NHÓM 07 - CHỦ ĐỀ 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA NGÂN HÀNG


----------  ---------

BÀI TẬP LỚN:


Tìm hiểu thông tin kế toán các Tài sản tài chính được công bố và
trình bày trên BCTC riêng lẻ theo VAS của Ngân hàng TMCP
Quân đội (MBBank) và so sánh với yêu cầu của IFRS

Nhóm thực hiện: Nhóm 07 – ATC70A


Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Sơn
Họ và tên Mã SV
Nguyễn Thị Hồng Vân 21A4011016
Vũ Thị Thu Phương 21A4010931

Hà Ngọc Anh 21A4010674

An Ngọc Linh 21A4010836

Nguyễn Ngọc Huyền 21A4010806

Nguyễn Ngọc Thịnh 21A4010964

Phan Bá Chiến 21A4010713


LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường đang dần được hoàn
thiện, thị trường tài chính đang trong giai đoạn phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài
mở rộng mạnh mẽ, cùng với những lợi ích mang lại khi áp dụng IFRS thì việc áp
dụng IFRS ở Việt Nam là sự cần thiết cấp bách, khách quan. Và trên thực tế, Việt
Nam đã và đang có những bước đi tích cực, để sẵn sàng tiến tới áp dụng rộng rãi
IFRS. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập sâu
rộng với khu vực và quốc tế, công cụ kế toán và kiểm toán của Việt Nam đã được
cải cách và hoàn thiện phù hợp, trong đó đặc biệt là việc áp dụng Chuẩn mực quốc
tế về kế toán, kiểm toán đã được luật hóa. Hiện nay ở Việt Nam, đa phần các ngân
hàng đang áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trong việc lập Báo cáo
tài chính (BCTC) theo luật định, chỉ có một số ngân hàng đang bước đầu thực hiện
lập BCTC theo IFRS. Tuy nhiên, có thể nói việc áp dụng IFRS còn gặp nhiều khó
khăn chẳng hạn như sự khác biệt lớn giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với IFRS,
chi phí cao để xây dựng hệ thống và tuyển dụng chuyên gia, thị trường năng động
tại Việt Nam chưa đủ mạnh,... và rất nhiều lí do khác ảnh hưởng đến việc thực hiện
theo chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế,
Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) đã và đang đề ra những chiến lược cụ thể để
đưa MBBank là một trong các ngân hàng TMCP tiên phong trong việc công bố
BCTC theo IFRS và là một phần trong tổng thể xây dựng mô hình Quản trị DN
chuyên nghiệp, góp phần tăng cường sự minh bạch thông tin của Ngân hàng. Để
hiểu rõ được tại sao MBBank là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong việc áp
dụng chuẩn mực IFRS chúng em nghiên cứu Đề tài “Tìm hiểu thông tin kế toán các
tài sản tài chính được công bố và trình bày trên BCTC riêng lẻ theo VAS và so sánh
với IFRS tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank)”
MỤC LỤC
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................................................4
1.1. Khái niệm Tài sản tài chính............................................................................................4
1.1.1. Công cụ tài chính.....................................................................................................4
1.1.2. Phân loại...................................................................................................................4
1.1.3. Tài sản tài chính.......................................................................................................4
1.1.4. Đặc điểm của TSTC.................................................................................................4
1.2. Phân loại TSTC...............................................................................................................5
1.2.1. Theo các đặc điểm dòng tiền được xác định trong hợp đồng của các tài sản tài
chính chỉ thanh toán gốc và lãi...............................................................................................5
1.2.2. Theo mục tiêu kinh doanh/nắm giữ của Ngân hàng đối với việc quản lý các tài
sản tài chính.............................................................................................................................5
1.3. Nguyên tắc kế toán đo lường, ghi nhận TSTC..............................................................5
1.4. Các nguyên tắc công bố và trình bày thông tin về TSTC trong hệ thống BCTC........6
1.4.1. Ngừng ghi nhận........................................................................................................6
1.4.2. Việc chuyển giao của các TSTC không thỏa mãn tiêu chí ngừng ghi nhận.........7
2. THỰC TIỄN VÀ PHÂN TÍCH..............................................................................................7
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội...................................................................7
2.1.1. Lịch sử hình thành...................................................................................................7
2.1.2. Quá trình phát triển................................................................................................8
2.2. Sự khác biệt trong kế toán các TSTC theo CMKTQT và CMKTVN..........................8
2.3. Sự hình thành và ý nghĩa về các thông tin của TSTC.................................................12
2.4. Sự khác biệt về thông tin kế toán nếu các số liệu trên BCTC đó được công bố và
trình bày theo IFRS...................................................................................................................18
2.5. Tác động khi ghi nhận theo IFRS đối với NH và khuyến nghị cho nhà quản lý.......22
2.5.1. Tác động khi ghi nhận theo IFRS đối với ngân hàng..........................................22
2.5.2. Những thách thức..................................................................................................22
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm Tài sản tài chính

1.1.1. Công cụ tài chính

Công cụ tài chính là bất kì hợp đồng kinh tế nào đem lại tài sản tài chính cho
chủ thể này, đồng thời đem lại nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu
cho chủ thể kia trong hợp đồng.

1.1.2. Phân loại

- Tài sản tài chính

- Công cụ nợ tài chính

- Công cụ vốn chủ sở hữu

1.1.3. Tài sản tài chính

Bất cứ tài sản nào là:

- Tiền mặt

- Công cụ vốn của một đơn vị khác

- Quyền theo hợp đồng:

+ Để nhận được một công cụ tài chính.

+ Để được trao đổi các công cụ tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện
có lợi tiềm tàng cho đơn vị.

1.1.4. Đặc điểm của TSTC

- TSTC không có hình dạng vật chất cụ thể (thường chỉ là các bút toán ghi sổ
hay là các giấy tờ);

- Giá trị của TSTC không phụ thuộc vào các giá trị sử dụng mà phụ thuộc và
cung cầu trên thị trường, chính vì vậy cần sử dụng giá trị hợp lý để đo lường
TSTC.

- Giá trị của TSTC có sự biến động theo thời gian.


- TSTC không tham gia trực tiếp trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa,
dịch vụ như TSCĐ hay hàng tồn kho.

1.2. Phân loại TSTC

1.2.1. Theo các đặc điểm dòng tiền được xác định trong hợp đồng của
các tài sản tài chính chỉ thanh toán gốc và lãi

 Gốc: Ghi theo giá trị hợp lý (FV) của tài sản tài chính vào lúc ghi nhận ban
đầu (giá trị này có thể thay đổi theo vòng đời của tài sản).
 Tiền lãi: Khoản thanh toán cho giá trị thời gian của tiền, cho rủi ro tín dụng
tính trên giá trị vốn gốc còn lại trong một thời kỳ cụ thể và cho các rủi ro và
chi phí cho vay cơ bản khác cùng với mức lợi nhuận biên xác định.

Thông thường giá trị thời gian của tiền và rủi ro tín dụng là yếu tố đáng kể nhất
của tiền lãi. Ngoài ra còn bao gồm các chi phí rủi ro hoặc chi phí cho vay khác.

1.2.2. Theo mục tiêu kinh doanh/nắm giữ của Ngân hàng đối với việc
quản lý các tài sản tài chính

- Giữ để hưởng lãi


- Giữ để hưởng lãi và bán
- Không thuộc 2 loại trên

1.3. Nguyên tắc kế toán đo lường, ghi nhận TSTC

Các phương pháp đo lường tài sản tài chính theo IFRS 09 bao gồm:

 Giá trị được phân bổ - Amortised cost: đây là các khoản thu nhập lãi từ việc
nắm giữ các TSTC thuộc nhóm SPPI (ví dụ: các khoản cho vay, phải thu).

 Giá trị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác – FVTOCI: là các khoản
thu: thu lãi từ việc nắm giữ TSTC đó (như loại SPPI) và thu lãi từ việc bán
TSTC đó (ví dụ: đầu tư vào các trái phiếu cho mục đích dài hạn).

 Giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ - FVTPL: đây là các khoản thu nhập phát
sinh từ chênh lệch giá trị hợp lý và đươc ghi nhận vào P/L (ví dụ: đầu tư vào
các trái phiếu cho mục đích kinh doanh ngắn hạn).

5
Tại thời điểm ghi nhận ban đầu: TSTC cần được đo lường ở giá trị hợp lý của nó
cộng với các chi phí giao dịch được phân bổ trực tiếp cho việc thu mua hoặc phát
hành của tài sản tài chính đó. Đối với tài sản tài chính thuộc nhóm FVTPL giá trị
hợp lý không bao gồm chi phí giao dịch.

Đối với nhóm TSTC thuộc nhóm SPPI: giá vốn phân bổ:

- Giá trị hợp lý của TSTC này được đo bằng giá trị ghi nhận ban đầu trừ đi các
khoản hoàn trả vốn (nếu có), cộng hoặc trừ khoản lãi tích lũy (sử dụng
phương pháp lãi suất thực) của những chênh lệch giữa giá trị ban đầu và giá
trị đáo hạn, đồng thời được điều chỉnh bởi các khoản DPRR.

- FV TSTC (theo chi phí phân bổ) = FV ban đầu + tiền lãi theo lãi suất thực tế
– các khoản đã thanh toán – Các khoản dự phòng rủi ro

Amortised Cost FVTOCI FVTPL

Thời điểm Trở thành 1 bên của hợp đồng

Ghi nhận Chỉ giá trị hợp


Giá trị hợp lý + Giá trị hợp lý +
ban đầu lý (chi phí giao
Giá trị Chi phí giao Chi phí giao
dịch được ghi
dịch dịch
nhận vào P/L)

Thời điểm Cuối kỳ kế toán

Thu nhập lãi


theo lãi suất
Thay đổi về giá Thay đổi về giá
Trong thực tế ghi nhận
trị hợp lý được trị hợp lý được
thời gian P/L – thu nhập
Giá trị ghi nhận trong ghi nhận trong
nắm giữ lãi nhận được
OCI P/L
theo lãi suất
danh nghĩa

6
1.4. Các nguyên tắc công bố và trình bày thông tin về TSTC trong hệ
thống BCTC

1.4.1. Ngừng ghi nhận

- Các quyền hợp đồng đối với dòng tiền hết hạn; hoặc

- Chuyển giao phần lớn các rủi ro và lợi ích của quyền sở hữu cho bên khác.

 Sau đây là các trường hợp mà các rủi ro và lợi ích của quyền sở hữu đã
KHÔNG được chuyển giao:

- Một giao dịch bán & mua lại khi giá mua lại là cố định hoặc ở giá vốn cộng
một tỷ lệ lãi cố định.

- Bán cùng với một tùy chọn hoán đổi lãi tổng cộng chuyển giao khả năng có
rủi ro thị trường trở lại cho doanh nghiệp.

- Giao dịch bán của khoản phải thu ngắn hạn mà doanh nghiệp đảm bảo bồi
thường cho bên được chuyển giao về các khoản lỗ tín dụng.

1.4.2. Việc chuyển giao của các TSTC không thỏa mãn tiêu chí
ngừng ghi nhận

- Đơn vị tiếp tục ghi nhận tài sản được chuyển giao trong tổng thể của nó
trong SOFP.

- Khoản thanh toán nhận được = khoản nợ tài chính trong SOFP.

- Ghi nhận thu nhập từ thu nhập được chuyển giao và chi phí phát sinh từ
khoản nợ tài chính.

- Tài sản được chuyển giao, khoản nợ đi kèm, thu nhập và các chi phí không
thể bù trừ – trình bày một cách riêng biệt.

2. THỰC TIỄN VÀ PHÂN TÍCH

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội

2.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

7
- Tên viết tắt: MBBank hay MB

- Thành lập ngày 4/11/1994

- Vốn điều lệ lên tới 27.988 tỷ đồng.

- Mã cổ phiếu: MBB

- Trụ sở chính Tòa nhà MB Số 18 Lê Văn Lương, Phường Trung Hòa, Quận Cầu
Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

- Đến tháng 12/2020 hệ thống mạng lưới MB có 1 Hội sở chính và 300 điểm giao
dịch được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động, trong đó có: 296
điểm giao dịch trong nước tại 53/63 tỉnh thành, 03 điểm giao dịch tại nước ngoài
(Lào, Campuchia), 01 văn phòng đại diện tại Nga.

2.1.2. Quá trình phát triển

Với tầm nhìn chiến lược trở thành một ngân hàng thuận tiện nhất với khách
hàng, và sứ mệnh vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng. Trải qua
27 năm hoạt động với những cột mốc nổi bật, MB luôn giữ vững giá trị cốt lõi
“Đoàn kết – Kỷ luật – Tận tâm Thực thi – Tin cậy – Hiệu quả”.

● Giai đoạn 1994 – 2014:

+ Ngày 4/11/1994, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) được
thành lập với số vốn gần 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất
tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội.

+ Kiên định với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, MB đã vững vàng vượt qua
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và là ngân hàng cổ phần duy nhất
có lãi.

+ Năm 2004, tròn 10 năm thành lập, tổng vốn huy động của MB tăng gấp
trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ đồng và khai
trương trụ sở mới tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

● Giai đoạn 2005 – 2009:

8
+ MB áp dụng một loạt các giải pháp đổi mới tổng thể từ mở rộng quy mô
hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư công nghệ, tăng cường nhân sự,
hướng mạnh về khách hàng

+ Năm 2009, đánh dấu 15 năm phát triển, MB vinh dự nhận Huân chương
Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.

● Giai đoạn 2010 – 2016:

+ Năm 2013, MB trở thành TOP 3 ngân hàng TMCP.

+ Năm 2014, MB vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất.

+ Đến năm 2015, tiếp tục được Phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động.

● Giai đoạn 2017 đến nay:

+ Năm 2020, MB khai trương và đưa vào vận hành trụ sở mới, hiện đại tại số
18 Lê Văn Lương, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội; đồng thời được Thủ tướng
Chính Phủ tặng cờ thi đua dẫn đầu thi đua ngành Ngân hàng. MB hiện là một
trong 13 đơn vị có mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
và đứng vị trí thứ 5 trong hệ thống các Ngân hàng Việt Nam.

+ Trong các năm này, MB đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, bứt phá trong hoạt
động kinh doanh, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra; đặc biệt
chú trọng triển khai đồng bộ và quyết liệt các dự án chiến lược về chuyển đổi
số.

2.2. Sự khác biệt trong kế toán các TSTC theo CMKTQT và


CMKTVN

IFRS VAS

Phân loại IFRS 9 có ba loại phân loại cho Tài sản tài chính được phân loại
và đo lường các công cụ nợ: chi phí phân bổ, thành: Tài sản tài chính kinh
giá trị hợp lý thông qua thu nhập doanh, Các khoản đầu tư nắm
tổng hợp khác và giá trị hợp lý giữ đến ngày đáo hạn , Các
khoản cho vay và phải thu, Tài

9
thông qua lãi hoặc lỗ. sản sẵn sàng để bán.

Về cơ bản, sử dụng gía trị hợp lý Thông tư 200 hướng dẫn nhóm
để đo lường CCTC, tùy theo đầu tư (cổ phiếu và trái phiếu)
nhóm CCTC mà chênh lệch do vào các danh mục khác nhau,
biến động giá trị hợp lý được ghi bao gồm cả giao dịch chứng
nhận vào BCKQHĐKD hoặc khoán, chứng khoán nắm giữ
Vốn CSH. Bên cạnh đó, có quy đến ngày đáo hạn, đầu tư vào
định các loại CCTC được đo công ty con, đầu tư vào công ty
lường theo gía trị phân bổ theo liên kết và công ty liên doanh, và
phương pháp lãi suất thực. các đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, tất
cả những khoản đầu tư này được
đo lường theo giá gốc trừ đi
khoản dự phòng giảm giá trị tại
cuối kỳ

Có thể sử dụng phương pháp kế Không quy định về phương pháp


toán ngày giao dịch hoặc kế toán kế toán ngày giao dịch, kế toán
Về ghi
ngày thanh toán ngày thanh toán. Không quy
nhận
định kế toán dừng ghi nhận các
CCTC
CCTC trong các tình huống
phức tạp

Về trình CCTC phái sinh được trình bày CCTC phái sinh chưa được trình
bày và công theo mục đích kinh doanh và bày theo mục đích kinh doanh và
bố thông mục đích phòng ngừa rủi ro. mục đích phòng ngừa rủi ro.
tin về
CCTC

Thực tiễn:

Lấy ví dụ về BCTC riêng lẻ đã được kiểm toán của MB:

10
 Bảng cân đối kế toán:

11
12
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Theo VAS: Tiền mặt, vàng, bạc, đá, quý; Tiền gửi tại NHNNVN; Tiền gửi và cấp
tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác; Các công cụ tài chính phái sinh; Chứng
khoán kinh doanh; Cho vay khách hàng và mua nợ; Chứng khoán đầu tư sẵn sàng
để bán; góp vốn, đầu tư dài hạn và các khoản tài sản tài chính khác => TSTC được
sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần của tài sản.

Phân loại theo VAS:

13
+ Tài sản tài chính kinh doanh

+ Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

+ Các khoản cho vay và phải thu

+ Tài sản sẵn sàng để bán

2.3. Sự hình thành và ý nghĩa về các thông tin của TSTC

a. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý

Bao gồm các khoản tiền mặt tại quỹ của ngân hàng, bằng VNĐ hoặc ngoại tệ,
không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị. Khoản này này được ghi nhận theo giá
gốc.

b. Tiền gửi tại NHNNVN

Tương tự như tiền tại quỹ của ngân hàng

c. Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác


- Tiền gửi tại TCTD khác: (Trừ TGTT) là tiền gửi có kì hạn tại TCTD khác có
kì hạn không quá 03 tháng.
- Cho vay TCTD khác: các khoản vay có kỳ hạn gốc không quá 12 tháng

14
- TGTT được ghi nhận theo số dư nợ gốc, TG có kỳ hạn và cho vay được ghi
nhận theo số dư nợ gốc trừ dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể.

d. Chứng khoán kinh doanh

Được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được ghi nhận theo giá trị thấp hơn
giữa giá trị trên sổ sách và thị trường. Lãi hoặc lỗ từ việc bán CKKD được ghi nhận
trên BCKQHĐKD riêng.

15
e. Công cụ tài chính phía sinh và các tài sản tài chính khác

Các hợp đồng kỳ hạn được ghi nhận theo giá trị danh nghĩa tại ngày giao dịch và
được định kỳ đánh giá lại. Chênh lệch từ việc đánh giá lại được ghi vào khoản mục
“Chênh lệch tỷ gía hối đoái” trên VCSH và được kết chuyển vào BCKQHĐKD khi
kết thúc kỳ kế toán trong năm. Chênh lệch giữa giá trị VND của số lượng ngoại tệ
cam kết mua/bán theo tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay được phân bổ vào
BCKQHĐKD riêng theo phương pháp đường thẳng.

16
f. Cho vay khách hàng

Được trình bày theo số dư nợ gốc tại ngày báo cáo. Dự phòng rủi ro TD bao gồm
dự phòng rủi ro TD cụ thể và dự phòng rủi ro TD chung.

g. Chứng khoán đầu tư

Ban đầu được ghi nhận theo giá gốc, bao gồm các chi phí giao dịch và các chi phí
có liên quan trực tiếp khác. Sau đó lấy giá thấp hơn giữa giá gốc sau phân bổ và giá
trên thị trường. Giá trị phụ trội và giá trị chiết khấu phát sinh từ việc mua các chứng
khoán nợ được phân bổ vào BCKQHĐKD theo phương pháp đường thẳng tính từ
ngày mua chứng khoán đến ngày đáo hạn

17
h. Góp vốn, đầu tư dài hạn

Được ghi nhận theo giá gốc trừ đi dự phòng giảm giá các khoản đầu tư.

18
Các khoản lãi từ góp vốn, đầu tư kinh doanh sẽ được ghi nhận toàn bộ vào
BCKQHĐKD

19
Như vậy, trên bảng CDKT, số tổng của các TSTC được ghi nhận theo giá
gốc trừ đi các khoản dự phòng (nếu có). Trên thuyết minh TSTC sẽ ghi nhận theo
giá gốc của các loại tài sản này. Các khoản lãi, lỗ do đầu tư, kinh doanh sẽ được ghi
nhận vào BCKQHĐKD.

Các khoản dự phòng được ghi nhận dựa trên hướng dẫn TT 228, được áp dụng như
sau:

- Dự phòng cho tài khoản Thương mại, các khoản phải thu dựa trên trạng thái
quá hạn, áp dụng theo thang phần trăm về thời gian quá hạn.
- Dự phòng chứng khoán đầu tư là bằng cách so sánh giá trị ghi sổ và giá trị
thị trường.
- Dự phòng vốn chủ sở hữu dài hạn đầu tư: dự phòng được xác định dựa trên
tổn thất phát sinh và được ghi nhận theo vốn chủ sở hữu của bên được đầu tư

2.4. Sự khác biệt về thông tin kế toán nếu các số liệu trên BCTC đó
được công bố và trình bày theo IFRS

Khác với tiêu chuẩn VAS, theo IFRS9, tài sản tài chính sẽ được phân loại và trình
bày thành 03 loại theo các tiêu chí như sau:
- Giá trị phân bổ;
- Giá trị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác (FVTOCI); Đối với các
công cụ nợ được đo lường tại FVTOCI, thu nhập từ tiền lãi (được tính theo
lãi suất thực tế phương pháp tỷ giá), lãi hoặc lỗ ngoại tệ và lãi lỗ chênh lệch
tỷ giá được ghi nhận trực tiếp vào lãi hoặc lỗ.
- Giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ (FVTPL).

Ngoài ra, IFRS 9 loại bỏ các danh mục hiện có theo VAS là giữ đến ngày đáo hạn,
các khoản cho vay và phải thu, và sẵn sàng để bán.
Theo IFRS 9, Khoản dự phòng tổn thất ECL được trình bày trong báo cáo tình hình
tài chính như sau:
- TSTC được xác định theo giá gốc phân bổ: được trừ vào giá trị ghi sổ gộp
của các tài sản;

20
- Các công cụ nợ được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua OCI - các ECL
không được ghi nhận trong báo cáo tình hình tài chính vì giá trị ghi sổ của
các tài sản này vẫn hợp lý các giá trị. Tuy nhiên, khoản dự phòng tổn thất
được công bố và được ghi nhận vào dự phòng giá trị hợp lý trong vốn chủ sở
hữu với một khoản phí tương ứng với báo cáo lãi hoặc lỗ. Tích lũy khoản lỗ
được ghi nhận trong OCI được chuyển thành lãi hoặc lỗ khi không ghi nhận
các tài sản tài chính.
+ Tiền mặt, vàng bạc, đá quý: (Là TSTC ghi nhận theo giá trị phân bổ) ghi nhận
tương tự VAS.
+ Tiền gửi tại NHNN: (Là TSTC ghi nhận theo giá trị phân bổ) ghi nhận tương tự
VAS.
+ Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác: ghi nhận tương tự VAS.
+ Công cụ tài chính phái sinh và các công cụ tài chính khác: Giá trên thị trường
đang hoạt động và giá trị hợp lý không thể đo lường một cách đáng tin cậy, vì thế
có thể được đo lường theo giá gốc.
+ Cho vay khách hàng: Các khoản xóa nợ được tính vào các khoản dự phòng tổn
thất do tổn thất đã lập trước đó và giảm số tiền phải thu.
+ Chứng khoán đầu tư: Dự phòng rủi ro đối với chứng khoán đầu tư FVOCI được
ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác do giá trị ghi sổ của các khoản đầu tư này là
giá trị hợp lý của chúng.
Ví dụ: Khoản dự phòng giảm giá CK 376.977 triệu VND nếu theo IFRS sẽ được ghi
nhận vào thu nhập khác (TK79)

+ Góp vốn đầu tư dài hạn: Đối với các công cụ vốn chủ sở hữu được chỉ định tại
FVTOCI theo IFRS 9, chỉ thu nhập từ cổ tức được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ trên

21
BCKQKD, tất cả các khoản lãi và lỗ khác được ghi nhận trong OCI mà không cần
phân loại lại.
Ví dụ: Khoản thu nhập từ cổ tức 276.715 triệu VND sẽ được ghi nhận vào
BCKQKD trong khi khoản tiền 27.635 triệu VND sẽ được ghi nhận vào OCI. Trong
khi theo VAS, tất cả khoản thu nhập từ góp vốn kinh doanh sẽ được ghi vào
BCKQHĐKD

Tài sản tài chính VAS hợp nhất Conversation IFRS Adjusted
adjustments balance

1 Tiền mặt, vàng bạc, 3.108.249 - 3.108.249


đá quý

2 Tiền gửi tại ngân 17.286.855 - 17.286.855


hàng nhà nước Việt
Nam

3 Tiền gửi và cho vay 50.248.113 108.369 50.356.482


các tổ chức tín
dụng khác

Tiền, vàng tại các tổ 46.555.805 108.369 46.664.174


chức tín dụng khác

Cho vay các tổ chức 3.692.308 - 3.692.308


tín dụng khác

Dự phòng rủi ro * - - -

22
4 Chứng khoán kinh 1.470.802 61.573 1.532.375
doanh

5 Các công cụ tài 26.266 15.379 41.645


chính phái sinh và
các tài sản tài chính
khác

6 Cho vay khách 279.872.124 2.700.498 282.572.622


hàng

Cho vay khách hàng 284.000.380 2.700.498 286.700.878

Dự phòng rủi ro cho (4.128.256) - (4.128.256)


vay khách hàng *

7 Chứng khoán đầu 97.709.859 3.217 97.713.076


Chứng khoán đầu tư 95.925.708 3.217 95.928.925


sẵn sàng để bán

Chứng khoán đầu tư 2.218.235 - 2.218.235


giữ đến ngày đáo
hạn

Dự phòng rủi ro (434.084) - (434.084)


chứng khoán đầu tư*

8 Góp vốn, đầu tư 4.766.830 93.358 4.860.188


dài hạn

Đầu tư vào công ty 4.403.566 - 4.403.566


con

Đầu tư dài hạn khác 444.939 77.382 522.321

Dự phòng giảm giá (81.675) 15.976 (65.699)


đầu tư dài hạn *

23
Ý nghĩa: Việc phân loại và tính toán lại các tài sản tài chính theo IFRS sẽ đảm bảo
tài sản tài chính được phân loại thành các danh mục thích hợp và chính xác hơn.
Điều đó có thể làm thay đổi thời gian hoặc lượng dòng tiền theo hợp đồng.
2.5. Tác động khi ghi nhận theo IFRS đối với NH và khuyến nghị cho
nhà quản lý

2.5.1. Tác động khi ghi nhận theo IFRS đối với ngân hàng

Phương án công bố, áp dụng IFRS tại Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn
gồm: Giai đoạn chuẩn bị từ năm 2020 đến năm 2021; Giai đoạn 1, từ năm 2022 đến
năm 2025, giai đoạn này được áp dụng tự nguyện; Giai đoạn 2, từ sau năm 2025 áp
dụng bắt buộc với một số đối tượng.

IFRS 9 được tin rằng sẽ có tác động đáng kể đến dự phòng rủi ro tín dụng,
thu nhập và vốn do ECL được đo lường dựa trên các dự báo tương lai về kinh tế vĩ
mô vốn tiềm ẩn tính không chắc chắn. Ngoài ra, IFRS 9 có đưa ra khái niệm về
“Phân chia giai đoạn”. Ngay khi bên đi vay gặp phải sự suy giảm đáng kể về chất
lượng tín dụng (nhưng vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo cam kết vay) và
TSTC liên quan, dự phòng rủi ro tín dụng sẽ tăng từ mức tổn thất dự kiến trong
vòng 12 tháng lên tổn thất dự kiến trọn đời.

● Theo KPMG, triển khai IFRS 9 gây ra các tác động về kinh doanh

thường thấy gồm:

- Tăng biến động về chi phí tín dụng: Số liệu ECL được báo cáo sẽ có nhiều biến
động do bản chất của mô hình dựa trên yếu tố dự báo tương lai và các ngân hàng
được kỳ vọng sẽ tập trung quản lý chi phí tín dụng tốt hơn. Sau mỗi quý hoặc kỳ
báo cáo, các ngân hàng cần giải thích được các ước tính về ECL, trong đó thể hiện
các biến động theo chu kỳ do các tài sản tài chính có sự dịch chuyển một cách có hệ
thống từ Giai đoạn 1 sang Giai đoạn 2.

- Chi phí tín dụng của danh mục bán lẻ sẽ cao hơn: Các ngân hàng sẽ phải ghi
nhận chi phí tín dụng cao hơn đối với thẻ tín dụng có hạn mức chưa giải ngân lớn và
các khoản vay thế chấp thuộc nhóm nợ xấu có kỳ hạn dài. Ngay từ ban đầu, các
ngân hàng đã phải phân bổ phần bù rủi ro lớn hơn trong cơ chế định giá nhằm bù
24
đắp chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn trong danh mục bán lẻ, cũng như học
cách quản lý những khó khăn đến từ ngoại cảnh (giá bất động sản bị suy giảm và
những khó khăn không lường trước được do thu nhập hộ gia đình giảm sút trong
COVID-19.

 Việc áp dụng IFRS đã mang lại nhiều lợi ích với ngân hàng như:

- Giảm chi phí huy động vốn: đem lại cho các doanh nghiệp cơ hội để thâm nhập
vào nhiều thị trường vốn trên thế giới, bao gồm cả châu Âu và Hoa Kỳ. Khi áp dụng
các tiêu chuẩn IFRS tức là đang công khai cam kết các tiêu chuẩn cao nhất về thông
tin tài chính và bảo vệ nhà đầu tư. Ngân hàng có nhu cầu cao về vốn, đặc biệt là từ
vốn đầu tư nước ngoài sẽ thấy rõ tác động này sau khi chuyển đổi.

- Hoàn thiện công tác quản trị nội bộ: Các chuẩn mực IFRS đòi hỏi sự gắn kết
chặt chẽ các quy trình quản trị nội bộ với các thông tin tài chính được lập. Các
thông tin tài chính IFRS sẽ có tác động phản biện lại về tính hiệu quả của các quy
trình quản trị nội bộ, tạo ra các thay đổi tích cực.

- Thông tin tài chính phản ánh sát thực tế hơn: Với việc cập nhật các chuẩn mực
về giá trị hợp lý và coi trọng bản chất hơn hình thức, nhiều tài sản hoặc hoạt động
kinh doanh của ngân hàng sẽ được đánh giá lại một cách thường xuyên bằng các mô
hình định giá khác nhau để đảm bảo số liệu thể hiện trên báo cáo tài chính phù hợp
với khả năng sinh lời của các tài sản này, thay vì sử dụng phương pháp ghi nhận
theo giá gốc như VAS.

Các ngân hàng với các tài sản đầu tư lớn, nhưng khả năng sinh lời chưa thực
sự hiệu quả, hoặc các ngân hàng có nhiều khoản mục đầu tư sẽ có nhiều tác động
mạnh khi áp dụng hệ thống IFRS. Các ngân hàng, tổ chức tài chính cũng được dự
đoán là có thay đổi trọng yếu về tình hình tài chính do Việt Nam hiện nay không có
chuẩn mực về công cụ tài chính, nhưng đây lại là một trong những chuẩn mực rất
phức tạp của IFRS.

2.5.2. Những thách thức

Đi kèm với những lợi ích, tác động tích cực mà nó đem lại, IFRS cũng đặt ra
những thách thức lớn. Trở ngại từ việc chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực

25
IFRS không đơn thuần là vấn đề về kế toán, IFRS còn có thể ảnh hưởng trọng yếu
đến hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Các vấn đề cụ thể như :

- Nguồn nhân lực: Thực tế nguồn nhân lực sẵn sàng để triển khai IFRS còn khá hạn
chế tại Việt Nam. Hiện nay, phần lớn các cơ sở đào tạo tại Việt Nam chưa có
chương trình giảng dạy bài bản về IFRS cho sinh viên và các chuyên gia hành nghề
kế toán, kiểm toán. Ngân hàng nên phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp và công ty
kiểm toán uy tín quốc tế để trang bị đầy đủ kiến thức cho đội ngũ quản lý và nhân
viên, tạo điều kiện cho việc áp dụng vào thực tế được dễ dàng hơn.

- Tác động tài chính: Có thể gặp phải tình trạng bị động khi triển khai do tác động
tài chính không mong muốn, hay tình trạng ban lãnh đạo thiếu thông tin dự báo về
các tác động đối với báo cáo tài chính khi chuyển từ VAS sang IFRS.

- Hệ thống thông tin tài chính: Việc áp dụng IFRS đòi hỏi sự tiên tiến trong hệ
thống công nghệ thông tin, nhằm hỗ trợ quá trình thu thập, xử lý thông tin cũng như
kết nối mọi hoạt động từ tất cả các phòng ban trong nội bộ cũng như bên ngoài ngân
hàng. Hệ thống thông tin tài chính hiện tại có thể không cung cấp đủ các thông tin
cần thiết để tính toán khác biệt, dẫn đến ý kiến kiểm toán có thể bị ngoại trừ.

- Quy trình nội bộ: Các quy trình nội bộ hiện tại có thể không còn phù hợp và cần
được điều chỉnh, do triển khai IFRS yêu cầu sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận
hoạt động với thông tin tài chính.

2.5.3. Khuyến nghị cho các nhà quản lý

Do những rủi ro có thể gặp phải liên quan đến việc lần đầu triển khai các mô
hình vốn dĩ rất phức tạp, ngân hàng cần lập kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi
tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh cũng như sự vận hành
ổn định tại ngân hàng.

- Quản trị Đề án áp dụng IFRS 9. Các ngân hàng cần thành lập nhóm tài trợ dự án từ
cấp hội đồng quản trị, và bổ nhiệm một cấp quản lý có kinh nghiệm thực hiện triển
khai dự án (thường là Khối Tài chính hoặc Khối Quản lý Rủi ro)

26
- Đánh giá Tác động Tài chính của ECL. Các ngân hàng xác định phương pháp
đánh giá tác động bằng cách tùy chỉnh cách tiếp cận mô hình đối với các danh mục
lớn, sử dụng phép ngoại suy (extrapolation) cho các danh mục nhỏ hơn;

- Phân tích khác biệt với IFRS 9. Các ngân hàng tiến hành đánh giá hiện trạng về
mô hình và phương pháp luận, bao gồm cả việc xem xét tính khả dụng của dữ liệu
và chất lượng dữ liệu hiện hành;

- Xây dựng lộ trình IFRS 9. Các ngân hàng cần xây dựng lộ trình triển khai qua các
năm cho các bên có quyền lợi, trách nhiệm liên quan cấp cao, nêu bật các yếu tố ảnh
hưởng chính và có thể cân nhắc áp dụng sớm.

Dựa trên quan sát của nhóm tác giả về các trường hợp triển khai IFRS 9
thành công, có thể thấy giải pháp công nghệ có ảnh hưởng đáng kể đến phương thức
vận hành của các ngân hàng trên ba khía cạnh chính: môi trường dữ liệu, môi
trường tính toán và môi trường ngôn ngữ/mô hình.

Phần lớn các ngân hàng đã phải nâng cấp môi trường tính toán; trong đó,
thậm chí có thể phải vận hành song song các môi trường tính toán khác nhau. Ngoài
ra, các ngân hàng còn phải thực hiện các bài kiểm tra sức chịu đựng (stress-test),
đặc biệt là kiểm tra các kịch bản có thể xảy ra để xác định được độ nhạy của mô
hình ECL.

Khi các mô hình ECL mới ngày càng có nhiều đòi hỏi phức tạp, việc sử dụng
các ngôn ngữ máy tính mới (chẳng hạn như Python và R) hoặc tăng cường sử dụng
các ngôn ngữ toán học truyền thống như MATLAB và SAS đã phát triển nhanh
chóng. Để xây dựng một giải pháp công nghệ hiệu quả và bền vững, các ngân hàng
cần cải tổ các công cụ hiện có, phát triển các tính năng tiêu chuẩn, tận dụng các
ngôn ngữ máy tính mới, linh hoạt, có mã nguồn mở hơn, đồng thời xây dựng một
chiến lược về quản lý dữ liệu rõ ràng và chặt chẽ. Đây là điều kiện thiết yếu nếu các
ngân hàng muốn sở hữu các mô hình linh hoạt và có khả năng mở rộng. Các ngân
hàng cũng cần có cái nhìn tổng thể về vòng đời tín dụng, đồng thời xem các phát
triển này như một phần của sự thay đổi về chiều sâu đối với công tác quản lý rủi ro
và tài chính và có ảnh hưởng đến cách ngân hàng vận hành trong nhiều thập kỷ tới

27
LỜI KẾT
Qua sự tìm hiểu thông tin kế toán các Tài sản tài chính được công bố và trình
bày trên BCTC riêng lẻ theo VAS của MBbank và so sánh với yêu cầu của IFRS
nhận thấy được sự khác biệt giữa hai chuẩn mực. Thực tiễn cho thấy, những ưu việt
khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp
Việt Nam, tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách để báo cáo tài chính tại Việt Nam có
thể hòa hợp và tuân thủ hoàn toàn các chuẩn mực kế toán quốc tế.Áp dụng chuẩn
mực kế toán quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính (IFRS) là chủ đề “nóng” của
kế toán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi Việt Nam gia nhập Hiệp
định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).Chuẩn mực kế
toán Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế
IAS/IFRS do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành từ những năm
2000 đến 2005 theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với
đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp (DN) Việt Nam tại thời
điểm ban hành chuẩn mực.Đặc biệt, việc ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC
về chế độ kế toán DN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 và Luật Kế toán số
88/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 với nhiều điểm mới cho
thấy, sự tiến bộ trong việc tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, về cơ bản việc lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) theo VAS và
IAS/IFRS vẫn tồn tại những khác biệt.

Và thực hiện tốt theo chuẩn mực mà đem lại lợi ích lớn cho Ngân hàng, MB
cần thực hiện những chính sách để tận dụng lợi thế và hạn chế những thách thức,
biến thách thức thành thuận lợi để ngân hàng ngày càng phát triển, đứng vững trên
thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Slide Kế toán ngân hàng, Học viện Ngân hàng

2. KPMG, IFRS9 – Financial instruments

3. PwC, Similarities and Differences between IFRS and VAS

4. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2021), “Báo cáo tài chính riêng lẻ
năm 2020”, https://finance.vietstock.vn/MBB/tai-tai-lieu.htm?doctype=1
5. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2021), “Báo cáo thường niên năm
2020”, https://www.mbbank.com.vn/Investor/bao-cao-thuong-nen/2021/0//0
6. Rocky Lim, “IFRS 9 – Thời kỳ mới của việc trích lập dự phòng tổn thất tín
dụng dự kiến”, https://home.kpmg/vn/vi/home/insights/2020/11/ifrs-9-in-
vietnam-2020.html
7. PwC Việt Nam, “Tác động và thách thức khi triển khai IFRS”,
https://tinnhanhchungkhoan.vn/tac-dong-va-thach-thuc-khi-trien-khai-ifrs-
post217389.html
8. NCS. Trịnh Lê Tân, ThS. Đào Thị Đài Trang, “Chuẩn mực kế toán Việt Nam
và quốc tế trong lập và trình bày báo cáo tài chính”,
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chuan-muc-ke-toan-viet-nam-
va-quoc-te-trong-lap-va-trinh-bay-bao-cao-tai-chinh-137443.html?
fbclid=IwAR2QtGR7dLB7GF4CvCim5iqKIVZFpFolMA7y_5W1eY65DHjr
xFWK0E35UIA

You might also like