Quản Trị Chiến Lược Ngân Hàng Acb

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU..............................................2


1. Thông tin khái quát.................................................................................................2
2. Các hoạt động kinh doanh chiến lược....................................................................2
3. Địa bàn kinh doanh.......................................................................................................2
4. Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của Ngân hàng...................................................3
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI NGÂN HÀNG................................................4
1. Tác động của nhân tố vĩ mô....................................................................................4
a) Nhân tố kinh tế.................................................................................................................4
b) Nhân tố chính trị - pháp luật...........................................................................................5
c) Nhân tố công nghệ...........................................................................................................6
d) Nhân tố văn hóa – xã hội.................................................................................................6
2. Đánh giá chung về ngành........................................................................................7
3. Nhân tố thành công chủ yếu trong ngành.............................................................7
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG NGÂN HÀNG.............................................7
1. Sản phẩm và thị trường chủ yếu của ngân hàng..................................................8
2. Đánh giá nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của ngân hàng Á Châu..........8
a) Chuỗi giá trị của ngân hàng............................................................................................8
b) Năng lực cạnh tranh......................................................................................................10
III. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT.........................................................................................14
1. Điểm mạnh..............................................................................................................14
2. Điểm yếu.......................................................................................................................14
3. Thách thức....................................................................................................................15
4. Cơ hội......................................................................................................................15
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
1. Thông tin khái quát
• Tên giao dịch:
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Á Châu
- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB
• Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301452948
- Đăng ký lần đầu: Ngày 19 tháng 5 năm 1993
- Đăng ký thay đổi lần thứ 38: Ngày 04 tháng 7 năm 2022
• Vốn điều lệ: 33.774.350.940.000 đồng (Bằng chữ: Ba mươi ba nghìn, bảy
trăm bảy mươi bốn tỷ, ba trăm năm mươi triệu, chín trăm bốn mươi nghìn đồng.)
• Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
• Số điện thoại: (84.28) 3929 0999
• Số fax: (84.28) 3839 9885
• Website: www.acb.com.vn
• Mã cổ phiếu: ACB
2. Các hoạt động kinh doanh chiến lược
- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ và vàng
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ
ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc.
- Thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; Lưu ký, tư
vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành;
- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và
các dịch vụ ngân hàng khác
3. Địa bàn kinh doanh
Đến cuối năm 2022, ACB có 384 chi nhánh (CN) và phòng giao dịch (PGD) hoạt động
tại 49 tỉnh thành trong cả nước. Các thị trường trọng điểm gồm có TP. Hồ Chí Minh, Đông Nam
Bộ, miền Trung và Hà Nội. Thị phần cho vay và thị phần tiền gửi khách hàng của ACB tăng so
với năm 2021, lần lượt đạt 3,40% và 3,50%.
TP. Hồ Chí Minh luôn là khu vực đầu tàu của ACB về tăng trưởng và chiếm thị phần lớn
trong toàn hệ thống với 137 CN và PGD, chiếm 64% tổng tiền gửi, 43% tổng dư nợ cho vay và
mang lại 51% tổng doanh thu cho toàn hàng.
4. Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của Ngân hàng.
 Tầm nhìn chiến lược: Ngân hàng Á Châu phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu Việt
Nam có khả năng sinh lời cao với chiến lược nhất quán ở ba mảng kinh doanh. Mảng khách hàng
cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa là hai mảng ưu tiên chính, mảng khách hàng doanh nghiệp
lớn là ưu tiên có chọn lọc.
 Mục tiêu chiến lược: Tăng trưởng tổng doanh thu của mảng khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức 20%/năm, đem lại trải nghiệm tót nhất cho khách hàng và là
một trong các ngân hàng có khả năng sinh lời cao hàng đầu với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu trên 20%.
 Định hướng phát triển: Lấy mô hình ESG của ACB làm nền tảng để khuyến khích các
bên hữu quan thực hành ESG và nhân rộng mô hình này đến ngày càng nhiều cá nhân và tổ chức
tại Việt Nam,” ACB hướng tới phát triển bền vững trên cả ba trụ cột gồm Môi trường, Xã hội, và
Quản trị như sau:
+ Môi trường: Hướng tới net zero với kỳ vọng lan tỏa các giá trị xanh của ACB tới các
bên hữu quan và làm thay đổi nhận thức bảo vệ môi trường của 1 triệu người dân Việt Nam trong
vòng năm năm tới.
+ Xã hội: Tập trung xây dựng khía cạnh nội tại, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho
nhân viên, chú trọng nâng cao chất lượng nhân sự và thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng; đẩy
mạnh truyền tải các giá trị cốt lõi của ACB tới khách hàng thông qua việc nâng cao chất lượng
dịch vụ, tăng trải nghiệm khách hàng và bảo mật thông tin khách hàng; thực hiện tốt các trách
nhiệm, đóng góp vì cộng đồng và xã hội.
+ Quản trị: Tuân thủ quy định của pháp luật và áp dụng thông lệ tốt về quản trị công ty;
xây dựng và duy trì văn hóa công ty lành mạnh; phát triển an toàn, hiệu quả và cạnh tranh; gắn
kết, đảm bảo lợi ích cho các cổ đông, nhà đầu tư và các bên hữu quan.
 Sứ mạng:
+ Xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, đạo đức tốt, tác phong làm việc hiện đại
trong một môi trường làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp.
+ Tạo lập giá trị đầu tư bền vững cho chủ sở hữu, cổ đông, đối tác và khách hàng dựa trên
tính chuyên nghiệp trong tổ chức đầu tư, tính trung thực và công bằng.
 Đánh giá tầm nhìn và sứ mạng của Ngân hàng ACB
ACB đưa ra chiến lược đổi mới trong giai đoạn năm 2019 – 2024 để đạt được mục tiêu là
trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam có khả năng sinh lời cao với chiến lược nhất quán từ ba
mảng kinh doanh. Cụ thể là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn. Điều này
cho thấy định hướng rõ ràng của ACB về đối tượng khách hàng, thị trường của Ngân hàng trong
giai đoạn này.
Trong chiến lược này ACB đưa ra mục tiêu là tăng trưởng tổng doanh thu của mảng
khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức 20%/năm, khả năng sinh lời cao hàng
đầu với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trên 20%. Điều này là để đáp ứng mong đợi của cổ
đông về sự phát triển của ngân hàng trong giai đoạn 2019 – 2024.
ACB đưa ra con số cụ thể ở mức 20%/năm cho thấy Ban lãnh đạo đã có những chiến
lược, hoạt động cụ thể để đưa Ngân hàng đạt mức tăng trưởng tổng doanh thu 20%/năm. Trong
giai đoạn năm 2019 – 2023, bảng tổng kết tài sản của ACB thể hiện sự tiếp tục tăng trưởng bền
vững và chất lượng, năm 2022 tăng trưởng 15% tổng tài sản, tín dụng tăng trưởng 14%, tỷ lệ nợ
xấu nằm trong mức an toàn. ACB đã cho thấy sự bền vững của Ngân hàng trước những biến cố
lớn và sự đảm bảo đối với cổ đông về lợi ích hiện tại và lợi ích lâu dài trong tương lai.
ACB còn đưa ra nội dung đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong chiến lược 5
năm của mình để đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Đứng trước sự đa dạng về sản phẩm dịch
vụ Ngân hàng, đổi mới về công nghệ như hiện nay thì để có lượng khách hàng trung thành và
gắn bó, các ngân hàng phải mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình trong từng
sản phẩm dịch vụ. Nhận thấy sự tất yếu đó và thực tế thị trường, ACB đặt mục tiêu trải nghiệm
tốt nhất của khách hàng lên hàng đầu.
Đứng trước bối cảnh thực tế tại thị trường Việt Nam, ACB đã đưa ra chiến lược và sứ
mạng hợp lý. Đây là một chiến lược có sự bền vững, dễ hiểu, minh bạch với các cổ đông, có sự
khả thi với tiềm lực hiện tại của ACB và phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội hiện tại.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI NGÂN HÀNG
1. Tác động của nhân tố vĩ mô
a) Nhân tố kinh tế.
Kinh tế Việt Nam đã vượt qua năm 2022 đầy khó khăn và thách thức, đạt được một số
thành quả rất ấn tượng. 13/15 chỉ tiêu kế hoạch đầu năm đã được hoàn thành và hoàn thành vượt
mức, nhất là tăng trưởng GDP đạt 8,02%, mức cao nhất kể từ năm 2012 và kiểm soát lạm phát
bình quân ở mức 3,15% so với mục tiêu 4%.
Tuy nhiên Việt Nam đã và sẽ phải ứng phó với nhiều thách thức cả bên trong trong lẫn
bên ngoài. Nhu cầu hàng hóa dịch vụ của Việt Nam đang sụt giảm dần, nhất là từ các đối tác lớn,
kể từ cuối quý III/2022 và còn tiếp tục trong năm 2023 do kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại,
suy thoái có thể xảy ra khiến xuất khẩu mất dần động lực tăng trưởng. Cầu nội địa không đủ bù
đắp để tạo động lực thay thế do giải ngân đầu tư công vẫn ì ạch. Tiêu dùng của dân cư chậm lại
vì phải tận dụng tối đa những nguồn tích lũy để chống chọi với khó khăn thời dịch bệnh, nay lại
thiếu hoặc mất việc làm. Kinh doanh đã và sẽ còn khó hồi phục nhanh vì lãi suất tăng cao và cơ
hội tiếp cận tín dụng bị hạn chế. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, một kênh huy động vốn
quan trọng, bị đình đốn và sẽ còn có những bất ổn khó lường. Bất động sản có thể đến cuối năm
2023 mới bước đầu hồi phục nếu có những hỗ trợ tốt hơn về tài chính và pháp lý. Một vài TCTD
yếu kém đã kinh doanh thua lỗ, thanh khoản thiếu hụt, đang và sẽ làm cho cả hệ thống ngân hàng
phải chịu những tác động tiêu cực kéo dài, nhất là từ cuối quý III/2022 và sẽ còn dai dẳng trong
thời gian tới.
Chỉ số PMI sản xuất giảm dần từ những tháng cuối năm 2022: Từ 52,5 tháng 9 sang
tháng 10 còn 50,6; tháng 11 còn 47,2; đến tháng 12 chỉ còn 46,4 dưới mức tăng trưởng và dự báo
có thể còn ở mức thấp trong quý I/2023. Mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,50% tuy không quá tham
vọng, nhưng không dễ trở thành hiện thực, nếu vẫn kéo dài tình trạng thiếu vắng những quyết
sách điều hành khôn khéo, linh hoạt, quyết liệt và dũng cảm của các ngành, các cấp của bộ máy
Nhà nước.
b) Nhân tố chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định so với các nước trong khu vực
và trên thế giới, là một trong những điểm mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho
nghành tài chính – Ngân hàng mở rộng và phát triển ổn định.
Tại Việt Nam, sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của hệ thống tài chính nói riêng
đã đặt ra yêu cầu có quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam là NHTW và các cơ quan liên quan trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền
tệ. Bên cạnh đó, đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế, nhiều văn bản mới đã được ban hành
trong thời gian qua; nhiều chủ trương, chính sách và định hướng của Đảng và Nhà nước về hoạt
động ngân hàng nói chung và NHNN nói riêng đã được ban hành, nên cần có hệ thống văn bản
pháp luật ngân hàng đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý để thể chế hóa các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
Năm 2022, NHNN vẫn kiên trì theo đuổi chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, bám sát
mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân khoảng 4%; tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế lấy lại đà tăng
trưởng sau hai năm bị “tàn phá” bởi dịch Covid-19; khuyến khích các TCTD thực hiện giãn,
hoãn, giảm nợ cho tổ chức và cá nhân bị tổn hại vì dịch bệnh mà có triển vọng phục hồi; tập
trung cho vay các lĩnh vực trọng yếu và tiềm ẩn ít rủi ro với lãi suất hợp lý; có biện pháp giảm lãi
suất bằng nguồn lực bản thân của TCTD lẫn hỗ trợ từ ngân sách cho những đối tượng chính sách
hoặc thuộc diện cần ưu tiên phát triển. Đứng trước sức ép từ thị trường, NHNN đã nỗ lực giữ ổn
định lãi suất điều hành và tỷ giá hối đoái, kìm giữ lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và mặt bằng
lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng cho đến quý III. Việc GDP quý III tăng 13,70% so với cùng kỳ
có đóng góp rất quan trọng của chính sách tiền tệ và của hệ thống ngân hàng nếu so với những
hỗ trợ khiêm tốn và giải ngân rất chậm các trợ giúp từ tài khóa cho sản xuất kinh doanh và đời
sống.
Tuy nhiên, vòng xoáy lạm phát và các biện pháp tăng mạnh lãi suất của các ngân hàng
trung ương mà Fed dẫn đầu khiến cho kinh tế thế giới đứng trước áp lực suy giảm mạnh, đồng
nội tệ nhiều nước mất giá nhanh so với đồng USD; dòng vốn ngoại rút nhiều khỏi các nền kinh tế
mới nổi, lãi suất cho vay quốc tế tăng, v.v. đã ảnh hưởng ngày một mạnh hơn đến Việt Nam. Từ
cuối tháng 9 năm 2022, NHNN đã chuyển nhanh sang chính sách tiền tệ thắt chặt trước hết là
nhằm đối phó với việc VND mất giá lớn, đe dọa đẩy lạm phát vượt tầm kiểm soát. Sau khi đã sử
dụng khoảng 20% dự trữ ngoại hối nhằm can thiệp thị trường song vẫn chưa đủ để kiềm chế
được VND bị giảm giá đến 8,50% so với đầu năm, NHNN đã tăng mạnh lãi suất điều hành hai
đợt trong vòng khoảng một tháng với tổng mức tăng 2%; nâng trần lãi suất huy động dưới một
tháng lên 1%, dưới sáu tháng lên đến 6%; nới biên độ giao dịch tỷ giá từ ± 3% lên ± 5%
Đồng thời, NHNN đã tìm cách bơm thêm thanh khoản cho nền kinh tế; nâng kỳ hạn cho
vay chiết khấu lên tối đa 91 ngày và mở rộng danh mục các loại giấy tờ có giá được tái chiết
khấu tại NHNN. Hạn mức tín dụng từ ngày 05 tháng 12 năm 2022 được nới thêm 1,50% - 2%,
đồng thời thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vận động các TCTD giới hạn trần lãi suất
huy động bằng VND không quá 9,05%; tiết giảm chi phí để giữ vững ổn định và giảm lãi suất
cho vay; tháo gỡ khó khăn để mở rộng nhanh hơn gói hỗ trợ lãi suất 2% của Chính phủ, v.v., tạo
điều kiện để doanh nghiệp và dân cư duy trì đà phục hồi kinh tế trước “cơn gió ngược” của kinh
tế thế giới.
c) Nhân tố công nghệ
Kỹ thuật – công nghệ tại Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát
triển trên thế giới. Hệ thống kỹ thuật – công nghệ của nghành ngân hàng ngày càng được nâng
cấp và trang bị hiện đại. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại và lĩnh vực tài chính ngân
hàng đã tạo điều kiệnc ho sự ra đời hàng loạt dịch vụ: Internet Banking, Home Banking, SMS
Banking, Mobile Banking, Ví điện tử,...
Hệ thống ngân hàng đang phát triển và ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bằng
việc liên kết với nhau tạo nên một hệ thống. Việc kết nối hệ thống ATM, POS thành một hệ thống
thống nhất trên toàn quốc được triển khai tích cực, trong đó 03 liên minh thẻ Banknet – VNBC –
Smartlink đã kết nối liên thông 10 thành viên là ngân hàng thương mại có số lượng thẻ phát hành
chiếm 87% tổng số thẻ phát hành của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và 75% số lượng
ATM trên toàn quốc. Điều này thực hiện được là nhờ trình độ khoa học công nghệ ngày càng
phát triển, các dịch vụ ngân hàng cũng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng như dịch vụ thanh toán không cần mật khẩu, rút tiền bằng mã QR code, trả lương,
thanh toán dịch vụ tiện ích, các sản phẩm ngân hàng số kết hợp AI, phân tích dữ liệu và công
nghệ điện toán đám mây ... hiện nay các ngân hàng rất quan tâm tới việc phát triển cơ sở hạ tầng
nhằm hiện đại quá dịch vụ ngân hàng. Đây là sự phát triển tất yếu trong tiến trình phát triển của
toàn bộ hệ thống Ngân hàng để ngày càng đổi mới, tiện ích và phù hợp với sự phát triển của
khoa học công nghiệ hiện tại.
d) Nhân tố văn hóa – xã hội
Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, xã hội Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến rõ
nét, dân phí phát triển cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, mức lương bình quân
tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và các dịch vụ tiện ích khác do
ngân hàng cung cấp ngày càng tăng cao.
Quy mô dân số của Việt Nam đông và cơ cấu dân số trẻ. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê
dân số Việt Nam (2022), lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 9 tháng năm 2022 đạt 51,6 triệu
người, cao hơn 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo thường niên của trang Wearesocial (2022), Việt Nam là một trong những
quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet trên tổng dân số hàng đầu thế giới là 70,3% cao hơn mức
trung bình chung của thế giới là 59,5%. Tỷ lệ người dùng Internet (16-64 tuổi) có sử dụng ít nhất
một trong số các thiết bị có khả năng kết nối mạng viễn thông cũng thuộc nhóm các nước đứng
đầu trên thế giới. Những công cụ thông minh này có khả năng cá nhân hóa, kết nối Internet
không dây, đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nói chung và sự phát triển
của ngân hàng số nói riêng. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, kể từ năm 2018 đến
nay, tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh trên tổng lượng thuê bao di động của Việt Nam
không ngừng tăng trưởng, từ mức trên 59% năm 2018 tới 75% vào cuối năm 2022. Bên cạnh đó,
hạ tầng viễn thông của Việt Nam cũng liên tục được nâng cấp, nhờ vậy, tốc độ download trung
bình của Internet tại Việt Nam tăng 13,6% đối với mạng viễn thông di động và 40,7% đối với
mạng viễn thông hữu tuyến trong năm 2022, tạo thuận lợi cho việc triển khai và hình thành thói
quen sử dụng ngân hàng số của người dân.
Người dân đã sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn. Kết quả khảo
sát của McKinsey cho thấy ở khu vực thị trường mới nổi, Việt Nam là quốc gia đang dẫn dầu xu
hướng thanh toán không dùng tiền mặt khi có khoảng 37% người tham gia khảo sát trả lời họ đã
giảm mức sử dụng tiền mặt và chưa đến 30% chi tiêu hàng tuần được thực hiện bằng tiền mặt.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, thanh toán qua điện thoại di động tăng 76,2% về số lượng và
88,3% về giá trị, thanh toán qua Internet tăng 51,2% về số lượng; 29,1% về giá trị, giao dịch rút
tiền mặt ATM được xử lý qua hệ thống Napas trong năm 2022 giảm 8% so với năm 2021, cho
thấy những hoạt động thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đã được hiệu quả. Đồng thời,
trong năm 2023, cổng thanh toán trực tuyến Napas đã tích hợp với cổng Dịch vụ công quốc gia,
kết nối với 64 Bộ, ngành, địa phương để cung cấp dịch vụ công cho các chủ thể trong nền kinh
tế, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái số trong hệ thống NH.
2. Đánh giá chung về ngành
Khởi đầu năm, kinh tế toàn cầu có những hiệu ứng tích cực từ việc mở cửa nền kinh tế
hậu COVID, tuy nhiên, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã kéo theo một loạt ảnh hưởng lên thị
trường thế giới, như: giá dầu và lương thực gia tăng, lạm phát tăng nhanh khiến Ngân hàng Dự
trữ liên bang Mỹ (FED) và hầu hết các ngân hàng trung ương các nước đã thực hiện chính sách
thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để chống lạm phát. Điều này đã khiến nhiều nền kinh tế giảm tăng
trưởng và đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Kinh tế Việt Nam năm qua cũng không tránh khỏi sức ép từ các biến động kinh tế toàn
cầu đó, với việc gia tăng áp lực lạm phát, tỷ giá và lãi suất. Tuy nhiên, với sự điều hành chính
sách kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ linh hoạt từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
(NHNN), kinh tế Việt Nam chứng tỏ sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và được nhận định là một
điểm sáng trong khu vực, với tăng trưởng năm 2022 ở mức 8,02%. Trong bối cảnh kinh tế chung
nhiều thách thức, ngành Ngân hàng Việt Nam với sự quản lý và điều hành của NHNN cùng khả
năng thích ứng nhanh chóng của các ngân hàng thương mại đã tiếp tục tăng trưởng về quy mô
hoạt động và năng lực tài chính, tín dụng gia tăng trở lại do nhu cầu tiêu dùng được khôi phục lại
sau đại dịch, tiếp sức bởi chính sách hỗ trợ lãi suất theo các định hướng của Chính phủ. Bên cạnh
đó, năm 2022 cũng ghi nhận sự bùng nổ của hoạt động chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng,
khối lượng giao dịch ngân hàng trực tuyến và thanh toán điện tử gia tăng mạnh, có đến 95% tổ
chức tín dụng đã, đang hoặc có kế hoạch xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số.
3. Nhân tố thành công chủ yếu trong ngành.
Ngành ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt – kinh doanh tiền tệ. Hiện nay, khi
nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trong
hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn. Trong những năm gần đây, ngành Ngân hàng đã có sự
phát triển vượt bậc, đặc biệt là trong năm 2022, các Ngân hàng đều công bố lợi nhuận vượt kỳ
vọng đề ra, các chỉ số tài chính nằm trong mức ổn định.
Thu nhập của người dân Việt Nam đã tăng rất nhiều và người dân đang có xu hướng gửi
tiền tiết kiệm vào ngân hàng do ảnh hưởng từ đại dịch Covid – 19, các hoạt động kinh tế bị trì
trệ, thị trường bất động sản và chứng khoản tuột dốc. Đồng thời, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất
khiến cho lãi suất tiền gửi tăng cao, trong giai đoạn đỉnh điểm, lãi suất tiền gửi của Ngân hàng
đạt mức 11 – 13%/năm. Số lượng tài khoản ngân hàng tại Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 60% dân
số. Các dịch vụ, sản phẩm tài chính chưa tiếp cận được với phần lớn dân số tại Việt Nam.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG NGÂN HÀNG
1. Sản phẩm và thị trường chủ yếu của ngân hàng.
 Sản phẩm chủ yếu:
- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ và vàng
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ
ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc.
- Thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; Lưu ký, tư
vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành;
- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và
các dịch vụ ngân hàng khác
 Thị trường:
- Cá nhân: Là những người trẻ, có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị và các vùng
lân cận.
- Doanh nghiệp: Là các doanh nghiệp lớn có sức khỏe tài chính ổn định, minh bạch, rõ
ràng, lịch sử hoạt động hiệu quả và có định hướng phát triển tương lai rõ ràng, khả thi. Các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch kinh doanh khả thi, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của
xã hội trong tương lai, năng lực quản trị của ban lãnh đạo sâu sắc, tầm nhìn và tư duy tốt.
2. Đánh giá nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của ngân hàng Á Châu
a) Chuỗi giá trị của ngân hàng
 Hoạt động cơ bản:
 Huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
Trong năm vừa qua, huy động tiền gửi khách hàng trở thành mảng cạnh tranh khốc liệt
giữa các ngân hàng. Trong bối cảnh đó, ACB vẫn đạt mức tăng trưởng cao 9%, cao hơn so với
năm 2021

ACB có tỷ trọng tiền gửi từ khách hàng cá nhân lên đến 80% tổng tiền gửi. Trong năm
2022, lãi suất tiền gửi tăng cao, tiền gửi có xu hướng chuyển dịch qua có kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ
hạn của ACB, đặc biệt là quý IV, tăng trưởng tốt với quy mô 322 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với
2021 (mức tăng trưởng cao nhất trong năm năm gần đây). Trong khi đó, tỷ trọng tiền gửi không
kỳ hạn giảm từ 25% xuống 22% trên tổng tiền gửi, tuy nhiên vẫn duy trì vị trí tốp 4 trên thị
trường.

 Hoạt động tín dụng


Các sản phẩm mà ACB cung cấp rất phong phú, phù hợp với nhu cầu của các khách hàng
cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. ACB cung cấp các sản phẩm đa dạng cho khách hàng cá
nhân như cho vay đầu tư tài sản cố định, vay đầu tư sản xuất kinh doanh, vay bổ sung vốn lưu
động, vay mua nhà đất, vay xây dựng sửa chữa nhà, vay tiêu dùng thế chấp, vay cầm cố thẻ tiết
kiệm giấy tờ có giá, vay mua xe ô tô,.... Ngoài cho vay bằng đồng Việt Nam, ACB cung cấp sản
phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn bằng đồng ngoại tệ để thanh toán cho
các đối tác nước ngoài. ACB có các sản phẩm đa dạng dành cho các khách hàng doanh nghiệp để
đáp ứng nhu cầu vay vốn, ngoại hối và thị trường tài chính, tài trợ xuất nhập khẩu, các giải pháp
thanh toán, dịch vụ tài chính, Bảo lãnh trong nước và nước ngoài, Thẻ doanh nghiệp, tiền gửi có
kỳ hạn, bảo hiểm ,... Đặc biệt ACB có sản phẩm hỗ trợ dành riêng cho Chủ doanh nghiệp nữ là
Vay dự án tài trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ - WSMES giúp hỗ trợ tài chính,
thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp do phái nữ làm chủ.
Trong năm 2022, Dư nợ cho vay đến cuối năm đạt 414 nghìn tỷ đồng, tang 14,30% so với
năm 2021. Cho vay vẫn duy trì theo hướng cho vay có tài sản thế chấp phù hợp với khẩu vị rủi ro
hiện hành, với 98% khoản vay có tài sản đảm bảo và tỷ lệ LTV của danh mục chỉ khoảng 54%.
Tín dụng khách hàng cá nhân vẫn là động lực tăng trưởng tín dụng toàn hàng, với quy mô 272
nghìn tỷ đồng, tăng18% so với năm 2021. Tổng danh mục cho vay của nhóm khách hàng mảng
bán lẻ chiếm đến 94% trên tổng số dư nợ cho vay

 Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch
vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh và bảo hiểm nhân thọ qua Ngân hàng).
Là một ngân hàng bán lẻ, ACB cũng cung cấp danh mục đa dạng các sản phẩm ngân quỹ
và thanh toán. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền
được xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn với nhiều tiện ích cộng thêm cho khách hàng.
Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng cũng là những mảng kinh doanh truyền thống
của ACB nhiều năm nay.
 Thẻ thanh toán, thẻ tín dụng
ACB là một trong các Ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm thẻ
quốc tế tại Việt Nam. Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nội dịa, ACB đã phối hợp với
các tổ chức như Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximark,
Citimark, Urbox để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa.
ACB liên kết với hệ thống siêu thị, điện máy, trung tâm thương mại, sân Gold để mang đến
những tiện ích tốt nhất cho khách hàng và chương trình hoàn tiền giúp khuyến khích chi tiêu mua
sắm nhưng vẫn tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Ngoài ra, ACB đang từng bước giới thiệu các sản phẩm phái sinh cho thị trường: Mua
bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn, quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng, Phái sinh giá cả
hàng hóa, Phái sinh lãi suất.
b) Năng lực cạnh tranh
 Công nghệ
Năm 2022, ACB bắt đầu triển khai chương trình “Sáng kiến bảo mật’, qua đó nâng cấp
toàn bộ hệ thống về phòng chống mã độc, nâng công suất hệ thống bảo mật lõi cùng với các dự
án năng lượng mới như Chống giao dịch tự động “SMS Brandname”, “Threat
Intelligence:,v...v... Các hệ thống này cộng hưởng cùng nhau để tạo thành hệ sinh thái giúp phát
hiện, cập nhật và ngăn chặn các dấu hiệu tấn công.
ACB thiết lập Trung tâm Điều hành an ninh mạng 24/7 (SOC) có nhiệm vụ bảo vệ cơ sở
dữ liệu khỏi các sự kiện tấn công của “hacker”. Hệ thống công nghệ thông tin của ACB được
tích hợp tính năng phân tích hành vi của khách hàng, có khả năng đưa ra cảnh báo khi phát hiện
dấu hiện bất thường. Bằng việc áp dụng công cụ điều phối SOAR, SOC có khả năng tự động xử
lý các sự kiện/ cảnh báo vi phạm an toàn thông tin (ATTT) cấp độ thấp/đơn giản. Năm 2022 có
8.319 trên tổng số 8.494 sự vụ, tương đương 98% sự vụ được sử lý tự động.
ACB đã đạt chứng chỉ PCI – DSS về bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán và chứng chỉ ISO
277001 bảo mật an ninh thông tin. Ngoài ra, hệ thống của ACB đã vượt qua bài đánh giá khung
Kiểm soát Bảo mật khách hàng CSP – SWIFT. Kết thúc năm 2022, ACB không ghi nhận cụ tấn
công nào có ảnh hưởng đáng kể lên hệ thống ACB.
 Tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm thấp nhất thị trường, chất lượng tài sản vững chắc
Hiện mảng bán lẻ chiếm tỉ trọng hơn 93% danh mục cho vay của ACB và ngân hàng
không tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp, cho vay
kinh doanh bất động sản,...
ACB thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát và xử lý nợ xấu trong hoạt động để ngăn ngừa
rủi ro. Nhờ vậy, dù trong bối cảnh nợ xấu toàn ngành nói chung và tại ACB nói riêng có xu
hướng tăng lên (1,2%), ACB vẫn duy trì được tỉ lệ nợ xấu thuộc nhóm thấp nhất thị trường. Nhìn
chung, rủi ro về chất lượng tài sản đối với ACB tương đối thấp do không sở hữu trái phiếu doanh
nghiệp, tỉ lệ nợ xấu thấp và chiến lược thận trọng (98% khoản vay của ACB được đảm bảo với tỉ
lệ cho vay trên giá trị tài sản (LTV) chỉ 54%).
ACB nổi bật với chất lượng tài sản tốt nhất tại Việt Nam. Nhờ chiến lược ưu tiên tập
trung vào chất lượng, quản lý rủi ro và tập trung các khoản vay mua nhà trên thị trường thứ cấp
và các khoản vay kinh doanh cho hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở nhiều lĩnh
vực, tỷ lệ NPL của ACB (1,2% đến cuối quý 3 năm 2023) là thấp nhất trong số các Ngân hàng.
Có thể thấy, chất lượng tài sản của ACB sẽ cải thiện trong 2024, thể hiện qua tỷ lệ NPL thấp hơn
(dự kiến 2024: 0,95%, dự kiến 2023: 1,27%) và tỷ lệ LLR cao hơn (dự kiến 2024: 110%, dự kiến
2023: 95%). Sự phục hồi này đến từ khả năng thanh toán của khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp vừa và nhỏ được cải thiện khi chi phí vay giảm và kinh tế hồi phục.
 An toàn vốn
ACB là một trong những ngân hàng hoàn thành sớm ba trụ cột của Basel II theo Thông tư
số 41/2016/TTNHNN, và Thông tư số 13/2018/TT-NHNN để nâng cao năng lực quản trị rủi ro.
ACB đã áp dụng ICAAP, trụ cột thứ hai của Basel III, thông qua việc thiết lập các chỉ tiêu đánh
giá kết quả hoạt động gắn liền với rủi ro, định hướng danh mục kinh doanh. Cuối năm 2022,
ACB đã chính thức hoàn thành triển khai các nội dung trọng yếu ILAAP và chuẩn mực Basel III,
một trong những chuẩn mực yêu cầu cao về vốn và quản lý rủi ro thanh khoản.
Đến hết năm 2022, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đạt ở mức 12,80%, cao hơn nhiều mức 8%
theo quy định. Tổng vốn tự có đạt hơn 58 nghìn tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2021.
 Thu nhập đa dạng
Thu nhập ngoài lãi năm 2022 tăng 14%, đạt gần 5,3 nghìn tỷ đồng, đóng góp 18% trên
tổng doanh thu. Thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán giảm do thanh khoản thị trường sụt
giảm mạnh. Thu nhập phí tang trưởng tốt 22% so với cùng kỳ, nhờ các loại phí chủ lực gồm đại
lý bảo hiểm nhân thọ, thẻ và thanh toán quốc tế.
- Doanh thu từ hoạt động đại lý bảo hiểm nhân thọ đóng góp tỷ trọng lớn trong thu nhập
phí với tỷ lệ 55%, đạt gần 2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2021.
- Hoạt động kinh doanh thẻ tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 86% so với năm 2021, chủ yếu
đến từ các dòng thẻ tín dụng quốc tế cao cấp (Visa Platinum, Visa Signature) và dòng thẻ ghi nợ.
Với các dòng thẻ chủ lực trên, doanh số chi tiêu thẻ tăng 64% so với năm trước và số lượng thẻ
phát hành mới tăng 58% so với năm 2021.
- Hoạt động thanh toán quốc tế đóng góp tỷ trọng lớn thứ ba, chiếm 11% trong tổng phí
dịch vụ. Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022 của cả nước tiếp tục đạt kỷ lục mới về mặt quy
mô, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt con số hơn 700 tỷ USD. Nhờ đó, doanh số thanh toán
quốc tế của ACB đạt mức tăng trưởng cao 24% so với năm 2021, đạt 11,7 tỷ USD.

 Nguồn nhân lực:


ACB luôn tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi để người lao động có thể thực
hiện công việc tốt nhất và phát triển năng lực bản thân và luôn trân trọng họ như nhân tài/vốn
nhân lực. ACB luôn tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến người lao động, tôn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn
định. ACB xem mối quan hệ giữa mình với người lao động là quan hệ “đối tác sự nghiệp” của
nhau, hợp tác vì mục tiêu chung, tạo cơ hội để nhân viên phát triển giá trị bản thân và nâng cao
sự thịnh vượng của Ngân hàng.
Năm 2022 là lần thứ tư liên tiếp ACB nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” từ
HR Asia, một tạp chí hàng đầu về nhân sự ở châu Á. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, ACB
có 13.035 nhân viên. So với năm 2021 và năm 2020, tổng số lượng nhân viên tăng lần lượt là
7,60% và 15,60%. ACB thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho
người lao động trong lĩnh vực phụ trách để họ làm chủ công việc và có cơ hội thăng tiến.

Một điều đặc biệt ở ACB là ACB tạo cơ hội phát triển cho toàn thể nhân viên, bình đẳng
và không phân biệt đối xử giới tính, vùng miền,... ACB tạo cơ hội phát triển cho toàn thể nhân
viên. Các chính sách về bình đẳng giới tính và cơ hội tại ACB được quy định cụ thể trong nội
quy lao động và thỏa ước lao động tập thể, và được áp dụng xuyên suốt trong tất cả các hoạt
động của ACB, như tuyển dụng, đào tạo, bố trí công việc, phát triển nghề nghiệp, quản lý quan
hệ lao động, lương và chế độ phúc lợi. Tỷ lệ nhân viên nữ tại ACB tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2022 là 65,40%.
Tất cả các nhân viên đều có chương trình đạo tạo thường xuyên và chuyên sâu về quản trị
chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, sản phẩm, kiến thức chuyên
sâu và kỹ năng mềm. Ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa
các thành viên trong Ngân hàng trên tinh thần một tổ chức không ngừng học tập để chuẩn bị tạo
nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững.
 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng
Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng và ACB quan tâm thực hiện, ACB đã có Công
ty ACBS, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA), đang chuẩn bị thành lập Công ty
Cho thuê tài chính và Công ty Quản lý quỹ. Với vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững
chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới, ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng
hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện thông qua các hoạt
động sau đây:
- Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các
giải pháp tài chính cho khách hàng.
- Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công ty tài trợ mua xe.
- Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư.
Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn còn phía
trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ
thuật, các dự án nâng cao nâng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thông lệ
quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công.
III. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT
1. Điểm mạnh
- Là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam với mạng lưới kênh phân phối
tại các vùng kinh tế trên toàn quốc. Các sản phẩm tín dụng phong phú cho khách hàng cá nhân
và khách hàng doanh nghiệp.
- Các nghiệp vụ được chuẩn hóa theo quy trình
- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao và được công ty tài chính quốc tế IFC hỗ trợ
về đào tạo nghiệp vụ.
- Các giao dịch được trực tuyến hóa thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ và
có thể phục vụ khách hàng 24/24 giờ.
- ACB là thành viên của SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn
Thế giới) bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
- Có sự hậu thuẫn lớn về tài chính và các công nghệ ngân hàng do có các cổ đông chiến
lược nước ngoài là Connaught Investor, Dragon Financial Holding, Lit, ngân hàng Standard
Chartered.
- Đa ngành nghề kinh doanh về tiền tệ đặc biệt là về ngoại hối và kiều hối.
- ACB hoàn thành BASEL III và ILAAP, kiện toàn năng lực quản trị rủi ro
2. Điểm yếu
- ACB tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn, chưa tiếp cận tín dụng đến các tỉnh nhỏ
lân cận các thành phố lớn.
- Công nghệ cao nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng đặc
biệt là tài sản giao dịch vàng.
- Thị phần huy động và cho vay của ACB chiếm phần khá nhỏ trong hệ thống ngân hàng
thương mại.
3. Thách thức
Thứ nhất, theo xu thế phát triển và hội nhập, nhóm ngân hàng cần thực hiện các chuẩn
mực quốc tế cao hơn như Basel II, Basel III nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, khẳng định
vị thế, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và thế giới cũng như
tạo niềm tin cho khách hàng. Tuy nhiên, việc tăng vốn để đáp ứng các chuẩn mực gặp nhiều khó
khăn, phụ thuộc vào sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và thị trường.
Thứ hai, trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển của công nghệ, áp lực cạnh tranh của
ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt. Không chỉ là cuộc cạnh tranh của ngân hàng với nhau,
giữa các ngân hàng với các công ty tài chính mà còn là giữa ngân hàng với fintech và bigtech,
nhất là trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán và cho vay nhỏ lẻ, tiêu dùng.
Thứ ba, cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều mô hình kinh doanh mới trong lĩnh
vực tài chính ra đời như mô hình ngân hàng số 100%, tiền kỹ thuật số, cho vay ngang hàng... và
đang cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng truyền thống. Tại Việt Nam nhiều quy định liên quan
đến thanh toán không dùng tiền mặt, cho vay ngang hàng, dự thảo thay thế Nghị định 101 về
thanh toán không dùng tiền mặt... vẫn đang ở dạng dự thảo, chưa được chính thức ban hành. Các
quy định pháp lý trong nước lại chưa theo kịp với yêu cầu, khiến các ngân hàng thương mại e dè
trong việc áp dụng công nghệ, dịch vụ mới ngoài khuôn khổ cho phép.
Cuối cùng, rủi ro về an ninh mạng, thông tin dữ liệu an toàn. Ngân hàng đóng vai trò là
trụ cột của nền kinh tế và luôn dẫn đầu trong việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, hầu
hết các giao dịch và hoạt động tài chính được xử lý trực tuyến nên có một tỷ lệ cao số vụ tội
phạm an ninh mạng liên quan đến các ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng gặp phải những rủi
ro về đạo đức liên quan đến khách hàng, và nhân viên ngân hàng.
4. Cơ hội
Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt với động thái nới
room tín dụng vào ngày 5/12/2022 của NHNN lên 1,5 - 2% cũng như việc tiếp tục thực hiện Gói
hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Chương
trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023 của Quốc hội và Chính phủ .
Thứ hai, dòng chảy vốn nhàn rỗi tiếp tục quay trở lại hệ thống ngân hàng trong bối cảnh
lãi suất huy động ở mức thực dương, trong khi các kênh đầu tư khác có nhiều thách thức về niềm
tin của nhà đầu tư.
Thứ ba, năng lực số hóa của các ngân hàng có nhiều tiềm năng tiếp tục được cải thiện
thông qua khả năng khai thác các ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất như: AI, máy học, điện
toán đám mây, Blockchain, không ngừng góp phần gia tăng trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy
các sản phẩm tài chính mới.
Cuối cùng, phát triển bền vững thông qua chương trình ESG sẽ là cơ hội để xây dựng lợi
thế cạnh tranh mới cho các ngân hàng Việt Nam, minh chứng thông qua dòng vốn đầu tư đổ vào
các doanh nghiệp có xây dựng các tiêu chuẩn ESG mạnh mẽ hơn bao giờ hết, cùng với sự quan
tâm ngày càng lớn của các cơ quan quản lý nhằm hoàn thiện các quy định để triển khai các tiêu
chuẩn ESG.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://acb.com.vn/
2. https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/ACB_BCcapnhat_20231227.pdf
3. https://cafef.vn/phat-trien-manh-va-cham-chuan-quoc-te-acb-dinh-huong-tang-
truong-the-nao-5-nam-toi-2019051007505969.chn?
fbclid=IwAR15UDGpayIeOx71nACieh5Yc0L9O9DbasvpvubZA293Z7oDMHsFJA0
ccS8
4. https://s.cafef.vn/hose/acb-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-a-chau.chn

You might also like