Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Có bốn loại hình khung tham chiếu để giải nghĩa kết quả đo lường bao gồm:

khung tham chiếu khả năng, tham chiếu tăng trưởng, tham chiếu định mức và tham
chiếu tiêu chí.

1 Tham chiếu khả năng (Ability-referenced):


Diễn giải kết quả đo lường bằng cách so sánh với khả năng của người tham
gia. Tuy nhiên, cách tiếp cận này sẽ gặp khó khăn trong việc ước lượng chính xác
khả năng của người tham gia do nhiều yếu tố ảnh hưởng.
(Trung giải thích: Tức là sẽ đo lường bằng cách so sánh ước lượng dựa trên
khả năng của học sinh. ( ví dụ Kiểu Trung nghĩ Thiện bay đc nhưng Thiện ko bay
thế là Thiện ko đạt yêu cầu của Trung. joke nhá Thiện trôn trôn việt nam))
Ưu điểm:
- Hướng tới phát triển khả năng cá nhân.
- Tập trung vào việc đo lường khả năng thực sự của người tham gia.
Nhược điểm:
- Khó khăn trong việc đánh giá chính xác khả năng của người tham gia do
tính phức tạp và đa chiều của khả năng cá nhân.

2 Tham chiếu tăng trưởng (Growth-referenced):


So sánh điểm số trước và sau khi học để đánh giá sự tiến bộ. Tuy nhiên,
phương pháp này cũng có vấn đề về lỗi đo lường và bản chất phi tuyến tính của
việc học tập.
(Trung lại giải thích: có nghĩa là so sánh điểm số trước và điểm số sau, sau
cao hơn là có tiến bộ. Nhưng ở đây việc người học sẽ học theo đường con có lúc
tăng nhanh có lúc chậm nên sẽ có lỗi đo lường. )
Ưu điểm:
- Đo lường sự tiến bộ và phát triển của người tham gia theo thời gian.
- Cung cấp cái nhìn rõ ràng về sự phát triển cá nhân qua các giai đoạn khác
nhau.
Nhược điểm:
- Lỗi đo lường và sự phi tuyến tính của quá trình phát triển có thể ảnh hưởng
đến tính chính xác của đánh giá.
3 Tham chiếu định mức (Norm-referenced):
So sánh điểm số với các nhóm định mức khác. Tuy nhiên, cần mô tả rõ về
nhóm định mức và phương pháp này không cho biết nhiều về kỹ năng của người
tham gia.
(Giải thích: là kiểu đánh giá điểm nằm trong khoảng nào nhóm nào ví dụ như
Trung đứng thứ 104 của GD 1 => Trung ngu. Còn Ngô Tiến Mạnh top1 sever =>
Mạnh giỏi Mạnh thủ khoa. Kiểu thế nhá.)
Ưu điểm:
- So sánh với các nhóm định mức để đánh giá vị trí của người tham gia.
- Cung cấp cái nhìn về mức độ so với người khác, giúp xác định vị trí của
người tham gia trong nhóm
Nhược điểm:
- Có thể tạo ra cảm giác cạnh tranh không lành mạnh giữa các cá nhân và
không cung cấp thông tin chi tiết về kỹ năng của từng người tham gia.
- Bỏ qua các kĩ năng mà học sinh ,sinh viên ấy thành thạo. (Ví dụ Thiện thổi
sáo hay nhưng vị trí trong bảng điểm ko thể thay đổi.)
4 Tham chiếu tiêu chí (Criterion-referenced):
So sánh với các tiêu chuẩn hoặc tiêu chí cụ thể. Phương pháp giúp này dễ dàng
xác định đạt được việc liệu có đạt tiêu chuẩn hay không, nhưng có thể rất khó khăn
nếu như giáo viên không giảng dạy hoặc thiết kế bài kiểm tra tốt.
(Giải thích: là đánh giá trên tiêu chuẩn tiêu chí cố định lại ví dụ nhá. Như là để
được nhận vào làm việc cho trường bạn phải học lực khá trở lên nhưng Trung học
lực ngu nên Trung ko đc nhận. Trung bị loại từ vòng gửi xe.)
Ưu điểm:
- Xác định rõ ràng việc đạt được tiêu chuẩn hay không.
- Giúp đánh giá việc đạt được mục tiêu cụ thể và xác định kỹ năng, kiến thức
cần cải thiện.
Nhược điểm:
- có thể hạn chế sự linh hoạt trong việc đánh giá và không phù hợp với mọi
hoàn cảnh, đồng thời có thể dẫn đến thiếu sót nếu không thực hiện đánh giá
theo tiêu chuẩn một cách chính xác. (Ví dụ biết đâu Trung hợp làm chủ tịch
của đoàn thanh niên trường nhưng Trung bị loại từ vòng gửi xe nên không
thể làm đc.)

You might also like