Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Quốc Trung

Đề tài: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Nhóm 11 – Lớp CLCQTL47A

ST Họ và tên MSSV
T

1 Hà Thị Minh Huyền 2253401020092

2 Nguyễn Ngọc Thảo Huyền 2253401020093

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 2024

1
Mục lục
I. Các khái niệm, đặc điểm............................................................................................3
1.1 Khái niệm về đầu tư công....................................................................................3
1.2 Đặc điểm của đầu tư công...................................................................................4
1.3 Vai trò của đầu tư công........................................................................................6
II. Đánh giá hoạt động đầu tư công tại Việt Nam..........................................................7
2.1 Khái quát hoạt động đầu tư công tại Việt Nam....................................................7
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công tại Việt Nam..........................................9
2.3 Thực trạng đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025............................11
III. Hiệu quả của đầu tư công ở các quốc gia phát triển trong khu vực Châu Á...........15
3.1 Trung Quốc........................................................................................................15
3.2 Hàn Quốc...........................................................................................................17
3.3 Nhật Bản............................................................................................................18
IV. Sự cần thiết của đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025........................18
Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................................21

2
Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

I. Các khái niệm, đặc điểm

1.1 Khái niệm về đầu tư công

Có rất nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu kinh tế trong nước và
quốc tế về khái niệm đầu tư công. Có nhà nghiên cứu cho rằng khái niệm đầu tư công
là đề cập tới lĩnh vực đầu tư mà đầu tư tư nhân không thể và không muốn tham gia
như kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Mặt khác, một nhóm nghiên cứu khác lại định
nghĩa đầu tư công là hoạt động đầu tư sử dụng Nguồn vốn của Nhà nước... Dù thực tế
rằng đa phần nguồn vốn sử dụng cho hoạt động đầu tư công chủ yếu là nguồn vốn của
Nhà nước.
Theo điều 4 Luật Đầu tư Công (2013), “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của
Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và
đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.”1

Với khái niệm đầu tư công đưa ra ở Luật Đầu tư Công gồm 2 phần: thứ nhất,
khẳng định là đầu tư của Nhà nước và thứ hai là đầu tư vào các chương trình, dự án
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội. Phần thứ hai gồm cả chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội coi như bao hàm hết mọi dự án mà Nhà nước đầu tư vì các dự án đều không
trực tiếp cũng gián tiếp phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Vậy, thuật ngữ Đầu tư công
theo điều 4 Luật Đầu tư có thể hiểu là đầu tư của Nhà nước.

Theo Luật Đầu tư Công tại điều 1 về phạm vi điều chỉnh, “Luật này quy định
việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quản lý nhà nước về đầu tư công; quyền,

1 Khoản 15 Điều 4 Luật Đầu tư Công số 39/2019/QH14

3
nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
đầu tư công.”2

“Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn
công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương,
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư
nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân
sách địa phương để đầu tư.”3

Với phạm vi điều chỉnh và thuật ngữ vốn đầu tư đề cập trong Luật thì vốn đầu
tư công là nguồn vốn của Nhà nước và do Nhà nước quản lý. Tổng hợp cả khái niệm
đầu tư công và vốn đầu tư công, chúng ta có thể hiểu Đầu tư công theo Luật đầu tư
công là hoạt động đầu tư của Nhà nước, sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và
do Nhà nước quản lý.

1.2 Đặc điểm của đầu tư công

Từ thực tiễn hoạt động đầu tư công ở Việt Nam và các quan niệm về đầu tư
công như nói trên, có thể xác định các đặc điểm chung của đầu tư công như sau:

Thứ nhất, đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước, từ các tổ chức, cơ
quan có chức năng đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp và quyết
định đầu tư. Mặc dù có nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau về đầu tư công nhưng hầu
hết các quan điểm đều có chung một nhận định là, đầu tư công là đầu tư từ Nhà nước,
được thực hiện bởi Nhà nước, từ chủ trương, kế hoạch đến phê duyệt hoặc ra quyết
định đầu tư và tổ chức, quản lý đầu tư. Tất nhiên, việc thực hiện dự án đầu tư chủ yếu
được thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu, nhà thầu thắng thầu trong thực hiện các dự
án đầu tư của Nhà nước có thể là các DNNN, cũng có thể là các doanh nghiệp khu vực
tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư công là từ Nhà nước (bao
gồm: NSNN, vốn có nguồn gốc từ ngân sách; từ các khoản tín dụng đầu tư phát triển
2 Điều 1 Luật Đầu tư Công số 39/2019/QH14
3 Khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư Công số 39/2019/QH14

4
của Nhà nước; các khoản vay nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương…). Đầu
tư công bị chi phối chủ yếu bởi chính sách nguồn vốn. Hiện nay, đầu tư công gồm các
nguồn vốn chủ yếu là:

- Vốn từ nguồn NSNN phân cho các bộ ngành, địa phương. Vốn này thường
được đầu tư không hoàn lại cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội,
phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường,... Đó là những chương trình, dự án
không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm.

- Vốn ngân sách đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu. Hiện nay có
02 loại chương trình mục tiêu là chương trình mục tiêu quốc gia và một số chương
trình mục tiêu khác do Chính phủ quyết định hoặc cấp địa phương quyết định.

- Vốn tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định.
Chính phủ cho vay theo lãi suất ưu đãi bằng nguồn vốn tự có hoặc vốn vay ODA và
cho vay lại để đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch nhà nước.

- Vốn vay trong nước và ngoài nước để dùng cho đầu tư. Vốn vay trong nước
là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương. Trái phiếu Chính phủ
gồm các loại: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ, công trái xây
dựng Tổ quốc, trái phiếu đầu tư và trái phiếu công trình trung ương.

- Vốn đầu tư của các DNNN, bao gồm vốn NSNN cấp trực tiếp cho DNNN,
vốn có nguồn gốc từ ngân sách và các khoản thu và lợi nhuận của DNNN, vốn vay
của doanh nghiệp với sự bảo lãnh của Chính phủ.

- Vốn hỗn hợp của Nhà nước và của các chủ thể khác: Trong những năm gần
đây, xuất phát từ thực tiễn vốn NSNN có hạn, trong khi nhu cầu đầu tư lớn, xuất hiện
các hình thức hợp tác công - tư (Public - Private Partnership - PPP), có nghĩa là Nhà
nước và tư nhân cùng hợp tác bỏ vốn đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Trường hợp này có nên coi là đầu tư công? Xét về bản chất, quan niệm đầu tư công
phải từ nguồn vốn nhà nước như nói trên, tuy nhiên, trong trường hợp này dù vốn nhà
nước không lớn, chỉ có tính chất “vốn mồi”, nhưng dự án vẫn được quản lý như là một
dự án đầu tư công, mặc dù phương thức đầu tư, quản lý và giám sát đầu tư sẽ có một
số điểm khác so với đầu tư công hoàn toàn bằng NSNN. Nhưng cũng có ý kiến cho

5
rằng, để thực hiện quản lý dự án phù hợp, nên quan niệm dự án đầu tư công là dự án
trong đó vốn Nhà nước đạt đến một mức độ nhất định nào đó, có thể là từ 30% vốn
nhà nước trở lên, như theo quy định của Luật Đấu thầu hoặc có thể là từ trên 51% trở
lên như theo quy định của Luật Doanh nghiệp về khái niệm DNNN.

Thứ ba, mục tiêu của hoạt động đầu tư công là nhằm phát triển kinh tế - xã hội,
trong đó chủ yếu là theo đuổi các mục tiêu của chính sách công (đầu tư thành lập các
DNNN để giữ vị trí then chốt, chủ đạo, đủ khả năng là công cụ của Nhà nước điều tiết
nền kinh tế, đồng thời cũng vì các mục tiêu kinh doanh, tạo thu nhập tài chính cho
Nhà nước; đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế nhưng tư nhân
không đầu tư; đầu tư để khỏa lấp những “lỗ hổng” của nền kinh tế thị trường, bảo đảm
các cân đối lớn của nền kinh tế; hoặc vì các mục tiêu khác của chính sách công như:
phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tạo việc làm; thu hẹp khoảng cách
giàu nghèo giữa các vùng, miền; phát triển vùng biên giới, hải đảo, gắn chính sách
phát triển kinh tế - xã hội với an ninh, quốc phòng…

1.3 Vai trò của đầu tư công

Sau khi Luật Đầu tư công năm 2014 được ban hành, quy trình đầu tư công có
sự thay đổi cơ bản, từ kế hoạch hằng năm chuyển sang kế hoạch đầu tư công trung
hạn, với kế hoạch 5 năm. Từ đó đến nay, kế hoạch đầu tư công trung hạn đã góp phần
thực hiện mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, phát huy được vai trò của đầu tư công trong
lan tỏa, liên kết các vùng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều
kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Đầu tư công trung hạn cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
công; từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, qua đó nâng cao hiệu
quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước; thúc đẩy cơ cấu lại đầu tư và cơ cấu lại các ngành, vùng lãnh
thổ; cơ bản bảo đảm tương quan hợp lý giữa phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã
hội, giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phương, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn khác, chống thất thoát, lãng phí; bảo
đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công.

6
Đầu tư công đúng mực sẽ giúp tạo ra công việc mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp và
tăng thu nhập cho người lao động. Điều này giúp cải thiện mức sống và giảm độ bất
ổn trong xã hội. Đặc biệt, đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng có thể thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Nó cung cấp các điều kiện cơ bản để hỗ trợ hoạt động sản xuất,
vận chuyển hàng hóa và dịch vụ, đồng thời thu hút đầu tư tư nhân và thúc đẩy phát
triển kinh doanh. Ngoài ra, khi đầu tư công vào giáo dục, đào tạo và nghiên cứu có thể
nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng của lao động, từ đó tăng cường năng suất lao
động và khả năng cạnh tranh của quốc gia; khuyến khích sáng tạo, đổi mới công nghệ
và phát triển các ngành công nghiệp mới. Điều này có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

II. Đánh giá hoạt động đầu tư công tại Việt Nam

2.1 Khái quát hoạt động đầu tư công tại Việt Nam

Năm 2023, tình hình thế giới, trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp,
khó dự báo, đã ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh
đó, Chính phủ xác định vốn đầu tư công là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
cho nền kinh tế. Theo đó, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch vốn
đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tăng 23% so với năm 2022. Quốc hội đã ban hành
Nghị quyết số 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-
2025, Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn
2021-2025 với mục tiêu tổng quát “Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại đầu tư công và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giảm tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng số
vốn đầu tư toàn xã hội, phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư công, tăng cường thu hút
các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước; tạo chuyển biến rõ nét
trong đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm an
sinh xã hội; góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025” 4. Thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành quyết định về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn
ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó, Chính phủ trình Quốc hội

4 Nghị quyết số 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

7
ban hành và ban hành một số văn bản, chính sách tăng cường phân cấp, phân quyền,
nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tạo hành lang pháp lý thống nhất trong thực
hiện giải ngân vốn đầu tư công.

Những chính sách quan trọng đó đã góp phần thúc đẩy cơ cấu lại đầu tư công,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công và tạo ra tác động lan tỏa tới các ngành,
khu vực trong toàn nền kinh tế. Đầu tư công góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn. Giai đoạn 2016-2023, cơ cấu lại đầu tư công đã đạt được những kết quả
tích cực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tập trung hơn vào các ngành, lĩnh vực then
chốt, các công trình, dự án có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm hiệu quả giữa các vùng miền trong cả nước.

Hình 1: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2023

Trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trung bình
83,4% kế hoạch hàng năm, đóng góp vào tăng trưởng GDP bình quân 6,01%. Năm
2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 93,47% đóng góp vào việc duy trì tốc độ
tăng trưởng 2,56%. Đây được coi là kết quả đáng ghi nhận khi dịch bệnh COVID-19
tác động nặng nề. Việt Nam hiện là một trong số ít quốc gia duy trì được mức tăng
trưởng dương và xếp trong nhóm những nước tăng trưởng cao trên thế giới. Đặc biệt,
năm 2022 vốn giải ngân đạt 93,50% đóng góp vào mức tăng trưởng ấn tượng 8,02%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đạt 30,49%, qua đó tạo tác

8
động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế trong bối cảnh hậu dịch bệnh COVID-19,
ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

5
Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư của khu vực công có vị trí quan trọng
đối với nền kinh tế Việt Nam, khẳng định vai trò dẫn dắt của vốn đầu tư công, đóng
vai trò chống suy thoái, tạo điểm tựa cho đầu tư của các thành phần khác. Đầu tư của
khu vực này bao gồm các nguồn chủ đạo như: Nguồn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư
tín dụng nhà nước và từ các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào các dự án hạ tầng và
phát triển đô thị, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước bỏ vốn đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật

Đầu tư nhà nước đã phát huy vai trò trong những giai đoạn kinh tế khó khăn và
là động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh
tế, có tác động lan tỏa lớn, nhất là đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông, năng lượng,...

Cơ cấu đầu tư công đã có những chuyển biến tích cực. Khu vực này đã tăng
cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, xử lý bất hợp lý vùng miền; chú trọng đầu tư cho các ngành nghề có
lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế. Ngân sách nhà nước đã tập trung nhiều hơn cho
đầu tư phát triển con người, nâng cao trình độ của người lao động.

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công tại Việt Nam

Thời gian qua, công tác đầu tư công theo kế hoạch trung hạn đã được Quốc hội
và Chính phủ quyết liệt chỉ đạo triển khai, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Nhiều dự
án, công trình trọng điểm, quan trọng của đất nước được triển khai và hoàn thành,
mang lại hiệu quả tích cực. Đầu tư công ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt, thu
hút các nguồn lực đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tạo động lực tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để khẳng định vị trí, tầm quan trọng của đầu tư công trong
phát triển kinh tế - xã hội thì cần các cơ quan chức năng cần tiếp tục quan tâm hơn
nữa đến thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công với những giải pháp đồng bộ, hiệu quả.

5 Tạp chí Tài chính, Tác động lan tỏa của đầu tư công tới phát triển kinh tế - xã hội, ThS. Nguyễn Văn Tùng -
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

9
Cần thẳng thắn nhìn nhận rằng trên tổng thể công tác đầu tư công vẫn còn nhiều bất
cập, hạn chế, nhất là trong khâu tổ chức thực hiện từ xây dựng kế hoạch, xác định mục
tiêu đầu tư, đến công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ nguồn lực giải phóng mặt bằng,
triển khai thi công và giải ngân.

Trình tự, thủ tục trong đầu tư công cũng như các quy định của pháp luật về đất
đai, môi trường, đấu thầu, chi ngân sách còn nhiều vướng mắc làm chậm công tác giải
phóng mặt bằng, tiến độ thi công và giải ngân các dự án, công trình… Đây là những
điểm nghẽn rất lớn cần được tháo gỡ để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công,
phát huy hiệu quả đầu tư công.

Vấn đề giá cả nguyên nhiên vật liệu biến động mạnh cũng khiến cho nhiều nhà
đầu đề nghỉ điều chỉnh giá so với giá đã trúng thầu, dẫn tới sự chậm trễ trong phê
duyệt, ảnh hưởng tới tiến độ dự án. Cải thiện quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu hay
rút gọn quy trình đấu thầu để tránh tình trạng dự án kéo dài, đội vốn tốn kém thời
gian, tài chính khi triển khai.

Bên cạnh đó, thể chế, chính sách liên quan trực tiếp đến việc hình thành và
triển khai dự án đầu tư công còn bất cập, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Theo
quy định, từ khi hình thành dự án đến khi có thể giải ngân được vốn, tổ chức thực hiện
trải qua nhiều giai đoạn, với nhiều quy trình, trình tự, thủ tục chịu sự điều chỉnh của
nhiều luật như Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Ngân
sách Nhà nước, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Kiến
trúc… Mỗi giai đoạn có những vướng mắc khác nhau, trong khi đó việc thực hiện
phải được tuần tự theo quy định của pháp luật, tuân thủ thời gian, không được thực
hiện trước các hoạt động do đó dù có vướng mắc nhỏ thì cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn
bộ tiến độ tổng thể của dự án.

Tại chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về đầu tư công, ngân sách
nhà nước, tài chính quốc gia, nợ công. Ngoài yếu tố chi ngân sách, thủ tục, quy trình
thực hiện thì Đại biểu Lê Hữu Trí cũng cho rằng, kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư công
chưa nghiêm, chưa trở thành nề nếp, còn phụ thuộc vào tính quyết liệt của Chính phủ

10
và Thủ tướng Chính phủ6. Chính vì vậy, đối với công tác này cần tổng kết, đánh giá,
phân tích, xác định rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế không những diễn ra
trong năm 2023 mà kéo dài từ nhiều năm trước.

2.3 Thực trạng đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025

Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong việc hoàn thiện
các cơ chế, chủ trương chính sách đối với đầu tư công cũng như có những nỗ lực tái
cơ cấu đầu tư công theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường phân cấp đầu tư
và nâng cao hiệu quả thực hiện vốn đầu tư. Do đó, đầu tư công của Việt Nam đã có
nhiều chuyển biến tích cực cả về lượng và chất, đóng góp một phần quan trọng vào
phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, vào xây dựng và kiến thiết cơ sở hạ tầng
cho nền kinh tế nói riêng.

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, dự kiến đến hết ngày 31/1/2024 (hết thời hạn để
giải ngân vốn đầu tư năm 2023), ước tính cả nước giải ngân vốn đầu tư công được
662.588,2 tỷ đồng, đạt 82,47% kế hoạch và đạt 93,12% kế hoạch Thủ tướng Chính
phủ giao (711.559,8 tỷ đồng)7. Mặc dù tỷ lệ này chưa đạt theo đúng mục tiêu của
Chính phủ đặt ra là giải ngân đạt 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nhưng
theo đánh giá từ Bộ Tài chính, so với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ giải ngân có cao hơn
(cùng kỳ năm 2022 đạt 80,63% kế hoạch và đạt 92,97% kế hoạch Thủ tướng Chính
phủ giao). Cụ thể, tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao năm
2023 cao hơn 0,15% và cao hơn 123.311,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.

6 Đại biểu Lê Hữu Trí - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Khánh Hòa phát
biểu tại chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về đầu tư công, ngân sách nhà nước, tài chính quốc gia,
nợ công.
7 Bộ Tài chính, Đầu tư công năm 2024 sẽ tiếp tục là động lực kinh tế.

11
Quy mô đầu tư công liên tục tăng cao, cụ thể quy mô đầu tư công (giá hiện
hành) tăng liên tục từ vỏn vẹn 30,4 ngàn tỷ VND năm 1995 lên 53,6 ngàn tỷ đồng
năm 1997 rồi trên 100 ngàn tỷ đồng giai đoạn 2001-2007 trước khi vượt ngưỡng 200
ngàn tỷ đồng năm 2008 rồi vượt 500 ngàn tỷ đồng năm 2015. Vốn đầu tư công tăng
liên tục suốt giai đoạn 1995-2022 ngoại trừ giảm nhẹ năm 2021 do tác động của Covid
19 và thiết lập mức kỷ lục gần 825 ngàn tỷ đồng vào năm 2022. Tổng vốn đầu tư công
có thể còn tiếp tục tăng cao hơn nữa trong những năm 2023-2025 nhằm thúc đẩy phục
hồi tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh tổng cầu của nền kinh tế bị tác động bởi nhiều
yếu tố bất lợi cả từ trong và ngoài nước.

Hải Dương là một trong những địa phương “về đích” sớm khi mới đến đầu
tháng 1/2024 đã giải ngân được 6.730 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023, đạt 109,7%

12
so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong khi năm 2023, tổng kế hoạch vốn
đầu tư công của tỉnh là 7.742 tỷ đồng, tăng 1.937 tỷ đồng so với kế hoạch Thủ tướng
Chính phủ giao. Năm 2023 cũng là năm Hải Dương thực hiện khối lượng giải phóng
mặt bằng lớn với hàng nghìn ha, trong khi công tác giải phóng mặt bằng luôn là nút
thắt làm giảm tiến độ giải ngân vốn. Theo đó, các cấp lãnh đạo tỉnh đã thường xuyên
kiểm tra, đôn đốc công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở từng địa phương và có
giải pháp tháo gỡ kịp thời. Nhờ vậy mà chủ đầu tư sớm được bàn giao mặt bằng triển
khai dự án.

Đơn cử như dự án đầu tư xây dựng đường dẫn cầu Đồng Việt nối quốc lộ 37
(Chí Linh), kết thúc năm 2023 đã triển khai vượt kế hoạch đề ra. Điều đáng nói, dự án
này từng gặp nhiều khó khăn vì vướng mắc về giải phóng mặt bằng nhưng khi nút thắt
được tháo gỡ, công trình nhanh chóng được triển khai.

Bên cạnh đó, nhiều đoạn của cao tốc Bắc-Nam đã được khởi công và đã hoàn
thành đầu tư xây dựng 880 km đường bộ cao tốc, mạng lưới quốc lộ đạt trên 24 nghìn
km; Nâng cao an toàn, cải thiện chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian chạy tàu đối
với ngành Đường sắt; nâng cao năng lực kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Vận tải
biển đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế với khả năng đảm nhận khoảng 80% -
90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước8. Ngành hàng không đã có
những bước phát triển đột phá về cả quy mô và chất lượng dịch vụ, tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt 16% - 18%/năm. Hệ thống giao thông địa phương được quan tâm đầu
tư, quản lý.

Có thể thấy, vốn đầu tư công năm 2023 đã được tiếp tục bố trí trọng tâm, trọng
điểm, tập trung hơn vào các ngành, lĩnh vực then chốt, cơ cấu đầu tư công dịch
chuyển mạnh sang các ngành gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế như phát triển hạ
tầng giao thông, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế và trợ giúp xã hội, khắc
phục thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiến độ các công trình, dự án chiến
lược, trọng điểm quốc gia được đẩy mạnh. Nhiều dự án trong Chương trình phục hồi

8 VnEconomy, Ánh Tuyết, Cần 500.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng đường thủy, hàng hải, Bộ Giao thông vận tải
tìm cách huy động vốn tư nhân.

13
và phát triển kinh tế - xã hội đã cơ bản hoàn thiện thủ tục, đang được tập trung triển
khai thực hiện. Nhiều dự án cao tốc đã được khởi công, khánh thành trong năm 2023.

Đơn cử như cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 có tổng mức đầu tư hơn 12.100 tỷ
đồng cũng chính thức được thông xe vào ngày 30/4/2023 sau hơn 2 năm khởi công.
Cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 có chiều dài toàn tuyến hơn 63km (điểm đầu ở xã Mai
Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và điểm cuối giao quốc lộ 45 tại xã Tân Phúc,
huyện Nông Cống, Thanh Hóa), cùng với việc thiết kế 4 làn xe đã giúp rút ngắn thời
gian từ Hà Nội về Thanh Hóa còn 2 giờ thay vì 3 giờ như trước đây…

Sau hơn 3 năm thi công, cầu Mỹ Thuận 2 được khánh thành và chính thức
thông xe vào tháng 12/2023. Với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, cầu được kết nối
đồng bộ với cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận và cao tốc Mỹ
Thuận - Cần Thơ đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa, tạo liên kết đồng bộ để
phát huy hiệu quả các dự án đang được triển khai đầu tư xây dựng của vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Đồng thời, cầu Mỹ Thuận 2 còn giúp giảm áp lực kẹt xe, ùn tắc
giao thông trên quốc lộ 1, cầu Mỹ Thuận 1.

Đây là một số công trình giao thông trọng điểm được khánh thành đưa vào sử
dụng trong năm 2023, đã tạo nên những “huyết mạch” giao thương giúp cho nền kinh
tế của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng bứt phá. Ngoài ra, còn có
nhiều dự án về phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường an sinh
xã hội… đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả của đầu tư công.

Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong việc hoàn thiện các cơ chế, chủ trương
chính sách đối với đầu tư công và có nhiều nỗ lực trong tái cơ cấu đầu tư công theo
hướng nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường phân cấp đầu tư và nâng cao hiệu quả
thực hiện vốn đầu tư. Do đó, đầu tư công của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích
cực cả về lượng và chất, góp phần làm thay đổi và phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao
chất lượng đời sống của người dân, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

14
III. Hiệu quả của đầu tư công ở các quốc gia phát triển trong khu vực Châu Á

Đầu tư công là một chính sách lớn, một công cụ phát triển và điều tiết nền
kinh tế của các nhà nước ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia tuỳ
thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà sử dụng đầu tư công một cách phù
hợp, nếu đúng hướng sẽ thành công để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
Đối với các nước đang phát triển, thực hiện công nghiệp hoá thì đầu tư công thường
đóng vai trò rất quan trọng, là động lực phát triển, tỷ trọng đầu tư công thường rất
cao trong tổng đầu tư toàn xã hội vì nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng luôn cao trong
tổng đầu tư xã hội. Nhiều nước coi trọng đầu tư công, sử dụng đầu tư công như là
một công cụ, một “đầu kéo” tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, thúc đẩy tăng
trưởng nhanh và là công cụ chính yếu điều hành kinh tế vĩ mô.

3.1 Trung Quốc

Chi tiêu công của Chính phủ Trung Quốc hiện nay thực hiện theo Luật NSNN,
Luật Mua sắm của Chính phủ, Luật Quy hoạch phát triển, Luật về Kế hoạch và Dự
toán. Theo các quy định pháp luật của Trung Quốc thì mọi hoạt động đầu tư vào lĩnh
vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội đều phải tuân thủ các quy hoạch đã
được ban hành theo quy định của pháp luật. Việc lập dự toán NSNN ở Trung Quốc do
Bộ Tài chính tổng hợp chung và phần chi thường xuyên, phần chi đầu tư phát triển
do Ủy ban Phát triển và Cải cách Trung Quốc tổng hợp. Cơ quan thẩm kế nhà nước
trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc (tương tự như cơ quan Kiểm toán Nhà nước ở
Việt Nam) có trách nhiệm báo cáo Quốc hội hàng năm về việc giám sát hoạt động
đầu tư công.
Trung Quốc có Luật Đấu thầu tương tự như Luật Đấu thầu của Việt Nam
nhưng rộng hơn, điều chỉnh cả việc chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển.
Trung Quốc không có Luật Đầu tư công, tuy nhiên hoạt động đầu tư công ở Trung
Quốc được thực hiện theo kế hoạch, được đánh giá là bảo đảm tính khả thi và hiệu
quả vì dòng vốn luân chuyển nhanh, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế ở từng
địa phương.

15
Hiện trạng cơ cấu đầu tư công của Trung Quốc cho thấy, nước này có quan
điểm thực hiện chính sách đầu tư công như sau:
- Đầu tư công phải duy trì quy mô hợp lý: Xét theo xu hướng phát triển của các
nước trên thế giới, việc duy trì một tỷ trọng đáng kể chi đầu tư xây dựng kinh tế
trong tài chính của Chính phủ là rất cần thiết. Hiện nay, thị trường vốn của Trung
Quốc có trình độ phát triển thấp, khả năng tài trợ dựa trên thị trường còn hạn chế và
đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng như năng lượng và giao thông rõ ràng là không
đủ, điều này làm gia tăng những hạn chế và mất cân đối cơ cấu trong phát triển kinh
tế. Đồng thời, nền kinh tế quốc doanh của Trung Quốc luôn chiếm vị trí thống trị
trong tổng thể kinh tế vĩ mô và Chính phủ có nhiều trách nhiệm hơn trong việc điều
tiết kinh tế. Điều này xác định rằng, nền tài chính của Trung Quốc phải chịu nhiều
trách nhiệm chi tiêu hơn trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Đánh giá từ hiện tại và một thời gian dài trong tương lai của Trung Quốc, Chính phủ
cũng chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ chiến lược như xây dựng cơ sở hạ tầng, tái cơ
cấu và tối ưu hóa nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế phối hợp giữa các khu
vực và thúc đẩy quá trình hiện đại hóa. Do đó, trong dưới tiền đề xác định hợp lý
phạm vi đầu tư công và điều chỉnh, tối ưu hóa cơ cấu chi đầu tư công, đầu tư công
của Chính phủ cần tiếp tục duy trì ở quy mô đáng kể. Qua mô tả thống kê về tổng vốn
đầu tư công, có thể thấy quy mô đầu tư công của Trung Quốc đang có xu hướng tăng
dần, bất kể là về mức độ hay tốc độ.
- Thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả đầu tư công: Khởi
động nguồn vốn tư nhân tham gia vào lĩnh vực đầu tư công. Hiện nay, nguồn vốn cho
các dự án đầu tư công và xây dựng ở Trung Quốc chủ yếu là trích lập trong ngân sách
tài khóa, vốn tự huy động từ các doanh nghiệp nhà nước và vốn vay ngân hàng
thương mại. Các kênh tài trợ khác tương đối đơn giản, chủ yếu từ phát hành trái
phiếu nhà nước và thông qua hình thức hợp tác cổ phần… chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển của đầu tư công quốc gia. Thông qua phương pháp nghiên cứu được
sử dụng để ước tính hệ số đầu tư công ở Trung Quốc từ những năm 1990. Kết quả
cho thấy, mặc dù hệ số đầu tư công là âm, song nó không có ý nghĩa thống kê. Điều

16
này khẳng định đầu tư công không lấn át đầu tư của khu vực tư nhân. Tác động lấn át
của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân là không đáng kể, nhưng vốn công làm tăng
tỷ suất sinh lợi của khu vực tư nhân, tức là việc mở rộng đầu tư công của Chính phủ,
thể hiện chính sách tài khóa chủ động, đã mang lại “hiệu ứng thu hút” cho đầu tư tư
nhân.

3.2 Hàn Quốc

Đầu tư công đóng vai trò quan trọng với tăng trưởng và phát triển kinh tế bền
vững ở Hàn Quốc. Những nỗ lực thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
công đã giúp Hàn Quốc không chỉ vượt qua khủng hoảng mà còn đưa đất nước phát
triển, phát huy vai trò to lớn của đầu tư công đối với kinh tế - xã hội đất nước. Giống
như nhiều quốc gia châu Á khác, đầu tư công của Hàn Quốc cũng tập trung vào cơ sở
hạ tầng nhằm tạo đòn bẩy cho kinh tế phát triển. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã công
bố các biện pháp mới để duy trì cơ sở hạ tầng an toàn, bền vững, theo đó, ngân sách
chi tiêu cho cơ sở hạ tầng xã hội sẽ trung bình 8 nghìn tỷ KRW/năm trong giai đoạn
từ năm 2020 đến năm 2023. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng phân bổ 490,8 tỷ KRW để
thay thế các đường ống dẫn khí và dầu từ năm 2019 đến năm 2023 - nhiều hơn gấp
bốn lần ngân sách của giai đoạn năm trước.
Thực tiễn cho thấy, cuộc khủng hoảng năm 1997 làm bộc lộ những hạn chế
yếu kém trong quản lý đầu tư công ở Hàn Quốc vào giai đoạn trước đó. Hàng loạt
nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả đầu tư công ở nước này như: Các
nhóm lợi ích các bộ chủ quản, chính quyền địa phương, các nhóm có đặc quyền thực
hiện nghiên cứu khả thi cho các dự án đầu tư công; Các nghiên cứu khả thi, các thông
tin dự án, thẩm định, phê duyệt cũng như giám sát dự án đầu tư công không có được
tính minh bạch, rõ ràng...
Trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc thành lập Nhóm đặc trách liên Bộ để
xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm giải quyết những vấn đề trong đầu tư công và
quản lý đầu tư công để nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của đầu tư công. Chính
phủ Hàn Quốc nỗ lực nâng cao hiệu quả đầu tư công bằng cách thông qua thực hiện

17
một hệ thống quản lý đầu tư công thống nhất bao gồm quy trình đánh giá trước khi
thực hiện, trong khi thực hiện và sau khi thực hiện dự án. Việc hình thành bộ phận
chuyên trách để đánh giá các dự án đầu tư công ở nhiều giai đoạn và các hệ thống
đánh giá chéo giúp kiểm soát chặt chẽ hơn hiệu quả đầu tư công. Bên cạnh đó, Hàn
Quốc cũng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, các quy định chặt chẽ về quản lý
đầu tư công đảm bảo tính công khai, minh bạch của các dự án đầu tư công.

3.3 Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản xác định, đầu tư công là rất cần thiết trong việc tạo động
lực cho nền kinh tế. Theo số liệu mới nhất của Statista, chỉ riêng năm tài chính 2019,
đầu tư công của Nhật Bản vào các tuyến đường công cộng để xây dựng và bảo trì lên
tới khoảng 6,73 nghìn tỷ Yên (tăng từ 6,14 nghìn tỷ Yên trong năm tài chính trước
đó). Theo Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch, chỉ riêng chi tiêu ngân
sách hàng năm cho cơ sở hạ tầng công cộng sẽ tăng khoảng 40% cho đến khoảng
năm tài chính 2044 so với năm 2018 để duy tu bảo dưỡng chống lại sự xuống cấp của
cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, khi đạt được nhiều chuyển biến về kinh tế thì vai trò của đầu tư
công cũng cần được điều chỉnh, từ trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuất sang
tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi. Khi ở mức thu nhập tốt hơn, hoạt động
đầu tư công cũng cần hướng nhiều hơn vào các ngành hạ tầng xã hội như giao thông,
giáo dục, y tế... bởi đầu tư vào hạ tầng xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống và vốn con người. Do vậy, xét theo ngành/lĩnh vực, đầu tư công ở Nhật Bản tập
trung chủ yếu vào lĩnh vực hạ tầng xã hội (chiếm từ 40 - 50% tổng mức đầu tư công),
tiếp đến là ngành công nghiệp, đầu tư công chiếm khoảng 20%; ngành nông - lâm -
ngư nghiệp và bảo tồn đất đai chiếm khoảng 10%.
Về thẩm định hiệu quả đầu tư công, từ năm 1998, Nhật Bản cũng đã chuẩn
hóa và công khai hóa quy trình và phương pháp thẩm định, với việc ban hành
“Hướng dẫn thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền của Bộ
Xây dựng” và “Hướng dẫn chi tiết việc thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư công

18
trong lĩnh vực đường bộ và đường nội đô”. Theo đó, phương pháp thẩm định dự án
đầu tư công cũng được ban hành thống nhất. Điều này giúp bảo đảm lựa chọn được
các dự án tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công hạn chế và các dự án
hạ tầng thường có quy mô lớn. Đến nay, các quy trình và phương pháp thẩm định
này vẫn được áp dụng.

IV. Sự cần thiết của đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025

Về mục tiêu tổng quát, theo Nghị quyết số 29/2021/QH15, tiếp tục thực hiện cơ
cấu lại đầu tư công và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giảm tỷ trọng vốn
đầu tư công trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư
công, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước;
tạo chuyển biến rõ nét trong đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng, thúc đẩy tăng
trưởng và bảo đảm an sinh xã hội; góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Đầu tư công vừa là nguồn lực, vừa là động lực tạo ra các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, việc làm, tăng cường an sinh xã hội, đồng thời tạo ra tạo động lực mới,
không gian phát triển mới, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tăng cường kết nối địa
phương, kết nối vùng; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, tăng
năng lực sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững…
Với vai trò đó, trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, Chính phủ chủ trương đẩy
mạnh giải ngân đầu tư công như là một giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn
định xã hội.

Về định hướng, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiện đại, sớm hoàn
thành đưa các công trình đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả thực tế. Tập trung đầu tư
cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng
điểm, có sức lan tỏa cao, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo phương thức đối
tác công tư. Khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài; giảm tối đa số
lượng các dự án khởi công mới.

19
Đầu tư công phải bám sát và phục vụ cho việc thực hiện tốt các mục tiêu, định
hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa
phương, quy hoạch quốc gia, vùng, ngành, tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt huy động các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước, đẩy
mạnh hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng chiến lược.

Bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, miền, lĩnh vực, trong đó
ưu tiên vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các vùng động lực, miền núi,
biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi
dịch bệnh, thiên tai, bão lũ và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội giao và trên
cơ sở tình hình thực tế trong triển khai thực hiện đầu tư công những tháng đầu năm
2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư công
đã báo cáo Chính phủ các kịch bản về tăng trưởng GDP cả năm 2023. Theo đó, để đạt
mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội đề ra, đòi
hỏi sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn của toàn hệ thống chính trị, người dân và doanh
nghiệp, phát huy hiệu quả mọi chính sách, nguồn lực, tận dụng tối đa các cơ hội.

Với việc thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư năm 2024 hứa hẹn dòng vốn đầu
tư công tiếp tục được đưa vào nền kinh tế nhanh, kịp thời, giúp dự án thực hiện đúng
tiến độ, đảm bảo chất lượng. Đầu tư công sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng cho tăng
trưởng kinh tế, tác động lan tỏa tới các ngành, nghề kinh tế, góp phần tạo ra hệ thống
kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại để tăng năng lực của nền kinh tế, thu hút đầu tư cho
phát triển bền vững.

20
Danh mục tài liệu tham khảo

1. Khoản 15 Điều 4 Luật Đầu tư Công số 39/2019/QH14.


2. Điều 1 Luật Đầu tư Công số 39/2019/QH14.
3. Khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư Công số 39/2019/QH14.
4. Nghị quyết số 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025.
5. Bộ Tài chính, Đầu tư công năm 2024 sẽ tiếp tục là động lực kinh tế, 2024.
6. Ánh Tuyết, Cần 500.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng đường thủy, hàng hải, Bộ
Giao thông vận tải tìm cách huy động vốn tư nhân, Tạp chí điện tử VnEconomy,
2023.
7. Thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng, Tác động lan tỏa của đầu tư công tới phát triển kinh
tế - xã hội, Tạp chí Tài chính, 2023.
8. Trang Nguyễn, Phát huy vai trò đầu tư công trong nền kinh tế, Tạp chí Con số
và Sự kiện, 2023.
9. Trần Văn Hưu, Tác động của đầu tư công đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 19, tháng
7/2023.

21
10. NCS Nguyễn Thị Thùy Liên, Tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân, hiệu
quả doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế -
Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, 2023.
11. My Linh Thi Nguyen, Ngoc Toan Bui, Government expenditure and economic
growth: does the role of corruption control matter?, National Center for
Biotechnology Information, 2022

22

You might also like