Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Cõi lá

1. Xác định bố cục của văn bản

Đoạn trích tản văn Cõi lá là chuỗi cảm xúc miên man của tác giả về cảnh

sắc thiên nhiên Hà Nội gắn với từng mùa cây thay lá. Có thể chia đoạn

trích thành ba phần:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “... xôn xao lá cành” -> Cảm xúc vỡ oà khi bất ngờ

nhận ra mùa xuân đã tới.

+ Đoạn 2: Từ “Chín cây bồ đề...” đến “ . quyến rũ từng bước chân

người” -> Miêu tả chi tiết đặc điểm từng loại lá, cây chuyển sắc theo

mùa.

+ Đoạn 3: Phần còn lại -> Niềm rung cảm khi đi trong “cõi lá mùa xuân

thành phố.

Nhận xét: Bố cục trên đã thể hiện đặc điểm cơ bản của thể loại tản văn:
Không hoàn toàn theo mạch tự sự, luôn có sự kết hợp với mạch cảm
xúc; tự sự và trữ tình hoà quyện.

2. Ý nghĩa hình ảnh “cõi lá” và mối liên hệ giữa cây, lá với con người

- “Cõi lá” là xứ sở của lá, thế giới của lá. Tác giả đã miêu tả “cõi lá” với

các tầng bậc ý nghĩa:

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên: Lá cây bồ đề như khoảng trời trong veo, ngọt

ngào như mật chảy tháng Giêng; lá của những cây sấu cổ thụ, lá bằng

lăng, lá bàng đỏ chói, lá xà cừ xanh chen lẫn vàng,… tất cả làm nên

những nét đặc trưng, quyến rũ của cảnh sắc Hà Nội.

+ “Cõi lá” cũng là “cõi người, cõi “nhân sinh”. Ẩn hiện trong lá là

gương mặt người:

“Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần

bước ra từ lá; là tình yêu của người Hà Nội: “Những người Hà Nội
chẳng có việc gì cũng vòng xe qua quãng phố đông mà chật chội [...]

này chỉ để ngắm nhìn chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng

Giêng”; là “cõi nhớ” của người Hà Nội, khi xa Hà Nội, nhớ về Hà Nội

là nhớ về những mùa lá rụng vàng rượi bên hồ Hoàn Kiếm;... là nguồn

nhựa sống của người Hà Nội, đi trong “cõi lá” thấy mình như trẻ lại.

- Thế giới cây, lá và con người hoà quyện trong nhau, nương tựa vào
nhau, làm nên một thực thể sống, cùng sinh tồn.

3. Sự kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt trong văn bản

- Đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/nghị luận

+ Nhìn chung thì vòng đời của một chiếc lá bồ đề dù được mọc ra ở Hà

Nội hay ở nơi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp cũng chỉ kéo dài

không đến một năm. Có rất nhiều loài cây trong phố có một vòng đời

như vậy. Và hình như đó cũng là đặc trưng của cây Hà Nội. Làm nên

mùa lá rụng kéo dài suốt từ thu sang đông. Nó làm cho người đi xa nhớ

về và người Hà Nội thì thao thiết đợi chờ những khoảnh khắc nghỉ ngơi

thần trí trong cái biển người chộn rộn áo cơm này.

+ Những tưởng vô duyên đến như cây xà cừ là cùng. Cứ như người đàn

bà phổng phao nhạt hoét. Chỉ được mỗi ưu điểm về kích thước. Và

cũng là nhược điểm. Mùa mưa bão rất mất công cắt tỉa bớt cành phòng

khi bị đổ. Nhưng không hẳn thế. Thân hình cường tráng và lá cành rậm

rạp đến thế của cây lại vô cùng yếu mềm trước một heo may đến sớm.

Ngập cả lối đi những lá xanh chen lẫn lá vàng làm nên một mùa thu

quyến rũ bước chân người.

- Đoạn văn có sự kết hợp giữa miêu tả thiên nhiên với miêu tả con

người:

+ Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng

trời trong veo màu thạch lựu. Những chiếc lá non đu đưa trong gió
tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u

tịch. Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên

thần bước ra từ lá.

+ Miên man trong cõi lá mùa xuân thành phố, gương mặt ai ai cũng như

có phần trẻ lại. Hay tự nhận rằng mình như thế.

Tác dụng: Kết hợp miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người khiến bức
tranh thiên nhiên sống động, có hồn. Thiên nhiên trở nên gần gũi với
con người, hoà quyện với con người.

4. Chủ đề, ý nghĩa thông điệp và nét đẹp văn hóa được thể hiện trong

văn bản

- Chủ đề của VB: Cảm xúc của tác giả về cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội

gắn với từng mùa cây thay lá trong hiện tại và kí ức.

- Đánh giá ý nghĩa thông điệp của VB:

+ Sự sống của con người luôn gắn bó hữu cơ với thiên nhiên.

+ Thiên nhiên không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn giúp tâm hồn con

người thêm phong phú, cân bằng, tươi mới.

+ Nhắc nhở mỗi chúng ta phải có ý thức bảo vệ, gìn giữ thiên nhiên.

- Một vài biểu hiện của nét đẹp văn hoá thể hiện trong VB:

+ Con người sống gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên. Họ dõi

theo thiên nhiên, nắm được quy luật thay lá của mỗi loài cây. Từng loại

cây, lá lại mang tới nét vẻ riêng cho cảnh sắc Hà Nội.

+ Thiên nhiên làm cuộc sống con người thêm tươi đẹp, trữ tình, lãng

mạn. Người Hà Nội thích dạo chơi, ngắm nhìn mỗi loại lá khi chuyển

mùa, vui sướng đi trong miên man “cõi lá”.

+ Thiên nhiên là nơi lưu giữ kí ức đẹp đẽ về quê hương, Tổ quốc, khiến
con người thêm yêu Tổ quốc, quê hương mình.
chiều xuân

1. Bức tranh chiều xuân đồng quê

a. Khổ 1. Trên bến vắng

"Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"

- Hình ảnh: "mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa

xoan tím,…"

 Những hình ảnh quen thuộc đặc trưng cho miền quê Việt Nam: bến

đò vắng khách, con đò nằm yên một chỗ, quán nhỏ, cây xoan đầy hoa

tím...

 Cảnh đẹp, êm ả, yên bình nhưng gợn buồn.

- Từ ngữ:

+ "Êm êm": từ láy gợi tả hình ảnh những giọt mưa rơi nhẹ điểm xuyết

cho khung cảnh, không ồn ào, vội vã hay nặng hạt mà có chút gì đó như

chầm chậm theo từng khoảnh khắc thời gian.

+ "êm êm, biếng lười, im lìm, tơi bời"… : gợi tả sự vắng lặng của chiều

quê.

 Cuộc sống yên tĩnh có phần ngưng đọng: chiều mưa lạnh, bến sông

ven làng tiêu điều, vắng vẻ; một bức tranh dường như thiếu sắc màu và

ánh sáng.

b. Khổ 2. Trên đồng quê

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;


Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa

- Hình ảnh:

+ "cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò,..."  những hình

ảnh đặc trưng của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ

+ "sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả..."  Từ ngữ diễn tả hoạt

động

 Bức tranh có sự chuyển đổi từ gam màu buồn sang sự sống, gam

màu xanh "biếc" của cỏ, từ tĩnh sang động

 Cảnh vật thân thương và bình yên quá đỗi, độc đáo và nên thơ, cảnh

quen thuộc trở nên mới mẻ, sinh động, làm vơi đi nỗi cô đơn của bến

vắng.

c. Khổ 3. Trên cánh đồng

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

- Từ ngữ, hình ảnh

+ “Xanh rờn”: màu xanh nhẹ nhàng đầy sức sống của mùa xuân

+ "cô nàng, yếm thắm": Cảnh sắc bớt vắng vẻ và trở nên ấm áp hơn.

+ "cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua" -> Câu thơ tả động để nói đến cái

tình, và nhấn mạnh nhịp sống bình yên của làng quê.

 Nhịp sống khoan thai nơi đồng quê.

+ “sắp ra hoa” -> Niềm tin của con người vào một tương lai tươi sáng.

+ Bút pháp lấy động tả tĩnh: cái giật mình của cô gái khi đàn cò vụt bay

ra.
2. Nhịp điệu và hình thức nghệ thuật của bài thơ

- Không khí thơ mộng, êm đềm, tĩnh lặng thể hiện qua:

+ Hình ảnh dân dã, hài hòa, êm dịu trong tổng thể bức tranh làng quê

thanh bình.

+ Từ ngữ gợi hình, gợi cảm: sử dụng hiệu quả biện pháp nhân hóa (đò

biếng lười, quán tranh đứng im lìm…), cách diễn đạt độc đáo (cúi ăn

mưa, cỏ non tràn biếc cỏ)…

- Nhịp sống nhẹ nhàng, chậm rãi, khoan thai thể hiện qua:

+ Hệ thống từ láy gợi cảm diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, êm đềm của đối

tượng.

+ Thiên nhiên và con người được miêu tả trong nhịp điệu chậm rãi,

khoan thai.

+ Nhịp điệu trong thơ có lúc chậm rãi, nhẹ nhàng, sâu lắng, có lúc mang

lại cảm xúc nồng nàn, sảng khoái

Trăng sáng trên đầm sen


1. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong văn bản

* Lá sen

- Trên mặt đầm sen quanh co uốn khúc là những tán lá sen san sát. Lá

sen nhô lên mặt nước rất cao, như là váy của nàng vũ nữ yêu kiều.

- Những bông sen màu trắng lốm đốm tô điểm trên những lớp lá sen,

có bông vừa dịu dàng hé nở, có bông còn e thẹn chúm chím, chúng như

những hạt ngọc châu, lại như những cánh sao trên bầu trời đêm thăm

thẳm, hoặc lại như những cô gái xinh đẹp vừa tắm xong.

- Một làn gió nhẹ thổi qua, đưa hương thơm man mác, thoang thoáng

như tiếng hát trên toà nhà cao tầng từ xa vọng tới. Giây phút này, lá và
hoa dường như có chút rung động, như tia chớp truyền khắp đầm sen

trong nháy mắt.

- Những tán lá sen vốn dựa vào nhau dày đặc, lúc này như có vết rạn

màu xanh. Dưới những tán lá sen là dòng nước chảy lặng lẽ, đã bị che

lấp, không còn nhìn thấy màu sắc của nó; thế nhưng lá sen trong gió lại

càng trở nên duyên dáng.

* Ánh trăng hòa quyện cùng lá sen

- Ánh trăng như nước chảy, lặng lẽ toả xuống mặt lá sen và hoa sen.

Lớp sương mong mỏng phủ trên đầm sen. Lá sen và hoa sen như vừa

được tắm gội bằng sữa bò, lại như được bao trùm trong giấc mộng bằng

dải lụa mỏng.

- Tuy vầng trăng đầy đặn, nhưng bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che

phủ, cho nên không được sáng tỏ cho lắm.

- Ánh trăng xuyên qua kẽ lá từ trên những rặng cây cao rọi xuống, bóng

lá cây màu đen loang lổ từng lớp trông như ma; hình bóng của những

cành liễu thưa thớt, cong cong, như vẽ lên mặt lá sen.

- Ánh trăng trên đầm sen không đồng đều, thế nhưng giữa ánh sáng và

hình bóng tạo nên một giai điệu hài hoà, như bản nhạc vi-ô-lông

(violin) nổi tiếng.

* Quang cảnh xung quanh

- Xung quanh đầm sen từ xa đến gần, từ cao đến thấp đều là cây cối,

trong đó cây dương liễu là nhiều nhất.

- Các loại cây cối rậm rạp vòng trong vòng ngoài bao quanh cả đầm sen;

chỉ có ven đường là còn mấy chỗ trống, như cố tình để dành lại cho ánh

trăng vậy. Màu sắc của cây đều âm u, thoạt nhìn như những làn khói;
thế nhưng dáng dấp của dương liễu có thể nhận ra ngay từ trong làn

khói đó.

- Trên ngọn cây là dãy núi xa xa lúc ẩn lúc hiện, chỉ là đường viền của

núi mà thôi. Giữa những hàng cây cũng có ánh sáng của mấy ngọn đèn

đường, nhưng trông có vẻ uể oải, như con mắt của người đang ngái

ngủ.

- Lúc này, nơi ồn ào nhất phải nói là tiếng ve kêu trên cây và tiếng ếch

kêu dưới nước; thế nhưng chúng ồn ào mặc chúng, còn tôi thì lòng

trống rỗng.

lại quan ái sen.

 Biện pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng thú vị, đặc sắc

 Gợi tả một không gian vô cùng lãng mạn

2. Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình

a. Yếu tố tự sự

Mấy hôm nay cảm thấy trong lòng bồn chồn không yên. Tối nay hóng

mát ngoài sân nhà, bất chợt nhớ đến đầm sen mà ngày nào cũng đi qua,

trong đêm trăng đầy đặn như thế này, có lẽ đầm sen sẽ khác hẳn ngày

thường chăng. Vầng trăng đang từ từ nhô lên, đã không còn nghe thấy

tiếng nô đùa của bọn trẻ chơi trên đường cái bên ngoài bức tường; vợ

đang vỗ về thằng Nhuận trong nhà, vừa hát ru, vừa gật gù. Tôi liền nhè

nhẹ khoác chiếc áo khoác lên mình, khép cửa đi ra ngoài.

[...]

Trên đường chỉ có mỗi mình tôi, tôi vừa vắt tay ra đằng sau lưng vừa

rảo bước. đường Tôi cảm thấy đất trời này là thuộc về tôi; tôi dường

như đã thoát khỏi bản thân vào lúc bình thường, như bước vào một thế

giới khác hẳn. Tôi thích ồn ào, cũng thích yên tĩnh; thích lúc đông vui,
cũng ưa lúc một mình. Như trong đêm nay, một mình đi dưới ánh

trăng mênh mang, tôi có thể suy tư bất cứ điều gì, và cũng có thể không

suy nghĩ gì cả, thế là tôi cảm thấy mình là con người tự do. Ban ngày có

những việc bắt buộc phải làm, những điều bắt buộc phải nói, thì lúc này

đây, có thể bỏ mặc tất cả. Đây chính là cái hay của lúc đơn độc một

mình; tôi có thể tận hưởng khung cảnh trăng sáng đầm sen trước mắt.

- Chi tiết: “Tôi” kể việc một mình đi ngắm đầm sen trong đêm trăng,

đồng thời bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về cái “thứ” đơn độc một mình.

- Tác dụng của sự kết hợp: Nội dung kể trở nên sâu sắc, gợi cảm nhờ

những yếu tố suy tư, - cảm xúc, mang đậm dấu ấn cá nhân.

b. Yếu tố trữ tình

- Chi tiết: Miêu tả và cảm nhận về đầm sen (như đã phân tích ở câu 1)

- Tác dụng: Làm rõ đặc trưng tản văn, đề cao tính cảm xúc, trải nghiệm

của tác giả

3. Các hình ảnh đặc sắc trong văn bản

– Về liên tưởng:

+ Lá sen như những cánh sao trên bầu trời.

+ Lá sen và hoa sen như vừa được tắm gội bằng sữa bò.

+ Giữa ánh sáng và hình bóng tạo nên một giai điệu hài hoà, tựa như

bản nhạc vi-ô-lông nổi tiếng.

– Về biểu cảm:

+ Mấy hôm nay cảm thấy trong lòng bồn chồn không yên.

+ Giây phút này dường như lá và hoa có chút rung động, như tia chớp

truyền khắp đầm sen trong nháy mắt.

4. Cảm hứng chủ đạo


Cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp gợi cảm và lãng mạn của đầm sen trong

đêm trăng.

5. Đặc điểm tản văn, tùy bút thể hiện trong văn bản

- Kết hợp tự sự, trữ tình: Đoạn trích kể lại một lần “tôi” đi ngắm đầm

sen trong đêm trăng. Vẻ đẹp của đầm sen dưới ánh trăng được miêu tả

trong dòng cảm xúc, suy tư của tác giả.

- Nghị luận, miêu tả thiên nhiên: Một mình đi dưới ánh trăng mênh

mang, tôi có thể suy - tư bất cứ điều gì, và cũng có thể không suy nghĩ

gì cả, thế là tôi cảm thấy mình là con người tự do.

- Những liên tưởng, phát hiện bất ngờ: Lá sen nhô lên mặt nước, như là
váy của nàng vũ nữ yêu kiều; bất chợt nhớ đến quang cảnh hái sen, tập
tục hái sen của vùng Giang Nam từ thời Lục Triều.

You might also like