Thời cổ đại ở Trung Quốc có ba vương triều nối tiếp nhau là Hạ, Thương, Chu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Trung Quốc đã trải qua thời kỳ chế độ cộng xã nguyên thủy, đây là thời kỳ chưa có
giai cấp nhà nước, do đó tìm hiểu lịch sử Trung Quốc thời kỳ này chủ yếu qua các di
tích khảo cổ học và các câu chuyện truyền thuyết: thuyết Tam Hoàng – Ngũ Đế có nói
tới ba vị “vua” hiền: Nghiêu (Đường Nghiêu), Thuấn (Ngu Thuấn), Vũ (Hạ Vũ), thực
chất là thủ lĩnh của những liên minh bộ lạc. (Tam Hoàng: Toại Nhân (Thiên Hoàng),
Phục Hy (Địa Hoàng), Thần Nông (Nhân Hoàng), Ngũ Đế: Hoàng Đế, Thiếu Hạo,
Xuyên Húc, Đế Cốc, Đế Trí. Cuối Đế Trí xuất hiện ba thánh hiền.

Thời cổ đại ở Trung Quốc có ba vương triều nối tiếp nhau là Hạ, Thương, Chu.

+ Nhà Hạ (khoảng thế kỷ XXI TCN đến thế kỷ XVI TCN): là nhà nước cổ đại đầu
tiên trong lịch sử Trung Hoa, người thành lập nhà Hạ là vua Vũ.

Tuy nhà nước đã ra đời, nhưng trình độ phát triển về mọi mặt còn rất hạn chế. Nền
văn hóa Long Sơn chính là di tích phản ánh tình hình kinh tế đời nhà Hạ. Tại những di
chỉ này, người ta đã phát hiện được đồ đá màu, đồ gốm và các loại dụng cụ làm bằng
xương, sừng, vỏ trai. Đồ gốm ở đây có nhiều màu như đen, xám, trắng, vàng, đỏ
nhưng tiêu biểu nhất là loại đồ gốm đen bóng. Vì vậy văn hóa Long Sơn còn gọi là
văn hóa đồ gốm đen.
Văn hóa Long Sơn

Đồ gốm đen

Bộ máy nhà nước cũng còn rất đơn giản, chỉ mới có một số chức vụ quản lý một số
ngành kinh tế gọi là Mục chính (quản lý việc chăn nuôi), Xa chính (quản lý xe), Bào
chính (phụ trách việc dâng thức ăn cho vua), ....Quyền lực của nhà vua bắt đầu được
tăng cường, ngôi vua được cha truyền con nối. Bộ máy nhà nước còn có quân đội, nhà
tù. Đến cuối đời Hạ, vua Kiệt là một bạo chúa nổi tiếng, áp bức bóc lột nhân dân thậm
tệ, cả nước oán hờn. Nhân đó, nước Thương mới thành lập đã tấn công Hạ, nhà Hạ bị
diệt vong

+ Nhà Thương (còn được gọi là nhà Ân, thế kỷ XVI – XII TCN): khi ấy bộ lạc
Thương ở hạ lưu Hoàng Hà dưới sự lãnh đạo của Thành Thang đã dần dần lớn mạnh
lên, rồi lần lượt đánh bại các bộ lạc liên minh với nhà Hạ, sau đó lại tấn công Hạ Kiệt.
Thành Thang động viên binh sĩ rằng: “Hạ Kiệt dùng sức người quá đáng, bóc lột nhân
dân quá đáng. Người dân đều không theo hắn. Trời bảo ta phải trừng trị hắn. Vì lệnh
Trời, chúng ta không thể không đánh giặc Kiệt. Ai không phục tùng quân lệnh thì cả
nhà phải phạt làm nô lệ”. Binh sĩ đánh giặc rất dũng cảm. Thành Thang chiến thắng
Hạ Kiệt, lật đổ nền thống trị của nhà Hạ, dựng nên nhà Thương.

Khoảng thế kỷ XIV trước Công nguyên, vua Thương là Bàn Canh dời đô đến đất Ân
(thuộc tỉnh Hà Nam bây giờ). Do đó về sau, nhà Thương cũng còn gọi là nhà Ân. Từ
Thành Thang đến Bàn Canh, trong vòng 300 năm, nhà Thương phải dời đô đến 5 lần
vì nạn lụt ở Hoàng Hà thường xuyên xảy ra. Lần cuối cùng, Bàn Canh phát động cuộc
thiên đi bị người Thương phản đối. Điều đó chứng tỏ rằng bộ tộc Thương phát triển
đến đấy thì đã quen với đời sống định cư xây dựng trên cơ sở nông nghiệp phát triển
thời bấy giờ. Sau khi Bàn Canh dời đô qua đất Ân thì định cư ở đấy trong khoảng 270
năm, không dời đi đâu nữa. Như thế chứng tỏ khả năng chinh phục thiên nhiên của họ
đã lớn hơn trước nhiều.

Trình độ sản xuất: thời kỳ này người Trung Quốc biết sử dụng đồ đồng thau. Vào
Chữ viết đã ra đời, đó là văn tự giáp cốt (ghi trên mai rùa, xương thú).

Cuối nhà Thương có một ông vua tàn bạo là Trụ Vương. Chu Văn Vương đã lật đổ
vua Trụ, lập nên một nhà nước mới gọi là nhà Chu.

Vua Trụ Vương (có thể liên hệ câu chuyện của Trụ Vương và Đát Kỷ)

+ Nhà Chu (thế kỷ XI – III TCN): chia hai giai đoạn:

Tây Chu (XI – VIII TCN (771 TCN): triều Chu đóng đô ở Cảo Kinh ở phía Tây nên
gọi là Tây Chu. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, người
Trung Quốc biết sử dụng công cụ bằng sắt.
Nông nghiệp: thực hiện chế độ tỉnh điền (chia ruộng đất cho nông dân công xã cày
cấy theo hình chữ “tỉnh”. Chế độ tỉnh điền đã xuất hiện từ trước nhưng đến Tây Chu
nó phát triển hơn và hoàn chỉnh).

Chính trị: nhà nước thực hiện chế độ “tông pháp” (chế độ cai trị theo tông tộc, dòng
máu): tất cả các nước chư hầu đều là con cháu nhà Chu

Đông Chu (VIII – III TCN): năm 770 TCN, vua Chu dời đô sang Lạc Ấp ở phía
Đông, gọi là Đông Chu.

Gồm 2 thời kỳ: Xuân Thu (722 – 481 TCN) và Chiến Quốc (403 – 221 TCN)

Thời Xuân Thu


Từ thế kỷ 8 TCN, trước sức ép của các bộ tộc phía tây thường xuyên tấn công và cướp
bóc, nhà Chu đã bỏ kinh đô phía tây để chuyển sang phía đông ở châu thổ Hoàng Hà.
Nhà Chu đã nhờ cậy các vương hầu của mình bảo vệ trước sự tấn công của các bộ lạc,
nhân cơ hội nhà Chu suy yếu các vương hầu đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ nhỏ hơn.
Cuối cùng, còn lại vài chục nước, trong đó các chư hầu mạnh nhất lần lượt nổi lên
tranh ngôi bá chủ Trung Quốc là Tề, Tấn, Sở, Tần, Tống, Ngô, Việt. Trên danh nghĩa
nhà Chu nắm thiên mệnh, nhưng thực sự quyền lực nằm trong tay các chư hầu.

Thời Chiến quốc


Thời đại này xảy ra vì sự cân bằng mong manh giữa các nước chư hầu biến thành hỗn
loạn trong một thế kỷ và vì một phần ở sự kết thúc thời đại cai trị của nhà Chu. Các
liên minh dễ thay đổi và thường bị tan rã khi các nước lớn bắt đầu xâm chiếm và sáp
nhập các nước nhỏ hơn. Bắt đầu từ thế kỷ 4 TCN, chỉ tám hay chín nước lớn còn sót
lại. Tất cả các cuộc xung đột thời Chiến quốc đều có mục đích tìm kiếm kẻ có thể
kiểm soát toàn bộ Trung Quốc.

Đây là thời kỳ nhà Chu suy yếu, các nước chư hầu nội chiến triền miên để giành
quyền bá chủ, tiến tới thống nhất Trung Quốc. Đầu thời Xuân Thu có hàng nghìn
nước nhỏ, đến cuối thời Chiến Quốc xuất hiện cục diện Ngũ bá Thất hùng. Trong số 7
nước lớn, Tần là nước mạnh hơn cả, đã tiêu diệt 6 nước đối địch, thống nhất Trung
Quốc cả về lãnh thổ, chính trị, kinh tế.

You might also like