Nhận định đúng sai

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

LUẬT DÂN SỰ 1

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH


(Trả lời đúng, sai. Vì sao?)

Câu 1: Văn bản qui phạm pháp luật là nguồn duy nhất của Luật dân sự.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 3 PLDS: trong trường hợp PL không qui định và các bên
không có thỏa thuận thì có thể áp dụng “tập quán pháp lý”.
Câu 2: Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân
sự.
Là sai. Vì ngoài Luật DS thì còn những ngành khác điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân
thân như Luật hôn nhân – gia đình, luật lao động.
Câu 3: Nhân thân không thể tính được bằng tiền và không thể chuyển giao dân sự.
Là sai. Trong những trường hợp pháp luật có quy định khác thì quyền nhân thân có thể được
chuyển giao (Khoản 1 Điều 25 BLDS 2015). Ví dụ: một người mất tích hai năm liền trở lên thì
quyền nhân thân được chuyển giao cho người có quyền, lợi ích liên quan (Điều 68 BLDS
2015).
Câu 4: Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh
các quan hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự.
Là sai. Trong những trường hợp để bảo vệ quyền lợi của XH, của quốc gia thì dùng phương
pháp quyền uy.
Câu 5: Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.
Là sai. Theo tinh thần của điều 22 BLDS, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được chỉ khi Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định thì người đó mới bị mất năng lực hành vi
dân sự.
Câu 6: Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
Là sai. Nhận định này SAI, cha, mẹ là người đại diện của con chưa thành niên, chỉ khi cha, mẹ
chết mới đặt ra vấn đề người giám hộ.
CSPL: Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 7: Trách nhiệm dân sự pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.
Là đúng. Vì theo điều 93 của BLDS pháp nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
Câu 8: người chưa thành niên thì có năng lực hành vi chưa đầy đủ.
Là sai. Vì người từ 0-6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự.
Câu 9: Thời hiệu là khoản thời gian do pháp luật qui định hoặc do các bên thỏa thuận.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 149 BLDS thời hiệu là thời hạn do pháp luật qui định. Không
được thỏa thuận.
Câu 10: Khi người được giám hộ được 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.
Là sai. Vì theo điều 158 BLDS thì người thành niên nếu bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự thì cần có người giám hộ, việc giám hộ không chấm dứt.
Câu 11: Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt.
Là sai. Vì theo điều 141 BLDS thì “người đại diện chết thì người được đại diện thay người địa
diện khác”.
Câu 12: Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Là sai. Vì theo điều 22 và 23, 24 của BLDS nếu họ rơi vào trường hợp bị mất hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, thì họ không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Câu 13: Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản chung.
Là sai. Vì theo điều 106 BLDS: các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để
hoạt động kinh tế chung. Vậy việc có hộ khẩu chung thì không cần.
Câu 14: Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì luôn luôn không
có giá trị pháp lý.
Là sai. Vì theo tinh thần điều 142 BLDS 2015 thì việc giao dịch của người không có thẩm
quyền được hợp pháp khi người đại diện đã biết và đồng ý.
Câu 15: Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt.
Là sai. Vì theo điều 60 BLDS: khi người giám hộ chết thì người được giám hộ thay đổi người
giám hộ. Việc giám hộ không chấm dứt.
Câu 16: Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh từ
lợi ích vật chất và tinh thần giữa các chủ thể trong xã hội.
Là sai. Vì BLDS còn điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân với những tính chất đặc
trưng nhất định.
Câu 17: Hộ gia đình là tập thể những người thân thích với nhau và có hộ khẩu thường
trú.
Là sai. Hộ gia đình chỉ cần thỏa mãn các dấu hiệu trong BLDS điều 106.
Câu 18: Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Sai. Vì mọi pháp nhân có những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn khác nhau thì năng lực
pháp luật dân sự cũng khác nhau.
Câu 19: Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực hiện thì
không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện.
Là sai. Vì theo tinh thần điều 145 BLDS thì việc giao dịch của người không có thẩm quyền
được hợp pháp khi người đại diện biết và đồng ý và chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 20: Mọi giao dịch dân sự của chủ hộ đều làm phát sinh trách nhiệm đối với hộ gia
đình.
Là sai. Vì theo khoản 2, điều 107 BLDS thì nếu trong trường hợp chủ hộ giao dịch dân sự chỉ
vì lợi ích riêng của cá nhân thì không làm phát sing trách nhiệm dân sự.
Câu 21: Khi tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân thì các
thành viên góp vốn thành lập pháp nhân phải chịu nghĩa vụ thay bằng tài sản riêng của
mình tương ứng với phần vốn góp.
Là sai. Vì pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn theo điều 93 của BLDS.
Câu 22: Thời hạn đề 1 chủ thể hửng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một
loại thời hiệu.
Là đúng. Theo điều 154 BLDS có qui định.
Câu 23: Quan hệ pháp luật dân sự tốn tại cả khi không có qui phạm pháp luật nào điều
chỉnh.
Là đúng. Vì theo tinh thần điều 3 BLDS trong trường hợp PL không có quy định và các bên
không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán pháp lý.
Câu 24: Người bị khiếm khuyết về thể chất như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự.
Là sai. Vì theo điều 23 BLDS thì khi nào Tòa án tuyên là người đó bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự thì người đó mới bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

âu 25: Thành viên của tổ hợp tác là người phải thành niên.
Là sai. Vì theo điều 112 BLDS thì nếu người đó không có năng lực hành vi dân sự thì cũng
không được tham gia thành viên

Câu 26: Thành viên của hộ gia đình phải là những người đã thành niên.
Là sai. Vì theo BLDS không bắt buộc phải thành niên mà chỉ qui định có tài sản chung, cùng
đóng góp công sức cho kinh tế.

Câu 27: Mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện chỉ có thể làm phát sinh hoặc làm thay đổi hoặc
làm chấm dứt một quan hệ pháp luật tương ứng.
Là sai. Theo tinh thần của BLDS thì mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện có thể làm chấm dứt một
hay nhiều quan hệ PL tương ứng.

Câu 28: Người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám
hộ.
Là sai. Vì theo điều 23 BLDS sau khi tòa án tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự thì đồng thời cũng cử cho người đại diện vậy thì không cần người giám hộ.

Câu 29: Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền là do các bên thỏa thuận hoặc do
pháp luật qui định.
Là sai. Vì hiện nay PL không quy định mà do các bên thỏa thuận theo tinh thần của BLDS.

Câu 30: Mọi thời hiệu đều phải liên tục mà không thể bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì.
Là sai. Vì theo tinh thần điều 161 BLDS thì trong trường hợp nào vì bị lý do khách quan làm
phát sinh thì thời hiệu được gián đoạn.
Câu 31: Người thành niên thì tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích
của mình.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 22 và 23 BLDS thì người thành niên phải có NLHVDS thì
mới tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch.

Câu 32: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chuyên biệt, trừ trường hợp
thành viên của pháp nhân có sự thỏa thuận khác.
Là sai. Vì nếu các thành viên của pháp nhân có thỏa thuận nhưng chưa đăng ký ở cơ quan có
thẩm quyền hoặc chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước.

Câu 33: Thời hiệu khởi kiện có thể được thỏa thuận kéo dài hoặc rút ngắn, nếu được tòa
án chấp nhận.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 154 BLDS thì thời hiệu khởi kiện phải có luật định chứ
không được thỏa thuận.

Câu 34: Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác thì bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự.
Là sai. Vì theo điều 23 BLDS là khi nào bọ Tòa án tuyên là người đó bọ hạn chế NLHVDS thì
người đó mới bị hạn chế NLHVDS.

Câu 35: Năng lực pháp luật của hộ gia đình mang tính chuyên biệt.
Là sai. Vì theo điều 106 BLDS Hộ gia đình chỉ hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc
chỉ bị hạn chế nhưng không mang tính chuyên biệt.

Câu 36: Thời hạn do pháp luật quy định thì gọi là thời hiệu.
Là sai. Vì theo tinh thần của điều 154 BLDS sau khi kết thúc thời hạn đó phải phát sinh hậu
quả đó thì mới gọi là thời hiệu.

Câu 37: Mọi quan hệ tải sản do luật dân sự điều chỉnh đều mang tình đền bù tương
đương.
Là sai. Vì theo BLDS vẫn có một số trường hợp quan hệ không manh tính đền bù. VD: quan hệ
tặng cho, quan hệ thừa kế…

Câu 38: Thành viên của pháp nhân chịu trách nhiệm liên đới đối với tài sản của pháp
nhân.
Là sai. Vì theo BLDS thì trách nhiệm dân sự của pháp nhân là hữu hạn. Các thành viên của
pháp nhân không có nghĩa vụ trách nhiệm thay cho pháp nhân.

Câu 39: Việc định đoạt tài sản của tổ hợp tác phải được đa số tổ viên tổ hợp tác đồng ý.
Là sai. Vì khoản 3, điều 114 BLDS thì nếu tài sản đó là tư iệu sản xuất thì cần có sự đồng ý của
tất cả các thành viên.

Câu 40: Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật qui định.
Là sai. Vì theo điều 142 BLDS thì có những trường hợp đều do pháp nhân qui định hoặc do
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề cử.

Câu 41: Người nghiện ma túy hoặc chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản gia đình là
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Là sai. Vì theo điều 23 BLDS thì khi nào Tòa án tuyên là người đó bị hạn chế NLHVDS thì
người đó mới bị hạn chế NLHVDS.

Câu 42: Người bị tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống mà trở về thì có quyền yêu cầu
những người thừa kế trả lại tài sản đã nhận.
Là sai. Vì theo tinh thần khoản 3, điều 83 của BLDS thì những người thừa kế chỉ trả lại di sản
còn lại thôi.

Câu 43: Thời hạn là khoảng thời gian mà pháp luật qui định từ thời điểm này tời thời
điểm khác.
Là sai. Vì theo tinh thần của BLDS thì thời hạn có thể được thỏa thuận giữa các bên.
Câu 44: Quan hệ pháp luật dân sự chỉ tồn tại khi được qui phạm pháp luật dân sự trực
tiếp điều chỉnh.
Là sai. Vì hiện nay theo tinh thần của BLDS vẫn thừa nhận việc điều chỉnh gián tiếp của qui
phạm PLDS.

Câu 45: Năng lực pháp luật dân sự của tổ hợp tác mang tính chất riêng biệt.
Là đúng. Vì tổ hợp tác hoạt động dựa vào lĩnh vực mà nó đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và căn cứ vào hợp đồng nên nó mang tình chuyên biệt.
Câu 46: Các tập quán cũng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân do luật
dân sự điều chỉnh.
Là đúng. Vi theo điều 3 BLDS thì trong trường hợp pháp luật không qui định và các bên không
có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán.
Câu 47: Mọi cá nhân đều có quyền tham gia xác lập hợp đồng hợp tác để thành lập tổ
hợp tác.
Là sai. Vì theo điều 112 BLS thì cá nhân phải có NLHVDS đầy đủ mới có quyền tham gia xác
lập hợp đồng hợp tác để thành lập tổ hợp tác.
Câu 48: Muốn trở thành pháp nhân thì mọi tổ chức phải được thành lập hợp pháp và
phải có tài sản chung.
Là sai. Vì theo điều 84 BLDS thì cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản đối lập với cá
nhân thì mới trở thành pháp nhân.
Câu 49: Người chưa thành niên khi tham gia xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải có
sự đồng ý của người giám hộ.
Là sai. Vì theo khoản 2, điều 20 BLDS trong trường hợp người đủ 15 đến 18 tuổi có tài sản
riêng, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập thực hiện giao dịch dân sự mà
không cần người đại diện.
Câu 50: Việc cải tổ pháp nhân làm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân.
Là sai. Vì trong BLDS việc cải tổ pháp nhân có 4 loại trong đó có trường hợp tách và xác lập
pháp nhân thì vẫn duy trì sự tồn tại của pháp nhân.
Câu 51: Người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần bắt buộc phải có người giám hộ.
Là sai. Vì theo diều 58 BLDS thì người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định
được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự, bị Tòa án hạn chế quyền cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục
người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu.

Câu 52: Người đại diên hợp pháp của pháp nhân chỉ có thể là người đứng đầu pháp nhân
theo qui định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của pháp
nhân.
Là sai. Vì theo điều 141 BLDS thì người đại diện theo PL còn có cha, mẹ; người giám hộ, chủ
hộ gia đình… chú không chỉ có thể là người đứng đầu pháp nhân theo quy định PL.
Câu 53: Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự như nhau.
Là sai. Vì theo tinh thần của BLDS thì NLHVDS tùy theo độ tuổi và khả năng nhận thức của
họ khác nhau thì NLHVDS khác nhau.
Câu 54: Tài sản của người bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được giải
quyết theo qui định của pháp luật về thừa kế.
Là sai. Vì theo điều 79 BLDS thì tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lý theo qui
định của PL.( vợ hoặc chồng của người mất tích, nếu đang ly hôn thì con cái hay cha, me của
người mất tích quản lý, nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người quản lý tài
sản…)

Câu 55: Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn điều kiện do pháp luật
qui định.
Là đúng. Vì theo tinh thần điều 139 BLDS thì người đại diện chỉ cần thỏa mãn được các yêu
cầu của điều 139.
Câu 56: Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về lợi ích nhân thân, gắn liền
với mỗi chủ thể nhất định và không được phép chuyển giao.
Là sai. Vì quyền nhân thân có thể chuyển giao với các điều kiện do PL về sở hữu trí tuệ qui
định.

Câu 57: Khi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ chấm dứt.
Là sai. Vì theo điều 70 BLDS thì người giám hộ chết thì người được giám hộ thay người giám
hộ khác.

Câu 58: Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là trách nhiệm liên đới theo phần.
Là sai. Vì theo tinh thần BLDS thì hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn và không theo phần vì
không xác định được phần đóng góp của họ.

Câu 59: Chỉ những quan hệ tài sản phát sinh theo sự thỏa thuận mới là đối tượng điều
chỉnh của luật dân sự.
Sai. Vì quan hệ thừa kế không phát sinh theo sự thỏa thuận vẫn là đối tượng điều chỉnh của luật
dân sự.

Câu 60: Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều phát sinh theo ý chí của các
chủ thể trong quan hệ.
Sai. Vì quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia thì ý
chí đó còn phải phù hợp với ý chí của nhà nước.

Câu 61: Quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm là quan hệ nhân
thân do luật dân sự điều chỉnh.
Sai. Vì quan hệ bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản chứ không phải là
quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.
Câu 62: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ dân sự không xuất
hiện đồng thời và mất đi đồng thời.
Sai. Vì chủ thể quan hệ pháp luật dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
và nhà nước; còn năng lực hành vi dân sự chỉ có chủ thể là cá nhân.

Câu 63: Khi cá nhân bị tuyên bố mất tích mà sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố có hiệu lực
mà vẩn không có tin tức gì thì cá nhân đó sẽ bị tuyên bố là chết.
Sai. Vì về nguyên tắc cũng như trình tự của luật tố tụng dân sự ngoài thỏa mãn những điều kiện
về thời gian, không gian… mà không có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan đến
tòa án thì người đó sẽ không thỏa mãn bị tuyên bố là đã chết hay mất tích.

Câu 64: Mọi tổ chức đều có thể là pháp nhân


Đúng. Vì “ có thể “ chứ không phải là chắc chắn, thêm vào nữa nếu thỏa mãn những điều kiện
được quy định tại điều 84 BLDS 2005 thì một tổ chức bất kì hoàn toàn có thể được coi là một
pháp nhân.

Câu 65: Hoạt động của hộ gia đình chỉ có thể thông qua hoạt động của chủ hộ.
Sai. Vì hoạt động của hộ gia đình còn có thể thông qua hoạt động của các thành viên trong hộ
gia đình nếu được chủ hộ ủy quyền cho tham gia.

Câu 66: Các thành viên của tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống hoặc mối nuôi
dưỡng nhau.
Sai. Vì pháp luật không cấm những người trong tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống
hoặc nuôi dưỡng với nhau.

Câu 67: Cha mẹ không bao giờ là người giám hộ của con mà chỉ có thể là người đại diện
theo pháp luật của con.
Sai. Vì theo khoản 3 điều 62 BLDS trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi
dân sự chưa có vợ, chồng, con cái hoặc có mà vợ, chồng, con cái đều không đủ điều kiện làm
người giám hộ thì cha mẹ là người giám hộ của con.

Câu 68: Người đủ 18 tuổi trở lên khi tham gia GDDS thì không buộc phải có người đại
diện.
Sai. Vì nếu người tử đủ 18 tuổi trở lên mà bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì vẫn cần người
đại diện để tham gia các giao dịch dân sự.

Câu 69: GDDS được xác lập mà một bên bị lừa dối là GDDS vô hiệu.
Sai. Vì điều kiện để 1 giao dịch dân sự vô hiệu do 1 bên bị lừa dối là phải có yêu cầu đến tòa án
thì giao dịch dân sự đó mới được coi là vô hiệu. Vì vậy nếu không có yêu cầu của bên bị lừa
dối thì giao dịch dân sự đó không được coi là vô hiệu.
Câu 70: Người chưa thành niên không được xác lập GDDS khi không có sự đồng ý của
người đại diện.
Sai. Vì người từ đủ 15 đến 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự 1 phần mặc dù chưa đầy đủ
nhưng có thể tham gia 1 số giao dịch dân sự nếu pháp luật không yêu cầu khác về độ tuổi.

Câu 71: Tấc cả chưa người thành niên đều phải có người giám hộ nếu cha mẹ đều đã
chết.
Sai. Vì người từ đủ 15 đến chua đủ 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát
triển bình thường về mặt thể chất.

Câu 72: Người đại diện có quyền yêu cầu xác lập và thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của
người đại diện.
Sai. Vì theo khoản 1, điều 144 BLDS thì Người đại diện theo pháp luật có quyền yêu cầu xác
lập và thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp Pl có qui định
khác và theo khoản 3 điều 144 BLS.

Câu 73: Bất kỳ chủ thể nào cũng có quyền yêu cầu tòa án tuy6en bố GDDS do người dưới
6 tuổi xác lập là GDDS vô hiệu.
Sai. Vì chỉ có người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố một
GDDS do người dưới 6 tuổi xác lập là vô hiệu.

Câu 74: Người đại diện không được xác lập GD có liên quan đến tài sản của người được
đại diện.
Sai. Vì theo điều 144 và điều 169 BLDS ta thấy người giám hộ được thực hiện các giao dịch
liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Câu 75: Người đại diện theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân.
Sai. Vì theo khoản 1, điều 141 người đại diện theo pháp luật có thể là tổ chức cơ quan nếu được
pháp luật quy định.

Câu 76: Khi hết thời hiệu khởi kiện chủ thể có thể yêu cầu tòa án gia hạn thời hiệu khởi
kiện nếu người đó không thể khởi kiện được vì những lí do khách quan.
Đúng. Vì theo điều 161 BLDS nếu người đó có lý do gặp phải những trở ngại khách quan
không thể khởi kiện thì hết thời hạn trên người đó có thể yêu cầu tòa án gia hạn thời hiệu khởi
kiện.

Câu 77: Chỉ có chủ sở hữu tài sản gốc mới có quyền xác lập quyền sở hữu với hoa lợi, lợi
tức.
Sai. Vì theo điều 235 thì chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu với hoa lợi, lợi tức
theo thỏa thuận, hoặc quy định của pháp luật kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức thì hoàn
toàn có thể xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức từ tài sản gốc.

Câu 78: Tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi hoặc lợi tức.
Sai. Vì tài sản gốc có thể vửa sinh ra hoa lợi lại vừa có thể sinh ra lợi tức. Ví dụ: con trâu đẻ ra
con nghé thì con nghé là hoa lợi, nhưng nếu cùng là con trâu là tài sản gốc ban đầu có thể được
cho người khác thuê đi cày sẽ sinh ra lợi tức.

Câu 79: Chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu công khai không giấu giếm.
Sai. Vì theo điều 189 người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người
chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật.
Câu 80: Tài sản được hình thành từ sát nhập là tài sản thuộc hình thức sở hữu chung.
Sai. Vì theo khoản 1, điều 236 BLDS: “… không thể xác định tài sản đem sát nhập là vật chính
hay vật phụ thì vật mới được hình thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu…”.
Vậy nếu xác định được vật chính và vật phụ thì tài sản thuộc về chủ sở hữu vật chính.

Câu 81: Khi một người phát hiện ra tài sản một người đánh rơi, bỏ quên thì sẽ được xác
lập quyền sở hữu với toàn bộ tài sản đó khi đã hết thời hạn chiếm hữu quản lí theo quy
định.
Sai. Vì theo điều 241 thì tùy từng trưởng hợp người phát hiện ra vật đánh rơi, bỏ quên là tài sản
gì: động sản hay bất động sản cũng như giá trị của tài sản đó thì việc xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản đó có thể được thực hiện hay không.

Câu 82: Khi một trong các đồng sở hữu chung chết thì tài sản của họ trong khối tài sản
chung được mang ra chia thừa kế.
Sai. Vì tài sản chung bao gồm tài sản chung theo phần và tài sản chung hợp nhất mà hai loại
này lại có những hậu quả pháp lý khác nhau nếu 1 trong các đồng chủ sở hữu chết. Vì vậy, nếu
trong hình thức sở hữu chung hợp nhất nếu 1 trong các đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế
của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu đó đã đóng góp trong khối tài sản chung. Nếu
không có người thừa kế thì tài sản đó thuộc về nhà nước, còn nếu trong trường hợp sở hữu
chung hợp nhất nếu một trong các đồng chủ sở hữu chết thì ½ khối tài sản chung cùa người đó
được mang ra chia cho những người thừa kế.

Câu 83: Khi quyền sở hữu của chủ thể này chấm dứt sẽ làm phát sinh quyền sở hữu của
chủ thể khác.
Sai. Vì theo khoản 3 điều 173 quy định rõ việc chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản chon
người khác không phải là căn cứ để chấm dứt các quyền sở hữu không phải là chủ sở hữu đối
với tài sản đó được quy định tại khoản 2 điều 173 như quyển sử dụng đất quyền sử dụng hạn
chế BĐS liền kề.

Câu 84: Khi tài sản bị xâm phạm quyền sở hữu thì chủ sở hữu chỉ có thể áp dụng một
trong 3 phương thức kiện dân sự để bảo vệ.
Sai. Vì theo khoản 2 điều 169 BLDS thì 3 biện pháp bảo vệ là khác nhau và khi bị xâm phạm
quyền sở hữu thì người đó tùy vào những điều kiện cụ thể có thể áp dụng 3 phương thức kiện
dân sự để bảo vệ quyền sở hữu cho phù hợp.
Câu 85: Khi một bất động sản của chủ sở hữu bị vây bọc thì chủ sở hữu có quyền mở lối
đi qua bất kỳ một bất động sản liến kề nào khác.
Sai. Vì theo điều 275 quy định chủ sở hữu BĐS bị vây bọc bởi BĐS của những chủ sở hữu
khác mà không có lối đi ra có quyền yêu cầu một trong các chủ sở hữu của BĐS liền kề dành
cho mình một lối đi ra ngoài đường công cộng chứ không có quyền tự ý mởi lối đi khi không
có sự đồng ý của các chủ sở hữu khác.

Câu 86: Di sản chia thừa kế là tất cả tài sản mà cá nhân người chết để lại.
Sai. Vì theo điều 634 di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người
chết trong tài sản cung với người khác.

Câu 87: Người nào được nhận di sản của người chết cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ tài
sản do người chết để lại.
Sai. Vì theo khoản 1 điều 637 thì người nào nhận được di sản của người chết cũng phải thực
hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi tài sản do người chết để lại, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.

Câu 88: Nếu người thừa kế còn nợ người khác mà chưa trả thì chỉ có quyền từ chối nhận
di sản nếu thời hạn trả nợ chưa đến.
Đúng. Vì theo khoản 1, điều 642 thì người nhận di sản có quyền tử chối nhận di sản nhưng
không được từ chối nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác. Thời hạn trả nợ chưa đến
chưa phát sinh nghĩa vụ trả nợ, nên việc từ chối nhận di sản là đúng pháp luật.

Câu 89: Nếu người chết còn nghĩa vụ tài sản thì sẽ không còn dành 1 phần di sản để thờ
cúng, di tặng.
Đúng. Vì theo điều 670, 671 thì trong trường hợp toàn bộ tài sản của người chết không đủ để
thanh toán nghĩa vụ tải sản của người đó thì không được dành 1 phần di sản dùng vào việc thờ
cúng, di tặng.
Câu 90: Người lập di chúc không có quyền truất quyền thừa kế của con bị mất khả năng
lao động.
Sai. Vì theo khoản 1 điều 648 và nguyên tắc chung trong thừa kế đó là sự bảo hộ của pháp luật,
tôn trọng ý chí của người để lại di sản. Theo đó người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa
kế, truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế.
Câu 91: Khi một người chưa thành niên bị người lập di chúc truất quyền thừa kế thì
người đó được hưởng theo Đ. 669. Nếu không thuộc Đ. 642 và khoản 1, Đ. 643.
Sai. Vì nếu người chưa thành niên không phải là con của người lập di chúc mà là cháu của
người lập di chúc thì người đó sẽ không được hưởng theo điều 669.
92: Trong trường hợp bố mẹ chết trước ông bà thì con sẽ được hưởng thửa kế thế vị nếu
bố mẹ là người có quyền hưởng di sản của ông bà.
Đúng. Vì theo điều 677: Thừa kế thế vị thì trưởng hợp nếu bố mẹ chết trước ông bà thì cháu sẽ
được hưởng phần di sản mà bố mẹ cháu đáng lẽ được hưởng nếu còn sống và nếu cháu chết
trước người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được
hưởng nếu còn sống.
Câu 93: Trong trường hợp di chúc bị thất lạc di sản sẽ được chia theo pháp luật.
Sai. Vì theo khoản 1 điều 666 thì nếu di chúc bị thất lạc mà có bẳng chứng chứng minh được ý
nguyện đích thực của người lập di chúc thì di sản sẽ được chia theo di chúc. Và theo khỏan 2
thì nếu di sản chưa chia mà tìm được di chúc thì di sản sẽ chia thep di chúc.

Câu 94: Vợ của người để lại di sản mà bị truất quyền thừa kế thì sẽ được hưởng 2/3 một
suất thừa kế theo PL.
Sai. Vì nếu thuộc trường hợp điều 642 và khoản 1, điều 643 thì người vợ sẽ thuộc trưởng hợp
bị tước quyền thừa kế và vì vậy không được hưởng theo điều 669.
Câu 95: Người lập di chúc không được truất quyền thừa kế của người bị tàn tật.
Sai. Vì giải thích giống câu 90
Câu 96: Trong trường hợp người bị truất quyền thừa kế là người chua thành niên mà
không thuộc khoản 1 điều 643 và điều 642 thì sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo
PL.
Sai . Vì giải thích giống câu 91.
Câu 97: Nếu người chết mà còn nghĩa vụ tài sản chưa thanh toán thì không được dung di
sản vào việc thờ cúng, di tặng.
Đúng. Theo câu 89.
Câu 98: Di chúc hợp pháp là di chúc có hiệu lực pháp luật khi người lập di chúc chết.
Sai. Vì nếu di chúc hợp pháp nhưng tất cả những người thừa kế trong di chúc đều đã chết thì di
chúc không có hiệu lực pháp luật. Theo khoản 2, 3 điều 667.
Câu 99: Một người để lại di chúc hợp pháp thì khi chết di sản được chia theo di chúc hợp
pháp.
Sai. Vì có thể sẽ rơi vào Đ. 675 hoặc 677.

Câu 100: Chia thừa kế theo pháp luật là chia thừa kế theo hàng.
Sai. Vì có thể rơi vào trường hợp điều 677 hoặc 669.
Câu 101: Khi chia thừa kế theo hàng mà bố mẹ chết trước ông bà thì con sẽ được thửa kế
thế vị.
Sai. Trường hợp người con chết thì chắt sẽ được hưởng di sản thừa kế. Khoản 1 điều 677 LDS
Câu 102: Nếu bố mẹ chết cùng ông bà thì con chỉ được hưởng thừa kế thế vị nếu còn sống
vào thời điểm chia di sản.
Sai, vì còn sống vào thời điểm mở thừa kế chứ không phải vào thời điểm phân chia di sản, thực
tế có nhiều trường hợp thời điểm mỏ thừa kế và thời điểm chia di sản cách xa nhau.

You might also like