Huong Dan Cach Pha Dung Dich

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

HƯỚNG DẪN CÁCH PHA DUNG DỊCH

thantang.pro9999:
1. Pha chế dung dịch của chất rắn trong nước theo nồng độ phần trăm:
- Pha dung dịch của chất rắn không ngậm nước: Trước khi pha phải tính lượng chất tan
và lượng nước cần dùng là bao nhiêu. Thí dụ pha chế 250 gam dung dịch 10% của một
chất đã cho (chẳng hạn NaCl, BaCl2, CuSO4…). Ta tính 10% của 250 gam, đó là 25
gam. Như thế phải lấy 25 gam chất tan và 225 gam H2O (225 gam H2O chiếm một thể
tích là 225 ml, ở đây bỏ qua sự thay đổi tỷ khối của H2O theo nhiệt độ). Dùng cân sẽ lấy
được chất tan còn dùng ống đong sẽ lấy được 225 ml H2O.
- Pha dung dịch của chất rắn ngậm nước: Trước hết phải tính lượng muối ngậm nước rồi
suy ra lượng muối không ngậm H2O. Thí dụ pha 100 gam dung dịch CuSO4 10% từ
CuSO4.5H2O. Lượng CuSO4 trong 100 gam dung dịch đó là 10 gam, khối lượng mol
của CuSO4 là 160 gam, của CuSO4.5H2O là 250 gam. Lượng CuSO4.5H2O là x gam
được tính theo tỷ lệ 250/160 = x/10
---> x = 250.10/160 = 15,6 gam
Như vậy phải cân lấy 15,6 gam CuSO4.5H2O và đong lấy 84,4 gam H2O đem hoà tan
vào nhau.

thantang.pro9999:
2. Pha dung dịch chất lỏng trong nước theo nồng độ phần trăm:
Phương pháp này thường dùng để pha dung dịch có nồng độ đã định từ một dung dịch
khác.
Thí dụ: Pha 250 gam dung dịch H2SO4 10% từ dung dịch H2SO4 đặc hơn.
Cần phải dùng tỷ khối kế để đo tỷ khối của dung dịch H2SO4 đặc hơn đem pha (rót
axit đặc vào ¾ ống đo rồi nhúng từ rừ tỉ khối kế vào). Giả sử đo được d = 1,8. Bảng tính
sẵn cho ta biết nồng độ của dung dịch axit đó là 92%. Nếu lọ axit đặc đã được giữ kín cần
thận và vì không có tỷ khối kế thì có thể sử dụng các con số về tỉ khối và nồng độ trên
các nhãn của lọ axit đó.
Muốn pha 250 gam dd H2SO4 10% thì phải lấy 25 gam axit nguyên chất 100%.
Nhưng ở đây chỉ có axit 92% nên phải lấy: 25.100/92 = 27,2 gam.
Lượng axit này bằng 27,2/1,824 = 14,9 ml. Dùng ống đo nhỏ lấy 14,9 ml H2SO4 92% đã
cho rót vào ống đo khác đã đong sãn 222,8 ml (250 – 27,2 = 222,8 g) H2O ta sẽ được
dung dịch cần dùng. Có thể kiểm tra lại bằng cách dùng tỉ khối kế đo khối lượng riêng
dung dịch 10% axit trên mới pha có tỉ khối gần 1,1

thantang.pro9999:
3. Pha dung dịch có nồng độ mol/l.
Thí dụ cần pha 250 ml dung dịch NaCl 0,1M. Khối lượng mol của NaCl là 58,5 gam.
Trong 1 lít dung dịch 0,1 M có 0,1 mol (5,85 gam) NaCl. Vậy trong 250 kml dung dịch
phải có 5,85/4 = 1,46 gam NaCl. Do đó cần lấy gần 1,5 gam NaCl vào ống đo sau đó
them H2O vào cho đủ 250 ml. Như thế ta được dung dịch cần pha chế. Muốn được chính
xác hơn thì pha chế vào bình định mức.
4. Pha dung dịch có nồng độ đương lượng N:
Thí dụ pha 100 ml dung dịch 0,1N muối BaCl2.2H2O. Muối BaCl2.2H2O có khối
lượng mol là 244 và đương lượng là 244/2 = 122. Dung dịch BaCl2 có nồng độ 0,1 N
nghĩa là trong 1 lít dung dịch có 12,2 gam BaCl2.2H2O. Vậy trong 100 ml dung dịch có
1,22 gam BaCl2.2H2O. Quá trình pha dung dịch được tiến hành như trên

thantang.pro9999:
5. Pha dung dịch có nồng độ đã định trước theo khối lượng riêng:
Cách pha dung dịch đơn giản hơn cả là dùng tỷ khối kế, rồi đối chiếu với bảng nồng độ
được tính sãn.
Rót dung dịch vào ống đo, nhúng tỉ khối kế vào đó. Nếu muốn có dung dịch axit loãng
hơn thì rót them H2O từ từ vaò (Nếu là H2SO4 thì phải rót axit vào H2O).

6. Pha loãng dung dịch:


Trong nhiều TN ở trường PT ta cần dung dịch có nồng độ loãng hơn dung dịch hiện có
trong PTN. Lúc đó ta phải pha loãng dung dịch. Sự pha loãng thường được biếu thị bằng
tỷ số 1 : 1, nghĩa là cứ 1 thể tích dung dịch ban đầu ta them vào 1 thể tích dung môi.

You might also like