Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HÓA PHÂN TÍCH

Câu 1: Tính đương lượng gam của Natri hydroxide khi phản ứng với HCl theo phản ứng:
HCl + NaOH = NaCl + H2O, biết MNaOH = 40 g/mol.
Câu 2: Định lượng FeSO4 bằng KMnO4, đây là phương pháp chuẩn độ gì? Cân bằng
phương trình phản ứng và tính tổng hệ số trong phương trình phản ứng là bao nhiêu?
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Câu 3: Xác định phương pháp định lượng FeSO4 dựa trên phương trình phản ứng sau:
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Đây là phương pháp chuẩn độ gì dùng để định lượng FeSO 4? Cụ thể là phương pháp nào
được sử dụng để ứng dụng trong ngành Dược?
Câu 4: Hãy viết công thức dùng để xác định hàm lượng phần trăm của chất X trong mẫu
phân tích?
Câu 5: Trình bày khái niệm về Hóa phân tích là gì?
Câu 6: Cân chính xác 3,5738 gam mẫu nguyên liệu, sấy ở 105 oC đến khối lượng không
đổi, cân lại khối lượng chất rắn được 2,4779 gam. Tính độ ẩm của mẫu nguyên liệu đó?
Câu 7: Phương pháp phân tích định tính là gì? Phương pháp phân tích định lượng là gì?
Câu 8: Hãy nêu những ứng dụng của môn Hóa phân tích?
Câu 9: Tính pH của dung dịch base Ba(OH)2 0,05 N.
Câu 10: Tính pH của dung dịch acid CH3COOH 0,1 M. Biết Ka = 1,8.10−5.
Câu 11: Tính pH của dung dịch acid H2SO4 0,02 M
Câu 12: Tính pH của dung dịch base C2H5NH2 0,1 N. Biết Kb = 5,6.10−4.
Câu 13: Tính pH của dung dịch khi thêm 0,102 gam CH 3COONa vào 100 ml dung dịch
CH3COOH 0,0375M, biết pKa = 4,75.
Câu 14: Tính pH của dung dịch đệm gồm: 100 ml NH 4OH (NH3 trong H2O) 0,05M và 50
ml dung dịch NH4Cl 0,2M, biết pKb = 4,76.
Câu 15: Hóa phân tích có liên quan đến các ngành khoa học nào?
Câu 16: Trong quá trình chuẩn độ, người ta phải phân biệt được điểm..............................
và điểm................................

1
Câu 17: Tính khối lượng KMnO4 (M = 158 g/mol, P = 95%) cần để pha 250 ml KMnO 4
1N. Tính thể tích KMnO4 1N cần lấy để pha được 250 ml KMnO4 0,1N. Biết KMnO4
được sử dụng là chất chuẩn trong môi trường acid mạnh.
Câu 18: Định nghĩa dung dịch là gì? Hãy đưa ra ví dụ chất nào được xem là dung dịch?
Câu 19: Trong quá trình định lượng H2C2O4.2H2O 0,1N bằng NaOH 0,1N, ta thấy bước
nhảy pH là 7,63 đến 10. Vậy sử dụng chất chỉ thị nào phù hợp?
Câu 20: Nồng độ đương lượng là gì? Viết công thức nồng độ đương lượng.
Câu 21: Hãy viết công thức nồng độ phần trăm (khối lượng/khối lượng)?
Câu 22: Hãy viết công thức nồng độ phần trăm (khối lượng/thể tích)?
Câu 23: Hãy viết công thức nồng độ phần trăm (thể tích/thể tích)?
Câu 24: Tính nồng độ phần trăm (kl/kl) của dung dịch AgNO3 nếu cân 3,5 g AgNO3 pha
trong 48,5 g nước.
Câu 25: Cơ sở của phương pháp phân tích khối lượng là gì?
Câu 26: Dựa vào công thức mối liên hệ của C M và C%. Hãy tính nồng độ phần trăm của
dung dịch NaOH 2M. Biết d = 1,02 g/cm3, MNaOH = 40 g/mol.
Câu 27: Người ta cân mẫu thuốc 0,3126 gam hòa trong 25 ml acetone, thêm 1 ml acid
acetic. Thu được kết tủa, sấy khô đem cân ta thu được 0,7121 gam. Tính hàm lượng %
piperazin trong mẫu? Biết Mpiperazin = 86,137 g/mol, Macid acetic = 60,053 g/mol, Mpiperazin diacetate
= 206,243 g/mol.

Câu 28: Phương pháp phân tích thể tích được phân loại ra bao nhiêu phương pháp? Liệt
kê cụ thể những phương pháp đó là phương pháp gì?
Câu 29: Hãy sắp xếp các bước thực hiện của một quy trình phân tích?
1. Lấy mẫu thử
2. Mẫu thử – xác định đối tượng
3. Tính toán – xử lý kết quả
4. Lựa chọn phương pháp

2
5. Xử lý mẫu thử
6. Tiến hành đo các chất cần phân tích
A. 1-2-5-4-6-3 B. 2-4-1-5-6-3 C. 4-1-2-5-6-3 D. 5-2-1-4-6-3
Câu 30: Hãy viết công thức tính nồng độ mol (nồng độ phân tử)?
Câu 31: Nước biển chứa 5,85 gam muối ăn trong 100 ml dung dịch. Tính nồng độ mol
CM của NaCl trong nước biển. Biết MNaCl = 58,5 g/mol.
Câu 32: Dựa vào công thức mối liên hệ của CM và C%. Hãy tính nồng độ mol của dung
dịch HCl 3,65% (kl/tt), biết MHCl = 36,5 g/mol.
Câu 33: Trong chuẩn độ theo kỹ thuật chuẩn độ thừa trừ (chuẩn độ ngược) ta áp dụng
công thức tính toán nào sau đây?
A. CN1.V1 = CN2.V2 C. CN1.V1 + CN2.V2 = CN.V
B. CN1.V2 = CN2.V1 D. Tất cả đều đúng
Câu 34: Hút 10 ml dung dịch mẫu có chứa Ca2+ cho vào bình erlen 250 ml, thêm vào
bình erlen 10 ml nước cất, 5 ml NaOH 2N, thêm chỉ thị murexide; chuẩn độ bằng dung
dịch EDTA 0,1 N. Thể tích dung dịch EDTA tiêu tốn 19,2 ml. Tính nồng độ Ca2+.
Câu 35: Hòa tan 0,400 gam một mẫu chứa oxy carbonate bismuth (BiO) 2CO3 trong acid,
làm kết tủa Bi3+ dưới dạng BiOCl, sấy ở 100oC, cân được 0,160 gam BiOCl. Tính hàm
lượng %(BiO)2CO3 trong mẫu? Biết MBiOCl = 260,48 g/mol, M(BiO) CO = 510 g/mol.
2 3

Câu 36: Từ 2,250 gam supephotphat người ta thu được 0,752 gam CaSO 4. Tính hàm
lượng %Ca3(PO4)2 trong mẫu? Biết MCaSO4 = 136 g/mol, MCa3(PO4)2 = 310 g/mol.
Câu 37: Chất khử là gì?
A. Chất có khả năng nhận electron.
B. Chất có khả năng nhường electron.
C. Chất không có khả năng cho nhận electron.
D. Chất không tham gia phản ứng oxy hóa – khử.
Câu 38: Chất oxy hóa là gì?
A. Chất có khả năng nhường electron.
B. Chất có khả năng nhận electron.
C. Chất không có khả năng cho nhận electron.
D. Chất không tham gia phản ứng oxy hóa – khử.

3
Câu 39: Hệ số đương lượng của H 2SO4 trong phản ứng với NaOH sau đây bằng bao
nhiêu?
2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O
A. z = 1 C. z = 3
B. z = 2 D. z = 0
Câu 40: Hãy nêu yêu cầu chung đối với chất chỉ thị acid – base?
Câu 41: Chất chỉ thị acid – base hay còn gọi là chất chỉ thị...............
Câu 42: Chất chỉ thị dùng trong phương pháp chuẩn độ complexon là chất chỉ
thị.................
Câu 43: Kết tủa cation Fe3+ bằng NH4OH tạo thành Fe(OH)3, mang lọc rửa và nung thu
được một chất? Vậy chất nào dạng kết tủa và chất nào là dạng cân?
Câu 44: Kết tủa cation Pb2+ bằng H2SO4 tạo thành PbSO4, mang lọc rửa và nung thu
được một chất? Vậy chất nào dạng kết tủa và chất nào là dạng cân?
Câu 45: Hút 25 ml dung dịch mẫu chứa Mg2+ định mức thành 100 ml (dung dịch 1). Hút
10 ml dung dịch 1 cho vào erlen 250 ml, thêm 10 ml nước cất, điều chỉnh về pH = 10.
Chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,05 N với chỉ thị ETOO. Thể tích EDTA tiêu tốn sau 3
lần chuẩn độ 9,5 ml; 9,6 ml; 9,5 ml. Nồng độ Mg2+ có trong mẫu.
Câu 46: Khoảng pH đổi màu của dung dịch methyl da cam (MO) là bao nhiêu? Từ màu
gì chuyển sang màu gì?
Câu 47: Khoảng pH đổi màu của dung dịch methyl đỏ (MR) là bao nhiêu? Từ màu gì
chuyển sang màu gì?
Câu 48: Khoảng pH đổi màu của dung dịch Phenolphthalein (PP) là bao nhiêu? Từ màu
gì chuyển sang màu gì?
'
M
Câu 49: Cho công thức tính hệ số chuyển K = . Hãy cho biết M là ký hiệu Khối lượng
M
phân tử của chất nào?
A. Chất dạng tủa C. Chất cần xác định
B. Chất dạng cân D. Tất cả đều sai
'
M
Câu 50: Cho công thức tính hệ số chuyển K = . Hãy cho biết M’ là ký hiệu Khối
M
lượng phân tử của chất nào?

4
A. Chất dạng tủa C. Chất cần xác định
B. Chất dạng cân D. Tất cả đều sai
Câu 51: Xác định nồng độ đương lượng của dung dịch AgNO 3 khi hòa tan 1,35 gam
AgNO3 thành 250 ml. Biết khối lượng phân tử của AgNO3 là 170.
Câu 52: Sau 3 lần chuẩn độ 10 ml dung dịch HCl aN bằng dung dịch Na 2B4O7 0,1 N ta
thu được 3 kết quả thể tích lần lượt là: 9,8 ml; 9,9 ml; 9,85 ml. Từ đó tính nồng độ đương
lượng của HCl ban đầu là bao nhiêu? (Tức là tìm a)
Câu 53: Thêm 25,00 ml dung dịch AgNO3 0,2 N vào 20 ml dung dịch NaCl. Chuẩn độ
AgNO3 dư hết 12 ml dung dịch KSCN 0,1 N. Tính nồng độ của dung dịch NaCl.
Câu 54: Sắp xếp các bước xử lý buret trước khi chuẩn độ dung dịch FeSO 4 bằng dung
dịch KMnO4 trong môi trường acid?
1) Bắt đầu chuẩn độ 2) Rửa sạch buret
3) Đuổi hết bọt khí trong buret 4) Đổ dung dịch KMnO4 vào buret
5) Chỉnh dung dịch trong buret đến vạch xác định 6) Tráng buret bằng dung dịch
KMnO4
A. 1→2→4→6→5→3 C. 2→3→4→6→5→1
B. 2→6→4→3→5→1 D. 2→3→4→1→5→6
Câu 55: Kỹ thuật chuẩn độ ngược hay còn gọi là kỹ thuật chuẩn độ…………….......
Câu 56: Dựa vào cơ sở nào để phân loại các phương pháp trong phương pháp phân tích
thể tích?
Câu 57: Định lượng FeO trong mẫu FeSO 4 kỹ thuật. Khi hòa tan 0,9254 gam mẫu và tạo
tủa dưới dạng Fe(OH)2. Nung tủa trong không khí được dạng cân Fe 2O3 có khối lượng
0,2540 gam. Tính %FeO trong mẫu trên? Biết MFeO = 72 g/mol, MFe2O3 = 160 g/mol.
Câu 58: Khi hòa tan 0,9254 gam mẫu và tạo tủa dưới dạng Fe(OH) 2. Nung tủa trong
không khí được dạng cân Fe2O3 có khối lượng 0,2540 gam. Tính hàm lượng FeSO 4.7H2O
trong mẫu trên? Biết MFeSO .7H O = 278 g/mol, MFe O = 160 g/mol.
4 2 2 3

Câu 59: Định lượng dung dịch Mg2+ hoặc Ca2+ bằng complexon là phương pháp chuẩn
độ nào?
Câu 60: Định lượng dung dịch FeSO4 hay dung dịch muối Mohr có chứa Fe2+
([(NH4)2Fe(SO4)2.6H2O]) bằng permanganat là phương pháp chuẩn độ nào?
Câu 61: Định lượng dung dịch NaOH bằng HCl là sử dụng phương pháp chuẩn độ nào?
5
Câu 62: Để định lượng các clorid và natri clorid trong dược dụng, ta sử dụng phương
pháp chuẩn độ nào?
Câu 63: Phương pháp phân tích thể tích hay còn được gọi là phương
pháp………………...
Câu 64: Trong phương pháp phân tích thể tích, dung dịch chuẩn là gì?
Câu 65: Nồng độ Ca2+ trong dung dịch mẫu được xác định bằng phương pháp chuẩn độ
phức chất với dung dịch chuẩn là Na 2H2Y, chỉ thị Murexide ở pH = 12. Điểm tương
đương nhận được khi dung dịch chuyển từ màu gì sang màu gì?
Câu 66: Nồng độ Mg2+ trong dung dịch mẫu được xác định bằng phương pháp chuẩn độ
phức chất với dung dịch chuẩn là Na2H2Y, chỉ thị ETOO ở pH = 10. Điểm tương đương
nhận được khi dung dịch chuyển từ màu gì sang màu gì?
Câu 67: Số gam Kali dicromat (K2Cr2O7) cần thiết để pha 250 ml dung dịch Kali
dicromat 2N là bao nhiêu? (M = 294,185 g/mol), giả sử độ tinh khiết là 95,5%.
Câu 68: Trình tự thao tác đúng trong phân tích khối lượng clorid trong mẫu muối khan
là:
1. Tiến hành phản ứng kết tủa 2. Hòa tan thành dung dịch 3. Lọc tách tủa
4. Cân 5. Lấy mẫu, cân mẫu 6. Sấy, nung
7. Rửa tủa
A. 4-2-1-3-7-6-5 B. 5-2-1-7-4-6-3 C. 4-1-3-7-5-6-2 D. 5-2-1-3-7-6-4
Câu 69: Để định lượng clorid, người ta cho dư AgNO3 (lượng chính xác) để kết tủa hoàn
toàn AgCl. Sau đó, chuẩn độ phần dư của AgNO 3 bằng KSCN. Ở đây sử dụng kỹ thuật
chuẩn độ nào?
Câu 70: Tính nồng độ phần trăm C% (khối lượng/khối lượng) của dung dịch K 2CO3 nếu
cân 25 gam chất này pha trong 250 ml nước. (Biết dH O = 1 g/ml).
2

Câu 71: Thế nào là điểm tương đương? Thế nào là điểm kết thúc?
Câu 72: Quan sát công thức tính độ ẩm (Hàm lượng nước trong mẫu)
p 1− p2
% (kl/kl) H2O = x 100
p1
Vậy p1 và p2 lần lượt là kí hiệu của:
A. Khối lượng nước bay đi; Khối lượng mẫu trước khi sấy
B. Khối lượng mẫu sau khi sấy; Khối lượng mẫu trước khi sấy
6
C. Khối lượng mẫu sau khi sấy; Khối lượng nước bay đi
D. Khối lượng mẫu trước khi sấy; Khối lượng mẫu sau khi sấy
Câu 73: Lấy 10,00 ml HCl đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,09215 M thì hết 2,45
ml. Tính nồng độ đương lượng HCl?
Câu 74: Sự chuẩn độ là quá trình gồm các bước
A. Lấy dung dịch phân tích vào erlen sạch, thêm chất chỉ thị thích hợp, rồi thêm từ từ
dung dịch chuẩn từ buret vào dung dịch định phân.
B. Lấy dung dịch phân tích vào erlen sạch, rồi thêm dung dịch chuẩn từ buret vào dung
dịch định phân.
C. Lấy dung dịch phân tích vào becher sạch, rồi thêm dung dịch chuẩn từ buret vào dung
dịch định phân.
D. Lấy dung dịch phân tích vào erlen sạch, rồi thêm dung dịch chuẩn từ pipet vào dung
dịch định phân.
Câu 75: Chất chỉ thị là gì?
Câu 76: Hãy nêu ứng dụng của phương pháp chuẩn độ tạo phức?
Câu 77: Hãy nêu ứng dụng của phương pháp chuẩn độ kết tủa?
Câu 78: Khi đốt muối của kim loại Natri trên ngọn lửa đèn Bunsen, chúng ta quan sát
thấy ngọn lửa có màu vàng. Đây là ứng dụng của phương pháp phân tích nào sau đây?
Câu 79: “Thu thập thông tin về mẫu thử: bản chất, nguồn gốc, cách lấy mẫu, tình trạng
mẫu và bảo quản mẫu”. Là việc chúng ta làm trong bước nào trong khi thực hiện một quy
trình phân tích?
Câu 80: “Là bước quan trọng nhất trong cả quá trình phân tích. Chọn mẫu đại diện có
thành phần phản ánh đúng thành phần mẫu cần phân tích”. Đó là bước nào trong khi thực
hiện một quy trình phân tích?
Câu 81: Để phân tích, mẫu thử phải được xử lý và tách chất cản trở ra khỏi hỗn hợp
trước khi đo. Đây là giai đoạn nào trong phân tích?
Câu 82: “Lượng mẫu thử từ 10−6 – 10−12 gam và dung dịch từ 10−3 – 10−6 ml” thuộc loại
phân tích nào sau đây?
Câu 83: “Lượng mẫu thử từ 10 −3 – 10−2 gam và dung dịch từ 10 −2 – 10−1 ml” thuộc loại
phân tích nào sau đây?

7
Câu 84: “Lượng mẫu thử từ 0,01 – 0,1 gam và dung dịch từ 0,1 – 0,3 ml” thuộc loại phân
tích nào sau đây?
Câu 85: “Lượng mẫu thử từ 0,1 – 1 gam và dung dịch từ 1 – 100 ml” thuộc loại phân tích
nào sau đây?
Câu 86: Cân 0,2549 gam AgNO3, hòa tan và kết tủa hoàn toàn bằng acid HCl. Sau khi xử
lý thích hợp kết tủa (lọc, rửa. sấy) và cân trên cân phân tích, khối lượng của AgCl (M =
143,35 g/mol) thu được là 0,2148 gam. Tìm khối lượng và hàm lượng Ag + (M = 107,9
g/mol) trong mẫu ban đầu.
Câu 87: Dụng cụ nào sau đây không dùng trong Phương pháp Phân tích khối lượng?
A. Cân phân tích B. Cốc có mỏ (Becher) C. Đũa thủy tinh D. Buret
Câu 88: Để định lượng clorid, người ta cho dư AgNO3 (lượng chính xác) để kết tủa hoàn
toàn AgCl. Sau đó, chuẩn độ phần dư của AgNO 3 bằng KSCN. Ở đây sử dụng kỹ thuật
chuẩn độ nào?
Câu 89: Để định lượng K2Cr2O7, người ta cho hợp chất này tác dụng với KI dư để giải
phóng một lượng tương đương I2. Định lượng I2 giải phóng bằng Na2S2O3. Ở đây sử dụng
kỹ thuật chuẩn độ nào?
Câu 90: Dụng cụ nào có vai trò rất quan trọng trong việc đo thể tích dung dịch thuốc
thử?
A. Pipet bầu C. Bình định mức
B. Bình tam giác D. Burette
Câu 91: Điểm kết thúc chuẩn độ trong phương pháp Volhard:
A. Dung dịch chuyển sang màu xanh chàm
B. Dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt
C. Dung dịch chuyển sang màu đỏ máu
D. Dung dịch chuyển sang màu hồng tím
Câu 92: Điểm kết thúc chuẩn độ trong phương pháp Mohr:
A. Dung dịch chuyển sang màu xanh chàm
B. Dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt
C. Dung dịch chuyển sang màu đỏ gạch
D. Dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt

You might also like