Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CÂU HỎI ÔN TẬP HHĐC

Câu 1: Nhiệt sinh chuẩn H0298,s của H2O là hiệu ứng nhiệt của phản ứng nào sau đây?
A. H2(k) + ½ O2(k)  H2O(l) B. CO2(k) + H2(k)  H2O(h) + CO(k)
C. 2H2(k) + O2(k)  2H2O(h) D. NaOH(l) + HCl(l) NaCl(l) + H2O(l)
Câu 2: Ở 25oC phản ứng: C(r) + H2O(k)  CO(k) + H2(k) có giá trị QP – QV là
A. 24,436 kJ B. 2477,57 J C. 24,436 J D. 2476,4 kJ
Câu 3: Cho phản ứng: FeO(r) + CO(k) ⇋ Fe(r) + CO2(k). Phản ứng này có giá trị n là:
A. > 0. B. 2 – 2 = 0. C. 1 – 1= 0. D. < 0.
0
Câu 4: Ở 850 C phản ứng: H2O(k) + CO(k) H2(k) + CO2(k) có hằng số cân bằng là 1. Ở nhiệt độ
đó nếu trộn CO : H2O : CO2 : H2 theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:1:2 vào bình dung tích 10 lít thì
phản ứng sẽ tự xảy ra theo chiều:
A. thuận. B. từ trái sang phải.
C. không chuyển dịch. D. nghịch.
Câu 5: Cho 3 mol khí NO2 vào một bình kín dung tích 10 lít (đã hút hết không khí). Đun bình đến
nhiệt độ t0C thì phản ứng 2NO2(k) 2NO(k) + O2(k) đạt trạng thái cân bằng, giá trị hằng số cân
bằng là KC = 1,92. Tính nồng độ CM của NO2 đã phản ứng?
A. 0,45M B. 3,14M C. 0,24M D. 0,06M
Câu 6: Cho phản ứng:
CO2(k) → CO(k) + 1/2O2(k)
H 298,S (kJ/mol)
0
-393,51 -110,52 0
Tính H 298 của phản ứng.
0

A. H0298 = - 282,99 kJ. B. H0298 = 282,99 kJ.


C. H0298 = + 504,03 kJ. D. H0298 = - 504,03 kJ.
Câu 7: Một phản ứng ở điều kiện chuẩn (P = 1bar , nhiệt độ T = 298K) chỉ xảy ra theo chiều
thuận khi:
A. G298 < 0. B. Go298 < 0 C. Go298 > 0 D. G298 > 0.
Câu 8: Cho S 298(J/mol.K) của Fe, O2, Fe2O3 lần lượt là: 27,3; 205 và 87,4. Vậy S của phản ứng
0

4Fe + 3O2 = 2Fe2O3 có giá trị là


A. -549,4 J/K. B. -459,5 J/K. C. 459,5 J/K. D. 549, 4 J/K.
0
Câu 9: Tính ∆S ứng với sự nóng chảy 1mol nước đá tại 0 C biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 6
kJ/mol.
A. 15 J/K B. 22 J/K C. 20 J/K D. 0,022 J/K
Câu 10: Cho phản ứng ở 298K: CO(k) + H2(k) HCHO(l) có hằng số cân bằng KC = 0,612. Vậy
hằng số cân bằng KP của phản ứng sẽ là:
A. 10-5 B. 10-2 C. 10-4 D. 10-3
Câu 11: Giả thiết khi tăng nhiệt độ của phản ứng từ 305K lên 315K thì tốc độ phản ứng tăng lên
gấp đôi. Vậy năng lượng hoạt hoá của phản ứng là (kJ/mol)
A. 53,566 B. 56,366 C. 55,366 D. 55,666
Câu 12: Tính biến thiên năng lượng tự do chuẩn G0298 và xác định chiều của phản ứng sau ở
298K:
2NO2 (k) N2O4(k)
Biết H 298,S (kJ/mol)
0
33,848 9,66
0
S 298 (J/mol.K) 239,32 302,08
Phản ứng thực hiện ở điều kiện T const và P const.
A. G0298 = -5,42 kJ, phản ứng xảy ra theo chiều thuận.
B. G0298 = 5,42 kJ, phản ứng xảy ra theo chiều thuận.
C. G0298 = 5,42 kJ, phản ứng xảy ra theo chiều nghịch.
D. G0298 = -5,42 kJ, phản ứng xảy ra theo chiều nghịch.
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Một quá trình tự diễn biến khi entanpi tự do lớn hơn 1.
B. Một quá trình không tự diễn biến khi entanpi tự do bằng 0.
C. Một quá trình tự diễn biến khi entanpi tự do lớn hơn 0.
D. Một quá trình đạt cân bằng khi entanpi tự do bằng 0.
Câu 14: Ozon O3 trong tầng bình lưu của khí quvển phân huỷ theo phương trình sau: 2O3 (k)  3
O2 (k). Cơ chế của phản ứng gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: O3 (k)  O2(k) + O (k) (Nhanh);
Giai đoạn 2: O3 (k) + O (k)  2 O2 (k) (Chậm).
Vậy phương trình động học của phản ứng phân huỷ O3 là:
A. v = k.[O3]2 B. v = k.[O3] C. v = k.[O3][O] D. v = k.[O2]3
Câu 15: Tính S của phản ứng: SO2 (k) + 1/2O2(k) = SO3(k) ở 25oC. Biết entropi chuẩn ở 25oC của
các chất SO2(k), O2(k) và SO3(k) lần lượt bằng: 248,205 và 257 (J/mol.K)
A. –93,5 J/K. B. 93,5 J/K. C. 196 J/K. D. –196 J/K.
Câu 16: Nhiệt sinh chuẩn của một chất là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng:
A. tạo thành một mol chất đó từ các hợp chất.
B. tạo thành chất đó từ các đơn chất bền vững ở điều kiện chuẩn.
C. tạo thành một mol chất đó từ các đơn chất bền vững ở điều kiện chuẩn.
D. tạo thành chất đó từ các hợp chất bền vững.
Câu 17: Ở không độ tuyệt đối chất nguyên chất dưới dạng tinh thể hoàn hảo có entropi bằng
A. 4. B. 1. C. 0. D. 2.
Câu 18: Theo qui tắc Van’tHoff khi nhiệt độ tăng lên 10 độ thì tốc độ phản ứng tăng lên
từ ......lần. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống.
A. 2 đến 4 B. 4 đến 6 C. 1 đến 2 D. 6 đến 8
Câu 19: Entropi là hàm đặc trưng cho ... của hệ
Chọn đáp án điền vào dấu ...
A. sự hỗn loạn B. sự thay đổi C. nhiệt độ D. nhiệt lượng
Câu 20: Phản ứng: C2H2(K) + 2H2O(L) → CH3COOH(L) + H2(K)
có H0298 = -142,191 kJ. Hãy tính ∆U0298 của phản ứng?
A. -142,191 kJ B. 142,191 kJ C. -139,713 J D. 139,713J
Câu 21: Cho phản ứng: nA + mB  pC + qD
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Nếu G < 0 thì phản ứng đi theo chiều thuận.
B. Nếu G = 0 thì phản ứng đi theo một chiều.
C. Nếu G > 0 thì phản ứng đạt trạng thái cân bằng.
D. Nếu G > 0 thì phản ứng đi theo chiều thuận.
Câu 22: Cho phản ứng sau: SO3(k) SO2(k) + ½ O2(k) có
S0298 (J/mol.K) 256,1 248,1 205
H 298,S (kJ/mol) -315,2
0
-296,9 0
Nhiệt độ để phản ứng tự xảy ra là:
A. T > - 79,34 K. B. T < - 79,34 K. C. t > - 79,340C. D. t < - 79,340C.
Câu 23: Với đơn chất Ho298 = 0; So298 > 0 thì Go298 có giá trị:
A. Không xác định. B. nhỏ hơn 0. C. lớn hơn 0. D. bằng 0.
Câu 24: Trong bình có thể tích không đổi thực hiện phản ứng: SO2(k) + 1/2O2(k) SO3(k) có ∆H
< 0. Khi tăng nhiệt độ của phản ứng lên thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều:
A. từ trái sang phải. B. thuận.
C. không chuyển dịch. D. nghịch.
Câu 25: Phản ứng N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) có H < 0. Cân bằng của phản ứng chuyển d ịch theo
chiều thuận khi:
A. nhiệt độ tăng và áp suất giảm. B. nhiệt độ tăng và áp suất tăng.
C. nhiệt độ giảm và áp suất giảm. D. nhiệt độ giảm và áp suất tăng.
Câu 26: Trong bình có V không đổi chứa SO2, O2 và thực hiện phản ứng:
SO2(k) + 1/2O2(k) SO3(k) có ∆H < 0. Cân bằng sẽ chuyển dịch về phía SO3 nếu:
A. tăng T. B. thêm vào khí O2.
C. giảm nồng độ SO2. D. thêm xúc tác.
Câu 27: Cho phương trình phản ứng: Hg(l) + ½O2(k) HgO(r). Phương trình hằng số cân
bằng Kp của phản ứng là:

( ) ( ) ( )
P HgO
( )
1 1 P
2
K p= K p= K p= HgO
A. 1 B. 1 C. 1 D. K p= 2
PHg . P 2
O2 CB PHg . P 2
O2 CB P 2
O2 CB
P Hg . PO 2
CB

Câu 28: Tính biến thiên năng lượng tự do chuẩn G0298 xác định chiều của phản ứng sau ở 298K:
Fumarat + H2O →Malat
Biết G0298,S (kJ/mol) 604,16 237,23 845,168
Phản ứng thực hiện ở điều kiện T const và P const.
A. G0298 = -3,778 kJ, phản ứng không tự xảy ra.
B. G0298 = -3,778 kJ, phản ứng tự xảy ra.
C. G0298 = 3,778 kJ, phản ứng tự xảy ra.
D. G0298 = 3,778 kJ, phản ứng không tự xảy ra.
Câu 29: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Khi nhiệt độ tăng thì entropi của một chất không đổi.
B. Đối với chất khí khi tăng áp suất thì entropi của chất khí đó không đổi.
C. Khi nhiệt độ tăng thì entropi của một chất tăng.
D. Đối với chất khí khi tăng áp suất thì entropi của chất khí đó tăng.
Câu 30: Tính H0 của phản ứng sau ở 200oC:
CO(k) + ½ O2(k) = CO2(k)
H 298,S (kJ/mol)
0
-110,4 0 -393,5
o
C p(J/mol.K) 26,53 26,52 26,78
A. - 285,376 kJ B. 258,376 kJ C. 285,376 kJ D. - 258,376 kJ
Câu 31: Nhiệt lượng Q và công A là hàm:
A. đẳng nhiệt. B. quá trình. C. trạng thái. D. đoạn nhiệt.
Câu 32: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ ...
Hằng số cân bằng là đại lượng ...
A. có đơn vị nồng độ B. có đơn vị mol C. có đơn vị áp suất D. không có đơn vị.
Câu 33: Quá trình chuyển pha lỏng thành pha rắn có:
A. H < 0, S > 0. B. H > 0, S > 0. C. H > 0, S < 0. D. H < 0, S < 0.
Câu 34: Nhận định nào sau đây là Sai
A. Để tăng tốc độ của một phản ứng hoá học cần tăng nhiệt độ của phản ứng.
B. Để tăng tốc độ của một phản ứng hoá học cần tăng nồng độ chất sản phẩm phản ứng.
C. Để tăng tốc độ của một phản ứng hoá học cần dùng xúc tác dương.
D. Để tăng tốc độ của một phản ứng hoá học cần giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
Câu 35: Cho các phản ứng ở 298K:
2N2(k) + O2(k) 2N2O(k) (I);
C(r) + O2(k) CO2(k) (II);
N2O4(k) 2NO2(k) (III).
Phản ứng nào có KP = KC?
A. phản ứng III B. phản ứng II C. phản ứng I và III D. phản ứng II và III
Câu 36: Hiệu ứng nhiệt đẳng áp của một phản ứng hoá học bằng tổng nhiệt sinh của…
Chọn đáp án đúng điền vào dấu ...
A. các chất tham gia trừ đi tổng nhiệt sinh của các chất sản phẩm.
B. các chất sản phẩm cộng tổng nhiệt sinh của các chất tham gia.
C. các chất tham gia cộng tổng nhiệt sinh của các chất sản phẩm.
D. các chất sản phẩm trừ đi tổng nhiệt sinh của các chất tham gia.
Câu 37: Tốc độ của một phản ứng tăng 729 lần khi nhiệt độ tăng lên 60 độ. Vậy phản ứng có hệ
số nhiệt độ  là:
A.  = 3 B.  = 2,5 C.  = 2 D.  = 3,5
Câu 38: Với một phản ứng đã cho có n = 0 thì các giá trị hằng số cân bằng chỉ phụ thuộc vào:
A. áp suất của hệ. B. nhiệt độ. C. số mol các chất. D. bản chất các chất.
Câu 39: Trong phản ứng có sự tham gia của khí lý tưởng, nếu có n < 0 thì mối liên hệ giữa H
và U là:
A. Không xác định B. H <U. C. H =U. D. H >U.
Câu 40: Nhiệt đẳng áp là biến thiên ...... của hệ
Chọn đáp án đúng điền vào dấu ...
A. entropi B. thế đẳng áp C. entanpi D. nội năng
Câu 41: Cho phản ứng N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k), giá trị hằng số cân bằng KP phụ thuộc vào
A. nhiệt độ. B. nồng độ các chất. C. áp suất các chất. D. bản chất các chất.
Câu 42: Nhiệt đẳng tích là biến thiên ... của hệ
Chọn đáp án đúng điền vào dấu ...
A. thế đẳng áp B. entropi C. entanpi D. nội năng
Câu 43: Cho các phản ứng:
(1) H2(k) + 1/2 O2(k) H2O(h) có hằng số cân bằng là K1.
(2) 2H2(k) + O2(k) 2H2O(h) có hằng số cân bằng là K2.
Quan hệ của K1 và K2 là:
A. K2 = 2K1 B. K1 = 2K2 C. K1 = K2 D. lnK2 = 2lnK1
0
Câu 44: Cho phản ứng ở 25 C: CO(k) + 1/2O2(k) CO2(k) có G 298= -257,57 kJ. Giá trị KP của
o

phản ứng này là:


A. -0,104 B. 7,08.10-46 C. 1,109 D. 1,41.1045
Câu 45: Phản ứng 2NO(k) + O2(k) 2NO2(k) có ∆H = -124 kJ. Phản ứng sẽ chuyển dịch theo
chiều thuận khi:
A. thêm xúc tác dương. B. giảm P.
C. tăng P và giảm T. D. tăng T.
Câu 46: Trong bình có thể tích 1 lít có phản ứng sau ở 298K: C2H5OH + CH3COOH
C2H5COOCH3 + H2O với KC = 4. Lúc đầu chỉ có 2 mol rượu, 1 mol axit. Hãy tính số mol este lúc
cân bằng?
A. 0,532 (mol) B. 0,321(mol) C. 0,845(mol) D. 0,365(mol)
Câu 47: Biến thiên entanpi tự do của hệ là hàm ...
Chọn đáp án đúng điền vào dấu ...
A. U. B. G. C. H. D. S.
Câu 48: HI bị phân huỷ theo phản ứng sau: 2HIk H2(k) + I2(k). Ở 7270C có 28% HI bị phân
huỷ, hãy tính hằng số cân bằng KC của phản ứng?
A. KC = 3,78.10-2 B. KC = 2,5.10-2 C. KC = 4.10-2 D. KC = 5,8.10-2
Câu 49: Tính giá trị hằng số cân bằng KC của phản ứng: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) ở 1000K?
Biết rằng lúc cân bằng áp suất riêng phần của các chất như sau: S OP 2
=0,470 atm , PO =0,167 atm,
2

PS O =0,365atm.
3

A. KC = 0,44 B. KC = 0,044 C. KC = 250 D. KC = 296,1


Câu 50: Phản ứng: N2O4 2NO2 có Ho = 58,4 kJ và So = 176,6 J/K sẽ tự xảy ra ở nhiệt độ T
với điều kiện:
A. T < 57,7K. B. t > 57,69oC. C. T > 57,7K. D. t < 57,69oC.
Câu 51: Phương trình Arrhenius biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào:
A. nhiệt độ B. áp suất C. nồng độ D. xúc tác
Câu 52: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Khi nhiệt độ giảm thì entropi của các chất tăng.
B. Khi nhiệt độ tăng thì entropi của các chất không thay đổi.
C. Khi nhiệt độ tăng thì entropi của các chất giảm.
D. Khi nhiệt độ tăng thì entropi của các chất tăng.
Câu 53: Cho G0298,S của NH4COONH2(r); CO2(k); NH3(k) (kJ/mol) lần lượt là -458,0;
-394,4; -16,64. Vậy phản ứng NH4COONH2(r)  CO2(k) + 2NH3(k) có giá trị G0298 là
A. 33,20 kJ. B. 30,32 kJ. C. 33,22 kJ. D. 32,30 kJ.
Câu 54: Cho một phản ứng: A + B X

AB (có X là chất xúc tác dương) xảy ra ở nhiệt độ xác định
. Năng lượng hoạt hoá của phản ứng trước và sau khi có chất xúc tác lần lượt là Ea; E*a. Mối quan
hệ của Ea và E*a là
A. Ea= E*a B. Ea< E*a C. Ea> E*a D. Ea= - E*a
Câu 55: Một phản ứng có năng lượng hoạt hoá Ea = 40 kJ/mol được thực hiện ở 270C. Để tốc độ
phản ứng tăng lên gấp đôi thì ta phải tăng nhiệt độ lên bao nhiêu độ?
A. 450C B. 350C C. 400C D. 500C
Câu 56: Cho phản ứng trong dung dịch: S2O82- + 2I- →2SO42- + I2. Biết khi tăng nồng độ S2O82-
lên 2 lần thì vận tốc phản ứng tăng 2 lần, tăng nồng độ I- lên 2 lần thì vận tốc phản ứng tăng 2 lần.
Bậc của phản ứng là bậc:
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 57: Khử 47,87g Fe2O3 bằng Al giải phóng 254,08 kJ ở điều kiện áp suất không đổi. Hiệu ứng
nhiệt của phản ứng: Fe2O3 +2Al =Al2O3 + 2Fe có giá trị là:
A. 642,8kJ. B. -849,23 kJ C. 321,4 kJ. D. -424,96 kJ
0
Câu 58: Phản ứng phân huỷ H2O2 = H2O + 1/2O2 ở 20 C có năng lượng hoạt hóa Ea= 75,312
kJ.mol-1, khi nhiệt độ không đổi và có men xúc tác thì năng lượng hoạt hóa là E*a= 8,368 kJ.mol-1.
Vậy tốc độ của phản ứng khi có men xúc tăng lên bao nhiêu lần?
A. 8,6.1011 B. 2,1.1010 C. 5,4.1011 D. 6,8.1011
Câu 59: NH4Cl bị nhiệt phân trong 1 bình kín ở nhiệt độ không đổi theo phản ứng: NH4Cl (r)
NH3(k) + HCl(k). Khi hệ ở trạng thái cân bằng nếu thêm 1 lượng nhỏ NH4Cl (r) thì:
A. giá trị KP giảm. B. giá trị KP lúc đầu tăng sau đó giảm.
C. giá trị KP tăng. D. giá trị KP không đổi.
Câu 60: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Với phản ứng đã cho sẵn thì KP và KC của phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
B. Sự thêm hoặc bớt lượng chất rắn hay chất lỏng nguyên chất không làm KC thay đổi.
C. KP, KC của phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
D. KP, KC của phản ứng chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Câu 1: Hoà tan 13,2g CaCl2 (MCaCl2= 111 đvC) vào 500ml nước ở 250C thu được dung dịch CaCl2
có hệ số Van’tHoff i = 2,4. Vậy áp suất thẩm thấu của dung dịch trên là:
A. 12,54 B. 13,94 C. 13,1 D. 15,43
Câu 2: Chọn đáp án đúng điền vào dấu …
Trong pin sơ cấp người ta dùng phản ứng ….
A. trao đổi ion. B. hoá hợp. C. tạo kết tủa. D. oxi hoá – khử.
0
Câu 3: Cho pin thiết lập ở 25 C như sau: Fe | FeSO4 0,4M || AgNO3 0,2M | Ag
Biết E0Ag+/ Ag= +0,8V; E0Fe2+/ Fe = -0,44V. Phản ứng xảy ra trong pin:
A. Fe2+ + 2Ag+ → Fe + 2Ag B. Fe2+ + 2Ag → Fe + 2Ag+
+ 2+
C. Fe + 2Ag → Fe + 2Ag D. Fe2+ + 2Ag+ → Fe + 2Ag
Câu 4: Giá trị số 95 trong kí hiệu xăng A95 là để chỉ
A. trị số xetan của dầu diesel là 95. B. trị số octan của xăng là 95.
C. trị số xetan của xăng là 95. D. trị số octan của dầu là 95.
Câu 5: Dung dịch Al2(SO4)3 trong nước có nồng độ 30% sôi ở nhiệt độ 102,86 0C. Biết hằng số
nghiệm sôi Ks (H2O) = 0,52, MAl2(SO4)3 = 342 đvC. Độ điện li biểu kiến của Al2(SO4)3 trong
dung dịch này là:
A. 85% B. 65% C. 80% D. 40%
Câu 6: Điện áp tối thiểu giữa hai điện cực để sự điện phân bắt đầu xảy ra được gọi là
A. quá thế. B. thế phân huỷ. C. sự phân cực. D. suất điện động.
Câu 7: Các quá trình xảy ra ở điện cực khi điện phân dung dịch NiCl2 với điện cực trơ là:
A. Ở cực âm: Ni2+ + 2e = Ni; Ở cực dương: 2Cl- - 2e = Cl2
B. Ở cực âm: 2H+ + 2e = H2 ; Ở cực dương: 4OH- - 4e  O2+2H2O
C. Ở cực âm: Ni2+ + 2e = Ni; Ở cực dương: 4OH- - 4e  O2+2H2O
D. Ở cực âm: 2H+ + 2e = H2; Ở cực dương: Cl- - e = ½ Cl2
Câu 8: Theo định luật Raoult II thì độ giảm nhiệt độ đông đặc của dung dịch tỉ lệ thuận với nồng
độ....... của chất tan và hằng số nghiệm đông của dung môi.
Điền đáp án đúng vào chỗ ...
A. mol/lit B. phần mol C. molan D. phần trăm
Câu 9: Thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử Ag+/Ag, Cu2+/Cu, Pb2+/Pb, Zn2+/Zn có giá
trị lần lượt là: +0,80V; +0,34V; -0,13V; -0,76V. Trong các pin sau, pin nào có suất điện động
chuẩn lớn nhất?
A. Pin Pb-Cu. B. Pin Zn-Ag. C. Pin Pb-Ag. D. Pin Zn-Cu.
Câu 10: Cho thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử sau:
E0Fe2+/ Fe = -0,44V; E0Fe3+/ Fe2+ = +0,770V thì E0Fe3+/Fe có giá trị bằng:
A. +0,109V. B. - 0,109V. C. -0,036V. D. +0,363V.
0
Câu 11: Ở 25 C áp suất hơi bão hoà của nước là 23,75 mmHg. Vậy áp suất hơi của dung dịch
CO(NH2)2 10% (MCO(NH2)2 = 60) trong nước ở cùng nhiệt độ là:
A. 23,56 mmHg B. 24,48 mmHg C. 25,01 mmHg D. 22,98 mmHg
2+ 3+ 4+ 2+
Câu 12: Cho phản ứng sau: Sn + 2Fe Sn + 2Fe
Biểu thức tính lgK đúng ở 250C cho phản ứng là:
A. lgK = 2(E0Fe3+/ Fe2+ - E0Sn4+/ Sn2+)/0,059 B. lgK = (E0Fe3+/ Fe2+ - E0Sn4+/ Sn2+)/0,059
0 4+ 2+ 0 3+ 2+
C. lgK = (E Sn / Sn - E Fe / Fe )/0,059 D. lgK = 2(E0Sn4+/ Sn2+ - E0Fe3+/ Fe2+)/0,059
Câu 13: Thiết lập một pin gồm 2 điện cực: Pt Sn4+ 0,01M, Sn2+ 0,1M và Pt Fe3+ 0,1M, Fe2+
0,001M. Biết E0Sn4+/ Sn2+ = +0,15V; E0Fe3+/ Fe2+ = +0,77V thì ở 250C suất điện động của pin là:
A. – 0,767V. B. 0,797V. C. -0,797V. D. 0,767V.
-3
Câu 14: Một pin được hình thành từ 2 nửa pin sau: Cu | Cu(NO3)2 4,8.10 M và Zn | Zn(NO3)2
0,4M. Cho E0Cu2+/ Cu = +0,34V; E0Zn2+/ Zn = -0,76V. G của phản ứng xảy ra trong pin có giá trị là:
A. 201,492 J. B. - 201,492 kJ. C. 201,492 kJ. D. - 201,492 J.
Câu 15: Dung dịch chứa 4,5 gam Glucozơ C6H12O6 (MC6H12O6 = 180 đvC) trong 50 gam nước có
nhiệt độ sôi là bao nhiêu biết hằng số nghiệm sôi Ks của nước là 0,52.
A. 100,360C B. -100,460C C. -100,160C D. 100,260C
Câu 16: Sản phẩm khí tạo thành khi điện phân hoàn toàn dung dịch FeCl3 là:
A. H2 và O2(k). B. O2 và Cl2(k). C. Cl2(k) và H2(k). D. Cl2(k)
Câu 17: Pin Ni – Cd là
A. nguồn điện thứ cấp. B. nguồn điện sơ cấp.
C. nguồn điện liên tục. D. nguồn điện ngắt quãng.
Câu 18: Có 3 dung dịch gồm NaCl, CaCl2, AlCl3 được pha loãng, có cùng số mol chất tan và cùng
lượng nước. Đáp án nào sau đây đúng khi so sánh áp suất hơi bão hòa của các dung dịch này ở
cùng nhiệt độ và cùng độ điện ly biểu kiến?
A. NaCl > AlCl3 > CaCl2 B. NaCl > CaCl2 > AlCl3
C. AlCl3 > CaCl2 > NaCl D. CaCl2 > NaCl > AlCl3
Câu 19: Khi điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 và NaOH với hai cực là Pt thì
A. điện cực (-) có ion SO42-, OH- B. điện cực (-) có ion Cu2+, Na+, H+ (của nước)
2+ + +
C. điện cực (+) có ion Cu , Na , H D. điện cực (-) có ion Cu2+, Na+, H+ (của axit)
Câu 20: Thiết lập một pin Zn-Ag ở điều kiện chuẩn có E0Ag+/ Ag = +0,8V; E0Zn2+/ Zn = -0,76V. Sơ đồ
cấu tạo của pin đúng với dấu của hai cực là:
A. (-) Ag | Ag+ || Zn2+ | Zn (-) B. (-) Zn| Zn2+ || Ag+ |Ag (+)
C. (-) Ag | Ag+ 1 M || Zn2+ 1M | Zn (+) D. (-) Zn| Zn2+ 1M || Ag+ 1M |Ag (+)
Câu 21: So sánh áp suất hơi bão hoà của dung môi nguyên chất (P0) và áp suất hơi bão hoà của
dung dịch (P) chứa chất tan không bay hơi, không điện ly hoà tan với dung môi nguyên chất trên.
Biết hai chất ở cùng điều kiện nhiệt độ.
A. P0 = ½ P B. P0 = ¾ P C. P0 = P D. P0 > P
Câu 22: Cho phản ứng sau: Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+. Chọn phát biểu đúng:
A. Cu2+/Cu và Fe3+/Fe2+ là hai cặp oxi hóa – khử liên hợp.
B. Cu bị khử thành ion Cu2+.
C. Ion Fe3+ là chất khử.
D. Ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe3+.
Câu 23: Biết E0Fe2+/ Fe = -0,44V; E0Fe3+/ Fe2+ = +0,77V. Sơ đồ của pin điện hóa có phản ứng xảy ra
trong pin: 3Fe2+ (dd) Fe(r) + 2Fe3+ (dd) là:
A. (-) Fe | Fe2+ || Fe3+, Fe2+ | Pt (+) B. (+) Pt | Fe2+, Fe3+ || Fe2+ | Fe (-)
2+ 3+ 2+
C. (-) Pt | Fe , Fe || Fe | Fe (+) D. (-) Fe | Fe3+, Fe2+ || Fe2+ | Pt (+)
Câu 24: Biết suất điện động của hai pin sau:
(-) Zn | Zn2+ || Pb2+ | Pb (+) có E01 = 0,637V.
(-) Pb | Pb2+ || Cu2+ | Cu (+) có E02 = 0,463V.
Suất điện động E03 của pin : (-) Zn | Zn2+ || Cu2+ | Cu (+) ở điều kiện chuẩn là :
A. 0,294V. B. 0,174V. C. -0,174V. D. 1,1V.
Câu 25: Nếu hoà tan 250g đường C12H22O11 (MC12H22O11 = 342 đvC) trong 650ml H2O thì dung
dịch đó có nồng độ molan là:
A. 1,125 B. 0,384 C. 0,73 D. 0,112
Câu 26: Trộn 100ml dung dịch Pb(NO3)2 10 M với 100ml dung dịch Na2SO4 10-1M với tích số
-3

tan TPbSO4 = 2,2.10-8 thì sản phẩm thu được:


A. xuất hiện kết tủa sau lại tan B. không xuất hiện kết tủa
C. xuất hiện kết tủa màu trắng D. xuất hiện kết tủa màu vàng
Câu 27: Cho thế điện cực chuẩn của các cặp thế oxi hóa - khử sau đây: E0Fe3+/ Fe2+ = +0,77V; E0Fe2+/
0 2+
Fe = - 0,44V; E Cu / Cu = +0,34V. Các phản ứng oxi hoá khử có thể xảy ra là:

A. 2Fe3+ + Fe 3Fe2+; Cu + Fe2+ Fe + Cu2+.


B. 2Fe3+ + Fe 3Fe2+; Cu2+ + Fe Fe2+ + Cu.
C. 3Fe2+ 2Fe3+ + Fe ; Cu + Fe2+ Fe + Cu2+.
2+ 3+ 2+
D. 3Fe 2Fe + Fe; Cu + Fe Fe2+ + Cu.
Câu 28: Cho phản ứng sau ở 250C: Fe2+ + Ce4+ ` Fe3+ + Ce3+. Sơ đồ của pin ứng với phản ứng
trên là:
A. (+) Pt | Fe3+, Fe2+ || Ce4+, Ce3+ | Pt (-) B. (+) Fe2+ |Fe3+ || Ce4+ | Ce3+ (-)
C. (-) Pt | Fe2+, Fe3+ || Ce3+, Ce4+ | Pt (+) D. (-) Fe2+ | Fe3+ || Ce4+ | Ce3+ (+)
Câu 29: Ở điều kiện chuẩn, có phản ứng xảy ra trong pin như sau :
Sn(r) +2Cu2+(dd) Sn2+ (dd) + 2Cu+(dd).
Khi biết E0Sn2+/ Sn = -0,14V; E0Cu2+/ Cu+ = 0,15V thì hằng số cân bằng của phản ứng sẽ là:
A. K= e9,83 B. K = 109,83 C. K = 10-9,83 D. K = e-9,83
Câu 30: Ở 250C thế khử chuẩn E0Zn2+/ Zn = -0,76V. Cách viết nào sau đây ứng với giá trị đó:
A. Zn(tt) Zn2+(1M) + 2e B. Zn2+(1M) + 2e Zn(tt)
C. Zn(tt) Zn2+ + 2e D. Zn2+(nồng độ bất kỳ)+ 2e Zn(tt)
0 -4
Câu 31: Độ tan của CaF2 trong nước ở 25 C bằng 2,14.10 M. Vậy tích số tan của CaF2 là:
A. 5.10-9 B. 3,0.10-11 C. 3,92.10-11 D. 4.10-10
Câu 32: Pin có thể tái sử dụng là pin
A. pin kiềm Alkaline B. nhiên liệu C. thứ cấp D. sơ cấp
Câu 33: Một thể tích dung dịch Pb(NO3)2 2.10 M được trộn với cùng thể tích NaI 2.10-3M. Biết
-3

tích số tan T của PbI2 = 7,9.10-9, tích số ion Q = [Pb2+][I-]2. Vậy dung dịch:
A. không tạo kết tủa vì Q < T B. không tạo kết tủa vì Q > T
C. tạo kết tủa vì Q > T D. tạo kết tủa vì Q < T
Câu 34: Cho một pin sau: (-) Zn(r) | Zn (dd) || Ag+(dd) | Ag(r) (+)
2+

Phát biểu không đúng là:


A. Phản ứng tổng quát xảy ra trong pin là: Zn + 2Ag2+ Zn2+ + 2Ag.
B. Chiều dòng điện trên dây dẫn là chiều từ điện cực kẽm tới điện cực bạc.
C. Dòng electron từ điện cực kẽm theo dây dẫn di chuyển tới điện cực bạc.
D. Kim loại kẽm tan dần khi pin làm việc.
Câu 35: Cho một pin sau ở 250C : Pt│Fe2+ 0.2M, Fe3+ 0.1M ║ Fe3+ 0.2M , Fe2+ 0.1M│Pt
Biết thế khử chuẩn của cặp E0Fe3+/ Fe2+ = +0,77V. Giá trị ∆G của phản ứng xảy ra trong pin là:
A. 3474 J. B. -3474 J. C. -6948 J. D. -2316 J.
Câu 36: Một pin được hình thành từ nửa pin Fe | Fe(NO3)2 với nồng độ không xác định. Nửa pin
còn lại là điện cực hiđro tiêu chuẩn. Suất điện động đo được của pin là 0,49V; Cho E0Fe2+/ Fe = -
0,44V. Vậy, nồng độ của Fe2+(dd) là:
A. 0,2M. B. 0,01M. C. 0,1M. D. 0,02M.
Câu 37: Với mục đích làm tăng nhiệt độ sôi của dung dịch làm mát dùng trong hệ thống làm mát
của động cơ ô tô, người ta thêm 3kg Etylen glicol C2H4(OH)2 vào 5kg nước H2O. Khi đó, nhiệt độ
sôi của dung dịch làm mát này là bao nhiêu, biết hằng số nghiệm sôi Ks = 0,52, MC2H4(OH)2 =
62 đvC.
A. 1000C B. 120,340C C. 1020C D. 105,030C
Câu 38: Một điện cực được coi là ở điều kiện chuẩn khi
A. nồng độ của ion hoặc phân tử tham gia phản ứng điện cực bằng 1M, nếu là chất khí thì áp
suất riêng phần của khí đó bằng 1atm và ở nhiệt độ xác định.
B. áp suất của các chất khí tham gia ở điện cực là 1atm
C. nồng độ của ion có mặt trong chất phản ứng bằng 1M
D. ở điều kiện nhiệt độ 250C và 1atm đối với chất khí.
Câu 39: Dung dịch 1 chứa 0,5 mol C12H22O11, dung dịch 2 chứa 0,2 mol CaCl2. Biết: lượng nước
để tạo thành hai dung dịch như nhau và chúng cùng đông đặc ở một nhiệt độ. Độ điện li biểu kiến
của CaCl2 trong dung dịch này bằng:
A. 0,8 B. 0,65 C. 0,7 D. 0,75
0 3+ 2+ 0 - 0 - -
Câu 40: Cho E Fe / Fe = +0,770V và E Br2/ 2Br = +1,08V; E I2/ 2I = +0,536V; ở điều kiện chuẩn thì :
A. Ion Fe3+ có thể oxi hoá được Br2 thành Br-. B. Ion Fe3+ có thể oxi hoá được I- thành I2.
C. Ion Fe3+ có thể oxi hoá được I2 thành I-. D. Ion Fe3+ có thể oxi hoá được Br- thành Br2.
Câu 41: Cho biết tích số tan T của Ag2CrO4 và CuI bằng nhau (T = 1.10-11,96). So sánh nồng độ
các ion trong dung dịch đúng là:
A. [Ag+] = [CrO42-] > [Cu+] = [I-] B. [Ag+] = [CrO42-] = [Cu+] = [I-]
+ 2- + -
C. [Ag ] > [CrO4 ] = [Cu ] = [I ] D. [Ag+] > [CrO42-] > [Cu+] = [I-]
Câu 42: Dung dịch chất điện li AB2 có hệ số Van’tHoff i = 1,84. Vậy độ điện li  của chất này
trong dung dịch là:
A. 0,42 B. 0,84 C. 0,44 D. 0,21
Câu 43: Nguyên nhân cơ bản của sự điện li gây nên tính chất bất thường và tính dẫn điện của
dung dịch các chất điện li là sự tác dụng tương hỗ giữa chất điện li và các phân tử dung môi để
tạo thành…
Điền đáp án đúng vào chỗ ...
A. các hợp chất bền. B. hỗn hợp dung môi.
C. các ion bị sonvat hoá. D. dung dịch.
Câu 44: Thiết lập một pin gồm 2 nửa điện cực sau:
Zn  Zn(NO3)2 10-2 M và Ag  AgNO3 10-1 M có E0Ag+/ Ag = +0,8V, E0Zn2+/ Zn = -0,76V. Pin này có:
A. Epin=1,56V. B. Epin= - 1,56V. C. Epin= 2,34V. D. Epin= 0,078V.
Câu 45: Dung dịch đường glucozơ và dung dịch K2SO4 có cùng số mol chất hoà tan trong cùng
một lượng nước. Độ tăng nhiệt độ sôi của hai dung dịch này lần lượt là tS1 và tS2. So sánh nào
sau đây đúng về quan hệ giữa tS1 và tS2:
A. tS1 = tS2 do cùng hệ số Van’tHoff B. tS1 < tS2
C. tS1 > tS2 D. tS1 = tS2 do cùng nồng độ molan
Câu 46: Trên thực tế, độ tan của các chất trong nước ở điều kiện nhiệt độ xác định thường được
biểu diễn bằng số gam chất tan tan tối đa trong bao nhiêu gam nước?
A. 100 B. 150 C. 1000 D. 10
Câu 47: Một chất điện li ít tan chỉ có thể kết tủa từ dung dịch bão hoà khi
A. tích số nồng độ ion của nó bằng tích số tan của chất ít tan.
B. tích số nồng độ ion của nó và tích số tan của chất ít tan tỷ lệ thuận với nhau.
C. tích số nồng độ ion của nó nhỏ hơn tích số tan của chất ít tan.
D. tích số nồng độ ion của nó lớn hơn tích số tan của chất ít tan.
Câu 48: Khi điện phân dung dịch Na2SO4 với điện cực trơ và có màng ngăn xốp thì pH của dung
dịch sẽ
A. giảm. B. tăng.
C. ban đầu giảm sau lại tăng. D. không đổi.
Câu 49: Cho một pin được tạo bởi điện cực (1) Ag | AgNO3 0,001M và điện cực (2) Ag | AgNO3
0,1M. Biết E0Ag+/ Ag = +0,8V. Pin này có
A. điện cực (2) xảy ra quá trình khử B. điện cực (1) xuất hiện kết tủa bạc.
C. điện cực (2) là anod. D. sức điện động là E0 = +0,12V ở 250C.
Câu 50: Pin khô và pin kiềm là nguồn điện
A. liên tục. B. ngắt quãng. C. sơ cấp. D. thứ cấp.
Câu 51: Dung lượng của nguồn điện hoá học là lượng điện mà nó có thể cung cấp khi … ở những
điều kiện nhất định.
Chọn đáp án đúng điền vào dấu …
A. phóng điện. B. nạp điện. C. sử dụng. D. tái sử dụng.
Câu 52: Pin nhiên liệu là nguồn điện
A. thứ cấp. B. sơ cấp. C. liên tục. D. ngắt quãng.
Câu 53: Hiệu số giữa thế phân huỷ và sức điện động của pin tạo bởi các chất thoát ra ở các điện
cực khi điện phân được gọi là
A. sức điện động B. quá thế
C. thế phân cực điện hoá D. thế phân cực nồng độ
Câu 54: Trong một pin điện hóa thì ở mạch ngoài
A. dòng electron chuyển từ cực (+) sang cực (-) B. dòng điện cân bằng giữa cực (-) và cực (+)
C. dòng điện chuyển từ cực (-) sang cực (+) D. dòng electron chuyển từ cực (-) sang cực (+)
Câu 55: Ở điều kiện chuẩn có phản ứng sau: Sn + Pb2+ Sn2+ + Pb
0 2+ 0 2+
Biết: E Sn / Sn = -0,136V, E Pb / Pb = -0,126V. Phản ứng sẽ xảy ra theo chiều
A. nghịch. B. ở trạng thái cân bằng.
C. thuận. D. không xác định.
Câu 56: Trên can dầu nhớt ghi SAE 5W – 40 thì số 40 đặc trưng cho
A. trị số octan B. nhiệt độ C. độ nhớt D. trị số xetan
Câu 57: Nguồn điện hoá học là cơ cấu biến
A. hoá năng thành điện năng. B. điện năng thành hoá năng.
C. hoá năng thành nhiệt năng. D. hoá năng thành cơ năng.
Câu 58: Trên can dầu bôi trơn có kí hiệu SE/CC. Vậy dầu này dùng cho
A. động cơ diesel và xăng. B. chỉ động cơ diesel.
C. chỉ động cơ xăng. D. chỉ dùng cho xe máy.
Câu 59: Khi điện phân dung dịch KCl với điện cực trơ có màng ngăn, ở catot tạo thành:
A. KOCl và khí H2 B. KOH và khí H2 C. KOH và khí Cl2 D. KOCl và khí Cl2
Câu 60: Lượng muối ăn NaCl (kg) cần hoà tan vào 5 kg nước là bao nhiêu để thu được dung dịch
muối phục vụ quá trình làm kem công nghiệp đông đặc ở nhiệt độ -30C. Biết độ điện li của NaCl
là 85%, hệ số Kđ = -1,86.
A. 3,4 B. 2,3 C. 2,55 D. 1,5
----------- HẾT ----------

You might also like