Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 66

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


----------------

Ngô Văn Tự

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƢỢNG GIÓ


KHU VỰC TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------

Ngô Văn Tự

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƢỢNG GIÓ


KHU VỰC TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Khí tượng và Khí hậu học


Mã số: 60440222

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. TRẦN VIỆT LIỄN

Hà Nội – 2017
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Việt Liễn là
người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành khóa luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các Thầy Cô giáo và các cán bộ trong Khoa Khí tượng
Thủy văn và Hải dương học đã cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên môn
quý báu, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất trong suất thời gian
tôi học tập.
Tôi xin cảm ơn tới Phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Biến đổi khí hậu, đặc biệt là TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Nghiên
cứu Khí tượng Khí hậu, cùng toàn thể các anh, em trong Trung tâm đã tạo mọi điều
kiện cơ sở vật chất, để tôi thực hành trong việc chạy mô hình tính toán.
Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến lãnh đạoTrung tâm KTTV Quốc gia,
Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Đài KTTV tỉnh Nam Định, cùng toàn thể
anh, chi, em đồng nghiệp trong cơ quan, đặc biệt gia đình, người thân đã động
viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong thời gian tôi học tập.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội - 12/ 2016

Ngô Văn Tự
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 01
Chương 1. TỔNG QUAN......................................................................................... 02
1.1- NHU CẦU VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG GIÓ TRÊN........................ 02
1.1.1. Nhu cầu sử dụng năng lượng trên Thế giới.............................................. 02
1.1.2. Hiện trạng phát triển năng lượng gió trên thế giới............................................ 03
1.1.3. Tiềm năng và phân bố nguồn năng lượng gió trên Thế giới.................... 06
1.2- NHU CẦU VÀ TIỀM NĂNG NĂNG LƢỢNG GIÓ Ở VIỆT NAM............ 07
1.2.1. Nhu cầu sử dụng năng lượng ở nước ta................................................... 07
1.2.2. Hiện trạng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam................................. 08
1.2.3. Tiềm năng năng lượng gió trên đất liền Việt Nam................................... 10
1.2.4. Tiềm năng năng lượng gió trên vùng biển Việt Nam............................... 13
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KHÍ HẬU TỈNH NAM ĐỊNH.........................14
1.3.1. Vị trí địa lý................................................................................................14
1.3.2. Đặc điểm khí hậu tỉnh Nam Định............................................................. 15
Chương 2. SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 19
2.1- THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ NGUỒN SỐ LIỆU......................... 19
2.1.1. Số liệu dùng trong tính toán năng lượng gió............................................ 19
2.1.2. Phân tích và xử lý nguồn số liệu...............................................................19
2.2. PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ LẬP BẢN ĐỒ NĂNG LƢỢNG.......... 20
2.2.1. Phương pháp tính năng lượng gió từ số liệu đo........................................20
2.2.2. Tính tốc độ gió các lớp trên cao dựa vào gió mặt đất.............................. 24
2.2.3. Mô hình tính năng lượng gió khu vực nhỏ Wasp dựa trên số liệu trạm... 26
2.2.4. Tính năng lượng gió từ kết quả chạy mô hình khu vực WRF.................. 28
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ TRONG TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM .............. 32
2.3.1. Kết quả xử lý số liệu................................................................................. 32
2.3.2. Kết quả tính các đặc trưng gió tại trạm.................................................. 32
2.3.3. Kết quả tính tốc độ gió các lớp trên cao................................................... 33
2.3.4. Kết quả tính các đặc trưng gió bằng mô hình Wasp tại điểm quan trắc... 34
2.3.5. Kết quả khai thác số liệu gió từ đầu ra của mô hình WRF....................... 36
Chương 3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƢỢNG GIÓ KHU VỰC........... 38
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ GIÓ TỈNH NAM ĐỊNH.............................................. 38
3.1.1. Hướng gió................................................................................................. 38
3.1.2. Tốc độ gió................................................................................................. 41
3.2. XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ PHÂN BỐ NĂNG LƢỢNG GIÓ.....................42
3.2.1. Bản đồ năng lượng gió từ mô hình WasP.................................................44
3.2.2. Bản đồ phân bố tốc độ và mật độ năng lượng gió từ mô hình WRF........ 45
3.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƢỢNG GIÓ KHU VỰC NAM ĐỊNH. 47
3.3.1. Đánh giá tiềm năng năng lượng gió trên khu vực đất liền...................... 47
3.3.1.1. Phân bố tiềm năng năng lượng gió tại các độ cao trên đất liền...... 47
3.3.1.2. Phân bố tiềm năng năng lượng gió theo mùa............................... 50
3.3.2. Đánh giá tiềm năng năng lượng gió trên vùng biển ven bờ................... 51
3.3.2.1. Phân bố tiềm năng năng lượng gió ở vùng biển ven bờ tại các...... 51
3.3.2.2. Phân bố tiềm năng gió theo mùa trên vùng biển ven bờ................ 53
KẾT LUẬN............................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 56
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Nhu cầu năng lượng trên Thế giới tính đến năm 2040............................ 03
Hình 1.2: Phát triển công suất năng lượng gió trên thế giới...................................04
Hình 1.3: Tốp 10 quốc gia phát triển điện gió nhất trên thế giới.............................04
Hình 1.4: Hiện trạng phát triển điện gió các khu vực trên thế giới..........................05
Hình 1.5: Công suất điện gió ngoài khơi trên thế giới tính đến năm 2015..............05
Hình 1.6: Tổng công suất lắp đặt điện gió toàn cầu thực tế và dự báo....................05
Hình 1.7: Bản đồ phân bố tốc độ gió trung bình ở độ cao 100m.............................05
Hình 1.8: Sản lượng điện thương phẩm.................................................................. 07
Hình 1.9: Công trình điện gió tại xã Bình Thạnh-Tuy Phong-Bình Thuận.............08
Hình 1.10: Công trình điện gió ngoài khơi tỉnh Bạc Liêu..................................... 08
Hình 1.11: Bản đồ tài nguyên gió Việt Nam ở độ cao 65 mét...................................11
Hình 1.12: Phân bố tổng năng lượng gió cả năm tại mức 10m trên lãnh................ 11
Hình 1.13: Phân bố tổng năng lượng gió cả năm tại mức 60m................................ 12
Hình 1.14: Bản đồ tài nguyên năng lượng gió của Việt Nam tại độ cao 80............. 13
Hình 1.15: Bản đồ mật độ năng lượng gió ở độ cao 80m trên Biển Đông............... 13
Hình 1.16: Phân bố mật độ năng lương gió trên khu vực vùng biển nông................14
Hình 1.17: Phân bố năng lương gió trên khu vực ven bờ biển (D<50km)................ 14
Hình 1.18: Bản đồ khu vực nghiên cứu................................................................... 15
Hình 2.1: Sơ đồ khối của mô hình Wasp............................................................ 27
Hình 2.2: Cấu trúc của mô hình WRF.................................................................... 29
Hình 2.3: Biến trình năm của tốc độ gió tại 2 trạm Nam Định và Văn Lý..............32
Hình 2.4: Diễn biến của tốc độ gió trung bình năm khu vực Nam Định.................33
Hình 2.5: Tốc độ gió thực đo và tính theo hàm Logarit ở mực 30 và 40 mét..........34
Hình 2.6: Hình minh họa kết quả sử dụng mô hình Wasp tính khí hậu gió............ 35
Hình 2.7: Tốc độ gió quan trắc và tính từ WRF của hai trạm..................................37
Hình 3.1: Hoa gió tại trạm Nam Định (trái), Văn Lý (phải)................................... 39
Hình 3.2: Bản đồ phân bố tốc độ và mật độ năng lượng gió độ cao 60m........... 45
Hình 3.3: Bản đồ phân bố tốc độ và mật độ năng lượng gió độ cao 10m........... 46
Hình 3.4: Bản đồ phân bố mật độ năng lượng gió năm ở độ cao 40 mét................ 47
Hình 3.5: Bản đồ phân bố mật độ năng lượng gió năm ở độ cao 60 mét................ 48
Hình 3.6: Bản đồ phân bố mật độ năng lượng gió năm ở độ cao 80 mét................ 49
Hình 3.7: Bản đồ phân bố mật độ năng lượng gió năm ở độ cao 100 mét.............. 50
Hình 3.8: Bản đồ phân bố mật độ năng lượng gió các mùa ở độ cao 80m..............50
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hiện trạng khai thác năng lượng gió ở Việt Nam..................................... 08
Bảng 1.2: Các dự án điện gió đang được triển khai................................................... 10
Bảng 2.1: Kết quả tính toán tốc độ trung bình và mật độ năng lượng mực 10m....... 35
Bảng 3.1: Tần suất (%) và hướng gió thịnh hành khu vực Nam Định.......................39
Bảng 3.2: Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) từ năm 1961 – 2015................41
Bảng 3.3: Tốc độ gió (m/s) trung bình của hướng thịnh hành................................... 41
Bảng 3.4: Danh mục các bản đồ xây dựng khu vực Nam Định................................. 43
Bảng 3.5: Tỷ lệ phân bố mật độ năng lượng gió ở các độ cao so với 10m................ 43
Bảng 3.6: Kết quả tốc độ gió TB và mật độ năng lượng tại các độ cao................... 55
Bảng 3.7: Kết quả tốc độ gió TB và mật độ năng lượng tại các độ cao................. 56
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Btu Đơn vị nhiệt lượng Anh (1024 Btu tương đương 172 triệu thùng dầu thô)
CAMS Học viện khoa học khí tượng Trung Quốc
EIA Cơ quan Thông tin về năng lượng Mỹ (Energy Information Administration)
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GSR Báo cáo tổng hợp của Hiệp hội chính sách năng lượng tái tạo toàn cầu
(Rennewables Global Status Reportl)
GWEC Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu (Global Wind Energy Council)
GIZ Hợp tác Phát triển CHLB Đức
NOAA Cơ quan quản lý quốc gia về Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ
MT0E Đơn vị triệu tấn dầu tương đương
IE Viện năng lượng
KMA Cơ quan khí tượng Hàn Quốc
REVN Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
MỞ ĐẦU
rong vài thập kỷ gần đây, cùng với dân số tăng nhanh là tình trạng cạn

T kiệt nhanh chóng các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Việc tiêu thụ nhiên liệu
hóa thạch được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây nóng
lên toàn cầu. Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu khai thác, phát triển sử dụng năng
lượng mới và sạch là việc làm cần thiết cấp bách hiện nay và trong các năm tới.

Năng lượng tái tạo được cho là giải pháp khá toàn diện, được hầu hết các
quốc gia trên thế giới lựa chọn. Trong đó, năng lượng gió thường là lựa chọn hấp
dẫn nhất nhìn từ góc độ kinh tế do không tiêu tốn nhiên liệu, an ninh năng lượng,
bảo vệ môi trường và đây là một trong số các nguồn năng lượng vô tận, đ và đang
được nhiều nước khai thác thành công. Trong năng lượng gió, việc khai thác trên
đất liền đ được triển khai sớm với nhiều trang trại gió có công suất hàng trăm MW
ở nhiều nước, nhưng trên biển tuy chỉ mới được phát triển vài thập kỷ gần đây, song
do tiềm năng lớn nên đ được phát triển khá nhanh ở nhiều nước như Vương Quốc
Anh, Đức, Đan Mạch, Mỹ, Trung Quốc… Tại Việt Nam, trên cả đất liền và vùng
biển ven bờ nhiều trang trại gió đ được xây dựng trong những năm gần đây.

Nam Định là một tỉnh đồng bằng ven biển, có đường bờ biển dài (72km)
cùng với vùng biển nông và khá rộng nên có một thuận lợi cơ bản để phát triển
nguồn năng lượng gió. Đây cũng là nơi được đánh giá có tiềm năng tương đối khá
về năng lượng gió ở nước ta (theo KC 09 19/06/2010). Vì vậy, đề tài Luận văn
“Đánh giá tiềm năng năng lượng gió trên đất liền và vùng biển tỉnh Nam Định”, với
hy vọng tạo cơ sở bước đầu nghiên cứu, lập quy hoạch phát triển và khai thác nguồn
năng lượng sạch ở địa phương. Luận văn bao gồm 03 chương, ngoài phần mở đầu,
kết luận và tài liệu tham khảo:

Chương 1: Tổng quan về phát triển năng lượng gió trên Thế giới và Việt Nam

Chương 2: Số liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Đánh giá tiềm năng năng lượng gió khu vực tỉnh Nam Định

1
Chƣơng 1

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG GIÓ

TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1. NHU CẦU VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG GIÓ TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1. Nhu cầu sử dụng năng lƣợng trên Thế giới

Trong đời sống kinh tế - xã hội, năng lượng luôn là một nhu cầu không thể
thiếu, nhất là hiện nay khi mà đời sống của con người và trình độ sản xuất kinh tế
ngày càng cao và hiện đại thì nhu cầu về năng lượng cũng ngày càng tăng. Bên cạnh
nhu cầu năng lượng đó, vào những năm đầu của thế kỷ thứ 21, thế giới đang đứng
trước nhiều vấn đề cần phải đối mặt. Trong đó, hiện tượng ấm lên toàn cầu do tác
động của hiệu ứng nhà kính và sự khủng hoảng về năng lượng được xem là nóng
bỏng nhất và thu hút được nhiều sự quan tâm của tất cả các nhà khoa học cũng như
Chính Phủ các quốc gia trên thế giới.

Hiện nay, nguồn năng lượng sử dụng chủ yếu từ than, dầu khí và hạt nhân
chiếm 80%. Tính từ năm 1990, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực tiêu
thụ điện năng đứng thứ 3 trên thế giới sau Bắc Mỹ và Châu Âu với mức tiêu thụ
điện năng đạt 2.063 TWh, tương đương với 20,4% tổng điện năng tiêu thụ toàn cầu.
Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ ở khu vực này đ làm thay đổi toàn
bộ bức tranh tiêu thụ năng lượng. Đến năm 2013, tổng mức tiêu thụ điện năng tại
Châu Á – Thái Bình Dương đạt 8.297 TWh (gấp 4 lần năm 1990) và vươn lên trở
thành khu vực tiêu thụ điện năng lớn nhất trên thế giới [15].

Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin về năng lượng (EIA, 2013), nhu cầu
tiêu thụ điện năng trên thế giới bình quân tăng gần 5,4%/năm, tương đương với tốc
độ phát triển nguồn cung điện trong giai đoạn 1990 – 2013. Năm 1990 tổng mức
tiêu thụ điện năng trên toàn thế giới là 10.218 TWh, đến năm 2013 đ tăng lên

2
19.876 TWh. Dự kiến trong vòng ba
thập kỷ tới, mức tiêu thụ năng lượng
trên toàn thế giới tăng thêm 48%, từ
mức tiêu thụ 549.1024 đơn vị nhiệt
lượng Anh (Btu) năm 2012 lên tới
815.1024 Btu vào năm 2040 (trong đó
mỗi 1024 Btu tương đương 172 triệu
thùng dầu thô). Với mức tiêu thụ năng
Hình 1.1. Nhu cầu năng lượng trên thế
giới tính đến năm 2040 (Nguồn: báo cáo lượng trên thế giới tăng lên đều đặn như
EIA, 2013)
vậy thì theo các chuyên gia về năng
lượng, các nguyên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt trong vòng 100 năm nữa. Đồng thời
với tốc độ và phương thức tiêu thụ như hiện nay, lượng phát thải khí nhà kính sẽ lên
tới trên 40 tỷ tấn/năm vào cuối thế kỷ này. Khi đó những hậu quả về môi trường sẽ
không lường hết được và nhiệt độ trái đất không ngừng tăng.

Trước sức ép trên, đặc biệt vào tháng 12/2015 tại Hội nghị Paris (Pháp) về
biến đổi khí hậu COP 21, với mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn
cầu không quá 20C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, việc tìm kiếm và
phát triển các nguồn năng lượng mới, đặc biệt các nguồn năng lượng sạch, tái tạo sẽ
là tất yếu. Trong các loại năng lượng tái tạo, năng lượng gió thường là lựa chọn hấp
dẫn nhất cho phát triển nguồn điện mới nhìn từ góc độ an ninh năng lượng, bảo vệ
môi trường ít gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội và cũng là nguồn tài nguyên thiên
nhiên vô tận.

1.1.2. Hiện trạng phát triển năng lượng gió trên thế giới

Đ từ lâu, con người đ biết sử dụng năng lượng gió để phục vụ trong đời sống
xã hội. Ngày xưa năng lượng này được sử dụng để di chuyển thuyền buồm hay khinh
khí cầu, ngoài ra năng lượng gió còn được sử dụng để tạo công cơ học như cối xay gió.
Sau khi con người phát minh ra điện và máy phát điện thì ý tưởng dùng năng lượng gió
để sản xuất ra điện đ hình thành. Từ khi con người tìm ra nguồn năng lượng hóa

3
thạch (than, dầu và khí gas), năng lượng gió lùi vào quên lãng. Nhưng kể từ khi
cuộc khủng hoảng dầu trong thập niên 1970 việc nghiên cứu sản xuất năng lượng từ
các nguồn khác được đẩy mạnh trên toàn thế giới, kể cả việc phát triển các tua-bin
gió hiện đại. Trong 2 thập kỷ vừa qua, công nghệ và kỹ thuật khai thác năng lượng
gió phát triển một cách vượt bậc; chẳng hạn như công suất tuabin gió hiện nay đ
lớn gấp 100 lần so với 20 năm trước đây và được phát triển khá mạnh trên đất liền ở
hầu khắp các châu lục [10]. Vì thế, năng lượng gió được liệt vào một trong những
dạng năng lượng hoàn nguyên và sản xuất điện năng phát triển nhanh nhất trong
thời gian gần đây.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp


hội chính sách năng lượng tái tạo toàn
cầu (Rennewables 2016 Global Status
Reportl, GSR) tính đến hết năm 2015,
tổng công suất lắp đặt điện gió trên toàn
thế giới đạt 433 GW (Hình 1.2), cung
cấp khoảng 5% nhu cầu tiêu thụ điện
toàn cầu. Có thể nói đây là nguồn năng Hình 1.2. Phát triển công suất năng lượng
trên gió thế giới (Nguồn GSR, 2016)
lượng phát triển nhanh nhất, với tốc độ
tăng trưởng trung bình hàng năm 26,5%. Hiện nay, tổng công suất lắp đặt tăng gấp
gần 7,5 lần so với 10 năm trước đây, khi
đó công suất điện gió chỉ vào khoảng
59GW (2005). Trong đó, tốp 10 quốc gia
dẫn đầu về điện gió chiếm 84,5% tổng
công suất toàn cầu (Hình 1.3), nhiều nhất
là các nước Trung Quốc (33,6%), Mỹ
(17,2%), Đức (10,4%); tiếp theo là Ấn Độ
và Tây Ban Nha tương ứng là 5,8 và
Hình 1.3. Tốp 10 quốc gia phát triển điện
gió nhất trên thế giới (Nguồn GSR, 2016) 5.3%. Tuy nhiên, điện gió chiếm tỷ trọng

4
cao trong tiêu thụ điện lại là các nước
Đan Mạch (42%), Bồ Đào Nha (23,2%),
Tây Ban Nha (20,9%).

Khu vực có tăng trưởng công


suất lắp đặt lớn nhất là Châu Âu, Bắc
Mỹ và Châu Á; các khu vực Mỹ La
Tinh, Châu Phi và Trung Đông tăng
Hình 1.4. Hiện trạng phát triển điện gió
trưởng thấp. Đến năm 2009 khu vực các khu vực trên thế giới (Nguồn Global
Châu Á vượt qua Châu Âu trở thành khu Wind Energy Council, GWEC 2015)

vực có tốc độ tăng trưởng lắp đặt điện gió lớn nhất trên thế giới; đứng thứ ba là khu
vực Bắc Mỹ; tiếp theo là khu vực Mỹ La Tinh, Trung Đông và Bắc Phi (hình 1.4).

Trong năng lượng gió, việc khai thác trên đất liền đ được triển khai sớm với
nhiều trang trại gió có công suất hàng trăm MW ở nhiều nước nhưng trên biển tuy
chỉ mới được phát triển vài thập kỷ gần đây, song do tiềm năng lớn nên đ được
phát triển khá nhanh. Từ một tua-bin gió đầu tiên được xây dựng ở ngoài khơi Thụy
Điển vào năm 1990 với công suất 300KW, qua 15 năm phát triển rất chậm nhưng
đến năm 2005 các công trình điện gió ngoài khơi đ tăng mạnh. Năm 2006 đ có 18
dự án điện gió ngoài khơi được xây dựng với tổng công suất 804 MW và đến 2015
tổng công suất điện gió ngoài khơi đ
tăng lên 12.107 MW, chiếm 0,4% tổng
công suất ngành điện gió và bình quân
trong 5 năm qua (2011–2015) công
suất điện gió ngoài khơi tăng 23,5%.
Trong đó, hơn 91% (11.034 MW) điện
gió được lắp đặt ở ngoài khơi bờ biển
châu Âu, còn lại 9% công suất lắp đặt
Hình 1.5. Công suất điện gió ngoài khơi nằm phần lớn ở Trung Quốc, Nhật
trên thế giới tính đến năm 2015 (Nguồn Bản và Hàn Quốc [26].
GWEC 2015)

5
1.1.3. Tiề năng v ph n ố nguồn năng lƣợng gió trên Thế giới

Năng lượng gió có sẵn trong bầu khí quyển lớn hơn nhiều so với mức tiêu
thụ năng lượng thế giới hiện nay. Theo những nghiên cứu toàn diện nhất vào năm
2005, đ tìm ra tiềm năng của năng lượng gió trên đất liền và gần bờ là rất lớn lên
tới 72 TW/năm, tương đương với 54.000 MT0E (triệu tấn dầu tương đương), tức
gấp 5 lần sử dụng năng lượng hiện nay của thế giới trong tất cả các hình thức sử
dụng năng lượng. Đây là con số mới chỉ tính cho những khu vực có tốc độ gió trung
bình > 6,9m/s ở độ cao 80m, với giả định 6 tuốc bin đường kính 77m và chiếm
khoảng 13% diện tích đất liền toàn cầu.

Trong tương lai ngành công


nghiệp điện gió toàn cầu là rất khích lệ
và được dự đoán tăng khoảng 70% trong
vài năm tới, đạt công suất cỡ 792 GW
vào năm 2020 (hình 1.6). Khu vực Châu
Á tiếp tục vẫn là khu vực thống trị toàn
cầu về tốc độ phát triển điện gió trong
Hình 1.6. Tổng công suất lắp đặt điện gió giai đoạn từ 2016 – 2020, chiếm ít nhất
toàn cầu thực tế và dự báo 2015 – 2020
(Nguồn GWEC 2015) 50% thị phần toàn cầu; tiếp theo là Châu
Âu vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định; thứ ba là khu vực Bắc Mỹ.

Mặc dù nguồn năng lượng gió


trên thế giới là rất lớn, nhưng không
phải khu vực nào đều có tiềm năng và
khai thác hiệu quả. Bởi vì, nguồn
năng lượng này phụ thuộc vào hai
nhân tố chính đó là địa hình và hoàn
lưu khí quyển. Ở đâu có tốc độ gió
càng mạnh thì ở đó có tiềm năng năng Hình 1.7. Bản đồ phân bố tốc độ gió trung
bình độ cao 100m (Global Wind Atlas, 2014)
lượng gió càng lớn. Ngoài khơi gió

6
thổi mạnh và giảm dần khi vào đất liền. Bờ biển và duyên hải là nơi trực tiếp đón
gió từ biển thổi vào. Tuy nhiên cường độ gió ở mỗi nơi còn tùy thuộc vào hướng
của bờ biển đối với hướng gió thịnh hành và hình thế địa hình của vùng đất liền kề
tiếp phía trong. Hình 1.7 cho ta thấy, tiềm năng năng lượng gió trên biển lớn hơn rất
nhiều so với trên đất liền, phần lớn mặt đại dương, nhất là các khu ven bờ có tốc độ
gió thường khá lớn, từ 5 – 10m/s. Khu vực có tốc độ gió lớn nhất nằm ở vùng biển
Bắc Đại Tây Dương đạt từ 9 – 10m/s, có nơi > 10 m/s, các khu vực khác trên đất liền
phần lớn ở khoảng 1 – 5m/s, chỉ vài khu vực có tốc độ lớn trên 5m/s.

1.2. NHU CẦU VÀ TIỀM NĂNG NĂNG LƢỢNG GIÓ Ở VIỆT NAM

1.2.1. Nhu cầu sử dụng năng lƣợng ở nƣớc ta

Trong xu thế chung của thế giới,


Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ
khi mà quá trình tăng dân số, đô thị hóa
và phát triên kinh tế, nhu cầu sử dụng
năng lượng gia tăng mạnh mẽ. Tính
trong 15 năm trở lại đây, tốc độ tăng
trưởng trung bình sản lượng điện ở nước
Hình 1.8. Sản lượng điện thương phẩm
ta rất cao 13%/năm - tức là gần gấp đôi (Nguồn EVN, 2015)
tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế (Hình 1.8). Năm 2000 với sản lượng điện
thương phẩm 27.0 triệu MWh, đến năm 2014 đạt 128.43 tỷ kWh, tức tăng gấp 5,73
lần so với nhu cầu ở năm 2000 [14].

Theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), nếu tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm ở mức cao 6 – 7% thì nhu cầu điện tiêu thụ của
Việt Nam vào năm 2020 sẽ là khoảng 200.000 GWh, vào năm 2030 là 327.000
GWh. Trong khi đó, ngay cả khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì
sản lượng điện nội địa cũng chỉ đạt mức tương ứng là 165.000 GWh (năm 2020) và
208.000 GWh (năm 2030). Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ bị thiếu hụt điện một
cách nghiêm trọng, và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới 20 - 30% mỗi năm.

7
1.2.2. Hiện trạng phát triển năng lƣợng gió tại Việt Nam

Có thể nói, tiềm năng gió của Việt Nam rất lớn, vì thế việc nghiên cứu phát triển
năng lượng gió là một công việc cần thiết. Sự nghiên cứu triển khai năng lượng gió ở
Việt Nam đ đi những bước đầu tiên. Nhưng về cơ bản sự phát triển năng lượng gió
trong nước còn nhỏ lẻ và khá khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của Việt Nam. Bảng
1.1 cho ta thấy hiện trạng khai thác và phát triển điện gió ở Việt Nam.

Bảng 1.1: Hiện trạng khai thác năng lượng gió ở Việt Nam từ năm 1999 – 5/2016
Trang trại năng lƣợng Số Thời gian đƣa
Khu vực lắp đặt
gió lƣợng vào vận hành
Tua-bin gió loại gia Khoảng Kể từ năm
Khu vực ven biển miền Trung
đình (100-200W) 1.000 1999
Hệ lai ghép tua-bin gió
Xã Hải Thịnh, Huyện Hải
(30.000W) - máy phát 1 2000
Hậu, Tỉnh Nam Định
diesel
Hệ lai ghép tua-bin gió Huyện Đắc Hà, Tỉnh Kon
1 2000
(2.000W) - pin mặt trời Tum
Tua-bin gió loại lớn
1 2004 Đảo Bạch Long Vĩ
(800.000W/tuabin)
Tua-bin gió loại Tuy Phong, Bình Thuận
20 4/2012
(1,5MW/tuabin (giai đoạn 1)
Tua-bin gió loại
3 2012 Đảo Phú Quý
2,0MW/tuabin
Tua-bin gió loại Vùng biển gần bờ
62 01/2016
1,6MW/tuabin tỉnh Bạc Liêu
(Nguồn: IE, 2011)
Ở giai đoạn trước năm 2005, điện gió ở nước ta chưa được phát triển nhiều,
hầu hết đều ở mức nghiên cứu và đánh giá tiềm năng gió. Trong thời gian này, công
suất khai thác ở quy mô nhỏ từ 200W đến 3KW, các công trình điện gió này được
tiến hành tại các vùng không có lưới điện quốc gia, với số lượng ít và tuổi thọ thiết
bị ngắn từ 6 tháng đến 1 năm [1, 9].

Giai đoạn sau năm 2005, ngành công nghiệp điện gió Việt Nam đ có sự
chuyển mình đáng kể. Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, điện gió có bước đột phá
mở đường xây dựng nền công nghiệp non trẻ này. Dự án điện gió ở huyện Tuy
Phong tỉnh Bình Thuận, được coi là dự án lớn nhất đầu tiên của Việt Nam được

8
khởi công vào năm 2009, do Công ty cổ
phần năng lượng tái tạo (REVN) thực
hiện. Trong giai đoạn 1 có 20 tua-bin với
chiều cao cột 85m, tổng công suất 30 MW
đ nối lưới điện quốc gia vào tháng
4/2012, tổng sản lượng điện hàng năm
Hình 1.9. Công trình điện gió tại xã Bình lên đến 85 triệu KWh (hình 1.9).
Thạnh-Tuy Phong tỉnh Bình Thuận (Nguồn:
Cổng TT Điện tử tỉnh Bình Thuận) Sau dự án Tuy Phong, dự án điện
gió ở đảo Phú Quý với 3 tua bin, tổng công suất 6MW đ lắp đặt xong và vận hành
an toàn, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện sinh hoạt và sản xuất cho 33.000
dân trên đảo.

Cùng với nhà máy điện gió ở Bình


Thuận, nhà máy điện gió ở Bạc Liêu có
thể xem là điểm đột phá mở đường cho
nền công nghiệp phong điện ngoài khơi
của nước ta. Đây là dự án điện gió trên
biển đầu tiên và lớn nhất của nước ta, với
62 tuabin, có chiều cao 82,5m, tổng công
Hình 1.10. Công trình điện gió ngoài
suất 99,2 MW và hàng năm dự tính sẽ sản khơi tỉnh Bạc Liêu (Nguồn: Cổng TT
xuất ra 320 triệu KWh/ năm (hình 1.10). Điện tử tỉnh Bạc Liêu)

Sau 5 năm xây dựng (từ 9/2010) nhà máy đ hoàn thành toàn bộ và đưa vào hoạt
động 62 tua-bin, chính thức hòa vào lưới điện quốc gia ngày 17/01/2016.
Tính đến nay, Việt Nam đ có 3 nhà máy điện gió được xây dựng và phát
điện thương mại, với tổng công suất lắp đặt khoảng 140MW. Ngoài ra, còn có gần
50 dự án điện gió khác đang trong quá trình nghiên cứu lập dự án và đăng ký trên
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ,
với tổng công suất đăng ký gần 5.000MW, quy mô công suất của các dự án từ
6MW đến 250MW [13]. Tuy nhiên, hiện nay do suất đầu tư của dự án điện gió vẫn
còn khá cao, trong khi giá mua điện gió là khá thấp, được xem là chưa hấp dẫn các

9
nhà đầu tư điện gió trong và ngoài nước. Do vậy, cho đến nay tỷ lệ dự án phong
điện được triển khai, đi vào hoạt động chỉ chiếm khoảng 10% tổng số dự án đăng
ký. Bảng 1.2 danh sách hiện trạng phát triển các dự án điện gió ở Việt Nam.

Bảng 1.2: Các dự án điện gió đang được triển khai


Công suất
Hiện trạng
Tỉnh Số dự án lắp đặt
(MW) BC ĐT TK XD VH
Lạng Sơn 1 200 1
Bình Định 5 250 2 1 1
Phú Yên 1 50 1
Lâm Đồng 2 70 2
Ninh Thuận 13 1.068 6 5 1 1
Bình Thuận 14 1.541 9 2 1 1 2
Bà Rịa-Vũng Tầu 1 6 5 1
Tiền Giang 1 100 1
Bến Tre 2 280 2
Trà Vinh 1 93 1
Sóc Trăng 4 350 4
Bạc Liêu 1 99 1 1
Cà Mau 2 300 2
Tổng cộng 49 3.906 33 13 3 3 3

Hiện trạng: BC = Báo cáo đầu tư; ĐT = Dự án đầu tư; TK = Thiết kế kỹ thuật; XD =
Đang xây dựng; VH = Đang vận hành (Nguồn: Dự án Năng lượng gió GIZ, 2012)

1.2.3. Tiề năng năng lƣợng gió trên đất liền Việt Nam

Năm 2001, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Ngân hàng Thế giới (WB)
đ công bố một nghiên cứu cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn nhất khu vực Đông
Nam Á, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió
trung bình hàng năm lớn hơn 6 m/s ở độ cao 65m, tương đương với tổng công suất
513.360 MW, tức là gấp hơn 200 lần công suất nhà máy thủy điện Sơn La, và hơn
10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện năm 2020. Đặc biệt, hơn 8% diện tích
Việt Nam được xếp hạng có tiềm năng gió rất tốt (hình 1.11) để xây dựng các trạm
điện gió cỡ lớn, trong khi đó ở các quốc gia lân cận diện tích này 0,2% ở
Campuchia và Thái Lan, ở Lào là 2,9%. Nếu xét tiêu chuẩn để xây dựng các trạm
điện gió cỡ nhỏ phục vụ cho phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn thì Việt

10
Nam có đến 41% diện tích nông thôn có thể
phát triển điện gió loại nhỏ. Nếu so sánh con số
này với các nước láng giềng thì Campuchia có
6%, Thái Lan là 9% và Lào là 13% diện tích.

Ngoài ra, còn có nhiều công trình


nghiên cứu tiềm năng năng lượng gió của các
nhà khoa học trong nước như các nghiên cứu
của Phan Mỹ Tiên, Bùi Thị Tân, Tạ Văn Đa,
Trần Việt Liễn, Nguyễn Văn Thắng,.... Các nhà
nghiên cứu này cho rằng, tiềm năng gió tại mặt
đất (độ cao 10m) trên lãnh thổ Việt Nam
Hình 1.11. Bản đồ tài nguyên gió
nhìn chung nhỏ, chỉ có một số ít nơi có thể Việt Nam ở độ cao 65m [IEA, 2001]
khai thác có hiệu quả năng lượng gió (hình 1.12). Trên phần lớn lãnh thổ, tổng năng
lượng gió cả năm không vượt quá 200kWh/m2 [2, 5, 6, 12].
Cụ thể ở Bắc Bộ, nơi có tiềm năng đáng
kể là duyên hải từ Cẩm Phả đến Ninh Bình và
phần đồng bằng tiếp giáp với duyên hải này.
Tại nhiều vị trí nằm sát biển của các tỉnh thuộc
Đồng Bằng Bắc Bộ, tổng năng lượng năm có
thể đạt tới 500 kWh/m2. Nhiều nơi trên d y núi
cao Hoàng Liên Sơn, tổng năng lượng năm lớn
hơn 500 kWh/m2.
Ở nửa phía Bắc Trung Bộ tiềm năng lại
khá thấp, chỉ có dải duyên hải hẹp của Hà
Tĩnh, các tỉnh vùng Bình Trị Thiên và núi cao
Hình 1.12. Phân bố năng lượng gió trên d y Trường Sơn mới có tiềm năng khá
năm mức 10m lãnh thổ Việt Nam [2] hơn, tuy nhiên cũng chỉ ở mức 300 đến 400
kWh/m2. Phần lớn diện tích của nửa phía Nam Trung Bộ là vùng núi và cao nguyên
Tây Nguyên, có tiềm năng lớn nhất trên lãnh thổ; trừ vùng đất thấp phía Tây giáp

11
Campuchia và vùng núi thấp phía Đông thuộc các tỉnh Quảng Ng i, Bình Định có
tiềm năng nhỏ. Đặc biệt là vùng núi phía Đông Nam nối tiếp với biển (thuộc các
tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai) có nhiều nơi tổng năng lượng năm đạt
tới 500 kWh/m2.

Duyên hải Nam Bộ có tiềm năng phong phú, đặc biệt là duyên hải phía Tây từ Hà
Tiên đến mũi Cà Mau năng lượng rất lớn. Phần đồng bằng Nam Bộ nằm sâu trong đất
liền có tiềm năng nhỏ. Trên các hải đảo phía Đông, tổng năng lượng gió năm từ 700
kWh/m2 tại các hải đảo gần bờ, tăng dần khi ra xa bờ, tại đảo Trường Sa là 2.058
kWh/m2 và Bạch Long Vĩ là 3.064 kWh/m2. Trên các đảo phía Nam lãnh thổ tiềm
năng nhỏ hẳn, tại Côn Đảo là 302 kWh/m2 và Phú Quốc là 440 kWh/m2 [11, 12].

Tuy nhiên, do đặc điểm phân bố gió, càng


lên cao càng mạnh và vì vậy năng lượng gió ở
các mức độ cao càng lớn càng phong phú. Tại
các độ cao 40, 60 và 80m tiềm năng năng lượng
gió lớn hơn nhiều so với mặt đất (tăng từ 1,6 đến
6,6 lần). Riêng trên các hải đảo cách xa đất liền,
các vị trí nằm sát biển và trên các núi cao, tiềm
năng năng lượng gió khá lớn. Hình 1.13 và 1.14
cho thấy trên lãnh thổ Việt Nam có khá nhiều
khu vực có tiềm năng năng lượng gió tại mức
60m và 80m rất khả quan. Ở mực 60 m trên bản
đồ 1.13 tổng năng lượng gió năm lớn hơn Hình 1.13. Phân bố tổng năng
lượng gió cả năm tại mức 60 m [2]
500kWh/m2. Hầu hết các hải đảo đều có tổng
năng lượng gió cả năm lớn hơn 1.000 kWh/m2. Trong đất liền, các dãy núi cao
Hoàng Liên Sơn, biên giới phía Đông tỉnh Lạng Sơn, các tỉnh vùng cao Tây
Nguyên và các vùng duyên hải suốt dọc từ Bắc vào Nam đều có tiềm năng năng
lượng khá phong phú, có tổng năng lượng gió năm lên tới 1.300 – 2.000 kWh/m2.

12
Còn theo bản đồ 1.14 do AWS
TruePower phát triển năm 2010, các khu vực
duyên hải đồng bằng Bắc Bộ tốc độ gió trung
bình năm ở độ cao 80m đạt 5 - 6m/s. Khu vực
miền Trung từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng chỉ có
dải sát biển mới có tốc độ đạt tới 5m/s. Vào tới
Nam Trung bộ, đặc biệt khu vực Ninh Thuận -
Bình Thuận tốc độ gió ở vùng ven biển có thể
đạt tới 7 - 8m/s ở độ cao 80m. Riêng khu vực
Nam Bộ, với hầu hết tây Nam Bộ tốc độ gió
Hình 1.14. Bản đồ tài nguyên gió
trung bình năm đều đạt 5 - 6m/s.
của Việt Nam tại mức 80 m [17]
1.2.4. Tiềm năng năng lƣợng gi trên v ng iển Việt Nam

Theo công trình nghiên cứu gần đây nhất


của tác giả Trần Việt Liễn và cộng tác viên
(2009), cho rằng tiềm năng năng lượng gió ở
Việt Nam chính là trên biển. Bản đồ phân bố
tiềm năng gió ở độ cao 80m (Hình 1.15) cho
thấy trên Biển Đông, vùng kéo dài dọc theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam từ eo biển Đài
Loan tới vùng biển ngoài khơi Nam Bộ nước ta
có tiềm năng năng lượng khá cao đạt 300 – 600
W/m2 tức là tổng năng lượng gió năm có thể lên
đến trên 5.000 kWh/m2. Trong đó khu vực ven
Hình 1.15. Bản đồ mật độ năng
biển cực Nam Trung Bộ là một trung tâm có mật lượng gió độ cao 80m trên Biển
Đông [5]
độ năng lượng 400 - 800 W/m2. Ngoài ra, trên
khu vưc vịnh Bắc Bộ cũng hình thành 1 trung tâm có mật độ năng lượng đạt 300 -
400 W/m2 với tổng năng lượng gió năm đạt tới trên 3.500 kWh/m2 [5].

13
Các bản đồ trên các hình 1.16 và 1.17
cho ta thấy, phân bố mật độ năng lượng gió ở
các vùng biển nông (có độ sâu d < 50 m) gần
lãnh thổ Việt Nam và vùng biển gần bờ (cách
bờ D < 50 km) thuộc ven biển Việt Nam.
Cũng theo đánh giá trên, các đảo ngoài khơi
ở biển Đông có tiềm năng năng lượng gió
khá dồi dào. Tuy nhiên, ở cùng mức độ cao,
các đảo càng xa bờ càng có tiềm năng lớn và
Hình 1.16. Phân bố mật độ năng các đảo phía Đông l nh thổ có tiềm năng lớn
lương gió vùng biển nông (d < 50m)
quanh Việt Nam độ cao 80m [5] hơn nhiều so với các đảo phía Nam.

Có thể nói, tiềm năng năng lượng gió


trên vùng biển Việt Nam khá lớn nhưng phân
bố không đều. Có hai trung tâm có tiềm năng
lớn nhất nước ta đó là vùng biển khu vực Nam
Trung Bộ - Nam Bộ và vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Vùng biển Vịnh Bắc Bộ cũng có mật độ năng
lượng gió khá lớn và có khả năng khai thác
hiệu quả. Trong khi đó, khu vực vùng biển Bắc
và Trung Trung Bộ có tiềm năng năng lượng
gió kém nhất và khả năng khai thác ít hiệu
Hình 1.17. Phân bố năng lượng gió vùng
quả hơn. ven bờ biển (D<50km) ở độ cao 80m [5]

1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ HẬU TỈNH NAM ĐỊNH

1.3.1. Vị tr địa lý

Nam Định là tỉnh duyên hải nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, có vĩ độ từ
19054ʹ đến 20040ʹ độ vĩ bắc và từ 105055ʹ đến 106045ʹ độ kinh đông. Phía Đông
Nam là Biển Đông, phía Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình, phía Tây Bắc giáp
tỉnh Hà Nam và phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình. Tổng diện tích tự nhiên toàn

14
tỉnh là 1652,29 km2 (bằng khoảng 0,5% diện tích toàn quốc), chia thành 10 đơn vị
hành chính, bao gồm thành phố Nam Định và 9 huyện. Nam Định có địa hình tương
đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam theo hướng nghiêng của Đồng Bằng Bắc Bộ. Riêng khu vực phía Tây
Bắc tỉnh tập trung một số ít đồi núi thấp thuộc hai huyện Vụ Bản và Ý Yên.

Tiếp giáp với đất liền là vùng biển


khá rộng lớn nằm trên vịnh Bắc Bộ. Tỉnh
Nam Định có trên 72km chiều dài đường
bờ biển. Nếu coi vùng biển thuộc Nam
Định là vùng được giới hạn bởi 2 đường
thẳng vuông góc với bở biển ở 2 đầu
đường bờ và đường phân giới Vịnh Bắc
Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc (hình
3.1) có thể thấy vùng biển Nam Định có
Hình 1.18. Bản đồ khu vực nghiên
diện tích lớn gấp 4 - 5 lần diện tích đất liền
cứu
của tỉnh. Đây là vùng biển nông có độ sâu chủ yếu dưới 50m. Trong phát triển các
trang trại gió trên thế giới với độ sâu không quá 50m, các tua-bin gió có thể có tháp
với chân được chôn trực tiếp xuống đáy biển tương tự như các trang trại gió trên đất
liền. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc phát triển các trang trại gió ngoài khơi của
tỉnh. Điều này cũng cho thấy biển có ảnh hưởng rất mạnh tới điều kiện thời tiết, khí
hậu nói chung, chế độ gió nói riêng của cả tỉnh.

1.3.2. Đặc điểm khí hậu tỉnh Na Định

Nằm trong khu vực phía đông nam Đồng Bằng Bắc Bộ nên mang tính chất
chung khí hậu của vùng, với hai mùa rõ rệt. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình từ 18
– 190C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2 với nhiệt độ trung bình từ 16,4 –
17,30C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 5,10C. Về mùa hè nhiệt độ trung bình từ 27 -
280C, tháng nóng nhất là tháng 6, 7 với nhiệt độ trung bình 29,0 – 29,50C, nhiệt độ
cao nhất tuyệt đối 39,70C. Trị số lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm là 105 –
130kcal/cm2, số giờ nắng trung bình năm từ 1500 – 1600 giờ nắng.

15
Trị số lượng mưa trung bình năm từ 1600–1700mm và phân bố tương đối đều,
lượng mưa ngày lớn nhất là 300 – 400mm, số ngày mưa phùn trung bình năm từ 20 –
30 ngày, tháng mưa phùn nhiều nhất là tháng 2 và tháng 3 trung bình 6,4–10,9 ngày.
Mùa mưa chính từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lượng mưa hàng năm; mưa nhiều
nhất vào ba tháng: 7, 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1 và tháng 12. Độ ẩm tương đối trung
bình năm từ 85–86%, tháng có độ ẩm cao nhất tháng 3, 4 trung bình 90– 92%.

Mặt khác, Nam Định là tỉnh ven biển nên biển cũng có vai trò rất đáng chú ý
trong chế độ khí hậu của địa phương. Về mùa đông, nhất vào thời kỳ cuối mùa,
không khí lạnh cực đới trong quá trình di chuyển xuống phía nam, qua vùng biển
nông và rộng, có tác dụng như một hệ thống điều hòa nhiệt - ẩm rất độc đáo, với
thời tiết đặc trưng riêng mưa phùn và sương mùa. Còn về mùa hạ, biển có tác dụng
uốn hướng gió Tây Nam thành hướng Đông Nam, thổi vào lục địa những luồng gió
mát, làm giảm hiệu ứng phơn của gió mùa mùa hạ sau khi vượt d y Trường Sơn.
Chính vì thế, khí hậu tỉnh Nam Định cũng tương đối là ôn hòa so với các tỉnh trong
khu vực.

Dựa trên xu thế phát triển của hoàn lưu gió mùa trong khu vực nêu trên, có
thể phân chia thành 3 thời kỳ Synôp tự nhiên chính khác nhau góp phần vào sự hình
thành khí hậu ở Nam Định sau đây.
a) Thời kỳ chuyển tiếp hai loại gió mùa.

- Tháng 4 hàng năm là thời kỳ chuyển tiếp của gió mùa mùa đông sang gió
mùa mùa hạ. Đặc điểm là gió mùa cực đới kèm theo Front lạnh đ suy yếu, chỉ hoạt
động với tần suất 10% ở miền Bắc và ảnh hưởng đến Nam Định. Thời này lưỡi áp
cao Biển Đông Trung Hoa và Thái Bình Dương luân phiên chi phối thời tiết Nam
Định, chiếm tần suất 60-70%, trong đó lưỡi cao áp phụ Biển Đông Trung Hoa
chiếm tần suất chủ yếu. Khi ảnh hưởng đến Nam Định gió thịnh hành hướng Đông
hoặc Đông Nam thường cho thời tiết mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù về đêm và
sáng. Cũng trong thời kỳ này, hệ thống phía tây bắt đầu phát triển (áp thấp Ấn Miến
và gió Tây), với tần suất 20-30%, gây thời tiết nắng và ấm như mùa hè.

- Tháng 10, thời kỳ chuyển tiếp gió mùa mùa hạ sang gió mùa mùa đông.
Tháng này được xem gần như tháng kết thúc của gió mùa mùa hạ nhưng vẫn ảnh

16
hưởng với tần suất trên dưới 20%. Lưỡi áp cao Thái Bình Dương khống chế ổn định
tới 25% và tần suất hoạt động tới 45%. Trong thời gian này, không khí cực đới từ
áp cao lạnh lục địa cũng bắt đầu xâm nhập xuống miền Bắc nước ta với tần trên
dưới 20%, lúc này không khí hầu như giữ nguyên bản chất lạnh và khô, mỗi khi
xâm nhập sau front lạnh đẩy khối khí nhiệt đới nóng ẩm trước front lạnh lên cao tạo
dải mây tích trước front lạnh cho mưa rào và dông.

b) Thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau)

- Thời kỳ tiến triển của gió mùa mùa đông (từ tháng 11 đến giữa tháng 12):
Đặc trưng của thời kỳ này là mức độ phát triển mạnh mẽ của áp cao lục địa Châu Á,
tạo ra những đợt xâm nhập điển hình của không khí lạnh cực đới. Trong thời gian
này, khối không khí này di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc – Nam nên giữ nguyên
bản chất khô và lạnh, gây ra thời tiết nắng hanh vào ban ngày, ban đêm do trời
quang mây lên nhiệt độ hạ thấp kèm theo sương mù bức xạ cho thời tiết Nam Định.

- Thời kỳ hưng thịnh gió mùa mùa đông (từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 2
năm sau): Ưu thế tuyệt đối thuộc về các hệ thống lưỡi áp cao cực đới và Biển Đông
Trung Hoa tần suất 70- 80%, thiết lập chế độ gió mùa mùa đông ổn định. Nam Định
chịu tác động chính của hệ thống này, hướng gió Tây Bắc đến Bắc thịnh hành, thời
tiết phổ biến ít mây không mưa. Khi có những đợt không khí tăng cường mạnh, gây
thời tiết rét đậm, rét hại.

- Thời kỳ thoái trào gió mùa mùa đông (từ giữa tháng 2 đến tháng 3): Thời
kỳ này hệ thống mùa đông vẫn chiếm ưu thế, song tần suất những đợt gió mùa cực
đới giảm đi chỉ còn trên dưới 20 - 30%. Lưỡi áp cao Biển Đông Trung Hoa chiếm
tần suất trên dưới 70%, đồng thời cường độ cũng tăng thêm, gây ra kiểu thời tiết
mưa nhỏ, mưa phùn kéo dài, trung bình kéo dài từ 5 – 10 ngày, đôi khi kéo dài hơn.
Đây cũng là thời kỳ có sương mù lớn nhất trong năm.

c) Thời kỳ hoạt động gió mùa mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9)

Từ cuối tháng 4, khi hệ thống gió mùa mùa đông bắt đầu rút lui ảnh hưởng ở
các vĩ độ nội chí tuyến, áp thấp mùa hạ bắt đầu phát triển, mở rộng phạm vi hoạt

17
động về phía đông mạnh dần trong tháng 5 đến hết tháng 7. Trong thời kỳ này, áp
thấp mùa hạ Châu Á, trở thành trung tâm tác động rộng lớn chi phối hoàn lưu với
tần suất 45-50%. Lưỡi áp cao Thái Bình Dương đẩy lùi ra phía đông nhưng vẫn ảnh
hưởng với tần suất khá lớn 30-35%. Trong thời kỳ này khu vực chịu tác động bởi
các xoáy thuận, bão, áp thấp nhiệt đới gây ra các đợt mưa lớn trong năm, tần suất
b o và ATNĐ ảnh hưởng nhiều vào tháng 8, 9 và tháng 10. Ở Nam Định khi ảnh
hưởng áp thấp nóng thì gió thịnh hành hướng Tây Nam đến Nam, gây thời tiết khô
và nắng nóng, hay cho mưa rào và dông vào chiều tối và đêm. Khi ảnh hưởng lưỡi
áp cao Thái Bình Dương thời tiết nóng và ẩm. Nếu hội tụ giữa hai hệ thống hay cho
mưa rào và dông rải rác, chấm dứt khi kết thúc hội tụ.

Tóm lại qua việc tìm hiểu về hiện trạng phát triển điện gió trên thế giới và
Việt Nam ta thấy:

- Tiềm năng năng lượng gió trên toàn cầu lớn hơn gấp nhiều lần sử dụng
năng lượng hiện nay của thế giới trong tất cả các hình thức sử dụng năng lượng.
Trong các nguồn năng lượng tái tao, năng lượng gió được cho là ngành phát triển
nhanh nhất hiện nay trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình 26,5%, cung
cấp khoảng 5% điện năng toàn cầu. Khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện
nay là khu vực Châu Á, tiếp theo là Châu Âu, tiếp đến là Bắc Mỹ.

- Trong những năm gần đây, ngành năng lượng điện gió của nước ta cũng đ
bước đột phá và chuyển mình đáng kể, cả trên đất liền và vùng biển ngoài khơi với
hai công trình điện gió tỉnh Bình Thuận và Bạc Liêu, với tổng công suất lên đến
130MW. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất điện gió của ta hiện nay ở mức rất khiêm
tốn, dưới 2% so với tổng sản lượng điện quốc gia. Trong khi Việt Nam được đánh
giá là khu vực có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

- Nam Định là một tỉnh đồng bằng ven biển, có đường bờ biển dài (72km)
cùng với vùng biển nông và khá rộng nên có một thuận lợi cơ bản để phát triển
nguồn năng lượng gió.

18
Chƣơng 2

SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ NGUỒN SỐ LIỆU

2.1.1. Số liệu d ng trong t nh toán năng lƣợng gió

- Các số liệu gió mặt đất: Số liệu quan trắc gió lớp bề mặt ở độ cao 12 mét
trên mặt vườn quan trắc bao gồm số liệu tốc độ và hướng gió của 4obs hàng ngày
của 2 trạm khí tượng Nam Định và Văn Lý thời kỳ 1995 - 2015; số liệu tốc độ gió
trung bình tháng, năm của 2 trạm này thời kỳ 1961 - 2015. Bộ số liệu này đ được
Viện Khí tượng Thủy văn kiểm tra, chỉnh lý kỹ thuật và chỉnh lý khí hậu theo
phương pháp đ được sử dụng phổ biến trong ngành. Sau khi được chỉnh lý sẽ được
sử dụng làm số liệu đầu vào chủ yếu để tính toán đặc trưng của năng lượng gió.

- Số liệu gió đo trên tháp: Số liệu tốc độ gió quan trắc 10 phút/lần từ tháp có
độ cao 20, 30 và 40m hàng ngày từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2009 tại Thịnh Long-
Hải Hậu–Nam Định. Các số liệu này cũng được dùng vào việc kiểm chứng kết quả
tính toán tốc độ gió cho các mức độ cao tại khu vực Nam Định.

- Bộ số liệu tái phân tích của NCEP/NCAR có độ phân giải 1 x 1 độ từ


năm 1999 và cập nhật hàng ngày: Đây là bộ số liệu rất lớn được lập ra theo cấu
trúc đầu vào cho các mô hình khu vực, với hàng chục tham biến trên phạm vi toàn
cầu. Bộ số liệu này được tác giả khai thác cho chạy mô hình WRF trên hệ máy tính
của Viện Khoa học KTTV BĐKH. Các kết quả đ có về tốc độ gió lớp bề mặt
theo ô lưới với độ phân giải cao 5x5km từ đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KC 09
19/06-10, đ được dùng cho việc lập bản đồ và đánh giá phân bố năng lượng trên
khu vực nghiên cứu.

2.1.2. Phân tích và xử lý nguồn số liệu

Không chỉ hai trạm khí tượng khu vực Nam Định mà một xu thế chung của
các trạm quan trắc khi hậu nước ta hiện nay là ngoài tình trạng thay đổi môi trường

19
xung quanh trạm thì các loại máy đo gió cũng có sự thay đổi liên tục, với tính năng
kỹ thuật khác nhau. Đối với với hai trạm khí tượng Nam Định và Văn Lý, vào thời
kỳ trước năm 1995, thiết bị đo gió ở cả hai trạm là máy đo gió kiểu Vild, được sản
xuất theo kiểu của Liên Xô (cũ). Đây là loại máy đo gió đơn giản, dễ lắp đặt và dễ
sử dụng. Song do đặc tính cấu tạo và quan trắc mang tính ước lượng và chủ quan
của người quan trắc nên chất lượng hạn chế. Từ sau năm 1995, máy đo gió dạng
Vild được thay thế bằng máy đo gió điện, trước tiên là máy gió El, dạng tự báo,
được sản xuất từ Trung Quốc. Tuy nhiên do chất lượng hoạt động của các loại máy
gió điện sản xuất từ Trung Quốc không được tốt nên chất lượng số liệu cũng chưa
thực sự được đảm bảo. Từ năm 2007 đến nay, hai trạm được trang bị lại bằng máy
đo gió tự ghi của Mỹ (máy gió Young), chất lượng tốt hơn, cho ta số liệu gió chính
xác hơn với bộ số liệu thu từng giờ gồm tốc độ và hướng gió.

Chính vì thế, tình trạng bất đồng nhất về số liệu gió có thể sẽ xảy ra. Bảo
đảm tính đồng nhất của chuỗi số liệu gió là rất cần thiết vì độ lớn của mật độ năng
lượng gió tỉ lệ thuận với tam thừa của tốc độ gió nên độ tin cậy của kết quả tính
toán phụ thuộc rất chặt chẽ vào độ chính xác của bộ số liệu tốc độ gió. Bởi vậy, để
bảo đảm việc tính tiềm năng năng lượng gió chính xác cần có chuỗi số liệu gió đặc
trưng và đồng nhất.

Để loại bỏ số liệu khả nghi và không đồng nhất trong chuỗi số liệu thì ta có
nhiều phương pháp như xét đồ thị diễn biến, kiểm nghiệm giả thiết thống kê....
Nhưng ở đây, tác giả đưa ra một số phương pháp đ sử dụng trong các công trình
nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Đa, Trần Việt Liễn và các cộng sự [2, 7]. Các
phương pháp này cho ta kết quả xử lý bộ số liệu có chất lượng tốt, đảm bảo cho việc
tính toán chính xác nguồn năng lượng gió trên khu vực trong điều kiện môi trường
hiện nay.

a) Sử dụng phương pháp xét tuyệt đối để phân tích số liệu khả nghi [2]

Số liệu quá lớn hoặc quá nhỏ xuất hiện trong dãy số liệu. Chuỗi gồm n số
liệu: x1, x2, ..., xk, ..., xn trong đó xk là số liệu khả nghi.

20
x k  x n
Lập giá trị: t k  (2.1)
σ

Trong đó i = 1 → n và i ≠ k, n' = n – 1, điểm trừ đi là xk và σʹ là độ lệch chuẩn của


chuỗi không bao gồm giá trị xk

σ 
 x 2i  x
n2 (2.2)
n

Sử dụng bảng tra của hàm phân bố Gauss để tính biểu thức 1 - 2Ф(tk).
So sánh với mức ý nghĩa α (thường lấy là 0,05). Nếu 1 - 2Ф(tk) < α số liệu
khả nghi.
t2
t 
Hàm Gauss: Ф = 1 (2.3)

e 2 dt
0

b) Sử dụng phương pháp so sánh 2 trung bình để phân tích số liệu bất đồng nhất [2]

Giả thiết tại cùng một trạm, thời kỳ quan trắc được n1 số liệu, mỗi số liệu là
x1i ; thời kỳ 2 quan trắc được n2 số liệu, mỗi số liệu là x2i

Tính (2.4)
x1  x 2
t 
1 1
σ 
n1 n2

Trong đó x 1 và x 2 là trung bình của thời kỳ 1 và thời kỳ 2; σ 2 là ước

lượng phương sai của tập hợp cả 2 thời kỳ.


n1 n2
 (x 1i  x1 )   (x 2i  x 2 )
Theo Fisher: σ 2  (n 1  1)σ 1  (n 2  1)σ 2 
2 2
1 1 (2.5)
n1  n 2  2 n1  n 2  2

Trong đó σ 12 và σ 22 là ước lượng phương sai của thời kỳ 1 và thời kỳ 2.

Đại lượng t có phân bố Student với bậc tự do ở đây sẽ là v = n1 + n1 – 2

Từ t và v tra bảng ta sẽ tìm thấy mức ý nghĩa. Nếu mức ý nghĩa tra được <
0,05 là bất đồng nhất, > 0,05 là đồng nhất.

21
2.2. PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ LẬP BẢN ĐỒ NĂNG LƢỢNG GIÓ

2.2.1. Phƣơng pháp t nh năng lƣợng gió từ số liệu đo

Đ có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng các hàm mật
độ xác suất Weibull và Rayleigh để mô phỏng luật phân bố xác suất của tốc độ gió.
Trong công trình nghiên cứu của các tác giả Kamal Omidvar (trường đại học Yazd,
Iran) về đánh giá tiềm năng năng lượng gió tại trạm khí tượng Marvast (Iran), cũng
như trong các công trình nghiên cứu của Tạ Văn Đa (2006), Trần Việt Liễn và cộng
tác viên (2001) ..., cũng đ sử dụng hàm phân bố Weibull để mô phỏng luật phân bố
của tốc độ gió và dùng nó để tính mật độ năng lượng gió. Các nhà nghiên cứu trên
đều cho rằng, sử dụng hàm phân bố Weibull biểu thị phân bố của tốc độ gió có tính
linh hoạt và đáng tin cậy hơn cả so với sử dụng hàm phân bố Rayleigh [2, 6]. Trên
cơ sở của các công trình nghiên cứu đ được công bố, tác giả cũng sử dụng hàm
phân bố này để tính mật độ năng lượng gió cho khu vực nghiên cứu. Dưới đây là cơ
sở về tính mật độ năng lượng gió từ số liệu đo.

Như ta đ biết, Năng lượng gió chính là động năng của dòng không khí
chuyển động, cần được chuyển sang dạng năng lượng ta cần sử dụng. Động năng do
khối lượng vật chất m chuyển động với vận tốc v sẽ có dạng:

(2.6)

trong đó, m là khối lượng các phần tử không khí (kg). Nếu s là mặt vuông góc với
hướng gió có diện tích bằng đơn vị (s =1 m2), khối lượng các phần tử không khí
(kg) chuyển động với vận tốc v(m/s) đập trên mặt S trong một giây sẽ là:

m= ρv.s = ρv (2.7)

trong đó ρ (kg/m3) là mật độ không khí. Thay m vào (2.6) sẽ có:

(2.8)

E cũng chính là mật độ năng lượng gió tức thời tương ứng với vận tốc gió v và mật
độ không khí ρ. Như vậy năng lượng gió là đại lượng dẫn xuất từ tốc độ gió và nó

22
chỉ phụ thuộc vào tốc độ gió. Tuy nhiên, trên thực tế tốc độ gió thường biến động
khá mạnh cả theo thời gian và không gian. Khi đó tiềm năng năng lượng gió có thể
nhận được tại một địa điểm sẽ là:

(2.9)

trong đó f(v) là hàm mật độ của v. Trong thực tế, giá trị v thường được hằng
định và rời rạc hoá theo các khoảng thời gian bằng nhau (10 phút, 1 giờ, 1 ngày…),
riêng ρ được lấy bằng trị số mật độ không khí lớp sát mặt bằng 1,23 kg/m3, khi đó
mật độ năng lương sản ra trong khoảng thời gian T (được chia thành N thời đoạn) sẽ
được tính theo công thức.

(2.10)

Nếu giả thiết rằng trong thời gian T (tháng, năm) V không đổi Vt = khi đó

(2.11)

Nếu V biến động theo thời gian

(2.12)

Như vậy trên thực tế nếu lấy V trung bình năm để ước lượng tiềm năng gió
của một địa phương thường được giá trị thấp hơn thực tế. Trên thực tế, khả năng
xuất hiện các cấp tốc độ gió không giống nhau, tồn tại hàm f(v). Hàm mật độ của
gió f(v) đ được nghiên cứu ở nhiều nước và hầu như đều thống nhất sử dụng hàm
Weibull để biểu thị phân bố của tốc độ gió, coi đó là hàm phù hợp nhất. Khi đó

(2.13)

Với v ≥ 0, β, η > 0, - ∞ < γ < + ∞, η được gọi là thông số kích cỡ, có thứ nguyên
của V, giá trị sấp sỉ trung bình; β là thông số dạng (hay độ dốc) liên quan đến dạng

23
của hàm f(v) còn γ là thông số địa phương. Đó là dạng hàm Weibull 3 tham số.
Thông thường hàm Weibull được dùng trong thực tế là dạng 2 tham số

(2.14)

Để ước lượng các tham số β và η người ta dựa vào đặc tính của hàm
Weibull là các momen phi trung tâm bậc m đều có dạng hàm Gamma

(2.15)

Với giá trị trung bình, m=1, khi đó

(2.16)

Thay vào (2.11) ta sẽ được

(2.17)

hoặc

(2.18)

ở đây (2.19)

Điều này cho thấy tiềm năng của năng lượng gió tính theo công thức 2.18 lớn
hơn gấp k lần năng lượng tính theo trung bình số học của V. Nếu có chuỗi số liệu
quan trắc tốc độ gió tại một địa điểm nào đó ta có thể dựa vào các công thức đ nêu
có thể ước lượng được các tham số β và η theo 2 tham số là trung bình và phương
sai mẫu.

2.2.2. T nh tốc độ gi các lớp trên cao dựa v o gi ặt đất

Trên thực tế càng lên cao gió thổi càng mạnh, tiềm năng của nó càng lớn. Để
khai thác được các nguồn năng lượng này thì cần phải đưa các tua-bin gió lên các
độ cao cần thiết. Muốn đánh giá tiềm năng năng lượng gió tại một độ cao nào đó
của khu vực, ta cần phải biết giá trị tốc độ gió ở độ cao đó. Trong khi đó, bộ số liệu

24
sử dụng để tính cho một điểm thường là số liệu gió của trạm khí tượng có độ cao đặt
máy đo ở 10 hoặc 12m. Vì thế, cần chuyển các kết quả tính từ độ cao 10 hoặc 12m
lên các độ cao đặt tua-bin gió thường là 40, 60 hoặc 80m đôi khi tới 120m. Diễn biến
gió theo độ cao thực ra là vấn đề không đơn giản đ được đề cập đến trong nhiều
công trình nghiên cứu.

Phân bố gió theo độ cao ở từng khu vực, từng thời điểm cụ thể phụ thuộc
không chỉ độ gồ ghề của mặt đệm mà cả tầng kết nhiệt của khí quyển. Nếu chỉ dừng
ở những đặc trưng trung bình như tháng, năm… thì người ta thường để ý đến nhiều
hơn là độ nhám của lớp bề mặt. Khi đó quy luật biến đổi theo độ cao của tốc độ gió
thường tuân theo 2 luật cơ bản là logarit và luỹ thừa. Song nhiều tài liệu cho thấy,
sử dụng hàm phân bố logarit vừa tiện lợi vừa phù hợp khá tốt đối với tốc độ gió
trong lớp khí quyển từ mặt đất đến độ cao khoảng 100 mét [2, 6, 9, 11...]. Vì thế,
trong đề tài nghiên cứu này tác giả đ chọn hàm logarit để tính toán.

Trong trạng thái khí quyển trung tính (nhiệt độ giảm theo độ cao chừng 0,5-
10C/100m), tốc độ gió trong lớp sát đất tăng theo quy luật lô ga. Công thức biểu thị
diễn biến theo độ cao của tốc độ gió trong trường hợp này có dạng [6].

(2.20)

Trong đó uz (m/s) là tốc độ gió ở độ cao z(m), u*(m/s) là tốc độ ma sát, k là


hằng số Karman (~ 0.41), d là độ cao 0 của mặt dịch chuyển, tính bằng m từ mặt đất
tới độ cao mà V = 0 do hậu quả của vật cản như cây cối, nhà của…, có giá trị xấp xỉ
2/3 độ cao trung bình của vật cản. Z0 là độ nhám hay độ gồ ghề (Roughness length)
của bề mặt được định nghĩa là độ cao mà ở đó tốc độ gió trung bình bằng 0, thường
có giá trị bằng 1/30 đến 1/10 của độ cao vật cản. Với mặt vườn khí tượng thường
lấy Z0 = 0.03m. ψ chỉ sự ổn định của khí quyển, trong đó L là thông số ổn định
Monin-Obukhov. Với điều kiện ổn định trung tính z/L = 0, khi đó có thể bỏ qua ψ.
Trong nhiều công trình để tính tốc độ gió ở độ cao Z2 khi đ biết tốc độ gió ở độ cao
Z1 là V1 và độ nhám lớp bề mặt là Z0 công thức được sử dụng là

25
(2.21)

trong đó V1, V2 là tốc độ gió (m/s) ở độ cao Z1 và Z2 (m). Tuỳ theo dạng mặt đệm
mà Z0 có giá trị từ vài cm đến hàng m.

Căn cứ vào số liệu đo tốc độ gió V1 mặt đất (Z1 = 10 m) ở các trạm khí
tượng, khi đó ta có thể xác định được tốc độ gió V2 ở độ cao Z2 trên khu vực trạm.
Để bảo đảm độ tin cậy, thời gian đo cần ít nhất 10 năm, tốt phải trên 30 năm, với số
lần đo tối thiểu 4 lần/ngày. Mật độ đo tốt nhất là 10 phút/lần.

2.2.3. Mô h nh t nh năng lƣợng gi hu vực nhỏ WAsP dựa trên số liệu trạ

 Giới thiệu chung về mô hình WAsP

Phần mềm WasP (Wind Atlas Analysis and Application Program) là Mô hình
có uy tín do phòng thí nghiệm quốc gia Riso của Đan Mạch (Riso National Laboratory)
phát triển và đ được ứng dụng trên 100 nước trên thế giới nhằm phục vụ cho việc
ngoại suy các số liệu thống kê về gió, tính toán năng lượng gió theo chiều ngang và
chiều thẳng đứng tại các khu vực nhỏ có địa hình phức tạp [8]. Ở Đan Mạch và các
nước Bắc Mỹ áp dụng phần mềm WasP đ cho kết quả khá phù hợp với năng lượng
được sản sinh ra từ các tua-bin gió thực tế trên các lãnh thổ này [21, 23].

Tại Việt Nam, WasP được ứng dụng đánh giá tiềm năng và đánh giá hiệu quả
các tua-bin gió cho nhiều dự án về năng lượng gió, trong đó có dự án nhà máy điện gió
tại huyện Tuy Phong - Bình Thuận, Bạch Long Vĩ, Phú Quý .... Khi sử dụng phần
mềm WasP, trong cùng một khu vực dự kiến đặt tua-bin gió, mô hình WasP có thể
giúp các nhà quy hoạch tìm ra vị trí và độ cao định vị tua-bin gió cho công suất tối
ưu. Ngoài ra, mô hình tính toán còn có thể giúp các nhà đầu tư lựa chọn thiết bị
(loại thiết bị, công suất,...) phù hợp với nguồn tài nguyên gió tại các khu vực dự
kiến định vị khác nhau [5, 8, 10].

 Các bước thực hiện chính

Theo sơ đồ khối (hình 2.1), chương trình Wasp tính năng lượng gió gồm 2

26
phần chính: Phần phân tích (mũi tên đi lên bên
trái) và phần áp dụng (mũi tên đi xuống bên
phải) [1, 6].

Phần phân tích

Theo sơ đồ quá trình phân tích, để có bộ


số liệu “khí hậu gió khu vực” ta phải chuẩn bị
các dữ liệu lần lượt như sau:
- Thu thập số liệu quan trắc gió (gồm
hướng và tốc độ) đủ yêu cầu tính toán.

- Chuẩn bị một lược đồ vật cản che


Hình 2.1. Sơ đồ khối mô hình Wasp [6]
chắn quanh khu vực đo gió và khu vực dự
kiến đặt tua-bin gió.
- Mã hoá các vật cản che chắn theo format của WASP.
- Chuẩn bị file độ gồ ghề khu vực để đưa vào chương trình tính.
- Chuẩn bị một bản đồ địa hình khu vực (tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/25.000) và số
hóa bản đồ địa hình khu vực theo đúng fomats của chương trình.
- Chạy chương trình.
- Phân tích kết quả tính toán.
Phần áp dụng

Từ kết quả phân tích khí hậu gió khu vực, để tìm ra vị trí (toạ độ, độ cao)
định vị có thể cho công suất tối ưu trong khu vực dự kiến; cần chuẩn bị các dữ liệu
lần lượt như sau:

- Sử dụng bộ số liệu gió khu vực được m hoá theo format của WasP.
- Miêu tả vị trí định vị tua-bin gió: Nhập vào các mô hình như vật cản che
chắn, độ cao địa hình, độ gồ ghề mặt đệm vị trí đặt tua-bin gió (đúng format như
miêu tả đối với vị trí quan trắc gió trong quá trình phân tích).
- Cung cấp cho chương trình các đường cong năng lượng của một dạng tua-
bin gió cụ thể sẽ lựa chọn sử dụng.

27
 Kết quả đầu ra khi tính toán mô hình

- Dự tính các giá trị tốc độ và năng lượng ở các độ cao và vị trí khác nhau:
Tốc độ gió và mật độ năng lượng tại các độ cao tiêu chuẩn của mô hình; Bản đồ phân bố
năng lượng gió cho khu vực.

- Bảng thông số tốc độ gió ở từng tua-bin: Vị trí các tua-bin (m); Chiều cao
cột tua-bin (m); Tốc độ gió trung bình (m/s); Hệ số mẫu năng lượng k; Mật độ năng
lượng E (W/m2); Độ gồ ghề của khu vực (%).

- Bảng thông số của trang trại điện gió: Sản lượng điện của từng tua-bin và
của toàn trang trại điện gió thực tế thu được trong năm (GWh); Lượng điện hao hụt
(%) và bản đồ tổng quan năng lượng gió.

2.2.4. T nh năng lƣợng gi từ ết quả chạ ô h nh hu vực WRF (Weather


Research and Forecast)

WRF là mô hình số trị do Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia Hoa Kỳ
phát triển với sự cộng tác của nhiều cơ quan, tổ chức khác trên thế giới như Trung
tâm quốc gia dự báo môi trường NOAA/NCEP), Phòng thí nghiệm phương pháp dự
báo (NOAA/FSL) Trung tâm phân tích và dự báo bão của trường đại học
OklaHoma (CAPS) cơ quan thời tiết hàng không Hoa kỳ (AFWA), Học viện khoa
học khí tượng Trung Quốc (CAMS), Cơ quan khí tượng Hàn Quốc (KMA)….

Đây là mô hình mới được phát triển trong ít năm gần đây. Nó đ tích hợp
được hàng loạt ưu điểm của các mô hình dự báo khu vực hạn chế phát triển trước nó
như MM4, ETA…. Vì thế, nó đ nhanh chóng được ứng dụng trên thế giới không
chỉ trong dự báo thời tiết mà cả trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác có liên quan
trong đó có năng lượng gió.

Đối với năng lượng gió, đ có nhiều kết quả nghiên cứu được công bố, thậm
chí đ có hội thảo quốc tế chuyên về sử dụng WRF cho lĩnh vực năng lượng gió
[20, 21, 22, 24]. Nhiều kết quả nghiên cứu đ chứng minh khả năng mô phỏng tốt,
sát với kết quả đo đối với trường gió ngay trên những khu vực có địa hình phức tạp.

28
Kết quả tính từ mô hình WRF đạt độ chính xác khá cao, không kém các mô hình
thương mại hiện đang sử dụng trong tính toán về năng lượng gió trên thế giới như
KAMM, MesoMap, MC2… Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần
Việt Liễn và cộng sự [6] cũng đ sử dụng mô hình WRF để mô phỏng lại trường gió
trên khu vực Biển Đông và cho kết quả khá tốt, sát với kết quả đo thực tế trên khu
vực. Chính do ưu điểm này, tác giả đ quyết định chọn WRF để mô phỏng lại
trường gió của khu vực nghiên cứu trên cơ sở đầu vào là bộ số liệu tái phân tích đ
được thiết lập dành cho mô hình này của NCEP/NCAR. Dưới đây giới thiệu một số
nét về mô hình WRF.

Sơ đồ cấu trúc của mô hình WRF như sau:

Mô hình WRF được cấu tạo gồm ba


thành phần: Phần xử lý (tiền xử lý và hậu
xử lý) và phần mô phòng [6, 20, 22].

 Phần tiền xử lý: gồm chương


trình mô phỏng dữ liệu ban đầu và chương
trình đồng hóa số liệu.

WPS: là chương trình được sử dụng Hình 2.2: Cấu trúc của mô hình WRF [6]
chủ yếu để mô phỏng các dữ liệu thực ban đầu như giới hạn vùng mô phỏng, nội
suy dữ liệu hành tinh (địa hình, sử dụng đất, loại đất), lưới hóa và nội suy số liệu
khí tượng trong vùng mô phỏng. Nó bao gồm các đặc tính chính như sau:

- Lưới số liệu khí tượng; lựa chọn phép chiếu bản đồ: (cực, Lambert,
Mercator và kinh vĩ); thực hiện lồng lưới (Nesting); sử dụng giao diện đưa vào các
dữ liệu tĩnh khác WRF-Var: là chương trình đồng hóa số liệu đầu vào của mô hình,
kiểm tra các quá trình phân tích nội suy đ được tạo từ chương trình WPS, đồng
thời nó cũng được dùng để cập nhật điều kiện ban đầu.
 Phần mô phỏng ARW-solver: là chương trình chính của mô hình, bao gồm
các chương trình khởi tạo, các mô phỏng dữ liệu thực và chương trình tích phân.
Chương trình thực hiện lồng lưới cũng được thực hiện ở đây. Có thể nêu ra một số

29
đặc trưng chính của mô hình ARW được sử dụng bao gồm:

- Sử dụng các phương trình Euler thủy tĩnh và phi thủy tĩnh,...
- Hệ tọa độ thẳng đứng: sử dụng hệ tọa độ áp suất thủy tĩnh theo địa hình, với
lưới không gian có thể biến đổi theo chiều cao và biến thời gian thay đổi theo các
bước thời gian riêng biệt
- Lưới ngang: sử dụng lưới Arakawac
- Lưới lồng: 1, 2 chiều với nhiều nút và nhiều mực
- Điều kiện biên: cho trường hợp lý tưởng và thực, biên trên và biên dưới.
- Các tùy chọn vật lý: địa hình, bức xạ, vi vật lí mây, tham số hóa đối lưu
- Các biến được tính: tốc độ ngang u, v, w trong hệ tọa độ Decard,...
 Phần hậu xử lý số liệu và kiểm tra: Để xử lý WRF đ sử dụng một số
chương trình phụ đế hỗ trợ như RIP4, NCL(NCAR), GrADS và Vis5D,... Từ các
kết quả này, sau khi kiểm tra ta có thể sử dụng các công cụ khác để đưa kết quả về
dạng sử dụng riêng. Việc kiểm chứng mô hình được triển khai để so sánh, đánh giá
các kết quả tính sau khi đ được xử lý.

Sử dụng mô hình WRF mô phỏng trƣờng gió khu vực tỉnh Na Định

WRF hướng tới mục tiêu chính là dự báo thời tiết, cụ thể hơn là dự báo các
trường khí tượng cho một khu vực hạn chế nào đó với độ phân giải cao đủ đáp ứng
nhu cầu sử dụng, dựa trên kết quả dự báo toàn cầu với độ phân giải thô. Các kết quả
dự báo này cùng với các trường số liệu tĩnh như địa hình, mặt đệm, các trường số
liệu địa phương được cập nhật và bổ sung được dùng làm điều kiện biên và điều
kiện ban đầu. Trên cơ sở đó, WRF tiến hành các phân tích, nội suy về lưới mới trên
khu vực dự báo bằng các kỹ thuật lồng lưới và nội ngoại suy rất đa dạng, tiếp đó
thực hiện việc giải và tích phân theo thời gian để được các kết quả dự báo cho các
thời đoạn tiếp theo tới điểm cuối của thời đoạn dự báo. Kỹ thuật lưới lồng nhiều cấp
cho phép tăng độ phân giải ngang từ 1-2 độ vĩ tới vài km, thậm chí thấp hơn.

Dựa trên nguyên lý vừa nêu, nếu trường kết quả dự báo toàn cầu được thay
bằng trường số liệu tái phân tích tương ứng, WRF sẽ cho ta các mô phỏng lại ở các

30
trường số liệu đầu ra (bao gồm hàng loạt các yếu tố, trong đó có trường gió ở độ cao
10m và các lớp trên cao, trường các tham số tĩnh như độ nhám, lớp phủ bề mặt…)
cho khu vực nghiên cứu với độ phân giải cao hơn nhiều so với trường số liệu ban
đầu. Mặt khác cũng có thể khai thác kết quả ngoại suy (dự báo) cho các thời điểm
trung gian giữa các thời điểm quan trắc 0, 6, 12, 18 giờ GMT của các bộ số liệu tái
phân tích theo các khoảng cách thời gian tuỳ ý 10’, 30’, 1h... Với yêu cầu khai thác
và chi tiết hoá các trường gió trong bộ số liệu tái phân tích có độ phân giải 1x1 độ
kinh vĩ, tác giả đ thiết lập khu vực từ 8 – 25N và 100 - 120E làm vùng 1 (domain
1). Từ đó chuyển dần xuống khu vực nghiên cứu theo mạng lưới lồng nhau, ô lưới
cơ sở cho khu vực nghiên cứu có kích cỡ 5 x 5 km.

Trong bước đầu thử nghiệm xây dựng trường gió (U và V) ở độ cao 10m cho
khu vực nghiên cứu đ nêu, tác giả đ dừng việc chạy WRF ở việc triển khai các
trường khí tượng và lấy kết quả lấy ở thời điểm bắt đầu, trùng với các thời điểm
quan trắc (0, 6, 12 và 18 GMT) hàng ngày, không thực hiện các bước dự báo tiếp
theo như đ thực hiện trong các mô hình dự báo thời tiết. Đầu ra của WRF tại mỗi
thời điểm gồm rất nhiều tham số, song để sử dụng cho mục tiêu của luận án, tác giả
tập trung khai thác các đặc trưng sau:

- Hai trường tốc độ gió vĩ hướng (U) và kinh hướng (V). Từ 2 trường gió này
tính giá trị tốc độ (VS) của gió ngang theo các công thức sau:

Vs = (2.22)

trong đó Uij và Vij là tốc độ gió vĩ hướng và kinh hướng tại ô lưới (i,j), ở đây i là chỉ
số vĩ độ, j là chỉ số kinh độ. Việc tính này được thực hiện cho từng thời điểm đ
nêu của mỗi ngày. Từ đó tính tốc độ gió trung bình cho các thời đoạn khác nhau:
ngày, tháng, mùa, năm và cả thời kỳ 10 năm cho từng ô lưới. Với chuỗi số liệu có
được, tính các tham số của hàm Weibull cho bộ số liệu từng ô theo các công thức từ
(2.14) đến (2.18). Tính mật độ năng lượng gió lớp 10 mét theo công thức (2.17)

- Từ đầu ra của WRF khai thác được hệ số độ nhám bề mặt Z 0, tính tiếp tốc
độ gió ở các cấp độ cao khác nhau theo công thức (2.21).

31
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ TRONG TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM

2.3.1. ết quả ử l số liệu

Do bộ số liệu tốc độ gió 2 trạm Nam Định và Văn Lý được sử dụng chủ yếu
khai thác từ nguồn số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Khí hậu thuộc
Viện Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi Khí hậu nên các số liệu xấu đ được xử lý.
Tính đồng nhất của chuỗi thời kỳ 1961- 2006 cũng đ được khảo sát qua đề tài
nghiên cứu cấp nhà nước KC 09 02/06 10. Kết luận từ công trình này cho thấy 2
chuỗi số liệu tốc độ gió trung bình của Văn Lý và Nam Định là đồng nhất. Vì thế,
trong luận án này không thực hiện lại việc chỉnh lý 2 chuỗi số liệu thời gian vừa
nêu, coi như chúng đồng nhất để đưa vào các mô hình tính. Ở đây tác giả chỉ xem
xét và xử lý bổ xung nguồn số liệu thời gian về sau (từ năm 2007 – 2015). Kết quả
cho thấy bộ số liệu tốc độ gió trung bình của 2 trạm vẫn bảo đảm tính đồng nhất
(hình 2.4).

2.3.2. Kết quả t nh các đặc trƣng


gió tại trạm

Qua số liệu quan trắc tốc độ


và hướng gió tại 2 trạm khí tượng
Nam Định và Văn Lý thuộc khu vực
tỉnh Nam Định từ năm 1961 – 2015,
có thể tiến hành tính toán các đặc
trưng thống kế như trung bình, độ
lệch chuẩn..... Hình 2.3 và 2.4 cho
diễn biến và biến trình năm của tốc Hình 2.3: Biến trình năm tốc độ gió tại 2
trạm Nam Định và Văn Lý
độ gió trung bình tại 2 trạm nêu trên
của khu vực Nam Định.

Theo biến trình năm, tốc độ gió trạm Nam Định (khu vực nằm sâu trong đất
liền) và trạm Văn Lý (khu vực ven biển) cho thấy, tốc độ gió ở khu vực vùng ven
biển lớn hơn gấp 1,5 lần tốc độ gió ở khu vưc nằm sâu trong đất liền, điều đó có

32
nghĩa là càng vào sâu bên trong thì
tốc độ gió càng giảm. Tốc độ gió
của khu vực cũng theo quy luật
chung là tốc độ gió tăng khi gió
mùa hoạt động mạnh. Nhìn chung,
xu thế diễn biến của tốc độ gió ở
khu vực Nam Định có xu hướng
giảm dần, giảm rõ rệt nhất là khu
vực trạm Nam Định. Điều này cho Hình 2.4: Diễn biến của tốc độ gió
ta thấy môi trường xung quanh trạm trung bình năm khu vực Nam Định
tại 2 trạm Nam Định và Văn Lý
đ tác động lớn đến sự giảm của tốc độ gió của khu vực quan trắc. Có thể nói, hiện
tượng tốc độ gió giảm dần là tình trạng khá phổ biến ở lưới trạm đo gió ở nước ta.
Tuy nhiên khi kiểm tra tính đồng nhất của 2 trạm Nam Định và Văn Lý, mức độ
giảm trên vẫn có thể chấp nhận được (với mức ý nghĩa 5%) trong một chuỗi đồng
nhất để tính toán.

2.3.3. Kết quả t nh tốc độ gi các lớp trên cao

Từ bộ số liệu quan trắc trên tháp đo Thịnh Long đ nêu, tác giả sử dụng công
thức (2.21) nêu trên với Z0 được lấy từ kết quả ước lược của mô hình WRF để tính
tốc độ gió ở các lớp trên cao 30, 40m, từ số đo ở mực độ cao 20 mét; sau đó so sánh
với kết quả thực đo từ tháp ở 2 mực vừa nêu trong thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 7
năm 2009. Qua kết quả tính toán cho thấy (hình 2.5), tốc độ gió tính theo hàm
Logarit khá phù hợp so với tốc độ gió quan trắc từ tháp đo. Ở độ cao 30m sai khác
nhau ở mức từ 0,1 – 0,4m/s, lên cao (mực 40m) sai khác nhau có tăng lên, từ 0,2 –
0,6m/s, nhưng vẫn nằm trong phạm vi 1σ (độ lệch chuẩn) của chuỗi số liệu đo.

Qua đây có thể cho phép ta sử dụng hàm Logarit để tính tốc độ gió ở các độ
cao khác nhau (40, 60, 80 và 100 mét) của các ô lưới, dựa vào số liệu ở tầng 10 mét
và hệ số độ gồ ghề Z0 được lấy từ kết quả đầu ra của mô hình WRF. Nó được coi là
mực cơ bản để xây dựng các bản đồ năng lượng gió cho các mực khác mà ta cần.

33
Hình 2.5: Tốc độ gió thực đo và tính theo hàm Logarit ở mực 30 và 40 mét

2.3.4. Kết quả t nh các đặc trƣng gi ằng mô hình WAsP tại điểm quan trắc

Dựa vào số liệu đo gió trong 20 năm (1995 – 2015) của 2 trạm Khí tượng
Nam Định và Văn Lý tại độ cao 10m đ được xử lý bỏ qua các giá trị sai để lập bộ
số liệu đầu vào cho mô hình WAsP với định dạng đúng format của mô hình. Bản đồ
địa hình đ số hóa của khu vực tỉnh Nam Định (nguồn cung cấp Sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh Nam Định) đ được sử dụng như là điều kiện biên để lập các đường
nhám địa hình (đường roughness). Việc số hoá vật cản (obstacles) đ được thực
hiện cho từng trạm, dựa theo các mô tả sau

- Đối với khu vực trạm Nam Định nằm trong trung tâm thành phố Nam Định,
trong phạm vi cách vườn quan trắc 60m là khu phố, nhà xưởng và các công trình
công cộng, có độ cao trung bình 8 – 15m, ở xa hơn (300m) về phía bắc, phía tây và
phía đông là khu đô thị mới, có một số nhà hàng, khách sạn và bệnh viện cao tầng
có độ cao từ 15 – 20m. Xung quanh giáp với vườn quan trắc ở phía bắc, tây và phía
nam là ao xen kẽ với vườn cây thấp có độ cao khoảng 1,5 – 2,0m. Nhà làm việc của
trạm xây dựng ở phía bắc cách vườn quan trắc 54m.

- Khu vực trạm Văn Lý trong phạm vi 300m. Phía bắc giáp khu vực nuôi tôm
và đồng muối, tiếp đó là khu dân cư. Phía đông giáp khu vực nuôi tôm và đồng
muối, liền kề là đê ngăn nước biển và phía ngoài là biển Đông. Phía nam là khu cơ
quan Thủy sản, tiếp đó là khu dân cư thôn Tang Điền và xen kẽ là các đầm nuôi

34
tôm. Phía tây là nhà trạm, sau đó là cánh đồng muối và đầm nuôi tôm. Từ năm 1969
vườn khí tượng bị che chắn bởi con đê thứ 2 ngăn nước biển mới đắp chạy từ hướng
bắc đến hướng đông nam, khoảng cách xa nhất tới hàng rào vườn là 20m, chỗ gần
nhất là 5m. Đến năm 2015, mặt đê được rải bởi lớp bê tông, hiện tại mặt đê cao hơn
mặt vườn 1,3m. Nhà làm việc xây dựng ở phía tây cách vường quan trắc 40m.

Hình 2.6: Hình minh họa kết quả sử dụng mô hình Wasp tính khí hậu gió và
năng lượng gió 2 trạm Nam Định và Văn Lý
Bảng 2.1: Kết quả tính toán tốc độ gió ở mặt đất và mật độ năng lượngtrung bình
ở độ cao 10m của mô hình Wasp
Khu vực Na Định Văn L
Đặc trƣng Quan trắc Theo WAsP Quan trắc Theo WAsP
Vận tốc trung bình 2,36 m/s 2,39 m/s 3,61 m/s 3,64 m/s
Mật độ năng lượng trung bình 16,0 W/m2 17,1 W/m2 56,9 W/m2 59,0 W/m2

Sau khi số hoá nguồn số liệu quan trắc, địa vật quanh trạm theo chỉ dẫn của
WAsP, đưa các số liệu này vào tính toán của mô hình, kết quả được nêu ở hình 2.6.
Đó là kết quả tính khí hậu gió và năng lượng gió tại 2 điểm quan trắc Nam Định,
Văn Lý. Qua kết quả tính toán đặc trưng gió và phân bố mật độ năng lượng ở mực quan
trắc ta thấy, vùng nằm sâu trong đất liền (trạm Nam Định) có tần suất xuất hiện gió cao
từ các hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình là 2,4 m/s, mật độ năng
lượng sản sinh tại độ cao 10m là 17W/m2. Khu vực ven biển (trạm Văn Lý), tần suất
xuất hiện gió cao từ các hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc đến Đông Nam. Tốc độ
gió trung bình là 3,6 m/s, mật độ năng lượng sản sinh tại độ cao 10m là 59W/m2.

35
2.3.5. Kết quả khai thác số liệu gió từ đầu ra của mô hình WRF

Dựa vào nguồn số liệu tái phân tích mới nhất của NCEP/NCAR (từ tháng
6/1999 đến tháng 10/2009) chuẩn bị cho mô hình WRF với độ phân giải là 1x1 độ
kinh vĩ, đề tài KC 09 19/06-10 đ dùng mô hình WRF để mô phỏng chi tiết các
trường khí tượng cho khu vực Biển Đông và Việt Nam với độ phân giải 5x5km.
Trong đó sản phẩm đầu ra của WRF, bao gồm trường gió ở độ cao 10 mét là đối
tượng chính, dựa trên 2 trường tốc độ gió vĩ hướng U và kinh hướng V. Cùng với 2
trường U và V, một sản phẩm khác của WRF cũng được khai thác là trường “hệ số
độ gồ ghề” hay “độ nhám” Z0, được tính trên cơ sở bộ số liệu địa hình DEM có độ
phân giải 1x1km, do Hội Địa Lý và Địa chất Hòa Kỳ cung cấp miễn phí qua mạng.
Dựa vào các bộ số liệu này, ta có thể tính được mật độ năng lượng gió theo ô lưới
của khu vực nghiên cứu cho toàn chuỗi số liệu đ sử dụng thời kỳ 10 năm 1999 -
2009 với 4obs/ngày. Do việc chạy mô hình WRF trên máy vi tính khá phức tạp và
kéo dài nên trong phạm vi của đề tài luận án chỉ có thể chạy thử nghiệm cho một
thời gian ngắn. Được sự đồng ý của tác giả phần nghiên cứu về năng lượng gió
trong đề tài KC 09 19/06-10, tôi đ sử dụng các kết quả tính về tốc độ gió trung
bình ngày ở độ cao 10m cùng với hệ số độ gô ghề Z0 theo ô lưới 5x5km của khu
vực Nam Định thời kỳ 2000-2009 để phân tích và lập bản đồ về năng lượng gió.
Để so sánh kết quả tính từ WRF với số liệu gió quan trắc, tác giả đ tiến
hành nội suy các giá trị tốc độ gió trung bình tháng từ số liệu tính theo ô lưới về vị
trí của 2 trạm Văn Lý và Nam Định cho thời kỳ 2000-2009. Từ đó so sánh với kết
quả quan trắc cùng thời kỳ và tiến hành hiệu chỉnh nguồn số liệu tính từ WRF trước
khi xây dựng các bản đồ năng lượng gió cho khu vực.

Kết quả cho thấy tốc độ gió tính từ WRF thường cao hơn so với số liệu quan
trắc (hình 2.7), sai khác này tăng lên khi vào sâu trong đất liền. Ví dụ với trạm Văn
Lý, tốc độ gió trung bình năm chỉ khác nhau 0,1 m/s (Vtb tính theo WRF là 3,5m/s,
Vtb theo QT là 3,4m/s), trong khi tới Nam Định sai khác này là 0,8m/s (2 giá trị
trung bình năm tương ứng là 2,9 và 2,1m/s). Vậy tại sao sự khác biệt giữa số liệu
quan trắc và tính từ WRF của trạm Nam Định lại lớn như vậy ? Điều này được lý

36
Hình 2.7: Tốc độ gió quan trắc và tính từ WRF của 2 trạm

giải là do quá trình đô thị hoá quanh trạm Nam Định quá nhanh trong giai đoạn này,
như đ nêu ở trên đ ảnh hưởng lớn đến số liệu quan trắc gió. Nếu ta coi số liệu
quan trắc của thời kỳ mới lập trạm là đặc trưng cho khu vực, thống kê tốc độ gió
trung bình năm của 10 năm từ 1961-1970 thì kết quả cho thấy giữa tốc độ gió tính
theo WRF và tốc độ gió quan trắc cũng tương đối phù hợp. Sai khác chỉ ở mức 0,2–
0,5m/s tuỳ theo thời kỳ trong năm, nhỏ hơn giá trị của độ lệch chuẩn (σ) tương ứng.
Đối với trạm Văn Lý, do chịu tác động ít của quá trình thay đổi địa vật quanh trạm
nên kết quả tốc độ gió tính theo WRF và tốc độ gió quan trắc là khá phù hợp nhau.

Từ những kết quả tính toán thực nghiên trên về tốc độ và mật độ năng lượng
gió qua các mô hình được trình bày từ hình 2.3 – 2.7 cho thấy:

- Phân bố gió trên khu vực phù hợp với quy luật hoạt động của hoàn lưu gió
mùa khu vực. Và một xu thế chung tốc độ gió giảm dần, càng sâu vào trong đất liền
tốc độ gió càng giảm mạnh.

- Phân bố tốc độ gió theo hàm Logarit khá phù hợp so với tốc độ gió quan
trắc từ tháp đo. Mặc dù càng lên cao sự sai khác nhau có tăng lên, nhưng vẫn nằm
trong phạm vi độ lệch chuẩn của chuỗi số liệu đo.

- Bộ số liệu về tốc độ gió từ đầu ra của mô hình WRF cũng khá phù hợp với
tốc độ gió quan trắc tại hai trạm quan trắc của khu vực. Từ đó ta có thể sử dụng kết
quả tốc độ gió từ đầu ra từ mô hình trên để xây dựng các bản đồ và đánh giá tiềm
năng năng lượng gió cho khu vực nghiên cứu.

37
Chƣơng 3
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƢỢNG GIÓ
KHU VỰC NAM ĐỊNH

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ GIÓ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH

Gió là một trong những nhân tố khí hậu quan trọng nhất nó phản ánh các
điều kiện hoàn lưu Khí quyển và tác động đến nhiều mặt của sinh hoạt tự nhiên.
Chế độ gió được rất nhiều ngành hoạt động thực tiễn (giao thông, đường biển, xây
dựng, hàng không, nông nghiệp ...), đặc biệt trong những năm gần đây gió đ được
quan tâm rất nhiều ở các nước trên thế giới, đó là sử dụng sức gió để tạo ra nguồn
năng lượng sạch.

Chế độ gió ở Nam Định hoàn toàn phù hợp với cơ chế gió đ nêu ở phần
hoàn lưu, đó là sự luân chuyển các hướng gió theo hai mùa trong năm rất rõ rệt. Tuy
nhiên, Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển, nên chế độ gió ở Nam Định cũng có
những sắc thái riêng trong mùa.

3.1.1. Hƣớng gió

Mùa đông, tỉnh Nam Định chịu ảnh hưởng chủ yếu của không khí cực đới.
Vào thời kỳ này, mỗi khi áp cao lục địa Châu Á hoạt động mạnh không khí cực đới
mới có điều kiện xâm nhập sâu xuống vùng vĩ độ thấp. Luồng không khí lạnh từ lục
địa phủ đầy băng tuyết tràn xuống phía nam qua lục địa Trung Quốc hoặc qua biển
Nhật Bản, Hoàng Hải và biển Đông Trung Quốc thành từng đợt sóng gây ra gió
mùa Đông Bắc tràn về nước ta. Vào thời kỳ đầu mùa và giữa mùa hướng gió chính
là hướng Tây Bắc – Bắc và Đông Bắc, vào thời kỳ cuối mùa theo hướng lệch đông
theo đường biển.

Bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy tần suất xuất hiện của 8 hướng gió chính trong
năm tại 2 trạm đo trong khu vực. Các tháng đầu và giữa mùa đông, gió thịnh hành
nhất thường có hướng lệch bắc, chẳng hạn tại trạm khí tượng Nam Định (khu vực

38
nằm sâu trong đất liền) từ tháng 11 đến giữa tháng 2 năm sau gió có hướng Tây Bắc
– Bắc và Đông Bắc với tần suất đạt từ 23,7 - 24,4%; tại trạm khí tượng Văn Lý (khu
vực ven biển) chiếm từ 29,7 - 37,7%. Trong khi vào các tháng cuối mùa (tháng 3, 4)
hướng gió thịnh hành có hướng lệch đông, với hướng Đông đến Đông Nam có tần
suất từ 23,6 – 34,4%.

Bảng 3.1: Tần suất (%) v hƣớng gió thịnh hành khu vực Na Định
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
NW E SE SE SE S S SE NW NW N N
Nam Định
24,4 18,7 23,6 28,8 25,4 24,4 26,5 25,4 17,5 24,7 23,9 23,7
NW E E SE SE S S SE NW NW N N
Văn Lý
29,7 34,4 32,9 32,7 33,0 34,7 35,1 25,6 25,6 34,3 32,1 37,7

Hình 3.1: Hoa gió năm tại trạm Nam Định (trái), Văn Lý (phải)

Mùa hạ, không khí xích đạo bắt nguồn từ vùng biển bắc Ấn Độ Dương kết
hợp với một phần tín phong nam bán cầu vận chuyển lên phía bắc được gió mùa
mùa hạ đem đến Nam Định theo hai luồng: Một luồng từ phía tây, tây nam thổi tới
qua các dãy núi biên giới Việt - Lào và d y Trường Sơn chắn ngang, sang đến vùng
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong đó có Nam Định, đ đem lại thời tiết khô nóng trong
các tháng mùa hạ, thậm chí còn xảy ra hiện tượng nắng nóng gay gắt mà ta thường
gọi là gió tây khô nóng. Luồng thứ hai cũng là không khí xích đạo biển nhưng bắt
nguồn từ rìa Tây Nam của áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương và một phần của
tín phong nam bán cầu, khi luồng gió này thổi vào vùng biển vịnh Bắc Bộ chuyển

39
thành hướng đông nam thổi vào khu vực, sau khi trải qua qu ng đường dài trên
biển, luồng không khí này đ đem lại thời tiết mát mẻ hơn. Vào thời kỳ đầu và giữa
mùa (từ tháng 5 đến tháng 8), với hướng gió chủ đạo Đông Nam đến Nam với tần
suất từ 24,4 – 35,1%. Trong thời kỳ cuối mùa hạ (tháng 9, 10), tần suất khối khí cực
đới có xu hướng tăng dần hoạt động và ảnh hưởng đến khu vực Nam Định, lúc này
hướng gió thịnh hành có xu hướng lệch bắc, với hướng Bắc và Tây Bắc có tần suất
từ 19,5 – 34,3%. Như vậy, chế độ gió ở Nam Định thể hiện hai mùa rõ rệt; về mùa
Đông thịnh hành một trong bốn hướng chính là: Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc đến
Đông; mùa Hạ là thời kỳ thịnh hành một trong hai hướng Đông Nam và Nam.

Mặt khác, Nam Định là tỉnh ven biển với vùng biển nông và rộng, biển đóng
vai trò như một cỗ máy điều hòa chế độ thời tiết. Chính vì vậy, ngoài sự thay đổi
hướng gió theo chế độ hoàn lưu giữa các mùa, ở vùng ven biển Nam Định hướng
gió còn thay đổi theo chu kỳ ngày đêm. Ban đêm hướng từ đất liền ra biển, còn ban
ngày ngược lại hướng từ biển vào đất liền, đó là gió đất - gió biển.

Nguyên nhân trước hết của loại gió này là sự bất đồng nhất trong hấp thụ và
phát xạ của đất liền và biển. Ban ngày trên đất liền mặt đất bị đốt nóng mạnh do hấp
thụ bức xạ mặt trời (nhất là vào những ngày trời quang) do đó lớp không khí bên
trên nó cũng nóng hơn so với không khí trên biển. Kết quả là ở lớp dưới của khí
quyển xuất hiện gradient khí áp hướng từ biển về phía đất liền, còn ở lớp cao hơn
thì hướng ngược lại. Như vậy, gió ở lớp dưới cũng có hướng từ biển vào đất liền,
còn ở lớp trên có hướng ngược lại. Thời gian ban đêm trật tự trên được đảo ngược,
gió ở lớp dưới thổi từ đất liền ra biển.

Gió biển thổi vào đất liền xuất hiện sau lúc mặt trời mọc và mạnh dần lên đạt
cực đại vào lúc quá trưa, sau đó yếu đi. Từ lúc mặt trời lặn gió biển yếu hẳn và nó
dần được thay thế bằng gió đất, tức là gió thổi từ đất liền ra biển. Gió đất duy trì
suốt đêm cho tới lúc mặt trời mọc và được thay thế bằng gió biển.

40
Gió đất - gió biển là yếu tố làm giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết ở vùng
ven biển. Điều đó thể hiện rõ ở Nam Định vào mùa hạ, độ ẩm ban ngày lớn làm dịu
bớt tình trạng nóng bức của mùa hạ.

3.1.2. Tốc độ gió

Những đặc trưng cơ bản của chế độ gió là tốc độ trung bình và tần suất các
cấp tốc độ khác nhau. Ở Nam Định, tốc độ gió trung bình năm của lớp bề mặt dao
động trong khoảng từ 2,2 - 3,4m/s. Chênh lệch tốc độ gió trung bình giữa các tháng
không vượt quá 0,5m/s ở khu vực nằm sâu trong đất liền, đối với khu vực vùng ven
biển không quá 1,0m/s. Theo biến trình năm, tốc độ gió cũng giống với quy luật
chung của gió mùa, mạnh vào thời kỳ gió mùa hoạt động mạnh và yếu vào thời kỳ
chuyển mùa.

Bảng 3.2: Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) từ năm 1961 – 2015
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trạm
Nam Định 2,3 2,2 2,0 2,2 2,3 2,3 2,4 1,9 2,1 2,4 2,2 2,1 2,1
Văn Lý 3,7 3,6 3,4 3,5 3,9 4,0 4,1 3,3 3,2 3,5 3,4 3,6 3,6

Bảng 3.3: Tốc độ gió (m/s) trung bình của hướng thịnh hành
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trạm
NW E SE SE SE S S SE NW NW N N
Nam Định
3,2 2,7 2,5 2,7 2,8 2,9 2,9 2,5 3,3 3,7 3,3 3,3
NW E E SE SE S S SE NW NW N N
Văn Lý
4,2 4,1 3,8 3,9 4,2 4,6 4,8 3,8 3,7 4,1 3,9 4,1

Đối với khu vực vùng ven biển tốc độ gió cao hơn so với khu vực nằm sâu
trong lục địa từ 1,1 – 1,9m/s. Nhìn chung, tốc độ gió trung bình các tháng trong năm
tương đối đồng đều, từ 2,0 – 2,4m/s đối với vùng nằm sâu trong đất liền và từ 3,2 –
3,7m/s đối với vùng ven biển; riêng từ tháng 5 đến tháng 7 vùng ven biển có tốc độ
gió lớn hơn trong năm dao động từ 4,1 – 4,3m/s (Bảng 3.2 và 3.3).

41
Tốc độ gió lớn nhất trong năm thường liên quan đến sự ảnh hưởng của bão
và áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc mạnh hoặc có khi là các đợt gió mùa Tây
Nam từ Bắc Ấn Độ Dương kết hợp luồng gió vượt xích đạo từ nam Bán Cầu, song
nhìn chung tốc độ gió mạnh nhất chủ yếu xảy ra khi có các cơn b o ảnh hưởng trực
tiếp, tốc độ có thể lên đến trên 40m/s.

Trong thời kỳ gió mùa mùa đông, trên thực tế quan trắc ở các trạm lặng gió
nhiều hơn so với các tháng mùa hè, với tần suất các tháng từ 22 – 28%. Đối với
vùng ven biển quan sát lặng gió rất ít, với tần suất chỉ khoảng 2 – 4%.

3.2. XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ PHÂN BỐ NĂNG LƢỢNG GIÓ KHU VỰC
NAM ĐỊNH

Để xây dựng các bản đồ phân bố tiềm năng năng lượng gió của khu vực, tác
giả chọn tầng gió ở độ cao 10m làm tầng cơ bản vì mực này nó gắn trực tiếp với các
sản phẩm được triết xuất từ các nguồn số liệu đo ở mặt đất (số liệu đo các trạm quan
trắc) và từ mô hình tính toán. Trên cơ sở đó, tác giả chọn tốc độ gió trung bình (m/s)
của tháng, năm và 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) để xây dựng các bản đồ năng
lượng gió tầng cơ bản. Tuy nhiên, trên thực tế để có thể khai thác được nguồn năng
lượng gió phong phú hơn, cần phải nâng độ cao đặt turbin gió. Vì thế phải thiết lập
thêm các bản đồ cho các tầng cao hơn.

Với mục đích của đề tài nhằm đánh giá tiềm năng năng lượng gió trên khu
vực, nên tác giả chọn 4 tầng sử dụng chính là 40, 60, 80 và 100m. Trong đó, tầng
80m là tầng trọng tâm (mực khai thác chủ yếu). Ở tầng này, ngoài bản đồ phân bố
mật độ năng lượng gió trung bình năm, còn có các bản đồ phân bố mật độ năng
lượng trung bình các mùa trong năm. Trên các bản đồ này, toàn bộ diện tích đất liền
và vùng biển khu vực tỉnh Nam Định kéo dài đến đường ranh giới của Vịnh Bắc Bộ
đ được sử dụng. Trong đó trên vùng biển, tác giả có phân ra các vùng có khả năng
khai thác chính nguồn năng lượng gió ngoài khơi, nhất là các vùng có độ sâu không
lớn để có thể đặt đế của tháp gió trực tiếp xuống đáy biển. Đó là các vùng biển gần
bờ có các đường đẳng độ sâu dưới 50m (theo nghiên cứu của các nước). Đối với

42
vùng biển Nam Định thì vùng có độ sâu dưới 30m nằm trong khoảng cách tới đất
liền không quá 30 – 60km, sẽ là vùng khai thác chủ yếu do vùng này có khả năng
chuyển tải điện tới người sử dụng hay lưới điện quốc gia dễ dàng hơn, kinh phí đầu
tư cũng thấp hơn. Mặt khác đây cũng là khu vực có thể sử dụng phương pháp xây
dựng trang trại gió như trên đất liền với đế tuabin gió có thể đặt trực tiếp trên đáy
biển.

Trên cơ sở phương pháp tính toán đặc trưng gió và năng lượng gió ở các mực
trên cao (40, 60, 80 và 100m) dựa vào lớp gió mặt đất (độ cao 10m) đ được nêu
trong chương II, tác giả đ tính toán và đưa ra kết quả tổng hợp về đặc trưng gió và
mật độ năng lượng gió trung bình các tháng, năm ở các mực và 4 mùa trong năm ở
mực 80m trên khu vực nghiên cứu.

Bằng việc sử dụng các phần mềm Mapinfor, Surfer và Grid vẽ bản đồ, bản
đồ nền khu vực dưạ trên cơ sở tập bản đồ Atlat Việt Nam. Trong các bản đồ phân
bố tốc độ gió và mật độ năng lượng gió được chia ra các cấp và sử dụng các thang
màu để thể hiện.

Bảng 3.4: Danh mục các bản đồ xây dựng khu vực Nam Định

STT TÊN BẢN ĐỒ STT TÊN BẢN ĐỒ


1 Tốc độ gió TB năm độ cao 10m 6 Mật độ NL gió năm độ cao 80m
2 Mật độ NL gió năm độ cao 10m 7 Mật độ NL gió Mùa Xuân độ cao 80m
3 Mật độ NL gió năm độ cao 40m 8 Mật độ NL gió Mùa Hạ độ cao 80m
4 Mật độ NL gió năm độ cao 60m 9 Mật độ NL gió Mùa Thu độ cao 80m
5 Mật độ NL gió năm độ cao 100m 10 Mật độ NL gió Mùa Đông độ cao 80m

Ghi chú: TB = “trung bình”, NL = “năng lượng”

Bảng 3.5: Tỷ lệ phân bố mật độ năng lượng gió ở các độ cao so với mực độ cao 10m
Zi
40m 60m 80m 100m
Khu vực
Đất liền 1,6 ÷ 1,8 2,9 ÷ 3,1 3,6 ÷ 3,7 4, 4 ÷ 4,6
Vùng biển 1, 3 ÷ 1,4 2,0 ÷ 2,2 2,5 ÷ 2,8 2,9 ÷3,1

43
3.2.1. Bản đồ năng lƣợng gió từ mô hình WasP

Mô hình WAsP cũng dự báo tốc độ gió và năng lượng sản sinh tại các độ cao
khác nhau (Bảng 3.6, 3.7). Qua bảng tính này ta thấy, phân bố tốc độ và mật độ
năng lượng gió tăng dần từ đất liền ra đến biển và càng lên cao năng lượng càng
cao. Đối với khu vực lãnh thổ nằm sâu trong đất liền, tốc độ gió vùng thông thoáng
có tốc độ gió trên 4,5m/s ở độ cao từ 200m trở lên; đối với khu vực vùng giáp biển
thì với độ cao từ 25m trở lên vùng thông thoáng cũng có tốc độ gió trên 4,5m/s. Vì
thế, để khai thác nguồn năng lượng gió có hiệu quả thì các tua-bin gió phải có độ
cao từ 200m trở lên đối với vùng nằm sâu trong đất liền và từ 25m trở lên đối với
vùng ven biển.
Trên cơ sở bản đồ địa hình khu vực và các tham số độ nhám, vật cản quanh
khu vực trạm quan trắc đ được m hóa theo đúng theo format của mô hình, WasP
cho ta dự báo về tốc độ và mật độ năng lượng gió theo quy mô ngang và thẳng đứng
trong vùng. Tác giả sử dụng phần mềm Grid xây dựng bản đồ phân bố tốc độ và
mật độ gió ở độ cao 60 mét cho khu vực Nam Định. Qua bản đồ (Hình 3.2) cho thấy
tốc độ và phân bố mật độ gió đều giảm dần từ biển vào sâu trong đất liền. Ở độ cao
này, tốc độ gió vùng ven biển có thể lên đến 6 - 7m/s, vào sâu trong lãnh thổ tốc độ
gió thấp hơn khoảng 5 – 6m/s.
Bảng 3.6. Kết quả tốc độ gió trung bình và mật độ năng lượng tại các độ cao 10,
25, 50, 100 và 200m của mô hình WAsP (trạm Nam Định)
Roughness
Height Parameter
0.00m 0.03 m 0.10 m 0.40 m 1.50 m
Mean speed U [m/s] 3.29 2.38 2.08 1.63 1.08
10.0 m
Power density E [W/m2] 40 17 11 6 2
Mean speed U [m/s] 3.61 2.85 2.56 2.15 1.64
25.0 m
Power density E [W/m²] 51 27 20 12 5
Mean speed U [m/s] 3.88 3.30 3.00 2.60 2.11
50.0 m
Power density E [W/m²] 62 38 29 19 10
Mean speed U [m/s] 4.20 3.90 3.57 3.14 2.64
100.0 m
Power density E [W/m²] 81 46 46 31 18
Mean speed U [m/s] 4.60 4.76 4.35 3.85 3.30
200.0 m
Power density E [W/m²] 110 112 85 58 36

44
Bảng 3.7. Kết quả tốc độ gió trung bình và mật độ năng lượng tại các độ cao 10,
25, 50, 100 và 200m của mô hình Wasp (trạm Văn Lý)
Roughness
Height Parameter
0.00m 0.03 m 0.10 m 0.40 m 1.50 m
Mean speed U [m/s] 6.13 4.39 3.81 2.98 1.98
10.0 m
Power density E [W/m2] 307 128 83 40 11
Mean speed U [m/s] 6.70 5.23 4.68 3.91 2.99
25.0 m
Power density E [W/m²] 392 200 144 84 37
Mean speed U [m/s] 7.18 6.00 5.46 4.71 3.81
50.0 m
Power density E [W/m²] 468 273 209 135 72
Mean speed U [m/s] 7.75 7.01 6.43 5.65 4.75
100.0 m
Power density E [W/m²] 595 401 308 210 127
Mean speed U [m/s] 8.43 8.41 7.72 6.85 5.88
200.0 m
Power density E [W/m²] 783 698 540 374 235

Hình 3.2: Bản đồ phân bố tốc độ và mật độ gió ở độ cao 60m khu vực Nam Định

3.2.2. Bản đồ phân bố tốc độ và mật độ năng lƣợng gió từ mô hình WRF

Nếu chỉ dừng ở việc đánh giá tiềm năng lượng gió cho 2 điểm trạm hoặc khu
vực lân cận 2 trạm thì kết quả tính từ mô hình WAsP như đ nêu ở trên có thể là
kết quả sử dụng. Tuy nhiên nếu muốn đánh giá nguồn tiềm năng này ra xa hơn
ngoài biển thì kết quả trên là chưa đủ. Vùng biển thuộc tỉnh Nam Định nếu kéo dài
ra tới đường phân giới Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, có diện tích lớn

45
hơn 4-5 lần diện tích của tỉnh. Điều đáng quan tâm hơn, đây lại là khu vực biển
nông có độ sâu chủ yếu <50 mét nên có thể phát triển các trang trại gió gần tương tự
như trên đất liền, giống như các trang trại gió đ phát triển tại Bạc Liêu hiện nay. Vì
thế nhu cầu đánh giá tiềm năng năng lượng gió của vùng biển này là rất cần thiết.
Kết quả khai thác từ WAsP không đủ đáp ứng yêu cầu này. Việc sử dụng các kết
quả từ các mô hình mô phỏng các trường khí tượng khu vực hạn chế như MM5,
WRF là cần thiết và có hiệu quả [6]. Từ những kết quả phân tích trên, tác giả sử
dụng nguồn số liệu đầu ra của mô hình WRF theo từng ô lưới để xây dựng các bản
đồ phân bố tiềm năng năng lượng gió ở khu vực nghiên cứu.

Dựa trên nguồn số liệu đầu ra của WRF, tính được tốc độ gió vô hướng theo
công thức (2.22) cho từng ô lưới với độ phân giải cao đ nêu và ta tính tốc độ gió
trung bình ngày, tháng, năm của từng ô lưới. Trên cơ sở đó, tôi đ thực hiện việc
tính các đặc trưng thống kê theo chuỗi 10 năm cho từng ô lưới của khu vực, ước
lượng các tham số của hàm Weilbull, trên cơ sở đó tính mật độ năng lượng để lập
các bản đồ về mật độ năng lượng gió. Kết quả đ xây dựng được các bản đồ sau cho
khu vực nghiên cứu: Bản đồ phân bố tốc độ gió trung bình các tháng, mùa và năm ở độ
cao 10 mét. Bản đồ phân bố mật độ năng lượng gió các tháng, mùa và năm ở độ cao 10m,
40m, 60m, 80m…. Hình 3.3 cho bản đồ phân bố của tốc độ và mật độ năng lượng gió ở độ
cao 10m cho toàn khu vực Nam Định bao gồm cả đất liền vùng biển.

Hình 33: Bản đồ phân bố tốc độ gió (trái), mật độ năng lượng gió (phải) trung bình
năm ở độ cao 10 m khu vực Nam Định

46
3.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƢỢNG GIÓ KHU VỰC NAM ĐỊNH
3.3.1. Phân bố tiề năng năng lƣợng gió trên khu vực đất liền
3.3.1.1. Phân bố tiềm năng năng lượng gió tại các độ cao trên đất liền

a) Tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 40m

Phân bố mật độ năng lượng trên đất liền của khu vực Nam Định tăng dần từ
trong đất liền ra đến biển. Khu vực có tiềm năng năng lượng gió thấp nhất là khu
vực nằm sâu trong đất liền (bao gồm huyện Ý Yên và Vụ Bản) vào khoảng dưới
20w/m2. Khu vực có tiềm năng năng lượng gió cao nhất là khu vực giáp biển của
huyện Giao Thủy, với mật độ có thể đạt đến 90w/m2.

Theo bảng 3.5, so với độ cao 10m thì tiềm năng năng lượng gió ở độ cao
40m ở khu vực đất liền lớn gấp 1,6 ÷ 1,8 lần. Với mức tăng của năng lượng theo độ
cao như vậy thì tại độ cao 40m trên đất liền, có khoảng hơn 3/4 diện tích lãnh thổ
của khu vực có tiềm năng phân bố mật độ năng lượng chưa vượt 50w/m2 năm.
Khoảng 1/4 diện tích còn lại có phân bố mật độ lớn hơn 50w/m2, bao gồm diện tích
các huyện Giao Thủy, Xuân Trường và một phần diện tích giáp biển của huyện Hải
Hậu. Khu vực có phân bố mật độ năng lượng lớn này có thể nằm sâu trong đất liền
khoảng 30km (hình 3.4).

Hình 3.4: Bản đồ phân bố mật độ năng lượng gió năm ở độ cao 40 m

47
b) Tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 60m.

Nhìn chung, sự chênh lệch phân bố mật độ năng lượng gió giữa mực 40 và
60m trên đất liền là không nhiều. So với độ cao 10m thì phân bố mật độ năng lượng
gió ở mực 60m lớn hơn 2,9 ÷ 3,1 lần.

Tại độ cao này, phần lớn diện tích đất liền vùng ven biển có mật độ năng
lượng lớn hơn 50w/m2, tập trung chủ yếu vẫn là khu vực các huyện ven biển Giao
Thủy, Xuân Trường và một phần diện tích giáp biển của huyện Hải Hậu, Nghĩa
Hưng. Phần nhỏ khu vực phía Tây và Tây Bắc tỉnh (Ý Yên, Vụ Bản và Mỹ Lộc) có
mật độ năng lượng dưới 30 w/m2 (hình 3.5).

Hình 3.5: Bản đồ phân bố mật độ năng lượng gió năm ở độ cao 60 m

c) Tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 80m.

Theo bảng 3.5, so với độ cao 10m thì tiềm năng ở độ cao 80m ở khu vực đất
liền lớn hớn 3,6 ÷ 3,7 lần. Cao hơn gần gấp 2 lần so với độ cao 40m và gấp 1,7 lần
so với độ cao 60m.

Với mức tăng của năng lượng gió theo độ cao như vậy, tại độ cao 80m trên
đất liền có khoảng hơn 1/3 diện tích lãnh thổ có tiềm năng phân bố mật độ trên
50w/m2 và phân bố ở khu vực vùng ven biển (hình 3.6). Khu vực có mật độ năng

48
lượng gió lớn này, nằm sâu trên đất liền vào khoảng 35km và khu vực nằm trong
đất liền ít nhất chỉ khoảng 8km so với từ bờ biển.

Khu vực có phân bố mật độ năng lượng gió cao nhất là khu vực các huyện
phía Đông Nam của tỉnh. Trong đó, phần lớn diện tích lãnh thổ của huyện Giao
Thủy có mật độ năng lượng gió trên 80w/m2, thậm chí có nơi sát biển đạt trên
100w/m2. Khu vực có mật độ năng lượng nhỏ nhất là các huyện nằm sâu trong đất
liền, với giá trị dưới 30w/m2.

Hình 3.6: Bản đồ phân bố mật độ năng lượng gió năm ở độ cao 80 m

d) Tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 100m.

Theo bảng 3.5, so với độ cao 10m thì phân bố tiềm năng năng lượng gió tại
độ cao 100m trên đất liền lớn hơn 4,4 ÷ 4,6 lần, và cao hơn khoảng 0,9 lần so với
mực ở độ cao 80m. Nhìn chung sự phân bố tiềm năng mật độ năng lượng gió trên
đất liền giữa độ cao 80 và 100 mét là không nhiều. Với mức tăng của năng lượng
gió tại độ cao này thì cũng có khoảng gần nửa diện tích lãnh thổ trên đất liền tỉnh
Nam Định có mật độ năng lượng lớn hơn 50w/m2 (hình 3.7).

Tại độ cao này, phần lớn diện tích của huyện Giao Thủy có phân bố mật độ
năng lượng lớn nhất, vào khoảng trên 80w/m2, nơi giáp biển có thể đạt gần
120w/m2. Các huyện ven biển phía Nam tỉnh Nam Định có mật độ năng lượng gió

49
thấp hơn so với các huyện phía Đông Nam, cao nhất chỉ vào khoảng 65w/m2. Đối
với khu vực có tiềm năng gió nghèo nhất trên đất liền vẫn là các huyện Ý Yên, Vụ
Bản và một phần diện tích huyện Mỹ Lộc có mật độ năng lượng gió dưới 40w/m2.

Hình 3.7: Bản đồ phân bố mật độ năng lượng gió năm ở độ cao 100 m

3.3.1.2. Phân bố tiềm năng năng lượng gió theo mùa

Có thể nói, ở mỗi khu vực trên lãnh thổ chịu ảnh hưởng khác nhau của hai
gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Độ lớn của tốc độ ở mỗi nơi trong từng mùa phụ
thuộc vào vị trí địa lý và địa hình của khu vực đó.

Với địa hình là vùng đồng bằng ven biển có hướng Tây Bắc - Đông Nam,
thấp dần ra biển. Hướng và tốc độ gió cũng có sự phân bố theo mùa rõ rệt, với
hướng thịnh hành lệch bắc (Bắc và Tây Bắc) vào thời kỳ mùa Đông và hướng lệch
nam (hướng Nam và Đông Nam) vào thời kỳ mùa hè. Độ lớn tốc độ gió ở khu vực
cũng thể hiện rõ theo quy luật hoàn lưu của khu vực, mạnh vào thời kỳ chính mùa
và yếu vào thời kỳ chuyển mùa.

Hình 3.8 cho ta thấy phân bố mật độ năng lượng gió theo mùa ở độ cao 80m
khu vực Nam Định. Vào thời kỳ mùa Đông và mùa Hạ cho mật độ cao nhất trong
năm, trong 2 thời kỳ này có tới hơn 1/2 diện tích lãnh thổ có mật độ trên 50w/m2,
cao nhất vẫn là khu vực các huyện vùng ven biển phổ biến từ 70 – 80w/m2, có nơi

50
đạt từ 100 – 125w/m2 (khu vực huyện Giao Thủy). Phần diện tích còn lại phân bố
mật độ chỉ vào khoảng 20 - 40w/m2. Vào thời kỳ mùa Thu và mùa Xuân, phân bố
mật độ năng lượng gió thấp hơn, thấp nhất vào thời kỳ mùa Thu với chỉ 1/6 diện
tích có mật độ năng lượng gió đạt trên 50w/m2, với mùa Xuân ở mật độ này có
khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ, khu vực thấp nhất vẫn là khu vực phía tây bắc (huyện
Ý Yên, Vụ Bản) nằm sâu trong lãnh thổ, với mật độ chỉ vào khoảng 20 - 30w/m2.
Trong 2 thời kỳ này phân bố mật độ cao nhất trên phần lãnh thổ đất liền vẫn là khu
vực huyện Giao Thủy, với mật độ đạt 80 – 100w/m2.

Hình 3.8. Bản đồ phân bố mật độ năng lượng gió các mùa ở độ cao 80m
khu vực Nam Định
3.3.2. Đánh giá tiề năng năng lƣợng gió trên vùng biển ven ờ

3.3.2.1. Phân bố tiềm năng năng lượng gió ở vùng biển ven bờ tại các độ cao

a) Tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 40m

Theo bảng 3.5, so với độ cao 10m thì phân bố tiềm năng gió trên vùng biển ở
độ cao 40m lớn hơn 1,3 ÷ 1,4 lần. Với mức tăng của năng lượng gió tại độ cao 40m

51
trên vùng biển ven bờ tỉnh Nam Định thì phần lớn đều có tiềm năng gió trên
50w/m2. Càng ra ngoài khơi xa thì mật độ năng lượng gió càng tăng, mức tăng phân
bố mật độ năng lượng gió theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Khu vực vùng biển
giáp với vùng biển tỉnh Thái Bình có mức tăng mạnh nhất.

Đối với khu vực vùng biển ven bờ có độ sâu dưới 20m, có mật độ năng
lượng gió đạt từ 50 ÷ 120w/m2; vùng có độ sâu 20-30m, có mức tăng mật độ năng
lượng tới 60-200w/m2; đối với vùng biển nông có độ sâu 40-50m, thì mật độ năng
lượng gió có thể đạt tới 140-280w/m2 (hình 3.4).

b) Tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 60m.

Theo bảng 3.5, so với độ cao 10m thì phân bố tiềm năng gió trên vùng biển ở
độ cao 60m lớn hơn 2,0 ÷ 2,2 lần. Ở độ cao này, phân bố mật độ năng lượng gió
không khác nhau nhiều so với mực 40m. Trên vùng biển ven bờ có độ sâu dưới
20m, phân bố mật độ năng lượng đạt từ 55 ÷ 125w/m2; với vùng có độ sâu 20-30m,
có mật độ năng lượng từ 60 ÷ 220w/m2 và đối với vùng biển có độ sâu 30-50m thì
có phân bố mật độ năng lượng đạt từ 150 ÷ 340w/m2 (hình 3.5).

c) Tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 80m.

Theo bảng 3.5, so với độ cao 10m thì phân bố tiềm năng gió ở độ cao 80m
trên vùng biển Nam Định lớn hơn 2,5 ÷ 2,8 lần. Đối với độ cao này, phân bố mật độ
năng lượng gió trên vùng biển cũng có sự khác nhau nhiều so với mực 40 và 60m,
có mật độ năng lượng gió trên 60w/m2. Có thể nói, phân bố mật độ năng lượng gió
ở độ cao này khá phong phú. Khu vực vùng biển ven bờ giáp với vùng biển Thái
bình là nơi có tiềm năng năng lượng khá lớn, đây là khu vực có thể khai thác năng
lượng rất tốt.

Đối với khu vực vùng biển ven bờ có độ sâu dưới 20m, mật độ năng lượng
gió đạt từ 65 ÷ 150w/m2; vùng có độ sâu 20-30m, có mức tăng mật độ năng lượng
từ 70 ÷ 260w/m2; đối với vùng biển có độ sâu 30-50m, thì mật độ năng lượng gió có
thể đạt từ 170 ÷ 380w/m2 (hình 3.6).

52
d) Tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 100m.

Theo bảng 3.5, so với độ cao 10m thì phân bố tiềm năng gió ở độ cao 100m
trên vùng biển Nam Định lớn hơn 2,9 ÷ 3,1 lần. Đối với độ cao này, phân bố mật độ
năng lượng gió trên vùng biển ven bờ cũng không có sự khác nhau nhiều so với
mực 80m, ra ngoài khơi xa mới có sự phân bố khác nhau nhiều hơn.

Khu vực vùng biển ven bờ có độ sâu dưới 20m, có mật độ năng lượng gió
cũng đạt từ 70 ÷ 160w/m2; vùng có độ sâu 20-30m, có mức tăng mật độ năng lượng
từ 80 ÷ 270w/m2; đối với vùng biển nông có độ sâu 30-50m, thì mật độ năng lượng
gió có thể đạt từ 180 ÷ 410w/m2 (hình 3.7).

Nếu so sánh với khu vực ven biển của tỉnh Bạc Liêu, mật độ năng lượng gió
trên khu vực ven biển Nam Định tuy có thấp hơn song không nhiều. Theo kết quả
nghiên cứu của đề tài KC 09 19 /06-10, trong khoảng 50 km của vùng biển gần bờ
trên khu vực Bạc Liêu mật độ năng lượng gió ở độ cao 80m có thể đạt đến 250
watt/m2 còn tại Nam Định con số này có thể đạt trên 200 watt/m2 (hình 1.14, 1.15 –
1.17). Điều này cho thấy khả năng phát triển năng lượng gió trên vùng ven biển
Nam Định nói riêng, vùng biển Vịnh Bắc Bộ nói chung.

3.3.2.2. Phân bố tiềm năng năng lượng gió theo mùa trên vùng biển ven bờ

Phân bố năng lượng gió theo mùa trên vùng biển ven bờ rất phong phú. Cũng
giống như phân bố mật độ năng lượng gió trên đất liền, phân bố mật độ năng lượng
gió trên vùng biển cũng tăng dần ra ngoài khơi xa và tăng theo hướng Tây Nam –
Đông Bắc, tăng mạnh nhất vẫn là khu vực vùng biển giáp với tỉnh Thái Bình.

Về mùa Đông và mùa Hạ vẫn là thời kỳ có mật độ năng lượng gió cao nhất
trong năm. Đối với vùng biển ven bờ có độ sâu dưới 20m, có mật độ từ 70 -
180w/m2; vùng biển có độ sâu từ 20 – 30m, mật độ năng lượng gió đạt từ 80 -
300w/m2, có nơi trên 300w/m2 (hình 3.8 b, d); vùng biển có độ sâu từ 30 – 50, có
mật độ từ 220 - 500w/m2, có nơi trên 500 w/m2 đó là khu vực vùng biển phía Đông
Bắc giáp vùng biển tỉnh Thái Bình.

53
Trong mùa Xuân và mùa Thu có mật độ năng lượng gió thấp hơn. Ở vùng
biển nông có độ sâu dưới 20m có phân bố mật độ gió từ 50 - 130w/m2; vùng biển có
độ sâu từ 20 – 30m thì có mật độ từ 60 - 200w/m2; đối với vùng biển có độ sâu từ
30 - 50 có mật độ từ 140 - 300w/m2, đối với mùa Xuân có nới trên 300w/m2 (hình
3.8 a, c).

Tóm lại từ những phân tích ở trên ta có đi đến một số nhận xét như sau:

- Chế độ gió trên khu vực đất liền có diễn biến khá phức tạp, hướng gió
thường bị biến dạng theo các hướng khác nhau đối với hướng chính của hai mùa
(gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam) nhưng vẫn duy trì được tính đối lập về
hướng theo mùa.

- Phân bố mật độ năng lượng gió trên khu vực tỉnh Nam Định khá là phong
phú, nhất là trên khu vực vùng ven biển và vùng biển ngoài khơi. Đặc biệt là khu
vực vùng biển ngoài khơi giáp với tỉnh Thái Bình, đây là khu vực khả năng khai
thác có hiệu quả nhất về nguồn năng lượng này.

54
KẾT LUẬN
Qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu và tính toán của đề tài, có thể
đưa ra một số kết luận như sau:

1. Cập nhật, xử lý 2 chuỗi số liệu gió thực đo tại 2 trạm Nam Định, Văn Lý
thời kỳ (1961 – 2015), dùng để tính tốc độ và mật độ năng lượng gió ở độ cao 10
mét của khu vực trạm Khí tượng, đồng thời dùng để kiểm tra các kết quả tính từ các
mô hình.

2. Đ sưu tầm và khai thác được bộ số liệu của tháp đo gió Thịnh Long (Hải
Hậu) dùng để kiểm chứng và lựa chọn mô hình biến đổi của tốc độ gió theo độ cao.
Từ đó có thể tính toán được tốc độ và mật độ năng lượng gió cho các độ cao khác
nhau trên khu vực Nam Định.

3. Tại độ cao 10 mét, hầu hết diện tích phần lãnh thổ trên đất liền có phân bố
mật độ dưới 50w/m2. Ra ngoài vùng biển và khơi xa có mật độ trên 50w/m2, có nơi
đạt tới 240 w/m2.

4. Tại các độ cao 40, 60, 80 và 100m, tiềm năng năng lượng gió lớn hơn
nhiều so với mặt đất, tăng từ 1,6 – 4,6 lần (đối với vùng lãnh thổ đất liền) và từ 1,3
– 3,1 lần (đối với vùng biển).

5. Tốc độ và mật độ NL gió có sự phân hóa theo mùa khá rõ, tốc độ gió
mạnh nhất vào thời kỳ mùa Đông và mùa Hè; mùa Xuân và mùa Thu thấp hơn.

Từ ết quả trên tác giả iến nghị

Nghiên cứu và ứng dụng đầy đủ hơn các mô hình số WRF và MM5 với bộ số
liệu dài hơn của NCEP/NCAR vào việc đánh giá tiềm năng năng lượng gió với độ
phân giải cao hơn, có thể kết với các mô hình thương mại khác của Hà Lan hoặc
Hoa Kỳ. Nghiên cứu khả năng kết hợp giữa kết quả của WRF với WAsP để lựa
chọn các dạng tuabin gió thích hợp. Từ đó đưa ra những kiến nghị phát triển tối ưu
về năng lượng gió cho khu vực nghiên cứu.

55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2010), Nghiên cứu các giải pháp công nghệ khai thác
năng lượng gió tại một số khu vực ven bờ biển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa
học môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Tạ Văn Đa (2006), Đánh giá tài nguyện và khả năng khai thác năng lượng gió
trên lãnh thổ Việt Nam, Viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu.
3. Bùi Văn Đạo (2006), Năng lượng gió ngoài khơi. Floating Windfarms Inc.
4. Nguyễn Hoàng Dũng và Nguyễn Quốc Khánh (2011), Hướng dẫn Quy hoạch
Phát triển điện gió, Dự án Năng lượng gió GIZ/M0IT, Hà Nội, Việt Nam.
5. Trần Việt Liễn và CTV (2010), Xây dựng Atlas năng lượng gió vùng Biển Đông
và ven biển Việt Nam. Báo cáo chuyên đề của đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tiềm
năng năng các nguồn năng lượng biển chủ yếu và đề xuất các giải pháp khai
thác”. KC.09.19/06-10.
6. Trần Việt Liễn và các cộng sự (2010), Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng năng các
nguồn năng lượng biển chủ yếu và đề xuất các giải pháp khai thác, Đề tài cấp
nhà nước, KC. 09.19/06-10.
7. Trần Việt Liễn, Bùi Thị Tân, Trần Hoàng Liên (2010), Thu thập các số liệu khí
tượng hải văn tại 57 Đài, Trạm khí tượng hải văn phục vụ tính toán tiềm năng
năng lượng gió 3 vùng (Bắc, Trung, Nam) 2 giai đoạn 1957 – 1990, 1991-2004.
Báo cáo chuyên đề của đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng năng các nguồn
năng lượng biển chủ yếu và đề xuất các giải pháp khai thác”. KC.09.19/06-10.
8. Trần Việt Liễn, Bùi Thị Tân (2001), Đánh giá tiềm năng năng lượng gió đảo Lý Sơn
bằng mô hình WasP, Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu – Viện Khí tượng Thủy văn và
Biến đổi khí hậu.
9. Nguyễn Thị Hoàng Liên, Phạm Mạnh Cường, (2014), Các vấn đề trong phát triển
điện gió Việt Nam–Nghiên cứu từ trường hợp Nhà máy điện gió Bình Thuận, tạp chí
Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, số 2.
10. Trần Trí Năng và các Cộng sự (2008), Triển vọng phát triển nguồn điện gió tại Việt
Nam, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
11. Trần Thục, Tạ Văn Đa, Nguyễn Văn Thắng (2012), Năng lượng gió ở Việt Nam: Tiềm
năng và khả năng khai thác, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

56
12. Phan Mỹ Tiên (1997), Tiềm năng năng lượng gió vùng ven biển phía bắc Việt
Nam, Phân viện Công nghệ Năng lượng.
13. Phan Thanh Tùng, Vũ Chi Mai và Angellka Wasielke (2012), Tình hình phát
triển điện gió và khả năng cung ứng tài chính cho các dự án ở Việt Nam, Dự án
Năng lượng gió GIZ, Hà Nội.
14. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Báo cao thường liên EVN 2015 , Hà Nội.
15. Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050.
16. Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
17. Thông tin về năng lượng gió ở Việt Nam, (2011), Dự án Năng lượng gió
GIZ/M0IT, Hà Nội, Việt Nam.
18. http://www.binhthuan.gov.vn
19. http://www.baclieu.gov.vn
Tiếng anh
20. Manda S. Adams and David W. Keith, (2007). A Wind Farm Parameterization
for WRF. Institute for Sustainable Energy, Environment, and Economy
University of Calgary.
21. Erik Berge, Rolv E. Bredesen, and Knut Mollestad, (2006). Combining WAsP
with the WRF meso-scale model. Evaluation of wind resource asessment for
three Norwegian wind farm areas.
22. Kristen T. Bradford, Dr.Richard L.Carpenter, Brent L.Shaw, (2009). Forcasting
Southern Plains Wind Ramp Events Using the WRF Model AT 3-KM
National Weather Center Research Experiences for Undergraduates Program
Weather Decision Technologies, Inc.
23. Niels G. Mortensen1, D.N. Heathfied, L. Myllerup, L. Landberg and O.
Rathmann, (2007), Wind Atlats Analysis and Energy, Application Program:
WAsP 9 Help Facility. Risø National Laboratory, Technical University of
Denmark, Roskilde, Denmark
24. William C. Skamarock, Joseph B. Klemp, Jimy Dudhia, David O. Gill, Dale M.
Barker, Michael G. Duda, Xiang-Yu Huang, Wei Wang, (2008). A Description

57
of the Advanced Research WRF Version 3. NCAR/TN–475+STR, NCAR
TECHNICAL NOTE
25. Energy Information Administration, EIA, International Energy Outlook 2016.
26. Global Wind Report Annual Market Update, (2015), www.gwec.net.
27. REN21, (2016) Renewables Energy Policy Network for the 21st centurry,
RENEWABLES 2016 GLOBAL STATUS REPORT
28. TrueWind Solutions, LLC & WB, (2001). WIND ENERGY RESOURCE
ATLAS OF SOUTHEAST ASIA, Prepared for The World Bank Asia
Alternative Energy Program. Albany, New York.

58

You might also like