Bo de Tet 2024

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024

BỘ ĐỀ TẾT 2024
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hiếu

Nguyễn Hiếu

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 1
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
ĐỀ PHẾ SỐ 1
Thời gian làm bài: 60 phút (không tính thời gian phát đề)
CÂU 1: [NNH] Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?
A. Li. B. Na. C. Hg. D. K.
CÂU 2: [NNH] Công thức phân tử của etylamin là:
A. C4H11N. B. C3H9N. C. C2H7N. D. CH5N.
CÂU 3: [NNH] Nước tự nhiên chứa nhiều những cation nào sau đây được gọi là nước cứng ?
A. Na+, K+. B. Ca2+, Mg2+. C. Na+. D. Al3+, K+.
CÂU 4: [NNH] Đun nóng HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:
A. HCOONa; CH3OH. B. HCOOH; CH3ONa.
C. CH3COONa; CH3OH. D. HCOOH; CH3OH.
CÂU 5: [NNH] Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí
nào sau đây đều là nguyên nhân gây ra mưa axit ?
A. CO2 và O2. B. H2S và N2. C. SO2 và NO2. D. NH3 và HCl.
CÂU 6: [NNH] Số nguyên tử oxi có trong phân tử triolein là:
A. 6. B. 2. C. 4. D. 3.
CÂU 7: [NNH] Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện
phân nóng chảy ?
A. Fe. B. Ag. C. Mg. D. Cu.
CÂU 8: [NNH] Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm ?
A. Mg. B. Cu. C. Ag. D. Na.
CÂU 9: [NNH] Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh ?
A. Glyxin. B. Anilin. C. Metylamin. D. Glucozơ.
CÂU 10: [NNH] Khi đun nóng, sắt tác dụng với lưu huỳnh sinh ra muối nào sau đây ?
A. FeSO4. B. FeSO3. C. Fe2(SO4)3. D. FeS.
CÂU 11: [NNH] Trộn bột kim loại X với bột oxit sắt (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng
nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là:
A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Cu.
CÂU 12: [NNH] Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?
A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al2O3.
CÂU 13: [NNH] Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho
chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần
lượt là:
A. glucozơ và sobitol. B. glucozơ và fructozơ.
C. saccarozơ và glucozơ. D. fructozơ và sobitol.
CÂU 14: [NNH] Phản ứng trùng hợp dùng điều chế polime nào sau đây ?
A. Poli(phenol-fomanđehit). B. Poli(metyl metacrylat).
Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 2
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
C. Poli(hexametylen ađipamit). D. Poli(etilen terephtalat).
CÂU 15: [NNH] Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit ?
A. Fructozơ. B. Amilozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.
CÂU 16: [NNH] Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch ?
A. NH4Cl và KOH. B. K2CO3 và HNO3.
C. NaCl và Al(NO3)3. D. NaOH và MgSO4.
CÂU 17: [NNH] Xenlulozơ (là thành phần chính của sợi bông, sợi đay…) thuộc loại polisaccarit được
cấu tạo từ các gốc β-glucozơ. Trong mỗi gốc β-glucozơ chứa bao nhiêu nhóm chức ancol (-OH) ?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
CÂU 18: [NNH] Vanilin là hợp chất thiên nhiên, được sử dụng rộng rãi với chức năng là chất phụ gia
bổ sung hương thơm trong các loại đồ ăn, đồ uống, bánh kẹo, nước hoa… Vanillin có công thức cấu
tạo như hình vẽ bên. Nhận định nào sau đây sai về vanilin ?
A. Vanilin có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Phân tử vanilin có chứa nhóm chức ancol.
C. Vanilin có công thức phân tử là C8H8O3.
D. Vanilin thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
CÂU 19: [NNH] Cho dãy các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất trong dãy có
khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
CÂU 20: [NNH] Cho 5 dung dịch riêng biệt: CuSO4, FeCl3, HCl, NaCl và NaOH. Số dung dịch có khả năng
phản ứng được với kim loại Al là:
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
CÂU 21: [NNH] Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, xenlulozơ axetat, visco, nilon-6,6 ?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
CÂU 22: [NNH] Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y→ Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một
phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây ?
A. NaAlO2 và Al(OH)3. B. Al2O3 và Al(OH)3.
C. Al(OH)3 và Al2O3. D. Al(OH)3 và NaAlO2.
CÂU 23: [NNH] Số liên kết peptit có trong phân tử Gly-Ala-Val-Gly-Val là:
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
CÂU 24: [NNH] Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. Cao su lưu hoá có cấu trúc mạng không gian.
C. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
D. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
CÂU 25: [NNH] Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Amilopectin có cấu trúc mạch không phân nhánh.
B. Tinh bột và saccarozơ đều thuộc loại cacbohiđrat.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 3
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
C. Nhỏ dung dịch I2 vào mặt cắt quả chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím.
D. Khử glucozơ bằng khí H2 (có mặt Ni nung nóng) thu được sobitol.
CÂU 26: [NNH] Cho m gam dung dịch glucozơ 1% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng
nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,08 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 180. B. 90. C. 45. D. 135.
CÂU 25: [NNH] Đốt cháy 14,625 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 1,4 lít khí O2 đến phản
ứng hoàn toàn được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2. Kim
loại M là:
A. Al. B. Zn. C. Ca. D. Mg.
CÂU 26: [NNH] Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol este X thu được 3,36 lít khí CO2 và 2,7 gam H2O. Công
thức phân tử của X là:
A. C3H6O2. B. C2H4O2. C. C4H6O2. D. C3H4O2.
CÂU 27: [NNH] Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được
1,68 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là:
A. 0,42 gam. B. 0,60 gam. C. 0,42 gam. D. 0,90 gam.
CÂU 28: [NNH] Cho 14,6 gam lysin tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được
dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 21,90. B. 18,25. C. 25,55. D. 18,40.
CÂU 29: [NNH] Cho 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M vào 100 ml dung dịch chứa KHCO3 2M và CaCl2
1M, sau các phản ứng hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 22,00. B. 12,00. C. 20,00. D. 10,00.
CÂU 30: [NNH] Hoà tan hoàn toàn 24,28 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được
228 gam dung dịch X. Làm lạnh X đến 200C thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 200C,
cứ 100 gam H2O hoà tan được tối đa 75,44 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau
đây ?
A. 30. B. 13. C. 66. D. 17.
CÂU 31: [NNH] Có hai dung dịch X và Y chứa các ion khác nhau. Mỗi dung dịch chứa đúng hai loại
cation và hai loại anion trong số các ion sau:
Ion Na+ Mg2+ NH4+ H+ Cl- SO42- NO3- CO32-
Số mol 0,2 0,15 0,25 0,3 0,4 0,1 0,25 0,1
Biết X hòa tan được Cu(OH)2. Khối lượng chất tan có trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 27,50 gam. B. 30,50 gam. C. 28,00 gam. D. 31,00 gam.
CÂU 32: [NNH] Oxi hoá hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng khí O2 thu được 33,2 gam hỗn hợp Y gồm Fe,
Cu, FeO, Fe2O3 và CuO. Cho Y vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối;
0,1 mol H2 và m gam chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra. Biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 22,00. B. 20,40. C. 20,80. D. 22,40.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 4
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
CÂU 33: [NNH] Cho hỗn hợp X gồm a mol lysin và 0,1 mol một amino axit Y (mạch hở, phân tử có
chứa 1 nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH) và tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M,
thu được dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với dung dịch gồm 0,2 mol HCl và 0,06 mol H2SO4,
lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch A chứa 32,08 gam chất tan đều là muối trung hòa. Số nguyên tử
hiđro trong Y bằng:
A. 5. B. 9. C. 7. D. 11.
CÂU 34: [NNH] Phản ứng tổng hợp Glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng:
6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 (cần 673 kcal)
Cho biết cứ 1 phút (trời nắng) mỗi cm² lá xanh nhận được 0,5 cal năng lương mặt trới nhưng chỉ có
10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp Glucozơ. Hỏi 1 cây xanh có 10 lá mỗi lá 10 cm² thì cần thời
gian là bao nhiêu để tổng hợp được 0,18 gam glucozơ và giải phóng được bao nhiêu lít O2 (đktc) ?
A. 134,6 phút và 0,1344 lít O2. B. 92,0 phút và 0,244 lít O2.
C. 92,5 phút và 0,1344 lít O2. D. 221,2 phút và 0,1344 lít O2.
CÂU 35: [NNH] Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn
toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 57,84 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì
cần vừa đủ 4,98 mol O2, thu được H2O và 3,48 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là:
A. 25,60 gam. B. 34,48 gam. C. 33,36 gam. D. 32,24 gam.
CÂU 36: [NNH] Cho các phát biểu sau:
(a) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá.
(b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(c) Một số este hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng làm dung môi.
(e) Vải làm từ tơ nilon-6,6 bền trong môi trường bazơ hoặc môi trường axit.
(d) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ được dùng trong kĩ thuật tráng gương
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
CÂU 37: [NNH] Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc dư.
(d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho CuO vào dung dịch HNO3.
(f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.
Số thí nghiệm thu được hai muối là:
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
CÂU 38: [NNH] Cho các phát biểu sau:
(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.
(b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 5
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
(d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.
(e) Thủy phân saccarozơ trong môi trường kiềm thu được glucozơ và fructozơ.
(f) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Glu có 4 nguyên tử oxi.
(g) Tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(h) Quá trình sản xuất rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.
CÂU 39: [NNH] Cho a mol hỗn hợp X gồm CO2 và hơi nước qua than nóng đỏ (đến khi C phản ứng hết
0,02 mol), thu được 0,12 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2, CO2. Hấp thụ toàn bộ Y vào 200 ml dung dịch Z
gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T và m gam kết tủa. Cho từ
từ dung dịch HCl vào T, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của m là:


A. 4,925. B. 5,91. C. 6,895. D. 7,88.
CÂU 40: [NNH] Cho các sơ đồ phản ứng:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Z
(3) Y + HCl → T + NaCl
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ axit
cacboxylic và ancol) và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi; E và Z có cùng
số nguyên tử cacbon; ME < MF < 175.
Cho các phát biểu sau:
(a) Nhiệt độ sôi của E thấp hơn nhiệt độ sôi của CH3COOH
(b) Có hai công thức cấu tạo của F thỏa mãn sơ đồ trên.
(c) Hai chất E và T có cùng công thức đơn giản nhất
(d) Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
(e) Từ X điều chế trực tiếp được CH3COOH.
Số phát biểu đúng là:

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 6
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
CÂU 41: [NNH] Cho 44,16 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 300 ml dung dịch chứa AgNO3 x mol/l và
Cu(NO3)2 2x mol/l, khi khi các phản ứng kết thúc, thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hoàn
toàn Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc nóng dư), thu được 30,24 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
Cho Z tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi
được 43,2 gam hỗn hợp rắn. Giá trị của x là:
A. 2,8. B. 1,6. C. 2,0. D. 1,2.
CÂU 42: [NNH] Cho chất X (C9H23O4N3) là muối amoni của axit glutamic; chất Y (CnH2n+4O4N2) là muối
amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Z (CmH2m+4O2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m
gam E gồm X, Y và Z (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 5 : 2) tác dụng hết với lượng dư dung dịch KOH
đun nóng, thu được 0,14 mol etylamin và 15,03 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Y trong
E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 22. B. 21. C. 63. D. 65.
CÂU 44: [NNH] Khí sinh học Biogas được sản xuất bằng cách ủ các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi,
rác thải sinh hoạt. Khí biogas thường được sử dụng để làm nguồn khí đốt thay thế gas, phục vụ cho
nhu cầu đun nấu. Việc sử dụng nước nóng từ bình đun bằng khí biogas đem lại lợi ích thiết thực về
kinh tế và tiện nghi sinh hoạt cho các hộ gia đình. Thành phần chính của khí biogas là khí metan
(chiếm 60% thể tích) và một số khí khác (giả sử không cháy). Khi 1 gam metan cháy toả ra 55,6 kJ.
Biết rằng muốn nâng 1 gam nước lên 10C cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm
tăng nhiệt độ của nước. Cần đốt ít nhất bao nhiêu lít khí biogas (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun
8 lít nước trong bình nóng lạnh (D = 1,0g/cm3) từ 200C lên 1000C ?
A. 40,42. B. 67,36. C. 1077,78. D. 112,27.
CÂU 45: [NNH] Cho E (C2H4O2) và F (C6H8O6) là các chất hữu cơ mạch hở (trong phân tử E, F chỉ chứa
một loại nhóm chức). Thực hiện các chuyển hóa sau:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Y + Z
(3) X + HCl → T + NaCl
Biết X, Y, Z và T là các chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Z là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(b) Chất F là este của glixerol với axit cacboxylic.
(c) Từ chất Y có thể điều chế trực tiếp được CH3COOH.
(d) Chất T được sử dụng để điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.
(đ) Hai chất E và F đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
CÂU 46: [NNH] Theo tiêu chuẩn Việt Nam, hàm lượng xianua trong nước thải của các nhà máy phải
xử lí trong khoảng 0,05-0,2 mg/lít trước khi thải ra môi trường. Phân tích một mẫu nước thải của một
nhà máy người ta đo được hàm lượng ion xianua là 84,65 mg/lít. Để làm giảm hàm lượng xianua đến

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 7
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
0,15 mg/lít người ta sục khí clo vào nước thải trong môi trường có pH = 9. Khi đó xianua chuyển
thành nitơ không độc theo phản ứng:
CN- + OH- + Cl2 → CO2 + Cl- + H2O + N2.
Thể tích clo (ở đktc) cần thiết để xử lí xianua trong 1000 m3 nước thải trên là:
A. 109,2 m3. B. 182,0 m3. C. 109,6 m3. D. 210,0 m3.
CÂU 47: [NNH] Hỗn hợp E gồm hai amin (no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp) và hai
hiđrôcacbon (mạch hở, có cùng số nguyên tử hiđrô trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol E
cần dùng vừa đủ 0,8775 mol O2 thu được H2O; 0,68 mol CO2 và 0,025 mol N2. Phần trăm khối lượng
amin có phân tử khối nhỏ nhất trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 13,98%. B. 26,53%. C. 20,48%. D. 34,68%.
CÂU 48: [NNH] Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở: X (CnH2nO2); Y (CmH2m-2O2) và Z (CpH2p-4O4) đều
được tạo từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E bằng lượng oxi vừa đủ thu được
CO2 và H2O có tổng khối lượng 47 gam. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng 0,08 mol
H2 (xúc tác Ni, t0). Nếu đun nóng 0,2 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp T gồm 2
ancol đều no có cùng số nguyên tử C, dẫn T qua bình đựng Na dư thấy thoát ra 2,576 lít H2. Phần trăm
khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 50,82%. B. 46,80%. C. 51,10%. D. 30.90%.
CÂU 49: [NNH] Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 0,10 M và NaCl x mol/lít với điện cực trơ, có màng
ngăn, cường dòng điện không đổi, sau thời gian t giây thu được V lít một khí duy nhất. Nếu thời gian
điện phân là 1,6t giây thì thu được hai khí có tổng thể tích là 2V lít. Còn nếu tiến hành điện phân trong
3,2t giây thì thu được các khí có tổng thể tích là 4,8V lít. Biết hiệu suất của quá trình điện phân là
100%. Giá trị của x là:
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,05.
CÂU 50: [NNH] Đun nóng m gam hỗn hợp gồm kim loại Al và hai oxit sắt trong khí trơ thu được hỗn
hợp rắn X (oxi chiếm 20,216% về khối lượng của X). Chia X thành hai phần:
+ Phần 1 phản ứng hết với 250 ml dung dịch KOH 1M thu được 0,075 mol khí H2 và dung dịch
chứa 23,45 gam hai chất tan.
+ Phần 2 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y chứa các muối
trung hòa và 0,725 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Dung dịch Y hòa tan tối đa 44,22
gam Mg.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 109. B. 83. C. 62. D. 20.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 8
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
ĐỀ PHẾ SỐ 2
Thời gian làm bài: 60 phút (không tính thời gian phát đề)
CÂU 1: [NNH] Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?
A. Li. B. Na. C. Hg. D. K.
CÂU 2: [NNH] Điện phân NaCl nóng chảy thu được natri và khí nào sau đây ?
A. Cl2. B. N2. C. O2. D. H2.
CÂU 3: [NNH] Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ ?
A. Polibutađien. B. Polietilen. C. Poliacrilonitrin. D. Poli(vinyl clorua).
CÂU 4: [NNH] Ion kim loại nào sau đây có tính khử ?
A. Na+. B. Fe2+. C. Mg2+. D. Al3+.
CÂU 5: [NNH] Dung dịch NaOH hòa tan được kim loại nào sau đây sinh ra muối ?
A. Al. B. Cu. C. K. D. Ca.
CÂU 6: [NNH] Dung dịch chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa,
vừa có khí thoát ra ?
A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. H2SO4.
CÂU 7: [NNH] Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng ?
A. KNO3. B. Na2CO3. C. KCl. D. HCl.
CÂU 8: [NNH] Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách dùng khí CO để khử oxit kim loại ở nhiệt
độ cao ?
A. Al. B. K. C. Mg. D. Fe.
CÂU 9: [NNH] Hợp chất CH3COOCH2C6H5 (chứa vòng benzen) có tên gọi là:
A. Etyl axetat. B. Phenyl axetat. C. Metyl benzoat. D. Benzyl axetat.
CÂU 10: [NNH] Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7 ?
A. NaCl. B. H2SO4. C. NaOH. D. HNO3.
CÂU 11: [NNH] Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất lỏng ?
A. Đimetylamin. B. Etylamin. C. Metylamin. D. Anilin.
CÂU 12: [NNH] Quặng boxit được dùng sản xuất kim loại nào sau đây ?
A. Ba. B. Na. C. Al. D. Fe.
CÂU 13: [NNH] Cho 19,8 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 (tỉ lệ số mol 2 : 1) vào dung dịch H2SO4 loãng
dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 8,96. B. 10,08. C. 4,48. D. 6,72.
CÂU 14: [NNH] Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch CuSO4 dư, tạo thành hai chất kết tủa ?
A. Fe. B. Ba. C. Na. D. Zn.
CÂU 15: [NNH] Trong các công thức sau đây, công thức nào là của chất béo ?
A. C3H5(COOC17H33)3. B. C3H5(COOC15H31)3.
C. C3H5(OOCC17H33)3. D. C3H5(OCOC4H9)3.
CÂU 16: [NNH] Chất nào sau đây có khả năng tạo phản ứng màu đặc trưng với iot ?
Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 9
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ.
CÂU 17: [NNH] Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được dung
dịch E. Trung hòa E bằng kiềm, thu được dung dịch T. Thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn dung
dịch T, tạo thành 38,88 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 34,2. B. 17,1. C. 68,4. D. 51,3.
CÂU 18: [NNH] Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Isoamyl axetat là este không no, đơn chức.
B. Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Số nguyên tử N có trong phân tử peptit Lys-Ala là 3.
D. Trùng hợp etilen thu được polietilen.
CÂU 19: [NNH] Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra chất rắn ?
A. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
B. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
C. Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
D. Cho Cu vào dung dịch AgNO3.
CÂU 20: [NNH] Khí X thoát ra khi đốt than trong lò, đốt xăng dầu trong động cơ, gây ngộ độc hô hấp
cho người và vật nuôi do làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. X là:
A. SO2. B. CO. C. CO2. D. Cl2.
CÂU 21: [NNH] Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
(b) Glu-Ala tác dụng với dung dịch NaOH tối đa theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(c) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(đ) Do có tính sát trùng, fomon được dùng để bảo quản các mẫu động vật.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
CÂU 22: [NNH] Cho 47,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 4 : 3) tác dụng
với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị
của m là:
A. 3,2. B. 12,8. C. 6,4. D. 9,6.
CÂU 23: [NNH] Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong
cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân hoàn toàn X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào
sau đây đúng ?
A. Y có phân tử khối là 162. B. Y tác dụng với H2 (Ni, t0) tạo sobitol.
C. X có phản ứng tráng bạc. D. X dễ tan trong nước lạnh.
CÂU 24: [NNH] Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho bột Cu vào một lượng dư dung dịch FeCl3.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 10
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
(c) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(AlO2)2.
(d) Cho dung dịch K3PO4 nước cứng tạm thời.
(đ) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa là:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
CÂU 25: [NNH] Thủy phân hoàn toàn m gam este mạch hở X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH
1M, đun nóng, thu được hỗn hợp chứa natri oxalat, ancol metylic và ancol etylic. Giá trị của m là:
A. 13,2. B. 5,9. C. 6,6. D. 7,3.
CÂU 26: [NNH] Cho 15 gam amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M thu được
dung dịch chứa 23,76 gam muối. Giá trị của V là:
A. 480. B. 329. C. 320. D. 720.
CÂU 27: [NNH] Cho sơ đồ phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol
E + 3NaOH (t°) → X + 2Y + Z
X + NaOH (CaO, t°) → CH4 + Na2CO3
Y + HCl ⟶ T + NaCl
Biết E là este no, mạch hở, có công thức phân tử Cn+1Hn+4On; X, Y, Z đều là các chất hữu cơ và
MZ < MY. Cho các phát biểu sau:
(a) Từ chất Z có thể điều chế trực tiếp axit axetic.
(b) E có hai công thức cấu tạo thỏa mãn.
(c) T là hợp chất hữu cơ đơn chức.
(d) X và Y có cùng số nguyên tử cacbon.
(đ) Chất T tác dụng Na dư thu được mol H2 bằng số mol T phản ứng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
CÂU 28: [NNH] Mỗi hecta đất trồng ngô, người nông dân cung cấp 150 kg N, 60 kg P2O5 và 110 kg K2O.
Loại phân mà người nông dân sử dụng là phân hỗn hợp NPK (20 – 20 – 15) trộn với phân KCl (độ
dinh dưỡng 60%) và ure (độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 1 hecta
gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 604 kg. B. 300 kg. C. 783 kg. D. 810 kg.
CÂU 29: [NNH] Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, FeCO3 và Fe(OH)2 trong bình chân không, thu
được chất rắn duy nhất là Fe2O3, a mol hỗn hợp khí và hơi gồm NO2, CO2 và H2O. Mặt khác, hòa tan
hoàn toàn m gam X trong 120 gam dung dịch H2SO4 14,7%, thu được dung dịch chỉ chứa 38,4 gam
muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí gồm NO và CO2. Giá trị của a là:
A. 0,24. B. 0,30. C. 0,18. D. 0,36.
CÂU 30: [NNH] Hàm lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,3% về khối lượng. Để xác
định hàm lượng lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháy
hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit và hơi nước được dẫn vào nước tạo
ra 500,0 ml dung dịch. Biết rằng tất cả lưu huỳnh đioxit đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 ml dung dịch

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 11
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
này cho tác dụng với dung dịch KMnO4 5,00.10-3 mol/l thì thể tích dung dịch KMnO4 cần dùng là 12,5
ml. Phần trăm khối lượng của lưu huỳnh trong nhiên liệu trên là:
A. 0,25%. B. 0,50%. C. 0,20%. D. 0,40%.
CÂU 31: [NNH] Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H6 (0,05 mol), C2H2, C4H2 (mạch hở) và H2 với xúc
tác Ni trong bình kín (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ
khối so với X là 1,4. Biết Y phản ứng tối đa với 0,08 mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hết a
mol X trên thu được H2O và 9,68 gam CO2. Giá trị của a là:
A. 0,14. B. 0,16. C. 0,15. D. 0,12.
CÂU 32: [NNH] Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2 thu được hỗn
hợp rắn Y gồm MgO, Fe2O3 và 0,25 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Hoà tan hoàn toàn Y cần vừa đủ
130 ml dung dịch H2SO4 1M. Tỉ khối của Z so với H2 có giá trị là:
A. 22,00. B. 21,60. C. 22,22. D. 21,88.
CÂU 33: [NNH] Đun nóng hỗn hợp gồm 18 gam CH3COOH và 11,5 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc
tác). Sau phản ứng, thu được 13,2 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là:
A. 75,0%. B. 60,0%. C. 62,5%. D. 50,0%.
CÂU 34: [NNH] Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu
được a mol khí H2 và dung dịch Y chứa 15,95 gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung
dịch chứa 0,26 mol H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Z và 0,07 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy
nhất của S+6). Cho toàn bộ Z vào dung dịch chứa 0,2 mol KOH, thu được 6,42 gam một chất kết tủa T
màu nâu đỏ.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết tủa T là Fe(OH)3.
(b)Trong Z có 0,02 mol H+.
(c) Giá trị của a là 0,04 mol.
(d) Số mol HCl phản ứng là 0,28 mol.
(e) Giá trị của m là 8,48.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
CÂU 35: [NNH] Cho các chất: X, Y là hai axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic; Z là ancol
hai chức có cùng số nguyên tử C với X; T là este được tạo bởi X, Y và Z. Biết rằng, m gam hỗn hợp E
gồm X, Y, Z và T tác dụng vừa đủ với 12,8 gam Br2 trong dung dịch. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần
vừa đủ 0,73 mol O2 thu được 0,6 mol CO2 và 0,58 mol H2O.
Cho các phát biểu sau:
(a) X là axit acrylic.
(b)Phân tử khối của T bằng 198.
(c) Z có 2 đồng phân cấu tạo.
(d) Số mol của Z gấp 4 lần số mol của T.
(e) E phản ứng vừa đủ với 0,08 mol KOH trong dung dịch.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 12
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
CÂU 36: [NNH] Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm: Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 6,0%
về khối lượng) vào nước dư thu được 400ml dung dịch Y và 1,344 lít khí H2 (ở đktc). Trộn 200 ml
dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,25M thu được 400 ml dung dịch
Z có pH = 12. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 33,6. B. 4,48. C. 11,2. D. 22,4.
CÂU 37: [NNH] X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp
gồm X và Y (có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1 : 3) với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn
toàn thu được dung dịch T. Cô cạn T, thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 78,400. B. 68,100. C. 17,025. D. 19,455.
CÂU 38: [NNH] Cho 6,72 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với V lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2
và O2 (có tỉ khối so với H2 bằng 30,625), thu được hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl, thu được
1,12 gam một kim loại không tan, dung dịch T và 0,336 lít khí H2 (đktc). Cho T vào dung dịch AgNO3
dư, thu được 47,74 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
A. 3,36. B. 1,344. C. 8,96. D. 2,24.
CÂU 39: [NNH] Kết quả phân tích thành phần nguyên tố một số mẫu quặng như sau:

Nguyên tố Fe X Y O
Số mol 0,3 0,5 0,6 0,1

Biết X là kim loại, Y là phi kim; X và Y chiếm tổng phần trăm về khối lượng là 73,563%. Hoà tan hoàn
toàn mẫu quặng trên trong 500 gam dung dịch HNO3 63% đun nóng thu được dung dịch Z và m gam
hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào Z đến
khi thu được kết tủa cực đại và dung dịch còn lại chứa 130,5 gam chất tan. Giá trị của m là:
A. 177,7 gam. B. 173,6 gam. C. 183,03 gam. D. 187,6 gam.
CÂU 40: [NNH] Cho 3,28 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa a mol Cu(NO3)2, sau một thời
gian thu được dung dịch Y và 3,72 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, kết
tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn khan. Giá
trị của a gần nhất với:
A. 0,026. B. 0,028. C. 0,027. D. 0,029.
CÂU 41: [NNH] Trộn hỗn hợp X gồm etylamin và propylamin với hiđrôcacbon mạch hở Y theo tỷ lệ mol 1
: 2 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,92 gam hỗn hợp Z cần dùng vừa đủ 1,08 mol O2 sản phẩm
cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch NaOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 44,8 gam.
Khối lượng của Y trong Z gần nhất với:
A. 59,56%. B. 56,46%. C. 79,69%. D. 52,43%.
CÂU 42: [NNH] Hấp thụ hết 3,36 lít CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3 thu được dung
dịch X. Chia thành hai phần bằng nhau:
+ Cho từ từ phần 1 vào 140 ml dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít khí (ở đktc).

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 13
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
+ Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa.
Giá trị của (a + b) là:
A. 0,25. B. 0,27. C. 0,32. D. 0,28.
CÂU 43: [NNH] Thực hiện các phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất)
(1)X + Y → X1 + Y1 + H2O
(2)Z + Y1 → X1 + Y + H2O
(3)X1 + H2SO4 (loãng, dư) ⟶ BaSO4 + CO2 + H2O
(4)Y + HCl (loãng, dư) ⟶ KCl + CO2 + H2O
A. K2CO3, Ba(OH)2, Ba(HCO3)2. B. KHCO3, Ba(OH)2, KOH.
C. Ba(HCO3)2, KOH, Ba(OH)2. D. Ba(OH)2, KHCO3, Ba(HCO3)2.
CÂU 44: [NNH] Tiến hành thí nghiệm như sau:
+ Bước 1: Cho 3 ml dung dịch AgNO3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2) sau đó cho dung dịch NH3
3% vào cho đến khi kết tủa tan hết và dung dịch NH3 dư.
+ Bước 2: Cho 2 ml dung dịch saccarozơ 5% và 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm (3)
rồi đun nóng nhẹ trong khoảng 3 phút sau đó để nguội.
+ Bước 3: Cho từ từ NaHCO3 vào ống nghiệm (3) và khuấy đều cho đến khi hết khí CO2 thoát ra.
+ Bước 4: Cho 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (1) rồi đặt vào cốc nước nóng (khoảng
60 C), sau vài phút lấy ra.
0

+ Bước 5: Cho dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2) rồi đặt vào cốc nước nóng
(khoảng 600C), sau vài phút lấy ra.
Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Dung dịch thu được sau bước 2 có chứa glucozơ và fructozơ.
B. Ở bước 3, NaHCO3 được dùng để trung hoà H2SO4 dư sau khi thuỷ phân saccarozơ.
C. Dung dịch thu được sau bước 1 thường được gọi là dung dịch AgNO3 trong NH3.
D. Ở bước 5 không có hiện tượng gì xảy ra.
CÂU 45: [NNH] Trong bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X gồm H2 và N2 (chất xúc tác
thích hợp), áp suất trong bình là p atm, tỉ khối của X so với H2 là 5. Nung nóng bình để thực hiện phản
ứng tổng hợp NH3 rồi làm nguội bình về nhiệt độ ban đầu, thu được hỗn hợp khí Y, áp suất trong bình
là 0,88p atm. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là:
A. 26,0%. B. 19,5%. C. 24,0%. D. 20,0%.
CÂU 46: [NNH] Hỗn hợp E gồm hai triglixerit X và Y có tỷ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Xà phòng hoá hoàn
toàn E bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp muối gồm C15H31COONa, C17H31COONa và
C17H33COONa. Khi cho m gam E tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì số mol H2 phản ứng tối đa là
0,07 mol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 2,65 mol CO2 và 2,48 mol H2O. Khối lượng
của X trong m gam E là:
A. 24,96 gam. B. 16,60 gam. C. 17,12 gam. D. 16,12 gam.
CÂU 47: [NNH] Dẫn 1,2 mol hỗn hợp X (gồm khí CO2 và hơi nước) qua than nung đỏ thu được 1,4a
mol hỗn hợp khí Y (gồm CO2, CO và H2) trong đó có y mol CO2. Hấp thụ từ từ toàn bộ khí CO2 trong Y

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 14
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
vào dung dịch có chứa 0,06b mol Ca(OH)2, khối lượng kết tủa phụ thuộc vào số mol khí CO2 được ghi
ở bảng sau:
Số mol khí CO2 (mol) x x + 0,4 y
Khối lượng kết tủa (gam) 5b 3b 2b
Giá trị của a có thể là:
A. 1,00. B. 1,36. C. 1,40. D. 0,28.
CÂU 48: [NNH] Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2. Nung 23,84 gam E trong môi trường trơ,
thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,12 mol khí NO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl
nồng độ 3,65%, thu được 672 ml khí H2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch
AgNO3 dư vào Y, thu được 102,3 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 3,58%. B. 3,12%. C. 2,84%. D. 3,08%.
CÂU 49: [NNH] Thủy phân hoàn toàn 0,02 mol hỗn hợp gồm este X đơn chức và este Y hai chức đều mạch
hở (đều chỉ chứa chức este duy nhất) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa một
ancol Z duy nhất và hỗn hợp T gồm hai muối đều no và không tráng bạc. Đốt cháy hoàn toàn lượng Z ở
trên cần vừa đủ 1,344 lít (đktc) khí O2 thu được CO2 và 1,08 gam nước. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn
lượng T ở trên thu được hỗn hợp sản phẩm gồm H2O; 1,456 lít (đktc) khí CO2 và 1,59 gam Na2CO3. Phần
trăm khối lượng este X có trong hỗn hợp ban đầu có giá trị nhỏ nhất là:
A. 33,95%. B. 35,93%. C. 39,53%. D. 33,59%.
CÂU 50: [NNH] Tiến hành điện phân dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol NaCl bằng điện cực trơ, với
cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 2895 giây thì dừng điện phân, thu được dung dịch
X. Cho 0,125 mol bột Fe vào dung dịch X, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,504 lít khí NO (sản phẩm khử
duy nhất ở đktc); đồng thời còn lại 5,43 gam rắn không tan. Tỉ lệ x : y là:
A. 1,95. B. 1,90. C. 1,75. D. 1,8.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 15
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
ĐỀ PHẾ SỐ 3
Thời gian làm bài: 60 phút (không tính thời gian phát đề)
CÂU 1: [NNH] Công thức hóa học của hợp chất sắt (II) sunfat là:
A. Fe2(SO4)3. B. FeS2. C. FeSO4. D. FeSO3.
CÂU 2: [NNH] Số nguyên tử hiđro có trong phân tử isoamyl axetat là:
A. 10. B. 16. C. 14. D. 12.
CÂU 3: [NNH] Phương trình phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2. B. Cu + FeSO4 → CuSO4 + Fe.
C. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. D. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.
CÂU 4: [NNH] Quặng boxit có công thức hóa học là:
A. 3NaF.AlF3. B. Al2O3.SiO2.6H2O.
C. Al2O3.2H2O. D. Al2O3.2SiO2.3H2O.
CÂU 5: [NNH] Điện phân (với các điện cực trơ) NaOH nóng chảy, sản phẩm thu được tại anot là:
A. Na và H2. B. H2 và H2O. C. O2 và H2O. D. O2 và H2.
CÂU 6: [NNH] Khi oxi hóa etanol bằng CuO nung nóng, sản phẩm hữu cơ thu được là:
A. CH3OCH3. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. CH2=CH2.
CÂU 7: [NNH] Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện lớn nhất ?
A. Fe. B. Cu. C. Au. D. Al.
CÂU 8: [NNH] Kim loại nào sau đây điều chế bằng phương pháp thủy luyện ?
A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Au.
CÂU 9: [NNH] Số nhóm -OH trong mỗi mắt xích của xenlulozơ là:
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
CÂU 10: [NNH] Công thức hóa học của axit oleic là:
A. C17H35COOH. B. C17H33COOH. C. C17H31COOH. D. C15H31COOH.
CÂU 11: [NNH] Trứng cá khi ướp với muối, thu được món trứng cá muối ở dạng rắn. Cơ sở của phương
pháp này dựa vào tính chất nào của protein ?
A. tính bazơ. B. tính chất lưỡng tính.
C. tính đông tụ. D. tính axit.
CÂU 12: [NNH] Polime nào sau đây ứng với công thức (-NH-(CH2)5-CO-)n là:
A. Poli(hexametylen ađipamit). B. Policaproamit.
C. Poliacrilonitrin. D. Policaproamit.
CÂU 13: [NNH] Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit ?
A. Tinh bột. B. Glucozơ. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ.
CÂU 14: [NNH] Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp ?
A. Tơ xenlulozơ axetat. B. Tơ tằm. C. Tơ visco. D. Tơ nilon-6,6.
CÂU 15: [NNH] Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được Fe2(SO4)3 ?
A. Fe. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe(OH)2.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 16
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
CÂU 16: [NNH] Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH loãng ?
A. P2O5. B. CO2. C. NO2. D. CO.
CÂU 17: [NNH] Hòa tan hết 16 gam kim loại M trong 105 gam dung dịch HNO3 48%, thu được dung dịch
X chỉ chứa một muối. Chia X thành hai phần bằng nhau:
+ Phần 1: Cho tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 2M, lọc bỏ kết tủa rồi cô cạn dung dịch thu
được chất rắn Y. Nung Y tới khối lượng không đổi, thu được 19,25 gam chất rắn.
+ Làm lạnh phần 2 đến 200C thì có 14,8 gam tinh thể E tách ra và dung dịch còn lại có nồng độ
35,61%. Biết hiđroxit của M không tan trong dung dịch kiềm.
Phần trăm khối lượng của oxi trong E gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 53,46%. B. 64,86%. C. 64,65%. D. 71,29%.
CÂU 18: [NNH] Thành phần anion có nhiều trong nước cứng tạm thời là:
A. SO42-. B. Cl-. C. HCO3-. D. CO32-.
CÂU 19: [NNH] Chất nào sau đây là amin bậc hai ?
A. (CH3)2CH-NH2. B. H2NCH2CH2NH2.
C. (CH3)3N. D. CH3NHCH3.
CÂU 20: [NNH] Cho các phát biểu sau đây:
(a) Dùng giấm ăn có thể khử mùi tanh của cá.
(b) Xenlulozơ được dùng để sản xuất thuốc súng không khói.
(c) Vắt chanh vào cốc sữa tươi, xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(d) Đồng trùng hợp axit ađipic và hexametylenđiamin thu được nilon-6,6.
(e) Thuỷ phân vinyl fomat thu được 2 sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là:
A. 0,55. B. 0,35. C. 0,50. D. 0,15.
CÂU 21: [NNH] Khí X được thu bằng phương pháp dời nước như trong hình sau:

X là khí nào sau đây ?


A. SO2. B. HCl. C. NH3. D. O2.
CÂU 22: [NNH] Cho dãy các polime sau: poliacrilonitrin, poli (vinyl clorua), poli (hexametylen adipamit),
poli (metyl metacrylat). Số polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
CÂU 23: [NNH] Cho 9 gam etylamin tác dụng hết với HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 16,3. B. 16,1. C. 17,2. D. 15,9.
CÂU 24: [NNH] Cho m gam bột Al vào 150 ml dung dịch CuSO4 0,2M, sau phản ứng hoàn toàn thu được
2m gam chất rắn. Giá trị của m là:

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 17
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
A. 1,11. B. 1,08. C. 1,65. D. 1,38.
CÂU 25: [NNH] Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được glucozơ.
B. Trong môi trường bazơ, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa qua lại nhau.
C. Glucozơ và fructozơ có nhiều trong mật ong.
D. Trong dung dịch NH3, glucozơ oxi hóa AgNO3 thành Ag.
CÂU 26: [NNH] Cho hỗn hợp X gồm Fe và Cu, tác dụng với O2, thu được m gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng
với 200 ml dung dịch HNO3 4M, thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 11 gam chất rắn Z.
Cho Z tác dụng với dung dịch HCl, thu được khí H2. Giá trị của m là:
A. 35,6. B. 30,4. C. 33,8. D. 34,2.
CÂU 27: [NNH] Để tráng một số lượng gương soi có diện tích bề mặt 0,35 m² với độ dày 0,1 μm người ta
đun nóng dung dịch chứa 30,6 gam glucozơ với một lượng dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Biết khối
lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm³, hiệu suất phản ứng tráng gương là 80% (tính theo glucozơ). Số lượng
gương soi tối đa sản xuất được là:
A. 80. B. 70. C. 85. D. 90.
CÂU 28: [NNH] Nung 20 gam quặng đolomit (thành phần chính là CaCO3.MgCO3) và các tạp chất trơ ở
nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí CO 2. Thành phần % của CaCO3.MgCO3 trong
quặng đolomit là
A. 84%. B. 86%. C. 90%. D. 92%.
CÂU 29: [NNH] Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa.
(b) Phân lân cung cấp nguyên tố nitơ cho cây trồng và đất trồng.
(c) Cho miếng gang (hợp kim Fe-C) vào dung dịch HCl, có xảy ra ăn mòn điện hóa.
(d) Các phản ứng của kim loại với lưu huỳnh đều xảy ra ở nhiệt độ cao.
(e) Thạch cao nung (CaSO4.H2O) được sử dụng để đúc tượng, bó bột, làm trần nhà.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
CÂU 30: [NNH] Cho các phát biểu sau:
(a) So với các ankan có cùng số nguyên tử cacbon, các anken thường có số đồng phân lớn hơn.
(b) Khả năng phản ứng thế hiđro trong vòng benzen của anilin cao hơn so với benzen.
(c) Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ thu được glucozơ.
(d) Trùng hợp vinyl xianua thu được tơ nitron.
(e) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
CÂU 31: [NNH] Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 18
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
+ Bước 1: Cho nhúm bông vào ống nghiệm chứa khoảng 4 ml dung dịch H2SO4 70%. Khuấy đều
hỗn hợp bằng đũa thủy tinh.
+ Bước 2: Đặt ống nghiệm vào nồi nước sôi cho đến khi thu được dung dịch đồng nhất. Để nguội
sau đó cho dung dịch NaOH 10% vào đến môi trường kiềm.
+ Bước 3: Cho khoảng 1 ml dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm sau bước 2.
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch sau bước 2 và đun nhẹ thì xuất hiện kết tủa Ag.
B. Sau bước 3, phần dung dịch thu được có màu xanh lam.
C. Sau bước 2, dung dịch thu được chứa của glucozơ và fructozơ.
D. Khi thay dung dịch H2SO4 70% bằng dung dịch H2SO4 98%, thì tốc độ thủy phân nhanh hơn.
CÂU 32: [NNH] Thực hiện phản ứng este hoá giữa amino axit X (H2NCxHy(COOH)2) với etanol trong HCl
khan, thu được sản phẩm Z (Z không chứa nhóm -COOH và nhóm -NH2). Trong phân tử Z, oxi chiếm
28,38% theo khối lượng. Thủy phân hoàn toàn một lượng Z trong trong dung dịch NaOH dư đun nóng,
thu được 9,2 gam etanol và m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:
A. 23,55. B. 24,95. C. 19,10. D. 25,94.
CÂU 33: [NNH] Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản
ứng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO 2 có tỷ khối so với H2 là
18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 154,0. B. 135,0. C. 150,0. D. 143,0.
CÂU 34: [NNH] Một loại xăng có chứa 4 ankan với thành phần về số mol như sau: 10% heptan, 50% octan,
30% nonan và 10% đecan. Nếu một xe máy chạy 100 km tiêu thụ hết 2,0 kg loại xăng nói trên thì lượng
nhiệt tỏa ra môi trường là x kJ và thể tích khí cacbonic sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn là y lít. Biết khi đốt
cháy hoàn toàn 1,0 mol loại xăng trên giải phóng ra lượng nhiệt là 5337,8 kJ và hiệu suất sử dụng nhiệt
của xe máy là 35%. Giá trị của x và y lần lượt là:
A. 89260,9 và 3896,8. B. 58019,6 và 6667,6.
C. 58019,6 và 3146,5. D. 53556,5 và 3482,2.
CÂU 34: [NNH] Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C2H6, thu được 3,136 lít
khí CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá
trị của a là:
A. 0,10. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,06.
CÂU 35: [NNH] Cho dãy chuyển hóa sau:
+ Ba(OH)2 +X +X + Ba(OH)2
Y← Z ← NaOH → Y → T
Chất X, Y tương ứng là:
A. Ba(HCO3)2, NaHCO3. B. AlCl3, NaAlO2.
C. Ba(HCO3)2, Na2CO3. D. AlCl3, Al(OH)3.
CÂU 36: [NNH] Hàn nhiệt là phương pháp hàn dựa trên cơ sở của phản ứng tỏa nhiệt giữa một oxit kim
loại với một kim loại khác có ái lực hóa học với oxi mạnh hơn. Thông dụng nhất là phản ứng giữa nhôm
và oxit sắt từ (Fe3O4). Phản ứng xảy ra khi nung nóng một lượng nhỏ hỗn hợp đến nhiệt độ khoảng 1200
Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 19
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
- 1300°C, sau đó phản ứng tiếp tục được duy trì nhờ nhiệt độ của phản ứng và lan nhanh ra toàn khối hỗn
hợp làm nhiệt độ tăng lên đến 3000°C, nung nóng chảy sắt tạo thành thép lỏng và làm nóng chảy các tạp
chất tạo thành xỉ lỏng.

1. Chi tiết hàn; 2. Khuôn; 3. Hệ thống rót; 4. Nồi chứa; 5. Xỉ; 6. Thép lỏng
Tiến hành mở lỗ rót ở đáy nồi phản ứng để rót thép lỏng vào khuôn. Thép lỏng có nhiệt độ cao nung chảy
mép hàn, sau đó đông đặc tạo thành mối hàn. Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7,87 g/cm³ và lượng
sắt trong mối hàn bằng 90% lượng sắt được điều chế ra và các chất được lấy đúng theo hệ số tỉ lượng.
Khối lượng gần nhất của hỗn hợp tecmit cần lấy để có thể hàn được vết nứt gãy của đường ray có thể tích
là 10 cm³ là:
A. 158 gam. B. 138 gam. C. 128 gam. D. 148 gam.
CÂU 37: [NNH] Hỗn hợp E gồm axit béo X và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn 52,86 gam hỗn hợp E bằng
oxi, thu được 3,39 mol CO2 và 3,21 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 52,86 gam E trong dung dịch
NaOH, thu được 4,6 gam glixerol và hỗn hợp F gồm hai muối natri oleat và natri stearat. Phần trăm khối
lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 12%. B. 24%. C. 20%. D. 16%.
CÂU 38: [NNH] Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức đơn giản nhất là C2H3O. Các chất E, F
tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
(1) E + NaOH (t0) → X1 + X2
(2) F + 2NaOH (t0) → X1 + X3 + X4
(3) X1 + HCl → X5 + NaCl
(4) X3 + HCl → X6 + NaCl
(5) X6 (H2SO4, 170°C) → X5 + H2O
Biết rằng ME < MF < 200. Cho các phát biểu sau:
(a) Có hai công thức cấu tạo phù hợp với chất F.
(b) Từ các chất X2, X4 điều chế trực tiếp được axit axetic.
(c) Oxi hóa X4 bằng CuO, thu được anđehit axetic.
(d) Nung chất X1 với NaOH và CaO ở nhiệt độ cao, thu được khí metan.
(e) Cho a mol chất X6 tác dụng với Na dư, thu được a mol khí H2.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
CÂU 39: [NNH] Thực hiện các thí nghiệm sau:

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 20
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
(a) Cho kim loại K vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(b) Cho kim loại Al2O3 vào dung dịch NaOH dư.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(e) Cho chất rắn BaCO3 vào dung dịch H2SO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa thu được kết tủa vừa thu được chất khí là:
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
CÂU 40: [NNH] Sau mùa thu hoạch, người nông dân cần phải bón phân cung cấp dinh dưỡng cho đất gồm
60,08 kg nitơ, 23,13 kg phot pho và 12,48 kg kali. Sau khi đã bón cho mảnh vườn 188 kg loại phân bón
trên bao bì có ghi NPK (16-16-8) thì để cung cấp dinh dưỡng cho đất người nông dân tiếp tục bón thêm
cho đất đồng thời x kg phân đạm chứa 98,5% (NH2)2CO (thành phần còn lại là các tạp chất không chứa
nitơ) và y kg supephotphat kép chứa 69,62% Ca(H2PO4)2 (thành phần còn lại là các tạp chất không chứa
photpho). Giá trị của (x + y) gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 132. B. 105. C. 115. D. 119.
CÂU 41: [NNH] Bình “ga” sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 10,92 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan
và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là
2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ' đốt khí “ga” của
hộ gia đình Y tương ứng với bao nhiêu số điện ? (Biết hiệu suất sử dụng nhiệt là 50% và 1 số điện = 1
kWh = 3600 kJ).
A. 50 số. B. 60 số. C. 75 số. D. 80 số.
CÂU 42: [NNH] Nung nóng một lượng butan trong bình kín (với xúc tác thích hợp), thu được 0,47 mol
hỗn hợp X gồm H2 và các hi đrôcacbon mạch hở (CH4. C2H4, C2H6, C3H6, C4H8, C4H10). Cho toàn bộ X vào
bình chứa dung dịch Br2 dư thì có tối đa a mol Br2 phản ứng, khối lượng bình tăng 9,52 gam và thoát ra
hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 0,28 mol O2, thu được CO2 và H2O. Giá trị của a là:
A. 0,24. B. 0,27. C. 0,21. D. 0,20.
CÂU 43: [NNH] Hỗn hợp E gồm X (CnH2n+4O4N2, là muối amoni của axit cacboxylic với amin) và Y
(CmH2m+1O2N). Cho 26,15 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,31 mol KOH, đun nóng, thu được
sản phẩm hữu cơ gồm ancol metylic, m gam hỗn hợp hai muối (trong đó có muối của một α-amino axit)
và 5,376 lít hỗn hợp hai amin. Giá trị của m là:
A. 27,83. B. 28,81. C. 31,19. D. 22,87.
CÂU 44: [NNH] Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và NaNO3 (trong bình kín, không có không khí)đến
khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ hết Z vào nước, thu được 400 ml
dung dịch E (chỉ chứa một chất tan) có pH = 1, không có khí thoát ra. Giá trị của m là:
A. 11,24. B. 4,61. C. 4,45. D. 23,05.
CÂU 45: [NNH] Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong bình kín chứa 1 mol không khí (trong
không khí có 20% O2 và 80% N2 theo thể tích), phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và hỗn
hợp khí Z (84,74% N2, 10,6% SO2 và 4,66% O2 theo thể tích). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau
đây ?
A. 8,0. B. 8,5. C. 7,5. D. 9,0.
Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 21
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
CÂU 46: [NNH] Tiến hành điện phân dung dịch E chứa CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp
với cường độ dòng điện không đổi. Quá trình điện phân được ghi nhận theo bảng sau:
Thời gian điện phân (s) Khối lượng catot tăng Khí thoát ra ở hai điện cực Khối lượng dung dịch giảm (g)
(g)
t m Hai đơn chất khí a
2t 2m Hai đơn chất khí a + 9,6
3t 2m Ba đơn chất khí 1,5a + 4,76
Giả sử hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%. Tỷ lệ số mol CuSO4 : NaCl tương ứng là:
A. 2 : 1. B. 2 : 3. C. 3 : 2. D. 1 : 2.
CÂU 47: [NNH] Để tách lấy lượng phân bón Kali người ta thường tách KCl khỏi quặng sinvinit, thành phần
chính của quặng là NaCl, KCl. Vì NaCl và KCl có nhiều tính chất tương tự nhau nên người ta không dùng
phương pháp hóa học để tách chúng. Thực tế người ta dựa vào độ tan khác nhau trong nước theo nhiệt
độ để tách hai chất này. Biết: độ tan (S) của một chất ở nhiệt độ xác định là khối lượng chất đó tan trong
100 gam nước để tạo dung dịch bão hòa.
t°C 0 10 20 30 50 70 90 100

S(NaCl) 35,6 35,7 35,8 36,7 37,5 37,5 38,5 39,1

S(KCl) 28,5 32,0 34,7 42,8 48,3 48,3 53,8 56,6


+ Bước 1: Hòa tại một lượng quặng sinvinit được nghiền nhỏ vào 1000 gam nước ở 1000C, lọc bỏ
phần không tan thu được dung dịch bão hòa.
+ Bước 2: Làm lạnh dung dịch bão hòa đến 00C (lượng nước không đổi) thấy tách ra m1 gam chất
rắn.
+ Bước 3: Tiếp tục cho m1 gam chất rắn này vào 100 gam H2O ở 100C, khuấy đều thì tách ra m2
gam chất rắn không tan.
Nhận định nào sau đây đúng ?
A. Giá trị m1 = 281 gam.
B. Trong chất rắn m2 vẫn còn một lượng nhỏ muối NaCl.
C. Sau bước 2 đã tách được hoàn toàn KCl ra khỏi hỗn hợp.
D. Giá trị m2 = 249 gam.
CÂU 48: [NNH] Hoà tan hoàn toàn 53,80 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(OH)2, Fe2O3, CuO trong 216 gam dung
dịch HNO3 70% được 10,08 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tổng khối lượng là 17,5 gam, dung dịch Y
(chỉ chứa muối của ion kim loại, trong đó nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 là 43,163%). Cô cạn cẩn thận
Y thu được hỗn hợp muối khan Z. Nung Z đến khối lượng không đổi được chất rắn T và hỗn hợp khí E có
tỷ lệ mol là 13 : 3. Thành phần phần trăm khối lượng của Fe(OH)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị
nào sau đây ?
A. 46%. B. 17%. C. 27%. D. 14%.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 22
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
CÂU 49: [NNH] Hỗn hợp E gồm ba este không có khả năng thực hiện phản ứng tráng bạc X, Y, Z (X, Y mạch
hở có cùng số nhóm chức; Z đơn chức và πZ = πY = πX + 1). Thuỷ phân hoàn toàn 0,44 mol E cần vừa đủ
440 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối F và các ancol no, đơn chức. Đốt cháy
hoàn toàn 0,44 mol E cần dùng 3,28 mol khí O2 thu được H2O và 136,84 gam CO2. Mặt khác, 0,44 mol E
tác dụng với tới đa 200 ml dung dịch Br2 2M. Trong E este có số mol nhỏ nhất chiếm phần trăm về khối
lượng có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 45%. B. 37%. C. 51%. D. 32%.
CÂU 50: [NNH] Dẫn 0,45 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,65 mol
hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và a mol Ba(OH)2, sau
phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl vào Y, sự phụ thuộc số mol
khí CO2 và số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của a là:


A. 0,25. B. 0,19. C. 0,20. D. 0,21.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 23
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
ĐỀ PHẾ SỐ 4
Thời gian làm bài: 60 phút (không tính thời gian phát đề)
CÂU 1: [NNH] Cho 25,55 gam hỗn hợp E gồm 4 amin: n-butylamin, đietylamin, etyldimetylamin, iso
butylamin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là:
A. 150 ml. B. 175 ml. C. 185 ml. D. 350 ml.
CÂU 2: [NNH] Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra hai muối là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 3: [NNH] Xà phòng hóa este X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối
Y và ancol Z (bậc 1). Biết X có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. HCOOCH(CH3)2. B. CH3CH2COOCH3.
C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH2CH2CH3.
CÂU 4: [NNH] Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương
pháp bảo vệ điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực bảo vệ ?
A. Sn. B. Na. C. Zn. D. Cu.
CÂU 5: [NNH] Cho 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, FeCl3, HCl và NaOH. Số dung dịch có khả năng phản ứng
được với kim loại Al là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
CÂU 6: [NNH] Crom (III) hidroxit là chất rắn màu lục xám, có tính lưỡng tính. Công thức của crom (III)
hidroxit là:
A. CrO3. B. Cr(OH)2. C. H2CrO4. D. Cr(OH)3.
CÂU 7: [NNH] Chất nào sau đây ngọt hơn đường mía ?
A. Fructozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
CÂU 8: [NNH] Chất nào sau đây là chất béo rắn ở điều kiện thường ?
A. Tripanmitin. B. Glixerol. C. Triolein. D. Axit stearic.
CÂU 9: [NNH] Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Cao su Buna-S có tính đàn hồi cao hơn cao su Buna-N.
B. Tơ olon thuộc loại tơ bán tổng hợp.
C. Tơ tằm rất bền trong môi trường axit.
D. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.
CÂU 10: [NNH] Kim loại Kali phản ứng với clo sinh ra sản phẩm nào sau đây ?
A. NaCl. B. KOH. C. KCl. D. KClO.
Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 24
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
CÂU 11: [NNH] Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ứng với lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra
muối sắt (III) ?
A. H2SO4 đặc, nguội. B. CuSO4 loãng. C. HNO3 đặc, nóng. D. HCl loãng.
CÂU 12: [NNH] Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ
độc có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí
A. CO. B. N2. C. O3. D. H2.
CÂU 13: [NNH] Lên men 1 tấn khoai chứa 85% tinh bột để sản xuất ancol etylic, hiệu suất của cả quá trình
sản xuất là 70%. Khối lượng ancol thu được là:
A. 0,338 tấn. B. 0,833 tấn. C. 0,383 tấn. D. 0,668 tấn.
CÂU 14: [NNH] Trùng ngưng hexametilenđiamin với axit adipic thu được polime X óng mượt, ít thấm
nước, giặt mau khô, nhưng kém bền với nhiệt; với axit và có tính dai, bền, mềm mại, kiềm. X là polime nào
sau đây ?
A. Policaproamit. B. Cao su isopren. C. Poli(vinyl clorua). D. Nilon-6,6.
CÂU 15: [NNH] Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ ?
A. W. B. Cs. C. Fe. D. Li.
CÂU 16: [NNH] Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất ?
A. Au. B. Ag. C. Al. D. Fe.
CÂU 17: [NNH] Cho các phát biểu sau:
(a) Trong thành phần của xăng sinh học E5 có etanol.
(b) Sau khi lưu hóa, tính đàn hồi của cao su tăng lên.
(c) Đun nóng mỡ lợn với dung dịch NaOH đặc, thu được xà phòng.
(d) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh tím.
(e) Khi làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra sự đông tụ protein.
(f) Dung dịch lòng trắng trứng gà có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
CÂU 18: [NNH] Nước cứng vĩnh cửu tác dụng với chất nào sau đây thu được kết tủa ?
A. HCl. B. Na2CO3. C. NaCl. D. KNO3.
CÂU 19: [NNH] Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan được Al(OH)3 ?
A. HNO3 đặc. B. NH3. C. H2SO4. D. NaOH.
CÂU 20: [NNH] Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch NaOH loãng.
(2) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch AgNO3.
(3) Trộn dung dịch NaHCO3 và CaCl2 loãng rồi đun nóng nhẹ.
(4) Cho mẫu Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư.
(5) Cho mẫu Ba vào dung dịch CuSO4 loãng.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là:
Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 25
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 21: [NNH] X là chất rắn, dạng sợi màu trắng, không tan trong nước. Tên gọi của X là:
A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. amilopectin.
CÂU 22: [NNH] Trong công nghiệp, natri được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy chất nào
sau đây?
A. NaCl. B. Na2SO4. C. KOH. D. NaNO3.
CÂU 23: [NNH] Chất nào sau đây là amin bậc hai?
A. (C2H5)3N. B. (CH3)2NH. C. C6H5NH2. D. CH3NH2.
CÂU 24: [NNH] Cho 11,0 gam hỗn hợp X gồm Zn và Cu bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 0,12 mol
khí H2. Số mol Cu trong 22,0 gam X là
A. 0,1 mol. B. 0,12 mol. C. 0,05 mol. D. 0,06 mol.
CÂU 25: [NNH] Điện phân nóng chảy MgCl2, ở anot thu được chất nào sau đây?
A. Mg. B. Cl2. C. HCl. D. Mg(OH)2.
CÂU 26: [NNH] Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí ?
A. Anilin. B. Phenol. C. Etylamin. D. Glyxin.
CÂU 27: [NNH] Thủy phân 7,4 gam metyl axetat trong 150 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn
toàn, cô can dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 10,2. B. 4,1. C. 12,3. D. 8,2.
CÂU 28: [NNH] Một α-amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng
với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là:
A. Axit glutamic. B. Valin. C. Alanin. D. Glyxin.
CÂU 29: [NNH] Chất nào sau đây là muối axit ?
A. NaCl. B. NaHSO4. C. Na2SO4. D. Na2CO3.
CÂU 30: [NNH] Hỗn hợp X chứa một axit đơn chức, một ancol hai chức và một este hai chức (các chất đều
no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol X cần 3,92 lít khí O2. Sau phản ứng thấy khối lượng của CO2
lớn hơn khối lượng của H2O là 3,98 gam. Mặt khác, 0,06 mol X tác dụng vừa hết với 0,05 mol KOH. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan và một ancol Y có tỉ khối so với không khí là 2,62.
Giá trị của m là:
A. 4,90. B. 4,48. C. 9,8. D. 5,02.
CÂU 31: [NNH] Điện phân dung dịch gồm 0,3 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol NaCl (với điện cực trơ, màng ngăn)
bằng dòng điện một chiều có cường độ 2,68A. Sau t giờ thu được dung dịch X. Thêm bột Mg vào X, phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn gồm hai kim loại và 1,12 lít khí không màu, dễ hóa nâu
trong không khí. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,12 gam muối khan. Giá trị của t là:
A. 3,5. B. 5,0. C. 9,8. D. 4,0.
CÂU 32: [NNH] Cho sơ đồ phản ứng:
(1) X + 2NaOH → 2Y + Z.
(2) Y + HCl → T + NaCl.
Biết chất X có công thức phân tử là C6H10O6, chất Z là ancol đa chức, chất T là hợp chất tạp chức. Phát biểu
nào sau đây đúng ?
Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 26
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
A. Nhiệt độ sôi của chất T nhỏ hơn chất Z.
B. Từ propen có thể điều chế trực tiếp được chất Z.
C. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm chỉ gồm CO2 và Na2CO3.
D. Chất X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn.
CÂU 33: [NNH] Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) NaCl (đpnc) → X + Y
(2) X + Z → E + T
(3) E + F → G + NaCl
(4) E + G → H + Z
Các chất G, F có thể thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là:
A. NaHCO3, CO2. B. Na2HPO4, NaH2PO4.
C. Al(OH)3, AlCl3. D. H2O, HCl.
CÂU 34: [NNH] Hòa tan hết 13,88 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch
A chứa 10 gam NaOH và có 0,095 mol khí H2 thoát ra. Hấp thụ hoàn toàn 0,2 mol khí CO2 vào dung dịch
A, kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch E. Nhỏ từ từ đến hết E vào 1 lít dung dịch HCl có
pH = 1 thấy thoát ra x mol khí CO2. Giá trị của x là:
A. 0,03. B. 0,06. C. 0,05. D. 0,15.
CÂU 35: [NNH] Đun nóng 26,44 gam hỗn hợp X gồm Al và hai oxit sắt (trong khí trơ) một thời gian thu
được hỗn hợp Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch chứa 1,22 mol HCl thu được 3,36 lít khí H2 và dung dịch
Z. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Z thu được 182,63 gam kết tủa và 672 ml khí NO. Phần trăm khối
lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 27,02%. B. 12,25%. C. 34,72%. D. 7,46%.
CÂU 36: [NNH] Hỗn hợp X gồm hai chất: Y (C2H10N2O3) và Z (C2H8N2O4). Trong đó, Y là muối của amin, Z
là muối của axit đa chức. Cho 29,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, sau phản ứng hoàn
toàn thu được m gam muối và 0,5 mol hỗn hợp T gồm 2 khí. Giá trị của m là:
A. 30,40. B. 32,12. C. 28,60. D. 30,70.
CÂU 37: [NNH] Nhiệt dung riêng của H2O là 4,2 J/(g.°C) (Có nghĩa là muốn làm cho 1 gam nước tăng 1°C
thì cân cung cấp một nhiệt lượng là 4,2J). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol metan (CH4) thì lượng nhiệt toả
ra là 890 kJ. Giả sử có những loại virus đang sống trong một cốc nước ở 30°C và những loại virus này có
thể ngưng hoạt động hoặc chết ở nhiệt độ 70°C. Vậy để đun 100 gam H2O trong cốc đó từ 30°C lên 70°C
thì ta cần phải đốt cháy V lít khí metan ở điều kiện tiêu chuẩn, biết rằng trong quá trình đốt và đun nóng
thì nước chỉ hấp thụ được 75% lượng nhiệt. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 0,317. B. 0,564. C. 0,168. D. 0,014.
CÂU 38: [NNH] Điện phân dung dịch X chứa KCl và CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ không
đổi 2,5A (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung
dịch). Toàn bộ khí sinh ra trong quá trình điện phân (ở cả hai điện cực) theo thời gian được biểu diễn
bằng đồ thị dưới đây:

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 27
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024

Cho các nhận định sau:


(a) Giá trị của b là 7720.
(b) Tỉ lệ mol CuSO4 : KCl trong X là 1 : 5.
(c) Khối lượng muối có trong X bằng 42,6 gam.
(d) Tại thời điểm c giây, khối lượng dung dịch giảm 20,76 gam.
(đ) Tại thời điểm 2a giây, tổng khối lượng dung dịch giảm 16,64 gam.
Số nhận định sai là:
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
CÂU 39: [NNH] Este X mạch hở, có công thức phân tử C10H12O6. Thực hiện chuỗi phản ứng sau (theo đúng
tỉ lệ mol).
(1) X + 3NaOH → X1 + X2 + X3 + X4
(2) X1 + NaOH (CaO, t°) → CH4 + Na2CO3
(3) X2 + H2SO4 → Y + Na2SO4
(4) Y + 2CH3OH → C6H6O4 + 2H2O
Biết X3, X4 có cùng số nguyên tử cacbon (MX3 < MX4).
Cho các phát biểu sau:
(a) Tên gọi của X1 là natri axetat.
(b) Phân tử khối của Y là 114.
(c) X4 hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(d) Có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn chất X.
(e) Đốt cháy X2 thu được CO2, Na2CO3 và H2O.
(g) Để điều chế X4, cho etilen tác dụng với dung dịch KMnO4.
(h) X3 có trong thành phần của xăng sinh học E5.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
CÂU 40: [NNH] Cho 14,72 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, khi phản
ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa ba kim loại và dung dịch Z. Cho Y tác dụng dung dịch H2SO4 đặc

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 28
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
nóng (dư), thu được 10,08 lít (đktc) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho NaOH dư vào Z, được kết tủa
T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 14,4 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng
của Fe trong X gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 46%. B. 38%. C. 61%. D. 64%.
CÂU 41: [NNH] Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng.
(c) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(d) Cho CuS vào lượng dư dung dịch HCl.
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH.
(f) Cho MgCO3 vào dung dịch KHSO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
CÂU 42: [NNH] Hỗn hợp khí X gồm O3 và O2 có tỉ khối so với H2 là 18. Hỗn hợp khí Y gồm trimetylamin và
metylamin có tỉ khối so với H2 là 26. Để đốt hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm
CO2, H2O và N2, các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là:
A. 45 : 8. B. 1 : 4. C. 8 : 35. D. 4 : 1.
CÂU 43: [NNH] Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
+ Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10ml dung dịch NaOH 40%.
+ Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh
thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
+ Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn
hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra
tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
CÂU 44: [NNH] Khi phân tích một loại chất béo (kí hiệu là X) chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự
do, (không có tạp chất khác) thấy oxi chiếm 10,88% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X
bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 61,98 gam hỗn hợp các muối
C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 6,072 gam glixerol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào
dưới đây ?

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 29
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
A. 59,58. B. 60,50. C. 61,45. D. 62,45.
CÂU 45: [NNH] Nung nóng hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và a mol H2 có Ni xúc tác
(chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), thu được 0,4 mol hỗn hợp Y (gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là
18. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
A. 0,3. B. 0,1. C. 0,4. D. 0,2.
CÂU 46: [NNH] Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HCl (dư), thu
được a mol H2 và dung dịch chứa 31,19 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong
dung dịch chứa 0,55 mol H2SO4 (đặc) đun nóng, thu được dung dịch Y và 0,14 mol SO2 (sản phẩm khử
duy nhất của S+6). Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, sau khi phản ứng kết thúc, thu được 10,7 gam
kết tủa. Giá trị của a là:
A. 0,03. B. 0,05. C. 0,06. D. 0,04.
CÂU 47: [NNH] Hỗn hợp T gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo
thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 1,0 mol CO2. Xà phòng
hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai ancol (có cùng số
nguyên tử cacbon trong phân tử) và 26,96 gam hỗn hợp muối F. Cho E tác dụng hết với Na kim loại dư,
thu được 0,2 mol H2. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, Na2CO3 và 0,2 mol CO2. Khối lượng của Y trong m
gam T là
A. 5,92. B. 2,92. C. 3,65. D. 2,36.
CÂU 48: [NNH] Bón phân NPK là yêu cầu bắt buộc khi trồng cây ăn trái. Trong giai đoạn ra hoa và nuôi
trái, cây cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng
về nuôi trái. Với một loại cây ăn trái trong giai đoạn này, người ta cần bón vào đất cho mỗi cây trung bình
là 40 gam N và 65 gam K2O. Một khu vườn có diện tích 0,5 ha (1 ha = 10000m²) và mật độ trồng là 1
cây/4m², mỗi cây đã được bón 200 gam loại phân NPK 15–5–25. Để cung cấp đủ hàm lượng nitơ và kali
cho các cây có trong 0,5 ha đất của khu vườn thì phải cần chuẩn bị thêm m1 kg loại phân đạm có độ dinh
dưỡng 25% và m2 kg phân kali có độ dinh dưỡng 30%. Giá trị của (m1 + m2) gần nhất với giá trị nào dưới
đây ?
A. 112. B. 95. C. 83. D. 102.
CÂU 49: [NNH] Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích etanol (cồn) với 95
thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu thế phát triển
chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Một loại xăng E5 có tỉ lệ số mol
như sau: 5% etanol, 35% heptan, 60% octan. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol sinh ra một lượng
năng lượng là 1367kJ; 1 mol heptan sinh ra một lượng năng lượng là 4825 kJ và 1 mol octan sinh ra một
lượng năng lượng là 5460 kJ, năng lượng giải phóng ra có 20% thải vào môi trường, các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Một xe máy chạy 1 giờ cần một năng lượng là 37688 kJ. Nếu xe máy chạy 3,5 giờ với tốc độ
trung bình như trên thì số kg xăng E5 cần sử dụng gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 3,15 kg. B. 3,79 kg. C. 3,50 kg. D. 3,35 kg.
CÂU 50: [NNH] Nung m gam hỗn hợp rắn X gồm FeCO3, FeS2, CuO, Fe2O3 (trong đó lưu huỳnh chiếm 2,5%
về khối lượng) trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về
nhiệt độ ban đầu nhận thấy áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau. Mặt khác, nếu cho
m gam X tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm SO2
Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 30
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
và CO2) và dung dịch Z chứa (m + 86,2) gam muối. Phần trăm khối lượng của CuO trong X có giá trị gần
nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 15,8%. B. 23,4%. C. 37,5%. D. 12,4%.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 31
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
ĐỀ PHẾ SỐ 5
Thời gian làm bài: 60 phút (không tính thời gian phát đề)
CÂU 1: [NNH] Cho a gam hỗn hợp E gồm Na, Ba, Na2O, BaO vào H2O dư, thu được V lít dung dịch X chứa
(Ba(OH)2 1M, NaOH 2M) và 2,24 lít khí H2. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
+ Thí nghiệm 1: Sục 0,896 lít khí CO2 vào 0,5V lít dung dịch X, thu được m gam kết tủa.
+ Thí nghiệm 2: Sục 2,24 lít khí CO2 vào 0,5V lít dung dịch X, thu được 1,25m gam kết tủa.
Giá trị của a là:
A. 14,525. B. 30,650. C. 43,600. D. 19,900.
CÂU 2: [NNH] Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm ?
A. Fe2O3 + 2Al (t°) → 2Fe + Al2O3.
B. Al + 6HNO3 (t°) → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.
C. 2Al + 3O2 (t°) → 2Al2O3.
D. 2Al + 3Cl2 (t°) → 2AlCl3.
CÂU 3: [NNH] Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl- và SO42-. Dùng dung dịch chất nào sau
đây để làm mềm mẫu nước cứng trên ?
A. NaOH. B. NaCl. C. Ca(OH)2. D. Na3PO4.
CÂU 4: [NNH] Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. metyl axetat. B. etyl axetat. C. metyl propionat. D. propyl fomat.
CÂU 5: [NNH] Chất nào sau đây có tính lưỡng tính ?
A. NaAlO2. B. Al(NO3)3. C. AlCl3. D. Al(OH)3.
CÂU 6: [NNH] Kim loại nào sau đây khử được ion Cu trong dung dịch CuSO4?
2+

A. Ca. B. Na. C. Fe. D. Ag.


CÂU 7: [NNH] Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Etyl axetat.
CÂU 8: [NNH] Sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây được sử dụng để chế tạo tơ nitron (olon) ?
A. CH2=CH–C6H5. B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH2=CH–CN. D. CH3COO–CH=CH2.
CÂU 9: [NNH] Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương ?
A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).
C. Đá vôi (CaCO3). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
CÂU 10: [NNH] Vải Thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là loại quả mang giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Theo
tính toán của một nhà vườn, cứ thu được 100 kg quả vải thì cần cung cấp khoảng 1,84 kg nitơ, 0,62 kg
photpho và 1,26 kg kali, để bù lại cho cây phục hồi, sinh trưởng và phát triển. Trong một vụ thu hoạch,
nhà vườn đã thu được 10 tấn quả vải và đã dùng hết x kg phân bón NPK (20 – 20 – 15) trộn với y kg phân
KCl (độ dinh dưỡng 60%) và z kg urê (độ dinh dưỡng 46%) để bù lại cho cây. Tổng giá trị (x + y + z) gần
nhất với giá trị nào sau đây ?

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 32
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
A. 952,5. B. 968,2. C. 1043,8. D. 876,9.
CÂU 11: [NNH] Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại nào dưới đây ?
A. Phản ứng oxi hoá – khử. B. Phản ứng trao đổi.
C. Phản ứng thuỷ phân. D. Phản ứng hoá hợp.
CÂU 12: [NNH] Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện ?
A. Cu. B. Mg. C. Na. D. Ba.
CÂU 13: [NNH] Có hai lá kim loại cùng chất, cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hoá đến số oxi hoá +2.
Một lá được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời
gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại ngâm trong
dung dịch muối đồng giảm 0,1%, khối lượng lá kim loại kia tăng 14,2%. Giả thiết trong hai phản ứng trên
khối lượng kim loại phản ứng như nhau và toàn bộ lượng kim loại sinh ra bám vào lá kim loại. Kim loại
đã dùng là:
A. Zn. B. Mg. C. Cd. D. Fe.
CÂU 14: [NNH] Cho các loại tơ sau: tơ visco, tơ axetat, tơ nilon-6, tơ olon, tơ lapsan, tơ tằm, tơ nilon-6,6.
Số tơ trong dãy thuộc loại tơ tổng hợp là:
A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
CÂU 15: [NNH] Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, CuO và Fe3O4 bằng dung dịch HCl, thu được dung
dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 18) gam kết tủa. Biết trong X,
nguyên tố oxi chiếm 25% khối lượng. Giá trị của m là:
A. 40. B. 56. C. 48. D. 64.
CÂU 16: [NNH] Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH
0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 17,73. B. 11,82. C. 9,85. D. 19,70.
CÂU 17: [NNH] Cho a mol hỗn hợp khí X gồm (C2H2, C3H6, H2) qua bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y
có tỉ khối hới so với H2 là 18. Đốt cháy hết Y thu được 1 mol CO2 và 1,2 mol H2O. Tính a, biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn.
A. 0,5. B. 0,7. C. 0,6. D. 0,8.
CÂU 18: [NNH] Thành phần chính của quặng hematit đỏ là:
A. FeS2. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeCO3.
CÂU 19: [NNH] Trong công nghiệp, khí X và NH3 được dùng để sản xuất phân urê. Sự tăng nồng độ của X
trong khí quyển là nguyên nhân chủ yếu gây “hiệu ứng nhà kính”. Khí X là:
A. CO. B. CH4. C. NH3. D. CO2.
CÂU 20: [NNH] Hỗn hợp X gồm 0,01 mol H2NC2H4COOH và a mol Y có dạng (H2N)2CnH2n-1COOH. Cho X
vào dung dịch chứa 0,06 mol HCl, thu được dung dịch Z. Toàn bộ dung dịch Z phản ứng vừa đủ với dung
dịch chứa 0,03 mol NaOH và 0,06 mol KOH, thu được dung dịch chứa 8,94 gam muối. Phân tử khối của Y
và giá trị của a lần lượt là:
A. 132 và 0,02. B. 146 và 0,02. C. 132 và 0,01. D. 146 và 0,01.
CÂU 21: [NNH] Cho 0,3 gam kim loại R phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 0,28 lít khí H2
(đktc). Kim loại R là:

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 33
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
A. Ca. B. Mg. C. K. D. Na.
CÂU 22: [NNH] Nung hỗn hợp X gồm các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)2 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng
không đổi, thu được một chất rắn Y. Chất rắn Y là:
A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. Fe.
CÂU 23: [NNH] Đốt cháy 3,38 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí O2 (dư), thu được 4,66 gam hỗn
hợp oxit X. Để hòa tan hoàn toàn lượng X trên, cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là:
A. 320. B. 240. C. 160. D. 360.
CÂU 24: [NNH] Cho 10,56 gam etyl axetat vào 120 ml dung dịch NaOH 0,2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 9,840. B. 1,968. C. 14,640. D. 10,416.
CÂU 25: [NNH] Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Kim loại nhôm tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
B. Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt được hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4.
C. Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy.
D. Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
CÂU 26: [NNH] Cho m gam axit glutamic (HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH) phản ứng hết với dung dịch KOH
(dư), thu được dung dịch chứa 17,84 gam muối. Giá trị của m là:
A. 13,75. B. 11,68. C. 11,76. D. 14,05.
CÂU 27: [NNH] Xăng sinh học E5 (chứa 5% etanol về thể tích, còn lại là xăng, giả thiết chỉ là octan). Khi
được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol tỏa ra lượng nhiệt là 1365,0 kJ và 1 mol octan tỏa ra lượng nhiệt
là 5928,7 kJ. Trung bình, một chiếc xe máy di chuyển được 1km thì cần một nhiệt lượng chuyển thành
công cơ học có độ lớn là 211,8 kJ. Nếu xe máy đó đã sử dụng 4,5 lit xăng E5 ở trên thì quãng đường di
chuyển được là bao nhiêu km, biết hiệu suất sử dụng nhiên liệu của đông cơ là 25%; khối lượng riêng của
etanol là 0,8 g/ml, của octan là 0,7 g/ml.
A. 250 km. B. 180 km. C. 200 km. D. 190 km.
CÂU 28: [NNH] Hỗn hợp hơi X chứa butan, butylamin, isopropyl axetat. Đốt cháy hoàn toàn m gam (tương
ứng với 0,15 mol) gồm valin và X cần dùng 0,9975 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Mặt khác, m gam hỗn
hợp valin và X phản ứng vừa hết với 60 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là:
A. 12,25. B. 12,69. C. 12,75. D. 12,99.
CÂU 29: [NNH] Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột bị thủy phân trong môi trường kiềm.
(b) Các a-amino axit là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon.
(c) Glyxin tác dụng được với C2H5OH/HCl, đun nóng.
(d) Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều là chất lỏng ở điều kiện thường, không tan trong
nước.
(e) Tơ olon dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, dùng để bện sợi “len" đan áo rét.
(f) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
Số phát biểu đúng là:
Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 34
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
A. 6. B. 4. C. 4. D. 3.
CÂU 30: [NNH] Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X
và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18.
Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 38,34. B. 34,08. C. 106,38. D. 97,98.
CÂU 31: [NNH] Tinh thể CuSO4.5H2O thường dùng làm chất diệt nấm, sát khuẩn… Khi nung nóng khối
lượng CuSO4.5H2O giảm dần. Đồ thị sau đây biểu diễn độ giảm khối lượng của CuSO4.5H2O khi tăng dần
nhiệt độ:

Thành phần chất rắn sau khi nhiệt độ đạt đến 200°C là:
A. CuSO4. B. CuSO4.2H2O. C. CuSO4.3H2O. D. CuSO4.H2O.
CÂU 32: [NNH] Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe; Fe3O4; CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim
loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được
132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe trong X là:
A. 11,2 gam. B. 8,4 gam. C. 2,8 gam. D. 5,6 gam.
CÂU 33: [NNH] Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit
cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no
(kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng
số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino
axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là:
A. 21,3%. B. 25,53%. C. 54,13%. D. 52,89%.
CÂU 34: [NNH] Theo TCVN 5502 : 2003, dựa vào độ cứng của nước (được xác định bằng tổng hàm lượng
Ca2+ và Mg2+ quy đổi về khối lượng CaCO3, có trong 1 lít nước), người ta có thể phân nước thành 4 loại:
Phân loại nước Mềm Hơi cứng Cứng Rất cứng

Độ cứng (mg CaCO3/lít) 0 - dưới 50 50 - dưới 150 150-300 > 300


Từ một mẫu nước có chứa các ion (Mg2+, Ca2+, SO42- 0,0004M, HCO3- 0,00042M, Cl- 0,0003M), người ta có
thể tính được giá trị độ cứng của mẫu nước. Hãy chọn nhận định đúng trong các nhận định sau.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 35
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
A. Độ cứng của nước là 76 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước hơi cứng.
B. Độ cứng của nước là 152 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước cứng.
C. Độ cứng của nước là 40 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước mềm.
D. Độ cứng của nước là 400 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước rất cứng.
CÂU 35: [NNH] Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Hồ tinh bột hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
B. Ở dạng mạch bở, phân tử glucozơ và fructozơ đều có 5 nhóm -OH.
C. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ thu được saccarozơ.
D. Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể phân biệt glucozơ và fructozơ.
CÂU 36: [NNH] Dẫn một luồng khí CO dư đi qua 7,12 gam hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MO (tỉ lệ mol tương
ứng 6 : 3 : 1; M là kim loại có hóa trị không đổi) nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được hỗn hợp rắn Y gồm kim loại và oxit. Để hòa tan hết Y cần ít nhất 260 ml dung dịch HNO3 1M thu
được dung dịch chứa a gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là:
A. 21,64. B. 22,05. C. 17,92. D. 18,33.
CÂU 37: [NNH] Thủy phân hoàn toàn 23,4 gam hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl benzoat, phenyl axetat,
điphenyl oxalat và glixerol triaxetat trong dung dịch KOH (dư, đun nóng), thấy có 0,32 mol KOH phản
ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 6,30 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na
dư, thu được 2,016 lít H2 (đktc). Giá trị gần nhất của m là:
A. 16,70. B. 33,80. C. 37,10. D. 24,5.
CÂU 38: [NNH] Trong y học, glucozơ làm thuốc tăng lực cho người bệnh, dễ hấp thu và cung cấp khá nhiều
năng lượng. Dung dịch glucozơ (C6H12O6) 5% có khối lượng riêng là 1,02 g/ml, phản ứng oxi hóa 1 mol
glucozơ tạo thành CO2 và H2O tỏa ra một nhiệt lượng là 2803,0 kJ. Một người bệnh được truyền một chai
chứa 500 ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucozơ mà bệnh
nhân đó có thể nhận được là:
A. 389,30 kJ. B. 397,09 kJ. C. 416,02 kJ. D. 381,67 kJ.
CÂU 39: [NNH] Phân tích một mẫu nước cứng thấy có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl-, HCO3-; trong đó nồng
độ Cl- là 0,006M và của HCO3- là 0,01M. Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch Na2CO3 0,2M để chuyển 1 lít nước
cứng trên thành nước mểm? (Coi nước mềm là nước không chứa các ion Ca2+, Mg2+).
A. 40. B. 20. C. 80. D. 60.
CÂU 40: [NNH] Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch CH3NH2 tới dư vào dung dịch FeCl3.
(c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(d) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(e) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa ?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 36
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
CÂU 41: [NNH] Cho các hợp chất hữu cơ no, mạch hở sau: X và Y (có cùng số mol) là hai axit cacboxylic
đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, Z là ancol ba chức (có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 5). Đun
5 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z với xúc tác H2SO4 đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa với hiệu suất 50%
được tính theo hai axit X và Y) thu được 3,5 mol hỗn hợp F gồm X, Y, Z và các sản phẩm hữu cơ (chỉ chứa
nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ Thí nghiệm 1: Cho a mol F tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,6 mol khí H2.
+ Thí nghiệm 2: Đốt cháy hoàn toàn (a + 0,35) mol F cần vừa đủ 5,925 mol khí O2 thu được CO2
và H2O.
Phần trăm khối lượng của các este trong F gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 12%. B. 52%. C. 43%. D. 35%.
CÂU 42: [NNH] Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
(b) Fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(d) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi mắt xích có ba nhóm -OH tự do.
(e) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(g) Glucozơ bị oxi hóa bởi H2 (Ni, t°) tạo thành sobitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
CÂU 43: [NNH] Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(b) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3.
(c) Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào lượng dư dung dịch HCl.
(d) Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch NaOH.
(e) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch H3PO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
CÂU 44: [NNH] Hỗn hợp E gồm hai ancol X, Y (có cùng số nguyên tử C, đều mạch hở) và amin Z (no, hai
chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol E cần vừa đủ a mol O2, thu được 0,14 mol CO2, 0,16 mol H2O
và 0,01 mol N2. Biết E chứa một ancol hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Giá trị lớn nhất của a là:
A. 0,195. B. 0,190. C. 0,180. D. 0,185.
CÂU 45: [NNH] Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm a mol Fe(NO3)3, b mol Cu(NO3)2, c mol NaCl vào nước
được dung dịch X. Điện phân X với cường độ dòng điện không đổi là 5A, hiệu suất điện phân là 100%. Kết
quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) t 2t 2t + 579
Tổng số mol khí ở 2 điện cực (mol) 0,02 0,0375 0,05
Khối lượng catot tăng (gam) 0,64 x 2,4
Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 37
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
Dung dịch sau điện phân Y Z T
Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và x lần lượt là:
A. 6,465 và 1,560. B. 6,465 và 1,840. C. 4,305 và 1,840. D. 8,625 và 1,560.
CÂU 46: [NNH] Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và
ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Y
(3) X + HCl → Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E là hợp chất hữu cơ đa chức.
(b) Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Chất Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
(d) Trong tự nhiên, chất Z được tìm thấy trong nộc độc của ong và vòi đốt của kiến.
(e) Đốt cháy hoàn toàn chất X bằng O2 dư thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
CÂU 47: [NNH] Hỗn hợp E gồm C17HxCOOH, C17Hx+2COOH và triglixerit X (tỉ lệ mol lần lượt là 3 : 2 : 1).
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được 1,45 mol CO2 và 1,38 mol H2O. Mặt khác, hiđro hoá hoàn
toàn m gam E rồi cho toàn bộ sản phẩm phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa KOH 0,5M và NaOH 0,3M,
thu dung dịch chứa bốn muối có khối lượng là 25 gam. Khối lượng của triglixerit X trong m gam hỗn hợp
E là:
A. 8,58. B. 8,60. C. 8,62. D. 8,68.
CÂU 48: [NNH] Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O, BaO trong nước dư, thu được 3,36
lít khí H2 và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 vào dung dịch Y thì khối lượng chất tan trong dung
dịch phụ thuộc vào lượng CO2 hấp thụ như sau:

Lượng CO2 bị hấp thụ (mol) 0,1 0,2 0,3


Khối lượng chất tan (gam) 16,55 9,30 13,70

Giá trị của m là:


A. 25,67. B. 27,56. C. 27,65. D. 26,75.
CÂU 49: [NNH] Hòa tan hết 28,16 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa
H2SO4 và NaNO3, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và
dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được
43,34 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 166,595
gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Mg trong X có giá trị gần nhất với
giá trị nào sau đây ?
A. 38,35%. B. 34,09%. C. 29,83%. D. 25,57%.
CÂU 50: [NNH] Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích C 2H5OH (D = 0,8
g/ml) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 38
Đăng ký khóa học inbox Zalo 0343529303 VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – 2024
kiệt cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng E5 thì hạn chế được a
phần trăm thể tích khí CO2 thải vào không khí so với đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng truyền thống ở cùng
điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giả sử xăng truyền thống chỉ chứa hai ankan C8H18 và C9H20 (tỉ lệ mol tương
ứng 4 : 3, D = 0,7 g/ml). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 1,46. B. 3,54. C. 2,51. D. 1,53.

Nguyễn Ngọc Hiếu - Hướng đến 10 điểm THPTQG Hãy phế theo cách của bạn | 39

You might also like