Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


-----------------

TÊN HỌC PHẦN


MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

TÊN ĐỀ TÀI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

GV GIẢNG DẠY: Trần Thị Thu Ngân


NHÓM : 13
TP. HỒ CHÍ MINH, 17/7/2023

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
-----------------

TÊN HỌC PHẦN


MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

TÊN ĐỀ TÀI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TP. HỒ CHÍ MINH, 17/7/2023

2
NHÓM 13
Mức
độ
STT Họ và tên MSSV Nội dung công việc hoàn Ký tên
thàn
h
Soạn nội dung
Làm canva
Võ Thị Thúy
1 221A330017 Soạn nghị luận cho người 100%
Quỳnh
thuyết trình

5. Thực trạng của biến đổi khí


hậu trên Việt Nam và Thế Giới
Nguyễn Nhật a. Thực trạng của biến đổi khí
2 221A330016 100%
Khánh hậu trên Việt Nam
b. Thực trạng của biến đổi khí
hậu trên Thế Giới
1. Biến đổi khí hậu là gì ?
Huỳnh Ngọc 2. Có những dạng biến đổi khí
3 221A330035 100%
Xuân An hậu nào? 3. Nguyên nhân của
biến đổi khí hậu

Phạm Nguyễn 6. Các biện pháp khắc phục


4 221A330036 100%
Bích Trâm Tài liệu tham khảo

c. Hậu quả của biến đổi khí hậu


đối với kinh tế
d. Hậu quả của biến đổi khí hậu
Lê Thị Mỹ
5 221A330007 đối với xã hội 100%
Linh
e. Hậu quả của biến đổi khí hậu
đối với nhiệt độ Phụ trách tìm
hình ảnh của tất cả nội dung
Lời nói đầu
4. Hậu quả của biến đổi khí hậu
Nguyễn Linh a. Hậu quả của biến đổi khí hậu
6 221A330030 100%
Thanh Trúc đối với động vật
b. Hậu quả của biến đổi khí hậu
đối với sức khỏe

3
LỜI CẢM ƠN
Sau khi học xong môn này, em và các bạn trong nhóm cảm thấy bản thân
được tiếp thêm kiến thức và nhận biết được những sự việc mà trước đây
chúng em cho là nó không quan trọng. Nhưng khi được đồng hành cùng cô
qua môn học “ Môi trường và Con người “ đã giúp chúng em thấy được tầm
quan trọng của những sự việc xảy ra xung quanh mình và có thêm nhiều tư
duy tốt trong cách bảo vệ môi trường. Môn học này là một môn học thú vị,
gần gũi và có tính thực tế cao. Trong quá trình chúng em tìm hiểu về đề tài sẽ
còn nhiều thiếu sót. Kính mong cô xem xét và đóng góp ý kiến để chúng em
có thể hoàn thiện hơn. Cuối cùng em và các bạn trong nhóm trân trọng cảm
ơn cô vì đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ ích. Và chúc cô Trần
Thị Thu Ngân có thật nhiều sức khỏe để có tiếp tục truyền đạt những kiến
thức này đến các em khoá sau này. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

5
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................4
Nhận xét của giáo viên ..............................................................................5
Mục lục ......................................................................................................6
Danh mục hình ..........................................................................................7
Chương 1. Biến đổi khí hậu là gì ? ............................................................8
Chương 2. Có những dạng biến đổi khí hậu nào ? ....................................9
Chương 3. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu ..........................................
Chương 4. Hậu quả của biến đổi khí hậu ..................................................10
Chương 5. Thực trạng của biến đổi khí hậu trên Việt Nam và Thế Giới...12
Chương 6. Các biện pháp khắc phục .......................................................16
Tài liệu tham khảo ...................................................................................18

6
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 : Sự biến đổi của khí hậu ......................................................................5
Hình 2 : Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu .................................................8
Hình 3 : Biến đổi khí hậu gây nên thời tiết khắc nghiệt ...................................9
Hình 4 : Thực trạng của biến đổi khí hậu tại Việt
Nam ....................................10
Hình 5 : Thực trạng của biến đổi khí hậu tại Thế
Giới .....................................11
Hình 6 : Sự nóng lên toàn
cầu ..........................................................................12
Hình 7 : Biến đổi khí hậu khiến khối băng dày vĩnh cửu tại miền Bắc
Greenland bắt đầu rạn nứt
( 2018 ) ....................................................................................13
Hình 8 : Khắc phục sự biến đổi khí
hậu ............................................................14

7
CHƯƠNG 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ GÌ ?
- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm khí
quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong
tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất
định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
- Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các
sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thể giới
hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu.
- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu với những thành phần liên quan
như bầu khí quyển, đại dương, đất đai...
- Sự thay đổi này mang tính thống kê của hệ thống khí hậu và thường được
tính theo chu kỳ dài. Nói một cách dễ hiểu thì biến đổi khí hậu chính là sự
thay đổi hệ thống khí hậu từ sinh quyển, thủy quyển, khí quyển tới thạch
quyển trong hiện tại và cả trong tương lai sau này

- Hay thực tế, có thể thấy sự biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu,
khiến mực nước biển dâng lên cao hơn. Biến đổi khí hậu là sự xuất hiện tình
trạng thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cho thời tiết trở nên khắc nghiệt
hơn, nắng nóng, khô hạn nhiều, lũ lụt, sóng thần,…

- Nhắc đến biến đổi khí hậu chính là nhắc đến những biến đổi theo hướng xấu
đe dọa đến cuộc sống con người, sinh vật sống và các hệ sinh thái khác

8
CHƯƠNG 2. CÓ NHỮNG DẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NÀO ?
- Sư thay đổi của nhiệt độ: Nhiệt độ biến thiên theo chiều hướng xấu là sự
nóng lên của bầu khí quyển. Nhiệt độ tăng cao ít nhất từ 1.2 – 1.3 °C so với
mức trung bình 5 năm tới. Đặc biệt các nhà nghiên cứu khí tượng cũng cho
biết nhiệt độ ở giai đoạn 2015 – 2019 cũng tăng cao hơn từ 0.2 độ C so với
các giai đoạn từ năm 2011-2015. Và dự đoán mức nhiệt độ hàng năm sẽ còn
tăng cao và không có dấu hiệu dừng lại

- Hạn hán ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp: Biến đổi khí hậu khiến trái đất
nóng lên và là mối nguy hiểm đe dọa đến sự sống của con người và sinh vật.
Từ 1970 tình trạng hạn hán trên thế giới vẫn có dấu hiệu gia tăng ở các nước
Châu Âu, phía Tây của Hoa Kỳ và Châu Úc

- Lượng mưa tăng giảm thất thường: Trái với những khu vực có hạn hán
thường xuyên thì biến đổi khí hậu cũng khiến lượng mưa trong năm thay đổi
thất thường. Thường xuyên xuất hiện các cơn mưa lớn trái mùa

- Mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương: Biến đổi khí hậu chính là
nguyên nhân của việc băng tan khiến mực nước dâng cao. Theo nguồn tin
chính thức của Nasa thì năm 2100 mực nước biển có thể dâng cao thêm 0.3
đến 1.2m. Ngoài ra sự phát thải khí CO2 của con người vào khí quyển cũng
khiến tình trạng axit hóa đại dương tăng cao

- Xuất hiện các hiện tượng cực đoan: Hiện tượng thời tiết cực đoan có tình
trạng cơn mưa bão lớn hơn, mưa đá, lốc xoáy xuất hiện nhiều hơn nữa

CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

- Tình trạng biến đổi khí hậu ở toàn cầu xảy ra là do 2 nguyên nhân chính bao
gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan

+ Nguyên nhân khách quan: do tự nhiên như sự tái phân bố nhiệt trong đại
sương, quá trình kiến tạo núi, thềm lục địa có sự biến đổi, có sự lưu chuyển
bên trong hệ thống khí quyển, quỹ đạo trái đất bị thay đổi,…

+ Nguyên nhân chủ quan: ở đây chính là do con người có sự tác động dẫn
đến việc biến đổi khí hậu. Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra hiện
tượng biến đổi khí hậu. Quá trình đốt cháy những nhiên liệu hóa thạch để tạo
ra điện và nhiệt đã đồng thời tạo ra lượng khí thải rất lớn trên toàn cầu

9
- Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức
xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ
đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi
nồng độ khí nhà kính. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi
khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành
phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản
ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn

- Các nguyên nhân khác thường gặp :

+ Hiệu ứng nhà kính


+ Chất thải từ các nhà máy
+ Khói bụi xe cộ
+ Con người xả rác bừa bãi
+ Chặt phá rừng quá mức
CHƯƠNG 4. HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
a. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với động vật
- Gây ảnh hưởng lớn đến các hệ sinh thái, làm thay đổi quá trình sinh sản và
phát triển của các loài động và thực vật, khiến cho các loài động vật có nguy
cơ bị tuyệt chủng

- Nhiệt độ gia tăng đã đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực suy giảm số lượng
hoặc tuyệt chủng. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ 1,1ºC – 6,4ºC, 30%
loài động thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050

b. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe
- Tăng nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gây ra các bệnh về
đường hô hấp, tim mạch và não, đặc biệt là đối với người già và trẻ em
- Khi nhiệt độ Trái Đất tăng cao khiến xảy ra các tình trạng lũ lụt, hạn hán,…
kéo dài làm cho nhiều loại vi khuẩn có nguy cơ lây lan. Nhiều loại sinh vật
truyền nhiễm như muỗi hay chuột cũng sinh sôi nảy nở và phát triển hơn

10
c. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với kinh tế
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Sự thay đổi mô hình
mưa và gió có thể gây ra thiệt hại đến nông nghiệp, đặc biệt là các nước đang
phát triển. Khí hậu khắc nghiệt cũng có thể gây ra các thiệt hại cho các ngành
công nghiệp sản xuất và vận chuyển hàng hóa
d. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với xã hội
- Biến đổi khí hậu làm gia tăng các yếu tố khiến nhiều người rơi vào tình
trạng đói nghèo. Lũ lụt có thể cuốn trôi các khu ổ chuột ở đô thị, phá hủy nhà
cửa và sinh kế. Các thảm họa liên quan đến thời tiết khiến 23 triệu người phải
di cư mỗi năm, khiến nhiều người dễ bị đói nghèo hơn
e. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ
- Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng khiến mực nước biển cũng theo đó dần
tăng lên. Nhiệt độ tăng có nguy cơ làm các sông băng, biển hay lục địa băng
trên Trái Đất dần bị tan chảy, làm tăng lượng nước đổ vào biển và đại dương
- Các núi băng và các sông băng đang ngày càng bị hẹp lại theo thời gian.
Trước đây, có những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi lớp băng vĩnh
cửu thì bây giờ nó đã bị cây cối bao phủ. Một ví dụ thực tế đến từ các núi
băng dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng đang dần co lại
khoảng 37m mỗi năm

11
- Các bờ biển dần dần biến mất và thay vào đó là nước dâng lên. Các nhà
khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và họ nhận thấy băng ở đảo Greenland
bị mất đi một số lượng khá lớn, khiến cho các đảo quốc hay quốc gia có nguy
cơ gặp nguy hiểm

- Theo các ước tính khác, nếu như băng tiếp tục tan ra thì nước biển có thể sẽ
dâng lên ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Điều này đồng nghĩa với việc phần
lớn hòn đảo của Indonesia và nhiều thành phố khác ven biển sẽ hoàn toàn bị
xóa sổ

CHƯƠNG 5. THỰC TRẠNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN VIỆT
NAM VÀ THẾ GIỚI
a. Thực trang của biến đổi khí hậu trên Việt Nam
- Biến đổi khí hậu ở Việt Nam sẽ dẫn đến một thực trạng, trong những thập
kỷ tới, Việt Nam sẽ nằm trong số các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất
bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Một số lượng lớn các nghiên cứu cho thấy Việt
Nam đang trải qua biến đổi khí hậu và sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng

12
trong những thập kỷ tới. Những tác động tiêu cực này bao gồm mực nước
biển dâng, xâm nhập mặn và các vấn đề thủy văn khác như lũ lụt, diễn biến
cửa sông, bồi lắng cũng như tần suất gia tăng của các thiên tai như sóng
lạnh, triều cường đều sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và
kinh tế của đất nước bao gồm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng
đường bộ

- Từ đầu năm 2022 đến nay, tình trạng biến đổi khí hậu được các nhà khoa
học cảnh báo đạt mức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cực xấu đến nhân loại
nếu chúng ta tiếp tục tàn phá môi trường.

- Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều kiểu hiện tượng thời tiết lạ như: Mưa giông
trái mùa ở ven biển miền Tây Nam bộ (tháng 2/2022), động đất liên hoàn tại
Kon Tum gây rung lắc mạnh lên tới 4,1 độ richter (tháng 4/2022), mùa Hè ở
miền Bắc đến chậm hơn so với chu kì hàng năm, sương mù dày đặc xuất hiện
vào thời điểm miền Bắc đang chuyển sang mùa Hè...

- Trong nhiều ngày liên tiếp của tháng 4 và tháng 5 năm 2022 xuất hiện kiểu
thời tiết âm u, mây mù cả ngày ở phía Bắc nhưng không hề dễ chịu mà rất oi
bức, độ ẩm không khí thấp.Đây là kiểu thời tiết dị thường, hiếm gặp, phản
ảnh rõ thực trạng khí hậu ở Việt Nam đang bị biến đổi, trái với quy luật tự
nhiên
b. Thực trạng của biến đổi khí hậu trên Thế Giới

13
- Theo các nghiên cứu khoa học, “Thủ phạm” làm tăng nhiệt trên Trái Đất gây
ra hiện tượng băng tan và làm nóng các đại dương chính là khí nhà kính tồn
tại lâu dài trong khí quyển. Từ năm 1990, lượng khí nhà kính đã làm gia tăng
41% tổng bức xạ, nhân tố gây ra quá trình nóng lên toàn cầu
- Trong đó, khí carbon dioxide (CO2) chiếm 82% lượng bức xạ gia tăng trong
thập niên vừa qua. Tình trạng thải khí CO2 đã đạt đến những kỷ lục vào năm
2017 và 2018
- Riêng trong năm 2017, nồng độ CO2 trong khí quyển đã lên mức trung bình
toàn cầu 405,5 phần triệu (ppm), cao hơn gần 50% so với giai đoạn trước khi
diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, và đang tiếp tục tăng cao hơn nữa
- Sự gia tăng đột biến nồng độ khí CO2 khiến Trái Đất không thể hấp thu
được hết lượng khí thải độc hại này cũng như các khí gây hiệu ứng nhà kính
khác đang dư thừa trong bầu khí quyển, làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên, dẫn
đến tình trạng biến đổi khí hậu

- Thực tế cho thấy, các hoạt động sinh sống và sản xuất không kiểm soát của
con người hiện nay là nguồn phát thải chính các khí gây hiệu ứng nhà kính.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu con người tiếp tục khai thác và sử dụng
nhiên liệu hóa thạch để phục vụ các lĩnh vực như giao thông, năng lượng và
công nghiệp, với tốc độ hiện tại thì đến năm 2250, nồng độ CO2 trong không
khí sẽ tăng lên mức cao chưa từng thấy trong 200 triệu năm qua kể từ kỷ Trias
- thời kỳ nóng nhất trong lịch sử Trái Đất với hai cực địa cầu không hề có
băng tuyết

14
- Trong những năm gần đây, con người đã chứng kiến các đợt nắng nóng
đỉnh điểm đến gần 50 độ C ở Australia, Ấn Độ hay lên tới 41 độ C ở những
xứ lạnh như châu Âu, Canada và Mỹ làm nhiều người tử vong. Mặc dù hiệp
định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 kêu gọi giữ mức tăng nhiệt độ Trái
Đất dưới ngưỡng 2 độ C, nhưng hành tinh của chúng ta hiện đang trên đà
nóng lên gấp đôi con số này. Các tổ chức khí tượng và môi trường của LHQ
dự báo nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm từ 3-5 độ C trong thế kỷ XXI, vượt
xa so với mục tiêu hạn chế ở mức 1,5 - 2 độ C theo Hiệp định Paris

- Sự nóng lên toàn cầu cũng kéo theo rủi ro ngày càng gia tăng liên quan đến
khí hậu đối với sức khỏe, sinh kế, an ninh lương thực, cấp nước, an ninh con
người và tăng trưởng kinh tế
- Không chỉ đối mặt với các đợt nắng nóng đỉnh điểm gây thiệt hại về người,
thế giới cũng xảy ra các vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề, hay những trận
siêu bão có sức tàn phá lớn biến mọi thứ trở thành hoang tàn ở Philippines,
Indonesia... hoặc những đợt cháy rừng khủng khiếp tàn phá Mỹ, Hy Lạp,

15
Thụy Điển, Italy…, và cả những đợt núi lửa phun trào, động đất, sóng thần ở
nhiều nước châu Á…
- Năm 2018, lần đầu tiên khối băng dày vĩnh cửu tại miền Bắc Greenland bắt
đầu rạn nứt. Dự báo đến năm 2100, những trận siêu bão như Sandy ở Mỹ sẽ
lặp lại với tần suất thường xuyên hơn, có thể tới 17 lần/năm

- Các điều kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra đang cản trở
những nỗ lực xóa đói giảm nghèo cũng như làm xói mòn những thành tựu đạt
được trong lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc
(LHQ). Đáng lo ngại hơn, các chuyên gia đều đồng ý rằng, tình trạng biến đổi
khí hậu sẽ ngày càng gây ra những tác động tàn phá không thể đảo ngược đối
với sự sống trên Trái Đất
CHƯƠNG 6. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
- Sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiên liệu hóa thạch : Nhiên liệu hóa thạch
gồm các loại than, dầu, khí thiên nhiên… Khi sử dụng các loại nhiên liệu đốt
này sẽ phát thải nhiều hàm lượng CO2 gây tình trạng hiệu ứng nhà kính trầm
trọng hơn. Hiện nay chưa có phương án sử dụng nguyên liệu đốt nào thay thế
nguyên liệu hóa thạch trên nên yêu cầu người dùng nên hạn chế và sử dụng

16
tiết kiệm nguyên liệu nhằm giảm thiểu phát thải và ngăn chặn biến đổi khí
hậu
- Ngăn chặn tình trạng phá rừng : Tình trạng phá rừng ngày càng khiến
diện tích rừng bị thu hẹp hơn. Điều này khiến lượng CO2 thải vào không khí
tăng cao hơn và là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính trầm trọng hơn.Chính
vì thế mà xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng về khí hậu, môi trường như lũ
lụt, băng tan… Vì thế để khắc phục biến đổi khí hậu thì biện pháp duy nhất là
hạn chế nạn phá rừng bừa bãi, phủ xanh nhiều đất trống

- Hạn chế sử dụng túi nilon : Nilon rất khó phân hủy, nó là nguyên nhân gây
hại cho sinh vật trong nước, đất và sức khỏe con người… Vậy nên con người
có thể sử dụng các loại túi đựng tái sử dụng các loại túi nilon nhiều lần hoặc
sử dụng các loại túi giấy dễ phân hủy

- Tìm kiếm nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và con người :
Hiện tại việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường đang
là thử thách lớn với con người. Các nguồn năng lượng thân thiện với môi
trường như gió, năng lượng sóng, năng lượng mặt trời là những dạng năng
lượng đã được khai thác hiệu quả.Bên cạnh đó còn có các năng lượng sinh
học, năng lượng ethanol từ cây trồng….

- Ứng dụng các công nghệ hiện đại mới bảo vệ trái đất : Để có thể hạn chế
những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu con người đã nghiên cứu ra các
công nghệ hiện đại bảo vệ trái đất như kỹ thuật bế mặt trời, kỹ thuật địa chất,
lắp các gương nhỏ làm lệch ánh sáng mặt trời, các biện pháp tăng cường

17
dưỡng chất hấp thụ nhiều CO2.Tạo ra các đại dương chứa nhiều sắt, hay các
biện pháp bao phủ trái đất bằng những màng phản chiếu khúc xạ ánh sáng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://palada.vn/bien-doi-khi-hau-la-gi/
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Biến_đổi_khí_hậu_ở_Việt_Nam
3. https://thanhtra.com.vn/xa-hoi/moi-truong/thuc-trang-dang-bao-dong
4. https://palada.vn/bien-doi-khi-hau-la-gi
5. https://vannhapkhau.com.vn/bien-doi-khi-hau-la-gi-cach-khac-phuc-bien-
doi-khi-hau.html

18

You might also like