Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Linh Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học

MSV: LTMQT49B10834

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

CHÍNH SÁCH MỘT CON CỦA TRUNG QUỐC


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Khái quát chung


Ngày nay, các vấn đề dân số - đặc biệt là xu hướng giảm sinh và già hóa dân
số - là những vấn đề cơ bản mà nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Và một
trong những giải pháp mà các quốc gia đưa ra là xây dựng và thực thi pháp luật về
dân số. Pháp luật dân số là sự thể chế hóa những nội dung cơ bản của chính sách
dân số quốc gia. Theo nhận định của các chuyên gia (1), trên thế giới có ba khuynh
hướng xây dựng Luật về Dân số:
Khuynh hướng thứ nhất: Luật Dân số tập trung quy định về các vấn đề cụ
thể và chuyên biệt. Điển hình là Luật Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ)
của Trung Quốc tập trung vào vấn đề KHHGĐ. Luật Dân số của Mê-hi-cô tập
trung vào vấn đề di cư. Một số nước còn xây dựng luật rất cụ thể, như Luật Đình
sản, Luật Phá thai…
Khuynh hướng thứ hai: Xây dựng các “luật ống”, luật khung nhằm quy định
các vấn đề cơ bản. Ví dụ như Luật Phát triển dân số và Gia đình hạnh phúc của In-
đô-nê-xi-a.
Khuynh hướng thứ ba: Không ban hành Luật Dân số riêng biệt, mà các quy
định pháp luật dân số được quy định tản mạn trong các đạo luật khác.
Sau hơn ba thập kỉ áp dụng Chính sách một con, năm 2015 chính phủ Trung
Hoa chính thức dỡ bỏ luật này. Bài viết này tập trung chủ yếu bàn về Chính sách
một con của Trung Quốc, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, liên hệ vấn đề dân số
của các nước trên thế giới và “Kế hoạch hóa gia đình” của Việt Nam.
2. Bối cảnh ban hành luật của Trung Quốc
Trung Quốc là nước đông dân nhất nhì thế giới. Những năm 1960, dân số
quốc gia này tăng trưởng nhanh chóng, đẩy áp lực dân số lên cao. Đầu những năm
1970, dưới tác động của cuộc Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc ban hành chính
sách hai con, kêu gọi việc kết hôn và sinh con muộn hơn, khuyến khích khoảng
cách giữa các lần sinh là bốn năm. Năm 1978, lãnh đạo Trung Quốc đề ra mục
tiêu: trước năm 2000, dân số Trung Quốc không được vượt quá con số 1,2 tỷ. Bởi
vậy, năm 1979, chính sách một con được đưa vào áp dụng. Năm 1982, chính sách
một con được quy định trong Hiến pháp. Năm 1984, Trung Quốc ban hành chính
sách cho phép các cặp vợ chồng ở nông thôn sinh con thứ hai nếu con thứ nhất là
con gái, các cặp vợ chồng dân tộc thiểu số được phép sinh từ 3-4 con. Đến năm
1997, cho phép các cặp vợ chồng sống ở thành thị, có thể có hai con nếu cả hai vợ
chồng đều là con một.

(1) Phát biểu của GS.TS Nguyễn Đình Cử tại Hội thảo “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về dân số” do Viện Nghiên cứu Lập
pháp tổ chức tại Hà Nội, ngày 28/6/2016.
Năm 2000, quy định về việc sinh con thứ hai tiếp tục được nới lỏng. Các điều kiện
phổ biến bao gồm: vợ chồng đều là con một, vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu
số, vợ chồng trở về từ nước ngoài, các cặp vợ chồng có con đầu bị khuyết tật.
Từ năm 2002, các cặp vợ chồng muốn có nhiều con phải chịu đóng một
khoản tiền phạt cố định. Đồng thời, công dân vi phạm còn phải trả thêm một khoản
gọi là "phí bảo trì xã hội". Khoản phí này do các tỉnh, khu tự trị và thành phố quy
định, căn cứ trên thu nhập bình quân đầu người của cư dân đô thị và nông thôn của
địa phương. Những năm gần đây, kết cấu dân số của Trung Quốc xuất hiện đặc
trưng dân số già hoá và ít con. Nguyện vọng sinh của những người trong độ tuổi
giảm rõ rệt, sinh con ít, chất lượng cao đã trở thành dòng chính trong quan niệm
sinh của xã hội. Bên cạnh đó, xu thế già hoá dân số gia tăng rõ rệt, tỷ trọng người
cao tuổi cao hơn mức trung bình của thế giới, dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu
giảm. Số liệu thống kê cho thấy, dân số Trung Quốc hiện nay hơn 1,3 tỷ người,
khoảng 30% ở tuổi trên 50. Đây là những thách thức cho phát triển dân số và an
ninh dân số quốc gia.
3. Luật Dân số và Kế hoạch hóa gia đình
Luật Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung
(2)
Hoa được ban hành ngày 29/12/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2002.
Điều 1 quy định việc ban hành luật phù hợp với Hiến pháp, nhằm tạo ra sự
phát triển hài hoà cân đối giữa dân số với kinh tế - xã hội, các nguồn tài nguyên và
môi trường, thúc đẩy KHHGĐ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
tăng cường hạnh phúc gia đình, góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước và tiến
bộ xã hội.
Luật quy định trách nhiệm của Hội đồng Nhà nước trung ương, của cơ quan
chuyên trách thực hiện chức năng quản lý nhà nước, của chính quyền các cấp từ
trung ương đến địa phương và trách nhiệm của Tổng Liên đoàn lao động, Đoàn
Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội KHHGĐ, các cơ quan doanh nghiệp và cá nhân.
Sau 14 năm thi hành, Luật Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nước CHND
Trung Hoa sửa đổi (Luật sửa đổi năm 2015) được ban hành ngày 27/12/2015,
chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Việc sửa đổi luật nhằm mục tiêu thúc đẩy
sự phát triển cân bằng dân số quốc gia. Cụ thể là nhằm cân bằng giới tính, kiên trì
quốc sách căn bản về KHHGĐ, cải thiện chiến lược về phát triển dân số trong ứng
phó với vấn đề dân số già.
Điều 18 của Luật sửa đổi năm 2015 quy định, cho phép mỗi cặp vợ chồng có
hai con và có thể nhiều hơn hai con nếu thỏa mãn các quy định của luật và văn bản
dưới luật. Luật cũng trao quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn
bản hướng dẫn thi hành đối với các trường hợp sinh nhiều hơn hai con. Trong
trường hợp hai vợ chồng đến từ các địa phương khác nhau, bị điều chỉnh bởi quy
định của các địa phương khác nhau, thì họ được lựa chọn việc áp dụng theo quy
định nào.

(2) Luật Dân số và KHHGĐ nước CHND Trung Hoa (Bản tiếng Anh, Population and Family Planning Law of the People’s Republic of
China, China Population Publishing House, 2002)
Ngoài ra, Luật sửa đổi năm 2015 tại Điều 18 đã dỡ bỏ quy định khuyến
khích các cặp đôi kết hôn muộn và sinh con muộn. Những người này được nghỉ
phép và nghỉ đẻ nhiều ngày hơn hoặc được hưởng các quyền lợi khác theo quy
định của Điều 25 Luật cũ. Tuy nhiên, Điều 25 mới quy định rằng, tất cả các cặp vợ
chồng sinh con tuân thủ pháp luật cũng có thể được nghỉ phép nhiều hơn hoặc
được hưởng những quyền lợi khác. Thông qua việc sửa đổi đạo luật này, Trung
Quốc chính thức chấm dứt chính sách một con được áp dụng trong suốt nhiều năm
qua. Ngoài lý do về sự mất cân bằng giới tính, thì lý do quan trọng nhất của sự hủy
bỏ chính sách một con là tình trạng già nua của dân Trung Quốc. Từ đây, sự phát
triển dân số của Trung Quốc xuất hiện sự thay đổi mang tính bước ngoặt.(3)
4. Mặt tích cực thấy rõ
Cho đến nay chính phủ Trung Quốc vẫn khẳng định việc ban hành chính
sách một con là thành công lớn, giúp Trung Quốc giảm áp lực đáng kể trên các
phương diện xã hội, kinh tế và môi trường do dân số quá lớn và cho phép các gia
đình tiết kiệm một khoản tiền bạc không nhỏ.
Theo Nhân dân Nhật báo, nước này đã giảm được tới 400 triệu ca sinh mới
trong khoảng thời gian từ năm 1979 cho đến 2011, và làm “trì hoãn Ngày Thế giới
đạt 7 tỷ người tới 5 năm”. Nếu không có chính sách một con, tờ báo viết, dân số
Trung Quốc đã đạt 1,7 tỷ người thay vì 1,3 tỷ người. Trung tâm Thông tin Công
nghệ Sinh học Quốc gia của Mỹ (NCBI) cũng thừa nhận, ngay cả khi chính sách
một con được áp dụng, dân số nước này vẫn tăng đều thêm 1 triệu người cứ sau 5
tuần, suy ra nếu không áp dụng chính sách một con thì dân số Trung Quốc sẽ tăng
mạnh đến mức nào khó có thể tả được.
Khi thi hành chính sách một con, việc giảm thiểu gia tăng dân số là điều
thấy rõ ràng nhất, nó không chỉ giúp giảm khả năng bùng nổ dân số trên toàn thế
giới mà còn góp phần giảm áp căng thẳng, áp lực lên người dân. Dân số càng đông
thì tỷ lệ cạnh tranh càng lớn, tỷ lệ thất nghiệp sẽ càng ngày càng cao do số lượng
công việc không đáp ứng đủ cho sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học mỗi năm
ngày một nhiều. Lần đầu tiên Trung Quốc công bố tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
(độ tuổi 16-24) từ mức 11,2% tháng 1/2018, tỷ lệ thất nghiệp giới trẻ trong tháng
4/2023 đã đạt mức kỷ lục 20,4%. Có nghĩa là cứ 5 người trẻ lại có 1 người không
có việc. Nếu so với tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tại Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản (độ
tuổi 15-24) lần lượt là 6,5%; 6,5%; 4,7% thì con số tại Trung Quốc đang cao gấp 3
- 4 lần. Các chuyên gia đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp giới
trẻ cao kỷ lục như hiện nay. Thứ nhất, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 giai
đoạn 2020 - 2022 lên nền kinh tế là rất lớn, đặc biệt nhóm ngành du lịch, dịch vụ bị
ảnh hưởng nặng nề nhất trong khi đây là ngành giới trẻ tập trung theo học tại nhiều
trường nghề, trường cao đẳng.

(3) Theo các chuyên gia, việc quy định chính sách hai con được hoan nghênh, nhưng cũng sẽ không có sự bùng nổ về mức sinh của Trung
Quốc. Vì theo số liệu thống kê, trong số 90 triệu cặp vợ chồng Trung Quốc có thể sinh con thứ hai, thì có đến phân nửa là đang ở độ tuổi trên
40. Ngân hàng Thế giới dự báo rằng lực lượng lao động tại Trung Quốc sẽ giảm 10%, tương đương với 90 triệu người, trong vòng 25 năm tới.
Ngoài ra, tổng dân số của nước này dự kiến sẽ bắt đầu giảm xuống vào năm 2030. Như vậy, việc thiếu nhân lực kèm với thị trường tiêu dùng
thu nhỏ lại chắc chắn sẽ tạo sức ép cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Thứ hai, chính phủ Trung Quốc ngày càng mạnh tay chấn chỉnh nhiều lĩnh vực như
công nghệ, dạy thêm, tài chính, bất động sản, giải trí, trò chơi điện tử...làm nhiều
công ty, doanh nghiệp phải sa thải bớt lao động. Thứ ba, lượng sinh viên tốt nghiệp
đại học, cao đẳng đã tăng 10 lần trong 20 năm qua dẫn đến tình trạng "thừa thầy
thiếu thợ". Bằng chứng rõ ràng nhất là trong các nhà máy vẫn thiếu lao động và
không tuyển được người, hay các vùng núi, nông thôn vẫn thiếu nhân lực nhưng
chẳng mấy bạn trẻ chấp nhận từ bỏ cơ hội thành công mỏng manh ở thành phố để
về quê “làm ruộng”. Tiến sĩ Tao Yu - Giảng viên cao cấp về nghiên cứu Trung
Quốc, đại học Tây Australia cho rằng “bằng tốt nghiệp không đảm bảo một công
việc tốt hay dễ dàng nên giới trẻ cảm thấy hoang mang”. Vậy nên dù sao đi chăng
nữa, việc người dân được giảm áp lực cạnh tranh nhờ áp dụng chính sách một con
trong quá khứ là không thể chối cãi, nếu chính sách này không được áp dụng thì số
người phải chịu áp lực cạnh tranh tìm việc và thất nghiệp còn cao hơn nữa.
Không chỉ dừng lại ở đó, điều thấy rõ nhất khi chính sách một con được ban
hành là nhu cầu về nước, lương thực và các loại tài nguyên khác ở trong mức ổn
định mà nếu Trung Quốc không áp dụng chính sách này thì việc cạn kiệt các tài
nguyên là chuyện sớm muộn. Đặt trường hợp Trung Quốc bị thiếu nước hoặc
lương thực nặng nề thì sẽ dẫn đến vô số hệ quả khó lường, các dịch vụ y tế, trường
học, không thể đáp ứng đủ nhu cầu; chiến tranh, khủng bố, trộm cướp,...sẽ xảy ra
thường xuyên mà ngay cả chính phủ cũng không có khả năng can thiệp giải quyết.
Thế giới sẽ không tồn tại một đất nước tỷ dân với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ
như hiện tại, thay vào đó là một đất nước bị cạn kiệt tài nguyên và chiến tranh liên
miên. Có thể cho rằng nhờ thi hành chính sách một con mà Trung Quốc nâng cao
được chất lượng sống của người dân, giảm áp lực cạnh tranh. Như vậy đủ thấy tầm
quan trọng của chính sách một con, dù có phần khắc nghiệt nhưng nó đã góp phần
làm nên một Trung Quốc có vị thế lớn trên trường quốc tế.
5. Mặt tiêu cực không thể phủ nhận
Trong quá khứ và cả hiện tại, vấn đề đầu tiên và trước hết, theo Dvorsky
chính là nạn phá thai nhi nữ và giết hại các bé gái sơ sinh (trong trường hợp trót
sinh do không xác đinh được giới tính từ trước) nhằm đạt được mục đích có được
con trai mà vẫn chỉ có một con. Hiện tượng này, theo Dvorsky, đã phổ biến ngay
từ khi bắt đầu áp dụng quy định sinh 1 con. Ông cho biết, để tránh vấn nạn này,
một số khu vực ở Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách bằng việc cho phép 1 cặp
vợ chồng nếu sinh con đầu là con gái thì sẽ được phép sinh thêm 1 bé nữa. Dẫu
vậy, không có gì đảm bảo đứa thứ 2 là trai và nạo thai vẫn sẽ là một khả năng lớn.
Theo Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, tình trạng mất cân bằng giới tính ở nước
này gia tăng đến mức nghiêm trọng. Ở thành phố, tỷ lệ này hiện là 120 nam - 100
nữ, còn ở nông thôn là 130 nam - 100 nữ. Do đó, trong một thập kỷ tới, Trung
Quốc sẽ "thừa" từ 30 đến 40 triệu nam giới, có nghĩa là cứ năm đàn ông thì có một
người không lấy được vợ. Đây là lý do đất nước tỷ dân thường xuyên xảy ra
trường hợp nam giới phải dùng đến biện pháp “tậu vợ” từ các nước láng giềng, gây
ra bao đau khổ cho những cô gái bị lừa bán sang Trung Quốc bởi nữ giới trở nên
rất đắt giá sau khi đến tuổi cập kê và cánh đàn ông phải có nhiều tiền mới lấy được
vợ, tục thách cưới ở Trung Quốc cũng gây cản trở không nhỏ cho nam giới nếu
muốn lấy vợ.
Dù đem lại nhiều tích cực song thực tế, Trung Quốc đang phải gánh chịu
hậu quả sau hơn ba thập kỉ áp dụng chính sách một con bởi nó đã định hình tư duy
cả thế hệ đang chiếm phần lớn trong tầng lớp trung lưu của Trung Quốc rằng họ
chỉ sinh một con. Theo Yi Fuxian, chuyên gia cấp cao Đại học Wisconsin tại Mỹ,
Trung Quốc đã từ bỏ chính sách một con quá muộn. Phụ nữ trẻ ở Trung Quốc ngày
một độc lập hơn, sẵn sàng trì hoãn hôn nhân hay sinh con để theo đuổi mục tiêu
học vấn và thu nhập, bất chấp sức ép từ gia đình hay nỗ lực vận động của chính
phủ, giới hạn một con đã trở thành "lý tưởng văn hóa" ở nhiều gia đình trung lưu
Trung Quốc hiện nay.
Theo một cuộc điều tra gần đây, dân số Trung Quốc tăng 5,8% từ 1,27 tỷ
vào năm 2000 lên 1,34 tỷ hiện nay – một sự giảm sút đáng kể so với tốc độ tăng
11,7% trước đó. Đồng thời tỷ lệ người Trung Quốc từ 14 tuổi trở xuống cũng giảm
xuống mức 16,6% so với 22,9% trong cuộc điều tra trước đó. Từ năm 2012, lực
lượng lao động của Trung Quốc đã bắt đầu giảm 3,45 triệu người/năm và có thể sẽ
giảm tám triệu người/năm sau năm 2023. Số người ở độ tuổi 60 trở lên sẽ lên tới
400 triệu người và sẽ chiếm 1/4 tổng dân số vào đầu những năm 2030, cao hơn
nhiều so mức 1/7 hiện nay.Với số liệu như vậy, Trung Quốc đang là một đất nước
già hoá dân số nghiêm trọng, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng thiếu lao động
trong tương lai chắc chắn sẽ xảy ra.
Các vấn đề xã hội nảy sinh từ chính sách 1 con không giới hạn ở tệ nạn xã
hội. Một hiện tượng đã được giới quan sát ghi nhận là vấn đề “4-2-1”. Nghĩa là (1)
không có anh chị em, những đứa trẻ con một của Trung Quốc trong tương lai sẽ
phải chăm sóc cho 2 bố mẹ (2), và có thể cả 2 ông bà bên đằng nội cộng với 2 ông
bà bên đằng ngoại (4). Nếu có anh/chị/em, chúng có thể được san sẻ gánh nặng
chăm sóc nhưng thực tế lại không thể thay đổi rằng chúng là con một. Ngoài “4-2-
1”, trẻ em Trung Quốc còn gặp phải một thực trạng nữa mà một số nhà tâm lý học
gọi là hội chứng “tiểu hoàng đế”. Do là con một nên những đứa trẻ có xu hướng
được cưng chiều, bố mẹ sẽ dồn hết tiền bạc và tâm trí vào một đứa con, tuổi thơ
của chúng gắn liền với lớp học thêm mỗi tối và câu lạc bộ ngoại khóa cuối tuần.
Xing Pu, một nhà tâm lý học trẻ em ở Trung Quốc, cho biết những thanh niên lớn
lên từ "thế hệ con một" đặc biệt lo lắng về khái niệm làm cha mẹ. "Họ không thấu
hiểu nhu cầu thật sự của con trẻ và chỉ có một hướng suy nghĩ: Bù đắp thật nhiều
cho con những gì họ chưa được hưởng khi còn nhỏ". Vì không có anh/chị/em nên
những đứa trẻ con một có thể sẽ gặp khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội.
Thực tế đã có không ít ý kiến cho rằng những đứa trẻ như thế này dễ vô kỷ luật và
kém thích ứng.
6. Liên hệ dân số một số nước trên thế giới và Việt Nam
a) Liên hệ dân số một số nước trên thế giới
Trong khi tỉ lệ sinh ở các nước đang phát triển tăng cao dẫn đến sự bùng nổ
dân số nhí, tỉ lệ sinh ở các nước giàu không đủ để duy trì số dân trong nước.
Biểu đồ chỉ ra rằng trong khi dân số toàn cầu tăng vọt từ 2,6 tỉ dân trong
năm 1950 lên 7,6 tỉ dân vào năm 2017 thì sự phát triển dân số rất chênh lệch tùy
theo khu vực và thu nhập.
Theo đó, 91 quốc gia - chủ yếu tại châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, không sinh đủ
trẻ em để giữ vững số dân hiện nay. Tuy nhiên khả năng sinh sản tại châu Phi và
châu Á vẫn tiếp tục tăng, riêng tại Nigeria, trung bình một phụ nữ sinh đến 7 đứa
con.
Giáo sư ngành khoa học về đo lường sức khỏe Ali Mokdad của IHME nói
với Hãng AFP rằng nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến phát triển dân số chính
là giáo dục.
"Một người phụ nữ học vấn càng cao sẽ tốn nhiều năm đi học và hoãn việc
mang thai, do đó sẽ sinh ít hơn" - ông Mokdad giải thích.
Trong khi đó LHQ cũng đưa ra dự đoán phù hợp với biểu đồ của IHME khi
ước tính sẽ có hơn 10 tỉ người trên Trái đất vào giữa thế kỷ này.
"Ở châu Á và châu Phi, dân số vẫn đang tăng và con người đang dần có thu
nhập khá hơn nếu không có chiến tranh hay bất ổn. Các quốc gia này sẽ có nền
kinh tế tốt hơn và dẫn đến tỉ lệ sinh giảm" - ông Mokdad chia sẻ.
Ở châu Á, cụ thể là Ấn Độ, tỷ lệ gia tăng dân số năm 1990 là 2,1%, trong
khi Trung Quốc 1,5% và thế giới là 1,7%. Như vậy đủ thấy sau 10 năm chính phủ
Trung Quốc áp dụng chính sách một con tỷ lệ gia tăng dân số giảm mạnh, trước
khi áp dụng chính sách thì Trung Quốc là nước có tỷ lệ gia tăng dân số cao nhất
theo thống kê của Ngân hàng thế giới.
Tính toán của Liên hợp quốc dựa trên các yếu tố (bao gồm dữ liệu điều tra
dân số, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong) cho thấy, tính đến cuối tháng 4/2023, dân số của
Ấn Độ là 1.425.775.850 người, lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc trở thành quốc
gia đông dân nhất thế giới (1,4 tỷ người tính tới đầu năm 2023). Dù Ấn Độ đang
dẫn đầu thế giới về dân số nhưng trình độ dân trí vẫn thấp, nhiều trẻ em không
được đến trường, nhiều gia đình không có đủ khả năng nuôi dạy con cái thế nhưng
họ vẫn đẻ nhiều con. Chưa kể đến nhà ở tạm bợ, tỉ lệ cướp giật đứng đầu thế giới,
tỉ lệ khu ổ chuột, người nghèo, bệnh tật,...cũng chiếm top đầu nhưng dân số vẫn
tiếp tục gia tăng và chính phủ không có khả năng kiểm soát dân số. Với điều kiện
phát triển như vậy, Ấn Độ khó có thể phát triển đất nước, nâng cao chất lượng
sống người dân. Qua đó ta thấy được dù chính sách một con của Trung Quốc dù
mang lại nhiều mặt tiêu cực nhưng ảnh hưởng tích cực là không nhỏ.
b) Liên hệ dân số Việt Nam
Chính sách Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam là quá trình kiểm soát khả
năng sinh con, điều chỉnh khoảng cách sinh con và số con trong gia đình. Có rất
nhiều cách ngừa thai được khuyến khích áp dụng giúp các cặp vợ chồng thực hiện
tốt kế hoạch hóa gia đình.
Để thực hiện hóa các kế hoạch hóa gia đình nói trên thì cần có những biện
pháp, chính sách, chủ trương phổ biến đến toàn dân. Đó gọi là chính sách kế hoạch
hóa gia đình. Vào ngày 14/1/1993, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
trong Hội nghị lần thứ 4, đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về chính sách dân
số và kế hoạch hóa gia đình. Nghị quyết bao gồm nhiều nội dung, trong đó có một
số nội dung tiêu biểu như sau:
Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con, ngoại trừ trường hợp con sinh
ra bị dị tật, khiếm khuyết...
Phụ nữ nên sinh con từ 22 – 34 tuổi. Vì theo bác sĩ, phụ nữ càng lớn tuổi thì
sinh ra con dễ mắc bệnh.
Khuyến khích vợ chồng hoặc các cặp đôi sử dụng biện pháp tránh thai an
toàn.
...
Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã thực hiện rất tốt trong việc tuyên
truyền và phổ biến các chính sách kế hoạch hóa gia đình. Kết quả là nước ta đã hạn
chế sinh hơn 27 triệu người, nhiều tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ, đồng
bằng sông Cửu Long có xu hướng giữ mức sinh thấp. Hiện nay, trung bình một
phụ nữ trong độ tuổi sinh nở chỉ sinh 2.1 con, đây là mức độ phù hợp với tốc độ
phát triển của đất nước, với điều kiện như vậy các gia đình nhỏ dễ dàng chăm sóc
con cái mà vẫn đảm bảo chúng có anh/chị/em, tránh được một số vấn đề về bệnh
tâm lý khi chỉ được sinh một con, cũng tạo điều kiện để phát triển đất nước vì
không phải chịu quá nhiều gánh nặng về vấn đề y tế, giáo dục, an ninh xã hội,
nước, lương thực và một số loại tài nguyên khác.
Trong quá trình nghiên cứu, với nền tảng kiến thức còn hạn chế nên sẽ có
nhiều thiếu sót, vì vậy, em mong được nhận sự góp ý từ thầy để có thể hoàn thiện
bài viết này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://nhandan.vn/trung-quoc-dieu-chinh-chinh-sach-mot-con-post192315.html
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208666
https://vnexpress.net/trung-quoc-hung-hau-qua-tu-the-he-con-mot-4383410.html
https://accgroup.vn/chinh-sach-1-con-cua-trung-quoc/?
fbclid=IwAR17sEJiUjz9oTNWD46K6V0vV-
0bbpuUbzn2p2Qk9n1cGYrvBxR6Io6YRUw
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/chinh-sach-mot-con-the-kho-cua-trung-quoc-
238261.vov
https://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-toan-cau/an-do-sap-tro-thanh-quoc-
gia-dong-dan-nhat-the-gioi-636431.html
https://vtv.vn/cau-chuyen-quoc-te/gioi-tre-trung-quoc-that-nghiep-ky-luc-vi-dau-
nen-noi-20230524150416759.htm
https://accgroup.vn/ke-hoach-hoa-gia-dinh-bat-dau-tu-nam-nao/

You might also like