Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC - ĐÀ NẴNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

VẤN ĐỀ HỌC THÊM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN


Học phần : Thống kê kinh doanh

GVHD :

Lớp : 23QT2

Nhóm :

1. Nguyễn Thị Mơ

2. Lê Thị Ngọc Trâm

3. Trương Lâm Huy

4. Mai Quốc Khang

5. Lê Trần Thị Thúy Kiều

6. Trần Hiền Vy

Da Nang, Tháng 05 2024


CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2
3. Bối cảnh nghiên cứu.....................................................................................2
CHƯƠNG II. PHẦN NỘI DUNG.....................................................................4
1. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
1.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................4
1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................4
1.3. Phương pháp phân tích..........................................................................4
2. Cấu trúc bảng hỏi..........................................................................................4
2.1. Cấu trúc bảng hỏi gồm 4 phần...............................................................4
2.1.1. Phần mở đầu...................................................................................4
2.1.2. Phần thông tin cá nhân...................................................................5
2.1.3. Phần chính.......................................................................................5
2.1.4. Phần kết thúc...................................................................................6
2.2. Xác định câu hỏi định tính, định lượng..................................................6
2.2.1. Câu hỏi định tính.............................................................................6
2.2.2. Câu hỏi định lượng:........................................................................7
3. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................9
3.1. Thống kê mô tả......................................................................................9
3.1.1. Mô tả thống kê theo biến định lượng..............................................9
3.1.2. Mô tả thống kê theo biến định tính...............................................14
3.1.3. Mô tả bảng phân phối theo 2 biến kết hợp....................................30
3.1.4. Mô tả liên hệ giữa 2 biến định lượng (Pearson và Spearman)......32
3.2. Ước lượng thống kê.............................................................................34
3.2.1. Ước lượng khoảng tin cậy của số trung bình tổng thể..................34
3.2.2. Ước lượng khoảng của Tỉ lệ tổng thể...........................................37
3.2.3. Ước lượng sự khác biệt giữa trung bình hai tồng thể...................38
3.3. Kiểm định thống kê..............................................................................40
3.3.1. Kiểm định phi tham số..................................................................40

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN.............................................................................42


1. Kết quả đạt được.........................................................................................42
2. Ý nghĩa........................................................................................................43
3. Hạn chế của đề tài.......................................................................................43
4. Hướng phát triển của đề tài.........................................................................44
CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong thời buổi hiện nay, nước ta đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới và
việc bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu đang diễn ra ngày ngày mạnh
mẽ. Cùng với đó là sự giao thoa về văn hóa nói chung và ngôn ngữ nói riêng.
Đặc biệt là ngôn ngữ Anh - ngôn ngữ khá phổ biến, là cầu nối kết nối mọi người
ở các quốc gia trên thế giới, công cụ giúp những người không cùng quốc gia dễ
dàng giao tiếp, trở nên hiểu nhau, gần gũi với nhau hơn trong học tập và làm
việc, từ đó giúp quá trình toàn cầu hóa diễn ra tốt đẹp.
Chính vì thế, giá trị của ngôn ngữ Tiếng Anh đối với con người ngày
càng tăng lên, nhất là thế hệ trẻ, nhu cầu sử dụng Tiếng Anh trở nên phổ biến
rộng khắp thế giới và trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy, ngành giáo dục đặc biệt
quan tâm đến môn học này, trình độ Tiếng Anh của sinh viên là yếu tố vô cùng
quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo và mặt bằng chung của nguồn nhân
lực trên thị trường. Học Tiếng Anh giúp sinh viên tiếp nhận, tích lũy kiến thức,
nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, tạo tinh thần năng động và tự tin hơn
trong giao tiếp, cải thiện tầm nhìn và bắt kịp xu hướng của thời đại. Học Tiếng
Anh còn giúp sinh viên mở rộng hiểu biết về văn hóa của nước này, điều này
cũng khá thuận lợi đối với một số sinh viên có ý định đi du học ở đây. Trình độ
Tiếng Anh càng cao giúp sinh viên có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra
trường ,biết thêm một thứ ngoại ngữ là điểm cộng trong mắt các nhà tuyển
dụng, một người giỏi Tiếng Anh chắc chắn sẽ có nhiều ưu thế và được đánh giá
cao hơn so với người chỉ giỏi chuyên môn đơn thuần. Sinh viên có khả năng nói
Tiếng Anh tốt giúp tăng khả năng làm việc với đối tác nước ngoài trong tương
lai, từ đó tạo nên nguồn kinh tế ổn định, có vị trí nhất định trong xã hội và ảnh
hưởng tích cực cho bản thân. Nên việc nghiên cứu tình hình học Tiếng Anh của
sinh viên là khá quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi đối tượng.
Ngoài những sinh viên hiểu được tầm quan trọng của Tiếng Anh, có khả năng
tiếp thu bài học bằng Tiếng Anh tốt, tự tin giao tiếp với bạn bè quốc tế thì còn
rất nhiều sinh viên khá là e ngại trong việc đó. Khi học với giáo viên bản xứ, rất
ít sinh viên nắm rõ và hiểu được bài học, khá tự ti khi giao tiếp với người nước
ngoài, việc này phần nào ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên trong
tương lai.

4
Vì vậy, nhóm chúng em với đề tài: Khảo sát tình hình học thêm Tiếng
Anh của sinh viên với mục đích nắm rõ được tình hình học Tiếng anh của đối
tượng sinh viên hiện nay, từ đó đề ra được các giải pháp tối ưu, nâng cao chất
lượng giảng dạy để đạt được kết quả tốt nhất.

2. Mục đích nghiên cứu


- Mục tiêu chung:
+ Khảo sát về nhu cầu học Tiếng Anh hiện nay của sinh viên.
+ Đánh giá và xem xét mối quan hệ giữa thời gian học Tiếng Anh và
trình độ Tiếng Anh có mối quan hệ gì với nhau hay không?
+ Các yếu tố ảnh hưởng và các lý do dẫn đến trình độ và khả năng nói
Tiếng Anh của nhiều sinh viên còn thấp.
+ Rút ra nhận xét chung và đề ra các giải pháp khắc phục các khó khăn
mà sinh viên còn gặp phải khi học Tiếng Anh.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Khảo sát về nhu cầu học Tiếng anh của sinh viên trên địa bàn Đà
Nẵng
+ Đưa ra cái nhìn tổng quát về trình độ Tiếng Anh của sinh viên
+ Khảo sát tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh đối với sinh viên và
các khó khăn của họ khi học ngôn ngữ này.
+ Rút ra nhận xét và đề xuất giải pháp cho các trường hợp

3. Bối cảnh nghiên cứu


- Quan điểm việc học tiếng Anh hiện nay:
Tiếng Anh ngày nay đã trở thành ngôn ngữ và là phương tiện có tầm
quan trọng nhất hiện nay. Nó được ví von như chiếc chìa khóa thần kỳ mở ra
một cánh cửa với hàng ngàn cơ hội: tìm được một việc làm tốt hơn, đi du học,
đi làm tại nước ngoài hay thoải mái giao tiếp với các quốc gia sử dụng ngôn ngữ
Tiếng Anh trên thế giới, kết bạn và giao lưu với bạn bè quốc tế … Vì vậy, rất
nhiều người đã không ngừng cố gắng để có thể đạt được những kết quả tốt và
minh chứng cho thành công đạt được đó chính là những tấm bằng, chứng chỉ
tiếng anh trên tay.

- Khái niệm các chứng chỉ tiếng Anh:


Chứng chỉ tiếng anh chính là chứng nhận do một tổ chức có thẩm quyền
cấp dựa. Chứng chỉ tiếng anh được cấp cho mỗi cá nhân dựa trên kết quả đánh

5
giá các kì thi tuyển tiếng anh sau một thời gian huấn luyện và đào tạo. Mỗi
chứng chỉ sẽ có khoảng thời hạn giá trị và mức độ ảnh hưởng, được chấp nhận
khác nhau tùy thuộc vào từng tổ chức. Hiện nay, có rất nhiều loại chứng chỉ
Tiếng Anh như IELTS, TOEIC, TOEFL,...

- Vai trò việc học Tiếng Anh:


Việc học thêm Tiếng Anh không chỉ phục vụ trực tiếp trong công việc mà
còn giúp chúng ta tiếp thu một nền văn hóa mới, mở rộng các mối quan hệ
“ngôn ngữ mới- bạn bè mới’’, cơ hội phát triển bản thân trên đa lĩnh vực,...
Trình độ Tiếng Anh cũng được xem là thước đo, tiêu chí mà nhiều nhà tuyển
dụng sử dụng để đánh giá năng lực của các ứng viên. Bên cạnh đó, học tiếng
Anh giúp ta rèn luyện trí não, tăng cường tính kỷ luật, tự tin hơn,...

=> Chính vì những nguyên nhân đó, việc nghiên cứu về nhu cầu học Tiếng Anh
để cung cấp kịp thời nguồn lực và đáp ứng nhu cầu của xã hội là vô cùng cần
thiết và cấp bách. Bài nghiên cứu hướng đến một số vấn đề như: so sánh tình
hình thực tế giữa tự học, học gián tiếp (qua các kênh giải trí như điện ảnh, âm
nhạc,..); xác định mức phí phù hợp với từng nhóm đối tượng; mức yêu cầu đầu
ra Tiếng Anh tối thiểu là bao nhiêu để phù hợp với thị trường,...

6
CHƯƠNG II. PHẦN NỘI DUNG

1. Phương pháp nghiên cứu

1.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng là sinh viên đã và đang có nhu cầu học Tiếng Anh từ các
trường Đại học/ Cao Đẳng trên địa bàn Đà Nẵng
- Thời gian khảo sát: Tháng 10/2023

1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu


- Hình thức thống kê chọn mẫu.
- Phương pháp điều tra: lập phiếu khảo sát thông qua bản câu hỏi.
- Tiến hành làm biểu mẫu khảo sát online bằng google form, lấy link gửi đi
nhận kết quả khảo sát qua email.
- Lấy kết quả 121 sinh viên tham gia khảo sát.

1.3. Phương pháp phân tích


- Thống kê mô tả.
- Thống kê suy diễn.

2. Cấu trúc bảng hỏi

2.1. Cấu trúc bảng hỏi gồm 4 phần

2.1.1. Phần mở đầu


- Giới thiệu sơ lược về nhóm
- Trình bày mục tiêu khảo sát: Đưa ra mục tiêu cụ thể của việc khảo sát
"Nhu cầu học Tiếng Anh của sinh viên".
- Mục đích nghiên cứu: Trình bày lý do tại sao việc khảo sát nhu cầu học
tiếng Anh là quan trọng và cần thiết, giới thiệu các vai trò của tiếng Anh
trong cuộc sống hiện nay.
- Sự đảm bảo về quyền riêng tư: Đảm bảo rằng các thông tin được cung
cấp trong bản khảo sát sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích
nghiên cứu.
7
Xin chào mọi người.
Chúng mình là sinh viên nhóm 5 của học phần Thống kê kinh doanh và kinh tế.
Với đề tài nghiên cứu "Nhu cầu học Tiếng Anh của sinh viên", chúng mình
mong muốn tìm hiểu, phân tích và hỗ trợ, đưa ra các giải pháp giúp mọi người
định hướng và có cái nhìn tổng quan về vai trò của Tiếng Anh trong cuộc sống
hiện nay. Mọi thông tin của người được khảo sát hoàn toàn được giữ bí mật
nên các bạn yên tâm nhé!

2.1.2. Phần thông tin cá nhân


- Sử dụng câu hỏi định danh để xác định danh tính, thông tin cụ thể, chi tiết
riêng biệt của các sinh viên
- Xác định mức độ xác thực của người được khảo sát:
+ Họ và tên bạn là gì?
+ Giới tính?
+ Bạn là sinh viên năm mấy?

2.1.3. Phần chính


- Bao gồm các câu hỏi đặc thù liên quan đến nhu cầu học Tiếng Anh để thu
thập dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu
+ Bạn có nhu cầu học thêm Tiếng Anh không?
+ Nếu bạn đang học thêm Tiếng Anh, chương trình bạn đang theo học
là gì? ( chứng chỉ -> chứng chỉ đang học?) ?

- Nội dung câu hỏi được sắp xếp logic, theo trình tự từ cảm nhận của bản
thân đến mong muốn đạt được, tạo hứng thú cho người được khảo sát để
thu thập thông tin hiệu quả
+ Bạn cảm thấy Tiếng Anh là môn học như thế nào?
+ Bạn có nghĩ Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc mà mỗi sinh viên cần
có?
+ Bạn thấy mình cần trau dồi kỹ năng nào?
+ Mục đích học Tiếng Anh của bạn là gì?
+ Hình thức học thêm Tiếng Anh của bạn?
+ Bạn thấy 1 lớp học Tiếng Anh có bao nhiêu người là hợp lý?
+ Bạn mong muốn được học giáo viên bản ngữ hay người Việt Nam?
+ Khả năng chi tiền cho việc học?
+ Một ngày dành bao nhiêu thời gian cho việc học Tiếng Anh? Lượng
từ vựng Tiếng Anh bạn có thể học trong 1 ngày?
8
+ Đâu là những phương pháp bạn đã từng thử để nâng cao trình độ
Tiếng Anh của bản thân?
+ Bạn gặp khó khăn gì khi học TA?
+ Theo bạn mất bao lâu để thành thạo Tiếng Anh?

- Câu hỏi phân loại từ chung đến riêng, có thang đo tự đánh giá
+ Điểm Tiếng Anh cuối kỳ của bạn là bao nhiêu?
+ Bạn tự đánh giá trình độ Tiếng Anh của bạn ở band nào?
+ Theo thang đo từ 1 - 5, đánh giá mức độ tự tin khi giao tiếp với người
nước ngoài?

2.1.4. Phần kết thúc


- Đưa ra các phân tích chi tiết về các kết quả thu được từ khảo sát, như
đánh giá mức độ nhu cầu học Tiếng Anh của người được khảo sát, xác
định những khóa cạnh mà sinh viên quan tâm nhiều nhất, những khía
cạnh mà họ cần nâng cao.

- Kết thúc cuộc khảo sát bằng việc hỏi ý kiến và suy nghĩ của người được
khảo sát về việc Tiếng Anh, giúp người được khảo sát tập trung và định
hình lại mục tiêu của mình, đồng thời mang đến thông tin quan trọng cho
kết quả nghiên cứu.

+ Bạn nghĩ học thêm Tiếng Anh bây giờ là điều…?


+ Bạn nghĩ tại sao mình chưa thực sự giỏi Tiếng Anh ?
+ Theo bạn, vai trò thực tế của Tiếng Anh trong đời sống thực tế cá
nhân của bạn chiếm bao nhiêu phần trăm?

- Lời cảm ơn và lời chúc của nhóm


Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã dành thời gian điền khảo sát. Chúc bạn nhiều
sức khỏe và thành công trên con đường học tập!

2.2. Xác định câu hỏi định tính, định lượng

2.2.1. Câu hỏi định tính


- Mục đích: Câu hỏi định tính được sử dụng để thu thập thông tin về ý
kiến, quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm của đối tượng được khảo
sát. Thông tin thu thập được từ câu hỏi định tính thường mang tính chủ
quan, không thể đo lường, thống kê được.

9
- Tác dụng: Câu hỏi định tính có tác dụng giúp người nghiên cứu hiểu rõ
hơn về đối tượng được khảo sát đánh giá cảm nhận và ý kiến của các cá
nhân về việc học tiếng Anh, như đánh giá về chất lượng, hứng thú, khó
khăn, tiến bộ hay hiệu quả của việc học thêm môn tiếng Anh. Từ đó có
thể đưa ra những đánh giá, phân tích chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu.

- Ý nghĩa của câu hỏi định tính trong khảo sát tình hình học thêm môn
Tiếng Anh:

+ Ý kiến, quan điểm của sinh viên về việc học thêm môn tiếng anh: Câu
hỏi định tính được sử dụng để thu thập thông tin về ý kiến, quan điểm
của sinh viên về việc học thêm môn Tiếng Anh như:
● Bạn cảm thấy Tiếng Anh là môn học như thế nào?
● Bạn có nghĩ Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc mà mỗi sinh viên
cần có?
● Mục đích học Tiếng Anh của bạn là gì?

+ Suy nghĩ, cảm xúc của sinh viên về việc học thêm môn tiếng anh: Câu
hỏi định tính cũng được sử dụng để thu thập thông tin về suy nghĩ,
cảm xúc của sinh viên về việc học thêm môn Tiếng Anh như:
● Bạn gặp khó khăn gì khi học TA?

+ Trải nghiệm của sinh viên về việc học thêm môn tiếng anh: Câu hỏi
định tính được sử dụng để thu thập thông tin về trải nghiệm của sinh
viên về việc học thêm môn Tiếng Anh như:
● Nếu bạn đang học thêm Tiếng Anh, chương trình bạn đang theo
học là gì?
● Chứng chỉ bạn đang học là gì?
● Hình thức học thêm Tiếng Anh của bạn?

2.2.2. Câu hỏi định lượng:


- Mục đích của câu hỏi định lượng: Câu hỏi định lượng được sử dụng để
thu thập thông tin về các thuộc tính, đặc điểm của đối tượng được khảo
sát dưới dạng số liệu. Thông tin thu thập được từ câu hỏi định lượng
thường mang tính khách quan, có thể đo lường, thống kê được.

- Tác dụng của câu hỏi định lượng: Câu hỏi định lượng có tác dụng giúp
người nghiên cứu hiểu rõ hơn về các thuộc tính, đặc điểm của đối tượng
được khảo sát, từ đó có thể đưa ra những đánh giá, phân tích chính xác
hơn về vấn đề nghiên cứu.
10
- Ý nghĩa của câu hỏi định lượng trong khảo sát tình hình học thêm
môn Tiếng Anh:

+ Tần suất, mức độ: Các câu hỏi này giúp đánh giá xem việc học thêm
tiếng Anh có mang lại lợi ích và hiệu quả cho sinh viên hay không?
Việc thực hiện khảo sát nhu cầu học tiếng Anh cần sự tùy chỉnh và
phù hợp với mục đích cụ thể, để đảm bảo rằng dữ liệu thu thập được
mang lại thông tin hữu ích và cần thiết để phát triển các chương trình
học tập tiếng Anh hiệu quả.
● Bạn thấy 1 lớp học Tiếng Anh có bao nhiêu người là hợp lý?
● Khả năng chi tiền cho việc học?
● Một ngày dành bao nhiêu thời gian cho việc học Tiếng Anh?
● Lượng từ vựng Tiếng Anh bạn có thể học trong 1 ngày?
● Theo bạn mất bao lâu để thành thạo Tiếng Anh?
● Điểm Tiếng anh cuối kỳ của bạn là bao nhiêu?
● Số buổi học Tiếng Anh trong một tuần của bạn?

+ Đánh giá tài chính: Chi tiêu hàng tháng cho việc học tiếng Anh cũng
có thể cho phép sinh viên đánh giá mức độ có thể đầu tư vào việc học.
Giúp người học có một kế hoạch hợp lý và hiệu quả trong việc cải
thiện kỹ năng tiếng Anh của mình.
● Thu nhập mỗi tháng của bạn là bao nhiêu?
● Số tiền mỗi tháng bạn chi cho việc học Tiếng Anh?

+ Mức độ hài lòng: Giúp đánh giá mức độ hài lòng sau khi học môn
tiếng Anh.
● Bạn tự đánh giá trình độ Tiếng Anh của bạn ở cấp độ nào?

+ Quan hệ giữa các biến: Các quan hệ giữa các biến trong khảo sát nhu
cầu học tiếng Anh có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích và nội
dung cụ thể của khảo sát.
● Theo bạn, vai trò của Tiếng Anh trong đời sống thực tế cá nhân
của bạn chiếm bao nhiêu phần trăm?

11
3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Thống kê mô tả

3.1.1. Mô tả thống kê theo biến định lượng

1) Điểm thi Tiếng Anh cuối kỳ của sinh viên

Điểm TA cuối kì

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

4 2 1.7 1.7 1.7


5 6 5.0 5.0 6.6

6 11 9.1 9.1 15.7

7 24 19.8 19.8 35.5


Valid
8 36 29.8 29.8 65.3

9 36 29.8 29.8 95.0


10 6 5.0 5.0 100.0

Total 121 100.0 100.0

12
Nhận xét:
- Điểm thi trung bình của 121 sinh viên là 7.8 điểm
- Sinh viên đạt từ điểm 7 trở lên trong bài kiểm tra Tiếng Anh chiếm
84.4%. Điều này cho thấy phần lớn sinh viên đạt được điểm cao trong bài
kiểm tra cuối kỳ. Trong đó điểm 8 và điểm 9 chiếm phần trăm khá cao
(59.6%)
- Bên cạnh đó cũng có 1.7 % sinh viên đạt điểm dưới trung bình

2) Số tiền chi cho việc học tiếng anh trong mỗi tháng
Bạn chi bao nhiêu tiền học TA mỗi tháng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

500.000 64 52,9 52,9 52,9


700.000 15 12,4 12,4 65,3

Valid 1.000.000 32 26,4 26,4 91,7

1.500.000 10 8,3 8,3 100,0


Total 121 100,0 100,0

13
Nhận xét:
- Phần lớn sinh viên (52.9%) chọn mức chi phí thấp nhất là 500.000 VNĐ.
Điều này có thể phản ánh một sự ưu tiên về mức chi phí học phải hợp lý
và tiết kiệm.
- Một số sinh viên (8.3%) chi trên mức trung bình, với chi phí học là
1.500.000 VNĐ. Điều này có thể là do họ đánh giá cao chất lượng và sẵn
sàng chi trả nhiều hơn để có trải nghiệm học tốt hơn.
- Số lượng sinh viên chi tiêu ở mức trung bình (700.000 VNĐ và 1.000.000
VNĐ) chiếm một phần đáng kể, cho thấy sự cân nhắc hợp lý giữa chất
lượng và chi phí.
3) Vai trò của Tiếng Anh chiếm bao nhiêu % trong đời sống

Vai trò của Tiếng Anh chiếm bao nhiêu % trong đời sống
Frequency Percent Valid Cumulative
Percen Percent
t
0% 1 .8 .8 .8
25% 5 4.1 4.1 5.0
50% 47 38.8 38.8 43.8
Valid
75% 51 42.1 42.1 86.0
100% 17 14.0 14.0 100.0
Total 121 100.0 100.0

14
Nhận xét:
- Tiếng Anh hiện nay rất quan trọng, đa số sinh viên cho rằng Tiếng Anh
có vai trò quan trọng trong đời sống. (80,9% sinh viên cho rằng Tiếng
Anh đóng 50%, 75% trong đời sống của họ)
- Chỉ có 0,8% cảm thấy Tiếng Anh không ứng dụng vào đời sống.
4) Thống kê thu nhập mỗi tháng

Thu nhập mỗi tháng là bao nhiêu?


Frequency Percent Valid Cumulative
Percen Percent
t
1.000.000 18 14.9 14.9 14.9
2.000.000 42 34.7 34.7 49.6
Valid 3.000.000 44 36.4 36.4 86.0
4.000.000 17 14.0 14.0 100.0
Total 121 100.0 100.0

15
Nhận xét:
- Phần lớn sinh viên có thu nhập 2-4 triệu (71.1%). Đây là nhóm đa số, cho
thấy họ đang có mức thu nhập trung bình. Điều này có thể ảnh hưởng đến
khả năng chi trả cho chi phí sinh hoạt và giáo dục.
- Sinh viên với thu nhập 4 triệu chiếm ít nhất 14%: Mặc dù chỉ chiếm một
phần nhỏ, nhóm này có thể đang có điều kiện tài chính tốt hơn so với
phần lớn sinh viên.

5) Mỗi tuần bạn học thêm Tiếng Anh bao nhiêu buổi?

Mỗi tuần bạn học bao nhiêu buổi


Frequency Percent Valid Cumulative
Percen Percent
t

16
1 7 5.8 5.8 5.8
2 20 16.5 16.5 22.3
3 35 28.9 28.9 51.2
4 34 28.1 28.1 79.3
Valid
5 16 13.2 13.2 92.6
6 5 4.1 4.1 96.7
7 4 3.3 3.3 100.0
Total 121 100.0 100.0

Nhận xét:
- Đa số sinh viên dành ra mỗi tuần khoảng 3 – 4 buổi để học Tiếng
Anh (28,9%, 28,1%).
- Số lượng sinh viên chỉ dành 1 hoặc 2 buổi học mỗi tuần cũng đáng kể
(22,3%).
- Sinh viên dành 7 buổi 1 tuần để học Tiếng Anh chỉ chiếm 3,3%.

3.1.2. Mô tả thống kê theo biến định tính

1) Giới tính
Giới tính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

17
Nam 55 45.5 45.5 45.5
Valid Nữ 66 54.5 54.5 100.0
Total 121 100.0 100.0

Nhận xét: Số lượng sinh viên nam và nữ tham gia khảo sát tương đối bằng
nhau, điều này giúp cho cuộc khảo sát có tính khách quan hơn. Việc có sự cân
bằng giới tính trong mẫu khảo sát có thể giảm thiểu sự thiên lệch và đảm bảo
rằng ý kiến của cả hai giới được đại diện một cách công bằng. Điều này có thể
làm cho kết quả khảo sát phản ánh chính xác hơn cái nhìn tổng thể của cộng
đồng.

2) Thời gian học Tiếng Anh mỗi ngày

Thời gian học mỗi ngày

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Valid Dưới 1 giờ 42 34.7 34.7 34.7


1-3 giờ 74 61.2 61.2 95.9

3-5 giờ 4 3.3 3.3 99.2


Hơn 5 giờ 1 0.8 0.8 100.0

18
Total 121 100.0 100.0

Nhận xét:
- Lớp học Tiếng Anh có một phân phối đa dạng về thời gian học hàng
ngày.
- Đa số sinh viên (61.2%) dành từ 1-3 giờ mỗi ngày cho môn học này.
- Mặc dù có một tỷ lệ rất nhỏ (0.8%) sinh viên dành nhiều thời gian hơn (5
giờ mỗi ngày) để học.
- Tổng thể, có vẻ như sinh viên đang chủ động và có sự linh hoạt trong
cách họ tiếp cận môn học Tiếng Anh.

3) Hình thức học thêm Tiếng Anh

Hình thức học thêm TA

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Valid Học ở trung tâm 53 43.8 43.8 43.8


Tự học theo tài liệu trên 61 50.4 50.4 94.2
mạng

19
Học gia sư 7 5.8 5.8 100.0
Total 121 100.0 100.0

Nhận xét:

- Tỉ lệ sinh viên chọn học ở trung tâm và tự học theo tài liệu trên mạng khá
ngang bằng nhau (43.8% và 50.4%). Điều này cho thấy sự linh hoạt trong
cách sinh viên tiếp cận quá trình học tập, có người chọn hỗ trợ từ trung
tâm và người tự quản lý học tập thông qua tài liệu trực tuyến.
- Chỉ một bộ phận nhỏ sinh viên chọn học gia sư (5.8%)

4) Kĩ năng cần trau dồi nhất của sinh viên

Bạn cần trau dồi kĩ năng gì

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Valid Nghe 39 32.2 32.2 32.2


Nói 64 52.9 52.9 85.1
Đọc 9 7.4 7.4 92.6

20
Viết 9 7.4 7.4 100.0
Total 121 100.0 100.0

Nhận xét:
- Từ biểu đồ trên ta thấy sinh viên đa số còn yếu và cần trau dồi kĩ năng
Nghe (32.3%) và Nói (52.9%)
- Một phần nhỏ sinh viên thì yếu và cần trau dồi khả năng Đọc (7.4%) và
Viết (7.4%).

5) Trình độ Tiếng Anh của sinh viên

Trình độ TA

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

A1 27 22,3 22,3 22,3


A2 33 27,3 27,3 49,6

Valid B1 46 38,0 38,0 87,6

B2 15 12,4 12,4 100,0


Total 121 100,0 100,0

21
Nhận xét: Nhìn chung, trình độ tiếng anh của đa số sinh viên ở mức B1 chiếm
37%, tiếp đến là trình độ A2 chiếm 27,6%. Trình độ tiếng anh chiếm tỉ lệ thấp
nhất là B2 chỉ chiếm 12,6%.

6) Số lượng học viên hợp lí trong một lớp học

Lớp học bao nhiêu người

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1-5 người 30 24,8 24,8 24,8


5-15 người 74 61,2 61,2 86,0

Valid 15-30 người 16 13,2 13,2 99,2

Trên 30 người 1 ,8 ,8 100,0


Total 121 100,0 100,0

22
Nhận xét:

- Đa số sinh viên (62.2%) đánh giá rằng lớp học có kích thước từ 5-15
người là môi trường học tập hiệu quả nhất. Điều này có thể cho thấy sự
ưa chuộng của sinh viên đối với lớp học nhỏ, nơi họ có thể tận dụng tốt
hơn sự tương tác cá nhân và nhận sự chú ý đặc biệt từ giáo viên.
- Lựa chọn thứ hai phổ biến là lớp học có 1-5 người, chiếm 24.4%. Điều
này có thể chỉ ra rằng có một số sinh viên muốn sự tập trung cao và tương
tác cá nhân tối đa trong quá trình học.
- Ngược lại, lớp học có kích thước từ 15-30 người chỉ chiếm 12.6%, đây là
lựa chọn ít được ưa chuộng nhất. Điều này có thể là do một số sinh viên
cảm thấy khó khăn trong việc tương tác và nhận sự chú ý cá nhân trong
lớp học lớn.

23
7) Số lượng từ vựng Tiếng Anh học trong một ngày

Lượng từ vựng học mỗi ngày

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Dưới 10 từ 43 35,5 35,8 35,8


10-20 từ 52 43,0 43,3 79,2

Valid 20-50 từ 24 19,8 20,0 99,2

Trên 50 từ 1 ,8 ,8 100,0

Total 120 99,2 100,0


Missing System 1 ,8
Total 121 100,0

Nhận xét:
- Có một phần lớn sinh viên (44.1%) chọn học từ 10 đến 20 từ vựng mỗi
ngày, đây là tỉ lệ cao nhất trong tổng số. Điều này có thể cho thấy họ giữ
một lịch trình học tập khá cân đối và thực hiện một mức độ học vựng ổn
định hàng ngày.
- sinh viên học dưới 10 từ mỗi ngày chiếm 34.6%, điều này cho thấy rằng
một phần đáng kể số sinh viên không đầu tư quá nhiều thời gian vào việc
học vựng hàng ngày.
- Một số sinh viên (dưới 20%) có khả năng học từ 20 đến trên 50 từ mỗi
ngày.
24
8) Học thêm Tiếng Anh có cần thiết không?

Học thêm TA có cần thiết

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Bình thường 6 5.0 5.0 5.0


Cần thiết 18 14.9 14.9 19.8
Valid
Rất cần thiết 97 80.2 80.2 100.0
Total 121 100.0 100.0

Nhận xét: Đa số sinh viên nhận thấy rằng việc học thêm Tiếng Anh rất cần thiết
(80,2%). Như vậy có thể thấy sinh viên hầu như cảm nhận được tầm quan trọng
của Tiếng Anh.

9) Mục đích học thêm Tiếng Anh

Mục đích của việc học thêm TA

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Valid Đi du học 9 7.4 7.4 7.4


Do sở thích 4 3.3 3.3 10.7

25
Phục vụ cho công việc 50 41.3 41.3 52.1

Phục vụ cho việc học tập


58 47.9 47.9 100.0
hoặc thi cử ở trường
Total 121 100.0 100.0

Nhận xét:
- Mục đích chính của việc học thêm Tiếng Anh của đa số sinh viên là phục
vụ cho việc học tập, thi cử ở trường (47,9%) và phục vụ công việc
(41,3%)
- Chỉ một số ít sinh viên học Tiếng Anh để đi du học (7,4%) và do sở thích
cá nhân (3,3%)

10) Mức độ tự tin của sinh viên khi giao tiếp với người nước ngoài.

Mức độ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Valid Hoàn toàn không tự tin 31 25,6 25,6 25,6


Không tự tin 34 28,1 28,1 53,7
Bình thường 46 38,0 38,0 91,7

26
Tự tin 6 5,0 5,0 96,7
Rất tự tin 4 3,3 3,3 100,0
Total 121 100,0 100,0

Nhận xét:
- Tỉ lệ rất tự tin và tự tin giao tiếp với người nước ngoài chiếm tỉ lệ rất ít,
chưa tới 10%, cụ thể là rất tự tin (3.3%) và tự tin (5%).
- Mức độ bình thường chiếm tỉ lệ lớn nhất là 46%.
- Và số còn lại là không tự tin chiếm 34%, hoàn toàn không tự tin chiếm
31%.

11) Thời gian để thành thạo Tiếng anh


Thời gian để thành thạo TA

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Dưới 1 năm 3 2,5 2,5 2,5


1-2 năm 43 35,5 35,5 38,0

Valid 2-4 năm 43 35,5 35,5 73,6

Trên 4 năm 32 26,4 26,4 100,0


Total 121 100,0 100,0

27
Nhận xét:
- Đa số sinh viên (35.5%) chọn thời gian để thành thạo Tiếng Anh ở mức 1
đến 2 năm và 2 đến 4 năm, với tỉ lệ ngang bằng nhau. Điều này có thể
cho thấy một sự đồng đều trong quyết định về thời gian cam kết để đạt
được một trình độ thành thạo trong Tiếng Anh.
- Lựa chọn có tỉ lệ thấp nhất là dưới 1 năm, chỉ chiếm 2.5%. Điều này có
thể phản ánh một nhóm nhỏ sinh viên có mong muốn hoặc khả năng để
đạt được trình độ Tiếng Anh nhanh chóng.

12) Cảm nhận về học Tiếng Anh của sinh viên

Cảm thấy Tiếng Anh như thế nào


Frequency Percent Valid Cumulative
Percen Percent
t
Valid Thú vị 54 44.6 44.6 44.6
Khó 32 26.4 26.4 71.1

28
Bình
30 24.8 24.8 95.9
thường
Chán 5 4.1 4.1 100.0
Total 121 100.0 100.0

Nhận xét:
- Theo khảo sát, sinh viên cảm thấy “thú vị” chiếm số lượng nhiều nhất
44,6% với 54 phiếu.
- Cảm nhận “chán” chiếm phần trăm thấp nhất là 4,1% với 5/121 lượt bình
chọn.
- Từ đó rút ra được việc học thêm Tiếng Anh đang được đông đảo các bạn
trẻ hứng thú và quan tâm.

13) Bạn có nhu cầu học Tiếng Anh không?

Bạn có nhu cầu học Tiếng Anh không


Frequency Percent Valid Cumulative
Percen Percent
t
Valid Có 99 81.8 81.8 81.8
Không 7 5.8 5.8 87.6

29
Chưa biết 15 12.4 12.4 100.0
Total 121 100.0 100.0

Nhận xét: Nhu cầu học Tiếng Anh chiếm đến 99/121 phiếu (81,8%) cho thấy
Tiếng Anh hiện nay rất cần thiết và quan trọng đối với sinh viên. Chỉ có 7/121
chọn “Không” chiếm 5,8% và tỉ lệ “Chưa biết” là 12,8% với 15 phiếu.

14) Lý do học chưa tốt Tiếng Anh

Lý do tại sao chưa học tốt Tiếng Anh


Frequency Percent Valid Cumulative
Percen Percent
t

30
Chưa có phương pháp học
47 38.8 38.8 38.8
đúng
Khác 5 4.1 4.1 43.0
Không có thời gian học
14 11.6 11.6 54.5
Valid Tiếng Anh
Lười 42 34.7 34.7 89.3
Thích ngôn ngữ khác hơn 1 .8 .8 90.1
Tự ti vì mất căn bản 12 9.9 9.9 100.0
Total 121 100.0 100.0

Nhận xét: Có 2 lý do cơ bản là “Chưa có phương pháp học đúng” chiếm 38,8%
và “Lười” đứng vị trí thứ 2 chiếm 34,7%. Sinh viên nên tìm ra phương pháp học
đúng, phù hợp và khắc phục tính lười của bản thân để học tốt Tiếng Anh

15) Chương trình Tiếng Anh sinh viên đang theo học

Chương trình Tiếng Anh đang theo học


Frequency Percent Valid Cumulative
Percen Percent
t

31
TIếng Anh cơ bản 29 24.0 24.0 24.0
Tiếng Anh giao tiếp 29 24.0 24.0 47.9
Tiếng Anh học thuật 10 8.3 8.3 56.2
Valid Luyện thi chứng chỉ 52 43.0 43.0 99.2
Tiếng Anh chuyên
1 .8 .8 100.0
ngành
Total 121 100.0 100.0

Nhận xét:
- Phổ biến nhất là việc học để luyện thi chứng chỉ, chiếm 43%, cho thấy sự
quan tâm của sinh viên đối với việc có được các chứng chỉ chứng minh
năng lực Tiếng Anh.
- Sự phổ biến tương đối giữa việc học Tiếng Anh cơ bản và Tiếng Anh
giao tiếp với tỷ lệ 24% cho mỗi loại, cho thấy sự đa dạng trong mục tiêu
học tập của sinh viên.

32
- Hạn chế sự quan tâm đối với việc học Tiếng Anh chuyên ngành với tỷ lệ
thấp chỉ là 0,8%, có thể do số lượng sinh viên chọn học chuyên sâu vào
lĩnh vực này là ít.

16) Mong muốn học với giáo viên nào?

Mong muốn học với giáo viên nào


Frequency Percent Valid Cumulative
Percen Percent
t
Giáo viên Việt Nam 53 43.8 43.8 43.8
Valid Giáo viên bản ngữ 68 56.2 56.2 100.0
Total 121 100.0 100.0

Nhận xét: Tỉ lệ chọn giáo viên bản ngữ là 56,2% và giáo viên Việt Nam cũng
được bình chọn sát sao với 43,8% chiếm 53 phiếu. Chứng tỏ hiện nay quan
niệm giáo viên bản địa dạy Tiếng Anh sẽ có độ uy tín và chất lượng hơn giáo
viên Việt Nam.

33
3.1.3. Mô tả bảng phân phối theo 2 biến kết hợp

1) Bảng phân phối kết hợp (bảng chéo) giữa Thời gian học mỗi ngày
và điểm Tiếng Anh cuối kỳ

Thời gian học mỗi ngày * Điểm TA cuối kì


Count
Điểm TA cuối kì Total
4 5 6 7 8 9 10

Thời Dưới 1 giờ 1 1 5 7 16 10 2 42


gian 1-3 giờ 1 5 6 16 19 25 2 74
học 0 0 0 1 1 1 1 4
3-5 giờ
mỗi
Hơn 5 giờ 0 0 0 0 0 0 1 1
ngày
Total 2 6 11 24 36 36 6 121

- Bảng cho thấy rằng có mối quan hệ giữa thời gian học mỗi ngày và điểm
Tiếng Anh cuối kỳ của sinh viên.
- Người dành nhiều thời gian hơn để học (ví dụ: từ 3 giờ trở lên) thường có
kết quả điểm Tiếng Anh cao hơn. Ngược lại, người dành ít thời gian hơn
để học thường có kết quả điểm Tiếng Anh thấp hơn.
- Có một số ngoại lệ, ví dụ, có một người chỉ học dưới 1 giờ mỗi ngày
nhưng đạt được điểm Tiếng Anh cao. Điều này có thể phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như khả năng tự học, khả năng học
hiệu quả, hoặc đặc điểm cá nhân.

2) Bảng phân phối kết hợp (bảng chéo) giữa Trình độ Tiếng Anh và mức
độ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài

Trình độ TA * Mức độ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài

Count

34
Mức độ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài Total

Hoàn toàn Không tự tin Bình thường Tự tin Rất tự tin


không tự tin

A1 15 7 4 1 0 27

Trình độ TA A2 11 10 10 1 1 33

B1 3 13 26 3 1 46

B2 2 4 6 1 2 15

Total 31 34 46 6 4 121

- Bảng dữ liệu cho thấy rằng trình độ Tiếng Anh có ảnh hưởng đáng kể đến
mức độ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài. Cụ thể như sau:
- Sinh viên có trình độ A1,A2 đa số là không tự tin khi giao tiếp với người
nước ngoài.
- Sinh viên có trình độ B1,B2 tự tin hơn khi giao tiếp với người nước
ngoài. tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp sinh viên có trình độ cao B2
nhưng vẫn không tự tin khi giao tiếp với nước ngoài.
- Tổng quan sinh viên chỉ ở mức độ bình thường khi giao tiếp với nước
ngoài, chỉ 1 số ít sinh viên (10/121 sinh viên) là tự tin khi giao tiếp với
nước ngoài.

3.1.4. Mô tả liên hệ giữa 2 biến định lượng (Pearson và Spearman)

35
1) Mối quan hệ tương quan giữa số buổi học tiếng anh 1 tuần và điểm
Tiếng Anh cuối kì
Correlations

Điểm TA cuối kì Mỗi tuần bạn


học bao nhiêu
buổi

Pearson Correlation 1 .141


Điểm TA cuối kì Sig. (2-tailed) .122

N 121 121
Pearson Correlation .141 1
Mỗi tuần bạn học bao nhiêu
Sig. (2-tailed) .122
buổi
N 121 121

Correlations

Điểm TA cuối kì Mỗi tuần bạn


học bao
nhiêu buổi

Correlation Coefficient 1.000 .109

Điểm TA cuối kì Sig. (2-tailed) . .234

N 12 121
Spearman's rho
Correlation Coefficient 1 1.000
Mỗi tuần bạn học bao nhiêu
Sig. (2-tailed) .109 .
buổi
N .234 12
121 1

- Hệ số tương quan Pearson giữa điểm Tiếng anh cuối kì và số buổi


học tiếng Anh một tuần là 0.141
- Hệ số tương quan Spearman giữa điểm Tiếng anh cuối kì và số buổi học
tiếng Anh là 0.109
- Vậy số buổi học tiếng anh 1 tuần và điểm Tiếng Anh cuối kì thuận có
mối quan hệ tương quan tuyến tính thuận.

2) Mối quan hệ tương quan giữa thu nhập mỗi tháng của sinh viên với
số tiền sinh viên chi ra cho việc học Tiếng anh mỗi tháng

36
Correlations
Bạn chi bao Thu nhập mỗi
nhiêu tiền học tháng là bao
TA mỗi tháng nhiêu?

Pearson Correlation 1 .387**


Bạn chi bao nhiêu tiền học
Sig. (2-tailed) .000
TA mỗi tháng
N 121 121
Pearson Correlation .387** 1
Thu nhập mỗi tháng là bao
Sig. (2-tailed) .000
nhiêu?
N 121 121

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlations
Bạn chi bao Thu nhập mỗi
nhiêu tiền học tháng là bao
TA mỗi tháng nhiêu?

Correlation Coefficient 1.000 .369**


Bạn chi bao nhiêu tiền học
Sig. (2-tailed) . .000
TA mỗi tháng
N 12 121
Spearman's rho
Correlation Coefficient 1 1.000
Thu nhập mỗi tháng là bao
Sig. (2-tailed) .369** .
nhiêu?
N .000 12
121 1

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

- Hệ số tương quan Pearson giữa thu nhập mỗi tháng của sinh viên với
số tiền sinh viên chi ra cho việc học Tiếng anh mỗi tháng là 0.387
- Hệ số tương quan Spearman giữa thu nhập mỗi tháng của sinh viên với
số tiền sinh viên chi ra cho việc học Tiếng anh mỗi tháng là 0.369
- Vậy giữa thu nhập mỗi tháng của sinh viên với số tiền sinh viên chi ra
cho việc học Tiếng anh mỗi thángcó mối quan hệ tương quan tuyến
tính thuận.

37
3.2. Ước lượng thống kê

3.2.1. Ước lượng khoảng tin cậy của số trung bình tổng thể

1) Điểm Tiếng Anh cuối kỳ của sinh viên


Descriptives
Statistic Std. Error
Mean 7.80 .120

95% Confidence Interval for Lower Bound 7.56


Mean Upper Bound 8.04

5% Trimmed Mean 7.85


Median 8.00

Variance 1.744

Điểm TA cuối kì Std. Deviation 1.320

Minimum 4

Maximum 10

Range 6

Interquartile Range 2

Skewness -.709 .220


Kurtosis .173 .437

Vậy với độ tin cậy 95%, giá trị trung bình của tổng thể về Điểm Tiếng Anh cuối
kì của sinh viên nằm trong khoảng từ 7.56 điểm đến 8.04 điểm

38
2) Số buổi học Tiếng Anh trên trường
Descriptives
Statistic Std. Error
Mean 3.52 .124

95% Confidence Interval for Lower Bound 3.28


Mean Upper Bound 3.77

5% Trimmed Mean 3.49


Median 3.00
Variance 1.852
Mỗi tuần bạn học bao nhiêu
Std. Deviation 1.361
buổi
Minimum 1

Maximum 7

Range 6

Interquartile Range 1

Skewness .380 .220


Kurtosis .106 .437

Vậy với độ tin cậy 95%, giá trị trung bình của tổng thể về Số buổi học Tiếng
Anh mỗi tuần của sinh viên nằm trong khoảng từ 3.28 buổi đến 3.77 buổi.

3) Mức độ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài

Descriptives
Statistic Std. Error
Mean 2.32 .093

95% Confidence Interval for Lower Bound 2.14


Mean Upper Bound 2.51

5% Trimmed Mean 2.27


Median 2.00
Variance 1.037
Mức độ tự tin khi giao tiếp
Std. Deviation 1.018
với người nước ngoài
Minimum 1

Maximum 5

Range 4

Interquartile Range 2

Skewness .374 .220


Kurtosis -.159 .437

39
Vậy với độ tin cậy 95%, giá trị trung bình của tổng thể về Mức độ tự tin của
sinh viên khi giao tiếp với người nước ngoài nằm trong khoảng từ 2.14 đến 2.51
( khoảng không tự tin đến gần tự tin)

4) Số tiền sinh viên chi mỗi tháng cho việc học Tiếng Anh
Descriptives

Statistic Std. Bootstrapa


Erro Bias Std. 95%
r Erro
r Confidence Interval
Lower Upper
Mean 1.90 .096 .00 .09 1.72 2.09

95% Confidence Lower Bound 1.71


Interval for Mean Upper Bound 2.09

5% Trimmed Mean 1.83 .00 .10 1.63 2.05


Median 1.00 .27 .44 1.00 2.00
Bạn chi bao 1.123 -.010 .093 .937 1.300
Variance
nhiêu tiền
Std. Deviation 1.060 -.006 .044 .968 1.140
học TA mỗi
Minimum 1
tháng
Maximum 4

Range 3

Interquartile Range 2 0 0 2 2

Skewness .628 .220 -.008 .170 .291 .998


Kurtosis -1.112 .437 .015 .237 -1.431 -.478

a. Unless otherwise noted, bootstrap results are based on 1000 bootstrap samples

Thời gian để thành thạo TA

Frequency Percent Valid Percent Cumulativ Bootstrap for Percenta


e Percent Bias Std. Error 95% Confidence Interval
Lower Upper

Dưới 1 năm 3 2.5 2.5 2.5 -.1 1.4 .0 5.0


1-2 năm 43 35.5 35.5 38.0 .0 4.4 27.3 44.6

Valid 2-4 năm 43 35.5 35.5 73.6 .1 4.2 27.3 43.8

Trên 4 năm 32 26.4 26.4 100.0 .0 4.0 19.0 33.9


Total 121 100.0 100.0 .0 .0 100.0 100.0

40
▪ Dưới 1 năm : Khoảng tin cậy: (0 ; 5) %
▪ Từ 1-2 năm : Khoảng tin cậy: (27.3 ; 44.6) %
▪ Từ 2-4 năm : Khoảng tin cậy: (27.3 ; 43.8)%
▪ Trên 4 năm : Khoảng tin cậy: (19.0 ; 33.9) %

2) Tỉ lệ tổng thể Lượng từ vựng học mỗi ngày

Lượng từ vựng học mỗi ngày

Frequency Percent Valid Cumulative Bootstrap for Percenta


Percen Percent Bias Std. 95% Confidence Interval
t Erro Lower Upper
r

Dưới 10 từ 43 35.8 35.8 35.8 -.1 4.4 27.5 44.2


10-20 từ 52 43.3 43.3 79.2 .1 4.6 35.0 52.5

Valid 20-50 từ 24 20.0 20.0 99.2 .0 3.7 13.3 27.5

Trên 50 từ 1 .8 .8 100.0 .0 .8 .0 2.5


Total 120 100.0 100.0 .0 .0 100.0 100.0

▪ Dưới 10 từ : Khoảng tin cậy: (27.5 ; 44.2) %


▪ Từ 10-20 từ : Khoảng tin cậy: (35.0 ; 52.5) %
▪ Từ 20-50 từ : Khoảng tin cậy: (13.3 ; 27.5)%
▪ Trên 50 từ : Khoảng tin cậy: (0.0 ; 2.5) %

3.2.3. Ước lượng sự khác biệt giữa trung bình hai tồng thể

1) Ước lượng sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể về thời gian dành
để học tiếng anh trong một ngày của nam và nữ

Group Statistics

Giới tính N Mean Std. Deviation Std. Error


Mean

Thời gian Nữ 66 1.74 .506 .062


học mỗi
Independen t Samples Test
Nam 55 1.65 .645 .087
ngày

41
Levene's Test t-test for Equality of Means
for Equality of
Variances
95% Confidence
F Sig. t df Sig. (2- Mean Std.
Interval of
tailed) Difference the
Error Difference
Difference Lower Upper

Thời gian Equal


học variances 4.887 .029 .840 119 .402 .088 .105 -.119 .295
assumed
mỗi ngày Equal
variances
.822 101.430 .413 .088 .107 -.124 .300
not
assumed

- Kiểm định phương sai hai tổng thể về thời gian dành để học Tiếng Anh
trong một ngày của nam và nữ sinh viên
+ H0: Phương sai hai tổng thể thời gian dành để học Tiếng Anh trong một
ngày của nam và nữ là bằng nhau
+ H1: Phương sai hai tổng thể thời gian dành để học Tiếng Anh trong một
ngày của nam và nữ là không bằng nhau
Ta có: mức ý nghĩa là 0.05
Giá trị Sig. = 0.029 < 0.05 => bác bỏ H0 và chấp nhận H1: "Phương sai hai
tổng thể thời gian dành để học Tiếng Anh trong một ngày của nam và nữ là
không bằng nhau"
- Ước lượng sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể về thời gian dành để
học Tiếng Anh trong một ngày của nam và nữ sinh viên
Vì phương sai hai tổng thể thời gian dành để học Tiếng Anh trong một ngày của
nam và nữ sinh viên là khác nhau nên ta có:
+ Chặn dưới: -0.124
+ Chặn trên: 0.3
Vậy: với độ tin cậy 95% sự khác biệt về thời gian dành để học Tiếng Anh trong
một ngày của nam và nữ là từ -0.124 đến 0.3

42
3.3. Kiểm định thống kê

3.3.1. Kiểm định phi tham số

1) Kiểm định sự giống nhau về cảm nhận về Tiếng Anh của nam và nữ sinh
viên

Ranks
Giới tính N Mean Rank Sum of Ranks

Nam 55 60.25 3313.50


Cảm thấy TA như thế nào Nữ 66 61.63 4067.50
Total 121

Test Statisticsa

43
Cảm thấy TA
như thế nào

Mann-Whitney U 1773.500
Wilcoxon W 3313.500
Z -.231
Asymp. Sig. (2-tailed) .818

a. Grouping Variable: Giới tính

- Cặp giả thuyết – đối thuyết:


+ H0: Cảm nhận về Tiếng Anh của nam và nữ sinh viên là giống nhau.
+ H1: Cảm nhận về Tiếng Anh của nam và nữ sinh viên là khác nhau.
- Kết luận: Với giá trị Asymp. Sig. (2 – tailed) = 0,818 > 0,05. Vậy với
mức ý nghĩa 5% chưa đủ cơ sở H 0, tạm chấp nhận giả thuyết H 0: “Cảm nhận về
Tiếng Anh của nam và nữ sinh viên là giống nhau”

3) Kiểm định sự giống nhau về việc có nhu cầu học Tiếng Anh của sinh
viên các năm bằng phương pháp kiểm định KRUSKAL – WALLIS.
Ranks
Sinh viên năm N Mean Rank

Năm 1 19 69.05
Năm 2 78 59.14

Nhu cầu học Tiếng Anh Năm 3 17 57.53

Năm 4 7 68.29
Total 121

Test Statisticsa,b
Bạn có nhu cầu
học TA không

Chi-Square 3.752
df 3

44
Asymp. Sig. .290

a. Kruskal Wallis Test


b. Grouping Variable: Sinh viên
năm

- Cặp giả thuyết – đối thuyết:


+ H0: Cảm nhận về Tiếng Anh của sinh viên các năm là giống nhau.
+ H1: Cảm nhận về Tiếng Anh của sinh viên các năm là khác nhau.
- Kết luận: Với giá trị Asymp. Sig. = 0,290 > 0,05. Vậy với mức ý nghĩa 5%
chưa đủ cơ sở bác bỏ H0, tạm chấp nhận giả thuyết H 0: “Cảm nhận về Tiếng
Anh của sinh viên các năm là giống nhau”.

45
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt được


Thông qua cuộc khảo sát tình hình học thêm Tiếng Anh của sinh viên
hiện nay và quá trình thu nhập, xử lí, phân tích dữ liệu ta rút ra được một số kết
luận sau:

- Sinh viên dành nhiều thời gian hơn để học Tiếng Anh thường có kết quả
điểm Tiếng Anh cuối kì cao hơn sinh viên dành ít thời gian.

- Thời gian học Tiếng Anh mỗi ngày của sinh viên chủ yếu là từ 1- 3 giờ.

- Sinh viên có xu hướng học Tiếng Anh từ việc học ở trung tâm, tài liệu
trên mạng. Rất ít sinh viên chọn học Tiếng Anh hình thức học gia sư.

- Đa số sinh viên còn yếu kỹ năng giao tiếp trong Tiếng Anh, cụ thể là kỹ
năng Nghe và Nói.

- Trình độ Tiếng Anh trung bình của sinh viên hiện nay đạt mức B1.

- Số lượng 5-15 người trong lớp học Tiếng Anh là số lượng mà đa số sinh
viên cho là một lớp học hiệu quả.

- Phần nhiều sinh viên có khả năng học 10-20 từ vựng Tiếng Anh mỗi
ngày.

- Thu nhập trung bình của sinh viên mỗi tháng rơi vào khoảng 2-3 triệu.

- Khoản chi tiêu mỗi tháng cho việc học thêm Tiếng Anh được nhiều sinh
viên lựa chọn nằm ở mức 500 nghìn.

- Đa phần các bạn sinh viên chưa có cho mình phương pháp học Tiếng Anh
đúng cách.

- Sinh viên hiện nay vì trình độ Tiếng Anh chưa tốt nên vẫn còn e ngại
trong việc giao tiếp với người nước ngoài.

- Sinh viên tự nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong xã hội
ngày nay.

46
- Việc học thêm Tiếng Anh hiện nay đang được đông đảo các bạn trẻ hứng
thú và quan tâm.

- Sinh viên ngày càng có nhu cầu và tích cực tìm kiếm cơ hội để học Tiếng
Anh.

- Sinh viên theo học Tiếng Anh phần nhiều là luyện thi chứng chỉ.

- Sinh viên ưa chuộng học Tiếng Anh với giáo viên bản ngữ hơn giáo viên
Việt Nam.

2. Ý nghĩa
Sau khi làm khảo sát về tình hình học thêm Tiếng Anh của sinh viên hiện
nay, ta thấy rõ được các xu hướng trong việc học Tiếng Anh của sinh viên.
Những sinh viên dành nhiều thời gian hơn để học Tiếng Anh thường có kết
quả thi Tiếng Anh cao nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ít sinh viên dù bỏ
ít thời gian học Tiếng Anh những vẫn đạt được điểm cao vào cuối kỳ, có thể
nhờ vào khiếu học Tiếng Anh có sẵn. Sinh viên chú trọng học Tiếng Anh để
hướng đến việc thi các chứng chỉ, và cũng mong muốn nâng cao được trình
độ giao tiếp Tiếng Anh của mình. Và sinh viên cũng nhận thức được Tiếng
Anh có một tầm quan trọng nhất định trong xã hội hiện nay, từ đó sinh viên
sẵn sàng cho một mức chi phí khoảng ¼ tiền lương mỗi tháng và cũng luôn
tích cực tìm kiếm thêm các cơ hội để trau dồi Tiếng Anh cho bản thân.

3. Hạn chế của đề tài


- Do thời gian thực hiện đề tài tương đối hạn chế nên không tránh được
những thiếu sót nhất định.

- Nghiên cứu trên có số lượng mẫu nghiên cứu ít nên kết quả đánh giá có
tính tin cậy và độ chính xác chưa cao. Kết quả chỉ mang tính tương đối.

- Thông tin thu thập từ mẫu nghiên cứu được có thể sai sót nguyên nhân
do: người trả lời không hiểu câu hỏi nên trả lời sai, do thiếu tính trung
thực, khách quan nên có thể cung cấp câu trả lời sai...

- Kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế dẫn đến việc thu nhập, xử lí
phân tích dữ liệu chưa đảm bảo, và không nói lên được tính chính xác
100% kết quả thu được.

47
4. Hướng phát triển của đề tài:
- Nếu có điều kiện cần đầu tư thêm nhiều thời gian và chi phí để mở rộng
thêm về quy mô mẫu (300-400 sinh viên), thêm nhiều hình thức thu thập
mẫu, mở rộng nội dung bảng hỏi.

- Cần khai thác sâu và dành nhiều thời gian hơn cho phương pháp nghiên
cứu, phân tích dữ liệu.

48

You might also like