng 3 sức mua thị trường suy yếu nghiêm trọng. Để bán được thì phải tham gia
các game livestream/ deal sốc/ tăng chi phí mkt => có doanh số nhưng lãi cực mỏng chỉ đủ nhập
hàng. Tính tới nay là 3 tháng hơn, mình đã thấy tình trạng nhiều anh em đang rơi vào vòng luẩn
quẩn:
" Công nợ không đòi được => đi vay/ mượn ngắn hạn để bù chi phí kinh doanh, lãi suất tài sản
bds => đến hạn trả vẫn chưa đòi được, lại thiếu tiền kinh doanh => xoay mượn chỗ khác lãi suất
cao hơn / hay làm căng thẳng đối tác đang công nợ => người cho mượn nợ lại thiếu tiền đòi nợ
không được => đi vay... "
Rồi cuối cùng nhiều anh em đang rơi vào thế phốt nhau để đòi lại tiền, người A phốt người B,
người B phốt người C... 1 số anh em chính thức đệ đơn phá sản và sẵn sàng tâm thế gặp nhau ở
tòa.
Hôm nay tâm sự với 1 vài anh em từng huy hoàng: có anh em sở hữu nhiều tài sản bds, có anh
em có 1 chuỗi showroom, có anh em từng doanh số mười mấy tỷ trên TikTok 1 tháng; rất bất ngờ
khi anh em người đang vỡ nợ hơn chục tỷ, người đang doanh số giảm 80% so với đỉnh cao, người
đang mất phương hướng đang cố làm lại từ điểm thấp nhất. Điểm chung là anh em đang có tài
sản không bán được, công nợ nhiều chỗ không lấy được và đang vay mượn nhiều nơi.
Lí do là vì Nhiều năm làm ăn dễ dàng kiếm tiền nhanh chóng tạo ra sự tự mãn, ảo tưởng, Nhất là
những anh em mới nổi, mới vừa kiếm được tiền. Tiền rẻ trước đây được quay vòng rất nhanh vào
đất, chứng, coin..tạo ra những cú nhân vốn theo lần khiến anh em nghĩ là kiếm tiền chớp nhoáng
mới là tài. Cơ hội đầu tư quá nhiều, làm 10 thắng 6 là quá ngon
Từ đó tạo nên hệ luỵ là anh em bỏ rơi mảng kinh doanh chính để lao vào các con đường chớp
nhoáng hơn. vài lần đầu kiếm quá dễ nên dốc hết vốn liếng vào kèo cuối. Nhưng thị trường xoay
chuyển quá nhanh thì đa số đều không nhận ra, hoặc không đủ bản lĩnh để xử lí tận gốc. Thế là
đu đỉnh, mất vốn, mất bạn, mất niềm tin, không thấy đường về bờ
người này nợ kéo theo người kia và nối nhau thành chùm. 1 cú vỡ nợ khiến hàng ngàn anh em
điêu đứng

Ai khôn ngoan mà không đu đỉnh 1 lần!


Thực ra điều này hết sức BÌNH THƯỜNG. Các đại ca mình biết đều từng đu đỉnh, hay nói nhẹ hơn
là thất bại khi lan man sang các lĩnh vực trái tay. Cho nên nếu lỡ thì quay xe, không có gì đáng xấu
hổ. Lỡ có thất bại khi còn trẻ, ít tiền sẽ quay đầu được, chứ đừng để ngã gục trên đống nợ lớn thì
không thể đỡ. Ngã thì mới biết tự đứng dậy rồi nhìn xem ai là bạn, đâu là điều đáng giá.
Tiền kiếm được không song hành với sự phát triển về tư duy, trải nghiệm; nên chỉ cần 1 vài sự cố
sẽ mất hết. Biểu hiện rõ rệt là:
- Ảo tưởng nhiều hơn, cho rằng mình tài giỏi và sinh ra để chiến thắng. Thực tế bạn còn quá trẻ và
cuộc đời còn quá dài, chưa biết điều gì sẽ chờ đón đâu
- Cư xử bồng bột, thiếu đạo nghĩa. Thiếu chính trực, sòng phẳng với đối tác, nhân sự. Cho nên sẽ
có lúc khó khăn ập đến mà xung quanh ai cũng ngó lơ.
- Lầm tưởng về hiệu quả kinh doanh: hệ thống có những lỗ hổng mà ta không biết, đến khi phát
hiện ra thì con thuyền sắp đắm
- Vung tay tràn lan, đầu tư liên tiếp đến mức say máu không kiểm soát được Dòng tiền. Rồi khi
gặp 1 vài sự cố (bị nợ, bị mất tiền, lãi suất bank tăng, tài sản không thanh khoản) thì gãy theo
domino
- Quen black, lập lờ pháp lý. Chơi với bạn xấu rồi lao vào các kèo làm ăn thơm phức. Thơm 9 lần
đến lần thứ 10 thì mang họa. Đến khi siết thì không còn đường thoát
- Dính vào các trò đầu tư đen đỏ, lãi nhanh. Đến khi sập thì có trời đỡ
Nhưng chúng ta đang kinh doanh trong 1 thời quá sống động mà đúng không anh em

Mxh giúp người ta sớm làm chủ hơn. Ngày xưa phải đi làm và phấn đấu khoảng 20 năm, tích lũy
đủ thứ mới ra riêng được thì bây giờ chỉ cần 2-3 năm. Facebook, Google hay TikTok giúp hàng
vạn người kiếm tiền chục tỉ trong 1 khoảng thời gian rất ngắn nếu đi đúng sóng
Mxh có vẻ đem lại quyền kinh doanh bình đẳng hơn. Với mô hình truyền thống, muốn làm chủ
cần "có điều kiện tốt" (tiền, chỗ dựa, quan hệ..). Trên mxh, ngay cả công nhân, nông dân, ship pơ
cũng có thể bắt đầu và kiếm được tiền. vì dễ kiếm tiền và ai cũng máu kiếm tiền nên sinh ra vô số
trò “lùa gà”. Thử điểm qua 1 số cái mà không tỉnh táo sẽ dính ngay:

Kỹ nghệ show: Họ show ra cái họ muốn show


Nhiều anh em non nghề dễ bị choáng váng bởi các con số (tài sản, lợi nhuận) rồi lao vào các cuộc
chơi mất kiểm soát. Trên thực tế, chỉ cần 1 cái nick biết chém gió, 1 phần mềm chỉnh sửa ảnh và
video thì muốn show ra số liệu gì và để lùa ai đều rất dễ

1. Show Doanh thu => FOMO ngay, doanh thu tỷ tỷ tỷ, dân tình lác mắt
Nhưng cái không show: chi phí để ra doanh số đó là bao nhiêu? Để có một đôi tỷ doanh thu thì
chi phí quảng cáo, chạy chương trình, tài trợ các kiểu con đà điểu có khi mất đến 80% doanh thu
rồi => Còn cái NỊT
2.Show Đơn hàng => FOMO ngay, nghìn đơn, ngìn ngìn đơn
Nhưng cái không show: Đơn toàn giá trị thấp, đơn tài trợ, flash sale, đơn 1000đ, thậm chí 1 đ, chưa
kể phải bluff thêm tiền để trôi đơn nữa => Còn cái NỊT
3. Show Giá rẻ => Quảng cáo giá rẻ, Cost chương trình rẻ
Nhưng cái không show: Quảng cáo giá rẻ vì chạy cho món đơn giá thấp nên tỷ lệ chuyển đổi cao,
hoặc cái đó chỉ có trong một giai đoạn nào đó thôi, kết luận cũng cứ vẫn là Còn cái NỊT
4. Show làm được cái này cái nọ cái kia, đến kiểm tra sâu hơn thì hóa ra gian hàng đã đóng hết
từ đời nào, hoặc chỉ ăn ké 1 tý mà miệng hô nó là "của tôi" => Nịt
5.Show Vận hành => Show đơn tỉ lệ huỷ ít, Quy trình chằng chịt. Ôi giỏi vãi. Cơ mà không nói rõ là
vận hành tổng lượng bao nhiêu đơn/ngày. Hoá ra vài chục đơn thì đúng quy trình đó chứ mà dồn
đơn mà cứ lục đục quy trình thì ăn hủy hết đơn => Nịt nốt
Tóm lại, bạn nhìn thấy cái họ muốn show ra, thực tế thì chỉ có họ biết… Tin là cũng dễ còn cái NỊT
Tôi đã kiếm xxx từ làm yyy như thế nào"
Đây là motip seeding quen thuộc trên các group để tạo phễu và bán sản phẩm số (khoá học,
video, sách, tài khoản, kèm 1-1..)
Motip này có nói khá rõ trong các cuốn Bí mật traffic/ dotcom...công thức này tuy không mới
nhưng vẫn rất rất thành công ở Việt Nam. Vì sao?
1. Ham muốn kiếm tiền nhanh quá lớn
2. Mxh khiến ta luôn bị Flex bởi thành tựu người khác, khiến ta không cam tâm với những gì đang

3. Storytelling dựa vào sức mạnh ngôn từ và khả năng thao túng tâm lý quá kinh. không tin cũng
phải tin
Hệ quả là: chuyển tiền ngay. Và 90% không nhận được giá trị như lời đồn
Lỗi không chỉ ở người bán. Họ có chia sẻ thật. Nhưng ta cứ nghĩ là học xong sẽ bắt chước được ít
nhất 50%. Thực sự không hề dễ như vậy vì để làm được cần kỉ luật, nỗ lực, duyên may, nguồn
lực...ta có thể nắm kiến thức nhưng khi bắt tay làm thì 1001 điều không lường trước khiến ta nản
và bỏ cuộc
Nhưng lỗi cũng nằm ở người bán. Họ không lọc đầu vào. Họ nghĩ rằng mọi người đều có thể làm
được. Họ gieo vào đầu người ta những kì vọng quá lớn
Mình không đánh giá ai đúng ai sai. Nhưng muốn nhắn các bạn đang kinh doanh/ bán hàng/ làm
ecom hãy tỉnh táo trước những tấm gương chói sáng. Khi thủy triều rút mới biết ai còn mặc quần

FOCUS, hay FOMO!!!


Hoàng Minh Quân. CEO Cloudify, một thanh niên làm saas vì đam mê kể chuyện về 1 ông anh nói:
"cái quan trọng nhất của founder Startup là phải FOCUS" (Thấm!!!!):
- Anh em ở Việt Nam hay làm nhiều mảng một lúc, nhiều startup một lúc. Nghe thì hay, nhưng để
kiếm tiền thì ổn, để go big thì không ổn. Mỗi người chỉ có từng đó thời gian và tâm huyết, chia 2,
chia 3 thì làm yếu đi sức mạnh. Và làm nhiều mảng một lúc thì thường không đủ kiên trì, gặp khó
khăn là dễ lùi bước ngay.
- Anh em quá giỏi, có quá nhiều ý tưởng hay và thấy quá nhiều cơ hội. Case study là có công ty
thương mại điện tử hàng đầu một thời, đang ở thế ngon, nhưng founder quá smart đâm ra lại làm
quá nhiều ý tưởng, dẫn đến cuối cùng mảng chính lụi tàn. Mất đi cơ hội lớn.
Tuy nhiên thực hiện focus lại cực kỳ khó khăn, phải liên tục "say NO" với các cám dỗ, hay làm và
bắt buộc phải có vision lớn để kiên trì giữ sự tập trung. VÀ cá nhân mình nghĩ thì cần 1 found team
có mindset think big để cùng Focus.
một số anh em nhảy vào những cơn sóng crypto, đất, chứng khoán mấy năm nay kiếm được gấp
nhiều lần so với đi startup. Có ô em khởi nghiệp cùng thời mình, sau 10 năm đam mê rẽ ngang
làm cò bđs giờ đã là 1 tay có tên tuổi ở q9 cho hay : giá mà e đi làm cò sớm hơn
Vậy Focus hay Fomo?
Thật khó phân biệt ranh giới rạch ròi của 2 cái này
- Focus: làm đúng việc mình muốn kệ mặc anh em khác.
- Fomo: nghe ngóng xem anh em có kèo gì để không bỏ lỡ cơ hội
Cực đoan quá không tốt. Ví dụ:
- Nokia quá "focus" vào feature phone mà bỏ lỡ cơn sóng smartphone, cuối cùng rời cuộc chơi
- Kodak quá "focus" vào máy / phim ảnh analog mà bỏ lỡ cơn sóng digital
- Các tượng đài TMĐT thời đầu như Vatgia, 5giay, Chodientu hoàn toàn bỏ lỡ cơn sóng mobile
- Nhiều anh em lao vào crypto từ 2017 đã phá sản sau mùa đông crypto kéo dài 2019-2020
- Nhiều công ty lớn sa lầy vào cơn sóng bđs và phải bán xới trả nợ
Thực sự thời nay các xu hướng thay đổi quá nhanh, nên có những thứ mà nếu chúng ta không
chịu quan sát kĩ sẽ rất dễ bỏ qua các xu hướng đó. Ngay cả mình, chứng kiến 12 năm TMĐT thì
cũng bỏ lỡ rất nhiều xu hướng kinh doanh tốt vì quá tập trung vào làm marketing agency.
Nhưng chính vì xu hướng nhanh như thế nên rất dễ vào sai nhịp. Chẳng hạn ai vào crypto từ đợt
tăng từ 6k lên 60k (mấy tháng) thì đủ ăn cả đời. Nhưng ai vào chậm chân từ giá 40k -60k thì có
khi chưa về bờ hoặc đã cắt lỗ
Vậy thì?
Focus trước, bạn phải có nền tảng tài chính + tri thức + mối quan hệ cái đã. Có người mất vài năm
có người mất chục năm
Fomo chừng mực. Vẫn luôn quan sát, không đóng cửa bảo thủ, đôi khi Fomo trả giá mới khôn
lanh được.
Focus--> fomo--> focus theo 1 tỉ lệ phân bổ nguồn lực. Ví dụ chia 8 phần focus và 2 phần fomo
Kiềm chế: thấy tiền ai cũng ham nhưng luôn giữ sự tỉnh táo trước các lời mật ngọt

2023- ván cờ cần thay đổi cách chơi


đa số các nhận định từ quỹ & chuyên gia đều cho thấy khó khăn sẽ kéo dài tới hết 2023 và chỉ có
tín hiệu khởi sắc từ giữa 2024. Cụ thể

1. Tiền cạn kiệt: rõ nhất là ngày xưa thiếu là vay bank, bạn, vợ, nyc...rất dễ giờ hỏi đâu cũng lắc
đầu. Các quỹ đầu tư cũng phải siết chặt thương vụ mới. Thị trường huy động vốn đại chúng
(chứng khoán, trái phiếu) thì đỏ lửa

--> như vậy cần hiểu là dù cty bạn rất tốt thì ko dễ có người cho vay hoặc góp vốn vào. Bạn phải
sống trên nội lực chính mình trước

2. Sức mua giảm

Khảo sát bỏ túi thì các ngành bán lẻ: thời trang, mỹ phẩm , f&b đều giảm 30% kể cả nỗ lực kích
cầu. Các ngành B2B đều đứng (hoặc giảm 15%) vì các Dn đều siết chặt chi tiêu. Xuất khẩu thì
thiếu đơn trầm trọng. Bds thì khỏi nói

Người tiêu dùng vừa đối mặt với lạm phát, vừa có nguy cơ bị cắt việc làm, vừa mệt mỏi vì biến
động tiêu cực vĩ mô nên rất khó để họ hăng say mua sắm được cho tới khi mọi thứ ổn định hoặc
phải có các gói kích cầu từ Cp

3. Nợ xấu tăng
Ông này nợ kéo theo ông kia chết. Tiền tắc chỗ này thì chỗ khác tắc theo. Vay không trả. Khoá
máy. Seen. Trốn...những Dn làm kinh doanh sẽ đối mặt với nhiều cú domino sập như thế

PHẢI LÀM GÌ?

Những yếu tố khách quan thì ngoài khả năng. Còn nội tại thì có thể kiểm soát. Tài chính là điều
mà anh em phải đặc biệt lưu tâm lúc này (dù đa phần Sme đều yếu). 1 số gợi ý:

A. Lập kế hoạch dòng tiền chi tiết từng tháng. Nếu tháng nào hụt phải trả lời được vì sao và liệu
tháng sau có bù được, hay sự thiếu hụt đó có nguy cơ kéo thành 1 chuỗi ?

B. Cắt giảm chi phí tối đa. Có những thứ sẽ rẻ đi, ví dụ văn phòng (rất nhiều cty trả văn phòng
hoặc các toà nhà chấp nhận hạ giá). Nhà cung cấp cũng sẽ chấp nhận các điều khoản giảm giá
hoặc kéo dãn công nợ. Còn mấy chuyện team building, biz trip, xe cộ, thiết bị..này nọ có thể tạm
ngưng. lưu ý điều này nên với các cty đang chạy ăn chứ cty giàu thì cứ tiêu xài đi cho xh được ké

C. Ứng dụng công nghệ & siết quy trình để sàng lọc đội ngũ và nâng cao hiệu suất. Ví dụ nhiều
cty đưa chatgpt vào thì cắt được khá nhiều content junior mà vẫn tăng được chất lượng bài. 1 số
cty dùng Lark suite đã đẩy được sự phối hợp lên. 1 số thì giảm bớt nhân sự full time chuyển sang
ctv linh hoạt hơn.Mấy điều nhỏ như vậy cộng lại sẽ tạo nên hiệu quả rõ rệt

D. Tăng cường giao lưu để hợp tác hoặc xin xỏ. Nguồn lực từ cộng đồng lớn lắm, hãy năng nổ kết
nối và kêu gọi sự đồng cảm. Có những thứ không mua được bằng tiền mà phải xây dựng từ quan
hệ

E. Học: phải nói là ngay cả bản thân mình cũng thấy quá nhiều yếu kém dẫn đến việc sai lầm.
Những lỗ hổng Thuế, Pháp lý, Nhân sự có thể nhấn chìm 1 doanh nghiệp. Học không phải chỉ đi
tới lớp mà còn là kết nối- lắng nghe những người có tài có tâm để thấm hơn. Nên hạn chế những
kiến thức lung tung, đừng fomo những thứ ảo ảnh. Hãy tập trung vào các kiến thức nền móng, có
chiều sâu, có tâm huyết. Hiểu rằng học là bước đầu tiên trong 100 bước tới đỉnh. Và ngồi tìm hiểu
xem 99 bước kia là gì
F. Kỉ luật hơn trong cả kinh doanh, lẫn phát triển cá nhân. Chấp nhận là mình còn non nớt trước
các cơn sóng.
G. Profit first: tinh giản hoạt động, đưa P&L về dương
- Cơ cấu lại các khoản nợ: nếu có phải cúi đầu nhận lỗi, cầu mong sự thông cảm thì hãy làm sớm.
Thoát được nguy cơ tiền bạc thì mới vững tâm được
- Tập trung vào các mảng kinh doanh lõi, tăng cường hợp tác những mảng khác
- Coi trọng các nguồn lực bên trong: nhân sự, hệ thống, quy trình, tài nguyên...nghĩ cách biến cái
sẵn có thành tiền
F. Chọn bạn mà chơi: chuyên gia, đàn anh, nhân tài...Chơi với những người chất, tham gia các
network tử tế. Giảm sự hưng phấn, ồn ào về những idol và những câu chuyện lấp lánh. Đừng thần
tượng ai và đừng cuồng tín kiến thức nào. Mọi thứ thay đổi rất nhanh

Tuy vậy cũng không cần quá bi quan. Dù khó khăn thì các dịch vụ thiết yếu vẫn sống được: Gọi
xe, gọi món, học, thể dục, ship...có 1001 nhu cầu thiết yếu. Vậy thì cứ tập trung vào đó là sống. Tất
nhiên vẫn cần tinh gọn và vận hành trơn tru mới có hiệu quả
Hãy giảm bớt sự hào nhoáng và tránh đầu tư lớn
- Các mô hình cần đốt tiền sẽ rất khó đi tới điểm hoà vốn trong vài năm tới
- Các khoản đầu tư dài hạn cần tính kĩ về rủi ro và dòng tiền để tránh đứt gánh giữa đường
- Các khoản phung phí cần siết lại vì khó khăn chưa biết khi nào sẽ qua
Cứ mỗi vụ thất bại lại cho chúng ta thấy rằng mình vẫn còn ngu ngơ lắm. Tranh thủ lúc còn ổn đi
học để có tri thức & kinh nghiệm tránh bị úp bô

Uber lần đầu tiên có lợi nhuận


--và đây là các bài học
1. Cắt giảm bộ máy cồng kềnh--> Tinh gọn
2. Bán những mảng không đúng chiến lược--> Tập trung cái gì là quan trọng
3. Từ bỏ các thị trường mà ko thể là số 1, số 2--> chơi game chắc thắng
4. Đầu tư vào Uberone: mô hình membership với 12tr mem--> ưu tiên Lifetime value trước, biên lợi
nhuận đi sau
5. Quyết liệt để tăng trưởng lành mạnh. Mua các cty hiệu quả làm tăng sức mạnh. Tối ưu lợi
nhuận ko có nghĩa là chỉ chơi trò an toàn

SME thấy quen không? Từ câu chuyện Uber và Thegioididong, anh em sẽ thấy: back to basic là
chân ái

Bớt nghe về Tăng trưởng đột phá, Money game, Trường tồn, Sáng tạo độc đáo...mọi thứ đều
quay quanh con số

Kiếm tiền bản chất là quá trình tích luỹ và thử nghiệm trong nhiều năm. Nếu thấy ai đó kiếm được
nhiều thì nên chúc mừng họ và nghe ngóng xem có gì hay. Còn lại thì hãy tập trung vào bản thân
và kiên trì với cách thức đang hiệu quả của mình. Nhìn 3 năm có thể thua chứ 10 năm không biết
ai hơn ai.
NHỮNG CÔNG TY SỐNG ỔN
Từng có 1 thời các doanh nghiệp theo đuổi những giấc mơ viển vông vượt quá nguồn lực, rồi lao
vào các cuộc chơi tài chính huy động vốn, lập đủ thứ mô hình, xây văn phòng hoành tráng và
tuyển dụng ào ạt. Thế rồi những khó khăn ập đến và các mô hình sụp đổ như lâu đài trên cát.
Từng có 1 thời những anh em trẻ bị flex bởi các startup gọi vốn triệu $ và theo đuổi những mô
hình không thực tế. Dẫn đến lầm tưởng rằng startup là phải gọi vốn, startup là phải lỗ và cứ phải x
lần giá trị mới ngon. Kết quả là nhiều doanh nghiệp xa rời mục tiêu cốt lõi: tạo lợi nhuận và sa đà
vào cái bẫy tăng trưởng ảo
Hậu quả
- Wework sắp phá sản. Từng được định giá 40 tỉ đô, huy động được 20 tỉ đô, giờ đây còn 1 tỉ
đô
- Bymsr rơi định giá từ 26 tỉ đô về dưới 1 tỉ đô
- Goto (gojek + tokhôngpedia) niềm tự hào của Indonesia giờ còn định giá 6 tỉ đô trong khi
cũng huy động được 6 tỉ đô.
Ở Việt Nam:
- Topica sau vòng cuối được định giá hơn 80 triệu $ thì xảy ra các lùm xùm và bây giờ thu
hẹp quy mô. Từng được coi là cái nôi sinh ra rất nhiều startup, đến giờ Topica phải xoay xở
như 1 Sme kinh doanh thuần tuý. Những startup đi sau như Wefit đã đóng cửa
- Propzy từng huy động 25 triệu $ thì chỉ 1 năm sau đã ngừng hoạt động. Lí do Covid là phi
lý, chỉ để che đậy những sai lầm từ sớm. Rất nhiều proptech khác cũng đang vật lộn khi
trót sa đà vào các cuộc chơi đốt tiền tốn kém mà không đúng với nhu cầu thị trường
- Tiki từng là ngôi sao của giới khởi nghiệp, định giá gần tỉ đô, giờ đối diện muôn vàn khó
khăn. Quyết liệt. không có lựa chọn khác.
Những Công ty sống ổn
- Quy mô vừa sức với founder. Vd 1 ô thầy dạy Toán giỏi lập 1 trung tâm luyện thi Toán với 5 nhân
sự, dạy 50 cháu/ tháng thì thu đều đều 300 củ/ tháng...và cứ thế 20 năm cho đến khi chán không
muốn dạy nữa. Nhưng có 1 số cá biệt vẫn dạy tới 75 tuổi (như ô bố thằng bạn mình ở quê)
Tại sao nói "vừa sức": tức là làm trong khả năng kiểm soát, nhận về con số đủ, năng lực cứ thế mà
xài. Cho dù có cơ hội cũng không muốn mở rộng
Ta cứ thay thầy giáo Toán bằng cô giáo Av, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, chủ quán nhậu, chủ khu nhà
trọ, em bán buôn trái cây...1001 nghề như thế. không lên báo, không vay nợ, không đu đỉnh,
không cần Mba...cứ thế đều đều 20 năm là thành tựu top 5% rồi
- Dòng tiền đều và ổn: cái này rất quan trọng. Có dòng tiền tốt nếu biết đầu tư (đất, tài sản, quan
hệ..) lại nhân tiền. Anh em nào mà cứ 50 củ/ tháng rất đều thì vài năm sẽ thấy rất khác bọt.
- Nghề cần thiết cho xh: ăn uống, bệnh tật, học hành, chơi bời...lúc nào cũng cần. Nhiều startup
cứ hô là giải quyết vấn đề xã hội, thật ra XH có nhiều thứ để làm cứ thế sẵn chứ không cần đẻ ra
cái gì mới cả (ví dụ dạy Toán)
TẠI SAO LẠI BỀN
- Xã hội vận hành luôn cần những doanh nghiệp nhỏ và tốt để đáp ứng các nhu cầu nhỏ nhất.
Cho dù Highland có bành trướng tới đâu thì quán cafe đầu ngõ có bóng cây to luôn đắt khách.
Các doanh nghiệp lớn cũng luôn cần các doanh nghiệp nhỏ cung ứng các dịch vụ. Và các doanh
nghiệp nhỏ nếu cứ bám vào doanh nghiệp lớn thì sẽ tạo thành hệ sinh thái cùng tiến
Ví dụ quanh nhà máy Samsung là 1001 doanh nghiệp nhỏ: quán cơm, nhà trọ, nhà trẻ, karaoke,
tuyển dụng, mua bán xe, cầm đồ, sửa điện thoại...chừng nào Samsung còn thì tất cả đều sống tốt
- Mỗi founder có 1 mục tiêu và con đường riêng. Chỉ có 1 số ít được như thegioididong, fptshop,
nhưng cả vạn người vẫn hạnh phúc với cái tiệm bán điện thoại cũ của mình. Vậy nên ta không cần
phải cố gắng vươn tới thứ không thể có
- Mỗi công ty nhỏ vẫn có thể tạo được niềm vui to cho nhiều người. Như công ty mình làm phần
mềm, 6 năm nay cứ dao động 30-40 người, nhưng đa phần đều vui, người cũ đi vẫn nhớ về công
ty, người mới vào đều hăng hái. Mình tự nghĩ nếu cố scale công ty lên 100 người liệu có vui
không? Hay giảm về 15 người liệu có vui hơn không? Đôi khi số lượng không quan trọng bằng
chất lượng tạo ra
- Cứ làm tốt việc của mình, sẽ có người ủng hộ. Các lý thuyết đều nói phải khác biệt. Mình thì cho
rằng cứ làm tốt là tốt rồi. Như công ty phần mềm của mình, chẳng có gì khác biệt, vẫn xảy ra lỗi,
nhưng cố gắng làm thì khách này khách kia vẫn có. Rồi cơ hội vẫn tới
- Hiểu mình là ai quan trọng hơn là so đo với ai. Làm 1 con cá cờ trong rãnh nước trong vẫn hơn là
con cá rô giữa sông đầy cá sấu. Khi hiểu bản thân và đồng đội, ta có thể đi xa
MIEU - sống ổn 10 năm: Mieu không to nhưng sống ổn. Xét trên từng chỉ số hiệu quả thì “đáng
ngưỡng mộ": Chi phí marketing/ sale dưới 5%, biên lợi nhuận ròng (Net profit margin) đỉnh điểm
lên tới 30% (cao gấp 3 trung bình ngành). Mỗi tháng Mieu ra 60 Sku mới, làm inhouse từ lên
concept, design tới thu mua nguyên liệu phụ kiện

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN và không nhất thiết phải đốt cháy
1. Product market fit: có người trả tiền cho bạn, rồi họ quay lại, họ giới thiệu. 90% các doanh
nghiệp nhỏ chưa qua được giai đoạn này
Để có được như vậy cần tập trung
- Sale & marketing: trong đó sale là cốt lõi. Mình hay nói CEO cũng đi sale là vậy
- Product / service: cải tiến từng chi tiết. Đôi khi cái nắp đẹp hơn đã là cải tiến rồi
- Core team: không cần phải giỏi nhưng cần gắn kết và nỗ lực
2. Mở & đóng
Các startup hay nói phải scale up chứ thực tế sẽ là thế này
- Từ 1 cái mảng ngon sẽ mở thêm vài mảng mới
- Sau khi sml vài lần đóng bớt quay về 1,2 mảng cốt lõi
- Hoặc mở nhiều quá thấy được 1 mảng ngon thì đóng luôn cái cũ và chuyển hướng
quá trình này lặp đi lặp lại từ 5-10 năm mới bắt đầu tìm được 1 điểm mốc thật chắc rồi sau đó
quyết định scale up (để thành công ty thật to) hoặc cứ duy trì ổn thêm 20-30 năm nữa
3. Chinh phục
Nhiều doanh nghiệp có máu chinh phục sẽ không ngồi yên mà tìm các đỉnh cao mới để làm. Mình
không thuộc nhóm này nên không bàn
4. Mở rộng không tính toán rồi Trả giá?
Nhiều bạn nghĩ rằng tăng quy mô sẽ giảm được chi phí và thu về lợi nhuận lớn. Nhất là giới
startup: sẽ gọi vốn, tái đầu tư liên tục, chịu lỗ cho đến khi đạt tới quy mô thì sẽ có lãi - và tạo ra
các rào cản mà đối thủ khó đụng tới được
Tư duy này là rất đúng nhưng rủi ro cực lớn sẽ đến khi ta không thể kiểm soát dc quy mô đó. Vì
càng lớn sẽ càng nhiều vấn đề. Chỉ cần 1 lỗ hổng không kịp bịt thì sẽ đắm cả con tàu
Câu chuyện: Yeah1, vì cú sập mang tên Youtube Mcn mà đánh mất cả cơ đồ
Có thể hiểu: nếu chi phí (cost) tăng nhanh hơn hiệu quả (return) và phá vỡ hiệu suất (return on
invest/resource spent) là đang nhấn ga lên số thẳng tiến thất bại. Câu chuyện: Apax, PCK cho
thấy rõ điều này
Một term khác khá hay là "don't inflate your lifestyle too big too fast" - nghĩa là kiểm soát tốc độ
tăng chi phí và tỷ lệ giữa chi phí/hiệu quả.
Kiểm soát chi phí (cost) có thể là... không làm gì/làm ít đi (khỏi phát sinh) hay làm NHIỀU hơn.
Vụ Tiki cho thấy 1 điều: quá lớn dẫn đến khó thích nghi được với sự thay đổi chóng mặt của Ecom:
xu hướng shoppertainment + hàng giá gốc từ Trung Quốc tràn qua + sự bùng nổ các mô hình mới
(TikTokshop, social commerce) làm cho gã khổng lồ bị nghẹt thở.
Ngay cả Tgdd, được xem là trùm môn tối ưu cost, cũng buộc phải thực thi 2 chiến lược sống sót: -
cắt giảm mặt bằng không hiệu quả - đẩy giá bán về sát ván
Tư Duy hiệu quả là điều quan trọng nhất. Bé cũng được, đến thời sẽ lớn. Còn lớn quá mà không
kiểm soát được thì về âm luôn chứ đừng nói là zero
CHƯƠNG 10: CUỘC CHƠI LỚN

HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ HÀNH TRÌNH TỈ ĐÔ CỦA FPT SOFTWARE


"Hành trình xuất khẩu phần mềm của Fpt software từ 1998 đến khi rơi vào ngõ cụt 2000 rồi thấy
được ánh sáng cuối đường hầm 2002 và hướng tới mốc tỉ đô doanh thu 2023"
Mình sẽ lấy Fpt để minh hoạ cho những luận điểm ơ dưới. Nhưng mọi người đừng tập trung vào
Fpt, chuyện kể đúng hay sai, thông tin chuẩn hay chưa, chỉ là để chúng ta ôn lại lí thuyết
Nói không hết ý được và nhiều chuyện cũng là đặc thù của Fpt, không thể học. Tuy nhiên với
những ai đã sml nhiều năm và đứng trước các ngưỡng cửa thành bại gang tấc, thì rất nhiều điều
có thể đồng cảm.
Bài học về việc tổ chức bộ máy và trao quyền
● Những công ty Việt Nam đa phần không giỏi trong việc hợp tác với nhau. Chúng ta cứ lên
tầm 100-200 nhân sự bắt đầu chia bè phái, mâu thuẫn. Những công ty lên đến vài nghìn
nhân sự hoạt động khắp thế giới như vậy thì FPT phải có khả năng quản trị phân tán đỉnh
cao. Sơ đồ tổ chức của FPT giống như sơ đồ tổ chức của học từ quân đội. họ thành lập ra
thành các BU (business unit), mỗi BU sẽ được giao đảm nhiệm những thị trường, được
giao toàn quyền quyết định và đưa ra cơ chế lương thưởng. BU giống như Sư đoàn ngoài
chiến trận, tuân theo các chỉ đạo chiến lược từ Headquarter (Bộ tổng tham mưu), nhưng
vẫn có thể tự quyết nếu không có chỉ đạo.. Vì được tự do nên BU rất dễ dàng việc đi tìm
cơ hội và chịu trách nhiệm biên lợi nhuận dự án. Ví dụ BU Đà Nẵng ban đầu không được
giao đánh thị trường Nhật vì đã có FPT Japan hoạt động rất hiệu quả rồi. Nhưng qua 1 số
quan hệ, Bu doanh nghiệp thấy có thể làm được, nên mạnh dạn cử người sang tận Nhạt
để tìm khách, và mở ra được cả 1 mảng kinh doanh mới rất hứa hẹn: chi phí nhân công
doanh nghiệp rẻ mà người Nhật thì rất thích doanh nghiệp/ Hội An, ưu thế đó phát huy
cực kì tốt. Anh Nam có nghe than phiền từ Fpt Japan chỉ giảng hoà: thị trường Ngật quá
rộng mà Bu nào có sức cứ thế mà xua quân đi. Sau đó hàng chục Bu khác làm theo. Câu
hỏi: Nếu chia ra nhiều tổ chức như vậy mà anh em cùng đi đánh vào 1 thị trường như nhau
( ví dụ Nhật) thì có bị mâu thuẫn và dành miếng cơm của nhau hay không?=> Trả lời: Ai
mạnh thì có thể thông lĩnh thị trường đó, phải có cạnh tranh miễn là không đánh nhau là
được, còn tuy nhiên BGĐ dần dần sẽ đặt ra các quy định quy chế để đảm bảo khai thác
và chia sẻ
● BGĐ phần nhiều là hậu phương, Bu đóng vai trò là tiền tuyến. Anh Nam kể, thời đầu Fsoft
chỉ có 3 người trong Bgđ và 3 cô thư kí giúp việc; nhiệm vụ chính là nghĩ ra các cơ chế,
quy định khung và đi “khai trương” văn phòng. Sau này nhiều văn phòng đến nỗi còn
không nhớ ở đâu và có ai đã xin phép chưa. BLĐ chủ yếu làm 3 điều sau:
+ Ngoại giao (tiếp khách, xây quan hệ với các chủ tịch tập đoàn, địa phương, ...),
+ Xây dựng cơ chế chính sách ( biên lợi nhuận, chia, chính sách ntn),
+ tuyển tướng và xây dựng văn hóa ( đảm bảo duy trì và kết nối với nhau)
Quan điểm của anh Nam là người quản lý là người biết đặt đề bài cho cấp dưới chứ không phải là
người giải bài. Cứ sẵn sàng cho nhân viên thử nghiệm sai, có những ý tưởng rất điên rồ nhưng
phải lắng nghe và cho phép tranh luận, rồi biểu quyết ( biểu quyết đại diện cho trí tuệ tập thể ),
khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng và nhận nhiệm vụ. Vì thế FPT có rất nhiều tướng tài. Câu
chuyện về Trần Côi 1 mình sang Slovakia quản lí công ty 200 ông Tây giữa lòng Châu Âu là điển
hình cho việc trao ấn kiếm
Trở ngại SME hiện nay, khi mở ra, tăng quy mô lên mà không có đủ tướng thì sao mà làm lớn
được?
2. Minh bạch về quy trình và quản lý tài chính
Dĩ nhiên, không phải cứ trao quyền cho các BU là được mà cần có BAN tài chính để quản lí và
đảm bảo nguồn tiền. Năm 2004, FPTsoftware mới có doanh số hơn triệu $ đã thuê Big4 về kiểm
toán rồi, gần như đảm bảo không khuất tất gì. Kể cả lãnh đạo cũng không được tự ý quyết mà
phải gửi đề án lên cho Tài chính quyết. Việc này hơi phiền, nhưng cần thiết để đảm bảo an toàn
lương thực cả tổ chức, tướng chỉ lo đánh trận chứ không cần vận lương (lại là bài học từ quân sự).
Cần tuân thủ các chuẩn mực tài chính càng sớm càng tốt, đảm bảo sự chính xác, minh bạch ngay
từ đầu. Các anh em mới khởi nghiệp luôn trân trọng từng đồng tiền nhưng khi các giám đốc,
leader chi nhánh có nghĩ như vậy không. Công ty càng mở ra, độ phân tán càng lớn thì sơ sót tài
chính rất dễ xảy ra, không có kiểm toán càng khó kiểm soát
Xây dựng chính sách và văn hoá thuở ban đầu:
Anh Nam nói: mọi chính sách không bao giờ công bằng, chỉ có thể MINH BẠCH
- Có viết ra thành văn bản, quy chế
- Có hệ thống tính điểm, thưởng phạt tự động
- Có cơ chế biểu quyết
Ai cảm thấy phù hợp sẽ ở lại và gắn bó. Ai không thấy hợp sẽ đi, nhưng sẽ không ấm ức (vì đã
minh bạch từ đầu rồi). 1 tập đoàn vài trăm người trở lên thì không thể làm hài lòng tất cả (ý nói
không công bằng là thế). Nhưng minh bạch sẽ tạo nên sự chuyên nghiệp và loại bỏ những người
tiêu cực từ sớm
Thực tế so từng nhân sự tầm manager đổ lại thì người fpt, viettel, tgdd không hơn các SME.
Nhưng so cả đội ngũ thì vượt trội
Why? Văn hoá
Trong cuốn Homo Sapiens, học giả Yuval Harari có nói: con người khác con khỉ ở chỗ có lý tưởng.
Với con khỉ, bạn cần cho nó quả chuối. Với con người, bạn chỉ cần cho họ lý tưởng (chuối tự tìm)
đây là mấu chốt của việc thu phục đám đông
Fpt là công ty có lý tưởng từ đầu: xuất khẩu phần mềm đem ngoại tệ về cho đất nước, dù phải đốt
cháy dãy Trường sơn cũng phải làm phần mềm
Vì thế Fpt thu hút được rất nhiều thanh niên 7x-8x mơ mộng muốn đưa tri thức Việt Nam lên bản
đồ thế giới. Nòng cốt là các sinh viên BKHN đầu những năm 2000 giờ đang nắm các chức vụ
quan trọng nhất
Có 1 chuyện rất hay: 2012, Fpt mua 1 công ty của Slovakia có 300 dev người Slovakia. Rất oai. Lần
đầu tiên Tập đoàn Việt Nam sở hữu 1 công ty chỉ toàn Tây xịn, nhưng không biết quản lí thế nào.
Giao lại cho bạn quản lí cũ ở công ty thì việc vẫn chạy, nhưng lỗ. Cuối cùng có 1 manager ít tiếng
tăm tại Fpt xin qua làm quản lí. Rất thành công. Liên tục có lãi, nhân viên Tây yêu thích, cuối năm
ai giỏi thì được qua Việt Nam dự lễ thưởng công. Đây là dấu mốc đặc biệt để Fpt tin rằng người
Việt Nam có thể mua công ty Tây và quản Tây được, 1 bước thay đổi hoàn toàn xoá bỏ tâm lý
nhược tiểu. Sau này họ mua thêm vài công ty nữa, và chuyển giao quản trị rất thành công
Quay trở lại văn hoá: Fpt có văn hoá hội hè, chế nhạc bậy, làm thơ bậy, từ cấp cao đến thấp đều
hưởng ứng nhiệt liệt. Nhìn từ bên ngoài sẽ thấy "bậy". Nhưng đó là sự "bậy" có mục đích và hiệu
quả cực kì. Trở lại đầu 2000, Fptsoft không có khách hàng, không biết làm sao xuất khẩu, không
có (nhiều) tiền thì làm sao chiêu dụ nhân tài? Câu trả lời: Vui. Nhân viên vào chỉ việc học AV, ca
hát, uống bia hơi thì vui quá còn gì. Đối tác cũng thấy vui. Hùng Henry, 1 Việt Kiều đang làm ở
công ty đối tác thấy Fpt vui quá bèn xin qua làm luôn, chính Hùng Henry là người đi mở văn
phòng đầu tiên bên Mỹ và đem về các hợp đồng đầu tiên. Lúc đó cả Fpt không ai biết usa là gì,
không ai dám qua đó mở cõi
Ca hát cũng đoàn kết anh em lại. Cả ngàn người muốn hoà làm 1 thì phải là ca hát. Từ đó cũng đẻ
ra nhiều sản phẩm hay. Fpt Telecom xuất phát từ mạng Trí tuệ Việt Nam, 1 web nội bộ để chém
gió của fpt. Thành công khi mở thị trường Nhật đến từ khả năng ca hát, uống rượu, hoà đồng
(Nhật rất thích)
Tgdd có văn hoá chuẩn chỉnh hơn, Viettel có văn hoá quân phiệt. Anh em có thể tìm hiểu thêm ở
các phần khác trong sách
Mình tin chắc rằng câu chuyện về Fpt (hoặc Vin, Mwg, Masan..) mới là những thứ mà startup Việt
Nam nên học đầu tiên, cho dù có những thứ thuộc về đặc thù sẽ không thể học được. Mình cũng
không viết sách để tung hô công ty nào. Điều quan trọng nhất là học được gì từ họ làm vốn cho
bản thân.
Những phần sau đây khá cơ bản nhưng rất nền tảng. Anh em khởi nghiệp nên đọc để soi lại con
đường mình đang đi. Nhất là những lúc gian nan thế này: tiến hay lùi hay dừng hẳn? Fpt software
và anh Nam cũng trải qua nhiều lúc như thế và phải tự trả lời
1. Động lực của bạn là gì?
Tiền chắc chắn là 1 Động lực khủng khiếp. Nhưng có nhiều loại Động lực khác: danh, gia đình, đất
nước...có những Động lực trong sáng và Động lực đen tối. Không sao cả. Miễn là Động lực đó
phải nói được 1 cách rõ ràng, nhất quán và mạnh mẽ
Ví dụ nhiều anh em tham tiền nhưng lại nói vòng vo là đam mê, cống hiến..như vậy là mình vẫn
đang lập lờ về Động lực
..tất nhiên khi truyền thông cho đối tác, khách hàng, xã hội thì ta có thể nói bóng bẩy lên. Nhưng
Động lực trong công ty thì chỉ có duy nhất
2. Mô hình bạn theo đuổi là gì?
Cứ mạnh dạn chọn 1 mô hình thành công để mình theo đuổi
ví dụ mình theo mô hình Thegioididong, hay Netflix, hay Amazon. Theo tức là mình lấy họ làm
mẫu để cố học rồi vận dụng và cải tiến. Cả đời mình có thể sẽ không đạt tới 1 phần họ nhưng
cách họ làm luôn học được nếu muốn
Khi có mô hình thì cứ thế mà tiến, sai đâu sửa đó. Sợ nhất là đi lan man, đi lùi, hoặc đi tầm bậy.
Thời internet để học về mô hình nào đó hoặc xem chi tiết bên trong họ làm gì không quá khó
Người Việt Nam không giỏi đẻ ra cái mới, nhưng lại rất giỏi sao chép, biến tấu. đây là đặc điểm
mà anh Nam đúc kết và mình rất tâm đắc. Khi không giỏi sáng tạo thì tốt nhất nên bắt chước. Mà
muốn bắt chước thì cần khả năng học nhanh + chăm chỉ, mà đây lại là điểm mạnh của dân ta
Điều này nghe có vẻ hơi ngược đời vì lí thuyết nói rằng startup phải đổi mới sáng tạo, kinh doanh
phải khác biệt. Điều đó đúng nhưng thị trường Việt Nam và đặc thù người Việt chưa hẳn đã hợp
với tư duy đó. Ta hãy lấy vài ví dụ trong ngành game, 1 ngành mà các startup Việt Nam đi ra thế
giới rất mạnh mẽ
Athena, công ty game 100 nhân sự rất thành công ở thị trường global với triết lí phát triển sản
phẩm ăn theo các tựa game mobile nổi tiếng nhất. Có đội ngũ trẻ khoẻ và Văn hoá chiến tới
cùng, nên Athena sẽ khỏa lấp được khoảng cách về trình độ sáng tạo với thế giới
2009 mình và Linh còn bắt xe lên đà lạt kiếm mối gia công đồ len. 2012 gặp lại Linh và bạn trai
cũng tên Linh mới mở digital agency, còn chém gió tưng bừng về SEO, Sem. 2015, cặp đôi Linh-
Linh tham gia mảng game mobile theo cảm hứng từ Nguyễn Hà Đông (Flappy bird). Bây giờ
Athena đã đi quá xa rồi
Hãy nghe anh Nam nói về chặng đường từ Hà Đông đến Đức Linh:
Cánh cửa!
Ngày này cách đây 7 năm, tôi có viết 1 status nói về Ăn và Chơi có tên là “Panem et Circenses –
Bánh mỳ và Giác đấu”, lý giải sự thành công của Nguyễn Hà Đông và Flappy Bird
https://www.Facebook.com/notes/10217682124433501/
Dưới phần bình luận của status này, Hà Đông đã, trả lời 1 bạn cho rằng “Làm game là dễ quá,
không đáng, mà phải tạo platform để thay thế ERP etc...” như sau:
Vũ trụ có những nguyên lý bất biến: "Có nhỏ thì mới có lớn, có đơn giản thì mới có phức tạp".
Nhiều cá nhân, đất nước nghĩ mình giỏi hơn người, bắt chước làm những điều lớn lao trong khi
nguồn lực chưa sẵn sàng để rồi thất bại và đổ lỗi do mình không gặp may, đổ lỗi cho giáo dục, đổ
lỗi cho xã hội... Thật là trẻ con và ấu trĩ!
Trong công nghiệp mobile games, Phần Lan nhờ có quá trình trưởng thành của các thiết bị Nokia
nên họ có thể từng bước làm tốt các games từ nhỏ như Snake cho đến các games lớn hơn Clash
of Clans của ngày hôm nay. Quá trình này không khác Nintendo khi xưa là mấy.
.GEARS (tên công ty của Hà Đông) rất may mắn khi đạt được thành công từ những bước khởi đầu
với những sản phẩm rất nhỏ và mô hình kinh doanh không thể đơn giản hơn hoàn toàn phù hợp
với nguồn lực nội tại.
Sản phẩm nhỏ mà thành công giống như "Pie in the sky" ai cũng có thể nhìn thấy nhưng không
thể chạm đến, Flappy Bird, Swing Copters tuy đơn giản nhưng để đạt đến trình độ đó không phải
là một sớm một chiều. Nếu bắt đầu đầu tư bây giờ trong 5-10 năm tới mới thấy có kết quả. Ai có
đủ can đảm để đầu tư từng ấy thời gian?”
Cũng ngày này 3 năm sau đó, 3/1/2018 ngẫm nghĩ về cuộc đời, tôi đã viết: “Khi một cánh cửa
đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra.” Là câu người ta hay dùng để tự sướng, thi thoảng đem ra
an ủi người khác. Nhưng câu này chỉ hợp với người trẻ, thích mở cửa. Hoặc một số kẻ ngông
cuồng, không sợ gió! Còn lại phải học cách đóng dần các cánh cửa. Đến lúc nào đó, tất cả sẽ
đóng lại và ta trở thành một con người đích thực! (Tức là biết cách sống với nỗi cô đơn của mình).
https://www.Facebook.com/photo/?fbid=10210571746118487
Không ngờ hai dòng trạng thái này lại liên quan chặt chẽ với nhau.
Số là anh em Chiến đạo (Endeavour) New York có sáng kiến rủ cùng nhau đóng tiền chơi chung,
cũng đầu tư vào trong các công ty trong mạng lưới. Không ít quá, nhưng cũng không nhiều quá.
Cam kết nếu có lời thì để lại 50% phát triển Chiến đạo tiếp. Họ pitching rủ anh em Việt Nam chơi
cùng. Tối thiểu mỗi suất đầu tư là $500k. Có 2 founders quen sống ở Mỹ đã quen kiểu này tham
gia. Còn lại đa phần anh em Việt Nam vẫn còn e ngại.
Cuối buổi, một thiếu niên mặt non choẹt, mới tham gia mạng lưới hồi tháng 8 năm nay mới rụt rè
hỏi: “Cho em hỏi, tối thiểu là $500k, vậy tối đa là bao nhiêu ạ.”. $10 triệu. “Vậy em cam kết đóng
$10 triệu!”
Tôi suýt ngất. 60 tuổi đầu, quả thật là chưa thấy ai xuống số tiền lớn từng đấy cho một việc nghĩa
nhanh như vậy.
Ông em đó chính là lớp người mà Nguyễn Hà Đông đã nhắc đến ở trong bình luận của mình: “Sản
phẩm nhỏ mà thành công giống như "Pie in the sky" ai cũng có thể nhìn thấy nhưng không thể
chạm đến, Flappy Bird, Swing Copters tuy đơn giản nhưng để đạt đến trình độ đó không phải là
một sớm một chiều. Nếu bắt đầu đầu tư bây giờ trong 5-10 năm tới mới thấy có kết quả. Ai có đủ
can đảm để đầu tư từng ấy thời gian?”
Sinh năm 1988, học chuyên Lý phổ thông, thậm chí còn chưa tốt nghiệp Đại học CNTT, Đại học
Quốc gia HCM, ông em trở thành nhân viên của FPT Software năm 2010. Sau hơn 1 năm, nhận
thấy đây không phải là mảnh đất để mình tung hoành. Ông em ra ngoài khởi nghiệp, ban đầu là 1
công ty về thương mại điện tử, sau đó là một công ty về digital marketing. Chưa thực sự thành
công, nhưng ông em đã học được những bài học quí giá về quan hệ toàn cầu, tổ chức đội ngũ và
nắm bắt cơ hội.
Năm 2015, ông em bỏ tất cả, đi theo lời kêu gọi của Hà Đông tìm "Pie in the sky" và nhanh chóng
đạt được những kết quả vang dội, nhờ tuyệt chiêu “đánh nhanh, thắng nhanh, rút nhanh” sử dụng
khoa học dữ liệu để đánh giá thị trường khi tung ra các trò chơi mới. Đại dịch ban đầu có ảnh
hưởng đến doanh thu do quảng cáo giảm, nhưng ngay sau đó lockdown kéo dài đã đẩy nó bật
trở lại.
Công ty của ông em ngụ tại một ngõ nhỏ ở Sài Gòn, tụ tập nhân tài khắp thế giới, và bán sản
phẩm cho hơn 100 triệu người chơi chủ yếu ở Mỹ và EU.
Không đánh giá hành động của mình có gì là to lớn, ông em tâm sự: em thấy mình quá may mắn,
nên tự thấy mình phải đóng góp lại cho xã hội.
Trẻ trung, sáng tạo, chân thành, với tầm nhìn toàn cầu và tự tin vào bản thân và tương lai, ông em
đã giúp tôi đóng lại một cánh cửa lo âu của mình, và mở ra một cánh cửa mới cho Endeavor Việt
Nam. Nếu thành công, tiền lời từ số tiền đầu tư của ông em thừa sức nuôi văn phòng Chiến đạo
Việt Nam trong nhiều năm tới, góp phần nâng đỡ nhiều thế hệ doanh nhân khởi nghiệp mới.
Năm mới 2022, chúc ông em và các thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam sức khỏe và cảm hứng ganh
đua với anh em toàn thế giới!
Ông em là Nguyễn Đức Linh, chủ của Athena Studio!
Mô hình là như thế đó. Đừng cố gắng làm khác đi nếu ta không đủ lực, mà hãy cố làm đến tận
cùng
3. Quản lí: đặt đề bài đúng và tìm người giải
Điều này quả là sâu sắc. Anh em nghĩ rằng quản lí phải giỏi chuyên môn, chỉ dạy nhân viên, hoặc
gánh team. Điều này vẫn đúng khi ở quy mô nhỏ. Nhưng khi lớn thì quản lí cần giỏi nhất 2 thứ
- đặt đề bài đúng: tức là khi thấy 1 vấn đề nhức nhối ta hãy nói được nó 1 cách chính xác cho mọi
người để họ hiểu và nghĩ cách cùng.
- tìm người giải: ai có khả năng thì trao nhiệm vụ giao nguồn lực
Nghe đơn giản như thế chắc khó tin. Nhưng a Nam có 101 ví dụ về chuyện Fpt đã kiếm những
khách hàng khủng long nhờ vào kĩ thuật đó. Và phong cách quản trị của a Nam cũng hoàn toàn
đi theo đúng điều đó, từ ngày có vài nhân sự cho tới khi lên vài trăm triệu $
4. Đếch biết gì cũng tiến
Lời mở đầu của a Nam: khi mình chấp nhận là "đếch biết" gì thì sẽ chiến đấu với bản năng lẫn sự
háo hức tột cùng
Nghe hơi mâu thuẫn nhỉ. Người ta nói khởi nghiệp là phải nghiên cứu thị trường, phải nhìn xa
trông rộng, phải tinh thông võ nghệ. Lí giải của anh Nam rằng khi không biết thì mình mới liều mà
đi và tìm ra những cách thức mà chưa ai làm được, từ nó tạo nên những thành tựu lớn
Ví dụ: Fpt lập trụ sở Mỹ năm 2000 khi mà công ty không có Khách hàng, không biết Tiếng Anh,
không hiểu gì về văn hóa Mỹ. Mất 1 đống tiền và lặng lẽ rút quân để nhận ra rằng nên sử dụng
Việt Kiều hoặc Tây cho việc gì- điều này 10 năm sau sẽ hữu ích.
Thất bại, sẽ không hề là thất bại nếu ta rút được bài học. Và khi đã dám bước chân đầu tiên thì ta
sẽ tiến
Fpt sau đó sang Nhật cực kì thành công. Khởi đầu cũng không có Khách hàng, không biết Tiếng
Nhật, không hiểu gì về Nhật. Vậy mà thắng lớn. Là nhờ đã học được những bài học từ Mỹ để tìm
cách phù hợp hơn. Và nhờ bước chân đầu tiên dám sang Usa để mà tiếp theo dám qua Nhật
Không dám đi, không có thất bại để học, thì làm sao thành công
5. Bán phần mềm như bán cocktail:
Làm sao có được nhân sự đúng chuẩn (giống như nước tinh khiết) với chi phí thấp? Hãy mở trường
đào tạo. Từ trường dạy phần mềm mở sang các mảng khác rồi mở ra 1 tập đoàn giáo dục tỉ đô
Wipro, công ty phần mềm outsourcing lớn hàng đầu Ấn Độ dạy cho anh Nam 1 bài học: bán phần
mềm như bán Cocktail. Thành phần chính của Cocktail gồm 70% là nước tinh khiết, 30% là rượu
ngon, được Bartender xoay lắc điệu nghệ và rót ra từng ly sành điệu trong bối cảnh rực rỡ lại bán
được rất đắt. Nghề cho thuê nhân sự làm phần mềm cũng thế: phải biết cách bán fresher với mức
giá chuyên gia. Mà như thế phải tuyển lựa được fresher có phẩm chất “tinh khiết” để dễ đào tạo
trong thực tế và nhanh chóng biến họ thành người có kĩ năng như chuyên gia. Vì thế phải lập
trường đào tạo theo mô hình chuẩn từ đầu để gò người học vào khuôn, bởi các trường ĐH sẽ đào
tạo đại trà nên không có đầu ra “tinh khiết” được. Ấn độ đã làm thế từ đầu 200x vậy thì Fpt cứ thế
mà học theo
Fresher có lợi thế là học rất nhanh (và rất siêng). Trong ngành phần mềm (và ecom, startup) thì
đây là điều tiên quyết. Vì mọi thứ đều thay đổi rất nhanh, không có công thức nên chỉ có Học
nhanh mới rút ngắn khoảng cách nhanh và tự tìm thấy mô hình
Học từ đâu? Từ chính khách hàng. Anh Nam kể ban đầu các ông chủ Nhật chê Fpt không ra gì.
Nhưng họ vẫn đưa cho tài liệu đọc để làm demo thử. Và rất ngạc nhiên khi làm được. Kì thực thì
dân Việt Nam học Toán (Tin) rất siêu và khả năng học nhanh để qua môn đã thấm suốt 16 năm đi
học
6. Đêm học binh thư, ngày đi đánh trận, tối rút kinh nghiệm:
Đấy là lời của 1 tác giả Pháp khi nhận xét về cụ Võ Nguyên Giáp: Lần đầu tiên trong lịch sử quân
sự, có 1 vị tướng “Đêm học binh thư, ngày đi đánh trận, tối rút kinh nghiệm”. Vì quay trở lại thời kì
1945 - 1949, có ai dạy cho dân Việt Nam cách đánh lại 1 đội quân chính quy hiện đại bậc nhất thế
giới đâu. Vậy mà cụ Giáp đã dẫn dắt đội quân nông dân làm được kì tích
Triết lí đó hóa ra cũng đúng với kinh doanh, nhất là các mảng Công nghệ mới.
Làm sao để luôn bắt kịp với mọi xu thế mới nhất của Kinh tế và Công nghệ --> Học nhanh và học
từ thực tế rồi rút kinh nghiệm --> học từ văn hóa đến lịch sử đến chiến tranh rồi áp dụng đa dạng
vào kinh doanh
- Học nhanh tạo ra 1 ưu thế không gì so sánh được: Đếch biết sợ. Tức là gặp cái gì mới, khó cũng
ok làm được. Mà trẻ mới máu học cái mới, chứ mấy ông già cỗi, an toàn rồi ít ai muốn mạo hiểm
nữa. Dự án Petronas mà Fpt thắng năm 2005 tiêu biểu cho năng lực học nhanh: trên chuyến bay
qua Malaysia để thuyết trình, mấy bạn Chuyên gia (thực ra vẫn mới ra trường) ngồi đọc tài liệu, về
khách sạn thì ngồi code demo. Đi thuyết trình mở máy tính lên chạy ro ro, khách há hốc mồm
→ Học nhanh: các lĩnh vực Ai, Blockchain bây giờ Việt Nam khá có tiếng. Mấu chốt là học nhanh
và tâm thế không biết sợ. Đám genz giờ làm những thứ đáng kinh ngạc thì không phải do giỏi hơn
đàn anh, mà vì học nhanh hơn, và tâm trí sáng hơn
Gì cũng phải học nếu muốn bước ra thế giới:
- Học tập tục văn hoá địa phương: tại sao Fpt làm được với những tập đoàn lớn nhất Nhật, với các
vị chủ tịch 60-70. Vì họ rất hiểu văn hoá Nhật và mong muốn của Nhật khi làm phần mềm. Mà cái
đó không sách nào dạy cả, tự lao vào học. Sau đó rất nhiều Petronas Việt Nam cũng thành công
ở Nhật nhờ học từ Fpt
- Học quản trị: Petronas vài chục với vài trăm nhân viên trở lên rất khác. Nhưng công ty lớn Việt
Nam cũng không thể sao chép mô hình tập đoàn nước ngoài. Vậy lại phải học
- Học về nhân sinh: để hiểu tổ chức, xã hội, loài người
- Học về chiến lược
- Học võ đạo: a Nam theo học 1 sư phụ Nhật, từ đó rút ra vô vàn triết lí
Học từ các Tập đoàn Đa quốc gia (Corp)
Big corp có lịch sử hàng trăm năm, vận hành trên khắp thế giới, chứng kiến những biến động của
nhiều thời kì. Vì thế họ tích lũy được pho tàng tri thức khổng lồ. Các thế hệ nhân tài đi vào Big
corp được đào tạo và tôi luyện liên tục chính là nguồn lực hùng hậu giúp nền kinh tế Việt Nam bắt
kịp với thế giới
Tất Phương Thảo, có 17 năm kinh nghiệm làm Tài chính & Kiểm toán ở Big corp, rồi lên đến vị trí
Financial manager tại nhà máy Pepsi ở KCN Amata (Đồng Nai). Sau khi rời Big corp, Thảo khởi
nghiệp làm đào tạo, tư vấn tài chính cho SME. Mình nhờ Thảo chia sẻ với các anh em khởi nghiệp
về những trải nghiệm và bài học ở Big corp. Và đây là phần mình tâm đắc nhất
“Điều gì giúp các công ty Đa quốc gia (Corp) vận hành được hàng trăm nhà máy hàng ngàn chi
nhánh hàng vạn con người?”
1. Audit
Ở Sme rất ít khi nào audit. quy trình làm sai chỉ có vài người biết (hoặc có khi không ai để ý), hậu
hoạ khôn lường. Có những cái xảy ra không thể gỡ được. Cho nên Audit luôn là việc mà Corp xây
dựng thành văn hoá. Internal audit chưa đủ còn phải thuê bên ngoài audit để nhìn ra những thứ bị
che mờ

2. Speak-up: bất kể nhân viên cấp thấp nhất đều có thể gửi 1 thông tin hay 1 complain đến cấp
cao nhất. đó là cách mọi người nói lên ý kiến và đóng góp cho công ty, và họ xem đó là quyền lợi
và niềm tự hào. Ở SME có vẻ ngược lại, nhân viên rất ít dám nói hoặc phải đợi sếp mở lòng lắm
mới bộc lộ tâm tư
3.Kaizen:
1 cái nắp chai chỉ cần mỏng thêm 1mm thì mỗi năm công ty tiết kiệm dc chục triệu $. Kaizen có
mặt khắp nơi và là 1 phần quan trọng trong công việc
ngẫm ra anh em Sme hay làm Kaizen về ads, sàn nhưng ít làm Kaizen vận hành. mỗi chi phí nhỏ
không được tối ưu sẽ tạo ra lãng phí lớn
4. Số hóa thông tin
Bất kì 1 nhân viên nào theo phân quyền sẽ được truy cập hết các thông tin và quy trình, để vận
dụng tối đa tài nguyên mà làm việc. Cách tổ chức thông tin rất sẵn sàng đáp ứng và minh bạch
Sme thì thông tin để khắp nơi, mỗi chỗ 1 ít, hoặc không có. Nên 1 người cần hỏi thông tin để giải
quyết việc thì rất lâu..hoặc tự mà mò. khi công ty lên trên 50 người thì loạn
4. Financial transformation
Mọi công việc cần được cụ thể hoá bằng con số, có dự báo và đo lường. Nhất là dự phòng: Sme ít
khi nào dự phòng rủi ro hoặc nguồn tiền nên khi xảy ra tình huống xấu thì cuống chân lên. Hoặc
là tuỳ hứng, cái cần chi thì cắt còn cái không đáng thì duyệt

ĐỊNH GIÁ VÀ M&A.


Chúng ta cứ nghĩ thâu tóm là việc của các Shark, hoặc M&A là việc của các định chế tài chính.
Tuy nhiên ai cũng có thể M&A
- Bạn mở quán cafe và thấy đứa kế bên bán đồ ăn sáng đông khách quá. Vậy làm sao để M&A
vừa giảm được chi phí vận hành vừa tăng lợi nhuận vừa có thể đóng gói mô hình cafe+ ăn sáng
thành chuỗi để đi gọi vốn và lại M&A tiếp
- Bạn có 1 shop đầm bầu bán rất tốt, thấy 1 người có shop quần áo trẻ em bán không tốt lắm. Bạn
muốn M&A để upsell và gia tăng sức mạnh cho hệ thống. Vậy nên offer bạn shop kia thế nào?
- Bạn có 1 quán cafe đang làm ăn rất tốt ra lợi nhuận đều đặn. Nhiều người ngỏ ý muốn góp vốn
hoặc sang nhượng. Bạn sẽ chào giá thế nào?
- Bạn có công ty đang cần thu hút nhân tài. Bạn muốn tuyển 2 C-level về, vừa trả lương vừa trao
cổ phần Esop. Vậy lương bao nhiêu và Esop bao nhiêu?
- Bạn muốn cổ phần với xưởng để bao tiêu đầu ra và đảm bảo xưởng sẽ làm theo ý mình. Bạn sẽ
trả bao nhiêu tiền và bao nhiêu là hàng hoá?
Rất nhiều tình huống thú vị đang diễn ra hàng ngày. Hiểu và chủ động tìm kiếm sẽ có được cơ
hội. Ta cứ nghĩ lấy tiền đi mua đất, coin sẽ giàu nhưng đa số các công ty lớn vững mạnh là nhờ
M&A
Khi nào thì ta cần M&A?
Hiểu đơn giản nhất M&A là bổ sung nguồn lực cho doanh nghiệp: vốn, nhân lực, công nghệ, thị
trường...đây là cách để các doanh nghiệp lớn lên bằng việc hợp sức với nhau
Nghe có vẻ to tát nhưng điều này khá quen thuộc, và sẽ là hết sức bình thường trong tương lai
gần. không phải chỉ là chuyện của các doanh nghiệp lớn mà Sme vẫn rất cần
Các tình huống?
- Khi cần lượng vốn để phát triển mà bank không cho vay--> cần 1 đối tác đầu tư vốn. Thì làm sao
để họ hiểu giá trị công ty mình và rót tiền
- Khi cần sang nhượng cổ phần cho 1 đối tác để rút tiền về --> làm sao để định giá và chào bán ?
Vì công ty không phải là căn nhà để rao lên Chotot được
- Khi cần bổ sung 1 mảng mới nhưng không tự build team mà muốn acquire 1 team có sẵn cho
nhanh--> làm sao để tìm được team đó và offer
Số tiền vài chục, vài trăm triệu là có thể M&A rồi vì nhiều khi không cần tiền mà cần những thứ phi
tiền (quan hệ, trí tuệ, mạng lưới...)
Làm thế nào?
Cần phải xác định mục tiêu và đối tượng m&a từ đầu
- mục tiêu: muốn tăng thêm vốn hay muốn cash out hay muốn gia tăng sức mạnh cho tổ chức
- đối tượng: ai là người phù hợp và các tiêu chí sàng lọc
Sau đó tiếp tục
- đánh tiếng (marketing): đăng bài, chia sẻ, hội thảo, linkedin..cho các nhân vật phù hợp
- thuyết phục: có sẵn số liệu, tư liệu, demo, chứng từ...
- offer: con số cụ thể có công thức diễn giải
Quá trình này có thể mất hàng năm. Nhưng khi quen rồi thì làm rất nhanh
1. Tại sao cần Định giá doanh nghiệp sớm?
Để biết mình đang ở đâu. 1 bạn nhân viên đi làm còn biết Định giá bản thân để Deal lương thì 1
doanh nghiệp phải biết mình giá bao nhiêu
Nhưng khác với bạn nhân viên có các offer tương tự để tham chiếu thì doanh nghiệp lại ít có công
thức. Mọi thứ vẫn phụ thuộc vào khẩu vị buyer và khả năng tự Định giá của doanh nghiệp
Định giá sớm sẽ đem lại những lợi ích không ngờ
- Biết đầu tư đúng chỗ để tăng giá trị (tức là đầu tư vào nơi mà Buyer sẽ đánh giá cao, chứ không
phải lung tung). Ví dụ giữa việc tăng lương nhân sự (gia tăng chi phí cố định) và Đầu tư vào 1 phần
mềm HRM (giảm chi phí tăng hiệu suất) thì Buyer sẽ trả giá cao hơn cho HRM
- Biết cắt giảm những thứ lan man. Ví dụ 1 doanh nghiệp công nghệ thì sẽ được đánh giá cao nếu
sở hữu các framework/ hệ thống chứ không phải nhà đất
- Biết cách truyền động lực và tăng sức mạnh cho key member qua Esop. Dễ dàng nói với nhân
viên là thay vì em nhận 100tr tiền thưởng, hãy nhận Esop, mấy năm sau chỗ đó đáng giá 1 tỉ (thực
tế chứng minh nhiều rồi)
2. Định giá có các tham số nào
Ở đây mình chỉ nói các doanh nghiệp Sme, không sở hữu tài sản, không có phát minh hay yếu tố
độc quyền, không đi theo mô hình gọi vốn của startup
Thì công thức sẽ là
Định giá = Doanh thu/ lợi nhuận/ số lượng khách x K
- 1 số ngành có dung lượng lớn như thời trang, mỹ phẩm, y tế, giáo dục thì Định giá dựa vào
Doanh thu. Ngành dung lượng nhỏ thì theo Lợi nhuận. Ngành tiềm năng thì theo Khách hàng
hoặc Cửa hàng
- Hệ số K phụ thuộc vào: tiềm năng mở rộng, năng lực đội Bod, lợi thế cạnh tranh, khẩu vị Buyer...
Ví dụ
. Bạn mở được 4 quán cafe, mỗi quán đầu tư 600tr và sinh lợi nhuận đều 30tr/ tháng. Bạn có team
am hiểu cafe, có các kênh TikTok ngon và có nguồn cafe ổn định chất lượng từ Daklak.
Buyer là 1 chuỗi nhà hàng đang muốn lấn sang mảng cafe mà không có người làm
Vậy thì quá khớp nhau rồi. Công thức: lợi nhuận năm x 10 = 14 tỉ
Quá hấp dẫn đúng không? Làm cả năm lãi được hơn 1.4 tỉ nhưng bán đưt thì dư sức nghỉ hưu
Thực tế có thể cao hoặc thấp hơn con số 14 tỉ này. Ví dụ
- Nếu bạn có thể mở vài chục quán/ năm mà vẫn vận hành ổn thì xứng đáng. Vì càng mở, chi phí
vận hành chung giảm xuống, độ phủ tăng, tiềm năng ra lợi nhuận tăng
- Nếu bạn chỉ mở thêm được vài cái thì không thể nhân 10 mà chỉ nhân 5 được thôi
- Nếu mô hình có thể đưa lên Online/ Ecom thì nhân dc 20, vì lúc đó mở rộng không giới hạn
- Nếu team bạn có những siêu nhân về cafe hay vận hành thì có thể định giá lên 11,12
3. Định giá rồi làm gì nữa?
- Phát hành cổ phiếu gọi vốn. Ví dụ bạn muốn mở thêm 10 quán nữa (tốn 6 tỉ) nhưng không đủ
tiền thì phát hành 600k cổ (mỗi cổ 10k) là có tiền. Nhà đầu tư hưởng lợi nhuận trên từng quán
hoặc quy đổi thành cổ phiếu công ty sau này
- Tặng cổ phần Esop cho cấp cao tuyển vào. Ví dụ tuyển Cmo lương 80 tr thì trả 40tr, còn lại 40tr
quy vào Esop
- Đi mua công ty khác bằng cách swap share. Ví dụ có chuỗi bánh mì kế bên làm ăn tốt thì swap
share, vậy là không bỏ tiền mà có được công ty nữa
- Ipo: con đường Ipo sẽ dài nhưng khả thi nếu bạn biết định giá và giữ được tăng trưởng

Gọi vốn
Hiểu đúng về chữ Gọi vốn (mình từng hiểu sai nên đến giờ chưa làm được công ty nào to cả)
- Gọi vốn để có nguồn lực làm lớn từ đầu. Chẳng hạn bạn có A đồng thì tạo ra dc 10A lợi nhuận
sau 3 năm. Nhưng nếu có 2A đồng mà biết làm tốt thì không phải tạo ra 20A lợi nhuận mà có thể
là 100A. Lí do: có vốn mạnh thì dễ đạt tới hiệu quả trên quy mô, và tự tin làm những việc mà người
khác không dám làm.
- Gọi vốn không chỉ là Tiền, mà còn cả Quan hệ, Hiểu biết, Tư vấn từ Investor, những cái này
không phải có tiền là mua được
Ví dụ: Haravan từ đầu được anh Đinh Huân đầu tư. Mà anh Huân là 1 trong những người sáng lập
Thegioididong, rồi sau đó đầu tư vào Ghn, The Coffeehouse, Concung, Juno, Pizza4ps...vậy thì
giá trị của anh Huân không kém gì số tiền anh ấy đã bỏ vào Haravan
- Gọi vốn thành công là chứng thực đầu tiên cho ý tưởng. Đương nhiên các ông investor đầu sạn
không ai quăng triệu $ cho 1 mô hình kém. Khi anh em gọi được vốn từ người ở đẳng cấp cao
chứng tỏ anh em cũng ngon rồi
- Gọi vốn mới có tiền mời talent và xây product. Bài toán con gà quả trứng: ít tiền thì khó làm ra
sản phẩm tốt khó có nhân tài; mà không có thì không bán được; không bán được thì không có
tiền tái đầu tư....mình gặp nhiều anh em giỏi nhưng chỉ vì thiếu 1 chút vốn mà loay hoay vài năm
không bứt lên được, rốt cuộc từ bỏ startup đi làm chuyện khác
Tóm lại Gọi vốn giỏi là 1 kĩ năng đỉnh cao mà anh em có đọc sách xem film hay google cũng
không bằng đi nghe người đã cầm trăm tỉ

Tuy nhiên có phải Gọi vốn chỉ dành cho các công ty startup hay các mô hình cần triệu $? không
hề. Đã khởi nghiệp dù to hay nhỏ cứ nghĩ tới Gọi vốn nếu nguồn lực bạn không đủ. Có rất nhiều
cách Gọi vốn. Chẳng hạn
- Gọi vốn cộng đồng: khá phổ biến gần đây. Giả sử bạn mở quán cafe cá KOI, đầu tư hết 2 tỉ thì
gọi vốn từ nhiều người: ông có cá KOI góp bằng cá, ông Kiến trúc sư góp bằng thiết kế thi công,
ông bán cafe rang xay góp bằng cafe....còn lại 500tr chia làm 50 suất mỗi suất 10tr bán cho bạn
bè người quen, họ vừa được chia lãi vừa được uống cafe ngắm cá không miễn phí/
- Gọi vốn từ gia đình/ anh chị em: nói chứ Gọi vốn kiểu này chắc ăn nhất. Hỗ trợ từ gia đình là vô
giá
- Gọi vốn từ người có sẵn khách hàng. ví dụ bạn mình làm công ty phần mềm, gọi mấy đứa bạn
đang làm CTO ở mấy công ty lớn, có luôn hợp đồng
Gọi vốn ở quanh ta và không có gì ghê gớm. Tuy nhiên gọi được số tiền lớn thì cần sự chuyên
nghiệp, kế hoạch bài bản và các kĩ năng đặc thù.
Nếu gọi vốn thì phải xem rất kĩ điều khoản ( rất cần thuê luật sư giỏi). Khi đang vui thì không sao
mà xảy ra chuyện thì các điều khoản sẽ là thứ khủng khiếp trói chân (hoặc đá bay) founders. Tốt
nhất founding team cần giữ trên 50% để nắm quyền. Nếu không mọi ý tưởng sẽ rất tốn thời gian
để trình bày và thông qua, lỡ hết cơ hội
Gọi ít vòng và lớn hẳn. Ví dụ hơn 10 năm trước anh Điệp Vatgia gọi vòng 2 đã định giá công ty
hơn 70tr $ và vẫn giữ được trên 50% cổ phần. Từ đó không gọi vốn nữa
Startup thích goi vốn vì cảm giác được cầm tiền to. Nhưng gọi nhiều vòng sẽ làm xuất hiện nhiều
quỹ với quyền lợi và mục tiêu khác nhau và rất rối. Gọi nhiều vòng cũng làm giảm % của founding
team, có những startup trăm triệu $ mà founders còn vài % thì không khác gì đi làm thuê cho quỹ

LỜI KẾT

PHỤ LỤC

You might also like