Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN LỚP 7

Câu 1: Nêu tên và đặc điểm của các phép liên kết:
1……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………..
2……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
3. ………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………..
4…………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………….
Câu 2: Xác định phép liên kết trong mỗi đoạn trích sau:
1. Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí
óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời
gian.
(Nguyễn Hiến Lê, Tự học - một thú vui bổ ích)
2. Bất kì ta ở một tình thế khắt khe, chua chát nào, mở sách ra là ta cũng gặp người đồng cảnh hay đồng
bệnh mà đọc học ta thấy ấm áp lại trong lòng. Biết bao danh sĩ đã nhờ sự đọc sách, sự tự học mà khỏi
chán đời.
(Nguyễn Hiến Lê, Tự học - một thú vui bổ ích)
3. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn
người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy
sự xa lạ chút nào.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
4. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên
cứu học vấn. (Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)
5. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con
đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
6. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám
đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn
ngập ngừng e sợ. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
7. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không
nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại
tưng bừng rộn rã. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
8. Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. [...] Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc
hướng (Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)
9. Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay. Tôi nhìn
bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
10. Trước hết, cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng như một cuộc du lịch, du
lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không
gian lẫn thời gian. [...]
Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu. Theo bác sĩ E.Gờ-ron-nơ-veo
(E.Groenevelt), người Hà Lan, những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khỏe mạnh hơn những
bệnh nhân khác. Nhiều bác sĩ Anh và Pháp, sau lời tuyên bố đó, làm những bảng thống kê các bệnh
nhân trong các bệnh viện và thừa nhận ông E.Gờ-ron-nơ-veo có lí. [...] (Nguyễn Hiến Lê, Tự học - một
thú vui bổ ích)
11. Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự
thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo
là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những
lổ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng
thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp đầy những
lổ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới
chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
12. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy tỏa đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm
hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.

13. Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân nhằm mục đích đào tạo những
công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta
phải hơn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
14. Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng
tháng Tám, tôi trở lên trở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt
này…
(Nguyễn Thành Long-Lặng lẽ Sa-pa)
15. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ
màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu
giận dữ.
16. Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người,
nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia
lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người
trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm…
17. Một chú nháy màu xanh lục nhảy dưới chân em. Em định bắt. Nó thoát được. Em đuổi theo nó vồ
hụt 3 lần liền.
18. Một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
19. Mặt trời lên bằng 2 con sào thì ông đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa
cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên là cây tre đầu làng.
Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa.
20. Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam. Và chúng ta phải làm cho
tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta.
21. Trách nhiệm của cán bộ chính quyền và đoàn thể là phải xem trọng những phê bình và những lời đề
nghị của quần chúng.
Nhưng vẫn có nhiều cán bộ không làm đúng như vậy.
22. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ
không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá
thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
( Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của văn nghệ)
23. Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao
trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con
người mới ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời
gian là liên tục.
24. Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau:
(1) Thường thì vào cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc đã bắt đầu nở lác đác trên đồng. (2) Nhưng
phải sang tháng Giêng, tháng Hai rau khúc mới nở rộ. (3) Đó là khoảng thời gian những làn mưa xuân
ấm áp thường trở về trên cánh đồng lúc gần sáng. (4) Hồi còn nhỏ, trong những đêm gần sáng như thế,
không hiểu lí do gì mà tôi thường thức giấc.
(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc)

GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phép lặp từ ngữ: Tự học – tự học
2. Phép lặp từ ngữ: Sách-sách
3. Phép lặp từ ngữ: Tôi-tôi
4. Phép thế: Sách - Nó.
5. Phép thế: con đường làng dài và hẹp - Con đường này.
6. Phép thế: Mấy cậu học trò - họ.
7. Phép nối "Nhưng".
8. Phép nối "Một là… Hai là"
9. Phép liên tưởng: lớp - tường - bàn ghế.
10. Phép nối: trước hết - hơn nữa.
Phép lặp từ ngữ: tự học.
11. Phép lặp từ ngữ: sáng tạo-sáng tạo; cái mạnh-cái mạnh; lỗ hổng-lỗ hông; thông minh-thông minh.
Phép nối: Nhưng, Ấy là.
12. Phép lặp từ ngữ: Văn nghệ - văn nghệ;
Phép liên kết đoạn: phép lặp từ ngữ: sự sống-sự sống
Liên kết câu: phép lặp từ ngữ: tâm hồn –tâm hồn.
13. phép lặp từ ngữ: Trường học- trường học
phép thế: như thế- Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn trường học của thực dân phong kiến.
Phép liên kết câu: Phép lặp từ ngữ: cán bộ-cán bộ
14. Phép liên kết câu: phép lặp từ ngữ: tôi-tôi
15. Phép lặp từ ngữ: trời-trời; biển-biển
16. Phép thế: PĐTV-tráng sĩ ấy
Phép nối: Tuy thế
17. Phép thế: Nó - Một chú nháy màu xanh lục
Phép lặp từ ngữ: Em - Em; nó-nó
18. Phép thế: Đó- Một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn
19. Phép lặp từ ngữ: làng-làng
Phép liên tưởng: làng-rặng tre-quán chợ-bóng đa
20. Phép nối: Và
Phép lặp từ ngữ: Nguyễn Trãi – Nguyễn Trãi
Phép thế: Chúng ta - người VN
21. Phép liên kết đoạn:
Phép nối: Nhưng
Phép lặp: cán bộ-cán bộ
22. Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn:
- Phép nối: nhưng
- Phép thế: anh-nghệ sĩ
- Phép liên tưởng: tác phẩm-nghệ sĩ
- Phép lặp: tác phẩm - tác phẩm
23. Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn:
- Phép nối: Bởi vì
- Phép lặp: thời gian- thời gian; con người-con người.
24.Về nội dung: liên kết chủ đề: các câu trong đoạn văn cùng thể hiện chủ đề chung: diễn tả kỉ niệm
thời thơ ấu gắn với hình ảnh những chiếc bánh khúc.
- Về hình thức:
Phép lặp từ ngữ: rau khúc
phép thế : Tháng Giêng, tháng Hai – đó; như thế-những làn mưa….sáng.
phép nối: nhưng

You might also like