Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BỘ MÔN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Giảng viên: Trần Hương Giang


Họ và tên: Phạm Châu Anh
Mã sinh viên: B21DCPT052
Ngày sinh: 24/10/2003
Nhóm lớp học: SKD1101-17
Số điện thoại: 0869045226

Hà Nội 2024
MỤC LỤC

Phần I: Mở đầu………………………………………………………….….2
Phần II: Giới thiệu chủ đề bài thuyết trình……………………………..…2
Phần III: Giới thiệu nội dung chính của bài thuyết trình……………..….3
Phần IV: Trình bày chi tiết nội dung chính của bài thuyết trình………....3
I. Khái niệm mục tiêu và phân loại mục tiêu…………………………..…3
1. Khái niệm……………………………………………………….……3
2. Phân loại………………………………………………………….….4
II. Khái niệm mục tiêu nghề nghiệp………………………………….…..5
III. Vai trò của việc xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng……………6
IV. Các bước xác định mục tiêu nghề nghiệp……………………………7
V. Mục tiêu nghề nghiệp của bản thân trong 1, 3, 5 năm tới……………9
VI. Tổng kết………………………………………………………………11
Phần IV: Kết thúc bài thuyết trình………………………………………..11

1
ĐỀ SỐ 07
ĐỀ BÀI: CHIA SẺ VỀ MỤC TIÊU NGHỀ
NGHIỆP CỤ THỂ CỦA BẠN TRONG 1, 3, 5 NĂM TỚI

Phần I: Mở đầu
Trước tiên mình xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người đã có mặt trong
buổi thuyết trình ngày hôm nay. Mình xin tự giới thiệu mình là Phạm Châu
Anh, hiện đang là sinh viên khóa D21, thuộc khoa Đa phương tiện. Mình rất
vinh dự khi có cơ hội lên đây để trao đổi với mọi người về một chủ đề có lẽ
đã vô cùng quen thuộc với chúng ta.
Phần II: Giới thiệu chủ đề bài thuyết trình
Trước khi đi vào chủ đề mình có một câu hỏi dành cho các bạn. Bao nhiêu
bạn ở đây đã có cho mình dự định hoặc mục tiêu cho tương lai? Các bạn có
thể giơ tay cao lên để mình đếm được không ạ?....
Mình đếm sơ qua ở đây số lượng tay giơ lên khá là khiêm tốn. Mình xin
phép được hỏi một bạn và bạn có thể chia sẻ cho mình dự định mục tiêu đó
là gì được không ạ? À, mình mời bạn.
Bạn A: ...
Cảm ơn lời chia sẻ rất thú vị của bạn. Không biết là có bạn nào muốn chia sẻ
nữa không ạ? À mình thấy có cánh tay của bạn, mời bạn ạ.
Bạn B: ...
Mình cảm ơn những chia sẻ từ hai bạn rất nhiều. Hẳn trong số những người
ở đây, ngoài những bạn đã đặt ra được dự định, mong ước cho bản thân thì
còn những bạn vẫn đang gặp khó khăn để tìm được điều này.
Văn hào người Nga Fyodor Dostoyevsky có một câu nói khiến mình vô cùng
tâm đắc: “Bí mật trong sự tồn tại của loài người không nằm ở việc sống, mà
nằm ở việc tìm kiếm một thứ để sống vì nó”. Con người chúng ta không đơn
giản chỉ là một cỗ máy vô tri, chỉ biết nghe theo mệnh lệnh mà không biết
đặt ra mục tiêu cho mình. Từ xưa, loài người không chỉ dừng lại ở việc săn
bắt, hái lượm mà còn xây dựng nền nông nghiệp trồng trọt, canh tác. Sau
hàng triệu năm, con người phát triển được đến thời kỳ hiện đại như ngày nay,
âu cũng là nhờ vào việc họ không ngừng tin rằng bản thân có thể làm được
những điều tưởng chừng như không thể. Những nhà phát minh nổi tiếng như

2
Tesla, anh em nhà Wright,... đem những giấc mơ, hoài bão mà người đời lúc
đó cho là viển vông trở thành hiện thực. Nếu như họ không đặt ra những mục
tiêu như vậy, cuộc sống của chúng ta sẽ mãi dừng lại ở thời kỳ sơ khai. Có
thể thấy, những gì con người đã đạt được là minh chứng cho sức mạnh tiềm
tàng của mục tiêu. Đến đây, mình tự hỏi “Mục tiêu là gì? Vì sao mục tiêu lại
có sức mạnh ghê gớm như vậy?” Có lẽ nếu chúng ta cùng nhau theo dõi và
tìm hiểu về bài thuyết trình ngày hôm nay, chúng ta sẽ trả lời được thắc mắc
trên. Và không để các bạn phải chờ đợi lâu, em xin mời cô và các bạn cùng
lắng nghe phần trình bày của em về chủ đề chính trong ngày hôm nay: Mục
tiêu nghề nghiệp cụ thể của bản thân trong 1, 3, 5 năm tới.
PHẦN III: Giới thiệu nội dung chính của bài thuyết trình
Nội dung của bài thuyết trình bao gồm 6 phần chính:
1. Khái niệm mục tiêu và phân loại mục tiêu.
2. Khái niệm mục tiêu nghề nghiệp.
3. Vai trò của việc xác định mục tiêu nghề nghiệp.
4. Các bước xác định mục tiêu nghề nghiệp.
5. Mục tiêu nghề nghiệp của bản thân trong 1, 3, 5 năm tới.
6. Bài học rút ra, liên hệ bản thân.
Để hiểu hơn về chủ đề mục tiêu nghề nghiệp cụ thể của bản thân trong 1, 3, 5
năm tới, chúng ta sẽ bắt đầu với phần khái niệm mục tiêu và phân loại mục
tiêu.
PHẦN IV: Trình bày chi tiết nội dung chính của bài thuyết
trình
I. Khái niệm mục tiêu và phân loại mục tiêu:
1. Khái niệm mục tiêu:
Vậy… mục tiêu là gì?...Theo suy nghĩ và cách hiểu của các bạn thì mục tiêu
được định nghĩa như thế nào? Một bạn có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi
này được không ạ? Vâng mình mời bạn ạ.
Bạn C: ...
Mình cảm ơn câu trả lời của bạn. Rất tiếc đó chưa phải là định nghĩa chính
xác của mục tiêu. Mục tiêu thực chất là một kết quả cụ thể mà một người,
một nhóm người hay một tổ chức mong muốn đạt được. Mục tiêu thường
được thiết lập trong một khoảng thời gian nhất định, có thể liên quan đến bất
kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, chẳng hạn như sự nghiệp, tài chính, sức
khỏe, giáo dục hoặc các mối quan hệ cá nhân. Mục tiêu thường được đặt ra

3
dựa trên những ước mơ, sự khát khao, nhu cầu cá nhân hoặc tổ chức. Mục
tiêu giúp mỗi người có định hướng và tập trung vào những gì quan trọng,
cung cấp động lực và hướng dẫn cho mọi hành động. Nó cũng có thể là công
cụ đo lường tiến trình và đánh giá thành công.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các bạn hình dung mỗi ngày mình có
những công việc cần làm như phải dậy sớm để kịp thời gian đến trường hay
tranh thủ hoàn thiện bài tập về nhà để có thêm thì giờ làm những việc mình
ưa thích như đọc sách, xem phim,...Đó chẳng phải là những mục tiêu mình tự
vạch ra trong một ngày của mình hay sao? Khi đã xác định được mục tiêu, ta
có được định hướng kế hoạch từng nhiệm vụ cần thực hiện và động lực để
hoàn thành chúng. Điều này sẽ giúp ta cảm thấy nỗ lực hơn trong cuộc sống,
đồng thời đánh giá được sự tiến bộ của bản thân.
Đến đây mình hy vọng đã giải đáp được câu hỏi mục tiêu là gì. Nếu mà
không có bạn nào thắc mắc thì chúng ta sẽ đến với nội dung tiếp theo là phân
loại mục tiêu.
2. Phân loại mục tiêu:
Mục tiêu có thể được chia làm 2 loại là: Căn cứ vào thời gian và Căn cứ vào
chủ thể. Tuy nhiên để sát với chủ đề thuyết trình ngày hôm nay là mục tiêu
nghề nghiệp trong 1, 3, 5 năm tới thì mình sẽ nói về phân loại mục tiêu căn
cứ theo thời gian. Mục tiêu căn cứ theo thời gian được chia làm 3 loại đó là
mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.
Theo các bạn 3 thể loại này có điểm gì giống và khác nhau? Mình mời bạn
Bạn D: ...
Bạn trả lời đúng nhưng chưa đủ, mình muốn nghe thêm ý kiến bổ sung. Có
vẻ như bạn đã có câu trả lời cho riêng mình đúng không ạ? Mình mời bạn
Bạn E: ...
Vừa rồi hai bạn đã đưa ra những câu trả lời khá rõ ràng. Cảm ơn ý kiến của
các bạn rất nhiều. Mình xin được giải thích về ba thể loại này như sau. Đầu
tiên là mục tiêu ngắn hạn.
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu mà chủ thể đặt ra để đạt được trong
một khoảng thời gian ngắn, thường là từ vài ngày đến vài tháng. Chúng
thường là những bước nhỏ và cụ thể trên con đường đến mục tiêu dài hạn
hoặc mục đích lớn hơn. Mục tiêu ngắn hạn giúp chủ thể tập trung vào những
thành tựu nhỏ và thỏa mãn khi hoàn thành chúng. Bằng cách đặt mục tiêu
ngắn hạn và theo dõi tiến trình, chủ thể có thể xác định được những điều cần

4
điều chỉnh hành động để đạt được kết quả tốt hơn. Giả sử bạn đặt ra mục tiêu
ngắn hạn là trong vòng một tuần, mình đã có thể chơi được 3 bài hát cơ bản
bằng cây guitar. Hoặc một mục tiêu ngắn hạn khác mà bạn muốn đạt được đó
là luyện tập chạy bộ trong hai tháng để chuẩn bị cho giải chạy sắp tới.
Tiếp đến là mục tiêu trung hạn. Mục tiêu trung hạn là những mục tiêu mà
chủ thể đặt ra để đạt được trong một khoảng thời gian trung bình, thường là
vài năm. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hướng đi và
định hình tiến trình của chủ thể, đồng thời tạo cơ hội để đạt được những
thành tựu quan trọng trên con đường đến mục tiêu dài hạn hoặc mục đích
tổng thể. Ví dụ, một mục tiêu trung hạn có thể là kiếm được 1 tỷ trong vòng
4 năm hay đi du lịch đến 5 nước trong vòng 5 năm.
Cuối cùng là mục tiêu dài hạn. Mục tiêu dài hạn là mục tiêu mà chủ thể
muốn đạt được trong một khoảng thời gian dài, thường là trên 3 năm. Mục
tiêu dài hạn có thể khác nhau đối với mỗi người, nhưng chúng thường liên
quan đến các mục tiêu lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như có một sự nghiệp
thành công, mua một ngôi nhà, kết hôn và có con…
II. Khái niệm mục tiêu nghề nghiệp:
Từ những gì mình vừa trình bày về mục tiêu, chúng ta sẽ đi sâu vào một
phần cụ thể hơn là mục tiêu nghề nghiệp. Phần này có lẽ đã không còn xa lạ
đối với những bạn sinh viên ngồi đây, đặc biệt là những bạn sinh viên năm 3,
năm 4 như mình sắp sửa rời ghế giảng đường đại học để bước vào nhịp sống
đi làm.
Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) là những kế hoạch, mục tiêu và
khát vọng nghề nghiệp mà một người mong muốn đạt được trong sự nghiệp
của mình. Mục tiêu nghề nghiệp có thể là một vị trí cụ thể mà bạn muốn đạt
được, một cấp bậc cao hơn trong công việc, sự thăng tiến trong công việc.
Từ một mục tiêu kết quả cụ thể, bạn có thể vạch ra rất nhiều đường đi để đạt
đến đích thành công. Chẳng hạn như: mục tiêu của bạn là trở thành một
chuyên viên IT cấp cao, từ đó bạn cần nêu ra các việc cần làm để phát triển
kỹ năng từ những công việc liên quan.
Mục tiêu nghề nghiệp thường được xác định dựa trên sở thích, kỹ năng, giá
trị cá nhân và thị trường lao động. Mục tiêu nghề nghiệp có thể thay đổi theo
thời gian và trải qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời và sự nghiệp của
mỗi người. Việc có một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng giúp cá nhân tập trung
vào việc phát triển và thúc đẩy sự tiến bộ trong sự nghiệp của mình. Nó cũng
là nguồn động viên để nỗ lực hơn, học hỏi và phát triển bản thân.

5
Đối với những sinh viên như chúng ta, mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên
mới ra trường sẽ là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp sau này. Giống như
chiếc đèn pin để xác định đường đi trong bóng tối, mục tiêu nghề nghiệp
giúp ta định hướng, ảnh hưởng sâu sắc đến những gì ta sẽ thực hiện như việc
tìm kiếm cơ hội việc làm, đi phỏng vấn, nhận thực tập,... Mình biết dù chúng
ta nhận thức rõ về điều này đến đâu, vẫn có những người còn xem nhẹ hoặc
chưa hoàn toàn nghiêm túc về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.

Bởi vậy, chúng ta cần làm rõ mục tiêu nghề nghiệp quan trọng đến thế nào
qua phần kế tiếp đó là Vai trò của việc xác định mục tiêu nghề nghiệp.

III. Vai trò của việc xác định mục tiêu nghề nghiệp:
Nhiều người nghĩ mục tiêu nghề nghiệp phải là một thứ gì đó to tát, vĩ đại.
Nhưng thực ra chỉ cần nó khiến cuộc đời của bạn phát triển theo hướng tích
cực, đó cũng là vai trò to lớn của mục tiêu nghề nghiệp rồi.
Mục tiêu nghề nghiệp chính là những gì mà một cá nhân muốn đạt được
nhất. Nó đem đến sự thỏa mãn, hạnh phúc, và hài lòng cho ta. Ngoài ra, mục
tiêu nghề nghiệp cũng có thể xem như là thành quả mà ta sẽ có được sau nỗ
lực và cố gắng. Nếu ta luôn nhìn về phía trước với những gì mình sẽ đạt
được, ta luôn có động lực để phấn đấu mỗi ngày. Chẳng phải ai trong chúng
ta cũng hằng mong ước trở nên dày dặn kinh nghiệm trong chuyên ngành
của mình bởi điều đó khiến ta cảm thấy tự hào, mãn nguyện hay sao? Những
mục tiêu đó như liều thuốc kích thích thúc đẩy bản thân phải nỗ lực.

Nếu biết điểm đến là ở đâu, bạn sẽ có thể lên một bản kế hoạch hoàn chỉnh
để đi tới đó. Mặc dù trong bản kế hoạch đó có rất nhiều đầu việc cần hoàn
thành, bạn sẽ không bị bối rối vì cuối cùng những việc bạn làm đều dẫn đến
mục tiêu đã đề ra. Cụ thể, với những bạn biết định hướng ngành nghề thuộc
về lĩnh vực lập trình, họ sẽ phân bổ nhiều thời gian học hỏi kiến thức kỹ
năng liên quan đến lập trình thay vì tốn thì giờ vào những môn nghệ thuật.
Điều này dẫn họ đến với thành quả dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Hơn nữa, một khi đã có mục tiêu, bạn sẽ thúc đẩy bản thân làm việc để đạt
được mục tiêu đó. Khi mục tiêu đủ thuyết phục và quan trọng với bạn,
điều đầu tiên bạn cần làm là phải có trách nhiệm với bản thân. Bản thân
bạn là người chịu ảnh hưởng trực tiếp đối với mục tiêu đó. Nếu không đạt
được nó, bạn là người bị tác động đầu tiên. Và, bạn sẽ sớm phải chịu cảm
giác tội lỗi, thậm chí ăn năn hối cải nếu để bản thân lười biếng dẫn đến
hậu quả khôn lường.

6
Một điều rõ ràng và thiết thực nhất mà vai trò của mục tiêu nghề nghiệp
đem lại chính là giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Trong CV
hay cover letter thường có một khoảng trống cho mục tiêu nghề nghiệp
nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về mục tiêu của ứng viên để nhà
tuyển dụng hiểu rõ động lực và phù hợp của ứng viên với công việc. Nhìn
chung, mục tiêu nghề nghiệp giúp xác định và giải thích rõ ràng hơn về dự
định sự nghiệp của một cá nhân nào đó. Nói cách khác, nhà tuyển dụng sẽ
đánh giá bạn một phần thông qua mục tiêu nghề nghiệp. Nếu bạn có định
hướng sự nghiệp phù hợp với công việc và kế hoạch phát triển của công
ty, CV của bạn sẽ dễ dàng được duyệt.

Có thể thấy việc xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng rất quan trọng, nó
giúp bạn đi đúng hướng và có một lộ trình để đi theo. Có nhiều bạn từ rất
sớm đã biết bản thân muốn gì và tự vạch sẵn cho mình một mục tiêu, một
hướng đi để phấn đấu hết mình vì nó. Nhưng cũng có không ít bạn cho đến
thời điểm hiện tại, dù đang sắp sửa ra trường, vẫn không biết mình thực sự
nên làm nghề gì, hoặc là, mục tiêu của họ cứ thay đổi theo từng giai đoạn
đến mức họ chẳng rõ rốt cuộc đâu mới là hướng đi thật sự. Mục tiêu nghề
nghiệp đóng vai trò quan trọng, nhưng làm thế nào để xác định nó một cách
rõ ràng và có hệ thống?
Chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp câu hỏi này trong phần thứ tư: Các bước xác
định mục tiêu nghề nghiệp.
IV. Các bước xác định mục tiêu nghề nghiệp:
Ở đây, mình muốn giới thiệu cho các bạn về nguyên tắc xây dựng mục tiêu
S.M.A.R.T, một trong những chìa khóa để giải quyết bài toán thiết lập mục
tiêu hiệu quả nhất.
Cái tên này không biết là có bạn nào biết hoặc từng nghe qua về nó chưa
ạ?...Mình thấy một cánh tay giơ lên. Xin mời bạn.
Bạn F: ...
Cảm ơn bạn với câu trả lời chính xác, mô hình S.M.A.R.T là viết tắt của 5
thành phần chính sau đây mà mình sẽ làm rõ cho mọi người:
● S - Specific - Tính cụ thể: Mục tiêu càng cụ thể rõ ràng thì người
thực hiện sẽ càng tập trung vào những gì cần làm để đạt được mục tiêu
đó. Không nên đặt mục tiêu quá mông lung mà hãy cụ thể, ví dụ như
mục tiêu của bạn là vẽ đẹp hơn thì nên sửa thành luyện vẽ thành thục 1
bức hình trong 1 tuần.

7
● M - Measurable - Tính đo lường: Cả một quá trình dài thực hiện
mục tiêu cần có sự tính toán kỹ lưỡng đằng sau. Hãy gắn mục tiêu với
những con số đo, đếm được. Các số liệu cần được tính một cách rõ
ràng và cụ thể nhằm theo dõi tiến trình đạt được mục tiêu. Chẳng hạn,
thay vì nói: “Tôi sẽ tập thể dục” thì nên đổi thành “Tôi sẽ chạy bộ 20
vòng quanh sân”.
● A - Attainable - Tính khả quan: Tính khả thi của mục tiêu quyết
định việc bạn có nên thực hiện mục tiêu đó hay không. Điều này dựa
trên nhiều yếu tố như thời gian, năng lực và điều kiện hiện có. Mục
tiêu nghề nghiệp nên cân sức và phù hợp với khả năng của bạn. Nó
không nên quá viển vông hão huyền nhưng cũng không nên quá nhỏ
nhặt hay dễ dàng.
● R - Relevant - Tính thực tế: Hãy tự hỏi chính mình tại sao mình lại
thực hiện mục tiêu này? Nó có thực tế, phù hợp với bối cảnh hiện tại
không? Nó có đáng để mình phải bỏ thời gian công sức vì nó hay
không? Nó có đem lại lợi ích cho mình, gia đình hay bạn bè, cộng
đồng?...Một khi các bạn trả lời được những câu hỏi này thì bạn mới có
thể bắt tay thực hiện mục tiêu.
● T - Time-Bound - Tính ràng buộc về thời gian: Giống như thành
phần Measurable, đây cũng là thành phần cần có sự tính toán cẩn thận.
Điểm khác là về mặt thời gian. Bạn sẽ cần một khung thời gian cụ thể
và cố định để dự đoán ngày deadline sắp ngập lên đầu lên cổ bạn. Giả
sử bạn có một dự án thiết kế sản phẩm và nó phải được ra lò trong 6
tháng tới. Từ đây, bạn đặt ra mục tiêu là trong vòng 1 tháng, bạn dựng
được phác thảo sản phẩm, 2 tháng tiếp theo dựng sản phẩm chi tiết và
3 tháng cuối tạo mockup và các chiến dịch quảng cáo kèm theo.
Bên cạnh những thông tin kể trên, mình muốn bổ sung cho các bạn một số
những mẹo nhỏ trong quá trình tìm ra mục tiêu nghề nghiệp:
● Thông qua việc tự đánh giá, nhìn nhận lại bản thân, các bạn sẽ tìm
được điểm mạnh, điểm yếu. Quá trình khám phá, chiêm nghiệm giúp
bạn đánh thức những tiềm năng của bản thân cũng như rút ra những
bài học kinh nghiệm quý báu.
● Viết lại những mục tiêu mình vạch ra trong đầu, sau đó tiến hành so
sánh, chắt lọc và phân bổ các mục tiêu của mình theo danh sách và
trình tự. Việc này giúp bạn thực hiện mục tiêu một cách khoa học, có
kế hoạch.
Mình hy vọng rằng, từ phần trình bày về phương pháp cũng như chia sẻ về
mẹo hỗ trợ cho mục tiêu nghề nghiệp, những điều này sẽ phần nào giúp ích

8
cho mọi người trong việc đề ra mục tiêu của bản thân và có thể thực hiện nó
trong tương lại tới.
V. Mục tiêu nghề nghiệp của bản thân trong 1, 3, 5 năm tới:
Từ trước đến nay, những gì về kế hoạch cũng như định hướng của bản thân
mình đều chỉ chia sẻ với gia đình, bạn bè và người thân. Hôm nay, mặc dù là
lần đầu tiên được đứng trước toàn thể các gương mặt sinh viên ưu tú của
trường để chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp của mình trong vòng 1, 3, 5 năm
tới, mình không hề cảm thấy e ngại, ngược lại mình cảm thấy đây là điều nên
làm. Vì sao điều này lại nên làm thì mình sẽ trả lời trong phần chia sẻ sau
đây:
Mình hiện tại đang theo học ngành Công nghệ đa phương tiện và đúng như
cái tên của nó đó, mình được tiếp cận với đa dạng môn, từ đồ họa, vẽ, giải
phẫu, dựng phim đến 3D, hình động và nhiều thứ nữa. Việc được học nhiều
môn giúp mình rất nhiều khi xử lý ở các mảng lĩnh vực khác nhau, nhưng để
chọn một con đường duy nhất cho sự nghiệp sau này, đối với mình tương đối
khó khăn. Dẫu vậy, sau một thời gian học tập và tìm hiểu, mình đã tìm ra
được hai hướng đi triển vọng, đó là Thiết kế UI/UX và Thiết kế Nhận diện
Thương hiệu. Vì hai lựa chọn này mà mình đã lập ra được mục tiêu nghề
nghiệp cho bản thân theo mốc 1, 3 và 5 năm tới như sau:
1. Trong vòng 1 năm tới: Tích lũy thêm kinh nghiệm và phát triển
bản thân.
● 1 năm tới là khoảng thời gian mình sắp sửa ra trường. Bởi vậy, mình
đặt ra mục tiêu là tập trung vào việc xây dựng nền tảng kiến thức và
kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc sau này giúp mình tiến xa
hơn trong sự nghiệp. Để có thể tạo điều kiện tốt hơn cho khả năng tìm
việc trong tương lai, mình dự định sẽ tham gia vào các dự án thiết kế
sản phẩm cũng như trau dồi vốn hiểu biết và tư duy của bản thân trong
ngành.
● Điều mình mong mỏi hơn cả là việc đi thực tập vì đây là cơ hội để
mình phát triển bản thân theo chuyên ngành mình theo đuổi. Mình sẽ
dành thời gian để hoàn thiện học vấn bằng việc tìm hiểu sâu hơn về
lĩnh vực của mình thông qua việc tiếp cận với môi trường làm việc
chuyên nghiệp, mình sẽ tận dụng mọi cơ hội để học hỏi từ đồng
nghiệp, giám đốc và các chuyên gia trong ngành.
● Ngoài ra mình sẽ thường xuyên đọc thêm sách và tham gia vào các
diễn đàn trực tuyến. Mình cũng sẽ đặc biệt chú trọng vào việc phát
triển kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian và làm

9
việc nhóm. Những kỹ năng này không chỉ quan trọng trong công việc
hàng ngày mà còn là yếu tố quyết định cho sự tiến bộ trong sự nghiệp.
2. Trong vòng 3 năm tới: Có một công việc ổn định và từng bước
thăng tiến.
● Trong vòng 3 năm tới, mình xác định bản thân lúc này cần có một
công việc lâu dài tại một công ty theo đúng hướng phát triển của mình
Không những vậy, mình mong muốn được học hỏi và thử sức với các
dự án lớn hơn, nhiều hơn để trở nên dày dặn kinh nghiệm và có cơ hội
được thăng tiến trong chuyên môn của mình.
● Ngoài việc làm chủ về kiến thức chuyên môn, mình cũng sẽ phát triển
kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án. Càng lên cao, trách nhiệm của
người có kinh nghiệm càng nặng nề, đòi hỏi phải có các kỹ năng và
phương pháp quản lý nhạy bén.
● Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm, mình muốn được truyền tải những gì
mình đã học và trải nghiệm cho những người cần đến. Mình cũng
muốn mở rộng mạng lưới hợp tác và làm việc với nhiều người để có
được nguồn nhân lực giúp sức trong các dự án.
● Việc không ngừng học hỏi, cải thiện và ứng dụng Tiếng Anh trong quá
trình làm việc và cộng tác cũng là mục tiêu mà mình hướng tới bởi lẽ
điều này sẽ giúp các sản phẩm dự án của công ty có thêm sự giúp đỡ
và hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Hơn nữa, điều này cũng
giúp cho vị thế của các sản phẩm thương hiệu ở Việt Nam được khẳng
định trên trường quốc tế.
3. Trong vòng 5 năm tới: Phát triển sự nghiệp nhưng đồng thời chăm
sóc bản thân.
● Lúc này, sự nghiệp của mình vẫn đi theo mục tiêu ngày càng phát triển
và mở rộng, với nhiều dự án mang quy mô lớn hơn và nhiều ý nghĩa
hơn, nếu có thể, vượt xa khỏi giới hạn trong nước để vươn mình ra thế
giới hội nhập.
● Dẫu sự nghiệp phát triển là thế, mình mong muốn duy trì được một
nhịp sống cân bằng giữa công việc với sinh hoạt thường ngày. Thay vì
ngồi hàng tiếng đồng hồ dán mắt vào công việc, mình muốn dành
nhiều thời gian hơn cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Bên cạnh môi
trường công ty, mình muốn để chút khoảng bình yên bên gia đình, bạn
bè và người thân, được làm những sở thích khác như vẽ vời, đi giao du
đây đó hay chỉ đơn giản là dạo quanh thành phố để tìm lại cảm giác
thư giãn sau những bộn bề công việc.
Quay lại với lý do vì sao việc mình chia sẻ lại là việc nên làm, mình nghĩ
việc tự tin nói về dự định của bản thân cho mọi người là một cách để mình

10
cam kết với bản thân phải nỗ lực, kiên trì nhiều hơn với những gì mình đã
vạch ra. Đồng thời, mình cũng mong rằng một phút chia sẻ ngắn ngủi này
phần nào giúp các bạn hình dung được hướng đi mình có thể theo đuổi sau
này.
VI. Tổng kết:
Vậy là chúng ta đang tiến dần đến kết thúc của bài thuyết trình. Sau đây
mình xin tổng kết lại cho mọi người về những điều quan trọng trong bài
thuyết trình trên của mình:
● Đầu tiên, mục tiêu là một kết quả cụ thể mà một người, một nhóm
người hay một tổ chức mong muốn đạt được, nó thường được thiết lập
trong một khoảng thời gian nhất định.
● Thứ hai, mục tiêu có 3 loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tương
đương với mốc thời gian 1-3-5 năm.
● Thứ ba, mục tiêu nghề nghiệp là những kế hoạch, mục tiêu và khát
vọng nghề nghiệp mà một người mong muốn đạt được trong sự nghiệp
của mình.
● Thứ tư, vai trò của việc đặt ra mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân là rất
quan trọng.
● Thứ 5, cách để đặt mục tiêu đúng hướng theo mô hình S.M.A.R.T.
● Cuối cùng là phần tổng kết.
Phần V: Kết thúc bài thuyết trình
Trước khi kết thúc bài thuyết trình ngày hôm nay, mình xin được trích lại
một câu nói nổi tiếng của Tony Robbins: “Đặt mục tiêu là bước đầu tiên để
biến cái vô hình thành cái hữu hình”.
Với những ai đang có mục tiêu, hãy biến nó thành sự thật. Với những người
chưa tìm được mục tiêu, hãy tiếp tục tìm và biến nó trở thành sự thật.
Bài thuyết trình của mình đến đây là kết thúc, cảm ơn cô và các bạn bạn đã
lắng nghe.

— HẾT —

11

You might also like