Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 2: Trong bài thơ “Kiều” rút trong tập nháp “Cầm tay”, tập 1), Chế Lan

Viên có viết:\

“Bây giờ đọc Kiều, ta cảm ơn ai?


Chả lẽ cảm ơn cơn mưa bụi đã làm Du khổ?
Cảm ơn sông Tiền Đường đánh đắm cô Kiều xấu số?
Cảm ơn vành trăng xẻ nửa
Và cỏ non xanh tận chân trời?
Không có Du, thế kỷ này đành tay không
Mà Du cũng tay không nếu không có mưa ấy, sông này, trăng kia, cỏ nọ,...”

(Di cảo thơ- Chế Lan Viên, tập 2, NXB Thuận Hóa 1993)

Anh/ chị hiểu vấn đề nhà thơ CLV đặt ra trong đoạn thơ trên là gì? Bằng hiểu biết về tác phẩm “Truyện Kiều”,
hãy làm sáng tỏ.

I/ Mở bài
II/ Thân bài:
1. Giải thích:
- “Cơn mưa bụi”, “sông Tiền Đường”, “vành trăng xẻ nửa”, “cỏ non xanh”: Hiện thực đời sống phong phú
từ thiên nhiên là chất liệu sáng tác chính của tác phẩm.
- “Không có Du, thế kỷ này đành tay không”, “Du cũng tay không nếu không có mưa ấy, sông này, trăng
kia, cỏ nọ”: Nếu không có nhà thơ, nền văn học trong thời kì đầy biến động bấy giờ sẽ không lưu giữ lại
được một tuyệt tác ngàn đời đáng nể như vậy, cũng sẽ không có một Đại thi hào Việt Nam như vậy.
Nhưng nếu không có những chất liệu sáng tác phong phú đến từ hiện thực đời sống kia thì tác phẩm
càng không có cơ hội ra đời, cũng chẳng có cơ sở để nhà văn viết nên tác phẩm.
 Đoạn thơ của nhà thơ CLV nêu lên vấn đề về mối quan hệ mật thiết giữa văn học và đời sống, vai trò của
nhà thơ phải gắn kết giá trị của văn học với cuộc sống.
2. Bàn luận:
- Vì sao hiện thực đời sống phong phú từ thiên nhiên lại là chất liệu sáng tác chính của tác phẩm?
 Khi không có những chất liệu sáng tác từ hiện thực, nhà thơ dù tài ba đến mấy cũng chẳng thể tạo nên một
tuyệt tác “Truyện Kiều” lừng lẫy như vậy vì:
+ Tác phẩm văn chương là một thế giới khách quan được nhìn nhận dưới góc nhìn chủ quan của tác giả.
Góc nhìn ấy bao quát được một tầm nhìn cụ thể về thiên nhiên cảnh vật, hay cả về vẻ đẹp của con người. Hiện
thực cuộc sống luôn gắn liền khi tác giả muốn khắc hoạ lại hình ảnh nhân vật một cách thực tế và chỉnh chu
nhất. Đỉnh điểm là trong thời đại đầy biến chuyển đó, vẻ đẹp tâm hồn con người gắn liền với thiên nhiên tựa
như đã trở thành một quy luật, vừa để tác giả nêu lên cảm xúc của mình, vừa để ngợi ca hay lên án xã hội qua
những kiệt tác nghệ thuật.
+ Sáng tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một thành tựu to lớn trong đại ngàn thơ ca Việt Nam, trở
thành đại diện cho nền văn học Trung đại (vào những thế kỉ XVIII) và chiếm vị trí quan trọng bậc nhất xuyên
suốt hàng nghìn năm bởi tác động rất lớn lao mà tác phẩm mang lại cho dân tộc.
- Vì sao sự tồn tại của những người nghệ sĩ, bậc thi nhân tài ba lại quan trọng đối với sứ mệnh gắn kết giá
trị của văn học với đời sống con người?
 Tầm nhìn của tác phẩm có rộng mở hay không, có đủ bao quát và sâu sắc hay không nằm ở khả năng cảm
thụ thế giới của tác giả. Tác giả phản ánh cuộc sống bằng thế giới quan và sử dụng nghệ thuật như một phương
thức kết nối văn chương với đời. Nhà thơ phải đủ tài, đủ hiểu biết để biến chuyển góc nhìn chủ quan ấy được đa
dạng, nhưng lại có được cá tính riêng, thể hiện được quan niệm tốt đẹp về hiện thực cuộc sống. Để lưu được tác
phẩm mãi trường tồn trong nền văn học biến thiên là điều khó khăn. Nó phải đáp ứng được tư tưởng của người
nghệ sĩ đủ xa để nhìn được tương lai, nêu lên tiếng nói vang vọng hàng nghìn năm vẫn không bị loại bỏ. Bởi đó
mà Nguyễn Du được người đời ca tụng là một Đại thi hào dân tộc.
3. Chứng minh:
- Thiên nhiên “Mưa ấy, sông này, hoa kia, cỏ nọ”: Thiên nhiên quê hương của Nguyễn Du, là nguồn cảm
hứng bất tận cho sáng tác thơ ca của ông, làm nên chất thơ và trữ tình trong tác phẩm.
- Hiện thực khốc liệt hắt lên hình ảnh của nhân vật Kiều trong tác phẩm, đại diện cho hiện thực.
- Giá trị của “Truyện Kiều” xưa và nay.
4. Đánh giá chung:
- Không sao chép đời sống một cách máy móc.
- Nhà văn phải có góc nhìn chân thật về cuộc đời, từ đó nêu lên tư tưởng, quan niệm riêng của mình bằng
ngôn từ trong tác phẩm văn học. Tạo nên giá trị riêng, lắng nghe tiếng nói của bản thân, của con người,
đất nước, thời đại.
- Tác phẩm phải có tiếng nói vang xa vượt thời gian, không chạy theo thị hiếu mà cần nhìn sâu và ngóc
ngách của cuộc đời, nói những góc khuất của xã hội để lên tiếng cho đời, than thở cho người hay bênh
vực bản thân, bênh vực số phận con người, dân tộc…
III/ Kết bài

You might also like