Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN TUẦN 1

1. Phân biệt tư tưởng kinh tế và học thuyết kinh tế, lịch sử tư tưởng kinh tế và lịch
sử họcthuyết kinh tế.
2. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là gì?
3. Chức năng của môn lịch sử các học thuyết kinh tế và ý nghĩa của việc nghiên cứu
mônhọc này?
4. Phân tích hoàn cảnh lịch sử ra đời và những tư tưởng kinh tế chủ yếu thời cổ đại.
Những đặc điểm đó được thể hiện thế nào trong các tư tưởng kinh tế Hy Lạp cổ đại,
La mã cổ đại, Phương Đông cổ đại?

MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CHƯƠNG 1:
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là:
A. Hệ thống các hình thái kinh tế - xã hội gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định
B. Các hệ thống quan điểm kinh tế của đại biểu các giai cấp khác nhau trong các
hình thái kinh tế - xã hội khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định
C. Tổng hợp những tư tưởng kinh tế, giải thích thực chất của hiện tượng kinh tế
nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau
D. Quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống
quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản
Câu 2: Lịch sử các học thuyết kinh tế là:
A. Một môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh
và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ
bản trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau
B. Nghiên cứu những quan điểm kinh tế được hình thành một cách có hệ thống,
có tính độc lập, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội
C. Một môn khoa học xã hội nghiên cứu các hệ thống quan điểm kinh tế của các
giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau
D. Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia, rút ra thành tựu và
các khó khăn trở ngại của sự phát triển, nguyên nhân của thành tựu và sự hạn
chế của tiến trình phát triển kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử
Câu 3: Đối tượng của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là một bộ phận cấu thành
đối tượng của môn:
A. Lịch sử Kinh tế chính trị
B. Lịch sử Tư tưởng kinh tế
C. Kinh tế học
D. Lịch sử kinh tế
Câu 4: Phương pháp nghiên cứu môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là:
A. Duy vật biện chứng
B. Thực hiện triệt để nguyên tắc logic-lịch sử
C. Phê phán, phân tích, tổng hợp
D. Duy vật biện chứng, Thực hiện triệt để nguyên tắc logic-lịch sử, Phê phán,
phân tích, tổng hợp
Câu 5: Việc nghiên cứu môn Lịch sử các học thuyết kinh tế có ý nghĩa:
A. Hiểu sâu sắc và hoàn chỉnh Kinh tế chính trị
B. Mở rộng và nâng cao hiể biết về kinh tế thị trường
C. Hiểu và nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng ta hiện nay
D. Hiểu sâu sắc và hoàn chỉnh Kinh tế chính trị, Mở rộng và nâng cao hiể biết về
kinh tế thị trường, Hiểu và nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng ta hiện
nay
Câu 6: Chức năng của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế:
A. Chức năng tư tưởng
B. Chức năng thực tiễn
C. Chức năng phương pháp luận
D. Chức năng tư tưởng, Chức năng thực tiễn, Chức năng phương pháp luận
Câu 7: Chức năng phương pháp luận của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế cung
cấp:
A. Một cách có hệ thống các quan điểm các lý luận kinh tế làm cơ sở lý luận cho
các khoa học kinh tế khác
B. Một cách đơn giản các quan điểm kinh tế, bảo vệ lợi ích giai cấp mình mà còn
giúp thế hệ sau nhận thức và cải tạo được hiện thực kinh tế - xã hội
C. Những kiến thức cần thiết trong việc nghiên cứu, xây dựng phát triển kinh tế
đất nước
D. Các quan điểm kinh tế, bảo vệ lợi ích giai cấp mình mà còn giúp thế hệ sau
nhận thức và cải tạo được hiện thực kinh tế - xã hội
Câu 8 Mục đích của việc nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế nhằm:
A. Để đánh giá tính khoa học và thực tiễn các quan điểm kinh tế, tư tưởng và các
học thuyết kinh tế của các tác giả và trường phái kinh tế, là cơ sở để chúng
phê phán, lựa chọn và thay thế lẫn nhau trong lịch sử
B. Cung cấp một cách có hệ thống các quan điểm, các học thuyết của các trường
phái, các đại biểu tiêu biểu trên Thế giới gắn với điều kiện lịch sử xuất hiện
của chúng
C. Xem xét các lý luận kinh tế của giai đoạn quá khứ bằng tiêu chuẩn hiện tại mà
phải đánh giá ý nghĩa của chúng căn cứ vào trình độ phát triển khoa học kinh
tế của thời đại ấy
D. Chỉ ra những cống hiến, những giá trị khoa học cũng như phê phán có tính
lịch sử những hạn chế của các đại biểu các trường phái kinh tế học
Câu 9: Chức năng thực tiễn của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế còn
A. Đánh giá các quan điểm kinh tế của các đại biểu, các trường phái khác nhau
theo quan điểm lịch sử cụ thể
B. Giúp cho người học mở rộng và nâng cao những hiểu biết về nền kinh tế thị
trường, các hiện tượng kinh tế, những kiến thức cần thiết trong việc nghiên
cứu, xây dựng những đường lối phát triển kinh tế đất nước
C. Giúp thế hệ sau nhận thức và cải tạo được hiện thực kinh tế - xã hội dựa trên
những bài học của lịch sử
D. Tiêu chuẩn để đánh giá tính khoa học và thực tiễn các quan điểm kinh tế, tư
tưởng và các học thuyết kinh tế của các tác giả và trường phái kinh tế
Câu 10. Chức năng tư tưởng của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là:
A. Những quan điểm kinh tế phát sinh, phát triển trong điều kiện kinh tế - xã hội
nhất định, gắn liền với những giai cấp nhất định, phục vụ mục đích, lợi ích
cho các giai cấp đó
B. Nghiên cứu, đánh giá các quan điểm kinh tế của các đại biểu, các trường phái
khác nhau theo quan điểm lịch sử cụ thể
C. Các quan điểm kinh tế, bảo vệ lợi ích giai cấp mình mà còn giúp thế hệ sau
nhận thức và cải tạo được hiện thực kinh tế - xã hội
D. Cung cấp một cách có hệ thống các quan điểm, các lý luận kinh tế làm cơ sở
lý luận cho các khoa học kinh tế khác

CHƯƠNG 2

Câu 1: Đâu là đặc điểm của tư tưởng kinh tế thời kì cổ đại là :


A. Coi tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ là hợp lý, coi sự phân chia xã hội thành
giai cấp tư bản và nô lệ là đương nhiên
B. Coi tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ là không hợp lý
C. Đánh giá cao vai trò của ngành nông nghiệp và kinh tế tự nhiên, chống lại xu
hướng phát triển của kinh tế hàng hóa, coi thường vai trò của thủ công nghiệp
và thương nghiệp.
D. Coi sự phân chia xã hội thành giai cấp chủ nô và nô lệ là không hợp lý.
Câu 2: Ai là người cho rằng “ Phân công lao động có vai trò thúc đẩy giao lưu hàng
hóa giữa các vùng, ở những nơi nào trao đổi phát triển mạnh thì phân công lao động
phát triển mạnh “?
A. Platon
B. Aristoletes
C. Xenophon
D. Carton
Câu 3: “Giá trị hàng hóa do tính hữu ích tạo ra” là quan điểm của ai ?
A. Xenophon
B. Augustin Siant
C. Platon
D. Gai
Câu 4: Quan điểm về thương mại trong tư tưởng kinh tế phong kiến ở Trung Quốc
cho rằng :
A. Nghề buôn là cơ sở của nền kinh tế phong kiến
B. Nghề buôn góp phần làm cho nông dân thêm giàu có
C. Nghề buôn không phải là cơ sở của nền kinh tế phong kiến, sự giàu có của lái
buôn làm cho nông dân càng thêm nghèo khổ
D. Nghề buôn không ảnh hưởng gì tới đời sống của nông dân, độc lập hoàn toàn
ra khỏi cuộc sống của nông dân
Câu 5: Tư tưởng kinh tế thời cổ đại có đặc điểm:

a. Chịu ảnh hưởng của thần học, sự kiểm soát về tư tưởng của nhà thờ. Đặc biệt,
đạo cơ đốc giáo có quyền lực rất cao và được sử dụng rộng rãi phục vụ giai
cấp thống trị.
b. Coi tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ là hợp lý, coi sự phân chia xã hội
thành giai cấp chủ nô và nô lệ là đương nhiên.
c. Bảo vệ cho sự tồn tại của kinh tế tự nhiên, ít chú ý đến những vấn đề kinh tế
hàng hoá như giá trị, tiền tệ.
d. Được trình bày trong các bộ luật, những điều lệ phường hội, pháp chế kinh
tế của các thành phố, sắc lệnh và luật lệ của nhà vua nhằm mục đích bảo vệ
lợi ích của vua chúa, địa chủ, quý tộc, các tầng lớp giáo sỹ và thợ thủ công
thành thị.
Câu 6: Nhà tư tưởng chủ yếu của La Mã cổ đại là:
a. Carton.
b. Xenophone
c. Platon.
d. Aristoteles.
Câu 7: “Tư tưởng giá trị của ông tạo mầm mống cho tư tưởng giá trị - ích lợi. Ông
coi giá trị là một cái gì đó có ích cho con người và con người biết sử dụng được ích
lợi đó” là quan điểm của:
a. Platon.
b. Xenophon.
c. Carton.
d. Aristoteles.
Câu 8: “Ông coi lợi nhuận chính là số dư thừa ngoài giá trị” là quan điểm của:
a. Platon(427-347TCN).
b. Xenophon(430-345TCN).
c. Carton(234-149TCN).
d. Aristoteles(384-322TCN).
Câu 9: Xenophon cho rằng:
a. Phân công thúc đẩy phân công hàng hóa.
b. Phân công nâng cao chất lượng công việc.
c. Phân công phát triển mạnh ở nơi trao đổi phát triển.
d. Phân công lao động có vai trò thúc đẩy giao lưu hàng hoá giữa các vùng,
ở những nơi nào trao đổi phát triển mạnh thì phân công lao động phát triển
mạnh.
Câu 10: Các đại biểu chủ yếu của Trung Quốc thời cổ đại là:
a. Xenophon, Khổng Tử, Carton.
b. Granky Tibery, Gai.
c. Khổng Tử, Mạnh Tử.
d. Thomas More,Tomado Campanen, Gai.
Câu 11: Người đầu tiên phân tích giá trị trao đổi thông qua phương trình “5 cái
giường = 1 ngôi nhà” là:
a. Xenophon
b. Platon
c. Carton
d. Aristotele
Câu 12: Aristoteles chia hoạt động thương nghiệp thành:
a. Trao đổi tự nhiên: H-H.
b. Trao đổi thông qua tiền tệ: H-T-H.
c. Trao đổi nhằm mục đích làm giàu: T-H-T’.
d. Trao đổi tự nhiên: H-H; trao đổi thông qua tiền tệ: H-T-H; trao đổi nhằm
mục đích làm giàu: T-H-T’.
Câu 13: Thời kỳ cổ đại ở Phương Đông xuất hiện vào những năm:

a. 3.000 trước Công nguyên.


b. 4.000 trước Công nguyên.
c. 2.000 trước Công nguyên.
d. 2.500 trước Công nguyên.
Câu 14: Theo tư tưởng kinh tế của Platon, 2 thuộc tính quy định tiền tệ là:
a. Thước đo giá trị và công cụ trao đổi.
b. Thước đo giá trị và kí hiệu giá trị.
c. Ký hiệu giá trị và công cụ trao đổi.
d. Công cụ trao đổi và đơn vị đo lường của hàng hóa.
Câu 15: Aristoteles cho rằng hoạt động kinh tế là:

a. Hoạt động gắn liền với việc tạo ra giá trị sử dụng.
b. Hoạt động gắn liền với việc tạo ra giá trị trao đổi.
c. Hoạt động có quan hệ với trao đổi nhằm mục đích làm giàu
d. Hoạt động gắn liền với việc tạo ra giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.

You might also like