Dẫn chứng NLXH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: Với cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng có sự
thông minh và nghị lực sống phi thường. Năm 2003, Công Hùng đã đứng ra mở một trung tâm
tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. Trung tâm của Công Hùng đã giúp nhiều người
khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho
họ. Năm 2006, anh được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn
quốc, được gọi “Hiệp sĩ công nghệ thông tin.

2. Jack Ma – vị tỉ phú người Trung Quốc, sinh ra trong gia đình nghèo khổ, khó khăn thế nhưng
với tinh thần vượt khó, để được giao tiếp với người nước ngoài thì ông đã không quản nắng mưa
mỗi ngày đều đạp xe hơn 40 phút để đến khách sạn Hàng Châu. Trong sự nghiệp mặc dù ông
gặp nhiều khó khăn nhưng không bao giờ bỏ cuộc. Và chính tinh thần bền bỉ ấy đã giúp ông trở
thành vị tỷ phú thành đạt nhất hiện nay tại Trung Quốc.

3. Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm Bính Tí (1876) huyện Tiên phước Tỉnh Quảng Nam. Cụ là
người học rất giỏi, đã hai lần đỗ thủ khoa trong các kỳ thi Hương và thi Hội. Cụ còn là người rất
ham học, lúc nào cũng đọc sách tìm tòi cái mới, cái hay của sách vở, khám phá cái vô cùng của
kiến thức. Trong thời gian bị đày đi Côn Đảo cụ đã tự học tiếng Pháp. Với cuốn từ điển Pháp
dày khoảng 1800 trang cụ đã kiên trì học thuộc sau các buổi lao động khổ sai hằng ngày. Cụ là
tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hiếu học của người Quảng và soi rọi cho thế hệ thanh niên đời
sau.

4. Có rất nhiều tấm gương tiêu biểu cho lối sống tự lập. Nhưng không thể không nhắc đến Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Người đã ra đi tìm đường cứu nước khi mới chỉ là một chàng thanh niên còn trẻ
tuổi. Chỉ với hai bàn tay trắng, không có bất kì một sự giúp đỡ nào, Bác vẫn ra đi về các nước
phương Tây. Dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng Bác vẫn không ngừng học hỏi để có
thể tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Ngay cả khi đã trở thành một vị Chủ tịch nước –
lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, Bác vẫn giữ được đức tính tốt đẹp đó. Xung quanh Bác có rất ít
người giúp việc, thường chỉ là những người thân cận nhất. Những việc Bác có thể tự làm thì đều
không làm phiền đến người khác. Thế mới thấy, Hồ Chủ tịch chính là một biểu tượng của tính tự
lập. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay đã
phát huy được đức tính tốt đẹp ấy. Nhiều em học sinh luôn tự giác và đạt được kết quả cao trong
học tập. Nhiều sinh viên đã tìm tòi, sáng tạo ra nhiều phát minh độc đáo, có ích cho xã hội.

5. Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn
kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần
đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch
Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên
tới hàng chục, hàng trăm người. Cả chính quyền lẫn người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn
kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập
tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các
quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát
khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã
hội, đa số người dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều
sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y
cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, thực phẩm, khẩu trang… được tạo ra không chỉ
chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại
dịch…
6. Anh Trần Phước Hòa ở quận Bình Tân là người đã xây dựng hệ thống quán cơm chay giá 5000
đồng để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. “Việc quan sát bà con đến ăn ở quán, hỏi
họ dăm ba câu đã thành thói quen của tôi. Tôi cảm thấy ấm lòng mình khi họ được no bụng”.

7. Walt Disney – người từ một cậu bé nghèo không có cả tiền mua giấy vẽ vươn lên thành ông chủ
của tập đoàn sản xuất phim hoạt hình lớn nhất thế giới – đã coi tự tin là một trong bốn điều làm
nên cuộc đời mình.

8. Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” vật lý lý thuyết của thế giới.
Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như mất hết khả năng cử động.
Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt
với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà
ông gõ chữ vào đó. Hawking đã từng là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán
học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như
Isaac Newton và Paul Dirac. Ông có những bài học sâu sắc cho giới trẻ: “Một là, hãy nhớ nhìn
lên các vì sao và đừng nhìn xuống chân của mình. Hai là, không bao giờ từ bỏ làm việc. Làm
việc sẽ giúp con cảm thấy có ý nghĩa và mục đích. Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng nếu không
có công việc. Ba là, nếu con đủ may mắn để tìm thấy tình yêu, hãy nhớ rằng mình có nó và đừng
để nó vuột mất khỏi tầm tay”.

9. Chử Đồng Tử là chàng trai sinh ra trong một gia đình nghèo khó, chàng sống cùng cha của mình
thế nhưng hai cha con chỉ có một chiếc khố và phải chia nhau để mặc. Đến khi cha mất thì Chử
Đồng Tử không nỡ để cha mình tang trần thế nên đã dùng chiếc khố duy nhất để an táng cho
người cha yên nghỉ còn mình thì ở trần, tiếp tục cuộc sống trước đây.

10. Einstein, nhà bác học thiên tài không bao giờ nhận mình là người nổi tiếng, ông đã từng nói
rằng: “Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc
mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?” Ông vẫn luôn khiêm tốn, nhận mình là người
bình thường như bao người khác khi đứng trước vô số sự khen ngợi.

11. Giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học xuất sắc đã giải được bổ đề Langlands và giành được huy
chương Field danh giá. Để theo đuổi đam mê toán học của mình, ông đã bỏ rất nhiều công sức,
tâm huyết để trau dồi, nghiên cứu. Ông cho rằng: “Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn
thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa“

12. Ngược dòng thời gian, ta bắt gặp biết bao minh chứng cho tình bạn đáng học hỏi. Ví như tình
bạn tri kỉ sâu nặng giữa Bá Nha và Tử Kì. Bá Nha cho rằng chỉ có Tử Kì là người duy nhất hiểu
được tiếng đàn của ông nên khi Tử Kỳ mất, Bá Nha đã đập vỡ đàn và thề vĩnh viễn không chơi
đàn nữa: Đàn mà không ai thấu thì tiếng đàn cũng trở nên vô dụng.

13. Đó còn là tình bạn cao cả giữa Bác Hồ và Bác Tôn (Tôn Đức Thắng). Nhưng đây không chỉ đơn
thuần là tình bạn mà vĩ đại hơn còn là tình đồng chí, tình cách mạng. Hai người cùng chung lí
tưởng cách mạng, cùng da diết mang độc lập về cho dân tộc và đã bôn ba bao năm bên nước
ngoài để học tập rồi về giúp dân ta. Bác Tôn luôn coi Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có một không
hai, còn Bác Hồ trân trọng Bác Tôn như một người bạn chiến đấu hết mực thủy chung.
14. Câu chuyện cậu bé Vì Quyết Chiến (13 tuổi, Trường THCS Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh
Sơn La) và hành trình trên chiếc xe đạp vượt hơn 103km xuống thăm em trai và cha mẹ ở Bệnh
viện Nhi trung ương cũng khiến nhiều người cảm động. Điều gì đã làm nên sức mạnh ấy? Chỉ
có thể là sức mạnh của tình thương yêu, tình cảm gia đình được truyền đến con trẻ…

15. Andersen – ông vua truyện cổ tích. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, không có đủ bánh mì
để ăn. Vì ngoại hình xấu xí mà khi đi học ông luôn bị bạn bè chê cười. Với ước mơ trở thành
nghệ sĩ, ông đã lang thang khắp nơi làm quét dọn, đóng những vở kịch tầm thường. Cuối cùng
ông đã có được thành công nhờ nghị lực cũng như đam mê nghệ thuật. Những câu truyện cổ tích
mà ông mang tới tồn tại mãi mãi trong lòng người đọc, mang tới cho trẻ thơ niềm hạnh phúc
đồng thời thắp lên bao ước mơ đẹp.

16. Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng về nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Sinh ra vốn
thiệt thòi hơn rất nhiều so với những đứa trẻ cùng trang lứa khác khi mất đi cả hai tay nhưng
chưa bao giờ Ký mất đi niềm tin trong cuộc sống cũng như mất đi tinh thần ham học hỏi của
chính mình. Vốn khiếm khuyết cả hai tay, hành trình đến với con chữ của Kí gian nan và vất vả
vô cùng gian nan. Dù vậy nhưng tinh thần thần vượt khó đã giúp cậu bé vượt lên trên tất cả. Cậu
bé đã dùng đôi chân của mình cầm bút và luyện tập viết từng con chữ. Những ngày đầu việc học
tập vô cùng vất vả, chân cậu tê nhức và bị chuột rút hoành hành khiến cho đôi chân như bị co
cứng lại . Ấy vậy nhưng cậu không hề nản lòng. Cậu vẫn tiếp tục tập luyện và sau này đã trở
thành một thầy giáo viết chữ đẹp nổi tiếng của vùng. Đó chính là minh chứng rõ ràng nhất về
tấm gương nghị lực vươn lên trên hoàn cảnh cảnh số phận.

17. Mẹ Theresa: Trong hơn 40 năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối
và lãnh đạo dòng Thừa Sai Bác Ái (Missionaries ò Charity) phát triển khắp Ấn Độ và đến các
quốc gia khác. Bà thực hiện bất cứ việc gì bà nghĩ là có thể xoa dịu “cơn khát” hoà bình, tình
yêu và tiếng cười trên thế giới. Từ các việc làm của bà, mọi người đều nhận thấy được tình yêu
thương không vị kỷ của vị nữ tu.

18. BS. Nguyễn Văn Hiếu: Anh là một 3 “người tử tế” xuất hiện trong chương trình Gala Việc tử tế
trên sóng VTV 1. Là một bác sĩ bỏ phố lên rừng, trong lá đơn tình nguyện anh có viết năm 2014:
“Em sẵn sàng tình nguyện đến bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam, nơi nào thiếu nhân lực thì
em xung phong được đến”. Với tinh thần tình nguyện ấy, chàng bác sĩ sinh năm 1990, tốt nghiệp
loại giỏi ở Đại học Y Hà Nội đã từ bỏ công việc ở bệnh viện Thanh Nhàn, tạm xa cách vợ con,
vượt 700km đường rừng để đến chữa bệnh cho bà con Mường Nhé (Điện Biên).

19. Đại úy Thái Ngô Hiếu, cán bộ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công
an tỉnh Đồng Nai đã có hành động dũng cảm cứu 4 người đang bị đuối nước, được Chủ tịch
nước Nguyễn Xuân Phúc tặng thưởng Huân chương dũng cảm ngày 13/4/2022.

20. Anh Chu Quang Sao (ở xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) - "người hùng" mới
đây đã cứu bé gái bị mắc kẹt giữa dòng nước chảy xiết đưa vào bờ an toàn. Trước đó, anh cũng
nhiều lần cứu giúp người khi gặp khó khăn hoạn nạn. Ngày 20/4/2022, anh Sao được Tỉnh đoàn
Thái Nguyên trao tặng bằng khen vì "đã có hành động đẹp lan tỏa trong cộng đồng xã hội".

21. Nguyễn Văn Dương: Dù mới chỉ là cậu học sinh nhỏ tuổi nhưng khi nghe tiếng kêu cứu của 2
em học sinh đang chới với giữa dòng nước, em Nguyễn Văn Dương (học sinh lớp 8D, Trường
THCS Minh Lạc, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã không sợ hiểm nguy, xả thân cứu người.
22. Anh Trung Văn Nam: Hành động xông vào giặc lửa cứu sống bé gái 14 tuổi vào trưa ngày 12/1
ở Hà Nội của anh Trung Văn Nam (34 tuổi, quê tại thôn Ngư Thôn Đại Bản, xã Thăng Long,
huyện Nông Cống, Thanh Hóa; ngụ tại huyện Thường Tín, Hà Nội) đã được xã hội ghi nhận và
sẽ mãi là hình ảnh đẹp, là điều tử tế cần được lan tỏa. Anh đã được Thủ tướng Chính phủ và Chủ
tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen vì có hành động dũng cảm cứu người.

23. Anh hùng trẻ tuổi Kim Đồng chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Lịch sử đã ghi nhận
công lao của anh từ khi còn rất trẻ. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền sinh năm 1928. Anh là
một thiếu niên người dân tộc Tày. Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền
được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Năm 1943, trong một lần
không may bị quân địch phát hiện tại vùng Pắc Pó. Mặc dù vẫn nhanh nhẹn như mọi lần,và đã
nhanh trí dụ địch nổ súng vào phía mình để cho bộ đội ta chạy thoát. Nhưng địch phục kích với
số lượng quá đông, cuối cùng Kim Đồng đã trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối
Lê-nin.

24. Nhà văn “phù thủy” J.K. Rowling: Trước khi trở thành nhà văn được nhiều người yêu thích,
Rowling là một phụ nữ thất nghiệp, ly hôn và nuôi con bằng trợ cấp xã hội.Nhưng với nghị lực
phi thường.Nhà văn nữ đã mang đến 7 tập Harry Potter đến với thế giới ,Sau đó Rowling nổi
tiếng khắp thế giới và là người đầu tiên trở thành tỷ phú nhờ viết sách.

25. Abraham Lincoln: Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô
lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu: “Chúng tôi
không ác tâm với bất kỳ ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình để hàn gắn đất
nước.”

26. Darwin là một nhà bác học nổi tiếng, khi về già vẫn chăm chỉ đọc sách trau dồi kiến thức. Con
gái ông thấy lạ, thắc mắc tại sao cha đã lớn tuổi mà vẫn chăm chỉ học tập, ông trả lời: “Bác học
không có nghĩa là ngừng học”.

You might also like