Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA HÓA HỌC

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM
TÌM HIỂU VỀ ĐỘC TÍNH CỦA CHÌ
LỚP: 23HOH_CLC2
NHÓM 4:

1. Trương Nam Anh MSSV: 23147047


2. Võ Trần Thục Hiền MSSV: 23147067
3. Trần Quốc Đạt MSSV: 23147056
4. Dương Nguyễn Hoài Duẩn MSSV: 23147058
5. Huỳnh Như Mai MSSV: 23147086

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2023


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Định nghĩa, khái quát về chì: ................................................................................. 1
1.1. Trạng thái tự nhiên.............................................................................................. 2
1.2. Tính chất vật lý ................................................................................................... 2
1.3. Tính chất hoá học ............................................................................................... 2
2. Độc tính của chì: ...................................................................................................... 2
3. Biện pháp phòng ngừa và xử lý .............................................................................. 4
3.1. Biện pháp phòng ngừa ........................................................................................ 4
3.1.1. Đối với nơi làm việc .................................................................................... 4
3.1.2. Đối với gia đình ........................................................................................... 6
3.2. Biện pháp xử lý khi bị ngộ độc: ......................................................................... 6
3.2.1. Biện pháp sơ cứu: ........................................................................................ 6
3.2.2. Điều trị nhiễm độc Chì: ............................................................................... 7
4. An toàn trong vận chuyển ....................................................................................... 7
4.1. An toàn trong vận chuyển đường thuỷ ............................................................... 7
4.2. An toàn trong vận chuyển đường bộ: ................................................................. 8
5. Kí hiệu cảnh báo liên quan đến độc tính của chì .................................................. 8
5.1. Biển cảnh báo nguy hiểm (Hazard pictograms) ................................................. 8
5.2. Thiết bị bảo hộ (Personal protective equipment) ............................................. 10
6. Hàm lượng cho phép ............................................................................................. 11

i
6.1. Trong cơ thể ...................................................................................................... 11
6.2. Trong mỹ phẩm ................................................................................................ 12
6.3. Trong thực phẩm, nước uống ........................................................................... 12
6.4. Trong sản phẩm điện, điện tử ........................................................................... 15
6.5. Trong sinh hoạt ................................................................................................. 15
6.5.1. Nước sinh hoạt .......................................................................................... 15
6.5.2. Trong vật dụng nhà bếp ............................................................................. 15
6.5.3. Sơn ............................................................................................................. 15
6.5.4. Đất ............................................................................................................. 16
7. An toàn khi sử dụng và ứng dụng thực tiễn của chì ........................................... 16
7.1. Ô nhiễm chì ...................................................................................................... 16
7.1.1. Ô nhiễm chì trong môi trường đất ............................................................. 16
7.1.2. Ô nhiễm chì trong môi trường nước .......................................................... 18
7.2. Ứng dụng thực tiễn của chì: ............................................................................. 19
8. Kết luận: ................................................................................................................. 20

ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nồng độ nhiễm độc các mức theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và Việt Nam.3

Bảng 6.1: Mức độ chì trong máu người khoẻ mạnh và các mức độ ngộ độc chì… 12

Bảng 6.2: Giới hạn ô nhiễm chì (Pb) trong thực phẩm……………………………. 14

Bảng 6.3: Giới hạn hàm lượng chì trong sơn………………………………………. 15

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1: Tác động của chì lên enzyme, dẫn đến phá vỡ quá trình tổng hợp vitamin D,
duy trì màng tế bào và phiên mã DNA. .................................................................................... 4
Hình 5.1: Biển cảnh báo GHS07 ................................................................................... 9
Hình 5.2: Biển cảnh báo GHS08 ................................................................................... 9
Hình 5.3: Biển cảnh báo GHS09 (Nguồn: Internet).................................................... 10
Hình 5.4: Biển báo phải dùng găng tay an toàn .......................................................... 10
Hình 5.5: Biển báo phải dùng kính bảo vệ mắt ........................................................... 10
Hình 5.6: Biển báo phải dùng mặt nạ bảo hộ .............................................................. 11

iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


International Organization for
1 ISO Standardization ( Tổ chức tiêu chuẩn
hóa quốc tế)
Globally Harmonized System of
2 Classification and Labeling of
GHS
Chemicals ( Hệ thống hài hoà toàn cầu
về phân loại và ghi nhãn hoá chất)
3 GHS07 Nguy hại
4 GHS08 Nguy hiểm sức khỏe
5 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

iv
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với việc các ngành công nghiệp đang ngày càng phát triển, việc chạy đua thị
trường giữa các nền công nghiệp lớn nhỏ chưa bao giờ là nguội lạnh. Khi nguồn cầu từ khách
hàng chỉ muốn đồ ngon, bổ, rẻ thì nguồn cung cũng phải đáp ứng bằng cách thay đổi nguyên
liệu sao cho tiết kiệm và vẫn phải giữ nguyên chất lượng. Rất nhiều vật dụng có nguồn gốc
thiên nhiên được thay thế bằng các hóa chất và vật liệu công nghiệp. Đặc biệt ở ngành mỹ
phẩm và làm đẹp, để chạy đua với thị trường, mang đến người dùng sản phẩm có giá cả rẻ hơn
nhưng vẫn muốn thu về nguồn lợi nhuận tương đương, các nhà sản xuất đã không ngại thay
đổi thành phần của sản phẩm tới mức có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Một trong số những nguyên liệu không thể thiếu cho ngành công nghiệp nói riêng và cuộc
sống nói chung đó chính là chì.

Vào năm 2021, tổng lượng tiêu thụ chì tinh chế trên toàn cầu lên tới khoảng 12,33 triệu
tấn. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2022, lượng tiêu thụ chì tinh chế trên toàn thế giới là 10,18
triệu tấn [1]. Chì được sử dụng rộng rãi trong pin, vỏ cáp, sản xuất máy móc, đóng tàu, công
nghiệp nhẹ, oxit chì, bảo vệ bức xạ và các ngành công nghiệp khác. Công năng của chì tuy đa
dạng nhưng độc tính của chì cũng nguy hiểm tương đương. Thật vậy, WHO ( World Health
Organization) đã xác định chì là một trong 10 hóa chất gây quan ngại lớn về sức khỏe cộng
đồng cần được các Quốc gia Thành viên hành động để bảo vệ sức khỏe của người lao động,
trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản [2]. Hơn thế nữa, độc tính của chì không chỉ nguy
hiểm đối với người tiêu dùng, những người làm việc ở nơi có chì càng phải được bảo hộ
nghiêm ngặt hơn hết do chì có thể lây lan qua mọi đường như hô hấp, da, miệng và tác hại của
chì hoàn toàn có thể gây chết người. Vì thế, việc hiểu rõ về độc tính của chì, an toàn khi sử
dụng và cách xử lí khi tiếp xúc phải chì là điều rất cần thiết đối với tất cả mọi người.

1. Định nghĩa, khái quát về chì:


Chì có số hiệu nguyên tử là 82, thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn hoá học, có ký
hiệu là Pb (Plumbum).

1
1.1. Trạng thái tự nhiên

Chì nguyên chất rất hiếm xuất hiện trong tự nhiên, chúng thường xuất hiện dưới dạng
hợp chất tồn tại trong các quặng. Ví dụ: Galena (PbS); Cerussite (PbCO3) và Anglesite
(PbSO4).

1.2. Tính chất vật lý

Ngoại quan: Chì là kim loại rắn có màu xám ánh bạc, rất mềm nên dễ dàng uốn, dát
mỏng và tạo thành nhiều hình thù khác nhau. Khi mới cắt, bề mặt còn có màu sáng bạc nhưng
nhanh chóng chuyển thành màu xám đen do tiếp xúc với không khí.

Cấu trúc: Lập phương tâm mặt.

Nhiệt độ nóng chảy: 327,46 °C.

Nhiệt độ sôi: 1749 °C.

Khối lượng riêng: 11,34 g/cm3 (ở 0°C, 1atm). Mật độ ở thể lỏng sẽ là: 10,66 g/cm3.

Độ dẫn điện: Chì có độ dẫn điện kém.

Khi ở dạng bột rất mịn, chỉ có thể tự cháy trong không khí cho ngọn lửa mà trắng xanh
và tạo khói rất độc.

1.3. Tính chất hoá học

Chì bị xỉn màu rất nhanh khi tiếp xúc với không khí ẩm.

Chì dễ dàng phản ứng với flo ở nhiệt độ phòng. Nhưng nó phải được đun nóng trong quá
trình phản ứng với clo.

Kim loại chì chống lại sự tấn công của axit photphoric và sulfuric, nhưng nó bị tấn công
bởi axit nitric và clohydric.

Các hợp chất chì có hai trạng thái oxy hóa chính: +4 và +2.

2. Độc tính của chì:

Ngộ độc chì là một bệnh môi trường quan trọng và ảnh hưởng của nó lên cơ thể con
người là rất nghiêm trọng. Hầu như không có chức năng nào trong cơ thể con người không bị

2
ảnh hưởng bởi độc tính của chì. Trong tất cả các cơ quan, hệ thần kinh là mục tiêu bị ảnh
hưởng nhiều nhất, cả ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, độc tính tác động mạnh hơn lên trẻ
em. Sự phơi nhiễm của con người với chì và các hợp chất của nó xảy ra chủ yếu trong các
ngành nghề liên quan đến chì với nhiều nguồn khác nhau như xăng pha chì, các quy trình công
nghiệp như nấu chảy chì và đốt cháy, tái chế pin,... [3].

Đối với môi trường sống của sinh vật:

Chì có khả năng gây độc đối với hệ sinh vật đất, dẫn tới giảm hoạt tính của đất, làm ảnh
hưởng tới sự tăng trưởng của thực vật.

Chì trong đất, trong không khí và nước có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể động vật
thông qua con đường thức ăn, hô hấp và thấm qua da, gây bệnh cho động vật, đồng thời thông
qua chuỗi thức ăn tiếp tục gây hại cho các sinh vật khác.

Đối với con người:

Là nguyên tố có độc tính cao đối với sức khỏe con người. Pb gây độc cho hệ thần kinh
trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động lên hệ enzyme có nhóm hoạt động chứa hydro.
Người bị nhiễm độc Pb sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Tuỳ theo mức độ nhiễm
độc có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có
thể gây tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, Pb ít bị đào thải mà tích tụ
theo thời gian rồi mới gây độc. Ở trong máu nếu nồng độ Pb cao quá 0,8 mg/kg có thể gây
nên hiện tượng thiếu máu do thiếu hemoglobin. Nếu nồng độ Pb trong máu nằm ở 0,5 -0,8
mg/kg gây ra rối loạn chức năng thận và phá hủy não [4].

Mức độ nhiễm độc Tiêu chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn Hoa Kỳ

Nhiễm độc mức độ nhẹ Từ 10 đến < 45 µg/dL ≥ 3,5 – 19 µg/dL

Nhiễm độc mức độ trung Từ 45 đến 70 µg/dL Từ 20 - 44 µg/dL

Nhiễm độc mức độ nặng >70 µg/dL Và ≥ 45 µg/dl

Bảng 2.1: Nồng độ nhiễm độc các mức theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và Việt Nam

3
(Nguồn: Internet [5])
Kim loại chì cũng cản trở các enzym giúp tổng hợp vitamin D và các enzym duy trì tính
toàn vẹn của màng tế bào. Chì cũng được phát hiện là gây trở ngại cho quá trình phiên mã
DNA.

Hình 2.1: Tác động của chì lên enzyme, dẫn đến phá vỡ quá trình tổng hợp
vitamin D, duy trì màng tế bào và phiên mã DNA.

(Nguồn: Internet [3])


3. Biện pháp phòng ngừa và xử lý

3.1. Biện pháp phòng ngừa

Khi sử dụng kim loại chì, an toàn là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm bởi ta biết
chì là một kim loại rất độc hại với sức khoẻ con người. Chính vì điều đó, ta cần phải thận
trọng hơn khi tiếp xúc với nó. Phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa sự độc hại của chì là loại
bỏ chì bằng cách sử dụng một vật liệu thay thế không chứa chì hoặc thay đổi quy trình để
không cần đụng đến chì. Nếu không thể, ta phải thực hiện các biện pháp an toàn để kiểm soát
nhầm giảm thiểu nguy cơ độc hại khi tiếp xúc với chì. Để giảm thiểu nguy cơ độc hại ta cần:

3.1.1. Đối với nơi làm việc

4
Khi ở chỗ làm:

Thay quần áo và giày đi làm để ở nơi làm việc của bạn.

Cất giữ quần áo, giày dép và vật dụng cá nhân sạch sẽ của bạn trong túi nhựa kín và ở
nơi tránh xa chì.

Khi nghỉ ngơi hoặc ăn uống:

Luôn rửa tay bằng xà phòng được thiết kế để loại bỏ chì trước khi ăn, uống hoặc hút
thuốc. Rửa da bằng xà phòng và nước thông thường là không đủ để loại bỏ hoàn toàn bụi chì.

Chỉ ăn, uống và hút thuốc ở những nơi được phê duyệt, tránh xa bụi chì. Không ăn, uống
hoặc hút thuốc ở những khu vực đang xử lý hoặc chế biến các sản phẩm có chứa chì.

Đừng rời khỏi nơi làm việc mà không dọn dẹp, ngay cả khi chỉ để đi một chuyến ngắn.

Khi làm việc với chì:

Luôn tuân thủ các quy định về làm việc an toàn với chì. Đọc và làm theo kế hoạch quản
lý và kiểm soát khách hàng của bạn.

Dọn dẹp khu vực làm việc của bạn thường xuyên.

Sử dụng phương pháp làm sạch dạng ẩm hoặc máy hút bụi có bộ lọc không khí dạng hạt
hiệu suất cao (HEPA). Không bao giờ sử dụng khí nén hoặc quét khô.

Làm việc ở những khu vực được thông gió tốt và sử dụng hệ thống thông gió cục bộ
được cung cấp. Mở cửa sổ hoặc làm việc bên ngoài khi có thể để cải thiện luồng không khí.

Luôn đeo thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) đúng cách, ngăn chặn sự tiếp xúc khi làm việc
xung quanh chì. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải đeo mặt nạ phòng độc. Nói
chuyện với đại diện công đoàn hoặc sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc của bạn.

Làm sạch PPE có thể tái sử dụng (ví dụ: kính bảo hộ, ủng) bằng khăn lau hoặc dung dịch
loại bỏ chì hàng ngày. Thay những vật dụng bị bẩn quá mức (ví dụ: găng tay lao động).

Tránh chạm vào mặt và miệng của bạn.

Rửa tay bằng xà phòng được thiết kế để loại bỏ chì càng sớm càng tốt sau khi làm việc
với chì hoặc vệ sinh khu vực làm việc của bạn.

5
Khi rời khỏi nơi làm việc:

Đừng mang về nhà các dụng cụ, phế liệu và bao bì có thể có chì.

Luôn tắm, gội trước khi đi làm [6].

3.1.2. Đối với gia đình

Trước khi đi làm:

Bất cứ thứ gì bạn mang đi làm đều có thể bị nhiễm chì.

Mang càng ít càng tốt để làm việc.

Cân nhắc việc mang thức ăn và nước uống vào các hộp đựng dùng một lần.

Khi ở nhà:

Nếu không thể tắm ở nơi làm việc, hãy tắm ngay khi về nhà.

Thường xuyên lau chùi xe và nhà. Đối với sàn cứng và đồ nội thất, hãy sử dụng phương
pháp làm sạch ướt. Đối với thảm và vải, hãy sử dụng máy hút bụi có bộ lọc HEPA.

Khi làm sạch chì, hãy sử dụng các dụng cụ tẩy rửa riêng biệt với những vật dụng khác
trong nhà. Điều này sẽ giữ cho chì không lan rộng khắp nhà bạn.

Tại văn phòng của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe:

Nếu công việc không xét nghiệm chì trong máu, hãy nói với nhà cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe rằng bạn làm việc với chì và hỏi xem bạn có nên xét nghiệm chì hay không.

Đảm bảo rằng mọi người trong gia đình bạn đều nói với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe của họ rằng họ sống cùng người làm việc với chất chì. Các nhà cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe đặc biệt cần biết liệu bạn có đang mang thai hay đang cố gắng mang thai
hay không và liệu trẻ em có sống hoặc sinh sống trong gia đình bạn hay không [6].

3.2. Biện pháp xử lý khi bị ngộ độc:

3.2.1. Biện pháp sơ cứu:

Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp

Sau khi hít phải: đưa đến nơi có không khí sạch và gọi bác sĩ.

6
Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da

Trong trường hợp tiếp xúc với da: Cởi bỏ tất cả các quần áo bị nhiễm độc ngay lập tức.
Rửa sạch da bằng nước/ tắm. Tham vấn bác sĩ.

Trường hợp tai nạn khi tiếp xúc với mắt

Sau khi tiếp xúc với mắt: rửa sạch bằng nhiều nước. Gọi bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.

Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa

Sau khi nuốt vào: cho nạn nhân uống nước ngay lập tức. Tham vấn bác sĩ [7].

3.2.2. Điều trị nhiễm độc Chì:

Để điều trị khỏi tình trạng ngộ độc chì thì đầu tiên cần tránh xa nguồn gây ô nhiễm. Sau
đây là 2 liệu pháp phổ biến nhất được áp dụng trong điều trị ngộ độc chì, nhất là đối với các
trường hợp bị nặng:

Liệu pháp chelation: bệnh nhân sẽ được chỉ định cho dùng thuốc đào thải chì ra khỏi
máu theo đường nước tiểu. Đây là phương pháp được khuyến nghị áp dụng cho trẻ bị ngộ độc
chì từ 45 mcg/dL trở lên và người lớn đã xuất hiện các dấu hiệu của hiện tượng này;

Liệu pháp chelation EDTA: nếu liệu pháp chelation thông thường không hiệu quả đối
với người bệnh thì cần áp dụng liệu pháp chelation EDTA có thêm hóa chất canxi disodium
ethylenediaminetetraacetic acid tiêm tĩnh mạch giúp đào thải độc tố chì [8].

4. An toàn trong vận chuyển

4.1. An toàn trong vận chuyển đường thuỷ

ISO Tank Container: Chì thường được vận chuyển dưới dạng chất lỏng trong các
container chuyên dụng như ISO Tank Container. Đây là các container đóng kín được thiết kế
để chứa chất lỏng nguy hiểm, và chúng phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

Ghi nhãn và chứng chỉ: Mọi container cần ghi nhãn đúng cách và có đủ chứng chỉ về
tính an toàn để đảm bảo mọi người tham gia và môi trường xung quanh đều được bảo vệ.

Đóng gói an toàn : Chì cần được đóng gói an toàn trong container để tránh rò rỉ.

7
Kiểm tra và bảo dưỡng: Các phương tiện vận chuyển, bao gồm cả tàu biển, cần được
kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

Tuân thủ quy định quốc tế: Quá trình vận chuyển cần phải tuân thủ các quy định quốc
tế: Hiệp định về Vận chuyển Hàng hóa Nguy hiểm qua Đường biển (IMDG - International
Maritime Dangerous Goods) và các quy tắc SOLAS (Quy tắc An toàn tàu biển).

Biện pháp phòng ngừa cháy nổ: Đặc biệt là khi vận chuyển chất lỏng, cần áp dụng các
biện pháp phòng ngừa cháy nổ để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

Xử lý sự cố: Kế hoạch và trang thiết bị để xử lý sự cố cần được chuẩn bị để giảm thiểu


thiệt hại trong trường hợp xấu nhất [9].

4.2. An toàn trong vận chuyển đường bộ:

Đóng gói an toàn: Chì cần được đóng gói trong các bao, thùng chứa hoặc container
chuyên dụng để tránh rò rỉ và nguy cơ ô nhiễm.

Ghi nhãn và chứng chỉ: Tất cả các phương tiện vận chuyển cần ghi nhãn đúng cách và
có đầy đủ chứng chỉ về tính an toàn để tuân thủ các quy định, bảo vệ mọi người và môi trường.

Bảo dưỡng phương tiện: Xe vận chuyển cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm
bảo an toàn khi di chuyển

Phương tiện vận chuyển chuyên dụng: Đối với chì dạng chất lỏng, cần sử dụng các
phương tiện vận chuyển chuyên dụng có thể giữ chặt và ngăn chặn rò rỉ.

Kiểm soát nhiệt độ: Trong một số trường hợp, kiểm soát nhiệt độ là quan trọng để đảm
bảo chì không bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường.

Bảo dưỡng hàng hóa: Cần có biện pháp để đảm bảo rằng chì không bị chảy hoặc trộn lẫn
với các vật liệu khác trong quá trình vận chuyển [9].

5. Kí hiệu cảnh báo liên quan đến độc tính của chì

5.1. Biển cảnh báo nguy hiểm (Hazard pictograms)

8
Hình 5.1: Biển cảnh báo GHS07

(Nguồn: Internet)
Độc tính cấp tính (miệng, da, đường hô hấp), nguy hiểm loại 4

Kích ứng da, nguy hiểm loại 2

Kích ứng mắt, nguy hiểm loại 2

Nhạy cảm với da, nguy hiểm loại 1

Độc tính cơ quan mục tiêu cụ thể — Phơi nhiễm đơn lẻ, nguy hiểm loại 3

Kích ứng đường hô hấp

Hình 5.2: Biển cảnh báo GHS08

(Nguồn: Internet)
Tác dụng gây nghiện

Nhạy cảm hô hấp, nguy hiểm loại 1

Tính gây ung thư, nguy hiểm loại 1A, 1B, 2

Độc tính sinh sản, loại nguy hiểm 1A, 1B, 2

Độc tính cơ quan mục tiêu cụ thể — Phơi nhiễm đơn lẻ, loại nguy hiểm 1, 2

9
Độc tính cơ quan mục tiêu cụ thể — Phơi nhiễm nhiều lần, loại nguy hiểm 1, 2

Nguy cơ hít phải, nguy hiểm loại 1

Hình 5.3: Biển cảnh báo GHS09


(Nguồn: Internet)

Nguy hiểm cho môi trường nước

Nguy hiểm cấp tính loại 1

Nguy hiểm mãn tính loại 1, 2

5.2. Thiết bị bảo hộ (Personal protective equipment)

Hình 1.4: Biển báo phải dùng găng tay an toàn

(Nguồn: Internet)

Hình 5.5: Biển báo phải dùng kính bảo vệ mắt

10
(Nguồn: Internet)

Hình 5.6: Biển báo phải dùng mặt nạ bảo hộ

(Nguồn: Internet)
6. Hàm lượng cho phép

6.1. Trong cơ thể

Từ khi độc học về chì được con người nghiên cứu cho tới thập niên 1960, hàm lượng chì
trong máu 60 µg/dL-1 được coi là bắt đầu gây nguy hại đối với tất cả trẻ em và người lớn. Sau
đó, con số này giảm xuống còn 30 µg/dL-1 (năm 1975) và 25 µg/dL-1 (năm 1985). Ngày nay,
hàm lượng chì trong máu được coi là bắt đầu gây nguy hại đối với trẻ em là 10 µg/dL -1 và đối
với người lớn là 25 µg/dL-1

Nồng độ chì (µg/L)

STT Xét nghiệm chì


Bình thường Có thể dung nạp Tăng Nhiễm độc

1 Máu toàn phần 5-27 <70 70-100 >100

2 Hồng cầu 12-45

3 Nước tiểu/24 giờ 0,3-1,8 <15 15-25 >25

(Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật và viện nghiên cứu quốc gia về an toàn lao động và
sức khoẻ Liên bang Mỹ. µg/dL-1 = 100g/L) [10].

Bảng 6.1: Mức độ chì trong máu người khoẻ mạnh, các mức độ ngộ độc chì.

11
(Nguồn: Internet [11])
6.2. Trong mỹ phẩm

Trong ngành sản xuất mỹ phẩm như: son môi, kem nền, kem dưỡng thể,...chì có thể được
thêm vào để tạo độ bám dính, độ mướt cho cho sản phẩm khi bôi lên da. Tuy nhiên, để an
toàn, hàm lượng chì bắt buộc dưới 10ppm. Theo FDA (Food and Drug Administration – Cục
quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), 10ppm chì trong mỹ phẩm hoàn toàn không gây
nguy hiểm lên sức khoẻ người dùng [12].

6.3. Trong thực phẩm, nước uống

Chì được hấp thụ bởi thực vật và từ đó làm ô nhiễm dây chuyền thực phẩm. Khả năng
methyl hoá sinh học của các hợp chất chì vô cơ thành chì methyl Pb(CH 3)4 làm tăng khả năng
lan truyền ô nhiễm chì qua dây chuyền thực phẩm. Thêm vào đó, chì là kim loại nặng có khả
năng tích luỹ cao. Do đó, khi những sinh vật sản xuất hấp thụ chì, dù chỉ một lượng nhỏ, qua
dây chuyền thực phẩm, chì sẽ tích luỹ dần dần và đến một lúc nào đó nó sẽ trở thành chất độc
không những đối với sinh vật tiêu thụ, mà ngay cả với sinh vật sản xuất.

ML
STT Tên thực phẩm
(mg/kg hoặc mg/l)

Các sản phẩm sữa dạng bột (tính theo 1000ml sữa
1 pha chuẩn theo hướng dẫn nhà sản xuất – ready to 0,02
use)

Các sản phẩm sữa dạng lỏng (sữa tươi nguyên


2 chất thanh trùng, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng, sữa 0,02
tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tiệt trùng)

12
3 Các sản phẩm phomat 0,02

Sữa cô đặc (sữa đặc), sữa gầy cô đặc (sữa đặc) có


4 bổ sung chất béo thực vật (tính theo 1000ml sữa pha 0,02
chuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất)

5 Các sản phẩm sữa lên men 0,02

6 Thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gia cầm 0,1

7 Phụ phẩm của trâu, bò, lợn, gia cầm 0,5

8 Dầu và mỡ động vật 0,1

9 Bơ thực vật, dầu thực vật 0,1

10 Hành 0,1

11 Rau ăn quả (không bao gồm nấm) 0,1

12 Rau ăn lá (không bao gồm rau bina) 0,3

13 Rau ăn củ và ăn rễ (bao gồm khoai tây gọt vỏ) 0,1

14 Nấm 0,3

15 Ngũ cốc 0,2

16 Các loại quả nhiệt đới 0,1

17 Các loại quả họ táo, lê 0,1

18 Các loại quả có hạt 0,1

19 Thạch và mứt (mứt quả) 1,0

13
20 Rau khô, quả khô 2,0

21 Rau, quả đóng hộp 1,0

22 Chè và sản phẩm chè 2,0

23 Cà phê 2,0

24 Cacao và sản phẩm cacao (bao gồm sôcôla) 2,0

25 Gia vị (bao gồm bột cà ri) 2,0

26 Muối ăn 2,0

27 Đường tinh luyện 0,5

28 Mật ong 2,0

29 Thực phẩm bổ sung 3,0

30 Nước ép rau, quả (bao gồm necta, uống liền) 0,05

31 Nước uống đóng chai 0,01

32 Rượu vang 0,2

33 Nước chấm 2,0

34 Dấm 0,5

Giáp xác (không bao gồm phần thịt nâu của ghẹ,
35 0,5
đầu và ngực của tôm hùm và các loài giáp xác lớn)

Bảng 6.2: Giới hạn ô nhiễm chì (Pb) trong thực phẩm

14
(Nguồn: QCVN 8-2:2011/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI GIỚI
HẠN Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG THỰC PHẨM)
6.4. Trong sản phẩm điện, điện tử

Hàm lượng cho phép của chì trong các phẩm điện, điện tử là 0,1% khối lượng [13].

6.5. Trong sinh hoạt

Theo Cục An toàn nghề nghiệp và sức khỏe Hoa Kỳ (Occupational Safety and Health
Administration: (OSHA), giới hạn mức độ chì cho phép tiếp xúc ở nơi làm việc là 0,005
mg/m3 không khí trong 8 giờ/ngày.

6.5.1. Nước sinh hoạt

Hàm lượng cho phép của chì trong nước ngầm là 10µg/L [14].

6.5.2. Trong vật dụng nhà bếp

Giới hạn tối đa của chì trong bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với
thực phẩm là: 100 µg/g [15].

6.5.3. Sơn

Căn cứ tại Thông tư 51/2020/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 8:2020/BCT
về giới hạn hàm lượng chì trong sơn.

Hàm lượng chì


STT Phương pháp thử Lộ trình áp dụng
(ppm)

Trong thời hạn 05 năm đầu


Theo TCVN 2090:2015 (ISO
1 ≤ 600 kể từ ngày Quy chuẩn này
15528:2013)
có hiệu lực

Theo TCVN 2090:2015 (ISO Sau 05 năm kể từ ngày Quy


2 ≤ 90
15528:2013) chuẩn này có hiệu lực

Bảng 6.3: Giới hạn hàm lượng chì trong sơn

15
6.5.4. Đất

Giới hạn tối đa cho phép hàm lượn tổng số của Pb trong đất mg/kg đất khô ở lớp đất trên
bề mặt sâu đến 20 cm

Đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp: 70 mg/kg

Đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp: 100 mg/kg

Đất sử dụng cho mục đích dân sinh, vui chơi, giải trí: 120 mg/kg

Đất sử dụng cho mục đích thương mại, dịch vụ: 200 mg/kg

Đất sử dụng cho mục đích công nghiệp: 300 mg/kg [16].

7. An toàn khi sử dụng và ứng dụng thực tiễn của chì

7.1. Ô nhiễm chì

7.1.1. Ô nhiễm chì trong môi trường đất

Ô nhiễm chì trong đất là một vấn đề khá phổ biến ở các khu vực thành thị, đặc biệt là
những nơi các luống vườn được đặt dọc theo những bức tường sơn được sơn bằng sơn gốc
chì, nơi các hợp chất chì độc hại được sử dụng làm chất màu. Khi những lớp sơn này bắt đầu
bong tróc hoặc đóng phấn, chúng sẽ làm ô nhiễm mặt đất bên dưới.

Một vị trí phổ biến khác dễ bị ô nhiễm chì là trồng cây ven đường dọc theo lối đi bộ trên
những con đường đông đúc với nhiều phương tiện giao thông. Chì tetraethyl, một hợp chất
organolead bao gồm chì liên kết với các nguyên tử carbon, khiến nó dễ hấp thụ hơn bởi các
sinh vật sống, đã được sử dụng làm phụ gia nhiên liệu trong xăng ô tô (xăng) cho đến khi nó
bị cấm vào những năm 1990 và đầu những năm 2000 ở hầu hết các nước. Nó được thêm vào
như một chất chống kích nổ, cho phép động cơ chạy ở mức nén cao hơn để tạo ra nhiều năng
lượng hơn. Nó cũng phát tán các hạt chì siêu mịn vào không khí, có khả năng bị gió hít vào
và mang theo làm ô nhiễm cảnh quan xung quanh.

Các nguồn ô nhiễm chì khác là từ các hoạt động công nghiệp, chẳng hạn như chì trong
khói từ quá trình luyện kim loại và sản xuất pin.

16
Ô nhiễm chì trong đất rất nghiêm trọng vì chì là kim loại nên không thể phân hủy thêm
nữa để trung hòa và do đó nó tồn tại trong đất vô thời hạn. Nó có thể tạo thành các hợp chất
của chì, cũng độc hại. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu cách xử lý đất nhiễm chì hiệu quả.

Có một số phương pháp xử lý đất nhiễm chì và sau đây là một số phương pháp được sử
dụng phổ biến nhất để xử lý đất nhiễm chì:

Loại bỏ vật lý đất bị ô nhiễm

Loại bỏ vật lý đất bị ô nhiễm là phương pháp đơn giản nhất để xử lý đất bị ô nhiễm chì,
về cơ bản chỉ cần đào đất bị ô nhiễm và xử lý tại bãi chôn lấp an toàn.

Ổn định hoặc kiên cố hóa

Ổn định/kiên cố là một quy trình công nghiệp tốn kém khác không thực sự liên quan đến
việc làm vườn. Nó liên quan đến việc trộn đất bị ô nhiễm với chất kết dính, chẳng hạn như xi
măng hoặc nhựa đường để tạo ra vật liệu rắn, ổn định, có thể xử lý một cách an toàn, có khả
năng cố định chì trong đất và giảm nguy cơ rò rỉ.

Xử lý bằng thực vật

Phương pháp sử dụng thực vật để loại bỏ, phân hủy, cố định các chất gây ô nhiễm trong
đất. Phương pháp này có thể hiệu quả trong việc xử lý đất bị nhiễm chì, vì một số loại cây có
khả năng tích tụ chì từ đất và chuyển nó đến các bộ phận trên không (trên mặt đất) của chúng,
sau đó có thể được thu hoạch và xử lý một cách an toàn vào chất thải chôn lấp.

Xử lý sinh học và tăng cường sinh học

Các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm và tảo có khả năng phân hủy hoặc chuyển hóa các
hợp chất độc hại thành các chất ít độc hại hơn có thể được sử dụng để phân hủy các chất gây
ô nhiễm trong đất và nước.

Xử lý sinh học là quá trình sử dụng các quần thể vi sinh vật xuất hiện tự nhiên trong môi
trường, đây có thể là một quá trình chậm nếu số lượng của chúng thấp. Cách tiếp cận này có
thể yêu cầu bổ sung chất dinh dưỡng hoặc các sửa đổi khác để hỗ trợ sự phát triển và hoạt
động của vi sinh vật.

17
Tăng cường sinh học liên quan đến việc bổ sung lượng lớn vi sinh vật được chọn lọc đặc
biệt vào môi trường bị ô nhiễm để tăng tốc độ phân hủy và đẩy nhanh quá trình [17].

7.1.2. Ô nhiễm chì trong môi trường nước

Hầu hết ô nhiễm chì đều xuất phát từ các đường ống và thiết bị ăn mòn cung cấp nước
uống, đặc biệt là những đường ống được xây dựng trước năm 1986, năm mà việc sử dụng chì
trong xây dựng bị cấm.

Các nguồn tiềm ẩn gây ô nhiễm chì trong nước:

Ống chì: Những ngôi nhà cũ thường có ống chì ăn mòn. Độ axit nước càng cao thì tốc
độ ăn mòn càng nhanh. Khi đường ống bị ăn mòn, nước sẽ hấp thụ chì và chảy vào vòi.

Sơn có chì: Những ngôi nhà cũ cũng chứa sơn có chứa chì, cuối cùng sẽ bong tróc và để
lại bụi trong nhà.

Đất: Một số khu vực có hàm lượng chì cao trong đất. Khi nước chảy qua lòng đất vào
nhà, các gia đình sẽ phải đối mặt với tác hại của chì.

Các biện pháp xử lí khi gặp phải trường hợp nước bị nhiễm ô nhiễm chì:

Kiểm tra nước:

Việc biết được thành phần sẽ giúp tìm được bộ lọc thích hợp. Công ty tiện ích sẽ cung
cấp báo cáo ô nhiễm về nguồn nước. Tuy nhiên, vì nước có thể hấp thụ các chất ô nhiễm sau
khi rời khỏi nhà máy xử lý nước. Vì thế, nên kiểm tra nước chảy ra từ vòi bằng bộ dụng cụ
kiểm tra nước.

Xác định nguồn chì trong nước của bạn

Sau khi xác định rằng nước của có chứa chì, việc tiếp theo là tìm ra nguồn gây ô nhiễm.
Kiểm tra các đường ống dưới bồn rửa nhà bếp hoặc đường ống bên ngoài nhà. Ống được làm
bằng nhựa hoặc đồng có thể nhìn thấy được và dễ dàng nhận biết cũng như phân biệt với chì.
Nếu đường ống bằng kim loại và có màu đen hoặc xám thì chúng có thể là chì hoặc thép. Để
phân biệt rõ hơn, hãy dùng một vật kim loại như đồng xu hoặc chìa khóa để làm xước bề mặt
ống. Nếu vết xước để lại vạch trắng thì ống là chì.

18
Lắp đặt hệ thống lọc nước

Sau khi xác định hàm lượng chì trong nước qua thử nghiệm, một trong những lựa chọn
tốt nhất sẽ là hệ thống lọc nước tại điểm sử dụng, được lắp đặt trực tiếp tại bồn rửa. Hoặc có
thể chọn việc lắp đặt và sử dụng hệ thống lọc để lọc nước cho toàn bộ ngôi nhà [18].

7.2. Ứng dụng thực tiễn của chì:

Trước đây, chì được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Trên thực tế, theo HUD (U.S.
Department of Housing and Urban Development), hơn 60% tòa nhà được xây dựng trước năm
1978 và gần 90% tòa nhà được xây dựng trước năm 1940 có chứa chì.

Là kim loại dày đặc, dẻo, có độ bền kéo thấp, chì có cấu trúc tinh thể hình khối đặt chính
giữa mặt và độ dẫn điện kém. Nó có khả năng chống ăn mòn cao và có thể được làm cứng
bằng cách thêm một lượng nhỏ antimon hoặc các kim loại khác vào nó. Khoáng chất quan
trọng nhất được chiết xuất từ chì là Galena (PbS), chứa 86,6% chì. Cerussite (PbCO 3), hay chì
cacbonat, là một loại quặng chì quan trọng khác, cũng như Anglesite (PbSO 4), một khoáng
chất chì sunfat xuất hiện sau quá trình oxy hóa quặng chì sunfua chính, Galena.

Theo thời gian, việc sử dụng chì đã phát triển ở một khía cạnh rộng hơn. Chì, ở dạng này
hay dạng khác, hiện diện xung quanh chúng ta. Các ứng dụng khác nhau của chì đã được thảo
luận dưới đây:

Trong pin, việc sử dụng chì quan trọng nhất được thấy trong ngành công nghiệp ô tô
dưới dạng pin.

Trong đạn dược, chì được sử dụng để chế tạo đạn và đạn cho súng cầm tay.

Trong chất tạo màu, chì trắng, chì sunfat và chì cromat được sử dụng làm chất tạo màu
trong sơn và men gốm, đặc biệt là các màu đỏ và vàng.

Vật liệu hàn, do nhiệt độ nóng chảy thấp và tính sẵn có đa dạng nên chì, thiếc cùng các
hợp kim khác, đóng vai trò là vật liệu hàn được sử dụng phổ biến nhất cho thiết bị điện tử.

Một tác nhân chống kích nổ, chì Tetraethyl được sử dụng làm chất phụ gia chống kích
nổ cho nhiên liệu hàng không trong máy bay điều khiển bằng piston. Trước đó, nó còn được
sử dụng làm nhiên liệu để nâng cao hiệu suất và tính kinh tế của phương tiện.

19
Trong vỏ bọc và cách nhiệt, chì thường được sử dụng làm chất ổn định tiết kiệm chi phí
nhất trong nhựa polyvinyl clorua (PVC), dùng để bọc dây điện. Nhờ mật độ cao nên còn được
sử dụng trong cáp điện cao thế làm vật liệu vỏ để ngăn nước khuếch tán vào lớp cách điện.

Tấm lợp, do đặc tính chống nước, tấm chì được sử dụng trong ngành xây dựng để làm
vật liệu chống thời tiết, lợp mái và ốp, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của nước.

Chất bán dẫn, chì Telluride, chì antimonide và chì selenide là một số chất bán dẫn gốc
chì được dùng trong tế bào quang điện (năng lượng mặt trời) và máy dò hồng ngoại [19].

8. Kết luận:

Chì, một kim loại nặng có độc tính nhiều tương đương với công dụng nó mang lại cho
nhân loại suốt 6 thiên niên kỉ qua. Tôi mong qua bài báo cáo này, người đọc có thể hiểu rõ hơn
về độc tính, biện pháp phòng ngừa cũng như cách xử lí trong các trường hợp ô nhiễm hay
nhiễm độc chì. Với mục đích có thể tận dụng triệt để nguồn tài nguyên quý giá này và vẫn bảo
toàn sức khỏe cho bản thân, gia đình, xã hội và môi trường.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Global refined lead consumption volume 2013-2022.

[2] WHO, lead poisoning and healt.

[3] “National Center for Biotechnology Information,” June 2015. [Trực tuyến].
Available: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4961898/. [Đã truy cập:
04.12.2023]

[4] H. T. M. Anh, “Studocu,” 2014. [Trực tuyến]. Available:


https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/cong-nghe-moi-
truong/luan-van-nghien-cuu-xu-ly-o-nhiem-kim-loai-nang-trong-moi-truong-dat-bang-
cay-say-phragmites-australis-tai-mot-so-khu-vuc-khai-thac-khoang-san-tinh-thai-
nguyen/72390745. [Đã truy cập: 13.11.2023].

[5] Available: https://baotainguyenmoitruong.vn/o-nhiem-chi-de-doa-suc-khoe-cua-


tre-em-viet-nam-346178.html. [Đã truy cập: 09.12.2023]

[6] “Centers for Disease Control and Prevention,” 1 January 2023. [Trực tuyến].
Available: https://www.cdc.gov/niosh/topics/lead/workerinfo.html [Đã truy cập:
05.12.2023].

[7] Lead Safety Data Sheet.

[8] V. T. Tuấn, “Medlatec,” 24 April 2023. [Trực tuyến]. Available:


https://medlatec.vn/tin-tuc/ngo-doc-chi-la-do-dau-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-s195-
n32983. [Đã truy cập: 04.12.2023].

[9] Điều 20,24,28 Luật hóa chất Việt Nam 2007.

[10] L. H. Bá, Độc chất môi trường, Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, 2008, p.
300.

[11] N. N. Luật, “Medlatec,” 18 June 2016. [Trực tuyến]. Available:


https://medlatec.vn/tin-tuc/-chi-pb-mot-kim-loai-nang-co-kha-nang-gay-doc-doi-voi-tat-
ca-cac-co-quan-cua-co-thenguoi-s2-n6800. [Đã truy cập 14.11.2023].
[12] T. Anh, “VTC News,” 13 November 2023. [Trực tuyến]. Available:
https://vtc.vn/cach-kiem-tra-chi-trong-my-pham-ar833653.html. [Đã truy cập 14.11.2023].

[13] Thông tư số 30/2011/TT-BCT của Bộ Công thương: Quy định tạm thời về giới
hạn hàm lượng cho phép của một số hoá chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử.

[14] Theo QCVN 09:2008/BTNMT.

[15] Theo QCVN 12-1:2011/BYT.

[16] TCVN 7209 : 2002.

[17] Angelo, “Deep Green Permaculture,” 13 February 2023. [Trực tuyến]. Available:
https://deepgreenpermaculture.com/2023/02/13/lead-contamination-in-soils-and-how-to-
treat-it/. [Đã truy cập: 04.12.2023].

[18] J. Woodard, “Fresh Water Systems,” 3 July 2019. [Trực tuyến]. Available:
https://www.freshwatersystems.com/blogs/blog/lead-in-water. [Đã truy cập: 04.12.2023].

[19] “Science Struck,” January 2009. [Trực tuyến]. Available:


https://sciencestruck.com/uses-of-lead. [Đã truy cập 04.12.2023].

You might also like