Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ mua trước trả sau

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Mục lục

1.Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................................3


2: Vấn đề nghiên cứu.................................................................................................................................4
3: Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................................4
4: Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................................4
5: Cơ sở lý thuyết.......................................................................................................................................4
5.1: Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology acceptance model - TAM)...........................................4
5.2: Mô hình đề xuất................................................................................................................................6
6: Thang đo các khái niệm nghiên cứu....................................................................................................7
7: Kết quả nghiên cứu...............................................................................................................................9
8: Kết luận và đề xuất.............................................................................................................................14
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................15
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng
dịch vụ mua trước trả sau (Spaylater) trên Shopee
của GenZ tại Hà Nội
***
Sinh viên Nhóm 3 lớp 73DCQM25
Trường Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá ra những yếu tố tác động đến ý định sử
dụng dịch vụ mua trước trả sau (Spaylater) trên Shopee của GenZ tại Hà Nội. Để đạt được mục
tiêu nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã lựa chọn lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ TAM. Dữ
liệu được nhóm chúng tôi thu nhập thông qua khảo sát 150 người thuộc thế hệ GenZ có sự hiểu
biết về dịch vụ mua trước trả sau Spaylater. Kết quả chỉ ra rằng có 5 yếu tố tác động đến ý định
sử dụng dịch vụ Spaylater đó là: “tính dễ sử dụng”; “tính hữu ích”; “Đổi mới cá nhân (chấp nhận
công nghệ)”; “thái độ đối với việc sử dụng”; “Ảnh hưởng của Xã hội (gia đình, bạn bè,…)”. Kết
quả của nghiên cứu được kỳ vọng sẽ hữu ích cho sàn thương mại điện tử Shopee trong việc cung
cấp thông tin hữu ích để có thể tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và phát triển dịch vụ dựa trên nhu
cầu và mong muốn của khách hàng Gen Z tại Hà Nội.

Keywords: Spaylater, mua trước trả sau, tư duy mua sắm, ý định sử dụng, thương mại điện tử

1.Tính cấp thiết của đề tài


Những người trẻ tuổi, đặc biệt là thế hệ gen Z, thường đặt ra mục tiêu và ước mơ về việc sở hữu
những sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến và thời trang cá nhân. Tuy nhiên, với thu nhập và tài
chính hạn chế, việc thanh toán toàn bộ giá trị sản phẩm một lần có thể là một thách thức đối với
họ. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm sự linh hoạt và tiện lợi trong việc mua
sắm trực tuyến, nền tảng thương mại điện tử Shopee đã nhận ra sức hấp dẫn và cho ra mắt mô
hình dịch vụ " Spaylater - Buy now, pay later" tạm gọi là dịch vụ (mua trước trả sau). Điều này
không chỉ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng khi mua hàng mà còn thúc đẩy hoạt
động thương mại tiêu dùng và tăng cường trải nghiệm mua sắm trực tuyến của thế hệ trẻ trên
shopee.

Spaylater, hay còn được gọi là hình thức trả góp linh hoạt, mang lại cho Gen Z sự thuận tiện và
linh hoạt khi mua sắm. Thay vì phải thanh toán toàn bộ số tiền mua hàng một lần, Spaylater cho
phép họ chia nhỏ số tiền đó thành các khoản trả góp nhỏ hơn trong khoảng thời gian cố định.
Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý ngân
sách hàng ngày của họ.

Tuy nhiên so với tiềm năng vốn có thì việc sử dụng dịch vụ Spaylater của GenZ tại Hà Nội vẫn
chưa được đón nhận nhiều. Mặc dù dịch vụ này mang lại những lợi ích rõ ràng như linh hoạt
trong thanh toán và khả năng kiểm soát tài chính, nhưng vẫn còn những yếu tố đang làm giảm
sức hút của nó. Một trong những yếu tố quan trọng là sự thiếu hiểu biết và tin tưởng của người
tiêu dùng đối với dịch vụ Spaylater. Gen Z tại Hà Nội có thể chưa quen thuộc hoặc không tin
tưởng vào việc sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến mới, đặc biệt là những dịch vụ liên
quan đến tài chính. Sự lo lắng về bảo mật thông tin cá nhân và rủi ro trong việc quản lý tài chính
cũng là những vấn đề đáng lưu ý.

Ngoài ra, cũng cần xem xét đến mức độ tiếp cận và hiểu biết về dịch vụ này từ phía người dùng.
Có thể rằng, mặc dù dịch vụ Spaylater được cung cấp trên Shopee, nhưng thông tin về cách sử
dụng và lợi ích của nó vẫn chưa được lan truyền đến một cách đầy đủ và hiệu quả.
Do đó, việc nghiên cứu và hiểu rõ các yếu tố tác động đến sự chấp nhận và ý định sử dụng dịch
vụ Spaylater của Gen Z tại Hà Nội không chỉ giúp hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm và quản lý tài
chính của họ mà còn đưa ra các giải pháp cụ thể để tăng cường sự chấp nhận và ứng dụng của
dịch vụ này trong cộng đồng người tiêu dùng.

Mặc dù nghiên cứu sâu rộng đã được tiến hành để điều tra toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng dịch vụ mua trước trả sau Spaylater ở các nước khu vực Đông Nam Á chẳng hạn
như Mery Citra Sondari và Rahmat Sudarsono (2015) Indonesia,… số lượng nghiên cứu về dịch
vụ này ở Việt Nam còn hạn chế.
Từ những lý do trên nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố tác
động đến ý định sử dụng dịch vụ mua trước trả sau Spaylater trên Shopee của GenZ tại
Thành Phố Hà Nội”

2: Vấn đề nghiên cứu


-Tính thuận tiện và linh hoạt của dịch vụ.
-Tiếp cận thông tin và sự hiểu biết về sản phẩm/dịch vụ.
-Tính đáng tin cậy của Shopee và dịch vụ mua trước trả sau.
-Tác động của yếu tố giá cả và ưu đãi.
-Yếu tố tâm lý và hành vi mua sắm của Gen Z.
-Tính hấp dẫn và sự tương tác của ứng dụng Shopee.
-Bằng cách nắm bắt những yếu tố này, nghiên cứu có thể giúp hiểu rõ hơn về việc Gen Z tại Hà
Nội sử dụng dịch vụ mua trước trả sau trên Shopee.

3: Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu của nghiên cứu này có thể là:
- Phân tích các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ mua trước trả sau trên Shopee của
Gen Z tại Hà Nội.
- Định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như tính dễ sử dụng, tính hữu ích, thái độ đối với
việc sử dụng, sự đổi mới cá nhân chấp nhận công nghệ và các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến ý
định sử dụng.
- Hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee của Gen Z Hà
Nội
- Cung cấp thông tin hữu ích để Shopee và các nhà quảng cáo có thể tối ưu hóa chiến lược tiếp
thị và phát triển dịch vụ dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng Gen Z tại Hà Nội.

4: Phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Nam/ Nữ độ tuổi từ 18-27
- Phạm vi nghiên cứu: khu vực Thành phố Hà Nội
- Giới hạn nghiên cứu: giới hạn trong nghiên cứu trải nghiệm và sử dụng ứng dụng Shopee nói
chung và Spaylater nói riêng

5: Cơ sở lý thuyết

5.1: Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology acceptance model - TAM)
TAM được sử dụng để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận và sử dụng một công nghệ. TAM
được thử nghiệm và chấp nhận một cách rộng rãi trong các nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ
thông tin, đây được coi là mô hình có giá trị trong việc tiên đoán. Trong đó, ý định sử dụng có
tương quan đáng kể tới việc sử dụng, khi đó ý định là yếu tố quan trọng đến việc sử dụng, còn
các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sử dụng một cách gián tiếp thông qua dự định sử dụng
(Davis, 1989).

Sự hữu ích
cảm nhận

Biến bên Thái độ Dự định Thói quen sử


ngoài sử dụng dụng thực tế

Dễ sử dụng
cảm nhận

Hình 1. Mô hình TAM (Davis, 1989)


5.2: Mô hình đề xuất

đổi mới cá nhân


(chấp nhận công
nghệ)
nhận thức về H4
tính dễ dàng
sử dụng H1

thái độ đối với H5 ý định sử


H3 dụng
việc sử dụng

nhận thức về H2
tính hữu ích
H6
ảnh hưởng của
xã hội (gia đình,
bạn bè,...)

Nhận thức về tính dễ sử dụng ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng vì nhận thức về tính dễ
sử dụng có thể dẫn đến thái độ tích cực đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng càng nhận thấy
việc sử dụng công nghệ là dễ hiểu, dễ sử dụng và rõ ràng trong quy trình thì chỉ khi đó họ mới có
thái độ tích cực hơn đối với công nghệ (Orientani, R., & Kurniawati, M. 2021). Nhận thức về
tính dễ sử dụng của một ứng dụng có thể ảnh hưởng đến thái độ chấp nhận hoặc từ chối ứng
dụng. Nếu một ứng dụng được đánh giá là dễ sử dụng thì người tiêu dùng sẽ thể hiện thái độ tích
cực hoặc sẽ chấp nhận ứng dụng đó (Rifa'i, 2019).
*H1: Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng

Nghiên cứu về nhận thức tính hữu ích được coi là mức độ mà việc sử dụng công nghệ có thể
hoàn thành nhiệm vụ mua sắm nhanh hơn, xét về việc áp dụng mua sắm trực tuyến (Orientani,
R., & Kurniawati, M. 2021). Nhận thức hữu ích của người tiêu dùng về dịch vụ ví điện tử là việc
người tiêu dùng cho rằng khi sử dụng ví điện tử sẽ giúp họ thanh toán các khoản phải trả nhanh
chóng hoặc giúp quản lý các khoản thu chi trong hoạt động kinh doanh, mua bán dễ dàng hơn
(Rahmayanti và cộng sự, 2021), điều này sẽ tác động tích cực đến thái độ của người tiêu
dùng.Nếu việc sử dụng công nghệ trực tuyến được coi là có lợi thì thái độ của người tiêu dùng
đối với việc sử dụng dịch vụ thanh toán Spaylater sẽ tích cực.
* H2: Nhận thức về tính hữu ích tác động tích cực đến thái độ đối với việc sử dụng hệ thống
thanh toán trả sau.

Tính hữu ích được cảm nhận có thể bị ảnh hưởng bởi tính dễ sử dụng được cảm nhận bởi vì hệ
thống càng dễ sử dụng thì hệ thống sẽ càng cảm nhận được nhiều lợi ích hơn. Sự dễ dàng sử
dụng một hệ thống sẽ tạo ra ấn tượng về tính hữu ích của chính hệ thống đó. Công nghệ dễ sử
dụng có thể mang lại lợi ích cho người dùng (Davis, 1989). Cho thấy rằng nếu người tiêu dùng
nhận thấy sự đổi mới là dễ sử dụng thì có khả năng điều này sẽ làm tăng nhận thức của họ về
tính hữu ích của sự đổi mới.
*H3: Nhận thức tính dễ sử dụng tác động tích cực đến nhận thức tính hữu ích

Agarwal và Prasad (1998) lập luận rằng sự đổi mới của cá nhân trong việc áp dụng CNTT là một
yếu tố quan trọng giải thích hành vi chấp nhận của người tiêu dùng cá nhân. Công nghệ thông tin
đổi mới cá nhân (PIIT) được khái niệm hóa là sự sẵn lòng của một cá nhân trong việc thử
nghiệm công nghệ thông tin mà không bị ảnh hưởng bởi môi trường hoặc các biến số nội bộ.
(Kim và cộng sự, 2010) cho rằng một bộ phận người dân vẫn còn ít hoặc chưa có kinh nghiệm
với các dịch vụ di động mới và do đó, sự đổi mới sẽ đóng một vai trò quan trọng trong ý định áp
dụng các công nghệ di động mới.
* H4: Sự đổi mới của cá nhân

Thái độ đối với việc sử dụng tác động tích cực đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán sau thái
độ của một người đối với việc sử dụng công nghệ. Trong khi lý thuyết TRA giải thích rằng thái
độ đối với hành vi của một người càng tích cực thì ý định thực hiện một hành vi nhất định phải
càng lớn. Lý thuyết này cũng cho rằng hành vi cá nhân được thúc đẩy bởi thái độ. Nghiên cứu
(De-Luna et al, 2016) nhận thấy thái độ đối với hệ thống là biến số quan trọng nhất và điều này
khẳng định thái độ là yếu tố báo trước chính của ý định.
* H5: Thái độ đối với việc sử dụng tác động tích cực đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán sau

Ảnh hưởng của xã hội liên quan đến nhận thức về sự tán thành của những người khác, những
người được coi là quan trọng về việc một người có nên thực hiện một hành vi hay không. Ảnh
hưởng của xã hội trong bối cảnh thanh toán di động là mức độ mà môi trường xã hội xem các
khoản thanh toán này là cần thiết. Thông thường, trong giai đoạn đầu phát triển hệ thống thanh
toán di động, hầu hết người dùng tiềm năng của bất kỳ công nghệ nào đều không có thông tin
đáng tin cậy về việc sử dụng công nghệ đó (De-Luna và cộng sự, 2016; Liebana-Cabanillas và
cộng sự, 2015), do đó, các bên thứ ba đóng vai trò lớn trong việc ảnh hưởng đến hệ thống thanh
toán (Orientani, R., & Kurniawati, M. 2021)
* H6: Ảnh hưởng của xã hội tác động tích cực đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán sau
6: Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Mã biến Các biến quan sát Nguồn

1: Nhận thức tính dễ dàng sử dụng (SD)

SD1 Tôi tin rằng tôi có thể dễ dàng học cách sử dụng dịch vụ Nguyễn Đinh Yến
Spaylater Oanh và Phạm Thụy
SD2 Tôi tin rằng tôi có thể dễ dàng sử dụng thành thạo dịch vụ Bích Uyên (2017)
Spaylater

SD3 Tôi tin rằng các chức năng trong dịch vụ Spaylater thì dễ
hiểu và rõ ràng

2: Nhận thức tính hữu ích (HI)

HI1 Dịch vụ Spaylater cải thiện hiệu quả quản lý tài chính cá Trần Văn Hùng và Lê
nhân của tôi Hồng Quyết (2022)
HI2 Sử dụng dịch vụ Spaylater giúp tiết kiệm thời gian của tôi

HI3 Dịch vụ Spaylater cho phép tôi mua được hàng hóa mong
muốn với giá cả hợp lý hơn

HI4 Dịch vụ Spaylater mang lại nhiều giá trị khác (khuyến
mại, giảm giá các dịp đặc biệt,…)

3: Đổi mới cá nhân, chấp nhận công nghệ (ĐM)

ĐM1 Tôi thường nằm trong số những người đầu tiên dùng thử Zarmpou et al (2012)
dịch vụ Spaylater

ĐM2 Tôi háo hức tìm hiểu về các công nghệ mới của dịch vụ
Spaylater.

ĐM3 Tôi háo hức thử nghiệm các công nghệ mới của dịch vụ
Spaylater

ĐM4 Bạn bè và những người xung quanh của tôi thường đến
gặp tôi để xin lời khuyên về những công nghệ mới và đổi
mới của dịch vụ Spaylater

4: Thái độ đối với việc sử dụng (TĐ)

TĐ1 Dịch vụ Spaylater có đầy đủ các tính năng để bảo vệ an Trần Văn Hùng và Lê
ninh cho tài sản của tôi. Hồng Quyết (2022)

TĐ2 Dịch vụ Spaylater bảo mật thông tin tài chính của tôi

TĐ3 Dịch vụ Spaylater có đầy đủ các tính năng để bảo vệ


quyền riêng tư của tôi.

TĐ4 Dịch vụ Spaylater giữ cho dữ liệu cá nhân được an toàn.

TĐ5 Dịch vụ Spaylater không bị gian lận

5: Ảnh hưởng của Xã Hội “gia đình, bạn bè,…” (AH)

AH1 Gia đình và bạn bè ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Nguyễn Đinh Yến
dịch vụ Spaylater. Oanh và Phạm Thụy
Bích Uyên (2017)
AH2 Các phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng dịch vụ Spaylater của tôi.

AH3 Hầu hết mọi người xung quanh tôi đều sử dụng dịch vụ
Spaylater

AH4 Đồng nghiệp của tôi có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
dịch vụ Spaylater

6: Ý định sử dụng Spaylater (YĐ)

YĐ1 Tôi có ý định sử dụng Spaylater lâu dài Nguyễn Đinh Yến
Oanh và Phạm Thụy
YĐ2 Tôi sẽ sử dụng Spaylater trong tương lai
Bích Uyên (2017)
YĐ3 Khi có điều kiện thích hợp (khả năng tài chính, giá dịch
vụ, nhu cầu,...) tôi sẽ sử dụng dịch vụ Spaylater

YĐ4 Tôi sẽ giới thiệu cho những người khác về dịch vụ


Spaylater

7: Kết quả nghiên cứu

THÔNG TIN CHUNG Tỷ lệ (%)

Nam 47.3%
Giới tính Nữ 52.7%

Từ 18-22 tuổi 87.8%

Độ tuổi Từ 23- 27 tuổi 7.4%

Khác 4,7%

Dưới 3 triệu 60.8%

Thu nhập bình quân 1 Từ 3-5 triệu 17.6%


tháng
Từ 5-10 triệu 8.1%

Trên 10 triệu 13.5%

Số tiền bỏ ra để mua sắm Dưới 300.000đ 39.9%


trên Shopee
Từ 300.000-1.000.000đ 47.3%

Từ 1.000.000-5.000.000đ 10.1%

Từ 5.000.000-15.000.000đ 0.7%

Trên 15.000.000đ 2%

Ưu tiên lựa chọn gian Nội địa 79.1%


hàng từ đâu
Quốc tế 20.9%

Lựa chọn sản phẩm Shopee Mall 69.6%


thường đến từ gian hàng
nào Shopee Yêu thích 47.3%

Thời điểm sử dụng để 0h-9h 14.9%


mua sắm trên shopee
nhiều nhất 9h-12h 11.5%

12h-15h 6.1%

15h-18h 5.4%

18h-21h 16.2%

21h-0h 45.9%
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý Hoàn Không Bình Đồng ý Hoàn
ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ toàn đồng ý thường toàn
SPAYLATER không đồng ý
đồng ý

Tính dễ sử Tôi tin rằng tôi có thể dễ 9.46% 2.7% 22.3% 47.97% 17.57%
dụng dàng học cách sử dụng dịch
vụ Spaylater

Tôi tin rằng tôi có thể dễ dàng 6.08% 4,73% 25% 46.62% 17.57%
sử dụng thành thạo dịch vụ
Spaylater

Tôi tin rằng các chức năng 6.76% 3.38% 31.76% 41.89% 16.22%
trong dịch vụ Spaylater thì dễ
hiểu và rõ ràng

Tính hữu Dịch vụ Spaylater cải thiện 8.11% 11.49% 34.46% 29.73% 16.22%
ích hiệu quả quản lý tài chính cá
nhân của tôi

Dịch Vụ Spaylater giúp tiết 4.73% 10.14% 35.14% 36.49% 13.51%


kiệm thời gian của tôi

Dịch vụ Spaylater cho phép 8.11% 8.78% 35.14% 28.38% 19.59%


tôi mua được hàng hóa mong
muốn với giá cả hợp lý hơn

Dịch vụ Spaylater mang lại 8.11% 6.08% 29.73% 34.46% 31.62%


nhiều giá trị khác (khuyến
mại, giảm giá các dịp đặc
biệt,...)
Tôi thường nằm trong số 14.19% 16.22% 34.46% 21.62% 13.51%
những người đầu tiên dùng
Đổi mới thử dịch vụ Spaylater
cá nhân
(chấp
nhận công Tôi háo hức tìm hiểu về các 8.11% 17.53% 29.73% 29.05% 15.54%
nghệ) công nghệ mới của dịch vụ
Spaylater

Tôi háo hức thử nghiệm các 8.78% 12.84% 31.76% 31.76% 14.86%
công nghệ mới của dịch vụ
Spaylater

Bạn bè và những người xung 14.86% 18.92% 24.32% 25.68% 16.22%


quanh của tôi thường đến gặp
tôi để xin lời khuyên về
những công nghệ mới và đổi
mới của dịch vụ Spaylater

Dịch vụ Spaylater có đầy đủ 8.11% 8.11% 35.14% 33.78% 14.86%


các tính năng để bảo vệ an
Thái độ ninh cho tài sản của tôi

Dịch vụ Spaylater bảo mật 6.76% 8.78% 33.78% 37.16% 13.51%


thông tin tài chính của tôi

Dịch vụ Spaylater có đầy đủ 6.76% 4.73% 38.51% 33.11% 16.89%


các tính năng để bảo vệ quyền
riêng tư của tôi

Dịch vụ Spaylater giữ cho dữ 6.76% 6.76% 35.14% 34.46% 16.89%


liệu cá nhân của tôi được an
toàn
Dịch vụ Spaylater không bị 7.43% 7.43% 35.81% 31.76% 17.57%
gian lận

Gia đình và bạn bè ảnh hưởng 13.51% 16.22% 35.14% 24.32% 10.81%
đến quyết định sử dụng dịch
Ảnh vụ Spaylater của tôi.
hưởng của
xã hội (gia
đình, bạn Đồng nghiệp của tôi có ảnh 10.14% 14.86% 37.16% 29.05% 8.78%
bè,..) hưởng đến quyết định sử dụng
dịch vụ Spaylater

Hầu hết mọi người xung 10.14% 17.57% 38.51% 25% 8.78%
quanh tôi đều sử dụng dịch vụ
Spaylater

Các phương tiện truyền thông 14.19% 11.49% 36.49% 27.03% 10.81%
ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng dịch vụ Spaylater của
tôi.

Ý định sử Tôi có ý định sử dụng 10.14% 12.16% 37.16% 27.7% 12.84%


dụng Spaylater lâu dài
Spaylater

Tôi sẽ sử dụng Spaylater 7.43% 6.08% 30.41% 39.16% 16.89%


trong tương lai

Khi có điều kiện thích hợp 6.08% 6.08% 31.76% 36.49% 19.59%
(khả năng tài chính, giá dịch
vụ, nhu cầu,...) tôi sẽ sử dụng
dịch vụ Spaylater

Tôi sẽ giới thiệu cho những 8.78% 8.78% 32.43% 33.78% 16.22%
người khác về dịch vụ
Spaylater
8: Kết luận và đề xuất
Dịch vụ Spaylater đang và sẽ trở thành xu hướng phổ biến trong giới trẻ cũng như người tiêu
dùng nói chung. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, Shopee là nền tảng đi đầu trong việc áp
dụng dịch vụ mua trước trả sau (Spaylater) dành cho người tiêu dùng. Theo nghiên cứu của
nhóm chúng tôi, đã xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Spaylater, bao
gồm: "tính tiện lợi"; "tính hữu ích"; "sự chấp nhận cá nhân với công nghệ mới"; "thái độ đối với
việc sử dụng"; và "ảnh hưởng từ xã hội (gia đình, bạn bè, ...)". Để hành vi sử dụng Spaylater của
GenZ tại Hà Nội ngày càng phổ biến và mở rộng nhóm chúng tôi đưa ra những đề xuất bao gồm:

+ Chú trọng công tác marketing về những ưu điểm và lợi ích mà dịch vụ Spaylater mang lại.

+ Cần phủ sóng độ nhận diện dịch vụ Spaylater bằng việc tung ra nhiều ưu đãi, voucher, các
chương trình khuyến mại cho các khách hàng sử dụng dịch vụ.

+Liên kết chặt chẽ với các ngân hàng trong vân đề an toàn, bảo mật của ví điện tử vì điều này sẽ
ảnh hưởng tới quyết định việc khách hàng sử dụng dịch vụ

+ Cần nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro. Áp dụng CNTT hiện đại, áp dụng công
nghệ số, cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ thông tin, tăng cường các lớp bảo mật để ngăn chặn
tấn công của kẻ gian.

+ Thường xuyên khuyến cáo người dùng không chia sẻ dữ liệu, thông tin với những người mình
không tin tưởng như cung cấp địa chỉ email, số điện thoại, hoặc các thông tin các nhân quan
trọng khác

Nghiên cứu này chỉ điều tra với quy mô 150 người trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, phương pháp
chọn mẫu thuận tiện nên chưa mang tính khái quát cao, phạm vi nghiên cứu nhỏ. Các nghiên cứu
tiếp theo cần mở rộng phạm vi điều tra để kết quả nghiên cứu cao hơn và sát với thực tế hơn,
đồng thời nghiên cứu nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Spaylater để có
những giải pháp thiết thực đến ý định sử dụng của người tiêu dùng.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

Agarwal, R., & Prasad, J. (1998). A conceptual and operational definition of personal
innovativeness in the domain of information technology. Information Systems Research, 9(2),
204–215.
Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R. (1989). User acceptance of computer
Technology: A comparison of two theoretical models. Management Science, 35(8), 982–1003.

De Luna, I. R., Montoro-Ríos, F., Liébana‐Cabanillas, F., & De Luna, J. G. (2016). NFC
technology acceptance for mobile payments: A Brazilian Perspective. Revista Brasileira De
Gestão De Negócios, 19(63), 82–103.

Kim, C., Mirusmonov, M., & Lee, I. (2010). An empirical examination of factors influencing the
intention to use mobile payment. Computers in Human Behavior, 26(3), 310–322

Liébana‐Cabanillas, F., De Luna, I. R., & Montoro-Ríos, F. (2015). User behaviour in QR


mobile payment system: the QR Payment Acceptance Model. Technology Analysis & Strategic
Management, 27(9), 1031–1049.

Nguyễn Đinh Yến Oanh & Phạm Thụy Bích Uyên (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ thương mại di động của người tiêu dùng tỉnh An Giang. Tạp Chí Khoa Học
Mở.HCM, 144-160

Orientani, R., & Kurniawati, M. (2021). Factors influencing intention to use SPayLater in
Indonesia. Jurnal Manajemen Bisnis, 8(2), 285–294.

Rahmayanti, P. L. D., Widagda, I. G. N. J. A., Yasa, N. N. K., Giantari, I. G. a. K., Martaleni,


M., Sakti, D. P. B., Suwitho, S., & Anggreni, P. (2021). Integration of technology acceptance
model and theory of reasoned action in pre-dicting e-wallet continuous usage intentions.
International Journal of Data and Network Science (Print), 5(4), 649–658.
Rifa’i, R. (2019). Mengukur Peran Mediasi Perceived Usefulness Dalam Hubungan Perceived
Ease To Use Pada Attitude Pengguna Aplikasi Kai Access.Ncab.

Văn, H. T., & Hong, Q. (2023). Những yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của người
dân ở miền Bắc Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát Triển, 92–101.

Zarmpou, T., Saprikis, V., Markos, A., & Vlachopoulou, M. (2012). Modeling users’ acceptance
of mobile services. Electronic Commerce Research, 12(2), 225–248.

You might also like