Phân tích "ánh nắng" trong tác phẩm LLSP

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

LLSP

Độc giả còn bắt gặp nhiều “ánh nắng” khác trong con người các nhân vật được nhắc tới
qua mạch câu chuyện. Từ nhân vật người kể chuyện, ông hoạ sĩ, là một nghệ sĩ chân chính với
tâm hồn yêu cái đẹp, say mê đi tìm cái đẹp. Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông cảm thán bởi trái
tim đầy mạnh mẽ, tinh thần nhiệt quyết cống hiến của anh. Bởi chính góc nhìn chân thật ấy mà
tác phẩm có thể dội lên trong lòng người đọc những cảm xúc và suy tư về chân dung nhân vật
chính thêm sáng, rực rỡ, tạo được chiều sâu tư tưởng. Nhân vật đi cùng ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, là
một hình ảnh đẹp đẽ, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ: cô vừa tốt nghiệp đã tình
nguyện lên miền núi Lai Châu nhận nhiệm vụ. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã đem
đến cho cô cái “bàng hoàng” như một sự va đập giúp cô bừng dậy những tình cảm và suy nghĩ
lớn lao về tuổi trẻ, giúp cô vững tin về quyết định cho chuyến ra đi đầu đời của mình. Qua tâm
tư ấy, người đọc có thể nhận ra vẻ đẹp trong suy nghĩ của cô kĩ sư, khi cô đã có sự đồng cảm
mạnh mẽ về lý tưởng của thế hệ thanh niên Việt Nam trong công cuộc chiến đấu, xây dựng đất
nước thời kì chống Mỹ. Hay nhân vật bác lái xe, một nhân vật như cầu nối giữa anh thanh niên
với cuộc đời: mua sách giúp anh, giới thiệu anh với những người mới,…, là một người niềm nở
và cởi mở, có tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa. Mặc dù chỉ xuất hiện ít ỏi
nhưng hình ảnh của bác lái xe vẫn góp phần dẫn dắt câu chuyện thêm tự nhiên và sinh động. Lại
nói đến hình ảnh những con người luôn làm việc âm thầm, lặng lẽ cho đất nước qua lời kể của
anh thanh niên. Đó là ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc, ngày ngày ngồi im trong
vườn rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào, hay đó là anh bạn trên trạm đỉnh
Phan – xi – păng cao 3142 mét mà anh thanh niên luôn muốn hướng tới. Họ là những người
dám hi sinh tuổi trẻ và hạnh phúc cá nhân: anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, luôn trong tư thế
sẵn sàng chờ sét, “nửa đêm mưa gió, rét buốt, mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra” và
mười một năm chưa ngày nào xa cơ quan. Trong “Lặng lẽ Sa Pa”, những nhân vật ấy không
xuất hiện một cách trực tiếp nhưng lại rất nổi bật và toả sáng dù chỉ qua lời kể của anh thanh
niên. Họ được nhắc tới như một niềm tự hào, lý tưởng sống tốt đẹp mà anh thanh niên tôn vinh
và muốn trở thành. Những người lao động trí thức ấy đã thể hiện được những phẩm chất vàng
trong tâm hồn, khẳng định nét đẹp đáng quý của con người. Như ánh nắng rực rỡ của tác phẩm,
hình ảnh người lao động trí thức hiện lên nổi bật với khát khao sống đẹp: sống cống hiến hữu
ích.
Nguyễn Thành Long thành công xây dựng nên một tình huống truyện hợp lý cùng cách
kể chuyện tự nhiên, chân thật đầy giản dị. Bộc lộ được cảm xúc của nhân vật, thậm chí là cảm
xúc của chính nhà văn khi đối diện trước những con người lao động đầy nhiệt huyết và hăng
say. Dù là truyện nhưng "Lặng lẽ Sa Pa" vẫn toát lên khí chất của một áng thơ trữ tình sâu lắng,
từ khung cảnh núi rừng Sa Pa hoang vu mà lãng mạn, đến tâm hồn của các nhân vật thay phiên
nhau điểm tô thêm màu sắc cho bức tranh thiên nhiên vĩ đại. Mang theo những nét đẹp đặc
trưng nhất của một tác phẩm nghệ thuật, "Lặng lẽ Sa Pa" gieo vào lòng độc giả nỗi khát khao
được cống hiến, sống và lao động một cách có ích.
“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…” (Nguyễn Đình
Thi). Thật vậy, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là một tác phẩm nghệ thuật đưa thứ “ánh sáng
riêng” ấy “soi rọi” một cách sâu lắng và êm dịu vào trong tâm thức của người đọc. Từ đó,
truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã làm trái tim độc giả “rực ánh nắng”, tràn đầy mong muốn về
một cuộc sống có lý tưởng, lao động cống hiến cho quê hương, dân tộc mình. Vì vậy, trên
cương vị là thế hệ trẻ có tầm quan trọng to lớn đối với tương lai, em sẽ cố gắng học tập thật tốt,
cố gắng phấn đấu phát triển chính mình, cống hiến từ việc nhỏ đến việc lớn tuỳ theo sức của
bản thân để đem lại lợi ích cho cộng đồng, chung tay xây dựng đất nước, xã hội.
“Nắng” trong “Lặng lẽ Sa Pa” không đơn thuần là ánh nắng chiếu rọi của thiên nhiên lên
vạn vật mà “nắng” còn là ánh nắng từ những giá trị sống tốt đẹp của con người nơi đây. Ánh
nắng rực lên trong lòng người đọc lại là tia sáng chói loá của những nét đẹp nhân văn tác động
tới nhận thức của độc giả, được nhà văn tinh tế thể hiện trong tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Thành
Long đã thật sự khai thác được tinh thần nhiệt huyết trong lao động của các nhân vật trong
truyện ngắn, từ đó bày tỏ lên quan điểm về một cái nhìn đầy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ,
truyền tải thông điệp đến mọi người về ý nghĩa sống có giá trị trong xã hội.

You might also like