Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN


Tìm hiểu thông tin kế toán các tài sản tài chính
được công bố và trình bày trên báo cáo tài
21
chính riêng lẻ theo VAS của NHTM CP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam và so sánh với yêu cầu
của IFRS

Giảng viên hướng dẫn : Trịnh Hồng Hạnh

Môn học : Kế toán ngân hàng

Lớp : 212ATC70A01

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 04

Hà Nội, Ngày 21 tháng 3 năm 2022


Danh sách thành viên nhóm 4

STT Họ tên Mã sinh viên

1 Nguyễn Thị Diệu Hương 22A4010342

2 Trần Thị Phương Thảo 22A4011108

3 Trần Thị Diễm Quỳnh 22A4011172

4 Mai Thị Bình 22A4010395

5 Đoàn Thị Diệu Mơ 22A4011127

6 Dương Thị Huyền 22A4010698

7 Nguyễn Minh Anh 22A4060071

8 Lê Đức Phú 20A4010112


Mục lục

Lời mở đầu………………………………………………………………............…....…1

Phần 1.Những vấn đề cơ bản về kế toán tài sản tài chính của NHTM……………....….2

1.1. Tổng quan về tài sản tài chính…………….…...………………………….….……..2

1.2. Tìm hiểu chung về Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Quốc tế …….………...……4

1.2.1 Một số sự khác biệt cơ bản trong phân loại, đo lường,ghi nhận, đánh giá suy
giảm giá trị và dừng ghi nhận TSTC theo VAS và IFRS………………..……………..4

Phần 2: Thực tiễn và phân tích……………………………….………………….…….........10

2.1 Giới thiệu chung về NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV)………….……………………………………………………………………..10

2.2 Điều chỉnh TSTC theo chuẩn mực IFRS từ BCTC riêng lẻ của BIDV ………….....11

Phần 3 Nguyên nhân tồn tại những khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS và giải pháp
…………………………………………………………………………………...……15

3.1 Nguyên nhân………………………………..……………...……….……..…...….15

3.2 Giải pháp khắc phục ………………………………………………...……….…….18

Kết luận………………………………………………….....…………….………..…...21

Tài liệu tham khảo


LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, Việt Nam mới ban hành được 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)
nên còn thiếu rất nhiều chuẩn mực so với thông lệ quốc tế như: các chuẩn mực về nông
nghiệp, thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản, nhóm công cụ tài chính, giá trị hợp
lý, tổn thất tài sản.. Khi các doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch kinh tế thuộc nhóm
các chuẩn mực trên thì đều gặp khó khăn trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính
do thiếu có cơ sở pháp lý để kế toán.

Đối với ngành ngân hàng là đơn vị kinh doanh đặc biệt, khác so với doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh hàng hóa bình thường, ngân hàng kinh doanh loại hàng hóa là
tiền tệ. Bên cạnh đó, sự biến động giá cả và giá trị của các tài sản tài chính liên tục hàng
ngày cũng là khó khăn trong việc ghi nhận giá trị tài sản tài chính tại các thời điểm khác
nhau của chuẩn mực kế toán VAS so với IFRS.

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt trong ghi nhận Tài sản tài chính của ngành ngân
hàng theo VAS và IFRS, nhóm chọn đề tài: Tìm hiểu thông tin kế toán các tài sản tài
chính được công bố và trình bày trên báo cáo tài chính riêng lẻ theo VAS của NHTM
CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, so sánh với yêu cầu của IFRS. Từ đó thấy rõ được
phương pháp đo lường, cách ghi nhận, ngừng ghi nhận, các nguyên tắc công bố và trình
bày tài sản tài chính trong trong báo cáo tài chính của một ngân hàng thương mại.

1
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán TSTC của NHTM

1.1. Tổng quan về TSTC

TSTC là một tài sản phi vật chất có giá trị thu được từ các yêu cầu bảo quản, chẳng
hạn như tiền gửi ngân hàng, trái phiếu và cổ phiếu. Các TSTC thường có tính thanh
khoản cao hơn các tài sản hữu hình khác và có thể được giao dịch trên thị trường tài
chính.

Các loại TSTC tiêu biểu bao gồm:

Chứng chỉ tiền gửi (CD): Một thỏa thuận giữa nhà đầu tư và một tổ chức ngân
hàng trong đó khách hàng (Công ty) giữ một lượng tiền gửi trong ngân hàng theo thời
hạn đã thỏa thuận để đổi lấy lãi suất được đảm bảo.

Trái phiếu: Một dạng công cụ nợ được bán bởi các công ty hoặc chính phủ để gây
quỹ cho các dự án ngắn hạn. Trái phiếu là một tài sản có tính pháp lý ghi rõ tiền mà nhà
đầu tư đã cho người vay và số tiền khi cần phải trả lại (cộng với tiền lãi) và ngày đáo
hạn trái phiếu.

Cổ phiếu: Cổ phiếu không có bất kỳ ngày đáo hạn. Đầu tư vào cổ phiếu của một
công ty có nghĩa là tham gia vào quyền sở hữu của công ty, nên sẽ chia sẻ lợi nhuận
cũng như thua lỗ do công ty làm ra.

Tiền mặt: là tiền dưới hình thức vật chất của tiền tệ, chẳng hạn như tiền giấy và
tiền kim loại. Trong sổ sách kế toán và tài chính thì là khoản tiền và các khoản tương
đương tiền

Tiền gửi ngân hàng: là những khoản dự trữ của tổ chức với Ngân hàng trong việc
tiết kiệm.

Các khoản cho vay: Các khoản cho vay và phải thu là những tài sản có thanh toán
cố định hoặc có thể xác định được. Đối với ngân hàng, các khoản vay là tài sản và họ
có thể bán chúng cho các bên có nhu cầu như là 1 hoạt động kinh doanh.

2
Công cụ phái sinh: Công cụ phái sinh là tài sản tài chính có giá trị được lấy từ các
tài sản cơ bản khác. Đây là những hợp đồng CFD mà chúng ta hay giao dịch trong thị
trường ngoại hối.

Tất cả các tài sản tài chính ở trên là tài sản lưu động vì chúng có thể được chuyển
đổi thành giá trị tương ứng theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng, hoặc giữa các bên. Nên
không nhất thiết phải có giá trị vật chất như đất đai, tài sản, hàng hóa, v.v.

Tương tự như hoạt động kinh doanh, tài sản tài chính của ngân hàng cũng bao gồm
các tài sản phi vật chất bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ở New Hampshire, tiền gửi và cho
vay các tổ chức tín dụng khác, cho vay khách hàng và các công cụ tài chính, các công
cụ phái sinh, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, các khoản đầu tư đáo hạn. chứng
khoán, v.v.

Về đặc điểm của TSTC

Thứ nhất, tính thanh khoản: TSTC có tính thanh khoản cao hơn tài sản thông thường.
Nó tùy thuộc vào 2 yếu tố:

- Thời gian từ lúc bán các TSTC

- Tùy theo chi phí giao dịch gồm tiền phí tổn trả cho các trung gian và sai biệt giá
mua vào và giá bán ra.

Thứ hai, tính rủi ro của TSTC: Là những đe dọa về an toàn vốn và thu nhập đối với
các nhà đầu tư vào tài sản tài chính.

Rủi ro có thể gồm nhiều loại:

- Rủi ro thanh toán xuất phát từ sự phá sản của các chủ thể phát hành các tài sản tài
chính. Vậy, các trái phiếu kho bạc, các chứng chỉ tiền gửi ngân hàng thường ít rủi ro
không thanh toán hơn so với trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty.
- Rủi ro thị trường liên quan đến sự tăng giảm giá trị thị trường của các tài sản tài
chính. Giá của các cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường có thể lên xuống vì những thay
đổi trong các dự đoán về lạm phát, về tình hình kinh doanh và những yếu tố khác.
- Rủi ro lạm phát hay rủi ro về sức mua, xuất hiện trong giá trị của dòng tiền của các
tài sản tài chính do lạm phát khi đo lường giá sức mua.
3
- Tính sinh lợi là khả năng có thu nhập từ các tài sản tài chính mang lại cho nhà đầu
tư. Khi kinh doanh vàng bạc, bất động sản, nhà đầu tư chỉ trông đợi giá cả tăng lên
để thu lợi nhuận. Trái lại, đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư không những được lợi khi
giá cổ phiếu trên thị trường tăng cao hơn mệnh giá mà họ còn được chia cổ tức,
hưởng lợi do giá trị cổ phiếu tăng khi tích lũy nội bộ của công ty tăng.

Tính thanh khoản và tính rủi ro có quan hệ ngược chiều nhau. Một tài sản tài chính
càng có nhiều rủi ro càng ít tính thanh khoản và do đói mức lãi trả cho chứng khoán đó
sẽ cao.

Về cách ghi nhận: tại Việt Nam hiện nay TSTC được ghi nhận theo nguyên tắc giá
gốc, theo tài khoản chữ T tăng ghi nợ, giảm ghi có, được biểu diễn trong mục tài sản
của doanh nghiệp. Cách đo lường và ghi nhận này khá khác biệt so với chuẩn mực kế
toán quốc tế.

1.2. Tìm hiểu chung về Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Quốc tế

IFRS (International Financial Reporting Standard) được soạn thảo bởi IASB
(International Accounting Standard Board). Hiện tại, Chuẩn mực Kế toán Quốc tế có
tổng cộng 41 IAS và 16 IFRS. Rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang dùng IAS/IFRS
làm chuẩn mực kế toán của Quốc gia mình như các nước châu Âu, Singapore, Hồng
Kông, Úc… Các quốc gia tại châu Á và trên thế giới đang điều chỉnh các chuẩn mực
của mình để phù hợp hơn với IFRS và giảm thiểu sự khác biệt nếu có.

Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó với sự ra đời của Thông tư 200/2014/TT-BTC
ngày 22 tháng 12 năm 2014 nhằm giảm thiểu những sự khác biệt giữa hai Chuẩn mực
Kế toán VAS (Vietnam Accounting Standard) và IAS/IFRS

1.2.1 Một số sự khác biệt cơ bản trong phân loại, đo lường,ghi nhận, đánh giá suy
giảm giá trị và dừng ghi nhận TSTC theo VAS và IFRS

a) Khác biệt trong phân loại

Chuẩn mực kế toán quốc tế:

4
Theo IAS39, Tài sản tài chính được chia làm 4 loại dựa trên mục đích mua và nắm
giữ tài sản:

Nhóm 1: Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả
kinh doanh

Nhóm 2: Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Nhóm 3: Khoản cho vay và phải thu:

Nhóm 4: Tài sản tài chính không thuộc 3 nhóm trên

IFRS 9 Công cụ tài chính được ban hành vào ngày 24 tháng 7 năm 2014 là sự thay
thế của IASB đối với IAS 39. IFRS 9 mang lại sự đơn giản hóa nhất định vì nó phân
loại tài sản tài chính thành 2 loại:

 Tài sản tài chính sau đó được ghi nhận theo giá gốc có phân bổ
 Tài sản tài chính sau đó được ghi nhận theo giá trị hợp lý

Tại Việt Nam, Tài sản tài chính thường chia làm hai nhóm:

Thứ nhất: Công cụ nợ, là loại tài sản tài chính mà người sở hữu nó sẽ nhận các dòng tiền
được ấn định trước trong tương lai. Ví dụ: trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, sổ
tiết kiệm…

Thứ hai: Công cụ vốn, là loại tài sản tài chính mà người sở hữu sẽ được nhận các khoản
lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của nhà phát hành hoặc phụ thuộc trực tiếp
vào các hoạt động đầu tư, mua bán các tài sản đó của nhà đầu tư trên thị trường. Ví dụ:
cổ phiếu thường, chứng khoán phái sinh…

Vậy, tiêu chí phân loại của IFRS và cách phân loại thông thường của kế toán Việt Nam
là khác nhau. IFRS phân loại theo theo cách ghi nhận,mục đích nắm giữ và sử dụng
TSTC. Còn tại Việt Nam phân loại theo đặc tính của TSTC. Mặc dù, chưa có quy định
nhận diện, phân loại tổng thể TSTC, song việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định
các tiêu chí phân loại đối với chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư khá phù hợp
với quy định của IAS 39 (trước khi IFRS 9 ra đời).

5
b) Khác biệt trong đo lường, ghi nhận

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế:

Cả IAS 39 và IFRS 9 đều quy định việc đánh giá tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài
chính theo giá trị hợp lý của nó. Khi tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính không
được ghi nhận tại giá trị hợp lý thông qua kết quả kinh doanh, chi phí giao dịch sau đó
sẽ trực tiếp dựa trên cách đánh giá ban đầu.

Ví dụ, nếu một số trái phiếu doanh nghiệp được coi như đầu tư giữ đến ngày đáo hạn thì
nó được đánh giá dựa trên giá gốc có phân bổ theo phương pháp lãi suất thực tế. Tuy
nhiên, trái phiếu doanh nghiệp tương tự cũng có thể được coi như tài sản tài chính theo
giá trị hợp lý thông qua kết quả kinh doanh và trong trường hợp này nó sẽ được đánh
giá theo giá trị hợp lý của nó.

Theo VAS:

Tại ngày báo cáo, VAS yêu cầu hầu hết tài sản và nợ phải trả vẫn ghi nhận theo giá gốc.
Sự thay đổi về giá trị hợp lý chưa được phản ánh ngoại trừ trường hợp đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Tuy nhiên, hướng dẫn của NHNN cho phép đo lường
chứng khoán kinh doanh, đầu tư, phái sinh tiền tệ theo giá thị trường nhiều hơn, điều
này thể hiện sự cần thiết sử dụng giá trị hợp lý, giá thị trường, giá trị phân bổ theo lãi
suất thực trong đo lường TSTC phù hợp với xu hướng chung là hài hoà với IAS/IFRS
về đo lường TSTC.

6
Ta cùng xem xét một số trường hợp khác nhau trong ghi nhận của VAS và IFRS trong
bảng sau:

STT TSTC Theo VAS Theo IFRS

1 Công cụ tài chính (gồm cả chứng Giá gốc Giá trị hợp lý
khoán và công cụ phái sinh) nắm
giữ vì mục đích kinh doanh.

2 Công cụ tài chính phái sinh nắm Giá gốc Giá trị hợp lý
giữ vì mục đích phòng ngừa rủi ro
giá trị hợp lý hoặc phòng ngừa rủi
ro luồng tiền

3 Các khoản đầu tư vào công ty con, Giá gốc Giá trị hợp lý
công ty liên doanh, liên kết nắm
giữ bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm,
quỹ tương hỗ

4 Tài sản dài hạn nắm giữ để bán Giá gốc Giá trị hợp lý

Như vậy, khác biệt cơ bản nhất là VAS chưa có quy định cho phép đánh giá lại tài sản
và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Điều này ảnh hưởng lớn đến
việc kế toán các tài sản và nợ phải trả được phân loại là công cụ tài chính - làm suy
giảm tính trung thực, hợp lý của BCTC và chưa phù hợp với IAS/IFRS.

7
a) Khác biệt trong đánh giá suy giảm giá trị và dừng ghi nhận TSTC

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế:

- Trường hợp suy giảm giá trị:

Một tài sản tài chính hoặc một nhóm tài sản tài chính bị suy giảm giá trị và các khoản
lỗ do suy giảm giá trị được ghi nhận, chỉ khi có bằng chứng khách quan là kết quả của
một hoặc nhiều sự kiện xảy ra sau khi ghi nhận ban đầu tài sản đó. Đơn vị phải đánh
giá vào mỗi kỳ lập bảng cân đối kế toán xem có bằng chứng khách quan về sự suy giảm
giá trị hay không. Nếu có bất kỳ bằng chứng nào tồn tại, đơn vị phải thực hiện tính toán
suy giảm giá trị chi tiết để xác định lỗ do suy giảm giá trị nên được ghi nhận. [IAS
39.58] Khoản lỗ được đo lường bằng chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản và hiện
giá của các dòng tiền ước tính được chiết khấu theo lãi suất thực ban đầu của tài sản tài
chính. [IAS 39,63]

Các tài sản được đánh giá riêng và suy giảm giá trị không tồn tại, sẽ được nhóm với các
tài sản tài chính có thống kê rủi ro tín dụng tương tự và được đánh giá chung về suy
giảm giá trị. [IAS 39,64]

Nếu trong kỳ tiếp theo, Giá trị của khoản lỗ do suy giảm giá trị liên quan đến tài sản tài
chính được ghi nhận theo giá trị được phân bổ hoặc công cụ nợ được ghi nhận là sẵn
sàng để bán giảm do một sự kiện xảy ra sau khi suy giảm giá trị được ghi nhận ban đầu,
thì khoản lỗ do suy giảm giá trị đã được ghi nhận trước đó sẽ được hoàn nhập thông
qua báo cáo lãi lỗ. Suy giảm giá trị liên quan đến các khoản đầu tư vào các công cụ vốn
sẵn sàng để bán không được hoàn nhập thông qua báo cáo lãi lỗ. [IAS 39,65]

- Trường hợp dừng ghi nhận:

Tiền đề cơ bản cho mô hình dừng ghi nhận trong IAS 39 là xác định có hay không tài
sản được xem xét dừng ghi nhận: [IAS 39.16]

o Toàn bộ tài sản hoặc

o Dòng tiền được xác định cụ thể từ một tài sản hoặc

o Một tỷ lệ tương xứng của dòng tiền từ một tài sản hoặc
8
o Một tỷ lệ tương xứng của các dòng tiền được xác định cụ thể từ một tài
sản tài chính

Khi tài sản được xem xét dừng ghi nhận đã được xác định, thì đánh giá tài sản đã được
chuyển nhượng hay chưa, và nếu vậy, việc chuyển nhượng tài sản đó có đủ điều kiện
để dừng ghi nhận hay không.

Một tài sản được chuyển nhượng nếu đơn vị đã chuyển giao các quyền hợp đồng để
nhận các dòng tiền hoặc đơn vị giữ lại các quyền hợp đồng để nhận các dòng tiền từ tài
sản. Khi đơn vị xác định rằng tài sản đã được chuyển nhượng, thì nó sẽ xác định xem
đã chuyển giao đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích của quyền sở hữu tài sản đó hay chưa.
Nếu đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích đã được chuyển giao, thì tài sản sẽ được dừng
ghi nhận. Nếu đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích vẫn được giữ lại, thì việc dừng ghi
nhận tài sản sẽ bị loại trừ. [IAS 39,20]

Nếu đơn vị không giữ lại hoặc không chuyển giao đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích
của tài sản, thì đơn vị đó phải đánh giá xem nó có từ bỏ quyền kiểm soát tài sản hay
không. Nếu đơn vị không kiểm soát tài sản thì việc dừng ghi nhận là phù hợp; tuy nhiên
nếu đơn vị vẫn giữ quyền kiểm soát tài sản, thì đơn vị đó tiếp tục ghi nhận tài sản cho
tới khi còn tiếp tục tham gia kiểm soát tài sản. [IAS 39,30]

Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS)

Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) chưa có quy định nào liên quan đến vấn đề này.
Hiện nay, việc ghi nhận và phản ánh các khoản mục tài sản dài hạn trên BCTC của các
doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc, tức là tài sản ghi nhận
theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế được phân bổ theo thời gian sử dụng hữu ích
của tài sản mà không phản ảnh bất kỳ khoản lỗ nào từ việc suy giảm giá trị tài sản. Theo
Chế độ kế toán doanh nghiệp và cơ chế tài chính, doanh nghiệp được trích dự phòng
đối với các khoản đầu tư vào TSTC nếu bị lỗ. Tuy nhiên, giá trị các khoản đầu tư bị tổn
thất có thể cao hơn so với số lỗ trong kỳ. Lợi thế thương mại được phân bổ 10 năm theo
VAS nhưng IFRS yêu cầu xác định số tổn thất hàng năm chứ không phải tính trên cơ
sở phân bổ dần đều. Điều này đặt ra câu hỏi về tính hợp lý của việc trình bày thông tin

9
trên BCTC tại các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch
bệnh Covid-19.

d) Khác biệt trong cách trình bày TSTC trên BCTC

So với chuẩn mực kế toán VAS, IAS không bị áp đặt về hình thức như: hệ thống
tài khoản (Chart of Account) biểu mẫu báo cáo (Accounting form), hình thức sổ kế toán
(Ledgers). IAS/IFRS hầu hết không quy định về các biểu mẫu kế toán. Hơn nữa, doanh
nghiệp sử dụng IAS/IFRS đều được tự do sử dụng hệ thống tài khoản cũng như các biểu
mẫu kế toán phù hợp và thuận lợi với đặc thù của doanh nghiệp. Ví dụ như những doanh
nghiệp áp dụng VAS thì tiền mặt sẽ phải có số tài khoản là 111, còn những doanh nghiệp
áp dụng IAS/IFRS thì có thể tự do đặt số cho tài khoản này.

IFRS 07 quy định Thuyết minh về công cụ tài chính để giúp người sử dụng BCTC
đánh giá mức độ quan trọng của công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả hoạt
động SXKD của đơn vị, đánh giá bản chất cũng như phạm vi của các rủi ro phát sinh từ
công cụ tài chính và cách thức quản trị rủi ro của đơn vị (IFRS 7 và Thông tư
210/2009/TT-BTC có nội dung cơ bản tương tự nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, các
thuyết minh theo quy định của Thông tư 210 không cung cấp nhiều thông tin cho người
đọc vì VAS không đề cập đến việc ghi nhận và đo lường các công cụ tài chính và hướng
dẫn về giá trị hợp lý).

10
Phần 2: Thực tiễn và phân tích

2.1 Giới thiệu chung về NHTMCP BIDV

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (có tên tiếng anh là Bank for
Investment and Development of Vietnam, tên viết tắt BIDV) là một trong những ngân
hàng Thương mại Nhà nước ra đời sớm nhất, được thành lập năm 1957. BIDV hiện nằm
trong Big4 Ngân hàng lớn tại Việt Nam cung cấp đầy đủ, đa dạng các dịch vụ chất lượng
cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, góp phần duy trì và gia tăng sự ổn định của nền
kinh tế quốc dân.

Sau hơn 60 năm hoạt động, BIDV nhanh chóng trở thành một doanh nghiệp nhà
nước hạng đặc biệt được nhiều người đánh giá cao.Với hơn 190 chi nhánh chính, 871
phòng giao dịch và 57.825 điểm ATM, hàng triệu điểm thanh toán di động POS còn có
mặt ở một số quốc gia như Lào, Campuchia, Cộng hòa Séc, Liên Bang Nga, Myanmar
và Đài Loan.
BIDV luôn cố gắng để xứng đáng với danh hiệu ngân hàng số 1 trong lĩnh vực
ngân hàng, tài chính. Trong tương lai không xa, tầm nhìn của BIDV là phát triển toàn
diện thương hiệu để vươn ra thị trường quốc tế, làm vẻ vang thương hiệu tài chính nhà
nước.

2.2. Điều chỉnh TSTC theo chuẩn mực IFRS từ BCTC riêng lẻ của BIDV

Từ những kiến thức trình bày ở trên, nhóm chúng em đề xuất các điều chỉnh TSTC
trên BCTC riêng lẻ của BIDV đã kiểm toán năm 2021 theo các chuẩn mực IFRS 7 Và
IFRS 9 cũng như phân tích sự thay đổi về TSTC khi BCTC được lập theo IFRS.

11
Các TSTC trình bày trên bảng cân đối kế toán của BIDV tại thời điểm ngày
31/12/2021 được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) như sau:

Đơn vị: Triệu VND

31/12/2021

A. Tài sản

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 12,660,583

Tiền, vàng gửi tại và cho vay TCTD khác 135,940,238

Tiền vàng gửi tại TCTD khác 112,042,997

Cho vay các TCTD khác 24,026,575

Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác (129,334)

Chứng khoán kinh doanh 6,066,664

Chứng khoán kinh doanh 6,083,163

Dự phòng chứng khoán kinh doanh (16,499)

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 192,282

Cho vay khách hàng 1,325,577,562

Cho vay khách hàng 1,354,632,643

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (29,055,081)

Chứng khoán đầu tư 177,089,395

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 111,675,313

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 65,710,756

Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư (296,674)


Thuyết minh các chỉ tiêu liên quan:

Bảng 2.2. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự năm 2021

Đơn vị: Triệu đồng

12
Chỉ tiêu Năm 2021

Thu nhập lãi tiền gửi 2,160,941

Thu nhập lãi cho vay khách hàng 90,269,315

Thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán Nợ 6,355,258

Thu lãi từ chứng khoán kinh doanh 173,404

Thu lãi từ chứng khoán đầu tư 6,181,854


(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ của BIDV năm 2021)

Bảng 2.3. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý tại thời điểm 31.12.2021

Đơn vị: Triệu đồng

Ngày 31.12.2021

Tiền mặt bằng đồng Việt Nam 11,101,665

Tiền mặt bằng ngoại tệ 1,408,800

Vàng 90,118

Tổng 12,600,583
(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ của BIDV năm 2021)

Về khoản mục Tiền mặt, vàng bạc, đá quý:

Theo IFRS, giá trị của tài sản vàng tuy có tính thanh khoản cao nhưng giá trị thay đổi
theo thị trường. Việc nắm giữ tài sản là vàng có những rủi ro lớn về việc thay đổi giá trị.
Tại thời điểm đầu tư, doanh nghiệp chưa thể ước tính được giá trị tiền mà doanh nghiệp
thực tế nhận được từ khoản đầu tư này, cũng như khoản đầu tư có những rủi ro lớn về
việc thay đổi giá trị. Do vậy, “vàng tiền tệ” không thỏa mãn định nghĩa của khoản mục
tương đương tiền theo quy định của chuẩn mực.

Bút toán điều chỉnh theo IFRS: Nợ vàng/có tiền mặt: 90,118 triệu đồng

Về khoản mục Tiền, vàng và cho vay các TCTD: Cuối kỳ chỉ ghi số tiền gốc cho vay và
gửi tại TCTD. Theo IFRS thì phải hạch toán giá trị hợp lý, ở đây có thêm khoản lãi tiền
gửi/lãi cho vay TCTD
13
Bút toán điều chỉnh theo IFRS:

Nợ Tiền gửi và cho vay các các TCTD 2,160,941 triệu đồng

Có lãi từ tiền gửi và cho vay các TCTD 2,160,941 triệu đồng

Về khoản mục Chứng khoán kinh doanh: Theo IFRS thì chứng khoán kinh doanh phải
ghi theo giá trị hợp lý. Trong kỳ, mua bán chứng khoán kinh doanh lãi 173,404 triệu
đồng số tiền này ghi nhận vào chứng khoán kinh doanh.

Bút toán điều chỉnh theo IFRS:

Nợ chứng khoán kinh doanh 173,404 triệu đồng

Có lãi từ chứng khoán kinh doanh 173,404 triệu đồng

Về khoản mục Cho vay khách hàng: Theo IFRS thì Cho vay khách hàng phải ghi theo
giá trị hợp lý. Trong kỳ, hoạt động cho vay khách hàng mang về cho BIDV khoản lãi
90,269,315 triệu đồng và số tiền này ghi nhận vào khoản mục Cho vay khách hàng.

Bút toán điều chỉnh theo IFRS:

Nợ cho vay khách hàng 90,269,315 triệu đồng

Có lãi từ cho vay khách hàng 90,269,315 triệu đồng

Về khoản mục Chứng khoán đầu tư: Theo IFRS thì chứng khoán đầu tư phải ghi theo
giá trị hợp lý. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2021 lãi thu được từ mua bán chứng
khoán đầu tư là 6,181,854 triệu đồng và số tiền này được ghi nhận vào chứng khoán
đầu tư.

Bút toán điều chỉnh theo IFRS:

Nợ chứng khoán đầu tư 6,181,854 triệu đồng

Có lãi từ chứng khoán đầu tư 6,181,854 triệu đồng

14
Như vậy, các khoản mục về TSTC trên BCTC sau khi điều chỉnh theo chuẩn mực IFRS
vào 31/12/2020 như sau:

Bảng 2.4. Các loại TSTC trên BCTS riêng lẻ của BIDV năm 2021 sau khi điều chỉnh
theo IFRS

Đơn vị: Triệu đồng

Tài sản tài chính Theo VAS Theo IFRS Ảnh hưởng khi điều
chỉnh theo IFRS

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 12,600,583 12,510,465 Giảm 90,118

Tiền, vàng gửi tại và cho vay 135,940,238 136,157,179 Tăng 2,160,941
TCTD khác

Chứng khoán kinh doanh 6,066,664 6,240,068 Tăng 173,404

Cho vay khách hàng 1,323,577,56 1,413,846,877 Tăng 90,269,315


2

Chứng khoán đầu tư 177,089,395 183,271,249 Tăng 6,181,854

Nếu điều chỉnh theo chuẩn mực quốc tế IFRS ngoại trừ khoản mục tiền mặt, vàng bạc,
đá quý bị đánh giá quá cao thì các khoản mục TSTC còn lại đều bị đánh giá quá thấp.
Điều này ảnh hưởng lớn tới việc đánh giá chính xác tình hình tài sản của ngân hàng.

15
Phần 3: Nguyên nhân tồn tại những khác biệt giữa VAS và
IAS/IFRS và giải pháp khắc phục

3.1 Nguyên nhân

Có nhiều lý do để giải thích cho sự chưa hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS, trong đó có
những nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân thuộc về môi trường kế toán.

Nguyên nhân trực tiếp

VAS về cơ bản được soạn thảo dựa trên các IAS/IFRS tương ứng được ban hành đến
cuối năm 2003, nhưng sau đó không được cập nhật những sửa đổi của IAS liên quan và
IFRS mới được ban hành sau năm 2003.

IAS/IFRS ngày càng hướng tới đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý nhằm đảm
bảo tính “liên quan” của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng, trong khi đó
giá gốc vẫn là cơ sở đo lường chủ yếu được quy định bởi VAS. IAS/IFRS cho phép sử
dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn so với VAS, dẫn đến IAS/IFRS yêu cầu khai báo
thông tin liên quan đến sử dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn

Nguyên nhân thuộc về môi trường kế toán

Thứ nhất, văn hoá của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn. Áp dụng
IAS/IFRS, sự không chắc chắn là rất cao bởi BCTC theo IAS/IFRS sử dụng nhiều ước
tính kế toán, ví dụ như giá trị hợp lý. VAS với các ước tính kế toán ít hơn và thận trọng
hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc chắn. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến giảm
nhiều sự phù hợp của thông tin trên BCTC. Đặc điểm văn hoá này là yếu tố ảnh hưởng
gián tiếp và rất quan trọng đến việc VAS chưa áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS.

Thứ hai, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn khá non trẻ. Việt Nam mới phát triển
kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ XX - thị trường vốn của Việt Nam là
một trong những thị trường non trẻ nhất trên thế giới - mới được hình thành hơn 10 năm
nay. Đến nay, nó vẫn chưa thể hiện rõ vai trò quan trọng trong nền kinh tế mà mới chỉ

16
trong phạm vi quốc gia, chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới. Trong khi đó,
định hướng của IAS/IFRS là xây dựng hệ thống các CMKT hoàn toàn thị trường và hỗ
trợ thị trường vốn, một hệ thống CMKT phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ
hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới, nhằm giúp những người tham gia vào các thị
trường vốn khác nhau trên thế giới ra quyết định kinh tế. Do vậy, định hướng phát triển
của VAS để phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn không mạnh như IAS/IFRS.
Nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý như IAS/IFRS để
phục vụ thị trường vốn là chưa cấp bách.

Thứ ba, Việt Nam là một nước theo hướng điển chế luật hay luật thành văn khác với các
nước theo hướng thông luật. Trong các nước theo hướng điển chế luật, nhìn chung, sự
bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu về tính minh bạch của thông tin thấp hơn trong các
nước theo hướng thông luật. VAS được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật
của một nước theo hướng điển chế luật, trong khi IAS/IFRS được phát triển phù hợp với
các nước theo hướng thông luật.

Theo đó, Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá,
soạn thảo và trình bày báo cáo. Việc soạn thảo, ban hành các CMKT và các hướng dẫn
thực hiện phải do các cơ quan Nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc
các văn bản pháp lý dưới luật. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển IAS/IFRS, các
cơ sở, nguyên tắc kế toán không quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia. Việc kiểm soát
của Nhà nước được thực hiện, thông qua việc giải thích mục tiêu, nguyên tắc kế toán,
phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày BCTC.

Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia mà cơ sở, nguyên tắc kế toán được quy chiếu vào chế
độ kế toán quốc gia. Theo đó, Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp
đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo; việc soạn thảo, ban hành các chuẩn
mực kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan nhà nước thực hiện và
được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp lý dưới luật. Trong khi đó, tại các quốc
gia phát triển IAS/IFRS, các cơ sở, nguyên tắc kế toán không quy chiếu vào chế độ kế
toán quốc gia; việc kiểm soát của Nhà nước được thực hiện thông qua việc giải thích
mục tiêu, nguyên tắc kế toán, phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày
BCTC; chuẩn mực, nguyên tắc kế toán thường được thiết lập bởi các tổ chức tư nhân

17
chuyên nghiệp, điều đó cho phép chúng trở nên dễ thích ứng với thực tiễn và sáng tạo
hơn, và phần lớn các nguyên tắc này không được quy định trực tiếp trong các văn bản
luật.

Ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV tuy đã chuyển đổi thành ngân hàng TMCP nhưng
vốn nhà nước vẫn chiếm trên 50%. Do vậy luật pháp Việt Nam chủ yếu phục vụ công
tác quản lý vĩ mô chứ chưa thể áp dụng tất cả các nguyên tắc của kế toán phục vụ thị
trường tự do trong đó có nguyên tắc về giá trị hợp lý – một yếu tố quan trọng để đánh
giá khoản vay và tài sản đảm bảo theo thông lệ quốc tế.

BIDV cũng đã áp dụng việc lập và trình bày BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam
(VAS) song song với việc lập và trình bày BCTC theo IFRS để có tính so sánh giữa 2
chuẩn mực theo yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài để họ đưa ra quyết định đầu tư
chính xác; đồng thời phải minh bạch trong công bố thông tin để các nhà ĐTNN hiểu
hơn về hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên những nguyên nhân trên đã làm cho chuẩn mực kế toán VAS và IAS/IFRS
vẫn còn tồn tại sự khác biệt. Do vậy kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV qua Báo
cáo tài chính đã được kiểm toán theo hai Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Quốc
tế (IAS/IFRS) vẫn còn chênh lệch rõ rệt.

3.2 Giải pháp khắc phục

(1) Xây dựng chiến lược và ngân sách


Việc xây dựng chiến lược và ngân sách đóng vai trò then chốt trong quá trình áp
dụng IFRS do trong giai đoạn đầu tiên (giai đoạn tự nguyện) và ngay cả giai đoạn sau
2025 (nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng IFRS), chủ sở hữu
doanh nghiệp là người quyết định việc áp dụng IFRS tại doanh nghiệp mình, họ chính
là người xây dựng chiến lược phát triển, và là người bố trí ngân sách cho từng công việc
được triển khai áp dụng IFRS.
(2) Đào tạo nguồn nhân lực
● Tiếp đến là khả năng đáp ứng của đội ngũ kế toán đối với IFRS. Hiện nay,
ở Việt Nam, NHTM đang thiếu hụt nguồn nhân lực, chưa có nhiều kỹ năng, kinh
nghiệm và thời gian để thích nghi với IFRS, trong khi IFRS chứa đựng nhiều nội

18
dung mới, phức tạp, dẫn đến một số hạn chế trong các sự lựa chọn, có thể gây ra
sự thiếu khách quan khi kiểm toán sau này. Vì vậy, việc đào tạo, giảng dạy, tập
huấn, phổ biến kiến thức cho đội ngũ nhân lực trong ngành là những điều kiện
tiên quyết và đóng vai trò hết sức quan trọng khi doanh nghiệp quyết định áp
dụng IFRS, nếu có cơ hội nên mời thêm các chuyên gia IFRS đến tư vấn tại các
doanh nghiệp. Cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kịp thời, bài
bản, liên tục và lâu dài, không những phải đào tạo cho bộ máy kế toán
● Ngoài ra cần đưa IFRS vào chương trình giảng dạy của các trường đại học
chuyên đào tạo khối ngành kế toán, kiểm toán. Đồng thời cần nâng cao kinh
nghiệm giảng dạy IFRS cho các giảng viên nhằm đảm bảo công tác đào tạo IFRS
có chất lượng cao thông qua các cuộc hội thảo chuyên môn, tạo điều kiện cho các
giảng viên tham gia các khóa học đào tạo về IFRS từ các chuyên gia đầu ngành
trong và ngoài nước... Đó là một số cách để tạo ra một nguồn nhân lực về IFRS
có nền tảng tốt ngay từ đầu.
(3) Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin
Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh để đảm bảo
hiệu quả, hiệu lực của công tác quản trị nội bộ, đảm bảo kết nối giữa bộ phận kế toán,
tài chính và các bộ phận khác trong doanh nghiệp, kết nối giữa công ty mẹ và các công
ty con, đơn vị trực thuộc.
Phần mềm kế toán và quản trị doanh nghiệp cần tự động hóa ở mức cao do IFRS
chuyên đáp ứng cho các doanh nghiệp ở các quốc gia phát triển, nơi doanh nghiệp có
nguồn lực dồi dào, năng lực quản trị hiện đại nên tất cả các thông tin cần được đáp ứng
một cách nhanh chóng. Mặt khác, IFRS hướng đến việc cung cấp thông tin dựa trên nền
tảng tài sản thuần, vì vậy hệ thống công nghệ thông tin cũng cần phải hướng đến nhu
cầu cung cấp báo cáo tài chính vào bất kỳ thời điểm nào.
(4) Xây dựng quy trình chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS
Trong giai đoạn đầu tiên áp dụng IFRS, doanh nghiệp có thể chưa thể lập được
báo cáo tài chính theo IFRS từ các giao dịch cụ thể. Để khắc phục hạn chế này, doanh
nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo VAS và chuyển đổi sang IFRS. Tuy nhiên, từng
doanh nghiệp nên tự xây dựng cho mình một quy trình chuyển đổi báo cáo tài chính
bằng cách:

19
● Xác định sự khác biệt giữa VAS và IFRS; Nhận diện các giao dịch, khoản mục

trên BCTC cần chuyển đổi.


● Xây dựng hệ thống hồ sơ, dữ liệu mang tính kế thừa.

● Quy định trách nhiệm chuyển đổi BCTC phù hợp; Xây dựng bộ quy tắc chuyển

đổi BCTC với hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp mình.
● Xây dựng bộ quy tắc chuyển đổi BCTC với hướng dẫn cụ thể.

(5) Chuẩn bị nền tảng kỹ thuật cho việc lập và trình bày BCTC theo IFRS
Do VAS có sự khác biệt khá lớn so với IFRS nên NHTM cần chuẩn bị thật kỹ nền
tảng kỹ thuật cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo IFRS. Nền tảng kỹ thuật
được xác định dựa trên các yếu tố kỹ thuật, ví dụ như:
● Phân loại rõ những loại tài sản cố định, bất động sản đầu tư cần đánh giá lại định
kỳ.
● Đối với các tài sản được ghi nhận theo FV: Chuẩn bị dữ liệu phù hợp với các
phương pháp định giá, đặc biệt chú ý các tài sản không có giá niêm yết
● Thường xuyên đánh giá lại độ tin cậy của các ước tính, như khả năng thu hồi nợ,
thị phần, sự suy giảm giá trị của các tài sản,tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh khoản, rủi ro thị trường
● Ngân hàng thương mại chuẩn bị dữ liệu theo yêu cầu của IFRS 07, 09 và 17

20
KẾT LUẬN

Chuẩn mực kế toán Việt Nam đang dần được chuẩn hóa theo chuẩn mực kế toán thế
giới. Khi xây dựng các các chuẩn mực kế toán quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là
tuân thủ hệ thống IAS. VAS cơ bản đã được xây dựng dựa trên IAS/IFRS, theo nguyên
tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ
quản lý của doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, VAS đã cơ bản tiếp cận với IAS/IFRS,
phản ánh được phần lớn các giao dịch của nền kinh tế thị trường, nâng cao tính công
khai, minh bạch thông tin về BCTC của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay còn
nhiều hạn chế. Vas không có quy định riêng và cụ thể trong việc phân loại, đo lường,
ghi nhận suy giảm hay tạm dừng TSTC. Trong khi IFRS có hẳn IFRS 09 quy định về
công cụ tài chính có bao gồm cả tài sản tài chính cụ thể.

Từ phân tích ta có thể đấy TSTC ghi nhận theo VAS sẽ là giá gốc. Điều này chưa phản
ánh được giá trị thực tế của TSTC tại thời điểm ghi nhận của năm báo cáo và làm
tăng/giảm quá mức so với giá trị hợp lý được ghi nhận theo IFRS.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu học tập Kế toán ngân hàng, Học Viện Ngân Hàng
2. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
3. Bộ Tài chính (2020), Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam.
4. Đinh Minh Tuấn (2013), Lần đầu chuyển đổi báo cáo tài chính Tập đoàn Tân
tạo từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế (IFRS), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí
Minh.
5. Nguyễn Thị Liên Phương, phân tích ảnh hưởng sự khác biệt giữa VAS và IAS.
6. Nguyễn Thị Kim Oanh (2010), So sánh đối chiếu chuẩn mực kế toán quốc tế và
Việt Nam trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, Luận văn Thạc
sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
7. Phạm Hoài Hương, Mức độ hài hòa giữa VAS và IAS/IFRS, Tạp chí Khoa học
và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40), 2018.
8. Báo cáo tài chính riêng lẻ của BIDV quý IV/2021
9. Nguyễn Long (2020), Kế toán vàng tiền tệ theo IFRS.
10. Tạp chí công thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/khac-biet-giua-vas-
va-iasifrs-nguyen-nhan-va-giai-phap-69945.htm
11. IAS 39: Thiết lập các nguyên tắc ghi nhận, dừng ghi nhận và xác định giá trị tài
sản tài chính và nợ tài chính (được thay thế bởi IFRS 9, có hiệu lực từ ngày
01/01/2018);
12. IFRS 09: Quy định về các yêu cầu ghi nhận và dừng ghi nhận, phân loại và đo
lường các tài sản tài chính và các khoản nợ phải trả tài chính, suy giảm giá trị về
kế toán phòng ngừa rủi ro chung (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018);
13. IAS 32: Trình bày về công cụ tài chính (Thông tư số 210/2009/TT-BTC yêu cầu
các doanh nghiệp áp dụng các quy định của IAS 32 và IFRS 7 về trình bày và
công bố các công cụ tài chính từ năm 2011)

You might also like