Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG

QUY TRÌNH NHIỆM VỤ


TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
(Ban hành lần 01, kèm theo Quyết định Số:..... /QĐ- TLP, ngày ...../ ..../ ........
của Tổng Giám đốc)

Quảng Ninh, tháng 12/2016


Mã số: QTNV-09
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG – GELEXIMCO
Lần ban hành: 01
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Ngày ban hành: 20/12/2016
Ngày có hiệu lực: 20/12/2016
TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Trang: I

NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI


1 Giám đốc Ban QLDA 01 bản

2 Phó giám đốc Ban QLDA 01 bản

2 Phòng Kỹ thuật Công nghệ 01 bản

3 Phòng Chuẩn bị sản xuất 01 bản

4 Phòng Hành chính – Nhân sự 01 bản

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: Phòng Chuẩn bị sản xuất

ĐƠN VỊ THAM GIA GÓP Ý

1 Phòng Kỹ thuật Công nghệ

2 Phòng Hành chính – Nhân sự


NGƯỜI LẬP NGƯỜI KIỂM TRA 1

Họ và tên: Đỗ Hữu Thạch Họ và tên: Ngô Hồng Lĩnh


Chức vụ: Phó Trưởng phòng CBSX Chức vụ: Phó Giám đốc Ban QLDA

PHÊ DUYỆT
NGƯỜI KIỂM TRA 2

Họ và tên: Nguyễn Hữu Vinh Họ và tên: Lê Thanh Lâm


Chức vụ: Giám đốc Ban QLDA Chức vụ: Tổng Giám đốc

___I___
Mã số: QTNV-09
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG – GELEXIMCO
Lần ban hành: 01
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Ngày ban hành: 20/12/2016
Ngày có hiệu lực: 20/12/2016
TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Trang: II

NHỮNG NGƯỜI CẦN PHẢI BIẾT QUY TRÌNH NÀY

1. Trưởng kíp điện


2. Kỹ thuật viên điện
3. Trưởng ca Nhà máy.
4. Trưởng, phó phòng Chuẩn bị sản xuất.
5. Trưởng, phó phòng Kỹ thuật Công nghệ.
6. Trưởng, phó phòng Hành chính – Nhân sự
7. Quản đốc và các phó quản đốc phân xưởng vận hành.
8. Phó Giám đốc Ban QLDA / Phó Giám đốc vận hành.

___II___
Mã số: QTNV-09
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG – GELEXIMCO
Lần ban hành: 01
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Ngày ban hành: 20/12/2016
Ngày có hiệu lực: 20/12/2016
TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Trang: 1

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định chung
1. Trưởng kíp điện nhà máy Nhiệt điện Thăng Long là người thay mặt Phó Quản
đốc phân xưởng Vận hành phụ trách phần điện chỉ huy các nhân viên vận hành điện trong
ca trực, vận hành các thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất của nhà máy đảm bảo an
toàn liên tục và kinh tế.
2. Những người làm nhiệm vụ Trưởng kíp điện nhà máy Nhiệt điện Thăng Long
phải là những kỹ sư điện đã vượt qua kỳ thi sát hạch lý thuyết, thực tế và đã có quyết
định công nhận chức danh do Tổng Giám đốc ban hành.
3. Trong quan hệ hành chính, trưởng kíp điện thuộc quyền quản lý của Quản đốc,
Phó quản đốc phụ trách điện Phân xưởng Vận hành.
4. Trong ca vận hành, trưởng kíp điện thực hiện trực tiếp các mệnh lệnh của
Trưởng ca đương ca. Những mệnh lệnh của Quản đốc và Phó quản đốc phân xưởng vận
hành liên quan đến thiết bị trong dây chuyền công nghệ chỉ được thực hiện sau khi có sự
đồng ý của Trưởng ca.
5. Trong thời gian trực ca, trưởng kíp điện chịu sự lãnh đạo về thao tác của Trưởng
ca và Kỹ sư điều hành Hệ thống điện Quốc gia (KSĐH A0). Các mệnh lệnh liên quan đến
dây chuyền công nghệ Nhà máy, trưởng kíp điện sẽ thực hiện theo mệnh lệnh của Trưởng
ca còn các thao tác liên quan đến lưới điện sẽ thực hiện theo lệnh của KSĐH A0 thông
qua Trưởng ca. Trong trường hợp Trưởng ca không có mặt tại phòng điều khiển Trung
tâm thì Trưởng kíp điện thực hiện theo mệnh lệnh của KSĐH A0 sau đó báo cáo lại
Trưởng ca.
6. Trưởng kíp điện chỉ huy các nhân viên dưới quyền trong Phân xưởng Vận hành
thuộc kíp vận hành điện về mặt kỹ thuật, hành chính trong ca sản xuất.
7. Trưởng kíp điện được giao nhiệm vụ, thuyên chuyển công tác hoặc bị đình chỉ
công tác theo quyết định của Tổng Giám đốc Công ty trên cơ sở đề nghị của Quản đốc
phân xưởng Vận hành.
8. Vị trí làm việc thường xuyên của Trưởng kíp điện là phòng điều khiển trung
tâm.
9. Trưởng kíp điện chỉ được phép độc lập công tác khi đã qua học tập lý thuyết,
thực tế, được kiểm tra từng phần và kiểm tra toàn bộ đạt yêu cầu và có quyết định của
Tổng Giám đốc, đồng thời phải thông báo với tất cả các đơn vị trong Nhà máy.
10. Trường hợp trưởng kíp điện đã chuyển sang công tác khác, trước khi bố trí trở
lại làm Trưởng kíp điện phải:
- Qua thời gian tìm hiểu để nắm tình hình thực tế sản xuất không dưới 03 ngày,
nếu thời gian ngừng công tác Trưởng kíp điện dưới 3 tháng;

___1___
Mã số: QTNV-09
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG – GELEXIMCO
Lần ban hành: 01
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Ngày ban hành: 20/12/2016
Ngày có hiệu lực: 20/12/2016
TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Trang: 2

- Qua thời gian thực tập ít nhất 07 ngày nếu đã ngừng công tác trên 3 tháng và phải
thông qua kiểm tra thực tế của hội đồng thi chức danh của Công ty.
Điều 2. Điều kiện sức khỏe
Để đảm bảo có đủ sức khoẻ cho việc cho việc sản xuất, yêu cầu Trưởng kíp điện
một năm một lần phải kiểm tra sức khoẻ và có giấy xác nhận của y tế.
Điều 3. Phạm vi quản lý thiết bị
Trưởng kíp điện quản lý toàn bộ các hệ thống, thiết bị sau:
- Khối máy phát – máy biến áp chính của tổ máy S1, S2
- Hệ thống điện tự dùng 6,6kV/0,4kV của nhà máy
- Hệ thống kích từ tổ máy, thiết bị hòa đồng bộ
- Hệ thống rơ le bảo vệ và chuyển đổi nguồn nhanh
- Trạm 500kV
- Hệ thống UPS
- Hệ thống điện 1 chiều
- Máy phát diesel
- Hệ thống DCS và toàn bộ thiết bị phần điện của phòng điều khiển trung tâm
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống điều hòa, thông gió
- Hệ thống mạng LAN và Internet
- Hệ thống liên lạc nội bộ và bộ đàm
- Hệ thống phát thanh công cộng
- Hệ thống camera giám sát an ninh
- Các thiết bị đóng cắt điện và động cơ điện
- Các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác vận hành.
CHƯƠNG II
NHỮNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC ĐỐI VỚI TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Điều 4. Các qui trình, qui phạm chung của Nhà nước, của ngành điện cần
phải nắm vững.
1. Quy phạm kỹ thuật vận hành các Nhà máy điện và lưới điện;
2. Quy phạm kỹ thuật an toàn khai thác các thiết bị điện Nhà máy điện và lưới
điện;
3. Quy trình kỹ thuật an toàn điện;
___2___
Mã số: QTNV-09
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG – GELEXIMCO
Lần ban hành: 01
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Ngày ban hành: 20/12/2016
Ngày có hiệu lực: 20/12/2016
TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Trang: 3

4. Quy trình “ Khởi động đen” Hệ thống điện;


5. Quy trình vận hành hệ thống giám sát điều khiển và thu nhập số liệu (SCADA),
máy tính chuyên dùng, máy tính sử dụng cho công tác vận hành;
6. Quy trình thao tác Hệ thống điện Quốc gia;
7. Quy trình xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia;
8. Quy trình xử lý sự cố phần điện trong Nhà máy điện;
9. Quy trình phòng cháy, chữa cháy trong Nhà máy điện;
10. Quy trình điều tra sự cố;
11. Quy trình vận hành các thiết bị điện Nhà máy;
12. Quy trình xử lý sự cố các đường dây 500kV;
Điều 5. Kiến thức về Nhà máy nhiệt điện, cần phải biết đối với Trưởng kíp
điện:
1. Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, quy trình vận hành và xử lý sự cố tất cả các thiết bị
chính và phụ trong dây chuyền sản xuất;
2. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dây chuyền sản xuất và các chỉ tiêu kế hoạch
sản xuất;
3. Sơ đồ lưới điện có liên quan đến Nhà máy;
4. Sơ đồ nối điện chính, sơ đồ điện tự dùng, sơ đồ điện một chiều, UPS, chiếu sáng
sự cố... của dây chuyền sản xuất;
5. Các sơ đồ điện nhất thứ và nhị thứ trong dây chuyền sản xuất;
6. Sơ đồ nguyên lý và nguyên tắc làm việc của các bảo vệ phần điện, bảo vệ công
nghệ và hệ thống tự động trong dây chuyền sản xuất;
7. Quy trình vận hành hệ thống giám sát điều khiển và thu nhập số liệu (SCADA),
máy tính chuyên dùng, máy tính sử dụng cho công tác vận hành;
8. Sơ đồ cứu hoả trong dây chuyền sản xuất.
9. Quy trình xử lý sự cố mất điện toàn nhà máy
10. Các quy trình kỹ thuật liên quan như: thị trường điện, hệ thống DIM, …
Điều 6. Trưởng kíp điện cần phải nắm vững các mệnh lệnh kỹ thuật của cấp
trên.
Để đảm bảo điều hành được dây chuyền sản xuất của Nhà máy được an toàn, liên
tục và kinh tế, trưởng kíp điện phải nắm vững tất cả các mệnh lệnh kỹ thuật của cấp trên
đã được ghi trong sổ mệnh lệnh kỹ thuật đặt tại bàn trưởng kíp điện (mệnh lệnh của Quản
đốc, Phó quản đốc) và thực hiện các mệnh lệnh đó một cách nghiêm túc.

___3___
Mã số: QTNV-09
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG – GELEXIMCO
Lần ban hành: 01
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Ngày ban hành: 20/12/2016
Ngày có hiệu lực: 20/12/2016
TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Trang: 4

Điều 7. Kiểm tra định kỳ chuyên môn.


Một năm một lần, trưởng kíp điện phải kiểm tra định kỳ các kiến thức cần thiết do
Phân xưởng Vận hành tổ chức
Ba năm một lần trưởng kíp điện phải kiểm tra định kỳ các kiến thức cần thiết do
Công ty tổ chức.
Điều 8. Nâng cao trình độ chuyên môn.
Trưởng kíp điện phải thường xuyên nâng cao trình độ hiểu biết của mình bằng
cách tự học và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu các quy trình, quy phạm, tài
liệu kỹ thuật, những tiến bộ KHKT mới. Từ đó đề xuất những giải pháp cải tiến kỹ thuật
và quản lý sản xuất áp dụng cho dây chuyền vận hành.
CHƯƠNG III
NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Điều 9. Quy định khi nhận ca
1. Những quy định khi nhận ca
- Trrưởng kíp điện đi ca theo lịch đi ca do Phó Giám đốc Ban QLDA / Phó Giám
đốc vận hành phê duyệt. Trưởng kíp điện chỉ được phép đổi ca khi được sự đồng ý của
Quản đốc phân xưởng Vận hành hoặc Phó quản đốc phụ trách điện. Cấm Trưởng kíp điện
hai ca liên tục (16 giờ) và đi hai ca có khoảng cách nghỉ dưới 8 giờ.
- Trưởng kíp điện có nhiệm vụ chuẩn bị tốt về tinh thần và sức khoẻ trước lúc nhận
ca, để có thể vận hành chính xác các dây chuyền sản xuất của Nhà máy khi bình thường
cũng như lúc xảy ra sự cố. Trưởng kíp điện cần phải có mặt trước khi nhận ca 30 phút để
kiểm tra tình hình vận hành của những ca trước.
2. Trước khi nhận ca, Trưởng kíp điện cần phải:
- Tìm hiểu và nắm vững phương thức vận hành của Nhà máy, phương thức kết dây
với lưới điện;
- Tìm hiểu, đánh giá sự làm việc của các thiết bị chính thông qua các đồng hồ đo
lường và biểu đồ phát công suất của Nhà máy;
- Đọc kỹ sổ nhật ký vận hành, nghe và hỏi thêm Trưởng kíp điện của ca trước (nếu
cần) để nắm vững phương thức vận hành, những khiếm khuyết hoặc không bình thường
của thiết bị;
- Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống SCADA và thông tin liên lạc.
3. Sau khi đã nắm chắc toàn bộ những thông tin cần thiết người nhận ca phải ký
vào sổ giao, nhận ca và điều hành sản xuất.
4. Sau khi nhận ca, Trưởng kíp điện nghe các chức danh trong kíp mình báo cáo,
kiểm tra quân số nhân viên đi ca của kíp mình, và có những mệnh lệnh hoặc nhắc nhở
cần thiết đối các chức danh vận hành dưới quyền. Sau đó Trưởng kíp điện phải báo cho
___4___
Mã số: QTNV-09
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG – GELEXIMCO
Lần ban hành: 01
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Ngày ban hành: 20/12/2016
Ngày có hiệu lực: 20/12/2016
TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Trang: 5

Trưởng ca về phương thức vận hành các thiết bị trong công đoạn của dây chuyền sản xuất
mà mình quản lý, về khả năng thực hiện biểu đồ phụ tải trong ca, quân số nhân viên vận
hành điện trong ca.
Điều 10. Quy định khi giao ca
1. Trước khi giao ca. trưởng kíp điện phải nắm vững phương thức vận hành các
thiết bị chính và phụ, các khiếm khuyết hoặc thay đổi phương thức vận hành trong ca,
tình trạng không bình thường của thiết bị và phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào sổ vận hành.
Trưởng kíp điện phải báo cáo tình hình giao ca cho Trưởng ca trước thời gian giao ca 20
phút.
2. Khi giao ca, Trưởng kíp điện phải thông báo cho Trưởng kíp điện ca sau biết về
sự thực hiện biểu đồ phụ tải trong ca mình, và những nguyên nhân không thực hiện được,
báo lại cho ca sau biết những mệnh lệnh mới của cấp trên và những lưu ý cần thiết khác.
3. Khi người nhận ca hỏi hoặc yêu cầu giải thích, người giao ca có nhiệm vụ giải
đáp những thắc mắc đó và chỉ khi người nhận ca ký vào sổ nhật ký vận hành thì ngưòi
giao ca mới được ký bàn giao và rời khỏi phòng điều khiển trung tâm.
4. Cấm giao ca cho người say rượu, bia, thần kinh rối loạn hoặc giao ca cho người
không đúng chức danh Trưởng kíp điện.
5. Nếu không có người đến nhận ca, trưởng kíp điện không được phép rời khỏi vị
trí sản xuất, khi đó phải báo cho lãnh đạo phân xưởng điều người thay thế. Chỉ khi có
người đến nhận ca và sau khi làm đầy đủ thủ tục giao nhận ca mới được phép rời khỏi vị
trí sản xuất.
6. Cấm giao ca trong thời gian đang xảy ra sự cố hoặc đang thao tác thay đổi
phương thức vận hành các thiết bị. Những trường hợp như vậy chỉ được phép giao nhận
ca khi được sự đồng ý của Quản đốc phân xưởng vận hành.
Điều 11. Quy định trong giờ trực ca
1. Trong thời gian trực ca, Trưởng kíp điện là người chịu trách nhiệm về sự làm
việc an toàn, liên tục và kinh tế của các thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất, cụ thể là:
- Việc thực hiện biểu đồ phụ tải hữu công và vô công;
- Các thông số vận hành các thiết bị phần điện, rơle bảo vệ;
- Sự làm việc của hệ thống điều khiển trong dây chuyền;
- Sự phân bố công suất tối ưu giữa các tổ máy của Nhà máy;
- Khi thấy có khả năng ảnh hưởng đến sự làm việc không ổn định của dây chuyền,
phải kịp thời xử lý nếu không xử lý được phải báo cáo cho Trưởng ca biết và tìm mọi
biện pháp xử lý.
2. Cấm trưởng kíp điện, Trưởng ca vắng mặt cùng một lúc tại phòng điều khiển
trung tâm.

___5___
Mã số: QTNV-09
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG – GELEXIMCO
Lần ban hành: 01
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Ngày ban hành: 20/12/2016
Ngày có hiệu lực: 20/12/2016
TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Trang: 6

3. Khi rời khỏi phòng điều khiển Trung tâm, trưởng kíp điện cần phải báo cho
Trưởng ca biết chỗ mình sẽ đến và phương thức liên lạc khi cần thiết.
4. Trưởng kíp điện phải nắm chắc tình trạng thiết bị và nhắc nhở, giám sát các
chức danh vận hành thực hiện đúng qui trình, qui phạm vì chỉ một sự vi phạm nhỏ cũng
có khả năng dẫn đến những hậu quả vô cùng to lớn.
5. Trưởng kíp điện phải kiểm tra thường xuyên sổ nhật ký vận hành và các tờ ghi
các thông số của các chức danh vận hành trong ca mình, có những nhận xét, góp ý cần
thiết để đảm bảo ghi chép thống nhất, trung thực và chính xác tình hình trong ca.
6. Những thao tác chuyển đổi phương thức phải được thực hiện nghiêm túc theo
phiếu thao tác và quy định vận hành. Sau khi thao tác xong phải ghi sổ nhật ký vận hành
nguyên nhân chuyển đổi, thời gian bắt đầu và kết thúc chuyển đổi.Những chương trình
thí nghiệm đặc biệt và những phương thức thay đổi đặc biệt được tiến hành theo chương
trình riêng đã được Phó Giám đốc Ban QLDA / Phó Giám đốc vận hành Công ty duyệt.
7. Trưởng kíp điện có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các phiếu công tác thuộc
phần điện, biện pháp an toàn, thời gian tiến hành công việc và kết thúc phiếu công tác.
8. Trưởng kíp điện là người tham mưu cho Trưởng ca và chịu tránh nhiệm chỉ huy
xử lý sự cố phần điện xảy ra trong ca. Trong thời gian xảy ra sự cố trong Nhà máy hoặc
lưới điện, trưởng kíp điện phải có mặt tại phòng điều khiển trung tâm hoặc nơi xảy ra sự
cố để xử lý trong trường hợp thấy cần thiết phải có mặt tại điểm xảy ra sự cố mà vẫn
không ảnh hưởng đến điều hành toàn bộ hoạt động chung của dây chuyền sản xuất
9. Trưởng kíp điện phải báo cáo không chậm trễ những sự cố xảy ra liên quan đến
thiết bị mình quản lý trong dây chuyền sản xuất cho Trưởng ca, Phó Quản đốc phụ trách,
Quản đốc phân xưởng ngay sau khi thực hiện các biện pháp cấp bách.
10. Việc loại trừ và xử lý sự cố ở tất cả các thiết bị đều phải được thực hiện theo
đúng quy trình vận hành và xử lý sự cố.
11. Khi có những sự cố nghiêm trọng xảy ra dẫn đến hư hỏng thiết bị. ngừng các
thiết bị lớn hoặc nguy hiểm đến tính mạng con người, ngay sau khi giao ca. Trưởng kíp
điện phải cùng các chức danh vận hành liên quan đến sự cố, viết tường trình đầy đủ. Tổ
chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm và qui rõ trách nhiệm, biên bản họp phải gửi về
Trưởng ca xác nhận gửi phân xưởng vận hành để tập hợp báo cáo Quản đốc phân xưởng
vận hành.
12. Trong trường hợp có xảy ra tai nạn lao động trong ca do điện gây nên, trưởng
kíp điện phải trực tiếp xác minh tình hình, đặc điểm của tai nạn sau khi đã sơ cứu nạn
nhân giao lại cho bên y tế. Sau đó phải báo cáo Trưởng ca để báo cáo cấp trên, và lãnh
đạo trực tiếp đơn vị có người bị nạn biết.
13. Trong thời gian trực ca, trưởng kíp điện phải đi trực tiếp kiểm tra tại chỗ vị trí
vận hành, các thiết bị thuộc khu vực mình quản lý ít nhất là một lần và ghi rõ những
khiếm khuyết vào sổ nhật ký vận hành.

___6___
Mã số: QTNV-09
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG – GELEXIMCO
Lần ban hành: 01
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Ngày ban hành: 20/12/2016
Ngày có hiệu lực: 20/12/2016
TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Trang: 7

14. Trưởng kíp điện có nhiệm vụ bồi huấn các chức danh vận hành trong ca dưới
quyền của mình để nâng cao kiến thức và trình độ kỹ thuật.
15. Mỗi tháng một lần, trưởng kíp điện phải tham gia họp ca sản xuất (trừ những
trường hợp họp ca kiểm điểm, rút kinh nghiệm sự cố). Nội dung họp ca nhằm kiểm điểm,
đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất trong tháng để rút kinh nghiệm cho tháng sau.
16. Mỗi tháng một lần, trưởng kíp điện phải tham gia tiến hành diễn tập sự cố, cứu
hoả trong toàn ca.
17. Khi có Lãnh đạo cấp trên hoặc khách tham quan đến vị trí vận hành, Trưởng
kíp điện phải báo cáo tình hình thiết bị hiện tại mà mình quản lý.
18. Trưởng kíp điện phải đôn đốc các chức danh thường xuyên vận hành các thiết
bị, các vị trí làm việc giữ gìn cẩn thận sổ nhật ký vận hành cũng như các tài liệu kỹ thuật
khác.
19. Trưởng kíp điện phải gương mẫu về mọi mặt, động viên các chức danh vận
hành trong kíp mình cùng thi đua, phấn đấu xây dựng thành kíp vận hành an toàn, văn
minh.
CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Điều 12. Trưởng kíp điện phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính, vật chất
và pháp lý đối với các vấn đề sau:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thực hiện không rõ ràng, không đúng chức
năng nhiệm vụ của mình (như qui định trong Chương 3);
2. Do không thực hiện hết quyền hạn của mình (như quy định ở Chương 5) mà gây
ra những hậu quả nghiêm trọng;
3. Bản thân vi phạm hoặc không thực hiện các quy trình hiện hành, các quy tắc,
thông số an toàn... và gây hậu quả nghiêm trọng;
4. Không thực hiện đúng các mệnh lệnh trực tiếp của Giám đốc, Phó Giám đốc
Ban QLDA / Phó Giám đốc vận hành, Trưởng ca, KSĐH A0 nếu những lệnh đó không
gây nguy hiểm đến tính mạng con người hoặc làm hư hỏng thiết bị;
5. Vi phạm các Điều của Quy trình này, những nội quy của Nhà máy và kỷ luật lao
động;
6. Trưởng kíp điện phải chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm phần điện trong dây
chuyền vận hành an toàn, liên tục và kinh tế.
Điều 13. Báo cáo ngay cho Trưởng ca
1. Những sự cố, tai nạn lao động, tình trạng làm việc không bình thường của thiết
bị.

___7___
Mã số: QTNV-09
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG – GELEXIMCO
Lần ban hành: 01
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Ngày ban hành: 20/12/2016
Ngày có hiệu lực: 20/12/2016
TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Trang: 8

2. Toàn bộ quá trình sửa chữa sự cố và khối lượng công việc được thực hiện theo
yêu cầu.
3. Khả năng không hoàn thành sửa chữa sự cố và khối lượng công việc được thực
hiện theo yêu cầu.
Điều 14. Trong thời gian trực ca, Trưởng kíp điện có trách nhiệm quản lý
các tài liệu liên quan đến sản xuất sau:
1. Danh mục các tài liệu kỹ thuật trang bị cho Trưởng kíp điện;
2. Nhật ký vận hành;
3. Sổ nhật lệnh phân xưởng vận hành;
4. Sổ đăng ký sửa chữa thiết bị thuộc quyền điều khiển của Điều độ viên Hệ thống
điện;
5. Sổ đăng ký sửa chữa thiết bị thuộc quyền điều khiển của Nhà máy;
6. Sổ đăng ký chạy thử thiết bị mới lắp đặt hoặc sau đại tu;
7. Sổ theo dõi biểu đồ công suất phát của Nhà máy;
8. Danh sách những người được quyền cấp phiếu công tác và lãnh đạo đội công tác
của các Phân xưởng;
9. Lịch đi ca Nhà máy;
10. Danh sách nhân viên vận hành các ca trong dây chuyền sản xuất;
11. Danh bạ điện thoại;
12. Sổ phương thức vận hành;
13. Sổ theo dõi và ghi kết quả diến tập sự cố, cứu hoả của các ca;
14. Sổ họp ca sản xuất.
15. Sổ theo dõi phiếu công tác, phiếu thao tác
CHƯƠNG V
QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Điều 15. Để có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ và trách nhiệm được
giao, Trưởng kíp điện có những quyền hạn sau đây:
1. Có quyền ra lệnh và yêu cầu các nhân viên vận hành dưới quyền mình phải thực
hiện nghiêm chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất trong ca.
2. Có quyền độc lập xử lý sự cố bằng mọi biện pháp nhằm khôi phục nhanh chóng
chế độ làm việc bình thường của dây chuyền, phù hợp với quy trình vận hành và quy
trình xử lý sự cố.

___8___
Mã số: QTNV-09
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG – GELEXIMCO
Lần ban hành: 01
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Ngày ban hành: 20/12/2016
Ngày có hiệu lực: 20/12/2016
TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Trang: 9

3. Có quyền đình chỉ các chức danh vận hành dưới quyền, kể cả đội công tác khi vi
phạm quy trình vận hành, quy trình an toàn hoặc kỷ luật lao động, sau đó báo cáo lên
Trưởng ca và báo cáo cho Quản đốc đơn vị quản lý biết.
4. Có quyền không thực hiện những mệnh lệnh của cấp trên (Giám đốc Công ty,
Phó Giám đốc Ban QLDA / Phó Giám đốc vận hành, Trưởng ca, KSĐH A0, Quản đốc,
Phó quản đốc phân xưởng) nếu thấy mệnh lệnh đó đe doạ đến tính mạng con người hoặc
sự an toàn của thiết bị. Khi chống lệnh, Trưởng kíp điện có quyền lập luận giải thích
đồng thời báo cáo với cấp trên của người ra lệnh một cấp và phải chịu trách nhiệm về
hành động của mình.
5. Có quyền báo cáo bằng văn bản lên Quản đốc phân xưởng vận hành những sự
việc và kiến nghị về tình trạng kỹ thuật của thiết bị hoặc về tổ chức của ca vận hành.
6. Có quyền được ưu tiên sử dụng mọi phương tiện có trong Nhà máy để khắc
phục sự cố khi được sự cho phép của Trưởng ca trong quá trình xử lý sự cố khẩn cấp.
7. Đề nghị xét thưởng các chức danh vận hành của mình phụ trách, trong trường
hợp cần thiết, kiến nghị Quản đốc phân xưởng khen thưởng cho những nhân viên có
thành tích tốt trong công tác; hoặc có đề xuất biện pháp kỷ luật thích đáng đối với những
hành vi vi phạm quy trình, kỷ luật lao động.
CHƯƠNG VI
QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
VỚI CẤP TRÊN, CẤP DƯỚI VÀ CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
Điều 16. Với lãnh đạo Nhà máy
1. Trưởng kíp điện phải nghiêm túc thực hiện các mệnh lệnh của Giám đốc, Phó
Giám đốc Ban QLDA / Phó Giám đốc vận hành, Trưởng ca, Quản đốc, Phó quản đốc
Phân xưởng Vận hành.
2. Nếu không nhất trí với những mệnh lệnh đã nhận được, Trưởng kíp điện phải
kháng nghị với người ra lệnh và giải thích rõ lý do kháng nghị, nếu người ra lệnh vẫn
khẳng định mệnh lệnh của mình thì Trưởng kíp điện phải thực hiện mệnh lệnh đó nếu
không đe dọa tới sự an toàn của con người hoặc thiết bị.
3. Trưởng kíp điện phải ghi rõ ràng mệnh lệnh của lãnh đạo Phân xưởng Vận hành
vào sổ nhật ký vận hành: thời gian nhận lệnh, người ra lệnh và các chi tiết khác.
4. Khi liên lạc bằng điện thoại, trưởng kíp điện trước hết phải xưng tên, chức danh
sau đó mới báo cáo hoặc ra lệnh, yêu cầu...
5. Trưởng kíp điện phải báo cáo mọi hiện tượng không bình thường của thiết bị
cho Trưởng ca đồng thời ghi rõ vào sổ trực ca.
6. Khi Giám đốc, Phó Giám đốc Ban QLDA / Phó Giám đốc vận hành hoặc lãnh
đạo của Công ty đến vị trí làm việc, Trưởng kíp điện phải báo cáo tình hình sản xuất của
nhà máy, tình trạng các thiết bị và các vấn đề cần thiết khác.

___9___
Mã số: QTNV-09
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN THĂNG LONG – GELEXIMCO
Lần ban hành: 01
QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Ngày ban hành: 20/12/2016
Ngày có hiệu lực: 20/12/2016
TRƯỞNG KÍP ĐIỆN
Trang: 10

Điều 17. Với kỹ sư điều hành HTĐ Quốc gia A0:


1. Việc Điều độ Hệ thống điện do trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0)
thực hiện, trực tiếp điều hành là các kỹ sư điều hành HTĐ. Trong thời gian trực ca, kỹ sư
điều hành HTĐ Quốc gia là người chỉ huy cao nhất trong Hệ thống điện.
2. Trưởng kíp điện có nhiệm vụ thực hiện những mệnh lệnh thao tác của kỹ sư điều
hành HTĐ thông qua Trưởng ca, trong trường hợp Trưởng ca đi vắng thì sau khi thực
hiện xong phải báo cáo Trưởng ca.
3. Tất cả các thao tác trên thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp Điều độ nào thì
chỉ được tiến hành theo mệnh lệnh trực tiếp và phiếu thao tác của kỹ sư điều hành HTĐ
cấp Điều độ đó.
4. Tất cả các thao tác trên các thiết bị thuộc quyền kiểm tra của cấp Điều độ chỉ
được tiến hành khi được sự đồng ý của kỹ sư điều hành HTĐ cấp đó và phải theo phiếu
thao tác do Trưởng ca duyệt.
Điều 18. Trưởng kíp điện phải kịp thời báo cáo Trưởng ca về:
1. Những sự cố, tai nạn lao động, tình trạng làm việc không bình thường của thiết
bị.
2. Toàn bộ quá trình sửa chữa sự cố và khối lượng công việc được thực hiện theo
yêu cầu.
3. Khả năng không hoàn thành sửa chữa sự cố và khối lượng công việc được thực
hiện theo yêu cầu.
4. Khi thấy mệnh lệnh của Trưởng ca đe doạ đến an toàn của con người hoặc thiết
bị, Trưởng kíp điện có quyền kháng nghị và giải thích rõ lý do. Nếu như Trưởng ca vẫn
ra lệnh thì Trưởng kíp điện có quyền báo cáo Quản đốc phân xưởng vận hành, Phó Giám
đốc Ban QLDA / Phó Giám đốc vận hành và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành
động của mình.
Điều 19. Với các chức danh dưới quyền
1. Tất cả các chức danh vận hành, trong ca trực thuộc quyền chỉ huy của Trưởng
kíp điện về sản xuất và có nhiệm vụ thực hiện không chậm trễ các mệnh lệnh này.
2. Trưởng kíp điện chỉ huy các chức danh vận hành điện. Trong trường hợp nhận
lệnh trực tiếp từ Điều độ cấp trên do Trưởng ca không có mặt thì phải báo cáo lại cho
Trưởng ca và yêu cầu các chức danh vận hành thực hiện mệnh lệnh đó.
Điều 20. Với các bên liên quan
1. Phối hợp với phòng Kỹ thuật Công nghệ trong việc vận hành, xử lý, phân tích,
và điều tra sự cố.
2. Phối hợp với Phân xưởng sửa chữa để sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị
định kỳ, xử lý sự cố khi có lệnh của cấp trên hoặc được sự cho phép của Trưởng ca.

___10___

You might also like