Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ với nhau

Thứ nhất là tác động của đạo đức tới pháp luật
Có thể thấy đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật. Các cá

nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp pháp không phải vì họ hiểu các

quy định của pháp luật mà có thể do xuất phát từ các quy tắc của đạo đức. Nhiều quy tắc,

yêu cầu, đòi hỏi các chuẩn mực đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy

phạm pháp luật.

+ Đạo đức là cơ sở, môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật.

Đạo đức là yếu tố không thể thiếu được trong mỗi con người. Những quan niệm, quy tắc

đạo đức được thừa nhận trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một

cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn. Đối với những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí

của nhà nước sẽ cản trở thực hiện pháp luật trong thực tế

+ Nhiều quan điểm đạo đức được thể chế hoá trong pháp luật, nhiều quy tắc đạo đức phù

hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận trong pháp luật qua đó góp phần tạo nên pháp

luật.

+ Những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ trở thành tiền đề để

hình thành nên những quy phạm thay thế chúng, từ đó cũng góp phần hình thành nên

pháp luật.

+ Ý thức đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Người có ý

thức đạo đức cao trong mọi trường hợp đều nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, không lợi

dụng sơ hở, hạn chế mà lách luật, trốn luật.

Pháp luật không thể dự liệu hết được những tình huống có thể phát sinh

trên thực tế hoặc vì nhiều lý do mà không thể đáp ứng được khát vọng

về sự công bằng cho tấc cả mọi người, bởi thế mới nảy sinh hiện tượng

"lách luật". Hành vi "lách luật" có thể gây hậu quả xấu, xâm phạm lợi

ích của người khác nhưng về nguyên tắc nhà nước không thể xử lý vì

không có quy phạm pháp luật điều chỉnh. Khi ấy, điều ngăn cản chủ thể

kinh doanh có những hành động làm hại không gì khác chính là đạo đức
của họ. Dư luận xã hội, sự phẫn nộ của người tiêu dùng hay sự chống

đối của một số người từng "cùng hội cùng thuyền" cộng với những giằng xé về mặt tâm lý. .. đó là cái giá
mà nhà kinh doanh phải trả khi bỏ qua

Thứ hai là tác động của pháp luật tới đạo đức
Pháp luật không chỉ là sự ghi nhận các chuẩn mực đạo đức, mà còn là công cụ phương

tiện bảo vệ chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu bằng các biện pháp, chế tài cụ thể.

Pháp luật có vai trò to lớn trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển các quy tắc đạo đức phù

hợp, tiến bộ trong xã hội

+Pháp luật khẳng định, bảo vệ và phát huy những nguyên tắc, chuẩn mực của truyền

thống đạo đức.

+ Pháp luật không chỉ ghi nhận đạo đức mà còn là phương tiện đảm bảo cho đạo đức thực

hiện trong cuộc sống thông qua các biện pháp tác động của Nhà nước.

Những quan niệm đạo đức được pháp luật thừa nhận sẽ được đảm bảo thực hiện bằng các

biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Do đó những quan niệm đạo đức sẽ có phạm vi

tác động đến mọi chủ thể và được bảo đảm bằng các biện pháp quyền lực nhà nước.

+ Pháp luật còn có tác động giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc, ngăn

chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức.

+ Pháp luật cũng có thể loại bỏ các chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, cải tạo các chuẩn mực

đạo đức, góp phần tạo nên những chuẩn mực đạo đức mới, phù hợp hơn với tiến bộ xã

hội

You might also like