Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

THUYẾT X,Y,Z

I. THUYẾT X
NỘI DUNG HỌC THUYẾT X:
(K/n: Thuyết X là một lý thuyết về quản trị nhân sự (OB) hiện đại,thuyết này được khởi
xướng bởi Douglas McGregor vào thập niên 1960.
 Đó là kết quả của việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong
các xí nghiệp ở phương tây lúc bấy giờ).

- Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp nhằm đạt được những
mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, thiết bị, con người…
- Đối với nhân viên chỉ cần chỉ huy họ kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp
ứng nhu cầu của tổ chức.
- Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện chống
đối của người lao động với tổ chức.
ƯU – NHƯỢC ĐIỂM:
 ƯU ĐIỂM: Trên thực tế học thuyết X sẽ không có một kết quả chính xác 100% - Học
thuyết X giúp cho các nhà quản trị nhìn nhận lại bản thân để điều chỉnh hành vi
cho phù hợp.
 NHƯỢC ĐIỂM: Có cái nhìn mang thiên hướng tiêu cực về con người và là một lý
thuyết máy móc:
+ Theo học thuyết này thì các nhà quản trị học lúc bấy giờ chưa hiểu hết về các mức
nhu cầu của con người nên chỉ hiểu đơn giản là người lao động có nhu cầu về tiền.Chỉ
nhìn phiến diện và chưa đầy đủ về người lao động nói riêng cũng như bản chất
con người nói chung.
+ Những nhà quản trị học theo học thuyết X này thường không tin tưởng vào bất kì
ai. Họ chỉ tin vào hệ thống những quy định của tổ chức và sức mạnh của kỷ luật.
+ Khi có một vấn để nào đó xảy ra, họ thường cố quy trách nhiệm cho một cá nhân
cụ thể để kỷ luật hoặc khen thưởng.
VẬN DỤNG:
VÍ DỤ THỰC TẾ:
 Tập đoàn Unilever: là một công ty đa quốc gia, do William Lever – một công dân
Anh sáng lập, Unilever là tập đoàn của Anh và Hà Lan chuyên sản xuất các mặt hàng
tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực
phẩm...Unilever Việt Nam: Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một
bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever.
Vận dụng thuyết X trong bố trí và sử dụng nhân lực:
- -Yêu cầu các cán bộ phụ trách về những vấn đề của cty luôn dành thời gian
cần thiết cho việc nghiên cứu.
- Nắm bắt tâm lý, để ý nhân viên, nhìn nhận đặc thù riêng cỉa từng người để qli,
xếp việc hiệu quả
-Nhận diện lý do vì sao nhân viên k hoàn thành nhiệm vụ để bố trí lại nhân viên
cty
- Có quyết định khen thưởng, kỷ luật để tạo động lực lao động trong cty.
II. THUYẾT Y:
NỘI DUNG HỌC THUYẾT Y
(K/n: Học thuyết Y cũng được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960.
 Là lý thuyết linh động và thiên hướng tích cực về con người và hành vi con người.
 Cho rằng con người bản chất thích làm việc và không trốn tránh khi có thể.)
- Con người làm việc theo nhóm thích tự định hướng và làm chủ.
- Con người sẽ gắn với nhóm nếu họ đạt được sự thỏa mãn cá nhân.
- Bản chất của con người là thích làm việc và không trốn tránh khi có thể, con người
muốn và có thể học gánh vác trách nhiệm.
- Họ không thích bị kiểm soát, nếu bị kiểm soát sẽ không làm tốt công việc. Không
đánh giá cao về việc trừng phạt khi họ không làm việc.

ƯU – NHƯỢC ĐIỂM:
ƯU ĐIỂM:

 Nhìn đúng bản chất con người hơn. Nó phát hiện ra rằng, con người không phải là
những cỗ máy, sự khích lệ đối với con người nằm trong chính bản thân họ.
 Làm cho nhân viên hiểu rằng để thỏa mãn mục tiêu của mình thì mình cần phải
thực hiện tốt mục tiêu của tổ chức.
 Việc đánh giá nhân viên theo học thuyết Y này hết sức linh động, các nhà quản trị
để cho nhân viên tự đặt ra mục tiêu, tự đánh giá thành tích công việc của mình, khiến
cho nhân viên cảm thấy cảm thấy họ thưc sự được tham gia vào hoạt động của tổ chức
từ đó họ có trách nhiệm và nhiệt tình hơn.

NHƯỢC ĐIỂM:

 Việc tuân theo học thuyết Y có thể dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý hoặc trình
độ của tổ chức chưa phù hợp để áp dụng học thuyết này.
 Khó áp dụng
 Chỉ được phát huy tốt trong một số doanh nghiệp lớn và đòi hỏi sự sáng tạo cao.

VẬN DỤNG:
VÍ DỤ THỰC TẾ:

Có thể lấy ví dụ như trong chương trình ngày hội nghề nghiệp cho sinh viên hàng năm:
Chương trình phản ánh khuynh hướng tuyển dụng hiện nay là các sinh viên ưu tú, có tiềm
năng sẽ được các công ty lớn ưu ái tiếp nhận và Unilever là công ty tiên phong trong
hoạt động này.
Mục tiêu của công ty là bồi dưỡng các nhân viên này thành những nhà lãnh đạo cấp cao
(senior Manager) trong vòng 3 năm làm việc => kể từ 1998 đến nay, thông qua cách tuyển
dụng đặc biệt này Unilever đã tuyển được 109 nhân sự và nhiều người trong số họ đã trở
thành cán bộ cấp cao của công ty.

Thông qua vận dụng học thuyết Y về đánh giá đúng bản chất con người, tạo điều kiện cho
người lao động phát huy khả năng của mình, thúc đẩy người lao động phát triển vì cả mục
tiêu của bản thân và mục tiêu của công ty. Việc vận dụng một cách thông minh khéo léo
học thuyết vào trong quá trình tuyển dụng đã mang lại cho công ty Unilever Việt Nam
những thành tựu xứng đáng.

III. THUYẾT Z:

NỘI DUNG HỌC THUYẾT Z:

(K/n: thuyết Z còn được biết đến dưới cái tên “Quản lý kiểu Nhật” và được phổ biến
khắp thế giới vào thời kì bùng nổ kinh tế của các nhà Châu Á thập niên 1980.
 Nó chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty
bằng cách tạo ra sự an tâm và mãn nguyên ng lao động cả trong và ngoài khi
làm việc).
- Chế độ làm việc suốt đời
- Trách nhiệm cá nhân
- Đo đếm, đánh giá chi li, rõ ràng song biện pháp kiểm soát tế nhị, mềm dẻo, giữ thể
diện cho người lao động.
- Ra quyết định tập thể.
- Đánh giá và đề bạt một cách thận trọng.
- Quan tâm đến tất cả các vấn đề của người lao động, kể cả gia đình họ.

ƯU – NHƯỢC ĐIỂM:
ƯU ĐIỂM:
 Luôn có sự sắp xếp, kế hoạch rõ ràng trong toàn bộ hoạt động của công ty.
 Môi trường làm việc lành mạnh, văn hoá nhất trí trong cộng đồng, bình đẳng hợp
tác giữa các thành viên, luôn tạo được sự phát triển nhanh và vững chắc của doanh
nghiệp.
 Tạo ra năng lực sáng tạo và tinh thần cộng đồng(dựa trên sự gắn bó, lòng trung
thành và tin cậy)
 Dễ đi vào lòng người với tính mềm dẻo.

NHƯỢC ĐIỂM:
 Trong doanh nghiệp Z, không thể thay đổi cách ứng xử của mọi người bằng cách
đánh giá kết qủa họ đạt được hay thay đổi lối tính toán tiền lãi.
 Thêm vào đó các công ty kiểu Z có chiều hướng phân biệt chủng tộc hay phân biệt
nam, nữ. Ban lãnh đạo luôn chỉ là đàn ông hoặc là người da trắng.
 Có thể rất khó khăn cho việc áp dụng đào tạo đối với các nhân viên luôn có bản
chất xấu bởi thuyết Z luôn thiên hướng về mềm dẻo.
VẬN DỤNG:
VÍ DỤ THỰC TẾ:
Vận dụng học thuyết Z Đối với Unilever Việt Nam trong khâu tuyển dụng nhân lực:
- Sự tuyển dụng nhân viên lâu dài để họ yên tâm và tăng thêm tinh thần trách nhiệm, cùng
doanh nghiệp chia sẻ vinh quang và khó khăn, gắn bó vận mệnh của họ vào vận mệnh của
doanh nghiệp.
- Thay vì những mục tiêu ngắn hạn, ngay từ khi nhân viên bắt đầu gia nhập môi trường làm
việc, Unilever đã vạch ra những kế hoạch chiến lược lâu dài.
- Công ty mong muốn tạo được niềm tin cho nhân viên để họ có thể yên tâm phát triển năng
lực và cống hiến cho công ty.
- Ngoài việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên tại môi trường trong nước, Unilever
cũng chú trọng đưa họ ra nước ngoài làm việc để có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao.
=>Ở đây, công ty đề cao vấn đề tuyển dụng lâu dài và thực hiện đãi ngộ thỏa đáng, đáp ứng
những yêu cầu chính đáng của nhân viên.
IV. TỔNG KẾT
Tóm lại, đây là 3 thuyết quan trọng trong các nghiên cứu về Quản trị nhân sự, quản lý
nhân sự, thuyết X,Y hay Z đều có ưu và nhược điểm của nó vì thế các nhà lãnh đạo
hãy cố gắng tận dụng tối đa các điểm mạnh và triệt tiêu các điểm yếu của các thuyết
này để áp dụng trong bối cảnh cần nhiều cải tiến như hiện nay.

You might also like