Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÂU HỎI ÔN TẬP

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC KIỂM TRA CUỐI KÌ 2- MÔN GDCD


KHỐI 12- NĂM HỌC 2022 -2023
Nội dung ôn tập: Bài 6, 7,8
Câu 5: Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết lần đầu hoặc lần hai của người đứng
đầu cơ quan giải quyết khiếu nại thì họ có quyền chọn cách nào sau đây?
A. Khởi kiện vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân.
B. Đề nghị truy cứu trách nhiệm dân sự với người giải quyết khiếu nại lần đầu.
C. Khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân.
D. Kiện ra tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân.
Câu 9: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T và chị S cùng bàn bạc, thống
nhất phiếu bầu, bà N yêu cầu hai người làm lại phiếu. Nhưng anh T và chị S không đồng ý và mỗi người
tự tay bỏ phiếu của mình và hòm phiếu rồi ra về. Cũng thời điểm đó, chị H đã viết bầu và bỏ phiếu vào
hòm phiếu giúp cụ V là người không biết chữ. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp và
bỏ phiếu kín?
A. Anh T, chị S và bà N. B. Chị S, anh T, chị H và cụ V.
C. Cụ V và bà N. D. Chị H và cụ V.
Câu 13: Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Không ai bị bắt, nếu không có sự phê chuẩn của Ủy ban nhân dân các cấp.
B. Không ai bị bắt, nếu không có sự chứng kiến của đại diện gia đình bị can, bị cáo.
C. Không ai bị bắt, nếu không có phê chuẩn của Viện Kiểm sát các cấp.
D. Không ai bị bắt, nếu không có sự đồng ý của các tổ chức xã hội tại địa phương.
Câu 17: Những ai được thực hiện quyền tố cáo?
A. Mọi cá nhân, tổ chức. B. Những công dân đủ 18 tuổi trở lên.
C. Mọi công dân. D. Những người không vi phạm pháp luật.
Câu 19: Người làm nhiệm vụ chuyển phát thư tín, điện tín vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín khi
A. Lưu giữ biên lai nhận bưu phẩm. B. Sử dụng hình thức chuyển phát nhanh.
C. Quảng cáo dịch vụ viễn thông. D. Tự ý bóc mở thư tín của khách hàng.
Câu 21: Công dân bày tỏ ý kiến với các đại biểu Quốc hội về thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa
phương trong dịp tiếp xúc với cử tri cấp cơ sở là thể hiện quyền nào sau đây?
A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Khai thác thông tin.
C. Quản lý nhân sự. D. Tự do ngôn luận.
Câu 24: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân được thực hiện bằng việc làm nào
sau đây?
A. Tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội tại nhà trường.
B. Tham gia lao động công ích tại địa phương.
C. Tham gia giám sát, kiểm tra dự án xây dựng nhà văn hóa xã.
D. Tuyên truyền chính sách của Đảng, của Nhà nước ở cộng đồng dân cư.
Câu 26: Các bạn M, P, Y, T là học sinh lớp 12G, cùng thích mạng xã hội. Trong khi M lập zalo của
nhóm để chia sẻ giữa bốn người thì P lại thường lên mạng xã hội bàn luận về quyền trẻ em. Y lại thích
tìm hiểu trời trang nên thường đăng các bài bình luận về vấn đề này trên mạng. T thì không thể can ngăn
bạn đánh nhau và còn quay clip, sau đó đăng lên Fcebook để được nhiều người vào bình luận. Theo em,
những bạn nào dưới đây thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận?
A. Bạn M, P và T. B. Bạn M, P, Y, T. C. Bạn Y và T. D. Bạn Y và P.
1
Câu 27: Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu
cử) đều được tham gia bầu cử, thể hiện nguyên tắc
A. bỏ phiếu kín. B. trực tiếp. C. phổ thông. D. bình đẳng.
Câu 34: Ý kiến nào sau đây sai với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Công an được khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát.
B. Công an được khám nhà tội phạm khi có lệnh của thủ trưởng cơ quan điều tra.
C. Công an được khám nhà khi có quyết định của Tòa án nhân dân.
C. Công an không được khám nhà khi có quyết định của Tòa án nhân dân.
Câu 37: Một trong những nội dung của quyền tự do ngôn luận là mọi công dân có quyền
A. bày tỏ quan điểm của mình. B. chia sẻ mọi loại thông tin.
C. ủy nhiệm nghĩa vụ bầu cử. D. sưu tầm tài liệu tham khảo.
Câu 38: Quyền bầu cử và ứng cử là
A. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội.
B. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực dân sự.
C. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.
D. quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
Câu 39: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân, thông qua đó nhân dân thực thi
A. hình thức dân chủ trực tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
B. hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
C. quyền tự do ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
C. quyền tự do ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
Câu 40: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc
A. Trực tiếp, dân chủ, tự nguyện, bình đẳng. B. Gián tiếp, tự nguyện, bình đẳng, tự do.
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. D. Tự nguyện, bình đẳng, tự do, dân chủ.

Câu 42: Khẳng định nào dưới đây là đúng với quyền bầu cử của công dân?
A. Người đủ 18 tuổi trở lên, trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử.
B. Những người đủ 21 tuổi trở lên, trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử.
C. Người đủ 19 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
D. Những người đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
Câu 44: Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu
cử) đều được tham gia bầu cử, thể hiện nguyên tắc
A. phổ thông. B. bình đẳng. C. trực tiếp. D. bỏ phiếu kín.
Câu 45: Quy định mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu, mỗi lá phiếu có giá trị như nhau, thể hiện nguyên
tắc
A. phổ thông. B. bình đẳng. C. trực tiếp. D. bỏ phiếu kín.
Câu 46: Những người được tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là
A. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, không vi phạm pháp luật.
B. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
C. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật.
D. Mọi công dân Việt Nam không vi phạm pháp luật.
Câu 49: Tại một điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, do tuổi đã cao, cụ Q nhờ anh D và được anh D
đồng ý viết hộ phiếu bầu theo ý cụ. Sau đó, cụ Q tự tay bỏ phiếu bầu đó vào hòm phiếu. Cụ Q đã vi phạm
nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Đại diện. B. Bỏ phiếu kín. C. Gián tiếp. D. Được ủy quyền.
2
Câu 50: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội có nghĩa là mọi công dân được biểu quyết các vấn
đề trọng đại khi nhà nước
A. tổ chức trưng cầu ý dân. B. yêu cầu giãn cách xã hội.
C. tiến hành hoạt động cứu trợ. D. ban bố tình trạng khẩn cấp.
Câu 51: Chủ thể nào dưới đây có quyền giải quyết khiếu nại?
A. Chủ tịch UBND các cấp. B. Thủ trưởng cơ quan công an các cấp.
C. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. D. Chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 54 (: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị
pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào dưới đây?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Công bằng. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 55 (TH): Biểu hiện nào dưới đây là vi phạm quyền quản lý Nhà nước và xã hội của công dân?
A. Chính quyền xã giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng thiếu công khai.
B. Chính quyền xã quyết định đề án định canh, định cư mặt dù có một số ý kiến của nhân dân không nhất
trí.
C. Chính quyền xã công khai các khoản chi tiêu của địa phương.
D. Chính quyền xã triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho dân biết.
Câu 56 (TH): . Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt
bằng thuộc nội dung quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. B. Quyền bầu cử và ứng cử.
C. Quyền khiếu nại và tố cáo. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và điện
tín.
Câu 57 (TH): Công dân thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. D. Quyền về đời sống xã hội.
Câu 58 (TH): Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của xã phường là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.B. Những việc dân bàn và quyết định trực
tiếp.
C. Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã phường quyết định.
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 59 (TH): Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp
luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là biểu hiện quyền
A. ứng cử. B. bầu cử. C. tố cáo. D. khiếu nại.
Câu 60 (TH): Công dân sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết
định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?
A. Quyền tố cáo. B. Quyền ứng cử. C. Quyền bầu cử. D. Quyền khiếu nại.
Câu 61 (TH): Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
A. Công ty tư nhân có quyền khiếu nại. B. Công ty tư nhân không có quyền khiếu nại.
C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại. D. Người không biết chữ không có quyền khiếu nại .
Câu 62 (TH): Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là
ai trong các trường hợp dưới đây?
A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo.
B. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của người bị tố cáo.
C. Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ.
D. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
3
Câu 63 (TH): Theo quy định, người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và phiếu bầu đến nơi
ở của cử tri. Việc này thể hiện nguyên tắc
A. trực tiếp, bỏ phiếu kín. B. phổ thông, bỏ phiếu kín. C. bình đẳng, phổ thông. D. phổ thông, trực tiếp.
Câu 64 (VD): Sau khi được Hạt trưởng hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh K đôi lần bắt gặp Hạt
trưởng tiếp tay cho lâm tặc vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Trong trường hợp này, anh K cần lựa
chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Gửi đơn tố cáo. B. Làm đơn khiếu nại.
C. Nhờ phóng viên viết bài. D. Im lặng vì nể nang.
Câu 65 (VDC): Vào ngày bầu cử, anh A có việc bận nên nhờ con trai là S đi bỏ phiếu thay mình. Tới nơi
bầu cử, S gặp X là bạn học cũng đang đi bỏ phiếu cho mẹ. Khi S và X chuẩn bị bỏ phiếu, anh K tổ kiểm
phiếu, lại đề nghị hai em bỏ phiếu cho cháu mình là Y. Những ai vi phạm nguyên tắc trực tiếp trong bầu
cử?
A. Anh A và S. B. Anh A, anh K. C. Anh A, anh K và mẹ X. D. Anh A, mẹ X, S và X.
Câu 66 (VDC): Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu và bỏ phiếu
vào hòm phiếu giúp cụ K là người không biết chữ. Sau đó, chị A phát hiện anh B và anh C cùng bàn bạc,
thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh B và anh C
không đồng ý và mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm
nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Anh B và anh C. B. Chị A và cụ K. C. Chị A, anh B và anh C. D. Chị A, cụ K và anh C.
Câu 68 (VDC): Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối mức kinh phí
đóng góp xây dựng nhà văn hóa do ông A Chủ tịch xã đề xuất nhưng chị K là thư kí cuộc họp không ghi
ý kiến của anh D vào biên bản. Khi bà M phát hiện và phê phán việc này, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M ra
khỏi cuộc họp. Sau đó, chị G là con gái bà M đã viết bài nói xấu ông A trên mạng xã hội. Những ai dưới
đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Ông A, chị K, chị G và bà M. B. Ông A và chị K. C. Ông A, chị K và chị G. D. Ông A và chị
G.
Câu 69 (VDC): Nhận được tin báo ông A nghi ngờ nhà bà B chứa tội phạm bị truy nã, muốn lập công
nên ông C công an xã vội vã ập vào nhà bà B để khám xét. Vì ở nhà một mình, cháu D học sinh lớp ba
hoảng sợ bỏ chạy sang nhà ông G. Vốn có mâu thuẫn với ông C, lập tức ông G giấu cháu D vào nhà kho
rồi bỏ về quê. Sau hai mươi tiếng tìm con không được, bà B đến nhà ông C đập phá đồ đạc nhằm gây sức
ép. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Ông C, ông G và bà B. B. Ông C và bà B. C. Ông A, ông C, ông G và bà B. D. Ông G và bà B.
Câu 70 (VDC): Vào ngày bầu cử, anh A có việc bận nên nhờ con trai là S đi bỏ phiếu thay mình. Tới nơi
bầu cử, S gặp X là bạn học cũng đang đi bỏ phiếu cho mẹ. Khi S và X chuẩn bị bỏ phiếu, anh K tổ kiểm
phiếu, lại đề nghị hai em bỏ phiếu cho cháu mình là Y. Những ai vi phạm nguyên tắc trực tiếp trong bầu
cử?
A. Anh A và S, X. B. Anh A, anh K, S, mẹ X.
C. Anh A, anh K và mẹ X. D. Anh A, mẹ X, S và X.
Câu 71: Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học thuộc quyền nào dưới
đây?
A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
Câu 76: Nhà nước áp dụng chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em là tạo điều kiện để các em
hưởng quyền được
A. tự quyết. B. tham vấn. C. giám định. D. phát triển.
Câu 77: Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho người học giỏi, có năng khiếu
được phát triển là
4
A. ban hành chính sách pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp.
B. thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bòi dưỡng tài năng.

You might also like