Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Vĩnh Long, ngày 3 tháng 3 năm 2023

MỤC LỤC
Giảng viên giảng dạy: Trương Minh Tuấn
Thành viên nhóm 10đ:
Nguyễn Thị Kỳ Anh
Huỳnh Nguyễn Ngọc Hân (nhóm trưởng)
Trần Ngọc Mai
Phạm Nguyễn Triều Như
Phan Nguyễn Uyên Phương
Trương Hoàng Tiến
Bùi Ngọc Như Ý NỘ I DUNG 1
Khóa - Lớp: K49 - Kinh doanh quốc tế
Mã học phần: 24D9BUS50326406
CHƯƠNG I: CÁC KHÁI
NIỆ M 1
1) Khái niệm về học tậ
p: 1
2) Khái niệm về trí
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC
CHỦ ĐỀ 2: HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ KẾT HỢP VỚI VIỆC ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC VÀ
ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ NHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ XÃ HỘI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM nhớ: 2
PHÂN HIỆU VĨNH LONG 3) Khái niệm về điều chỉnh tích
KHOA CƠ BẢN cực và đúng đắn hành vi cá
nhân: 3
CHƯƠNG II: MỐI Q UAN HỆ
GIỮA HỌ C TẬP, TRÍ NHỚ VÀ
VIỆ C ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC, ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ
NHÂN 4
1) Mối quan hệ giữa học tậ p và trí nhớ: 4
2) Mối quan hệ giữa học tậ p, trí nhớ và việc điều chỉnh hành vi cá
nhân 5
CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA HỌ C TẬP VÀ TRÍ NHỚ KẾT HỢ P
VỚI VIỆ C ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC, ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ
NHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG HỌ C TẬP VÀ XÃ HỘ I 6
1) Trong môi trường học tậ p: 6
2) Trong môi trường xã hội: 7
CHƯƠNG IV: HỆ Q UẢ CỦA VIỆ C KHÔNG KẾT HỢ P HỌ C
TẬP, TRÍ NHỚ CÙNG VỚI VIỆ C ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC,
ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ NHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG HỌ C
TẬP VÀ XÃ HỘ I 9
KẾT LUẬN 11
Tài liệu tham khảo 12

1
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi hiện hữu trên trái đất này, con người là sinh vật có tư duy phát triển bậc cao
nhất trong lịch sử xã hội. Con người là chủ thể của nhiều nền văn minh và phát
minh khoa học tiên tiến. Trong quá trình nghiên cứu và khám phá thế giới, con
người cũng muốn tìm hiểu và khai thác từ sâu bên trong chính bản thân họ. Chính
vì vậy, Tâm lý học đã ra đời nhằm nghiên cứu về tâm trí và hành vi cũng như hiện
tượng ý thức và vô thức, cảm xúc, tư duy của con người. Ngành khoa học này
nghiên cứu sâu rộng vào tri thức của con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp
chúng ta nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình. Đặc biệt, trong môi trường học
tập và xã hội, tri thức của con người được phát triển theo nhiều góc độ khác nhau.
Để có thể áp dụng vào thực tiễn của bản thân, nhóm chúng em chọn đề tài “Học
tập và trí nhớ kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân
trong môi trường học tập và xã hội”.◻
2

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM
1) Khái niệm về học tập:
Học tập là quá trình tìm hiểu, tiếp thu, trau dồi những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm
mới cho bản thân để nâng cao tri thức và đổi mới bản thân. Học tập từ những sở thích
như ca hát, nhảy múa,ngôn ngữ,.. hay ý muốn trải nghiệm thử thách của bản thân như võ
thuật, các môn thể thao, những môn thể thao mạo hiểm,.. nhằm tăng cao tri thưc, giá trị
cuộc sống và thỏa mãn ý muốn cá nhân.
Học hỏi những kinh nghiệm của người đi trước, những tấm gương tốt và những lời
khuyên hữu ích sẽ khiến chúng ta thay đổi những suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực
và chuNn mực hơn. Học hỏi các kinh nghiệm hay những lý tưởng sống lẫn nhau cũng là
phương pháp hiệu quả giúp hiểu biết thêm nhiều thông tin, kỹ năng hay những lý tưởng
hay và hữu ích.
Hay không may vấp ngã, thất bại trên những con đường mà chúng ta lựa chọn thì chúng
ta cũng nhận được những bài học quý giá từ chính quyết định, lựa chọn của mình giúp
bản thân có thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm quý báo để trưởng thành, vững trải hơn
trên con đường của mình.
Như vậy, bản chất của việc học là quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, mở rộng vấn đề và vốn
kiến thức mà mình muốn tìm tòi học hỏi nhằm nâng cao phát triển vốn kiến thức, kỹ
năng, phát huy sự sáng tạo trí tuệ, vận dụng chúng một cách hữu ích tạo nên giá trị tinh
thần và vật chất cho cuộc sống của chúng ta. Chính những vốn kiến thức từ bé, được tu
luyện bồi dưỡng dần cùng thời gian, nó sẽ kết lại thành một khối kiến thức giúp ích cho
chúng ta về hiện tại và cả về sau, nó giúp chúng có thể phát triển trở nên thành đạt hơn
trong cuộc sống.

Và để theo kịp xã hội ngày nay, cách thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp
thiết hơn, nếu chúng ta không nổ lực tích cực học tập, trao dồi các kiến thức cần thiết và
hữu dụng nhầm nâng cao giá trị bản thân thì rất có thể chúng ta sẽ bị xã hội bỏ lại và bị
đào thải. Xã hội càng phát triển, thì chúng ta càng phải đNy mạnh và đầu tư nhiều hơn
cho việc học của mình.Học là phải thật sự học, nghiêm túc và có một sự nghiêm khắc
với bản thân thì chính bản thân chúng ta mới thật sự tiến bộ. Học không bao giờ là dư, là
vô ích cả. Lê-nin đã từng nói rằng: “Học, học nữa, học mãi” câu nói ấy là câu nói truyền
cảm hứng cho biết bao thế hệ nhằm tạo thêm động lực thúc đNy ý chí học tập của biết
bao con người. Chỉ có không học mới thật tệ hại và vô dụng mà thôi. Khi bạn đã chú
tâm vào việc học, bạn sẽ đạt được những thành tích mà bạn mong muốn. Khi đó, bạn sẽ
cảm thấy niềm vui trong việc học tập của mình và cứ thế bạn sẽ có động lực để tiếp tục.
Ví dụ: Học những kiến thức ở lớp, bài học rút ra sau khi kinh doanh thất bại, thua lỗ
2) Khái niệm về trí nhớ:
Theo góc nhìn Tâm lý học trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh kinh nghiệm của con
người bằng biểu tượng.Một quá trình tâm lý được mở đầu bằng sự ghi nhớ, diễn biến
bằng sự giữ gìn và kết thúc bằng sự tái tạo. Nếu như cảm giác và tri giác phản ánh sự vật
hiện tượng tác động trực tiếp đến giác quan của chúng ta hay tư duy, tưởng tượng phản
ánh cái mới, cái tương lai thì trí nhớ lại phản ánh sự vật hiện tượng đã tác động đến bản
thân chúng ta mà không có sự tác động của chúng trong hiện tại. Kinh nghiệm là những
gì đã trải qua, đã tác động vào giác quan của chúng ta.
Trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người đươc thể hiện qua nhiều dạng trí nhớ như:
trí nhớ về những hình ảnh, hình tượng mà hoạt động của các cơ quan cảm giác đã tạo ra
(trí nhớ hình ảnh); những cử động và hệ thống cử động của các quá trình vận động (trí
nhớ vận động); những rung cảm, tình cảm diễn ra trước đây. Nhờ loại trí nhớ này, con
người mới có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống cũng như mới đồng
cảm được với người khác (trí nhớ cảm xúc) hay nhớ những tư tưởng, ý nghĩm triết lí của
xã hội (trí nhớ từ ngữ-logic). Cấu tạo tâm lí( hay sản phNm) được tạo ra trong quá trình
trí nhớ được gọi là biểu tượng. Biểu tượng là hình ảnh của sự vật hiện tượng nảy ra trong
trí óc chúng ta khi không có sự tác động trực tiếp vào các giác quan của chúng ta. Biểu
tượng của trí nhớ là kết quả của quá trình tạo ra và khái quát các hình ảnh của tri giác
trước đây. Không có tri giác sẽ không thể có biểu tượng được.
Theo định nghĩa về trí nhớ, cho thấy trí nhớ là một hoạt động tâm lí phức tạp và các hoạt
động nói trên có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên một kho tàng trí nhớ của con
người.Trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lí con
người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể
có bất cứ một hoạt động nào, do đó cũng không thể hình thành nhân cách được “Nếu
không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh” theo I.M.
Sechenov-nhà sinh lí học Nga.
Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lí bình thường.
Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng tâm lí bậc
cao, để con người tích luỹ kinh nghiệm và sử dụng vốn kinh nghiệm trong cuộc sống và
hoạt động, đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá nhân và xã hội.
3) Khái niệm về điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân:
Điều chỉnh tích cực (Positive Adjustment): là quá trình thích ứng và thích nghi của cá
nhân với môi trường xã hội, văn hóa và cá nhân xung quanh một cách tích cực.
Điều chỉnh tích cực đòi hỏi khả năng thích ứng linh hoạt, tự tin, và sẵn lòng học hỏi từ
những trải nghiệm khác nhau.
Nó cũng bao gồm việc phản ứng tích cực trước những thay đổi và thách thức, thậm chí là
những tình huống căng thẳng và khó khăn.
Đúng đắn hành vi cá nhân (Ethical Behavior): là việc hành động và quyết định theo
đúng chuNn mực đạo đức và giá trị đạo đức của cá nhân và xã hội.
Đúng đắn hành vi cá nhân bao gồm sự tôn trọng, trách nhiệm, công bằng và lòng trung
thành.
Nó đòi hỏi sự tỉnh táo và nhận thức về hậu quả của hành động của mình đối với người
khác và xã hội.

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC TẬP, TRÍ NHỚ VÀ


VIỆC ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC, ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ
NHÂN
1) Mối quan hệ giữa học tập và trí nhớ: là rất sâu sắc và tương tác. Dưới đây là một số
điểm quan trọng về mối quan hệ này
Quá trình học tập là quá trình xây dựng và củng cố trí nhớ: Khi bạn học tập, bạn tiếp
nhận thông tin mới thông qua các giáo trình, sách, bài giảng, hoạt động thực hành, và
nhiều phương tiện học tập khác. Quá trình này kích thích hoạt động trí não, giúp tạo ra
kết nối mới giữa các ý tưởng và kiến thức trong bộ não của bạn.
Sự lặp lại và tái diễn là chìa khóa của việc ghi nhớ: Khi bạn lặp lại và tái diễn thông tin,
bộ não của bạn có cơ hội xây dựng các kết nối mới và củng cố thông tin. Sự lặp lại và tái
diễn giúp thông tin trở nên dễ dàng tiếp cận hơn và giúp tăng khả năng ghi nhớ lâu dài.
Cách thức học tập ảnh hưởng đến việc ghi nhớ: Có nhiều phương pháp học tập khác
nhau, và mỗi người có cách học tập riêng biệt phù hợp với bản thân. Việc sử dụng các
kỹ thuật học tập hiệu quả như viết ghi chú, tóm tắt, thảo luận, giải quyết vấn đề, và áp
dụng kiến thức vào thực tế có thể giúp tăng cường khả năng ghi nhớ.
Tình trạng cảm xúc và sự tập trung ảnh hưởng đến việc ghi nhớ: Cảm xúc và tâm trạng
của bạn cũng có ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ. Khi bạn cảm thấy hứng thú
và hạnh phúc với nội dung học tập, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ thông tin
đó.
Tất nhiên, nếu bản thân có một trí nhớ kém cũng sẽ dẫn đến học tập không hiệu quả.
Chúng ta sẽ không thể ghi nhớ những kiến thức, kinh nghiệm và những trải nghiệm mơ
hồ. Điều này ảnh hưởng không ít đến nhận thức của bản thân.
2) Mối quan hệ giữa học tập, trí nhớ và việc điều chỉnh hành vi cá nhân
a) Mối quan hệ giữa học tập và trí nhớ:
Mối quan hệ giữa học tập và trí nhớ là rất chặt chẽ và tương tác. Học tập, trí nhớ, và việc
điều chỉnh hành vi cá nhân là các yếu tố không thể tách rời khi nói về quá trình học. Mối
quan hệ giữa chúng là phức tạp và tương tác, và hiểu rõ về cách chúng tương tác có thể
giúp người học tối ưu hóa quá trình học tập của mình. Quá trình học tập thường liên
quan chặt chẽ đến khả năng ghi nhớ thông tin. Trí nhớ có thể đóng vai trò quan trọng
trong việc điều chỉnh hành vi cá nhân. Quá trình học tập thường cần sự điều chỉnh hành
vi cá nhân để đạt được mục tiêu học tập. Dưới đây là một số khía cạnh của mối quan hệ
này: Quá trình Học tập và Trí nhớ:
Trong quá trình học tập, người học tiếp nhận thông tin mới từ nhiều nguồn khác nhau
như sách giáo khoa, giảng dạy, trải nghiệm thực tế, và nhiều nguồn tư liệu khác.
Trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và tái hiện thông tin đã học. Người
học sử dụng trí nhớ để ghi nhớ các khái niệm, sự kiện, và thông tin liên quan đến chủ đề
mà họ đang học.
Ghi nhận và ghi nhớ:
Khi người học chú ý và tập trung vào nội dung học tập, họ sẽ có cơ hội tốt hơn để ghi
nhớ thông tin đó.
Quá trình ghi nhớ bao gồm việc lưu trữ thông tin vào bộ nhớ dài hạn thông qua các quá
trình như lặp lại, liên kết thông tin mới với kiến thức đã có, và sử dụng các kỹ thuật học
tập như ôn tập định kỳ.
Sử dụng trí nhớ trong học tập:
Trí nhớ được sử dụng trong nhiều khía cạnh của quá trình học tập, từ việc ghi nhớ thông
tin cụ thể cho đến việc hiểu sâu hơn về các khái niệm và mối liên kết giữa chúng.
Sự hiểu biết và ứng dụng kiến thức thường phụ thuộc vào khả năng trí nhớ của người
học. Khi có khả năng ghi nhớ tốt, người học có thể áp dụng kiến thức đó vào các vấn đề
mới và giải quyết các tình huống phức tạp.
b) Mối quan hệ giữa học tập và việc điều chỉnh hành vi cá nhân:
Học tập có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu và thích ứng với môi
trường xã hội và công việc.
Học tập cũng có thể cung cấp kiến thức về cách quản lý stress, giải quyết vấn đề và xây
dựng mối quan hệ tốt hơn với người khác.
c) Mối quan hệ giữa trí nhớ và việc điều chỉnh hành vi cá nhân:
Trí nhớ giúp con người ghi nhớ và học từ các kinh nghiệm trước đây, từ đó điều chỉnh
hành vi tương lai dựa trên những kinh nghiệm đó.
Khi gặp các tình huống tương tự, trí nhớ có thể giúp chúng ta áp dụng những bài học đã
học để điều chỉnh hành vi của mình một cách phù hợp hơn.

CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ KẾT HỢP
VỚI VIỆC ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC, ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ
NHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ XÃ HỘI
1) Trong môi trường học tập:

Học tập là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức, tìm hiểu về cái mới và trau dồi về cái
cũ. Không những vậy, học tập còn giúp chúng ta có những hành vi tích cực, đúng đắn
phù hợp với đạp đức
Trí nhớ có thể hiểu là một “công cụ” giúp chúng ta ghi nhớ lại những kinh nghiệm đã
từng có hay nói cách khác nó là tấm gương phản ánh lại những gì trong quá khứ.
Tất cả những hành vi của con người đều được học tập từ chính môi trường học tập. Nếu
chúng ta được học tập trong môi trường phù hợp thì đó sẽ là điều kiện tốt để bản thân
học cách điều chỉnh hành vi sao cho đúng chuNn mực.
Việc kết hợp giữa học tập và trí nhớ với việc điều chỉnh tích cực, đúng đắn hành vì cá
nhân trong môi trường học tập sẽ giúp mỗi cá nhân nâng cao trí tuệ cũng như nhận thức
phù hợp về bản thân của mình.
Vậy cách để chúng ta có thể kết hợp giữa học tập, trí nhớ với việc điều chỉnh hành vi là
trước hết chúng ta hãy đưa ra phương pháp học tập hợp lí. Không thể học một lần nhiều
kiến thức thì trí nhớ sẽ có thể ghi nhớ hết được, mà chúng ta hãy chia ra nhiều lần học để
trí nhớ có thể ghi nhớ dần. Hơn nữa chúng ta hãy học những gì thật sự có ích cho bản
thân thì từ đó bản thân mới có thể đưa ra những nhận thức đúng đắn về hành vi của
mình.
2) Trong môi trường xã hội:
a) Học tập
Cung cấp kiến thức và kỹ năng: Học tập giúp con người tiếp thu kiến thức về các chuNn
mực xã hội, luật lệ, đạo đức, và các kỹ năng cần thiết để hòa nhập và tương tác hiệu quả
trong môi trường xã hội.
Hình thành tư duy phản biện: Học tập giúp con người rèn luyện khả năng phân tích,
đánh giá thông tin, và đưa ra quyết định sáng suốt, tránh những hành vi tiêu cực.
Phát triển giá trị đạo đức: Học tập giúp con người hiểu rõ các giá trị đạo đức, biết phân
biệt đúng sai, và hành động theo chuNn mực xã hội.
b) Trí nhớ
Lưu giữ thông tin: Trí nhớ giúp con người ghi nhớ các kiến thức, kỹ năng, và kinh
nghiệm đã học được, từ đó vận dụng vào thực tiễn để điều chỉnh hành vi phù hợp.
Học hỏi từ quá khứ: Trí nhớ giúp con người rút ra bài học từ những sai lầm trong quá
khứ, tránh lặp lại những hành vi tiêu cực.
Góp phần hình thành tính cách: Trí nhớ giúp con người ghi nhớ những trải nghiệm và
hình thành nên tính cách, ảnh hưởng đến cách họ tương tác với môi trường xã hội.
c) Điều chỉnh hành vi cá nhân:
Học tập và trí nhớ là nền tảng: Kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm học được từ học tập
và trí nhớ là nền tảng để con người điều chỉnh hành vi phù hợp với chuNn mực xã hội.
Tự nhận thức: Con người cần nhận thức được hành vi của bản thân ảnh hưởng như thế
nào đến người khác và môi trường xung quanh.
Tự điều chỉnh: Con người cần có ý thức tự điều chỉnh hành vi, tránh những hành vi tiêu
cực và hướng đến những hành vi tích cực, phù hợp với chuNn mực xã hội.
d) Kết hợp học tập, trí nhớ và điều chỉnh hành vi:
Học tập liên tục: Cần học hỏi không ngừng để cập nhật kiến thức, kỹ năng và giá trị đạo
đức phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Rèn luyện trí nhớ: Tăng cường khả năng ghi nhớ thông tin để vận dụng vào thực tiễn và
học hỏi từ quá khứ.
Tự ý thức và chủ động: Con người cần tự ý thức về hành vi của bản thân và chủ động
điều chỉnh để phù hợp với chuNn mực xã hội.
Ví dụ: Một người học được về tác hại của việc hút thuốc lá sẽ có ý thức điều chỉnh hành
vi, tránh hút thuốc để bảo vệ sức khỏe bản thân và người khác; Một người ghi nhớ bài
học từ việc nói dối sẽ có ý thức nói thật và giữ chữ tín trong giao tiếp.
Kết luận: Học tập, trí nhớ và điều chỉnh hành vi là ba yếu tố quan trọng giúp con người
hòa nhập và tương tác hiệu quả trong môi trường xã hội. Việc kết hợp ba yếu tố này sẽ
giúp con người điều chỉnh hành vi tích cực, đúng đắn, góp phần xây dựng một xã hội
văn minh và tốt đẹp.

CHƯƠNG IV: HỆ QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG KẾT HỢP HỌC


TẬP, TRÍ NHỚ CÙNG VỚI VIỆC ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC,
ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ NHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC
TẬP VÀ XÃ HỘI
Như chúng ta đã biết thì học tập, trí nhớ và điều chỉnh tích cực hành vi cá nhân có mối
quan hệ rất chặt chẽ và tương tác lẫn nhau trong môi trường học tập và xã hội. Học tập
giúp chúng ta tích lũy kiến thức và kỹ năng, trong khi việc điều chỉnh hành vi cá nhân
giúp chúng ta thích nghi và giao tiếp tốt hơn với mọi người xung quanh. Kết hợp cả hai
sẽ tạo ra một môi trường học tập và xã hội tích cực, giúp chúng ta phát triển toàn diện và
thành công trong cuộc sống. Nếu không biết linh hoạt kết hợp chúng với nhau, có thể sẽ
gặp khó khăn trong việc tiến bộ và phát triển.
1) Trong môi trường học tập:
Việc học đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực, cùng với việc áp dụng những kiến thức đã học
vào thực tế. Học mà không kết hợp việc ghi nhớ có thể dẫn đến hệ quả không tốt. Khi
chỉ học mà không ghi nhớ, kiến thức sẽ không được củng cố và dễ bị quên đi. Việc ghi
nhớ
giúp chúng ta lưu lại thông tin và nắm vững kiến thức hơn. Bên cạnh đó, nếu không có
sự điều chỉnh hành vi tích cực, có thể dẫn đến việc lười biếng, thiếu tập trung và không
thể tận dụng tối đa tiềm năng của bản thân, việc học tập có thể trở nên không hiệu quả và
không đạt được kết quả như mong đợi. Điều chỉnh tích cực, đúng đắn hành vi cá nhân
trong quá trình học tập giúp chúng ta tập trung, có kế hoạch và tổ chức thời gian một
cách hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức và đạt được thành công trong
học tập.
2) Trong môi trường xã hội: Nếu không kết hợp việc học tập, ghi nhớ với điều chỉnh
hành vi cá nhân, ta không thể rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá thông tin, và đưa ra
quyết định sáng suốt, tránh những hành vi tiêu cực. Ngoài ra, không vận dụng được
những kiến thức về các chuNn mực xã hội, luật lệ, đạo đức, và các kỹ năng cần thiết để
hòa nhập và tương tác hiệu quả vào trong đời sống. Hành vi không đúng đắn có thể gây
ra mâu thuẫn và xung đột với người khác, ảnh hưởng đến mối quan hệ và sự phát triển
cá nhân.

KẾT LUẬN
Học tập và trí nhớ kết hợp với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá
nhân trong môi trường học tập và xã hội là một cách hiệu quả để phát triển bản
thân và đạt được thành công. Khi chúng ta học tập, việc tập trung và ghi nhớ thông
tin quan trọng giúp chúng ta nắm bắt kiến thức một cách tốt hơn. Đồng thời, việc
điều chỉnh hành vi cá nhân tích cực và đúng đắn trong môi trường học tập và xã
hội giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt với người khác và tạo ra một môi
trường học tập và làm việc tích cực. Từ đó, chúng ta có thể phát triển kỹ năng giao
tiếp, tư duy sáng tạo và khả năng làm việc nhóm, giúp chúng ta thành công trong
cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, việc kết hợp học tập và trí nhớ với việc điều
chỉnh hành vi cá nhân tích cực và đúng đắn cũng giúp chúng ta xây dựng một tinh
thần tự tin và sự kiên nhẫn trong việc đạt được mục tiêu của mình. Với sự cống
hiến và nỗ lực không ngừng, chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn và đạt được
thành công trong môi trường học tập và xã hội.
Do đó, là một sinh viên, việc biết linh hoạt và áp dụng sáng tạo việc ghi nhớ kết
hợp với điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập
và xã hội là rất quan trọng. Bởi nó giúp sinh viên chúng ta nâng cao hiệu suất học
tập, phát triển kỹ năng tự quản, xây dựng mối quan hệ tốt và tạo động lực cũng như
sự tự tin để đạt được thành công trong cuộc sống.
Tài liệu tham khảo
https://giasutienphong.com.vn/hoc-tap-la-gi.html
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/tri-nho-quy-
luat-cua-su-quen-va-cach-ren-luyen-tri-nho-tai- nha/#:~:text=1.,Tr%C3%AD%20nh
%E1%BB%9B%20l%C3%A0%20g%C3%AC%3F& text=Th%E1%BB%B1c%20t
%E1%BA%BF%2C%20tr%C3%AD%20nh%E1%BB%9B
%20l%C3%A0,gi%C3%A1c%20quan%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1%20nh%C3
%A2n.
https://www.elib.vn/huong-dan/bai-1-khai-niem-tri-nho-28748.html
https://lytuong.net/tri-nho-la-gi/

You might also like