Văn hóa truyền thông thời kỳ hội nhập - kỷ yếu báo chí - Văn hóa và truyền thông đại chúng

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN

MÔN
VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Giảng viên: Trần Duy

BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: ĐỌC CUỐN KỶ YẾU “VĂN HÓA TRUYỀN


THÔNG TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP”

Sinh viên: Nguyễn Diệu Linh


Mã sinh viên: B23DCBC037
Lớp: D23CQBC01 – B
Email: linhnd2410@gmail.com

Hà Nội, tháng 5/2024


Câu hỏi: Vai trò chủ động của nhà báo trong hệ thống văn hóa
truyền thông là gì? Ngược lại, họ bị tác động bởi văn hóa truyền
thông ra sao?
1. Vai trò chủ động của nhà báo trong hệ thống văn hóa truyền thông
Trong hệ thống văn hóa truyền thông, báo chí – truyền thông nói chung,
hay các nhà báo nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chủ động
sáng tạo, phổ biến và bảo vệ các giá trị văn hóa thông qua nhận thức của bản thân
nhà báo từ đó sản xuất ra các sản phẩm báo chí có tính giáo dục, giúp nâng cao
nhận thức của công chúng. Có tính sáng tạo nhưng không được mất đi bản sắc
vốn có. Những vai trò này được thể hiện cụ thể như sau:
- Tích cực gìn giữ, lưu truyền văn hóa với sự sáng tạo: Nhà báo không
chỉ đưa tin tức mà còn sáng tạo và truyền tải các giá trị văn hóa tới công chúng.
Báo chí là một phần của văn hóa nhưng cũng đồng thời sáng tạo ra văn hóa và
giúp lưu truyền văn hóa.
Trong tài liệu có đề cập rằng “Văn hóa và báo chí – truyền thông có mối
quan hệ khăng khít, biện chứng. Báo chí là bộ phận của văn hóa nhưng báo chí
cũng sáng tạo ra và phổ biến văn hóa, lưu truyền văn hóa.”. Vậy, ta có thể hiểu
nhà báo thông qua các tác phẩm báo chí, như bài viết, phóng sự, và các chương
trình truyền thông, góp phần vào việc xây dựng và duy trì các giá trị văn hóa. Vì
nhà báo thông qua việc lựa chọn và viết về các đề tài văn hóa không chỉ giới thiệu
mà còn ghi lại những giá trị văn hóa quý báu, truyền bá và lưu trữ chúng trong
thời kỳ hiện đại hóa giúp chúng không bị mai một. Đồng thời cũng nâng cao hiểu
biết và tình yêu của công chúng đối với văn hóa truyền thống. Song song việc
viết bài và đưa tin về các hoạt động văn hóa, báo chí hiện nay còn tìm ra những
cách sáng tạo tác phẩm báo chí của mình bằng nhiều cách (sáng kiến tổ chức, hỗ
trợ các hoạt động, sân chơi văn hóa), dưới nhiều hình thức (sân khấu, truyền hình,
cuộc thi ca nhạc,...). Điều này giúp tăng hiệu quả truyền bá văn hóa.
Ví dụ: Bài báo về lễ
hội Cồng Chiêng ở Tây
Nguyên giúp giới thiệu
rộng rãi các giá trị văn
hóa độc đáo đến công
chúng.
Hình 1: VietNam.net

2|DieuLinh
- Bảo vệ và duy trì bản sắc văn hóa vốn có: Nhà báo có trách nhiệm bảo vệ và
duy trì bản sắc văn hóa dân tộc trong bố cảnh hội nhập quốc tế. Điều này đòi hỏi
họ phải có hiểu biết sâu sắc về văn hóa và ứng xử một cách văn hóa trong hoạt
động nghề nghiệp.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhà báo có trách nhiệp phản ánh trung thực
và bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc trước sự xâm nhập của các yếu tố văn hóa
ngoại lai. Các bài viết về biệc bảo tồn di sản văn hóa, như di sản UNESCO, là
một minh chứng rõ ràng. Khi viết về các di sản văn hóa và phong tục tập quán,
nhà báo giúp công chúng hiểu và trân trọng hơn các giá trị văn hóa của dân tộc,
từ đó thúc đẩy việc bảo vệ và gìn giữ chúng. Nhà báo có thể tác động đến chính
sách văn hóa thông qua việc đưa ra những vấn đề liên quan đến bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa.
Ví dụ: Báo chí Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng về việc bảo tồn phố cổ Hội
An, giúp nâng cao ý thức cộng đồng về việc giữ gìn di sản .

Hình 2: Báo Quảng Nam


- Nâng cao nhận thức của công chúng về văn hóa: Nhà báo có vai trò
quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề văn hóa.
Thông qua các bài viết, phóng sự, và các chương trình truyền thông, nhà báo giúp
công chúng hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa và tầm quan trọng của việc giữ gìn
chúng.
Bằng sự sáng tạo và chuyên nghiệp, nhà báo sản xuất ra các sản phẩm báo
chí – truyền thông (chương trình cho chuyên mục văn hóa, phóng sự điều tra về
văn hóa,...) bắt kịp thị hiếu người xem, phù hợp với các độ tuổi khác nhau và

3|DieuLinh
mang các kiến thức về văn hóa đã đóng góp vào việc giáo dục công chúng, ví dụ
như việc phổ biến kiến thức lịch sử, nghệ thuật, các giá trị truyền thống,...
Ví dụ: Chương trình S – Việt Nam giúp nâng cao kiến thức và nhận thức
về các giá trị văn hóa

Hình 3: Chương trình S-Việt Nam. VTV

TỔNG KẾT
Báo chí – truyền thông và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ khăng khít. Để
văn hóa được lưu truyền, gìn giữ một cách hiệu quả thì báo chí – truyền thông
phải phát triển lành mạnh, đưa ra các nội dung lành mạnh trong đó có các nội
dung về văn hóa. Trong thời kì đổi mới, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ,
với nhiều phương tiện hỗ trợ, xuất hiện nhiều nền tảng các nhau, công chúng có
thể nhìn thấy các sản phẩm báo chí ở khắp nơi, bất kì lúc nào, bằng nhiều phương
tiện, cách thức khác nhau. Vậy nên, nhà báo cần chủ động học hỏi, tìm tòi, sáng
tạo để các sản phẩm báo chí – truyền thông về văn hóa nói riêng, và các lĩnh vực
khác trong xã hội nói chung tiếp cận được tới nhiều khán giả. Nhằm phát triển
một môi trường báo chí lành mạnh, hiệu quả.

4|DieuLinh
2. Nhà báo bị tác động bởi văn hóa truyền thông như thế nào?
Vì văn hóa truyền thông và báo chí – truyền thông tồn tại và có mối quan
hệ biện chứng với nhau, nên nếu văn hóa bị ảnh hưởng bởi các nhà báo thì các
nhà báo cũng nhận được sự ảnh hưởng tương tự. Nói một cách dễ hiểu hơn, vì
truyền thông là một mô hình 2 chiều, người sản xuất tin tức và người tiêu thụ
chúng đều bị tác động đến trong quá trình truyền thông. Từ đó ta cũng có thể suy
ra, những ảnh hưởng từ văn hóa truyền thông tới nhà báo là những ảnh hưởng
liên quan đến các yếu tố đặc điểm, quy luật trong khâu truyền tải thông tin. Các
yếu tố đó cụ thể là:
- Áp lực từ công chúng và thị trường sản cho sản phẩm báo chí: Vì sản
phẩm báo chí có mục tiêu là tiếp cận đến công chúng nên chúng sẽ bị ảnh hưởng
bởi nhu cầu và thị hiếu của công chúng.
Các nhà báo phải dựa vào thị hiếu, nhu cầu của người xem để làm ra các
sản phẩm báo chí. Cụ thể hơn, nó ảnh hưởng đến nội dung, cách thức đưa tin sao
cho phù hợp với phần lớn công chúng. Họ cũng phải cân bằng việc đáp ứng yêu
cầu của công chúng đồng thời duy trì được các tiêu chuẩn về văn hóa, đạo đưc
nghề nghiệp. Bên cạnh đó là áp lực từ sự cạnh tranh trong ngành truyền thông vì
nó có tốc độ đào thải cực kì lớn. Kiến nhà báo phải biết cân bằng giữa nhiều cách
thức, nội dung đưa tin.
Ví dụ cụ thể: việc không thể cân bằng được
giữa công chúng và đạo đức của người làm báo
là một vấn đề nan giải, cũng vì thế xuất nhiều rất
nhiều tờ báo lá cải, đưa thông tin giật gân để thu
hút người xem nhưng lại sai sự thật. Làm ảnh
hưởng rất nhiều đến việc nâng cao nhận thức,
giáo dục tư tưởng của công chúng.
Nhưng vẫn còn rất nhiều nhà báo hoạt động chân chính. Không ngừng học
hỏi sáng tạo để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng phục vụ độc giả, họ vẫn chú
trọng giữ phẩm chất, đạo đức của một nhà báo.
- Trong thời đại số ảnh hưởng của công nghệ và các hình thức truyền
thông mới: Sự phát triển vượt bậc với tốc độ cực kì nhanh chóng của công nghệ
nói chung và truyền thông kỹ thuật, truyền thông đa phương tiện nói riêng đã làm
thay đổi cách thức hoạt hoạt động của nhà báo.
Nhà báo phải thích nghi với những phương tiện truyền thông và các phương
tiện hỗ trợ mới hiện đại. Có sự thay đổi lớn về cách tiếp cận thông tin của cả

5|DieuLinh
người làm báo. Xuất hiện khái niệm “Nhà báo đa phương tiện (Multi-
Journalist)” cho thấy các nhà báo hiện đại ngoài kỹ năng làm báo chuyên nghiệp,
cần học thêm các kỹ năng sử dụng công nghệ, các nền tảng mạng xã hội
(Facebook, Tiktok, Instagram,...) để phục vụ tối đa cho công việc của mình. Công
nghệ mới đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều rủi ro. Vì những thông tin được
đưa lên mạng xã hội ngày càng nhiều, tràn lan nhưng tính xác thực chưa cao. Nhà
báo cần hết sức lưu tâm và tỉnh táo với các thông tin đó.
- Tuân thủ các quy định, chính sách: nhà báo còn bị ảnh hưởng bởi các
quy định, chính sách của nhà nước, các cơ quan quản lý truyền thông.
Các chính sách được đưa ra có giới hạn và mang tính định hướng về nội
dung và cách thức đưa tin của nhà báo, từ đó ảnh hưởng phần nào đến tính độc
lập và khách quan của báo chí. Ở mỗi quốc gia, vùng đều có luật và quy định
khác nhau dành cho lĩnh vực báo chí và truyền thông. Vì vậy nhà báo khi hoạt
động làm báo cho mỗi vùng, nước cần phải biết, hiểu và tuân thủ các quy định về
pháp luật về báo chí, truyền thông ở nơi đó. Điều này có thể ảnh hưởng phần nào
đến tính tự do và sáng tạo trong nghề nghiệp của nhà báo.
Ví dụ: Nhà báo, các cơ quan báo chí tại Việt Nam phải tuân thủ các quy
định pháp luật về báo chí và truyền thông ở Việt Nam. Luật Báo chí ở Việt Nam
yêu cầu thông tin phải trung thực không gây hại cho lợi ích quốc gia.

TỔNG KẾT
Như vậy, nhà báo vừa có vai trò chủ động trong việc sáng tạo và bảo vệ
văn hóa, vừa bị tác động bởi các yếu tố ngoại vi như công nghệ, áp lực thị trường,
và quy định pháp luật. Điều này tạo ra một môi trường làm việc phức tạp, đòi hỏi
nhà báo phải có kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cao và sự linh hoạt để cân bằng
các yếu tố khác nhau.

6|DieuLinh

You might also like