Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài tập dự án PTSP

Giả định các thành viên của nhóm là nhân viên R&D của một doanh nghiệp SX thực
phẩm. Doanh nghiệp có kế hoạch phát triển một SPM hoặc một dòng SPM & giao cho
nhóm thực hiện dự án PTSP mới này.

Nhiệm vụ của nhóm như sau:

Bài tập 1:

- Đề xuất một loại/dòng sản phẩm thực phẩm mới (nhóm tự chọn giả định, xuất
phát từ việc nhận diện các cơ hội thị trường thực tế nào đó, ví dụ mứt thanh
long)
- Sáng tạo một số ý tưởng cho loại/dòng SPM đó (ít nhất là 2 ý tưởng);
(Ví dụ: nhóm muốn phát triển một SPM là mứt thanh long. Các ý tưởng có thể bao
gồm:
 Ý tưởng SP: Mứt thanh long 100% (ý tưởng 1); mứt thanh long kết hợp với
dâu (ý tưởng 2); mứt thanh long độ ngọt thấp (ý tưởng 3); mứt thanh long
dạng sệt (ý tưởng 4);…
 Hoặc các ý tưởng về bao bì sản phẩm mứt thanh long với chất liệu, kiểu dáng
A, B, C... nào đó
 Hoặc các ý tưởng mới để cải tiến cho sản phẩm mứt thanh long hiện có trên
thị trường)
- Nghiên cứu & phân tích thị trường cho các ý tưởng SP này (các yếu tố thuận
lợi & bất lợi), bao gồm:
 Nhu cầu, mong muốn của NTD;
 Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh;
 Môi trường kinh tế, xã hội (nền kinh tế đang phát triển tốt hay khó khăn;
xu hướng xã hội, trào lưu tiêu dùng như thế nào,…)
 Các quy định, chính sách của Nhà nước (đánh thuế nhập khẩu nguyên
liệu, bao bì cao hay thấp; chính sách khuyến khích hay hạn chế SX sản
phẩm đó, …)
- Nghiên cứu & phân tích công nghệ cho các ý tưởng sản phẩm này, bao gồm
 Khả năng đáp ứng của CNSX, bao gồm: sự sẵn có của nguyên liệu, bao
bì, dây chuyền, máy móc thiết bị,...
 Các ràng buộc, hạn chế, các yếu tố bất lợi về CNSX, bao gồm: QTSX,
trang thiết bị, nguyên liệu, bao bì, chất lượng sản phẩm, chi phí SX,...
- Đánh giá, sàng lọc & chọn một ý tưởng sản phẩm khả thi nhất (sau khi nghiên
cứu & phân tích các thông tin thị trường & công nghệ nêu trên).
- Nêu rõ dựa trên cơ sở nào để chọn ý tưởng khả thi này
- Liệt kê một số yếu tố rủi ro quan trọng khi thực hiện dự án theo ý tưởng sản
phẩm đã chọn. Các yếu tố rủi ro này bao gồm:
 Sự thay đổi, biến động của thị trường, đối thủ cạnh tranh;
 Sự thay đổi nhu cầu, mong muốn của NTD;
 Sự bất ổn về nguyên vật liệu, công nghệ, thiết bị SX;
 Sự bất ổn của chất lượng sản phẩm khi SX hoặc khi lưu hành trên thị
trường
- Đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro tương ứng
Bài tập 2

- Dựa trên thông tin thu thập, phân tích, sàng lọc ở BT 1, tiến hành:
 Xây dựng bản mô tả sản phẩm, bao gồm cả bao bì (xem Chương 6
trong BG)
 Trình bày các tiêu chuẩn ATTP của sản phẩm để phù hợp với các yêu
cầu của pháp luật
- Dựa vào bản mô tả sản phẩm, xây dựng các thông số & yếu tố mục tiêu của sản
phẩm (để làm mục tiêu cho giai đoạn thử nghiệm sản phẩm, thiết kế QTSX),
bao gồm:
 Chỉ tiêu cảm quan (mô tả cụ thể hoặc định lượng bằng mức % chấp
nhận sản phẩm của khách hàng mục tiêu)
 Chỉ tiêu hóa lý, dinh dưỡng, an toàn, bảo quản (có thể tham khảo từ các
sản phẩm tương tự trên thị trường hoặc đưa ra các con số giả định
X,Y,Z nào đó)
- Liệt kê các phương án công nghệ có thể sử dụng để thử nghiệm & SX nhằm
đạt các thông số & yếu tố mục tiêu của sản phẩm nêu trên (nghĩa là liệt kê một
số, ít nhất là 2, nguyên liệu và/hoặcQTSX và/hoặc phương án công nghệ dự
kiến sử dụng để nghiên cứu, thử nghiệm & SX sản phẩm)
- Đánh giá, sàng lọc, chọn phương án công nghệ thực hiện ưu tiên
Bài tập 3

- Sau khi liệt kê & chọn phương án công nghệ thực hiện ưu tiên ở cuối BT 2,
tiến hành lập kế hoạch cho giai đoạn thử nghiệm sản phẩm, thiết kế QTSX, với
yêu cầu:
 Bản kế hoạch được lập theo công cụ & form 5W+1H
 Mô tả đầy đủ & cụ thể các hoạt động/bước thử nghiệm
 Kết quả cần đạt của từng hoạt động/bước thử nghiệm
- Thiết kế thông tin ghi nhãn sản phẩm (không cần thiết kế hình ảnh), bao gồm
thông tin bắt buộc theo quy định & thông tin tùy chọn
- Chứng minh hoặc giải thích nội dung thông tin tùy chọn là phù hợp với quy
định ghi nhãn của Chính phủ
(Ví dụ, theo QĐ ghi nhãn của Chính phủ: nếu sản phẩm ghi trên nhãn là “Làm
đẹp da” thì doanh nghiệp phải chứng minh là trong sản phẩm có hoạt chất gì,
liều lượng bao nhiêu, bằng việc dẫn chứng các kiến thức khoa học được công
nhận & phiếu kiểm nghiệm hàm lượng hoạt chất đó)
- Xây dựng hồ sơ công bố/tự công bố chất lượng sản phẩm, bao gồm bản Tiêu
chuẩn cơ sở của sản phẩm (TCCS)

You might also like