Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

Luật Thương Mại Việt Nam

- Khái niệm chung về luật thương mại( thương mại, hoạt động
thương mại)
- Pháp luật về chủ thể kinh doanh( Doanh nghiệp, hộ kinh
doanh)
- Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại:
+ Pháp luật về HĐTM chung
+ Pháp luật về các HĐTM cụ thể : hàng hóa, dịch vụ thương
mại,..
+ Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương
mại
- Giải quyết tranh chấp từng mức độ : thương lượng, hòa giải,tòa
án. Trong thương mại có thêm giải quyết các trọng tài thương
mại – Ra phán quyết bắt buộc
Bài 1: Khái quát chung về luật thương mại
1. Khái niệm luật thương mại:
- Luật thương mại là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các hoạt động thương mại giữa thương nhân với thương nhân
hoặc giữa thương nhân với người có liên quan
- Hoạt động thương mại:
=> Là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận bao gồm:
+ Mua bán hàng hóa
+ Cung ứng dịch vụ
+ Đầu tư
+ Xúc tiến thương mại
+ Các hoạt động nhằm mục đích sinh lời
 Thương nhân phải là:
+ Một tổ chức kinh tế hoặc cá nhân
+ Hoạt động thương mại độc lập- kinh doanh do chình mình không
cho người khác , thường xuyên – thu nhập cho chủ thể , có đăng ký
kinh doanh
=>Phải có đầy đủ 3 điêu kiện này thiếu không được
 Phân loại thương nhân:

Chi Nhánh
Thương nhân
nước ngoài
Dự vào quốc tịch Văn phòng đại
của thương nhân diện
Thương nhân
Việt Nam

Thương nhân là cá
nhân
Dựa vào tính chất chủ
thể của thương nhân
- Doanh nghiệp
Thương nhân là tổ
- Hợp tác xã
chức
- Tổ hợp tác
(?) Câu hỏi : Chủ thể nào sau đây là thương nhân?
1. Công ty cổ phần ABC => Chủ thể này là thương nhân căn cứ
theo điều 6 của bộ luật Thương Mại năm 2005.
2. Bà X bán xôi ở vỉa hè cổng trường ĐH Ngoại thương
=> Không phải là thương nhân. Vì căn cứ theo điều 6 của BL
thương mại 2005 thì có các điều kiện cần phải đáp ứng
3. Sinh viên Y nhân dịp 20/10 bán hoa online kiểm lời 5 triệu
4. Chi nhánh của công ty TNHH C
=> Không phải là thương nhân chi nhánh công ty TNHH C
không độc lập, không thu lợi nhuận cho chính mình mà thu lợi
nhuận cho công ty con.
5. Trường Học viện Ngoại Giao
6. Ông Trump là người Mỹ sang Việt Nam đầu tư vốn thành lập
Công Ty TNHH một thành viên Việt Mỹ do ông làm chủ sở hữu
 Công ty CNHH Việt Mỹ là thương nhân VN hay thương
nhân nước ngoài?
=> Căn cứ theo khoản 4 điều 16 thì là thương nhân VN
2. Phạm vi điều chỉnh
 Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
 Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãng thổ Việt Nam
+ Các bên thỏa thuận chọn áp dụng luật thương mại VN
+ Luật nước ngoài, ĐƯQT mà VN là thành viên quyết
định áp dụng Luật TMVN=> khi có xung đột
 Hoạt động thương mại không nhằm mục đích lợi nhuận
của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện ở
VN nếu bên không nhằm mục tiêu phải lựa chọn áp dụng
LTMVN( Đ1)  Ưu tiên cho bên không nhằm mục tiêu
lợi nhuận quyết định
 Trong thực tế các doanh nghiệp đều căn cứ BLDS 2015=>
hoạt động có tính dân sự => tôn trọng tự do thỏa thuận =>
nếu sử dụng luật thương mại thì có 1 số điều kiện có thể
gây bất lợi
3. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại
 Tự do thực hiện hoạt động thương mại => tự do quyết định
pháp luật
 Bình đẳng trước pháp luật
 Áp dụng thói quen trong TM => thói quen? Lặp đi lặp lại
=> Im lặng là đồng ý
 Áp dụng tập quán TM => Thói quen hình thành trong
thương mại
 Thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu => trong
phạm vi công nghệ số
 Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
4. Nguyên tắc áp dụng luật đối với hoạt động thương mại
 Ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành nếu luật chuyên ngành
có quy định
 Nếu luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng Luật
thương mại
 Nếu Luật Thương mại không quy định thì áp dụng Bộ luật
dân sự
 Áp dụng luật ra đời sau
5. Nguồn điều chỉnh
 Hiến pháp
 Văn bản Pháp luật
 Văn bản dưới luật
 Hoạt động thương mại ĐUQT
 Án lệ
Bài 2:CHƯƠNG II: Bản chất pháp lý của các loại
hình doanh nghiệp
1. Bản chất pháp lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
1.1.1. Khái niệm
 Loại hình doanh nghiệp sở hữu
 Thành viên liên kết:
Góp vốn

Hưởng lợi Chịu lỗ


 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên à loại hình
doanh nghiệp có từ 2-50 thành viên, các thành viên
cùng nhau góp vốn và chịu trách nhiệm trong phạm vi
số vốn đã góp vào công ty
2. Đặc điểm
2.1. Về thành viên:
- Số lượng 2-50 thành viên
=> Đủ 50 tv mà muốn có thêm tv nữa thì => chuyển loại hình
kinh doanh nghiệp => công ty cổ phần
=> TNHH có thể chuyển sang cổ phần – không giới hạn thành
viên
- Đối tượng: cá nhân, tổ chức ( không thuộc các trường hợp
cấm tại Đ17 Luật DN 2020)
- Chế độ trách nhiệm: Trách nhiệm hữu hạn trong phạm vid số
vốn đã góp vào công ty

Vấn đề dự theo vốn góp - 2


Công ty đối vốn
thành viên

Công ty hữu hạn 2 thành


viên
Vấn đề nhân thân con người
được đê cao, hạn chế tối đa
Công ty đối nhân
bên ngoài => quen biết tin
Bản chất
đối vốn
Công ty
TNHH lưỡng
tính
Nhưng có
chút đối
nhân
 Th thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn như đã cam
kết?
- Hữa hạn : là loại hình trách nhiệm tài sản được giới hạn bởi phạm vi
vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh =>A đầu tư 5 tỷ => khi phá sản
thì chỉ có phá sản 5 tỷ => TNHH 1 thành viên
- Vô hạn: là loại trách nhiệm tài sản không được giới hạn bởi phạm vi
vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh =>B đầu tư 5 tỷ => khi B phá
sản mất thì mất 5 tỷ , phải dùng tài sản trả nợ, nếu trong trường hợp
không đủ tiền giả thì trong tương lai B cũng phải dùng tài sản của
mình để trả hết nợ => hưởng danh tư nhân
(?) Những khẳng định sau ĐÚNG HAY SAI ? Tại sao
 Cơ quan nhà nước không được thành lập doang nghiệp Việt
Nam
=> Sai . Căn cứ theo điểm a khỏa 2 điều 17 thì chỉ cấm trường
hợp sử dụng tài sản . Mà không cấm thì được phép làm.
 Công an không được trở thành thành viên công ty TNHH 2
thành viên trở lên
=> Sai vì khoản 3 điều 17
 Giarng viên cơ hữu của Học viện hành chính không được làm
giám đốc doanh nghiệp
=> Đúng. Điểm b khoản 2 điều 17 có quy định
 Anh A 17t có thể làm chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ
phần nếu có đủ năng lực quản lý
=> Sai. Căn cứ theo điểm đ khoản 2 điều 17 có quy định người
chưa thành niên,..
 Trường hợp thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn như đã
cam kết?
 Ví dụ : A,B,C cùng nhau góp vốn thành lập công ty TNHH X, với
tổng vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. Trong đó:
- A cam kết góp 5 tỷ
- B cam kết góp 3 tỷ
- C cam kết góp 2 tỷ
 Vào thời điểm thành lập công ty, B và C đã góp đủ số vốn còn A
mới chỉ góp trước 4 tỷ
 Vậy trách nhiệm của A là 4 tỷ đa góp hay là 5 tỷ như đã cam kết ?
LDN 2020, khoản 3 điều 47 : Thành viên chưa góp/ chưa góp vốn
như đa cam kết Công ty điều chỉnh mức VĐL xuống = vốn thực
góp của các thành viên ( Công ty X : 9 tỷ)
+ Trách nhiệm của A :
 Đối với những nghĩa vụ tài chính phát sinh trước khi công ty X
thay đôi VĐL : 5 tỷ vốn cam kết góp ban đầu
 Sau khi công ty X thay đổi VĐL : 4 tỷ vốn đã góp
2.2 Về vốn
- Vốn điều lệ là tổng số vốn các thành viên cam két góp vào
- Vốn pháp định :vốn ban đầu khi kinh doanh ngàng nghề cụ thể
luật quyết định vốn tối thiểu : VD: bảo hiểm, ngân hàng
- Sau 90 ngày không góp đủ vốn thì công ty phải điề chỉnh vốn
bằng số vốn đang có thực tế
- Tài sản góp vốn :
 Đồng VN, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử
dụng đất
 Gía trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật , tài
sản khác có thể định giá được bằng đồng Vn – điều 34

chiếm hữu

quyền sở
sử dụng
hữu

định đoạn

- Hàng hóa là tài sản nhưng tài sản chưa chắc là hàng hóa : VD: Đất
=> quyền sử dụng đất => tài sản
- Quyền sở hữu=> đều là tài sản góp vốn
- Các đồ vật trong game có được sử dụng làm tài sản góp vốn không /
không thể làm tài sản góp vốn => tài sản khác có thể là tiền
- VD: ngôi nhà => nhờ định giá – 1 là định giá ở doanh nghiệp hai là
nhờ định giá => không được định giá cao hơn thực tế=> định giá
xong => chuyển quyền sở hữu cho công ty => ngồi nhà thuộc quyền
sở hữu của công ty
- Thực hiện góp vốn : điều 47 LDN 2020
 Thành viên có thể góp một hoặc nhiều lần
 Thành viên phải góp phần vốn góp đã cam kết trong thời hạn 90
ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp
 Thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn trong thời hạn quy
định 90 ngày :
 Chưa góp  Đương nhiên không còn là thành viên công
ty
 Chưa góp đủ  Quyền lợi tương ứng vớ phần vốn đã góp
 Phần vốn chưa góp của các thành viên được chào bán
theo quyết định của hội đồng thành viên
- LƯU Ý : Có ba trường hợp :
1. Khoản 4 điều 51 LDN : Trường hợp công ty không mua lại
phần vốn góp của thành viên theo quy định thành viên đó có
quyền tự do chuyển nhượng
 TNHH 2 thành viên thì phải chuyển nhượng cho thành viên
còn lại trước , nếu các thành viên còn lại không mua thì sẽ được
chuyển nhượng cho người khác không phải thành viên của công
ty trong vòng 30 ngày , nếu thành viên trong công ty không
muốn người ngoài mua thì phải mua hết số vốn của người có ý
định bán số vốn đó
2. Khoản 6 điều 53 : thành viên dùng vốn góp để tặng cho
 Khi A tặng cho E có mối quan hệ là vợ or chồng với A thì
không cần sự đồng ý của các thành viên trong công ty, còn nếu
A với E là mối quan hệ khác thì phải có sự đồng ý của các thành
viên trong công ty
 THĐB:
 Thành viên cá nhân chết( 5 năm ) : VD nếu A chết, C là
còn A thì đương nhiên C sẽ là thành viên của công ty
không cần có sự đồng ý của thành viên
 Thành viên là cá nhân mất tích ( 3 năm )
3. Khoản 7 điều 53: Thành viên vốn góp để trả nợ
- Thay đổi vốn điều lệ :
Tăng vốn góp của
thành viên
Tăng VĐL
Tiếp nhận vốn
góp của thành
viên mới

Hoàn trả một


phần vốn góp
của TV
Công ty mua lại
Giam VĐL vốn góp của
thành viên

VĐL không được


các TV góp đủ

- Huy động vốn: Công ty không được phát hành cổ phần, trừ trường
hợp để chuyển thành CTCP, công ty được phát hành trái phiếu.
2.3 Về tư cách pháp lý
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
 Một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khi nào?
- Khi doanh nghiệp có đáp ứng 4 điều kiện theo quy định của Bộ luật
dân sự 2015 về pháp nhân:
 Được thành lập hợp pháp
 Có cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật
 Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác với tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình
 Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
 Lưu ý : Doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân , chỉ có
công ty cổ phần và TNHH mới có pháp nhân
2.3.1 Cơ cấu tổ chức

HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN

GIÁM ĐỐC( TỔNG


GIÁM ĐỐC)
2.3.1.1 Hội đồng thành viên
- Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất
cả các thành viên
- Quyền và nghĩa vụ( Khoản 2 điều 55 LDN 2020)
- Họp HĐTV:
+ Định mức: ít nhất mỗi năm một lần
+ Thẩm quyền triệu tập :
Chủ tịch HĐTV

Theo yêu cầu


Thành viên/ nhóm
TV sở hữu lớn hơn
hoặc bằng 10% VĐL

- Lưu ý : TH công ty có một thành viên sở hữu > 90% VĐL


 Nhóm thành viên còn lại có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp

Lần 1 : số TV sự họp sở
hữu lớn hơn hoặc bằng
65% VĐL

Lần 2 : số TV dự họp sở
hữu lớn hơn hoặc bằng
Điều kiện hợp lệ
50% VĐL ( trong 15
ngày)

Lần 3: Không phụ thuộc


vào số TV dự họp
( trong 10 ngày)

- Thông qua Nghị quyết tại cuộc họp :


+ Phương thức: lấy ý kiến bằng văn bản, biểu quyết
+ Điều kiện thông qua :
Bán TS có giá trị
lớn hơn hoặc bằng
50%TS công ty

Sửa đổi, bổ sung


Vấn đề quan trọng
điều lệ công ty

Tổ chức lại, giải thể


công ty

 Có số phiếu địa diện lớn hơn hoặc bằng 75% tổng vốn góp các
thành viên sự họp tán thành
 Vấn đề khác :  Có số phiếu đại diện lớn hơn hoặc bằng 65%
tổng vốn góp các thành viên dự họp tán thành
 Bài tập:
A,B,C,D cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X . A góp 4 tỷ, B
góp 3 tỷ, C là 2 tỷ, D góp 1 tỷ, A là chủ tịch HĐTV, cuộc họp HĐTV
được A triệu tập do D yêu cầu, cuộc họp vẫn diễn ra vắng mặt B ,
cuộc họp bàn về vấn đề giải thể công ty , trong cuộc họp thì chỉ có A
và C đồng ý, còn D không đồng ý.
 Cuộc họp HĐTV có hợp lệ hay không? Giari thích?
- Cuộc họp này có hợp lệ điều 56 LDN 2020
- Căn cứ điều 49 của LDN 2020 thì có 2 điều kiện để cuộc họp hợp
lệ:
+ Thành viên nắm giữ trên hoặc bằng 10 % vốn điều lệ ở đây là D
+ Có A là chủ tịch HĐTV triệu tập
- Căn cứ điều 58 của LDN 2020 thì số lượng thành viên số TV sự
họp sở hữu lớn hơn hoặc bằng 65% VĐL ở đây có A, C,D chiếm 70%
 Căn cứ vào 3 điều trên  cuộc họp hợp lệ
 Quyết định giải thể công ty có thông qua được không, vì sao?
- Quyết định giải thể công ty được thông qua
- Căn cứ theo điểm b khoản 3 điều 59 của LDN 2020 thì Được các
thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành
viên dự họp
- Ở đây số thành viên dự họp là A,C,D VÀ D không thông qua  số
vốn của thành viên có mặt là 7 tỉ.
 A: ( 4÷7).100% = 57%
 C : ( 2÷7).100% =28%
 D : 100-28-57= 15%
 Vậy A,C đồng ý đã sở hữ 85% tổng số vốn góp của tất cả các
thành viên  quyết định giải thể của công ty được thông qua
2.3.1.2 Gíam đốc
- Là người điều hành hoạt động kinh doang của công ty
- Quyền và nghĩa vụ ( K2 điều 63 LDN 2020)
- Tiêu chuẩn:
+ Đủ năng lực hành vi dân sự, không bị cấm quản lý DN
+ Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của
công ty
- Hội đồng, giao dịch phải được HĐTV chấp thuận( điều 67 LDN
2020)
1. Thành viên người địa diện
theo ủy quyền của thành viên ,
giám đốc( TGĐ) người đại diện
theo pháp luật cuat công ty

Người có liên quan(1)


Công ty

3Người quản lý công ty mẹ ,


người có ghẩm quyền bổ
Người có liên quan (3)
nhiệm người quản lý công ty
mẹ

- Trình tự thủ tục thông qua hợp đồng, giao dịch:


 Người nhân danh công ty ký kết phải thông báo cho các thành
viên HĐTV , kiểm soát viên, kèm theo sự thảo hợp đồng, giao
dịch
 Th điều lệ công tu không có quy tắc khác, HĐTV phải được
triệu tập họp để quyết định chấp thuận hợp đồng trong thời hạn
15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo
 Thành viên HĐTV có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch
không được tính vào việc biểu quyết
 TH ông A,B,C,D vợ A là E- vợ A muốn ký kết hợp đồng với
công ty A thì khi họp thành viên thì ai sẽ là người không được
biểu quyết là A – giám đốc thì chỉ có B,C,D biểu quyết
 (?) Bài tập : Hợp đồng, giao dịch buộc phải có sự chấp thuận
của HĐTV: (Điều 67 LDN 2020)
Bài tâp:Tâm, Minh, Đức, Lan, Hà cùng nhau thành lập công ty
TNHH Sao Mai với số vốn điều lệ là 03 tỷ đồng. Trong đó:
Tâm góp 1 tỷ, Đức góp 200 triệu, Lan góp 600 triệu, Minh góp
700 triệu, Hà góp 500 triệu. Mọi người nhất trí bầu Tâm làm
Chủ tịch HĐTV và là đại diện theo PL của công ty, Minh làm
Giám đốc công ty. 01 năm sau khi thành lập công ty, Xuân – 1
người em ruột của Tâm có nhu cầu ký kết hợp đồng với công
ty Sao Mai. Với tư cách là Giám đốc, Minh gửi thông báo đến
các thành viên và Kiểm soát viên để báo cáo. Sau 1 tuần, Tâm
đã triệu tập Họp HĐTV để thông qua hợp đồng giữa Xuân và
công ty Sao Mai. Cuộc họp diễn ra có sự có mặt của cả 5 thành
viên. Trong cuộc họp, Minh và Đức không đồng ý nên không
biểu quyết tán thành, tuy nhiên, vì các thành viên còn lại chấp
thuận nên Hợp đồng vẫn được ký kết và thực hiện. Do Minh
không đồng ý biểu quyết nên Tâm và Minh nảy sinh mâu
thuẫn. Với tư cách chủ tịch HĐTV, Tâm đã ra quyết định cách
chức GĐ của Minh và bổ nhiệm Hà làm Giám đốc. Đức không
đồng ý nên đã yêu cầu Tâm triệu tập cuộc họp HĐTV để giải
trình nhưng Tâm không triệu tập.
 Anh (chị) hãy nhận xét các sự kiện pháp lý xảy ra trong tình
huống nói trên?
 Sự kiện thành lập công ty, các chức danh hoàn toàn hợp
pháp
 Hợp đồng giữa Xuân và công ty Sao Mai
- Căn cứ theo k1 điều 67, K7 DD4 và là em ruột của Tâm
nên sẽ phải là hợp đồng giữa công ty và người liên quan .
- Hợp lệ căn cứ theo k2 49 thì cuộc họp lợp lệ
- khoản 3 điều 59 khả năng hợp đông không được thông
qua do có sự không đồng ý của Đức và Minh chiếm 45%
biểu quyết của thành viên tham gia  mà cần điều 59 cần
có 65% thông qua thi mới được công nhận .
 Quyết định của Tâm về việc cắt chức
- Căn cứ theo điểm c khoản 2 của điều 59  sai về thẩm
quyền căn cứ điều 55 và 56  việc cắt chức Minh là thuộc
vào Nghị quyết và quyết định của hội đồng quản trị nhưng ở
đây Tâm không triệu tập hội đồng quản trị lấy ý kiến mà đã
tự cắt chức Minh  không hợp lệ
 Đức yêu cầu triệu tập cuộc họp mà Tâm không triệu tập
- Căn cứ theo điều 56 và khoản 2 điều 49 việc Tâm không
triệu tập cuộc họp cho Đức là đúng bởi có hai điều kiện
trong đó thành viên công ty cần sở hữu bằng hoặc lớn hơn
10% vốn điều lệ mà ở đây Đức chỉ chiếm 6,6% VĐL 
không triệu tập cuộc họp Tâm không triệu tập là đúng
không vi phạm
 Nếu tư vấn thì bảo Đức sẽ liên kết với Minh để có thể triệu
tập cuộc họp để giải trình cuộc họp.
3. Công ty TNHH 1 thành viên
3.1.1. Khái niệm
 Loại hình DN 1 chủ sở hữu
 Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1
tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu . chủ sở hữu chủ sở
hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công
ty
3.2.2 Đặc điểm
 Số lượng 1 thành viên
 Đối tượng: Cá nhân/ tổ chức ) không thuộc các trường hợp cấm
thành lập và quản ý DN tại điều 17 LDN 2020)\
 Chế độ trách nhiệm : Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ
của công ty( chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản trong TH
không góp , không góp đủ gây thiệt hại,..)
3.3.3 Về vốn
 Vốn điều lệ : Vốn điều lệ bằng tổng giá trị sản do chủ sở hữu
cam kết góp và ghi vào điều lệ công ty
 Thực hiện góp vốn :
 Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng hạn như đã cam kết khi đăng
ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
 Trường hợp không góp đủ như cam kết
 Đăng ký giảm vốn điều lệ = vốn thực góp
 Chuyển nhượng vốn :
 Trường hợp chủ sở hữu chuyển một phần VĐL cho
người khác  Chuyenr đổi thành công tu TNHH 2
thành viên trở lên / công ty cổ phần
 Huy động vốn
 Thay đổi vốn điều lệ :

Chủ sở hữu đầu tư thếm


vốn
Tăng VĐL

Huy động vốn góp của


người khác => Chuyển đổi
thành công ty TNHH 2 thành
viên trở lên/ công tu cổ
phần
Hoàn trả 1 phần vốn góp
trong VĐL của công ty
( nếu đã hoạt đọng kinh
doanh liên tục hai năm
Giarm VĐL

VĐL không được chủ sở


hữu góp đủ và đúng hạn

3.3.4 Tư cách pháp lý :


- Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3.3.5 Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty
- Mô hình hội đồng thành viên :
Hội đồng thành Giasm đốc ( tổng
viên giám đốc)
Chủ sở hữu
BKS( bắt buộc với
chủ SH là DNNN)

- Mô hình chủ tịch công ty

Giasm đốc ( tổng


Chủ tịch công ty
giám đốc)
Chủ sở hữu
BKS ( BẮT BUỘC
VỚI CHỦ SH là
DNNN)

- Khi nào TNHH 1 thành viên là do tổ chức làm chủ ?


 Thông qua cá nhân mà tổ chức cử ra làm đại diện theo ủy quyền
 Cử ra từ 3-7 người trở lên thì 3-7 người sẽ là 1 tv
 Họp sẽ là biểu quyết theo số người
 Chỉ cử ra một người thì đó là chủ tịch công ty
- Khi nào TNHH 1 thành viên là do hội động thành viên và gồm những ai ?
- Có 6 người họp nhưng 4 người tham gia họp và 1 người vắng  quyết định tổ
chức lại này
- So sánh công ty TNHH 1 thành viên và TNHH 2 thành viên ?
+ Đối tượng là thành viên có thể là tổ chức và cá nhân
+ Đều là TN hữu hạn
+ Tư cách pháp lý : tư cách pháp nhân
+ Góp vốn : đều phát hành trái phiếu huy động vốn
TNHH 1 TNHH2
- số lượng : 1 - số lượng : 2-50
- chuyển nhượng vốn : có thể chuyển - chuyển nhượng vốn: phải chuyển
nhượng 1 phần hoặc toàn bộ nhượng cho thành viên trong công ty
trước

* Hội đồng thành viên :


- Thành viên HĐTV:
 Do chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm
 Số lượng 3-7 thành viên
 Nhiệm kỳ : không quá 5 năm
- Chủ tịch HĐTV:
 Do chủ SH bổ nhiệm/ Các thành viên HĐTV bầu theo nguyên tắc quá bán
 Là người đại diện theo pháp luật của công ty
- Cuộc họp HĐTV:
 Thẩm quyền triệu tập: chủ tịch HĐTV
 Điều kiện hợp lệ : có lớn hơn hoặc bằng 2/3 tổng số thành viên dự họp
 Điều kiện thông qua nghị quyết:
====

Vấn đề quan
trọng

Sửa đổi, bổ sung Tổ chức lại công Chuyển nhượng


điều lệ công ty ty VĐL công ty

 Phải được lớn hơn hoặc bằng 75% số thành viên dự họp tán thành
 Vấn đề khác :  phải được trên 50% số thành viên dự họp tán thành
* Chủ tịch công ty :
 Do chủ sở hữu bổ nhiệm ( khi lựa chọn mô hình chủ tịch công ty)
 Là người đại diện theo pháp luật của công ty
 Nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu,
nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty ( trừ
quyền và nghĩa vụ của giám đốc ( Tổng giám đốc)
* Gíam đốc / tổng giám đốc:
 Do HĐTV/ chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê
 Nhiệm kỳ: không quá 5 năm
 Tiêu chuẩn :
 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc trường hợp
bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
 Có trình độ chuyển môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị
kinh doanh ( nếu điều lệ công ty không có quy định khác)
1.2.3.2 Công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
Chủ sở hữu công ty( chủ tịch
công ty)

Giasm đốc ( tổng giám


đốc)
- Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty
- Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Gíam đốc( tổng
giám đốc)
II- Bản chất pháp lý của công ty cổ phần :
1. Khái niệm:
- Điều 111 LDN 2020
- Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó:
+ VĐL dược chia nhiều phần bằng nhau( cổ phần)
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trong phạm vi
số vốn đã góp vào công ty
+ Cổ dông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của minh cho
người khác trừ 2 trường hợp ( k3 dd120 và k1 đ 127)
a. Về thành viên
- Số lượng : 3  không giới hạn
- Đối tượng: tổ chức, cá nhân ( không thuộc các trường hợp cấm)
- Chế độ trách nhiệm: cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty( hết giá trị cổ phần mà cổ đông đó sở hữu)
b. Về vốn :
- Vốn điều lệ : được chia nhiều phần bằng nhau ( cổ phần)
- Vốn điều lệ = tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã bán
- Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp = tổng
giá trị giá cổ đông các loại đã được đăng ký mua và ghi trong điều
lệ
- Cổ phần:
+Là phần chia nhỏ nhất VĐL của CTCP
+ Công ty cổ phần có thể có 2 loại cổ phần :
 Cổ phần phổ thông( người sở hữu  cổ đông phổ thông)
 Cổ phần ưu đãi  thu hút vốn đầu tư ( người sở hữu cổ
đông ưu đãi)
+ CPPT  CPUD : không được phép chuyển đổi
+ CPUD CPPT : có thể được chuyển đổi theo nghị quyết của
đại hội đồng cổ đông
- Cổ đồng phổ thông
+ Là loại cổ phần bắt buộc phải có trong CTCP
+ Quyền của cổ đông phổ thông :
 Tham gia họp, thảo luận , biểu quyết tại ĐHĐCP
 Nhận cổ tức ( lợi nhuận trên số cổ phần anh sở hữu)
 Ưu tiên mua cổ phiếu mới chào bán
 Tự do chuyển nhượng cổ phần ( trừ k3 đ 120 và k1 điều
127)
+ Cổ đông/ Nhóm cổ đông sở hữu lơn hơn 5% CPPT có quyền:
 Yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ
 Xem xét trích lục các tài liệu của HĐQT, BKS
 Yêu cầu BKS kiểm tra một số vấn đề cụ thể
+ Cổ phần ưu đãi
 Là loại CP không bắt buộc phải có trong CTCP
 Bao gồm :
 Cổ phần ưu đãi biểu quyết
 Cổ phần ưu đãi cổ tức
 Cổ phần ưu đãi hoàn lại
 Cổ phần ưu đãi khác theo điều lệ công ty quy
định
CPUD CPUD cổ tức CPUD hoàn lại
Ưu điểm - Quyền sở hữu: - Đuợc trả cổ tức + Được hoàn lại
 Tổ chức được cao hơn CPPT vốn góp theo yêu
chính phủ ủy - Được chia cổ cầu của người sở
quyền tức cố định không hữu hoặc theo
 Cổ đông sáng phụ thuộc vào kết điều kiện được
lập ( trong 3 quả kinh doanh ghi tại cổ phiếu
năm đầu thành của công ty của CPUD hoàn
lập) lại
 Được biểu
quyết tại
ĐHĐCĐ với số
phiếu biểu
quyết  CPPT
- Không được
phép chuyển
nhượng thì phải
làm sao để
bán ? cần phải
họp ĐCĐ để xin
phép chuyển
đổi nếu chuyển
đổi rồi thì được
tự do bán đi
Hạn chế - Không được - Không được - Không được
chuyển nhượng tham gia ĐHĐCĐ tham gia ĐHĐCĐ
trừ TH chuyển - Không được đề - Không được đề
nhượng theo bản cử người vào cử người vào
án, quyết định HĐQT, BKS HĐQT,BKS
của TA hoặc thừa
kế
- Thực hiện góp vốn :
+ Cổ đông góp vốn thông qua việc đăng ký mua cổ phiếu
+ Mỗi cổ đông có thể mua 1 hoặc nhiều cổ phần
+ Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăngn lý mua iys nhất 20 % tổng số
CPPT được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp
+ Các cổ đông phải thanh toán đủ số CP đã đăng ký mua trong thời hạn 90
ngày, kể từ ngày được cấp GCNDKDN
- Chuyển nhượng vốn :
+ Các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác ,
trừ các trường hợp :
 Trong thời hạn 3 năm đầu, kể từ ngày công ty được cấp GCNDKDN cổ
đông sáng lập được tự do chuyển nhượng CPPT cho cổ đông sáng lập
khác và chỉ được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông
sáng lập nếu có sự chấp nhận của ĐHĐCĐ
 Điều lệ công ty có quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần
 Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ
phần đó cho người khác
- Huy động vốn:
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiêu , các loại chứng khoán khác
Cổ phần Cổ phiếu
- Phần chia nhỏ vốn điều lệ -chứng chỉ ghi nhận số cổ phần sở
1 cổ phần = 1 cổ phiếu chỉ khi mua hữu
một 1 cổ phần - Cổ phiếu là hình thức thể hiện
- Cổ phần là nội dung

Cổ phiếu Trái phiếu


- Chỉ công ty cổ phần phát hành - Do nhiều công ty phát hành
- A mua cổ phiếu thì sẽ là cổ đông -B mua trái phiếu là trái chủ nghĩa là
B cho cty vay tiền => được hưởng lãi
suất
- Trái phiếu ít rủi ro hơn
- Phá sản : thì Trái phiếu là chủ nợ
được ưu tien cho trái phiếu, còn bao
nhiêu mới chia được cho cổ đông
- Thay đổi vốn điều lệ :
+ Công ty hoàn trả 1 phần vốn góp cho cổ đông theo quyết định ĐHĐCĐ( khi
công ty hoạt động > 2 năm)
+ Công ty mua lại cổ phần phát hành
+ VĐL không được các cổ đông thanh toán đầy đủ
c. Tư các pháp lý
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
GCNĐKDN
d. Cơ quan tổ chức và quản lý công ty
- BKS lập ra khi công ty phức tạp
- Điểm khác là có 2 bộ phận là cơ quan đại não, cao nhất là hội đồng cổ đông,
và đại hội cổ đông  bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm chính là hội đồng quản trị
- Khi nào chọn mô hình 1:
Giasm đốc ( tổng
Hội đồng quản trị
giám đốc) do hội
do đại hội đồng bầu
đồng quản trị bầu
Đại hội đồng cổ
đông
Ban kiểm soát

+ Không bắt buộc có BKS:


 Công ty có < 11 cổ đông
 Các cổ đông là tổ chức sở hữu < 50% tổng số cổ phần của công ty
- Khi nào chọn mô hình 2:

Hội đồng quản trị


Đại hội đồng cổ Giasm đốc( tổng
do đại hội đồng cổ
đông giám đốc)
đông bầu

+ Không có ban kiểm soát


+ Phải đáp ứng 2 điều kiện :
 It nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập( độc lập –
không gắn bó quá nhiều với công ty )
 Có ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT
 Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
- Người đại diện theo pháp luật:
+ TH chỉ có 1 người địa diện theo pháp luật :
 Chủ tịch HĐQT/GĐ ( tổng GĐ ) điều lệ quy định
 Chủ tịch HĐQT ( nếu điều lệ không quy định thì chỉ có)
+ TH có lớn hơn hoặc bằng 2 người đại diện theo pháp luật:
 Chủ tịch HĐQT và GĐ ( tổng GĐ) đương nhiên là người đại diện
f. Đại hội đồng cổ đông
 Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất
 Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết- chỉ có cổ đông nắm giữ cổ phần
cổ đông or biểu quyết mới được biểu quyết
 Quyền và nghĩa vụ : k2 dd138 LDN
 Cuộc họp ĐHĐCĐ:
 Họp thường niên : mỗi năm một lần , trong thời hạn 4 tháng kể từ
ngày kết thúc năm tài chính
 Họp bất thường: HĐQT triệu tập họp:
o HĐQT xét thấy cần thiết
o Số tv HĐQT,BKS còn lại ít hơn quy định PL
o Theo yêu cầu của CĐ/ nhóm CĐ sở hữu lớn hơn hoặc bằng
5% CPTT
o Theo yêu cầu của BKS
o Số tv HĐQT giảm quá 1/3 so với điều lệ quy định chả hạn
có 9tv HĐQT còn 5 người thì phải họp ngay
o Số tv độc lập HĐQT giảm xuống không đảm bảo tỷ lệ luật
định
o Trường hợp khác điều lệ quy định
 VÍ DỤ: Công ty cổ phần X:
o A có : 5000 CPPT, 3000 CPUDCT ( Không được tham gia biểu
quyết )
oB có : 7000CPUDBQ,
oC có: 8000 CPUDHL ( không được tham gia biểu quyết)
oD có : 6000 CPPT, 2000 CPUDBQ
oE có: 10000 CPPT
 Chỉ có cổ phần CPPT và CPUD biểu quyết mới có hiệu lực
trong biểu quyết.
 Cuộc họp ĐHĐCĐ:
 Thẩm quyền triệu tập:
(1) Hội đồng quản trị
(2) Ban kiểm soát
(3) Cổ đông/ nhóm cổ đông sở hữ trên bằng 5 % CPPT
 Điều kiện hợp lệ :
(1) Lần 1 : số cổ đông dự họp sở hữu trên 50% phiếu biểu quyết
(2) Lần 2: số cổ đông dự họp sở hữu trên hoặc bằng 33% phiếu
biểu quyết trong 30 ngày
(3) Lần 3: Không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp
 Thông qua nghị quyết tại cuộc họp
o Bầu dồn phiếu là cách bảo vệ những cổ đông thiểu số
o Phương thức: lấy ý kiến bằng văn bản , biểu quyết
o Điều kiện thông qua biểu quyết:
 Vấn đề quan trọng
- Bán TS có giá trị trên hoặc bằng 35% TS công ty
- Loại CP và tổng số CP từng loại
- Tổ chức lại, giải thể công ty
- Thông đổi ngành nghề kinh doanh
- Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý
 Có số CĐ đại diện lớn hơn 50 phần trăm tổng phiếu biểu quyết của các cổ
đông sự họp
 VÍ DỤ: Công ty cổ phần X:
o A có : 5000 CPPT, 3000 CPUDCT ( Không được tham gia biểu quyết )
o B có : 7000CPUDBQ,
o C có: 8000 CPUDHL ( không được tham gia biểu quyết)
o D có : 6000 CPPT, 2000 CPUDBQ
o E có: 10000 CPPT
 Chỉ có cổ phần CPPT và CPUD biểu quyết mới có hiệu lực trong biểu quyết.
 Nếu 1 CPPT= 1P, 1 CPUDBQ = 2p. Cuộc họp này có hợp lệ không? Khi
không có D tham gia
 - A :5000 phiếu
- B: 14000 phiếu
- D: 10000 phiếu
- E :10000 phiếu
 Hợp lệ căn cứ đ 145 của luật doanh nghiệp thì A,B,E chiếm 74% => cuộc
họp hợp lệ .
g. Hội đồng quản trị
- Là cơ quan quản lý công ty
- THực hiện các quyền và nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của ĐHDCD
- Thành viên HDQT:
+ Số lượng : 3=> 11 thành viên
+ Nhiệm kỳ : không quá 5 năm
+ Tiêu chuẩn TV Hdqt:
 Có NLHVDS đầy đủ không bị cấm quản lý DN
 Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh
doanh , không nhất thiết phải là cổ đông của công ty
 TV HDQT của công ty có thể đồng thời là TV HDQT của công
ty khác
+ Tiêu chuẩn TV độc lập của HDQT:
 Không phải người đang làm việc của công ty, công ty cn của công ty
hoặc không từng làm việc cho công ty ít nhất 3 năm liền trước đó
 Không phải người đang hưởng lương, thù lao từ công ty
 Không có người liên quan là cổ đông lớn của công ty : là gười quản lý
côg ty
 Không trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số CP có quyền
biểu quyết của công ty
 Không phải người từng làm TV HDQT, BKS của công ty ít nhất trong 5
năm liền trước đó trừ TH được bổ nhiệm liên tiếp 2 nhiệm kỳ
+ Cuộc họp HDQT
 Thẩm quyền triệu tập : chủ tịch HDQT triệu tập khi có một trong các
trường hợp
 Có đề nghị của BKS/TV độc lập
 Có đề nghị của GD ( TGD)/ ít nhất 5 người quản lý khác
 Có đề nghị của ít nhất 2 thành viên HDQT
 Các Th khác do điều lệ quy định
 Thành phần họp:
 Thành phần HDQT
 Kiểm sát viên : có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết
+ Điều lệ hợp lệ:
 Lần 1 : lớn hơn bằng ¾ tổng thành viên dự họp
 Lần 2 : lớn hơn ½ số TV HDQT dự họp ( trong 7 ngày)
+ Điều kiện thông qua nghị quyết :
 Được ½ thành viên sự họp tán thành ( TH 50:50 thì có thông qua được
không? Bởi vì cân bằng phiếu thì bên có ý kiến của chủ tịch thì có lợi)
h. Giám đốc
- Do HDQT bổ nhiệm trong số thành viên HDQT hoặc thuê
- Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty
- Nhiệm kỳ : không quá 5 năm
- Tiêu chuẩn : như quy định đối với giám đôc của CTTNHH 2 thành viên trở
lên)
n. Ban kiểm soát
- số lượng : 3-5 thành viên
- Tiêu chuẩn :
 Có NLHVDS đầy đủ không bị cấm thành lập và quản lý DN
 Được đào tạo chuyên ngành ; kinh tế, tài chính ,..
 Không phải là người có liên quan của TV HDQT, GD và người quản lý
khác
 Không được giữ các chức vụ quản lý của công ty không nhất thiết phải là
cổ đông hay người lao động của công ty
 Một số tiêu chuẩn khác .
 Bài tập : Công ty Cổ phần (CP) X có vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng. Hội đồng
quản trị (HĐQT) gồm 7 người và bầu A làm Chủ tịch. Giám đốc (GĐ) công ty
là B, cũng đồng thời là thành viên HĐQT. Điều lệ công ty ấn định B là đại diện
theo pháp luật của công ty, các vấn đề khác tuân thủ theo quy định của Luật
doanh nghiệp. Từ tháng 8/2021, mâu thuẫn giữa các thành viên trong HĐQT
nảy sinh, việc quản lý, hoạt động kinh doanh của công ty bắt đầu gặp nhiều khó
khăn. Một số thành viên HĐQT yêu cầu Giám đốc công ty và chủ tịch HĐQT
phải từ chức. Ngày 12/9/2021, 5 thành viên còn lại của HĐQT gửi văn bản yêu
cầu A triệu tập họp HĐQT đề giải quyết một số vấn đề của công ty cũng như đề
xuất thay GĐ công ty. Nhận thấy B vẫn điều hành tốt các hoạt động của công
ty, nên A không triệu tập họp (1). Ngày 30/9/2021, các thành viên HĐQT triệu
tập họp HĐQT và gửi giấy mời đến tất cả các thành viên cũng như Kiểm soát
viên đến tham dự. Ông A và ông B đã không tham dự cuộc họp này (2). Tại
cuộc họp, các thành viên tham gia đã nhất trí bãi nhiệm chức Chủ tịch HĐQT
của ông A và chức GĐ của ông B, bầu ra Chủ tịch HĐQT mới là ông M, GĐ
mới là ông N (3). Trước tình hình đó, theo yêu cầu của Ban kiểm soát, Đại hội
đồng cổ đông được triệu tập bất thường vào ngày 18/10/2021. ĐHĐCD diễn ra
với sự tham dự của số cổ đông đại diện cho 57% phiếu biểu quyết tham dự đã
bầu chủ tịch HĐQT và GĐ mới(4). Không đồng ý với các quyết định trên và
cho rằng các quyết định đó là bất hợp pháp do các cuộc họp được tiến hành
không hợp lệ, A và B đã không tiến hành các thủ tục bàn giao cho Chủ tịch Hội
đồng quản trị và Giám đốc Công ty mới, giữ lại con dấu của Công ty.

* 1. Việc A không triệu tập HĐQT (1) có vi phạm Luật DN không? Việc triệu
tập HĐQT của các thành viên khác (2) có hợp pháp không? •
- Có 5 thành viên, HDQT yêu cầu nhưng A không triệu tập 5 thành viên có
vốn điều lệ không? A không triệu tập thì có vi phạm
- ViỆC các thành viên triệu tập thì hợp pháp
2. Các Quyết định của HĐQT (3) hợp pháp không?
- Cuộc họp hợp lệ bởi tổng số dự họp là 5/7  không đủ điều kiện
- cuộc họp không hợp lện Có tuân thủ luật pháp  ko có hợp pháp
3. Các quyết định của ĐHĐCĐ (4) hợp pháp không?
- Cuộc họp hợp lệ, trên 50% là hợp lệ rồi ở đây 57%
- ĐHDCD điều 138 không có thẩm quyền này , miễn nhiệm bầu chủ tịch quản
trị
CÔNG TY HỢP DANH
1. Khái niệm
- Đây là công ty đối nhân
- Là loại hình công ty đối nhân
- Được ghi nhận là một chủ thể kinh doanh chính thức trong Luật Doanh
nghiệp 1999 (ra đời muộn nhất so với các loại hình Doanh nghiệp khác ở
Việt Nam)
→ Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất là 02 cá nhân
cùng kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Các thành
viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có
thêm thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn
đã cam kết góp vào công ty
2. Đặc điểm
a) Thành viên
- Công ty có thể có 2 loại thành viên :
+ Thành viên hợp danh
+ Thành viên vốn góp
Thành viên hợp danh:
- Là loại thành viên bắt buộc phải có trong công ty hợp danh
- Số lượng: ít nhất là 02 → PL không quy định tối đa
- Đối tượng: Cá nhân
- Chế độ trách nhiệm: Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty
( Trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản = trách nhiệm vô hạn)
- Quyền của thành viên hợp danh:
+ Tham gia họp, thảo luận, biểu quyết các vấn đề của công ty
+ Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành
nghề của công ty
+ Hưởng lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp / theo thỏa thuận
quy định tại Điều lệ công ty,...
- Hạn chế đối với thành viên hợp danh:
+ Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân / Thành viên hợp
danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí
của các thành viên hợp danh còn lại
+ Không được nhân danh cá nhân / người khác thực hiện kinh
doanh cùng ngành nghề của công ty để tư lợi
+ Không được chuyển nhượng vốn góp tại công ty cho người khác
nếu không có sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại
=> chỉ xin rút vốn thôi ko chuyển nhượng
- Thành viên góp vốn :
+ Là loại thành viên không bắt buộc phải có trong công ty hợp
danh
+ Số lượng: pháp luật không quy định
+ Đối tượng: cá nhân, tổ chức
+ Chế độ trách nhiệm: chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn
đã cam kết góp vào công ty
- Quyền thành viên góp vốn :
+ Tham gia họp, thảo luận, biểu quyết một số vấn đề công ty liên
quan trực tiếp đến quyền lợi của thành viên góp vốn
+ Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ góp vốn
+ Tự do chuyển nhượng vốn góp của mình cho người khác
+ Nhân danh cá nhân/ người khác tiến hành kinh doanh các ngành
nghề của công ty
- Hạn chế của thành viên góp vốn :
+ Không được tham gia quản lý công ty
+ Không được tiến hành côcng việc kinh doanh nhân danh công ty

b) Về vốn
- Thực hiện góp vốn :
+ TVHD và TVGV phải góp đủ và đúng hạn số vốn như cam kết
+ TVHD không góp đủ , đúng hạn gây thiệt hại  bồi thường cho
công ty
+ TVGV không góp đủ, đúng hạn coi là khoản nợ với công ty có
thể bị khai trừ theo quyết định của hội đồng thành viên
+ TV chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang cho công ty và
được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp tại thời điểm góp đủ vốn
- Tài sản của CTHD :
+ Tài dản góp vốn của các thành viên
+ Tài sản tạo lập được mang tên công ty
+ Tài sản thu được từ hoạt động doanh nghiệp các thành viên hợp
danh nhân danh công ty thực hiện
+ TS khác theo quy định của pháp luật
- ChuyỂN nhượng vốn :
+ Thành viên hợp danh không được chuyển nhượng nếu không có
sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại
+ Thành viên góp vốn : tự do chuyển nhượng
- Huy động vốn : công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ
loại chứng khoán nào
 giả sử cho phát hành trái phiếu vậy thì nếu là một tron những
nhà đầu tư mua trái phiếu hợp danh hay mua trái phiếu cổ phần
mua của công ty nào đỡ rủi ro- bị phá sản hơn? Vì sao? Nếu cổ
phần bị phá sản thì là trách nhiệm hữu hạn, còn hợp danh thì hình
thành trách nhiệm vô hạn thì thành viên này vẫn phải trả nợ bằng
hết  luật cấm phát hành trái phiếu , không được phát hành bất cứ
chứng khoán nào
c) Về tư cách pháp nhân
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
d) Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty
- Hội đồng thành viên  Giám đốc ( tổng giám đốc )
- Họp biểu quyết tính theo số người
- Chỉ có TVHD mới có quyền quản lý công ty thành viên góp vốn
không được tham gia quản lý công ty
- Các TVHD có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành
hoạt động kinh doanh của công ty
- TVHD phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm
soát công ty
f. Hội đồng thành viên
- Bao gồm tất cả các thành viên ( TVHD+TVGV)
- Có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty
- Cuộc họp HDTV:
+ Thẩm quyền triệu tập:
 Chủ tịch HDTV: xét thấy cần thiết/theo yêu cầu của TVHD
 Thành viên hợp danh ( khi chủ tịch HDTV không triệu tập họp theo yêu
cầu của TVHD đó)
+ Điều kiện thông qua quyết định :
 Vând đề quan trọng : k3 điều 182
 Sửa đổi bôt sung điều lệ công ty
 Tiếp nhận thành viên mới
 Quyết định giải thể công ty
 Quyết định dự án đầu tư
 Phải có lớn hơn bằng ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận
 Vấn đề khác  phải có lớn hơn bằng 2/3 tổ ch số thnahf viên hợp
danh chấp thuận
h) Giám đốc ( tổng giám đốc)
- Các thành viên hợp danh thay nhau đảm nhiệm
- Công ty hợp danh không thuê giám đốc
 câu hỏi :
1. Thành viên công ty hợp danh có quyền quản lý công ty  công ty có
thể có hai thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
Căn cứ theo điểm a,b khoản 2 điều 181 ,184
2. Công ty hợp danh X co 6TVHD và 3 thành viên góp vốn công ty muốn tiếp
nhận thêm A vào làm thành viên góp vốn của công ty thì cần bao nhiêu
thành viên chấp thuận?. Điều 182 khoản 2 ít nhất ¾ thì cần có 5 người
3. Bản chất pháp lý của DN tư nhân
a. Khái niệm
- Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm
chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi
hoạt động của doanh nghiệp
b. Đặc điểm
- Về thành viên:
 Số lượng : 1
 Đối tượng: cá nhân
 Chế độ trách nhiệm : chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp trách
nhiệm vô hạn
 Hạn chế :
o Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 DNTN  chủ nhiều
doanh nghiệp tư nhân thì lúc phá sản rất khó
o Chủ DNTN không đụowc đồng thời là chủ hộ kinh
doanh thành viên hợp danh công ty hợp danh
o DNTN không được qyền góp vốn thành lập hoặc mua
cổ phần phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty
TNHH và CTCP  chủ DNTN được
c. Về vốn
- Vốn đầu tư :
o Do chủ DNTN tự đăng ký
o Chủ DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài
sản dùng vào hoạt động kinh doanh của DN ( k4 điều 35
LDN 2020)  tại sao? Vì khi doanh nghiệp phá sản thì cũng
phải chuyển tất cả tài sản để giả nợ.
- Tăng giảm đầu tư:
o Chủ DNTN có quyền tăng/ giảm vốn đầu tư
o Th giảm xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì phải
đăng ký và cơ quan đăng ký kinh doanh
- Huy động vốn: DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào
 chỉ có công ty hợp danh ko phát hành chứng khoán đúng hay sai?
Đúng vì là công ty
d. Về tư cách pháp nhân
- Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không?
- Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì một trong 4 điều kiện
để một tổ chức có tư cách pháp nhân đó là tổ chức đó phải có khối
tài sản độc lập, tách bạch với tài sản của tổ chức, cá nhân khác và
tự chịu trách nhiệm bằng chính khối tài sản đó.
- Ở Doanh nghiệp tư nhân, tài sản kinh doanh của doanh nghiệp và
tài sản của Chủ DNTN không có sự tách bạch rõ ràng và chủ
DNTN phải chịu trách nhiệm thay cho DNTN
→ Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
e. Tổ chức và quản lý doanh nghiệp tư nhân
- Chủ DNTN có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
- Chủ DNTN có thể thuê Giám đốc quản lý doanh nghiệp và vẫn
phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
- Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp
- Quyền :
+ Cho thuê toàn bộ doanh nghiệp
Trong thời hạn cho thuê, Chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu
+ Bán doanh nghiệp
Chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản phát sinh
trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác
 Bài tập : A, B, C, D, E là 5 cá nhân có nhu cầu đầu tư kinh doanh thông qua
việc thành lập một doanh nghiệp, với các mong muốn:
+ DN này có tư cách pháp nhân
+ Cả 5 người đều là đại diện theo pháp luật của DN
+ DN có khả năng phát hành chứng khoán
+ Hạn chế được người ngoài gia nhập vào Dn
Bằng những kiến thức pháp lý đã học, bạn hãy tư vấn cho họ loại hình DN phù
hợp? Lý giải tại sao?
- DN này có tư cách pháp nhân - Căn cứ vào bộ luật dân sự năm
2015 thì có 4 điều kiện có tư cách
pháp nhân nhưng ở đây doanh nghiệp
tư nhân không đáp ứng đủ  Không
có tư cách pháp nhân  Loại loại
hình doanh nghiệp tư nhân
- Căn cứ theo khoản 2 điều 177 thì 
Công ty hợp danh có tư cách pháp
nhân
- Căn cứ theo khoản 2 điều 111 
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân
- Căn cứ theo khoản 2 điều 46 
Công ty TNHH 2 thành viên có tư
cách pháp nhân
Cả 5 người đều là đại diện của DN - bỏ 1 tv, bỏ danh nghiệp
- điều 12, tnhh và cổ phần đều được
- công ty hợp danh được
DN có khả năng phát hành chứng - Căn cứ khoản 3 điều 177  Công
khoán ty hợp danh không được phát hành
chứng khoán  loại công ty hợp
danh
-Căn cứ khoản 2 điều 188 DNTN
cũng không phát hành chứng khoán
 Loại DNTN
- Căn cứ theo khoản 3 điều 111
Công ty cổ phần được phát hành
chứng khoán
- Căn cứ theo khoản 4 điều 74 
TNHH 1 thành viên được phát hành
trái phiếu  Phát hành chứng khoán
- Căn cứ theo khoản 3,4  Cty
TNHH 2 thành viên không được phát
hành cổ phần mà được phát hành trái
phiếu  được
Hạn chế được sự tham gia của người - Cổ phần không hạn chế người ngoài
ngoài vì việc chuyển nhượng vốn tự do
- TNHH 2 thành viên trở lên chuyển
nhượng vốn ưu tiên người ở công ty

Pháp luật về thành lập tổ chức lại giải thể


và phá sản doanh nghiệp
1. Pháp luật về thành lập doanh nghiệp
a. Khái niệm
- Thành lập doanh nghiệp được hiểu là thủ tục nhằm khai sinh về
mặt pháp lý cho doanh nghiệp, do các tổ chức cá nhân thực hiện
thông qua cơ chế xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện theo quy định của pháp luật

b. Điều kiện
- Điều kiện về chủ thể : điều 17 LDN 2020
+ Tất cả các tổ chức, cá nhân, trừ th tại Khoản 2 :
 Cơ quan NN, đơn vị lực lượng vũ trang... thu lợi riêng...
 Cán bộ, công chức
 Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm trong một số TH
 Người chưa thành niên, bị mất hạn chế NLHVDS người có
khó khăn nhận thức hành vi tổ chức không có tư cách pháp
nhân
 Người đang bị truy cứu TNHS chấp nhận hình phạt tù,..
 Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong DNNN,..
+ Chủ thể có quyền góp vốn vào DN
Tất cả tổ chức, cá nhân trừ các trường hợp tại khoản 3:
 Cơ quan NN , đơn vị lực lượng vũ trang ... thu lợi riêng
 Cán bộ công chức theo quy định của pháp luật
- Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
+ Kinh doanh những ngành nghề hợp pháp, không thuộc danh mục
các ngành nghề bị cấm kinh doanh :
 Cấm kinh doanh
 Luật đầu tư 2020:
o Ma túy
o Hóa chất khoáng vật
o Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm
o Mại dâm
o Mua bán người,mô,xác, bộ phận cơ thể người , bào
thai người
o Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô
tình trên người
o Pháo nổ
o Dịch vụ đòi nợ
 Kinh doanh có điều kiện
 Điều kiện tên doanh nghiệp:
o Tên doanh nghiệp= tên loại hình doanh nghiệp+ tên
riêng
o Tên doanh nghiệp gắn tại trụ sở chính, chi nhánh văn
phòng đại diện địa điểm kinh doanh của DN
o Tên DN không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với DN
đã đăng ký
o Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước tổ chức
chính trị tổ chức xã hội .. để làm tên riêng của Doanh
Nghiệp trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan
đơn vị
o Không được sử dụng từ ngữ ký hiệu vi phạm truyền
thống lịch sử đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân
tộc
- Điều kiện và hồ sơ đăng ký doanh nghiệp ;
+

c. Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp


2. Tổ chức lại doanh nghiệp
3. Giải thể doanh nghiệp
4. Phá sản doanh nghiệp

You might also like