Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHƯƠNG I.

KHÁI QUÁT VỀ LUẬT LAO ĐỘNG


A. Câu hỏi, bài tập ôn tập và hệ thống kiến thức
1. Luật lao động điều chỉnh các quan hệ xã hội nào? Lấy một ví dụ cụ thể cho
mỗi quan hệ xã hội đó.

2. Phân tích đặc điểm của quan hệ lao động cá nhân.

3. So sánh quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động của viên chức.
3.1. Điểm giống nhau:
- Quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động của viên chức đều được hình
thành dựa trên cơ sở thảo thuận. Theo đó, cả hai quan hệ đều được xác lập dựa trên
hợp đồng.
- Tiền lương của người lao động và viên chức nhà nước được trả dựa trên chất
lượng số lượng lao động.
- Trong quan hệ lao động cá nhân thì người lao động sẽ có sự lệ thuộc pháp lý
vào người sử dụng lao động. Tương tự, viên chức cũng có sự lệ thuộc pháp lý vào nhà
nước.
3.2. Điểm khác nhau:
Thứ nhất, về cở sở hình thành:
Như đã trình bày, quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động viên chức đều
được hình thành dựa trên cơ sở thoả thuận. Tuy nhiên, sự thoả thuận giữa các bên
trong hai nhóm quan hệ có sự khác nhau:
- Quan hệ lao động viên chức: yếu tố thoả thuận trong quan hệ viên chức thật
chất chính là sự đồng ý của viên chức với các quy định của nhà nước.
- Quan hệ lao động cá nhân: trên thực tế, người lao động vẫn trên cơ sở đồng ý
với những điều kiện, quy định mà người sử dụng lao động đặt ra , nhưng vẫn có
những trường hợp người lao động và người sử dụng lao động trực tiếp “đàm phán,
thương lượng” với nhau, để thoả thuận cụ thể với nhau về các nội dung trong hợp
đồng lao động, nhất là lao động cao cấp.
Thứ hai, về yếu tố trả tiền lương:
- Quan hệ lao động viên chức: lương của viên chức nhà nước vẫn được xem là
trả trên số lượng, chất lượng lao động. Nhưng xét về bản chất, lương của viên chức
thuộc về phạm trù phân phối dựa trên chính sách của nhà nước. Nhà nước sẽ đặt ra
những chính sách nhất định về việc phân phối ngân sách nhà nước vào từng lĩnh vực
nhất định và trong đó có việc trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Quan hệ lao động cá nhân: lương được trả dựa trên yếu tố cung cầu của thị
trường lao động.
Thứ ba, về sự lệ thuộc của người lao động vào người sử dụng lao động:
- Quan hệ lao động viên chức: Trong quan hệ này, giữa viên chức và nhà nước
không có sự bình đẳng về địa vị pháp lý. Thêm vào đó, viên chức làm việc cho nhà
nước nhằm phục vụ cho lợi ích của nhà nước và lợi ích của xã hội. Vì lẽ đó mà
phương pháp điều chỉnh quan hệ công này là mệnh lệnh quyền uy và viên chức sẽ lệ
thuộc một cách mạnh mẽ hơn vào người sử dụng lao động.
- Quan hệ lao động cá nhân: quan hệ lao động cá nhân được hình thành dựa
trên sự thoả thuận, giữa hai bên đều có sự bình đẳng về địa vị pháp lý, hai bên đang
thực hiện một lợi ích tư. Vậy nên, dù người lao động có lệ thuộc vào người sử dụng
lao động nhưng nó không mạnh mẽ mà lại mềm dẻo, hợp lý hơn.
4. Phân tích các điều kiện để một công dân Việt Nam có thể tham gia vào quan hệ lao
động cá nhân với tư cách người lao động.

5. Phân tích các điều kiện để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam?
Anh/chị đánh giá như thế nào về những điều kiện này?

6. Tại sao pháp luật lao động lại điều chỉnh mối quan hệ lao động tập thể?

B. Câu hỏi, bài tập nâng cao


1. Tình huống 11
Đại diện nguyên đơn trình bày: Ngày 24/5/2016, ông Nguyễn Xuân V (Sau đây gọi tắt
là ông V) ký hợp đồng thử việc với Công ty TNHH T (Sau đây gọi tắt là Công ty T)
với công việc là lái xe khách giường nằm. Thời hạn thử việc 02 (Hai) tháng từ ngày
24/5/2016 đến ngày 23/7/2016 với mức lương: 1.200.000 (Một triệu hai trăm nghìn)
đồng, trả vào ngày 5 (Năm) hàng tháng bằng tiền mặt. Tiền thế chân phải đóng là
8.000.000 (Tám triệu) đồng, Công ty T sẽ hoàn trả sau 03 (Ba) tháng kể từ ngày nghỉ
việc. Sau khi ký hợp đồng lao động thử việc, ông V làm việc liên tục từ ngày
24/5/2016 đến 04/5/2017. Đại diện bị đơn trình bày: Tháng 5/2016, ông Nguyễn Xuân
V và Công ty T có thỏa thuận bằng miệng về việc hợp tác điều khiển xe vận chuyển
hành khách du lịch theo từng chuyến. Theo đó, công ty có giao cho ông V xe ô tô do
Công ty làm chủ sở hữu để vận chuyển khách du lịch theo từng chuyến theo tỷ lệ phần
trăm số dầu tiêu thụ tính trên kilomets thực tế tương đương với 24% định mức dầu của
công ty quy định hoặc 32% định mức dầu của Nhà sản xuất xe quy định và chi phí hỗ
trợ thêm theo quy định của Công ty. Các chi phí cầu đường do công ty chịu. Công ty
T thanh toán lợi nhuận trực tiếp cho ông V bằng tiền mặt ngay sau khi kết thúc lộ trình
của mỗi chuyến xe. Công ty T giao xe cho ông V với tình trạng bình xăng dầu của xe
được Công ty đổ đầy dầu và các giấy tờ xe cho ông V giữ khi nhận xe vận chuyển
hành khách. Ông V có trách nhiệm bàn giao nộp lại xe đúng hiện trạng ban đầu với
bình xăng dầu được đổ đầy dầu bằng chi phí của ông V với giấy tờ xe cho Công ty T
sau khi kết thúc vận chuyển hành khách. Ông V đặt cọc tiền bảo đảm tương đương
với giá trị bình xăng đổ đầy dầu là: 8.000.000 (Tám triệu) đồng. Ông V đã nhiều lần vi
phạm các quy định của Công ty như nói chuyện điện thoại khi lái xe gây nguy hiểm
cho hành khách, vì vậy Công ty đã quyết định không tiếp tục hợp tác với ông V từ
tháng 6/2017.
Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, hãy cho biết:
1. Để ông V là NLĐ; Công ty T là NSDLĐ thì các chủ thể này cần phải thỏa mãn
những dấu hiệu gì? Vì sao?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2019, Ông V là NLĐ nếu thoả mãn những
điều kiện sau:
- Đủ 15 tuổi trở lên;
- Làm việc cho công ty T theo thỏa thuận (có thể tồn tại với nhiều tên gọi khác
nhau nhưng chỉ cần chứa đựng nội dung thể hiện việc làm có trả lương): Ký hợp đồng
thử việc với công ty T với mức lương 1.200.000 đồng (theo lời NĐ); Thoả thuận hợp
tác bằng miệng với công ty T và được thanh toán lợi nhuận trực tiếp bằng tiền mặt
ngay sau khi kết thúc lộ trình của mỗi chuyến xe (theo lời trình bày của BĐ).
- Chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của công ty T: ông V chạy xe ô tô do
công ty T làm chủ sở hữu, với định mức dầu quy định của công ty và chi phí hỗ trợ
thêm theo quy định của công ty.
Để công ty T là NSDLĐ thì cần phải thoả mãn dấu hiệu: là doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức sử dụng NLĐ làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Điều 13 BLLD quy định về dấu hiệu nhận diện qhe lao động. Muốn chứng minh là
qhe lao động do luật lao động điều chỉnh thì phải chứng minh 2 yếu tố:
- Việc làm – tiền lương:
- Quản lý, điều hành:
- Dụng cụ lao động:
Cơ sở pháp lý có thể là Luật, nội quy, quy định công ty, thoả thuận trong hợp đồng
Sự kiện pháp lý là sự kiện diễn ra để vận dụng cơ sở pháp lý và trả lời câu hỏi pháp lý
2. Giả sử ông V là NLĐ. Việc Công ty T giữ tiền thế chân 8.000.000 (Tám triệu)
đồng có vi phạm tiêu chuẩn lao động quốc tế và tiêu chuẩn lao động Việt Nam hay
không? Vì sao?
Theo tiêu chuẩn lao động Việt Nam, căn cứ vào khoản 2 Điều 17 BLLĐ 2019
thì Công ty T là NSDLĐ không được yêu cầu ông V thực hiện biện pháp bảo đảm
bằng tiền cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động là 8.000.000 (Tám triệu)
đồng. Điều này không đảm bảo sự bình đẳng giữa NLĐ và NSDLĐ.
Theo tiêu chuẩn lao động quốc tế, áp dụng khoản d Điều 9 Công ước số 29 về
lao động cưỡng bức năm 1930: “Công việc hoặc dịch vụ đó sẽ không thành một gánh
quá nặng đối với dân số hiện tại, xét theo số lao động có sẵn và khả năng của họ để
thực hiện việc đó.” Như vậy, việc cọc tiền thế chân sẽ là một gánh nặng đối với NLĐ,
đó gọi là cưỡng bức NLĐ bởi vì hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau, họ không có
đủ nhu cầu và năng lực để đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

2. Tình huống 2
Bà Dư Bảo Ngọc (gọi tắt là bà Ngọc) có làm việc tại Công ty Cổ phần giải trí Làng
Phố (gọi tắt là Công ty). Bà Ngọc là Việt Kiều sinh sống ở Hoa Kỳ, khi ký hợp đồng
với Công ty, bà Ngọc ký theo hộ chiếu là công dân Việt Nam mang quốc tịch Việt
Nam. Quá trình làm việc tại Công ty thì có ký liên tiếp 03 hợp đồng lao động gồm:
- Hợp đồng lao động dành cho đối tượng cộng tác viên số 014/2014/CTV-LANG PHO
lập ngày 04/03/2014 giữa ông Võ Thành Trung (Chủ tịch Hội đồng quản trị) với bà
Dư Bảo Ngọc với thời hạn 3 tháng (từ ngày 04/3/2014 đến ngày 03/6/2014), chức
danh: Giám đốc phát triển kinh doanh, mức lương 88.000.000 đồng/tháng.
- Hợp đồng lao động dành cho đối tượng cộng tác viên số 030/2014/CTV-LANG PHO
lập ngày 04/6/2014 giữa bà Ngô Chiêu Hà (Tổng giám đốc) với bà Dư Bảo Ngọc với
thời hạn 3 tháng (từ ngày 04/6/2014 đến ngày 03/9/2014), chức
danh: Giám đốc phát triển kinh doanh, mức lương 88.000.000 đồng/tháng.
- Hợp đồng lao động thời vụ Số 036/2014/CTV-LANG PHO lập ngày 04/9/2014 giữa
bà Ngô Chiêu Hà (Tổng giám đốc) với bà Dư Bảo Ngọc với thời hạn 6 tháng (từ ngày
04/9/2014 đến ngày 03/3/2015), chức danh Giám đốc phát triển kinh doanh, mức
lương 88.000.000 đồng/tháng. Ngày 25/02/2015, Công ty ban hành các thông báo
gồm: Thông báo Số 01/2015/TB-HCNS với nội dung: “…Hợp đồng thời vụ giữa bà
Ngọc và Công ty sẽ kết thúc đúng thời hạn, kể từ ngày 04/3/2015. Bà Ngọc có trách
nhiệm bàn giao công việc và tài sản, thiết bị cho các cá nhân/bộ phận liên quan theo
đúng quy định của Công ty. Các khoản lương và phụ cấp (nếu có) sẽ được tính đến hết
ngày 03/3/2015 sau khi hoàn tất các thủ tục bàn giao…” và Thông báo số
001/2015/TB-HCNS với nội dung như trên nhưng bằng hai thứ tiếng Việt - Anh.
Ngày 03/3/2015, Bà Ngọc đã bàn giao công việc, hồ sơ tài liệu để nghỉ việc, có xác
nhận của Tổng giám đốc Công ty là bà Ngô Chiêu Hà. Công ty đã lập bảng thanh toán
lương cho nhân viên nghỉ việc, theo đó lương của bà Ngọc được tính đến ngày
03/3/2015. Ngày 18/4/2015, ông Nguyễn Văn Đạt, đại diện Văn phòng Luật sư Đạt
Nguyễn và Công ty Lập biên bản ghi nhớ liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao
động với nội dung tóm tắt như sau: Công ty nhận thấy hợp đồng lao động Số
036/2014/TV-LANG PHO ký với bà Dư Bảo Ngọc là hợp đồng không xác định thời
hạn theo quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động. Công ty sẽ chi trả tiền lương cho 45
ngày báo trước kể từ ngày 12/02/2015 căn cứ nội dung email ngày 13/02/2015 giữa bà
Dư Bảo Ngọc, Ngô Chiêu Hà và Trần Hoài Phương. Bà Dư Bảo Ngọc sẽ hoàn tất các
thủ tục quyết toán liên quan đến thuế thu nhập cá nhân và các khoản BHXH (nếu có).
Ngày 20/4/2015, Công ty có Thông báo Số 002/2015/TB-HCNS với nội dung (tóm
tắt): Công ty điều chỉnh nội dung của Thông báo Số 01/2015/TB-HCNS và Số
001/2015/TB-HCNS ngày 12/02/2015 như sau
“1. Thời hạn chấm dứt hợp đồng đối với bà Dư Bảo Ngọc kể từ ngày 29/3/2015; 2. Lý
do chấm dứt hợp đồng lao động: Vị trí, công việc của bà Dư Bảo Ngọc không còn do
dự án hoạt động giai đoạn tháng 3/2014 đến tháng 2/2015 đã kết thúc. Mọi nội dung
tại Thông báo số 01/2015/TB-HCNS và Số 001/2015/TB-HCNS ngày 12/2/2015 trái
với văn bản này đều bị hủy bỏ.” Đồng thời, Công ty có thư mời bà Ngọc đến làm việc
với Công ty về các nội dung: Làm rõ số liệu thuế thu nhập cá nhân của bà Ngọc với cơ
quan thuế; Làm rõ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy
nhiên, bà Ngọc không đến Công ty làm việc theo giấy mời nêu trên.
Câu hỏi:
Theo quy định pháp luật lao động hiện hành của Việt Nam:
1. Trình bày các điều kiện để bà Ngọc và Công ty giao kết 03 hợp đồng nói trên?
Đối với NLĐ (bà Ngọc) có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân
sự, căn cứ theo khoản 1, Điều 3 của BLLĐ 2019: “là người làm việc cho NSDLĐ theo
thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của NSDLĐ.”
Đối với NSDLĐ (Công ty), khi tham gia vào giao kết hợp đồng phải thông qua
người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó, và phải có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi dân sự, căn cứ khoản 2 Điều 3 của BLLĐ 2019: “là doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng NLĐ làm việc
cho mình theo thỏa thuận; trường hợp NSDLĐ là cá nhân thì phải có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ.”. Khi giao kết hợp đồng lao động thì đôi bên phải thỏa các nguyên tắc
giao kết hợp đồng lao động, căn cứ theo Điều 15, BLLĐ 2019.
2. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Lao động năm 2019, các hợp đồng lao
động trên có bị vô hiệu hay không? Vì sao?
Các hợp đồng trên không vô hiệu vì không thuộc trường hợp nào của giao dịch
dân sự vô hiệu căn cứ theo khoản 1 Điều 407 BLDS 2015: “Quy định về giao dịch dân
sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp
đồng vô hiệu.”
Ba hợp đồng mà bà Ngọc và Công ty đã giao kết là hợp đồng hợp pháp về thời
hạn gồm hợp đồng số 014/2014/CTV-LANG PHO lập ngày 04/03/2014 có thời hạn 3
tháng, hợp đồng số 030/2014/CTV-LANG PHO lập ngày 04/06/2014 có thời hạn 3
tháng và hợp đồng số 036/2014/CTV-LANG PHO lập ngày 04/09/2014 có thời hạn 6
tháng căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 22 Bộ BLLĐ 2012.
Như vậy, các hợp đồng trên không vô hiệu vì không thuộc trường hợp nào căn
cứ theo khoản 2 Điều 49 Bộ BLLĐ 2019. Mặc dù giao kết hợp đồng có chức danh
giám đốc nhưng do là công ty tư nhân nên không được tính. Hợp đồng ký giữa bà
Ngọc và ông Võ Thành Trung (Chủ tịch hội đồng quản trị) có thời hạn là 3 tháng thì
dựa theo căn cứ pháp lý nêu trên bà Ngọc chỉ được ký giao kết hợp đồng thêm 1 lần
nữa là hợp đồng giữa bà Ngọc và bà Ngô Chiêu Hà (Tổng giám đốc). Từ đó, hợp đồng
thời vụ giữa bà Ngọc và bà Ngô Chiêu Hà (Tổng giám đốc) bị vô hiệu.

3. Tình huống 3
Grab là công ty cung cấp ứng dụng vận tải kết nối giữa tài xế và khách hàng. Để được
ký hợp đồng tham gia sử dụng dịch vụ này, Grab yêu cầu tài xế phải đảm bảo những
điều kiện nhất định (như không có tiền án, tiền sự…). Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, các tài xế phải tuân theo những yêu cầu của Grab như: mặc đồng phục của
Grab, về việc nhận, hủy cuốc xe, về thái độ phục vụ đối với khách hàng… Trong quan
hệ này, các tài xế sử dụng xe riêng của mình. Grab chỉ cung cấp ứng dụng đặt xe từ
phía khách hàng cho tài xế, và trừ vào chiết khấu của mỗi tài xế theo chuyến đi. Grab
là phía quản lý về việc đặt xe của khách hàng, giá cước, chỉ định tài xế đón khách, thu
tiền. Trường hợp tài xế có những vi phạm nhất định hoặc bị khách hàng đánh giá thấp
về chất lượng dịch vụ ở một mức nhất định sẽ bị Grab cắt hợp đồng bằng cách khóa
tài khoản. Hiện nay, quan hệ giữa tài xế và Grab chưa được coi là quan hệ lao động
nên các tài xế sẽ không được công ty chi trả các loại bảo hiểm theo quy định của pháp
luật như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cũng như trong các
trường hợp chấm dứt hợp đồng thì các tài xế sẽ không được hưởng những phúc lợi cơ
bản.
Câu hỏi:
Theo quy định pháp luật lao động hiện hành của Việt Nam:
1. Các tài xế có được thụ hưởng các tiêu chuẩn lao động cốt lõi (Core Labour
Standard) hay không? Vì sao?
Theo khoản 1 Điều 9 BLLĐ 2019 quy định “Việc làm là hoạt động lao động
tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.” Ở tình huống này, hoạt động của các tài xế
là đưa đón khách hàng và nhận phí từ dịch vụ đưa đó. Hoạt động này tạo ra thu nhập
và được pháp luật cho phép. Do đó, các tài xế hoàn toàn được thụ hưởng các tiêu
chuẩn lao động cốt lõi được quy định tại Điều 4 Luật việc làm năm 2013.
MQH giữa tài xế và công ty công nghệ
- tài xế có làm cho cty công nghệ không? Cty có trả tiền cho tài xế không?

2. Bạn có kiến nghị gì để nâng cao và bảo vệ quyền lợi của tài xế tốt hơn so với
thực trạng hiện nay?

You might also like