Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................................. 2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN KÈM MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP.............................................. 3
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... 4
I. MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:.................................................................................................. 5
1.2. Mục đích của đề tài:.......................................................................................................... 5
1.3. Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................................... 5
1.3.1. Phạm vi giao dịch:...................................................................................................... 5
1.3.2. Phạm vi địa lý:............................................................................................................ 6
1.3.3. Phạm vi thời gian:.......................................................................................................6
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:....................................................................... 6
1.4.1. Ý nghĩa khoa học:....................................................................................................... 6
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn:....................................................................................................... 6
II. TÌNH HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM...........................................6
2. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023:.................................. 6
2.1. Tổng quan cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023:..................... 6
2.2. Tài khoản vãng lai:.................................................................................................. 7
2.2.1. Xuất nhập khẩu:.............................................................................................. 7
2.2.2. Thu nhập ròng:............................................................................................... 9
2.2.3. Chuyển giao vãng lai một chiều:.................................................................. 10
2.3. Tài khoản vốn:.......................................................................................................11
2.4. Tài khoản tài chính:............................................................................................... 11
2.4.1. Đầu tư từ nước ngoài:...................................................................................11
2.4.2. Đầu tư ra nước ngoài:................................................................................... 13
2.4.3. Sai sót thống kê:........................................................................................... 14
2.5. Tình hình thặng dư và thâm hụt:........................................................................... 15
Cán cân thương mại hàng hóa................................................................................ 15
Cán cân thương mại dịch vụ...................................................................................15
Cán cân thu nhập.................................................................................................... 16
Chuyển giao vãng lai một chiều ròng.....................................................................17
Cán cân tài khoản vãng lai......................................................................................18
3. Đánh giá:.........................................................................................................................19
3.1. Thành tựu:.............................................................................................................. 19
3.2. Hạn chế:................................................................................................................. 19
4. Hàm ý chính sách cho Việt Nam.................................................................................... 21
III. KẾT LUẬN.......................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................23

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN KÈM MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

STT Tên thành viên MSSV Mức độ đóng góp (%)

1 Nguyễn Trần Thùy Anh KDQT50C10179 16.67%

2 Trần Mai Hiền KDQT50B10241 16.67%

3 Phạm Thị Bảo Hòa KDQT50C10249 16.67%

4 Hà Duyên Khải KDQT50C10261 16.67%

5 Trần Thanh Mai KDQT50C10307 16.67%

6 Bùi Hà Phương KDQT50C10346 16.67%

Tổng 100%

3
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên Nguyễn Thị Minh
Phương. Xuyên suốt quá trình học, tìm hiểu bộ môn Quan hệ kinh tế quốc tế và thậm chí cả
trong quá trình chuẩn bị cho bài tiểu luận này, chúng em đã luôn nhận được sự hỗ trợ vô cùng
nhiệt tình từ Cô. Thông qua bài tiểu luận này, chúng em xin trình bày lại những gì mà chúng em
đã tìm hiểu được về tình hình cán cân thanh toán ở Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2023.

Do kiến thức của chúng em về đề tài cán cân thanh toán còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận khó
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những góp ý của Cô để cải thiện bài
làm của chúng em. Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô ạ!

4
I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam
đều thực hiện chính sách mở cửa hoàn toàn nền kinh tế. Điều này đã thúc đẩy cho công cuộc toàn
cầu hóa, hội nhập sâu rộng với thị trường kinh tế khu vực và thế giới. Từ đó, cán cân thanh toán
luôn được đặc biệt quan tâm bởi các nhà hoạch định chính sách vì nó được coi là “sức khỏe” của
quốc gia, thể hiện địa vị kinh tế của đất nước đó trên trường quốc tế. Thông qua việc nghiên cứu
cán cân thanh toán, ta có thể thấy được tình hình cán cân thanh toán của quốc gia và đánh giá tổng
hợp các hoạt động thương mại, dịch vụ và các chính sách rút vốn, từ đó giúp các nhà hoạch định
đưa ra kế hoạch chiến lược linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm phát triển của đất nước.
Cán cân thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh nền kinh tế ở tầm vĩ mô
của một đất nước, đồng nghĩa với việc cán cân thanh toán có tác động trực tiếp đến sự điều chỉnh
các chính sách vĩ mô. Trong nền kinh tế của đất nước, tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán sẽ
gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số khác của nền kinh tế. Ở một mức độ lớn hơn, vấn đề này
có thể tạo nên cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế của
quốc gia, các khu vực và thế giới. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách được đặt ra là phải có sự phân
tích diễn biến cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian gần đây một cách sâu rộng và đưa
ra cái nhìn tổng quan, từ đó kịp thời đề xuất và đưa ra các biện pháp cần thiết để phòng tránh và
giảm thiểu sự tiêu cực, tránh gây hại cho nền kinh tế quốc gia. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc
nghiên cứu đề tài “Tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023” là cần thiết.

1.2. Mục đích của đề tài:


Bài nghiên cứu được xây dựng nhằm nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình cán cân
thanh toán của Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2023. Các thành phần của cán cân thanh toán của
Việt Nam sẽ được phân tích cặn kẽ để làm nổi bật vai trò của cán cân thanh toán đối với sự phát
triển kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ bao hàm các đề xuất nhằm khắc phục
những yếu điểm tồn đọng nhằm cải thiện tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam trong tương
lai.

1.3. Phạm vi nghiên cứu:


1.3.1. Phạm vi giao dịch:
Đề tài nghiên cứu thực trạng cán cân thanh toán bao gồm tất cả các giao dịch của người cư trú
và người không cư trú.

5
1.3.2. Phạm vi địa lý:
Lãnh thổ địa lý để tham chiếu là lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
1.3.3. Phạm vi thời gian:
Từ năm 2021 đến năm 2023.

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:


1.4.1. Ý nghĩa khoa học:
Đánh giá thực trạng: Nghiên cứu cung cấp bức tranh toàn diện về cán cân thanh toán quốc tế
(BOP) của Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2023, bao gồm các thành phần cấu tạo (tài khoản
vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản tài chính), xu hướng biến động và những yếu tố ảnh hưởng.
Đóng góp lý thuyết: Nghiên cứu bổ sung kiến thức về BOP trong bối cảnh kinh tế Việt Nam,
góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về kinh tế vĩ mô và kinh tế quốc tế.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Cung cấp thông tin: Nghiên cứu hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và nhà
đầu tư trong việc cân nhắc tiềm năng kinh tế, rủi ro và đưa ra quyết định phù hợp qua việc cung
cấp thông tin hữu dụng.
Đề xuất giải pháp: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng BOP, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
Nâng cao năng lực cạnh tranh: Nghiên cứu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường quốc tế thông qua việc phân tích tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam giai
đoạn 2021-2023.

II. TÌNH HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM
2. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023:
2.1. Tổng quan cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023:

Cán cân thanh toán của Việt Nam là một bản báo cáo tổng hợp ghi chép lại tất cả các giao dịch
của công dân của Việt Nam với công dân của các quốc gia khác trên thế giới trong một thời kỳ
nhất định. Bản báo cáo đó phản ánh tình hình tài chính và kinh tế của Việt Nam nhằm giúp chính
phủ đưa ra các chính sách hợp lý đồng thời giúp các doanh nghiệp quyết định đầu tư đúng đắn.

6
Cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 (Nguồn: NHNN Việt Nam)

Cán cân thanh toán của Việt Nam từ năm 2021 đến 2023 biến động mạnh tác động mạnh mẽ
vào tình hình kinh tế vĩ mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, nhưng dưới sự lãnh đạo
của Chính phủ và Nhà nước, Bộ Tài chính đã lên kế hoạch và triển khai nhiều biện pháp nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Nhìn chung, trong khi cán cân thanh toán năm
2021 thặng dư thì năm 2022 cán cân thanh toán của Việt Nam thường xuyên thâm hụt nhưng
trong năm 2023, tình trạng thâm hụt tài khoản có cơ hội chuyển thành thặng dư trở lại. Tình hình
cán cân thanh toán của Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong khoảng thời gian từ năm
2021 đến năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy
nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được đề cập và khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo sự ổn
định nền kinh tế vĩ mô.

2.2. Tài khoản vãng lai:


Theo bản tin mới nhất được tổng hợp bởi Fitch Solutions - một tổ chức nghiên cứu tài chính,
mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam đã có mức giảm đáng kể từ năm 2021 với 2,2%
GDP xuống còn 0,3% GDP vào năm 2022, thấp hơn dự đoán của các báo cáo gần đây. Năm 2023,
tình trạng tài khoản vãng lai có thể trở thành thặng dư ở mức 0,5% GDP.
2.2.1. Xuất nhập khẩu:
Năm 2021, dù phải đối diện với những thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra, hoạt
động xuất, nhập khẩu của Việt Nam vẫn đạt được những thành tích ấn tượng so với năm 2020.
Trong năm 2021 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm đã cán đích với kỷ lục 668,54
tỷ USD. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho xuất, nhập khẩu của nước ta bởi kim ngạch đã tăng
22,6% so với năm ngoái. Xuất khẩu đã tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, đạt 336,31 tỷ USD,
chủ yếu là nhờ vào sự tăng trưởng đột phá của mặt hàng điện thoại thông minh (tăng 23% so với

7
cùng kỳ năm trước) và máy móc (tăng 29% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, khu vực kinh tế
trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đều tăng cao so với năm trước,
lần lượt đạt 91,09 tỷ USD, tăng 14,2% và 245,22 tỷ USD, tăng 20,9%. Kim ngạch nhập khẩu
năm 2021 đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020 do đáp ứng được nguồn cung nguyên
liệu cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, không có tình trạng thiếu hụt hay đứt gãy nguồn
cung ứng. Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 96,3 tỷ USD (tăng 24,1% so với năm trước),
Trung Quốc đạt 55,9 tỷ USD (tăng 14,3% so với năm trước), v.v. Trung Quốc là thị trường nhập
khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 109,9 tỷ USD.
Năm 2022, hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta có nhiều biến động tiêu cực do tình hình
xung đột kinh tế chính trị trên thế giới đang diễn ra phức tạp như gia tăng lạm phát ở châu Âu và
Hoa Kỳ đạt mức cao, ảnh hưởng của cuộc chiến tranh đang leo thang giữa Nga và Ukraine, v.v.
Dù vậy, trong nửa cuối năm 2022, nền kinh tế nước ta đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ với kết
quả tổng kết cuối năm tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đã đạt được con số kỷ lục 732.5
tỷ USD, tăng 9.5% so với năm 2021. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch
xuất khẩu năm 2022 đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm trước, vượt chỉ tiêu Chính phủ
giao (tăng trên 8%). Xuất khẩu có sự tăng trưởng tích cực ở cả khu vực kinh tế trong nước và khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô), lần lượt đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5% và 276,76 tỷ
USD, tăng 12,1 so với năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu đã có dấu hiệu chững lại từ tháng 9 năm
2022. Bình quân quý IV năm 2022, xuất khẩu đã giảm 9,7%, chỉ đạt 29,7 tỷ USD/tháng. Nguyên
nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do thị trường bị thu hẹp dẫn đến đơn hàng giảm làm gia tăng sự
cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Một số mặt hàng nguyên vật liệu có chi phí đầu vào tăng cao,
trong khi giá xuất khẩu giảm. Điều này đã làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm. Ngoài ra, xuất
khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào khối các doanh nghiệp FDI, chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch
xuất khẩu. Nhập khẩu cả năm ước tính đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. Trong
đó, nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; nhập khẩu của khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5%. Nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu,
linh kiện thiết bị phục vụ trong hoạt động sản xuất, tiêu dùng là điểm sáng trong kim ngạch nhập
khẩu nước ta, đạt 316,7 tỷ USD, chiếm 88,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Về thị trường
xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với
kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với
kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD.
Năm 2023, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập

8
khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 619,1 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, giảm 4,6%; kim ngạch nhập khẩu đạt 296,6
tỷ USD, giảm 10,7%. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hết quý I năm 2023 đã ghi nhận mức giảm
11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy trong quý II có sự phục hồi nhẹ nhưng đến quý III, xuất
khẩu lại tiếp tục giảm còn 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước
đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,1 tỷ
USD, giảm 6,1%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9%
so với năm trước. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu tiếp tục được duy trì ổn định, nhập khẩu chủ
yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Về thị trường xuất nhập khẩu, Mỹ tiếp tục là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 88 tỷ USD, tiếp đến là Trung
Quốc (56 tỷ USD), EU (39,9 tỷ USD), ASEAN (29,4 tỷ USD), Hàn Quốc (21,5 tỷ USD), Nhật
Bản (21,2 tỷ USD). Ngược lại, Trung Quốc hiện được coi là thị trường nhập khẩu lớn nhất của
Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 99,6 tỷ USD. Ngoài ra, với chính sách tiền tệ lấy thắt chặt
làm chủ đạo được dẫn đầu bởi FED, nhu cầu hàng hóa thế giới nói chung, cụ thể là các thị trưởng
xuất khẩu chính của Việt Nam (Hoa Kỳ, Trung Quốc, châu Âu) đã sụt giảm. Điều này đã làm suy
yếu tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường trên, thậm chí là tăng trưởng âm. Tuy
nhiên, xuất khẩu đã có dấu hiệu vực dậy kể từ tháng 10/2023, mang đến tác động tích cực cho
cán cân thương mại của Việt Nam. Tháng 9 năm 2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra mức
dự báo thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam, cụ thể là 25,4 tỷ USD năm 2023 và năm 2024
thặng dư thương mại có thể đạt 27,9 tỷ USD.
2.2.2. Thu nhập ròng:
Trước khi đại dịch Covid-19 làm suy yếu toàn bộ nền kinh tế đất nước, sự tăng trưởng mạnh
mẽ của du lịch, dịch vụ đã tạo ra nguồn thu ngoại hối lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm
tình trạng thâm hụt trong dịch vụ. Tuy nhiên, khi Việt Nam thực hiện biện pháp tạm dừng các
hoạt động du lịch trong và ngoài nước để giảm thiểu sự tàn phá nặng nề của đại dịch, tình trạng
thâm hụt trong ngành dịch vụ tăng lên một cách chóng mặt, lên đến 10 tỷ USD trong năm 2020.
Trong năm 2021, theo các chuyên gia của HSBC, sẽ không có nhiều cải thiện đáng kể và thâm
hụt trong dịch vụ năm nay khả năng cao cũng sẽ không thấp hơn mức 10 tỷ USD năm ngoái. Cụ
thể, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước thu nhập ròng mảng dịch vụ năm 2021 đã thâm hụt
khoảng 3,92 tỷ USD. Dẫu vậy, điều đáng khích lệ là Việt Nam đã bước đầu mở cửa lại biên giới
đón khách du lịch nước ngoài đến năm địa phương từ tháng 11 năm 2021. Ngoài ra, thu nhập ròng
mảng hàng hóa đã có có bước phát triển đáng kể mặc dù vào quý II đã thâm hụt nhẹ 1,19 tỷ USD.
Tổng kết năm 2021, thu nhập ròng mảng hàng hóa đã thặng dư 15,88 tỷ USD.

9
Trong quý IV năm 2022, việc mở cửa du lịch của Việt Nam đã đánh dấu cho sự phục hồi của
ngành dịch vụ. với kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 4,7 tỷ USD, tăng 204,2% so với cùng kỳ
năm trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm
trước. Mặc dù vậy, tính chung cả năm 2022, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, thu nhập ròng
đến từ dịch vụ vẫn thâm hụt 11,9 tỷ USD. Tuy nhiên, thu nhập ròng cũng có dấu hiệu tích cực khi
thu nhập từ mảng hàng hóa tiếp tục thặng dư, đạt mức 29,4 tỷ USD trong năm 2022.
Năm 2023, thu nhập ròng mảng dịch vụ chưa thấy được chuyển biến tích cực khi tiếp tục thâm
hụt năm thứ 3 liên tiếp với mức giảm 9,47 tỷ USD. Tuy nhiên, thu nhập ròng của tài khoản vãng
lai vẫn ghi nhận sự phát triển vượt bậc ở mảng hàng hóa khi đã thặng dư liên tục, đạt con số kỷ
lục lên đến khoảng 43,96 tỷ USD.
2.2.3. Chuyển giao vãng lai một chiều:
Trong năm 2021, lượng kiều hối vẫn duy trì và tăng trưởng ở mức ổn định và bền vững.
Lượng ngoại tệ gửi về từ cộng động người Việt đông đảo ở hải ngoại đã có đóng góp không nhỏ
cho công cuộc phát triển tính bền vững của lượng kiều hối, được coi là một điểm sáng trong
chuyển giao vãng lai một chiều. Mặc dù đại dịch đang hoành hành và gây ra khủng hoảng khắp
nơi trên thế giới, trong năm 2021, Việt Nam vẫn là quốc gia thu về lượng kiều hối cao thứ ba ở
châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc và Philippines, với tổng giá trị chuyển giao một chiều đạt
đến 18 tỷ USD. Cụ thể, Việt Nam thu về lượng chuyển giao vãng lai một chiều đạt 13,57 tỷ USD.
Trong năm 2022, Việt Nam đứng trong hàng ngũ là một trong ba quốc gia nhận kiều hối lớn
nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương với dòng vốn ngoại tệ về khoảng 19 tỷ USD từ cộng
đồng kiều bào ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong mười năm qua, mức kiều hối của
Việt Nam nhận được lớn hơn hầu hết các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, đạt trung
bình khoảng 5,2% GDP. Tổng kết năm 2022, Việt Nam thu về lượng chuyển giao vãng lai một
chiều đạt 12,29 tỷ USD.
Trong năm 2023, với dòng kiều hối đổ về ổn định, chuyển giao vãng lai một chiều của Việt
Nam luôn trong tình trạng thặng dư. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lượng dự trữ
ngoại hối của Việt Nam sẽ đạt khoảng 100 tỷ USD trong năm 2023 và sẽ tăng lên hơn 110 tỷ USD
vào năm 2024. Đây được coi là mức khá an toàn để duy trì thặng dư chuyển giao vãng lai một
chiều, tương đương khoảng 17-18 tuần nhập khẩu hàng hóa. Tổng kết năm 2023, Việt Nam thu về
lượng chuyển giao vãng lai một chiều đạt 16,11 tỷ USD và mức chi cho chuyển giao vãng lai một
chiều đạt 3,06 tỷ USD.

10
2.3. Tài khoản vốn:

2021 2022 2023

B. Cán cân vốn 0 0 0

Cán cân vốn: Thu 0 0 0

Cán cân vốn: Chi 0 0 0

Tổng cán cân vốn 0 0 0

Cán cân vốn của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 (Nguồn: NHNN Việt Nam)
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến
năm 2023, tình tình tài khoản vốn của Việt Nam nhìn chung bằng 0, đây là kết quả của nhiều yếu
tố tạo nên. Trong đó, chính sách thắt chặt nhập khẩu của Việt Nam đặc biệt là các mặt hàng phi
thiết yếu và xa xỉ phẩm đã giúp giảm thiểu tình trạng thâm hụt thương mại hàng hóa. Mặt khác,
2021 - 2023 là giai đoạn toàn cầu đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19 và hậu quả mà nó để
lại và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dịch bệnh đã gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, khiến cho
nhu cầu thương mại quốc tế sụt giảm mạnh mẽ. Đồng thời, tỷ giá hối đoái biến động mạnh. Điều
này ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân vốn của Việt Nam khiến cho việc thu hút vốn FDI và xuất
khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin chưa chính thức, Việt Nam được dự tính đã nhận được sự hỗ
trợ hủy bỏ một phần nợ, tổng số tiền xóa nợ trong giai đoạn này ước tính khoảng 3,6 tỷ USD.
Ngoài ra, giá trị hàng hóa và tài sản mà người di cư mang theo khi xuất cảnh từ Việt Nam có xu
hướng tăng; Việt Nam đã mua lại bản quyền một số tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao tác động
mạnh mẽ đến tình hình tài khoản vốn giai đoạn 2021 - 2023. Tình trạng xuất hiện sự sai số và
không thống nhất giữa các nguồn thể hiện chất lượng ghi chép số liệu không được đảm bảo, sự
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước còn lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, nhiều số liệu không được
kịp thời thu thập tại thời điểm công bố. Thực trạng này đã dẫn đến sự sai sót số liệu, ảnh hưởng
đến cán cân thanh toán của Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2023.
2.4. Tài khoản tài chính:
2.4.1. Đầu tư từ nước ngoài:
Xét về đối tác đầu tư

11
Trong năm 2021, đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, tổng số
vốn đầu tư vào Việt Nam của Singapore dẫn đầu (trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng số vốn đầu
tư, tăng 19,1% so với năm trước). Xu hướng của vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng do
việc thành công kiểm soát đại dịch Covid-19 đã giúp cải thiện chỗ đứng của Việt Nam trên trường
quốc tế. Đồng thời, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA),
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp Định Đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (TBD - CPTPP); từ đó, đem đến cơ hội hội nhập quốc tế lớn, giúp Việt
Nam tiến sâu hơn vào mạng lưới sản xuất quốc tế và nâng tầm vị thế quốc gia trên thị trường toàn
cầu.
Trong năm 2022, Việt Nam đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư. Trong đó, tổng số vốn
đầu tư vào Việt Nam của Singapore dẫn đầu (gần 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng số vốn đầu tư,
giảm 39,7% so với năm trước), Hàn Quốc đứng thứ hai (gần 4,88 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng số
vốn đầu tư, giảm 1,5% so với năm trước), Nhật Bản đứng thứ ba (trên 4,78 tỷ USD, chiếm 17,3%
tổng vốn đầu tư, tăng 22,7% so với năm trước), theo sau là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,
v.v.
Trong năm 2023, 111 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, tổng số
vốn đầu tư vào Việt Nam của Singapore dẫn đầu (gần 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng số vốn đầu
tư, tăng 5,4% so với năm trước), Nhật Bản đứng thứ hai (gần 6,57 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng số
vốn đầu tư, tăng 37,3% so với năm trước), Hồng Kông đứng thứ ba (trên 4,68 tỷ USD, chiếm
12,8% tổng vốn đầu tư), theo sau là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v.
Xét về địa bàn đầu tư
Trong năm 2021, các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế
trong thu hút đầu tư nước ngoài có tổng cộng 59 tỉnh và thành phố của Việt Nam đã nhận vốn đầu
tư nước ngoài. Trong đó, Hải Phòng dẫn đầu (trên 5,26 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư
đăng ký), Long An đứng thứ hai (trên 3,84 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư đăng ký),
Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ ba (gần 3,74 tỷ USD, chiếm 12% tổng vốn đầu tư đăng ký),
theo sau là Bình Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, v.v.
Trong năm 2022, Việt Nam nhận vốn đầu tư nước ngoài vào 54 tỉnh, thành phố. Trong đó,
Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu (trên 3,94 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng số vốn đầu tư), Bình
Dương đứng thứ hai (trên 3,14 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng số vốn đầu tư), Quảng Ninh đứng thứ
ba (gần 2,37 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng số vốn đầu tư), theo sau là Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,
v.v.

12
Trong năm 2023, Việt Nam nhận được đầu tư từ nước ngoài vào 56 tỉnh và thành phố. Trong
đó, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu (trên 8,58 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư đăng ký),
Hải Phòng đứng thứ hai (trên 3,26 tỷ USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư đăng ký), theo sau là
Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, v.v. Việt Nam đã thành công thu hút các công ty đa quốc gia
và nguồn vốn FDI nhờ nền tảng kinh tế - chính trị ổn định, các chính sách hạn chế VAT, chính
sách về xuất nhập khẩu và hỗ trợ người lao động, v.v.
Xét về ngành đầu tư
Trong năm 2021, Việt Nam nhận đầu tư nước ngoài vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh
tế quốc dân. Trong đó, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn
đầu (trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng số vốn đầu tư), ngành sản xuất, phân phối điện đứng
thứ hai (trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng số vốn đầu tư), theo sau là ngành kinh doanh bất
động sản; bán buôn, bán lẻ, v.v
Trong năm 2022, các nguồn vốn đầu tư chủ yếu đến từ các quốc gia như Singapore, Hàn
Quốc, và Nhật Bản. Tổng số vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD (giảm 11% so với năm
trước). Tuy số lượng dự án mới tăng 17,1% nhưng ít dự án lớn nên kéo tổng vốn đầu tư năm 2022
thấp hơn so với 2021. Tuy không phải là mức cao nhất, song đây là tín hiệu tốt cho thấy các
doanh nghiệp đang dần phục hồi, và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hậu Covid-19.
Trong năm 2023, Việt Nam đã nhận đầu tư nước ngoài vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành
kinh tế quốc dân. Trong đó, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
dẫn đầu (trên 16,8 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng số vốn đầu tư), ngành kinh doanh bất động sản
đứng thứ hai (gần 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng số vốn đầu tư), theo sau là ngành sản xuất,
phân phối điện, khoa học công nghệ, v.v.
2.4.2. Đầu tư ra nước ngoài:
Trong năm 2021, tổng số vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh giảm
366,9 triệu USD (giảm 1,6 lần so với năm trước). Việt Nam đã đầu tư ra 26 quốc gia, vùng lãnh
thổ (tiêu biểu là Hoa Kỳ, Singapore, Campuchia, v.v.) ở 15 ngành: Hoạt động chuyên môn, khoa
học công nghệ dẫn đầu (tổng số vốn đầu tư đạt hơn 420,8 triệu USD, tăng 6,7 lần so với năm
trước); ngành bán buôn, bán lẻ đứng thứ 2 (tổng số vốn đầu tư đạt gần 160,9 triệu USD, tăng 2,5
lần so với năm trước); ngoài ra có ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, chế
tạo, v.v.
Trong năm 2022, tổng số vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt
gần 534 triệu USD. Trong đó, 109 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới (tăng
78,7% số dự án so với năm trước) với tổng vốn đăng ký đạt gần 426,6 triệu USD (tăng 4,3% so

13
với năm trước). Việt Nam đã đầu tư ra 29 quốc gia, vùng lãnh thổ (tiêu biểu là Singapore, Lào,
Úc, Hoa Kỳ, v.v.) ở 14 ngành: công nghiệp chế tạo dẫn đầu (tổng số vốn đăng ký đạt gần 251,9
triệu USD, chiếm 47,2% tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài); ngành kinh doanh bất động
sản đứng thứ 2 (tổng số vốn đầu tư đạt hơn 76,8 triệu USD, chiếm 14,4%); ngoài ra có ngành bán
buôn, bán lẻ, khai khoáng, v.v.
Trong năm 2023, tổng số vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt
hơn 420,9 triệu USD (giảm 21,2% so với năm trước). Việt Nam đã đầu tư ra 26 quốc gia, vùng
lãnh thổ (tiêu biểu là Canada, Singapore, Lào, Cuba, v.v.) ở 14 ngành: lĩnh vực bán buôn và bán
lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác dẫn đầu (đạt 156,9 triệu USD, chiếm
37,3% tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài); thông tin và truyền thông đứng thứ 2 (đạt
120,6 triệu USD, chiếm 28,7%); ngoài ra có ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
v.v.
2.4.3. Sai sót thống kê:
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số liệu sai sót thống kê được công bố ở mức 8,4 tỷ USD
vào năm 2021. Đến năm 2022, khoản mục lỗi và sai sót lên đến hơn 33,6 tỷ USD. Nguyên nhân
chính là một lượng lớn ngoại tệ đã bị rút ra khỏi thị trường qua những kênh không chính thức dẫn
đến sai sót thống kê năm 2023 rơi vào khoảng 16,6 tỷ USD. Trong quá trình thu thập và báo cáo
dữ liệu, xuất hiện số liệu thu thập bị sai số và không thống nhất giữa các nguồn khác nhau, điều
này cho thấy sự phối hợp quản lý và thực thi công vụ của các cơ quan, cấp hành chính lỏng lẻo,
thiếu trách nhiệm, nhiều số liệu không được thu thập và công bố kịp thời. Thực trạng phổ biến đó
đã làm dẫn đến sự không chính xác trong số liệu được công bố, ảnh hưởng đến độ tin cậy của các
con số thống kê về cán cân thanh toán của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023.
Ngoài ra, khi tra soát dữ liệu trên Ngân hàng Nhà nước, các dữ liệu của các quý trong năm
được thống kê thông qua một bảng biểu với hai cột thể hiện rõ các chỉ tiêu và các tình trạng thặng
dư, thâm hụt. Nhưng khi tổng hợp dữ liệu, hoạt động nhập liệu của Ngân hàng Nhà nước khi xây
dựng cơ sở dữ liệu chưa rõ ràng về mặt thời gian giữa các quý. Ngoài ra, khi cập nhật số liệu
nhiều lần trong một quý, Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra được thời gian cụ thể cho mỗi cập
nhật. Điều này thể hiện các số liệu được tổng hợp trong nghiên cứu chưa mang tính bao quát và
khách quan có thể dẫn đến sự sai sót khi thực hiện các nghiên cứu và sự chênh lệch trong thống
kê số liệu khi tính toán cán cân tổng thể của năm. Các nguồn thống kê chính thức cần phải liên
tục cải thiện quy trình thu thập dữ liệu và xử lý sai sót để đảm bảo tính chính xác của thông tin
được cung cấp.

14
2.5. Tình hình thặng dư và thâm hụt:
Quan sát các biến động cán cân thanh toán Việt Nam từ năm 2021 đến 2023, ta có thể thấy,
ngay cả khi phải gặp nhiều khó khăn trong quá trình hồi phục kinh tế từ đại dịch Covid-19, tình
hình cán cân thanh toán Việt Nam có xu hướng thặng dư. Cụ thể:

Năm Thặng dư Thâm hụt

Cán cân thương mại 2021 Cán cân thương mại hàng hóa liên
hàng hóa tục đạt thặng dư trong nhiều năm,
vào năm 2021, mức thặng dư là
15,7 tỷ USD.

2022 Cán cân thương mại hàng hóa việt


Nam năm 2022 thặng dư 29,4 tỷ
USD nhờ gia tăng xuất khẩu các
mặt hàng công nghệ cao như máy
tính, điện thoại,...

2023 Cán cân thương mại hàng hóa Việt


Nam thặng dư 44 tỷ USD vào năm
2023.

2021 Thâm hụt cán cân dịch vụ của

Cán cân thương mại Việt Nam đã tăng vọt lên 15,4

dịch vụ tỷ USD vào năm 2021, lớn


hơn khoảng 3,58 lần so với
mức thâm hụt năm 2016.

2022 Cán cân thương mại dịch vụ


năm 2022 tiếp tục thâm hụt,
tuy nhiên mức thâm hụt đã
giảm đáng kể so với năm
2021, thâm hụt tổng cộng
13,65 tỷ USD.

15
2023 Cán cân thương mại dịch vụ
năm 2023 thâm hụt. Trong đó,
kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
đạt 19,6 tỷ USD trong khi kim
ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt
29 tỷ USD, cán cân thương
mại dịch vụ thâm hụt tổng
cộng 9,4 tỷ USD.

2021 Cán cân thu nhập thâm hụt lớn

Cán cân thu nhập do khoản chi (các khoản thanh


toán cho đầu tư ở Việt Nam)
gấp nhiều lần khoản thu
(khoản thu nhập nhận được
của đầu tư Việt Nam ra nước
ngoài). Cụ thể, cán cân thu
nhập thâm hụt còn 18,8 tỷ
USD vào năm 2021, cao hơn
mức thâm hụt về xuất nhập
khẩu dịch vụ, làm giảm đáng
kể thặng dư cán cân vãng lai.

2022 Cán cân thu nhập Việt Nam


tiếp tục sụt giảm nhẹ xuống
mức 19,7 tỷ USD. Việc thâm
hụt cán cân thu nhập ngày
càng gia tăng dấy lên lo ngại
về xu hướng các doanh nghiệp
FDI chuyển lợi nhuận về nước
mẹ nhiều hơn. Lượng vốn FDI
đổ vào Việt Nam trong những
năm qua tăng trưởng mạnh
mẽ, kéo theo lợi nhuận của các
doanh nghiệp FDI cũng tăng

16
lên.

2023 Thâm hụt tiếp tục tăng lên


hơn 22,46 tỷ USD trong năm
2023 và được dự báo bởi IMF
rằng sẽ tiếp tục tăng lên cao
hơn vào năm 2024. Thâm hụt
cán cân thu nhập Việt Nam
được dự kiến ở mức cao trong
bối cảnh lãi suất cao và dưới
ảnh hưởng của các chính sách
miễn thuế thu nhập được một
số quốc gia áp dụng khi các
doanh nghiệp của họ chuyển
lợi nhuận về nước.

2021 Cán cân chuyển giao vãng lai liên

Chuyển giao vãng lai tục thặng dư, năm 2021 là 10,32

một chiều ròng tỷ USD, góp phần làm giảm thâm


hụt cán cân vãng lai.

2022 Đến năm 2022, thặng dư chuyển


giao vãng lai một chiều tuy giảm so
với 2021 nhưng vẫn đạt mức 5,6 tỷ
USD, với cụ thể mức thu 12,3 tỷ
USD gồm kiều hối và đầu tư ra
nước nước ngoài, và mức chi 6,7 tỷ
USD bao gồm lợi nhuận và cổ tức
chi trả cho các nhà đầu tư nước
ngoài và dịch vụ nhập khẩu.

2023 Chuyển giao vãng lai một chiều


tăng vọt lên 13,01 tỷ USD và
thặng dư vào năm 2023. Mức

17
thặng dư tăng cao qua các năm,
nguyên nhân chủ yếu do thu lớn
hơn chi, nhất là thu từ kiều hối
(trong đó có thu từ người lao động
làm việc theo hợp đồng dài hạn với
nước ngoài gửi về).

2021 Cán cân tài khoản vãng lai

Cán cân tài khoản năm 2021 đảo chiều so với

vãng lai 2020, chuyển từ thặng dư sang


thâm hụt 8,18 tỷ USD - đây
là mức thâm hụt lớn nhất kể từ
năm 2016. Nguyên nhân chủ
yếu là do sự thâm hụt trong
cán cân cân thương mại hàng
hóa và dịch vụ sau đại dịch
Covid-19.

2022 Đến năm 2022, Việt Nam chuyển


từ thâm hụt sang thặng dư cán cân
tài khoản vãng lai với giá trị 1,65
tỷ USD, chiếm 0,3% GDP - nhỏ
hơn mức dự báo 0,5% của IMF
nhưng đã mang lại những tín hiệu
tích cực cho nền kinh tế.

2023 Tài khoản vãng lai năm 2023 tăng


vọt lên 25,15 tỷ USD, được ADB
đánh giá là thặng dư 3% GDP.
Tuy đây chỉ là con số nhỏ nhưng đã
thể hiện sự phục hồi và tăng trưởng
kinh tế Việt Nam sau đại dịch.

18
3. Đánh giá:
3.1. Thành tựu:
Cán cân thương mại liên tục thặng dư: Giữa bối cảnh nhu cầu tiêu dùng toàn cầu thấp, Việt
Nam đã tận dụng sự phục hồi của các thị trường lớn để đẩy mạnh xuất khẩu. Cán cân thương mại
liên tục thặng dư trong vòng 8 năm liên tiếp với mức thặng dư lên tới 26 tỷ USD. Cụ thể, 33 mặt
hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD; trong đó, 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, tương đương
với 66% tổng kim ngạch. Các nhóm hàng nông sản, gạo và trái cây tối ưu hoá cơ hội mở rộng thị
trường và gia tăng cao để thúc đẩy xuất khẩu (nhóm hàng duy nhất thể hiện mức tăng so với cùng
kỳ năm trước, tăng 4,8%). Tình hình cơ cấu hàng hoá xuất khẩu liên tục chuyển biến theo chiều
hướng tích cực với hàm lượng xuất khẩu thô giảm; xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công
nghiệp tăng, tạo cơ hội cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Hiệp định FTA cũng góp phần làm gia tăng trị giá xuất khẩu có sử dụng ℅, đạt 64 tỷ USD, tăng
0,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn vốn FDI và kiều hối ổn định: Theo tờ báo điện tử Chính Phủ, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng. Vào năm 2021, khu vực FDI đóng góp vào thu ngân sách
khoảng 9,6 tỷ USD, chiếm 17% tổng thu ngân sách nhà nước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2023 dự kiến sẽ đạt 36-38 tỷ USD, tăng 10-12% khi đặt trên bàn
cân cùng kỳ với năm 2022. Cho đến thời điểm hiện tại, 129 quốc gia/ vùng lãnh thổ đã đầu tư vào
Việt Nam và trên khắp các tỉnh thành ở Việt Nam hiện diện các dự án FDI. Việt Nam trở thành địa
điểm sáng giá cho các dự án đầu tư nước ngoài với quy mô lớn, có thể kể đến như dự án Điện khí
từ khí hóa lỏng LNG Bạc Liêu, được đầu tư lên tới 50 tỷ USD bởi nhà đầu tư Delta Offshore
Energy (Singapore), Trung tâm Nghiên cứu và phát triển của Samsung với quy mô đầu tư xung
quanh 220 triệu USD, v.v.
Dự trữ ngoại hối tăng cao: Theo dữ liệu được NHNN công bố, quy mô dự trữ ngoại hối nhà
nước đã vượt mức 109,9 tỷ vào cuối năm 2021, gấp khoảng 4 lần so với quy mô dự trữ ngoại hối
6 năm trước. Theo số liệu được của IMF, mặc dù dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2022 có dấu
hiệu sụt giảm, dự trữ ngoại hối tính riêng đầu quý I năm 2023 đạt tới 88,3 tỷ USD.
3.2. Hạn chế:
Thâm hụt cán cân dịch vụ ngày càng tăng: Từ năm 2021 đến năm 2023, thâm hụt cán cân
dịch vụ liên tục gia tăng. Năm 2021, cán cân dịch vụ thâm hụt tổng cộng 15,76 tỷ USD, tăng
33,5% so với năm 2020. Năm 2022, cán cân dịch vụ tiếp tục thâm hụt 16,2 tỷ USD, tăng 2,8% so
với năm 2021. Theo Tổng cục thống kê, nội trong quý I năm 2023, cán cân dịch vụ tiếp tục thâm
hụt 4,6 tỷ USD, dự đoán thâm hụt cán cân dịch vụ cả năm có thể chạm mốc 17-18 tỷ USD. Cán

19
cân dịch vụ liên tục thâm hụt có thể làm gia tăng nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán cho các dịch
vụ nhập khẩu và hạ giá trị đồng nội tệ. Ngoài ra, việc chi trả cho các dịch vụ nhập khẩu sẽ giảm
dự trữ ngoại hối và làm giảm khả năng phản ứng, linh hoạt của nền kinh tế quốc gia trước những
biến động toàn cầu.
Sự phụ thuộc vào nguồn vốn FDI và kiều hối: Tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài của
nước ta tăng cao trong những năm gần đây cũng làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế nước
ta vào các nguồn vốn từ nước ngoài. Một khi trên thế giới xảy ra biến động, các nhà đầu tư nước
ngoài rút vốn, sự phát triển kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng của đất nước có thể sẽ bị chững
lại. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa xác lập mối quan hệ mật thiết với doanh
nghiệp trong nước mà chủ yếu chỉ thuê mặt bằng hoặc tận dụng nhân công giá rẻ. Theo bộ Công
Thương Việt Nam, cho tới thời điểm hiện tại, mới chỉ có khoảng 5% công nghệ cao được chuyển
giao, 15% công nghệ trung bình còn lại hơn 70% là công nghệ yếu kém cùng việc sử dụng lao
động phổ thông. Điều này dẫn tới hệ quả là trong 20% giá trị gia tăng chỉ có 10% là giá trị nội
địa.
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp: Cơ cấu kinh tế nhìn chung còn nhiều yếu
điểm nếu đặt trong bối cảnh quốc tế. Khi chọn ngành trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển,
chỉ số lan tỏa nội địa và chỉ số kích thích nhập khẩu là hai yếu tố thường được đặt lên xem xét
hàng đầu. Tuy nhiên, ở nước ta, một số ngành có thể kể đến như công nghiệp và xây dựng vốn
được đầu tư rất nhiều nhưng chỉ số lan tỏa nội địa lại thấp trong khi chỉ số kích thích nhập khẩu
lại cao đột biến. Còn nhiều vấn đề tồn đọng trong hệ thống tài chính của Việt Nam, tình trạng lạm
phát sẽ làm gia tăng áp lực lên đời sống của người dân. Chính sách bảo hộ của chính phủ Việt
Nam còn cảm tính. Hệ số bảo hộ hữu hiệu ở các ngành có tính cạnh tranh cao càng ngày càng sụt
giảm trong khi hệ số bảo hộ hữu hiệu ở các nhóm ngành không có khả năng cạnh tranh lại tăng
cao. Việc đầu tư hơn vào thương mại và các dịch vụ hỗ trợ đã tạo bàn đẩy vững chắc cho xuất
khẩu phát triển nhưng cùng lúc gia tăng cả hoạt động nhập khẩu. Khả năng tối ưu hoá cơ hội hợp
tác từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và các hiệp định với các thị
trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc còn nhiều hạn chế. Ưu thế giá gia công
rẻ của Việt Nam đang dần bị đe dọa; điều kiện phát triển những ngành công nghiệp mới với giá trị
gia tăng cao còn bị kìm hãm do những hạn chế về năng lượng sản xuất, v.v.
Sự thiếu đa dạng và lệ thuộc vào một số ngành hàng: Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam còn chưa được đa dạng, thể hiện ở việc: chủng loại hàng hoá xuất khẩu còn
đơn điệu, những mặt hàng xuất khẩu mới với khả năng đóng góp kim ngạch lớn xuất hiện còn
chậm và còn ít các mặt hàng xuất khẩu với giá trị gia tăng. Xuất khẩu chưa phát triển được các giá

20
trị riêng biệt mà còn lệ thuộc vào các lợi thế có sẵn để gây dựng chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu
lớn. Vì vậy, tương lai của ngành công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn bị trói buộc với các
mặt hàng nông lâm ngư chủ lực. Cùng lúc đó, các mặt hàng công nghiệp như da giày, linh kiện
điện tử, v.v. đa phần còn mang tính chất gia công.
4. Hàm ý chính sách cho Việt Nam
Thứ nhất, cần có sự liên kết bền chắc giữa các chính sách trong đó tiêu biểu là chính sách tiền
tệ, chính sách tài khóa. Điều này sẽ giúp việc sản xuất cũng như kinh doanh có đà phát triển mạnh
hơn, trở thành môi trường thuận lợi để bước vào hướng phát triển của nền kinh tế của tương lai -
xanh và bền vững. Việc quản lý các chính sách cũng cần thời gian tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng
ảnh hưởng của từng chính sách để có thể lựa chọn ra những đối sách phù hợp với tình hình, thời
điểm. Với bối cảnh xã hội có nhiều diễn biến thay đổi khó lường, đây là giải pháp có tác động tích
cực tới hy vọng tăng trưởng dài hạn của đất nước ta.
Thứ hai, cần đổi mới các chiến lược nhằm thu hút nguồn vốn FDI. Với tốc độ cũng như quy
mô tăng trưởng dòng vốn FDI của Việt Nam như hiện tại, ngoài việc cần tiếp tục duy trì, chúng ta
cũng phải thay đổi tầm nhìn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI từ số lượng sang chất lượng. Việc
thay đổi này sẽ khiến một số ngành có được cơ cấu phù hợp hơn, đặc biệt là các ngành liên quan
tới công nghệ phần nhiều. Trong giai đoạn tới, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài phải đổ dồn
vào những ngành công nghệ cao, dịch vụ mới nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong các thị
trường về công nghệ và chứng tỏ được vị trí, sức cạnh tranh của mình. Thêm vào đó, cần phải có
những giải pháp cho việc chọn lọc các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trọng tâm vào việc cải
thiện chất lượng nguồn nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng, các ngành có giá trị xuất khẩu cao và
tiết kiệm năng lượng. Cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh
nghiệp trong và ngoài nước nhằm tiếp thu được những tiến bộ, phát triển về mặt công nghệ và đẩy
mạnh năng suất.
Thứ ba, cần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính trong điều kiện hoàn thiện khuôn
khổ pháp lý. Việt Nam cần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính trong điều kiện hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý thông qua hình thức phát triển thu hút các nhà đầu tư quốc tế thâm nhập
vào thị trường Việt Nam, trong đó bao gồm việc liên tục nâng cao đổi mới học hỏi các phương
pháp phát triển sản phẩm chứng khoán và bảo hiểm. Xây dựng hoàn thiện các tổ chức kinh doanh,
chứng khoán nhằm thích ứng với các nhu cầu cũng như tốc độ lớn mạnh của thị trường, đảm bảo
công tác giám sát diễn ra xuyên suốt để luôn có thể kịp thời nắm bắt và xử lý những thay đổi khó
lường trước của dòng vốn từ nước ngoài.

21
Thứ tư, cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn viện trợ ODA. Để có thể nhanh chóng
hoàn thành thủ tục hồ sơ cùng các chủ dự án có năng lực cao, Việt Nam cần giải quyết các vấn đề
về BOP nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn phục vụ cho việc phát triển đất nước. Chính phủ cần
có những kế hoạch thay đổi đường lối các công tác tổ chức dự án trọng điểm có sử dụng ODA
nhằm tối đa hóa hiệu năng của nguồn vốn. Đặc biệt đối với các dự án trọng điểm, nên chọn ra chủ
dự án công trình bằng việc đấu thầu, từ đó chọn lựa ra được những doanh nghiệp có uy tín như
việc đã cổ phần hóa hay có sự hỗ trợ vốn góp từ nhà nước. Ngoài ra, các cơ sở pháp lý cũng thuộc
một trong các yếu tố cần được nhà nước cân nhắc kỹ lưỡng và có những hướng thay đổi nhất định
để kiến tạo một môi trường “thiên thời địa lợi” hơn cho việc sử dụng cũng như quản lý nguồn vốn
đầy tiềm năng này.

III. KẾT LUẬN


Nhìn chung, tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam trong giai đoạn năm 2021-2023 trải
qua nhiều biến động mạnh. Cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2021 thặng dư, năm 2022
thường xuyên thâm hụt và sẽ chuyển mình sang thặng dư trở lại vào năm 2023. Mặc dù trong giai
đoạn trên ghi nhận nhiều thành tựu ở cả cán cân thanh toán, có một số những hạn chế cần được
chú trọng và khắc phục nhằm đảm bảo ổn định cán cân thanh toán trong dài hạn như tình hình
thâm hụt cán cân dịch vụ ngày càng tăng hay sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ các quốc gia khác có
thể dẫn đến tình trạng suy yếu và mất đi khả năng tự chủ nền kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra, tình
trạng xuất khẩu của Việt Nam bị lệ thuộc vào một số ngành hàng chủ lực, thiếu tính đa dạng còn
là một hạn chế trong cơ cấu kinh tế khiến Việt Nam mất dần lợi thế khi cạnh tranh với các quốc
gia. Các yếu tố nội tại như hệ thống tài chính còn nhiều thiếu sót, chính sách bảo hộ còn cảm tính,
khả năng tối ưu hoá các hiệp định nước ngoài còn hạn chế, v.v. cũng gây áp lực trực tiếp lên cán
cân thanh toán của Việt Nam. Vì thế, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách đồng thời
liên tục đổi mới chúng nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường
chứng khoán sao cho phù hợp với nhu cầu để đảm bảo tình hình cán cân thanh toán và ổn định
nền kinh tế vĩ mô.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ánh, T. (2024, March 12). Nợ nước ngoài nhích tăng, điểm danh những chủ nợ lớn
nhất Việt Nam. VnEconomy. Retrieved April 9, 2024, from
https://vneconomy.vn/no-nuoc-ngoai-nhich-tang-diem-danh-nhung-chu-no-lon-nhat-vie
t-nam.htm
2. Biến động kinh tế thế giới và các ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 -
2020. (2020, December 11). Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và Chính sách Tài
chính. Retrieved April 9, 2024, from
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFU
CM187071
3. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam với yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô. (2020, 12
11). Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính. Retrieved April
9, 2024, from
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFU
CM187063
4. Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư hơn 6,8 tỷ đô. (2018, 12 07). Cổng thông tin
điện tử Bộ Tài chính. Retrieved April 9, 2024, from
https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName
=MOFUCM141982
5. Cán cân tổng thể thặng dư cao nhất trong bốn năm qua. (2017, 04 26). Cổng thông tin
điện từ Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính. Retrieved April 9, 2024, from
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFU
CM100722
6. Chung, T. (2018, 02 07). Phụ thuộc nhiều vào FDI, tiềm ẩn bất trắc cho nền kinh tế.
Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính. Retrieved April 9,
2024, from
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=UCMD
R118266
7. Cục ĐTNN. (2021, 12 26). Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài năm 2021.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. Retrieved May 2,
2024, from
https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/90c0e0c8-58ee-4737-bf70-5f08acea5ca8/NewsID/5
19aa0b2-3a47-42f8-bff6-b1df24f449e1/MenuID

23
8. Hoàng, K. L. L. (2021, August 5). Phân tích những hạn chế thanh toán và vấn đề cán
cân thanh toán. Luật Minh Khuê. Retrieved April 9, 2024, from
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-nhung-han-che-thanh-toan-va-van-de-can-can-thanh
-toan.aspx
9. Kỳ Phong. (2023, October 24). Đến cuối năm 2023, nợ nước ngoài của Việt Nam
khoảng 3,8 triệu tỷ đồng. VnEconomy. Retrieved April 9, 2024, from
https://vneconomy.vn/den-cuoi-nam-2023-no-nuoc-ngoai-cua-viet-nam-khoang-3-8-tri
eu-ty-dong.htm
10. Lan, H. (2023, September 27). ADB dự báo thặng dư tài khoản vãng lai năm 2023 của
Việt Nam khoảng 3% GDP. VnEconomy. Retrieved May 12, 2024, from
https://vneconomy.vn/adb-du-bao-thang-du-tai-khoan-vang-lai-nam-2023-cua-viet-nam
-khoang-3-gdp.htm
11. Linh, N. (2023, 12 21). Xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD. CỔNG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TÀI CHÍNH. Retrieved May 12, 2024, from
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFU
CM298064
12. Nguyễn, D. S. (2023, October 5). Xuất khẩu - động lực quan trọng để tăng trưởng kinh
tế. Báo Kiểm toán Nhà nước. Retrieved April 9, 2024, from
http://baokiemtoan.vn/xuat-khau-dong-luc-quan-trong-de-tang-truong-kinh-te-27388.ht
ml
13. Nguyễn, L. Đ. (2022, February 8). Những thành tựu quan trọng trong hoạt động kinh tế
đối ngoại năm 2021. Tạp chí Ngân Hàng. Retrieved April 9, 2024, from
https://tapchinganhang.gov.vn/nhung-thanh-tuu-quan-trong-trong-hoat-dong-kinh-te-do
i-ngoai-nam-2021.htm
14. Nguyễn, T. (2023, 05 12). Cán cân vãng lai chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Thời
Nay - Ấn phẩm của Báo Nhân Dân. Retrieved April 9, 2024, from
https://nhandan.vn/can-can-vang-lai-chuyen-tu-tham-hut-sang-thang-du-post752313.ht
ml
15. Nguyễn, V. H. T. (2022, 09 22). Thặng dư cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và
một số khuyến nghị. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Retrieved April 9, 2024, from
https://short.com.vn/QZhO
16. Nợ công của Việt Nam có xu hướng giảm. (2023, October 16). VOV. Retrieved April 9,
2024, from
https://vov.vn/kinh-te/no-cong-cua-viet-nam-co-xu-huong-giam-post1052803.vov

24
17. Quang, L. (2024, March 11). Cán cân thương mại dịch vụ thâm hụt: Đi tìm giải pháp
căn cơ. Kinh tế Việt Nam. Retrieved April 9, 2024, from
https://kinhte.congthuong.vn/can-can-thuong-mai-dich-vu-tham-hut-suot-2-thap-ky-di-t
im-giai-phap-can-co-308006.html
18. Quốc, T. (2023, September 28). Là "tấm đệm" ổn định tỷ giá, dự trữ ngoại hối của
NHNN hiện có bao nhiêu? CafeF. Retrieved April 9, 2024, from
https://cafef.vn/la-tam-dem-on-dinh-ty-gia-du-tru-ngoai-hoi-cua-nhnn-hien-co-bao-nhi
eu-188230928092815234.chn
19. Thư, T. (2023, December 4). Áp lực tỷ giá nhìn từ triển vọng cán cân tổng thể.
VnEconomy. Retrieved May 12, 2024, from
https://vneconomy.vn/ap-luc-ty-gia-nhin-tu-trien-vong-can-can-tong-the.htm
20. Trường Đại học Thủ Dầu Một. (n.d.). Tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam.
https://drive.google.com/file/d/1xzy54qo8niJYnj1ZvTXFJGqSc7i1UiEz/view
21. TTWTO VCCI - Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với kinh tế
Việt Nam. (2020, 07 13). Trung tâm WTO. Retrieved April 9, 2024, from
https://trungtamwto.vn/tin-tuc/15709-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-va-ta
c-dong-doi-voi-kinh-te-viet-nam
22. Uyên, H. (2023, 12 20). Việt Nam xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với thặng dư kỷ lục 26
tỷ USD. Trang thông tin kinh tế của TTX Việt Nam. Retrieved April 9, 2024, from
https://bnews.vn/viet-nam-xuat-sieu-nam-thu-8-lien-tiep-voi-thang-du-ky-luc-26-ty-usd
/318693.html
23. Vân, H. (2023, 01 10). “Chốt sổ” năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc
730,21 tỷ USD. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TÀI CHÍNH. Retrieved May 12,
2024, from
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFU
CM262976
24. Việt Nam thu hút được gần 438,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. (2023, December 28).
Báo điện tử Chính phủ. Retrieved April 9, 2024, from
https://baochinhphu.vn/viet-nam-da-thu-hut-duoc-gan-4387-ty-usd-von-dau-tu-nuoc-ng
oai-trong-35-nam-qua-102231228141549066.htm

25

You might also like