Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

NHIỄU XẠ TIA X

I. Nguồn gốc và tính chất tia X


1. Nguồn gốc
Tia X xuất hiện khi các electron được gia tốc đập vào một tấm kim loại.
2. Tính chất
Có 4 tính chất đặc trưng:
- Tia X không nhìn thấy bằng mắt thường, có t.dụng làm phát quang 1 số chất, có t.dụng
ion hoá c.khí và làm đen phim ảnh
 phát hiện và ghi bằng màn phát sáng, phim X quang, ống đếm.
- Tia X có thể đâm xuyên qua vật chất -> vật chất “trong suốt” đối với bức xạ tia X. Khả
năng xuyên sâu phụ thuộc vào nguồn phát tia X, chiều dày và bản chất vật chắn
 ứng dụng trong việc kiểm tra khuyết tật các sản phẩm công nghiệp và trong y học.
- Tia X truyền thẳng, không bị lệch trong điện trường và từ trường, không “phản xạ
gương” bởi mặt nhẵn, khúc xạ kém, bị tán xạ và nhiễu xạ qua khe hẹp.
- Tia X tác dụng lên cơ thể sống, ứng dụng trong chuẩn đoán bệnh.
 cơ thể tránh bị nhiễm lượng bức xạ cho phép
II. Phổ tia X
- Phổ tia X là một nền phông rộng, chồng lên trên là các cực đại hẹp với các bước sóng riêng
biệt có cường độ khác nhau.
- Có 2 loại:
+ Phổ liên tục (dày đặc): dùng trong y học và trong phân tích cấu trúc tinh thể
+ Phổ đặc trưng (gián đoạn) : dùng chủ yếu trong phân tích đa tinh thể
1. Bức xạ liên tục
 Giới hạn bước sóng ngắn λ0
- Sự phân bố cường độ phổ liên tục phụ thuộc vào điện áp đặt vào hai ống tia X. Phổ liên tục
có đặc trưng là bước sóng ngắn λ0 và đều có 1 cực đại λm nào đó, sau đó cường độ giảm dần
nhưng không cắt trục hoành. Khi tăng điện áp đặt vào ống tia X thì bước sóng giới hạn λ0 dịch
chuyển về phía bước sóng ngắn hơn, bước sóng λm cũng dịch chuyển như vậy.
- Các phép đo chính xác cho biết sự phụ thuộc của λ0 vào điện áp trên ống phát như sau:

Vị trí cường độ cực đại không phụ thuộc vào nguyên tố sử dụng làm anode mà chỉ phụ
thuộc vào giá trị λ0: λm=3/2 λ0
- Phân bố của bức xạ liên tục được biểu thị qua điều kiện kích thích theo biểu thức Kramer:

Trong đó I là cường độ bức xạ, C là hằng số, c là vận tốc ánh sáng, Z là nguyên.

VITAMIN DƯỢC – TEAM HỌC TẬP 6


 Ảnh hưởng của vật liệu làm anode
- Cường độ ứng với 1 bước sóng xác định tỷ lệ với số nguyên tử của vật liệu làm anode. Với
cùng một dòng điện và điện áp đặt vào ống tia X thì dạng đường cong của phổ liên tục với các
anode khác nhau thì đều có λ0 như nhau, nhưng λm khác nhau.
- Đối với cường độ cực đại chúng ta có biểu thức kinh nghiệm sau: Imax = const. Z. E02. Từ
biểu thức này ta thấy để nhận được phổ liên tục có cường độ lớn thì vật liệu làm anode có Z lớn.
- Bức xạ liên tục do sự chuyển một phần động năng của electron bắn phá anode thành năng
lượng bức xạ tia X. Theo định luật bảo toàn năng lượng

- Số e khi đập vào anode, xuyên vào các lớp bên trong của anode nên phần năng lượng p
khác nhau làm cho E khác nhau (dẫn đến bức xạ λ khác nhau). Với số e đến dừng lại ngay trên
bề mặt anode thì Emax → λmin = λ0 = hc/e.Uak
Với số e còn lại dừng sâu trong bề mặt anode thì ta có các λ khác nhau, tạo ra phổ liên tục
xuất phát từ λ0.
2. Bức xạ đặc trưng
 Các vạch xếp theo từng lớp riêng biệt
- Theo chiều tăng dần của các lớp K, L, M,...Mỗi lớp có nhiều vạch gần nhau. Trong phân
tích cấu trúc tia X thường sử dụng các vạch lớp K “cứng” có λ nhỏ
- Ở trạng thái bình thường các điện tử luôn có xu hướng tồn tại ở các mức năng lượng thấp
nhất và tuân theo quy luật phân bố điện tử của các lớp vỏ điện tử. Khi muốn kích thích dãy K
(để ion hóa mức K) phải dùng 1 năng lượng bằng hiệu mức năng lượng của mức chiếm đầy bên
ngoài và mức K. Khi được cấp them năng lượng, điện tử ở mức K bứt ra, khi đó ta có nguyên tử
ở trạng thái kích thích. Nhưng nguyên tử ở trạng thái này không bền, các nguyên tử tự động
chuyển xuống mức năng lượng thấp hơn. Khi có 1 điện tử từ mức nănglượng khác chuyển về
mức K sẽ giải phóng 1 bức xạ điện từ cáo năng lượng xác định và đặc trưng cho nguyên tố làm
anode. Như vậy số khả năng các điện tử dịch chuyển là rất lớn. Nhưng trong thực tế số vạch đặc
trưng lai ít, do những chuyển mức được phép theo quy tắc chọn lọc: ∆n ≥ 1, ∆l =1, ∆j =0, 1
Với n là số lượng tử chính, l là số lượng tử quỹ đạo, j là số lượng tử spin
- Phổ đặc trưng nói chung gồm các dịch chuyển của các nhóm K, LI, LII, ... được xây dựng
bởi sự tổ hợp số lượng l, j
- Phổ của nhóm K của anode bằng Cu gồm 2 vạch α, cả 2 đều là dịch chuyển 2p→1s và 2
vạch β là dịch chuyển 3p→1s. Trường hợp 2 vạch bội đó có hiệu số năng lượng là rất nhỏ, sự
khác nhau chỉ là số lượng spin. Chỉ có thể phân li 2 vạch sóng đó bằng nhiễu xạ. Thực tế vạch
kép β1, 3 không bao giờ phân giải được, nhưng α1, 2 được phân giải ở góc nhiễu xạ cao. Do Cu
không có điện tử trong mức 4p nên dich chuyển 4p→1s (β2) là không có. Các nguyên tố có Z
cao thì vạch β được phát hiện.
 Cường độ mỗi vạch phụ thuộc vào dòng anode và điện áp anode

VITAMIN DƯỢC – TEAM HỌC TẬP 7


- Muốn có bức xạ đặc trưng có cường độ đủ để phân biệt với nền phổ liên tục thì điện áp đặt
vào ống phát tia phải lớn hơn U0. Trong thực tế với U= (3 : 5) U0 đã phân biệt rõ bức xạ đặc
trưng và bức xạ liên tục
- Trong phân tích cấu trúc bằng tia X, dãy K thường được dùng nhiều hơn cả vì dãy đó chỉ
có 4 vạch
 Khi vật liệu làm anode có Z tăng, phổ đặc trưng dịch chuyển về phía sóng ngắn
- Sự phụ thuộc tần số vạch phổ vào nguyên tử số Z dưới dạng biểu thức sau:
(v/cR)1/2 = (k/R)1/2 = A (Z-ϭ)
Trong đó: v là tần số vạch phổ, c là vận tốc ánh sáng, R=109737,303 cm-1
(cR=33.1014s-1), k là số sóng (k=1/λ), ϭ là hằng số, A=[1/n2 -1/m2]1/2 (n,m là số nguyên: dãy K
n=1, dãy L n=2,...)
- Hay ta có: 1/λ=K2 (Z-S)2, trong đó K là hằng số cho các vạch cùng tên cho mọi nguyên
tố, S là hằng số cho các vạch cùng lớp tính đến sự che khuất của các lớp điện tử
Từ định luật Mosley, suy ra có thể xác định nguyên tử số của một nguyên tố bất kì khi
biết bước sóng phổ đặc trưng, đồng thòi muốn có λ nhỏ phải sử dụng anode có Z lớn và điện áp
cao.
- Tuy nhiên nguyên tố nặng lại ít được làm anode vì chúng có phổ liên tục cường độ lớn.
Ngược lại các nguyên tố nhẹ cho vạch K có λ lớn dễ bị hấp thụ nên cũng ít được sử dụng. Các
nguyên tố thường được sử dụng làm anode là Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Mo với λ trong vạch Kα
trong khoảng (2,29-0,72). 10-10m
- Theo Bohr, ở trạng thái ổn định điện tử quỹ đạo có năng lượng tỉ lệ bậc 2 với số lượng
tử chính n: εn = −2π2e4m/h -Z2/n2
- Điện tử có cùng số n được xếp vào 1 lớp. Tương ứng với n = 1,2,3, ... là các lớp K, L,
M,...Bức xạ chỉ xuất hiện khi điện tử chuyền từ quỹ đạo ngoài vào quỹ đạo trong gần hạt nhân.
Khi đó phần năng lượng dư chính là năng lượng tia X phát ra, có bước sóng xác định bởi từng
cặp quỹ đạo tức là cho một bức xạ đặc trưng.
- Vì cấu tạo nguyên tử của nguyên tố khác nhau nên chúng có phổ đăc trưng riêng cho
nguyên tố đó
- Tên gọi của mỗi lớp là tên quỹ đạo có chỗ trống được điền đầy đủ bằng điện tử. Tên
vạch của lớp tùy thuộc điện tử này nhảy tử đâu đến. Trong lớp L:
+ Vạch Kα do điện tử từ lớp L về lớp K
+ Vạch Kβ do điện tử từ lớp M về lớp K
+ Vạch Kγ do điện tử từ lớp N về lớp K

VITAMIN DƯỢC – TEAM HỌC TẬP 8


- Vì năng lượng điện tử mỗi lớp còn phân biệt nhau bởi các lớp phụ do số lượng tử quỹ
đạo quy định nên từ lớp L có 2 điện tử nhảy vào lớp K cho 2 vạch tương ứng Kα1 và Kα2. Như
vậy riêng lớp K sẽ có 5 vạch Kγ, Kβ3, Kβ1, Kα1 và Kα2. Các vạch của các lớp khác cũng có cấu
tạo theo quy luật như trên.

I. Thiết bị cho nhiễu xạ tia X


Thiết bị cho nhiễu xạ tia X gồm 3 phần cơ bản:
- Nguồn bức xạ ra tia X: ống phát tia X và bộ nguồn áp cao thế
- Nhiễu xạ kế
- Detector và thiết bị đếm xung
1. Ống phát tia X
- Là 1 ống thuỷ tinh chân ko chứa hai điện cực. cathode (nguồn cấp chùm e-), anode là có
gắn tấm k.loại (Cu, Mo, Ag,...) là bia. Ống tia X gồm bộ phận chủ yếu sau:
+ Vỏ thuỷ tinh.
+ Cathode là dây Vonlfram. Cathode được đốt nóng và phát xạ êlectron.
- Các e- đc gia tốc và chuyển động tới anode nhờ U cao (30kV-60kV). Bức xạ tia X là quá
trình có hiệu suất thấp (<1%) và phần lớn động năng chuyển thành nhiệt làm nóng anode -> làm
lạnh.
- Đáy vỏ bảo vệ thường làm bằng Cu dẫn nhiệt tốt.
2. Bộ nguồn
Chức năng: cung cấp điện cho ống tia X bao gồm điện áp cao thế 1 chiều, dòng đốt cathode,
mạch điều khiển và hệ thống an toàn.
3. Detector và dụng cụ đếm
Chức năng: biến đổi những photon tia X riêng biệt thành những xung thế. Xung thế sau đó
được đếm hay phân tích bằng dụng cụ đếm cho những dạng khác nhau để biểu thị cường độ tia
X. Detector dùng trong nhiễu xạ tia X thường là một trong ba loại:
+ Geiger
+ Ống đếm khí
+ Ống đếm nhấp nháy
Mỗi loại có những đặc trưng làm việc riêng nhưng cả ba đều dựa trên khả năng ion hoá vật
chất của tia X.

II. Nhiễu xạ tia X

VITAMIN DƯỢC – TEAM HỌC TẬP 9


1. Hiện tượng nhiễu xạ
- Nhiễu xạ là đặc tính chung của các sóng do sự tương tác với vật chất.
- Nếu tia X chiếu vào các e dao động. Quá trình hấp thụ và tái phát bức xạ điện từ này được
gọi là tán xạ -> ta có thể nói rằng photon tia X bị hấp thụ bởi nguyên tử và photon khác có cùng
năng lượng được phát xạ.
- Hai sóng tán xạ theo hướng tới đc gọi là cùng pha tại mặt sóng (hay kết hợp) vì các sóng
này có cùng quãng đường đi được trước và sau tán xạ hay hiệu quãng đường (hiệu pha) bằng 0.
Ta nhận được một sóng có cùng nhưng biên độ gấp đôi.
- Các sóng tán xạ theo hướng khác sẽ không cùng pha tại mặt sóng khi hiệu quãng đường đi
được trước và sau tán xạ không phải là nλ thì thấy rằng biên độ sóng tán xạ nhỏ hơn so với biên
độ sóng tán xạ bởi các điện tử theo hướng tới.
- Để mô tả hiện tượng n.xạ người ta đưa ra 3 thuật ngữ:
+ Tán xạ: quá trình ở đó sự bức xạ bị hấp thụ và tái bức xạ phát sinh theo các hướng khác
nhau
+ Giao thoa: là sự chồng chất của hai hoặc nhiều sóng tán xạ tạo thành sóng tổng hợp
+ Nhiễu xạ: là sự giao thoa tăng cường của nhiều hơn một sóng tán xạ.
Không có sự khác nhau vật lý thực sự giữa giao thoa và nhiễu xạ.
2. Định luật Bragg
- Khi chiếu tia X vào vật rắn tinh thể xuất hiện các tia nhiễu xạ với cường độ và hướng khác.
Các hướng này bị khống chế bởi λ của bức xạ tới và bởi bản chất của mẫu tinh thể.
- Giả thiết mỗi mặt phẳng nguyên tử phóng xạ sóng tới độc lập như phản xạ gương. Các tia X
không thực sự bị phản xạ, chúng bị tán xạ- coi chúng là phản xạ, và người ta thường gọi các mp là
“mặt phản xạ” và tia nhiễu xạ là “tia phản xạ”.
Có 2 mặt pahnwgr nguyên tử A-A’ và B-B’ có cùng
h, k,l và dhkl.. Có 2 tia X1 và X2 đơn sắc, song song, cùng
pha với λ chiếu vào hai mặt phẳng một góc a. Hai tia bị
tán xạ bởi nguyên tử P và Q cho 2 tia phản xạ 1’ và 2’
cũng dưới một góc a. Góc a ứng với cực đại giao thoa
được xác định khi hiệu quang lộ:

trong đó n=1, 2, 3,... đc gọi là bậc p.xạ.


Pt (1) là biểu thức định luật Bragg cho cực đại giao thoa.
3. Giản đồ nhiễu xạ

VITAMIN DƯỢC – TEAM HỌC TẬP 10


- Tùy thuộc vào góc nhiễu xạ và mặt phẳng mạng tương ứng ta có cường độ tia nhiễu xạ I
khác nhau. Khi xoay mẫu để thay đổi góc nhiễu xạ hay mặt phẳng mạng thì cường độ tia nhiễu
xạ I cũng thay đổi.
- Đồ thị biểu diễn cường độ tia nhiễu xạ I tia X theo góc nhiễu xạ gọi là giản đồ nhiễu xạ X
(XRD).
- Hướng của tia nhiễu xạ không bị ảnh hưởng bởi loại nguyên tử. Hai ô mạng đơn vị có cùng
kích thước nhưng với sự sắp xếp nguyên tử khác nhau sẽ nhiễu xạ tia X trên cùng một hướng,
nhưng cường độ của các tia nhiễu xạ này có thể thay đổi và cường độ của một số tia nào đó có
thể bằng không.
4. Ứng dụng
- Phân tích định tính vật liệu (xác định pha)
- Phân tích cấu trúc của các mạng tinh thể
- Tính kích thước trung bình của các hạt tinh thể nano
- Phân tích cấu trúc các dạng tinh thể không trật tự
- Phân tích cấu trúc của vật liệu hữu cơ vô định hình
- Phân tích định lượng
- Tái kết tinh của vật liệu vô định hình
- Phân tích sản phẩm thuốc

VITAMIN DƯỢC – TEAM HỌC TẬP 11

You might also like