Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SUY THOÁI TÀI NGUYÊN NƯỚC:

I. KHÁI NIỆM:
_ Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với
trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong
các thời kỳ trước đó.
_ Là quá trình cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước bề mặt cũng như nước ngầm, có thể
ảnh hưởng không tốt cho việc cung cấp nước sạch cho tiêu dùng người dân và cho
các hoạt động sản xuất.
II. THỰC TRẠNG:
_ Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ và qui mô. Nguồn
nước dưới đất ở nhiều đô thị, một số khu vực đồng bằng đã có biểu hiện ô nhiễm
do các chất hữu cơ khó phân hủy và hàm lượng vi khuẩn cao.
Các biểu hiện suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất đang ngày càng trở nên rõ
rệt và phổ biến.
_ Đối với Việt Nam, nước ta hiện nay đang lâm vào tình trạng thiếu nước do tài
nguyên nước của Việt Nam phân bố không đều theo thời gian trong năm và giữa
các năm.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khối lượng nước thải được xử lí ở
khu công nghiệp hiện chỉ được khoảng 65%, đô thị 15%, nông nghiệp 0%. Đây là
nguy cơ lớn gây nên suy thoái nguồn tài nguyên nước mặt và nguồn nước ngầm.
Tất cả lượng nước thải không được xử lí hoặc qua xử lí đều đổ vào các hệ thống
sông tiêu rồi ra dòng chính hoặc đổ thẳng xuống dòng chính.
Khả năng tự làm sạch các sông có giới hạn, hầu hết các sông ở các thành phố lớn
nhỏ của Việt Nam đã trở thành những "dòng sông chết".
Những con sông trước đây còn là những dòng sông trong lành như sông Nhuệ -
sông Đáy thì nay là "dòng sông chết".
Những sông lớn trong lịch sử như sông Tô Lịch - Kim Ngưu đều trở thành các
kênh nước thải với mức độ ô nhiễm không thể cao hơn. Ở mức độ khác nhau, các
hệ thống sông khác cũng đều đang rơi vào tình trạng này.
III. NGUYÊN NHÂN
_ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên như do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chất của
chúng.
Sự gia tăng dân số, quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các
chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và môi trường nước, cơ
sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, ô nhiễm đất, không khí.
Lạm dụng hoá chất trong trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, thói quen sử dụng nước
lãng phí và nước thải sinh hoạt của người dân, quản lí tài nguyên nước yếu kém
khiến việc tự ý sử dụng nước ngầm tràn lan,… là những nguyên nhân khiến ô
nhiễm nguồn nước.
Suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước ở hạ lưu các lưu vực sông, ngoài
nguyên nhân khách quan diễn biến theo quy luật tự nhiên của tài nguyên nước,
điều kiện khí hậu, thuỷ văn, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và của hịên
tượng El Nino, còn do tác động của con người, chính chúng ta gây ra và làm cho
tình hình càng nghiêm trọng hơn.
IV. GIẢI PHÁP
- Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ quy hoạch tài nguyên
nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp làm suy giảm chức năng
của nguồn nước, gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước phải có trách
nhiệm khắc phục hậu quả. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật.
- Không xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa
trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế
biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
Đối với cơ sở đang hoạt động phải có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chặt chẽ
chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước; Cơ sở đang hoạt
động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp khắc phục trong thời hạn do cơ
quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền quy
định (nếu không khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động hoặc di dời theo quy
định của pháp luật).
- Việc xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải
trí tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình
cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước
thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô
nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước phải có phương án phòng chống ô nhiễm,
suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
- Tổ chức, cá nhân khai thác mỏ hoặc xây dựng công trình, nếu tiến hành hoạt
động bơm, hút nước, tháo khô dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt
nguồn nước thì phải dừng ngay việc bơm, hút nước và thực hiện các biện pháp hạn
chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
tài nguyên nước có thẩm quyền. Nếu gây thiệt hại thì phải thực hiện bồi thường
theo quy định của pháp luật.
- Ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải phải được chống thấm, chống tràn,
bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
(Theo điều 26, Luật Tài nguyên nước năm 2012)

You might also like