Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CHƯƠNG 1

1. Cơ sở lý luận vốn và nguồn vốn ( NGÂN )


1.2. Khái niệm của vốn
Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp
được sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Nói cách khác, Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và được bổ sung trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp được gọi là vốn.
* Vai trò của vốn
1.Vốn là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Vốn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, thâm nhập vào thị
trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh
nghiệp trên thương trường
3. Trong doanh nghiệp vốn còn đóng vai trò thể hiện ở chức năng giám đốc tài
chính đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
4. Vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ
khoản mua sắm vật tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm
5. Vốn nhiều hay ít vào doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc
đẩy mạnh kinh doanh.
6. Vốn cũng là nguồn lực để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp,
* Đặc điểm vốn
Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình
Vốn luôn gắn với một chủ sử hữu nhất định
Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định
Vốn luôn vận động vì mục tiêu sinh lời
Vốn có giá trị về mặt thời gian
Vốn là một hàng hoá đặc biệt
1.3. Khái niềm của nguồn vốn
Nguồn vốn là nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạo
ra sự tăng thêm tổng tài sản cho doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư,
doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.
1.4 Vai trò của nguồn vốn
* Vai trò nguồn vốn
1) Một doanh nghiệp nếu muốn vận hành và phát triển bền vững thì cần phải
sở hữu cho mình nguồn vốn kinh doanh
2) Nguồn vốn là nhân tố giữ vai trò quyết định trong việc sinh tồn và phát
triển của một doanh nghiệp.
3) Nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư phát triển sẽ tác động đến tổng cung -
tổng cầu và sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
4) Nguồn vốn gia tăng sự phát triển về mặt công nghệ - kỹ thuật của một quốc
gia.
*Đặc điểm của nguồn vốn
a. Nguồn vốn có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng một
trong những cách phân loại phổ biến là theo nguồn gốc và tính chất của
vốn
b. Nguồn vốn có giá trị theo thời gian, do tác động của khả năng sinh lời và
rủi ro
c. Nguồn vốn có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
d. Nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế
1.2 Huy động và sử dụng vốn trong nghiệp ( MANH)
* Các phương pháp huy động vốn
* Vốn góp ban đầu:
* Huy động vốn từ lợi nhuận không chia:
* Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu:
* Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng:
* Huy động vốn bằng tín dụng thương mại:
* Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu:
* Ngoài các hình thức huy động vốn như trên, doanh nghiệp còn có thể
huy động vốn vay từ cá nhân, tổ chức khác; quỹ đầu tư cá nhân, tổ chức; cho
thuê tài chính,…
*Nhân tố ảnh hưởng huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp
* Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn:
i. Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp đó là trạng thái của nền kinh tế. Các yếu tố quan trọng mà doanh
nghiệp cần phân tích là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá
hối đoái và tỷ lệ lạm phát.
ii. Thứ hai đó chính là ngành nghề kinh doanh hay lĩnh vực sản xuất của
doanh nghiệp
iii. Quy mô và cơ cấu tổ chức, trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý
của doanh nghiệp
iv. Ngoài ra, một số các yếu tố khác thuộc phạm vi môi trường kinh doanh
như chính sách thuế, tâm lý người dân, tâm lý của chủ doanh nghiệp …
cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp
*Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn:
- Nhóm nhân tố khách quan:
+ Nhân tố kinh tế:
+ Nhân tố pháp lý:
+ Nhân tố công nghệ:
+ Nhân tố khách hàng:
+ Nhân tố giá cả
- Nhóm các nhân tố chủ quan:
+ Nhân tố con người:
+ Khả năng tài chính:
+ Trình độ trang bị kỹ thuật:
+ Công tác quản lý, tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh:

CHƯƠNG 2
1. Tổng quan về công ty Vinamilk ( HƯƠNG)
Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên quyết định số
155/2003QD-BCN ngày 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh
nghiệp Nhà nước Công Ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt
Nam.
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam
Dairy Products Joint Stock Company).
Là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng
như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của
Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá
trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát.
Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương
vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu
“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng”
và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình
chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng
Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu
vực, lãnh thổ. Vì thế vnm tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn
đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết
đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
* Ý nghĩa biểu tượng :
- 2 điểm lượn trên và dưới của logo tượng trưng 2 giọt sữa trong dòng
sữa.
- Biểu tượng trung tâm :
+ Nghĩa của chữ: (VINA) :Việt nam
+ Nghĩa của chữ: (M) : Milk (sữa)
+ Nghĩa của chữ: (V) : Victory (Thắng lợi, chiến thắng và tiến lên)
+ Màu xanh nền: Biểu tượng đồng cỏ, thiên nhiên, nguồn dinh dưỡng…
2. Thực trang huy động và sử dụng vốn ( HOA)
Nhu cầu vốn
* Quản lý vốn lưu động
- Vốn bằng tiền: Từ kết quả sản xuất kinh doanh khả quan liên tục trong
nhiều năm, Công ty đã duy trì được giá trị vốn bằng tiền ở mức cao, đồng thời
quản lý dòng tiền có hiệu quả, linh hoạt và an toàn, đảm bảo đáp ứng đầy đủ
nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như các sự án đầu tư tư theo kế
hoạch.
- Nợ phải thu khách hàng: Chiếm 14% tổng tài sản ngắn hạn.
- Hàng tồn kho: Chiếm 17% tài sản ngắn hạn
- Nợ phải trả người bán ngắn hạn: Chiếm 10% tổng nguồn vốn
* Huy động vốn
- Nguồn huy động: ngắn hạn, dài hạn.
Vào tháng 8/2020: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk công bố phát
hành cố phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, với trị giá hơn
3.482 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2020, cổ phiếu Vinamilk đóng cửa ở mức giá 108.800
đồng. Tại mức giá này, cổ phiếu Vinamilk đã ghi nhận mức tăng 12.9% tính từ
đầu năm.
Giá vốn hàng bán hợp nhất trong nước đạt 7.547 tỷ đồng trong quý 1 năm
2020 tăng trưởng 7.3% so với cùng kỳ 2019 là 7.034 tỷ. Trong khi giá vốn
Nước ngoài trongquý 1 năm 2020 là 1.159 tăng 8.3% so với quý 1 năm ngoái là
1.070
Cơ cấu vốn của Vinamilk chủ yếu được từ nguồn vốn chủ sở hữu, nên các
chỉ số thanh toán của Công ty khá tốt.
Sử dụng nguồn vốn
* Kinh doanh
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất (trừ
hóa chất có tính độc hại mạnh), nguyên liệu.
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê
- Kinh doanh kho, bến bãi, vận tải.
* Sản xuất
- Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống không cồn, nước khoáng, thực
phẩm chế biến, bao bì, sản phẩm nhựa
- Phòng khám đa khoa
- Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và thực phẩm
khác;
- Sản xuất, chăn nuôi, chế biến và kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi
* Đóng góp cộng đồng
- Đặc biệt trong suốt thời kỳ dịch bệnh, tính đến nay, Vinamilk đã dành
95 tỷ đồng (16/9/2021) ngân sách cho hoạt động cộng đồng chống dịch với các
hoạt động như: Ủng hộ 10 tỷ đồng vào quỹ vaccine phòng chống COVID-19
Việt Nam.
+ Ủng hộ 18 tỷ đồng tiền mặt vào việc mua thiết bị y tế.
+ Dành tặng 2 triệu sản phẩm, tương đương 15 tỷ đồng hỗ trợ dinh dưỡng
cho trẻ em, cộng đồng và tuyến đầu chống dịch.
Thành tựu về huy động vốn
* Hiệu quả tài chính vững mạnh: VNM liên tục đạt được kết quả tài chính
ấn tượng, phản ánh việc huy động vốn hiệu quả
* Kênh tài trợ đa dạng: VNM đã đa dạng hóa thành công các nguồn vốn
thông qua quan hệ đối tác và hợp tác hiệu quả.
* Nguồn tài trợ chiến lược dài hạn: Bằng cách kéo dài thời gian đáo hạn
nợ và đạt được lãi suất ưu đãi nhờ uy tín tín dụng, công ty đã đảm bảo cơ cấu
vốn ổn định và bền vững.
Hạn chế trong huy động vốn:
* Quá phụ thuộc vào nợ: công ty cần thận trọng với rủi ro liên quan đến
đòn bẩy tài chính quá mức
* Hạn chế tham gia của cổ đông thiểu số: sự tham gia của cổ đông thiểu
số vẫn còn tương đối thấp
Thành tựu về sử dụng vốn
* Quyết định đầu tư chiến lược VNM đã thể hiện sự thận trọng và hiệu
quả trong việc phân bổ vốn cho các dự án nâng cao giá trị
* Nghiên cứu và phát triển liên tục (R&D): Hoạt động này giúp thúc đẩy
tăng trưởng doanh thu mà còn thúc đẩy nhận diện thương hiệu và lòng trung
thành của khách hàng.
* Quản lý vận hành hiệu quả: Thực tiễn quản lý vận hành mạnh mẽ của
VNM đã giúp công ty tối ưu hóa cơ cấu chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và
duy trì mức giá cạnh tranh.
Hạn chế trong sử dụng vốn
* Quản lý rủi ro và đa dạng hóa: VNM cần tăng cường khung quản lý rủi
ro để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả.
* Tăng cường tích hợp chuỗi giá trị: Mặc dù VNM đã có những bước tiến
đáng kể trong việc mở rộng phạm vi sản phẩm của mình nhưng công ty vẫn có
thể tăng cường hơn nữa việc tích hợp chuỗi giá trị để thu được giá trị gia tăng.

CHƯƠNG 3
Định hướng huy động vốn của Công ty ( HƯỜNG)
Ngành sữa sẽ huy động tối đa mọi nguồn vốn trong xã hội như vốn tín
dụng thuộc các chương trình của nhà nước, huy động từ việc bán trái phiếu, cổ
phiếu, vốn FDI, ODA cho việc đầu tư vào các dự án chế biễn sữa cũng như các
dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
3.2.1. Tối ưu hóa quản lý tài sản
Việc quản lý tài sản có thể tối ưu hóa cơ cấu tài chính của công ty, giúp
giảm mức thuế và tối ưu hóa việc sử dụng tài chính.
3.2.3. Tối ưu hóa cơ cấu vốn
Vinamilk nên xem xét lại cơ cấu vốn của mình và tìm cách tối ưu hóa nó.
Điều này có thể bao gồm việc sử dụng vốn tự có một cách hiệu quả hơn và đảm
bảo rằng vốn vay được sử dụng để đầu tư vào các dự án có lợi nhuận cao.
3.2.4. Tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài
Vinamilk có thể xem xét việc tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài, như huy
đồng vốn từ các nhà đầu tư, ngân hàng, hoặc tổ chức tài chính. Điều này có thể
giúp họ có thêm nguồn vốn để đầu tư vào mở rộng sản xuất hoặc nghiên cứu và
phát triển.
3.2.5. Tăng cường lợi nhuận từ sản phẩm hiện có
Vinamilk nên tập trung vào tối ưu hóa lợi nhuận từ các sản phẩm hiện có
bằng cách tăng giá trị gia tăng và nâng cao hiệu quả sản xuất. Điều này có thể
giúp họ tạo ra thêm lợi nhuận để huy động và sử dụng vốn hiệu quả hơn.
3.2.6. Đầu tư vào các dự án có lợi nhuận cao
Công ty có thể tìm kiếm các dự án có lợi nhuận cao và tiềm năng phát
triển, như việc mở rộng sản xuất hoặc phát triển sản phẩm mới. Đầu tư vào
những dự án này có thể giúp vinamilk tạo ra thêm lợi nhuận và tăng giá trị cho
công ty.
3.3.7. Tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng và các đối tác chính
Để duy trì họat động và phát triển, Vinamilk cần huy động vốn từ các
nguồn tài trợ bên ngoài, trong đó ngân hàng thường là một nguồn tài trợ quan
trọng. Mối quan hệ tốt với các ngân hàng giúp Vinamilk dễ dàng truy cập các
sản phẩm tài trợ như vay vốn hoặc thỏa thuận tín dụng.
3.2.8. Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược marketing
hiệu quả
Do đó, Vinamilk cần có chiến lược marketing để quảng bá về chất lượng
sản phẩm, cũng như để thu hút khách hàng, cạnh tranh với thị trường khi mà
ngày càng có nhiều hãng sữa nổi lên.
3.2.9. Đổi mới tổ chức quản lý cho phù hợp, hiệu quả hơn
Để doanh nghiệp vận hành được nhịp nhàng, cân đối, đạt hiệu quả, thì đây
là khâu vô cùng quan trọng, mang tính quyết định.
iệu quả trên mọi mặt hoạt động, làm việc với thái độ chuyên nghiệp
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.3.1 Quản lý tồn kho hiệu quả
Công ty nên duyệt xét và tối ưu hóa quả lý tồn kho. Điều này bao gồm
giảm thiểu tồn kho không cần thiết, theo dõi chu kỳ cung cấp, và đảm bảo rằng
tồn kho luôn ở mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất và cung
cấp.
3.3.2. Tối ưu hóa quá trình sản xuất
Tối ưu hóa quá trình sản xuất giúp Vinamilk tăng hiệu suất sản xuất, sản
xuất nhiều sản phẩm hơn trong một khoảng thời gian cố định. Điều này giúp
tăng doanh thu và lợi nhuận.
3.3.3. Duy trì quản lý tài chính chặt chẽ
Duy trì quản lý tài chính chặt chẽ giúp Vinamilk duy trì tính ổn định trong
tài chính. Điều này bao gồm việc kiểm soát tiền mặt, quản lý nợ, và duy trì mức
nợ cân đối để tránh tình trạng thiếu tiền hoặc quá nợ.
3.3.4. Quản lý nợ khách hàng và nhà cung cấp
Quản lý nợ khách hàng và nhà cung cấp giúp đảm bảo rằng tài chính của
Vinamilk được điều hành một cách hiệu quả. Điều này có thể bao gồm việc thu
tiền từ khách hàng đúng hạn và thanh toán các khoản nợ đối với nhà cung cấp
theo các điều khoản đã thỏa thuận.
3.3.5. Phát triển chiến lược tài chính dài hạn
Một chiến lược tài chính dài hạn giúp Vinamilk xác định mục tiêu và
hướng đi cụ thể trong tương lai. Điều này giúp công ty tập trung vào những ưu
tiên dài hạn và trách bị lạc hướng bởi áp lực ngắn hạn.
3.3.6. Diversity (đa dạng) nguồn thu
Công ty có thể tìm cách mở rộng vào các lĩnh vực kinh doanh khác để tạo
ra nguồn thu đa dạng hơn. Điều này có thể giúp giảm rủi ro và tạo thêm nguồn
thu để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

You might also like